Bài: 246
Cô hàng mở quán nước ven đường kiếm kế sinh nhai, còn tôi cũng như những lữ khách đường xa khác , dừng chân ngơi nghỉ quán này để rồi lại dấn bước dặm trường đi về phía trước.
Con đường vô định đi về đâu? đôi chân mỏi rồi cô hàng ơi , hay là cô cho tôi dừng hẳn nơi quán này để phụ giúp cô.
Xách nước quét sân, vớt bèo nuôi lợn tôi đều làm được.
Ăn sắn ăn khoai rau dưa cà muối tương bần tôi cũng quen , không kén cá chọn canh gì.
Quần nâu áo vá ổ rơm tôi cũng chảng lạ gì.
Chỉ có mỗi điều tôi chưa bao giờ nếm trải : Ấy là bát cháo hành mà cô hàng nấu cho tôi ăn, hay bát canh râu tôm nấu với ruột bầu - đặc sản của đồng quê.
Cô hàng ơi bao giờ thì cô gật????
**************************************************************
Bài: 246
Gửi Nàng
Nàng ạ không phải căn cứ vào cái tên Mỹ Trinh mà ta cho rằng nàng đẹp rồi có cảm tình với nàng đâu nhé. Trên cái phố ảo này nàng cũng như bao kiều nữ khác , Mỹ Trinh hay Tú Trinh đều đẹp cả. ( một vẻ đẹp lung linh còn hơn cả cái đẹp mà cụ Nguyẽn Du đã tả:
"Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"
Và tất nhiên vẻ đẹp bên ngoài thường tương xứng với vẻ đẹp tâm hồn:
"Hoa cười ngọc thốt đoan trang"
Nàng ơi cũng chính vì nghĩ như thế mà ta đã gặp hạn đấy. Xin kể để nàng nghe:
Hồi ở làng Trinh Nữ có một nàng thơ hát hay tên là Miên Thụy ở xứ Hà Lan xa xôi. Một lần qua cửa nhà thấy có biển quảng cáo tuyển người hầu. Sẵn nghề trong tay ta vào đăng ký . Điều kiện công xá thù lao không quan trọng chỉ yêu cầu là được hàng ngày được hầu hạ và ngắm dung nhan của nàng.
Hý hửng rồi thất vọng nàng ơi.
Kết thúc buổi phỏng vấn dù chỉ có một mình ta tham gia ứng tuyển cũng vẫn bị trượt vì bà chủ than:
- Rõ khổ sao lại bắt tôi đẹp đến thế hả giời.
Thế đấy nàng ạ .Bây giờ mặc dù ta luôn nghĩ rằng các quý nương ai cũng đẹp nhưng luôn luôn nơm nớp lo sợ ,luôn ở trong trạng thái:
"Thiếp như cánh én lìa đàn
Lạc cung rày những sợ làn cây cong".
Nàng có thương hay không ta cũng đành cam chịu mà thôi.
Nàng ơi........................ ***********************************************************
Bài: 246
Em ơi đừng vội trách anh rằng mới gặp nhau trên phố ảo đã vồ vập ngỏ lời yêu. Em hãy cho anh cơ hội giãi bày cùng em để mình hiểu nhau hơn
Số là trong ngần ấy năm trời anh bị giam hãm trong ngục tù của mụ chằn nhà anh. Hồi trẻ mụ vốn là cô thôn nữ tươi giòn. tHế nên anh mới bị sa vào bẫy của mụ và bị mụ gọi là chồng lắm lúc còn đắm đuối gọi là : Anh yêu dấu ơi.Từ một cô thôn nữ mụ trở thành thiếu phụ. Mụ không như người ta ăn chơi hoang đàng bảnh choẹ mà chỉ căn cơ chịu thương chịu khó hay lam hay làm. Mụ hy sinh tất cả cho gia đình đến nỗi bảo mụ may lấy mấy bộ quần áo mới cho bằng chị bằng em nhưng mụ cũng tiếc. Tiền ở trong nhà có bao nhiêu mụ quản lý hết nhưng mụ chỉ ưa đồ bành ( sê cần hen ấy) mụ lại hí hửng bảo bộ đồ này hợp với mụ nữa chứ.
Đấy em ạ mụ ta như thế mà mình còn nghĩ đến nem công chả phượng thì chả hoá ra mình phụ tình của mụ ấy à, còn đâu xứng là đấng trượng phu nữa
Thế nên gặp em trên phố ảo, yêu mây yêu gió có thả những lời đường mật cũng chả bị chết con ruồi nào em nhỉ.
Hình ảnh của em chỉ làm nền cho hình ảnh của mụ luôn ngự trị trong trái tim anh
Em ơi!.....I love you.
*******************************************************
Bài: 246
Nhà Việt Kiều
Chỗ tôi ở là một khu dân cư mới của Thành phố Đà Nẵng. Có một ngôi nhà 4 tầng xây 5-6 năm nay vẫn chưa hoàn thiện. Tôi nghe mọi người xung quanh gọi đó là " Nhà Việt Kiều"
Gọi thế là vì chủ nhà có bà con là Việt Kiều ở nước ngoài mỗi năm gửi tiền về giúp một ít. Ý là cuộc sống của gia chủ còn nhiều khó khăn nên bà con mới gửi tiền về cải thiện cuộc sống nhưng thay vì dùng số tiền đó cho việc tiêu xài thì gia chủ bỏ vào tiết kiệm rồi đến khi kết hợp với số tiền dành dụm được trong năm được một món thì lại làm thêm một hạng mục. Đến 6/2009 này thì tầng 4 đã hoàn thành nhưng chưa sơn bên ngoài.
Tôi cứ nghĩ mãi ngoài sự cảm phục của bà con về sự quý trọng công sức tiền bạc thì hẳn bà con của gia chủ khi biết những đồng tiền gửi về được sử dụng có ý nghĩa như thế có phấn khởi không ?
Chả bù cho ông hàng xóm khác của tôi, bà vợ đi du lịch sang Mỹ thăm bà con mấy năm nay rồi xin việc làm bên đó. Hàng tháng ông ấy đi nhận tiền về lẽ ra phải sử dụng sao cho có ý nghĩa nhất thì ông ấy chỉ chi vào việc cá độ bóng đá . Đến tiền để ăn ông ấy cũng rất dè sẻn . Cuộc sống của ông ấy khổ hạnh như Lão Hạc trong chuyện ngắn của nhà văn Nam Cao ấy.
Mỗi năm tiền kiều hối ước chừng 8 tỷ USD không biết bao nhiêu trong số ấy ở lại VN - bao nhiêu lại theo các đường dây cá độ bóng đá trên mạng quay trở lại nước ngoài .
Nếu nguồn tiền ấy mà được sử dụng như gia chủ ngôi nhà Việt Kiều kia thì chả mấy mà cơ sở vật chất của ta thay da đổi thịt ./. < Sửa đổi: sokhanh -- 6/10/2009 12:33:14 AM >
Bài: 246
Vô vị - Con gọi bố vào ăn cơm - thì mụ và các con ăn trước đi , còn thì để đấy - Này cái lão rởm đời kia, suốt ngày cứ tẩy tẩy xoá xoá , thơ thơ phú phú , xéo váy ra phục vụ lão để lão mơ mơ mộng mộng à? - Thì mẹ cứ kệ bố , mê thơ cũng có cái lợi là đỡ nhậu nhẹt say xỉn, không bồ bịch lăng nhăng - Á lại còn bênh bố mày à , người ta nhậu nhẹt nhưng người ta làm ra tiền, người ta có tiền thì mới có người theo bồ bịch chứ. Như bố mày chỉ có mà nhăn răng , vứt ra đường không ai thèm nhặt ấy. Đời mẹ khổ vớ được của nợ đấy con ạ. - Thì tại mẹ chứ tại ai - Thế trót thì phải chét, cắn răng mà chịu chứ biết kêu ai thật là vô vị....chồng ơi!
Bài: 246

- Em ơi hôm nay anh viết được một bài thơ hay lắm anh đọc cho em nghe nhé
- Thơ anh viết anh đọc bao giờ chẳng thấy hay
- Thật mà hay lắm mà
- Thế có hay bằng thơ Xuân Diệu không ?
- Mỗi người hay một vẻ chứ so sánh thế nào đựoc với nhà thơ lớn như Xuân Diệu mà sao em kỵ thơ cơ mà sao biết thơ Xuân Diệu hay?
- Em thuộc một câu hay nhất của ông ấy
- Câu nào?
- Là câu:
"Cơm áo không đùa khách làng thơ" cứ thơ thẩn như anh thì có ngày cháo không có mà húp.
- Cay nghiệt ...cay nghiệt quá em ơi... !!!!!
Bài: 246
Chị CÁt Vận Chị Thương Yêu ơi!
Hôm nay em xin kể chị nghe chuyện tình của em và cô hàng nước để cho vui.
Hồi em học cấp III(1975-1978) trong nhóm em có OANH là người xinh nhất xóm. Cả huyện chỉ có một trường cấp III mà xã em lại cách trường 6-7 cây số. Nhà nghèo không có xe đạp nên buổi sáng phải đi học sớm từ 5 giờ. Nhà OAnh ở xóm bên kia sông nên xa hơn em 2km. Bố mẹ Oanh là dân thành phố chạy Tây (1946) về định cư ở xã em. Nhà Oanh không làm ruộng mà buôn bán tạp hoá ở các chợ phiên quanh vùng. Mẹ Oanh là người đẹp có tiếng trong xã nên Oanh cũng thừa hưởng cái nét ấy của bà.
Quê em ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây nay nhập về Hà nội rồi.
Đến giữa năm lớp 9 thì mẹ em mua cho chiếc xe đạp cũ , còn Oanh vẫn đi bộ hàng ngày. Biết vậy nên em thường đi học sớm để đón Oanh ở dọc đường và chở bạn ấy đến trường. Mà thú thật với chị, lửa gần rơm lâu ngày như thế mà chả bén tý nào, bởi vì em đã để ý đến người khác trong lớp rồi. Còn Oanh có nghĩ gì đến em không thì em cũng không biết nữa.
Khi mùa thi cuối cùng qua đi , em ra Hà nội học Đại học còn Oanh thì đi bộ đội lên Lạng Sơn.( năm 1979 ta đánh nhau với Tàu nên vẫn lấy bộ đội nữ)
Chị ơi! " Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau"
Khi em học xong Đại học lên Công trình thủy điện Hoà bình làm việc thì được một anh bạn cùng xã đi Liên Xô về cho biết là anh ấy với Oanh yêu nhau một thời gian nhưng gia đình không đồng ý nên chia tay.
Bẵng đi vài năm em về quê thì chị gái em cho biết Oanh đã lấy chồng ở chợ Cá . Chả là chị em lấy chồng xa trong miệt đồi gần chợ Cá mà.
Có vài lần em về thăm chị có ghé qua chợ Cá thăm Oanh. Đấy là cái chợ mới hình thành ở ngã ba đường liên xã giao nhau với quốc lộ 21 nên lèo tèo chục cái quán. Quán của Oanh chia làm hai nửa, một nửa Oanh bán nước chè xanh và các thứ hàng tạp hoá khác, một nửa chồng Oanh sửa chữa và bán phụ tùng xe đạp. Lúc ấy Oanh đã là mẹ của hai con gái tuổi sàn sàn nhau.
Hồi ấy cô bạn cùng lớp mà em để ý sau khi học sư phạm xong nghe tin đã đi yêu người khác nên em rất thất vọng. Gặp lại Oanh ở quán nước ven đường, vẻ đẹp vẫn như ngày nào hai đứa ngồi cùng xe đạp đến trường và nhớ về kỷ niệm một thời áo trắng mộng mơ em rơi vào tâm trạng :
"Ngày xưa - tiếc sao mình không ngỏ- để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn"
Có một lần sau đó chị em ra chơi nhân nói chuyện về Oanh, chị em bảo chồng cô ấy ghen ghê lắm thế là từ bấy em không khi nào ghé vào thăm Oanh nữa.
Chị ơi! các thi nhân văn sỹ thường lấy nguyên mẫu từ thực tế cuộc sống để làm cảm hứng sáng tác. Ví như không có cuộc tình trắc trở của TTKH thì làm sao có bài thơ Hai sắc Hoa Ti gôn trứ danh ? Không có cuộc đời đau đớn thì làm sao có hồn thơ nức nở của Hàn Mặc Tử ?
Chính từ thực tế cuộc sống trong đời em mà khi gặp Cô hàng nước tài hoa trên phố Đặc Trưng em mới tức cảnh sinh thơ chứ nào phải đâu em trăng hoa như gã Sở khanh mà mọi người nghĩ. Còn sức đâu mà đi thả Dê với thả ngựa.
Giả sử như em có gặp cô hàng bán thịt thì có ghé vào cũng lảng cho nhanh chứ tâm trạng đâu mà thơ với hoạ . Bởi vì cứ nhìn con dao thái sáng loáng trên tay cô cũng ớn rồi. Nói dại nhỡ trêu mà cô lia một nhát có khi đi cả cụm chứ chơi à ? Chị nhỉ
Em xin cảm ơn chị đã nghe em giãi bày. Em của chị SK
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:40:51 bởi HÀN GIANG >