Thấy thích NHặt về chơi.

Tác giả Bài
Tam Hợp
  • Số bài : 165
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.07.2009
  • Nơi: Thành phố biển miền trung
Thấy thích NHặt về chơi. - 14.07.2009 17:11:35
Những mẩu chuyện của Hoa Sơn Công tử.



Ném đá giấu tay


Dân gian thường có câu: nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò, thời bé cậu học trò nào chẳng nghịch ngợm và có gây ra hậu quả gì không nghiêm trọng cũng dễ được bỏ qua. Tôi cũng không ngoại lệ, nhưng cái trò ném đá giấu tay của tôi cứ làm tôi nhớ mãi và buồn cười khi nghĩ đến nó.

Số là có một nhà hàng xóm cạnh nhà tôi với một nhà bên cạnh không ưa gì nhau. Có một cây bưởi ở hàng rào biên giới giữa hai nhà đến mùa ra quả. Thường thì quả bưởi người ta hay để dành đến tháng 8 âm lịch mới hái ăn cho ngọt. Chả biết hồi ấy tôi thèm bưởi đến mức nào mà cứ mỗi tối tôi bò vào rồi leo lên làm đôi quả mang ra ngoài bờ đê rủ bạn cùng ăn.

Áng chừng số quả bưởi trên cây đã vơi quá nửa với lại còn những quả trên cao khó hái nên đêm cuối cùng tôi cố tình bóc vỏ bưởi bỏ ra quanh gốc cây.

Than ôi mấy ngày sau bà mất bưởi cứ hướng sang nhà hàng xóm mà chửi, những quả bưởi mất của bà được bà khuyến mại thêm đủ thứ mà người ta cho là bẩn thỉu. Nhà bà bên cạnh nhà tôi nghe ấm ức lắm vì bà có ăn trộm bưởi đâu, vả lại nhà bà có chồng làm cán bộ thiếu gì thức ngon.
Nghe chửi bà ức lắm và cũng tìm cách xua gà đuổi chó để chửi đổng trở lại.

Còn riêng tôi bưởi thì ăn lâu rồi , nghe bà chửi nhưng không ám chỉ mình nên tôi cứ bấm bụng mà cười. Tôi cũng không dám nói ra vì mẹ tôi biết được thì chết với bà.

Ấy vậy mà cả bà mất bưởi và bà bị nghi oan không ai nghĩ tên kẻ trộm lại ở ngay hàng xóm nhà mình.

Chuyện trộm bưởi chỉ là do tinh nghịch thôi và cũng lớn lắm , chuyện trộm cá của tôi mới là thể hiện tài năng của tuổi trẻ:

Số là nhà ông Bác ruột tôi ở cùng xóm với nhà tôi, ông bác này không hiểu sao cứ thấy tôi là đuổi đánh không có bất kỳ lý do gì. Thành thử nhà bác ấy có vườn cây ao cá như một trang trại mà tôi chẳng xơ múi được gì khi bác ấy thu hoạch. Ao cá nhà bác rào rất kỹ bằng lũy tre bao quanh. Thời ấy đồng quê còn nhiều cá tự nhiên lắm chứ không tuyệt chủng như bây giờ. Cũng vào những đêm trăng cuối hè tôi mang chiếc cần câu ngắn và một gói giun mở một lỗ qua rào chui vào câu. Cỡ khoảng 30 phút tôi đã có gần chục con cá trê béo ngậy mang về cho mẹ kho.Có những đêm cả nhà bác ngồi chơi tiếp khách rôm rả ngoài sân thì ngoài bờ ao thằng cháu đáng ghét đang xâu cá trê từng con một chờ thỏa chí rồi mang về.

Mẹ tôi thấy lần nào đi câu về cũng có cá kho ăn bèn khen tôi sát cá và hỏi câu ở đâu? Tôi không dám nói dối mẹ nhưng mẹ tôi cũng không trách mắng gì tôi.
Mẹ tôi bảo : cá là do trời sinh ra mà mỗi khi tát ao bác chẳng cho nhà ta con nào thì con câu ở đấy cũng không sao, những những gì mà người ta bỏ công sức ra làm thì con không được lấy vì như thế là mắc tội.

Tôi không nhớ rõ cái ao của bác họ đã cung cấp cho tôi bao nhiêu cá trong mấy năm nữa , chỉ biết là mấy năm sau bác tôi mất, ao không còn cá và tôi cũng không hứng thú trò đi câu nữa.

Chị Mười ơi chị có cho là em chị lúc bé hư không? Em xin cảm ơn chị và quý bạn đọc ghé qua đọc chuyện này. HS



Hoa Sơn

<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:57:06 bởi HÀN GIANG >

Tam Hợp
  • Số bài : 165
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.07.2009
  • Nơi: Thành phố biển miền trung
RE: Thấy thích NHặt về chơi. - 14.07.2009 17:37:04


 

Bài: 246
Cô hàng mở quán nước ven đường kiếm kế sinh nhai, còn tôi cũng như những lữ khách đường xa khác , dừng chân ngơi nghỉ quán này để rồi lại dấn bước dặm trường đi về phía trước.

Con đường vô định đi về đâu? đôi chân mỏi rồi cô hàng ơi , hay là cô cho tôi dừng hẳn nơi quán này để phụ giúp cô.
Xách nước quét sân, vớt bèo nuôi lợn tôi đều làm được.
Ăn sắn ăn khoai rau dưa cà muối tương bần tôi cũng quen , không kén cá chọn canh gì.

Quần nâu áo vá ổ rơm tôi cũng chảng lạ gì.

Chỉ có mỗi điều tôi chưa bao giờ nếm trải : Ấy là bát cháo hành mà cô hàng nấu cho tôi ăn, hay bát canh râu tôm nấu với ruột bầu - đặc sản của đồng quê.

Cô hàng ơi bao giờ thì cô gật????

**************************************************************
 

Bài: 246
Gửi Nàng

Nàng ạ không phải căn cứ vào cái tên Mỹ Trinh mà ta cho rằng nàng đẹp rồi có cảm tình với nàng đâu nhé. Trên cái phố ảo này nàng cũng như bao kiều nữ khác , Mỹ Trinh hay Tú Trinh đều đẹp cả. ( một vẻ đẹp lung linh còn hơn cả cái đẹp mà cụ Nguyẽn Du đã tả:

"Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Và tất nhiên vẻ đẹp bên ngoài thường tương xứng với vẻ đẹp tâm hồn:

"Hoa cười ngọc thốt đoan trang"

Nàng ơi cũng chính vì nghĩ như thế mà ta đã gặp hạn đấy. Xin kể để nàng nghe:

Hồi ở làng Trinh Nữ có một nàng thơ hát hay tên là Miên Thụy ở xứ Hà Lan xa xôi. Một lần qua cửa nhà thấy có biển quảng cáo tuyển người hầu. Sẵn nghề trong tay ta vào đăng ký . Điều kiện công xá thù lao không quan trọng chỉ yêu cầu là được hàng ngày được hầu hạ và ngắm dung nhan của nàng.

Hý hửng rồi thất vọng nàng ơi.

Kết thúc buổi phỏng vấn dù chỉ có một mình ta tham gia ứng tuyển cũng vẫn bị trượt vì bà chủ than:
- Rõ khổ sao lại bắt tôi đẹp đến thế hả giời.

Thế đấy nàng ạ .Bây giờ mặc dù ta luôn nghĩ rằng các quý nương ai cũng đẹp nhưng luôn luôn nơm nớp lo sợ ,luôn ở trong trạng thái:

"Thiếp như cánh én lìa đàn
Lạc cung rày những sợ làn cây cong".

Nàng có thương hay không ta cũng đành cam chịu mà thôi.

Nàng ơi........................



***********************************************************
 

Bài: 246
Em ơi đừng vội trách anh rằng mới gặp nhau trên phố ảo đã vồ vập ngỏ lời yêu. Em hãy cho anh cơ hội giãi bày cùng em để mình hiểu nhau hơn

Số là trong ngần ấy năm trời anh bị giam hãm trong ngục tù của mụ chằn nhà anh. Hồi trẻ mụ vốn là cô thôn nữ tươi giòn. tHế nên anh mới bị sa vào bẫy của mụ và bị mụ gọi là chồng lắm lúc còn đắm đuối gọi là : Anh yêu dấu ơi.Từ một cô thôn nữ mụ trở thành thiếu phụ. Mụ không như người ta ăn chơi hoang đàng bảnh choẹ mà chỉ căn cơ chịu thương chịu khó hay lam hay làm. Mụ hy sinh tất cả cho gia đình đến nỗi bảo mụ may  lấy mấy bộ quần áo mới cho bằng chị bằng em nhưng mụ cũng tiếc. Tiền ở trong nhà có bao nhiêu mụ quản lý hết nhưng mụ chỉ ưa đồ bành ( sê cần hen ấy) mụ lại hí hửng bảo bộ đồ này hợp với mụ nữa chứ.

Đấy em ạ mụ ta như thế mà mình còn nghĩ đến nem công chả phượng thì chả hoá ra  mình phụ tình của mụ ấy à, còn đâu xứng là đấng trượng phu nữa

Thế nên gặp em trên phố ảo, yêu mây yêu gió có thả những lời đường mật cũng chả bị chết con ruồi nào em nhỉ.


Hình ảnh của em chỉ làm nền cho hình ảnh của mụ luôn ngự trị trong trái tim anh
Em ơi!.....I love you.



*******************************************************

Bài: 246
Nhà Việt Kiều

Chỗ tôi ở là một khu dân cư mới của Thành phố Đà Nẵng. Có một ngôi nhà 4 tầng xây 5-6 năm nay vẫn chưa hoàn thiện. Tôi nghe mọi người xung quanh gọi đó là " Nhà Việt Kiều"

Gọi thế là vì chủ nhà có bà con là Việt Kiều ở nước ngoài mỗi năm gửi tiền về giúp một ít. Ý là cuộc sống của gia chủ còn nhiều khó khăn nên bà con mới gửi tiền về cải thiện cuộc sống nhưng thay vì dùng số tiền đó cho việc tiêu xài thì gia chủ bỏ vào tiết kiệm rồi đến khi kết hợp với số tiền dành dụm được trong năm được một món thì lại làm thêm một hạng mục. Đến 6/2009 này thì tầng 4 đã hoàn thành nhưng chưa sơn bên ngoài.
Tôi cứ nghĩ mãi ngoài sự cảm phục của bà con về sự quý trọng công sức tiền bạc thì hẳn bà con của gia chủ khi biết những đồng tiền gửi về được sử dụng có ý nghĩa như thế có phấn khởi không ?

Chả bù cho ông hàng xóm khác của tôi, bà vợ đi du lịch sang Mỹ thăm bà con mấy năm nay rồi xin việc làm bên đó. Hàng tháng ông ấy đi nhận tiền về lẽ ra phải sử dụng sao cho có ý nghĩa nhất thì ông ấy chỉ chi vào việc cá độ bóng đá . Đến tiền để ăn ông ấy cũng rất dè sẻn . Cuộc sống của ông ấy khổ hạnh như Lão Hạc trong chuyện ngắn của nhà văn Nam Cao ấy.

Mỗi năm tiền kiều hối ước chừng 8 tỷ USD không biết bao nhiêu trong số ấy ở lại VN - bao nhiêu lại theo các đường dây cá độ bóng đá trên mạng quay trở lại nước ngoài .

Nếu nguồn tiền ấy mà được sử dụng như gia chủ ngôi nhà Việt Kiều kia thì chả mấy mà cơ sở vật chất của ta thay da đổi thịt ./.


< Sửa đổi: sokhanh -- 6/10/2009 12:33:14 AM >
 

Bài: 246
Vô vị
 
- Con gọi bố vào ăn cơm
- thì mụ và các con ăn trước đi , còn thì để đấy
- Này cái lão rởm đời kia, suốt ngày cứ tẩy tẩy xoá xoá , thơ thơ phú phú , xéo váy ra phục vụ lão để lão mơ mơ mộng mộng à?
- Thì mẹ cứ kệ bố , mê thơ cũng có cái lợi là đỡ nhậu nhẹt say xỉn, không bồ bịch lăng nhăng
- Á lại còn bênh bố mày à , người ta nhậu nhẹt nhưng người ta làm ra tiền, người ta có tiền thì mới có người theo bồ bịch chứ. Như bố mày chỉ có mà nhăn răng , vứt ra đường không ai thèm nhặt ấy. Đời mẹ khổ vớ được của nợ đấy con ạ.
 
- Thì tại mẹ chứ tại ai
- Thế trót thì phải chét, cắn răng mà chịu  chứ biết kêu ai  thật là vô vị....chồng ơi!





 

Bài: 246
- Em ơi hôm nay anh viết được một bài thơ hay lắm anh đọc cho em nghe nhé
- Thơ anh viết anh đọc bao giờ chẳng thấy hay
- Thật mà hay lắm mà
- Thế có hay bằng thơ Xuân Diệu không ?
- Mỗi người hay một vẻ chứ so sánh thế nào đựoc với nhà thơ lớn như Xuân Diệu mà sao em kỵ thơ cơ mà sao biết thơ Xuân Diệu hay?
- Em thuộc một câu hay nhất của ông ấy
- Câu nào?
- Là câu: "Cơm áo không đùa khách làng thơ" cứ thơ thẩn như anh thì có ngày cháo không có mà húp.
- Cay nghiệt ...cay nghiệt quá em ơi... !!!!!
 

Bài: 246
Chị CÁt Vận Chị Thương Yêu ơi!


Hôm nay em xin kể chị nghe chuyện tình của em và cô hàng nước để cho vui.

Hồi em học cấp III(1975-1978) trong nhóm em có OANH là người xinh nhất xóm. Cả huyện chỉ có một trường cấp III mà xã em lại cách trường 6-7 cây số. Nhà nghèo không có xe đạp nên buổi sáng phải đi học sớm từ 5 giờ. Nhà OAnh ở xóm bên kia sông nên xa hơn em 2km. Bố mẹ Oanh là dân thành phố chạy Tây (1946) về định cư ở xã em. Nhà Oanh không làm ruộng mà buôn bán tạp hoá ở các chợ phiên quanh vùng. Mẹ Oanh là người đẹp có tiếng trong xã nên Oanh cũng thừa hưởng cái nét ấy của bà.

Quê em ở huyện Chương Mỹ - Hà Tây nay nhập về Hà nội rồi.

Đến giữa năm lớp 9 thì mẹ em mua cho chiếc xe đạp cũ , còn Oanh vẫn đi bộ hàng ngày. Biết vậy nên em thường đi học sớm để đón  Oanh ở dọc đường và chở bạn ấy đến trường. Mà thú thật với chị, lửa gần rơm lâu ngày như thế mà chả bén tý nào, bởi vì em đã để ý đến người khác trong lớp rồi. Còn Oanh có nghĩ gì đến  em không thì em cũng không biết nữa.

Khi mùa thi cuối cùng qua đi , em ra Hà nội học Đại học còn Oanh thì đi bộ đội lên Lạng Sơn.( năm 1979 ta đánh nhau với Tàu nên vẫn lấy bộ đội nữ)

Chị ơi!
" Đâu ngờ từ đó bặt tin nhau"


Khi em học xong Đại học lên Công trình thủy điện Hoà bình làm việc thì được một anh bạn cùng xã đi Liên Xô về cho biết là anh ấy với Oanh yêu nhau một thời gian nhưng gia đình không đồng ý nên chia tay.

Bẵng đi vài năm em về quê thì chị gái em cho biết Oanh đã lấy chồng ở chợ Cá . Chả là chị em lấy chồng xa trong miệt đồi gần chợ Cá mà.

Có vài lần em về thăm chị có ghé qua chợ Cá thăm Oanh. Đấy là cái chợ mới hình thành ở ngã ba đường liên xã giao nhau với quốc lộ 21 nên lèo tèo chục cái quán. Quán của Oanh chia làm hai nửa, một nửa Oanh bán nước chè xanh và các thứ hàng tạp hoá khác, một nửa chồng Oanh sửa chữa và bán phụ tùng xe đạp. Lúc ấy Oanh đã là mẹ của hai con gái tuổi sàn sàn nhau.

Hồi ấy cô bạn cùng lớp mà em để ý sau khi học sư phạm xong nghe tin đã đi yêu người khác nên em rất thất vọng. Gặp lại Oanh ở quán nước ven đường, vẻ đẹp vẫn như ngày nào hai đứa ngồi cùng xe đạp đến trường và nhớ về kỷ niệm một thời áo trắng mộng mơ em rơi vào tâm trạng :


"Ngày xưa - tiếc sao mình không ngỏ- để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn"

Có một lần sau đó chị em ra chơi nhân nói chuyện về Oanh, chị em bảo chồng cô ấy ghen ghê lắm thế là từ bấy em không khi nào ghé vào thăm Oanh nữa.

Chị ơi! các thi nhân văn sỹ thường lấy nguyên mẫu từ thực tế cuộc sống để làm cảm hứng sáng tác. Ví như không có cuộc tình trắc trở của TTKH thì làm sao có bài thơ Hai sắc Hoa Ti gôn trứ danh ? Không có cuộc đời đau đớn thì làm sao có hồn thơ nức nở của Hàn Mặc Tử ?

Chính từ thực tế cuộc sống trong đời em mà khi gặp Cô hàng nước tài hoa trên phố Đặc Trưng em mới tức cảnh sinh thơ chứ nào phải đâu em trăng hoa như gã Sở khanh mà mọi người nghĩ. Còn sức đâu mà đi thả Dê với thả ngựa.
Giả sử như em có gặp cô hàng bán thịt thì có ghé vào cũng lảng cho nhanh chứ tâm trạng đâu mà thơ với hoạ . Bởi vì cứ nhìn con dao thái sáng loáng trên tay cô cũng ớn rồi. Nói dại nhỡ trêu mà cô lia một nhát có khi đi cả cụm chứ chơi à ? Chị nhỉ

Em xin cảm ơn chị đã nghe em giãi bày. Em của chị SK


<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:40:51 bởi HÀN GIANG >

Tam Hợp
  • Số bài : 165
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.07.2009
  • Nơi: Thành phố biển miền trung
RE: Thấy thích NHặt về chơi. - 14.07.2009 17:42:20
Người ta có người tình để viết thư hàng ngày cho nhau mình không có thì viết thư cho ai đây? viết về cái gì đây?
 
Thôi thì cứ viết đại cho một người nào đấy, cô hàng nước chẳng hạn, cô hàng nước ơi tôi yêu cô lắm, biết là cô nghe câu này sẽ cười sằng sặc và bảo rằng : Giả dối quá chừng. Người ta mê mẩn nhau bao nhiêu tháng ngày mà còn chưa nói ra được câu ấy nữa là huống chi chỉ quen nhau trên phố ảo cái tên gọi cũng chỉ là BÚT HIỆU. Vậy thì cái lời yêu kia dù không giả dối cũng chỉ là gió thoảng bên tai. Nếu cô nghĩ như vậy thì tội nghiệp cho tôi quá cô hàng nước ơi.
 
Lời yêu của tôi là thực lòng đấy cô hãy đón nhận đi  để cho tôi được an lòng. Bởi vì biết đâu....Ngày mai....ngày kia....có thể lắm cô sẽ ngậm ngùi.... Anh chàng họ Sở sao đi theo Mai cồn Jacson sớm thế./.



 

Bài: 246
Thư gửi cô hàng

Lời đầu thư xin cho được mở hàng luôn: Tôi yêu cô lắm.

Xin cô khoan vội bực mình - tôi xin kể lại phân minh cho tỏ tường - rôi thi tùy ý cô - giận thì giận mà thương thì thương.

Cô hàng ơi cái thời tôi " Xuân thu vừa mới trăng tròn lẻ" ấy, gặp mụ chằn nhà tôi bây giờ suốt cả năm trời 'dập dìu taì tử giai nhân" nhưng có thốt được ra lời câu ấy đâu. Cô biết không? chỉ cần vượt qua được cửa ải ấy thì thân phận tôi sẽ thay đổi bất ngờ : từ cô đơn thành có đôi có lứa. Chỉ một câu thôi : - Anh yêu em tôi sẽ có tất cả, sẽ từ một cậu bé lên ba bỗng chốc lớn lên thành Thánh Gióng.

Vậy mà giờ đây tại sao tôi lại có thể dẽ dàng nói câu ấy với cô? Chả sáo rỗng là gì? Cô hàng ơi ! tôi thực lòng với cô thật mà. Cô biết không? không phải người ta lúc nào cũng được hạnh phúc trọn vẹn đâu cô. Cô có nghe lời tâm sự này chưa:

"Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân nhạt nhẽo của chồng tôi
Và từng thu chết từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Và nữa :

"Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ"

Cô ạ! những lúc bị mụ chằn quắc mắt thì tôi trông mong bấu víu vào đâu đây? Và hình ảnh cô như chiếc phao cứu sinh cho tâm hồn trống vắng cô đơn của tôi.

Cô hãy nhận lời tôi đi. Chúng mình khác nào Ngưu Lang - Chức Nữ dù rằng trọn đời suốt kiếp này không gặp mặt nhau. Cầu nối duy nhất cho tình yêu đôi ta là cái tên ảo ; Ấy là bút hiệu.

Và từ đây cuộc đời tôi sang trang mới rồi, tôi đã có người yêu để mà thương mà nhớ, san sẻ vui buồn những lúc lang thang trên phố ảo.

Người yêu tôi không ngự ở lầu Ngưng Bích để mà ngắm cảnh biển:

"Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mắt nước một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duyềnh
Ầm Ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

Người yêu tôi không ngự ở Cổ Nguyệt Lầu bên Hồ Tây mà chao chát:


"Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Tháng ngày lăn lóc đám cỏ hôi"

Để mà xỉa xói:

"Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
chúa dấu vua yêu một CÁI NÀY"

Người yêu tôi chỉ giản dị hàng ngày đon đả đón khách phương xa vào nghỉ ngơi nơi QUÁN NƯỚC VEN ĐƯỜNG ở làng Đặc Trưng ấy.

HỪM................
Chết mụ chằn tới. Chuồn....chuồn.....chuồn nhanh....




 

Bài: 246
Nhớ ai như nhớ thuôc lào
Đã chôn điếu xuống lại đaò điếu lên

Con người ta tạo thói quen tốt thì khó lắm nhưng dính vào nghiện ngập thì  dễ vô cùng. Mà khi đã nghiện thì lại rất khó bỏ. Cái anh chàng Nicôtin cũng vây. Đến như Khô - Sư - Min ngaỳ xưa hay OBaMa muốn từ giã thuốc lá phải có rất nhiều người phụ giúp thì một ngưởi bình thừng từ bỏ thuốc lá không phải dễ.

Sao một tuần không còn hút thuôc lá nữa : Đầu óc cư lâng lâng như mất thăng bằng, miệng đắng ngắt nói chung là trạng thái rất khó chịu, chập chờn rối loạn giấc ngủ.

Kiên quyết không hút dù thèm , vì nếu hút lại thì sự nghiện lại càng nặng hơn.


Bỏ thuốc lá vì thấy người mệt mỏi lắm rồi : ngực đau thắt , ăn không ngon, ngủ  không được.

Trước đã mấy lần bỏ nhưng do kém bản lĩnh nên giờ mới khổ thế này.

Nếu ai còn  thói quen hút thuôc thì hãy kiên quyết bỏ nhanh khi còn đang khoẻ mạnh kẻo để đến khi thấy mình yếu đâm sợ thuốc lá mới bỏ thì là muộn....khổ lắm thuốc lá ơi./.

 

Bài: 246
Có ở đâu trên thế gian này cái việc học của con cái lại khổ như ở Việt Nam không ? Con cái đi học mà bố mẹ cứ phải theo như hình với bóng???

Học thêm từ khi chưa vào lớp 1 để thi vào lớp 1 , chọi nhau vỡ đầu như thi tuyển vào đại học

Học thêm thực chất là dạy trước chương trình, học sinh học thầy cô nào thì lo mà cho con học thêm môn của thầy cô ấy; Không học thêm coi như gieo mạ mà không chăm bón thu hoạch sẽ bấp bênh phụ thuộc vào trời.

Không cho con học thêm hai năm  đêù trượt Đại học - Thất vọng quá.
Nếu nó dốt đã đành đằng này suốt 10 năm đều là học sinh giỏi và tiên tiến.

Tất nhiên nguyên nhân thất bại không phỉa chỉ đổ cho không học thêm : Nhưng các yếu tố khác: Trường tốt nhất Thành phố, điều kiện học tập và dinh dưỡng không thiếu thứ gì. Sự tiếp thu của nó là khá. tính cần cù chăm chỉ nó không đến nỗi nào?

Mụ chằn giờ không biết đổ thừa cho ai chỉ đổ rịt cho mình vì không cho con đi học thêm từ những năm đầu cấp III nên nó trượt.

Thất vọng quá: Thất vọng cho một nền giáo dục khủng hoảng, thất vọng cho tương lai của các thế hệ trẻ phải bon chen ngay từ khi mới cắp sách đến trường???

 

Bài: 246
Sự thật là ở các trường phổ thông hiện nay. Giáo viên mới ra trường phải chạy rất nhiều tiền mới có chỗ đứng trên bục giảng nếu không có chỗ quen biết thần thế  thì có tiền cũng không chạy được. Thế nên khi lương không đủ sống giáo viên phải thích nghi bằng cách dạy thêm để sống. Dạy ở trường thì trường trinh cưỡi ngựa xem hoa. Thế nên không đi học thêm là Trượt ./.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:45:12 bởi HÀN GIANG >

Tam Hợp
  • Số bài : 165
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.07.2009
  • Nơi: Thành phố biển miền trung
RE: Thấy thích NHặt về chơi. - 14.07.2009 17:47:25
Tên tôi


Tôi nghe mẹ tôi kể lúc bé tôi bị suy dinh dưỡng do giun sán đến gần đất xa trời nên da trắng bạch như củ mài. Ông nội tôi là nghề thuốc bắc nên mẹ tôi đặt tên tôi theo tên vị thuốc của củ mài(Hoài Sơn) chứ từ lúc sinh ra tôi đa có tên đâu, vì còi cõm nên cũng chỉ gọi bằng cái tên thôn quê: thằng dòm dom.
Thậm chí khi đi học lớp vỡ lòng ( lúc đó tôi lên 7 tuổi) mới nhờ thầy làm cho cái giấy khai sinh để đi học.

Quê tôi là vùng quê Hà tây cũ nay là Hà nội cách Bờ Hồ Hoàn Kiếm 20 cây số vậy mà vào những năm 1966- 1967 vẫn khổ thế đấy.



Hoa Sơn
1959


 

Bài: 246
Ngày đầu tiên đi học


Lên bảy tuổi tôi được mẹ cho đi học lớp vỡ lòng( như mẫu giáo lớn bây giờ) Lớp học là ngôi chùa của làng, lần đầu tiên tôi cầm cái bút chì và quyển vở, thầy giáo viết mấy chữ cái lên bảng rồi chúng tôi viết theo rồi cuối giờ mang lên chấm. Tôi hý hửng mang bài lên thầy chấm thì thầy bảo
- Viết thế này thì có chấm cái L...( Xin lỗi đúng là như thế). Câu của thầy hơn bốn mươi năm nay tôi vấn nhớ. Nhờ trời tôi chăm chỉ nên cuối năm được lên lớp 1 đặc cách.

Chỉ nhớ có vậy, thầy giáo của tôi vốn là một nông dân được cử đi học lớp bình dân học vụ mấy tháng rồi về dạy lớp vỡ lòng. Thầy dạy ăn công điểm hợp tác xã chứ không có lương biên chế như bây giờ. Vậy mà học trò của thầy giờ đây nhiều người thành kỹ sư bác sỹ. Nói đến thầy ai cũng kính trong gọi là : Ông Giáo Thuân.

Tôi có nhớ là khi tôi lên Hòa Bình làm công trình Thủy Điện có về thăm thầy thầy rất vui và cảm ơn tôi vì vẫn nhớ đến thầy.
Thầy bảo: Anh bày vẽ quà cáp làm gì, về thăm thầy là quý rồi, nhìn thấy các anh chị trưởng thành là thầy rất phấn khởi.
Hoa Sơn
1959

Bài: 246
Trưa hè day dứt


Cũng như bao nhiêu vùng thôn quê yên bình khác, tuổi thơ tôi gắn liền với hình ảnh dòng sông bến nước con đò, những trò chơi bi,đánh khăng, đánh đáo, chăn trâu cắt cỏ, mò cua bắt ốc trên ruộng đồng. Có một trưa hè khiến lòng tôi day dứt cho đến tận bây giờ.
Không nhớ rõ vào năm nào, buổi trưa hè nòng nực tôi chơi một mình dưới bóng mát rặng tre xanh với cái súng nịt cao su trong tay. Có một đôi chim chích bông nô giỡn trên cành. Tôi giương súng lên , vù một cái thế là một con rơi ngay xuống đất, con còn lại hoảng hốt nghe tiếng kêu rất lạ. Nó không bay đi mà cứ nhảy xuống những cành thấp hơn ngó xuống con chim trong tay tôi. Tôi lại giương súng lên lần nữa và con chim lại rơi xuống đất.

Khi trong tay tôi có hai con chim chích bông, thì trên ngọn tre chỉ còn lại sự hoang vắng lạ thường , nhìn chiến tích mà lòng tôi buồn vô hạn. Lúc đầu tôi chỉ có ý định kiếm mồi về cho con mèo yêu quý của tôi ở nhà nhưng rồi tôi thấy tội nghiệp cho đôi chim quá.
Tôi bỏ ý định mang về mà đào cái lỗ chôn chúng xuống cùng với cây nịt cao su. Từ bấy tôi không bao giờ chơi cái trò chơi gây tội ác ấy nữa./.



Hoa Sơn
1959

Bài: 246
Tết thời thơ ấu


Tôi không nhớ rõ vào năm nào của cái thời niên thiếu, chỉ nhớ là năm đó tôi chưa đi học lớp vỡ lòng. Cái Tết nghèo, mẹ tôi bảo mãi tận tối 30 bố tôi mới đi làm thợ mộc về mang về một đấu gạo thổi bát cơm cúng mồng một Tết. Mồn 2 Tết cả nhà vây quanh rổ khoai lang luộc. Thứ khoai lang toàn đầu mẩu thập cẩm do một ông hàng xóm nuôi vịt băm ra để cho vịt ăn nhưng đàn vịt ông ấy bán TếT nên không dùng đến đem cho nhà tôi. Những mẩu khoai bằng đầu ngón chân ngón tay mẩu thì hà đắng ngắt, mẩu thì toàn xơ , vậy mà tôi cứ vớ đại nhai ngấu nghiến cốt sao cho no bụng.

Có ai bảo tôi bịa chuyện cũng đành chịu nhưng sự thật đúng là như vậy. Nông thôn miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1960 khổ thế đấy.
Những năm thập niên 1950 mẹ tôi bảo nhà tôi thuộc tầng lớp trung nông cũng có kẻ ăn người ở, Bác tôi đi hoạt động cách mạng còn bố tôi đi làm giao liên. Bà nội tôi tích cóp tiền của cho bố tôi mang đi tiếp tế cho Bác tôi. Khi hòa bình lập lại 1954 bố tôi làm bí thư nông hội xã. Ông bỏ hết cả việc nhà để lo việc xã hội nhưng năm 1957 bị quy là quốc dân đảng và giam cầm đánh đập 6 tháng trời trong chuồng bò của đội cải cách. Khi sửa sai cả Bác và bố tôi đựoc trả lại quyền lợi nhưng các ông không làm nữa và bố tôi đi học làm nghề thợ mộc. Còn Bà tôi thì mất khi chạy Tây và từ đó nhà tôi trở nên khánh kiêt.
Khi tổ chức hợp tác xã đại trà vì nhà tôi không được chia ruộng đất từ địa chủ nên bố tôi không nộp ruộng cho hợp tác xã thế là những mảnh ruộng thuộc loại tốt do bà tôi mua bị ép đổi lấy những miếng ruộng bìa đồng chiêm khê mùa thối vừa xa vừa cằn cỗi. Cứ đến mùa gặt về bao nhiêu thóc tốt lại phải đen nộp thuế hết. Tôi còn nhớ có lần mẹ tôi giấu mấy thúng thóc nếp cái hoa vàng trong đống rơm nhưng người ta đến lục lấy mất. Cái cảnh lấy thóc đúng như cảnh tuần đinh đến hành nhà chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Cụ Ngô Tất Tố.

Ký ức tuổi thơ ôi xót xa !



Hoa Sơn
1959

Bài: 246
Chuyện tố địa chủ


Mẹ tôi năm nay gần 90 tuổi, nhờ trời Cụ còn minh mẫn nhưng tôi sợ mỗi mùa rét về có thể tôi bất chợt không còn thấy bóng lưng gù liêu xiêu của mẹ tôi nữa. Lòng tôi như thắt lại mỗi khi nghĩ về mẹ tôi.

Lúc thiếu thời mẹ tôi hay kể chuyện về cải cách ruộng đất. Chuyện bố tôi chịu oan trái khiến nhà tôi khánh kiệt và triền miên cơ cực, chuyện làng xóm mà mẹ tôi bảo nếu không trực tiếp chứng kiến thì kể ra người ta lại cho là bịa.

Ấy là có một ông cùng xóm cũng chỉ thuộc hàng trung nông nghĩa là có ruộng đất có trâu bò và thuê người làm mướn bị quy là địa chủ bị mang ra đấu tố. Chả biết cô con gái rượu của ông được ai mớm lời mà ra giữa đình tố bố mình thế này:
- Này thằng... kia...( ả gọi tên bố ra mà thời ấy gọi thẳng tên bố là đại bất hiếu) mày có biết bà là ai không?( Tất cả địa chủ phải gọi người khác là ông bà và xưng con)
- Dạ thưa bà con có biết bà ạ, con đẻ bà ra, con rửa L...rửa Đ... cho bà, bế ẵm nuôi bà để bà lớn được đến bây giờ bà đi làm cốt cán đấy ạ.
Sau này tôi lớn lên có hỏi lại chuyện này thì mẹ tôi bảo ông ấy uất quá mà chết vì đứa con bất hiếu, và cái ả mất dạy kia cũng bỏ làng đi đâu biệt tích không ai biết.

Năm tôi học cấp hai cùng với anh bạn tôi là Nguyễn Xuân Phi cũng được mẹ anh ấy kể:
Nhà bà cũng bị quy là địa chủ , bị tịch thu đến cái chổi quét nhà cũng bị lấy nốt, Bà ấy chỉ đích ranh cái con mẹ Thía cứ gặp bà đâu là lại xỉa sói
- Cái con địa chủ.... kia, mày gặp bà nông dân phải ngẩng mặt lên mà chào chứ cứ lùi lũi mà đi à?
Truyện trước đó tôi chỉ nghe bà kể nhưng tôi đựoc chứng kiến thực tế là ba anh em trai nhà địa chủ này sau này đều nhà ngói sân gạch , trong xóm ai cũng nể phục về tài làm ăn ,còn cái con mẹ Thía kia mãi mãi vẫn nhà tranh vách đất năm nào cũng phải xét cứu đói.

Tôi viết lại chuyện này vì ký ức cứ tự nhiên hiện về chứ chả phải có tham vọng bán đựợc tiền hay ai thấy hay mang đổi cho tôi bà xã đâu.

Xin cảm ơn quý bạn ghé qua./.
Hoa Sơn
1959


 

Bài: 246
Có phải trời thương


Bố tôi ốm nhiều năm, một hôm tôi mang cần câu ra ao câu cá, tôi ngồi câu luôn tâm niệm: "cầu trời cho con ít thức ăn cho bố". Chả biết có phải trời động lòng thương hay không mà hôm ấy tôi câu đựoc một sâu cá dài, có cả một con cá chuối ( cá quả, miền nam gọi là cá lóc hay cá nhàu) to bằng bắp tay. Tôi mang về làm thịt kho vào cái niêu đất để bố ăn dần, năm ấy tôi vẫn đang học cấp I thì phải.

Bây giờ nghĩ lại tôi lại cho rằng thời ấy môi trường sống còn trong sạch, người còn chưa đông như bây giờ nên mới có nhiều cá để cho tôi câu. Chứ bây giờ người nhiều quá , môi trưòng ô nhiễm , những cái ao làng ngày xưa giờ lấp hết làm nhà rồi chỗ đâu mà câu nữa.

Không biết bố tôi ở trên cõi Niết Bàn có còn nhớ cái buổi đi câu may mắn ấy của tôi không?



Hoa Sơn
1959

 

Bài: 246
Kính gửi chị Mười


Hôm nay em kể câu chuyện vui hầu chị. Số là hồi em học lớp tám nhà cách trường 6km, cả huyện có một trường cấp III. Sáng sớm em phải đi bộ từ 5 h mới kịp. Một buỏi sáng mùa đông lạnh giá, cậu học trò phong phanh chỉ mỗi manh áo mỏng. Đi đến cánh đồng màu bỗng thấy một bà ca vang đồng vì đêm qua có người hái trộm rau nhà bà.
Em mới tức cảnh sinh...thơ như sau:


Tinh mơ tôi qua cánh đồng rau
Sương sớm long lanh mướt một màu
Ruộng từng thửa nhỏ trông đẹp mắt
Một bà cong cớn cất tiếng ca.

Em xin giải thích thêm là khi vào hợp tác xã thì mỗi lao động đủ 18 tuổi được giữ lại 2 thuớc đất ( một sào bằng 360m vuông mỗi sào 15 thứơc) gọi là đất phần trăm. Số đất tư hữu này làm đựoc bao nhiêu ăn bấy nhiêu không phải nộp thuế nên nhà nào cũng chăm bón cho năng xuất cao nhất.
Thế nên mới có thửa ruộng nhỏ và xanh mướt đấy chị ạ.

Bài thơ của em hay thế mà rao bán mãi chả ai mua có khổ thân em không chị ơi. hu...hu...



Hoa Sơn
1959

Bài: 246
Viết đơn thuê


Tôi cũng không rõ tên bà là Nội hay Lội và vì sao người ta gọi bà bằng cái tên ấy. Chỉ biết rằng xã tôi có duy nhất một xóm đạo( Thiên chúa giáo) và bà là người duy nhất không lên ở trên bờ mà một mình lênh đênh trên sông nước với con thuyền mỏng manh. Hình như tôi nhớ là bà cũng có một ngôi nhà tranh trên bờ nhưng chỉ để đấy. Thời ấy cỡ vào những năm 1965-1968 thì phải vì tôi đang học cấp hai (lớp 5-6-7 hệ 10 năm) Bà sống có một mình hàng ngày đi vớt tép mang lên các chợ bán.

Bà có mấy thửa ruộng nhưng không nộp vào hợp tác xã nên người ta tìm mọi cách thu thửa ruộng ấy của bà, bà không chịu đi kiện hết năm này qua năm khác. Bà bán cá cho mẹ tôi nhiều lần nên quen và biếta tôi là người học giỏi nhất xã nên bà thường đến chơi và nhờ tôi viết đơn kiện cho bà.
Bà bảo bà kiện ra tận trung ương và mỗi lần đi kiện bà phải thuê người ta đánh máy tốn tiền đơn lắm. Thời ấy nào tôi có biết thân bà như con kiến đi kiện củ khoai. Mỗi lần tôi viết hộ đơn cho bà đi kiện về bà lại trả công cho tôi mấy viên kẹo bột ( Làm bằng mật mía rồi lăn bột cho khỏi dính nhau)

Thửa ruộng của bà thường phải thuê người cày cấy rồi gặt hái để bà lấy thóc ăn.

Chuyện này tôi cũng quên đi theo thời gian , cũng không biết Bà Nội chết năm nào. Nhưng nay ký ức trong tôi sống lại, nghĩ về thân phận nhà mình mà thấy thương cho bà và căm uất lũ vô văn hoá táng tận lương tâm ức hiếp một người phụ nữ cô đơn một chữ bẻ đôi không biết.

Giá như bà biết điều giống cái anh Thuỷ cạnh nhà tôi trốn không đi bộ đội mỗi lần chúng nó gọi đến lại dúi cho bữa chén chúng nó giấu nhẹm đi cho, đằng này bà thẳng tính cứ đi đòi công lý trong vô vọng.
Bà Nội ơi mấy cái kẹo bột bà trả công cho tôi viết đơn kiện còn đắng nghẹn đến tận bây giờ đây.
Bà có linh thiêng hãy phù hộ cho tôi vơi bớt nỗi niềm đau khổ trước cuộc đời dâu bể này.
Hoa Sơn
1959
 

Bài: 246
Bom nổ bất ngờ


Vào năm 1984 tôi được học môn Y học quân sự bao gồm: Vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá hoạc và vũ khí sinh học. Thời gian học trong hai tuần chỉ đủ để sinh viên hiểu về khái niệm về các loại vũ khí giết người hàng loạt bị LHQ cấm này và các biện pháp phòng tránh cơ bản mà thôi. Ngày chủ nhật tôi về quê hý hửng kể cho mẹ tôi nghe về sự ghê gớm của vũ khí nguyên tử và đưa dẫn chứng về hai quả bom thả xuống Nhật Bản làm hàng vạn người chết một lúc và rằng với kho vũ khí nguyên tử hiện có nếu sử dụng sẽ huỷ diệt 6 lần trái đất. Tưởng mẹ tôi nghe sẽ khen con mình có hiểu biết cao siêu, nào ngờ Bà bỗng gắt tôi :
- Cho nó nổ tung lên chết hết ráo cả , chả còn cảnh sống khốn sống khổ thế này.
Lúc ấy tôi suy nghĩ lung lắm không hiểu tôi đã phạm gì sai để làm mẹ tôi phải giận giữ thế. Kiểm điểm lại tôi nào có phải là chàng Điệp ra chốn thành đô đầy xa hoa quyến rũ bỏ rơi người yêu bé nhỏ chốn quê hương đang vò võ mong chờ đâu, mà tôi lúc ấy làm gì có nàng Lan nào cho tiền trước lúc tiễn đưa tôi nơi bến sông quê đâu.
Mãi sau này sau này tôi mới hiểu được nguyên cớ gận dữ của mẹ tôi. Cả cuộc đời mẹ tôi toàn chiụ đắng cay tủi khổ. Lúc trẻ son rỗi thì chăm nom mẹ già, chắt chiu tiền của cho chồng và anh chồng đi làm cách mạng,hoà bình lập lại 1954 việc nhà vẫn trĩu nặng trên đôi vai gầy của mẹ, bố tôi và lớp thanh niên ưu tú trong xã thời ấy lăn lộn cho việc xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Cải cách ruộng đất thì lại phải chịu cảnh chồng bị tù đày oan trái , nhìn người ta nhốt bố tôi trong chuồng bò đến việc mang cho bố tôi nắm cơm và ngụm nước cũng bị hạch sách gây khó khăn thì thử hỏi sức chịu đựng của mẹ tôi đến mức nào ? Bố tôi đi làm thợ mộc khi mới thành nghề lập được cánh thợ riêng thì mắc bệnh hiểm nghèo, mấy sào ruộng Bà nội tôi để lại cũng bị hành hạ khốn khổ, mùa gặt về có ít thóc nào tốt phải đi nộp thúê hết, nếu không đủ thì tuần đinh lục khắp đống rơm đống rạ thấy là bê đi .Có lần tôi chứng kiến hai hàng nước mắt mẹ tôi chảy ròng ròng khi thúng thóc nếp giấu trong đống rạ bị người ta lục lấy đi. Nhà tôi năm nào cũng phải trải qua hai vụ đói vào những ngày giáp hạt. Tôi từng nhiều năm phải ăn cháo rau muống, cả nhà có bát gạo phải cắt cả rổ rau muống khi nấu cháo nhừ thì cho rau muống vào cho đầy nồi mới đủ cho cả nhà ăn. Có khi phải ăn cái loaị củ sắn mà dân miền núi để trên gác bếp đen xì và đắng ngắt ngâm mấy ngày chưa hết mùi khói. Cái khổ nữa khiến mẹ tôi phải chịu là nuôi mấy tháng trời mới được con lợn, bầy gà lại phải bán nghĩa vụ cho nhà nước với giả rẻ như cướp trắng. Có bán đủ nghĩa vụ mới được bán cho hàng thịt mà mỗi đầu lợn phải nộp thuế sát sinh coi như mất cái thủ và bộ lòng. Tôi nhớ là lần nào bán trót lọt mẹ tôi mua lại cái chân giò và một ít lòng lợn để cúng ông bà và tôi mới được bữa thịt thoả thuê. Trước cái cảnh thôn quê thời ấy hễ cứ ai được làm cán bộ vài ba năm là xây nhà ngói sân gạch, tậu đài mua được xe đạp, thóc lúa chẳng những thừa ăn mà còn cho vay lãi .
Cuộc đời mẹ tôi chất chồng cay đắng như thế nên khi nghe tôi kể thì mẹ tôi bộc phát nói ra như giọt nước tràn ly chứ không phải mẹ tôi giận tôi mà nói vậy.
Quả bom trong lòng mẹ tôi bất ngờ phát nổ trùm lên đầu tôi khiến tôi nhớ đến tận bây giờ. Tôi viết lại chuyện này xin đừng ai bảo tôi bịa vì mẹ tôi năm nay 87 tuổi rồi . Nói sai là tội bất hiếu với mẹ không thể tha thứ.

Xin cảm ơn quý bạn ghé đọc những dòng ký ức của đời tôi ./.




Hoa Sơn
1959
 

Bài: 246
Cưới em


Trong suốt thời gian qua tôi đã từng đi dự không biết bao nhiêu đám cưới, tính sơ sơ số tiền mừng cũng cỡ chục triệu đồng, ấy vậy mà khi nghĩ đến ngày cưới em tuy vẫn thấy thanh thản nhưng không khỏi ngậm ngùi.
Tháng 8 năm 1985 tôi lên xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình. Đồng lương thời bao cấp ít ỏi khiến tôi lúc nào cũng viêm cháy màng túi. Cứ mỗi kỳ lĩnh lương là tôi lại về thăm mẹ, khi lên đến cơ quan chỉ còn đủ tiền qua đò. Cứ thế mấy năm sau tôi vẫn đơn côi lẻ bóng, mà cái số tôi nó vô duyên thế nào ấy chả có cô nào thèm để ý đến tôi. Một hôm tôi đến chơi nhà một chị quen gặp bà xã bây giờ. Đợi đến khi chỉ còn một mình tôi chị ấy bảo:
- Đấy em cùng làng với chị đấy, chị thấy hai đứa bây có vẻ hợp nhau đấy.
Nghe vậy tôi cũng chỉ đưa đà : Thì trăm sự nhờ chị giúp em.
Một hôm khác chị đi làm về tạt qua phòng tôi bảo:
- Tối nay chú đến xem cho cháu Ngọc hộ chị , cháu cứ ho suốt.
Đối với tôi công việc thăm nom người ốm bao giờ tôi cũng ưu tiên số một, nên tôi thu xếp đến sớm ngay. Hoá ra chị bố trí để hai đứa gặp nhau chứ cháu Ngọc có làm sao đâu.
Có sự bảo đảm của chị nên hai đứa cũng sớm vượt qua cái sự ngượng ngập ban đầu rồi tôi cũng mạnh dạn lấy xe đạp đưa em về. Tôi chỉ đưa về tới cổng cơ quan rồi thả em xuống , ngó theo tay em chỉ nhớ số phòng trong khu tập thể rồi tôi vù luôn vì sợ người khác nhìn thấy sẽ trêu em.
Lần đầu tiên tôi xuống phòng em, quà ra mắt chỉ có ba quả hồng xiêm mà trong phòng lại có ba người, tôi chia ra mời mỗi người một quả. Một chị lớn tuổi hơn sau khi nhận và cảm ơn tôi bền nháy mắt cho cô bạn kia hai người lánh sang phòng khác. Khi chỉ còn hai chúng tôi , tôi lấy con dao bổ qủa hồng xiêm làm đôi và mời tận môi em một nửa.
Đấy chỉ có mỗi quả hồng xiêm mà lên đôi lứa. Bảo là duyên trời chắc cũng không ai phản đối.
Chúng tôi yêu nhau chừng 2-3 năm thì gia đình hai bên cũng biết và bảo chúng tôi cưới nhau đi. Thú thực chúng tôi cùng nhau nuôi lợn và dành dụm tiền mới mua được cái giường đôi và cái chậu giặt nhôm Liên Xô chứ làm gì có tiền mà cưới.
Gia đình hai bên cũng nghèo, các Cụ bảo về quê các Cụ cưới cho. Ở cơ quan chúng tôi chỉ làm thủ tục đăng ký kết hôn, rồi về hai quê Các Cụ cũng châm chước cho các thủ tục đơn giản rồi định ngày bên nhà gái làm cỗ mời họ hàng đến chứng kiến, song đưa nhau về nhà trai cũng làm như thế. Hai họ cử đại diện sang nhau để nhận thông gia. Thời ấy nghèo khó nên đa số các đôi lấy nhau trên công trường chỉ làm như thế.

Ngày tôi đưa em về chỉ có hai đứa với nhau đi trên hai chiéc xe đạp cũ kỹ tắt qua cánh đồng quê và dọc đường chúng tôi chứng kiến nhiều đám cưới vì ngày ấy là ngày tốt mà. Con đường xuyên qua hai huyện dài cỡ 15 km.
Thành thử ngày cưới của chúng tôi không có lấy một tấm ảnh làm kỷ niệm, chả có váy cưới , lễ bái tổ như người ta và cho tới nay tôi cũng không còn nhớ ngày ấy là ngày nào, chỉ biết rằng hai chúng tôi tâm đầu ý hợp từ bấy đến nay và trời thương có nếp có tẻ.
Kỷ niệm duy nhất về ngày cưới của chúng tôi là mấy câu tôi ứng tác dọc đường như sau:
Cưới em

Người ta lên chiếc xe hoa
Có chàng rể đón bạn bè dưa chân
Còn em mang tiếng lấy chồng
Hai xe đạp tàng tắt cánh đồng quê
Chiều sương anh đưa em về
Pháo nổ dọc đường nhiều đám cưới vui
Thôi cùng vui nhé em ơi
Tình yêu chiếm cả đất trời bao la

Chị Hai ơi nhà em hôm chị về Đà Nẵng em đưa đến gặp chị đấy ạ.
Chị Mười ơi chị đừng cười em là ít duyên nên phải chịu cảnh thế chị nhé. Mà em rao bán mãi chả ai mua bài thơ đặc sắc của em. Chị bảo mối tình của em có kém gì mối tình Chí Phèo - Thị Nở không ? hay đặt tên là câu chuyện CHỒNG NHẶT có được không chị .
Thôi không kể nữa xấu hổ lắm, xin cảm ơn quý bạn bớt chút thời gian ghé qua đọc chuyện này.



Hoa Sơn
1959
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:49:30 bởi HÀN GIANG >

Tam Hợp
  • Số bài : 165
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.07.2009
  • Nơi: Thành phố biển miền trung
RE: Thấy thích NHặt về chơi. - 14.07.2009 17:52:03
Chị Mười ơi em lại xin kể hầu chị chuyện đi lễ ngày Tết nhé!

Em nhớ mẹ em hay nói câu: Mồng một Tết cha, mồng 2 tết mẹ , mồng 3 tết thầy, chả hiểu sao em được mẹ tín nhiệm cho đi lễ tết từ khi em còn rất nhỏ. Như Chị đã biết nhà em nghèo nên Tết đến mẹ em chuẩn bị mỗi nơi một chùm cau 3 quả với một lá trầu không cho vào cái túi sách với lời dặn : Khi đến nhà bác trưởng họ thì đặt cau và trầu không lên một cái đĩa rồi thắp ba nén nhang cắm lên bàn thờ rồi vái ba vái và khấn thầm : Năm mới con có cơi trầu lễ tạ ông công, ông táo , các Cụ các Kỵ v.v... phù hộ cho nhà chúng con năm mới....đại ý là nguyện vọng tốt đẹp nhất. Sau khi khấn xong thì ra bàn uống nước rồi chúc gia đình trưởng họ: Đại ý là năm mới dồi dào sức khỏe, làm ăn phát tài bằng 5 bằng 10 năm cũ. Thường thì chúc xong trưởng họ mời vào mâm chén cỗ xong rồi chơi một lúc rồi về.
Thưa chị Mười tuy còn nhỏ nhưng em đã biết tủi thân vì em thấy các gia đình khác thường đi lễ bằng một đôi bánh chưng, trầu cau và nhiều thứ khác, em về có nói lại với mẹ thì mẹ em bảo: Đó là tục lệ ,cốt lòng thành là chính, lễ vật không quan trọng. Mà em cũng cảm nhận được gia đình trưởng họ rất hiếu khách trong ngày Tết, thường thì em được mừng tuổi 5 xu hay một hào tiền mới( 1 hào mua được 2 cái kẹo bột to).
Về sau này Tết đến thường mỗi nhà được phân phối 1- 2 gói mứt tết thì hành trang đi lễ Tết của em có sang hơn. Em mang chùm cau , lá trầu không đặt lên gói mứt, một đĩa lễ vật có chút màu mè hơn.Tuy vậy cái cảm giác tủi thân thì chẳng mất đi.

Em chị lúc nhỏ cũng khôn ra phết chị ạ, em lựa lúc mà nhà trưởng họ đã thưa vắng khách em mới vào lễ, sau khi chúc Tết xong em xin phép về vì nhà trưởng họ trong ngày Tết thường vất vả cả ngày cỗ bàn don ra dọn vào nên việc dọn cỗ cho mình em cũng không ai muốn. Sở dĩ em không muốn ăn cỗ nhà trưởng họ vì được ăn no nê bánh chưng , giò chả, thịt gà... về nhà mình chả có gì nhìn mẹ em chỉ luộc có mớ rau với bát dưa hành muối em thấy khổ tâm lắm.

Những cái Tết nghèo như thế cứ qua đi và em lớn dần theo năm tháng, thoáng chốc mà đã nửa thế kỷ trôi.
Chị Mười ơi Tết này chị đã chuẩn bị đầy đủ chưa?

"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh"

Em xin chúc chị những ngày đầu xuân vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc.
Đứa em cút côi của chị HS

Hoa Sơn
1959
Bài: 246
Chị Mười ơi!


Em toàn viết về nghèo khổ mãi chắc chị đọc sẽ chán mà em lại muốn chị luôn được vui, nhất là trong những ngày đầu xuân này.
Chị biết không con người ta khi được sở hữu những điều giản dị lại không biết quý trọng nó lại cứ ngưỡng vọng những cái xa vời mà mình không bao giờ có được. Như em của chị đây là dân thôn quê chính hiệu nay dạt về sống ở thành phố Đà Nẵng, mấy lần em về thăm những làng quê thanh bình ở Quảng Nam với những đàn cò trắng, những mái nhà thấp thoáng dưới luỹ tre xanh , hồi ức như sống lại những ngày đầy thơ mộng của tuổi thơ nơi quê nhà. Chị ạ, các nhà khoa học qua nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng : Trong điều kiện môi trường lý tưởng, con người biết phát huy hết những gì thiên nhiên ban tặng thì tuổi thọ có thể lên tới 500 năm. Bằng chứng là các Cụ thọ trên trăm tuổi thường sống ở những vùng thiên nhiên tốt và cuộc sống vất chất lẫn tinh thần hài hoà giản dị, còn vua chúa ngày xưa sống hoang đàng thường tuổi thọ không cao. Mẹ em chẳng hạn vất vả khổ cực suốt đời mà năm nay mẹ em 87 tuổi rồi nhưng cụ vẫn minh mẫn, mỗi bữa vẫn ăn được hai chén cơm ngon lành. Điều này em biết là chị sẽ mừng cho em chị nhỉ.

Ôi em cứ lan man mãi, mà em cũng không biết kể gì cho chị vui đây, thôi thì nhớ gì kể đấy, dù chị có bực mình cũng chả cốc đầu em được đâu. Có lẽ trong cuộc đời mỗi người lứa tuổi đẹp nhất là thuở thiếu thời chị nhỉ, chả là có bài hát: “Tuổi học trò ngồi buồn vu vơ, biết bao đêm làm thơ và đợi chờ…”
Thời ấy chị của em có thế không chị Mười ?

Em chị thời ấy là một cậu học trò thôn quê, một buổi đi học còn một buổi đi chăn bò hoặc lo việc đồng áng giúp mẹ. Em có một sở trường bắt cua và câu cá không kém gì Hàn Tín thơì nhà Hán bên Tàu, chỉ cần em xách cái giỏ và cái móc sắt đi vòng quanh một cánh đồng là cả đã có bữa canh cua ngon lành, mùa thì rau ngót, mùa thì mướp hương có sẵn trong vườn . Nói thật với chị Mười bây giờ ở thành phố để có một bữa canh cua ngon như thế thì chỉ có các đại gia vào nhà hàng đặc sản. Mà chưa chắc đã ngon bằng vì “tay làm hàm nhai” hưởng thành quả do chính tay mình làm ra nó có ý nghĩa đặc biệt không tiền nào mua nổi.
Không chỉ bắt về ăn mà em còn bắt về đóng xâu mang ra chợ bán lấy tiền mua sách vở, áo quần nữa.
Nói chuyện câu cá chị Mười biết không? Về mùa mưa sau mỗi trận mưa rào, em chỉ đào một ống bơ giun đất và xách cần câu ra bờ sông Tích ( Dòng sông quê em chị ạ) thì thế nào cũng được vài con cá nheo, các bò, cá trê béo ngậy ( Mấy con này thuộc da trơn họ nhà ba-sa) kho với tương bần, dưa chua, hay nấu canh chua với rau thìa là, khế hoặc quả sấu ăn với rau mùi (thơm) xà lách tươi mới hái từ ruộng về .
Ôi! nói theo cách của miền Nam là: ngon hết biết.
Ấy là chị chưa biết chứ vào mùa khô đám trẻ chăn trâu bò chúng em cứ tìm những chỗ ruộng trũng nay cạn chỉ còn vài vũng nước tát đi bắt đựoc những con cá Rô cụ, cá chuối rồi vơ gốc rạ đốt nướng ăn thơm phức. Những con cá trạch đồng béo vàng mang về hầm với tương bần bằng bếp trấu ăn với cơm gạo mùa chỉ có mà mê ly.

Đấy chị Mười hẳn đồng ý với em : “Quê hương là chùm khế ngọt” thật đúng trong trường hợp naỳ. Thôi em không lan man nữa vì em biết thời gian của chị không nhiều vả lại làm chị mệt thì em hóa ra lại có tội với chị Mười rồi. Em ngừng tại đây khi nào chị rảnh em lại hầu chị. Chúc chị vui .
Cũng xin được cảm ơn quý bạn đọc đã thương tình ghé qua. HS


Hoa Sơn
1959


 

Bài: 246
Chuyện tình của tôi xa cách từ lâu rồi”


Chị Mười ơi!
Chuyện vui chuyện buồn em đã kể cho chị nghe rồi, nay em xin kể về chuyện tình lãng mạn để chị đỡ nhàm chán nhé!
Chị biết đấy Bà Hồ Xuân Hương đã từng bảo:

“Đá kia còn biết xuân già dặn
Chả trách người ta lúc trẻ trung”

Em thì em không thích các mối tình như: Chuyện tình Lương Sơn Bá -Chúc Anh Đài của Tàu, chuyện tình Romeo-Jiulet của Tây hay chuyện tình Chàng Trương Chi và nàng tiểu thư con quan của ta vì nó kết cục bi thảm quá. Em chỉ thích mối tình Chử Đồng Tử - Tiên Dung hay chí ít là chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở của ta vì nó kết thúc có hậu là lên duyên đôi lứa.
Chuyện tình của em chị có khác chăng chỉ là một vài chi tiết so với các đôi lứa cùng trong công trường thời ấy. Khi người ta yêu nhau thì thường hay chọn những cảnh thơ mộng:

“Đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo
Đêm trăng sáng chân cầu em giặt áo”

Nhưng em của chị lại chọn cái cảnh như chồn cáo ăn đêm, em thường cùng người ta đi chơi vào các buổi trăng hạ tuần, lúc đi trời tối không ai nhận ra mình và khi về dù trăng đã lên soi sáng tỏ mặt người nhưng mọi người đã về nhà đi ngủ hết cũng không ai nhìn thấy mình nữa. Một lần hai con chuột chui vào vườn của khu cơ quan chỉ huy công trường, phía trước toà nhà 5 tầng đèn sáng trưng có phòng bảo về túc trực, phía sau toà nhà là khu vườn rộng có một bãi cỏ tranh ngập lút đầu người ( Thứ cỏ dùng để lợp mái nhà ấy chị ạ) chung quanh có hàng rào bê tông cốt thép . Hoá ra chỗ nguy hiểm nhất là lại chỗ an toàn nhất vì đêm hôm ai bén mảng đến khu vườn ấy làm gì, kể cả kẻ trộm.
Cả công trường sôi động ầm ào tiếng máy nhưng riêng khu vườn ấy lại yên tĩnh lạ thường, có ai biết được trong ấy có đôi chồn cáo đang ngả mình trên liếp cỏ rúc rích với nhau. Thật chả khác gì đêm Chí Phèo và Thị Nở ở nơi vườn chuối bờ đê mà Nhà Thơ Q.H đã viết:

“Đêm nay trời ở rất cao
Sương thì đẫm quá trăng sao lại nhoà
Người ta mặc kệ người ta
Riêng em rất thật đàn bà với anh”

Khi ánh trăng lên cao thì hương nồng tình ái cũng tan dần vào trong màn sương khuya. Đôi chồn cáo kia quan sát ngoài đường không có người lần lượt ngược hình trình ban tối ra ngoài.
Và hôm sau khi giờ tan tầm người ta vẫn thấy như mọi ngày cô công nhân trẻ khỏe : “Mồ hôi muối lưng áo em bạc trắng” cùng bạn bè đi làm về khu tập thể nữ của công trường xây dựng. Còn chàng trai kia khi đến phòng làm việc phải chịu cái nhìn dò hỏi và hờn trách của những cô gái trẻ xung quanh: Cái gã kia mình có đến nỗi nào mà chả thấy gã để mắt tới dù chỉ là đẩy đưa bông đùa.
Đấy Chị Mười bảo em chị có Bờm không? Người ta xấu che tốt khoe , chứ ai lại đi vạch áo cho người xem lưng bao giờ ? Chắc chị cũng chả lỡ cười em đâu nhỉ vì dân gian có câu:

“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa thế gian sự thường”

Em xin chúc chị Mười vui và cảm ơn quý bạn đọc nương tình liếc mắt qua.
Đà Nẵng 24/1/2008. H.S



Hoa Sơn
1959
 

Bài: 246
Xao động đầu đời


Chị Mười ơi, chị có nhớ bài hát này không: “Tuổi học trò thường buồn vu vơ, biết bao đêm làm thơ và đợi chờ”…
Hôm nay em kể chị nghe chuyện xao động đầu đời của em nhé, giá hồi ấy chị ở bên em thì có thể chị sẽ cốc cho em mấy cái rồi mắng yêu:
- Cậu em của chị sắp làm người lớn rồi, chị nhỉ?
Năm em lên lớp 9( hệ 10 năm chứ không phải hệ 12 năm) thì lớp 8H của em sáp nhập vào lớp 8D, thời ấy là năm 1976 cuộc sống còn nghèo khó lắm, một lần em mượn được quyển truyện nhan đề : “Bỏ súng bên trời” một cuốn tiểu thuyết lãng mạn của miền Nam trong đó có nói về tình yêu của một gã giang hồ, chính các tình huống yêu đương trong cuốn sách đã gây lên cho em những xao động đầu đời. Chị biết không trước đó em chưa đọc cuốn chuyện nào viết về tình yêu nam nữ cả vì làm gì có sách mà đọc. Sách giáo khoa còn chưa đủ để mà học nữa là.
Một lần bất chợt em nhìn thấy ánh mắt rất lạ nhìn em và nụ cười tươi thoáng cái rồi vội quay đi. Và từ đấy em bắt đầy thấy tâm hồn xao động với cảm giác rất lạ chưa từng thấy bao giờ. Sau rồi tất cả bạn bè trong lớp đều đã quen nhau nhưng hình như cái toạ độ mà chõ bạn gái ấy ngồi là mối quan tâm đầu tiên của em khi đến lớp. Bạn ấy tên là Hoàng Thu Cúc với chiếc áo vàng và nụ cười tươi cùng ánh mắt lấp lánh , má đỏ bồ quân theo em suốt những năm tháng học trò. Khi em biết được bạn ấy là cán sự toán của lớp 8D cũ thì trong em luôn ngấm ngầm tự nhủ rằng không bao giờ để cô ấy vượt qua mình, mà hình như cô ấy cũng tìm hiểu và biết em là người chưa chịu thua ai môn toán của lớp 8H cũ.
Chắc Chị Mười lại bảo học trò mà phân tán tư tưởng thì học hành gì ? Không đâu chị ạ, càng để ý đến người ta thì em lại càng tỏ ra xa lánh để người khác khỏi biết, càng nghĩ đến người ta thì em lại càng thấy phấn chấn để học với ý nghĩ là không bao giờ không thuộc bài hay bài kiểm tra bị điểm kém hơn người ta , vì như thế em sẽ thấy vô cùng xấu hổ.
Suốt cả năm học lớp 9 em cũng không ngôồigâầnhay nói chuyện với bạn ấy bao giờ, chỉ nhìn trộm nhau lúc đến lớp và dõi theo bóng ngừời ta khuất dần sau mỗi buổi tan trường. Nhóm của 8D ngược đường với nhóm 8H của em chị ạ.
Em cũng xin thưa với chị Mười là hồi ấy em còn thơ dại lắm chứ không như học sinh bây giờ , mới cấp II đã hôn nhau chùn chụt trên lớp rồi.
Sau 3 tháng hè em trở lại trường học năm lớp 10 cuối cấp, vì chúng em ở thôn quê nên nghỉ hè là lại làm ruộng đồng như một nông dân thực thụ, với lại hai xã cách xa nhau chừng 10 km nên hình bóng ngừời ta trong ba tháng hè tạm lui vào một góc tâm hồn.
Sang năm học lớp 10 bạn bè vốn đã trở nên than thiết nên em có phần bạo dạn lên đôi chút, Ở trong lớp có bạn Nhung và bạn Dũng lớp trưởng đã gần gũi nhau công khai , đi đâu làm gì cũng cặp kè và các bạn trong lớp cũng coi đó là chuyện bình thường. Thú thật với chị Mười, mặc dù cảm xúc dao động ban đầu trong em cứ ngày một lớn dần nhưng thay vì tìm cách gần gũi than thiết với người ta thì em lại vùi đầu vào học không biết mệt mỏi là gì. Những lúc rỗi em bèn viết những vần thơ học trò vào cuốn sổ nhỏ . Một lần người ta ở lại trực lớp lấy mất của em mang về đọc. Em cũng không biết là ai lấy em rất lấy làm tức giận vì những bí mật trong đầu mình đã bị lộ tẩy. Bẵng đi cả tuần khi đến phiên em trực lớp thì em bắt gặp người ta nhìn em cười rất lạ. Vì giờ thể dục giữa giờ cả lớp ra sân chỉ có trực nhật ở lại , hôm ấy người ta cố ý ở lại để trả em cuốn sổ tay.
Chị Mười chị có biết cũng chỉ vì tính nóng nảy bốc đồng của em ngày ấy mà hậu quả nặng nề thế nào không? Khi em đã đoán ra thủ phạm ăn căắpbí mật của mình em bèn lấy quyển sổ ra và xé tan tành rồi quẳng ra dưới chân.
Bỗng người ta dang từ tươi cười chờ đợi chuyển sang xa sầm mặt mày rồi cúi xuống đi nhặt những mảnh giấy dưới đất, mắt đỏ hoe mà không một giọt lệ lăn ra. Em cũng bị bất ngờ choáng váng khi nhìn thấy trong nắm giấy mình vừa quăng ra có những mảnh giấy rất đẹp và những dòng chữ viết nắn nót không phải chữ của mình. Chị Mười ơi suốt từ bấy em xấu hổ với người ta, dằn vặt và ân hận mỗi khi đến lớp. Thế rồi khi chuẩn bị thi tốt nghiệp ra trường , kỳ thi cuối cùng của tuổi học trò, khi các bạn tíu tít chuẩn bị lưu bút chia tay thì em cứ chúi đầu vào học và cứ ám ảnh mỗi khi nghĩ đến bức thư tay mà mình đã đang tay xé mất.
Và để trả thù cho hành động lỗ mãng người ta cặp đôi với bạn Minh trong nhóm lớp 8H cuả em. Từ đấy em cũng không còn vương vấn về hình bóng của người ta nữa. Sau này trong em chỉ còn vương vấn mỗi một điều : không hiểu trong bức thư kia người ta đã viết gì và nếu như không có hành động bột phát ấy thì biết đâu cuộc đời mình lại rẽ sang một ngã khác.

Chị Mười ơi vào năm 2007, em gặp lại người ta thì người ấy đa xthành bà hiệu trưởng của một trường cấp II của huyện nhà. Một lần em viết thư về hỏi lại người ta xem trong thư ấy đã viết gì thì nhận đụơc hồi âm như sau:
“ Chuyện quá khứ đã qua xin đừng hỏi lại, chỉ tiếc không còn như ngày ấy để mà thương, đ ể mà thù nữa. Bây giờ mỗi người đã có gia đình và sự nghiệp riêng, chúng ta cùng chúc cho nhau những điều tốt đẹp và mong được gặp nhau mỗi khi bạn về quê để sống với những kỷ niệm xưa.” Khổ em lắm khi đọc lại nh ững dòng chữ rắn rỏi của cô cán sự toán ngày nào .
Chị Mươi trong em vẫn như còn nguyên vẹn những phút giây xao động đầu đời và những kỷ niệm của ngày ấy càng sâu đậm theo d òng ký ức trở về.
Và em đã viết bài thơ gặp bà hiệu trưởng với mấy câu kết thế này:

Nếu ba mươi năm trước
Không xé bức thư tay
Thì có lẽ hôm nay
Không chỉ là bạn cũ

Đấy chuyện của em chỉ có thế xin chị Mười chớ chê em chị kể chuyện vụng nhé. Em xin cảm ơn chị và quý bạn ghé qua đọc chuyện này./.



Hoa Sơn
1959

 

Bài: 246
NGỌT LỊM BỜ MÔI


Chị Mười ơi! sẽ là không đầy đủ nếu em không kể nốt cho chị nghe chuyện tình yêu thời trai trẻ của em và đây cũng là chuyện cuối cùng vì em dốc hết vốn rồi chị ạ.
Vào năm thứ 5 em học đại học cứ mỗi cuối tuần thỉnh thoảng em lại về thăm cô giáo cũ . Cô giáo chủ nhiệm em suốt ba năm học cấp II (lớp 5-6-7/10). Cô chỉ bằng tuổi chị gái thứ 2 của em và dậy môn ngữ văn. Hồi đầu những năm 1970 quê em chỉ cách Hà Nội chừng 25 km nhưng thiếu giáo viên lắm nên học hết lớp 7/10 là có thể đăng ký vào học trường trung cấp sư phạm 7+3 rồi về dạy cấp II. Cô vừa ra trường là về xã em dạy và làm chủ nhiệm lớp em. Nhà cô ở xã bên cạnh cách xã em một cánh đồng chừng 2km. Vì em là học sinh nổi trội trong lớp cả về nghịch ngợm và học lực nên luôn đựoc cô canh chừng. Về môn văn của cô tuy em không phải là khá trong lớp nhưng nhiều khi làm cô phải phiền lòng vì những từ tếu táo trong bài tập làm văn. Có lần đã bị Hội đồng nhà trường mang bài văn cuả em ra xét trong cuộc họp nhà trường. Em không nhớ rõ bài văn ấy về đề tài gì, hình như em có viết một câu là tại sao nói nước ta rừng vàng biển bạc mà tháng 3 tháng 8 nhà em vẫn đói không có gạo nấu cơm phải ăn cháo nấu với rau muống khổ như thời chị Dậu. Em chỉ viết sự thật nhưng thời ấy bị quy cho quan điểm chính trị. May mà cô đã bênh vực em chứ không thì thầy hiệu trưởng đòi đưa ra kỷ luật.
Chị Mười đừng vội trách em lạc đề vì chính lý do đó mà khi em về nhà cô được cả nhà cô quý coi như con cháu trong nhà và là yếu tố chính dẫn đến chuyện mà em kể cho Chị Mười nghe hôm nay.
Cùng xóm với nhà cô giáo em có gia đình họ hàng với nhà cô, nhà có ba cô gái nhưng không may mẹ bị bệnh mất sớm, bố thì đi ở với vợ hai ngòai Hà Nội , đúng hơn là ông bố chán vì nhà chỉ có “tẻ” không có “nếp” nên đi tìm “nếp” để về sau nối dõi tông đường.
Người chị cả cũng chỉ học hết cấp II rồi ở nhà làm ruộng nuôi các em ăn học, người kế chị cả tên là Nguyên thị Thảnh năm ấy học cuối cấp III. Còn người em gái út nữa thì đang học cấp II. Chị Mười biết không cô nữ sinh thôn quê kia có một vẻ đẹp thôn dã chả khác nào một nụ hồng chớm nở ban mai là rung động trái tim chàng sinh viên cũng lớn lên từ miền quê xanh hai mùa lúa. Em cũng được nghe là có một anh cùng xóm mới đi bộ đội về đang định kéo nàng về sửa túi nâng khăn nhưng chị cả chưa cho phép.

Lúc đầu em cũng chỉ sang chơi bình thường vì ý của cô giáo em cũng chỉ muốn là em nói cho cô ấy hiểu về những kinh nghiệm học tập với hy vọng cô ấy sẽ thi đỗ vào một trường nào đó đặng sau này có nghề nghiệp ổn định.
Với sự bảo đảm tuyệt đối tin tưởng từ cô giáo và gia đình nên em cứ tự nhiên làm gia sư trong những lần cuối tuần về nhà cô giáo. Và em cũng phác thảo trong đầu một ước mơ : Ba năm nữa cô ấy cô ấy sẽ học xong trường trung cấp sư phạm và về quê dạy học như cô giáo em thuở trước và lúc ấy em cũng ra trường ổn định việc làm. Chị Mười ơi còn gì đẹp hơn thế phải không chị.Nhưng sự đời có đâu chiều theo ý ngươì.

Quay trở lại chuyện chính kẻo chị Mười lại bảo em lan man, ấy là chẳng biết từ khi quen nhau đến thời gian bao lâu, cứ sau mỗi buổi nói chuyện về học tập xong thì ánh mắt cô nữ sinh lại nhìn chàng gia sư đắm đuối và tha thiết lắm chị Mười ạ . Mặc dù người chị cả rất nghiêm khắc và luôn coi chừng cô em gái nhưng với em thì được cho tự nhiên không có một sự kiểm soát nào . Kể cả khi em ngỏ ý xin được đưa em đi chơi thì chị cả cũng vui vẻ đồng ý ngay.
Hồi ấy quê em vân chưa có điện lưới cho dân dùng nên ánh trăng quê còn huyền ảo thơ mộng lắm chị Mười ơi. Em của chị hồi ấy cũng khôn lắm, cứ vào tuần cuối tháng mới về qua đấy chơi và tầm 8-9 giờ tối khi đươờnglàng ngõ xóm vắng vẻ em mới xin phép chị cả cho hai đứa đi chơi. Chị ấy giao hẹn không được đi quá 10 giờ phải về. Hai đưa đi cách nhau một đoạn ngắn để nhỡ có gặp ai đỡ bị để ý, chỗ chơi là bãi cỏ sát tường nhà kho hợp tác xã ngoài bìa xóm giáp cánh đồng. Vào giờ ấy chả ai ra đấy làm gì . Sau vài lần đi chơi như vậy thì lần đầu tiên trong đời em đựoc thưởng thức đôi bờ môi ngọt lịm của ngơời con gái. Cái vị ngọt ấy có lẽ không giống vị ngọt của loại đường hay hoa quả nào. Có lẽ chỉ có các đại văn hào mới tả nổi. Chết nỗi sang thứ 2 khi em đem khoe với một người bạn than ngoài thành phố thì chỉ nhận được cái cười tủm tỉm như ngầm bảo đúng là ngố tâù thôn quê.
Kể từ hôm trao nhau nụ hôn đầu ấy, cứ cách 2 tuần đầu tahngs thì lại một tuần cuối tháng em về nhà cô giáo em chơi và lại đựoc một tối thứ bảy ngắm trăng muộn nơi bìa làng , có lần cô ấy con mạnh dạn chu em ngắm đôi gò bồng đảo hương còn ngậm dưới ánh trăng nữa chị Mười ạ còn thì hai dứa ngầm hiểu với nhau tương lai còn dài và tình yêu như thế đã là quá đầy đủ khi nhiệm vụ học hành phí trứoc còn phải cố gắng nhiều.

Thế rồi chị Mười ơi, tình yêu và ước mơ cuả em chị cũng chỉ có thế mà thôi, sau vài tháng em bận rộn học hành không về được và cô ấy cũng học xong và không thi đỗ , trong thời gian ấy có một một lớp học nghề thủ công mỹ nghệ do xã tổ chức có mời một giáo viên dạy nghề ở đâu về .Người giáo viên này có khiếu về âm nhạc và kiêm luôn dạy cho thanh niên của xã . Cho tới hôm em về lại nhà cô giáo thì thấy cả nhà nhìn em với một cái nhìn rất lạ .Em hoảng hốt không biết có chuyện gì xảy ra . Thấy em ngơ ngác thì em dâu cuả cô giáo nhân lúc ăn cơm xong mới goị em ra chỗ vắng và cho em biết: cô Thảnh của chú mới đi bệnh viện về, lúc đầu ai cũng bảo là chú khiến ông bà giận chú lắm, nhưng khi biết là do cái anh kia và xã đã đuổi gã Sở Khanh ấy đi rồi.
Chị Mười ơi khi nghe tiếng sét nổ ngang tai ấy em không còn biết gì nữa chị ấp úng nói với chị là thôi em về . Sẵn đạp xe còn để ngoài sân em lấy đạp luôn về ngay trong đêm tối không còn nhớ là phải chào ông bà và cô giáo em. Chắc chị Mười sẽ trách em là cư sử bồng bột và thiếu trách nhiệm với người yêu trong lúc tột cùng đau khổ. Xin chị tha thứ cho em chị là lúc ấy em còn biết gì nữa , nếu lúc ấy em bình tĩnh được thì đâu có chuyện Lan xuống tóc lên chùa mà không cho Điệp cơ hội giãi bày nỗi oan trái vị bị thiểu thư con nhà quan chốn thành đô giăng bẫy ?

Sau đấy em đi làm và lấy nhà em bây giờ như chị biết rồi đấy. Một lần em về quê và được em cô em gái em cho biế t là có cô giáo Thảnh dạy ở trư ờng tiểu học hay sang chơi mà trường Tiểu học ch ỉ cách nhà em có một con kênh . Em hỏi em gái em và được biết cô giáo Thảnh l ấy chồng là giáo viên cùng trường nhưng quê ở xã khác.
Chị Mười ạ em không biết có ai nói với em gái em không về mối tình của em với cô giáo Thảnh nhưng sau nhiều đêm suy nghĩ em mới đủ can đảm sang thăm nhưng hôm ấy cả nhà cô ấy về quê chồng nghỉ chủ nhật. Năm sau em về dự định một kế hoạch chu đáo để đối mặt với thực tiễn thì em gái em bảo cả nhà đã chuyển về quê chồng dạy học rồi.
Chị Mười ơi không biết từ nay cho đến khi gặp Diêm Vương em có còn dịp nào được gặp lại người xưa không để mà ngậm ngùi tiếc nuối cho một ước mơ tan vỡ thời trai trẻ.

Gặp lại người ta liệu có trong tậm trạng:

“Còn tình đâu nữa mà thù đấy thôi”

Hay :
“ Ba sinh đã phỉ mười nguyền
Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy”

hả chị Mười .

Em xin cảm ơn chị Mười cùng quý vị bớt chút thời gian đọc chuyện này. Xin đựoc thỉnh giáo để kiếp sau giúp em tránh đựơc sai lầm



Hoa Sơn 
 

Bài: 246
Một lần tiếc nuối


Chị Mười ơi chị có nhớ lời bài hát này không: " ngày xưa tiếc sao mình không ngỏ để rồi chiều nay mình đâu thấy cô đơn" Em của chị cũng một lần như thế đấy chị ạ.

Sô slà thời gian đầu em mới ra trường lên cơ quan Bộ của công trình thủy điện Hòa bình.Trong cơ quan có một cô tên là Xuân và ở cùng dãy nhà tập thể với em. Đó là một cô thôn nữ rất tuyệt tuy không phải là xinh nhất nhưng công, dung, ngôn, hạnh không ai chê một điểm nào. Đặc biệt là cái dáng người thon thả thắt đáy lưng ong , mái tóc dài mượt mà. Một lần sau giờ làm việc thấy cô hái rau muống trồng ở vườn cơ quan không biết em ngỏ lờ trêu thế nào mà câu trả lời làm em giật mình : "Em là con gái quê mùa mà anh"

Có một anh cùng cơ quan đã có vợ do quý em nên dã truyền kinh nghiệm : Lấy vợ phải lấy được người như cô Xuân ấy". Chết nỗi em nghe phong phanh là cô ấy đã được một người "dấm" sẵn cho con trai và anh con trai kia đang đi lao động ở Bun - Ga - Ri thành thử em cứ nghĩ của người ta rồi mình không nên xâm phạm đến.

Một lần cô ấy hỏi em : - Anh ăn cơm chưa? Em cũng đưa đẩy : - Anh có ai nấu cho đâu mà ăn.
Chị biết không cô ấy nói luôn: - Thế thì mời anh sang phòng em em nấu mời anh. Chỉ câu nói ấy thôi mà em cảm tưởng như mình đã được ăn yến tiệc. Một lần em kiếm được baif thơ Núi đôi của Vũ Cao mang sang dúi cho cô ấy đọc , hôm sau cô ấy gặp em tủm tỉm cười , nụ cười duyên đến mê đắm lòng người đến ngất ngây chàng trai trẻ chị ạ. Cỡ khoảng vài tháng hình ảnh của cô ấy cứ chập chờn trong tâm trí em nhưng em lại gạt đi vì tự bảo rằng mình không nên tranh chấp với người khác.

Thế rồi em gặp nhà em bây giờ và không còn để ý tới cô Xuân ấy nữa vì mình đã có phần rồi, sau đấy cô ấy đi học lớp kế toán viên ở Hà Nội.

Cỡ chừng năm sau thì bất ngờ em gặp lại cô ấy trên công trình , chào nhau song em bỗng thấy cái nhìn rất lạ như đượm buồn nấp dưới vành mi. Cô ấy hỏi em một câu: Anh đã lấy vợ chưa và hình như chờ đợi em trả lời một câu nào đó. Lúc ấy em bỗng chột dạ nhớ về bài thơ Núi Đôi mà em tặng cô ấy năm trước có thể đã để lại trong cô ấy niềm hy vọng nào đó.

Vì lúc đó em đã mặn nồng và chỉ nghĩ đến nhà em nên cười trừ rồi tạm biệt , đường ngược chiều hai chiếc xe đạp dần xa nhau để không bao giờ gặp lại.

Khi em đã có một gia đình rồi thì em có gặp lại người anh trai của cô ấy và được biết tin là cô ấy sau khi học xong về công tác ở đồng bằng và đã lấy một anh sỹ quan quân đôi cùng quê. Biết được cô ấy hạnh phúc em cũng an lòng và phấn khởi cho cô ấy.

Chị Mười ơi ! lắm lúc vơ vẩn em cứ nghĩ đúng là minh quá ngây ngô và thực thà. Giả sử thời ấy mà em mạnh dạn thì biết đâu cô ấy lại đã là của mình.

Có khi ở bên phía đối diện người ta cũng tíếc là em đã không tạo cơ hội để hai con tim gắn kết bên nhau. Có lẽ là do duyên phận chị Mười nhỉ . Thì trong cuộc sống chả khối người từng mang niềm tiưếc nuối đó thôi: " Sao anh lại ngỏ lời - vào một đêm trăng khuyết - để bây giờ thầm tiếc- một vầng trăng chưa tròn" Hay là : " Ba đồng một mớ trầu cay - sao anh không hỏi những ngày còn không - bây giờ em đã có chồng- như chim vào lồng như cá cắn câu "

Em xin cảm ơn chị Mười đọc những dòng tâm sự của em/
[


Hoa Sơn
1959


 

Bài: 246
CHỈM XEO

Trong cuộc đời có khi người ta được chứng kiến những sự việc không mong muốn nhưng nó vẫn xảy ra. Kể lại có khi còn bị mắng là làm rác tai người nghe. Ây là chuyện "chỉm xeo".

Trường hợp thứ nhất tôi được biết là khi còn làm ở công trình thủy điện Hòa bình. Một ông phó giám đốc xí nghiệp đời sống tức là quản vấn đề hậu cần của một công ty cơ 5000 quân. Khỏi phải nói thời bao cấp (những năm của thập kỷ 1980) ông ta sướng như một vua con. Trong xí nghiệp của ông ta phần lớn là lao động nữ. Chả biết có phải vì sướng quá sinh dửng mỡ hay không mà ông ta tá tem với vợ của một công nhân. Anh công nhân này là thợ khoan hầm , cái điệp khúc ca ba kíp 4 quay tròn quanh năm ngày tháng không ngơi nghỉ. Phải nói rằng công việc ở một công trình thủy điện luôn khản trương chạy đua với thời gian có khi không còn biết đến ngaỳ chủ nhật ngày lễ. Chính vì thế mà những hôm anh ấy đi làm ca 3 suốt cả đêm là cơ hội cho những ai thích nem thèm chả chứng tỏ khả năng của mình.

Phàm những chuyện trên đời vụng trộm như cái kim trong bọc rồi cũng có ngày phải lòi ra, huống chi ở một khu tập thể hàng nghìn con người ở trong phạm vi một qủa đồi. Một hôm như thường lệ anh công nhân lại đi làm đêm nhưng nửa chừng anh quay về như kế hoạch đã định trước. Anh bắt được đôi dâm phụ nhưng vì còn giữ thể diện cho tất cả nên chỉ xử kín nội bộ. Rồi sau đó anh ra điều kiện nếu tái diễn anh sẽ xử cho ra nhẽ.

Chả biết có phải cái thói càng ăn vụng càng thèm hay sao mà những người xung quanh vốn rất quý anh vẫn thấy trong những hôm anh đi làm ca đêm mà bên nhà lại có tiếng chuột rúc rích.

Anh bèn làm một con dao nhỏ rất sắc đưa cho vợ với lời nói ngắn gọn: Một là phải "xẻo" để chứng tỏ lời hứa hôm nọ, hai là anh se xmời bố mẹ vợ lên trao trả vợ.

Một đêm thanh vắng anh công nhân kia đi làm ca 3 thì xung quanh bỗng nghe tiếng kêu thất thanh bên nhà ấy. Hôm sau ông giám đốc công ty cử ông chủ tịch công đoàn xuống bệnh viện kiểm tra xác minh sự việc. May mà chị vợ kia không phải bà bán thịt lợn nên xẻo chưa đứt và các bác sỹ nối lại được.

Ngay fông phó giám đốc sướng như vua con kia ra viện về trình giám đốc cũng là ngày ông ấy nhận giấy buộc thôi việc. Năm sau thì có tin của những người cùng quê với ông ta kể lại là ông phó giám đốc ấy về quê tuy vợ con đau khổ không lỡ to tiếng nhưng vì áp lực trước phong tục tập quán ở thôn quê khiến ông ấy phải tự vẫn.

Vào thời kỳ ấy ở nông thôn miền bắc ai đi thoát ly làm cán bộ là sang lắm. khi về quê có cân đường hộp sữa biếu các cụ già thì còn gì bằng. Đằng này.... nhục cho cả nhà thì làm sao mà sống nổi cơ chứ.
Còn cô vợ phản bội chồng kia sau cái vụ ấy cũng không chịu nổi tai tiếng nên cũng bỏ đi đâu không ai biết.

Trường hợp thứ hai tôi được chứng kiến là khi làm ở công trình thủy điện Yaly - tỉnh Gia Lai. Hai vợ chồng nhà này không có nghề nghiệp trôi dạt theo công trình nhặt sắt phế liệu và buôn bán xăng dầu lậu kiếm sống. Khi chị vợ sinh đứa con gái thứ 2 chưa đầy tháng thì anh chồng đi tòm tem với các cô gái cũng trôi dạt về công trường kiếm sống bằng nghề bán cái vốn trời cho. Anh chồng đã không biết điều còn đánh đập vợ. Phẫn uất quá chị vợ liền thủ chiếc dao lam cạo dâu làm luôn một nhát cho biết mặt. Cũng may mà không đưt hẳn nên bạn tôi là Bs Ca phụ trách khoa ngoại khâu lại được như cũ. Hai năm sau đôi vợ chồng ấy lại cho ra đời một đứa con trai. Có lẽ truwongf hợp này không có yếu tố "Ngoại " nên hạu quả không bi đát như Ông phó giám đốc kia.

Thưa quý bạn đọc chuyện này kể ra đúng là chỉ làm rác tai quý vị nên người kể có lời xin lỗi quý bạn đọc. Nhưng nó là chuyện tại hạ chứng kiến nên coi như một kỷ niệm để luôn nhắc nhở mình:

"Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

Và cũng là để thấy quý giá hạnh phúc đơn sơ mà mình có được:

"Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon"

Xin cảm ơn quý bạn đã bớt chút thời gian đọc chuyện này.
Hoa Sơn
1959


 

Bài: 246
Buôn dưa lê

-Chị Hai này
- Chị Mười có chuyện gì vậy
- Là cái cậu em giai mà chị Hai nhặt về ấy
- Nó dám hỗn với chị Mười sao?
- Ồ không không , chỉ là cậu ấy viết ba cái chuyện tầm phào được Mười khen mấy câu phỏng mũi lên.
- Thì ai chả muốn được khen
- Thì chuyện thường là vậy ai để ý làm gì nhưng cậu ấy cứ huyễn hoặc tự cho là văn mình hay cứ đòi bán mới khổ chứ. Đến nỗi cứ năn nỉ anh Chín mua bằng được.
- Chả là cậu ấy túng quá mới thế thôi mà, đi ăn xin thì không có mặt dàỵ mày dạn được, đi ăn trộm thì không có gan nên cứ nghĩ có tý chữ là bán được .
- Cậu ta cũng ngây thơ thật, bán chữ thời buổi này có dễ thế đâu, ngày xưa Ông Đồ già chữ thánh hiền như rồng bay phượng múa bán ở Đô Thành còn ế phải bỏ nghề , đến như Cụ Ngô Tất Tố văn uyên bác chừng ấy còn phải bán đứa con mười tuổi và đàn chó con chưa đủ nộp sưu nữa là, rồi Ông Nam Cao phải để Lão Hạc ăn bả chó chết để giành tiền cho con trai về lấy vợ, rồi Cụ Tú Xương thần thơ thánh chữ cũng phải ăn bám vợ suốt đời. Cơm áo có đâu đùa khách làng thơ mà cậu ấy cứ mơ mộng hão.
- Chị Mười thôi đừng trách cậu ấy, thân phận của các nhà văn nhà thơ chẳng khác nào như kiếp tằm xe tơ, kiếp con ong gom mật cho đời, nếu như ai cũng ngại số phận khổ đau thì lấy đâu ra những tác phẩm trứ danh để muôn đời sau con cháu soi vào đó mà hiểu được lịch sử phát triển của loài người nhất là các giá trị thẩm mỹ vô giá mà không hiện vật nào có thể bền vững bằng.
- Chị Hai nói chí phải, sứ mệnh của các nhà văn nhà thơ cao cả là như vậy nhưng những người bình thường như chúng ta có ghi lại những việc đã trải qua trong đời như là lưu giữ kỷ niệm, biết đâu cũng từ những nguồn nguyên liệu ấy mà các thế hệ sau hiểu được về thời thế hệ chúng ta đương sống.
- Vậy thì chị Mười tiếc gì mấy lời động viên cho cậu ấy vui, cứ hứa đại là mua văn cho cậu ấy thì mỗi bài trả cho 1triệu đô la âm phủ cho cậu ấy thành triệu phú.
- Ý kiến chị Hai thất là hay .


 

Bài: 246
Đẻ rơi


Lúc nhỏ tôi từng chứng kiến một bà đẻ rơi, ấy là lúc tôi đang đi chơi ngoài đường thấy một đám đông bên vệ cỏ , thì ra một bà nông dân gần ngày tháng đẻ vẫn đi gặt lúa, giữa buổi thấy đau bụng mới vội về nhà để lên trạm y tế nhưng dọc đường thì đê vỡ và mọi người phải hộ tống bà cùng thiên thần bé nhỏ đi nốt đoạn đường còn lại chừng gần 1km mới tới trạm xá.

Ấy vậy mà trong đời tôi cũng đã 4 lần phải ra tay với những phi vụ tương tự.

Những năm đầu tôi lên công trường thủy điện hòa bình, trong một đêm đang trực tại trạm y tế cơ quan thì có một bà hớt hải đến gọi đi "hộ đê". Đến nơi thi fđã thấy anh Mười là Y sỹ ở gần đấy đã có mặt. Hai anh em cùng giúp bà mẹ vượt cạn an toàn.
Lần thứ hai là một chị anh bạn ở phòng sát vách nhà tôi. đang đêm bỗng nghe tiếng hét thất thanh tôi choàng tỉnh dậy không hiểu chuyện gì thì anh chồng đã sang đập cửa dồn dập bảo anh sang giúp nhà em với. Tôi sang đến nơi thì đứa bé đã ra đưọc cái đầu, tôi ben fphân công ngươì nhà mỗi người một việc , một lúc sau anh Quyết Bs trưởng trạm cũng đến , tôi đỡ vai cho cháu ra rồi làm rốn còn anh Quyết thì lấy nhau thai ra. Khi mọi việc tạm ổn thì anh chồng vốn là lái xe con cho giám đốc đưa hai mẹ con xuống bệnh viện theo dõi tiếp. Cháu này sau cũng đi cùng tôi vào công trình thủy điện Yaly gần chục năm sau. Mỗi lần sang chơi tôi hay gọi đùa cháu là cháu Rơi chứ tên cháu là Trang Thảo càng lớn càng xinh. Mới đây nghe tin cháu đã về tỉnh Hải Dương và sắp tốt nghiệp đại học. Chắc là tôi chẳng bao giờ đưọc ăn cỗ cưới của cháu như lời bố mẹ cháu hứa vì giờ không biết địa chỉ của nhau.

Lần thứ 3 là ở công trình thủy điện Yaly tỉnh Gia Lai, lần này chỉ có mỗi mình tôi xử lý và cũng là vợ của một anh lái xe nhưng may là vào giữa buổi sáng. Anh lái xe đưa công nhân đi làm chỉ có mấy bà hàng xóm đến giúp. Khi tôi xuống đến nơi thì cháu bé đã ra ngời hoàn toàn , mẹ cháu thì thò hai tay xuống đỡ hình như sợ như chim sổ lồng bay đi mất. Tôi nhanh chóng cắt rốn và lau chùi cho cháu xong và lấy nhau ra kiểm tra an toàn. Khi công việc sắp hoàn tất thì anh chồng cũng đưa xe về và tôi bảo anh đưa cả hai mẹ ôn xuống bệnh viện theo dõi tiếp. Sau này cứ mỗi lần gặp bố cháu nói chuyện tôi lại đùa là khi cháu lấy chồng tôi trừ tiền mừng vào tiền công thì đừng có thắc mắc.
Lần thứ 4 là ở công trình đào đường hầm Hải Vân và cũng vào buổi trưa. Khi tôi đến nơi thì cháu cũng đã ra ngoài rồi và đang khóc oe oe, tôi cắt rốn xong đợi đến lúc nhau bong nhưng không thuận lợi như các lần trước. Tôi phải gọi điện xin tư vấn từ trung tâm cấp cứu Đà Nẵng và bảo gia đình đi đón ngay bà hộ sinh có kinh nghiệm đến giải quyết. Đúng là trăm hay không bằng tay quen, bà hộ sinh vừa nghe tôikể lại tình hình là nhau đã bong rồi nhưng lấy không ra , bà bèn thò một tay vào thăm dò và một tay đẩy loáng cái đã xong. Tôi cho xa cấp cứu chở hai mẹ con ra bệnh xá phường theo dõi tiếp phòng sự cố. Hôm sau mọi sự êm rồi về.
Cả hai cháu sau này đều là con gái và giờ tôi cũng không biết tin các cháu ở đâu. Thế la ftôi thiệt mất 4 bữa cỗ cưới không phải lo tiền mừng. Thiệt quá đi thôi.
Mà trong cái việc đỡ đẻ rơi thì vấn đề quan trọng nhất là khâu vô trùng để phòng uốn ván rốn, thứ nhì là phải xem mẹ cháu có bị băng huyết sau sinh không? Hai vấn đề ấy đều ổn thì cứ yên tâm mà đợi bố mẹ cháu mời ăn cỗ đầy cữ cháu.

Chả biết tôi kể chuyện này có mang đến cho chị Mười chút vui nào không? Chị có thưỏng gì cho mình không?
Em xin cảm ơn chị Mười và quý bạn đọc ghé mắt qua đọc chuyện này.



Hoa Sơn


 

Bài: 246
Đám cưới không rể


Chị Mười ơi , hôm qua em xem bộ phim Tầu thấy cảnh đám cưới mà cô dâu bái đường cùng với tấm bài vị của chồng. Người chồng do đính ước từ bé nhưng khi chưa lấy nhau thì đã đi đánh trận và không bao giờ trở về nữa. Em bỗng nhớ tới đám cưới không rể của anh họ em thời em còn bé. Số là ông bác họ sinh được hai anh , anh cả thì đã đi vào Nam chiến đấu, còn anh hai thì cũng đang đi bộ đội. Vì sợ chiến tranh cướp mất người nối dõi tông đường nên ông Bác em một mặt gấp rút lấy vợ cho anh hai, một mặt chạy vạy mọi cửa để anh hai không phải vào nam chiến đấu. Khi Bác lên đơn vị hói ý kiến anh hai thì anh hai đã viết sẵn tên cô Xuân cùng xóm.Bác em về tiến hành mọi nghi lễ và đinh ngày cưới.Ác nỗi ngày cưới thầy đã định mà mùa huấn luyện đang nghiêm ngặt nên anh hai không về kịp. Thế là đám cưới được tổ chức mà không có chú rể. Lúc đi đón dâu phải mượn một chú em họ cùng tuổi đi thế. Ấy vậy mà anh chị cũng được 5 đứa con 4 trai một gái. Tiếc rằng chị ấy mất sớm lúc mới ngoài 40 tuổi. Anh Hai họ em sau này về hưu khi đã lo cho các con thành gia thất đầy đủ giờ lại ra Hà nội lấy bà hai và thêm được đứa con gái nữa.

Chị Mười đừng trách em kể chuyện nhạt như nước ốc ao bèo nhé vì rõ ràng anh Hai họ em cũng có điểm hơn người là được bù đắp thiệt thòi của đám cưới không rể thời thanh xuân bằng đám cưới có rể lúc cuối đời. Chả ai mong như thế nhưng số anh ấy như thế. Em thì em nhớ kỷ niệm này vì hôm cưới anh ấy em sợ ông bác nên chả được miếng cỗ nào.Không hiểu tại sao ông bác ruột em cứ thấy em đâu là đuổi đánh như thằng ăn cắp ấy chứ chả khi nào ân cần dạy bảo điều gì. Mặc dù lúc ấy em là đứa học giỏi có tiếng ở trong làng.
Em cảm ơn chị mười bớt chút thời gian đọc chuyện này. chúc chị vui khỏe nhiều và nếu có ai bảo chị cưới không rể thì chị đừng nghe chị nhé.



Hoa Sơn
1959
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.07.2009 17:55:25 bởi HÀN GIANG >