Truyện ngắn của Trung Kim

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 52 bài trong đề mục
Tác giả Bài
trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
Truyện ngắn của Trung Kim - 15.07.2009 14:56:47
Truyện ngắn
                                         Vận hạn

 
     Tôi mang một ba lô đầy xoài và măng rừng về nhà, vợ tôi mừng quá đỡ lấy ba lô, nói:
- Thế là mình có đồ ăn rồi hén!
     Tôi gật đầu mà lòng thấy nhói đau. Vợ tôi đã mang thai ba tháng cần có những thức ăn cần thiết để cho cô ấy và cả con tôi khỏe mạnh. Nhưng thời điểm này khoai mì độn với bo bo còn không có mà ăn thì giữ cho người khỏi bệnh tật là may lắm rồi. Chúng tôi đều là sinh viên văn khoa, sau giải phóng thì thất học rồi buồn quá lấy nhau cho vui, cho xong phận người. Lấy nhau rồi mới biết không có gì ăn mà bày đặt lập gia đình. Thế là dìu nhau lên cái xứ được tiếng là đất đai màu mỡ Daklak này để lập nghiệp. Nhờ vợ tôi có dính một chút bà con với vợ chồng người anh họ con dì nên họ thương tình giúp đỡ hướng dẫn cho lên rừng chặt cây, cắt tranh về làm cái chòi ở cạnh nhà họ sau khi chúng tôi đồng ý đổi hai chiếc nhẫn cưới của chúng tôi lại một cặp heo con rồi để lại cho họ nuôi rẹ*. Thật ra thì cuộc sống của họ không hơn gì chúng tôi. Chẳng qua là họ đến đây lập nghiệp sớm hơn chúng tôi mà thôi.


     Chẳng hiểu có thai thèm đồ chua hay vì trong dạ dày trống rỗng mà vợ tôi ăn hết nửa ba lô xoài rừng - những trái xoài chua lét, chua le, chỉ lớn hơn gấp đôi trái bàng một chút. Khi hết xoài, vợ tôi lại chuyển qua cắt măng để luộc lên chắm muối ăn. Mới cắt hết mấy bụt thì vợ chồng người em họ qua với bộ mặt nghiêm trọng, nói:
 - Hai vợ chồng đang định làm gì với măng này?
     - Vậy làm gì ăn cho khỏi ngán?  Nghe anh ấy nói, anh hái xoài và cắt măng được nhiều gấp đôi mà.
- Cặp heo chết rồi em ạ! – Anh họ nói  - Chẳng hiểu vì sao, có lẽ bị bệnh.
    Tôi thất vọng, vì như thế là chúng tôi chẳng còn cái gì để sống. Nhưng vợ tôi thì lại reo lên:
- A..vậy là có thịt để nấu với măng rồi!
 
     Đúng là tối hôm đó, cả hai gia đình chúng tôi có một bữa no nê măng, thịt. Nhưng đến nửa đêm thì chúng tôi lên cơn sốt. Sáng lại thì vợ tôi xụi lơ và mê man không còn biết gì nữa. Thật ra thì tôi cũng sốt buốt tới xương nhưng có lẽ vợ tôi đang mang thai nên trầm trọng hơn. Tôi ráng đi qua nhà vợ chồng ông anh để nhờ họ đưa vợ tôi xuống trạm xá. Thật bất ngờ, bà vợ cũng đã đưa ông chồng xuống cấp cứu dưới trạm xa rồi. May là khi nghe tin này thì tôi tự nhiên  hết sốt. Thế là tôi cố gắng cõng vợ tôi xuống trạm xá. Cách một ngày sau thì ông anh họ chết còn vợ tôi thì hư thai. Sau khi hư thai, vợ tôi càng nguy kịch hơn. Tôi cũng sốt nặng hơn. Thế là chúng tôi được chuyển cấp cứu lên bệnh viện tỉnh. Cả hai chúng tôi được đưa vào phòng cấp cứu nhưng chỉ một ngày sau tôi được ra khu điều trị.
 
    Tôi đang lên cơn sốt, bác sĩ bóp nắn gì vào người tôi rồi đặt ống nghe và cặp nhiệt. Kế đến, cô y tá đặt vào tay tôi khoảng hơn chục viên thuốc. Tôi nghe loáng thoáng cô ấy nói: “Ăn rồi uống nha!”. Khi bà cấp dưỡng đẩy xe cháo đi phân phát thì tôi cũng dứt cơn sốt. Tôi ăn hết một gà men cháo rồi thấy khỏe lạ kì. Thật sự tôi đã muốn ăn cơm mà bác sĩ chưa cho. Nhưng dù sao cũng còn hơn ở nhà suốt cả tháng trời chưa thấy hột gạo. Ở đây người ta phát cơm, cháo một ngày ba lần. Chưa kịp rửa chén bát bữa trưa thì cấp dưỡng đã phân phát cơm nước bữa tối. Tôi chợt ước bệnh tôi chữa hoài không lành để được nằm ở đây mãi. Chợt nhớ lời cô y tá, tôi rót một ly nước đầy và bỏ vào miệng hơn chục viên thuốc sốt rét. Chưa đầy 15 phút sau, mặt mày tôi choáng váng, môi má tôi lùng bùng, bụng dạ tôi sôi sục quặn đau, toàn thân tôi nóng như lửa đốt và hơi thở tôi đứt  đoạn. Tôi vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra nhưng tôi nghĩ là tôi sắp chết. Thế là tôi lên giường nằm duỗi thẳng chân và đôi tay chắp lại trước bụng như an phận ra đi. Rồi tôi thiếp đi không còn biết gì nữa.
 
    Tôi chợt tỉnh khi bà cấp dưỡng quát bên tai tôi:
- Dậy mà lấy đồ ăn! Cơm hay cháo? Bác sĩ cho ăn cơm chưa?
    Tôi nói dối để được ăn cơm. Bởi sao lúc này tôi thèm cơm chi lạ. Người tôi tự nhiên tỉnh táo và khỏe mạnh chưa từng thấy. Bà cấp dưỡng thấy tôi ăn khỏe quá thì cho thêm một phần cơm của ai đó mới chết nữa. Ăn xong, tôi nhanh chân đi tìm vợ tôi đang nằm ở phòng cấp cứu. Vợ tôi tuy chưa ngồi dậy được nhưng cũng biết nở nụ cười an ủi rồi. Nhìn cái cảm xúc chia sẻ của vợ tôi mà tôi thầm cám ơn ông trời đã cho tôi bệnh cùng một lần với vợ tôi để tôi có điều kiện mà chăm sóc cho cô ấy. Thú thật, nếu chỉ có vợ tôi bệnh, thì tiền đâu tôi ăn uống cho đủ sức để lo cho cô ấy. Tôi cũng mừng là ngay thời điểm đói kém này mà mang bệnh nặng như thế là một may mắn cho chúng tôi. Dễ dầu gì người dân khỏe mạnh lúc này kiếm ra được chén cơm. Chờ đến mùa màng thì còn đến bốn năm tháng nữa. Mà đến mùa màng thì chưa chắc đã có lúa. Kiểu làm lúa theo tập đoàn, tập thể, đánh kẻng thì lên rẫy, điểm danh chấm công, cạnh nanh nhau bởi tôi ra sức nhiều còn bà thì yếu ớt quá, làm lấy lệ mong hết giờ về. Thêm nữa, rải lúa trên đất xong để đó chờ ngày thu hoạch mà chẳng có phân bón gì thì mai mốt chỉ có chia rơm mà ăn.
 
     Qua sáng hôm sau, đáng lẽ giờ làm việc thì tôi bắt đầu lên cơn sốt. Căn bệnh sốt rét một cộng một  trừ của tôi như là bệnh giả đò. Nó sốt đúng vào lúc bác sĩ đi khám cho bệnh nhân. Nhưng sáng nay tôi tỉnh như sáo và khỏe khoắn lạ kì. Bác sĩ cặp nhiệt, đo mạch, banh mắt và kéo lưỡi tôi ra rồi kinh ngạc:
- Hôm qua sốt nặng lắm sao hôm nay có gì đâu! Có uống hoặc chích thuốc gì khác không?
- Dạ không! Bác sĩ cho uống một lần thì chỉ uống một lần ngày hôm qua đó thôi.
- Cái gì..uống một lần à?
- Dạ…
Ông bác sĩ hoảng hốt quay nhìn cô y tá.
- Tôi đã bảo chia uống ba lần mà!
- Thế ngày hôm qua chẳng có chuyện gì xảy ra với anh sao?
- Dạ tôi thiếp đi nên chẳng biết gì.
- Chưa chết là may đấy. Thôi lành rồi ngày mai về nhé!
- Dạ..dạ..chưa lành mà bác sĩ! Tôi..tôi còn sốt…
Cả ông bác sĩ và cô y tá bật cười. Bác sĩ nói:
-Tôi là bác sĩ hay anh là bác sĩ. Bây giờ tôi cho anh đi thử máu một lần nữa cho chắc. Nếu hết bệnh rồi thì ngày mai về!
- Dạ bác sĩ cho tôi ở lại thêm…vì..vì tôi còn phải lo cho vợ tôi đang nằm ở phòng cấp cứu nữa…
- Ô hay..sao bệnh nhân ở cái bệnh viện này kì ghê nha! Đáng lẽ nghe xuất viện hết bệnh rồi thì mừng, đằng này thì ngược lại, ai cũng buồn và xin xỏ ở lại là sao. Vợ đang nằm phòng cấp cứu thì anh xuất viện qua chăm sóc cho cô ấy tiện hơn chứ sao.
     Tôi lặng nghẹn. Ông bác sĩ đâu có hiểu hoàn cảnh của tôi, của chúng tôi.
 
     Qua ngày hôm sau tôi xuất viện thì vợ tôi cũng được chuyển ra khu điều trị. Tuy có khỏe khoắn đôi chút nhưng bác sĩ vẫn còn bắt vợ tôi ăn cháo. Sức khỏe của vợ tôi có hồi phục hay không chỉ còn nhờ vào một ngày ba gà men cháo thịt bằm đó thôi. Nhưng cơ thể đang hồi sức thì chừng đó chẳng ăn thua gì  với vợ tôi cả. Nhìn cô ấy ăn mà tôi thấy xót xa. Đáng lý lúc này, vợ tôi phải được bồi dưỡng nhiều hơn thế.
     - Vậy là người ta không phát cơm cho anh nữa à?
Tôi gật đầu. Vợ tôi bưng gà men cháo lên:
- Em một nửa, anh một nửa!
- Em phải cần ăn cho có sức.
-Thì anh cũng vậy mà!
      Bụng tôi chợt sôi lên khi thấy cháo, tôi đứng dậy đi để tránh cho vợ tôi khỏi nghe.
- Anh đi ăn đây!
- Ở đâu có cho anh ăn?
- Đừng lo, có mà!
      Nói để trấn an vợ tôi thế chứ tôi lấy gì ăn. Tôi chỉ mong sao vợ tôi có cái  ăn là tôi mừng rồi. Cô ấy yếu như thế mà về nhà lúc này thì chỉ có chết.
 
      Hai ngày sau, bà cấp dưỡng thấy tôi đã xuất viện rồi sao vẫn còn lân la trong bệnh viện. Rồi bà cũng biết tôi còn ở lại là để nuôi vợ. Và bà cũng tinh mắt khi thấy tôi chẳng ăn uống gì cả. Bà chợt nhớ trước đây bà có cho tôi một phần ăn của người mới chết mà tôi ăn ngon lành. Thế là nhờ vậy, bữa nào có người chết thì tôi được ăn. Ăn riết rồi tôi cầu cho ngày nào cũng có người chết.
       
      Một tháng sau, vợ tôi đã lành nhưng vẫn còn yếu. Chúng tôi biết rồi thế nào bác sĩ cũng cho xuất viện. Nhưng khi bác sĩ phán cho xuất viện thì vợ tôi bật khóc. Tôi hiểu vợ tôi đang lo sợ về nhà thì cuộc sống sẽ ra sao. Lấy gì để ăn trong lúc chúng tôi mới vừa thoát khỏi cơn bạo bệnh.

* Nuôi rẹ: Người bỏ công, kẻ bỏ của. Khi vật nuôi sinh lợi thì chia hai.

                                                                                         Trung Kim
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.07.2009 13:19:42 bởi trungkim >

bunthang
  • Số bài : 90
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 09.04.2009
RE: Vận hạn - 16.07.2009 10:09:34
Câu chuyện thấm thía đến là xót xa, tội quá!

kimle
  • Số bài : 66
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.12.2008
  • Nơi: Hà Nội
RE: Vận hạn - 16.07.2009 10:42:55

Thế là nhờ vậy, bữa nào có người chết thì tôi được ăn. Ăn riết rồi tôi cầu cho ngày nào cũng có người chết.



Đọc mà xót xa quá. Đúng là " No nên bụt. Đói thành ma".
Phần CON đã lấn át phần NGƯỜI. Chỉ còn lại bản năng để sinh tồn. "Dân vi thực". Các cụ xưa đã dạy "Có Thực mới vực được Đạo", đạo đây là đạo đức, lòng nhân ái, phần hồn tinh tuý cao đẹp nhất của con người với đúng nghĩa của nó. Không có Thực mà vẫn giao giảng những điều cao đẹp nọ kia thì chỉ là nói xuông mà thôi!







trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Vận hạn - 17.07.2009 19:31:26
Cám ơn bạn bunthang đã đọc và để lại cảm xúc! Chúc vui!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Vận hạn - 17.07.2009 19:41:44
Chào bạn (anh, chị) kimle!
"Đọc mà xót xa quá. Đúng là " No nên bụt. Đói thành ma".
Phần CON đã lấn át phần NGƯỜI. Chỉ còn lại bản năng để sinh tồn. "Dân vi thực". Các cụ xưa đã dạy "Có Thực mới vực được Đạo", đạo đây là đạo đức, lòng nhân ái, phần hồn tinh tuý cao đẹp nhất của con người với đúng nghĩa của nó. Không có Thực mà vẫn rao giảng những điều cao đẹp nọ kia thì chỉ là nói xuông mà thôi!"

Cam ơn bạn đã đọc và để lại lời bình hay! Tk cũng đồng quan điểm với bạn như thế. Không có chất mà cứ rao giảng thiên đường thì chỉ là nói dóc thôi!
 
* TK lỡ làm cho các anh chị buồn, bù lại tk sẽ đăng một truyện vui nha!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
Truyện ngắn của Trung Kim - 17.07.2009 19:55:47
   Cắt “của quý”
             Rõ ràng là ả vừa thấy chồng ả dự buổi liên hoan tại công ty đây mà sao bây giờ người ta nói chồng ả đang ở trong quán bia ôm này. Biết có đúng không mà xông vào nếu không có thì không yên ổn với bọn đầu gấu đang ngồi hằm hằm nơi cửa đó đâu. Nhưng ả bừng bừng ghen tức và tím tái mặt mày khi vừa thấy bóng dáng chồng mình đang ngả ngớn nơi cửa với mấy em mắt xanh môi đỏ. Ả xồng xộc xông vào nhưng làm sao bước qua được xác của bọn đầu gấu. Thế là ả nuốt cục tức xuống và lẳng lặng bỏ về. Vừa về tới nhà, ả òa khóc bù lu bù loa với con gái ả.
        -  Ôi dào! - Con gái ả nói – Khóc làm gì cho mệt bà ơi! Mai mốt tui lấy chồng mà thằng nào cà chớn là tui cắt! Lúc đó có đi đâu thì cũng là chồng mình.
           Nghe thế ả chợt nín. Có lẽ ả thấy có lí quá. Rồi ả lẳng lặng ngay cả khi chồng ả chân trước đá chân sau mò về nhà. Chồng ả xỉn quá lăn đùng ra giường ngủ mê như chết. Thế là ả lạnh lùng một tay cầm con dao Thái Lan, một tay nắm “của quý” của chồng hớt tận gốc một cái ngọt như cắt một trái chuối. Chồng ả thét lên một tiếng rồi xỉu luôn. Con gái ả nghe tiếng thét liền chạy vào. Thấy thế con gái ả hoảng hốt la lên:
          -  Ôi chời..bộ bà..bà thiến ổng thiệt rồi hả?
          Ả mặt mày tái mét gật đầu. Con gái ả lính quýnh thúc:
          -  Bà ơi là bà ơi, mau mau mà chở ổng đi nhà thương..không thôi ổng chết!
          -  Mày..mày chở đi đi! Tao..tao mắc cở lắm!
          - Tui cũng mắc cở!
          Con gái ả vội chạy sang cầu cứu ông em ruột của chồng ả. Khi ông em trai của chồng ả đưa chồng ả đi bệnh viện rồi thì ả bắt đầu lo lắng nôn nao sợ chồng mình không tai qua nạn khỏi. Ả cảm thấy mình thật ác với chồng mình và lương tâm ả bắt đầu cắn rứt. Cầm trên tay cái xẻng cùng với cái” của quý” của chồng được ả gói trong bọc ni lông cẩn thận, ả lững thững đi ra sau vườn, tìm một chỗ khuất mắt mọi người rồi đào lỗ..chôn. Tự nhiên ả thấy tiếc và nước mắt bỗng tuôn trào. Ả nhớ lại cái ngày mới lấy nhau, Chồng ả có đi đâu thì cũng không quên tối về với ả. Ả cũng thế, cứ hễ rời chồng một buổi là thấy nhớ. Có khi thấy nhớ quay quắt những cuộc ái ân mà phải bỏ dở công việc để về. Ả nghĩ nếu trước đây mà chồng ả không có cái “của quý “ ấy thì làm sao mà nhớ nhau như thế được…
            Con gái ả thấy ả buồn rũ rượi thì cũng tội nghiệp. Thật ra khi thấy ả cắt đứt cái “của quý” của ổng thì cô lấy làm mừng. Bấy lâu nay cô cũng sợ nó lắm mà chưa biết phải đối phó như thế nào. Bởi đã có lần ổng đem khoe với cô nhằm để gợi dục cô rồi. Cũng may khi đó cô thất kinh hồn vía mà thét lên một tiếng khiến ổng phải thu hồi. Nhưng nhiều khi cô thấy ổng cũng tội mà không kiềm chế được thì có ngày cũng buông xuôi. Bởi từ ngày cha cô mất, ổng đem mẹ con cô về và lo lắng chăn dưỡng cho tới nay mà chẳng cố chấp một điều gì…
            - Tui nghe người ta nói có thể may lại được nếu chưa quá một hai giờ gì đó!
            - Hả? Mày..mày nói cái gì?
            - Bà muốn phục hồi lại cho ổng thì mau mau đem cái đó lên để bác sĩ kịp may lại.
            - Ôi chời ơi! Sao mày không nói sớm. Tao..tao chôn rồi..
           Ả bật dậy như cái lò xo, phóng ba bốn bước đã ra chỗ chôn cái “của quý” của chồng ả. Ả vội vàng dùng hai bàn tay móc đất lên lia lịa như chồn đào hang. Ả kéo vội cái bịch ni lông lên rồi phóng chạy vào nhà.
          - Đi, đi! Đi với tao lẹ lên!
          - Bà chạy ra mua nước đá cho nó mát mẻ đã kìa! Chứ lên tới đó là nó thiu mất, có mà dzụt cho chó ăn! Tui nghe người ta nói dzậy đấy!
          -Thì..thì..mày chạy ra mua dùm tao đi!
          - Ôi chời, của bà mà làm như của tui! Mệt, xấu hổ lắm bà ơi!
          -Tao..tao lạy mày! Chồng tao thì tao mới xấu hổ, còn mày mà xấu hổ gì! Tao..tao thiến chứ bộ mày thiến à!
          Thấy bộ mặt khẩn thiết của ả, con gái ả tội nghiệp nên lững thững đứng dậy
          - Lẹ lẹ dùm tao chứ quá một giờ là không kịp mà mày rề rề dzậy làm sao chời!
          Con gái ả chạy đi một lúc rồi chạy về:
          - Hết nước đá rồi bà ơi!
          - Ôi chời..chời không thương tui gì cả! Thì mày chạy xa xa một chút. Thôi, tao đ. nhờ mày nữa! Ổng nuôi mày lớn lên từng đó mà mày chẳng làm cho ông được điều gì.
          Thế là ả ba chân bốn cẳng vừa chạy ra khỏi nhà vừa la lớn:
         - Bà con ơi! Nhà ai có đá trong tủ lạnh không vậy? Cho tui xin vài cục đi!
          Ả đi một vòng, gom được một bịch nước đá về. Rồi ả cùng với con gái ả đập nước đá nhỏ ra ướp cái “của quý” trong một túm ni lông bằng quả bưởi. Xong, cả hai mẹ con vội ra kêu xe ôm đi.
          Xe ôm đi đến đoạn phố xa đông đúc thì bị kẹt. Ả nôn nóng la toáng lên:
         - Sao lại kẹt xe vào lúc này hả trời! Mà ông đi đường nào để kẹt dzậy?
         - Bà đi bệnh viện thì tui chở đi bệnh viện chớ đi chỗ nào nữa chời! Mà cái gì ươn ướt sau lưng tui dzậy?
         Hóa ra ả nhờ lưng ông xe ôm che chắn cái túm “của quý”. Ả lặng thinh rồi quay ra sau tìm con gái ả. Vừa thấy con gái ả bị kẹt phía sau xa, ả rống lên:
         - Ổng tới nhà thương nào..ào?
         Mặt con gái ả chưng hửng:
         - Tui..tui không biết..iết!
         - Ôi chời ơi là chời!
         Ả bức tức giơ cái túm “của quý” lên cao quá đầu rồi xồng xộc chen chân vội qua những hàng xe kẹt cứng tới con gái ả và quát lên:
         - Sao mày lại không biết được..ược!
         Con gái ả bị la trước mặt đông người thì nghĩ như mọi người đã biết hết chuyện “thái giếng” nên quê quá cũng la toáng lên:
         - Sao tui phải biết! Chuyện của bà mà bà không chịu hỏi thì thôi! Cho đáng đời bà, ai biểu bà thiến ổng!
         Ả ngượng ngùng nhìn mọi người rồi nhìn ông xe ôm. Còn ông xe ôm thì đang rướn tay sau lưng để xem chỗ áo bị ướt lạnh của mình và khi nghe ả nói thế thì cũng ngước lên nhìn ả với ánh mắt nghi ngờ,  rồi lại nhìn mọi người như dò hỏi.
         - Giờ làm sao đây hả chời!
          Con gái ả thấy ả than thở thảm thiết quá thì liền đi thẳng vào một buồng điện thoại công cộng gần đó điện về hỏi vợ của ông em chồng ả. Cũng may là ông em chồng ả có điện thoại di động. Con gái ả đi ra và trấn an ả:
          - Yên chí đi bà ơi, tui biết chỗ rồi!
          Ả mừng quá hét lên:
          - Ui chời ơi.. chời vẫn còn thương con!
         Ả cầm túm “của quý” đưa lên cao như sợ va chạm làm dập rồi nói với con gái ả:
          - Trả tiền rồi thoát qua chỗ này đi xe khác cho lẹ mày ơi!
         Ả xông tới như muốn bay trên đầu mọi người để thoát ra khỏi chổ kẹt xe.  Nhiều người thấy ả đưa cao lên cái túm gì ươn ướt trên tay mà nét mặt khẩn trương quá thì cũng sờ sợ đụng vào cái túm nên vội vàng tránh ra cho ả. Khi ả vượt qua được quãng đường kẹt xe rồi thì quay lại sau tìm con gái ả. Ả thấy con gái ả còn đang len chân phía sau xa thì tức quá dậm chân dậm cẳng:
         - Chời ơi là chời..Mình thì sốt cả ruột còn nó thì…
         Khi con gái ả vừa gần đến nơi thì ả rống lên:
         - Đ. má, lè lẹ dùm đi..i, không thôi ổng chết..ết!
         Con gái ả đang vất vả để cố lách qua hàng xe cộ, nghe ả quát mắng mình thì bực quá cũng la lên:
        - Ổng chết hay bà chết!
        - Ừ..tao chết, tao chết cũng được!
        - Cũng phải từ từ chớ! Từ trước đến giờ có ai bị đứt cái khúc thịt thừa đó mà chết đâu!
        - Chết chứ sao không chết..ết!
        - Chết gì! Chỉ có “làm ăn” không được thôi chứ chết gì!
         Ả lại quê độ với câu nói đó nên đành lặng thinh.
          Khi vừa tới bệnh viện chưa kịp trả tiền xe ôm thì ả đã lao ngay vào.  Lẽ dĩ nhiên, ở bệnh viện mà thấy người cầm cái túi gì phóng nhanh vào như thế thì ai cũng tránh ra. Duy chỉ có ông bảo vệ là không cho vào:
         - Giờ làm việc là không được thăm nuôi.
         -Tui đem cái..cái này vào để kịp cho ổng may lại gấp. Gấp rút như dzậy mà còn cấm cản nữa nè chời!
         - Cái này là cái gì?
         - Ôi chời ơi!  Cái..cái..cái con C.!
         - Nè bà! Tui hỏi đàng hoàng bà đừng có chửi thề nha!
         Tay trái ả cầm túm “của quý” giơ cao lên khỏi đầu, tay phải ả xô ông bảo vệ dạt sang một bên rồi lao vào bệnh viện. Ông bảo vệ định chạy theo giữ ả lại nhưng con gái ả đã nói rõ vấn đề nên ông bảo vệ để cho ả và cả con gái ả vào luôn.
          Chờ ngoài phòng mổ, ả thì sốt ruột đứng ngồi không yên. Còn con gái ả thì ngược lại, như có vẻ là không cần thiết vào sự thành công của bác sĩ. Bởi con gái ả đang lo lắng về chuyện nay mai khi mà chồng ả phục hồi “vũ khí” lại y như cũ.
          -Tao thì sốt cả ruột, còn mày thì…
          -Tui thì muốn cho ổng tiêu luôn cho rồi!
          - Cái con này..mắc mớ gì mày!
         Con gái ả lặng thinh và liếc nhìn vào cái sự vô tư của ả mà thương. Ông bác sĩ bước ra khỏi phòng mổ và đến nói với con gái ả:
         - Đã nối lại thành công, chúc mừng cô!
         - Dạ dạ..à không! Chúc mừng bà này nè!


                                                                                                           Trung Kim

                           
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.07.2009 14:30:58 bởi trungkim >

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 19.07.2009 13:14:35
Tiếng rao Sài Gòn
 
“Xôi dzò.. ò! Xôi dzò.. ò! Xôi dzò.. ò!”
“Dzô đây tui dzò.. ò!”
“Xôi dzò.. ò!”
“Dzô đây tui dzò.. ò!”
 Tiếng rao nhỏ nhẻ, êm ái, chầm chậm, ngọt ngào và vừa đủ nghe trong khoảng cách 20 mét của một cô gái bán xôi vò như ru ngủ người nghe trong đêm khiến cho một người đàn ông ngồi trong nhà không kiềm được cảm xúc bật lên tiếng rao trêu ghẹo trên. Và có một đêm, cũng vì tiếng rao quyến rũ này khiến cho một ông “ dê xồm” nào đó chỉ mua một gói xôi ba ngàn đồng mà “dzò” cô gái đến lòa lợm nước mắt vì tức tối.Tôi bật cười và chợt nảy ra ý tưởng viết về những tiếng rao hằng ngày và những ấn tượng của nó ở trong cái thành phố phồn vinh náo nhiệt này.
 
Giữa trưa, không khí yên ắng nghỉ ngơi của mọi người trong con hẻm phố bỗng bị chát chúa bởi một tiếng rao thật to, chắc, dằn mạnh từng tiếng như đe dọa người nghe của một người đàn ông mài dao kéo: “ Mài. ài..dao, mài.. ài..kéo đây! Mài.. ài dao, mài.. ài..kéo đây! Mài.. ài dao, mài.. ài kéo đây!” Thỉnh thoảng, tiếng rao im bặt một lúc rồi bất thần quát mạnh và to lên như sét đánh ngang tai khiến người ta giật thót. Ai cũng bực mình nhưng không ai dám nói. Bởi chỉ nghe cái giọng rao “giang hồ” đi liền với cái công cụ lạnh tanh ấy thì người ta đã sợ rồi. Nhưng trưa nào cũng thế thì không ai chịu nổi. Một hôm có anh chàng thợ sửa xe trong xóm tức quá, quát lại “Ông làm cái gì mà trưa nào cũng đi khủng bố người ta vậy?” “ Tôi mài dao, mài kéo ạ?” “Ông ỷ ông làm nghề mài dao rồi trưa nào cũng đi hù dọa người ta hả?” Tưởng ông sẽ hùng hổ như cái giọng điệu dữ tợn của ông. Ai ngờ ông chỉ nhoẻn miệng cười một cách hiền từ.
 
“ Bánh chưng, bánh giò đây! Bánh chưng, bánh giò đây!” Tiếng rao vội vàng, dứt khoát và đều đều mà văng vẳng như từ ở dưới đáy giếng rao lên vài câu thì đã tắt ngủm. Có một người phụ nữ bật cửa chạy nhanh ra gọi theo hướng mà bà vừa nghe rao, gọi lớn “ Bánh giò! Banh giò!”. Thế rồi bà nhìn quanh mà chẳng thấy người phụ nữ bán bánh giò đâu cả: “ Cái con bán bánh giò này lúc nào cũng thế cả. Vừa rao xong là biến mất. Ngặt nổi là bánh của nó thì ngon, cho trẻ con ăn thay cháo được mới tức chứ!” Đúng vậy! Cái chị bán bánh giò này đi bán bánh giò trên một chiếc xe đạp sườn ngang giống xe đạp đua. Cái đặt biệt của chị là:  Rao bánh đằng đông nhưng bán bánh đằng tây. Bởi thế khi nghe tiếng rao của chị ở chợ Bến Thành thì phải đón mua bánh của chị ở Chợ Lớn.
 
“ Ti vi, tủ lạnh, radio, cát xét, máy giặt, âm li hư cũ nát tan ben bán không? Nát tan ben, nát tan bành, nát không còn chỗ nào nát thêm được nữa đem ra bán cũng mua! Hư cỡ nào cũng mua! Cũ cỡ nào cũng mua! Cũ như thời Bảo Đại ở truồng cũng mua! Hư tả tơi như cái mền rách cũng mua! Còn nếu chưa hư thì phá cho hư rồi đem ra bán cũng mua! Nếu còn mới thì chà cho cũ đem ra bán cũng mua! Nếu chưa nát thì đập tan tành cho loài sexy rồi đem ra bán cũng mua luôn!” Đây là lời rao của một người đàn ông trung niên thường xuất hiện vào khoảng chín mười giờ vào mỗi buổi sáng trong khu phố tôi. Thế mà cũng có người vì thiếu “ thuốc” đã cắt hết dây điện hoặc làm cho hư một bộ phận nào đó trong máy móc của nhà mình để cha mẹ tưởng hư rồi cho bán.
 
“Dzú, sữa, đây.. ây! Dzú, sữa, đây.. ây! Dzú, dzú dzú, sữa đây.. ây!” Tiếng rao cách điệu lồng trong tiếng máy xe nổ bành bạch của một người thanh niên đi xe honda dame chở theo theo sau một cần xé trái vú sữa nghe rối loạn cả khu phố. Người phụ nữ bực mình vì đứa con nhỏ mới sinh của chị giật mình khóc thét lên. Chị tức quá chạy nhanh ra nói lớn với người thanh niên: “ Dzú chẳng có sữa gì cả mà ngày nào cũng dzú sữa, dzú sữa, dzú sữa!” Người thanh niên chẳng biết vô tình hay cố ý, vừa liếc trộm một cái vào đôi gò bồng căng tròn đang phơi bày nửa kín nửa hở vừa nói “ Dzú dzậy mà không có sữa hả cô!” người phụ nữ bắt gặp ánh mắt liếc trộm ấy vừa bẽn lẽn đi vào vừa nói “ Sữa đâu mà sữa. Còn gần cả chục trái kìa. Trả lại cho anh đấy!
 
“ Viện Công Nghệ Hóa Màu vừa cho ra đời một loại keo diệt chuột, ruồi muỗi và các loại côn trùng khác mà không có một loại thuốc nào có thể so sánh được…” Một người đàn ông đã từng vì keo diệt chuột này mà làm hư cả tập tài liệu của ông, bởi chẳng những không dính được những con chuột cống, ngược lại, do vướng chân tay của nó khiến nó tức giận tha luôn cả mình mẩy trết đầy keo của nó lên bàn làm việc của ông và vừa trết keo vừa cắn nát giấy tờ của ông. Đã thế, bây giờ, tiếng loa cứ phát đi phát lại ra rả trước mặt nhà ông: “ Viện Công Nghệ Hóa Màu…” khiến ông điếc tai không thể chịu đựng nổi liền quát lên “ Xạo bỏ mẹ! Chỉ diệt được mấy con chuột nhắt. Còn chuột cống ăn hại đến sập cả tiền đồ thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ”
 
“ Tiền đồng, tiền xu, tiền kẽm, tiền bạc, tiền trự, tiền xâu, tiền lổ, tiền cắc, tiền Bảo Đại, tiền Diệm Nhu, tiền Lê Văn Duyệt, tiền Vua Quan, tiền Đông Dương, tiền Pháp thuộc, tiền rách nát, tiền hư cũ, tiền thời đồ đá, tiền thời khủng long, tiền thời tiền sử, tiền xưa như trái đất, rách nát như cái mền rách , thậm chí chỉ thấy dẹp dẹp, tròn tròn, đen đen chỉ còn một cái lỗ méo méo, tiền… cũng đều mua hết tất tần tật nghe! Ai có nhiều bán nhiều, ai có ít bán ít nghe!” Tiếng rao của người đàn ông này dài từ đầu hẻm cho đến cuối hẻm vẫn chưa hết những thứ mà ông ta muốn mua.
 
“ Cóc ma ru đây.. ây! Cóc ma ru đây.. ây! Cóc ma ru đây.. ây!” Tiếng rao the thé của một anh chàng đen thù lù đẩy chiếc ba bánh chở một xe trái cóc vào hẻm phố. Người ta đã quen tai với tiếng rao đảo ngược gây sự chú ý này của anh ta nên khi nghe tiếng rao như thế thì xóm làng biết là anh ta đang rao bán trái cóc. Nhưng như tiếng rao thì anh chàng này bán CU MA RỐC chứ đâu phải bán trái cóc.
 
 

 “ 5 ngàn 2 nải chuối sáp..5 ngàn!”
 
“ 5 ngàn 2 nảii chuối sáp dẻo luộc..5 ngàn!”

 “ 1 ngàn 1 trái chuối voi dài..1 ngàn!”
 “ 1 ngàn 1 trái chuối chín cây cứng ngắt..1 ngàn!”
Tiếng rao của đôi trai gái chẳng biết có phải là vợ chồng hay không nhưng cứ nữ rao một tiếng thì nam rao một tiếng như đôi song ca đang trình diễn văn nghệ. Mỗi lần có cặp nam nữ này đẩy xe chuối vào khu phố bán là lũ trẻ dừng mọi thứ vui chơi lại để vểnh tai lên nghe, nhìn.
 
 

“Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười, bóp một cái kêu đau đây!  Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười, bóp một cái kêu đau đây!” Chẳng hiểu anh ta bán cái thứ gì mà rao như thế? Hóa ra anh ta bán một loại đồ chơi búp bê của TQ. Hể đứng thì im re, đi thì cái miệng nhóp nhép, ngồi xuống thì há miệng cười và bóp vào một cái nơi bụng thì kêu lên một tiếng.
 

 
 
 

“Đài chính, đài phụ đây.. ây..y! Long An, Thành Phố, Đồng Nai đây.. ây..y!” Tiếng rao ọng ẹo của một “ em” “ hai phai” cầm xấp vé số vừa đi vừa nhún nhẩy chìa hết cho người này đến người khác bất kể người ta đang làm gì. Có ông Việt kiều về thăm quê hương đang đứng ngắm giàn hoa sau canh cổng đóng kín. “Em hai phai” trong thấy ông ta qua khung cửa nhỏ của cánh cổng liền áp mặt vào hỏi “ Mua Long An không anh ơi..i, số đẹp, con dê.. ê!” “ Dê gì?” “ Dê nhỏ, số đẹp, 35!” Ông Việt kiều chẳng hiểu ất giáp gì nhưng vẫn lắc đầu “ Vậy thì mua con đĩ nghe anh? Đài phụ, Đồng Nai!” Ông Việt kiều vẫn lắc đầu. Đến lúc này dường như ông đã hiểu. “ Làm gì mà lắc lắc cái đầu mào hoài thấy ghét quá hà! Thôi mua em nè.. è!”
 
 
Có một tiếng rao rất ư là..nghệ thuật. Đó là rao bán kẹo kéo thời “ hiện đại”. Xưa kia, người ta treo một cái chuông ở ghi đông xe đạp rồi rung lên. Bây giờ người ta làm một giàn loa âm li lớn, đậu lại một đoạn đường nào đó rộng rồi mở nhạc đệm cho “ca sỹ” biểu diễn ngay giữa đường phố. Còn những người khác trong nhóm thì cầm kẹo kéo đi mời người xem mua. Nhiều người nghe giọng hát không thua gì ca sỹ chuyên nghiệp nhưng cuối cùng họ cũng vỡ lẽ ra rằng “ca sỹ” dỏm này chỉ nhép miệng theo máy của một ca sỹ chuyên nghiệp nào đó mà thôi.
 
“ Dze chai..ai! Dze chai..ai! Dze chai..ai!” Tiếng rao nhỏ nhẹ của một người đàn bà chừng trên 50 tuổi nghe dịu dàng mà nếu chưa nhìn thấy bà thì cứ nghĩ  người rao chỉ khoảng chừng tuổi đôi mươi là cùng. Nhưng hầu như ai cũng thương và kính phục bà. Bà mua bán giấy báo, chai lọ, đồng nhôm, nhựa…đã bao năm nay nên người ta đã quen mặt bà rồi. Thường bà hay dừng chân nghĩ trưa ở bên mái hiên của một chung cư. Sau khi ăn một gói xôi hoặc một củ khoai mì thì bà lật đật xếp gọn lại những thứ đã mua vào đôi gánh cho cân bằng, dễ gánh. Nhìn những giọt mồ hôi thấm đẫm lưng áo bạc màu thế ai cũng thương xót. Nhưng bà không hề than thở một điều gì mà trái lại, nét mặt bà luôn hiện lên một niềm hãnh diện và hạnh phúc bởi hai đưa con trai học đại học Bách Khoa sắp trở thành Kỹ sư của mình.
 
“ Rau nhút, rau lang, rau muống, rau bồng tơi đây!” “ Rau nhút, rau lang, rau muống, rau bồng tơi đây!” Dân trong khu phố này, sáng sớm khỏi cần phải canh chừng đồng hồ để đi làm mà chỉ cần đến khi nghe tiếng rao giọng Thái Bình của một người đàn ông trung niên cất lên thì biết là khoảng 7 giờ rồi. Người đàn ông bán đủ thứ loại rau trên một chiếc xe đạp rảo vào khu phố tôi và chưa một lần nào trễ nhiều hơn hoặc sớm nhiều hơn 7 giờ. Người ta tự hỏi: Làm sao mà ông ta đúng giờ như thế khi mà ông không thể làm chủ được thời gian trong việc mua bán với khách hàng. Nghĩ mà thấy cũng buồn cười. Với một người bần cùng làm lụng vất vả để có miếng ăn mà có một phong cách mẫu mực như thế trong lúc có nhiều người tự cho mình là kẻ bề trên nên thường đến trễ trong những cuộc hội họp hoặc tiệc tùng.
 
Có những tiếng rao đồng loạt, chớp nhoáng trong vòng mười phút và chỉ xảy ra đúng 5 giờ kém 10 mỗi chiều nhưng tiếng rao ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là dân chơi số đề suốt thời gian sau đó. Hàng chục đưa bé chạy cấp tập tỏa ra các hẻm bất kể xe cộ lưu thông trên đường để rao: “ Giấy dò đây! Giấy dò đây!” Người đón mua cũng có vẻ như sốt ruột chờ đợi những tờ giấy dò đó. Có người còn chạy nhanh theo đứa bé để kịp mua cho được tờ giấy dò. Và thường sau những tiếng rao bán giấy dò đó là những cuộc cãi cọ hoặc những buổi nhậu nhẹt, thậm chí đâm chém nhau do trúng hoặc thua số. Có một cặp vợ chồng tối ngày lo bàn chuyện đánh số đề. Hễ sáng sớm, ông chồng đẩy xe xích lô ra mà bắt gặp điều gì trước tiên là ông luận cho ra một con số. Bà vợ thì vấp hoặc đạp phải cái gì là lập tức cũng hiện ra một con số trong đầu. Những thứ mà trong làng đề có sẵn như: Con dê: 35, 37; Cái hòm: 22, 62; Con khỉ nhỏ: 23, khỉ lớn: 63; Chó nhỏ: 11, chó lớn: 51;  Vú nhỏ: 04, vú lớn: 44; Cứt nhỏ: 36, cứt lớn: 34; L. nhỏ ( bộ phận sinh dục nữ): 02, L. vừa: 42, L. lớn: 82; C. nhỏ ( bộ phận sinh dục nam): 31, C. lớn: 71…thì bàn ít. Những gì chưa có số thì hai vợ chồng bàn luận cả ngày. Nhưng đến chiều lại, sau khi ngóng tiếng rao dò số trong tâm trạng hy vọng thì một cuộc đấm đá, cãi cọ xảy ra giữa hai vợ chồng. Chồng thì : “ Tại mày mê con C. lớn nên xúi tao mua 71!” Vợ thì: “ Tại mày thèm cái L. nhỏ nên buộc tao phải mua 02!”. Và một năm 365 ngày thì hiếm lắm mới có một ngày: “ Nhờ em đạp cục cứt chó mà vợ chồng mình tối nay mát trời ông địa luôn!”
 
Có một tiếng rao không bằng môi miệng giọng điệu mà bằng một xâu đồng xu. Đó là anh chàng đấm bóp giác hơi. Cứ đêm đêm có một anh thanh niên cọc cạch trên chiếc xe đạp, tay cứ lóc xóc xâu đồng xu kêu lích xích, lích xích nghe rất vui tai.  Nhưng chẳng biết có phải vì anh ta thấy có người thích tiếng lích xích ấy hay không mà cứ tới ở một góc phố bên hông nhà của một người phụ nữ có chồng làm việc ngoài Hà Nội lâu lâu mới về một lần thì dừng lại và xóc miết. Có lẽ quá thích tiếng rao lích xích mà chỉ một lúc, người phụ nữ mở cửa sau mời chàng vào đấm bóp giác hơi cho tới tờ mờ sáng. Và có ai ngờ không? Chàng đấm bóp giác hơi trên chiếc xe đạp cà tàng vào ban đêm này, thì ban ngày hiện hình là một chàng công tử bô trai cưỡi xe Dilan láng cón lả lướt trên phố.
 
Thôi..mệt rồi! Tiếng rao Sài Gòn thì nhiều vô số, nào là: Nghêu, sò, ốc, hến; Nào là  chôm chôm, bìm bịp; Nào là sầu riêng, mít ướt; Nào là hột vịt, hột gà…Hẹn một dịp khác!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 22.07.2009 01:09:38
Truyện ngắn
                         Khóc Mướn

      Mụ ngồi xuống bên một người đàn bà vừa mới chết. Từ nơi cổ mụ chợt bật ra tiếng khục khặc nghẽn nghẹn như tiếng của một người nấc cụt rồi âm thanh ấy bỗng vọt lên thành một tiếng rú dài như tiếng hú của một con sói. Tiếng hú vừa đủ cho những người ở gần đó nghe. Thỉnh thoảng mụ ngưng lại rồi khọt khẹt trong cổ, nấc lên vài cái, chíp miệng và thở ra. Mụ làm như vậy được một lúc thì mắt mũi mụ lòa lợm nước giải. Khi biết nước mắt, nước mũi đã chảy ra, mụ quệt cho nhòa nhợm cái mặt có vẻ đau xót của mụ. Mụ liếc nhìn ông bác sĩ - con của cụ bà mới chết - để dò xét. Vợ ông bác sĩ thì đã để ý đến mụ. Còn ông thì vẫn dửng dưng. Nhưng những gì mụ đang làm là muốn ông động lòng. Động lòng cho mụ chứ không phải cho cái bà già đã chết kia. Mụ bắt đầu đổi kiểu khóc. Tiếng khóc của mụ bây giờ xen lẫn cả tiếng thở khò khè của người lên cơn suyễn. Mụ nất lên, nất lên như người sắp trút hơi thở rồi khọt khẹt như bị cảm nghẹt mũi. Và rõ ràng là mụ bị đuối sức vì cái khóc giả tạo kia. Nhưng mụ vẫn liếc nhìn ông và lấy làm sung sướng khi thấy ông đã chú ý đến mụ.

 
 

 
             Ông dường như không thể chịu được những nét mặt, động tác khóc giả tạo của mụ. Ở trong bệnh viện ai mà không biết cái ngón nghề khóc mướn của mụ. Ông đã cấm mụ bén mảng tới cái bệnh viện từ lâu rồi. Nhưng mụ vẫn lén lút, lân la quanh bệnh viện và nhà xác để tiếp thị cái nghề khóc mướn của mụ. Và bởi vì vẫn có người thuê mụ khóc. Rồi đến bây giờ cũng chính gia đình ông thuê mụ khóc. Ông đến bên vợ mình rồi nói: “ Nhìn cái giả tạo của mụ ta mà thấy ớn! Đã thế bà không thấy thằng nhóc mất dạy con của mụ ta cứ lấp ló ngoài cổng kìa!” “ Thì đuổi nó đi chứ có gì đâu! Ông là bác sĩ có danh phận trong bệnh viện mà mẹ ông chết, trong gia đình chẳng có tiếng khóc. Muốn cho thiên hạ biết mình ăn ở thất đức à!” “Bà nói cái gì thế?” “ Chứ không phải nữa sao? Ông làm cho người ta có bầu, khi đẻ con ra không ai thừa nhận thì người ta phải quăng vào sọt rác chứ sao!” “ Bà hễ có dịp là móc chuyện của tui ra…” “ Tui móc cho đến khi ông chừa thì thôi…”           

 
            Thằng cu lượm vừa thấy bóng ông đi ra là nó phóng một cái qua bên lề đường ngồi núp sau cái ghế đá. Nó cũng đã biết ông rất quyền thế trong cái bệnh viện mà mẹ nó và nó bám để sống qua ngày. Nhưng nó chẳng hiểu vì sao thường ngày ông cho người đuổi mẹ nó và nó gay gắt như thế còn bây giờ thì lại mời mẹ nó vào nhà để khóc. Bỗng nó chợt sợ rằng liệu ông có giả bộ như thế để bắt mẹ nó đi luôn không. Mới nghĩ đến như thế mà mắt nó rơm rớm hai giòng lệ. Nó lại chạy vào lấp ló trước cổng nhà ông để xem mẹ nó đang ở đâu.

 
             Ông vừa thấy nó lấp ló trước cổng thì tức giận quát vào mụ: “ Mụ ra đuổi nó về đi còn không thì tôi không cho mụ khóc nữa! Thằng con mụ quậy phá lắm mà hễ hở cái gì thì chôm cái đó à!” “Hắn còn nhỏ thì tui đi đâu nó lẽo đẽo theo đó thôi. Nó cũng biết tui bị ung thư, lỡ khi chết bất thình lình thì cũng còn thấy mặt tui đó chứ!” Nghe đến đó ông bỗng giật mình, vì hành vi, thần sắc của mụ nãy giờ trước mắt ông cho thấy sức khỏe của mụ có vấn đề.  Ông móc túi lấy 50 chục ngàn đồng đưa cho mụ rồi vội đẩy mụ ra khỏi cửa. “ Cho tui khóc thêm đi! Tui cần thêm tiền cho thằng cu Lượm…” “ Thôi thôi..mụ đi ra dùm…”

 
           Mụ vui mừng khi thấy mình lại có tiền để mua  cho thằng cu Lượm một bộ áo quần mới. Nhưng sau khi rời khỏi nhà ông bác sĩ, cu Lượm lại đòi mua cho nó một chiếc xe hơi đồ chơi.

 
         

           Mụ nghẽn ngẹn từng hơi trong cổ. Tuy mụ đã căn phồng hai cái lổ mũi lên mà dường như cũng không đủ không khí cho mụ thở. Mụ lờ đờ mở mắt. Tiếng rên rỉ của mụ nghe như ở đâu đâu trong óc. Mụ hớp hớp từng hơi thở vào như cố đẩy nỗi đau đớn đang giằng xé tâm can của mụ ra. Thế mà trên gương mặt co quắp, trên đôi mắt buồn tủi  của mụ chỉ rơm rớm một giọt nước mắt. Tiếng khóc của mụ không thể bật lên thành tiếng mà âm ỉ như vọng ra từ đâu đó trong cõi âm u của tâm hồn mụ. Mụ chẳng cần ai hiểu mụ nói gì nhưng mụ cần phải cho thằng cu Lượm biết tuy nó không phải là con ruột của mụ mà mụ cũng thương nó còn hơn cả bản thân mụ. Kể từ khi ai đó bỏ nó ở trong một thùng rác ở ngoài bệnh viện để mụ thấy xót xa tội nghiệp mang về nuôi cho đến nay, mụ thấy đời mụ gắn bó và có trách nhiệm với đời nó như mẹ với con. Mụ đặt cho nó tên Lượm cũng chỉ vì mụ coi như lượm được nó là một sự may mắn cho cả mụ và nó. Tuy hai năm nay mụ lo lắng khổ cực nhiều vì nó nhưng mụ sung sướng vì có một tình thương, một trách nhiệm, một sự chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nó. Nay thì không còn ai để nuôi nấng nó nữa. Nghĩ đến đó lòng dạ mụ quặn thắt và tim mụ ngưng đập từ lúc nào. Thằng cu Lượm ngồi bên cạnh mụ cứ đẩy lui đẩy tới chiếc xe hơi đồ chơi một cách thích thú…                                                                                                                                                                                 Trung Kim

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 23.07.2009 00:48:54
Cám ơn chị Ct. Ly rất nhiều!  Chúc Ct. vui khoẻ!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 24.07.2009 21:55:18
Truyện ngắn
                       Hoàn lương
          Hắn cố gắng làm việc thật nhiều như để chuộc tội .Và hắn nghĩ đơn giản là bận rộn nhiều thì tâm trí không còn rảnh để day dứt nghĩ ngợi nữa.Thế mà có nhiều đêm hắn cứ thao thức trằn trọc để khóc. Hắn chẳng biết hắn là con của ai. Chỉ nhớ man man là hắn lang thang đầu dường xó chợ với một bà lão cũng đầu đường xó chợ. Cả hai sống lây lất với nhau trong một thời gian rồi bà lão ngã bệnh chết. Thế là hắn chẳng biết ở với ai nên sống lang thang theo mấy thằng lớn tuổi hơn hắn để móc túi, giựt dọc. Bởi vậy, hắn đã hai lần ba lượt vào cái trung tâm giáo dục này rồi. Hắn hiểu ra được cái quá khứ tối tăm của hắn nhưng chẳng biết làm sao để đổi đời. Mỗi lần mãn hạn về, hắn chẳng biết đi về đâu. Hắn mong được sự gíúp đở để có một cuộc sống ổn định nhưng khó mà tìm được một nơi thừa nhận hắn. Chẳng có ai hiểu và tin hắn cả.
          Hắn lẩn vào mẫu cà phê nơi có cô gái bị hốt vào đây trong đợt truy quét gái mãi dâm đứng trên các góc đường ở quận 3 đang làm việc. Hắn nói ngay khi cô gái vừa ngước lên nhìn hắn: “Mãn hạn em về đâu?” “Em chẳng có nơi nào để về cả…” Hắn nhìn sâu vào mắt cô gái và nói: “Giám đốc sẽ cấp nhà, trang vật dụng, đất để làm ăn nếu em lập gia đình với một học viên khác và sinh sống ở đây” “Ừ, em có biết” “Vậy tại sao em không...” “Ờ..chẳng có ai mà nghĩ đến lấy cái hạng người như bọn em đâu.”  Hắn ngập ngừng: “Còn..anh thì khác...”Cô gái lặng yên để nghe lòng rộn rịp. Cô đã chung đụng với bao nhiêu người đàn ông rồi nhưng có khi nào mà cô thấy bối rối như vậy đâu. Cô thừa hiểu mình đã quá chai lỳ đến độ không biết thế nào là ngượng ngùng trước chuyện phơi bày những điều mà đáng lý ra phải nên kín đáo. Thế mà sao bây giờ cô lại cảm thấy lòng mình thèn thẹn đến như vậy. Cô không thể tưởng được cái điều mà cô hằng nghĩ mấy đêm nay lại là sự thật .Nước mắt cô bỗng tuôn trào. Nguồn hạnh phúc tràn trề bỗng nhiên ập tới với cô quá đỗi bất ngờ. Một lúc sau, cô nói: “Anh không khinh em sao?” “Không!” “Vậy thì anh xin họ đi! ” “Ừ, để anh nói.”
         Hắn cứ nằm thao thức để mong trời mau sáng. Và lần đầu tiên trong đời hắn biết lắng nghe tiếng côn trùng hòa nhịp cùng với tiếng gió ru cây cỏ xào xạc trong đêm. Hắn nhận ra cái vùng đất này đã đem đến cho hắn sự bình tâm. Cuộc sống lây lất, lo lắng, tủi nhục, vô định và rình rập miếng ăn từng ngày của hắn trong quá khứ khiến cho hắn quá chán ngán. Hắn rùng mình khi nghĩ đến những góc phố bẩn thỉu, ồn ào, chen chúc và lọc lừa nhau để sống. Hắn cảm thấy yêu con suối Dakru và cả cái không gian hiền hòa trong sạch ở đây quá. Tất cả như đang sống trong một đời sống tịnh thanh và hòa bình. Hắn hít vào lồng ngực một bầu không khí lành lạnh của đêm rồi nhè nhẹ thở ra. Hắn bỗng dưng khao khát yêu đương và thế là hắn lại nghĩ về cô gái. Chợt hắn cảm thấy có một điều gì bất ổn nơi cử chỉ và lời nói của ban giám đốc khi hắn cầu xin nguyện vọng của hắn. Tại sao họ có những ánh mắt thương hại và băn khoăn. Hắn bỗng nghi ngờ lời hứa hẹn của họ. Hắn vùng dậy chạy đến phòng giám đốc.                               
       Họ đang bàn bạc về vấn đề của hắn và cô gái. Những lời nói của họ rót vào tai hắn khiến lòng hắn quặn lên một nỗi đau tuyệt vọng. Tim hắn như thắt lại và có cái gì đó chặn ngang cổ họng khiến hắn tắt nghẹn. Cô gái đang mang trong người một thứ vi rút vô phương cứu chữa. Hắn nghe người ta nói nhiều về sự lây truyền của thứ virút này. Nhất là khi hắn lập gia đình với cô ta thì đời hắn cũng có thể cùng chung nấm mồ với cô ta.
    Hắn lẩn thẩn bước đi như người vô hồn dưới ánh trăng vằng vặc từ mẫu cà phê này qua mẫu cà phê khác. Nghĩ đến ánh mắt buồn vời vợi của cô gái mà lòng dạ hắn càng thấy xót xa hơn. Hắn nguyền rủa ông trời đã để cho cô gái phải trả giá quá đắt về cái quá khứ bất hạnh của cô ta nhưng rồi hắn lại nguyền rủa chính hắn, nguyền rủa cho cái số phận của hắn. Hắn chợt ngửa mặt lên trời rồi gào lên thật to như muốn làm vỡ tung bầu trời ở đó. Tiếng gào dội ngược trở lại đập vào tai hắn làm cho hắn cảm thấy vô cùng tuyệt vọng. Hắn ôm mặt ngồi gục xuống đất. Rồi như phó thác thân phận mình cho trời đất, hắn nằm dang hai tay hai chân ngửa mặt nhìn mông lung lên những vì sao đang lấp lánh trong cái bầu trời mờ mờ đục. Dần dần hắn tĩnh tâm bởi tiếng kêu đơn độc của một con chim cú từ cây cổ thụ hàng ngàn năm bên kia góc trời đêm buông vào cái bầu không gian tĩnh mịch như tiếng than thở từ cõi âm. Hắn cảm thấy đời hắn có khác chi loài cú ấy. Hắn rùng mình. Một cảm giác rã rời và cô độc len lén trong máu thịt của hắn. Hắn chợt ước ao một mái ấm gia đình hạnh phúc đến chừng nào. Bất thình lình hắn vùng dậy và chạy nhanh về hướng nông trang. Hắn trở lại nơi làm việc của ban giám đốc và xô cửa chạy vào. Hắn sụp xuống dưới chân ông giám đốc và van nài: “Xin bác cứ đồng ý cho con lấy cô ấy. Con chấp nhận cùng sống và cùng chết với cô ấy...”                                                                                                               

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 27.07.2009 20:46:36
Truyện ngắn:

Trả giá 2

Hắn lượm những cục đá to ném lên mái nhà tôn của Loan nghe rầm rầm khiến cho cha mẹ của Loan không dám ló đầu ra. Ông bà chẳng biết làm gì hơn là ngăn cấm con gái không cho ra khỏi nhà để gặp hắn nữa. Nhưng như thế thì hắn càng tức tối hơn. Hắn quyết quậy phá cho đến khi nào hắn được gặp mặt Loan thì mới thôi. Mẹ Loan vò đầu, bức tóc khổ tâm cho rằng nhà mình vô phước. Cha loan thì đứng lên ngồi xuống mắng nhiếc Loan không biết chọn người để yêu. Loan thì khóc rấm rứt trong phòng. Cô nghĩ cũng vì cha mẹ mình cấm đoán anh ta nên anh ta mới hóa cuồng. Không những thế cha mẹ cô lại còn chê anh ta vô giáo dục và cho rằng dân tài xế phần nhiều có cuộc sống hôn nhân phức tạp.

- Bây giờ làm sao đây hả trời, làm sao sống nổi với hắn đây! - Mẹ Loan nói – Ông gọi cảnh sát nữa đi!

- Cảnh sát đến thì hắn biến mất chứ có ném đá vào lúc đó nữa đâu! Bà không thấy họ đến đứng loanh quanh một hồi rồi về sao? Chỉ khi nào bà trúng cục đá lăn đùng ra chết thì họ mới điều tra, truy bắt.

- Thì bố mẹ cứ cho con ra nói với hắn một tiếng rồi từ nay con không gặp mặt hắn nữa. – Loan nói

Không còn cách nào khác, cha mẹ Loan đành để cho Loan đi gặp hắn một lần cuối cùng. Nhưng lần cuối cùng ấy là Loan cũng đi theo hắn luôn.

Sáu năm sau, Loan sinh ba đứa con trai giống hắn y chang. Thằng đầu tên An. Thằng kế là Hiếu và thằng Út là Nhu. Mỗi lần mà hắn đánh đập Loan sức đầu, mẻ trán thì ba đứa con hắn sợ quá chun xuống giường trốn chứ không thì cũng bị vạ lây. Mà hắn đã đánh thì chỉ có trối chết. Không chỉ có đánh đập mà hắn còn tuôn ra những lời lẽ đầu đường xó chợ. Có khi những câu chửi cay độc của hắn còn gây tức tối hơn cả những cú đấm đá của hắn. Bất cứ chuyện gì hắn cũng dùng vũ lực, cũng thô lỗ cộc cằn với vợ con hắn được cả. Từ chuyện áo quần giặt giũ không sạch cho đến canh lạt, cơm khê. Mà hắn thì rất chú ý đến miếng ăn. Vợ con trong nhà có đủ ăn hay không, hắn chẳng cần quan tâm. Miễn sao phải dành phần cho hắn trước và vợ con hắn không được ăn trước hắn. Để cho khỏi bị hành hạ, Loan và ba đứa con hắn phải nhường nhịn cho hắn ăn. Riết rồi cũng trở nên bình thường với thói thô lỗ, ích kỷ của hắn. Không chỉ có thế, hắn còn dẫn cả gái về nhà ngủ mà Loan cũng chẳng dám hé răng. Sở dĩ Loan phải cam chịu, nhịn nhục vì hắn lái xe khách cũng kiếm được tiến về nuôi sống gia đình. Nhưng mỗi khi hắn vừa ra khỏi nhà thì Loan chửi rủa hắn đủ điều. Nghĩa là câu nào, từ nào tục tĩu, độc địa, thô lỗ, xúc phạm nhất thì Loan tuôn ra cho đã tức. Ba đứa con của Loan cũng đồng thanh theo mẹ.

Hai mươi năm sau…
Ông bỏ tô cơm xuống khi thằng An quát:

- Thằng kia, khách khứa đông như vậy mà mày ngồi ăn được à!

- Đm., tao là cha mày, tao đói tao ăn không được há!

- Cha cái con c. Không làm được gì có tiền thì đi ra giữ xe!

Vợ ông từ sau nhà bếp ló mặt lên, chỉ vào ông:

- Thằng cha kia, ra mà phụ làm với tụi nó không thì tao cho cái thùng nước lèo lên đầu đấy!

- Mụ như vậy thì mấy cái thằng mất dạy này coi tui không ra gì là đúng rồi!

- Tụi nó mất dạy hay ông mất dạy! Tụi nó là con ông mà…

- Ba cái thằng con mụ có ra gì đâu. Thằng nào cũng mù chữ, thằng nào cũng bị vợ bỏ, thằng nào cũng cá độ bài bạc, đĩ điếm.

Thằng Hiếu tức quá, đạp ghế, đứng dậy, nhào tới chụp lấy tô cơm của ông đang ăn rồi úp một cái lên đầu ông khiến cho cơm đổ vãi xuống cả mặt mày mình mẩy ông. Còn thằng An thì phùng mang, trợn mắt nhảy tới chụp cổ áo ông kéo dậy và đẩy ông ra ngoài:

- Đm. mày có cút ra ngoài kia giữ xe không! - Thằng An chỉ tay xuống bếp nói tiếp – Còn mụ nữa, Đm. mụ lo làm đồ nhậu đi. Ồn ào quá khách đi hết!

- Mày nói tao vậy đó hả! Tao là mẹ mày…

- Mẹ cái con c. Mày không lo làm đồ nhậu thì khách đi chỗ khác có mà chết đói. Hơi đâu mà nói với thằng hám ăn đó!

Ông lẳng lặng ra phía trước quán và ngồi bên lề đường đưa tầm mắt buồn thảm nhìn những chiếc xe của khách. Đến khuya, quán đã vắng, vợ con ông bày cơm nước ra ăn. Còn ông vẫn còn ngồi lặng lẽ ngoài lề đường. Vợ con ông ăn uống no say mà chẳng có ai nghĩ tới ông. Ăn xong, thằng An gom tất cả đồ dư thừa đem đổ vào thùng rác. Vợ ông nhìn ra ngoài đường thấy ông vẫn còn ngồi đó, nói:

- Còn ông chưa ăn kìa!

- Kệ cha ổng! - Thằng An nói

Ở ngoài kia, chẳng hiểu vì đói hay đau mà ông gục mặt xuống như đang khóc…
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.07.2009 20:48:27 bởi trungkim >

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 03.08.2009 21:36:20
Truyện ngắn
                  ĐIÊN

- Coi chừng chị ấy lại cởi truồng đi nữa đó mẹ!
- Ừ!
- Tự nhiên khi không lại trần truồng lẩn thẩn ngoài đường thì người ta bắt nhốt vào nhà thương điên thôi!

        Ha ha..ta mà điên à! Thế gian này tỉnh táo chắc! Để ta xem họ điên hay ta điên. Ta đi tắm đây cho da thịt trắng trẻo mịn màng. Thấy chưa, bộ ngực ta no tròn, gọn thẳng. Cặp nhũ hoa thì hồng hồng phấn phấn khơi gợi hết biết. Còn cặp mông thì nở nang cân đối thật quyến rũ. Eo bụng ta thì thon thả đến nữ minh tinh màn bạc chắc cũng phải ghanh tức. Còn cặp giò của ta, ôi..cặp giò của nữ vũ công Ba Lê. Dáng dấp ta gọn gang, cân đối quyến rũ như thế thì người ta phải mê thôi. Còn cái đầu trọc lóc ư? Chẳng có gì khó cả. Ta sẽ đội tóc giả mà. Chưa đội tóc giả mà gương mặt ta đã đẹp rồi. Huống gì…
- Con đi đây một chút!
- Ôi..con..con đẹp vậy à! Mà sao tóc con…Ở đâu thế?
- Tóc giả mẹ à!
- Nhưng..nhưng trước khi đi học, nó dặn mẹ không để cho con đi ra khỏi nhà!
- Khổ mẹ quá! Mẹ thấy con có điên không?
- Ừ..mẹ cũng thấy con đâu có điên. Con quí phái sang trọng quá. Con ăn nói khôn ngoan quá mà!
- Đó, con thế mà điên à! Mẹ đừng có hùa theo họ mà áp đặt, gán ghép con như thế!
- Nhưng con đã..đã trần truồng ngoài đường..
- Dạ..đó là con đi tìm chân li, đi tìm sự thật mẹ à…

        Thế nào hắn cũng biết ta đi ngang trước nhà hắn. Mắt hắn rất tinh khi có một cô gái đẹp thoáng qua. Mũi hắn rất thính khi nghe mùi thơm quyến rũ của phụ nữ. Trước đây, hắn nhìn ta bằng nửa con mắt vì ta không biết ăn diện. Hắn khinh rẻ ta quê mùa. Cả thành phố này nhìn ta bằng con mắt lơ đễnh. Bây giờ bọn ngươi phải tôn vinh ta cho mà xem. Đó, ông tổng giám đốc kìa. Ổng đang ngẩn ngơ nhìn ta đó! Ổng là cán bộ cao cấp đấy! Bây giờ ổng thừa tiền nhưng thiếu tình nên con mắt ổng háu đói. Hình như ổng đang dõi mắt theo ta để xem ta ở đâu. Rồi, anh chàng kia lại nhìn ta đắm đuối để va quyệt xe người ta nữa. Người ta mắng vốn thế mà con mắt cứ dán vào bộ ngực của ta. Biết thế ta để áo xề xệ xuống một chút cho hắn chết mê chết mệt mà đến xin ta ban cho một chút tình. Ôi, còn những người đàn bà kia cũng nhìn ta một cách ngưỡng mộ như thế nữa sao? Ha ha..ta vô cùng sung sướng vì cả thế gian đang sùng bái ta.
- Ôi..có phải là em không? Đúng là em rồi! Sao trước đây em đâu có đẹp lộng lẫy như thế!
- Trước đây anh chê em quê mùa, đơn giản mà!
- Không! Em như thế mà anh chê à?
- Bây giờ anh có quỳ mọp xuống van xin em thì em cũng không…
- Vâng, anh sẽ quỳ. Anh quỳ đây! Lạy nè! Lạy nè!
        Ha ha..hắn đang quỳ mọp xuống khuất phục và suy tôn trước sự lộng lẫy quyến rũ của ta. Hắn lại còn tự hào khi mấy thằng bạn của hắn đến nữa chứ. Ta thấy bọn bây quy phục trước ta là ta mãn nguyện rồi. Ta về đây!
- Em..em về à? Bọn anh đang hết lòng tận tụy vì em mà!
- Không, em về!
- Ôi..chắc cả thế gian này điên đảo vì em thôi!
- Vâng, Họ điên hay em điên?
- Họ, họ điên!
- Bọn anh cũng thế! Chỉ sùng bái hình thức mà không thấy thực chất, không thấy sự thật.

         Đó, họ đang nhìn ta đó. Nhưng rõ ràng là ánh mắt khủng hoảng, sợ sệt. Thật là nghịch lí. Lúc ta mặc áo quần thì họ lại nhìn ta như muốn cho đôi mắt xuyên thủng qua lớp vải để thấy những gì họ muốn thấy bên trong. Còn khi ta trần truồng như thế này thì họ lại hoảng hốt vì ánh mắt của họ bắt gặp cái nơi mà họ tò mò ước được thấy khi ta mặc áo quần. Thật ra thì cũng có một vài tên liếc qua liếc lại nơi chỗ kín của ta một chút để mục kích sự thật cho rõ hơn. Nhưng cũng chẳng thấy ai nhìn thẳng vào sự thật. Đó, đó..họ đang trong tư thế lãng tránh hết. Ta có khác gì đâu. Chỉ có ném bộ tóc giả đi cho cái đầu trọc và chẳng cần phải đánh phấn tô son gì. Ta đi lang thang khắp phố phường mà chẳng có ai tôn trọng. Trái lại họ đang ghê tởm ta. Đời thật tức cười. Ta phủ kín những gì tối tăm bên trong thì lại được tôn vinh. Ta trần truồng cho thấy hết chân tướng sự thật thì lại bị khinh rẻ. Để ta đi ngang nhà hắn xem hắn có nhận ra ta không. Thấy chưa! Bọn hắn đang rú lên. Bọn hắn không nhận ra ta nhưng bọn hắn trêu cợt, khinh rẻ ta.
- Em đây mà!
- Em nào?
- Anh không nhớ đã từng quỳ mọp van xin em sao?
         Ha ha, hắn khựng lại chưng hửng rồi hoảng hốt. Đó, ánh mắt hắn bắt đầu lóe lên tức giận.
- Cút! Đồ điên! Cút đi không thôi tao kêu công an bắt!
- Ha ha ha..bọn bây điên hay tao điên! Tao là sự thật mà điên sao? Bọn bây dám kêu công an bắt sự thật à!

          Dường như đâu đó có đại hội. Ở đó chắc đông người. Ta sẽ trần truồng tới đó để cho họ ngắm ta. Ngắm chân dung của sự thật. Bọn đạo đức giả xem hình thức phô trương bên ngoài là cái vỏ bọc để che đậy sự thật cho người khác tôn vinh, kính trọng. Cái sâu kín nhất của người đàn bà mà ai cũng thấy, cũng biết, huống hồ là…

- Mẹ ơi.. chị ấy lại cởi truồng đi rồi!
- Ôi trời ơi..nó lại lên cơn điên nữa nè trời!

                                                                                                                                               Trung Kim

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 08.08.2009 19:08:07
Truyện ngắn


Ba ơi..con thương ba lắm!

     Trời mưa tầm tã, tính tôi hiếu động nên không thể ngồi yên được. Nếu trời không mưa chắc tôi đã ra sân chơi tán lon hoặc đá banh rồi. Ba tôi thấy tôi cứ nhảy qua nhảy về trên bộ bàn ghế Cẩm Lai thì quát:
    -    Coi chừng mà làm bễ cái bình cổ của tui thì đừng có trách tui nha!”.
     Tôi chựng lại nhìn cái bình cổ mà ba tôi rất quý. Tuy đối với tôi nó chẳng có gì thích thú cả, nhưng đối với ba tôi thì ông giữ gìn nâng niu hơn tất cả những vật gì ở trong nhà. Tôi tránh xa cái bình cổ đặt ở trên bàn ra nhưng chỉ được một lúc là tôi quên mất điều mà ba tôi mới hăm he. Tôi lại nhảy từ ghế này qua ghế kia, từ ghế kia qua ghế nọ. Và..một tiếng vỡ toang khô khan khiến tôi điếng hồn. Tay tôi quờ quạng thế nào mà cái bình cổ bị hất xuống vỡ tan tành. Ba tôi rống lên đau khổ. Mẹ tôi thấy ba tôi gầm gừ như muốn khóc cũng khóc theo.
-          Đi.. đi ra khỏi nhà! Có đi ra khỏi nhà không! Tao không nuôi cái thứ bất hiếu nữa!
     Tôi cúi mặt, nuớc mắt tuôn trào nhìn mẹ tôi cầu cứu. Nhưng dường như mẹ tôi cũng đồng lòng với ba tôi.đuổi tôi đi. Ánh mắt mẹ len lén nhìn ba tôi rồi lại nhìn tôi trách móc bực bội. Ba tôi rút thanh cây gì đó kêu một cái rẹt rồi cương quyết quát lên dữ dội:
-          Có cút ra khỏi cái nhà này không?
     Tôi sợ quá vừa khóc vừa lủi thủi mở cửa đi ra. Ngoài trời lúc này vẫn còn mưa. Bởi trời sắp tối nên chỉ nghe hạt mưa vỗ rào rạc trên cành lá của những cây bàng thôi chứ chẳng thấy gió lay mưa. Tôi núp bên hiên nhà mình mà chẳng dám đi đâu. Chỉ nhìn đường sá vắng tanh là thấy sợ rồi. Ngoại ô phố Huế lúc bấy giờ đã thưa thớt người mà gặp mưa Huế thì dai dẳng nên chiều tối ít ai muốn đi đâu. Tôi lắng tai nghe ngóng bên trong xem ba tôi đã hết giận chưa. Nhưng tôi nghe mẹ nói: “ Hắn mới bảy, tám tuổi mà con trai nữa thì…” Giọng ba tôi lại cắt ngang một cách giận dữ: “ Mới chừng đó tuổi mà không biết nghe lời cha mẹ!”. Tôi giật mình vì tiếng mở cửa thật mạnh kèm theo một tiếng quát của ba tôi:
-          Tao phải làm chi đây để mi đi khỏi cái nhà ni!
-          Dạ con không biết đi mô cả...
Ba tôi hừ một tiếng rôì vừa đóng sầm cửa lại vừa nói:
-          Chút tao ra mà mi còn đứng đó thì đừng có trách!

     Thấy ba mẹ cứ cương quyết từ bỏ, đuổi tôi đi, tôi ức nghẹn với hai hàng nước mắt. Tôi khóc bởi cha mẹ tôi quá tàn nhẫn để tôi đi giữa lúc trời mưa gió như thế. Nghĩ đến ba mẹ không thương mình nữa, tôi băng băng đi giữa mưa gió. Tôi đi mãi mà chẳng biết đi đâu. Tôi tới trường lớp mình đang học thì cổng trường đã đóng kín. Tôi bắt đầu lạnh run và nghĩ mình sẽ chết nếu không có nơi nào để ở và không có gì để ăn. Chắc tôi chết thì ba mẹ tôi sẽ rất hối hận. Nghĩ tới đó tự nhiên tôi thấy tôi thích chết quá. Cũng đúng thôi! Sao lại coi cái bình cổ quý hơn mình chứ!  Nhưng trước khi chết tôi phải cầu nguyện cho ba mẹ tôi khỏe mạnh. Thế là tôi tìm tới ngôi nhà thờ tạm mà ba tôi hay dẫn tôi đi lễ.



    Tôi quỳ mãi trước mặt chúa. Ngôi nhà thờ vắng vẻ. Chúa mẹ và các vị thánh cũng lặng thinh. Tất cả đều ở trong cảnh lờ mờ khi sáng khi tối nhờ những ánh chớp sấm sét ngoài trời. Bởi đây là nhà thờ tạm làm ra để giáo dân đến dự lễ khi nhà thờ lớn đang xây cất nên cửa nẻo dường như không có. Có lẽ trời đã khuya nên tôi nghĩ nếu không ai đuổi thì tôi sẽ ở đó cho đến khi chết. Bỗng có ai vỗ vai tôi khiến tôi giật mình. Ba tôi trùm cái áo mưa ướt đẫm đang đứng bên cạnh tôi từ lúc nào.

-          Về con..



-          Dạ..




    Ngoài trời mưa càng lớn, ba sợ tôi ướt nên khom lưng xuống cõng tôi. Tôi thấy ấm áp khi ở trên lưng ba và được trùm kín trong một cái áo cùng với ba đi trong mưa.


-          Ba tìm con khắp nới! Ba mẹ nghĩ chắc là con lạnh lắm rồi nên ra kêu con vô. Ai dè..con đi rồi!



-          Con không biết đi mô cả nên vô nhà thờ.


-          Ba..xin lỗi!
     Hóa ra ba chỉ dọa tôi thôi, ai ngờ tôi đi thiệt. Tôi siết chặt vòng tay ôm cổ ba tôi. Rồi tôi thấy có những giọt nước rớt xuống lăn dài trên cánh tay tôi.
     -    Ba khóc hả ba?
     -    …
     -    Ba ơi..con thương ba lắm!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2009 19:10:00 bởi trungkim >

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 17.11.2009 14:01:23
Truyện ngắn: Hai anh em
 
     Mặc dù mưa lất phất nhưng chúng vừa chạy vừa nhảy trên đường một cách phấn chấn như chưa hề xảy ra một điều gì bất hạnh đối với chúng. Chúng chỉ biết hiện tại là không còn hoảng hốt, run rẩy chạy trốn những tiếng nổ long trời lở đất chụp xuống trên đầu chúng nữa. Mấy hôm trước, chúng phải chui rúc trong hầm này qua hầm khác chứ đâu được bay nhảy thoải mái ngoài trời như thế này.
- Hết pháo kích rồi, vui quá há! - Thằng em nói.
    Thằng anh gật đầu rồi chạy nép vào một hiên nhà khiến thằng em chạy theo.
- Không đi nữa anh?
- Trú mưa một chút cho khỏi mệt đã!
    Thằng em nói khi thấy nét mặt thằng anh hớn hở:
- Ba chết rồi, sướng quá, từ nay mình đi chơi thoải mái anh há!
- Ừ…
     Nhưng sự phấn chấn của hai anh em bỗng chùng xuống sau tiếng ừ của thằng anh. Giọt nước mắt chợt lăn dài xuống hai má của thằng anh khiến thằng em cũng thút thít khóc. Chúng nghĩ tới ba chúng bỗng nhiên biến mất. Từ nay chúng không còn ba để dẫn đi xem phim, không còn mua sách truyện thiếu nhi, không còn chở chúng đi học nữa. Chỉ sau một đêm đạn nổ bom rơi thì ba chúng mất đi khiến mẹ chúng khóc quá.
- Sao khóc? - Thằng anh nói – Thôi đi tiếp nha!
   Thằng anh giấu cảm xúc nhớ ba để cho em mình khỏi nhớ theo nên chạy nhanh ra đường mặc dù trời vẫn còn mưa lất phất. Thằng em cũng ba chân bốn cẳng chạy theo.
      Đang chạy nhảy hí hửng thì có tiếng quát: “Đứng lại!” khiến cả hai anh em giựt mình. Từ trên một lô cốt chất đầy bao cát chung quanh, có một ông lính mặc áo quần rằn ri đang chĩa súng về phía hai anh em.
- Vào đây!
     Cả hai anh em ngơ ngác chẳng biết mình phạm vào tội gì.
- Có vào không?
     Sợ quá, cả hai làm theo ông lính, vào trong lô cốt.
- Bọn mày thấy trời mưa là vui lắm hả? Có phải bọn mày đang đi liên lạc với bọn giặc không?
- Dạ..giặc gì ạ? - Thằng anh nói lí nhí.
     Ông lính chỉ vào một góc tối nói:
- Trong đó tao đã bắn mấy thằng rồi, tới đứng đó mau!
    Hai anh em khóc lóc van xin tha mạng nhưng ông lính vẫn bắt cả hai đến đứng phía trong góc tối. Ông lính lên đạn răng rắc rồi chĩa mũi súng vào thằng em và quát thằng anh:
- Mày có gì khai đi!
    Thằng anh hoảng hốt nhảy đến ôm chầm lấy thằng em và đưa lưng về hướng mũi súng như muốn hứng lấy viên đạn cho thằng em. Ông lính chạy đến kéo thằng em ra và chĩa súng vào thằng anh. Đến lúc này thì thằng em thét lên và nhào đến ôm lấy thằng anh như muốn che đỡ cho anh mình. Ông lính thấy thế thì bật cười:
- Cũng biết yêu thương nhau đó chứ! Chắc chắn bọn mày là anh em ruột rồi. Thôi, thấy bọn mày biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau như thế thì tao tha cho bọn mày đấy! Nhớ là khi lớn lên cũng đừng vì một điều gì mà anh em bắn giết lẫn nhau nhé!
    Khi ông lính cho chúng đi thì chúng mới hoàn hồn trở lại.
    Ra phố thì mưa đã tạnh nhưng chúng cũng dừng chân vào trong một rạp chiếu phim. Lúc bấy giờ phương tiện giải trí xem phim tại rạp là phổ biến và hiện đại nhất nên rạp hát nào cũng đông. Cả hai anh em nhìn những hình ảnh giới thiệu phim dán đầy trước rạp một cách thèm thuồng. Nhất là khung ảnh thật lớn vẻ người anh hùng La Mã đang diệt trừ con quái vật hai đầu mà cả hai anh em được ba mình trước đây hứa sẽ dẫn đi xem khi phim trình chiếu. Bây giờ phim đã chiếu mà ba thì chết rồi. Mẹ thì làm sao có tiền để cho xài hoang phí như thế.
- Em thèm xem phim này quá!
- Anh cũng thèm. Phải chi ba còn sống!
    Xong suất phim, cửa mở toang để người trong rạp đổ ra nhường chỗ cho người đã mua vé đợi bên ngoài vào xem suất kế tiếp. Thằng anh thấy người soát vé thả cửa đứng giạt qua một bên liền nói:
- Mình lẻn chui ngược vào nghe. Đừng để ông soát vé thấy đó!
    Nói xong, thằng anh kéo tay thằng em chui ngược vào đám đông đang đổ ra. Thằng em rứt khỏi tay thằng anh để cho dễ chui vào. Khi thằng anh vào được trong rạp thì rạp đã trống mà không thấy em mình đâu. Hoá ra thằng em đã bị người soát vé chận lại ngoài cửa. Nó đang nhấp nha nhấp nhỏm tìm cách để vào. Hết năn nỉ người soát vé, nó lại trèo lên hàng rào chắn. Nhưng những người soát vé dứt khoát chặn lại. Khi thấy anh mình ló mặt qua bức màn cửa trong rạp nhìn ra, nó sốt ruột như muốn khóc. Chợt mấy nhân viên rạp đi kiểm soát xem còn ai trong rạp không để cho người xem suất khác vào khiến thằng anh hoảng hốt chạy trốn luôn trong phòng vệ sinh ngồi đóng cửa lại. Nó cứ ngồi chịu đựng mùi xú uế như thế cho đến khi nghe trong rạp có âm thanh chiếu phim thì lò mò đi ra. Nhìn lên màn ảnh thấy quái vật hai đầu xuất hiện cuốn hút quá khiến hắn quên mất em mình. Đến giữa suất chiếu nó thấy tội nghiệp em mình quá nên ló mặt ra cửa xem. Thằng em đang ngồi ủ rủ với hai dòng nước mắt đã khô hằn trên mặt mà ánh mắt cứ nhìn vào cửa rạp. Vừa thấy anh mình ló mặt ra, nó vụt bật dậy chạy đến áp mặt vào hàng rào chắn mà tay cứ vẫy vẫy nói vói vào:
- Cho em vào xem với..Cho em vào xem với…
    Hai người soát vé nhìn thằng em rồi trừng mắt vào nhìn thằng anh một cái khiến thằng anh thụt đầu vào. Thằng em lủi thủi trở về ngồi ủ rủ ở góc cũ mà hai dòng nước mắt lại chực tuôn trào. Còn thằng anh thì cũng muốn ra về với thằng em nhưng trên màn ảnh người anh hùng La Mã đã đánh gãy mất một đầu của con quái vật rồi, chỉ còn một đầu nữa thôi.

     Vừa hết phim, thằng anh liền đi nhanh ra khỏi rạp. Đang ngồi buồn xo thì thấy anh mình ra, thằng em mừng rỡ chạy đến nắm tay anh, hỏi:
- Hết rồi hả, hay không anh?
- Hay…
- Kể cho em nghe với!
- Thì..thì…
    Biết anh mình không kể được, thằng em có vẻ buồn, nói:
- Nếu ba mình còn sống thì…
    Quàng tay ôm em mình cùng đi ra khỏi rạp, thằng anh nghèn nghẹn nói:
- Ừ..phải chi..ba mình…

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 17.11.2009 14:03:57
Cám ơn chị Cat Ly! Chúc vui vẻ và có nhiều sáng tác hay!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.11.2009 14:06:02 bởi trungkim >

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 21.11.2009 17:11:18
Cám ơn chị Cát Ly! Chúc c.Ly vui, khoẻ và trẻ mãi!

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 24.11.2009 11:16:47
Chào chị Cat Ly!
A..ha, cám ơn Cat Ly đã tặng cho tk  một bức tranh đẹp. Giống Yêu con Ma của TK quá! "Ai mà không thoát khỏi tay của "Thời gian " Trung Kim hở " (C.ly). Hãy níu thời gian lại bằng cách Yeu cho nhiều. Yêu nhiều thì ốm nhưng ốm là một cách cho phụ nữ giữ cho eo thon, dáng gọn nên thấy trẻ mãi đó mà!

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 29.11.2009 12:19:49
Chào C.Ly chủ nhật hạnh phúc!
"Thấy truyện Yêu ma của TK sắp hết rồi há, nhớ viết nhanh nhanh đi nhen, đang đến hồi gây cấn lắm đó"

Đọc ở đâu mà biết gần hết rồi? Hì hì...Chờ nha!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 15.12.2009 20:46:03
Truyện ngắn:
                             Người họa hình “chùa”
 
Người họa sỹ lang thang mệt mỏi tìm một nơi cư ngụ. Anh ghé vào một quán bán đủ thứ trong thị xã gọi một ly cà phê. Cô gái chừng đôi mươi vụng về đến nổi ly cà phê rung rinh trên chiếc khay nhỏ chực muốn đổ. Nhưng cô gái lúng liếng làm cho đôi lúm đồng tiền như biết tỏ tình. Người họa sỹ chết điếng trước vẻ quyến rũ của cô gái mà cho dù ly cà phê có đổ ập xuống trên đầu anh ta thì chắc anh ta cũng hạnh phúc như được một đặc ân. Anh ta thốt lên: “Tiếc quá! Cái đẹp trời cho này không biết nắm bắt ngay, mai mốt chóng tàn thì không kịp hối!” Cô gái trố mắt: “Anh nói gì ạ?” “À..Tiếc là tôi không có giấy vẽ. Nếu có, tôi xin được vẽ cô” “Vẽ em à?” “Ừ.”Cô gái hớn hở: “Dạ, nhà em có bán giấy tập vẽ cho học sinh được không ạ?”
 
Bức hình cô gái được tiếng tăm khắp thị xã. Ai cũng khen ngợi người họa sỹ đã thổi hồn chân dung cô gái trong tranh thật sống động cuốn hút. Và ai cũng ao ước được người họa sỹ vẽ chân dung của mình. Nhất là những nam thanh nữ tú. Người họa sỹ cũng cảm nhận được điều đó và thấy việc làm của mình mang đến hạnh phúc cho người khác thì anh ta cũng rất vui. Rồi từ đó, hễ anh bắt gặp bất kỳ một ai có dáng dấp, gương mặt đẹp; có tính cách đặt biệt; có nét cuốn hút người khác thì anh vẽ họ. Mặc dù ngoài công việc mưu sinh vất vả, anh cũng dành nhiều thời gian, công sức trăn trở sáng tạo để có những chân dung đầy tính nghệ thuật và sống động. Họ chẳng trả một đồng nào cho anh mà họ chỉ cần mua một tờ giấy vẽ ở tiệm bán tạp hóa của cô gái.
 
Một hôm,có một người bán bong bóng dạo cá biệt xuất hiện ở thị xã này. Cái khác lạ của anh này là ai mua một chiếc bong bóng thì anh ta sẽ vẽ hình ảnh người đó lên chiếc bong bóng trong vài phút. Lẽ dĩ nhiên chiếc bóng bóng sẽ hơn tiền gấp nhiều lần một chiếc bong bóng bình thường. Người họa sỹ cũng nhận ra anh chàng bán bong bóng là một sinh viên cùng học chung trường mỹ thuật với anh nhưng điểm môn vẽ truyền thần* bằng không đến ba lần bảy lượt nên chán nản nghỉ học.
 
Người họa sỹ đến quán tạp hóa của cô gái để uống cà phê với hy vọng là sẽ được nhận sự quý mến trân trọng của cô gái. Và hơn hết là mong được nhìn thấy bức họa của cô gái do mình vẽ sẽ được treo lên ở một nơi kiêu hãnh và dễ chiêm ngưỡng nhất trên tường.  Nhưng..Anh chợt thấy bức họa của anh vẽ bị cuốn tròn ném vào một góc xó bụi bặm. Lòng dạ anh chìm lịm, cổ họng nghẹn thắt, trong lúc cô gái thao thao khoe chiếc bong bóng thật to vẽ hình cô ta đang treo đung đưa giữa gian nhà chính: “Anh biết không? Cả thị xã này ai cũng như thế cả! Chiếc bong bóng có giá trị bằng ba ngày công lao động tại công ty nên ai cũng nâng niu quý trọng, sợ bễ!”
 
Người họa sỹ lẩn thẩn bước ra khỏi quán cô gái với cõi buồn vô hạn. Người bán bong bóng từ đâu xẹt tới: “Ê, sao ốm đói thế? Theo tao làm một chầu coi! Tao bây giờ thiếu gì tiền” Người họa sỹ bước theo người bán bong bóng đến nhà hàng. Người bán bong bóng lên lớp: “Mày phải biết như thế này: Kẻ có tâm, có tình, có hồn như mày thời buổi này đến cháo cũng không có mà húp. Mày phải buộc người ta trả giá cho công lao của mày hơn hoặc ngang bằng với mồ hôi nước mắt của người ta thì người ta mới quý. Bởi người ta đánh giá nó bằng giá trị những gì mà người ta đã bỏ ra kia mà!”


(*) Truyền thần: Miêu tả chân dung của một người như thật, có thần sắc như sống.


Có thật cô đơn giữa muôn người?
Có thật buồn đời chốn hân hoan?
Ta từng lệ rơi trên thập tự
Có bao giờ oán trách trần gian?
Khi cất tiếng khóc để làm người
Ta chia sẻ đời trắc trở nhân sinh
Chúa muôn loài còn chịu nỗi đau nhân thế
Há con người chỉ là cát bụi thôi
Ban cho em một nỗi niềm thế thái
Để khi buồn em le lói niềm vui
Để khi vui em dẫm lên nỗi buồn
Cái khoảng cách giữa bi hài tục lụy

Chính là phút lạc quan yêu đời

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2009 07:14:05 bởi trungkim >

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 24.12.2009 23:36:24
Có một đêm NOEL để quên.
***

       Tôi được em báo cho biết đêm nay ba mẹ em đi dự réveillon* đến khuya mới về. Đúng 8 giờ tối, giờ mà em đoan chắc ba mẹ em đã ra khỏi nhà, tôi đi xe xích lô đến nhà em cho chắc ăn. Bởi nếu ba mẹ em có về bất thình lình thì tôi cũng dễ lẳng lặng rút đi mà không để lại dấu vết gì. Qua khỏi ngôi trường em đang học, trường nữ trung học Đồng Khánh, Huế, tôi thẳng hướng lên nhà thờ Phú Cam. Nhưng tới đường Phan Chu Trinh thì tôi đã quẹo lên hướng chợ Bến Ngự, bởi nhà em nằm ở đoạn đường này. Nhìn cái quán bán nước của ba mẹ em dựng phía trước vườn nhà em thì lòng tôi bấn loạn lên. Có gì hạnh phúc hơn là được ở bên em đêm NOEL này. Chúa đã thương kẻ đang rình rập để săn bắt, chiếm hữu trái tim em. Chúa cũng thương kẻ đang chực giết chết niềm hy vọng của ba mẹ em. Ba mẹ em khó khăn cản trở tình yêu đôi lứa nhưng Chúa thì lòng lành vô cùng. Ba mẹ em muốn em đồng trinh như Đức Mẹ Maria để dâng hiến đời em cho dòng Mến Thánh Giá và thánh thiện như một thiên thần. Còn Chúa muốn em hãy là Eva quyến rũ Adam trong vườn địa đàng để phạm tội tổ tông cho loài người tồn tại. Để chắc ăn, tôi vào quán nước trước để nhìn vào nhà em xem tình hình thế nào đã. Giờ này, mọi thứ buôn bán đã dọn vào trong nhà em, cách xa khoảng 150 mét. Quán nước không cửa, không nẻo giờ này tối thui và chỉ còn lại vài cái kệ gỗ, thùng giấy trống trơn. Phóng mắt vào nhà em thì thấy em đang đứng ở đó ngong ngóng ra đường. Thế là biết ba mẹ em đã đi, tôi hiên ngang bước vào. Chúng tôi mừng rỡ như từ trăm năm bây giờ mới gặp.
 
       Chúng tôi bên nhau quên hết ngày giờ cho đến khi có tiếng xe ba mẹ của em về ngoài cổng. Tôi nhanh chóng lẻn ra núp ở quán nước còn em thì giả bộ ra cửa đón ba mẹ về.
 
      Tôi lủi thủi ra về mà lòng thấy sợ. Đường sá vắng hoe. NOEL năm nay buồn quá, phần vì lạnh buốt xương và mưa lất phất suốt; phần vì dân lánh nạn chiến tranh từ Đà Nẵng mới về và chính quyền Sài Gòn cấm mọi người ra đường sau 12 giờ đêm. Nhìn đồng hồ đeo tay đã gần một giờ sáng, tôi toát mồ hôi hột. Lúc này mà tôi lết bộ một khoảng đường năm, bảy cây số ra đến nhà tôi gần cầu Trường Tiền thì thế nào cũng bị cảnh sát bắt. Mà đã vào đồn cảnh sát rồi thì thế nào tôi cũng bị tra hỏi đủ thứ. Loạng quạng tôi không du côn, du đãng, đầu trộm đuôi cướp thì cũng là Việt cộng nằm vùng, hoặc là đang đi liên lạc với Việt cộng. Không còn cách nào khác, tôi quay lại nhà em. Nhưng làm sao mà dám vào nhà em? Tôi đã nghĩ đến cái quán có thể cho tôi ẩn qua đêm.
 
       Tôi ngồi đồng một lúc thì vừa lạnh vừa muỗi chích. Cho dù cố lắm thì tôi cũng không thể ngồi như thế cho đến sáng mai. Rồi tôi chun vào một cái thùng carton, nằm co ro và trùm lên trên một thùng carton khác. Thấy cũng đỡ lạnh nên tôi nằm vậy luôn. Chẳng biết tôi có thiếp ngủ đi được chút nào không chứ thời gian lúc này đối với tôi sao mà lê thê lạnh lùng quá! Gần đến sáng, tự nhiên tôi nghe xôn xao ngoài đường lẫn cả tiếng chó sủa. Có vài người bước vào quán. Họ dường như đang ngồi nghỉ và hút thuốc bên cạnh tôi. Một người tức quá chửi đổng rồi đá vào cái thùng tôi đang nằm một cái. Lặng thinh một chút, bỗng cái thùng giấy tôi che bị bật lên. Ánh đèn pin chóa vào mặt tôi và chẳng biết bao nhiêu khẩu súng gí vào đầu tôi. Tôi bị đưa về đồn cảnh sát. Hóa ra hôm đó họ đi lùng bắt người trốn quân dịch. Họ tra hỏi tôi đủ điều và buộc lòng tôi phải nói ra sự thật về tình cảnh của tôi. Thế là họ dẫn tôi về nhà em để xác minh. Em nhìn tôi ngỡ ngàng và xấu hổ xác nhận sự thật trước mặt ba mẹ mình. Sau đó tôi được thả nhưng kể từ đó tôi không thể gặp em được nữa. Ba mẹ em đã đưa em vào Tu viện dòng  Mến Thánh Giá ở Sài Gòn…
 
* Réveillon = Dạ tiệc đêm NOEL.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2009 00:33:38 bởi trungkim >

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 26.12.2009 08:42:00
Chào C. Ly!
Nhưng người vô gia cư là những người sung sướng nhất đời. Họ ở cả khách sạn NGÀN SAO nữa đấy!
Cám ơn C. Ly đã ưu ái và cam ơn ban quan trị, C. Ly, Băng Nguyệt...đã tặng lịch. Chúc tất cả an lành hạnh phúc trong năm mới!

Ct.Ly

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim - 27.12.2009 21:23:25
Chào Ct. Ly!
Hi hi...sếp lớn mà chưa nhận được à?
Khi nào vào Sai Gòn, tk dẫn đi (giới thiệu) khách sạn NGÀN SAO. Mát lắm!

trungkim
  • Số bài : 161
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 17.12.2006
RE: Truyện ngắn của Trung Kim, Bún bò Huế mụ Rớt - 02.01.2010 19:54:29
Bún bò Huế mụ Rớt

       Vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất, chưa kịp tay bắt mặt mừng sau bao năm xa cách quê hương, câu đầu tiên khi cô thấy tôi là: “O về ăn bún bò Huế!”.

 
       Cô tôi qua Mỹ năm 1975 đến năm 1995 thì có về thăm Huế. Nhưng khi trở lại Mỹ, cô gọi điện cho tôi và nói: “Bún bò Huế bữa ni không giống bún bò Huế năm xưa nữa!” “Không giống năm xưa nữa e mụ Rớt vào Sài Gòn rồi. Con thấy ở Sài Gòn có mở tiệm bán bún bò Huế mang tên mụ Rớt. Khi nào O về VN, con dẫn O đi ăn bún bò Huế ở Sài Gòn!”. Cô tôi reo lên mừng rỡ. Thật ra thì tôi nói cho cô vui chứ không biết chính xác là mụ Rớt có phải vào ở Sài Gòn rồi hay không và cũng không biết mụ Rớt có còn sống hay không nữa. Nhưng tôi đã thấy ở đâu đó trên đường phố Sài Gòn có treo biển Bún Bò Huế Mụ Rớt. Tôi có đi ăn bún bò Huế ở gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ở đường Bùi Thị Xuân, ở gần chợ Tân Định hoặc Tân Bình. Một vài nơi cũng được nhiều người nhớ đến nhưng không hiểu sao tự nhiên dẹp tiệm. Như tiệm bún bò Huế ở đường Bùi Thị Xuân chẳng hạn. Chắc là nhường chỗ cho chợ vi tính chăng? Bún bò Huế ở Sài Gòn cũng không thua chi bún bò Huế ở Huế. Phần nhiều là do người Huế nấu. Nhưng để nhận ra bún bò Huế giống như xưa thì tôi chịu.


      Trong những năm của thập niên 1970, mỗi buổi sáng, gia đình tôi thường canh chừng mụ Rớt gánh bún bò Huế đi ngang qua là gọi vào. Mụ Rớt mặc áo dài, gánh một đầu là cái nồi thiết, hình bầu, có đường kính khoảng 40 -50 cm, chứa nước dùng (lèo). Phía dưới nồi có mấy thanh củi đang ngún cháy. Một đầu là cái mẹt đặt trên cái thúng rồi xếp tô, đũa, và những dụng cụ đựng ớt, chanh, nước mắm…Mụ Rớt đặt gánh bún trước thềm nhà tôi rồi mở nắp nồi nước dùng ra. Hương vị từ nồi nước dùng hòa lẫn với khói củi phía dưới nồi tỏa lên một mùi vị đặc trưng khó tả. Chẳng biết mụ Rớt dùng củi gì mà khói củi tỏa lên không làm cay mắt ai. Hay là mụ đun một hai thanh củi thôi và chỉ để lửa liu riu nên ít khói chăng? Gia đình tôi là khách ruột của mụ Rớt nên mụ biết rõ tính nết của mỗi người. Thế nên khi mụ vừa đặt gánh bún xuống là làm liền cho mỗi người một tô mà chẳng cần phải hỏi han gì. Mụ gắp những nùi bún trăng trắng cỡ bằng nửa chiếc đũa bỏ vào tô, thêm một nhúm rau sống mà hồi đó chúng tôi gọi là rau và – rau sống của mụ Rớt đơn giản chỉ là bắp chuối cắt ra mà thôi chứ không trộn chung các thứ rau khác như sà lách, giá sống…như sau này chúng tôi ăn ở Sài Gòn. Xong, mụ lấy cái vá khỏa khỏa màng màu mỡ trên mặt nước dùng rồi bất ngờ vục cái vá xuống một cái và múc lên một miếng giò heo đúng y như ý thích của mỗi người trong gia đình tôi. Kế tiếp, mụ lại khỏa khỏa cái vá lần nữa rồi vục xuống múc lên một miếng huyết hình khối khoảng chừng hơn hai ngón tay. Những miếng thịt bò mỏng cũng được mụ múc nhanh gọn như thế. Chúng tôi chưa ăn mà đã thấy ngon khi vừa chú mục theo động tác của mụ Rớt vờn miếng thịt vừa nghe cái mùi vị bún bò Huế tỏa lên. Đặc biệt, ăn bún mụ Rớt chỉ cần một cái tô mà lúc bấy giờ người Huế gọi là cái đọi và một đôi đũa tre thôi. Vì chỉ có một cái tô và một đôi đũa thôi nên chúng tôi phải bưng tô bún vừa và vừa húp. Ngẫm lại thấy cũng có lý, con bún vừa dai dài vừa tròn trơn thì múc muỗng là tuồn tuột hết. Chỉ cần kê tô vào miệng là không có một con bún nào rơi rớt. Chúng tôi rất thích tính hào phóng của ba tôi. Thường thì ông phán: “Ai muốn ăn bao nhiêu tô thì ăn!”. Thế là chúng tôi ăn thoải mái. Mà ăn nhiều nhất chính là cô tôi, hai tô. Còn chúng tôi ráng lắm là một tô rưỡi. Mụ Rớt không ra giá nhất định một tô là bao nhiêu. Ăn bao nhiêu, mụ bán bấy nhiêu. Nhưng một tô bún đúng giá chuẩn mà mụ Rớt định ra thì có đủ thịt bò, giò heo, huyết…




        Chỉ nghỉ ngơi một đêm, sáng hôm sau, cô tôi đã biểu dẫn đi ăn bún bò Huế. Quán bún bò Huế mà tôi và cô tôi đến trước tiên là ở gần nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Đây là một tiệm chuyên bán những món ăn Huế nên thực đơn toàn là những món ăn Huế như bánh Bột Lọc, bánh Nậm, bánh Ít, bánh Bèo…Chủ quán cũng nói giọng Huế. Nhưng khi tô bún vừa mang đến thì cô tôi đã lắc đầu nguầy nguậy: “Bún bò Huế chi mà lạ rứa!” “O chưa ăn thì răng mà biết được!” “Bún bò Huế làm chi có hai miếng chả lụa như rứa!”. Cứ mặc cho cô tôi khen chê thế nào tôi cứ ăn và thấy cũng ngon lắm. Có gì khác đâu? Chất lượng và hình thức tô bún còn đầy đủ hơn nữa đó chứ! Một tô bún và một miếng giò heo to gấp đôi tô bún mụ Rớt. Rồi còn chất vào đó nào thịt bò, chả lụa, huyết…Rau sống thì đủ loại. Còn gia vị thì tương đỏ, tương đen,  ớt chua, ớt mặn, tỏi tươi, tỏi dấm, hành thái lát, hành ngâm dấm đường. Có cả  nước mắm ngọt, nước mắm tôm chua, ruốc Huế, ruốc mắm nêm…Ăn bún thì khỏi cần và, húp vì đã có muỗng. Thậm chí có cả nĩa để đâm vào miếng giò heo nữa. Thế mà cô tôi thất vọng cho rằng chẳng giống bún bò Huế mới oan nghiệt chứ! Hôm sau, chúng tôi lại đi tìm ăn bún bò Huế nữa. Lần này chúng tôi lại tìm đến một tiệm bún bò Huế sau lưng chợ Tân Định, cũng do người Huế nấu nhưng cô tôi cũng lắc đầu. Một tiệm bún bò Huế ở gần chợ Tân Bình có tiếng, người ăn đông quá chừng. Nhưng cô tôi cũng thất vọng, buồn lòng. Tôi quyết dẫn cô tôi đi thật xa về quận Tân Phú để may ra tìm một quán bún bò Huế có vẻ dân dã một chút cho giống cái món bún bò Huế trong lòng cô tôi. Nhưng khi chủ quán vừa bưng tô bún ra thì cô tôi đã thốt lên: “Răng lạ rứa! Đã bún bò giò heo thì phải có thịt bò giò heo mà răng lại từng lát thịt heo luột như rứa!”. Chủ quán xổ ra một tràng giọng Quảng: “Lạ, lạ chi mà lạ hè! Bún bò Huế như rứa chứ reng lạ! Bà ăn bún bò Huế chưa nà? Tui bán bún bò Huế mụ Rớt bao nhiêu năm rồi đó nghe!”. Đúng như cô tôi nói, tôi ăn mà tưởng chừng như mùi vị của hủ tíu. Nhưng tôi chợt nhận ra một điều mà trước đây khi tôi bắt gặp đâu đó trên đường phố Sài Gòn treo biển bán bún bò Huế mụ Rớt thì tôi nghĩ đơn giản là do mụ Rớt đã vào Sài Gòn ở rồi mở tiệm bán bún bò Huế mà thôi. Bây giờ thì tôi đã hiểu, hóa ra chỉ một gánh bún bán rong như thế mà trở thành một thương hiệu nổi tiếng ở đâu cũng biết.





        Nỗi buồn của cô tôi không ăn được một tô bún bò Huế giống như xưa lan tỏa đến cả vợ con tôi. Vợ tôi cho rằng, sở dĩ  không giống là vì không có món ruốc chính gốc Huế để nêm vào nồi nước dùng. Bún bò Huế phải nêm bằng ruốc Huế là chính chứ không phải nhờ vào bột ngọt. Nhưng cô tôi cho rằng, chuyến trước về Huế cô đã đi ăn khắp thành phố mà cũng chẳng thấy giống như xưa. Bó tay! Nhưng vợ tôi thì không bó tay, bởi cô ấy cũng thường nấu bún bò Huế cho cả nhà ăn. Cô ấy tin chắc vào món ruốc mà mình gởi mua từ Huế vào. Còn tôi thì quyết định tái hiện lại khung cảnh nấu bún bò Huế trong nhà với nồi bầu, vá múc, thúng, mẹt…và chỉ ăn bún bằng cách và, húp thôi.





       Vợ tôi đang hầm cho mềm thịt trên bếp ga nhưng tôi vẫn thấy thiêu thiếu một điều gì đó. Và tôi chợt nhớ ra làn khói bay bay từ củi lửa dưới nồi bún của mụ Rớt. Thế là tôi phóng xe đi tìm mua một bếp lò và một bó củi.



       Khi vợ tôi bưng đến cho cô tôi một tô bún, chưa kịp ăn mà bỗng dưng cô tôi rơm rớm nước mắt. Còn tôi thì cũng đã nhận ra hương vị đặc trưng bún bò Huế của mụ Rớt ngày xưa. Chính cái mùi khói củi hòa lẫn với mùi vị bún bò Huế tạo nên một hương vị đặc biệt khó tả của bún bò Huế mụ Rớt và đồng thời cũng khiến cho cô tôi nhớ lại niềm hạnh phúc đầm ấm của gia đình mình năm xưa.

Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 30 trên tổng số 52 bài trong đề mục