Lời thề Hippocrate - Tiểu thuyết của Phan Cao Toại
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
tieuboingoan 08.06.2005 21:08:30 (permalink)



Mười sáu



Gia đình ông Vũ Thịnh đã trải qua những ngày căng thẳng nhất. Không thấy ông ra vườn cắt tỉa những cành hoa buổi sớm. Mấy khóm hồng hoa nở đã tàn, cánh hoa ri đầy mặt đất, những cánh còn lại đã ngả màu trên chiếc đài khô nhụy. Ông không cạo râu, để những sợi râu sợi bạc sợi đen mọc tua tủa trên chiếc cằm nhọn mà mấy lâu nay ông ăn uống thất thường, má tóp lại làm chiếc cằm nhọn thêm. Và những lúc mệt mỏi quá sức, ông thường hai tay ôm ngực, tay với lên chiếc hộp nhỏ để ngay đầu giường lấy ra mấy viên thuốc dãn mạch vành, nhẹ nhàng đặt xuống dưới lưỡi. Ông cảm nhận được sức vóc nhỏ nhoi của tuổi xế chiều, chạng vạng bóng hoàng hôn. Lòng canh cánh với những việc chưa làm. Nỗi lo về chuyện của Vũ Hải làm ông gầy sọp.
Vũ Hải cũng nằm lì ở nhà, cơm nước bữa ăn bữa không. Từ khi biến cố xảy ra ở phòng mạch tư, Vũ Hải thường tránh mặt bố. Không khí trong nhà im lặng, nặng nề, bố con ông không nói với nhau nửa lời.
Buổi sáng ngày thứ ba sau khi bà Tiến Đạt mất, Thu Hồng đến nhà ông Vũ Thịnh từ sáng sớm. Cánh cổng sắt vẫn im ỉm đóng, cửa ra vào phòng khách cũng không mở. Nghe tiếng chuông, đứa cháu gái ông bước ra mở cửa. Giọng nói oang oang:
- Chị ơi, cả nhà đều ốm, cơm nước không ai ăn. Em định chạy xuống nhà chị.
Thu Hồng không trả lời, nhìn chăm chăm vào khuôn mặt nháo nhác của đứa bé gái. Mãi sau, cô mới gượng nở một nụ cười, trấn an đứa bé:
- Thôi, rồi đâu vào đó em à. Em vào nói với bác, có chị đến thăm.
Cánh cửa phòng khách nặng nề mở. Thu Hồng ngồi vào chiếc ghế salon, mắt nhìn quanh. Tự nhiên, cô đứng dậy, bước sang căn phòng nhỏ bên cạnh, nơi thờ bà Vũ Thịnh. Trên bàn thờ, tàn hưng rơi trắng thành một lớp bụi dày, lư hương chi chít chân hương. Tàn hương còn mới, hình như nén hưng vừa được thắp đêm qua. Thu Hồng vặn to chiếc đèn dầu được hãm lại như hạt đỗ, thắp một nén hương. Khói hương thơm thong tỏa vào không gian, Thu Hồng chắp tay lên đầu, lạy ba lạy.
Ông Vũ Thịnh đầu tóc rối bù, mặc chiếc quần pijama và chiếc áo sơ mi dài tay nhăn nheo chưa kịp ủi. Cách ăn mặc ấy ít thấy ở ông trong những ngày thường. Khuôn mặt ông mệt mỏi, những nếp nhăn hằn sâu, nhăn nheo hình nan quạt phía đuôi mắt. Ông nhếch mép cười, nụ cười thiểu não khi nhìn thấy Thu Hồng vừa bước ra khỏi phòng thờ.
- Thưa bác, bác mệt lắm không? Giọng Thu Hồng nhỏ và lắng.
Ông Vũ Thịnh:
- Già rồi lại đâm lắm bệnh. Cái mạch vành của bác thỉnh thoảng lại hành. Mình làm việc với anh tim mạch, biết đâu lại chết vì nó. Dao sắc không gọt được chuôi, cổ nhân nói có sai đâu.
- Cháu xin bác đừng nghĩ ngợi nhiều.
- Không nghĩ sao được hở cháu. Ông Vũ Thịnh vừa nói vừa đưa tay chỉ vào chiếc ghế salon đối diện. Cháu ngồi!
- Thưa bác, cháu đến sớm thế này báo cho bác một tin, cốt để bác yên tâm.
- Cháu bao giờ cũng làm bác cảm động với những việc bất ngờ. Sau việc làm của thằng Hải, bác như người quẫn trí. Nay mai nó đi tù, bác không biết phải sống sao đây. Thành ra mấy đêm nay bác không ngủ được.
Thu Hồng mở túi xách lấy ra tập giấy. Những ngón tay thon nhỏ của cô lật nhanh từng trang, rút ra một tờ giấy đã được đánh máy. Cô trao tờ giấy cho ông Vũ Thịnh:
- Thưa bác, đây là đơn của ông Tiến Đạt gửi cho cơ quan chức năng, xin bãi nại cho anh Hải.
Ông Vũ Thịnh giương mục kỉnh, mắt chăm chú đọc những dòng chữ trên tờ giấy. Đoạn ông bỏ kính, đặt tờ giấy lên bàn nhìn Thu Hồng với ánh mắt dò hỏi. Thu Hồng nói tiếp:
- Mấy ngày qua, ngày nào cháu cũng có mặt ở nhà ông Tiến Đạt. Trong câu chuyện, cháu thấy ông Tiến Đạt không phải là người cố chấp. Chỉ có mấy người em của bà Tiến Đạt là kiên quyết viết đơn kiện. Cháu cũng nghĩ chuyện đền bù vật chất là chuyện phụ nhưng cần thiết, vài chục triệu không đổi được một con người. Chiều hôm kia ở ngoài nghĩa địa, cháu đã thăm dò ông Tiến Đạt và biết quan điểm của ông ta rất đúng mực. Ông sẽ không kiện anh Hải.
- Bác cũng không ngờ ông Tiến Đạt lại làm như vậy.
- Vâng, thì cháu cũng nghĩ thế. Nghe đâu người nhà của bà Đạt đang làm việc bên Viện kiểm sát quyết làm cho ra nhẽ. Họ nói nhân chuyện này làm gương cho những người thầy thuốc khác. Ông Tiến Đạt khăng khăng giữ quan điểm, không kiện tụng gì cả. Ông nói nếu kiện mà bà Tiến Đạt sống lại, ông sẽ viết ngàn lá đơn chứ không phải một. Đằng này, ông cho rằng anh Hải không cố ý, chẳng qua là sự rủi ro.
- Không mấy người nghĩ được và làm được như ông Tiến Đạt đâu cháu ạ. Bác nghĩ dù ông ta không viết đơn kiện, thằng Hải nhà bác cũng nên tự nguyện ngồi tù.
Giọng ông Vũ Thịnh run run và lạc đi. Khuôn mặt ông nhợt nhạt, da xanh tái, trông ông như vừa trải qua một trận đau thập tử nhất sinh.
Bên ngoài, Vũ Hải dắt xe ra, mắt liếc nhanh vào phòng khách rồi nổ máy ra cổng. Ông Vũ Thịnh vẫn rầu rầu:
- Cháu xem, làm được trong nghề y thật khó. Cái tâm phải trên hết. Có cái tâm phải có kèm cái tài. Dốt nát cũng giết người. Vô tâm cũng giết người.
Thu Hồng mỉm cười, đồng tình:
- Vâng, nghề nào cũng vậy, bác ạ. Ngành y lại hệ trọng hơn vì gắn với tính mạng con người. Thầy thuốc trước hết cũng phải ấm bụng mới toàn tâm lo sức khỏe cho người khác được. Cháu thấy nhiều người thầy thuốc tội lắm, lương thấp mà vẫn tận tâm. Thật như gạo trên sàng. Nhưng người vô tâm thì nhiều quá. Bác sĩ khám bệnh rồi bán thuốc luôn ở nhà. Dược sĩ không trực tiếp bán thuốc mà cho thuê bằng, để cho người mù tịt về dược bán thuốc. Có đơn cũng bán, không đơn cũng bán. Thuốc độc cũng bán, thuốc thường cũng bán. Vô lý quá!
Có bao nhiêu chuyện ngang trái mà ngành y chưa giải quyết được. Bộ Y tế cũng đã có nhiều thông tư, chỉ thị để củng cố việc hành nghề tư nhân. Đâu vẫn hoàn đấy. Hành nghề tư nhân mà có lương tâm vẫn rất cần cho xã hội. Đằng này, nhiều thầy thuốc giàu lên một cách khó hiểu. Họ sử dụng tài năng để moi tiền từ những người nghèo một cách quá đáng.
Ông Vũ Thịnh đang nói bỗng ngừng lại. Phía trước cổng, một chiếc xe hi vừa tắt máy. Người đứng trước cổng là bà Tú Vân và ông Thắng. Thu Hồng vội bước ra, giọng cô xởi lởi:
- Dạ, cháu mời cô, mời bác vào.
Bà Tú Vân bước vội trên con đường lát sỏi, đưa tay khoác lên vai Thu Hồng, giọng bà đầy lo âu:
- Cô biết, cháu vất vả với chuyện thằng Hải. Bác Thịnh có nhà không?
- Bác ấy hơi mệt. Anh Hải cũng vừa đi vắng.
Thằng này láo thật. Không ở nhà mà lo chuyện này còn bỏ đi đâu. Giọng bà bực bội.
Ông Vũ Thịnh bước ra bậc tam cấp trước thềm nhà, nghiêng đầu chào bà Tú Vân và ông Thắng:
- Chị và anh Thắng đến thật đúng lúc. Ta vào nhà đi.
Mọi người đã ngồi yên chỗ. Cô cháu gái ông Vũ Thịnh rót nước trà từ một chiếc ấm sứ Hải Dương vào ba cốc nhỏ đặt trước mặt ba người. Bà Tú Vân vào chuyện:
- Gay đấy anh Thịnh ạ. Chuyện thằng Hải đang ầm cả lên, cả thành phố biết. Trên Sở cũng đã điện xuống yêu cầu tôi làm bản tường trình. Nghe nói người nhà bệnh nhân đã gửi đn lên Việt Kiểm sát. Chỗ thân tình, tôi muốn bàn với anh cách giải quyết.
- Cám n chị. - Ông Vũ Thịnh đẩy tờ đn bãi nại của ông Tiến Đạt đang để trên bàn sang phía bà Tú Vân. - Bước đầu là tạm ổn. Nhưng tôi không lấy thế làm mừng. Ông Tiến Đạt vì chuyện thằng Hải mà phải chịu đau lòng, chuyện ấy lại không xử bằng lý. Xử bằng tình mới mệt, chị ạ.
Bà Tú Vân cầm tờ đn trên tay rồi trao cho ông Thắng. Xem xong, ông hỏi giật ông Vũ Thịnh:
- Thế này là thế nào? Ai viết đn này?
Thu Hồng chen vào:
- Dạ. ông Tiến Đạt viết. Tối qua cháu vừa đến nhà ông ấy. Bên phía nhà bà Đạt, mấy người em, nghe đâu cả chú bà Đạt bên Viện Kiểm sát đề nghị phải xử theo luật, đề nghị tước bằng và truy cứu trách nhiệm hình sự. ông Tiến Đạt kiên quyết phản đối, ông ấy bảo, đấy là chuyện rủi ro đối với anh Hải. Nếu anh Hải ở nhà đã không có chuyện gì.
Bà Tú Vân chau mày:
- Nhận được chỉ thị của Sở, lãnh đạo bệnh viện đã họp. Trước hết, thằng Hải phải làm bản tường trình. Lỗi của nó là trăm phần trăm. Dù nó không gây nên cái chết của bà Tiến Đạt nó vẫn phải chịu trách nhiệm. Tôi cũng đang chờ những khả năng xấu nhất sẽ xy ra. Ngờ đâu có lá đn này.
Ông Thắng lạnh lùng:
- Hậu quả những việc sẽ xẩy ra đúng như chúng tôi dự đoán. Tôi và chị Vân cũng có thiếu sót với anh...
Ông Vũ Thịnh đưa tay vuốt mái tóc rối bù, nhấp một ngụm nước trà đang bốc khói, chậm rãi nói:
- Cũng may là ông Tiến Đạt có biết tôi. Ông ấy là người có học và biết nghĩ. Thà ông ấy cứ kiện để pháp luật nói chuyện với thằng Hải, như vậy lại dễ hn. Đằng này, ông ấy đặt bố con tôi vào tình huống rất khó xử.
- Cháu có mặt từ hôm đầu tiên xảy ra sự việc - Thu Hồng nói. - Cháu hiểu, ông Tiến Đạt ngoài việc chịu nỗi đau mất vợ còn chịu thêm sức ép gia đình bên vợ. Ông ấy nói nhỏ với cháu, ông ấy không muốn đẩy anh Hải vào đường cùng, vào cảnh tù tội. Anh Hải đang cần cho nhiều người bệnh khác. Có điều: ông ấy băn khoăn mới nói ra điều này: anh Hải phải tu chí, phải sửa đổi cách làm việc của mình.
Bà Tú Vân dằn giọng khi Thu Hồng vừa dứt lời:
- Thằng này phải trị. Chỗ trong nhà tôi cũng coi nó như con cháu mình, tôi xin thưa với anh như vậy. Anh có giận tôi cũng phải tiến hành kiểm điểm, kỷ luật nó. Làm như vậy là để giữ nó cho anh và giữ cho nhiều người khác. Không nghiêm thì ngành y thành chợ.

Ông Vũ Thịnh gật đầu:
- Vâng, chị cứ làm. Con tôi nhưng nhân viên của chị. Chị và anh Thắng đừng nể nang gì cả. Từ ngày nhà tôi mất đi, tôi đã buông lỏng nó. Bây giờ thì hư hỏng. Tre già không uốn được. Chị cứ làm đi, làm đi, đừng ngại gì cả.
Ông Vũ Thịnh nói một hi như trút được nỗi bực dọc của mình.
Bà Tú Vân trầm ngâm, vân vê tờ đn bãi nại của ông Tiến Đạt:
- Bây giờ có đn bãi nại, chúng tôi cũng không có c sở để kỷ luật nó. án tại hồ s. Việc này lại không thể bỏ qua được. Tôi muốn nhân việc này thức tỉnh lưng tâm nó, đưa nó về con đường làm ăn đúng đắn. Bên đưng sự lại tha cho nó, khó thật.
Thu Hồng:
- Cháu nghĩ, ý kiến của cô hoàn toàn xác đáng và cần thiết. Là bạn của anh ấy, cháu đã nhiều lần to nhỏ góp ý, nào anh ấy có nghe đâu. Cả bác Thịnh cũng đã nhiều lần nhắc nhở, anh Hải đều bỏ ngoài tai. Bây giờ thì hậu quả khôn lường, cũng may mà ông Tiến Đạt còn nghĩ tình anh Hải đã hai lần mổ cho bà Đạt, chứ không thì cũng gay go. Cháu rất thưng anh Hải, chính vì thế, cháu xin cô có hình thức kỷ luật thích đáng đối với anh ấy.
- Nhưng làm thế nào để kỷ luật? Ông Thắng nhìn ông Vũ Thịnh rồi quay sang nhìn Thu Hồng. Các c quan pháp luật đã nhận được đn bãi nại của ông Tiến Đạt. Đấy, đn đây này - ông đưa tay trao lá đn bãi nại cho ông Vũ Thịnh. – Chỗ tôi chỉ là cơ quan hành chính, với lại, bệnh nhân tử vong trên taxi trên đường đến bệnh viện. Nếu có đơn bãi nại, thằng Hải coi như trắng án. Nó chối bay đi cũng không ai làm gì được nó. Coi như hòa!
Ông Vũ Thịnh đưa ra nhận xét:
- Mấy hôm nay, thằng Hải thật sự hối hận. Người nhà bên bà Hoàng Cúc có sang mấy lần. Họ gặp tôi và nói, họ sẽ chạy cho thằng Hải trắng án. Tôi thì tôi không tin vào việc làm của họ. Tờ đơn bãi nại của ông Tiến Đạt không phải do họ tác động mà có. Tôi cũng xin chị đứng ở góc độ công lý để xem xét: thằng Hải có tội hay không có tội.
Bà Tú Vân:
- Thằng Hải có lỗi, điều đó ai cũng khẳng định được. Nhưng nó là đứa chuyên môn giỏi. Chúng ta phải làm thế nào để vẫn giữ được nó, vẫn khuyên răn được nó. Khó là thế.
Thu Hồng bỏ tờ đơn bãi nại vào cặp, nghiêng người sang phía bà Tú Vân nói nhỏ đủ để bà nghe:
- Cháu xin cô cứng rắn với anh Hải. Còn chứng cứ để xét kỷ luật của anh Hải thì rất dễ. Cháu sẽ trao đổi với ông Tiến Đạt viết một lá đơn khác gửi cô. Lá đơn đó trình bày sự việc đã xảy ra, đề nghị bệnh viện xem xét lại tư cách đứng tên phòng mạch tư của anh Hải. Nếu cần thiết đề nghị Sở rút giấy phép hành nghề.
Thu Hồng chợt ngừng lại:
- Nhưng cô hiểu giúp cho cháu, cháu làm vậy không phải là để hại anh Hải. Cháu làm vậy cốt để anh có dịp suy nghĩ lại những việc mình làm.
Tú Vân cũng nghiêng người, rỉ vào tai Thu Hồng:
- Đấy, phải làm như cách của cháu. Cháu phải xúc tiến nhanh để cô làm việc cho có hiệu quả. Để lâu, cứt trâu hóa bùn, cháu ạ.
Bên ngoài, Vũ Hải đang phóng xe vào cổng. Mặt anh đỏ gay, hình như vừa mới uống rượu ở đâu về. Vũ Hải bước lên tam cấp vào phòng khách, cúi đầu chào bà Tú Vân và ông Thắng:
- Cháu chào cô, chào bác!
Bà Tú Vân lạnh lùng:
- Mày uống ở đâu mà mặt đỏ gay lên thế? Uống rượu trong lúc này là không nên đâu, cháu ạ.
Thu Hồng đứng dậy bước ra phía cửa xin phép ông Vũ Thịnh và bà Tú Vân ra về. Chợt Vũ Hải bước lại phía cô, chỉ tay vào mặt:
- Cô còn đến đây làm gì? Tôi không muốn nhìn thấy cô trong nhà tôi.
Thu Hồng đỏ mặt, đầu hi cúi, một tay giữ chiếc túi xách, một tay cầm chìa khóa xe máy. Ông Vũ Thịnh nói như quát vào mặt Vũ Hải:
- Mày bước đi. Không biết ngượng!
Ông quay lại phía Thu Hồng:
- Thôi, cháu đừng chấp nó làm gì.
Bà Tú Vân xiết chặt tay Thu Hồng:
- Thôi, cứ thế cháu nhé. Có gì phôn cho cô.
Thu Hồng chậm rãi bước xuống tam cấp. Bà Tú Vân nhìn thẳng vào mặt Vũ Hải:
- Bỏ cái thói vũ phu ấy đi, cháu ạ. Cháu còn phải cảm ơn nó mới phải.
Vũ Hải vùng vằng bỏ xuống nhà dưới, buông một câu không mấy nhã nhặn:
- Cháu xin lỗi cô. Chẳng ơn huệ gì với cái của nợ ấy.
Ông Vũ Thịnh lắc đầu, buồn bã:
- Vẫn thói nào tật ấy.
Rồi ông bước theo hai người đồng nghiệp già của mình. Nét mặt ông đượm buồn, ông đưa bàn tay lạnh giá bắt tay từ biệt bà Tú Vân và ông Thắng.

#16
    tieuboingoan 08.06.2005 21:21:26 (permalink)
    Mười bảy



    Ông Tiến Đạt đã trở lại với công việc buôn bán, làm ăn hàng ngày. Chỉ có khuôn mặt ông nom gầy đi, vầng trán cao lưa thưa vài sợi tóc. Đôi mắt ông trở nên chậm chạp, u buồn. Bên trái túi áo ngực, ông đeo một tấm băng tang màu đen bằng mica hình quả trám được cài lên phía trước trái tim. Bàn thờ bà Tiến Đạt được kê lùi vào phía trong ngay chính căn phòng sang trọng nhất của ngôi nhà ba tầng giữa đường phố chính, được ngăn cách với bộ salon tiếp khách bằng một tấm màn che trắng mỏng.
    Một buổi sáng, ông vừa thắp xong nén nhang và thay hai bình hoa huệ đã tàn trên bàn thờ của bà, người em kề bà Tiến Đạt phanh két chiếc Dream trước nhà. Từ ngoài cửa, y đã tỏ vẻ bực dọc bằng câu nói giận dữ thay cho chào hỏi :
    - Anh làm thế là không được. Tại sao anh viết đơn bãi nại cho tay Hải mà không bàn qua với gia đình?
    - Cậu cứ ngồi xuống đây đã nào. - Giọng ông Tiến Đạt từ tốn. - Cậu hãy cho tôi hỏi: nếu tôi viết đơn kiện anh Hải, có đề nghị bắn bỏ anh Hải để thế mạng cho chị, phỏng có ích gì? Chị cậu có sống lại không? Huống hồ việc này xảy ra lại không phải do anh Hải. Anh Hải chỉ là người chịu trách nhiệm liên đới.
    - Anh mụ mị đi rồi. Đây, bản photo lá đơn anh gửi sang Viện kiểm sát, bác Tư vừa đưa lại cho em đêm qua đây này. Có phải lời lẽ của anh không? Có phải chữ ký của anh không?
    Ông Tiến Đạt bình tĩnh:
    - Vâng, tôi viết.
    Người em trai của bà Tiến Đạt đập mạnh tay lên bàn, làm nước trong mấy chén trà tung tóe trên sàn nhà, nức lên thảm thiết:
    - Người ta giết chị tôi, giờ anh lại giết thêm lần nữa. Y gục đầu lên thành ghế khóc thành tiếng ô hô, ai oán.
    Ông Tiến Đạt vẫn ngồi trân trân, để cho người em vợ lồng lộn trong cơn đau mất người chị gái và nỗi tức giận người anh rể vô tâm. Hai tình cảm buồn giận xảy ra cùng lúc trong một con người, làm y trở nên đờ đẫn, mặt nghệch đi, nước mắt chảy ròng ròng làm ướt cả ngực áo sơ mi. Y lần từng bước đến trước bàn thờ, nước mắt vẫn lưng tròng, tay run run châm lửa vào nén hương, lạy mấy lạy trước ảnh bà Tiến Đạt:
    - Chị ơi là chị ơi...!
    Hai đứa bé Thủy Ly, Thủy Tiên đang chơi trên lầu, nghe tiếng khóc vội chạy xuống, đứng nép vào người bố. Ông Tiến Đạt hai môi cắn chặt, bước tới đỡ người em vợ ngồi xuống:
    - Cậu từ từ rồi tôi sẽ tính.
    Y vẫn mếu máo, giọng hơi dịu xuống:
    - Chị tôi chết cỏ đã xanh mồ mà giờ anh bảo từ từ để tính. Tôi xin nói với anh, tính mạng của chị tôi không thể tính bằng tiền. Trăm triệu, trăm tỉ cũng không mua nổi. Xin nhớ cho như vậy. Họ hàng nhà tôi không cần tiền, chúng tôi cần người...
    Giọng y cao dần, khuôn mặt bừng đỏ, hai mắt long sòng sọc như lửa, càng nói giọng y càng to, càng dữ tợn. ông Tiến Đạt luống cuống. Kỳ thực qua Thu Hồng, ông được biết gia đình ông Vũ Thịnh sẽ bù đắp cho sự mất mát của ông ba mươi triệu. Đó không phải là cái giá cho một con người, bởi ông biết bên gia đình vợ ông rất khá giả. Ông cũng biết, ông Vũ Thịnh là một trí thức thanh bạch, sống chủ yếu dựa vào đồng lương, khoản tiền đó là một khoản tiền lớn, có lẽ ông đã chắt bóp, dành dụm gần suốt cả đời người. Vì thế, khi Thu Hồng đưa ra ý định của ông Vũ Thịnh về việc ông muốn đóng góp cho việc mất mát này, ông Tiến Đạt lúc đầu gạt đi. Ông bảo, không ai ngờ được rủi ro, không ai muốn giết người. Nay sự việc đã tang thương như vậy, hãy để cho hương hồn bà Tiến Đạt đừng bị khuấy đảo. Ông cảm ơn ông Vũ Thịnh và xin không nhận khoản tiền đó. Thu Hồng phải phân tích, khoản tiền đó chỉ là một phần nhỏ góp vào việc nuôi hai cháu Thủy Ly, Thủy Tiên khôn lớn. Đó cũng là thành tâm của ông Vũ Thịnh trước những lỗi lầm của con trai mình.
    Ông Tiến Đạt vẫn từ tốn với người em vợ:
    - Tôi xin cậu bình tĩnh, đừng làm tôi rối ruột. Vừa rồi ông Vũ Thịnh có nhã ý đóng góp một khoản tiền để nuôi hai cháu. Tôi cũng không phải vì món tiền ấy mà viết đơn bãi nại. Tôi muốn, khi một người đã mất đi, không nên làm cho người khác chết theo và càng không nên làm cho họ chết dần chết mòn bằng sự trả đũa của người khác. Không phải cứ sát nhân giả tử. Họ có tội phải cho họ một cơ may chuộc tội. Đằng này, anh Hải đang là ân nhân của tôi. Tôi không thể làm khác được!
    Người em vợ sau một cơn xúc động đã dịu đi nhưng vẫn còn cay cú nhìn chằm chằm vào mặt ông Tiến Đạt:
    - Anh nhu nhược lắm. Nói thật, cái tay Hải ấy nếu anh không kiện cho tróc vẩy người khác cũng sẽ kiện. Phải trừ khử những kẻ sát nhân ấy đi, anh hiểu chưa? Y vừa nói vừa bước vội ra khỏi nhà ông Tiến Đạt.
    Vũ Hải ăn mặc xộc xệch, quần jean áo pull đã cũ dừng lại trước nhà bà Hoàng Cúc. Ngôi nhà im lìm, cánh cửa sắt chỉ hé mở một khong nhỏ, mỗi khi có người vào ra phải đẩy. Vũ Hải đưa tay đẩy cửa, nghiêng người lách vào nhà, đã thấy bà Hoàng Cúc bước ra trong bộ đồ xoàng xĩnh, môi tái nhợt, da mặt mốc thếch loang lổ chỗ nâu chỗ trắng vì không son phấn. Giọng bà hơi buồn xen vẻ chua ngoa:
    - Mấy hôm cô cháu tôi lên nhà sếp, sếp đều đi vắng.

    Nghe nói ổn rồi, phải không?
    Vũ Hi mệt mỏi gieo mình xuống ghế:
    - ổn thể nào mà ổn. Cảnh cáo toàn bệnh viện, thông báo toàn ngành, đề nghị lên Sở rút giấy phép hành nghề. Đây chị xem đi.
    Bà Hoàng Cúc tìm chiếc kính lão, mở tờ giấy gấp tư từ tay Vũ Hải, xem xong, lắc đầu:
    - Hỏng hết việc. Quay một trăm tám mươi độ. Hôm nọ tôi đến nhà ông Tiến Đạt thắp cho bà ấy nén nhang, ông ấy đã làm đơn bãi nại cho bác sĩ. Tôi lên Viện kiểm sát, họ nói người nhà nạn nhân không có ý kiến gì, pháp luật cũng không thể can thiệp. Cái bà Tú Vân quyền gì mà dám qua mặt các cơ quan pháp luật. Để tôi kiện cho biết tay. Không phải cậy quyền muốn làm gì thì làm.
    Vũ Hải cúi đầu xuống, hai tay chống cằm, buồn bã nói:
    - Sự đã rồi, chị làm ầm lên lần nữa làm gì? Hội đồng kỷ luật đã họp, tôi đã đọc bản kiểm điểm nhận hết trách nhiệm về mình. Chị có liên lụy gì đâu mà sợ?
    Bà Hoàng Cúc cười nhạt:
    - Bác sĩ nói lạ. Sao tôi lại không liên lụy. Bác sĩ bị rút giấy phép hành nghề, phòng mạch này đóng cửa, tôi lấy tiền đâu mà trả nợ cho bố con Hạnh?
    Giọng bà run run rồi im lặng. Bà thở dài rồi đột nhiên ôm mặt khóc:
    - Trời ơi, bác sĩ giết tôi rồi!
    Bích Hạnh nghe tiếng khóc, từ trên lầu hai lững thững đi xuống. Cô cũng không phấn son, tóc không chải, cúi đầu chào Vũ Hải bằng giọng khô khan pha chút đay nghiến và vô lễ:
    - Số tiền hai trăm cây để mua ngôi nhà này một phần là của bố em, một phần của ngân hàng nhờ thế chấp ngôi nhà bố mẹ em đang ở. Lẽ ra, khi bệnh viện bắt anh viết kiểm điểm, anh phải kiên quyết từ chối. Anh làm một việc mà chẳng tính thiệt hơn gì cả. Bây giờ thì mất cả chì lẫn chài, gỡ làm sao được. Lấy tiền đâu mà trả lãi ngân hàng? Em nói cho anh biết, anh cứ cho mình tài giỏi nhưng trong trường hợp này... sao anh kém thông minh thế?
    Bà Hoàng Cúc đã lau khô nước mắt đệm vào:
    - Đúng, trong trường hợp này, bác sĩ đã không nghĩ đến cái hậu. Lấy tiền đâu mà trả lãi ngân hàng?...
    Vũ Hải trả lời thẳng thắn:
    - Theo chị, tôi không có lỗi à? Tôi chưa ngồi nói chuyện với chị, tại sao chị lại liều lĩnh giữ bệnh nhân lại? Cái chết này do chị trực tiếp gây nên. Nhưng chị vô tội, bao nhiêu lỗi lầm trút lên đầu tôi. Trăm dâu đổ đầu tằm!
    Bà Hoàng Cúc mỉa mai:
    - Vâng, bệnh nhân chết là do tôi. Nhưng bác sĩ chả quy ước với tôi, có bệnh nhân nặng cứ gọi điện thoại. Tôi gọi năm lần bảy lượt mà không gặp được bác sĩ. Vậy lỗi của tôi hay lỗi bác sĩ. Hay lỗi của con cháu nhà tôi đã hút hồn bác sĩ?
    Vũ Hải khó chịu, nhăn mặt lại trước những lời cay độc của bà Hoàng Cúc. Anh trầm ngâm một lát rồi tiếp:
    - Thú thật, tôi rất ân hận trong chuyện này. Tôi đã làm khổ bố tôi, làm khổ gia đình ông Tiến Đạt.
    Bích Hạnh đưa tay kẹp mái tóc đang xõa sau vai, nghiến răng bước lại trước mặt Vũ Hải:
    - Thế anh không làm khổ bố tôi. Anh không làm khổ tôi? Phòng mạch đóng cửa tôi lấy gì mà nuôi đứa con trong bụng của anh đây...?
    Nói đến đây, Bích Hạnh lao sang phía bà Hoàng Cúc nấc lên từng đợt:
    - Cô ơi, con khổ quá...!
    Bà Hoàng Cúc đưa tay vuốt tóc đứa cháu gái khốn khổ, cười khểnh:
    - Đẹp mặt chưa!
    Vũ Hải lạnh lùng:
    - Em không lo cho đứa con trong bụng. Anh sẽ cưới em, anh sẽ nuôi nó.
    Bích Hạnh chua chát, nhìn trừng trừng vào mắt Vũ Hải:
    - Cảm ơn! Cảm ơn ông bác sĩ. Con tôi không thể có một người bố ăn mày. Thưa ông bác sĩ, sẽ không có cưới hỏi gì hết. Tôi sẽ xuống bệnh viện phá bỏ nó đi.
    Vũ Hải bật dậy, ng ngác:
    - Sao, Em vừa nói gì...?
    - Tôi sẽ phá thai và không làm đám cưới với anh.
    Bà Hoàng Cúc:
    - Phải, nó không muốn gắn đời nó vào bác sĩ nữa.
    Vũ Hải chợt hiểu ra, bước giật lùi ra phía sau chiếc ghế, nói như phân bua:
    - Nhưng đây là thất bại tạm thôi. Chẳng lẽ chúng ta không làm lại được?
    Bà Hoàng Cúc vẫn lạnh lùng:
    - Biết bao giờ mới làm lại được. Cháu tôi cũng có lứa có thì, nó không chịu được dài lâu cảnh nợ nần, túng bấn.
    Vũ Hải bừng tỉnh:
    - Thì ra các người cùng một duộc. Tôi đã quá ngây thơ, quá tin tưởng vào các người.
    - Vâng, chúng tôi cũng quá tin tưởng vào bác sĩ. Hừ, tin đến nỗi mất cả cơ nghiệp, chút nữa mất luôn đứa cháu. Nhưng tôi cũng thông báo để bác sĩ biết, ân oán trả chưa xong đâu. Bác sĩ về đi.
    Vũ Hải ném vào mặt cô cháu bà Hoàng Cúc ánh mắt giận dữ, bước nhanh ra khỏi cửa, đập mạnh tấm cửa sắt tạo thành một âm thanh chát chúa.
    ***
    Cuộc nói chuyện giữa Thu Hồng và ông Tiến Đạt đến tận khuya mà vẫn chưa xong. Trước mặt hai người, trên chiếc bàn để ấm chén của bộ salon, một gói giấy và lá thư vẫn còn nguyên chỗ. Thu Hồng đẩy gói giấy về phía ông Tiến Đạt, nhỏ nhẹ thưa:
    Thưa bác, bác Thịnh nói đáng lẽ bác ấy tự xuống đây thưa chuyện với bác. Thế mới phải đạo. Nhưng bác ấy ốm quá, bác ấy nhờ cháu. Mong bác vui lòng.
    - Tôi đã nói với cô rồi, bác Thịnh làm tôi khó xử quá.
    - Vâng, cháu cũng làm việc bác Thịnh ủy nhiệm. Thôi bác nhận đi cho cháu về, khuya rồi.
    Ông Tiến Đạt chần chừ một lúc:
    - Lẽ ra, tôi không nhận số tiền này. Nhưng mất thì giờ của cô quá. Thôi, tôi đành nhận số tiền này rồi tôi sẽ trao lại bác Thịnh sau. Cô cho tôi gửi lời thăm và cám ơn bác ấy.
    Ông Tiến Đạt tiễn Thu Hồng ra về, lúc ấy đã hơn mười giờ đêm. Phố khuya đã ít người qua lại. Tiếng chổi của những người quét rác vang lên trong đêm âm thanh rời rạc, buồn tẻ. Trời rả rích mưa . Gió từ đâu về se lạnh. Thu Hồng đưa một tay cài cổ áo ngực, rùng mình so người trước những hạt mưa quất ngược lên mặt. Bỗng phía sau có một chiếc xe gắn máy vượt lên rú ga rất mạnh, làm tay lái của cô chòng chành. Một chiếc chặn đầu xe làm cô suýt ngã. Chiếc xe khựng lại không thể đi tiếp.
    Quãng đường đó không phải là quãng đường vắng nhưng là quãng đường có trụ sở các cơ quan làm việc, ngọn đèn đường bị những ngọn cây che khuất. Trong bóng đêm nhập nhoạng, hai tên lạ mặt vẫn ngồi trên xe, đứa ngồi trước giữ tay lái xe Thu Hồng hất hàm hỏi:
    - Cô là cô Hồng?
    Thu Hồng không nhìn rõ mặt gã vì đầu gã đội mũ nồi, miệng bịt bằng một tấm băng màu trắng. Thu Hồng không quen bọn người ấy. Hành động ngang ngược đó chỉ có bọn cướp giật mới có. Cô định hô lên. Một tên đi xe sau nhảy xuống, đưa chiếc dao sáng loáng áp sát người cô:
    - Mày mà kêu lên thì chầu Diêm vương, con ạ!
    Tiếng một tên khác:
    - Mày là bồ thằng Hải, con trai ông Thịnh?
    Thu Hồng bắt đầu hiểu, vội lắc đầu:
    - Tôi không quen ai tên là Hải.
    - Láo! Một cái tát trời giáng vào mặt Thu Hồng. Cô nảy đom đóm mắt, vùng vằng định chạy. Lập tức một đứa phía sau lưng bồi thêm một quả đấm. Thu Hồng “hự” lên một tiếng, người chúi về phía trước, máu trong miệng đỏ ngầu chảy ra hai bên mép. Một tên nói nhỏ nhưng giọng rắn và đanh:
    - Mày thậm thọt nhà ông Thịnh. Chạy như con thoi đến nhà ông Tiến Đạt. Mày tưởng mày làm gì mà tụi tao không biết. Tao cho mày đòn cảnh cáo đầu tiên. Ê, anh em!
    Xoạc một tiếng, thân áo trước của Thu Hồng đứt hết cúc, chỉ còn lại chiếc áo lót bên trong. Một thằng đưa chiếc dao luồn phía dưới, cắt đứt chiếc áo lót. Thu Hồng nhổ một bãi nước bọt lẫn máu vào mặt hắn, hét lên:
    - Đồ khốn nạn!
    Hắn dí mũi dao lên ngực cô. Hai tay cô bị một thằng phía sau giữ lại, Thu Hồng dùng chân đạp vào hạ bộ làm hắn ngã loạng choạng xuống đường.
    - Láo. Tao không có thì giờ để làm thịt mày. Nghe tao luận tội: ai xui ông Tiến Đạt gửi đơn tố cáo bác sĩ Hải lên bệnh viện để làm hại bác sĩ Hải?
    - Tôi không biết.
    - Láo. Lại thêm một cái tát thôi sơn vào mặt Thu Hồng.
    - Tuyên án: rạch mặt cảnh cáo. Thi hành lệnh!
    Một tên giữ chặt tay Thu Hồng, một tay đưa chiếc dao nhọn sáng loáng trước mặt Thu Hồng. Cô gập xuống, hai chân đạp liên tục vào người tên đứng đối diện.
    Đột nhiên, phía sau có ánh đèn pha ô tô. Tên cầm dao ra lênh:
    - Rút!
    Trước lúc đi, hắn còn bồi cho Thu Hồng một quả đấm vào ngực. Cô gục xuống lề đường giãy giụa. Chiếc xe hơi chạy chầm chậm, dừng lại bên chiếc xe gắn máy đổ xuống đường chắn lối. Thu Hồng được nhanh chóng đưa đến bệnh viện.

    CtLy đã mang vào đến chương 17
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2005 01:51:46 bởi ct.ly >
    #17
      tieuboingoan 14.06.2005 15:19:34 (permalink)


      Mười tám




      Thảo xuống xe bus lúc trời sẫm tối. Bầu trời đã điểm vài ngôi sao và trăng thượng tuần mọc sớm phơn phớt màu vàng như một bờ mi cong trên nền trời tối sẫm. Đoạn đường từ quốc lộ vào trong làng rải đá phẳng phiu, mỗi lần có người qua lại, những viên sỏi dưới chân rộn lên những âm thanh nhỏ, lạo xạo như đang bước chân trên bờ cát.
      Thảo vẫn thong thả bước, không chú ý đến những tiếng nhạc đang vang lên từ quán xá ven đường. Đó là con đường vào một làng nhỏ ven đô. Khi xưa, dân làng sinh sống bằng đồng ruộng, bằng cây trái trong vườn. Nhà nào cũng có một vườn cây nho nhỏ trồng cây ăn quả. Trái cam, trái ổi, trái mãng cầu, trái quất hồng bì. Vẻ yên tĩnh của vùng ngoại ô chỉ lưu lại trong kỷ niệm của lớp người lớn tuổi. Những chàng trai, những cô gái lớn lên sau này chỉ được nghe ông bà, cha mẹ hay anh chị mình kể lại rằng làng ta khi xưa cây cỏ kín vườn, chim vào không biết lối ra. Mấy năm gần đây, phố xá lấn vào tận làng. Nhà hai tầng, ba tầng mọc lên, đất làng bị cắt xén bán cho người trên phố xây nhà hàng, khách sạn mini. Dân trên phố bắt đầu chán cảnh ồn ào inh tai nhức óc của các loại động cơ tìm về ngoại ô để hưởng những phút giây thư giãn. Nhà hàng, khách sạn ngoại ô được xây cất mới trong một không gian thoáng rộng thật sự thu hút người từ trên phố.
      Thảo dừng lại trước một ngôi nhà lợp ngói hồng, xây cất dạng village một tầng, vòm mái và cửa kính kiểu châu Âu, được bao quanh bằng một vườn cây trông vừa hiện đại vừa cổ kính. Những chiếc bàn nhỏ bằng một lát cắt của thân cây trên một khúc gỗ làm đế, mặt bàn bóng nhẵn lên nước gỗ, bốn bên là bốn chiếc ghế mây mềm mại được kết bằng những sợi mây màu ngà. Đèn mờ xanh đỏ chen trong cành cây và chưa đến bảy giờ tối, trong vòm lá đã ẩn hiện những ánh đèn lấp láy theo tiếng nhạc.
      Từ lúc được người giới thiệu đến đây, Thảo có đồng ra đồng vào, đỡ phải lo miếng ăn cho mình trong những ngày nuôi chồng nằm viện. Đợt này, Thảo lại đăng quân cho nhà hàng và bà chủ đã vui lòng đón nhận.
      Thảo đưa tay mở chiếc chốt sắt cài cổng. Hôm nay, theo đề nghị của bà chủ có một bữa tiệc đám cưới buổi chiều, Thảo làm đêm thay cho làm từ sáng đến chiều như thường lệ. Bà chủ báo trước, hôm nay khách khứa đông, phải tiếp thức ăn cho các bàn, Thảo phải ăn mặc tưm tất và trang điểm một chút “cho coi được”. Cô không dám làm việc đó trước mặt chồng, gói bộ quần áo và bộ đồ trang sức cho vào túi rồi lên xe bus. Cô dặn lại:
      - Chiều nay, nhà hàng phục vụ đám cưới. Có thể em về muộn đấy anh nhé.
      Bút nhìn vợ không nói câu nào. Hai lần ra đây điều trị, Thảo đã bộc lộ gần như đầy đủ tính cách của người vợ hiền. Lo cơm nước giặt giũ, lo kiếm tiền để thuốc men bồi dưỡng thêm cho anh. Cô làm những công việc nặng nhọc ở nhà hàng, sớm chiều vất vả mà không hé răng than vãn. Thâm tâm, Bút biết ơn người vợ tần tảo của mình.
      Thảo gặp bà chủ mặt đầy son phấn ngay lối vào nhà bếp. Bà cười mỉm, vỗ vai Thảo:
      - Em thay đồ rồi trang điểm đi. Để việc chạy bàn cho chúng nó.
      Sau bếp, mùi hành tỏi thơm phúc, mùi mỡ cháy khét lẹt. Kẻ vào người ra, những đĩa thức ăn bốc khói được đặt ngay ngắn trên chiếc bàn dài. Trước cửa ngôi nhà, một chiếc bàn dài kê chắn gần hết lối đi được phủ một tấm vải trắng. Bên trên, cứ khoảng nửa mét là một lọ hoa hồng và một đĩa gạt tàn thuốc lá. Người chủ tiệc mặc complet màu xám, tóc chải mượt có cài một bông hồng trên ngực áo, bô bô:
      - Mười lăm phút nữa là xe tới. Cho dọn thêm hai mâm đặc biệt bốn người ngồi kia kìa. - Vừa nói gã vừa chỉ tay về phía hai chiếc bàn dưới hai lùm cây. Không uống bia, nặng bụng. Chỉ Napoleon cho đàn ông và sâm banh cho đàn bà. Giọng bà chủ the thé:
      - Cái bàn giữa là bốn mươi người, bàn trong nhà sáu người đã sẵn sàng. Hai mâm đặc biệt nữa phải không? Thưa sếp, năm phút là xong. Bay đâu, kê thêm hai bàn đặc biệt!
      Tiếng dạ ran phía sau. Thảo ngồi trước gương trang điểm, bặm môi cho son thấm đều vào hai bờ môi. Bà chủ chợt bước vào, thấy Thảo đang cầm thỏi son Thái, gắt lên:
      - Chết, không dùng loại rẻ tiền này. Đã bảo hôm nay chị có khách. Em cứ lấy hộp son của chị mà dùng. Đây này, phải kẻ thêm lông mày cho đậm hơn như thế này này.
      Vừa nói, bà vừa cầm cây bút chì ngồi xuống đối diện với Thảo. Bà đưa tay thoăn thoắt vạch đi vạch lại trên bờ mi của Thảo. Thảo nhắm nghiền đôi mắt, chốc chốc lại hé một bên mắt để nhìn vào gương. Bà chủ xoa lại phấn, tô lại môi cho Thảo. Bà đứng dậy, cùng Thảo nhìn vào tấm gương lớn, hể hả:
      - Thấy chưa. Hết ý. Em mà có chút son phấn vào thì tuyệt vời. Có phải đôi mắt sắc ngọt đi không. Đôi môi hình trái tim. Đấy, cười đi. Em được đôi hàm răng rất đều, rất trắng. Đúng là gái có con trông mòn con mắt. Nói thật, đàn ông bây giờ nó không thích bắt bồ với gái tơ. Nhõng nhẽo lắm. Cứ sồn sồn mà đánh. Biết cách chiều chuộng đàn ông. Hừ. Hết ý!
      Thảo không nói gì, nhìn bà chủ mỉm cười. Thảo định mặc bộ quần áo cũ của mình, bà gạt đi:
      - Dẹp. Dẹp ba cái mớ đồ cũ. Chị có mấy bộ áo dài may hồi còn chưa mập. Bây giờ đã “thon thon hình vại” chị bỏ đáy tủ. Đây, em lấy mà mặc. Thiếu gì thứ mà em phải mặc thứ ấy. Đêm nay, chị muốn em lộng lẫy!
      Phía ngoài, tiếng xe máy, xe hơi rần rần rú ga, còi bóp inh ỏi. Từ trên chiếc Honda màu đen, đèn pha còn bật sáng hắt ánh sáng chói chang ra hai bên đường, cô dâu chú rể ở hàng ghế phía sau bước ra. Cô dâu mặc soa rê trắng, đội vưng miện được kết lại bằng những hạt thủy tinh nhỏ, phản chiếu nhiều màu sắc dưới ánh đèn. Chú rể để ria mép, tóc cắt ngắn kiểu thể thao, complet màu xám nhạt, sơ mi màu trắng, ôm bó lay ơn đỏ thắm trên tay. Những cô gái tiếp viên nhà hàng ăn mặc sang trọng áo dài đủ màu, đứng hai bên đường tung những cánh hoa trắng mỏng vưng trên tóc, trên soa rê của cô dâu, trên đầu, trên vai chú rể.
      Chủ buổi lễ, một người đàn ông béo mập, thấp đậm trong bộ complet cổ may theo kiểu đã cũ mời khách khứa vào bàn. Tiếp viên chạy tới chạy lui, thức ăn đồ uống đã được dọn ra. Chủ lễ e hèm lấy giọng, tay chắp trước bụng, trịnh trọng:
      - Thưa quý vị quan khách, thưa hai họ, thưa các bạn hữu của hai cháu Trung Quân và Lệ Thủy. Đời người ta có một lần tràn ngập trong hạnh phúc. Đó là ngày người con gái lên xe hoa và người con trai e dè cùng gia đình mình, bạn bè đến nhà gái rước dâu về. Các thủ tục thành hôn của hai cháu đã hoàn tất sáng nay ở tư gia. Tối nay là bữa tiệc của anh chị tôi khoản đãi quý vị và hai họ.
      Tiếng rượu rót ra ly róc rách. Tiếng mở sâm banh kêu lốp bốp. Bà chủ nhà hàng kéo Thảo ra một góc, thì thầm:
      - Chị có chút việc muốn nhờ em. Tối nay, có hai bàn dành cho quan khách cỡ bự. Em giúp chị tiếp khách một bàn, một bàn nữa đã có đứa khác.
      Thảo hơi khó chịu, ngượng ngùng trong chiếc áo rộng cổ, phía dưới lại bó sát người, miễn cưỡng ngồi vào một bàn có ba người đàn ông ăn mặc sang trọng đã ngồi sẵn. Thảo cúi chào rồi khẽ khàng ngồi xuống chiếc ghế còn bỏ trống, mở nút chai rượu đánh “bốp” một tiếng, rót vào ba ly. Đến chiếc ly thứ ba của một người có vẻ lớn tuổi, bộ mặt trông dữ dằn với đôi mắt sắc, gã nhoài người sang phía Thảo, cầm lấy tay cô:
      - Người đẹp để anh giúp cho một tay.
      Gã rót cho mình một ly đầy rồi rót cho Thảo một ly, nâng lên mời những người đàn ông khác:
      - Ta trăm phần trăm mừng hai cháu, các anh!
      Thảo vẫn để nguyên ly rượu trên bàn, lấy lý do không biết uống rượu. Gã đàn ông ngồi cạnh dịch sát người sang phía Thảo, cười mơn trớn:
      - Em uống đi cho anh vui lòng.
      Gã liếc cặp mắt đa tình sắc lẻm sang phía Thảo, dừng lại phần trên cổ áo. Một vạt da trắng nõn như cánh đồng phủ tuyết, phẳng phiu, êm mát. Gã hình dung sống mũi dọc dừa của Thảo như một con đê nhỏ, lên đôi mắt là hai chiếc hồ nhỏ, bờ mi cong cong là hai rặng liễu tỏa bóng xuống hai hồ nước thăm thẳm màu nước đen huyền. Càng ở phía dưới cổ, cánh đồng càng phẳng phiu, màu trắng bỗng dừng lại vì một dải màu đen ngăn cách. Hai ngọn đồi thoai thoải, ở giữa có một khe nhỏ chạy qua. Và gã ao ước, mười ngón tay cục mịch, thứ ngón tay dùi trống của gã sẽ như mười chàng trai lực lưỡng quần nát hai quả đồi trắng nõn không thương tiếc!
      Thảo ngượng, im lặng gắp thức ăn vào chén cho hai người kia, nhất mực từ chối không chịu uống ly rượu. Bất thần gã đứng dậy, gọi bà chủ, giọng oang oang:
      - Này, chủ tiệm. Tiếp viên kiểu này tụi tôi bỏ cuộc. Có còn coi tụi tôi ra gì nữa không, hử?
      Bà chủ nhận ra đó là Minh Đớp, trùm buôn bán bất động sản cỡ bự của thành phố. Bà nham nhở cười, nói rất vô duyên:
      - Tôi xin lỗi. Con em nó chưa biết đại ca. Bà cúi xuống sát vai Thảo: “Chị van em, em hãy vì chị mà chiều ông khách đặc biệt này!”
      Nể tình, Thảo đưa ly rượu lên, không quên rót cho Minh Đớp thêm một ly nữa, giọng run run:
      - Em mời anh, mời các anh!
      Rượu chạy rần rần trong cơ thể Thảo. Buổi chiều không kịp ăn uống gì, bụng Thảo lép kẹp, chỉ một ly nhỏ đã làm tim cô đập mạnh, mặt nóng bừng, cảm giác lâng lâng như đang bay.
      Mấy gã đàn ông vẫn nhồm nhoàm vừa ăn vừa uống. Vèo một cái chai rượu đã trống rỗng. Thảo uống ly thứ hai rồi ly thứ ba, đầu quay cuồng không biết mình đang ở đâu, đang làm gì. Trong cơn mơ màng, Thảo tưởng tượng có ai đó đang mân mê bàn tay mình, rồi đôi môi dày, nhầy mỡ phả ra mùi rượu trườn trên má, trên môi cô. Thảo buồn nôn mà không nôn được. Cuối cùng, cô gục vào một tấm vai phẳng, đầu nghiêng vào chiếc cổ tròn.
      Bên tai Thảo có tiếng vo vo như tiếng đàn ong đang bay. Một làn hơi lạnh phả vào mặt cô. Phía sau lưng mềm và êm. Rồi ngực cô mát lạnh, có một vật gì đó đè nặng. Cô muốn mở to đôi mắt mà không mở được.
      Cảm giác một con sên nhầy nhầy bò khắp người cô làm cô bừng tỉnh. Cô mở to đôi mắt và nhìn thấy Minh Đớp trần trùng trục hôn cặp môi to dày lên khắp người cô. Cô cũng không mảnh áo che thân, vụt ngồi dậy, hốt hoảng định kêu lên.
      Minh Đớp ngầu lên đôi mắt thèm khát, lao đến định ôm Thảo vào lòng. Thảo cắn mạnh vào tay gã, hét lên:
      - Buông tôi ra, đồ khốn nạn!
      Minh Đớp nham nhở:
      - Thôi chiều anh đi, em cắn anh chảy máu đây này!
      Gã đưa tay gỡ chiếc nhẫn to tướng trên bàn tay khác, trao cho Thảo:
      - Đây anh tặng em!
      Thảo hất tay làm tung chiếc nhẫn, thuận tay tát vào mặt gã. Gã vẫn không buông tha, ôm chầm lấy cô, đè xuống đệm. Cô hất tung con dê già sang một góc, hai chân đá liên hồi vào người gã.
      Thảo lồm cồm bò dậy vơ vội bộ quần áo nhàu nát rồi mở cửa chạy như bay. Bà chủ quán thoáng trông thấy, vội chạy theo nhưng cô đã ra ngõ, chạy bán sống bán chết ra đường cái.
      Chiếc xích lô đưa Thảo về tới con hẻm nhà giáo sư Vũ Thịnh, lúc đó đã quá nửa đêm. Suốt dọc đường đi, cô nhanh chóng đưa ra quyết định, cô không thể trở về bệnh viện với bộ quần áo nhàu nát của bà chủ. Cô phải đến xin nghỉ nhờ nhà ông Vũ Thịnh rồi sáng mai sẽ tính.
      Ngôi nhà ông Vũ Thịnh im phăng phắc. Thảo rùng mình, toàn thân ớn lạnh, tay run run ấn chuông. Đèn phòng khách bật sáng. Có tiếng lạch cạch mở cửa. Ông Vũ Thịnh trong bộ quần áo pijama, giương mục kỉnh hướng ra ngoài cổng. Tiếng chuông vẫn vang lên. Ông bước xuống thềm đi ra. Thảo gọi giật:
      - Bác ơi!
      Ông Vũ Thịnh nhận ngay ra tiếng Thảo.
      - Thảo. Sao giờ này cháu lại đến đây.
      Cánh cổng mở rộng. Thảo gục vào ngực ông:
      - Bác ơi, cháu khổ quá...!
      Nghe tiếng động phía ngoài, cô cháu gái ông Vũ Thịnh cũng chạy ra. Ông dìu Thảo vào nhà, cô vẫn thút thít khóc. Giọng ông đầy lo lắng:
      - Có chuyện gì, cháu cứ nói với bác. Vợ chồng lại có chuyện gì phải không?
      Thảo mếu máo:
      - Bác ơi, quân khốn nạn...!
      Nói xong, cô nức nở. Ông Vũ Thịnh ít nhiều đã hiểu được câu chuyện, thốt lên:
      - Trời, lại thế sao?
      Ông không hỏi gì thêm, lặng lẽ bảo cô cháu:
      - Cháu đưa chị Thảo ra nghỉ với cháu. Pha cho chị chút gì uống cho đỡ lạnh.
      Ông bước đi, hơi cúi xuống, hai tay vò đầu. Dưới ánh đèn phía ngoài cổng hắt vào, bóng ông đổ dài trên con đường lát sỏi...
      ***
      Bên chiếc bàn con phía sau nhà ăn, Thảo ngồi đối diện với ông Vũ Thịnh. Bát mì trên bàn trước mặt Thảo đã nguội, trương lên. Giọng Thảo buồn rầu:
      ... chuyện là như vậy. Khi nhận lời làm công cho bà này, cháu đã hết sức cảnh giác. Nhưng đời có biết bao nhiêu mưu ma chước quỷ, bao nhiêu cạm bẫy, cháu đâu lường hết được.
      Ông Vũ Thịnh không nói gì, tay khư khư cầm ly cà phê đã nguội. Đôi mắt ông sâu trũng, gò má cao và răn reo. Khuôn mặt ông mệt mỏi, vẻ mệt mỏi của một người đã chứng kiến quá nhiều điều bất hạnh đến cùng một lúc. Ông nói với Thảo, giọng nhỏ và yếu:
      - Đợt điều trị của anh Bút cũng sắp xong rồi. Cũng may mà cháu không phải ở lâu thêm.
      Rồi ông lấy ra từ trong túi áo một xấp tiền. Ông cầm tay Thảo trong bàn tay răn reo của mình, tay kia đặt xấp tiền vào tay Thảo:
      - Đây, bác có một ít giúp vợ chồng cháu.
      Thảo ngước mắt nhìn ông, nhất mực từ chối:
      - Cảm ơn bác, bác giúp cháu nhiều rồi.
      Ông Vũ Thịnh vẫn để nguyên bọc giấy trong tay Thảo:
      - Cháu cứ cầm lấy, không ngại gì cả. Bao giờ vợ chồng cháu làm ăn khấm khá rồi gửi lại bác cũng được.
      Bên ngoài có tiếng xe gắn máy, Vũ Hải trực đêm ở bệnh viện về. Thoáng thấy bóng con trai qua khung cửa sổ, ông Vũ Thịnh cất tiếng gọi:
      - Hải vào ăn sáng luôn thể!
      Thảo cũng lí nhí mời:
      - Em mời anh vào ăn sáng.
      Vũ Hải bước vào phòng ăn, hết nhìn Thảo lại nhìn bố mình. Ông Vũ Thịnh giọng dứt khoát:
      - Thôi, cháu cứ cầm lấy, không bàn cãi gì nữa.
      Vũ Hải lưỡng lự một lúc rồi quay ra, ánh mắt vẫn xoáy vào người Thảo. Ông Vũ Thịnh đã uống xong ly cà phê, người cháu gái của ông bước vào, nói với Thảo:
      - Chị giữ lấy bộ quần áo của em mà mặc. Chị mặc cũng vừa đấy chứ.
      Thảo nhìn xuống ngực, xuống chân trong bộ quần áo của người cháu ông Vũ Thịnh đưa cho cô mặc từ đêm qua, đưa đôi mắt buồn gật đầu thay cho lời cảm ơn.



      #18
        tieuboingoan 14.06.2005 15:21:59 (permalink)

        Mười chín


        Con hẻm vào nhà ông Vũ Thịnh đã mọc lên một vài quán nhỏ phía ngoài. Phía trong hẻm, sự im lặng vẫn dâng tràn, ùa ra từ những ngôi nhà trầm tư và từ những vòm cây xanh biếc. Con đường nhỏ ít người đi, lác đác có chỗ rêu xanh, xanh lên cả bờ tường phủ phía trên bằng hàng rào tigôn màu tím.
        Con hẻm ấy gắn bó với Vũ Hải suốt ba mươi năm, từ khi anh mới lững chững biết đi, mẹ anh thường dắt tay anh men theo bờ tường ra tít ngoài đường cái. Những hàng cây trong các khu vườn hai bên sớm chiều tỏa bóng và Vũ Hải đã lớn lên với con hẻm quen thuộc, biết bao kỷ niệm thân thiết này. Từ ngày nhận quyết định kỷ luật, Vũ Hải lầm lũi đi về như một chiếc bóng.
        Gần đây, trong một quán nhỏ phía ngoài đã thấy vài người đàn ông không biết từ đâu đến, lè nhè với nhau bên chai rượu làng Vân sủi tăm với vài hạt lạc rang, tán gẫu chuyện trên trời dưới biển. Một người trạc tuổi bốn mưi, tóc để dài, râu mép rậm, dáng nghệ sĩ. Một người trán hói, bụng phệ, đi chiếc Môkik màu đỏ đã cũ, máy hai thì nổ phạch phạch, ống xả xịt đầy khói, trước đi lao động xuất khẩu bên Đức. Một mụ đàn bà ngoài ba mươi mặt mày coi được nhưng quần áo vẻ bụi đời, tóc cắt tém, uống rượu làng Vân cánh mày râu phải kính nể. Họ tụ tập ở quán từ lúc xế chiều. Lúc đầu họ còn ngồi ở quán, về sau thành quen, bà chủ quán mời hắn vào phòng khách, một căn buồng nhỏ ngay dưới tầng một của tòa biệt thự. Ngôi nhà ấy nghe nói của một tay tư sản đi Nam năm năm tư. Bà chủ quán cóc ấy chiếm được chỗ ngon lành ngay từ đầu ngõ, dưới vòm cây vú sữa cành lá sum suê, mở quán bán ba thứ đồ nhậu lai rai.
        Cũng phải thừa nhận ít có nơi nào trong thành phố lại có một biệt thự đẹp đẽ với mảnh sân thoáng rộng đến vậy. Lầu hai của một gia đình trí thức có tên tuổi. Tầng dưới ba hộ, bà chủ quán ở ngoài cùng. Thành ra quán rượu của bà ở vào nơi đắc địa, chiều chiều thấy rất nhiều khách ngồi trên những chiếc ghế nhỏ lúp xúp quanh chiếc bàn con y như trẻ mẫu giáo ngồi học. Họ đến đây để thưởng thức vị rượu làng Vân, thả mình trong cõi yên lặng hiếm có của con hẻm nội thành, nơi thành phố ồn ã, nhộn nhịp này.
        Chiếc Môkik phành phạch chạy vào trong sân, gã bụng phệ bước xuống với con cá chép trong bịch nylon. Gã gọi với bà chủ:
        - Làm giùm tí. Chiều nay thứ bảy!
        Mụ đàn bà tóc tém đang ngồi dựa lưng trên chiếc ghế salon, bật dậy:
        - Chị để tôi. Lão này chỉ quen ăn sẵn.
        Thị cầm con dao và túi nylon đựng cá bước ra góc sân, nơi có chiếc vòi nước công cộng và tấm bê tông phẳng lì kê làm chỗ giặt giũ, hì hục làm cá. Gã béo mập hai tay chống gối, hi hí cười xem thị làm cá, lơi lả:
        - Trông cô em làm thạo đấy chứ. Lát nữa anh thưởng cho vài cái “hòm”!
        - Nỡm, thứ anh không đến phần.
        Gã cười gằn:
        - Cao giá nhỉ. Đây nếm đủ mùi con gái năm châu, cô em là cái sá gì.
        Thị không vừa:
        - Rượu chưa vào đâu đấy. Đừng có lằng nhằng.
        Thị vặn to vòi nước, đưa tay bịt vòi lại làm bắn tung tóe những tia nước sang phía gã. Gã cười khanh khách:
        - Được nhá, chút nữa biết tay anh!
        Vũ Hải lững thững trong con hẻm bước ra, thất thần như một người thua trận. Khuôn mặt thư sinh, dáng bộ kiểu cách hàng ngày đã biến mất, nhường chỗ cho một Vũ Hải râu mọc tua tủa, quần áo xộc xệch đi đứng thất thểu. Nhìn thấy Hải dáng bộ buồn rầu đang bước đi, chị chủ quán tưi cười, khoát tay gọi Hải:
        - Chú Hải, chú Hải!
        Hải đứng lại, ng ngác nhìn rồi bước lại trước quán. Vẫn giọng chị chủ quán:
        - Chú đi đâu vậy. Tối thứ bảy không bồ không bịch, chán bỏ mẹ đi được. Vào đây, vào đây chị đãi chén rượu.
        Vũ Hải:
        - Cảm ơn, em không quen uống rượu.
        Chị chủ quán vốn là người về đây ở cùng bố mẹ từ ngày Vũ Hải mới sinh. Chị hơn Vũ Hải vài tuổi nhưng gia đình bố mẹ là công nhân, không đủ tiền cho con cái học lên. Chị lấy chồng rồi ở lì với cha mẹ trong căn phòng hai mươi bốn mét vuông này. Bố mẹ mất, chồng bỏ, chị ở vậy một mình làm lụng kiếm sống qua ngày. Thuở nhỏ chị đã nhiều lần bế Hải ra tận đường phố chính, dạy cho Hải cách chơi ô ăn quan ngay trong sân nhà chị. Với Vũ Hải, chị vừa có vẻ thân thuộc của một người hàng xóm, vừa có cái tình của người lớn tuổi đã có cả thời thơ ấu đẹp đẽ cùng anh, giọng có chút suồng sã:
        - Chị khuyên, chả cần buồn bực gì với đời cả. Có buồn chỉ rượu mới giải được. Các cụ ngày xưa chả lấy thơ lấy rượu giải sầu là gì.
        Vũ Hải không nói gì, bước theo người đàn bà đang cầm lấy vạt áo anh bước đi như một cái máy. Chị dẫn Hải vào trong phòng khách nhà mình, nơi gã đầu hói đang ngồi ghếch chân lên bàn, mở to tờ báo trước mặt. Chị vui vẻ giới thiệu với khách rồi ấn Vũ Hải ngồi xuống ghế.
        - Đây là chú Hải, bác sĩ con giáo sư Thịnh trong hẻm. Chú ấy đang buồn vì vụ xì-căng-đan, cả thành phố đều biết.
        Gã đầu hói buông tờ báo, đưa tay bắt tay Vũ Hải:
        - Biết rồi, biết rồi. Chuyện vặt. Tình ngay lý gian. Buồn hả. Việc chó gì mà buồn. ở đây làm chén rượu với chúng tớ.
        Gã tóc dài cũng đưa tay ngang tai, chào Vũ Hải dáng quân sự:
        - Nói cho chú biết, thời buổi nhiễu nhương, chú phải làm theo luật. Chú để cho nó làm mưa làm gió trên mảnh bằng của mình là hỏng rồi. Thẻ vàng là may, thẻ đỏ chú vào gỡ lịch trong nhà đá mới nhục. Phải tự tay làm lấy, chú hiểu chứ? Như tôi đây này, một mình tôi một cơ ngơi. Chủ cũng tôi mà tớ cũng tôi. Tôi đếch tin đứa nào cả. Làm ăn tư nhân, nhà nước cho phép nhưng không biết cách lại khốn khổ hơn làm nhà nước.
        Người đàn bà từ phía sau tay cầm đĩa cá hấp có rắc mấy cọng hành phía trên, rón rén đặt trên bàn:
        - Mời quý anh, hơi đâu mà nghĩ chuyện đời.
        Thị rót rượu ra ly nhỏ, nhoáng một cái đã hết ly, khà một tiếng kéo dài:
        - Tôi theo luật, đàn bà uống trước, giờ đến đốc tờ Hải, khách mới, nào, cạn ly, anh Hải.
        Hải hết nhìn người đàn bà rồi lại nhìn ly rượu trên tay thị. Thường ngày, Hải vẫn đi uống nhưng thường đến chỗ sang trọng, ít khi la cà nơi quán xá bình dân. Lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ bỗ bã của lớp người ít học, Hải hơi khó chịu. Nhưng trong một hoàn cảnh kinh tế đã bắt đầu co lại với đồng lương hàng tháng, Hải không thể vung tay quá trán, chấp nhận lời mời của người phụ nữ. Hải nâng ly rượu bằng hai tay lên trước mặt, cúi đầu ba lần lễ độ:
        - Mời chị, mời các anh.
        Gã đầu hói cười hể hả, gã tóc dài khoái chí vỗ đùi đánh đét:
        - Phải thế chứ!
        Vũ Hải về tới nhà đã mười hai giờ đêm. Ông Vũ Thịnh vẫn chong đèn đợi con. Qua cửa sổ, một vệt ánh sáng nhỏ chiếu chếch hắt xuống con đường nhỏ đầu hè, ông nhìn thấy Vũ Hải lảo đảo bước vào dãy nhà sau. Lòng ông se lại. Cảnh gà trống nuôi con, ông thấm thía những mất mát mà ông phải gánh chịu. Ông nhớ lại, thuở tuổi ba mươi như con ông bây giờ, ông đang ba lô khoác vai, đi hết chiến dịch này đến chiến dịch khác. Lúc bấy giờ, cái tâm của con người lớn lắm. Cái tâm vì nghĩa lớn của một dân tộc, cái tâm vì đồng đội, vì bạn bè. Sao có một thời đẹp thế. Ông lắc đầu và tự lý giải, không phải bây giờ cuộc đời bỗng nhiên xấu đi. Con ông lớn lên không biết một ngày cầm súng, con đường khoa học cứ trải dài, rộng mở trước mặt. Có lẽ vì quá thuận lợi, lớp trẻ bây giờ quên đi rằng, để có con đường đi rộng mở hôm nay, ông và bạn bè ông đã khổ công khai phá.
        Ông Vũ Thịnh chợt ngước nhìn lên tượng Hippocrate, ông lẩm nhẩm lại lời thề khi ông cùng đồng nghiệp vung tay trong bộ áo chùng bằng satin đỏ, trong giảng đường lớn của trường đại học, cũng ngay trước tượng Hippocrate. Đó là lời thề thiêng liêng, hàng ngày trước lúc đi ngủ ông vẫn nhẩm đọc y như người sùng đạo đọc kinh mỗi đêm. Vũ Hải dậy muộn. Ông Vũ Thịnh đã vắng nhà. Cô cháu gái đi chợ. Đầu anh mọng nhức với những ly rượu sủi tăm đêm qua. Anh đã có một đêm ngủ ngon không trằn trọc. Đúng, chị chủ quán nói đúng, chỉ có rượu mới giải được sầu.
        Từ đó, không kể thứ bảy hay chủ nhật, Vũ Hải đều ra quán. Ông Vũ Thịnh biết điều đó. Có lần trong bữa cơm, ông khuyên:
        - Con không nên uống nhiều rượu. Con thừa biết, rượu là chất độc.
        Hải ậm ừ cho qua chuyện. Từ khi đoạn tuyệt với Bích Hạnh và bà Hoàng Cúc, Hải tưởng mình đã trút được một gánh nặng. Nhưng không. Sáu tháng đi lại với Bích Hạnh, Vũ Hải đã quen với cách sống của tầng lớp xài tiền như nước. Cái phòng mạch của anh đã giúp anh hái ra tiền để ném vào những cuộc du chơi không khi nào kết thúc. Nay Bãi Cháy, mai Tam Đảo. Thế mà bây giờ...
        ***
        Vũ Hải đang đưa ly trăm phần trăm với gã đầu hói chợt nghe tiếng của cô em họ léo nhéo từ ngoài cổng:
        - Anh Hải ơi, anh có khách.
        Hải bực mình:
        - Đàn ông hay đàn bà. Đàn ông thì bảo ra đây, đàn bà thì bảo về đi. Đây không tiếp giới quần đen.
        Cô em họ vẫn nằng nặc, giẫm chân:
        - Anh về đi, người ta tha thiết muốn gặp anh.
        - Đàn ông hay đàn bà, quen hay lạ mới được chứ. Vũ Hải gắt lên.
        - Con gái. Lạ hoắc à!
        - Con gái đây lại càng không tiếp. Kìa uống đi chứ, các vị. Ly của bà chị còn vơi. Nam nữ bình đẳng. Nào, vào đi!
        Cô em gái thấy không ổn, ghé miệng vào sát tai Vũ Hải:
        - Anh về đi. Cô này trông sang và đẹp lắm. Thiết tha gặp anh. Hỏi có nhắn lại gì, cứ nhất định không nói.
        Mắt Vũ Hải chợt sáng lên như mèo vồ được chuột:
        - Ờ, thế thì tôi về. Cáo lỗi bà chị và các đại ca!
        ***
        Vũ Hải ngồi đối diện với người con gái. Cô còn trẻ, tóc để xõa ngang vai, hai tay lúng túng cứ vân vê chiếc quai túi xách. Cô ấp úng không nói được câu gì. Vũ Hải vào chuyện:
        Nào, tôi có thể giúp em gì không?
        Cô gái quay đi, hai tay bưng mặt, thút thít khóc. Vũ Hải nhìn cô gái lạ, ít nhiều đã đoán ra được câu chuyện. Anh hỏi với giọng tỉnh khô:
        - “Dính” rồi phải không? Thôi được, ngày mai xuống bệnh viện.
        Cô gái bỗng nức nở:
        - Không... em xin bác sĩ giúp em...!
        Vũ Hải đứng dậy đi đi lại lại trong phòng khách:
        - Ơ hay, tôi có từ chối đâu. Ngày mai xuống bệnh viện. Mà em chưa tự giới thiệu với tôi. Em tên gì? Nhà cửa ở đâu?
        Cô gái lau nước mắt, nhìn vào khuôn mặt đỏ bầm do rượu của Vũ Hải, nói rất nhỏ:
        - Em được mấy đứa bạn giới thiệu, đến gặp riêng bác sĩ. Em xin bác sĩ giúp. Mọi việc em xin sòng phẳng. Em không muốn đến bệnh viện.
        Vũ Hải lắc đầu:
        - Biết rồi. Phòng mạch của tôi đã đóng cửa. Thủ thuật đó tuy đơn giản nhưng không được làm ở nhà.
        - Em không để bác sĩ thiệt thòi.
        Vũ Hải cười:
        - Thế nào là không thiệt thòi? Thứ làm chui này không có giá. Kể cả khi em đưa cho tôi bạc tỉ, tôi cũng không dám. Tôi chưa bao giờ làm việc đó một cách lén lút. Em thông cảm, về đi, tôi xin lỗi, tôi đang dở cuộc vui.
        Cô gái lại bưng mặt khóc. Vũ Hải đã bước xuống tam cấp thềm nhà, định đi ra đầu hẻm. Nghe tiếng nức nở của cô gái, anh quay lại:
        - Nhưng em tên là gì? Em bao nhiêu tuổi? Bố mẹ em làm gì? Nhỡ tôi giúp em, cha mẹ em lại đến ăn vạ thì sao?
        - Em tên là Tuyết. Bố mẹ em ở trên phố. Tiệm vàng “Đồng Tâm”.
        Vũ Hải lạnh lùng:
        - Thôi, em về đi đã, mai tính.
        Nói xong, Vũ Hải bước đi, cô gái chạy vội ra nhưng không kịp nói câu gì.
        Vũ Hải lững thững đi vào quán, ngoảnh lại nhìn cô gái đi chiếc Dream màu mận chín ra khỏi con hẻm.
        ***
        Cô gái tên Tuyết có nước da trắng, khuôn mặt trái xoan, dáng vẻ u buồn tìm đến nhà Vũ Hải buổi chiều hôm sau như Hải đã hẹn. Cô ngồi bên chiếc ghế gỗ kê đầu nhà, sát lối đi vào bếp, cạnh mấy chậu cảnh. Cô buồn rười rượi, vẻ lo lắng và tuyệt vọng.
        Chị uống tạm chén nước. - Cô em họ Vũ Hải trao cô cốc nước. - Tầm này, đáng lẽ anh ấy đã phải về rồi. Bác Thịnh dạo này nằm điều dưỡng, ăn cơm tối xong bác ấy mới về. Có hôm về, hôm không.
        Tuyết chờ không lâu, Vũ Hải đã phóng xe vào, đỗ ngay trước mặt cô, Hải lắc đầu:
        - Thế này em bé ạ. Chuyện của em, tôi chịu! Thôi đành xin lỗi!
        Hải bước vội theo đường luồn, vào phòng của mình, gieo mình lên chiếc giường phủ drap màu trắng, tay buông thõng, ngước mắt nhìn lơ đãng lên trần nhà. Tuyết bước theo, ngần ngại đứng ở cửa, len lén nhìn Vũ Hải. Cô nói như van lơn:
        - Anh mà không giúp được em, em chỉ còn đường uống thuốc tự tử!
        Vũ Hải vẫn không ngồi dậy, nói vọng ra:
        - Em muốn làm gì thì làm, quyền của em. Tôi đã trả lời rồi, tôi không thể.
        Tuyết đứng ngay cửa, nức nở khóc. Tiếng khóc của một cô gái mới lớn lên đã phải chịu cảnh cay đắng của cuộc đời nghe thật thảm thiết. Cô khóc như tiếng con mất mẹ khiến Vũ Hải phải ngồi dậy, đi lại vỗ lên vai cô:
        - Thôi, em nín đi. Em khóc thế người ngoài nghe được tưởng tôi với em có chuyện gì rồi giờ em đến bắt đền tôi.
        Vũ Hải dìu Tuyết ngồi tạm trên chiếc ghế bên bàn làm việc của mình. Anh ngồi bên ghế đối diện, nhìn cô trong trạng thái buồn thảm. Lúc ấy vẻ đẹp buồn bã của cô tập trung sự chú ý của Hải. Tự nhiên, Hải đưa tay vuốt nhẹ tóc cô rồi cầm chặt lấy tay cô. Ý định chiếm đoạt cô gái mới lớn bừng cháy trong thân hình vạm vỡ của chàng trai từng trải. Hải thấy toàn thân nóng ran, người như lên cơn sốt. Không thấy Tuyết phản ứng gì, Vũ Hải ghì chặt cô vào lòng, hôn tới tấp như mưa lên khuôn mặt mọng sữa của cô.
        Mấy ngày sau đó, chiều nào Vũ Hải cũng ở nhà đợi Tuyết. Đó cũng là khoảng thời gian ông Vũ Thịnh vắng nhà đi điều dưỡng. Cô em họ ở phía sau nhà bếp, không quan tâm chuyện gì đang xảy ra ở nhà trên.
        Tuyết trở thành người tình của Vũ Hải trong suốt tuần lễ. Đến ngày thứ bảy, một chiếc taxi đỗ sẵn ngoài ngõ. Vũ Hải dìu Tuyết mềm nhũn như tàu lá bước ra xe.
        Cô em họ giặt một chậu đầy những tấm vải trắng thấm máu. Trước khi đi ra quán rượu, Vũ Hải còn quay lại dặn:
        - Em nhớ đừng nói gì với bác đấy nhé!
        Ngoài kia, tiếng xe máy hai thì phành phạch vọng lại mỗi lúc một gần.









        #19
          tieuboingoan 14.06.2005 15:23:01 (permalink)

          Hai mươi


          Thấm thoát lại đến mùa đông. Mưa phùn giăng một màn mưa mỏng suốt mấy ngày liền. Lá vàng rải đầy đường. Cây bàng đầu hẻm lưa thưa vài chiếc lá đỏ ối trên cành, phơi thân già nua và những nhành cây trơ trụi trong giá rét.
          Vũ Hải kéo phermeture chiếc áo khoác ngoài, so mình ngồi trong phòng khách. Trời vẫn rả rích mưa, nước mưa tí tách gõ đều đều trên mái ngói xuống những viên sỏi trắng quanh nhà. Trong cảnh yên ắng đến nao lòng của một ngày chủ nhật mưa lạnh, Vũ Hải chán nản không muốn bước ra khỏi nhà, ngồi ngắm mưa ri và ngắm những giọt cà phê chậm rãi rơi xuống cốc.
          Cô em họ đã đi chợ về, một tay xách giỏ, một tay cầm chiếc dù màu sắc sặc sỡ. Bước theo sau là một người mặc áo mưa, đẩy chiếc xe gắn máy vào khỏi cổng, dựng xe bên một gốc cây, đi bộ vào nhà. Người đó bước lên thềm cởi bỏ chiếc áo mưa. Khuôn mặt cô đượm buồn, tóc trên trán lòa xòa dính nước mưa. Vũ Hải ngước mặt, tươi cười bước ra đỡ chiếc áo mưa từ tay cô gái, vắt lên móc áo. Cô im lặng, bước từng bước nặng nề, mệt mỏi ngồi xuống ghế.
          - Anh chờ em mãi. Sao em đến muộn vậy?
          - Em mệt. Cô gái uể oải đáp.
          Hải lăng xăng lấy một chiếc ly, rót cà phê trong ly nước trước mặt mình trao cho cô gái:
          - Em uống cà phê.
          - Không!
          Những phút im lặng kéo dài. Vũ Hải nhìn cô đăm đắm và khi uống xong ly cà phê, anh bước lại ngồi bên thành ghế, đưa tay choàng lên vai cô. Cô gái vẫn im lặng, không tỏ vẻ đồng tình hay phản đối. Vũ Hải hôn lên má cô, giọng rất nhỏ:
          - Ta xuống phòng anh.
          Cô gái hất tay Vũ Hải, đột ngột đứng dậy, lùi lại:
          - Anh Hải, hôm nay là ngày thứ tư rồi, anh hứa hôm nay...
          Vũ Hải vò đầu, như nhớ ra điều gì:
          - Ừ nhỉ, anh chưa nói với em, anh chưa mượn được dụng cụ. Hẹn em ngày mai. Hay là, hay là em xuống bệnh viện?
          Cô gái vẫn lạnh lùng:
          - Anh nói hay nhỉ. Hôm đầu anh bảo hôm sau. Hôm sau anh lần lữa bảo hôm sau nữa. Sao anh cứ nói quanh như vậy?
          Vũ Hải cười gượng:
          - Em yên tâm, trước sau gì anh cũng giúp em. Thôi, sáng mai em xuống bệnh viện.
          Mặt cô gái sầm lại và tiếng nấc đột ngột bật ra, giọng cô thều thào, ngắt quãng:
          - Xuống bệnh viện... thì em... đến đây... làm quái gì. Em đưa tiền... anh không nhận... anh cần cái quý giá của người con gái... em cũng cho luôn... vậy anh nói cho em biết... anh cần cái gì nữa?
          Vũ Hải bối rối, tìm mãi mới được một câu thích hợp:
          - Em, em đừng giận, đừng trách anh, anh muốn kéo dài thời gian bên em, bởi vì... bởi vì... anh yêu em!
          Cô gái tát mạnh vào mặt Hải, rít lên:
          - Đồ đểu. Anh đã diễn vở kịch này với bao nhiêu cô gái? Giờ anh lại diễn cả với tôi. Thà rằng anh cứ nói thẳng từ đầu để tôi đi chỗ khác. Anh đã coi tôi như con điếm không mất tiền. Mấy ngày rồi, anh nói đi!
          Cô gái túm áo ngực của Hải, kéo qua kéo lại. Vũ Hải mặt vẫn câng câng:
          - Em đừng to tiếng. Anh cũng không muốn làm vậy. Nhưng em rất đẹp và anh lại yêu em thật sự!
          Cô gái đổ nhào xuống ghế, tay ôm ngực, thút thít khóc.
          Cánh cửa buồng khách thông với buồng ông Vũ Thịnh hé mở. Ông hiện ra trước cửa với chiếc biarê đội đầu và chiếc khăn quàng cổ nửa vắt trước ngực, nửa vắt sau lưng. Ông bước ra phòng khách, nghiêm giọng:
          - Hải, có chuyện gì?
          Hải lúng túng:
          - Dạ, chuyện riêng của con bố ạ.
          Ông đứng lặng, ng ngác nhìn cô gái, tay run run đỡ cô gái đứng dậy. Nhưng cô một mực từ chối, lắc qua lắc lại, mái đầu rũ rượi. Ông nhìn Hải bằng cặp mắt giận dữ nhưng ông cố trấn tĩnh, lặng lẽ bước vào phòng mình, khép cửa lại.
          Cô gái thất vọng, bước đi không để ý đến lời hứa như đinh đống cột của Vũ Hải “Chiều mai em lại đây. Anh thề danh dự!” Cô bước từng bước nặng nề không chú ý Vũ Hải cúi mặt sau lưng.
          Hải quay vào, ông Vũ Thịnh đã hiện ra trước khung cửa. Mặt ông sạm lại, tay run run chỉ vào chiếc ghế salon, bảo Vũ Hải:
          - Con ngồi xuống. Bố muốn nói chuyện với con!
          Hải miễn cưỡng ngồi xuống, không dám nhìn bố. Ông Thịnh giọng lặp bặp run run vì giận dữ:
          - Con nói... cho bố biết... cô gái... lúc nãy... là ai?
          Vũ Hải không trả lời, hai tay vò tóc. Ông Thịnh quát lên:
          - Là ai...?
          - Là bạn gái con!
          Ông đập tay mạnh lên bàn:
          - Nói dối. Anh tưởng anh làm gì trong ngôi nhà này mà tôi không biết!
          Vũ Hải nhếch mép cười khểnh. Ông Thịnh nhìn bộ mặt nhâng nháo của thằng con mà ông hết sức cưng chiều, giọng lạc đi:
          - Mày là một thằng vô liêm sỉ. Mày có còn là một thầy thuốc nữa không? Có còn là con người nữa không?
          Vũ Hải mắt ngầu đỏ, lừ đừ tiến đến trước mặt ông, khẽ lắc đầu, giọng mỉa mai:
          - Thưa bố, bố đừng làm ầm lên như vậy. Trước lúc bố mắng con, bố hãy sờ lại gáy mình, bố đã thật trong sạch để răn dạy những kẻ d bẩn như con chưa? Hay bố cũng như con!
          Hải bước đến bên tượng Hippocrate, mắt ngầu lên, đột ngột cầm bức tượng trên tay:
          - Và cả cái ông này nữa. Tại sao bố cứ khư khư giữ lời thề với hắn...? Hải ném bức tượng xuống nền nhà. Bức tượng bằng thạch cao vỡ thành nhiều mảnh.
          Ông Vũ Thịnh điếng người, không tin ở tai mắt mình. Hai chân ông muốn quỵ xuống. Ông lê bước đến trước mặt con mình, dồn bực tức vào bàn tay còm nhom, gân guốc, tát mạnh vào mặt Hải:
          - Sao mày dám xúc phạm đến ông tổ của y học? Mày nói ai nhơ bẩn hả thằng mất dạy?
          - Con nói bố!
          Vũ Hải xô ghế băng vào phòng bên, nơi đặt bàn thờ bà Vũ Thịnh, thắp một nén nhang, giàn dụa nước mắt:
          - Mẹ ơi, mẹ mất đi, mẹ có biết rằng có một ngày bố đưa đĩ về nhà, đưa cái đứa không bằng tuổi con mình về ăn ngủ trên giường ngày xưa của mẹ không...?
          Ông Vũ Thịnh đã hiểu ra toàn bộ câu chuyện, rùng mình nghẹt thở. Người ông lạnh toát, gai ốc nổi đầy mình. Mắt ông tối sầm, ngực ông đau nhói, ông lê bước vào phòng làm việc của mình.
          ***
          Cháu gái đã chuẩn bị xong bữa tối từ lâu mà không ai xuống ăn.
          Chuông đồng hồ trên tường điểm bảy tiếng, cô vội bước lên nhà trên, ghé vào cửa sổ gọi với:
          - Con mời bác xuống ăn cơm. Nguội hết cả rồi!
          - Con ăn đi, bác hơi mệt. Anh Hải đâu?
          - Anh Hải ở ngoài quán rượu.
          Tối đó ông Vũ Thịnh bỏ cơm. Trong phòng đọc sách của ông, đèn bật sáng. Những quyển giá trên giá xếp ngay ngắn, thứ tự, gáy sách màu nâu, chữ mạ vàng, ông quen thuộc chúng đến mức có thể nhắm mắt rút bất cứ quyển nào ông muốn. Trên bàn làm việc, quyển Pathologie Medical mở tung với hòn sỏi bằng nắm tay đè giữa trang sách. Ngọn đèn gù soi xuống bàn một vùng ánh sáng màu vàng. Hộp bút bi đủ màu vẫn xếp cạnh chiếc gạt tàn thuốc từ lâu không có mẩu thuốc nào. Tất cả với ông đều rất quen thuộc. Đêm nay, sau một cơn đau đớn về tinh thần chưa từng gặp trong đời, ông dửng dưng trong căn phòng làm việc của mình như lạc vào một nơi xa lạ.
          Ông bước sang phòng ngủ. Chiếc giường kiểu cũ với những chiếc lò xo đã rão, tấm đệm cũ, chiếc giường băng giá gần mười năm nay từ khi bà Thịnh qua đời. Ông nhìn lên tấm ảnh đen trắng của ông và bà thời còn trẻ lồng trong khung kính. Tấm nh nhiều chỗ ố vàng, nhiều chỗ đã bong thuốc. Ông ôm tấm ảnh vào lòng hồi lâu rồi đặt lại trên bàn và nhìn ngắm không chán mắt. Trong căn phòng này, ông bà đã gắn bó, vui buồn có nhau.
          Ông trở lại phòng làm việc của mình, dừng lại trước bức tượng Hippocrate đã vỡ, nằm ngổn ngang trên nền nhà. Một mảnh to nhất còn lại con mắt của ông tổ y học. Ông Thịnh cầm lên. Con mắt ấy nghiêm nghị nhìn ông. Bên tai ông vang lên lời thề và những cánh tay nhất loạt đưa lên đồng thanh “Xin thề!”.
          Mấy chục năm hành nghề, ông Vũ Thịnh coi lời thề ấy là một phép đối nhân xử thế của mình trong nghề nghiệp. Có thể có những người phản bội điều mình đã hứa, riêng ông, đến giờ phút này ông vẫn giữ trọn. Ông không ân hận với y nghiệp của mình suốt mấy chục năm qua.
          Gió lạnh lùa qua cửa sổ. Bên ngoài, một màu đen của cây cỏ chìm trong mưa lạnh. Tiếng mưa rả rích rơi trên cành lá. Ông Vũ Thịnh mở ngăn tủ, lấy ra một chai rượu ông đã uống quá nửa. Chai rượu của một người học trò tặng, ông chỉ nhấm nháp vào những lúc buồn.
          Đêm nay, ông lại tìm đến nó. Cuộc xung đột giữa bố con ông, ông lường trước, sẽ xảy ra. Đáng lẽ, ông đã ngăn chặn những hành vi trái với y đức từ khi con ông phạm những sai lầm nhỏ nhất. Ông cứ trù trừ, bản tính cả nể vốn có - cả nể ngay cả với con mình - đã làm cho lỗi lầm của con ông ngày một lớn dần, đến khi ông đưa ra quyết định ngăn chặn thì đã muộn.
          Ông không trách con ông. Ông tự trách mình quá nuông chiều, quá nhu nhược. Vị rượu thấm vào ông, chạy khắp người, ông cảm thấy muốn nói, nói điều gì đó với mình. Ông lẩm nhẩm. Cuối cùng, ông nhẩm đọc lời thề Hippocrate. Ông sửa lại cổ áo, đứng ngay ngắn trước những mảnh vỡ của bức tượng, uống thêm một ly rượu, dõng dạc đọc “Trước anh linh của vị thủy tổ y học, người đã suốt đời tận tụy vì người bệnh, tôi xin thề: “Săn sóc miễn phí cho người nghèo và không bao giờ đòi hỏi một thù lao quá đáng với việc mình làm... xin thề... xin thề... xin thề...!”
          Tiếng ông Vũ Thịnh vang lên, rồi tắt dần trong tiếng mưa. Ông uống thêm ly nữa, ly nữa đến hết cả chai rượu.
          Ông lảo đảo bước đến bên cửa sổ. Mặt ông nóng bừng. Gió ngoài cửa sổ thổi vào làm ông rùng mình. Ông đóng chặt cửa, chuếnh choáng bước đi rồi lại loạng choạng gục ngã ngay bên mảnh vỡ của tượng Hippocrate.
          ***
          Sáng đã lâu rồi. Trong phòng ăn, Vũ Hải đã ăn xong bữa sáng đang ngồi uống cà phê. Thường ngày, ông Thịnh dậy sớm, chạy ra hồ tập dưỡng sinh với các cụ già. Gần đây, ông mệt mỏi không chạy nữa nhưng vẫn giữ thói quen dậy sớm của người già.
          Co em họ đang rót nước sôi vào phích, nói vọng sang phía Vũ Hải:
          - Anh Hải ạ. Thật oan cho bác quá. Hôm qua em đã nghe hết câu chuyện giữa anh và bác. Thật oan cho bác quá!
          Vũ Hải đặt ly cà phê xuống bàn, lắng tai nghe, linh cảm một điều gì đó không lành. Cô em họ nói tiếp:
          - Đêm hôm trước chị Thảo dưới tỉnh lên nuôi chồng nằm viện bị bọn xấu nó hại chạy tới đây nhờ bác giúp đỡ. Đêm hôm đó chị Thảo ngủ lại với em. Thế mà anh nỡ nặng lời với bác!
          Vũ Hải biến sắc, xô ghế đứng dậy. Anh bước lên phòng ngủ của bố mình. Cánh cửa buồng ngủ hé mở, không có ông Thịnh trong đó. Vũ Hải hốt hoảng, gọi to:
          - Bố ơi! Bố ơi!
          Không có tiếng trả lời. Vũ Hải chạy lên phòng khách. Vẫn không thấy ông Vũ Thịnh. Cánh cửa phòng làm việc của ông khóa kín. Vũ Hải đập tay lên cửa, thất thanh:
          - Bố ơi...! Bố đâu rồi...!
          Cô em họ cũng hốt hoảng chạy lên. Vũ Hải khuỵu hai chân trước cửa phòng làm việc của bố, gào lên như một đứa trẻ. Khi cô em họ cạy được cửa, ông Vũ Thịnh đã lạnh cóng, co quắp dưới mảnh vụn của tượng Hippocrate.

          ==========
          #20
            tieuboingoan 14.06.2005 15:27:11 (permalink)


            Phần cuối


            Giỗ bốn chín ngày của giáo sư Vũ Thịnh, dưới bệnh viện cho cả một xe mười hai chỗ ngồi lên thăm. Phó giáo sư Trịnh Kha ngồi ghế đầu, mở cửa bước xuống, tay cầm chai rượu gói giấy bên ngoài. Phía sau là mấy bác sĩ trẻ và một số y tá, hộ lý, những người đã từng gắn bó với ông Thịnh. Tấm trao bó huệ trắng cho một cô y tá rồi đưa tay ấn chuông.
            Một người đàn bà cao gầy, có băng tang màu đen trước ngực, hình như bà con bên phía bà Thịnh ra mở cửa, thanh minh vào sự vắng mặt của Vũ Hải:
            - Cháu Hải đang xuống nghĩa địa. Có lẽ sắp về.
            Bà chạy vội lên trước mấy bước hướng dẫn mọi người vào nhà. Trong ngôi nhà giáo sư, các cánh cửa ra vào, cửa sổ đều mở, y như ông vẫn còn sống, ông chỉ tạt đi đâu đấy chốc lát rồi sẽ quay về. Trong phòng thờ, ảnh hai ông bà Vũ Thịnh đặt bên nhau. Một bát hương to đầy chân hương, bên cạnh có một khay những thẻ hương chưa đốt. Trên một chiếc đĩa to, nơi chuối cau vàng hươm có chồng thêm mấy quả táo màu hồng. Những bông huệ trắng được đặt trong một lọ sứ to, cánh hoa màu trắng nép dưới cuống lá màu xanh, gợi một sự tinh khiết trang trọng.
            Mọi người vào thắp nhang cho ông. Phó giáo sư Kha và Tấm là người nghiêng mình trước chân dung của ông lâu nhất. Bước ra ngoài phòng thờ, Tấm nói với ông Kha:
            - Kỳ này, em tính xin các anh nghỉ. Em đã quá tuổi hưu năm ngoái, không có ai làm, cứ nấn ná mãi không về được. Em quý anh Thịnh, quý các anh chứ bổ béo gì cái nghề hộ lý. Bưng bô đổ vịt. Nay anh Thịnh ra đi, em thấy trống vắng quá. Bốn mươi năm em đã làm việc với anh ấy...!
            Tấm lấy khăn lau nước mắt. Đôi môi chị cắn chặt, chị im lặng giữa những người đồng nghiệp của mình cũng đang im lặng. Ông Trịnh Kha ngậm ngùi:
            - Cái đó tùy chị. Bản thân tôi cũng trưởng thành trong vòng tay anh Thịnh. Tôi cũng buồn lắm chứ. Vắng anh Thịnh, giờ chị lại nghỉ hưu, tôi cũng chưa biết tính sao đây.
            Ông Kha và Tấm bước vào phòng làm việc của giáo sư. Tất cả vẫn còn nguyên, từ giá sách với những quyển sách lặng lẽ đứng bên nhau đến bàn làm việc của ông có quyển sách đang mở. Bức ảnh ông chụp thời trẻ với chiếc bonnet trắng, áo blouse trắng cổ thắt cravat treo phía dưới tượng Hippocrate. Bức tượng mới tinh, Hải vừa mượn ở thư viện về thay cho bức tượng bị anh đập vỡ. Bức tượng vương một lớp bụi mỏng. Phó giáo sư Kha dùng một tấm vải mềm trên bàn của ông Thịnh lau cẩn thận từ trước ra sau. Ông trầm ngâm nói với Tấm:
            - Sinh thời, anh Thịnh khi giảng bài cho sinh viên hay trong các buổi giao ban, thường nhắc đến lời thề Hippocrate...
            Giọng Tấm lắng xuống:
            - Gần đây, đài báo nói nhiều đến việc ngành mình để sai sót gây chết người. Thật buồn anh ạ. Hộ lý chúng em không biết gì chuyên môn nhưng em nghe vẫn thấy xót xa thế nào ấy. Y như người ta đang nói đến mình, chính mình là người có lỗi. Đôi khi em chỉ thầm mong ngành mình có thật nhiều người như anh Thịnh.
            Phó giáo sư Kha lắc đầu:
            - Sự phân hóa về đạo đức trong ngành ta quá rõ. Vẫn rất nhiều người tâm huyết với nghề nhưng những người giàu có lên nhờ ngành y cũng không ít. Cuộc đời mà, biết làm sao được hở chị!
            - Hai người trở lại phòng khách, trò chuyện với người bà con của giáo sư Thịnh, người đó cho biết:
            - Cháu Hải kỳ này lầm lì, ít nói. Hết giờ ở bệnh viện về nhà đắp chăn nằm, cơm bữa ăn bữa không, từ chối không gặp bất cứ người nào. Có lần cháu nói với tôi, vừa nói vừa khóc: chính cháu là người gây nên cái chết của bố mình. Tôi lựa lời an ủi, cháu chỉ khóc.
            - Không có Vũ Hải ở nhà, ngày giỗ bốn chín ngày của giáo sư Vũ Thịnh trở nên trống trải, buồn bã. Khách đến thắp nhang rồi về dù bà em vợ ông Vũ Thịnh thiết tha mời lại. Phó giáo sư Kha và đoàn khách dưới bệnh viện trên đường ra xe thì gặp vợ chồng Thảo vội vã đi vào. Vừa trông thấy Thảo, Tấm đã oang oang:
            - Tao tưởng vợ chồng mày quên.
            - Vợ chồng em chào bác Kha, chào các bác. Thảo lễ phép cúi chào rồi quay sang với Tấm:
            - Quên thế nào được chị.
            - Phó giáo sư Kha mỉm cười:
            - Thế nào, anh ấy đã bình phục hẳn chưa?
            - Dạ, khá lắm rồi bác ạ. Có gì chúng cháu lại lên với bác.
            - Ông Kha cười:
            - Lên thăm tôi thì được chứ lên điều trị là tôi buồn lắm đấy!
            - Vợ chồng em cũng mới ghé vào bệnh viện, nghe nói bác cùng đoàn bệnh viện vừa xuống nhà bác Thịnh. Thôi, xin phép bác, cho vợ chồng em vào thắp nhang cho bác ấy.
            - Tấm dặn với:
            - Trưa nay cả hai đứa về nhà tao ăn cơm.
            - Vợ chồng Thảo, Bút nhìn theo đoàn người cho đến khi chiếc xe chạy khỏi ngõ.
            ***
            Cùng lúc ấy, Vũ Hải đang trên đường chạy ra ngoại ô. Giữa dòng người xuôi ngược Vũ Hải thấy mình lạc lõng. Bốn mươi chín ngày vắng bố, anh cảm thấy sự trống vắng không có gì lấp nổi, nỗi buồn trong anh trở thành nỗi chông chênh. Vũ Hải không dám nhìn những kỷ vật trong phòng làm việc của bố, đêm đêm đứng hàng giờ trong phòng thờ, trân trân nhìn bố mẹ qua màn khói hương.
            Dọc theo bức tường bao quanh nghĩa địa với đường cái, phía bên trong những ngôi mộ san sát bên nhau. Con đường trải nhựa loang loáng nắng sớm, người và xe dường như ít rộn rịp hơn nơi khác. Bên vệ đường, một vài đứa trẻ cưỡi trên lưng trâu, chốc chốc lại quất chiếc dây thừng giục trâu bước tới.
            Vũ Hải gửi xe ngoài cổng, tay cầm một nén nhang và một bó hoa tươi, lặng lẽ đi theo con đường đất nhỏ, tiến tới khu mộ mới. Lác đác những cây nhang đang cháy trên nấm mồ của ai đó.
            Vũ Hải lặng lẽ bước. Một con chim vỗ cánh khỏi vòm cây. Nắng sớm lọc qua cành lá rắc đốm vàng trên những ngôi mộ. Hải bước thấp bước cao như một người mất hồn, đầu óc tê dại trước không khí im lặng đầy kinh sợ trong nghĩa địa. Bất giác anh bừng tỉnh không dám tin ở mắt mình: bên mộ ông Vũ Thịnh, Thu Hồng đang lặng lẽ khóc. Vũ Hải đứng yên, hai chân như khuỵu xuống. Những giọt nước mắt từ từ lăn trên gò má, hình ảnh Thu Hồng nhòa nhạt rồi hiện dần rõ nét trước mặt anh.
            Từ phía ngôi mộ giáo sư Vũ Thịnh, Thu Hồng bước chầm chậm về phía Vũ Hải.

            Quy Nhơn 1996


            Hết

            ===============================================

            Truyện vừa của Phan Cao Toại, do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2002;
            Nguồn: Tủ sách nhà Tieuboingoan
            #21
              Ct.Ly 14.06.2005 22:27:33 (permalink)
              #22
                Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 22 trên tổng số 22 bài trong đề mục
                Chuyển nhanh đến:

                Thống kê hiện tại

                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                Kiểu:
                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9