HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C. Mehta và Julie B. Mehta - HẾT

Tác giả Bài
Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C. Mehta và Julie B. Mehta - HẾT - 25.07.2009 16:06:31
Nguồn: http://moscow80.multiply.com/journal/item/82

HUNSEN – THE STRONGMEN OF COMBODIA
Harish C. Mehta
Julie B. Mehta

NXB Văn Học – 2008
Số hóa : TraitimdungcamHP
( Kính tặng các CCB K )

Gửi tới Kali,
Người mà chúng tôi đã nhận ra
Trên ngọn cây cao vàng óng vút lên bầu trời Khơme,
Đã biết được mùi vị đường thốt nốt của Tuol Sleng,
Đã cảm nhận được sự ngọt dịu của trái cây
Giữa màu xanh cây lá sum sê
Của những cánh đồng chết trước đây


LỜI CÁM ƠN

Có nhiều người Campuchia chúng tôi phải mang ơn họ về sự quảng đại đã dành cho chúng tôi rất nhiều thời gian : Thủ tướng Hunsen và phu nhân Bun Rany; Hun Neng, anh trai ông ; quốc vương Norodom Sihanouk, hoàng tử Norodom Ranariddh và Norodom Chakrapong; hoàng thân Norodom Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk; và Son Sann, người ủng hộ hoàng gia trong một thời gian dài.

Gồm cả những người khác đã giúp chúng tôi : đại tá quân đội Ấn Độ A.N.Bahuguna đã thu xếp cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn rất quý hóa với Hun Neng. Và cố vấn cao cấp của HunSen, Prak Sokhonn, đã trả lời không biết bao nhiêu câu hỏi của chúng tôi, và đã sắp xếp cho chúng tôi đi bằng máy bay trực thăng của quân đội với Thủ tướng tới các tỉnh Campuchia . Các cuộc tiếp xúc cuối cùng liên quan đến chân dung chi tiết của HunSen đã được em rể của ông, Nim Chandara cung cấp , đã đem lại sự hiểu biết thấu đáo về dòng họ HunSen. Vào phút cuối, lúc chúng tôi vẫn còn có một vài câu hỏi chưa được trả lời, Ros Kosal, sĩ quan phụ tá của Thủ tướng đã yêu cầu HunSen viết thư trả lời cho chúng tôi các câu hỏi đó. Stephen Troth, chủ báo, một người thường trú đã lâu ở Đông Nam Á, ông đã đọc bản thảo và đề nghị chúng tôi viết một chương ngắn về lịch sử của Campuchia để trình bày các sự kiện có liên quan. Cuối cùng bản thảo của cuốn sách này đã được Drs Anima và Tarun Banerjee đồng ý giúp chúng tôi biên tập. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người

LỜI TỰA

UỐNG TRÀ VỚI NHÂN VẬT ĐÁNG GỜM

Một vài Thủ tướng ở độ tuổi bốn mươi bảy đã trải qua không biết bao nhiêu sự kiện, còn HunSen đã trải qua một cuộc sống bình dị : một cậu bé ở tỉnh Kongpong Cham, một chú tiểu ở Chùa, một cựu binh Khơme Đỏ, một chiến sĩ du kích lãng mạn, một người giải phóng dân tộc, một nhà ngoại giao và một nhân vật xuất chúng. Nhân vật đáng gờm này có nét độc đáo của một con người thực sự nhanh nhẹn sắc sảo, đã sống sót qua hơn chín lần chạm trán chớp nhoáng với cái chết. Đấy là vận may, cộng với khả năng phán đoán từng trải và ý chí để tiếp tục tồn tại đã khiến cho HunSen dường như có sức mạnh vô địch, và vẫn cứ tiếp tục vượt lên trên rất nhiều nhân vật ở chính trường Campuchia trong hai thập kỷ. Là Bộ trưởng ngoại giao lúc 27 tuổi, Thủ tướng lúc 33 tuổi, người luôn luôn có sự quyết đoán thật nhanh nhạy, ông lúc nào cũng là người biết vận dụng thời cơ rất thành thạo, người tỏa ra sức thu hút các póng viên, nhà báo, ngay từ lần đầu khi chúng tôi gặp ông vào năm 1989. Bằng con đường đi lên nhanh chóng, ông đã được người ta gán cho một loạt các tính cách, là một nhân vật tiếng tăm, một người chủ trương dân chủ và một người độc tài.

Cho nhân vật xuất chúng này biết là chúng tôi đang có ý định viết tiểu sử của ông và yêu cầu ông cho một loạt các cuộc phỏng vấn có thể kéo dài thời gian, ông là một chủ đề hết sức nhạy cảm. Harish đã tình cờ bắt đầu đề tài này vào đầu thập niên 1990 với Uch Kiman, phụ tá của Thủ tướng HunSen, người cũng có vẻ thích khái niệm đó. Chúng tôi biết rồi một ngày nào đó ý tưởng này sẽ được chấp nhận.

Khoảng năm năm sau, vào giữa năm 1997, Harish đưa ra yêu cầu chính thức bằng văn bản gửi tới Prak Skhonn, cố vấn cao cấp của Thủ tướng. Chúng tôi cho biết ý định muốn viết tiểu sử của HunSen. Liệu ông có thể thu xếp được mười tiếng phỏng vấn với HunSen không ? Trong khoảng một tuần, Prak Sokhonn đã trả lời cho chúng tôi. Ông đã trình lá thư yêu cầu của chúng tôi với HunSen ngay sau thời gian HunSen đã lật đổ Thủ tướng thứ nhất, Norodom Ranariddh, chưa được bao lâu và HunSen đã đồng ý.

Chúng tôi đến tư dinh rộng lớn của HunSen trên đại lộ Suramarit, đối diện với Đài Kỷ niệm Độc lập ở Phnom Penh. Chúng tôi đã gặp Prak Sokhonn ở đó. Sau khi lính bảo vệ kiểm tra theo thủ tục, chúng tôi được cho vào. Khu trang viên nhìn bắt mắt với các bụi hoa râm bụt đỏ tươi, các cây bonsai có hình con nai và các chú chó nhảy dựng lên trên thảm cỏ đã được cắt xén trông chúng có vẻ hung dữ. Sokhonn đang chờ chúng tôi. Một người đàn ông có dáng cao ráo, vui vẻ, trước đây ông vốn là biên tập viên cho một tờ báo quân đội.

Vào đầu tháng 12 năm 1997 tại tư dinh của HunSen, Prak Sokhonn kể, khi tôi bắt đầu cho Thủ tướng biết về hai vị, ông đã đưa tay lên ngắt lời tôi. Rồi ông nói “ Không sao. Tôi biết họ rất rõ. Anh có thể mời họ đến “.

Prak Sokhonn nói là chúng tôi được cho phỏng vấn HunSen ở thành phố Tây Nam của Siem Reap vào ngày 3 tháng 12 năm 1997 , trước lễ hội Angkor Ramayana lần thứ ba sẽ diễn ra vào ban đêm ở ngoài trời tại khu di tích của đền Angkor. Nhưng nhóm truyền hình người Nga không mấy vui vì HunSen đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn thay vì họ. Prak Sokhonn đã mời chúng tôi đi máy bay với ông tới Siem Reap.

Ông nói “ Chúng ta sẽ bay bằng chiếc Antonov 24 của Nga “, thấy chúng tôi bối rối, ông liền nói thêm “ Nó rất an toàn “.

Chúng tôi không tin chắc điều đó. Trước đây một năm, một chiếc Antonov, cũng loại máy bay này đã đâm sầm vào vành đai của phi trường Pochentong của Phnom Penh. Vì vậy, chúng tôi đã từ chối và chọn đi bằng máy bay ATR-70 do châu Âu chế tạo và đã bay qua Biển Hồ đến Siem Reap trước người tùy tùng này của HunSen.

Từ trên bầu trời, trông biển Hồ giống như một tô cháo khổng lồ đang bốc khói dưới ánh nắng mặt trời chói chang, được trang trí thêm bằng những hàng dừa nhô lên trên các thảm cỏ dại và những cánh đồng bát ngát chạy tới tận hướng bắc là các dãy núi nhấp nhô . Trong cái nôi trù phú này nhiều đế chế Campuchia đã trải qua các thời kỳ hưng thịnh, rồi sau đó vào giai đoạn cuối cùng nó đã lâm vào cảnh suy tàn. Mạn bên phải của “ tô cháo ấy “ là một vùng rộng lớn, rất dồi dào tôm cá và lúa gạo đủ nuôi cả một dân tộc. Chúng tôi đã quay trở lại nơi đó để tìm ra những câu trả lời vẫn còn bị lảng tránh.
Những con diệc trắng hốt hoảng bởi tiếng động cơ máy bay khuấy động trên bầu trời khi chiếc máy bay của chúng tôi đáp xuống phi trường Siem Reap.

Người tài xế taxi nói tiếng Anh trôi chảy với vẻ hơi châm biếm “ Trời mùa đông. Nhiệt độ mát mẻ 300C. Chúng tôi đang mong sao thoát ra khỏi cái nóng bức ấy để vào căn phòng khách sạn có máy điều hòa nhiệt độ.

Những bông sen hồng nở trên các hồ nước mưa ứ đọng, và các thảm cỏ mọc cao đến thắt lưng sau mùa mưa gió đã che giấu đi cái khô ráo của mùa hè và đất đai bạc màu khi chiếc taxi chúng tôi chạy qua.

Chúng tôi đăng ký khách sạn Nokor Kok Thlok để chờ Hun Sen đến. Giám đốc khách sạn cho biết cơ ngơi này đã mất hai tháng hoàn toàn không có khách sau khi quân đội tiếp quản vào tháng Bảy.

Ông nói “ Có 150 khách du lịch bị kẹt lại ở đây, và Hun Sen đã cho một chiếc máy bay đặc biệt đến di tản họ. Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, Siem Reap vẫn còn yên ắng. Họ biết cách làm thế nào để kiểm soát tình hình khu vực chung quanh đây “.

Vào sáng sớm, bộ đội đặc công bắt đầu đến, mang theo súng máy. Họ chiếm các vị trí ở mảnh đất rộng còn bỏ trống đằng trước khách sạn. Ở giữa khoảng đất trống ấy là một sân bay dành cho máy bay trực thăng. Khi mặt trời mọc, bộ đội đặc công phân tán mỏng, phục bên dưới bóng cây thốt nốt. Ở phía ngoài sân bay trực thăng , hàng cây thốt nốt với lùm lá hiện lên trên đường chân trời, và xa hơn nữa, có thể nhìn thấy các ngọn tháp của đền Angkor Wat trong bầu trời quang đãng.

Hun Sen đến trể khoảng hai tiếng. Quân đội phải chơi trò tiêu khiển để giết thời gian, và nhiều người khác cũng vậy. Một công an mặc thường phục đã giày vò một con châu chấu bằng cách dùng ngón tay quá khổ của anh ta búng vào mắ làm nó bị mù và cuối cùng bóp cho nó chết. Thấy cảnh này, một viên chức Campuchia phê bình bằng tiếng Pháp “ Je suis malade “ ( Tôi thấy buồn nôn ).

Vào lúc 5 giờ chiều, hai chiếc trực thăng màu xanh ôliu xuất hiện rõ dần bên trên ba phòng tuyến bảo vệ. Khi chúng tôi tới gần hơn, có thể thấy nét mặt rạng rõ của Hun Sen và phu nhân Bun Rany qua cửa kính của một chiếc máy bay trực thăng còn mời, có kiểu pha lẫn giữa Ý và Pháp. Cặp vợ chồng đầy thế lực này bước xuống và đi vào khách sạn, trong khi ấy chiếc trực thăng hộ tống tiếp tục tuần tra trên bầu trời đang xế bóng. Tối đó họ được cống hiến bằng các vũ điệu cổ điển Campuchia , Ấn Độ, Việt Nam và Lào tại lễ hội Ramayana ở khu phế tích âm u của Angkor. Sau đấy, Hun Sen khai mạc vũ hội ở quanh hồ bơi tại khách sạn.

Sáng hôm sau, Hun Sen đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn đầu tiên của chúng tôi ngay sau bữa điểm tâm. Ngồi bên ông còn có thông dịch viên Bun Sam Bo, cố vấn Prak Sikhonn và một thư ký ghi chép. Mặc bộ com lê màu tối bên ngoài áo sơ mi không cài nút cổ, Hun Sen hút thuốc liên hồi, các ngón tay của ông bám đậm màu nicotine. Trong hai tiếng rưỡi, ông kể về thời thơ ấu và những năm tháng trong hàng ngũ Khơ me Đỏ, hít những hơi thuốc dài để cố moi móc ký ức về những xó xỉnh của một thời tăm tối.

Đó là phần mở đầu có nhiều triển vọng cho quá trình viết về tiểu sử nhân vật. Ông đã đề cập đến nhiều lý lẽ. Sau đó không lâu, ông rời khỏi đó bằng máy bay trực thăng riêng. Chúng tôi theo sau ông về Phnom Penh. Sau đó hai ngày, chúng tôi lại phỏng vấn ông tại tư dinh Roun Khlar ( Hang Cọp) ở khu ngoại vi của thành phố Takhmau thuộc tỉnh Kandal, cách Phnom Penh 12 cây số.

Sau khi để lại thành phố Takhmau phía sau, chúng tôi đến một quốc lộ rẽ ra khỏi xa lộ và đột ngột gặp một chốt chặn ách lại. Chúng tôi bị lính canh gác mặc sắc phục chặn lại. Ở ngoài rào chắn là một cần anten vô tuyến với vằn màu trắng đỏ đâm cao vút khỏi đường chân trời. Một khẩu pháo hiện ra lù lù bên ngoài tấm bạt phủ của một cái lều xanh ở mé ngoài doanh trại. Ở nơi đây thuộc khu vực tư dinh của Hun Sen : một pháo đài vững chắc ở giữa vị trí của một tiểu đoàn, vây quanh bởi các tháp canh được trang bị súng máy và rải rác các chốt pháo binh. Không sao có thể đến gần, vì nó được bảo vệ bởi các đầm lầy là nơi các loài rắn địa phương sinh sống. Chúng tôi đi xe dọc theo con đường đất và dừng lại trước một cổng sắt ở trên được trang trí với giàn hoa giấy. Dinh thự này được che khuất, ở phía sau các bức tường cao được gắn camera theo dõi. Cánh cổng mở da dẫn vào một con đường được lát bằng gạch lát hiện đại dẫn lên một biệt thự kiểu tiểu lục địa Ấn Độ với mái ngói đỏ. Cửa sổ có mái che, các bao lơn giả, dây phơi quần áo trên sân thượng đu đưa các tấm dra trải giường trắng, các anten đĩa và nhiều cần anten đã tạo cho ngôi nhà trông có vẻ tiện nghi sung túc. Một mái vòm cao đưa ra, được các cột trụ nâng đỡ kiểu thành Corin Hy Lạp, từ trên cao trông ra một cái hồ, nơi ấy những con bồ nông đang âm thầm lướt đi, một sân gôn nhỏ, nơi Hun Sen đã tập dượt thuần thục các cú đánh. Ngôi nhà ba tầng này được xây dựng vào tháng 11 năm 1997, bao quanh là các hàng dừa, một hồ bơi, một hồ có mái che và các thác nước.

Nội thất được trang trí rõ ràng theo phong cách xưa của châu Âu, với nhiều chiếc đèn chùm và đồ đạc của Pháp kiểu thế kỷ 17. Các hàng cột làm bằng gỗ cao cấp, được kê chân trên nền đá cẩm thạch.

Sở thích của Hun Sen không phải lúc nào cũng quá cầu kỳ, ban đầu ông sống trong một ngôi nhà hai tầng lầu ở ngay mé bên phải, xây dựng vào năm 1989. Ngôi nhà đầu tiên vẫn còn tồn tại. Một ngôi nhà rộng rãi, nhưng có cấu trúc giản dị. Khu vực này thường dành để tiếp khách, nó được trải thảm kiểu đặc trưng của Việt Nam, và những chiếc ghế được chạm trổ công phu. Nét giản dị ấy đã được thay thế bằng kiểu trang trí sang trọng.

Hun Sen bước vào với bộ com lê màu xanh đậm và chiếc áo sơ mi màu xanh. Ông vừa bế mạc một cuộc họp với một nhóm sinh viên Hồi giáo. Giữa mỗi lần nhắp một ngụm trà Tàu, ông lại kể tiếp trước micro của máy ghi âm về lần ông đã trốn khỏi Campuchia , những ngày tháng ông phải ngồi trong các trại giam Việt Nam, những tháng năm nung nấu khát vọng giải phóng quê hương, nỗi tức giận về những người cai trị đất nước trước đây, và sự căm giân tội diệt chủng.

Cuộc phỏng vấn đã diễn ra êm xuôi cho tới khi chúng tôi hỏi ông một câu, trong đó chúng tôi đã nhắc đến hành động quân sự của Việt Nam để lật đổ Khơme Đỏ như là một “ sự xâm chiếm “. Điều này đã khiến cho Hun Sen đưa ra câu trả lời đầy sôi nổi, phẫn nộ, ông đã nhanh chóng sửa lối giải thích lịch sử của chúng tôi, ông nói điều đó không bao giờ là một sự xâm chiếm, mà là một hành động giải phóng khỏi chế độ diệt chủng.
Ông hỏi lại bằng tiếng Anh với giọng phải cố uốn ép lên xuống, một ngoại ngữ mà ông thấy khó và chưa bao giờ cảm thấy cần phải thành thạo “ Làm thế nào tôi, một người Campuchia lại xâm chiếm đất nước của chính mình ?”.

Vào lúc ấy, sự trầm tĩnh của ông không còn giữ được như  bình thường và chúng tôi cảm thấy đã đến lúc phải kết thúc cuộc phỏng vấn. Đó là một buổi nói chuyện dài hơn hai tiếng với Hun Sen mà ông đã đề cập đến nhiều thông tin được ghi vào băng.

Hôm sau, chúng tôi đi cùng với ông tới tỉnh Prey Veng, ở phía đông Phnom Penh.

Ông nói một cách nhiệt tình “ Các vị đến đây đi với tôi, được không ? Đến trước 8 giờ sáng mai. Tôi sẽ đi gặt lúa “.

Ông đã bỏ qua cho chúng tôi “ cách dùng từ sai lệch “ về lịch sử, và ngay sau đó tiễn chúng tôi ở phía trước mái vòm.

Sáng hôm sau, chúng tôi đi xe tới pháo đài của ông bằng một con đường khác dẫn vào cổng qua một chốt chặn khác, rồi qua chỗ các chú heo mọi  bị buộc vào một cây chuối, các chú chó con sủa ầm ĩ và một tháp canh với một người lính đứng gác mỉm cười. Bốn máy bay trực thăng do Nga chế tạo đậu trên một dải bê tông được bao quanh bởi các hồ sen và cây thủy dạ lan hương. Từng cái một, bốn máy bay trực thăng cất thẳng lên trời và bay là là trên đầm lầy hướng về điểm đến của chúng tôi ở một vùng nông thôn được bao trùm đầy hơi nước.

Sau ba mươi phút bay trên địa hình sum suê tươi tốt và các con lạch ngập nước, bốn chiếc máy bay đáp xuống một cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ở giữa hàng ngàn dân làng, đầu họ đội khăn krama ( khăn rằn). Ngay khi bước chân xuống đất, Hun Sen đã ôm choàng lấy các bà và các cháu. Rồi ông bắt đầu cắt lúa bằng kandeav ( một loại liềm ) với tốc độ nhanh và trong vòng mấy phút, ông đã gặt được khoảng 25 mét ruộng lúa trên cánh đồng với sự thành thạo của một nông dân trồng lúa. Sau đấy, ngồi bên dưới một túp lều dựng tạm thời, ông đọc một bài diễn văn bằng loa phóng thanh đã được bắt vít vào ghi đông của một chiếc xe đạp. Tất cả dân làng ngồi xổm vây quanh và thỉnh thoảng xen vào các mảng cây dạ lan hương xanh nhạt hơi pha đỏ.

Mồ hôi ướt đẫm cái áo sơ mi được giặt bằng tay, ông nói với chúng tôi “ Tôi là một nông dân. Tôi rất nghèo. Tôi không giống như hoàng tử “.

Chiếc khăn krama của ông rớt xuống đất. Một vệ sĩ nhặt lên và vắt lên vai cho ông. Một hành vi gây cảm động. Thủ tướng và vệ sĩ là một.

Tiểu sử về ông sẽ không đầy đủ nếu không có cuộc nói chuyện với vợ ông. Chúng tôi thăm dò khả năng xem có thể có được một buổi nói chuyện thêm với Bun Sam Hieng hay không, bà thường được nhiều người gọi là Bun Rany, và Hun Sen đã đồng ý ngay không chút do dự.

Ngày hôm sau, chúng tôi gặp vợ ông, là con gái của một nông dân, bà đã tìm cách thoát khỏi được một âm mưu sát hại.

Bun Rany mặc bộ ikkat sampot lụa màu sô cô la và hoàng thổ với cái lưng rất thắng. Khi những tia nắng chiều yếu ớt ánh lên các cạnh sơn nhũ vàng của các chiếc ghế trường kỷ được chạm trổ trang trí theo kiểu Louis XVI ở trên tầng hai của ngôi nhà mới sang trọng ở Takhmau, giọng nói đều đều nhẹ nhàng của bà nghe giống như một bài hát ru.

Cuộc nói chuyện của chúng tôi hóa ra như một trường thiên tiểu thuyết kéo dài bốn tiếng đồng hồ về cuộc đời và sự mất mát của bà, các niềm hy vọng và nỗi thất vọng, tình yêu và những bài học nhớ đời khi bà hồi tưởng lại những ký ức đau buồn bằng những dòng nước mắt giàn giụa.

Ở tuổi 44, bà vẫn gây được ấn tượng với vòng eo khá thon thả, và trời phú cho đức tính rộng lượng đặc trưng của người Campuchia . Bà ngồi với đôi tay chắp lại để trên vạt áo. Đôi giày đen đế bằng hợp thời trang và cái bóp xách tay hiệu Dior, phu nhân của một người quyền lực nhất Campuchia đã tỏa ra nét duyên thầm khá quyến rũ.

Nước da trong ngà làm tôn thêm cho mái tóc đen  nhánh hơi xoăn đã phải cắt ngắn theo lệnh của Khơ me Đỏ trong thời gian họ cai trị . Bây giờ, sau hàng thập kỷ, mái tóc của bà đã dài buông ngang vai. Một vài chấm màu ngọc bích đặc trưng Khơme trang điểm cho các móng tay dài được sơn màu đỏ tía. Các lớp da ở khóe móng thường được cắt sạch cho thấy đã phải bỏ ra nhiều thời gian để làm móng kỹ lưỡng.

Các cuộc phỏng vấn về tiểu sử của nhân vật này đã đi được nửa đường. Hun Sen đã đồng ý trả lời nhiều câu hỏi bằng thư. Chắc chắn, các câu trả lời được ông viết sẽ kịp thời.

Ông nói hai tháng sau sẽ dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn cuối cùng. Trong khi chờ cuộc phỏng vấn cuối cùng ấy đến, chúng tôi đã kết hợp tất cả các cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo Campuchia khác lại với nha – Ranariddh và Son Sann trong số nhiều cuộc phỏng vấn mà chúng tôi đã nói chuyện với họ. Một số những nhận định sâu sắc nhất của các bạn bè trong thời thơ ấu của Hun Sen, những người đã sống với ông ở chùa vài giữa thập niên 1960 và các giáo viên của ông tại trường trung học.

Cuộc phỏng vấn cuối cùng đã đến cùng với những cơn mưa bất chợt của Campuchia . Prak Sokhonn cho biết Thủ tướng tưởng chỉ có “ một cơ hội “ duy nhất để gặp chúng tôi vào đầu tháng 6 năm 1998. Một lần nữa, chúng tôi đi xe tới nhà của ông ở Takhmau cho buổi nói chuyện hai tiếng. Hun Sen nói về những ngày còn là một chú tiểu và những thách thức ông đã phải đương đầu khi trở thành Thủ tướng.

Ông đã nhẹ nhàng hỏi xem cuốn tiểu sử của ông đã tiến hành được đến đâu. Ông chưa hề yêu cầu đọc bản thảo. Xem ra ông không muốn đọc bản thảo và muốn để cho chúng tôi viết bản thảo này tùy theo ý chúng tôi.

Rõ ràng là các cán bộ nhân viên của ông đã quý mến và khâm phục ông, một con người đã vượt lên khỏi cảnh nghèo nàn thê thảm để trở thành một nhà lãnh đạo có thế lực nhất mà đất nước Campuchia chưa từng biết đến – thậm chí thế lực ấy còn lớn hơn cả quyền lực của Sihanouk, người đã dễ dàng bị lật đổ và kiên cường hơn cả Pol Pot.

Vào thời điểm đó, Prak Sokhonn đã làm việc với Hun Sen được hơn bốn năm, ông cho biết sếp của mình không giống như hầu hết các Bộ trưởng.

Ông nói “ Họ ký các văn kiện mà không đọc qua. Nhưng Hun Sen đọc từng từ. Không có một quan chức phụ tá  nào dám để mắc sai lầm, tình trạng này sẽ gặp phải một sự khiển trách nghiêm khắc. Nhưng một khi ông đã cho biết ý kiến của mình rồi, thì ngược lại điều đó trở thành một chuẩn mực”.

Trường hợp này cũng tương tự đối với sự quan tâm và lo lắng của ông về việc xây dựng trường học và hệ thống kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông nhận các nguồn viện trợ và đưa ngay nguồn tiền ấy vào các dự án phát triển. Con người xuất chúng của ông là vậy, nhưng với một ý chí cương quyết mạnh mẽ và sự ý thức về bổn phận. Và luôn mang ý nghĩa gián tiếp của một động cơ khác : đem đến cho dân chúng sự giúp đỡ hào phóng để thu phục sự ủng hộ của họ trong các cuộc bầu cử.

HARISH C. MEHTA
JULIE B.MEHTA
Phnom Penh, tháng 8 năm 1999
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.07.2009 16:30:56 bởi Sun Ming >

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUNSEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:07:56
CÁC NHÂN VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA HỌ VỚI HUN SEN

Các nhân vật chính

Norodom Sihanouk : Norodom Sihanouk : Sinh năm 1922, ông đã chiếm ưu thế trong đời sống chính trị của Campuchia và đã trở thành quốc vương năm 1941. Ông thoái vị vào năm 1955 và trở thành quốc trưởng vào năm 1960. Sự nghiệp chính trị của ông đã chấm dứt khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào năm 1970. Sau hai thập niên sống lưu vong, ông đã được khôi phục chức vị vào năm 1993. Sihanouk là đối thủ hàng đầu của Hun Sen trong suốt các cuộc đàm phán hòa bình bắt đầu vào thập niên 1980. Dần dần với những bước thăm dò, Sihanouk đã nảy nở sự cảm mến Hun Sen và thậm chí còn đánh giá cao vai trò lãnh đạo đất nước của con người này, ông đã thấy rõ con người xuất chúng ấy đã đem lại sự ổn định cần thiết cho đất nước ông và không thể loại bỏ ông ta ra khỏi chính trường.

Các tướng lĩnh Việt Nam, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà và Lê Đức Anh : Ba vị tướng đã giúp Hun Sen gây dựng lực lượng nổi dậy. Họ đã lên kế hoạch và phát động cuộc tấn công của bộ đội Việt Nam vào Khơme Đỏ năm 1978-1979. Sau này, tướng Lê Đức Anh đã trở thành Chủ tịch nước và vẫn giữ mối quan hệ thân hữu với Hun Sen, sau đó nhờ vào các mối liên hệ với các vị tướng này, Hun Sen đã có được sự ủng hộ ngoại giao ở Việt Nam.

Heng Samrin : Sinh năm 1934, ông gia nhập Khơme Đỏ và giữ chức Tư lệnh sư đoàn 4 bộ binh của Khơme Đỏ từ 1976-1978. Ông lãnh đạo cuộc đảo chính Pol Pot nhưng đã sớm thất bại và phải chạy sang Việt Nam vào năm 1978. Sau khi Việt nam lật đổ chế độ Pol Pot vào năm 1979, ông đã trở thành Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Cách mạng để điều hành đất nước và là người đứng đầu Nhà nước trong nhiều năm. Heng Samrin là một trong những vị cố vấn dày kinh nghiệm đầu tiên của Hun Sen và đã ủng hộ cho ngôi sao đang lên này.

Chea Sim : Sinh năm 1932 trong một gia đình nông dân ở huyện Ponhia Krek thuộc tỉnh Kompong Cham, Chea Sim được các đảng viên cộng sản Việt Nam chiêu mộ theo cách mạng trong thời kỳ ct chống Pháp vào thập niên 1950. Ông gia nhập Khơme Đỏ và trở thành Bí thư huyện ủy Ponhia Krek. Sau khi chế độ Pol Pot bị sụp đổ, ông lên làm Bộ trưởng Nội vụ và sau đó là Chủ tịch Quốc hội nước Campuchia . Tiếp tục giữ chức Chủ tịch Quốc hội sau cuộ bầu cử Quốc hội vào tháng 5 năm 1993, và trở thành người đứng đầu cơ quan lập pháp này vào năm 1999. Giống như Heng Samrin, Chea Sim đã chuẩn bị cho Hun Sen giữ vai trò chính trong chính phủ vào thập niên 1980. Nhưng về mặt nhận thức vẫn còn tồn tại sự ganh đua giữa Chea Sim và Hun Sen, và nhân vật này chưa hoàn toàn đánh giá cao Hun Sen. Theo cấp bậc trong đảng, Chea Sim là cấp trên của Hun Sen và dù giữa họ có sự khác biệt nhưng họ vẫn là những người bạn thân thiết của nhau.

Pen Sovann : Sinh năm 1935, ông tham gia phong trào độc lập Issarak ( Bắt cóc để đòi độc lập ) khi mới 13 tuổi và sau đó gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1951. Sovann làm vệ binh cho Ta Mok, rồi sau này tiếp tục trở thành một tướng hung tợn của Pol Pot chịu trách nhiệm diệt chủng. Sau ngày độc lập năm 1953, Sovann bỏ Ta Mok đi sang học tại các trại huấn luyện cộng sản ở Việt Nam. Ông đã cố gắng vận động người dân Campuchia sống dọc biên giới Lào lật đổ Pol Pot. Sau khi lật đổ Khơme Đỏ , Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa Sovann lên làm Tổng bí thư Đảng cách mạng nhân dân . Vào tháng 7 năm 1981, ông được bầu giữ chức Thủ tướng, nhưng không bao lâu sau bị cách chức do những sự bất đồng về chính sách với Heng Samrin. Sovann được xem là không trung thành với Việt Nam. Ông đã được đưa bằng máy bay sang Hà Nội, nơi ông đã bị giam trong 7 năm. Sovann đã đổ lỗi cho Hun Sen về chuyện ông bị giam cầm này. Năm 1992, trở về Campuchia, ông đã được chấp thuận cho gia nhập Đảng Nhân dân Campuchia , nhưng đã bị khai trừ sau các đồn đại là ông có thể tham gia đảng đối lập do Sam Rainsy, một người chỉ trích chính phủ cầm đầu.

Hun Neng : Sinh năm 1949 ở Kongpong Cham, Hun Neng là anh của Hun Sen. Sự nổi trội vượt bậc của ông diễn ra đồng thời với Hun Sen. Bị Khơme Đỏ nhốt tù vào giữa thập niên 1970, Hun Neng đã bị đầy ải 9 tháng trong vùng đồi núi của tỉnh Kompong Thom. Ông đóng vai trò quan trọng trong lực lượng quân nổi dậy được động viên ở tỉnh Komping Cham để lật đổ Pol Pot. Sau này, Hun Neng học ngành kinh tế ở Phnom Penh và làm cố vấn kinh tế cho chính quyền tỉnh Kompong Cham. Ông lên giữ chức chủ tịch của một huyện và được bổ nhiệm làm chủ tịch tỉnh năm 1985 – cùng thời gian đó Hun Sen trở thành Thủ tướng. Hun Sen và Hung Neng không chỉ là anh em với nhau mà còn là liên minh chính trị.

Pol Pot : Điều bí ẩn chung quanh ngày sinh của Pol Pot. Một số sử gia cho rằng ông ta sinh năm 1925, nhưng hồ sơ của Pháp thì ghi ngày sinh của ông vào năm 1928. Tên thưở nhỏ thường gọi là Saloth Sar, ông lớn lên trong một gia đình phú nông ở Kompong Thom. Ông đoạt được học bổng sang học ngành vô tuyến điện ở Paris năm 1949, nhưng lại say mê chủ nghĩa cộng sản hơn là khoa học và việc học của ông đã bị dở dang. Ông trở về quê hương năm 1953 để gia nhập Đảng Cộng sản Campuchia và trở thành Tổng bí thư vào năm 1962. Ông tự đặt tên cho mình là bâng Pol ( bâng có nghĩa là lớn tuổi ) và sau này thêm tên Pot. Một đầu óc bệnh hoạn đã biểu lộ khi ông là người lãnh đạo tối cao của quân du kích Khơme Đỏ , ông đã ra tay tàn sát khoảng 1,7 triệu người dân vô tội Campuchia . Hun Sen theo Khơme Đỏ năm 1970, nhưng chưa bao giờ gặp Pol Pot. Năm 1977, Hun Sen đã rời bỏ Khơme Đỏ và nhanh chóng trở thành kẻ thù nguy hiểm và quan trọng nhất của Pol Pot. Nhiều lần Khơme Đỏ đã cố lùng bắt Hun Sen để giết ông nhưng không thành công. Cuối cùng, Hun Sen đã có thể lật đổ Pol Pot với sự giúp đỡ của Việt Nam vào năm 1979. Khi đá chuyển sang giai đoạn chính trị thuận lợi cho nhân dân Campuchia , Pol Pot phải sống chui lủi trong các cánh rừng ở biên giới Thái Lan. Sau khi bị chính các cán bộ sát cánh ông giam cầm, những người này đã kết án ông tội giết đồng sự của mình và ông đã chết vào tháng 4 năm 1998. Cái chết đã lấy mất cơ hội của nhân dân Campuchia đưa tên tội phạm khét tiếng này ra tòa xét xử.


Khieu Samphan : Sinh năm 1932 ở tỉnh Svay Rieng, ông được cho sang học tại Đại học Paris. Trở về Phnom Penh ( Thủ đô của Campuchia : ‘ phnom’ có nghĩa là núi, ghép với Penh : núi bà Penh ), ông thành lập tờ L’Observateur, một tờ báo bằng tiếng Pháp. Ông là một nghị sĩ Quốc hội khi là một đảng viên của đảng Sangkum Reastyr Nyum của Sihanouk, và làm Bộ trưởng Bộ Thương mại. Năm 1967, ông gia nhập Khơme Đỏ và vào các giai đoạn khác nhau đã từng là người đứng đầu nhà nước của Khơme Đỏ và Thủ tướng chính phủ của phe Khơme Đỏ, chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam từ năm 1979 tới 1991. Samphan là một trong những người lớn tiếng chỉ trích Hun Sen nhất và đã đụng độ với ông ta trong suốt các cuộc đàm phán hòa bình vào đầu thập niên 1990.

Son Sann : sinh năm 1911 ở Phnom Penh, ông đã được cho sang Paris học và sau này làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Campuchia từ năm 1954 – 1968, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Kinh tế từ năm 1961 tới 1962. Sau khi chế độ Pol Pot sụp đổ, ông thành lập Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme. Ông giữ chức Thủ tướng trong Chính phủ Liên hiệp dân chủ Campuchia , một chế độ lưu vong từ năm 1982 tới 1991. Ông vẫn không ngớt chỉ trích thậm tệ Hun Sen, quy trách nhiệm cho Đảng Nhân dân Campuchia về những điều bất hạnh đã giáng xuống đất nước Campuchia .

Norodom Ranariddh : Sinh năm 1944, người con trai này của Sihanouk đã được đưa sang học ở Paris và Aix-en-Provence ( một thành phố khác ở Pháp ). Ông trở về quê hương với bằng Tiến sĩ Luật. Ông đã trở thành Thủ tướng thứ nhất của Campuchia sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Vào thời gian đó, Hun Sen là Thủ tướng thứ hai và hai người này đã cộng tác với nhau chặt chẽ. Nhưng họ đã tan rã và Ranariddh bị quân đội Hun Sen lật đổ, tiếp quản vào năm 1997. Sau cuộc bầu cử vào năm 1998, hai ông lại tiếp tục hợp tác để thành lập chính phủ liên hiệp và có quan hệ giao hảo trở lại.

Norodom Chakrapong : Sinh năm 1945, người con trai đầy khí thế này của Sihanouk đã lóe sáng và vụt tắt giống như ánh sao băng. Một người con trai của Sihanouk với một bà vợ khác, ông là em cùng cha khác mẹ với Ranariddh. Hai anh em cùng cha khác mẹ đã trở thành đối thủ chính trị quyết liệt của nhau. Chakrapong đã bỏ đảng của cha mình để gia nhập chính phủ của Hun Sen vào đầu thập  niên 1990. Ông nhanh chóng trở nên thân cận với Hun Sen, người đang muốn lôi cuốn hoàng gia của ông để giành được nhiều phiếu trong cuộc tổng tuyển cử. Nhưng họ đã chia rẻ không thể hòa giải được sau khi Chakraong cố gắng thành lập vùng tự trị của quân nổi dậy sau cuộc bầu cử 1993. Ranariddh và Hun Sen cói Chkrapong như kẻ thù chung và cùng tìm cách trục xuất ông. Chakrapong tin chắc là mình đã bị Đảng nhân dân Campuchia bội phản.

Norodom Sirivudhdh : Sinh năm 1952, người em cùng cha khác mẹ này của Sihanouk cũng chóng nổi sớm tàn. Một thành viên của Đảng Funcinpec ( Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, hòa bình, trung lập và hòa hợp Campuchia ), ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng bộ Ngoại giao năm 1993. Khẳng định ông có các bất đồng sâu sắc với Thủ tướng thứ hai Hun Sen và đã từ chức vào tháng 10 năm 1994. Sirivudhdh bị trục xuất sang Pháp vào tháng 12 năm 1995 theo sau lý lẽ viện dẫn là ông có âm mưu giết Hun Sen. Kịch liệt chống đối Hun Sen, Sirivudhdh đã trở thành người chỉ trích gay gắt Hun Sen và chính phủ của Hun Sen. Năm 1999, ông được phép cho trở về Campuchia và chính thức tuyên bố không quay lại hoạt động chính trị nữa.

Sam Rainsy : Sinh năm 1949, con trai của Sam Sary, một cựu quan chức của chính phủ cao cấp, năm 1965 ông sang Pháp học. Ở đấy, Rainsy đã lấy được bằng về khoa chính trị học, kinh tế học và quản trị doanh nghiệp. Trong khi ở Pháp vào giữa thập niên 1970, Rainsy và vợ là Tioulong Saumura đã phát hành tờ Tiếng nói Campuchia Tự do, một tạp chí nêu bật những hành động tàn bạo của Khơme Đỏ . Rainsy làm cho một ngân hàng Pháp thuộc sở hữu của công ty Michelin. Năm 1991, ông trở về Campuchia để xuất hiện lần đầu tiên trong hoạt động chính trị trước công chúng bằng việc gia nhập Đảng Funcinpec của Ranariddh. Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài chính, nhưng đã bị cách chức khỏi chính phủ vào năm 1994, sau đó bị khai trừ khỏi đảng này và Quốc hội vào năm sau. Ông đã trở thành người chỉ trích Hun Sen và chính phủ của ông ta thậm tệ, và thành lập đảng phái riêng, Đảng Sam Rainsy.

Yasushi Akashi : Một nhà ngoại giao hàng đầu Nhật Bản, Akashi được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia  ( UNTAC), một cơ quan được ủy nhiệm để tổ chức và giám sát cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia vào năm 1993. Chức vụ chính thức của Akashi là người đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc. Sau khi hoàn tất sứ mệnh của ông ở Campuchia , ông đã được bổ nhiệm là Trưởng phái bộ Liên Hiệp Quốc ở Nam Tư. Ông vẫn duy trì quan điểm trung lập đối với Hun Sen và các nhà lãnh đạo chính trị khác.

Trung tướng John Sanderson : Một vị tướng quân đội Úc giữ chức Tư lệnh lực lượng của UNTAC ở Campuchia .

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUNSEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:13:15
CAMPUCHIA VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC TẾ

Quân đội quốc gia Sihanouk : Được thành lập vào năm 1982 để chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam ở Campuchia. Sau này thương được gọi là Quân đội quốc gia Campuchia độc lập (ANKI) và là lực lượng vũ trang phục vụ cho Funcinpec.

Đảng dân chủ Tự do Phật giáo : Có trước cuộc bầu cử năm 1993. Son Sann đã đổi Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLF) thành Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo (DLDP) nhằm kích động Phật tử đấu tranh ngấm ngầm trong nhân dân và cho họ thấy con đường dẫn tới hoạt động chính trị bất bạo động cho quốc gia.

Đảng Nhân dân Campuchia : Thường được gọi là Đảng CPP, là một đảng phái chính trị do Chea Sim, Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Đảng CCP phát xuất từ Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) và Nhà nước Campuchia (SOC). Những người lãnh đạo đã đổi tên đảng này để xóa đi hình ảnh chuyên chế không thích hợp trước cuộc bầu cử vào năm 1993 và cũng gạt bỏ vấn đề ý thức hệ và tiếp nhận kiểu dân chủ hòa giải hơn.

Lực lượng Vũ trang Nhân dân Campuchia : Thường được nhiều người biết đến là CPAF, nó là lực lượng vũ trang của Đảng CCP.

Đảng Dân chủ Campuchia : Tên chính thức của cánh chính trị của quân du kích Khơme Đỏ được Pol Pot lãnh đạo.

Funcipec : Các chữ đầu của các từ tiếng Pháp Front Uni National Pour Un Cambodge independent, neutre, pacifique,et cooperatif (Mặt trận Thống nhất dân tộc vì Độc lập, Hòa bình, Trung lập và Hòa hợp Campuchia), Đảng chính trị Bảo hoàng được Sihanouk dựng lên vào năm 1981 để chống lại chế độ Phnom Penh của Heng Samrin và Việt Nam. Sau khi hiệp định hòa bình được ký vào năm 1991, Sihanouk đã bàn giao vai trò lãnh đạo đảng cho Ranariddh.

Đảng Cách mạng nhân dân Campuchia (KPRP) : Đảng KPRP là một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) đã đóng vai trò quan trọng chống lại sự cai trị của thực dân Pháp và sự chiếm đóng của Nhật ở Campuchia. Đảng KPRP được thành lập vào năm 1951 sau khi ICP bị giải tán và cải tổ lại thành ba Đảng Cộng sản cho Việt Nam, Lào, Campuchia. Đảng KPRP của Campuchia bị tách ra làm hai vào năm 1962 thành phe thân Trung Quốc và phe thân Liên Xô. Vào tháng giêng năm 1979, sự chia rẽ này đã trở thành vĩnh viễn khi phe thân Liên Xô và ủng hộ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Pen Sovann đã thay thế Pol Pot ở Phnom Penh.

Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme : Được Son Sann thành lập vào năm 1979 để chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam đóng ở Campuchia.

Lực lượng Vũ trang Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơ me : đây là lực lượng vũ trang của Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme.

Quân đội Quốc gia Campuchia Dân chủ : Đây là lực lượng du kích quân thường được gọi là Khơme Đỏ.

Hiệp định Hòa bình Paris : Hiệp ước hòa bình chính thức được biết đến là "các sự thỏa ước hòa giải chính trị toàn diện cho cuộc xung đột của Campuchia" đã được ký ở Paris vào ngày 23 tháng 10 năm 1991, và chấm dứt cuộc chiến giữa bốn phe phái của Campuchia, đã đồng thuận hướng tới cuộc tổng tuyển cử dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.


Nhà nước Campuchia : Được viết tắt là SOC, là chính quyền lãnh đạo đất nước dưới các tên khác nhau từ năm 1979 cho tới cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Nhà nước Campuchia phát xuất từ Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia, hầu hết các thành viên của nó là những người kỳ cựu của Đảng này.

Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia : Hội đồng này được thành lập theo hiệp định Paris để đại diện cho chính quyền của Campuchia trong thời gian chuyển tiếp cho tới cuộc bầu cử. Hội đồng này đại diện cho quốc gia ở nước ngoài và có chân trong Liên Hiệp Quốc.

Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia : theo hiệp định Paris, UNTAC được thành lập để tổ chức và giám sát cuộc bầu cử, giải tán hàng ngũ và giải giới các phe cánh của Campuchia. Cơ quan ủy nhiệm này điều hành từ cuối năm 1991 tới cuối năm 1993. Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc được duy trì ở Campuchia từ năm 1994 tới 1995.

SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA HUN SEN

1952 : Sinh vào tháng 4 ở làng Peam Koh Sna, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong Cham.

1965 – 1969 : Học tại trường Lycee Indra Dhevi ở Phnom Penh và sống trong chùa Naga Vann.

1970 : Tham gia hoạt động bí mật chống chính quyền Cộng hòa, được biết đến như là một du kích được Khơme Đỏ lãnh đạo dưới sự bảo trợ của Sihanouk.

1975 : Được bổ nhiệm làm Trưởng ban tham mưu Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở miền Đông. Bị chột mắt trong đợt tấn công cuối cùng vào Phnom Penh. Cưới Bun Sam Hieng, thường được gọi là Bun Rany (Cặp vợ chồng này có ba con trai và ba con gái. Một trong số các người con này là con nuôi. Con trai đầu là Hun Manet sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977. Các người con khác : con gái Hun Mana sinh ngày 20 tháng 9 năm 1980; con trai Hun Manit sinh ngày 17 tháng 10 năm 1981; con trai Hun Many sinh ngày 27 tháng 11 năm 1982; con gái Hun Maly sinh ngày 30 tháng 12 năm 1983; người con thứ sáu là con gái nuôi được đặt tên là Hun Maline).

1977:  Được bổ nhiệm làm Tham mưu phó Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở miền Đông. Trốn sang tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) ở miền Nam Việt Nam để tránh sự thanh trừng của Pol Pot. Thành lập lực lượng vũ trang gồm 2 vạn người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia để chuẩn bị lật đổ Khơme Đỏ.

1979 : Bay trở về Phnom Penh sau khi chế độ Khơme Đỏ bị sụp đổ. Được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Campuchia.

1981 : Được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Chính phủ.

1985 : Được  bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ - có lẽ là vị Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới. Giành được 100% số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội.

1986 : Giao lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để tập trung vào công việc của ông ở cương vị Thủ tướng.

1987 : Nhận lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để xây dựng hình ảnh của ông trước các cuộc đàm phán hòa bình. Gặp Quốc vương Sihanouk trong lần đàm phán hòa bình đầu tiên ở Pháp.

1989 : Đưa ra kế hoạch và thi hành việc rút quân cuối cùng của lực lượng bộ đội Việt Nam ra khỏi Campuchia .

1991 : Ký Hiệp định Hòa bình ở Paris vào tháng 10 với Sihanouk và hai phe khác của Campuchia để kết thúc cuộc nội chiến.

1993 : Thất cử. Thành lập Chính phủ Liên hiệp với Norodom Ranariddh làm Thủ tướng thứ nhất còn Hun Sen là Thủ tướng thứ hai.

1996 : Mối quan hệ với Ranariddh trở nên xấu đi.

1997 : Bùng nổ xung đột vũ trang ở Phnom Penh giữa các lực lượng của Ranariddh và Hun Sen. Bị Hun Sen lật đổ, Ranariddh lâm vào tình trạng tự đày ải trong khi phải đối phó với sự buộc tội nhập vũ khí bất hợp pháp. Báo chí thế giới thừa nhận sự nổi lên của Hun Sen là một nhân vật xuất chúng.

1998 : Ranariddh được Sihanouk ân xá cho trở về tranh cử vào tháng 7. Hun Sen giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử này và được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.

1999 : Dưới vai trò lãnh đạo của Hun Sen, nước Campuchia đã trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cuối cùng, ông đã có được sự công nhận của quốc tế sau chặng đường đấu tranh hàng thập niên để đạt vai trò lãnh đạo hợp pháp.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUNSEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:14:52
PHẦN MỞ ĐẦU

LỊCH SỬ SƠ LƯỢC CỦA CAMPUCHIA

 Trong số tất cả các nhà lãnh đạo Campuchia đã đứng đầu chính phủ ở Phnom Penh kể từ khi giành lại được độc lập vào ngày 9 tháng 11 năm 1953, không còn bị lệ thuộc vào nước Pháp cho đến năm 1999 thì Hun Sen được xem là người ở cương vị này lâu nhất và kiên cường với kỷ lục 14 năm nắm giữ quyền lực. Trong tình trạng sức khỏe tốt và lãnh đạo chính quyền vững vàng, ông dường như có được sự chuẩn bị chu đáo cho thời kỳ cầm quyền ở cương vị Thủ tướng thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Với việc nắm giữ quyền lực xuất sắc của mình, ông đã tạo cho chính mình tầm cỡ chính trị không thua kém Norodom Sihanouk, vị quốc trưởng trước đây, ít nhất về tiêu chuẩn so sánh ( nhiệm kỳ hoạt động chính trị có hiệu quả ). Sự nghiệp chính trị của Sihanouk với thời gian đứng đầu chính phủ kéo dài 15 năm – nghe theo cha mình, ông đã xuống khỏi ngôi báu vào năm 1955 để dọn đường cho cuộc bầu cử đưa ông lên làm quốc trưởng vào tháng 6 năm 1960 và điều hành đất nước cho tới khi ông bị đảo chính vào tháng 3 năm 1970. Ngôi quốc vương trước đây của Sihanouk kéo dài 14 năm cho tới ngày ông thoái vị. Thời gian các nhà lãnh đạo Campuchia khác nắm giữ quyền lực còn ngắn hơn nhiều – Chính phủ của Lon Nol chỉ tồn tại được 5 năm, trong khi Pol Pot và Norodom Ranariddh, mỗi người nắm quyền không đến 4 năm.

Trong 14 năm cầm quyền ( 1985 – 1999 ), Hun Sen đã kiên trì tạo cho việc điều hành chính phủ của ông thêm sâu sắc trong bốn giai đoạn rõ rệt từ lúc bắt đầu được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào đầu năm 1985. Giai đoạn thứ hai từ cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993 tới năm 1997 với vai trò Thủ tướng thứ hai, nhưng đã sử dụng quyền lực của ông nhiều hơn Thủ tướng thứ nhất Ranariddh, con trai của Sihanouk. Giai đoạn thứ ba ( 1997 – 1998 ), Hun Sen đã củng cố thế lực để lật đổ Ranariddh. Giai đoạn thứ tư bắt đầu với thắng lợi của Đảng Nhân dân Campuchia của Hun Sen trong cuộc tổng tuyển cử năm 1998 và việc tái bổ nhiệm vai trò Thủ tướng Chính phủ của ông.

Tiểu sử của Hun Sen và lịch sử của đất nước ông dan dệt với nhau thành kết cấu của một cuốn thiên niên sử 2000 năm không thể tách rời. Để hiểu nhân vật được mọi người bàn đến nhiều, con người điều hành đất nước Campuchia bằng đường lối sâu sát cứng rắn khi đất nước còn trong tình trạng bất ổn, tất yếu phải đi sâu vào quá khứ qua hai thiên niên kỷ hòa quyện nhiều nét hoa mỹ và nhận ra được ông ở giữa hai dòng lịch sử Khơme pha trộn. Là một lịch sử được giải thích bằng sự xung đột giữa dân chúng bên trong các đường biên giới du canh du cư của Vương quốc Khơme được các tù trưởng cai trị vào tám thể kỷ đầu của thiên niên kỷ vừa qua, sau các cuộc chiến đẫm máu với các Vương quốc Chàm ở phía Đông ( Việt Nam ngày nay ) và Vương quốc Xiêm ở phía tây vào các năm đầu thế kỷ XI. Khi ấy chiến tranh bắt đầu xảy ra ở các đền đài tráng lệ không gì sánh bằng của Angkor ( từ ngữ sửa đổi của tiếng Phạn, từ nagara có nghĩa là thành phố ), và cả một nền văn minh chùa tháp đã được hàng ngàn người lao động xây dựng quần quật không ngừng. Khi làn sóng Ấn Độ giáo lan rộng sang Đông Nam Á, các vua Khơme đã xây dựng các đền chùa nguy nga để cúng tế tất cả các vị thần của người Hindu và Phật giáo.

Tinh thần mạo hiểm trong số những người dân Ấn Độ đi biển đã khám phá ra Suvarnabhumi ( vùng đất vàng ), tạo ra dòng người di dân Ấn Độ liên tục theo gót họ đổ đến đây qua nhiều trạm thông thương buôn bán ở Đông Nam Á. Họ đến vùng hạ lưu sông Mê kông tại vùng tam giác đông nam Campuchia và vùng cận nam của Việt Nam , được gọi là Funan, có thể có nguồn gốc từ tiếng Khơme là phnom, có nghĩa là núi trong tiếng Khơme hiện nay và bnam trong tiếng Khơme cổ có từ gốc Trung ngữ.

Đôi khi các trạm dừng chân của những nhà buôn Ấn Độ tại các cảng mới ghé đến nằm ngoài dự định của họ do thời tiết xấu hoặc sự tấn công của gió mùa, một hiện tượng mà họ chỉ hiểu mập mờ đã buộc họ phải neo tàu lại hàng mấy tháng trước khi giăng buồm trở về. Bấy giờ trong số các thương nhân buôn bán đường dài có người đã bị lôi cuốn để rồi bám trụ tại vùng đất mới.

Sự khởi đầu của các khu kiều dân Ấn Độ ở Campuchia , cũng giống như các khu kiều dân này tại những nơi khác ở Đông Dương đã bị chìm vào quên lãng, nhưng dư âm vẫn còn trong các truyền thuyết và các truyền thống địa phương. Tuy nhiên, các truyền thuyết này không thể được xem là các biên niên sử thực sự về các sự kiện có tầm quan trọng lịch sử bằng việc họ đã gìn giữ được các tín ngưỡng nền tảng của người Ấn Độ được nhiều người ngưỡng mộ đã ảnh hưởng đến các vùng đất này.

Trong quá trình định cư bên cạnh các vùng châu thổ ven sông phì nhiêu đã mang lại cho họ đời sống thoải mái với cá và gạo lúc nào cũng không thiếu,  nhiều thương lái đã cưới các phụ nữ ở địa phương và vẫn tiếp tục giữ được bản sắc xã hội, tôn giáo và văn hóa của họ một cách thuận lợi qua hàng trăm năm. Các tôn giáo mới - Ấn Độ giáo và Phật giáo – vì thế đã được truyền đi bằng các ngôn ngữ mới của tiếng Pali và tiếng Phạn. Còn có các bằng chứng về sự ảnh hưởng của người Ấn Độ, chẳng hạn như, các tác phẩm văn học bằng tiếng Phạn, sách dạy các nghi thức trong đền chùa, hệ thống xã tắc, thiên văn học và cả một hệ thống chữ viết mới được người Khơme tự nguyện học theo và họ đã ghi khắc ngôn ngữ này vào sự hòa quyện của dân tộc họ mà ngày này chúng ta gọi là Campuchia . Bằng chứng về sự ảnh hưởng của người Ấn Độ ở Campuchia trong bản chữ khắc xưa nhất được tìm thấy ở vùng Angkor Borei có câu khắc tiếng Khơme bằng chữ Phạn còn rõ nét có niên hiệu vào năm 612.

Ngài Malcom MacDonald, một đại sứ lưu động người Anh, đã kể cho nhiều người nghe câu chuyện cổ tích hấp dẫn về sự khởi đầu của dân tộc Khơme được Khang Thái, một du khách người Hoa ghi lại vào thế kỷ thứ III. Trong cuốn Angkor và dân tộc Khơme, ông viết về một hoàng tử Ấn Độ, Kaundinya, người rất sùng mộ một vị thần của đạo Hindu, vị thần này hài lòng về lòng mộ đạo của anh. Thời gian ấy khoảng vào thế kỷ thứ I, hoàng tử này nằm mơ thấy vị thần nhờ anh căng buồm cho một chiếc thuyền buôn lớn và cho anh ta một cái cung thần. Vào lúc rạng đông, hoàng tử đi tới một ngôi chùa và thấy cái cung mà cậu đã thấy trong giấc mơ. Rồi sau đó hoàng tử lên tàu chuẩn bị cuộc hải trình đi xa. Vị thần đã làm đổi hướng gió để hoàng tử trôi dạt tới vùng Funan.

Lieu-Ye ( Diệp Liễu) , nữ chúa xứ Funan, đã đến cướp phá thuyền của chàng thủy thủ viễn du trên biển này. Kaundinya dã dùng cung thần bắn một mũi tên đâm thủng thuyền của nữ chúa này và buộc cô ta phải đầu hàng. Giống như tập tục của thần dân đơn sơ mộc mạc của nữ chúa, nữ chúa của họ cũng hoàn toàn khỏa thân. Diệp Liễu thậm chí còn chằng che được mình với một chiếc lá sung. Thương hại vì tình cảnh còn hoang dại như vậy, ngay lập tức Kaundinya đã trao cho tù nhân của mình một cuộn vải để quấn che thân. Bởi nét quyến rũ của nàng với hoàng tử mà sau này họ đã kết hôn với nhau. Lịch sử triều đại  nhà Lương cũng lưu truyền một câu chuyện tương tự về Kaundinya. Các chức sắc đạo Hindu hoặc các thầy tế cũng chú ý nhắc đến thị tộc Kaundihya, được ghi chép trong bản chữ khắc ở vùng Mysore miền Nam Ấn Độ thuộc thế kỷ thứ II.

Theo các tài liệu lưu trữ của Trung Quốc, xem ra sự giàu có và vẻ tráng lệ của xứ Funan đã kéo dài tới thế kỷ thứ VI. Tham vọng về lãnh thổ của lân bang Chenla và các xứ sở của các hoàng đế khác tranh giành quyền lực cai trị vùng đất này đã làm thay đổi vận mệnh của xứ Funan. Các cuộc xung đột trong dân chúng và Chenla đã trở thành cớ sự để các triều đại khác dùng quyền lực gây ảnh hưởng vào thế kỷ thứ VII tới VIII, dù các mối quan hệ ngoại giao nhất quán và ổn định được duy trì với Trung Hoa vẫn được quan tâm, nhưng của cải vẫn phải đưa sang cống nạp cho triều đình Trung Hoa. Ví dụ, theo Cho-ye-pa-mo, một người Trung Quốc ghi chép sử biên niên có kể đến bằng chứng cho là người kế vị Kaundinya, có thể là Jayavarman I, đã sai các nhà buôn sang Quảng Châu để đẩy mạnh việc giao thương buôn bán vào năm 420 tới 478 thời nhà Tống.

Có rất nhiều giả thuyết liên quan đến nguồn gốc tổ tiên của dân tộc Khơme. Hiện còn một vài bản chữ khắc nói về Funan. Khác với các tài liệu còn lưu trữ ở thế kỷ thứ V nói về vị quốc vương nhân hậu, Maharajadhiraja Devanika ( Hoàng vương thái tổ) , có sự nhất trí trong số các học giả quan tâm đến thời gian trị vì của quốc vương Khơme hậu Funan là Chenla có thể là một sự liên minh không chặt chẽ của các nước. Tên các vua Bhavavarman, Chitrasena-Mahendravarman, Isanavarman và Jayavarman I đã được mô tả nổi bật trong các bản chữ khắc và các tài liệu lưu truyền về thế kỷ thứ VII và thứ VIII.

Bản miêu tả về sự rực rỡ của xứ Funan được ghi trong lịch sử triều đại nhà Tần (năm 265 đến năm 419). Bản văn mô tả “ Vương quốc xứ Funan dài hơn 3.000 lí về phía tây của Lin-yi ( Champa), nằm trong một vịnh biển to lớn … Có các thành quách, cung điện và nhà cửa. Dân chúng chủ yếu đựng thức ăn trong các đồ dùng bằng bạc. Thuế được trả bằng vàng, bạc, ngọc trai và dầu thơm. Họ có nhiều sách. Chữ viết của họ dùng bảng chữ cái bắt nguồn từ Ấn Độ. Các lễ nghi ma chay, cưới hỏi của họ giống với các nghi lễ của người Chăm “.

Số phận của Angkor trước đây đầy biến động và hầu như phát triển vượt bậc ít nơi sánh kịp từ khi hình ảnh của một vị khách xuất hiện – Jayavarman I – dòng dõi của ông có lẽ là vấn đề được bàn cãi nhiều nhất về vương quyền tổ tiên của Khơme. Không mấy ai biết đến con người này. Đó là một thiếu sót rất lớn trong các bản chữ khắc ở triều đại của ông. Tuy vậy, thường người ta tin đã có một triều đại vua chúa vào năm 802 ở Mount Mahendra, rất có khả năng ông đã có mặt ở vùng Prey Veng từ đầu năm 790.

Tuy nhiên, duy nhất có một bản chữ khắc vào thế kỷ XI ở Sdok Kak Thom là có mối liên quan giữa Jayavarman II với triều đại Sailendra của Indonesia, trước khi ông trở về Campuchia . Phần lớn bằng chứng này cho thấy ông đã bị bắt làm tù nhân và đưa sang Java khi vị vua trước ông đã bị hoàng gia Sailendra giết chết. Sự trở về Campuchia của ông làm một sự kiện quan trọng trong lịch sử mà ông đã thiết lập một đế chế trải dài từ vịnh Tonkin ( Việt Nam ngày nay ) ở phía đông tới Kanchanaburi ( Thái Lan  ngày nay ) về phía tây.

Trong cuốn Hoàng tộc Khơme, Ian Mabbeit và David Chandler đã thận trọng bày tỏ sự ngưỡng mộ triều đại Jayavarman II , người khởi lập đế chế Angkor “ Đúng là sau này nhìn lại về thời kỳ khởi đầu của chế độ Khơme cho thấy có sự liên minh, tuy nhiên, chế độ này từ từ đã có sự tách rời giữa các lãnh địa vua chúa của ‘Chenlala’ tranh giành lẫn nhau để củng cố và đế chế này đã xuất hiện trong suốt thế kỷ IX tới thế kỷ X “.

Trong suốt triều đại Jayavarman II, devaraja ( vua chúa ) rất được tôn sùng và có ảnh hưởng mạnh như hình thức của tín ngưỡng với nghi lễ rất quan liêu và việc thờ linh vật – biểu tượng lingas ( tượng dương vật của thần Shiva), một khi đã được các thấy tế đạo Hindu dựng lên và hiến dâng trong các ngôi đền, các vị này cử hành các lễ nghi của đạo Hindu và tụng các câu thần chú bằng tiếng Phạn, thì người ta tin là để duy trì quyền lực của nhà vua vốn được coi như một vị thần ở trần gian. Quyền lực của Jayavarman II ban cho các gia đình của các thầy tế trong hoàng gia đã trở thành một đặc điểm của triều đình bền vững lâu dài mà các vua nối nghiệp phải cố gắng giữ được.

Các ngôi đền cao chót vót được xây dựng theo dạng quả núi có vai trò như nơi sùng bái vua chúa, mà tính cách linh thiêng của nhà vua được cất giữ vào ngôi đền bằng lingas ( một linh vật để thờ ). Đến khi nhà vua qua đời, ngôi đền trở thành lăng mộ của vị vua ấy, chứ không giống như các vua Pharaon thời Ai cập cổ. Biểu tượng linga, sự hợp nhất cả thế quyền lẫn thần quyền đã trở thành nét đặc trưng của người trị vì, và là biểu tượng cho tính thần thánh của vương quyền.

Sự say mê của người Khơme đối với công trình xây dựng các đền chùa trong huyền thoại bị cuốn theo một phần bởi động cơ sâu xa hơn vẫn còn tồn tại do lòng tôn sùng nhiều vị thần của họ. Trong đời sống hàng ngày của họ có các yếu tố tự nhiên phải được tiết chế - nhằm tìm được sự chúc lành cho các vụ thu hoạch và có nước. Vì vậy, dân chúng Khơme cho rằng phải làm nguôi cơn giận của các vị thần. Về cơ bản, trong xã hội Khơme, khả năng sinh sản là một nhân tố quan trọng.

Về sau này, khi học giả người Pháp, George Coedes nhấn mạnh sự sùng bái vua chúa ở thế kỷ XII đã đạt tới mức hoàn hảo khi Hoàng đế Khơme Suryavarman II, một tín đồ trung thành của thần Vishnu, đã xây dựng một chính điện ở đền Angkor Wat và dựng  tượng thần Vishnu mà người ta tin để nắm giữ được chính bản chất sức mạnh của thần Vishnu, đã truyền sang cho nhà vua như một vị thần ở trần gian.

Các vua của Angkor tuyệt đối tin tưởng rằng, để duy trì mãi mãi quyền lực của mình, họ cần phải xây dựng thêm nhiều đền chùa. Vì vậy, vua Jayavarman VII đã nỗ lực bằng mọi cách để truyền bá hình ảnh của mình qua sự sùng bái vua chúa, đến nỗi chưa đến 40 năm mà ông đã xây dựng không dưới 12 kiến trúc đồ sộ - kiến trúc nổi tiếng nhất là Angkor Thom và Ta Prohm.

Khoảng từ năm 802 tới 1431, một loạt các vị đại đế Khơme đã thống trị một giai đoạn quyền lực kéo dài của Campuchia cổ - bắt đầu từ vua Jayavarman II, bao gồm những vị vua hùng mạnh như Rajendravarman II ( 944 – 968 ), Suryavarman I ( 1020 – 1050 ), Udayityavarman II ( 1050 – 1066 ), Suryavarman II ( 1113 – 1150 ), Jayavarman VII ( 1181 – 1219 ) và cuối cùng các vị vua yếu kém hơn, chẳng hạn như Thommo Soccorach và Ponha Yat vào thế kỷ XV. Chính vua Jayavarman VII đã mở rộng đế chế Khơme lên tới Kanchanaburi ngày nay ở Thái Lan.

Các vị vua này đã thống trị một vùng đất phì nhiêu trù phú, mà có khi gặp may lành một năm được đến bốn vụ lúa và cá từ biển hồ Tonle Sap ở trung tâm đất nước đã nuôi sống hàng ngàn người mà máu và mồ hôi của họ đã đổ ra để xây dựng các đền chùa nguy nga , và còn cả những người khác phải chiến đấu trong các trận chiến dai dẳng với quân Chàm và quân Xiêm. Những cảnh hùng tráng của những trận đánh mà dân tộc Khơme chống lại quân Chàm ở tuyến đầu và quân Xiêm ở đất liền phía sau được chạm trổ trên các bức tường của đền Bayon và Angkor Wat , cung cấp bằng chứng cho thấy lòng dũng cảm và can trường của những người đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc Khơme.

Lịch sử của các thế kỷ thường diễn ra các cuộc chinh phục này đã được ráp lại với nhau thành hình từ các di tích cổ hùng vĩ, các công trình điêu khắc và tác phẩm mỹ thuật cổ được khai quật – nhưng quan trọng nhất với bằng chứng hỗ trợ của gần 900 bản chữ khắc bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Khơme từ khu vực Angkor.

Từ thời quân Xiêm cướp phá Angkor và nhà vua Campuchia đã dời đô từ Angkor về khu vực Phnom Penh vào thập niên 1440, hiện có một vài tài liệu lịch sử ghi vào thập niên 1940. Vì thế từ khi đế chế Angkor sụp đổ cho tới thế kỷ hiện này cách nhau 500 năm là không hợp lý. Điều được xem là chắc chắn là vào giữa thế kỷ XV và XVI, Campuchia đã bị người Thái cai trị. Sau đó đến sự tranh giành để tiếp quản Campuchia – một cuộc chiến dai dẳng giữa Thái Lan và Việt Nam kéo dài gần 150 năm cho tới năm 1860.

Năm 1848, vua Ang Duong lên ngôi vua Campuchia đã đem lại được sự hòa bình yên ổn chưa từng có, kéo dài trong 12 năm, đôi khi còn được mô tả là thời hoàng kim. Vua Duong đã phải chịu câu thúc nhiều năm ở Thái Lan, tiếp tục quy phục vua Thái sau khi ông được thả, trong khi đất nước của ông vẫn còn dưới sự che chở của Thái. Đồng thời vị vua này còn sợ mối đe dọa từ phía Việt Nam .

Bị kẹt vào giữa hai lân bang hùng mạnh, Thái Lan và Việt Nam , có lẽ vua Duong không còn cách lựa chọn nào khác ngoài việc tìm kiếm sự bảo hộ của Pháp. Vua Duong ở trong tình trạng đứng ngồi không yên, đã gửi lễ vật cho hoàng đế nước Pháp, Napoleon đệ III qua tòa đại sứ Pháp ở Singapore. Nhưng vua Thái đã phẫn nộ về việc thương lượng của ông với hoàng đế nước Pháp. Vua Duong tìm kiếm sự trợ giúp của nước Pháp cốt vừa để bảo vệ nước ông đối phó được với Việt Nam và tránh để mất mặt vì vẫn phải ở dưới sự che chở của Thái.

Hoàng đế nước Pháp nắm lấy cơ hội này, đòi vua Duong về các đặc quyền buôn bán và khai thác gỗ tếch để đổi lại sự bảo hộ của mình. Vào năm 1863, Campuchia đã chịu trở thành nước bảo hộ của Pháp. Vua Duong thở phào nhẹ nhõm, và Pháp dần dần thắt chặt sự kiểm soát của họ lên cả Việt Nam lẫn Campuchia .

Vào giai đoạn đầu dưới sự cai trị của thực dân, dân tộc Campuchia biết ơn nước Pháp đã buộc Thái Lan phải trao trả lại cho Campuchia tỉnh Battambang và Siem Reap của  họ vào năm 1907 sau một thế kỷ chiếm đóng. Nhưng sự bất mãn vẫn âm ỉ trong các phum sóc. Trong khi triều đình Khơme đánh giá cao sự có mặt của người Pháp, thì các dân làng phải chịu đánh thuế quá nặng dưới tay thực dân.

Cao trào của sự bất mãn là vụ án mạng của quan chức cao cấp Pháp và các sĩ quan tham mưu người Campuchia của ông. Vào đầu thập niên 1920, quyền công sứ Pháp ở Prey Veng, Felix Louis Bardez, đã tăng thuế lên cao đột ngột và được thăng chức lên làm công sứ ở Kompong Chhonang. Vào tháng 4 năm 1925, Bandez đến thăm một phum ở Kompong Chhonang thường xuyên được báo cáo thất thu thuế. Ông đã cho gọi những người trốn thuế đến, còng tay họ và dọa sẽ tống giam. Sau đó, ông ăn trưa trong khi không cho những người bị bắt giữ này ăn. Một đám đông những người đứng xem bên ngoài thấy vẻ ngạo mạn của Bardez đã nổi nóng tấn công Bardez, giết chết ông, thông dịch viên của ông và một tay đội.

Những sự bất công như thế này đã giày vò tâm hồn của giới trí thức Campuchia, những ý nghĩ chống thực dân đã ăn sâu vào trong con người họ. Những người theo chủ nghĩa dân tộc, chẳng hạn như Pach Chhoeun, Sim Var và Son Ngoc Than đã thành công trong việc bắt đầu phát hành tờ Nagara Vatta, một tờ báo đầu tiên ở Campuchia vào năm 1936. Điều đó không có nghĩa là họ đã thuyết phục thành công người Pháp cấp giấy phép cho họ hoạt động – một quá trình xin giấy phép bình thường phải mất nhiều năm và cuối cùng thường bị từ chối. Thay vì liều lĩnh chống lại thực dân Pháp, các chủ bút ấy đã kiên nhẫn chờ đợt thời cơ. Khi quân đội Nhật đổ bộ vào Campuchia tháng 5 năm 1941, là một cơ hội tốt để thách thức chính quyền thực dân Pháp phải khẳng định mình. Tờ báo này đã tỏ ra có xu hướng thân Nhật rõ rệt hơn và chống lại đường lối thực dân, dẫn tới nhiều tòa soạn đã bị kiểm duyệt. Tờ Nagara đã khôn khéo khai thác hai đường hướng khai triển : lợi dụng triệt để tình trạng yếu kém của quân đội Pháp và sự đồng tình của Nhật với các phong trào chống thực dân.

Việc thực dân Pháp muốn đưa Norodom Sihanouk lên làm vua là một ván bài mà rốt cuộc họ đã phải trả giá đắt cho thuộc địa của họ ở Campuchia . Vào ngày 25 tháng 4 năm 1941, Sihanouk được tôn làm vua. Thực dân Pháp thấy Sihanouk, một chàng trai yêu đời, hòa nhã, một tay chơi học theo kiểu Tây có thể được mong đợi bảo vệ tốt các lợi ích của Pháp và ông đã thực hiện điều đó cho tới đầu thập niên 1950.

Sự đầu hàng của quân đội Nhật vào ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã cho thấy sự ảnh hưởng của Pháp trỗi dậy trở lại ở Campuchia . Trước đây, vị Hoàng thân này đã bị gán cho cái mác “dở hơi” và “ ngoại lai” đã bất ngời biến thành người có đầu óc độc lập. Trong chuyến viếng thăm Pháp vào tháng 2 năm 1953, Sihanouk đã nói với Tổng thống Pháp, Vincent Auriol, là nhiều người dân Campuchia không còn cảm thấy phải trung thành với lá cờ của nước Pháp nữa, ông nói thêm ngay bản thân ông trước đấy đã từng trung thành với Pháp. Kể từ đó, Sihanouk sang Canada, Hoa Kỳ và Nhật để nêu lên vấn đề tương lai của nước ông và bày tỏ sự bất mãn về việc Pháp không thực sự muốn nới lỏng sự kìm kẹp của họ.
Trong chuyến trở về, Sihanouk đã công khai đòi hỏi quyền độc lập. Trong một lần tỏ thái độ cương quyết, ông đã sang sống lưu vong ở Thái Lan và từ chối không chịu giao thiệp với các quan chức Pháp. Vào tháng 6 năm 1953, ông tuyên bố mởi một cuộc vận động lớn của hoàng gia để đòi hỏi độc lập. Pháp đang phải chống trả quyết liệt trong  cuộc chiến ở Việt Nam , nên không muốn mạo hiểm thêm một cuộc chiến khác nữa ở Campuchia và rốt cuộc đã chịu nhượng bộ công nhận nền độc lập của Campuchia vào tháng 11 năm 1953 . Cuộc vận động bất bạo lực của Sihanok đã thắng lợi. Từ đó trở đi, ông mường tượng mình như Mahatma Gandhi, chỉ trước đó một vài năm, ông đã giành được độc lập cho Ấn Độ từ tay người Anh bằng cách đấu tranh bất bạo động. Sau này, một công viên được xây dựng ở trung tâm Phnom Penh với tượng bán thân nổi bật của Mahatma Gandhi,

Sau đó, Sihanouk càng lao sâu vào hoạt động chính trị. Ông thoái vị vì nghe theo cha mình, Norodom Suramarit vào tháng 3 năm 1955 để theo đuổi các vấn đề chính trị đầy tham vọng một cách công khai. Ngay tháng kế tiếp, Sihanouk đã lập đảng phái chính trị mới của ông, Đảng Sangkum Reastr Nyum, đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên Sangkum, một thời kỳ sung túc, nông dân báo cáo các vụ mùa bội thu và đích thân Sihanouk đặt ra các nền móng cho ngành kỹ nghệ.

Nhưng Sihanouk đưa chủ nghĩa dân tộc của ông đi quá xa và tạo ra hàng loạt các sai lầm sâu sắc, đả đẩy chính ông và đất nươc của ông vào một chiều hướng xung đột với Hoa Kỳ. Sai lầm lớn nhất của Sihanouk ( theo nhận định của Mỹ) là công khai ủng hộ quân Việt Minh của Hồ Chí Minh đang chiến đấu với quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam . Sihanouk để cho Việt Minh tạo hành lang đi qua Campuchia trên con đường được gọi là “ đường mòn Hồ Chí Minh”. Chính phủ Mỹ không tán thành chiến lược như vậy để phá hoại các nỗ lực trong cuộc chiến của họ ở Việt Nam , hơn nữa điều đó còn gây trở ngại cho các nhóm chính khách Campuchia có ảnh hưởng đang phát triển mối quan hệ thân cận với Washington. Khuynh hướng chống phương Tây của Sihanouk đã trở nên quá rõ ràng khi ông cắt đứt quan hệ ngoại giao với hai liên minh mạnh nhất ở châu Á của Mỹ - Thái Lan ( năm 1961 ) và miền Nam Việt Nam (1963). Ba tháng sau khi cắt đứt quan hệ với miền Nam Việt Nam , Sihanouk lại phạm một sai lầm khác do từ chối nhận viện trợ của Mỹ vào tháng 11, và tiếp tục viết các bài xã luận chống Mỹ kịch liệt trên các tờ báo dưới quyền quản lý của ông, chẳng hạn như, Kambuja Monthly Illustrated Review, diễn đạt ý kiến đối lập hùng hồn ủng hộ thái độ trung lập của quốc gia ông. Vào năm 1964, quân Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam đã phát động các cuộc tấn công vào các làng mạc của Campuchia , kết quả là các mối quan hệ ngoại giao của Campuchia với Mỹ đã hoàn toàn đổ vỡ vào tháng 5 năm 1965, và thái độ trung lập bị đánh tơi tả. Vào năm 1969, Mỹ bắt đầu bí mật ném bom xuống các nơi bị nghi ngờ có bộ đội Việt Nam ẩn náu bên trong đất Campuchia .

Trước thảm cảnh của hàng ngàn người dân Campuchia bị chết trong các cuộc tấn công bằng bom của Mỹ, Sihanouk lại đi Pháp cho kỳ nghỉ hàng năm vào tháng giêng năm 1970. Vào lúc bấy giờ, các cố vấn chính trị của ông ở Campuchia , chẳng hạn như, Sisiwath Sirik Matak đã bắt đầu âm mưu chống lại ông. Nắm được thời cơ không có mặt của Sihanouk, Matak và một vài sĩ quan đã đến nhà của Thủ tướng Lon Nol ở tại khu tập bắn súng lục, buộc ông phải ủng hộ cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội để lật đổ Sihanouk vào ngày hôm sau. Cuộc đảo chính được phát động đâu vào đấy giống như bộ máy đồng hồ vào ngày 18 tháng 3. Quốc hội đã biểu quyết để truất phế Sihanouk, hoàn toàn nhất trí là họ không còn đủ tín nhiệm vào sự điều hành đất nước của ông nữa. Lon Nol vẫn còn giữ chức Thủ tướng, với Matak là phó Thủ tướng. Chính phủ cộng hòa mới ngay lập tức giành được sự công nhận và trợ giúp tài chính từ Washington. Còn Sihanouk sống lưu vong trong một dinh thự ở Bắc Kinh.

Vào thời điểm này, phong trào cộng sản hừng hục dấy lên ở vùng nông thôn. Phong trào này được Saloth Sar lãnh đạo , một trí thức học ở Pháp, sau này lấy tên là Pol Pot. Ông đoạt được học bổng sang Paris học ngành vô tuyến điện, nhưng đã bỏ bê việc học hành và được cho là đã tham gia vào Đảng Cộng sản Pháp. Chẳng bao lâu, ông và các thanh niên cộng sản người Khome khác bắt đầu nhận thức được chế độ quân chủ tuyệt đối của Sihanouk như một chế độ độc tài. Saloth Sar viết một bài báo gây tranh luận để kêu gọi trừ khử chế độ quân chủ ấy. Sihanouk hết sức tức giận và ông đã cắt hết ngân quỹ học bổng. Năm 1953, Saloth Sar trở về Phnom Penh để gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, và đảm trách Đảng cách mạng Nhân dân Khơme vừa mới ra đời. Cơn giận day dứt khôn nguôi trong tâm hồn của ông là sự có mặt của người Pháp, sự thống trị của Mỹ và chủ nghĩa độc tài của Sihanouk. Campuchiaảnh sát của Sihanouk đã phát động chiến dịch khủng bổ chống lại người cộng sản , những người mà Sihanok gán cho cái tên bằng tiếng Pháp một cách nhạo báng là “ Khmers Rouges” hoặc Khơme Đỏ . Sau đó, Pol Pot thấy được nguồn cảm hứng chủ nghĩa cộng sản theo kiểu Mao Trạch Đông, và tìm cách tạo khuôn mẫu chủ nghĩa Mao ở Campuchia qua việc đấu tranh giai cấp và cải cách ruộng đất. Trước khi Sihanouk bị lật đổ, thì ảnh hưởng của Khơme Đỏ đã lan rộng ra khắp mọi vùng thôn quê rộng lớn.

Chế độ cộng hòa mới của Khơme bắt đầu có các mối quan hệ ngoại giao với Thái Lan và Sài Gòn vào tháng 5 năm 1970. Sihanouk hô hào ủng hộ các người lãnh đạo Khơme Đỏ , Pol Pot và Khieu Samphan lật đổ chế độ Lon Nol để khôi phục cho mình vai trò cai trị mà ông cho là hợp pháp. Vào tháng 4 năm 1973, Sihanouk thăm các vùng do Khơme Đỏ kiểm soát, họ chống lại các lực lượng của Lon Nol ở nhiều mặt trận. Để phòng trước trường hợp Khơme Đỏ tiến công vào Phnom Penh, tòa đại sứ Mỹ đã vội vàng đóng cửa vào ngày 12 tháng 4 năm 1975.

Khơme Đỏ tiến vào Phnom Penh vào ngày 17 tháng 4 năm 1975. Các cuộc thảm sát bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên và hầu như đã tiếp tục xảy ra trong bốn năm. Vào lúc kết thúc chế độ này, tổng số người thiệt mạng được ước t ính vào khoảng 1,7 triệu người dân vô tội Campuchia , họ đã bị tra tấn và bỏ đói cho đến chết. Khơme Đỏ cho phép Sihanouk trở lại Phnom Penh vào tháng 12 năm 1975, nơi ông hầu như bị giam hãm bên dưới cung điện và chẳng hay biết các người bạn Khơme Đỏ của ông đã di tản dân ra khỏi các thành phố, cấm tiêu tiền và biến đất nước thành trại tập trung.

Trong một bầu không khí pháp lý không còn hiệu lực như vậy, người dân Campuchia tiêu diệt lẫn nhau. Hun Sen đã trưởng thành. Ông không thể trả ơn cho sự giáo dục của mình , cho công ơn cha mẹ đã gửi ông tới trường ở Phnom Penh. Đứa trẻ ấy vốn là người ngưỡng mộ nồng nhiệt Sihanouk và quặn đau khi ông bị cuộc đảo chính lật đổ. Khi Sihanouk kêu gọi người dân trong nước của ông vào năm 1972 đứng lên tham gia vào phong trào lật đổ Lon Nol, Hun Sen đã hưởng ứng. Ông bỏ học và vào rừng để gia nhập Khơme Đỏ , ông không biết rõ được dã tâm giết người của họ. Cuối cùng, Hun Sen đã bỏ hàng ngũ Khơme Đỏ vào năm 1977 và chạy sang Việt Nam , nơi mới đầu ông đã bị bắt giam. Sau này, ông đã tìm kiếm được sự giúp đỡ của Việt Nam chống lại Pol Pot, một chế độ dã man đã bị sụp đổ vào năm 1979.

Cuốn sách này chứa đựng những tình tiết chưa được nói ra về Hun Sen. Nó cũng là quyển truyện về đất nước không chịu nổi chính sách ngoại giao theo tư tưởng thiển cân của Sihanouk và đời sống chính trị thời Chiến tranh Lạnh để kết hợp lại tạo ra những tình thế, trước hết để Khơme Đỏ lên nắm chính quyền và sau đó từ hoàn cảnh ít người biết đến một nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hun Sen nổi lên đánh bại hoàn toàn chế độ diệt chủng và nắm quyền kiểm soát đất nước đã bị chiến tranh tàn phá.

Với đường lối sâu sát cứng rắn của Hun Sen, đất nước dần dần từng bước đã trở nên ổn định, các nhà đầu tư cho biết trước đây chưa bao giờ có được sự tin tưởng cao đến như vậy trong làm ăn kinh doanh. Khi những sự đồi bại của tệ tham nhũng và tội ác cũ tỏ ra khó loại bỏ, Hun Sen đã cảnh báo với những người trong đảng của ông phải thay đổi lề lối của họ nếu không sẽ có nguy cơ bị khai trừ. Rõ ràng Hun Sen đã kiên quyết xây dựng một đất nước Campuchia phồn thịnh về phương diện kinh tế. Trớ trêu thay, các con người gây trở ngại ghê gớm nhất cho tầm nhìn của ông lại chính là các chính khách có ảnh hưởng và những người làm việc trong cơ quan nhà nước đầy quyền lực nằm trong chính phủ của ông.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUNSEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:16:20
THỜI ĐẠI CỦA KOMPONG

ĐỨA CON CỦA TRĂNG RẰM

Ngôi làng Tuol Krosang chưa bao giờ giống như thế trước đây.

Một xóm ít được biết đến nằm gần thành phố Takhmau, quê hương của những nông dân trồng lúa và những đàn diệc trắng vỗ cánh bay lên lúc có những con chim khác loài bay đến. Khi Hun Sen chuyển đến ngôi nhà ở quê ông khoảng đầu năm 1989, xóm nhỏ ấy đã bị mất đi sự yên tĩnh bởi tiếng các động cơ trực thăng gào thét, tiếng chong chóng máy bay rít lên vù vù và những tiếng ồn ào của một trại lính. Nhìn qua những khoảng trống giữa các hàng cây sắn nước đang ra hoa và các lùm cây xoài, chuối và cây thốt nốt, dân làng có thể thấy những con chim sắt lên xuống sân bay trực thăng một cách vụng về tại một địa điểm cách xa, chung quanh có các đầm lầy. Họ biết người hàng xóm Hun Sen đã lại về.

Họ thẫn thờ không biết sao chàng trai Kompong nghèo ấy lại thăng tiến nhanh như thế. Chăm chú ngắm nhìn ông ta với vẻ tò mò pha lẫn sự kính sợ, họ biết bây giờ ông đã là người xuất chúng chưa từng có và rất biết ơn ông đã giải phóng cho họ khỏi bọn Khơme Đỏ diệt chủng, những kẻ đã bỏ dân chết đói, tra tấn và giết khoảng 1,7 triệu người Campuchia vào giữa thập niên 1970.

Một năm sau khi ông lật đổ Thủ tướng thứ nhất Norodom Ranariddh, người con trai của quốc vương Norodom Sihanouk, Hun Sen nói với chúng tôi vào giữa năm 1998, “ Trong số những học sinh xuất sắc tôi là một người như họ. Trong số những người lính cừ khôi, tôi là một người như họ. Bây giờ trong số những người xuất chúng , tôi là một người như thế “.

Lượm lên tờ báo TIMES có hình tổng thống Suharto của Indonesia trên trang bìa, một người đầy quyền lực mà ông thường so sánh, với nụ cười tươi, ông nói “ Ông ta không còn nữa, tôi vẫn còn đây “.

Từ lâu trước khi Suharto bị lật đổ, Hun Sen đã bày tỏ khát vọng sâu xa nhất của mình “ Tôi muốn phát triển đất nước mình giống như các nhân vật vượt trội khác ở Đông Nam Á đã làm “.

Nhân vật xuất chúng người Campuchia này đã bước sang tuổi 46 vào năm 1998, vốn chẳng phải được sinh vào gia đình giàu sang hay quyền lực. Sau khi gia đình không còn giữ được cảnh sung túc, ông chẳng khác gì đứa trẻ nghèo ở nông thôn. Cha mẹ ông không có dự định gì cho tương lai ông và họ chắc sẽ hạnh phúc khi thấy ông trở thành một người nông dân trồng lúa.

Vào nửa đêm dưới ánh trăng rằm của thứ Ba, ngày 5 tháng 8 năm 1952, Hun Sen chào đời.

Hun Sen kể trong một cuộc phỏng vấn với các tác giả, “ Theo sự tin tưởng của người Campuchia , những trẻ được sinh vào năm Thìn , nhất là vào ngày thứ Ba thì rất bướng bỉnh. Trên phương tiện truyền thông đã nói sai ngày sinh này là ngày 4 tháng 4 năm 1951. Chúng tôi sẽ phải sửa lại chính xác ngày sinh của tôi “.

Trong cuộc đời sau này, tính cứng cỏi cũng như kiên cường của ông đã chứng tỏ sự chính xác về niềm tin của những người Khơme Đỏ cao tuổi.

Ông được sinh ra ở xã Peam Koh Snar thuộc huyện Stung Trang thuộc tỉnh Kompong Cham trên bờ đông tại khúc quanh của sông Mê kông. Mẹ ông sinh ông tại nhà, chứ không phải ở bệnh viện. Bà ngoại ông là một bà đỡ, đã đỡ cho tất cả con cháu trong dòng họ.

Hạnh phúc có được dòng sông hùng vĩ ấy mà tỉnh này là vựa lúa của miền quê rất nghèo và đâu cũng có sông nước. Ông lội lõm bõm qua các con đường quê vào mùa mưa khi làng bị lụt. Người dân ở đó nhờ vào dòng sông ấy hoặc làm ruộng để kiểm sống. Gia đình ông sống trong một ngôi nhà bên trong không có vách ngăn theo kiểu thường thấy của người Khơme : nhà sàn làm bằng gỗ và trong nhà dành ra ba nơi – hai gian trống để sinh hoạt và một gian để nấu nướng.

Cha mẹ ông gọi ông là Hun Bunall. Bốn thập niên sau người dân ở làng vẫn gọi ông bằng cái tên thưở bé ấy.

Ông nói « Họ cố tìm cho tôi một cái tên vần với tên của cha tôi. Tên cha tôi là Hun Neang, vì vậy họ gọi tôi là Hun Nal.  Hơn nữa, khi mới chào đời tôi khá bụ bẫn ; và theo phong tục ở nông thôn, một bé trai mập mạp sẽ dược gọi là Nal ».

Vào độ thanh niên, ông rời quê nhà lên Phnom Penh học, lần thứ hai tên ông được đổi. Có lúc người ta gọi ông là Sen, có lúc gọi là Ritthi Sen. Trong truyện của người Khơme cổ, Ritthi Sen là tên của một cậu con trai phải chịu khốn đốn qua tay của 11 người mẹ ghẻ.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thu thập tin tình báo ở Kompong Cham vào năm 1972, ông đã bỏ tên cũ và quyết định lấy tên là Hun Sen.

Ông nói «  Nhưng cho đến bây giờ những người thân của tôi vẫn gọi tôi là Bunall ».

Thói quen thay đổi tên đã xảy ra trong gia đình này. Hai người anh của ông, Hun Long San và Hun Long Neng đều đã bỏ tên đệm. Ngoài những người này, Hun Sen còn có ba em gái – Hun Sengny, Hun Sinath và Hun Thoeun – tất cả họ đều sống qua được những giai đoạn khủng khiếp.

Ông nói « Một người anh đã chết trước khi mẹ tôi sinh tôi ».

Vào năm 1945, khi quân Nhật chiếm tất cả các đồn bốt chỉ huy ở Campuchia sau khi xâm chiếm Đông Dương vào năm 1941, cha của Hun Sen, Hun Neang là một vị sư tại chùa Unalong ở tỉnh Kompong Cham và mẹ, Dee Yon là một người nội trợ. Hun Neang là học trò của một nhà tu đạo hạnh tên là Samdech Chunnat. Sau khi Hun Neang cởi áo cà sa, ông gia nhập phong trào Issarak để đấu tranh giải phóng đất nước khỏi chế độ cai trị của thực dân Pháp. Nhưng gia đình đã phải chịu tai họa khi một nhóm các thành viên của Issarak bắt cóc mẹ của Hun Sen để đòi tiền chuộc. Những kẻ bắt cóc biết ông ngoại của Hun Sen là một người giàu có.

Gia đình giàu có này đã buộc phải bán tài sản để trả tiền chuộc cho những kẻ bắt cóc. May thay mẹ ông được thả mà không bị chúng hãm hại. Nhưng bị mất gần hết đất đai, cuộc sống gia đình đã ngày càng trở nên nghèo khó. Campuchiaần tiển để phụ giúp gia đình, Hun Neang đã phải đánh liều vào lính bảo đoàn của chính phủ. Ông được người Pháp huấn luyện và chỉ đạo cho quân bảo đoàn của ông chống lại Issarak. Sau khi Campuchia được độc lập vào năm 1953, ông trở thành đội trưởng lực lượng tự vệ ở làng xã nơi ông ở.

Hun Sen nói về cha mình « Ông có máu nhà binh ».

Bà ngoại của Hun Sen có ảnh hưởng rất lớn đối với gia đình. Dù chỉ là một bà đỡ, nhưng bà có được kiến thức khá vững chắc về luật lệ ở địa phương và khuyên bảo người ta về các vấn đề pháp lý của họ.

Mẹ của Hun Sen không biết đọc biết viết nhưng bà tính toán giỏi. Bà không biết viết gì ngoài chính tên mình, tên chồng và tên sáu đứa con. Sau khi Hun Sen chuyển về ngôi nhà ở quê ông tại Takhmau vào năm 1989, cha mẹ của ông tiếp tục sống trong một biệt thự có lính bảo vệ nghiêm ngặt ở Boulevard Suramarit gần Đải kỳ niệm Độc lập ở thủ đô. Do các cuộc xung đột vũ trang nên trên đường phố của Phnom Penh vào ngày 5 và 6 tháng 7 năm 1997 giữa lực lượng của Hun Sen và Ranariddh, sức khỏe của mẹ ông đã bị ảnh hưởng và bà phải vào bệnh viện Calmette ở Phnom Penh . Vào năm ấy, bà đã bước qua tuổi 77 còn cha ông đã 75 tuổi.

Giọng của Hun Sen nghẹn ngào khi ông nói « Theo bác sĩ thì mẹ tôi không thể sống hơn được sáu tháng . Bà đã được tận tình cứu chữa, nhưng bác sĩ đã chữa trị không hơn sáu tháng ».

Bà chết vào đầu năm 1998. Một người bạn thời thơ ấu của Hun Sen, Chhim You Teck, làm phụ tá y khoa ở bệnh viện Calmette, nói là mẹ ông mắc phải bệnh gan rất nặng. Người con trai đau lòng thương tiếc cả tháng để tang mẹ. Ông hủy bỏ mọi cuộc hẹn và hoãn lại cuộc nói chuyện riêng với chúng tôi.

Sống giữa cảnh nghèo túng và ốm đau, Hun Sen đã học được mưu mẹo để sống sót. Ông đã trải qua 6 năm học ở trường tiểu học Peam Koh Snar tại xã. Không có trường trung học ở xã, chẳng còn chọn lựa nào khác phải rời gia đình để cha mẹ gửi ông lên Phnom Penh học tại trường Lycee Indra Dhevi từ năm 1965 tới 1969.

Ông nói « Tôi không học xong trung học, nhưng sau này tôi đã hoàn tất được chương trình học bằng cách tiếp tục học thêm một buổi, tôi rất thích nghiên cứu học hỏi ».

Ông rất giỏi môn toán nhờ vào sự hướng dẫn của mẹ ông và phát huy được môn văn học Khơme mình yêu thích. Một người mê thể thao, ông thích điền kinh, bóng chuyền và tiếp tục chơi cho tới khi ông trở thành Thủ tướng.

Ở trường, ông rất mê thơ ca Campuchia , ông tìm hiểu thơ của Preah Bat Ang Duong, những lời giáo huấn của Krom Ngoy và các sách của Tiv Ol viết về giáo dục.

Sức lôi cuốn của các truyện tình cảm nhẹ nhàng, như Kolap Pailin ( Hồng Pailin), Phkar Srapan (Đóa hoa tàn), Romeo và Juliet của Tum Teav và các tác phẩm cổ, như thiên sử thi Hindu, Ramayana đã làm ông phải xúc động. Ông thích đọc các tác phẩm của Preah Chinavong, Preah Thinnavong, Luong Preah Sdech Kan và các sastras (truyện cổ) của Campuchia được viết trên lá thốt nốt. Ông không thích các phim phổ biến , ngoại trừ các phim dựa theo các truyện cổ Khơme.

Thậm chí mới là một thanh niên mà ông đã có đầu óc chính trị sắc sảo. Bản năng này đã phát triển sớm, thậm chí còn sớm hơn thế vì sự lan rộng tình trạng bất công về xã hội và kinh tế trong xã hội Campuchia . Chỉ là một cậu bé mà ông đã biết để ý và ngưỡng mộ vị quốc trưởng Hoàng thân Norodom Sihanouk, nhưng ông không thích bọn tham quan và các thành viên trong Quốc hội.

Ông nói «  Những người này chưa bao giờ đến làng xã tiếp xúc với dân, cũng chẳng giữ những lời đã hứa trong các cuộc vận động tranh cử ».

Là một cậu bé hết sức nghi ngờ người giàu có và quyền lực.

Ông nói  « Tôi không thích những đứa trẻ hỗn xược xuất thân từ các gia đình có quyền thế và giàu sang, những kẻ khinh thường những người nghèo. Họ không nghiên cứu sách giáo khoa và cũng chẳng chịu học hành, thế nhưng họ luôn thi đậu ».

Ngay ban đầu, ông đã từ từ thấy không thích Khơme Đỏ , cũng như Khơme Serei, một phong trào chống chế độ quân chủ được Mỹ ủng hộ.

Ông nói  « Tôi căm phẫn các hành động xâm lược và ném bom từng được Hoa Kỳ và miền Nam Việt Nam tiến hành ở Campuchia ».

Lúc còn đi học ông muốn khi lớn lên sẽ trở thành một giáo viên. Nhưng sau khi ông gia nhập Mặt trận Giải phóng Dân tộc được Sihanouk lãnh đạo vào năm 1970, ông lại muốn trở thành một phi công.

Ông nói « Các khát vọng và ước mơ của tôi đã không còn nữa vì chiến tranh và chế độ diệt chủng. Các biến cố chính trị đã làm thay đổi các ước vọng của tôi, đã đẩy tôi vào hoạt động chính trị, điều mà tôi không muốn làm. Tôi đã trải qua một cuộc sống gian khổ, đầy những thương tâm và nỗi đau phải chia cách do cuộc sống xa cha mẹ từ khi còn tấm bé ».

Những nỗi đau khổ vẫn còn hiển hiện dù vết thương đã lành.

Ông nói « Sau khi tôi lập gia đình nhưng chẳng mấy khi tôi gặp vợ con. Mãi tới năm 1979 rồi tôi mới được đoàn tụ gia đình. Nhưng một hành động tốt lúc nào cũng được đền đáp và dù tôi phải xa cách cha mẹ và gia đình, tôi lại có được sự yêu thương và cảm thông của dân chúng và bạn bè quan tâm đến. Chính vì hộ mà tôi còn có thể sống sót ».

Không phải quá xa xôi, thế nhưng cuộc sống ở đấy khá cách biệt với ngôi làng của Hun Sen, một cô bé đang lớn lên ở làng Rokarkhnau thuộc huyện Kroch Chhmar tỉnh Kompong Cham.

Những tia nắng vướng trên các ngọn cây mọc che phủ trên ngọn đồi nhỏ bọc quanh ngôi làng Rokarkhnau trông thật sinh động, khiến cho một phụ lưu nhỏ của sông Rokarkhnau lấp lánh tựa như một dải bạc thu hẹp, một bé gái 7 tuổi có thể trượt chân trên các hòn đá ở lòng sông ấy phải vấy bùn. Giống như bao trẻ khác, hễ khi nào có dịp, cô bé có nước da trắng ấy đá gót chân vào dòng nước ngập đến mắt cá chân của nhánh sông nhỏ.

Lúc đó là mùa hè năm 1961. Và cô bé đã đến gần cửa của ngôi nhà bên trong khu ruộng của nhà mình, bé Bun Rany có thể ngửi thấy mùi mắm Pra hok chiên ở trong cái nồi của nhà. Hầu như cô lại thấy nụ cười yên lòng trên gương mặt của bà mình khi dùng muôi xúc cơm và mắm chiên ra.

Mùa mưa thì còn rắc rối hơn nhiều. Nghĩa là phải đi dò qua sông để tới trường bằng một chiếc xuồng mong manh băng qua các dòng nước bạc ôn hòa bấy giờ đã trở thành chảy siết.

Dù sao đi nữa cô bé cũng mừng là đã về gần đến nhà. Một ngày dài ở trường và bé Bun Rany bị một đứa ở đội đối phương thúc mạnh cùi trỏ vào sườn lúc tập chơi bóng rổ. Muốn về nhà để được uống nước mát cũng làm Bun Rany đi nhanh chân hơn được một chút.

Huyện Kroch Chhmar là một nơi khá phồn thịnh, phần đông các nông dân giống như Lin Kry, cha của cô có thể sống thoải mái nhờ vào hoa lợi của đất ruộng khi trời nắng khô nẻ lớp mặt nhưng màu mỡ. Gia đình người Khơme gốc Hoa ấy biết được tổ tiên của họ ở Quảng Châu, Trung Quốc và đã hội nhập vào xã hội Campuchia êm thắm.

Hun Sen không gặp Bun Rany trong nhiều năm, nhưng cuộc đời ông đã thay đổi vào ngày ông gặp cô.

CHÚ TIỂU Ở CHÙA

Đứng trên cầu tàu lộng gió,  bấy giờ Hun Sen được 13 tuổi, ôm chầm lấy mẹ và chào tạm biệt với cảm xúc nôn nao. Chiếc tàu từ từ rời xa khỏi Kompong Cham và hướng về thượng lưu.

Những dòng nước mắt dàn dụa ra cả hai bên má. Bà vội vã nhét 12 riel vào túi cậu con trai. Số tiền ấy khoảng 12 ngàn đồng tiền Việt. Bà trao cho cậu một túi nhỏ gạo đã được cột chặt đầu mối vào khăn krama. Bộ quần áo duy nhất cậu mang theo thì đang mặc trên người. Lòng bà thầm khóc vì đứa con trai ấy. Bà chẳng làm được gì nhiều cho cậu. Gia đình bà không còn của cải và đất đai đã mất. Họ chỉ vừa đủ lo cho cậu học phí nhập học ở Phnom Penh . Họ không thể mướn một căn phòng nhỏ cho cậu hoặc trả tiền cơm. Buộc họ phải giao phó cậu bé sáng dạ ấy cho các sư tại chùa Naga Vann ở Phnom Penh coi sóc. Con tàu chạy ngược dòng và xa khỏi tầm mắt của mẹ cậu đang đứng vẫy tay và rồi đưa người thiếu niên ấy đến với cuộc sống mới ở Phnom Penh , gần như lúc nào thành phố cũng là nơi của sự giàu sang và cảnh nghèo hèn, của nhung lụa và sự bòn rút công khai.

Trên chuyến về lại trường, cậu con trai ấy không sao tránh được những suy tư về cuộc sống của nhiều bạn cùng lớp được cha mẹ chăm sóc chu tất. Đơn côi một mình trên con tàu, chỉ với một cái khăn krama trùm lên mình, cậu trầm tư nghĩ về tương lai của mình. Như cha mẹ cậu giải thích, cậu cảm thấy thực sự đã bị chính phủ của Hoàng thân Sihanouk bỏ rơi, họ đã không chịu mở trường trung học ở Kompong Cham, buộc cậu phải rời xa gia đình và cha mẹ phải gửi cậu đi ngược mãi lên thượng lưu để đến với cuộc sống thử thách gay go và túng thiếu. Vào thời gian đó, chẳng ai biết được cậu con trai đó, hoàng cung của Sihanouk hằng đêm vui nhộn với các tiệc rượu sâm banh và lớp người thượng lưu của thành phố nhảy theo nhạc jazz trong các vũ trường, trong khi đại đa số dân chúng quây quần quanh các chén cơm và cá khô.

Trong màn đêm lúc ba giờ sáng, con tàu ghé vào cầu tàu ở Phnom Penh . Hành khách về nhà bằng xích lô kéo, còn Hun Sen cuốc bộ từ bờ sông tới chùa để cậu có thể để dành được 3 riel.

May mắn là việc học hành ở trường Lycee Indra Dhevi không tốn kém bao nhiêu.

Hun Sen góp lượm trong ký ức để kể về những mảnh đời trong quá khứ :  « Chúng tôi phải trả tiền phấn và tiền học các môn thể thao. Nhưng khi đăng ký vào trường chúng tôi phải trả 1.800 riel. Trẻ em nghèo rất khó vào được trường vì 1.800 riel tương đương với 51 đô la, là một khoản tiền không nhỏ.

Tiền riel của Campuchia khá có già trị so với giấy bạc trong thời Sihanouk cai trị. Từ năm 1958 tới 1968, một đô la Mỹ có giá trị bằng 35 riel, theo niên giám thống kê của châu Á/Viễn Đông năm 1969. Trong chế độ Lon Nol, tháng 11 năm 1971, Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã giảm giá trị đồng riel xuống 150%.

Một ngày của cậu bé ở chùa Naga Vann bắt đầu vào lúc 5 giờ sáng, trừ những kỳ thi cậu (lúc ấy gọi là Hun Bunall) và các cậu bé khác ở chùa phải thức dậy lúc 4 giờ sáng. Trước tiên, cậu phải nấu cháo cho các sư, rồi sau đó học bài. Đôi khi cậu vừa học bài tay vừa khuấy nồi cháo vì thời gian rất quý. Sau đó, cậu quét khu vực sân chùa, nơi hai cây đại thụ thường xuyên rụng là và hoa xuống.

Ông kể « Đôi khi tôi bị phạt vì hai cái cây đại thụ này. Khi tôi bưng cháo cho các sư, họ luôn ngó qua sân chùa xem tôi đã quét hay chưa. Nếu còn nhiều là và hoa rụng từ các cây ấy tôi sẽ bị phạt ».

Cậu đi bộ tới trường lúc 6 giờ 30, mang theo mình vài cái hũ đựng gạo và rời khỏi trường sớm vào những ngày đến lượt cậu khất thực ở các phố cho các sư. Các cậu bé ở chùa phải chịu áp lực đi khất thực hết từ nhà này sang nhà khác nhanh chóng vì các sư nhất định chỉ độ thực vào trước ngọ.

Hun Sen kể « Một số sư không hiểu sự khổ sở của người khác. Đôi khi các sư phạt tôi nếu mang thức ăn về trễ. Nhưng nếu tôi đem thức ăn về trước 12 giờ trưa thì họ sẽ ăn và nói vui vẻ, còn tôi thì đói cồn cào ».

Để giữ cho các sư vui vẻ thoải mái cậu phải cố mang thức ăn về càng gần 12 giờ trưa càng tốt vì thế họ có thể ăn đúng giờ. Sau khi họ ăn no thì các cậu mới được cho đồ ăn dư. Sau đó các cậu rửa chén và đến giờ quay lại trường.

Vào buổi chiều các cậu lấy nước từ phố Kampuchea Krom về chùa. Họ thấy rất khó nhọc mới nâng được các vại nước lên. Vào lúc họ làm xong công việc thì đã sắp 7 giờ tối. Sau đó, họ phải tụng kinh Phật. Nghi thức này mỗi ngày phải thực hiện hai lần, vào buổi sáng khi nấu cháo và buổi tối trước khi nghỉ.

Các cậu bé ở chùa không được nghỉ xả hơi vào các ngày Chủ nhật. Các sư ăn mỗi ngày và các cậu phải đi khất thực một tuần bảy ngày. Vào các ngày Chủ nhật họ phải đi khất thực sớm. Hun Sen học chơi cờ khi dừng chân ở tiệm hớt tóc vào lượt mình đi khất thực. Người thợ hớt tóc cúng thức ăn cho các sư, để bàn cờ cho những người khách chờ hớt tóc chơi. Hun Sen cũng chờ tới lượt chơi với họ.

Ông kể « Tôi học chơi cờ bằng cách học lỏm người khác chơi ».

Trở về chùa với thứ bậc đơn giản thì các cậu là các chú tiểu. Họ không được cung cấp phòng. Thực ra, theo truyền thống Khơme, ở chùa không có phòng.

Hun Sen nhớ lại « Tôi  ngủ theo kiểu di động. Chỗ nào trống thì tôi ngả lưng. Khi trời lạnh tôi ngủ ở dười gầm giường của sư cho ấm. Khi có muỗi chúng tôi xin các sư thả rèm mùng xuống dưới gầm giường để chúng tôi không bị muỗi chích ».

Các chú tiểu nghĩ đến các đêm gió mùa mà sợ khi trời mưa tầm tã kéo dài.

Ông kể « Chúng tôi phải tìm nơi khô ráo , nơi không bị dột để ngủ. Lúc ấy, chúng tôi còn trẻ ngủ đâu cũng được ».

Đối với Hun Sen cuộc sống ở chùa là liệu pháp để chữa trị cú sốc tâm lý vì ông bà của ông vốn là người giàu có. Họ có khoảng 15 mẫu đất và tài sản ở Kompong Cham. Mặc dù ông bà ngoại của ông không còn của cải nữa, nhưng họ có chỗ đứng tốt trong xã hội ở địa phương. Bà ngoại của ông nắm được thấu đáo các phép tắc ở địa phương và dân làng thường hay tìm đến bà để hỏi ý kiến về các luật lệ.

Còn ông bà nội của ông mất một số đất đai đã sụp lở hàng loạt dọc theo sông Mê kông. Những thiệt hại về tài chính đã buộc họ phải rời bỏ làng mạc để chuyển tới một làng gần nơi gia đình Hun Sen sống.

Cơ nghiệp của gia đình bị thay đổi đột ngột cùng với tình trạng thiếu thốn trường lớp ở Kompong Cham đã khiến cho cuộc sống đối với ông càng thêm khó khăn hơn. Cảnh nghèo diễn ra khắp nơi buộc hàng ngàn đứa trẻ phải xa gia đình và tìm đến các chùa ở thủ đô để kéo dài cuộc sống lủi thủi đơn côi.

Hun Sen kể vào đầu năm 1998 khi ông nhìn lại thời thơ ấu của mình « Lúc bấy giờ tôi quyết định xây dựng thêm nhiều trường – hơn bất cứ người Campuchia nào đã làm, vì tôi không muốn những trẻ em của chúng tôi phải chịu cùng số phận như tôi. Vào lúc đó, tôi không thích các chế độ ấy, ngay cả chế độ của Sihanouk. Nó là một chế độ bất công, thường lừa bịp dân chúng bằng cách mua chuộc lá phiếu của họ. Vào giai đoạn cha tôi là một tuyên truyền viên cho một người hoạt động chính trị, nhưng khi chính khách ấy được bầu làm thành viên của Quốc hội thì ông ta lại chẳng làm gì cho dân ».

Hun Sen được xem là một học sinh giỏi, đã viết những thư xin việc, thậm chí cả thư tình cảm cho bạn bè và gia đình. Path Sam, một giáo viên trước đây ở trường Lycee Indra Dhevi, cho biết ông đã nghe một trong số các giáo viên của Hun Sen nhận xét cậu ta là một « cậu bé thông minh, nhưng rất lầm lì ».

Hun Sen không chịu mặc áo cà sa màu vàng, không chịu cạo đầu và không được phong chức. Người thanh niên ấy rất thích khôi hài. Một chú tiểu khác, Ea Samnang nói, vào một ngày nọ chỉ để giỡn cho vui, Hun Sen đã mượn chiếc xích lô kéo và cái nón của người chạy xích lô rồi cưỡi lên chạy lòng vòng quanh chùa. Nhưng cậu ta để mất cái nón của ông chạy xích lô. Khi bị người ấy đòi phải trả 30 riel, cậu ta mới chịu mang con heo đất đầy ắp các đồng cắc ra.

Ea Samnang, một  người bạn thân của Hun Sen , sống cùng trong chùa cho biết, « Cậu ấy phải đập bể heo đất của mình ».

Hai người là bạn với nhau, mặc dù Ea Samnang đã 20 tuổi còn Hun Sen 14. Sau này, Ea Samnang trở thành giáo viên tại trường trung học Bak Touk ở Phnom Penh , cho biết là ngày ấy mẹ của Hun Sen thường đến chùa thăm ông.

Ea Samnang học ở Lycee Sangkum Reastr Nyum, một trường được đặt tên theo chế độ của Sihanouk, ông kể lại, « Bà thường bảo chúng tôi chịu khó học vì mình nghèo ».

Sau khi Hun Sen trở thành  Thủ tướng, Ea Samnang đi dự mít tinh tại sân vận động Olympic ở Phnom Penh , nơi Hun Sen đang dự buổi lễ. Ông đã gửi một tờ giấy với vài dòng cho Hun Sen có ghi tên mình. Thủ tướng xem tờ giấy ấy và đã mời người bạn thời thơ ấy đến dinh thự của ông.

Ea Samnang nói « Tôi đã đến nhà ông ấy và nói về những chuyện ngày xưa. Ông ấy còn nhớ rõ một người bạn trong bọn tôi đã làm ông bị gãy chân khi chơi đá bóng ở chùa ».

Một chú tiểu khác, Chhim You Teck, đã cùng ở chùa với Hun Sen trong thời gian ấy, còn nhớ ông là « đứa trẻ bìnhh thường, rất chăm chỉ làm việc, đi khất thực hết nhà này sang nhà khác ». Hun Sen nói ông biết Chhim You Teck và gia đình của anh ta rất rõ, còn nói họ sống ở bên kia sông Mê kông.

Chhim You Teck kể « Tôi phụ trách các chú tiểu và tôi thường chờ cho họ đem thức ăn về, nhận đồ cúng đó và đưa lên cho các sư ».

Hun Sen là một trong tám chú tiểu được giao  nhiệm vụ đi khất thực. Nhóm khất thực của họ thường mang về những đồ cúng thông thường, như canh chua, cá và chuối.

Chhim You Teck nói, các chú tiểu không thích tắm.

Ông nói « Họ còn bé quá không kéo  nước ở giếng lên được. Vì vậy, tôi thường phải kéo nước và bắt họ tắm ».

Các chú tiểu chơi trò beth pouk rất vui vẻ, trò chơi kiếm tìm của Campuchia , chẳng biết gì đến các giai đoạn khủng khiếp còn ở phía trước.

Khi Kim Chreng, một nhà sư từng coi sóc các chú tiểu này qua đời vào năm 1990, Hun Sen rất thương tiếc. Nhưng ông không thể dự đám tang của vị sư vì trận chiến ác liệt đang diễn ra ở đồn lũy của Khơme Đỏ trong vùng Pailin phía tây bắc. Hun Sen đã gửi tiền phúng điếu cho đám tang nhà sư ấy.

Hun Sen thôi học ở trường Lycee Indra Dhevi vào năm 1969 và ra đi trước kỳ thi tốt nghiệp trung học.

Ông nói « Tôi đã ra đi vì các chuyện xảy ra trong chùa. Các nhân viên mật thám của Sihanouk đã vào chùa bố ráp những người bị tình nghi có quan điểm chống Sihanouk vào năm 1967 tới năm 1969 ».

Hun Sen kể « Neu Kean, một trong các anh em họ của tôi đã bị bắt và tôi sợ là rồi mình cũng phải rời khỏi chùa. Tôi đã phải ra đi, nhưng lúc nào tôi cũng muốn trở lại chùa. Vào tháng Giêng năm 1970, anh họ tôi được thả ra khỏi tù, tôi có ý định trở lại chùa. Nhưng cuộc đảo chính xảy ra vào ngày 18 tháng 3 năm 1970 ( Sihanouk đã bị lật đổ) và tôi không còn quay trở lại đó nữa ».

Cuộc đảo chính đã làm dang dở việc học của ông. Biến cố khác thường đó đã biến một chú tiểu thành một chiến sĩ du kích. Tất cả sự yêu mến và dạy dỗ về đạo Phật của ông đành phải bỏ lại để mưu cầu cho sư nghiệp chính trị. Ông không còn muốn gì hơn là khôi phục quyền lực của Sihanouk.

Cuối cùng, ông kết luận « Tôi đã trốn vào rừng vì tôi thấy bóng mây đen của cuộc nội chiến sắp xảy ra đến nơi ».

Phương trời bên kia ở huyện Kroch Chhmar, Bun Rany sống cuộc đời vô tư của một bé gái, hạnh phúc và chẳng hay biết cuộc xung đột sắp đến hoặc sự tồn tại của Hun Sen .

Kịp nhớ lại cái ngày ấy, Bun Rany kể « Tôi có hai anh và ba chị và tôi nhớ thời thơ ấu của mình rất hạnh phúc. Chẳng phải lo sợ gì và tất cả chúng tôi dường như rất thường gặp nhau. Tôi rất gần gũi với ông bà ngoại. Ông bà hay nói chuyện với tôi mà thậm chí tôi cũng chẳng để ý, họ rất dịu dàng dạy tôi cách sống theo nề nếp và truyền thống của Campuchia . Những lời khuyên của họ đã giúp tôi vượt qua phần lớn các giai đoạn thử thách gian khổ mình đã phải chịu sau này trong cuộc sống ».

Lúc này, cuộc đời của một thiếu nữ hóa ra gặp nhiều nỗi truân chuyên – sống xa chồng trong nhiều năm, bị Khơme Đỏ tra tấn về mặt tinh thần lẫn thể xác, bỏ đi mà không có đồ ăn nước uống, không còn sự cảm thông và bạn bè trong lúc thai nghén lắm phức tạp và gay go.

Cô nói « Dường như bấy giờ đối với tôi, các bài học quý giá nhất mà tôi đem áp dụng vào cuộc đời mình là những bài học ông bà ngoại đã dạy cho tôi ».

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:17:32
NỘI BỘ BÊN TRONG TỔ CHỨC DU KÍCH

DU KÍCH QUÂN

Cậu lèn vào cái túi nhỏ một vài cái áo sơ mi, một đôi giày cũ và đến trình diện tại một căn cứ trong rừng để gia nhập vào tổ chức du kích, một phong trào kháng chiến có tiếng vang lớn do Sihanouk khởi xướng, sau khi ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính vào tháng 3 năm 1970. Phong trào chiến đấu, chính thức được biết tên là Lực lượng Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (FUNK) được những người Campuchia yêu nước gia nhập, họ sống trong rừng và tiến hành cuộc chiến chống lại các người lãnh đạo phe đảo chính do tướng Lon Nol chỉ huy. Ngoài ra, tổ chức du kích còn hợp sức với những người cộng sản Việt Nam và Là ở Đông Dương. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia đã mượn từ du kích (maquis) của phong trào kháng chiến Pháp đã được đặt tên này sau khi hoạt động bí mật trong các cánh rừng cây bụi đã phát triển ở châu Âu và là chỗ ẩn nấp khi họ chiến đấu với các lực lượng chiếm đóng của Đức trong Thế chiến thứ II. Họ đã đưa một ý tưởng chính cống của Pháp cách hàng ngàn dặm gieo vào một nước châu Á, nơi nó đã bám rễ vào trong số các dân tộc bản xứ sử dụng tiếng Pháp của họ.

Không một đồng xu dính túi và căm giận, cậu đã đủ trưởng thành để chọn lựa một cách chín chắn. Cậu đã nhận ra được khả năng bóng đen chiến tranh sẽ ập tới khi Sihanouk bị lật đổ trong cuộc nổi dậy chớp nhoáng bất ngờ. Cậu đã thấy được tương lai ảm đạm của chính mình trong cơn lốc xoáy u ám đó. Hầu như không có bất cứ động cơ nào ở trường khuyến khích cậu bỏ học và đi vào rừng để trở thành quân du kích. Cậu ta đã 18 tuổi.

Ông nói « Tôi gia nhập quân du kích vào ngày Tết của Campuchia . Tôi không biết đời sống của người lính trong tổ chức du kích sẽ như thế nào. Vì vậy, tôi chỉ mang theo một cái túi đựng đôi giày và quần áo giống như một người sống ở thành thị ».

Người thanh niên ấy muốn phá đổ chế độ Lon Nol mà mới đây đã lật đổ Sihanouk. Cậu ta đã đủ khôn lớn để biết cảm phục những nỗ lực của Sihanouk trong việc xây dựng ngành kỹ nghệ thành phố. Mặc dù sự thiếu sót của Sihanouk không xây dựng được nông thôn tươi đẹp – cố gắng của ông không mang lại được nền giáo dục và sự chăm sóc y tế cho nông dân, và không đạt được kết quả mong muốn trong cuộc cách mạng xanh về nông nghiệp mà nông dân mòn mỏi mong chờ, nhưng không thể đạt được thành quả vì thiếu các phương pháp kỹ thuật tiên tiến. Cậu ta đã gia nhập tổ chức du kích vào ngày 14 tháng 4 năm 1970 và được các đồng chí du kích rất quý mến, không đến một tháng sau khi Sihanouk bị truất quyền. Ngay bấy giờ, cậu đã có một cuộc sống mới trong rừng – là một thành viên của tổ chức du kích. Nhưng cậu đã không biết Pol Pot và quân Khơme Đỏ của ông ta, như Sihanouk đã gọi như vậy và Khơme Đỏ , họ cũng là một bộ phận của quân du kích.

Một trong những điều đầu tiên cậu đã phải làm là đổi tên thành Hun Samrach để che giấu danh tính của mình. Hai năm sau, người thanh niên 20 tuổi này, thành một lính đặc công cừ khôi, cậu lại phải đổi tên lần nữa, lần này là Hun Sen . Khi trung thành phục vụ cho tổ chức này, cậu đã bắt đầu nhận ra nó nằm dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của Khơme Đỏ . Không bị nao núng với những điều lệ kỳ quái của Khơme Đỏ , sự nghi ngờ bệnh hoạn của họ đối với người dân Campuchia và sự khắt khe của họ, Hun Sen tích cực hoạt động, rèn luyện chăm chỉ và nhanh chóng leo lên các cấp bậc cao hơn.

Hun Sen cho biết « Không có nhiều người từ thành phố hoặc từ các nơi có văn hó cao gia nhập du kích. Thế nên, trong tổ chức du kích ấy gọi tôi là Lo Kru ». Mặc dù ông là một trong những người lính trẻ nhất trong nhóm, nhưng ông vẫn được gọi là Lo Kru, có nghĩa là thầy hoặc quân sư. Ông nhanh chóng có được sự quý trọng của đồng đội trong vùng, nơi ông hoạt động bí mật. Ông đã thu hút được sự chú ý của các cấp lãnh đạo của mình, họ đã thấy ông dành nhiều thời gian dạy những lính du kích thất học và kết bạn với họ.

Ông kể « Sở dĩ như vậy vì ngoài là một người lính, về phương diện nào đó, tôi vừa là tác giả vừa là diễn viên. Tôi giống như một tác giả viết truyện và cũng giống như một diễn viên thủ vai diễn trong kịch bản truyện ».

Ông còn hơn thế - một vận động viên bóng chuyền có sức tranh đua và một cầu thủ bóng đá tấn công. Đối với tất cả các cố gắng của họ để khôi phục được tình trạng bình thường của cuộc sống không ổn định của mình, hầu hết người dân Campuchia đều bị chia rẽ không thể hòa hợp được với nhau.

Trong rừng sâu mịt mù, thời gian càng làm cho ông cảm thấy trầm lặng. Ông dành nhiều thời gian những lúc như thế để suy tư về tương lai gia đình và đất nước. Ông lo ngại về những sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội. Ông nhìn cách thức mà Sihanouk chia dân Campuchia thành 5 phe phái vào giữa thập niên 1960 bằng tâm trạng ảm đạm.

-   Khơme Đỏ thực chất là những người cộng sản .
-   Khơme Xanh được gọi là Khơme Serei hoặc phong trào Khơme Tự do chống Sihanouk và những người thân Mỹ.
-   Khơme Trắng có các phần từ của Khơme Tự do, nhưng thân với miền Nam Việt Nam và Thái Lan hơn.
-   Khơme Hồng là phong trào tiến bộ, nhưng không vào rừng hoạt động.
-   Khơme cầm quyền cho tới 1970 là các thành viên của hệ thống cai trị Sangkum Reastr Nyum (SRN) của Sihanouk.

Sau khi Sihanouk bị lật đổ cả Khơme Xanh và Trắng đều hợp tác với Lon Nol. Chàng thanh niên Hun Sen bị bối rối bởi sự chia rẽ rõ nét này đang vốn xé nát bên trong của xã hội Campuchia . Hưởng ứng lời kêu gọi nhân dân của Sihanouk, ban đầu ông đã gia nhập Khơme Hồng trong những năm ở Phnom Penh .

Hồi tưởng về quá khứ, Hun Sen nói « Trong số tất cả các phe pahis này tôi ghét nhất Khơme Đỏ . Nhưng Sihanouk ủng hộ Khơme Đỏ . Vào thời kỳ đó, họ ( các người lãnh đạo du kích) không nói đến lực lượng của Sihanouk được Khơme Đỏ lãnh đạo. Họ chỉ nói rằng phong trào toàn diện được các lực lượng theo Sihanouk lãnh đạo. Vào thời gian đó, chúng tôi không có sự chọn lựa. Chúng tôi là « con tin » của chiến tranh . Nếu tôi không gia nhập phía Sihanouk, thì tôi sẽ phải đi lính Lon Nol ».

Bản năng chính trị của ông ngay ban đầu đã chính xác . Sau này, khi cuộc đổ máu bắt đầu, ông hiểu được lực lượng của người theo Sihanouk thực ra được Khơme Đỏ chỉ đạo. Ông đã bị sốc bởi hành động hung ác của họ. Ông biết mình đi theo họ là phạm một sai lầm lớn. Ông bắt đầu tìm cách để rời bỏ.

Đúng thời gian Hun Sen đang chuẩn bị gia nhập vào lực lượng của những người theo Sihanouk, cuộc đời một thiếu nữ 16 tuổi sắp sửa trải qua một sự thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc. Lúc ấy, ông chưa quen Bun Rany, nhưng những sợi tơ mong manh của hai cuộc đời họ chẳng bao lâu đã đan dệt lại với nhau trong các cánh rừng già của chiến khu du kích.

Nhớ lại , Bun Rany nói « Lúc ấy học lớp 7, là năm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên. Ông bà tôi chết vào năm đó. Một tai họa khủng khiếp đã giáng vào tôi. Và sau đó là cuộc đảo chính đã làm dang dở việc học hành của tôi. Như thể toàn bộ cuộc đời tôi đã thay đổi chỉ trong một sớm một chiều ».

Cô nói « Hoàng thân Sihanouk bị Lon Nol hất cẳng đã tác động sâu xa vào trong đầu óc non trẻ chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều là những người chống đối vì chính nghĩa và để giải phóng Campuchia , tôi đã gia nhập quân du kích. Tôi đã đáp lại lời kêu gọi của Sihanouk gia nhập vào phong trào giải phóng Campuchia khỏi chế độ Lon Nol ».

Trước tiên phải hết sức bí mật. Cô biết nếu cô ở bất cứ nơi đâu mà cha  mẹ cô đoán ra được có dính líu với tổ chức du kích thì họ sẽ rất khó chịu.

Cô kể « Nhiều người ở cùng làng chúng tôi cũng gia nhập du kích. Trong xóm chúng tôi có hai người đã không nói cho cha mẹ biết mình gia nhập du kích. Tôi là một trong hai người ấy ».

Rồi về sau cha mẹ Bun Rany đã biết được cô đã nhận nhiệm vụ làm chuyện gì đó. Họ đã theo dõi cô vào rừng.

Cô kể « Nhưng họ không thể nào đến được nơi chúng tôi ở vì  nó ở rất sâu trong rừng – khoảng hai hoặc ba cây số. Ở đấy lần đầu tiên tôi đã gặp các cán bộ địa phương dưới quyền chỉ đạo của Angkar{chính ủy thuộc ủy ban trung ương Đảng cộng sản được Pol Pot cầm đầu}.

Sau khi gia nhập du kích, các tân binh được hỏi xem họ muốn vào bộ phận nào trong tổ chức. Cấp trên nói với họ là sẽ được huấn luyện về lãnh vực họ chọn. Bun Rany nói « Thái độ của họ vào những ngày đầu rất dịu dàng và có sức thuyết phục ».
Cô đã chọn học ngành y. Các bác sĩ giảng dạy cho cô và các lính mới xuất thân từ Phnom Penh . Sau 6 tháng, các tân binh này được gửi trả về huyện Kroch Chhmar để chăm sóc những người đau yếu bệnh tật.

Cô kể « Có điều hay là chỉ được học lý thuyết mà chúng tôi vẫn được khuyến khích nhận nhiệm vụ và chúng tôi phải đứng bên cạnh thực tập để biết cách chữa và chăm sóc những người bị thương. Đồng thời chúng tôi cũng được học để trở thành bà đỡ. Sau thời gian huấn luyện 6 tháng, chúng tôi được cho lên chức cán bộ y tế cộng đồng ».

Khi gia nhập du kích, cô đã xem đó là dịp để làm quen với càng nhiều  người càng tốt.

Cô kể « Từ từ tôi đã bắt đầu nhận ra là để sống sót tôi sẽ cần tất cả sự nâng đỡ mà mình có thể lôi kéo được, nó đã trở thành nhu cầu tự nhiên hỗ trợ tôi trong mạng lưới ».

Lúc ấy dường như cô công tác chưa được bao lâu. Một người phụ trách huyện hình như đã quan tâm đến cô và coi cô như « con gái ».

Sự sa chân lỡ bước của một cô gái làm việc ở bệnh viện mới trước đó 5 năm đã được Khơme Đỏ đưa lên làm giám đốc cơ sở này. Đó là một công thức làm việc cho Angkar. Lôi cuốn người ta lúc còn trẻ có nghĩa là người ta có thể được tẩy não nhanh và dễ dàng. Lứa tuổi thanh niên 14 tới 20 tuổi, với nét mặt tươi tắn và dễ cảm hóa có thể được thuyết phục vì đại nghĩa :đi giết người, hành hạ và tra tấn.

Cán bộ chính ủy Angkar đã thực hiện điều đó đúng lúc. Tuổi thanh niên là giai đoạn có nhiều yếu điểm và dễ bị ảnh hưởng, là thời điểm tốt nhất để tấn công. Trách nhiệm ấy đã được giao cho Bun Rany khiến cô cảm thấy tự hào, nhưng cũng thách thức cô rất nhiều.

Hơn hai thập niên sau có thể thấy được sự tràn ngập tự tin khi cô hồi tưởng về tuổi 24 của mình.

Cô nói « Tôi đã phải chỉ đạo tất cả các lĩnh vực chung về y tế. Thế mà chẳng có một mảnh bằng chính thức, thậm chí còn chưa học hết trung học ».

Khi nhớ lại tuổi đôi mươi của mình với biết bao sự kiện quan trọng đã xảy ra, giọng cô trở nên trầm xuống. Một nụ cười thoáng trên khóe miệng vụt tắt.

Đó là một thế giới khác. Được kích thích bởi chủ nghĩa lý tưởng dân tộc, cô là một trong hàng ngàn thanh niên thiếu nữ đã hy sinh cuộc sống bình thường – công việc, học vấn, gia đình, những ý tưởng cao đẹp, nói tóm lại là hy sinh tất cả sự tự do để gia nhập vào một phong trào quần chúng được Angkar khéo sắp đặt, những kẻ đã đánh lừa tuổi trẻ hay mơ mộng bằng ước mơ không tưởng.

Cuộc sống trong du kích ngày càng được đưa vào khuôn phép. Từ từ, bài ca yêu nước bắt đầu vang lên giống tiếng kèn đánh thức trong nhà tù. Khơme Đỏ đã ra lệnh cho Bun Rany cùng với những nữ tân binh già trẻ khác, phải cắt mái tóc đen đã chấm ngang vai.

Cô kể « Vào thời gian ấy, chẳng ai được trả lương. Trong khu vực của chúng tôi chưa hề dùng đến tiền và mọi thứ để chúng tôi sống để do tổ chức du kích cung cấp ».

Cô kể thêm « Từ năm 1970 tới 1975, chúng tôi đã không biết được Angkar chỉ đạo mọi thứ trong khu vực của chúng tôi. Chỉ vào năm 1975, ngay sau khi giải phóng Phnom Penh , chúng tôi mới biết đất nước này đã được chia thành các vùng. Sau khi tiếp quản Phnom Penh vào năm 1975, người dân ở khắp nơi của đất nước không được phép vào Phnom Penh « .

Tình trạng đó đã chia cắt Bun Rany với gia đình. Ban đầu khi cô mới gia nhập du kích, cô thường xin phép về thăm gia đình một vài ngày. Nhưng còn bây giờ, đột nhiên bãi bỏ hoàn toàn không còn được đi phép nữa.

Làm như thể tổ chức này biến thành một hệ thống tôn sùng ma quỷ. Các tân binh tự nguyện gia nhập vào nó để khôi phục lại quyền lực của Sihanouk, đã căm phẫn và mất tinh thần vì hành động tàn bạo của nó. Một số người chỉ huy cấp cao không chịu làm theo các mệnh lệnh vì họ không thể cam chịu sự tàn ác vô cớ của nó. Còn những người khác đã làm những gì họ được sai phái.

Bun Rany muốn bỏ trốn. Nhưng không có nơi đâu để lẩn trốn khỏi bọn Khơme Đỏ . Cô vẫn phải ở đấy để nhìn thấy thảm kịch phơi bày trước mắt cô.

CHUYỆN TÌNH LÃNG MẠN CỦA DU KÍCH

Cuộc sống gian khổ chìm sâu trong bức màn che khuất của rừng già, nơi sự hiểm nguy rình rập trong các hầm hào ẩm thấp khó chịu, thời gian lững lờ trôi qua tĩnh lặng như những tay lưới cá được đem hong khô dọc theo các luồng lạch và nỗi cô đơn mãi dằn vặt những người du kích trẻ.

Sự xa cách gia đình khiến cho Hun Sen khao khát có được sự yêu thương và chăm sóc. Tình cảm lãng mạn ở người thanh niên xa gia đình ấy đã trở nên mãnh liệt ngay cả ở nơi ẩn náu, đã tìm kiếm tình cảm của phái đẹp. Nhưng Khơme Đỏ không tán thành chuyện theo đuổi tình cảm lãng mạn. Những người du kích trẻ bị cấm nảy nở quan hệ tình cảm với người khác phái.

Pha chút ngại ngùng, Hun Sen kể “Khi tôi nói mình quý mến bất cứ cô gái nào, tôi không muốn nói là mình đã có chuyện tình cảm với cô ấy. Đó chỉ là quan hệ tình bạn bình thường mà tôi vẫn giữ mãi trong lòng cho tới ngày nay”.

Một tấm hình cũ đã mờ chụp lúc 19 tuổi còn trẻ măng mà Hun Sen tìm được vào năm 1997. Đó là tấm hình duy nhất của ông còn lại trong thời nội chiến. Nó được một gia đình ở Kompong Cham giữ gìn. Trong tấm hình, người thanh niên này trông gầy guộc và bảnh trai. Sở dĩ vậy mà các thiếu nữ Khơme đã bị anh ta thu hút. Nhưng ông không nảy nở quan hệ tình cảm nào sâu đậm cho tới khi gặp Bun Rany. Cô là giám đốc một bệnh viện của Khơme Đỏ nằm cách chiến tuyến chống lại lực lượng của Lon Nol khoảng 50 kilômét. Các thương bệnh binh dưới quyền chỉ huy của Hun Sen đều được đưa về đó chữa trị. Họ hay đùa gọi cô là sau (chị dâu).

Bun Rany nhớ vào mùa hè năm 1974, một mùa hè hết sức khô hạn, đất nứt nẻ vằn vèo như trò chơi ghép hình. Bụi đất đỏ giống như thỏi son bị dập nát, quần áo dơ dáy, mắt bị bụi mù và lỗ mũi dính đầy bụi đất.

Thoáng nhớ lại năm 1974, năm của chuyện tình lãng mạn, Bun Rany kể “ Lính của Hun Sen chơi trò ông mai bà mối. Khi họ gặp Hun Sen họ nói với anh ấy là một nữ giám đốc bệnh viện xinh đẹp gửi lời hỏi thăm, còn khi họ gặp tôi thì họ lại nói Hun Sen gửi lời thăm hỏi “.

Hun Sen và Bun Rany hoàn toàn chưa nghĩ đến chuyện tình cảm vì cảnh tăm tối đang tiếp tục diễn ra. Những người lính của Hun Sen muốn họ sẽ cưới nhau vào ngày nào đó khi chiến tranh kết thúc.

Tình cảm chớm nở thầm kín này chẳng bao lâu hai trong số các “nữ đồng chí” của Hun Sen, các nữ chiến binh Khơme Đỏ sống không xa đấy cũng biết.

Hun Sen nói “ Các chị em trong rừng cũng bắt đầu gọi cô ấy là sau. Tình trạng này đã làm cho tôi khó xử khi phải duy trì kỉ luật cho chiến sĩ”.

Đó là một năm sống trong nguy hiểm và là thời gian tìm hiểu nhau một cách bí mật đối với một cô gái xinh đẹp mới được Khơme Đỏ đào tạo.

Bun Rany nói “Lần đầu tôi biết được Hun Sen là vào năm 1974. Các “anh em trong rừng” (các đồng chí) của anh ấy thường đến bệnh viện và ở lại, dường như họ thích tôi. Lúc đấy, họ bắt đầu nghĩ rằng giữa anh ấy và tôi có quan hệ bất chính”.

Với kiểu suy nghĩ thực tế riêng, cô kể “Ở trong bệnh viện tôi là giám đốc, nhưng ở chiến trường Hun Sen là một chiến sĩ rất có tiếng. Anh ấy thuộc một đơn vị đặc công, có uy tín. Vì vậy về mặt nào đó, chúng tôi cũng hợp nhau và người ta thường hay ghép đôi chúng tôi”.

Những tiếng bàn tán xì xầm đến tai của cả hai bên và mỗi bên đều muốn tìm hiểu ngọn nguồn của điều bí ẩn. Cuối cùng trò chơi kiếm tìm đã kết thúc khi Bun Rany có được cơ hội gửi lời nhắn trực tiếp tói người yêu “không chân dung” qua một cán bộ y tế từ bệnh viện của cô được phái tới chiến trường để chăm sóc các chiến sĩ dưới quyền chỉ huy của Hun Sen .

Bun Rany kể “Tôi đã nhờ cán bộ y tế yêu cầu Hun Sen đến gặp riêng tôi, để giải  thích cho các tin nhắn tới lui với nhau. Nhưng tôi phải nói mình sợ anh ấy giận vì có quá nhiều ẩn ý trong những lời nhắn này phải nhở qua người khác”.

Cho tới khi ấy Hun Sen vẫn chưa gặp mặt Bun Rany. Một tình cảm lãng mạn thầm lặng khó hiểu. Ông không còn chịu đựng nổi tâm trạng, cứ mãi phải chờ đợi  nữa. Ngay trước Tết Campuchia vào năm 1974, ông yêu cầu người nữ chỉ huy của mình, đi cùng với ông đến gặp Bun Rany. Ông nghĩ là mình sẽ dễ gặp được cô ấy nếu ông đi cùng với một phụ nữ.

Hun Sen nói “Tôi chỉ biết người lãnh đạo bệnh viện có tên là Rany, nhưng tôi chưa có đủ thời gian để gặp cô ấy”.

Khi họ đến bệnh viện, đồng chí chỉ huy của ông, ghé vào thăm một cán bộ lãnh đạo địa phương và dặn Hun Sen ở bệnh viện chờ cô ta.

Hun Sen nói “Lúc ấy Rany không biết tôi và tôi cũng vậy. Vì thế tôi hỏi cô ấy, “Rany là ai ?”. Cô ấy không nói thật với tôi và nói là Rany đã đi lấy nước rồi. Cô ấy không nói với tôi mình là Rany, cũng chẳng biết tôi là ai”.

Còn phần cô, Bun Rany mỉm cười kể “Khi gặp tôi, anh ấy muốn biết Rany ở đâu. Tôi nói với anh là cô ta đã ra ngoài ở đâu đó. Sau đó, anh đến doanh trại của tôi ở trên tầng một của khu nhà và chúng tôi chuyện trò với nhau về tình hình thời sự”.

Đêm đó anh ấy biết mình đã yêu.

Ông kể “Tôi nghĩ nếu cô ấy đẹp như thế thì tôi không nên cố giải thích điều huyền bí này, nhưng chỉ còn biết yêu cô ấy. May thay sau khi gặp nhau, chúng tôi tiếp tục lưu lại đó đã khá trễ và chúng tôi không thể trở lại đơn vị”.

Họ chẳng có chăn cũng không có gối. Lúc đó vào tháng ba khi dọc theo sông Mê kông, tiết trời đã se lạnh. Họ bớt lạnh lẽo hơn khi các cô gái ở địa phương mang gối và chăn đến cho họ.

Với tiếng cười khúc khích, Bun Rany kể “Hai người họ (Hun Sen và cán bộ chỉ huy của anh ấy) ở lại bệnh viện. Vào ban đêm, chúng tôi đem cho họ bộ đồ giường thường dùng – gối và chăn – mà chúng tôi nhường cho khách. Tuy vậy, chúng tôi không biết ai đắp chăn của ai”.

Hình như Hun Sen đã đắp cái chăn của Bun Rany.

Điều gì ở Bun Rany lôi cuốn anh ấy ?

Cô kể  “Tôi rất quý những người lính suốt từ lúc tôi mới là một bé gái và sau này tình cảm đó lớn dần lên thành sự cảm thông sâu sắc đối với quân đội”.

Tại sao lại có sự ngưỡng mộ viển vông đối với những người lính ?

Cô kể trong những năm là giám đốc của bệnh viện huyện, cảnh tượng của hàng trăm thương binh bị quằn quại đau khổ trong bộ quân phục, một số người còn quá trẻ mới khoảng 14 tuổi, đã để lại cho cô ấn tượng sâu sắc.

“Họ là những người rất dũng cảm ở chiến trường và họ đã chịu quá nhiều khổ sở. Tôi cảm thấy đau lòng cho họ”.

Trong nhiều tháng, Hun Sen bị mất liên lạc với Bun Rany. Ông kể mình nhớ nhung người ấy và phải âm thầm chịu đựng. Một dịp may mắn tình cờ vào mùa mưa năm 1974, ông đã gặp được cô tại lán trại Peam-Chi-Laang ở huyện Tbong Khmum, tỉnh Kompong Cham. Cô đến đấy để điều trị cho những người lính của Hun Sen bị bệnh sốt rét.

Ông kể “Vào dịp ấy tôi có gặp cô khi mình đang đi cùng với ba người bạn, tất cả những người này đều đã chết sau đó. Tôi đang đi xe đạp, còn cô ấy ngồi trong xe hơi với một nhóm của bệnh viện. Để tiếp cận được cô ấy, tôi đã phải gom tiền của bạn bè để mời cô ấy và các bạn gái của cô đi ăn sáng với chúng tôi. Bữa đó, chúng tôi ăn rất ngon”.

Gặp được người yêu dấu của mình, Hun Sen vui mừng đến khó tả.

Ông kể “Một số bạn bè của chúng tôi vẫn ghép đôi chúng tôi là vợ chồng. Kiểu như thế vốn đã thành tật. Tôi thì bận tâm đến việc duy trì kỷ luật và muốn ngưng chuyện ăn nói như vậy. Tôi không biết nên làm gì ?”.

Bun Rany kể thêm “Khi ấy chúng tôi biết tất cả những rắc rối không đâu giữa Hun Sen và tôi – các chi tiết ở những người chúng tôi nhờ gửi các lời nhắn tình cảm cho nhau – cuối  cùng anh ấy đã xin cán bộ chính ủy Angkar cho phép cưới tôi”.

Ông đã thực hiện điều ông nghĩ là một bước hợp lý. Vào cuối năm 1974, ông gửi đơn xin cưới Bun Rany tới các cán bộ chỉ huy Khơme Đỏ xử lý các vấn đề cá nhân về tình cảm và hôn nhân, nhiều lá đơn của ông đã bị từ chối.

Khi ông gửi đơn xin họ ông đã được 22 tuổi. Yêu cầu của ông đang có cơ hội tốt để được chấp thuận vì ông được tất cả các cấp đều quý mến. Nhưng lúc làm đơn xin cưới, thậm chí ông đã phải chịu công tác cực hơn để làm vui lòng nhiều cán bộ chỉ huy. Vào giai đoạn đó, ông đã chỉ huy một đơn vị đặc công. Ông còn là một huấn luyện viên dạy những người lính trẻ xem bản đồ, dùng la bàn và ống nhòm. Các cán bộ chỉ huy của ông đánh giá cao khả năng của ông và để chiều theo nguyện vọng, họ không từ chối yêu cầu của ông ngay. Nhưng họ tìm cách dàn xếp cho êm. Họ yêu cầu ông chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng.

Ông kể “Tôi biết như vậy là một cách từ chối. Thanh niên chỉ được cho phép cưới vợ lúc 30 tuổi, trừ trường hợp bị tàn tật có thể cưới vợ trước tuổi đó. Nhưng tôi chưa bị thương tật. Cán bộ chỉ huy của tôi rất khéo. Ông ta không từ chối yêu cầu của tôi và chỉ nói rằng tôi nên chờ cho tới khi Phnom Penh được giải phóng. Tình huống ấy không thuận lợi cho Bun Rany và tôi”.

Một ngày trước khi Khơme Đỏ chiếm được Phnom Penh , Hun Sen đã bị thương vào mắt trái và bị mù mất một mắt do miếng pháo đâm vào ở Kompong Cham vào ngày 16 tháng 4 năm 1975. Sau đó, ông được gắn mắt giả tại một bệnh viện ở tỉnh Kompong Cham.

Điều đó có làm cho một thiếu nữ trẻ đẹp phải ưu phiền khi cưới một người bị tàn tật, chỉ có thể nhìn đời bằng một con mắt không ?

Nở nụ cười, Bun Rany nói “Anh ấy vẫn còn toàn vẹn vào thời gian chúng tôi tính lấy nhau. Trớ trêu là anh ấy đã bị thương chỉ sau khi anh ấy đã chính thức yêu cầu cưới tôi. Rốt cuộc, con mắt đó đã bị móc đi, nhưng không phải chúng tôi móc mắt anh ấy ở bệnh viện của mình”.

Nghe được tin Hun Sen dự định cưới Bun Rany, các cán bộ chỉ huy của cô đã cố ngăn chặn cuộc hôn nhân này. Cuộc đời của cô bắt đầu sắp đổ vỡ khi cán bộ chính ủy sắp đặt một người cầu hôn khác.

Cô đã thuật lại giai đoạn để hiểu được sâu sắc người du kích trẻ quyến rũ ấy. Khi Hun Sen nghe được tin choáng váng là người yêu của mình sắp cưới một người đàn ông khác, ông đã nổi điên lên.

Cô nói “Điều đó đã làm cho anh ấy rất tức giận, anh ấy đã bắn loạn xạ mấy loạt đạn. Anh ấy kể lại chuyện này với tôi sau khi chúng tôi đã cưới”.

Sự can thiệp trắng trợn của các cán bộ chỉ huy đã làm cho Bun Rany đang yêu say đắm bị sụp đổ hoàn toàn.

“Thử tưởng tượng nỗi kinh hoàng của tôi, chỉ trong một khoảng thời gian vắng mặt ngắn ngủi trở về, tôi đã bị sắp đặt phải lấy một người đàn ông khác. Vỡ lở ra mới biết ông ta làm giám đốc của một nhà in”.

Cô kể thêm “Khi trở về bệnh viện, tôi được người ta cho biết cuộc hôn nhân của tôi với người chưa quen biết này đã được cán bộ chính ủy sắp đặt sẽ diễn ra trong vòng ba ngày nữa. Tôi đã đi thẳng tới cán bộ phụ trách huyện và nói cho ông ta biết ông ấy có thể sắp đặt chuyện hôn nhân với bất cứ ai trừ tôi. Tôi không muốn kết hôn với người đàn ông này”.

Cô đã gặp phải sự đối kháng mới từ các phía hết sức bất ngờ.

Thở dài, cô nói “Khi tôi từ chối lấy người đàn ông này, những người phụ trách ở huyện hết sức giận tôi và họ  ngưng không nói chuyện với tôi nữa – họ cũng chính là những người tôi nghĩ sẽ mong muốn cho tôi được mọi sự tốt đẹp mà trước đây có thời gian tôi đã quen biết họ”.

Chẳng bao lâu sau, còn có một sự bóp méo khác trong vở kịch ấy. Hun Sen đã lên giữ vai trò lãnh đạo huyện và chính thức xin phép cưới Bun Rany. Một lần nữa, Bun Rany đã hiểu lầm là mình có được sự nâng đỡ của những người đảm trách công tác xã hội – cánh của Khơme Đỏ được cho là lo liệu về các vấn đề quan hệ tình cảm. Đó không phải là quyết định của những người yêu nhau đưa ra. Nó là chuyện của “các thầy” trong Khơme Đỏ chủ tâm tính toán.

Một trong những “người thầy” của cô đã rất bực tức.

Bun Rany kể “Một con người câu nệ từng chi tiết, đã giải quyết yêu cầu xin làm lễ cưới của chúng tôi, ông ta rất không vui vì ông có một “đồng chí”, người mà ông đã thu xếp cho tôi gần gũi với anh ta. Như thế là một thỏa thuận làm ăn của ông đã không đi đến kết quả, ông ta giận dỗi và trở nên rất khó chịu với tôi”.

Về phần mình, Hun Sen cảm thấy hoàn toàn thất vọng. Các dự định kết hôn của ông đã bị các cán bộ chỉ huy của ông gác lại hoàn toàn và ông không thể làm gì.

Ông kể “Tôi rất bực tức vì yêu cầu của mình được chấp nhận khi tôi còn lành lặn khỏe mạnh, nhưng khi tàn tật lại bị từ chối”.

Không bao lâu sau, các cán bộ chỉ huy của ông đã nói dối để cho ông quên Bun Rany. Họ nói với ông là cô ấy sắp cưới một người đàn ông khác. Hun Sen đã phản ứng lại bằng sự tức giận và quyết định đi lấy một phụ nữ khác. Đúng lúc ấy, ông nhận ra được là các cán bộ chỉ huy của ông đã chơi trò đê tiện với mình.

Ông kể “Rany lúc nào cũng chờ tôi. Nhưng tôi đã bị người ta gạt bằng những tin tức sai lạc. Tôi đã phản ứng hấp tấp. Tôi tính trả thù và lấy vợ ở vùng thuộc huyện Kroch Chhmar, đó là sai lầm của tôi, tôi đã cầu hôn với một cô gái khác ở gần đơn vị của Rany, vì tôi không thể chấp nhận mình bị làm mất thể diện bằng kiểu này. Nhưng tôi đã bị bạn bè chỉ trích. Họ bảo là Rany đang chờ tôi. Khi tôi biết được sự thật, tôi đã rút lại lời cầu hôn với cô gái kia và đã xin lỗi Bun Rany”.

Hai kẻ yêu nhau này đã phải đối diện với nỗi buồn tan nát cõi lòng khi các cán bộ chỉ huy ép Bun Rany cưới một người đàn ông khác công tác ở huyện Kroch Chhmar. Cô đã từ chối.

Kế đến, các cán bộ ấy quay sang phía Hun Sen . Họ yêu cầu ông lấy một phụ nữ khác làm vợ, một phụ nữ lớn hơn ông 12 tuổi.

Ông kể lại “Phụ nữ đó là một giáo sư, bà được bảo phải cưới một người đàn ông có cấp bậc chỉ huy. Sau này bà đã trở thành một thành viên của Quốc hội trong chế độ Pol Pot và thường nói trên đài phát thành của Khơme Đỏ . Từ chối đề xuất ấy rất nguy hiểm cho tôi, khi tôi tỏ ra không tuân theo cán bộ Angkar. Nhưng tôi đã từ chối chuyện đó”.

Sau đó ít lâu, ông lại phải đương đầu với một vấn đề về hôn nhân khác.

Ông kể “Cán bộ chỉ huy của tôi, tên là Soeurng, đã động viên và thậm chí thuyết phục tôi cưới con gái của ông ta. Thậm chí càng khó xử hơn vì một cán bộ chỉ huy yêu cầu cán bộ thuộc quyền cưới con gái mình chuyện không dễ khước từ. Cách duy nhất tôi có thể từ chối lời đề nghị ấy là phải nói với ông ta rằng tôi xem ông như cha mình và con gái của ông như em gái tôi. Bằng cách giải quyết như vậy, ông đã bỏ qua không phản đối lý lẽ của tôi, và tôi đã thành công trong việc tránh được chuyện cưới con gái ông”.

Còn đối với Bun Rany, bác bỏ một mệnh lệnh trực tiếp của các cấp lãnh đạo của cô là một bước nguy hiểm. Cô đã từ chối liên tiếp hai chỉ thị phải cưới các người đàn ông mà họ lựa chọn là một hành động hết sức khiêu khích.

Mỉm cười, cô nói “Sự kiên trì của Hun Sen cùng với yêu cầu được cưới anh ấy của tôi cũng chẳng có tác dụng gì đối với các cấp lãnh đạo”.

Cuối cùng, họ không thể lấy nhau được khi ông đã qua tuổi 24 và cô đã 22 tuổi. Họ chỉ có thể thực hiện được điều ấy sau khi ông đã lách khỏi hai đề nghị ngoài ý muốn và cô đã từ chối hai người đàn ông mà cô bị ép lấy. Cách thức của Angkar là như thế.

Theo kiểu của người theo chủ nghĩa tập thể tiêu biểu, cán bộ chính ủy Angkar tổ chức đám cưới tập thể một lúc 13 cặp tàn tật thay vì phải thông qua việc cưới hỏi rườm rà cho từng cặp đôi.

Hun Sen nói “Cuối cùng, tôi có thể cưới vợ cùng với những người tàn tật đó”.

Cán bộ chỉ huy của Hun Sen rất khỏ chịu chuyện từ chối lấy con gái của ông đến nỗi ông ta từ chối bất cứ sự giúp đỡ nào về việc xin cưới Bun Rany. Cô đã phải đi một mình đến một nơi xa, ở đấy được chỉ định tổ chức lễ cưới.

Bun Rany nói “Vào lúc đi đến nơi làm đám cưới tôi phải đi cùng với một thủ trưởng trong số các cán bộ cấp trên, người mà tôi chưa hề biết. Không có ai khác đi với tôi”.

Hun Sen kể thêm “Nhưng chúng tôi đã cưới nhau với sự giúp đỡ của các chiến sĩ. Đó là một lễ cưới đầu tiên của những thương binh và tôi là người bị thương tật nhẹ nhất trong số họ. Tôi cũng là cấp chỉ huy cao nhất trong sốt tất cả 13 cặp thương tật đã cưới nhau. Chúng tôi là cặp thứ 13”.

Thực ra, bị chột một mắt đã giúp ông cưới được cô dâu của mình.

Bun Rany kể “ Đó là lần đầu tiên Angkar cho phép một đám cưới như vậy. Khá trớ trêu là chỉ những người tàn tật mới có thể có được đặc ân này – như thế bị thương hoặc tàn tật giống như mang huy hiệu phân loại dánh giá. Chúng tôi muốn cưới theo kiểu truyền thống và tổ chức nghi lễ riêng biệt, nhưng đó là những nghi thức hoàn toàn khác biệt. Thực ra chúng tôi được thành vợ thành chồng đã là diễm phúc lắm rồi”.

Trong số 13 cặp ở đám cưới tập thể thì 11 đôi được các người lãnh đạo Khơme Đỏ sắp đặt.

Bun Rany kể “ Còn trường hợp của cặp thứ 12 là người phụ nữ này đưa ra yêu cầu cưới người đàn ông ấy. Đối với chúng tôi, đôi thứ 13 thì Hun Sen là người đưa ra yêu cầu xin cưới”.

Nhiều cặp có được may mắn thì thân nhân của họ tham dự đám cưới tập thể này, nhưng gia đình của Hun Sen và Bun Rany không có mặt vì họ ở rất xa.

Cặp số 13, dù về ý nghĩa là của con số không hên, nhưng về thể hình thì đẹp nhất so với các cặp khác, phần nhiều những người kia bị cụt tay, cụt chân do bị mìn nổ hoặc bị thương tích trong chiến trận.

Với tiếng cười se sẽ, Hun Sen nói “ Cặp thứ 13 được xem về dung mạo và thứ bậc là khá xứng với nhau nhất ».

Lễ cưới được diễn ra theo kiểu quân đội với các cô dâu ngồi sát vào nhau thành một hàng ở phía trước và các chú rể ngồi ngay ở đằng sau họ.

Ông nói với giọng lạnh nhạt “Đó là kiểu Pol Pot sắp đặt lễ cưới “.

Sau đó chủ tọa buổi lễ cưới đọc lý lịch trích ngang của các cô dâu và chú rể. Trước khi buổi lễ bắt đầu, cán bộ chỉ huy của Hun Sen khuyên ông xóa đi một số điểm trong bản lý lịch của mình, nhất là cấp bậc của ông để các cặp thương tật khác khỏi ghen tị. Trong số họ, Hun Sen có cấp bậc cao nhất và được học hành nhiều nhất.

Ông nói “ Theo chế độ của Pol Pot, chúng tôi xếp loại thuộc những người giàu có trung bình, vào lúc bấy giờ là một tầng lớp mà người dân Campuchia không thích”.

Trước khi lễ cưới bắt đầu, Hun Sen bị hỏi 4 câu, còn Bun Rany bị hỏi 3 câu. Các cặp khác chỉ bị hỏi 1 hoặc 2 câu. Một trong các câu hỏi đặt ra cho Hun Sen là liệu ông có thể biết vợ mình từ một gia đình giàu có thành người vô sản, một giai cấp không có của cải.

Ông nói “ Chỉ những người trước kia có nước da ngăm đen được xem là người Campuchia . Vợ tôi có nước da trắng giống người Hoa. Vì vậy, họ không cho là cô ấy có thể được biến đổi thành người vô sản, và họ đặt câu hỏi đó với tôi”.

Cô đã từng là trò cười cho các cán bộ Pol Pot và du kích chế nhạo hoặc ghen tị vì nước da trắng như men sứ của cô ? Các lãnh đạo ở địa phương của Khơme Đỏ chỉ coi những người có nước da ngăm đen và nét mặt thô mới là người Khơme chính cống.

Bun Rany nói “Trong huyện của tôi không có vấn đề như thế. Người dân sống dọc theo sông Mê kông có nước da sáng, không ngăm đen. Nhưng có vấn đề sau khi đám cưới của tôi với Hun Sen ,lúc chúng tôi chuyển đến sống ở Memot, không còn gần con sông ấy. Không có nước da sáng như chúng tôi. Vì vậy tôi cho là phần nào có sự đố kỵ ở đó”.

Sau ngày kết hôn, chính ủy Angkar cử Bun Rany làm cán bộ y tế công tác ở các huyện Ponhea Krek và Tbong Khmum ở  tỉnh Kompong Cham, nơi công trình thủy lợi đang được tiến hành, còn Hun Sen được bố trí tới huyện Memot giáp biên với Việt Nam .

Các rắc rối của đôi vợ chồng mới cưới bắt đầu xảy ra. Nếu đám cưới là một cơn ác mộng thì tuần trăng mật không chỉ là thảm họa mau qua.

Giữa những tiếng cười khúc khích, Bun Rany nhớ lại cặp vợ chồng trẻ đã bị dân làng ngăn không cho gần nhau ra sao vì họ nghĩ là hai người chưa cưới mà muốn thỏa mãn quan hệ tình cảm lén lút, bất chính.

Cô kể “ Sau lễ cưới chúng tôi nghỉ lại ngôi làng ấy một đêm. Sau đó, chúng tôi đón xích lô kéo. Chúng tôi biết sẽ còn lâu lắm mới đến được nhà của Hun Sen , vì vậy trên đường chúng tôi dừng lại và nghỉ tại một làng được gọi là Ta Hil. Mặc dù chúng tôi được phép ở lại làng đó, nhưng đêm ấy chúng tôi không được ngủ chung với nhau vì dân làng không tin chúng tôi là vợ chồng”.

Sáng hôm sau, đôi vợ chồng ấy đi tới một trong các cơ quan đầu não của Angkar, được gọi là Ta Nou. Họ đi suốt ngày hôm sau, cuối cùng rồi mới tới thị xã quê hương của Hun Sen . Nhưng họ không có nơi ở. Họ phải khăn gói tìm một căn nhà để tới ở.

Chỉ một tuần sau khi cưới, cô đã bị các lãnh đạo địa phương giao nhiệm vụ phải làm việc tất bật nhiều giờ. Cô và một người  nấp bếp nữ được sai đi san bằng các thửa ruộng. Quá trình san bằng mặt ruộng mất nhiều thời gian và khó khăn gian khổ vì đất phải được đắp cao lên trước khi nó có thể cày được.

Không bao lâu sau, Hun Sen được chuyển tới một sở chỉ huy mới và không còn phải trực tiếp tham gia chiến đấu. Sau này, Angkar xây dựng một bệnh viện gần nơi Bun Rany được cử đến công tác. Cuộc sống của họ là một cuộc đấu tranh. Cảnh buồn rầu đã được xua tan khi cô có thai vào năm 1976. Cặp vợ chồng phải làm việc quá sức đã vui mừng khôn xiết vì đứa con đầu lòng sắp chào đời.

Sự xa cách làm cho các rắc rối của họ thêm tồi tệ. Bệnh viện nơi cô công tác cách chố Hun Sen đóng quân 30 kilômét. Dù cô không có thời gian để đến thăm ông, nhưng ông đã đến thăm cô.

Cô kể “ Khi tôi có thai được 7 tháng, anh ấy xin phép đưa tôi đi theo anh để chúng tôi có thể ở với nhau 2 tháng”.

Khi tới lúc sanh em bé, cô được đưa tới bệnh viện ở Memot, nhưng chính quyền không cho Hun Sen trở lại phòng sinh.

Cô hết sức buồn khi kể lại thảm kịch ấy “ Trong nhiều năm rồi tôi chưa kể với ai sự việc này”. Phải mất vài phút cô mới lấy lại được bình tĩnh.

Cô khóc “ Bây giờ tôi có thể hiểu rõ như thể nó đã được phơi bày. Tôi thực sự không biết làm sao điều đó có thể xảy ra vì cô đỡ đã được đào tạo cùng với tôi. Cô ta đã để rơi đứa con trai nhỏ bé đó và đầu nó đập vào cạnh giường. Đứa bé máu chảy ra đầm đìa rồi chết. Nhưng bệnh án được ghi lại hoàn toàn khác – nó cho biết đứa bé đã bị chết trong bụng, thậm chí chết trước khi sinh!”.

Người phụ nữ 22 tuổi và người chồng trẻ của cô đối phó với cái chết của đứa con họ như thế nào ?

Cô kể “ Chúng tôi rất đau khổ vì theo truyền thống của người Campuchia , người chồng phải luôn ở bên vợ khi cô ấy có mang để nâng đỡ về mặt tinh thần. Trong trường hợp của tôi, ngay cẩ khi đứa bé chết họ còn không cho phép Hun Sen đến thăm tôi. Đứa con đầu lòng của chúng tôi và cha nó đã bị chia cắt, không bao giờ gặp nhau “.

Hun Sen cho điều đó là một trong những thảm kịch lớn nhất trong cuộc đời ông.

Ông nói “ Đó là một trong những sự đau đớn ghê gớm nhất đầu tiên tôi phải đối mặt. Khi đứa bé mới sinh ra, cô y tá ấy đã đánh rơi nó. Đứa bé đánh vào cạnh giường gãy xương sống. Nó chỉ khóc thét lên được một tiếng “.

Ông lao tới bệnh viện và thấy đứa con chảy máu miệng. Nó đã chết ngay sau đó.

Chẳng có chỗ cho tình cảm thương xót trong Angkar.

Ông kể “ Cán bộ chỉ huy của tôi không cho phép tôi chôn cất đứa con hoặc chăm sóc vợ tôi. Họ ép tôi phải đi công tác xa hơn. Cho tới nay tôi vẫn chưa biết đứa con của tôi được chôn ở đâu. Vì vậy, tôi dành riêng một nơi tượng trưng cho đứa con mình đã được chôn cất. Điều đó đã tác động tôi soạn một bài ca có tựa đề là Nỗi đau vợ chồng bị chia cắt để kể lại sự đau đớn cực độ của một cặp vợ chồng bị buộc phải sống chia lìa “.

Ông đã bắt đầu sáng tác vào năm 1989 và viết lời cho hơn 100 bài ca Campuchia . Một số bài ca ông nói về tuổi thơ bị cùng kiệt ở miền quê. Bài ưa thích của ông là Cuộc đời chú tiểu ở chùa. Một dòng trong bài ca ấy chứa đựng cảm giác lo lắng của chính ông “Đừng để những đứa trẻ tuyệt vời bị thất vọng – chú tiểu ở chùa ấy sẽ có một tương lai xán lạn “. Các bài ballad buồn trong băng của ông đã trở thành loại băng bán rất chạy ở Phnom Penh vào giữa thập niên 1990 và các kênh phát thanh thường xuyên phát lại các bài ấy.

Sự mất mát đứa con đầu lòng đã khiến cho Bun Rany nhận ra rằng Angkar không còn nhân tính.

Cô kể “ Từ từ chính tôi đã hiểu được rằng tất cả lời nói về mọi người đều là thành phần của cuộc cách mạng, đó là lừa bịp. Không có sự bình đẳng giữa chúng tôi. Cán bộ chỉ huy hay ông lớn như chúng tôi gọi, người ấy được sống bên vợ mình. Nhưng chúng tôi không được phép có cuộc sống gia đình bình thường”.

Sự kiện nào đã gieo mối bất mãn và khiến cô muốn rời bỏ Khơme Đỏ ?

Cô nói “ Vào lúc đó thực sự chúng tôi chưa có ý tưởng nào rời bỏ tổ chức nhưng chúng tôi bắt đầu lo cho tương lai. Chúng tôi còn  biết được một số người tốt – các cán bộ chỉ huy cấp bậc cao hơn chồng tôi – họ được đưa đi đào tạo và đã không trở về. Mặc dù thế, nhưng chúng tôi phải mất một thời gian lâu mới đánh giá hết những gì thực sự đang xảy ra. Chỉ vài tháng sau, khi càng nhiều người được cử đi đào tạo không trở về và khi điều này bắt đầu xảy ra rất thường xuyên, chúng tôi đã hiểu được cuộc sống của mình cũng có thể đang bị đe dọa nghiêm trọng “.

Ít nhất Khơme Đỏ đã hành quyết hai cán bộ cấp cao ở Khu ủy miền đông vào năm 1978. Họ là Chen Sot, bí thư đảng khu ủy 21 cũng là một cán bộ chỉ huy và Kun Deth, trưởng ban tham mưu khu ủy 21.

Sau khi đứa con đầu lòng của họ chết, Bun Rany không được cho chăm sóc hậu sản nữa và cô mắc phải bệnh phù thủng – một chứng bệnh khiến cho cơ thể của cô giữ nước và phù lên. Chỉ sau nhiều lần xin chính quyền, Hun Sen mới có thể đưa cô tới nơi ông ở trong hai tháng. Nhưng các lãnh đạo của ông thường xuyên đưa ông ra phê bình, buộc tội ông là ủy mị và quá quan tâm đến cô. Ông không còn chịu đựng nổi những lời châm chọc không ngớt và buộc phải đưa cô trở lại.

Bị kiệt sức và bệnh hoạn, Bun Rany trở lại bệnh viện nơi cô làm việc. May mắn là ông được phép đến thăm cô. Ba tháng sau, cô có thai đứa con thứ hai.

Cô kể “ Những người đàn ông làm việc ở bệnh viện đang  bị đưa đi, vì vậy điều đó khiến chúng tôi rất lo lắng. Chị biết đấy, hôm nay họ còn ở đó, ngày hôm sau đã bị điệu đi “.

Hai vợ chồng mới cưới chờ mong nhau, nhưng đã bị cách ly. Cô bị cấm không được thăm chồng mình. Vào đầu năm 1977, tình hình bắt đầu thực sự khó khăn. Khi bốn cô đỡ làm việc ở bệnh viện cùng có thai một lúc, bảng phân công nhiệm vụ của họ phải luân phiên nhau. Sau khi đã sinh con, không còn thuốc cho các người mẹ ấy. Họ không được chăm sóc tiền sản hoặc hậu sản.

Khi mang thai đứa con thứ hai vào tháng 6 năm 1977, Hun Sen phải rời xa cô để chỉ huy lực lượng Khơme Đỏ . Cô đang có mang con trai lớn nhất, Hun Manet, người sau này học tiếp ở Học viện Quân sự Westpoint. Nhưng không có đủ thức ăn cho mẹ lẫn con. Họ phải sống nhờ vào bắp.

Cô kể “ Chúng tôi nấu gần như cháo bắp, pha nhiều nước và nấu sôi, rồi ăn no như cháo cho người ốm. Trong hàng tuần chúng tôi cứ phải ăn mãi như thế “.

Hun Sen bắt đầu suy nghĩ những rắc rối của cá nhân ông không chỉ là một sự đấu tranh để đoàn tụ với vợ con mà còn cho sự hợp nhất của một dân tộc vốn bị chia rẽ.

Ông nói “ Nếu không tiến hành đấu tranh, thì gia đình tôi không sống sót và dân tộc tôi cũng sẽ không tồn tại. Những khó khăn chúng tôi phải đương đầu đã làm cho chúng tôi tin vào giá trị của sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bất cứ khi nào gặp vợ mình, tôi đều được cô ấy động viên “.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:19:09
SỰ LY KHAI

Ông cảm thấy lúc nào cũng bị hàng ngàn con mắt của Angkar theo dõi. Ông cảm thấy không yên. Ông đã phải chấp nhận các nguyên tắc tàn bạo, khắt khe trong nhiều năm cho tới khi ông không còn có thể chấp nhận được nữa. Ông sẽ phải trả giá đắt cho việc phản đối quyền lực của họ khi ông chống lại tổ chức. Khi ấy họ sẽ quản thúc vợ ông. Hàng ngàn con mắt theo dõi của nhiều người Campuchia giống như những mắt của quả dứa, bấy giờ cô ta cũng bị như vậy.

Hun Sen nói “Tôi đã trở thành kẻ thù của Angkar, vì vậy vợ tôi phải bị giam giữ. Chẳng ai còn có thể tin tưởng được nữa khi chồng họ tham gia việc chống lại tổ chức:.

Bằng cách hết sức lén lút Hun Sen bắt đầu bí mật chống lại Khơme Đỏ . Nhưng không kết quả. Vì vậy vào ngày 20 tháng 6 năm 1977, ông phát động cuộc đấu tranh công khai chống lại hành động tàn bạo điên rồ của họ. Trước khi sự cai trị khát máu của họ bất ngờ kết thúc vào hai năm sau đó, họ đã giết khoảng 1,7 triệu người dân Campuchia bằng cách hành quyết , tra tấn và bỏ cho chết đói.

Dù trước khi sự giết chóc xảy ra rõ ràng theo ý đồ diệt chủng, nhưng ngay đầu năm 1974, Hun Sen đã hiểu rõ và thừa nhận những sai lầm của Khơme Đỏ .

Ông nói “Vào lúc đó, chúng tôi không biết Pol Pot là ai. Chúng tôi chỉ biết Sihanouk và Penn Nouth (một người trung thành với Sihanouk, đã làm Bộ trưởng trong chính phủ trước đây của hoàng thân)”.

Bảy năm của ông trong hàng ngũ Khơme Đỏ từ ngày 14 tháng 4 năm 1970 tới ngày 20 tháng 6 năm 1977 không phải là hoàn toàn bỏ đi. Khơme Đỏ đã huấn luyện ông chiến đấu và suy nghĩ giống như một người du kích. Họ dạy ông chiến thuật quân sự kiểu cộng sản mà sau này đã tạo cho ông có sự sắc bén hơn đối phương của mình.

Vị trí đầu tiên của ông trong Lực lượng Vũ trang Cách mạng Khơme Đỏ là nhiệm vụ của một chiến sĩ tình nguyện, thường được xem giống như “ chiến đấu chống lại sự xâm lăng của đế quốc”.

Ông kể “ Chúng tôi là những người lính không lương. Chúng tôi đã phải sống với biết bao khó khăn “.

Ông nổi bật so với những chiến sĩ còn lại. Ông được cấp chỉ huy cao trong quân đội để ý đến. Do được học hành tốt hơn, ông được rất nhiều lính tình nguyện thất học kính nể mình, gọi ông là “guru “. Cậu con trai ấy đã gia nhập du kích cùng với 500 thanh niên, được bầu làm thành viên của nhóm lãnh đạo và sau khi được huấn luyện, cậu đã lãnh đạo một trung đội gồm 48 chiến sĩ.

Cuộc thử lửa đầu tiên sau khi được huấn luyện chỉ trong hai tuần, những chiến sĩ tình nguyện còn búng ra sữa được chia thành các đơn vị. Chỉ trong hai ngày, Hun Sen đã trở thành người lãnh đạo chi đoàn khi lần đầu tiên ông nếm mùi của chiến trận. Ông đã được lệnh đi chiến đấu chống lại quân Mỹ và quân miền Nam Việt Nam xâm nhập vào huyện Snoul của Campuchia ở tỉnh Kratie vào ngày 1 tháng 5 năm 1970. Trong một lần giáp mặt với trận chiến đấu bất ngờ, ông đã đương đầu với quân đội hùng mạnh nhất của thế giới, đó là quân Mỹ. Kết quả thì dễ dàng có thể biết trước.

Lực lượng của Mỹ được Jeoffrey Blume chỉ huy, người này đã trở lại Campuchia vào thập niên 1990, là một thương gia và là chủ tịch của hội đoàn Phật giáo Phnom Penh thuộc Rotary Club (một tổ chức quốc tế phi chính phủ chuyên làm công tác nhân đạo và từ thiện ).

Hun Sen kể “ Chúng tôi bị lực lượng Mỹ đánh bại vì chúng tôi là một toán quân nhỏ và còn mới mẻ, đã phải chống cự với lực lượng có quy mô lớn, bao gồm xe tăng và máy bay. Trong số 48 lính trong trung đội của tôi chỉ còn lại 16 người. Một số chết, một số bỏ trốn, một số đào tẩu tới các thành phố và hiện giờ có một người đang sống ở Mỹ “.

Với tiếng cười khe khẽ, ông nhớ lại tình trạng tan tác của đơn vị mình.

Ông kể “ Trận đánh ở Snoul đã làm kiệt quệ đoàn quân của tôi nhanh đến nỗi mình đang là trung đội trưởng trở thành tiểu đội trưởng của một toán quân nhỏ. Sau đó chúng tôi được sát nhập vào một đơn vị khác và tôi lại trở thành trung đội trưởng “.

Sau đó chỉ huy trưởng cử ông đi học ở một trường đặc công ở trong rừng. Tại trường đặc công, các chiến sĩ được chuẩn bị để giữ chức vụ cao hơn và họ được lên cấp trở thành người chỉ huy hoặc cán bộ huấn luyện. Sau một năm ông tốt nghiệp và được chỉ định làm đại đội trưởng phụ trách hơn 130 lính. Ông cũng là một người huấn luyện, dạy chiến sĩ xem bản đồ, sử dụng la bàn và ống nhòm. Angkar dành các công việc như vậy cho những người tốt nghiệp trung học.

Ông kể “ Trong số 78 người được huấn luyện cùng đợt, tôi là người duy nhất còn sống sót. Một số chết khi chiến đấu với quân Mỹ, nhưng phần đông bị chết trong những năm khi Pol Pot cai trị đất nước. Ngay cả tôi là người sống sót thì cũng là một thương binh”.

Tầm ảnh hưởng của Hun Sen trong Khơme Đỏ chỉ trong phạm vi quân sự. Là một cán bộ quân đội, ông không cần phải phát triển các mối liên hệ với các cán bộ chính ủy. Ông chưa bao giờ gặp Pol Pot, Nuon Chea hoặc Khieu Samphan. Nhưng ông đã gặp Ieng Sary vào cuối năm 1972, khi Sary đến vùng đã được giải phóng. Sary làm đại diện ngoại giao đặc biệt ở nước ngoài của Sihanouk. Vào thời điểm này, Hun Sen được đào tạo ở trường chỉ huy cao cấp, nơi các sĩ quan trẻ được chuẩn bị để trở thành chỉ huy trưởng tiểu đoàn và trung đoàn. Trong suốt quá trình phát triển của ông trong hàng ngũ Khơme Đỏ , ông đã được cử đi học ở các trường quân sự nhiều lần. Rõ ràng, lực lượng vũ trang Cách mạng này đã có các dự tính quan trọng đối với ông.

Ông kể “Sự thành thạo và nghề nghiệp của tôi là đi lính và thu thập tin tình báo. Cơ bản được huấn luyện thành người chỉ huy thu thập tin tình báo. Vì vậy, người ta có thể cho rằng Hun Sen có mạng lưới tình báo vững chắc trong nước và có người của Hun Sen (được cài vào) trong các đảng phái chính trị khác, là Hun Sen có thể đánh bại Khơme Đỏ nhờ vào chiến lược tình báo “.

Vào năm 1974, ông đã được đề bạt lên cấp chỉ huy trưởng một tiểu đoàn bộ binh 500 lính. Sau khi bị thương trong một vài trận chống lại lực lượng của Lon Nol, ông được chỉ định làm chỉ huy trưởng trung đoàn với hơn 2.000 quân. Các chức vụ chính thức của ông là : Trưởng ban tham mưu trung đoàn đặc công từ năm 1975 và Phó tham mưu trưởng trung đoàn đặc công từ năm 1977.

Ông nói “Tôi đã dùng lực lượng này làm công cụ để đấu tranh trước hết để chống lại Lon Nol và sau đó chống lại Khơme Đỏ".

Tại sao ông và hàng ngàn thanh niên vẫn tiếp tục phục vụ Khơme Đỏ , dù họ đã không còn ưa phe cánh này ?

Hun Sen cho biết “ Nhưng chúng tôi có thể đi đâu ? Chúng tôi là những con tin của chiến tranh. Chúng tôi tin chắc những điều khủng khiếp ấy do Pol Pot gây ra, nhưng thậm chí khi ấy chúng tôi cũng không biết đi đâu. Những người đã trốn sang Việt Nam , đã bị Việt Nam trả về cho Pol Pot, chỉ còn nước chết dưới tay ông ta ».

Ông nói tiếp «  Tôi căm ghét Khơme Đỏ . Các cảm nghĩ chống Khơme Đỏ của tôi đã xuất hiện khi Sihanouk còn cầm quyền. Nhưng tôi đã gia nhập du kích vì hai lý do : Thứ nhất, làm sao tôi có thể đứng yên khi Mỹ cho quân đổ bộ và dội bom xuống Campuchia ? Đó là một sự xâm lược của ngoại bang vào một đất nước bình yên ».

Lý do thứ hai, ông nói là lời kêu gọi không thể cưỡng lại được của Sihanouk, một nhà lãnh đạo trẻ của họ có sức lôi cuốn quần chúng. Các thanh niên lớp lớp lũ lượt gia nhập du kích để bảo đảm Sihanouk được trở lại cai trị. Hun Sen đã giao số phận mình cho Khơme Đỏ mà không hay biết.

Ông nói « Tôi không biết là tất cả những người này thuộc Khơme Đỏ . Tôi chỉ hưởng ứng lời kêu gọi của Hoàng thân Sihanouk. Vào năm 1974, tôi đã nhận ra được không phải là Sihanouk mà Khơme Đỏ điều khiển mọi việc ».

Hun Sen và những thanh niên yêu nước của ông đã biết các tội ác mà Khơme Đỏ đang phạm. Có Sihanouk đã tạo thêm cho phe du kích tiếng tăm nể phục mà không ai có thể tin được các cán bộ cao cấp có thể chỉ thị cho thảm sát hàng loạt và những kẻ đó liền đổ lỗi cho các cấp dưới của họ. Họ đã lầm. Các quyết định ấy được đưa ra từ người có chức vụ chóp bu. Cuối cùng, không phân biệt thanh niên Campuchia theo phe nào – Khơme Hồng hay Khơme Xanh – vì tất cả người Campuchia đều là con tin của cuộc nội chiến đang lan rộng.

Khi chế độ Lon Nol bị hy sinh nhiều quân từ các cuộc tấn công của Khơme Đỏ được duy trì liên tục, tình trạng đó đã khiến cho họ phải cố gắng tuyển mộ được những người có khả năng hơn, và ngay cả Hun Sen cũng được ra sức thuyết phục đứng vào hàng ngũ của họ.

Hun Sen kể « Tôi có một vài người bà con ở phía Lon Nol. Một trong những người ấy là Nou Thol, một tướng hai sao. Họ đã yêu cầu tôi vào thành phố. Thậm chí còn hứa cho tôi cấp đại tá ».

Tướng hai sao này đã phái một toán sĩ quan tới nói chuyện với Hun Sen và rủ rê ông vào thành phố. Nhưng ông không đi.

Hun Sen nói « Dù tôi có đi vào thành phố tôi sẽ vẫn là một người lính. Và dù tôi có ở lại vùng giải phóng thì tôi cũng sẽ chẳng khác gì hơn. Vì vậy, tôi không có sự chọn lọc nào. Tuy nhiên, tôi có được thêm nhiều hiểu biết về chế độ Lon Nol qua cuộc đấu trí ấy ».

Nhưng ông không thể ở được nơi ấy nữa. Ông đã ngày càng ghê sợ những hành động dã man của Khơme Đỏ và bắt đầu nghĩ cách trốn thoát.

Khi bắt đầu chống lại Khơme Đỏ , ông đóng quân ở vùng phía đông của sông Mê kông, gần nơi cha mẹ ông sống. Ông cho biết cán bộ chính ủy Angkar đã xếp cha ông vào thành phần có « khuynh hướng chính trị cũ ủng hộ chế độ quân chủ, tư sản và lối sống giàu có ». Ông đã quyết định rời bỏ Khơme Đỏ khi hơn 10 người chú bác và cháu trai đã bị Khơme Đỏ giết.

Kế hoạch dựng lên một mạng lưới bí mật được tiến hành nhanh khi Hun Sen được cho vào một bệnh viện tiền phương, nơi có nhiều thời gian hơn để mưu tính các bước hoạt động của mình. Nhưng mạng lưới ấy đã bị sụp đổ khi trong số các thành viên thì 8 người đã bị bắt.

Ông kể « Sau đó chúng tôi quyết định chọn một đường lối khác. Chúng tôi không còn hoạt động bí mật nữa ».

Hun Sen thường làm những gì ông được yêu cầu. Thời kỳ ở trong hàng ngũ Khơme Đỏ , ông đã trải qua quá trình huấn luyện quân sự và tấn công các lực lượng của Lon Nol. Nhưng khi ông được cán bộ chỉ huy cấp trên yêu cầu tiến hành một cuộc tấn công tàn bạo vào cộng đồng người Hồi giáo Campuchia , ông đã từ chối. Sự kiện bất ngờ ấy xảy ra vào ngày lễ Phchum Bun, một ngày tang tóc của năm 1975. Hun Sen trước đấy đã bị ốm và được phép nhập viện. Khi ấy, ông đang làm trưởng ban tham mưu trung đoàn. Một vài ngày sau, ông ra viện và bị thuyên chuyển sang tiểu đoàn bộ binh gồm khoảng 600 quân, rồi tiểu đoàn pháo binh khoảng 100 quân.

Vào một ngày cuối năm 1976, ông nhận được lệnh chuẩn bị lực lượng sẵn sàng vào lúc 2 giờ sáng. Hun Sen đoàn là mình sẽ được chỉ thị tấn công Việt Nam vì quân của ông đang đóng quân không xa biên giới với Việt Nam . Vào lúc 11 giờ ông được cho biết sẽ có lệnh đi tiêu diệt một cuộc nổi dậy của cộng đồng Hồi giáo ở Kroch Chhmar. Pol Pot lo ngại rằng những người theo đạo Hồi sẽ kiên quyết và đoàn kết thành một cộng đồng ; và ông ta biết họ phản đối các chính sách cực đoàn của ông ta vì đã gây ra cảnh chết đói, bệnh tật và chết chóc tràn lan.

Ông kể « Tôi không còn tinh thần, và thất vọng về chuyện dùng một lực lượng hùng hậu như thế của tôi để chống lại một cộng đồng Hồi giáo nhỏ bé không được trang bị vũ khí. Tôi từ chối mệnh lệnh đó bằng cách viện cớ là mình phải trở lại bệnh viện vào ngày hôm sau. Tôi khuyên phụ tá của mình là lực lượng của ta không thể hành quân vì hơn 70% quân số đang bị sốt rét. Tôi quay lại bệnh viện và các lực lượng của tôi không bị đưa đi tấn công những người theo đạo Hồi ».

Cũng có nhiều lần như vậy, nếu tôi thấy các mệnh lệnh của cấp trên không thể tiến hành được.

Hai tháng trước khi ra viện, Hun Sen đã nhận lệnh tấn công Việt Nam trên ba phòng tuyến dọc theo biên giới kéo dài 30 kilômét giữa Campuchia – Việt Nam .

Hun Sen kể « Tôi chỉ huy một tiểu đoàn, còn một tiểu đoàn do Heng Samrin chỉ huy. Tôi đã trì hoãn cuộc giao chiến ấy cho tới khi tôi trốn thoát. Chúng tôi lấy cớ là mình không thể tấn công vì thiếu thông tin quân báo ».

Quân ủy Khơme Đỏ và các Lực lượng Vũ trang Cách mạng vẫn nhất định giữ ý đồ của họ. Khi ấy, Hun Sen bị buộc phải tấn công Việt Nam vào năm 1977 với ý đồ dời các cột mốc biên giới và lấn sang lãnh thổ của Việt Nam . Cuối cùng, ông đã tiến hành một cuộc xâm nhập nhỏ vào biên giới để làm bằng chứng đã thực hiện nhằm thỏa mãn mệnh lệnh cấp trên.

Ông kể « Tôi chỉ dời một cột mốc biên giới vào Việt Nam khoảng 200 mét. Đây là nơi lực lượng của tôi và lực lượng của Việt Nam tấn công lẫn nhau ».

Các câu hỏi vẫn còn được đặt ra về vai trò của Hun Sen và các cộng sự của ông. Ông đã từng tấn công Việt Nam . Có phải lực lượng của một chỉ huy khác của Khơme Đỏ , Heng Samrin đã tấn công Việt Nam ?

Hun Sen nói « Tôi đã rời khỏi khu vực ấy một năm trước Heng Samrin và Chea Sim. Các sự kiện bị bóp méo là tôi đã tấn công tỉnh Tây Ninh và Sông Bé của Việt Nam , vì các lực lượng ở khu vực miền đông của Campuchia , gồm cả lực lượng của Heng Samrin , không còn được Angkar tin tưởng ».

Vì thế, các cánh quân do Ta Mok chỉ huy, một cán bộ chỉ huy cấp cao của Khơme Đỏ đã được điều đến các tỉnh phía đông Campuchia để áp sát lực lượng của Heng Samrin. Họ buộc Heng Samrin phải tiếp tục tấn công.

Các cuộc giao tranh nhỏ đó tạo cho Hun Sen cơ hội bằng vàng để trốn sang Việt Nam . Tình thế ông không còn có thể ở lại Campuchia . Chắc chắn ông sẽ bị Pol Pot bắt giết.

Hun Sen kể « Đúng là Pol Pot đã sai lính đi giết tôi. Nếu tôi không quyết định tấn công và chống cự vào ngày đó tôi chắc đã bị toi mạng. Vào ngày tôi bỏ trống sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977, chỉ huy của tôi đã bị bắt. Một người đi xe gắn máy đã đón tôi ở trung đoàn gần Memot và đưa tôi tới một tiểu đoàn gần đó. Ở đó, tôi đã gặp bạn bè, khoảng 30 người là những cán bộ chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn. Tôi biết tất cả họ đều đã bị bắt. Tôi thấy rất khó quyết định. Tôi phải làm gì để giải thoát họ ? Lúc ấy một giải pháp chợt nảy ra : chỉ có cách duy nhất là giết tên chỉ huy đang nói chuyện với tôi ».

Bình thường, Hun Sen mang hai khẩu súng ngắn. Một khẩu giấu trong túi xách của ông. Khẩu kia đã nạp đạn được đeo bằng dây da ở sau lưng.

Hun Sen kể “ Tôi đã ba lần cố lấy súng khỏi túi xách để giết tên chỉ huy ấy. Tên chỉ huy này nhỏ con hơn tôi và hắn ta có một khẩu súng ngắn giấu ở dưới nách, vì vậy tôi biết hắn sẽ không thể móc súng ra ngay được. Lần đầu tôi với tay vào túi xách mà quyết định không móc súng ra, thay vào đó tôi lấy ra một cuốn sách. Lần thứ hai tôi lại chần chừ và thay vì móc súng ra, tôi lôi một cây viết ra. Lần thứ ba tôi vẫn do dự, rồi tôi lấy ra cây thước kẻ”.

Tại sao ông lại do dự ?

Ông nói “ Sở dĩ như vậy vì nếu tôi giết tên chỉ huy ấy tôi sẽ phải ra lệnh cho tất cả lực lượng ở đấy tấn công đồng loạt. Vào thời gian đó, trong quân đội không dễ gì hiểu rõ được nhau. Nếu tôi giết tên chỉ huy này mà mình không biết chắc lính có theo tôi hay không hoặc liệu một số họ sẽ cố tình giết tôi hay không. Lúc ấy chúng tôi chắc chắn sẽ tự biến mình thành những kẻ sát nhân. Vì thế, tôi cố gắng tìm lối thoát khỏi tình huống đó bằng cách báo cáo với tên ấy về vị trị của tất cả các lực lượng”.

Bị ép buộc, Hun Sen đã nói cho tên chỉ huy biết ông vẫn còn 1.776 lính dưới quyền chỉ huy của mình. Ngay cả sau khi ông đã nói rõ các thông tin đó, tên chỉ huy này vẫn ở lại đó. Ông ta tịch thu hết tất cả điện thoại, các đồ trang bị và đưa đi tất cả các vũ khí hạng nặng, như súng DK-75 và 20 ly.

Sau đó, Hun Sen bị ép buộc phải viết thư viện cơ chính đáng để bắt tất cả các cán bộ chỉ huy trong vùng, họ là bạn bè và đồng nghiệp của ông. Vào thời điểm ấy hầu hết các cán bộ chỉ huy đều sợ ghi tên mình vào bất cứ giấy tờ nào, họ chỉ muốn người khác chịu trách nhiệm. Sở dĩ như vậy vì nếu có bất cứ điều gì sai sót, thì Pol Pot sẽ gán cho họ chịu trách nhiệm.

Vì vậy, Hun Sen được bảo phải viết là các cán bộ chỉ huy (lúc bấy giờ) được Angkar triệu tập đi huấn luyện và được lệnh xuất phát vào cùng buổi chiều. Nhưng tên chỉ huy này đã không chú ý tới một câu được Hun Sen đã khéo đùa thêm vào lá thư: Là Hun Sen đã rủ tất cả các cán bộ chỉ huy ấy bỏ sang Việt Nam với ông.

Ý tưởng trốn sang Việt Nam là điều mà Hun Sen nghĩ sẽ bị người ta nguyền rủa, ông đã bị gieo rắc sự nghi kỵ Việt Nam ăn sâu trong mình. Giống như hầu hết các thanh niên Campuchia , ông tự hào về chế độ quân chủ, nền độc lập của quốc gia mình và ông đã nhìn Việt Nam bằng con mắt nghi ngờ ?

Hơi mỉm cười, ông kể “ Từ khi còn bé, thực sự tôi không có quan hệ tốt với Việt Nam . Thanh niên Campuchia và thanh niên Việt Nam học cùng trường ở Phnom Penh bị chia rẽ và không có quan hệ tốt với nhau”.

Trong các ngày lễ nghỉ học, ông làm nhân công lao động tại công trường xây dựng ở Phnom Penh , nơi một Học viện kỹ thuật đang được xây dựng. Các công nhân Việt Nam và Campuchia thường xuyên cãi nhau, khi chủ nghĩa dân tộc lóe lên đã kích động bên trong mình, ông không thể giữ được mối quan hệ giao hảo với các công nhân Việt Nam . Ông đã ngày càng tỏ ra có quan hệ lắm cái thích cùng nhiều điều ghét không rõ ràng đối với họ. Không lâu sau khi gia nhập du kích, ông đã sống một thời gian ngắn trong cùng trại với bộ đội miền Bắc Việt Nam đang hợp tác với những người theo Sihanouk.

Hun Sen nói “Đồng ý là Việt Nam giúp chúng tôi nhưng chúng tôi cũng đã cố tỏ thái độ không hợp tác với họ. Ngoài ra, Việt Nam còn giúp chúng tôi vào năm 1970 theo lời yêu cầu của Sihanouk. Việt Nam sẵn lòng cung cấp gạo ngon cho chúng tôi, giữ gạo xấu lại ăn. Vào thời điểm đó, chúng tôi thường phản đối họ, chúng tôi còn đánh cắp vũ khí trong kho của họ khi họ không có mặt, vì Campuchia không có đủ để trang bị. Tôi cũng đã dời các cột mốc biên giới sang phía Việt Nam , khiêu khích nhiều cuộc giao chiến giữa lực lượng của tôi và quân Việt Nam “.

Đối với ông và quân du kích của ông, hoàn toàn không có kế hoạc được tính trước để trốn sang Việt Nam .

Hun Sen kể “Chúng tôi suy nghĩ cả đêm liệu chúng tôi nên làm gì trước khi bỏ trốn sang Việt Nam . Vào lúc 2 giờ sáng (ngày 20 tháng 6 năm 1977), chúng tôi đã quyết định vượt biên giới sang Việt Nam .Chúng tôi đã không có các kế hoạch hành động như vậy”.

TRỐN SANG VIỆT NAM

TÙ NHÂN

Họ bồn chồn chờ đợi trong đêm. Khi màn đêm buông xuống bao phủ họ, bốn người lính Khơme Đỏ và một người chỉ huy đi bộ khỏi một căn cứ nhỏ của họ gần biên giới Việt Nam . Họ đang trốn khỏi nanh vuốt của Angkar.

Họ đang chạy trốn khỏi kẻ thù này sang ngay tay của một đối phương khác. Từ một kẻ ma quái hiểu rõ ràng, họ đang chuyển sang một chốn nguy hiểm khác chưa biết thế nào. Đó là một sự may rủi mà họ sẵn sàng chấp nhận. Chết bởi viên đạn của Việt Nam còn hơn phải sống dở chết dở dưới chế độ Khơme Đỏ .

Di chuyển luồn qua các cây thốt nốt cao mọc thưa thớt ở vùng đồng bằng và nguy hiểm, họ tiến gần tới Việt Nam . Tất cả họ mang trong ba lô vỏn vẹn một khẩu phần gạo, thuốc lá và hộp diêm.

Hun Sen và bốn người lính mà ông tin tưởng – Nhek Huon, Nuch Than, San Sanh và Paor Ean – lẩm bẩm khấn vái và bắt đầu đoạn đường dài vất vả của mình sang Việt Nam vào lúc 9 giờ tối ngày 20 tháng 6 năm 1977. Năm người di chuyển từng bước một, cẩn thận chọn lối đi qua các bãi mìn đã được cả Campuchia lẫn Việt Nam cài. Khi họ vượt qua biên giới Việt Nam thì đồng hồ của Hun Sen chỉ đúng 2 giờ sáng. Đó là vào ngày 21 tháng 6. Điểm băng ngang của họ ở phía Campuchia là Koh Thmar, một ngôi làng nhỏ , là một phần của xã Tunloung ở huyện Memot trong tỉnh Kompong Cham và nằm ngay phía trước huyện biên giới Lộc Ninh án ngữ của Việt Nam thuộc tỉnh Sông Bé.

Họ tiến đến trong nỗi sợ hãi . Bóng đêm làm cho họ khó nhìn thấy được các đơn vị bộ đội Việt Nam đồn trú ở đâu. Sau khoảng 200 mét đi vào Việt Nam , Hun Sen đề nghị với lính của ông rằng họ nên dừng lại nghỉ. Họ nấu một ít cháo, rồi húp cháo loãng. Không bao giờ đủ gạo trong tình trạng gần chết đói là chuyện thường xảy ra dưới chế độ cai trị của Pol Pot.

Hun Sen kể “ Trong lúc ăn qua loa đó, tôi thấy tất cả những người đi cùng mình khóc. Tôi cũng muốn khóc nhưng rồi vừa đi tôi vừa âm thầm khóc vì tôi không thể cho phép mình để người khác nhìn thấy, nếu không họ sẽ không còn tin tưởng tôi nữa”.

Sau khi tạm dừng lại nghỉ, họ đã đi thêm được 6 kilômét, rồi lại nghỉ. Một lần nữa, họ nấu cháo với nửa ký gạo. Họ vừa ăn vừa lo lắng. Hun Sen đã quyết định chỉ đưa bốn người đi theo ông. Một toán đông hơn sẽ càng bị nguy cơ phía Việt Nam tấn công và sẽ làm ảnh hưởng không hay đến các dự định của ông.

Hun Sen kể “ Sau khi ăn xong, chúng tôi bỏ vũ khí và tiếp tục đi không có súng ống gì cả. Khi đi, chúng tôi không gặp bất cứ người bộ đội Việt Nam nào. Tôi cảm thấy là Việt Nam hơi lơ đễnh vào thời điểm mà Pol Pot đang có kế hoạch tấn công họ. Pol Pot nói là Việt Nam đã triển khai 20 sư đoàn dọc biên giới,  nhưng khi trốn sang, tôi không thấy bóng dáng bất cứ ai “.

Khi mặt trời mọc trong bầu trời quang đãng thì nỗi lo sợ của chúng tôi càng tăng thêm. Năm người Campuchia đi giữa ban ngày ban mặt. Chằng lần nào họ phải vượt qua lực lượng bộ đội biên phòng của Việt Nam . Vào lúc 2 giờ chiều, họ đến một ngôi làng Việt Nam , cách biên giới khoảng 20 kilômét. Không có người nào trong số họ biết nói tiếng Việt, càng làm cho hành trình của họ mạo hiểm hơn. Một người trong số họ có thể nói một vài câu tiếng Việt lơ lớ, mà chính anh ta cũng chẳng hiểu nổi.

Họ gặp phải một nhóm công nhân Việt Nam làm cho nông trường cao su đang trên đường về nhà. Hun Sen tiến đến gần họ và biết được họ có thể nói một chút tiếng Campuchia . Các công nhân cao su dẫn năm người Campuchia tới văn phòng ủy ban xã. Sau ít phút, khoảng 20 chiến sĩ thuộc lực lượng dân quân tự vệ có trang bị súng trường đến hiện trường.

Hồi tưởng lại quá khứ đã xa, Hun Sen kể “ Đó là lần đầu tôi bị chĩa súng vào người. Nhưng tôi cảm thấy bình thường đối với một người lạ được chào đón theo kiểu ấy”.

Các dân quân Việt Nam đối xử với năm người Campuchia hết sức nghi ngờ và giam họ lại để xét hỏi. Họ trải chiếu lên sàn nhà cho những người này ngồi trong tư thế bị xem thường. Sau đó, họ xếp ba cái bàn vào vị trí rõ ràng dành cho cấp trên. Chủ tịch ngồi ở bàn đầu đưa ra câu hỏi, trong khi hai người ghi chép, còn thông dịch viên ngồi ở hai cái bàn kia. Thời gian tra hỏi kéo dài khoảng 90 phút.

Hun Sen kể “ Họ nghĩ tôi là một gián điệp vào Việt Nam để thu thập tin tức. Tôi cho họ biết thông thường một cán bộ chỉ huy không đảm trách công tác quân báo cho chính mình. Tôi nói là mình có nhiều người làm công tác này và tôi không cần phải tự làm đó. Tôi cho họ biết là nếu chúng tôi muốn tấn công các làng xã Việt Nam thì chúng tôi có thể thực hiện quá dễ dàng vì chúng tôi không phải đối mặt với người bộ đội nào trên đường sang Việt Nam “,

Có vẻ như câu trả lời của Hun Sen đã thuyết phục được các viên chức địa phương Việt Nam ở đấy, họ khiêng bàn ra và xuống ngồi trên chiếu cùng với các người vượt biên Campuchia . Với điệu bộ đó, những người Campuchia này đã cảm thấy yên lòng.

Ngay lúc họ ngồi gần nhau thì những người Việt hiếu khách ùa tới. Họ nấu cơm cho chúng tôi ăn bằng “nồi số 10”, một cái nồi thường được dùng để nấu cơm cho 10 tới 16 người ăn và còn làm cả món rau và thịt heo.

Hun Sen kể “ Năm người chúng tôi ăn hết tất cả đồ ăn vì lần đầu tiên trong hai năm rồi chúng tôi mới được ăn bữa cơm như vậy. Trong hai năm trời chúng tôi chẳng có gì ăn ngoài cháo “.

Sau bữa ăn vào khoảng 4 giờ chiều, họ được lệnh đưa đi thêm 4 cây số nữa. Ông cảm thấy yên tâm vì dân quân Việt Nam không còn chĩa súng vào mình nữa, nhưng vẫn còn sợ cho tương lai trước mắt của họ.

Ông đã gặp phải thêm một đối phương nước ngoài nữa là muỗi Việt Nam . Ông đã bị bệnh sốt rét tra tấn trong chặng đường đi qua các rừng cây cao su và trên các con đường làng.

Ông kể “Tôi bắt đầu run cầm cập, có lẽ vì chúng tôi đã ăn quá no hay có thể vì bệnh sốt rét “.

Nhìn thấy ông run cầm cập, anh xã đội trưởng đang áp tải họ đi đã phải xách túi hộ ông. Cuối cùng họ đến một xã có tên là Làng Xinh trong nông trường cao su của Lộc Ninh.

Ở đó năm người trốn thoát này đã khiến cho người ta phải tò mò.

Hun Sen kể “ Chúng tôi bị người ta nhìn như một loại động vật lạ mà nhiều người muốn xem. Dân làng đó tụ tập đến nhìn chằm chằm vào chúng tôi. Nếu họ tổ chức bán vé thì họ đã kiếm được một món tiền to “.

Họ phải chịu để cho một cán bộ chỉ huy tiểu đoàn của Việt Nam điều tra thêm một vòng nữa. Ông ta hỏi Hun Sen thông qua một người thông dịch, một phụ nữa lớn tuổi biết nói một ít tiếng Khơme, trước đây bà đã làm cho nông trường cao su ở Campuchia .

Hun Sen kể “ Họ yêu cầu chúng tôi chỉ vào bản đồ nơi các lực lượng của Pol Pot đóng quân. Sau khi tôi nói cho họ xong, người cán bộ chỉ huy tiểu đoàn đó quát vào mặt tôi, nhưng tôi không hiểu ông đang nói gì khi ông quát tháo bằng tiếng Việt Nam “.

Lúc đó, người thông dịch viên nói xen vào. Ông kể, cán bộ chỉ huy của Việt Nam đã gọi Hun Sen là kẻ nói láo, vì dường như ông cho là một người có cấp bậc cao hơn ông phải biết. Hun Sen đã hiểu được vấn đề và cho cán bộ chỉ huy ấy biết là ông mới 25 tuổi. Người cán bộ có vẻ hoài nghi này không thể tin được là một người còn quá trẻ có thể có cấp bậc cao đến như vậy. Ông ta nghĩ thông thường những người Campuchia lớn tuổi hơn mới chỉ huy chiến đấu và không hiểu được Hun Sen là một người trẻ tuổi lại nằm trong số họ, những người ấy đã được gọi là Nhóm 18 tháng 3, họ đã gia nhập phong trào vốn được Sihanouk hô hào sau khi bị phế truất trong cuộc đảo chính vào năm 1970.

Ngay sau cuộc điều tra, năm người Campuchia được đưa lên một chiếc xe tải GCM chở đi khỏi Làng Xinh tới huyện Lộc Ninh. Khi đến nơi, họ được cho ăn cơm nấu bằng nồi số 10. Nhưng lần này họ chỉ được cho ăn rau bìm bìm, cơm với nước mắm. Người Việt Nam xin lỗi vì chỉ phục vụ được đồ ăn đạm bạc, họ giải thích là cố lắm chỉ có thế vì đã quá giờ cơm của họ.

Hun Sen kể “ Chúng tôi lại ăn xong bữa cơm nữa. Chúng tôi ăn trả thù. Chỉ cách nhau bốn giò đồng hồ, năm người chúng tôi đã ăn hết hai nồi cơm đầy nấu bằng nồi số 10”.

Sau bữa cơm, Hun Sen được tách ra khỏi bốn người kia và lại bị thẩm vấn. Dù còn có vẻ nghi ngờ, nhưng người cán bộ Việt Nam này đã chấp nhận rằng ông có cấp bậc chỉ huy cao.

Hun Sen kể “ Các anh em kia nghĩ tôi sẽ bị lôi đi giết. Người cán bộ chỉ huy trung đoàn Việt Nam này có cấp bậc trung tá đã hỏi một mình tôi từ 7 giờ 30 sáng tới 12 giờ trưa. Tôi thấy ông hơi quen, nhưng ông ta không tỏ ra là đã quen biết tôi .

Thật là may ông đã gặp cán bộ chỉ huy này vào năm 1970. Hồi đó, Hun Sen mới là một tân b inh, đã đi vào rừng, trong vùng của cán bộ chỉ huy Việt Nam này và lực lượng bộ đội của ông ta đóng quân.

Hun Sen nói “ Vì vậy, khi nhớ lại, ông biết mình đã ghé đến một đơn vị đồn trú gần đơn vị của ông. Bình thường, trong hoàn cảnh như thế, cả hai bên đều biết các cán bộ chỉ huy của nhau “.

Người cán bộ chỉ huy Việt Nam ấy vẫn chưa tin. Cuộc điều tra dài dòng và hết sức mệt mỏi. Vào lúc 11 giờ 30 tối, ông bị cán bộ này đe dọa sẽ phải chịu hậu quả rất ghê gớm.

Hun Sen kể “ Tôi nói với ông ta là mình là một cán bộ chỉ huy trung đoàn, nhưng người thông dịch đã truyền đạt lầm lẫn tôi là cán bộ chỉ huy trung đội. Tôi còn cho biết dưới tay tôi có hơn 2.000 quân, nhưng do bị thương vong ở trận địa và bị tống giam, nên chỉ còn lại 1.776 chiến sĩ. Thế rồi, cán bộ chỉ huy ấy quát lên và cho là tôi đang nói láo. Sau đó , tôi mới hiểu câu trả lời mình đã bị dịch sai “.

Ông cố gắng thăm dò bằng cách khác. Ông đã tự hỏi không biết cán bộ chỉ huy Việt Nam lớn tuổi này có biết nói tiếng Pháp hay không vì ông ta đã phục vụ quân đội cách mạng Việt Nam từ thời thực dân Pháp cai trị.

Ông kể “ Tôi nói cho ông ta biết mình phụ trách trung đoàn , chứ không phải trung đội. Lúc ấy, người cán bộ chỉ huy này đã hiểu ra và nhắc người thông dịch đổi từ trung đội thành trung đoàn.

Khi thẩm vấn xong, ông trở lại đã thấy bốn đồng hương Campuchia của mình đang khóc. Hun Sen , người trẻ nhất trong số họ, hóa ra là người lì lợm nhất.

Họ bị giữ ở đó một đêm. Vào lúc 3 giờ chiều ngày hôm sau, họ bị đưa lên xe tải GMC đã chất sẵn củi. Họ không biết mình bị đưa đi đâu. Họ chỉ lo bị đưa trả về Pl Pot, thì chỉ có nước chết.

Hun Sen kể “ May mắn là tôi không bị còng tay từ lúc tôi gặp người Việt Nam cho tới khi tôi bị xét hỏi. Nhưng sau khi ngồi trong xe tải, năm người lính chĩa súng vào chúng tôi. Tôi đã chuẩn bị tự sát bằng cách đâm một cái kim khâu vào họng, nếu phía Việt Nam trả tôi lại cho Pol Pot. Vì vậy, tôi để ý các cột mốc chỉ ki lô mét bên đường để xem liệu chúng tôi có bị chở sang hướng Campuchia hay sang hướng tới Song Bé và thành phố Hồ Chí Minh. Là người lính, chúng tôi luôn mang theo mình vài cái kim khâu để đề phòng lúc cần phải may và thay quần áo.”

Nhờ biết được hướng đi từ các cột mốc chỉ kilômét, ông cảm thấy yên lòng là họ đang chạy về hướng Sông Bé, một tỉnh trù phú nằm ở phía nam Việt Nam , chứ không phải chạy sang hướng Campuchia .
Họ đến Sông Bé độ 5 giờ chiều, và được đưa tới Sở chỉ huy quân đội với những bố trí ngổn ngang. Trên đường, họ được cho biết phải đi bộ khoảng một cây số qua một cái chợ, một lần nữa họ lại trở thành ‘các động vật lạ’ để nhiều người nhìn chằm chằm. Họ bị đưa vào một nơi tập trung nhốt những người lính vi phạm kỷ luật, những người này bị canh giữ và nhốt vào xà lim bên ngoài được vây bằng dây kẽm gai. Không bao lâu sau họ bị đưa vào phòng giam được vây bằng các tấm tôn có sóng dựng đứng để không cho họ nhìn ra ngoài.

Trong suốt thời gian 22 ngày đầu, họ được đối xử giống như những người tù. Những người coi tù nói là họ sẽ được cung cấp mỗi ngày khẩu phần ăn trị giá 6.000 đồng. Hun Sen nghĩ là số tiền khá lớn và tưởng tượng mình sẽ chi 3.000 đồng mua thức ăn, phần tiền còn lại mua thuốc lá. Nhưng ông không biết là 6.000 đồng của chế độ miền Nam Việt Nam cũ không bằng 1 đồng tiền mới của Nhà nước Việt Nam lúc ấy. Tuy nhiên, số tiền trợ cấp này khá hậu hĩ , nếu xét một bộ đội Việt Nam chỉ nhận được có 7.000 đồng một ngày.

Đêm đầu tiên đó, Hun Sen và các người bạn đang bồn chồn lo sợ của ông đã bị mùi hôi thối tấn công.

Hun Sen kể “ Là một nơi có mùi rất hôi, vì họ đã giam một nhóm bộ đội nữ vô kỷ luật ở phòng tù gần bên. Mùi nước tiểu của họ quá nồng nặc “.

Được cho biết phải ngủ trên nền nhà mà không có chiếu càng làm họ khó chịu hơn. Lúc 10 giờ tối, trưởng trại đã thay đổi thái độ và họ được cung cấp giường và mùng mền. Nhưng họ vẫn phải chịu cái mùi phóng uế đó.

Hun Sen đã bị giam ở Sông Bé 22 ngày cho tới khi ông đổ bệnh sốt rét nặng. Thấy ông run cầm cập không sao kềm nổi, phía Việt Nam đưa ông vào bệnh viện.

Ông kể “ may mắn là tôi bị mắc bệnh sốt rét và càng ngày càng ốm. Vì vậy, tôi mới được đưa vào một trong các bệnh viện quân đội ở tỉnh Sông Bé, còn bốn đồng hương của tôi vẫn còn bị giam trong tù “.

Được chuyển vào bệnh viện là điều may mắn bất ngờ. Ông được cho các khẩu phần ăn ngon hơn nhiều, vì lúc bấy giờ phía Việt Nam chấp nhận cấp bậc của ông là trung tá. Ông để dành khẩu phần với số tiền trợ cấp hàng ngày cho các đồng hương của mình đang bị giam cầm. Sau khi được xuất viện, ông và các bạn của ông được tự do hơn một chút.

Ông kể “ Nhưng là sự tự do trong khuôn khổ của trại lính. Chúng tôi đã chiếm được lòng tin của họ. Chúng tôi được phép đi lại trong trại và nói chuyện với bộ đội. Các bộ đội Việt Nam cả những người bị kỷ luật và không vi pham kỷ luật đều thân thiện với tôi”.

Các điều kiện sống được cải thiện với trợ cấp hàng ngày là 6.000 đồng và có thể chịu được khi một số bộ đội Việt Nam chia sẻ với họ đồ ăn từ gia đình của những người này gửi vào. Thậm chí họ còn cho Hun Sen quần áo mặc.

Nhưng Hun Sen vẫn phải lo ngay ngáy không yên. Liệu cứ bị cầm tù mãi chăng ? Hay liệu họ có bị trả về cho Pol Pot để rồi bị phanh thây không ?

Tin đào ngũ của ông nhanh chóng tới tai các chính ủy Angkar. Khi ấy họ biết là Hun Sen đã trốn sang Việt Nam , họ đã trả đũa bằng cách buộc Bun Rany phải lao động chân tay cực nhọc. Cô bị bắt phải đi đốn hạ các cây to và khai hoang đất. Lúc nào cô cũng bị bí mật theo dõi và việc đi lại của cô đều bị giám sát. Sự trùng hợp ngẫu nhiên là cùng một lúc cả hai vợ chồng ông đều trở thành các tù nhân khốn đốn dưới các hoàn cảnh khác nhau.

Cô kể “ Mặc dù tôi không bị nhốt trong tù. Nhưng lúc nào tôi cũng bị canh gác. Vào ban ngày, tôi bị sai đi nhổ cỏ, dọn sạch các bụi cây to và rậm rạp để khai hoang đất. Đó là một công việc vất vả muốn gãy cả lưng “.

Khơme Đỏ tạo ra nhiều cách quỷ quyệt khác nhau để làm mòn mỏi lòng tự trọng và niềm tin của những người họ muốn trừng trị và tra tấn.. Họ tách phụ nữ thành hai nhóm “ góa chồng” : nhóm thứ nhất là những người có chồng đã chết thực sự trong chiến tranh và nhóm thứ hai là những người có chồng còn sống, nhưng Angkar muốn chống họ sẽ phải bị giết.

Giọng hơi lịm đi, Bun Rany kể “ Thực ra chồng của chúng tôi đã trốn sang Việt Nam khiến cho trong con mắt của họ chúng tôi trở thành những tội phạm phải bị trừng trị và đầy ải, vì vậy họ đã tra tấn chúng tôi ngày đêm bằng cách gọi chúng tôi là “bà góa” – để sớm muộn gì chúng tôi cũng được tẩy não trở nên tin tưởng là chồng mình đã chết. Điều đó thật rùng rợn, kinh khủng”.

Cán bộ chính ủy Angkar gọi cô là Kbal Youn Khloun Khơme, là người thân Campuchia , đầu Việt Nam . Và khi những người ở gần cô biết được lý do tại sao cô bị gọi là ‘bà góa’, họ không còn nói chuyện với cô nữa.

Hun Sen bỏ trốn sang Việt Nam khi Bun Rany đang mang thai đứa con thứ hai được 5 tháng. Lúc đó là vào năm 1977.

Hun Sen nhớ lại “ Mười hai ngày sau khi cô ấy sinh đứa con thứ hai thì bị họ tống giam “.

Cô nhận được tin ông còn sống và khỏe mạnh ở Việt Nam . Biết được tin ông còn khỏe mạnh đã tạo cho cô có được nghị lực nhiều hơn để sống. Nhưng Angkar cố làm cho ông suy sụp tinh thần. Họ loan tin đồn là Bun Rany đã bị chết sau khi sinh đứa con thứ hai do thiếu ăn và làm việc quá sức.

Cô đã phải vượt qua tất cả mọi khó khăn. Khi ‘các bà góa’ đi khai hoang dọn đất thì họ phải bỏ con cho các bà già coi sóc ở một nơi không được biết rõ. Phải để con cho người khác đã làm cô hết sức đau lòng. Các ‘bà góa; thường ăn cháo bắp loãng và chỉ ít dịp được dân làng tốt bụng cho rau ăn. Khi cô xin phép đi thăm cha mẹ, họ bảo cô là chỉ khi nào cha mẹ cô bị bệnh cô mới được phép đi thăm.

Trong nhóm ‘bà góa’ của Bun Rany có một phụ nữ trẻ đã cưới cùng ngày với cô trong số 13 cặp thương tật. Cùng đi với người phụ nữ này, Bun Rany đã bí mật đi thăm cha mẹ mình. Cô chỉ được đoàn tụ với gia đình trong chốc lát. Nhưng các cô được khuyên không nên ở lại nhà cha mẹ. Họ đã chuyển từ nhà người bạn này sang nhà người bạn khác.

Bun Rany kể “ Chúng tôi sợ nếu bị Angkar đang ở trong ngôi làng ấy biết được, họ có thể bám theo và giết chúng tôi”.

Tạm thời cô đã không còn bị bắt đi lao động khi cán bộ Angkar cho là Hun Sen đã bị chết và họ chỉ còn theo dõi các sinh hoạt của cô.

Cô kể “ Còn ba phụ nữ chúng tôi là những người mà Angkar nghi ngờ không trung thành với họ và chúng tôi sống chung với nhau ở cùng khu vực. Sau này, khi họ nghe tin Hun Sen vẫn còn sống, họ giả bộ gọi chúng tôi đi họp với ý đồ đưa chúng tôi tới một khu vực khác. Dựa vào những gì đã xảy ra không biết bao nhiêu lần đối với bạn bè và những người quen của chúng tôi, những người đã bị biến mất, tôi biết nêu bị đưa đi theo kiểu này thì chúng tôi sẽ chết chắc”.

Ngay cả những nông dân dám liều tới khu vực ấy để tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn cũng đều bị đưa đi rồi bị giết. Cô bị dằn vặt bởi suy nghĩ về gia đình của hai người dì đã bị đưa đi rồi bị giết.

Một đêm nọ, Bun Rany tình cờ nghe được hai tên cán bộ lãnh đạo Khơme Đỏ nói với nhau là cô sẽ được đưa đi rồi giết vào sáng hôm sau.

Cô kể “ Đêm đó chúng tôi tính trốn vào rừng “.

Ngay đêm ấy cô và một vài ‘bà góa’ đã trốn thoát . Những người đào tẩu ấy đã mệt mỏi và khát nước. Mặc dù họ ở gần một dòng sông, nhưng họ không dám cả gan mon men tới con sông ấy vì đầy các xác chết trôi lềnh bềnh.

Đó là một cảnh rùng rợn. Angkar có thói quen quái dị - nếu người đói ăn cắp đồ ăn, bất kể họ lấy thứ gì đều sẽ bị trói tay bằng khăn krama.

Bun Rany kể “ Tôi sẽ chẳng bao giờ quên được cảnh tượng một đứa bé chết trôi trên sông, nó đã ăn cắp một quả ổi và đã bị trói tay thả sông”.

Cô nói, người ta đang đói gần chết, nhưng không ai được phép chạm vào bất cứ trái chuối nào ở trên cây mọc ở gần trại. Thậm chí Khơme Đỏ còn tịch thu tất cả chén đĩa, xoong, nồi và đồ dùng để không cho người ta nấu nường và ăn bất cứ thứ gì tại nhà. Mỗi người được phép giữ một cái đĩa và một cái muống. Giống như những kẻ nô lệ, những người trong trại sẽ được tập trung bằng kẻng để đến ăn cháo loãng.

Cô kể “ Ngay cả nếu chúng tôi bắt được một con ếch hoặc một cá nhỏ li ti, chúng tôi cũng không được phép ăn khẩu phần dư ra ấy “.

NƠI XIN TỊ NẠN CHÍNH TRỊ

Những người điều tra bực tức và hùng hổ. Họ liên tục tấn công Hun Sen hàng loạt các câu hỏi. Họ dễ nổi cáu khi không khai thác được. Các câu hỏi luôn được lặp đi lặp lại. Tên thật của anh là gì ? Anh thuộc trung đoàn Khơme Đỏ nào ? Nó đồn trú ở đâu ? Tại sao anh sang Việt Nam ? Có phải anh đang do thám cho Pol Pot không ?

Sau hàng mấy giờ đồng hồ thăm dò họ chẳng thu lượm được gì. Họ bắt đầu tin là ông không còn trung thành với Khơme Đỏ . Hình như họ đã tin chắc sự rời bỏ hàng ngũ của ông là quyết đinh cuối cùng không thể thay đổi được nữa, họ tin ông đã cắt hết mọi con đường có thể trở về Campuchia và ông sẽ bị giết nếu bị trả về.

Sau khi trải qua 22 ngày trong tù ở Sông Bé, ông còn bị giam thêm 3 tháng nữa trong tỉnh này. Rồi sau đó ông xin được tị nạn chính trị.

Năm người Campuchia ấy được di chuyển tới một trại giam khác trong khi vấn đề xin tị nạn chính trị đang được cứu xét. Cho tới khi quy chế này được ban bố thì họ vẫn bị giam giữ.

Tuy vậy, có được sự bù đắp cho quá trình ấy. Hun Sen được cung cấp chi phí sinh hoạt mỗi ngày 21.000 đồng, bằng với các khẩu phần ăn của một Bộ trưởng của chính phủ Việt Nam . Số tiền ấy được chi vào mỗi cuối tháng, đó là tín hiệu cho thấy ông dần dần đã chinh phục được lòng tin của những người Việt Nam , họ đã chuyển biên dần từ những người coi tù và điều tra thành những người chủ nhà và cuối cùng là bạn đồng minh.

Ông kể “ Không những tôi đủ ăn, đủ thuốc hút mà tôi còn có một ít tiền để dằn túi “.

Là một người đàn ông có khẩu vị thanh đạm, Hun Sen không thích cách nấu nướng ngoại lai và thích nhất cách ăn giản dị của bữa cơm với cá. Đam mê của ông là thuốc lá. Khi không được thỏa mãn cái thú này ông trở nên bứt rứt khó chịu. Trong suốt thời gian qua các nhà tù khác nhau ở Việt Nam , ông hút thuốc lá Vàm Campuchiaỏ và đôi khi vấn thuốc rê hút.

Ông nói “ Tôi khó lòng bỏ được hút thuốc. Trong những giai đoạn khó khăn thậm chí tôi hút lá đu đủ. Trong nhà giam, tôi để dành các mẩu thuốc và dùng chúng để quấn thành điếu thuốc mới. Theo kiểu suy nghĩ của tôi thì mình luôn luôn cố gắng tìm cái gì để hút trong các giai đoạn khan hiếm, khó tìm, vì vậy tại sao phải bỏ hút khi mình có thể dễ dàng có được ?”.

Sau hàng tháng sống trong bồn chồn lo lắng, cuối cùng ông đã vượt qua được. Do yêu cầu của ông xin tị nạn chính trị, ông đã được tạo cho cơ hội hiếm hoi gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam và các sĩ quan quân đội cao cấp khác tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 30 tháng 9 năm 1977. Đó là ngày tháng hết sức ý nghĩa. Vào chính ngày đó, Pol Pot đi thăm lại Trung Quốc, sau chuyến thăm ban đầu sang Bắc Kinh vào năm 1966. Khi Pol Pot phát triển mối quan hệ thân hữu hơn với Trung Quốc, thì Hun Sen được Hà Nội bao bọc. Việt Nam cần một liên minh Campuchia để đối trọng với trục Trung Quốc – Khơme Đỏ đe dọa tới Việt Nam .

Các cuộc nói chuyện giữa Đại tướng Dũng, người sau này đã lên làm Bộ trưởng Quốc phòng và Hun Sen đã lóe lên tia sáng đầu tiên trong tầm nhìn mà ông đã thấy được khả năng giải phóng đất nước của mình. Họ nói chuyện trung thực và ông đã thẳng thắn cởi mở ý định tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhưng ông cảm thấy thất vọng bởi câu trả lời của ông đại tướng.

Hun Sen kể “ Họ cho chúng tôi biết là họ không thể giúp chúng tôi, và họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề với Campuchia dân chủ (tên gọi chính thức của chính phủ Khơme Đỏ ). Một số tướng tá Việt Nam đã đề nghị tôi nên tới Thái Lan (để tìm kiếm sự trợ giúp). Tôi nói với họ tôi không thể từ bỏ dân tộc của mình. Nếu họ không thể giúp tôi, tôi nói ‘ Hãy cho tôi một số vũ khí để tôi sẽ trở về Campuchia và hy sinh cho dân tộc mình’ ”.

Không phải ông hoàn toàn không tìm kiếm được gì. Ông đã được chấp nhận nơi xin tị nạn, nhưng chính phủ Việt Nam từ chối ủng hộ quân sự cho ông, vì họ không muốn can dự vào quá nhiều. Nhưng ông không đến Việt Nam để tìm kiếm nơi tị nạn chính trị; ông muốn họ giúp giải phóng đất nước của ông.

Ông kể “ Khi yêu cầu sự trợ giúp của họ, tôi đã bị từ chối. Việt Nam cho biết nếu họ đồng ý yêu cầu của tôi xin giúp đỡ, họ sẽ bị coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia dân chủ. Khi ấy chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng đàm phán với Campuchia dân chủ để làm dịu các căng thẳng quân sự trên biên giới chung “.

Hun Sen không dễ dàng thuyết phục được phía Việt Nam giúp ông giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng của Khơme Đỏ bằng cách ủng hộ ít nhất 50.000 quân thiện chiến. Xét cho cùng, từ trước tới nay, Việt Nam đã là một liên minh đáng tin cậy của Khơme Đỏ . Hà Nội đã huấn luyện các lực lượng Pol Pot và những ngày đầu của phong trào kháng chiến và hai bên đã chỉ đạo các hoạt động phối hợp chung chống lại lực lượng Cộng hòa của Lon Nol, quân lực miền Nam Việt Nam và quân đội Mỹ.

Hun Sen kể “Việt Nam luôn luôn tôn trọng sự độc lập và chủ quyền của Campuchia , các vị lãnh đạo của Việt Nam đã từ chối lời thỉnh cầu giúp đỡ của tôi và nói điều đó có thể làm phương hại đến mối quan hệ giữa hai nước “.

Thay vào đó, họ đề nghị ông đi sang Thái Lan, sau đó đi sang nước thứ ba. Hun Sen nói dứt khoát với họ là ông sẽ không đi sang Thái Lan.

Hun Sen có được rất nhiều thuận lợi từ sự thay đổi diễn ra nhanh trong các liên minh khu vực. Ông đã thấy những ngày thanh bình giữa Khơme Đỏ và Việt Nam đang nhanh chóng đến hồi kết thúc khi Pol Pot ngày càng thân thiết hơn với Trung Quốc và thù địch với các bạn bè ban đầu, những người Việt Nam .

Hun Sen nói, một cơ hội “vàng” đã xuất hiện khi Pol Pot tấn công Việt Nam vào năm 1977. Thái độ gây hấn của Pol Pot đã đánh dấu thời kỳ bắt đầu thay đổi chính sách của Việt Nam . Hà Nội không còn giữ lập trường không can thiệp của họ nữa và tính đến hành động trả đũa.

Hun Sen kể “ Nếu Pol Pot không tấn công Việt Nam , tôi nghĩ chúng tôi sẽ không có được sự ủng hộ của Việt Nam để lật đổ chế độ Khơme Đỏ . Pol Pot đã vướng phải sai lầm là đã giết người dân của chính ông ta (kể cả những người gốc Việt) và phát động các cuộc tấn công vào Việt Nam “.

Các sự kiện chính trị bắt đầu nhanh chóng diễn ra theo chiều hướng có lợi cho Hun Sen . Sau khi bị Pol Pot tấn công, Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm và xét lại thái độ trung lập của họ đối với người láng giềng bặm trợn của họ. Khi Pol Pot tái bố trí các lực lượng của ông ta từ tây nam Campuchia tới phía đông Campuchia để sẵn sàng tấn công Việt Nam , điều đó đã buộc một số lớn người dân Campuchia trốn sang Việt Nam .

Ông kể “ Đó là một cơ hội bằng vàng cho tôi. Đến khi ấy Việt Nam đã quyết định giúp Campuchia . Đó là cơ hội cho chúng tôi tuyển mộ các lực lượng vũ trang của mình từ những người lánh nạ Campuchia đã chạy sang Việt Nam . Chính bản thân tôi đã không thể thuyết phục được Việt Nam . Nhưng khi Pol Pot tấn công thì Việt Nam phải trả đũa. Họ cảm thấy bị xúc phạm và đã quyết định giúp chúng tôi “.

Hun Sen kể “ Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã bắt đầu tin vào lời dự đoán của tôi là Pol Pot đã có kế hoạch tấn công Việt Nam . Khi ấy ngày càng có nhiều người trốn sang Việt Nam . Việt Nam đã tin chắc là có nguy cơ nghiêm trọng đe dọa tới an ninh của họ. Lúc đó các nhà lãnh đạo Việt Nam đã cho gọi tôi tới sở chỉ huy của họ và yêu cầu tôi xác định vị trí rõ ràng các tọa độ (bên trong Campuchia ) mà họ sẽ tấn công”.

Nổi giận bởi các cuộc tấn công dã man do Pol Pot phát động, các lực lượng của ông ta đã đốt nhà cửa làng mạc của người Việt và chiếm một số nơi ở tỉnh Tây Ninh vào tháng 9, bộ đội Việt Nam chống trả lại các lực lượng Khơme Đỏ ở Svay Rieng, Prey Veng, Kompong Cham, Kratie và một số khu vực của Kandal. Bằng cách tự vệ, họ đã tấn công Campuchia ở các địa điểm vào sâu từ 30 tới 70 kilômét.

Hun Sen kể “ Đó là cơ hội cho tôi trở lại Campuchia và cố tìm kiếm vợ mình đã di tản sang một nơi khác “.

Khi những người cầm đầu Khơme Đỏ càng liều lĩnh hơn phát động các cuộc tấn công vào sâu trong tỉnh Tây Ninh của Việt Nam vào tháng giêng và tháng hai năm 1978, bộ đội Việt Nam đã đánh trả lại bằng hỏa lực kinh hoàng. Một hãng thông tấn của Việt Nam cho biết Pol Pot đã nã pháo 130 ly vào Tây Ninh, một thị xã có đông người lánh nạn Campuchia bị kẹt lại, cách Sài Gòn 90 kilômét về hướng bắc, đã giết chết hoặc gây thương tích cho 30 thường dân. Đồng thời các sư đoàn Việt Nam được yểm trợ bằng xe tăng, pháo binh và máy bay đã thâm nhập vào sâu Campuchia 30 kilômét dọc biên giới ở kilômét 700, từ phía bắc Ratanakiri tới phía nam Svay Rieng. Đái phát thanh Phnom Penh đã đưa ra lời kêu gọi của Khieu Samphan, người đứng đầu nhà nước với quân đội và thường dân hãy tự bảo vệ chống lại “tất cả các kẻ thù” xâm lăng Campuchia để cướp phá vụ thu hoạch lúa. Samphan kết tội các lực lượng Việt Nam đã phá hủy các nông trường cao su, đốt rừng và nhà cửa, bắn bừa bãi vào dân chúng Campuchia . Chính quyền Campuchia đã cắt đứt các mối quan hệ với Việt Nam cũng như hủy bỏ toàn bộ các liên đới về đường hàng không.

Hun Sen đã thúc giục các nhà lãnh đạo Việt Nam đóng vai trò chủ động hơn nữa, nhưng ông đã bị thất vọng.

Ông kể “ Tôi cảm thấy rất bực mình vì các lãnh đạo Việt Nam , vì thậm chí ngay sau khi tấn công Campuchia , họ đã quyết định rút quân. Họ không tạo cho chúng tôi nơi đồn trú an toàn ở Campuchia để chúng tôi có thể xây dựng các lực lượng của mình. Họ đã rút quân sau khi mở ra các cuộc tấn công trong thời gian ngắn để tự bảo vệ họ. Chúng tôi không có được các lực lượng tự vệ riêng. Nhưng tôi rất biết ơn họ đã cho phép dân chúng Campuchia di tản sang các khu vực của họ khi đang bị tấn công và đến sống ở Việt Nam . Điều đó đã tạo cho tôi cơ hội tuyển mộ lính cho các lực lượng của mình. Bằng cách này chúng tôi đã có thể xây dựng được 28 tiểu đoàn. Nhiều tướng một sao và hai sao hiện đang công tác đã được tôi tuyển mộ vào năm 1977 “.

Chính sách tuyển mộ của ông đã đem lại được lợi ích. Với việc tuyển chọn cẩn thận các tướng lĩnh, đại tá và thiếu tá nòng cốt, Hun Sen đã bắt đầu xây dựng được cơ sở ủng hộ của ông ngay từ đầu năm 1977 và vào thập  niên 1990, các thành viên mới của ông đã kiểm soát toàn bộ đất nước qua một mạng lưới rộng lớn vốn vẫn còn trung thành với vị lãnh đạo tối cao của họ.

Khi thành lập lực lượng chiến đấu trong số những người lánh nạn tùy theo năng lực, ông đã nổi lên như người lãnh đạo đứng đầu của họ.

Ông kể “ Họ gọi tôi là Tư lệnh miền Đông sông Mê kông. Có nhiều người còn già hơn tôi, nhưng họ đã trao cho tôi vai trò lãnh đạo. Các tiểu đoàn chúng tôi xây dựng lên để chống lại Pol Pot, chủ yếu họ tin tưởng các lực lượng của tôi “.

Khi các tướng lĩnh Việt Nam bố trí các kế hoạch giúp ông, ông biết phương Tây đang theo dõi sát sự phát triển các lực lượng giải phóng Campuchia .

Trong thời gian còn tị nạn chính trị, Hun Sen đã dần phát triển mối quan hệ bền vững với các cán bộ chỉ huy quân sự cao cấp của Việt Nam . Sau khi gặp Tướng Văn Tiến Dũng, ông đã được giới thiệu với Tướng Trần Văn Trà, đang là Tư lệnh quân khu 7, bao gồm khu vực thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các Phó Tư lệnh quân khu này. Các mối quan hệ đã chứng tỏ là vô giá.

Một trong các mối quan hệ có lợi nhất mà Hun Sen đã phát triển được là với Tướng Lê Đức Anh, người đã trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong việc thiết lập tổ chức quân của Việt Nam . Vào đầu thập niên 1990, tướng Anh đã trở thành Chủ tịch nước. Khi Hun Sen trốn sang Việt Nam , Tướng Anh là Tư lệnh quân khu 9. Sau này, khi Tướng Anh được chỉ định làm Tư lệnh quân khu 7, Hun Sen đã gặp ông ở một bệnh viện dành cho các quan chức trung và cao cấp.

Hun Sen kể “ Lúc ấy tôi thường hay bị bệnh phải nhập viện. Tôi là người trẻ nhất được phép ở tầng 4 của bệnh viện vốn dành cho các tướng lĩnh. Tôi đã phải cải trang thành một người ở Lào”.

Tại bệnh viện, gần như tất cả mọi người đều không tin một người trẻ như thế có thể là một sĩ quan cấp cao. Các bạn bè Việt Nam của ông gọi ông bằng danh tánh mới vì thế ông không gây ra sự chú ý hoặc tăng thêm sự nghi ngờ.

Hun Sen kể “ Họ đặt cho tôi cái tên là Mãi Phúc ( có nghĩa là hạnh phúc mãi ), 26 tuổi, cán bộ cao cấp quân khu X. Chẳng ai biết quân khu X ở đâu. Những người ở trong bệnh viện có điều nghi ngờ, vì bình thường ở Việt Nam chỉ những người 60 tuổi trở nên mới có thể được xem là cán bộ cao cấp. Những người ở tầng 4 biết cấp bậc của tôi, nhưng khi tôi được đưa tới phòng chụp X quang, những người ở đó thắc mắc ‘Cán bộ cao cấp sao chỉ mới 26 tuổi, ông ta ở đâu đến ?’ “.

Ở đó, ông đã trở thành thân quen với Tướng Anh.

Ông kể “ Ông ta giúp tôi rất nhiều từ các nguồn khí tài của quân khu 7 để xây dựng các lực lượng vũ trang Campuchia . Ông còn cử một vài tướng tá tới giúp tôi hoạt động. Ông là nhân vật chính đã bảo đảm sự lật đổ Khơme Đỏ thành công “.

Đến lúc ấy, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thận trọng, thậm chí có phần miễn cưỡng về việc họ phải dành cho Hun Sen và nhóm người cách mạng của ông bao nhiêu sự trợ giúp nữa.

Ông kể “ Các lãnh đạo Việt Nam đã từ chối tạo cho chúng tôi sự trợ giúp chính trị. Nhưng họ giúp chúng tôi về mặt tài chính. Họ cung cấp cho chúng tôi vũ khí và giúp huấn luyện, còn công việc về vai trò lãnh đạo chính trị và giáo dục họ để mặc cho chúng tôi. Do đó, tôi đã biết cách phải viết các tài liệu chính thức như thế nào ở tuổi mới 25. Tôi đã viết các bài học cho các sĩ quan Campuchia và chính mình đứng giảng “.

Bằng trình độ được nâng dần, ông đã xây dựng được các lực lượng của mình từ con số không.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:20:09
LẬT ĐỔ POL POT

GIẢI PHÓNG

Một âm mưu bí mật lật đổ chế độ Pol Pot đã bám rễ vào vùng đất màu mỡ của miền Nam Việt Nam .

Kế hoạch ban đầu của Hun Sen là giải phóng Campuchia trong 5 năm tới. Ông đã suy tính rằng điều đó không thể được thực hiện sớm hơn dù cho các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xét thấy ông là một liên minh đáng tin cậy và đồng ý cung cấp cho ông ngân quỹ và vũ khí để tháo bỏ xiềng xích cho đất nước của ông được tự do.

Hun Sen nói “ Ý đồ ấy nhằm giải phóng miền đông Campuchia và dùng nó làm bàn đạp để giải phóng miền tây Campuchia “.

Kế hoạch 5 năm bao gồm việc đưa các cánh quân thâm nhập dần vào phía tây Campuchia qua tỉnh Hà Tiên của Việt Nam để tiến hành các cuộc tập kích, trong khi đó các cánh quân chủ lực tấn công từ phía đông. Một vùng giải phóng rộng lớn sẽ được phát động từ các tỉnh Kratie, Stung Treng, Ratanakiri và Mondulkiri của Campuchia .

Ông nói “ Chúng tôi sẽ dùng kế nghi binh cho các kế hoạch của mình, bằng cách tấn công vào các tỉnh Svay Rieng và Prey Veng và chiếm một phần của Kompong Cham. Sau đó chúng tôi đưa một lực lượng đến củng cố các cánh quân ở vùng phía đông sông Mê kông. Sau này chúng tôi sẽ mở rộng các khu vực của mình để chiếm toàn bộ Svay Rieng và Prey Veng. Đây là kế hoạch giải phóng Campuchia trong 5 năm “.

Là một người chỉ huy du kích, ông có đầu óc quân sự sắc bén. Bước đầu tiên ông thực hiện là xây dựng quân giải phóng, cốt để sau đó ông có thể nghĩ tới việc gây dựng lên một tổ chức chính trị.

Ông đã đề xuất với những người đồng hương Campuchia yêu nước là tổ chức chính trị của họ được đặt tên là Mặt trận Thống nhất Cứu nguy, Đoàn kết và Giải phóng Campuchia . Đề nghị đó đã được hai người thân cận nhất với ông chấp thuận – Sin Song ( người sau này tham gia một cuộc đảo chính thất bại vào năm 1994 ) và Sar Not ( người sau này đã trở thành cố vấn của Hun Sen về các vấn đề tôn giáo ).

Kế hoạch 5 năm từng bước đã được đẩy mạnh và quá trình giải phóng dân tộc đã diễn biến trong tình huống thúc ép bất ngờ khi Pol Pot ra lệnh cho 18 sư đoàn Khơme Đỏ tấn công Việt Nam . Các hoạt động quân sự đó đã buộc Việt Nam phải nhanh chóng chống trả lại.

Hun Sen kể “ Đó không những là một cơ hội bằng vàng, mà còn là cơ hội bằng kim cương đối với tôi, vì các đơn vị mạnh nhất của Pol Pot đã bị bộ đội Việt Nam đánh bại. Quyết định của Việt Nam giúp chúng tôi đã tạo cho chúng tôi niềm tin. Sự phát triển các lực lượng của tôi được nhân lên gấp ba lần vì các lực lượng thiện chiến nhất của Pol Pot đã bị suy yếu “.

Trong chuyển đi bí mật vào Campuchia vào tháng 12 năm 1977 và đầu năm 1978, Hun Sen đã mời các cán bộ chỉ huy cao cấp của Khơme Đỏ gia nhập mặt trận của ông. Nhu cầu ủng hộ các lực lượng giải phóng đã trở nên ngày càng cấp thiết hơn khi ông nhận được tin tình báo cho biết Pol Pot đang có kế hoạch đưa các lực lượng do Ta Mok chỉ huy tới biên giới Việt Nam . Tình hình đó đã trở nên thúc bách ông liên lạc với các đồng minh của mình. Heng Samrin và Chea Sim, nhưng thời điểm đó không phải dễ bắt liên lạc được với họ.

Hun Sen nói “ Tôi đã cố gắng bắt liên lạc với Heng Samrin, người đang chỉ huy một tiểu đoàn và Chea Sim đang lãnh đạo một huyện, nhưng không có lực lượng trong tay “.

Dần dần, ông đã xây dựng các lực lượng của mình từ những người theo chủ nghĩa dân tộc chống lại Khơme Đỏ và cho họ thâm nhập  từ từ vào Campuchia .

Hun Sen kể “ Khi chúng tôi đã thâm nhập vào được Campuchia , thì có một cuộc nổi dậy ở vùng miền đông của đất nước. Các lực lượng của chúng tôi đã liên lạc được với những người rời bỏ hàng ngũ ( những người đào tẩu khỏi chế độ Khơme Đỏ ). Vào tháng 5 năm 1978, chúng tôi đã thiết lập được các vùng giải phóng ở tỉnh Kompong Cham và Kratie. Heng Samrin và Chea Sim là những người lãnh đạo các vùng giải phóng này. Vào giai đoạn đó chúng tôi không liên lạc trực tiếp được với họ, nhưng chúng tôi đã củng cố được mối liên lạc gián tiếp thông qua các lực lượng của họ “.

Ba người này đã quen biết nhau trong nhiều năm, họ đã gặp mặt nhau vào tháng 11 năm 1978 tại tỉnh Sông Bé ở miền Nam Việt Nam . Đó là cuộc họp đầu tiên của họ trên đất Việt Nam . Nhưng không phải là cuộc họp chỉ giữa hai bên mà nó liên quan đến 5 phe cánh.

Hun Sen vô cùng mừng khi gặp được Heng Samrin và Chea Sim, họ là bạn của ông mặc dù họ lớn tuổi hơn. Heng Samrin đã trốn thoát khỏi sự thanh trừng của Khơme Đỏ vào năm đó và xin tị nạn ở Việt Nam .

Ông kể “ Tôi hết sức mừng vì không chỉ gặp được họ, mà còn biết được những tin tức của cuộc nổi dậy ở Campuchia “.

Cuộc nổi dậy đã diễn ra tự phát do các lực lượng giải phóng và người dân nông thôn, đã xảy ra ở các vùng miền đông Campuchia .

Hun Sen, Heng Samrin và Chea Sim đã nghĩ ra các đường lối quân sự và chính trị cho Mặt trận Thống nhất tại cuộc họp 5 bên nổi dậy. Một trong các cánh được Heng Samrin và Chea Sim lãnh đạo đã tiến hành cuộc nổi dậy bên trong Campuchia . Cánh thứ hai dưới quyền chỉ đạo của Bou Thang đã khởi nghĩa vào năm 1975 ở đông bắc Campuchia . Cánh thứ ba là những người cộng sản được Pen Sovann lãnh đạo, một nhà trí thức được Hà Nội đào tạo và các người khác như Chea Soth và Chan Si. Bộ ba này đã sống ở Việt Nam trong nhiều năm kể từ hiệp định Geneve năm 1954. Cánh thứ tư là các lực lượng mới thành lập của Hun Sen và cánh thứ năm đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Khơme Đỏ ở Thái Lan dưới quyền chỉ huy của Say Phuthang và Tea Banh.

Có khó khăn cho năm phe cánh nổi dậy hợp tác với nhau không ?

Hun Sen nói “ Đối với Heng Samrin , Chea Sim và tôi, điều đó không khó vì chúng tôi đã từng ở cùng quân khu miền đông. Mục đích cuối cùng của chúng tôi là hợp nhất. Nhưng các lãnh đạo cấp cao không có thời gian gặp nhau. Vào tháng 11 năm 1978, chúng tôi rất bận rộn với việc xây dựng Mặt trận Thống nhất, đề ra cương lĩnh chính trị và đại hội. Chúng tôi đã tuyên bố việc thành lập mặt trận này vào ngày 2 tháng 12 năm 1978. Vào thời điểm mà chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng, lương thực và vũ khí để tấn công. Không phải chúng tôi thành lập mặt trận này trước rồi mới chuẩn bị quân đội ”.

Nhóm được Heng Samrin lãnh đạo còn non nớt đã bắt đầu hoạt động dưới danh nghĩa của Mặt trận Thống nhất Cứu nguy, Đoàn kết và Giải phóng Campuchia .

Khi Pol Pot càng đưa ra các đòi hỏi thúc bách tấn công Việt Nam với các cán bộ chỉ huy của ông ta, thì lần lượt từng cán bộ chỉ huy ở miền đông đã phá bỏ hàng ngũ với ông ta. Một đòn đánh quan trọng nhất vào các lực lượng miền đông của ông ta đã được mở ra khi Heng Samrin và Chea Sim tiến hành cuộc nổi dậy và gia nhập vào Mặt trận Giải phóng. Một phần của các lực lượng của Hun Sen đã thâm nhập vào Campuchia để giúp dân chúng đứng lên khởi nghĩa. Lần đầu tiên trong thời điểm đó ông thấy được khả năng lật đổi Khơme Đỏ trong vòng một năm.

Hun Sen nói “ Chúng tôi nghĩ ít nhất chúng tôi có thể giải phóng Campuchia vào đầu năm 1979 “.

Hun Sen nói thêm “ Lúc ấy, Heng Samrin và Chea Sim đã kéo các lực lượng của họ bỏ chạy sang khu vực của tôi. Với các lực lượng được kết hợp, chúng tôi đã thiết lập được vùng giải phóng. Ít ra chúng tôi lượng định sẽ có thể giải phóng đất nước vào tháng 4 năm 1979. Chúng tôi không đợi đến lúc chế độ Pol Pot quá suy yếu và không để nhân dân phải trông chờ nổi dậy chống lại chế độ này”.

Ở Hà Nội, không khí đang sôi sục bao trùm các cấp chỉ huy cao cấp của Quân đội Nhân dân Việt Nam ( QĐNDVN). Vào năm 1978, để đáp ứng lại tình hình  bất ổn ở Campuchia , Hà Nội bãi bỏ Tổng cục Xây dựng Kinh tế của QĐNDVN và bố trí lại các đơn vị bộ đội dọc theo biên giới Campuchia . Tổng cục này, là một tổ chức thuộc quân đội quản lý các hoạt động về nông nghiệp và công nghiêpk, cho mãi đến năm 1986 mới được thành lập lại, một thời gian dài sau khi chiến tranh Campuchia chấm dứt, theo Carl Thayer, chuyên gia quốc phòng của Úc.

Vào tháng 12 năm 1978, một âm mưu lật đổ chế độ Khơme Đỏ của Việt Nam đã được thông qua. Đài phát thanh Hà Nội loan báo vào ngày 4 tháng 12 về việc thành lập của Mặt trận Thống nhất Campuchia và cho biết mặt trận này kêu gọi nhân dân Campuchia “ đứng lên lật đổ bè lũ Pol Pot – Ieng Sary “. Các nhà ngoại giao ở Bangkok đã giải thích việc loan báo này là một bước quyết định trong chiến tranh Việt Nam chống lại Campuchia ; và họ đã tiên đoán một chiến dịch chính trị và quân sự của Việt Nam ở quy mô toàn diện sẽ được mở ra để phá bỏ chế độ Pol Pot và thay thế bằng một chế độ thân Hà Nội.

Cuộc tấn công trông đợi đã đến. Việt Nam đã phát động một cuộc tổng tấn công chống lại Khơme Đỏ vào ngày 25 tháng 12 năm 1978 và được quân của Mặt Trận Thống Nhất Campuchia yểm trợ phía sau. Các bản tin vào ngày 1 tháng 1 năm 1979 cho biết, lần đầu tiên một lực lượng do Việt Nam chỉ huy đã vượt sông Mê kông và bao vây thủ phủ của tỉnh Kompong Cham, cách Phnom Penh 64 kilômét. Các bản tin cho biết số quân này được cho là các lực lượng quân chính quy của Việt Nam đã tràn vào Kompong Cham vào ngay ngày tết dương lịch, bộ đội tấn công đã thu giữ “ hàng ngàn vũ khí “ của các lực lượng Pol Pot.

Là một cấp chỉ huy quân đội, Hun Sen đã biết sự thành công củ bất cứ chiến dịch quân sự nào cũng tùy thuộc vào vũ khí và nguồn cung cấp lương thực. Các lực lượng của ông đã được Việt Nam trang bị vũ khí và bây giờ họ cũng đã được cung cấp lương thực đầy đủ và dôi ra thêm một ít để cho những tân binh mới gia nhập vào mặt trận này ở bên trong Campuchia .

Công việc xây dựng lực lượng giải phóng quy mô lớn, bao gồm cả những thường dân Campuchia đang bị đe dọa. Cuối cùng, khoảng 2 vạn người Campuchia đã chiến đấu trong phong trào giải phóng rộng lớn.

Hun Sen kể “ Lực lượng của chúng tôi không phải là các đơn vị đi tiền phong, nhưng họ có thể thực hiện các cuộc tấn công, chiếm đất và những người có động cơ sẽ đi theo chúng tôi, do đó sẽ tạo cho các lực lượng  của chúng tôi tiến lên. Chúng tôi đã thực hiện các cuộc giao chiến với Khơme Đỏ , đồng thời trong khi ấy tuyển mộ thêm quân mới “.

Đôi khi lực lượng của ông phải chờ bộ đội Việt Nam đến, ông thừa nhận vì “ bên chúng tôi không ai biết lái xe tăng”.

Ở những nơi mà lực lượng của ông gặp phải sự chống cự mạnh, họ đã chờ các lực lượng Việt Nam đến chọc thủng phòng tuyến của Khơme Đỏ bằng xe tăng và pháo binh.

Hun Sen kể “ Sau khi các lực lượng ở biên giới của Pol Pot bị đánh bại, thì các đơn vị ở trong nội địa của ông ta không thể chống lại các đợt tấn công. Chúng tôi đã gặp phải sự chống cự ở Samlaut và Ta Sanh dọc theo biên giới Campuchia với Thái Lan”.

Hun Sen và các cánh quân của ông đã biết rõ họ không thể lật đổ được Khơme Đỏ mà không có sự hỗ trợ của bộ đội Việt Nam .

Hun Sen kể “ Tôi không biết chắc Việt Nam đã dùng bao nhiêu quân, vì các lực lượng vũ trang của Việt Nam rất tài tình trong việc giữ bí mật quân sự. Việt Nam không bao giờ lật ngửa quân bài của mình, thậm chí ngay cả sau khi họ đã đánh xong tay. Nếu họ ngửa lá bài của họ, thì đối phương của họ có thể đoán ra nước bài kế tiếp. Dù đọc các sách lịch sử, quý vị sẽ không biết được làm thế nào Việt Nam đã thắng Pháp ở Điện Biên Phủ. Tôi cho là có khoảng 10 vạn quân Việt Nam đã tham gia trong cuộc chiến giải phóng Campuchia . Kế hoạch ấy đã phát động một cuộc tấn công nhanh chóng để giải phóng đất nước này trong thời gian rất ngắn. Do đó, phải dùng đến một lực lượng rất hùng hậu “.

Đầy hứng khởi, ông nói “ Theo hiểu biết của tôi, Việt Nam đã dùng ba lực lượng chủ chốt – lực lượng mạnh nhất của họ là quân đoàn 4 gồm các đơn vị chính quy ( sau này đã tham gia trong cuộc chiến biên giới với Trung Quốc vào năm 1979 ). Lực lượng thứ hai của họ là bộ đội quân khu 7 của tướng Lê Đức Anh và lực lượng thứ ba là bộ đội quân khu 9. Họ đã dùng các chiến thuật khác nhau. Quân đoàn 4 tấn công vào tỉnh Svay Rieng, rồi sau đó di chuyển lên đóng quân ở tỉnh Siem Reap. Khi họ đã tấn công các cánh quân của Pol Pot ở Svay Rieng và truy đuổi quân Pol Pot cho tới tận Siem Reap “.

Ông đặt vấn đề có vẻ hoa mỹ “ Tại sao Việt Nam lại không dùng một quân đoàn khác ở Siem Reap ? Sở dĩ như vậy vì quân đoàn 4 đã nghiên cứu các đơn vị Pol Pot kỹ lưỡng và biết cách đánh quân Pol Pot “.

Để thấy rõ cách chiến dịch được chỉ đạo, ông nói “ Việt Nam đã không dùng nhiều xe tăng và pháo binh. Họ dùng kinh nghiệm tấn công từ trong rừng đẩy địch vào các khu vực trống trải. Họ không dùng máy bay ném bom quân địch, họ chỉ dùng chúng để vận tải. Chủ yếu họ triển khai quân bộ binh “.

Hun Sen không thực sự tham gia vào cuộc chiến đấu ấy như ông đã từng giao chiến vào những ngày đầu là quân du kích. Bấy giờ ông đóng một vai trò quan trọng hơn. Ông lên kế hoạch, phối hợp và giám sát các hoạt động của lực lượng mình.

Phải đương đầu với cuộc tấn công dữ dội ồ ạt của các lực lượng Campuchia và Việt Nam , các phòng tuyến của Khơme Đỏ tan rã mà không có sự kháng cự. Các lực lượng của Campuchia và Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trong các cuộc hành quân của họ, nhưng họ tấn công vào các mục tiêu riêng rẽ để đạt được các mục đích theo yêu cầu. Họ đã hành quân theo các lệnh chỉ huy khác nhau, vì họ không nói cùng một ngôn ngữ. Các lực lượng của Campuchia còn hoạt động bí mật ở Campuchia để tuyên truyền tích cự cho người dân Campuchia hiểu được đường lối chính trị của họ.

Hun Sen cho biết “ Mục đích chung của chúng tôi là để lật đổ chế độ Pol Pot; tuy nhiên, còn có nhiều mục tiêu quân sự khác phải được tiến hành riêng rẽ. Bộ đội Việt Nam không biết nói tiếng Khơme, vì vậy các lực lượng của Campuchia phải chỉ đạo các cuộc hành quân của riêng mình “.

Trong khi các lực lượng Campuchia đảm trách việc tấn công vào các khu vực mà các sư đoàn quân Khơme Đỏ của tương đối yếu, thì bộ đội Việt Nam tấn công quân Khơme Đỏ ở các tỉnh mà chúng mạnh nhất. Sau khi loại quân Khơme Đỏ ra khỏi một khu vực nhất định, bộ đội Việt Nam sẽ tiếp tục di chuyển và để lại cho các lực lượng Campuchia tiếp quản, cũng như vãn hồi trật tự trong dân đang sống ở khu vực đó.

Khi quân giải phóng Campuchia vượt qua biên giới, quân số của họ ngày càng tăng vì nhiều người dân gia nhập. Là một nhà nghiên cứu tinh tế các chiến lược quân sự, Hun Sen nói quy mô quân số tăng lên sau chiến tranh trường hợp rất hiếm.

Hun Sen cho biết “ Chúng tôi đã bắt đầu giải phóng đất nước bằng cách mởi ra Mặt trận Thống nhất với quân số giới hạn, nhưng khi chúng tôi chiến đấu xong , quân số đã tăng lên gấp nhiều lần, ngày càng có nhiều người gia nhập. Khi cuộc chiến chấm dứt, với lực lượng 2 vạn quân chiến đấu mạnh lúc bắt đầu cho tới khi chế độ Pol Pot bị sụp đổ trước các lực lượng quân đội nhân dân, quân số đã lên tới 4 vạn. Khi chúng tôi giải phóng đến đâu, nhân dân đã yêu cầu chúng tôi cho họ gia nhập vào các lực lượng vũ trang . Khi quân của Pol Pot tháo chạy, chúng đã bỏ lại vũ khí, vì vậy chúng tôi có thêm các lực lượng mới được trang bị bằng số vũ khí này. Anh của tôi, Hun neng đã thu được 700 vũ khí các loại từ lính Pol Pot bỏ chạy “.

Vào lúc kết thúc chiến sự, ông rất lấy làm ngạc nhiên thấy các lực lượng  của mình đã trưởng thành vượt bậc.

Hun Sen cho biết “ Tôi đã tự hỏi mình liệu chúng tôi có thể tuyển mộ được 28 tiểu đoàn để triển khai ít nhất mỗi tỉnh một tiểu đoàn hay không và chúng tôi đã làm được điều đó. Còn nếu là một tỉnh rộng lớn chúng tôi triển khai ở đó 2 tiểu đoàn “.

Chế độ Pol Pot sụp đổ diễn ra nhanh chóng hơn mong đợi và thậm chí còn làm cho Hun Sen phải ngạc nhiên. Vào ngày 8 tháng Giêng, khi Phnom Penh được bộ đội Việt Nam và quân nổi dậy của Campuchia chiếm giữ. Theo các bản tường trình đầu tiên của một cơ quan thông tấn của quân nổi dậy, Sarprdamean Kampuchea (SPK), Phnom Penh đã bị thất thủ mà không có giao tranh. Các lãnh đạo quân Khơme Đỏ đã bỏ chạy sang Bắc Kinh bằng cầu không vận khẩn cấp; và quân nổi dậy, tự xưng là “ Các lực lượng vũ trang cách mạng “ đã chiếm đóng  hầu hết các tòa nhà quan trọng. Kampot nằm trên vùng biển miền nam cũng đã thất thủ. . SPK đưa tin “ Bè lũ Pol Pot – Ieng Sary độc tài quân phiệt đã hoàn toàn sụp đổ “.

Khi đất nước đã được giải phóng, hai máy bay Dakota do Mỹ chế tạo được không quân Việt Nam điều khiển đã cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh bay thẳng sang phi trường Pochentong ở Phnom Penh . Một trong hai chiếc phi cơ này đã chở Hun Sen và Chea Sim, còn chiếc kia chở Heng Samrin và Pen Sovann. Bốn nhân vật chính đã bày binh bố trận cho công cuộc giải  phóng này. Heng Samrin nhanh chóng được chỉ định làm Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Nhân dân mới thành lập; Chea Sim là Bộ trưởng Nội vụ, Pen Sovann giữ vai trò then chốt làm Bộ trưởng Quốc phòng. Nhỏ nhất, Hun Sen biết mình sẽ được chỉ định làm Bộ trưởng Ngoại giao. Vào tháng 2 năm 1979, tất cả họ đều trở về quê hương và được chào đón như các vị anh hùng.

Từ khi ông đào thoát khỏi hàng ngũ của Khơme Đỏ , Hun Sen chỉ bước vào đất Campuchia một lần trước khi giải phóng, lần đi trinh sát bí mật với bộ binh Campuchia trong thời gian 1977 – 1978. Một Hun Sen chiến thắng đã trở về an toàn và biết rõ chế độ Khơme Đỏ đã sụp đổ; và quân đội của ông đang chiếm giữ phi trường Pochentong và thủ đô.

Ông kể “ Các lực lượng giải phóng cần phải có ngay các lãnh đạo của họ, vì vậy tôi đã phải đến bằng máy bay “.

Tại phi trường Pochentong, mọt nhóm các viên chức Campuchia chào đón và một vài nhà ngoại giao Việt Nam đã tới Phnom Penh trước họ, đã tụ tập để tiếp đón các nhà lãnh đạo cách mạng ấy. Nhưng mọi đôi mắt đều đổ dồn về một người đàn ông trẻ có nét mặt tươi tắn ở tuổi ngoài 20, Hun Sen .

Ngay sau khi ông đến Phnom Penh, Hun Sen đã được đưa thẳng từ phi trường tới hoàng cung, trước đây là nơi ở của Sihanouk và hoàng gia. Đó là một vinh dự cho nhà lãnh đạo trẻ ấy. Ông ở lại cung điện này hai tuần trước khi được trao cho dinh thự chính thức.

Ông đã cảm thấy thật buồn khi mình không gặp được Bun Rany trong số những người chào đón tại phi trường. Ông đã phải xa cách cô gần như hai năm kể từ tháng 5 năm 1977 và chắc là đã không mấy khi gặp được cô trong chín năm qua.

Hun Sen kể “ Tôi nghĩ cô ấy đã chết vì đã không có mặt tại phi trường. Bun Rany đã trải qua các giai đoạn khủng khiếp, phải trốn tránh trong các làng mạc, phải thay đổi danh tính để sống một thân một mình mà không có chồng và không biết ông còn sống hay chết.

“ Cô ấy đã không dám để lộ mình là vợ của tôi. Cô ấy đã phải lẩn trốn ở miền quê. Sau khi giải phóng, vợ, con trai tôi và những người thân của tôi vẫn không ra khỏi làng và dành dụm những bông lúa để sống “.

Lần cuối khi ông gặp , cô đã mang thai được năm tháng và sống tại một bệnh viện do Khơme Đỏ quản lý.

Ông kể “ May mắn, cán bộ Khơme Đỏ đã báo cho biết hai lần là tôi đã bị giết chết ở biên giới Campuchia –Việt Nam , vì vậy họ không còn chú ý tới vợ tôi mấy. Vào tháng 6 và tháng 12 năm 1977, họ đã tuyên bố là tôi đã chết. Cô ấy đã phải đối phó với nhiều khổ ải không giống như các ‘bà góa’ khác. Mặc dù Khơme Đỏ nói tôi đã bị giết, nhưng họ biết rất rõ tôi vẫn còn sống. Khi có cuộc nổi dậy ở miền đông, cô ấy đã trốn vào rừng cùng với con trai và người thân”.

Thông tin đầu tiên được đưa ra để đánh lạc hướng về cái chết của Hun Sen vào tháng 6 trùng với ngày ông trốn sang Việt Nam . Lần thứ hai được loan đi vào tháng 12, khi ông xuất hiện lần đầu tiên trong thời gian ngắn ở một ngôi làng Campuchia cũng vào khoảng thời gian Việt Nam tấn công chớp nhoáng các cứ điểm Campuchia ở gần biên giới.

Ông kể “ Khi tôi xuất hiện lần đầu trong một ngôi làng thì Khơme Đỏ loan báo là tôi đã chết. Họ nói rằng tôi đã chết vì đạp phải mìn khi đang cố giúp một số người Campuchia tìm đường thoát thân an toàn sang Việt Nam . Vào lúc đó, một số chỉ huy Khơme Đỏ cũng đã bị giết, vì vậy tin tức liên quan đến cái chết của tôi được lồng vào tin này. Vợ tôi cũng bị loan tin đồn kiểu như thế nhưng thực ra không phải như vậy”.

Lòng cô rộn ràng vui mừng khôn siết khi cuối cùng cô biết ông vẫn còn sống.

Bun Rany kể, khi cô biết được tin chồng vẫn còn bình an vô sự ngay sau khi giải phóng “ Nhưng anh ấy vẫn chưa lần ra manh mối tôi còn sống “.

Nhóm những người bị giam giữ do bị tình nghi cùng với cô đã bị buộc phải di tản 12 ngày sau khi giải phóng Phnom Penh . Họ đã phải đi bộ xuyên qua rừng trong 3 ngày 2 đêm. Khi tới một nơi được chỉ định, họ được nghỉ 2 ngày. Sau đó, cô và bốn ‘bà góa’ khác được sai đi làm món cá xay để cho các cán bộ ăn.

Cô kể “ Chúng tôi không có gì ăn khi Phnom Penh được giải phóng. Vì vậy, chúng tôi phải cắt lúa ở ruộng để ăn “.

Vào thời gian đó, tin tức từ mặt trận được rỉ tai nhau đến được chỗ cô và cô đã biết chồng mình vẫn còn sống. Nhưng lính Khơme Đỏ vẫn còn rất mạnh ở các tỉnh và cô không sao có cơ hội trốn thoát.

Cô kể “ Ngay cả sau khi đã được giải phóng, chúng tôi không dám nói thoải mái tự nhiên vì chúng tôi chưa biết quân giải phóng thực sự là ai và ai là người của Pol Pot. Bầu không khí đầy hoang mang ngờ vực và quý vị hầu như có thể cảm thấy sự nguy hiểm ở ngay chung quanh “.

Hun Sen phải đảm trách công việc xây dựng lại Bộ Ngoại giao hết sức bề bộn, lúc ông đã đi tới huyện Chup ở Kompong Cham để họp. Ở đó, ông yêu cầu chính quyền tìm ra nơi vợ ông được cho là đang sống ở nông trường cao su Chup, nhưng họ đã không chịu giúp.

Cô kể “ Anh ấy đã nhờ cha chồng và chị dâu của tôi tìm nơi tôi ở. Mặc dù họ đã ở lại khu vực đấy 15 ngày, nhưng họ đã không tìm được tôi :.

Lần đầu tiên trong suốt 3 giờ chúng tôi nói chuyện, Bun Rany mới mỉm cười rồi kể “ Nhưng rồi hết sức tình cờ, một trong những người lính đi cùng với họ cuối cùng đã tìm được tôi. Họ đã trở lại đón tôi “.

Bun Rany và chị dâu của mình đi bằng xe mô tô tới Phnom Penh . Họ phải thay phiên nhau ẵm đứa bé. Sau một ngày một đêm họ đã đến nơi.

Hun Sen vô cùng mừng rỡ khi gặp được cô.

Ông kể “ Tôi đang bận rôn với công việc của Bộ Ngoại giao, lúc đó cô ấy đã đến Phnom Penh và có người báo cho tôi viết vợ tôi đến. Tôi đã không tin được điều đó. Khi về nhà tôi đã gặp được vợ mình. Tôi hỏi vợ tôi bé trai đi cùng là ai. Cô ấy nói ‘ Nó là con trai của anh đấy ‘ . Thằng bé đã không gọi tôi là cha “.

Nước mắt cô trào ra, Bun Rany nói thêm “ Lần đầu tiên con trai tôi gặp cha nó. Nó gọi anh ấy là ‘chú’”.

Thảm kịch lại tái diễn. Một năm sau, lính Pol Pot đã đột nhập ngôi nhà của gia đình cô ở quê và đã giết cha Bun Rany.

Với giọng thổn thức, Bun Rany nói “ Đó cũng chính là ngày mẹ tôi đến Phnom Penh “.

Cầm vội nước mắt, cô kể “ Khi Phnom Penh đã được giải phóng, chúng tôi nhận nuôi ba bé gái mồ côi vì cuộc nội chiến. Nay tất cả chúng đều đã lập gia đình”.

Họ còn cho một trẻ mồ côi nơi nương tựa mà họ dã dạy dỗ thành một người làm bếp. Cô ta vẫn còn sống trong gia đình này. Thậm chí họ còn mời một số người bà con xa đến sống chung và sinh hoạt như một gia đình đông đúc trong nhiều năm.

Sau gần 9 năm xa cách cô không còn muốn gì hơn là được gặp Hun Sen và có được cuộc sống quy củ của một gia đình.

Cô kể “ Tôi nghĩ mình sẽ giúp anh ấy coi sóc một trang trại. Công việc chính trị không phải là mối bận tâm hàng đầu của tôi . Tôi đã hoàn toàn chán nản với cuộc sống từ năm 1970 tới 1979, thời gian đó hầu như tôi chẳng gặp được anh ấy. Nhưng thời thế thay đổi, còn anh ấy phải lo toan công việc đất nước vì không có ai khác làm điều đó”.

Khi cô mới đến thành phố, ở đó không có thực phẩm và nước thoải mái cho dân. Người ta quá đói, đã phải ăn lá và rễ cây để sống, họa hoằn lắm mới có bắp và gạo.

Bun Rany đã bị lôi cuốn vào cuộc thử  nghiệm không thành công của Pol Pot và đã  phải hứng chịu khổ sở thậm tệ về chuyện đó. Cô chưa bao giờ gặp Pol Pot, nhưng cô đã tình cờ gặp một người lãnh đạo khác của Khơme Đỏ , Hou Youn, đã ghé qua bệnh viện nơi cô công tác và cô đã phải lo cho ăn. Nhưng cuối cùng cô chẳng được gì ngoại trừ sự khổ ải thê thảm.

Những điều tổn thương đã nguôi ngoai khi cô đã ổn định trong cuộc sống mới – là vợ của một Bộ trưởng Ngoại giao trẻ. Ngay cả lúc đó, họ đã phải đương đầu với các khó khăn. Hun Sen làm việc không được trả lương.

Cô kể “ Chúng tôi chẳng có gì. Chúng tôi chỉ có bắp và gạo để ăn, bắp ấy không phải được trồng ở Campuchia mà là lương thực được Việt Nam viện trợ. Đối với sự giúp đỡ đó, chúng tôi cảm nhận được lòng quảng đại của Việt Nam , chúng tôi biết sẽ rất khó khăn để qua khỏi mà không có sự giúp đỡ của họ. Những người không biết được thực tế đó đã nghi ngờ tình tiết thực sự này “.

Gia đình dòng họ Hun đã sống cùng một ngôi nhà ở Phnom Penh trong 10 năm, cho tới khi họ dọn tới ngôi nhà mới ở Takhmau.

Cười tươi, cô nói “ Và tôi vẫn nấu ăn cho gia đình “.

Cuộc sống của cô vẫn giản dị, mặc dù chồng cô đã nổi tiếng.

Cô nói “ Tôi hầu như chẳng gặp nhân vật nổi tiếng nào vì lúc nào tôi cũng ở nhà để chăm sóc con cái“.

Những người bị đàn áp đã hoan nghênh bộ đội Việt Nam . Họ còn rất biết ơn bộ đội Việt Nam đã đặt dấu chấm hết cho cảnh thảm sát hàng loạt của Khơme Đỏ . Họ tin là thời kỳ hòa bình và thịnh vượng sắp trở lại. Khoảng một năm sau, trạng thái vui mừng lạc quan ban đầu của họ đã tan biến, khi nhiều người Campuchia cảm thấy bộ đội giúp giải phóng đã ở lại chiếm đóng.

Chính phủ Heng Samrin được dựng lên dưới sự chỉ đạo của Việt Nam hay là sáng kiến của nước Campuchia độc lập ?

Hun Sen nói “ Mặc dù chúng tôi nhận được phần nào sự trợ giúp của nước ngoài, nhưng chính phủ là ý tưởng của chúng tôi. Chúng tôi được độc lập hơn chính phu liên hiệp ba bên ( Sihanouk, Son Sann và Khơme Đỏ được thành lập không lâu sau đó).

Ông nói tiếp “ Khi Sihanouk, Son Sann và Khieu Samphan tổ chức một cuộc họp ở Singapore ( vào tháng 9 năm 1981 ), họ không có sự đồng thuận và phải chịu áp lực dữ dội của khối ASEAN, do vậy họ có thể thành lập chính phủ của họ ở Kuala Lumpur. Chúng tôi được độc lập hơn những người này. Chúng tôi đã dàn xếp để Heng Samrin làm Chủ tịch Mặt trận, cũng như Tổng bí thư đảng Pen Sovann làm Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, Chea Sim làm Bộ trưởng Nội vụ, còn tôi là Bộ trưởng Ngoại giao. Chúng tôi đã dàn xếp theo đường lối của một lực lượng hội nhập”.

Hồi tưởng lại, ông nói “ Tôi đánh giá thấp ý kiến của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc thành lập chính phủ ba bên. Họ nói với chúng tôi là chính phủ Heng Samrin được Việt Nam dựng lên là vô nghĩa. Chúng tôi biết rõ họ có quan hệ với Sihanouk, Son Sann và Khieu Samphan như thế nào, những người này đã nhận được viện trợ của họ ( dưới dạng viện trợ những thứ gây chết người và không hữu ích cho cuộc sống). Chúng tôi biết ai độc lập và ai phải chịu sự chỉ đạo. Không có người ngoại bang nào ở bên chúng tôi. Trong khi những người kia lại đang câu kết với người nước ngoài”.

Ở giai đoạn này của cuộc phỏng vấn với Hun Sen vào tháng 12 năm 1997, để cho được thấu đáo, chúng tôi đã hỏi ý kiến về lực lượng giải phóng Campuchia được coi là “xâm lược”. Lời nói hớ ấy ngay tức thì đã gặp phải một phản ứng bất bình mạnh mẽ.

Ông nói “ Xin cho tôi được đính chính lời quý vị vừa dùng. Chúng tôi giải phóng đất nước này, chứ không phải xâm lược. Quý vị có thể thấy liệu có bất cứ hình thức xâm lược nào của ngoại bang ở Campuchia hay không. Câu hỏi về quân đội nước ngoài đến Campuchia không phải là vấn đề mới. Đã có người Pháp và người Nhật. Sau đó còn có các lực lượng của Mỹ, miền Nam Việt Nam , Philippines, Thái Lan và Úc. Nói tóm lại, các nước ASEAN đã xâm lấn Campuchia và họ đã giúp chính phủ liên hiệp ba bên và Khơme Đỏ chống lại chúng tôi “.

Ông cho biết Việt Nam đã đóng vai trò giải phóng Campuchia vào năm 1978, một vai trò rõ ràng khác với các lực lượng của miền Nam Việt Nam đã cướp bóc và tàn phá Campuchia vào đầu thập niên 1970. Ông nói “ Không có bộ đội Việt Nam , chúng tôi sẽ chết “.

Trách Mỹ và ASEAN đã đổ dầu vào lửa ở Campuchia , ông nói “ Mỹ và ASEAN không có cách nào có thể dạy cho Campuchia . Họ là nguyên nhân của sự vi phạm nhân quyền và sự tàn phá ở Campuchia . Chúng tôi muốn để cho thế hệ nối tiếp chúng tôi sự tao nhã và chúng tôi không muốn dùng những từ như vậy. Liệu quý vị có muốn chúng tôi thúc đẩy ba triệu dân tiến hành cuộc biểu tình để đòi bồi thường chiến tranh không ? Chúng tôi không chấp thuận từ xâm lược”.

Ông nói thêm “ Không có Pol Pot sẽ không có lực lượng vũ trang Việt Nam nào ở Campuchia . Và không có ASEAN và Mỹ xâm lăng vào Campuchia sẽ không có Pol Pot. Hôm nay, (ngày 6 tháng 12 năm 1997) tôi đã từ chối một cuộc họp với phái đoàn Mỹ, vì tôi không muốn họ cho ý kiến . Kẻo đến phiên tôi lại phải cho họ ý kiến. Tốt hơn là không nên có những lời lẽ đanh thép đối chọi nhau. Tốt hơn không nên gặp nhau “.

Ông nói “ Tại sao họ đưa ra ý kiến cho chúng tôi về nhân quyền ? Khi chúng tôi biết chẳng có lời lẽ tốt đẹp nào từ phía Washington nên tôi vừa hủy bỏ cuộc họp ấy. Tôi là một dân tộc. Tôi không thể nghe theo ý kiến của bất cứ ai. Tôi không phải là chính phủ liên hiệp ba bên cần đến ý kiến của ASEAN. Tôi còn trẻ, nhưng tôi cũng không kém hơn so với những người đã làm việc với chúng tôi, như (các nhà lãnh đạo Việt Nam ) Lê Đức Anh, Lê Đức Thọ và Nguyễn Văn Linh. Khi tôi yêu cầu họ (Việt Nam ) rút các chuyên gia của họ về, họ đã thực hiện. Chúng tôi không nợ những người này bất cứ món nợ nào”.

VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM

Với bảy con mắt của ông, người ta nói Hun Sen có thể nhìn thẩy trước mọi nước cờ mà các kẻ thù của ông đang dự định thực hiện.

Ông đã nói về các con mắt giả khác nhau bằng thủy tinh được Nhật và Liên Xô lắp cho ông sau khi ông bị mù mắt trái trong một trận chiến lớn ngay trước khi Phnom Penh bị thất thủ vào năm 1975, “ Tôi có một con mắt Campuchia và sáu con mắt Nhật “.

Khi các lực lượng kết hợp của phong trào kháng chiến – Pol Pot, Sihanouk và Son Sann – lật đổ chính phủ Heng Samrin không thành công và là tiền thân của chính phủ sau này, chính quyền Hun Sen , phong trào ngày càng vỡ mộng và đã phải viện đến cách gọi tên nhỏ nhen, thậm chí là đê tiện, trong số những lời lẽ khác, như “ tay sai của Việt Nam “, “ bù nhìn”, “ kẻ bị giật dây”, “ kẻ phản bội” và “ Hun Sen chột mắt “. Ông bị chỉ trích là sự có mặt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia là “ sự chiếm đóng quân sự “. Những lời khẩu chiến được nói đi nói lại hàng trăm lần đã trở thành biệt ngữ ý thức hệ vốn che đậy đi các vấn đề thực sự của tội diệt chủng và cuộc nội chiến. Những từ này được dùng để chửi mắng những người giải phóng đất nước khỏi chế độ Khơme Đỏ giết người và rồi những lời lẽ ấy đã xức dầu tấn phong Khơme Đỏ lên làm đại diện hợp pháp của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc.

Phương Tây và hầu hết các nước châu Á không cộng sản, đã ủng hộ Khơme Đỏ . Họ đã bưng bít tội diệt chủng và làm ngơ trước những tiếng kêu gào công lý bên trong Campuchia và sự đòi hỏi trừng phạt những kẻ gây ra tội ác. Các quốc gia này trở thành vô can với sự thịnh nộ này, họ không nằm trong tầm với của Campuchia . Phong trào kháng chiến đã biết nó có thể thao túng chỉ vì phương Tây và các nước châu Á phi cộng sản vẫn tiếp tục giữ quan điểm không thay đổi. Điều này đã châm dầu thêm vào cơn tức giận của Hun Sen . Nhưng cơn thịnh nộ của ông đã tạm thời được kìm hãm bởi hy vọng một ngày nào đó Khơme Đỏ sẽ bị đưa ra công lý và sự thật được phơi bày.

Cảnh giác trước sự ủng hộ bất hợp lý và vô lương tâm cho Khơme Đỏ , chính phủ Việt Nam đã quyết định để bộ đội tiếp tục ở lại Campuchia để đề phòng phe kháng chiến của Khơme Đỏ quay lại cướp chính quyền. Ngay từ đầu, Hun Sen đã biết câu trả lời cho hai câu hỏi độc địa : Kế hoạch của chính phủ Việt Nam để quân ở lại Campuchia bao lâu ? Có phải “ sự chiếm đóng “ đã là một phần của kế hoạch giải phóng đất nước này không ?

Hun Sen nói “ Theo các cuộc thảo luận, chúng tôi đã có kế hoạch bộ đội Việt Nam tấn công và sau đó rút quân ngay vào năm 1979. Chính tôi đã nói với Lê Đức Thọ ( Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ) và những người khác rằng nếu họ rút quân và Pol Pot quay trở lại  được, thì càng nhiều người sẽ bị giết. Vào thời điểm đó, các lực lượng của Campuchia không đủ sức chống lại Pol Pot và chúng tôi cần thời gian để củng cố các lực lượng và nền kinh tế của mình”.

Không có sự giúp đỡ của Việt Nam , chính phủ Phnom Penh sẽ không tồn tại. May mắn cho Hun Sen , Hà Nội không bao giờ chao đảo về sự ủng hộ của họ. Bộ trưởng Ngoại giao, Nguyễn Cơ Thạch nói vào tháng 6 năm 1983 là quốc gia của ông sẽ chỉ rút các lực lượng vũ trang khỏi Campuchia sau khi đạt được sự dàn xếp chính trị giữa nước ông và Trung Quốc. Hiệp định đó sẽ bảo đảm là Trung Quốc ngưng viện trợ và trang bị vũ khí cho Khơme Đỏ ; và Việt Nam sẽ rút 14 vạn quân ra khỏi Campuchia . Thời gian đó, Hun Sen đang giữ một vai trò quan trọng là Bộ trưởng Ngoại giao, ông không muốn để bị cô lập trong hoàn cảnh khi chính phủ Việt Nam rút các lực lượng của họ về, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Pol Pot.

Ông nói thêm “ Chính phủ Việt Nam không muốn để quân ở lại. Phía chúng tôi yêu cầu họ như thế. Sau đó chúng tôi đồng ý họ sẽ thử giảm bớt các lực lượng của họ vào năm 1982. Chính phủ Việt Nam giảm quân số, còn chúng tôi sẽ tăng lực lượng của mình lên. Ngay cả khi là một Bộ trưởng Ngoại giao, tôi vẫn can dự vào một chiến lược như thế. Tôi vẫn còn nhớ cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao gồm Campuchia , Lào và Việt Nam ở Hà Nội vào năm 1985, chúng tôi đã đồng ý là các lực lượng bộ đội Việt Nam sẽ rút quân từ 10 tới 15 năm nữa. Nhưng do sự phát triển nhanh chóng của các lực lượng vũ trang Campuchia , và các cuộc đàm phán (hòa bình) giữa Sihanouk và tôi, chúng tôi đã rút các lực lượng bộ đội Việt Nam sớm hơn”.

Nhưng sự lo ngại vẫn được lặp đi lặp lại là Việt Nam sẽ biến Campuchia thành thuộc địa. Một bản tin trên tờ Bangkor Post vào tháng 6 năm 1983 nói rằng Hà Nội xây dựng “ các ngôi làng mở rộng “ ở Campuchia , nơi cứ năm gia đình thì có một gia đình người Việt Nam . Trích dân “ các tài liệu quân sự rất đáng tin cậy “, tờ báo ấy nói rằng các ngôi làng như vậy đã được dựng lên ở Battambang, Koh Kong, và ở các tỉnh dọc biên giới của Campuchia với Việt Nam . Nó nêu ra là Việt Nam đang cố đạt 20% sự pha trộn người Việt Nam vào mọi cấp. Chính quyền trung ương Campuchia đang bị kiểm soát chặt chẽ bởi các chuyên gia Việt Nam được vào ở các cấp cao hơn trong chính quyền để giám sát và hướng dẫn các quan chức của chính phủ Phnom Penh .

Ba năm sau, vào tháng 5 năm 1986, Tân Hoa Xã nói rằng chính phủ Campuchia đã bị kèm phía sau bởi một ủy ban có bí số gồm các cố vấn và các chuyên gia Việt Nam , mà không có những người này chính phủ ấy không thể tồn tại chỉ một ngày. Họ cho biết Hà Nội đã thiết lập một “ Ủy ban công tác Campuchia “ có bí số 487, bộ phận ở hậu trường, không lô diện cai trị đất nước ấy. Cơ quan thông tấn của Trung Quốc nói ủy ban này đã thao túng chính phủ Heng Samrin và quân đội thông qua các cố vấn của họ.

Hun Sen có đầu óc thực tế về sự cần thiết có bộ đội Việt Nam đóng quân trên đất Campuchia . Họ ở đó để chiến đấu và truy quét Khơme Đỏ . Họ không phải ở đó để trở thành kẻ đi chiếm thuộc địa.

Ông nói “ Không có sự giúp đỡ của Việt Nam , chúng tôi sẽ chết “.

Về phía Việt Nam đã tính lầm sự phản ứng của thế giới đối với cuộc phiêu lưu ở Campuchia . Họ dựa vào sự ủng hộ của các thế lực lớn để lật đổ chế độ diệt chủng, nhưng khi sự ủng hộ ấy chưa đi tới cùng, thì cộng đồng quốc tế đã vực dậy cho Khơme Đỏ hồi sinh và giúp phát triển  các lực lượng kháng chiến. Hà Nội biết rằng mình đã bị lôi kéo vào cuộc xung đột dai dẳng và hao tiền tốn của. Trước đây kéo quân đi đánh, Việt Nam đã tăng số quân có mặt ở Campuchia lên đến từ 18 vạn tới 20 vạn quân.

Vào đầu thập niên 1980, “ Kế hoạch Campuchia hóa “ của Tướng Lê Đức Anh đã được thực hiện. Theo chuyên gia quốc phòng Úc, Carl Thayer, kế hoạch này liên quan đến các cuộc tấn công vào các vị trí của phe kháng chiến Campuchia ở dọc biên giới theo kế hoạch năm giai đoạn có bí số “K-5” ( kế hoạch 5 năm ). Trong toàn bộ kế hoạch, bao gồm bịt kín biên giới Campuchia với Thái Lan, tiêu diệt các chiến binh kháng chiến và xây dựng các lực lượng của Phnom Penh .  Nó là một cuộc phiêu lưu tốn tiền, Hà Nội thừa nhận vở kịch Campuchia đã đang làm tiêu tán tiền của và bắt đầu suy tính tìm đường lối để rút ra.

Một trong các biểu hiện sớm nhất cho thấy Việt Nam đã xem xét nghiêm túc về việc rút quân đã bắt nguồn từ một người bạn và đồng minh của Hun Sen , Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi, người đã viếng thăm Việt Nam vào tháng 11 năm 1985. Rajiv đã xác nhận Hà Nội đồng ý rút quân khỏi Campuchia vào năm 1990 và ngay cả còn có thể thực  hiện điều này sớm hơn. Dù sao đi nữa, việc rút quân đã bắt đầu thậm chí sớm hơn, vào năm 1982, khi Hà Nội chỉ đạo các đơn vị bộ đội rút quân hàng loạt, tuy nhiên, một số quan sát viên quân sự đã bác bỏ điều đó và cho rằng chỉ là sự thay quân. Mặc dù vậy, các quan sát viên bên ngoài thấy quân số cuả Việt Nam đã giảm từ 14 vạn quân vào năm 1987 xuống còn 10 vạn quân vào năm 1988 và cuối cùng còn 6 vạn quân vào năm 1989.

Việc rút quân của Việt Nam dường như có thể xảy ra khi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô, ông Eduard Shevardnadze phát biểu vào tháng 5 năm 1987 là mô hình của Liên Xô rút quân khỏi Afghanistan trong 22 tháng có thể trở thành mô hình để giải quyết cuộc xung đột của Campuchia . Lời phát biểu dứt khoát nhất đã phát xuất từ Hun Sen , ông đã tuyên bố ở Paris vào năm 1989 là dù vấn đề Campuchia có được giải quyết hay không, Việt Nam sẽ rút quân khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989.

Ông nói “ Chúng tôi đã rút các lực lượng (Việt Nam ) ngay cả trước khi hiệp định (hòa bình Paris) được ký (vào năm 1991)”.

Ông vẫn còn lo ngại là chính phủ của ông sẽ phải đối đầu với một thử thách lớn về khả năng tồn tại sau khi Việt Nam rút bộ đội về. Các nhà ngoại giao cho là Hun Sen sẽ không tồn tại được lâu và Khơme Đỏ sẽ tước lại quyền lực. Họ nói đùa là ông sẽ kéo dài thời gian cầm quyền chỉ bằng thời gian chiếc xe tăng của Khơme Đỏ chạy từ biên giới Thái Lan tới Phnom Penh .

Nhưng ông tin là đất nước ông sẽ ổn định sau lần rút quân cuối cùng của Việt Nam , vì đất nước này vẫn yên ổn sau 6 lần rút quân từng phần trước đây. Bản tường trình về việc rút quân từng phần của Việt Nam vào tháng 5 năm 1983, phóng viên Paul Anderson của tờ UNITED PRESS INTERNATIONAL đã viết “ Sau khi chứng kiến sự bắt đầu rút quân Việt Nam khỏi Phnom Penh , các ký giả đã được quyền chọn lựa bay tới biên giới Việt Nam bằng các chuyến bay trực thăng với giá 220 đô la mỗi người hoặc đi bằng xe buýt để xem bộ đội đi qua biên giới. Chỉ chuyến bay đầu của hai chiếc trực thăng này đến kịp buổi lễ rút quân này. Các chuyến xe buýt bị mắc kẹt do tổ chức thiếu chu đáo đã khởi hành trễ. Chiếc trực thăng thứ hai cũng không cất cánh được do muốn chở được nhiều người. Vì háo hức có đồng tiền mạnh, Campuchia đã bán quá nhiều vé cho chiếc trực thăng thứ hai, đã khiến cho chuyến bay bị trì hoãn ở Phnom Penh , buổi lễ ấy đã kết thúc trước khi các ký giả này khởi hành “.

Việc rút quân của Việt Nam vào tháng 9 năm 1989 đã trở thành một sự kiện truyền thông lớn với nhiều phóng viên hạ trại tại các công viên ở Phnom Penh , vì một số khách sạn đã hết phòng. Khi các tờ báo của họ phát hành có các hình ảnh bộ đội Việt Nam đang mỉm cười ngồi trên mui các xe tăng đang bắt đầu chuyển bánh, cho thấy bộ đội Việt Nam trở về thực sự phấn khởi, sau một thập niên họ đã đến Campuchia . Có một số chuyên gia Việt Nam ở lại để cố vấn cho Campuchia ?

Hun Sen cho biết  “ Đó là một ấn tượng sai lầm. Chúng tôi đã sẵn sàng tự lực. Các cố vấn quân sự, kinh tế và chính trị của Việt Nam đã rút về vào năm 1988 – một năm trước khi rút các lực lượng vũ trang Việt Nam “.

Bằng cách khéo đặt vấn đề xoáy vào trọng tâm, ông hỏi “ Tại sao chúng tôi thực hiện điều đó bằng cách như thế ? Chúng tôi có thể hưởng lợi từ các đơn vị bộ đội Việt Nam , những người giúp chúng tôi chiến đấu, nhưng chúng tôi không thể dựa vào suy nghĩ của Việt Nam “.

Hun Sen hết sức lo lắng đã phải dừng lại ở Việt Nam trên đường tới vòng đàm phán hòa bình thứ hai với Sihanouk tại Saint Germain, Pháp vào tháng 2 năm 1988. Ông bày tỏ các mối bận tâm của mình với ông Nguyễn Văn Linh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam , và họ đã nảy ra ý tưởng đưa các cố vấn về nước trước khi rút các lực lượng vũ trang. Các cố vấn Việt Nam đến Campuchia vào năm 1979, đã rút về nước trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 8 năm 1988.

Nhưng theo phong trào kháng chiến Campuchia , khoảng 7 tới 8 vạn bộ đội Việt Nam đã ngụy trang là người Campuchia vẫn còn ở lại. Họ khẳng định là các cố vấn dân sự Việt Nam tiếp tục tham gia vào các bộ khác nhau ở Phnom Penh và các sĩ quan Campuchia được đưa sang Việt Nam đào tạo hơn hai năm.

Hun Sen nói “ Vai trò của các cố vấn Việt Nam cũng giống như các cố vấn nước ngoài (trong các đại sứ quán và trong các tổ chức nước ngoài), họ làm việc ở Campuchia suốt tới thập niên 1990. Tôi có cảm tưởng là các cố vấn nước ngoài này đã can thiệp vào các công việc nội bộ của Campuchia nhiều hơn hẳn so với các cố vấn Việt Nam . Các cố vấn Việt Nam chỉ đồng ý giúp chúng tôi ý kiến và để cho những người Campuchia chúng tôi tự đưa ra các quyết định “.

Giống như nhiều nhà lãnh đạo châu Á, Hun Sen không thể chịu để cho các chính phủ phương Tây và các chuyên gia khu vực của họ lên lớp ông.

Ông nói “ Các cố vấn nước ngoài tới Campuchia – nếu chúng tôi không nghe họ - họ sẽ đe dọa cắt viện trợ chúng tôi. Các cố vấn nước ngoài đang làm những gì họ đã lên án Việt Nam . Họ đối xử giống như những người làm chủ Campuchia . Họ nói Việt Nam chiếm đóng Campuchia , nhưng trong thực tế , Việt Nam đã làm nhiều điều tốt cho chúng tôi. Việt Nam quảng đại với chúng tôi. Vai trò quan trọng nhất của Việt Nam là ngăn chặn chế độ Pol Pot quy trở lại. Còn về mặt chính trị do chính người Campuchia đưa ra các quyết định “.

Trước đấy họ để cho Việt Nam xây dựng một kho dự trữ vũ khí lớn cho chính phủ Phnom Penh . Còn Liên Xô cung cấp hàng quân nhu. Tướng Vũ Xuân Vinh, Trưởng ban quan hệ quốc tế của Bộ quốc phòng Việt Nam, cho biết Hà Nội đã khuyên Campuchia không nên phát động cuộc tấn công lớn vì làm như vậy sẽ tiêu hao nguồn cung cấp vũ khí, thay vì thế, hãy theo đuổi một chính sách tấn công quân kháng chiến chỉ khi nào bị tấn công.

Cac quan sát viên quân đội của Liên Hiệp Quốc đã khẳng định rằng lực lượng đặc biệt của Việt Nam tiếp tục hoạt động có giới hạn bên trong Campuchia . Họ nói, quân đội tinh nhuệ của Việt Nam được bố trí ở Seam Reap cho tới đầu năm 1992. Theo các bản tin của báo chí, quân đội Việt Nam đã kéo vào tỉnh Kampot vào tháng 3 năm 1991 để đẩy lùi cuộc tấn công của Khơme Đỏ . Richard Solomon, phụ tá Ngoại trưởng Mỹ, đã phát biểu tại một phiên họp của Thượng viện Mỹ vào tháng 4 năm 1991 rằng Việt Nam đã bố trí lại hàng ngàn cố vấn quân sự, vào khoảng 5.000 tới 10.000 người. Ông ta nói thêm, Việt Nam đã gửi các lực lượng của họ ra vào Campuchia để giải quyết các cam kết riêng.

Heng Samrin và Hun Sen đã bị buộc tội thiết lập hệ thống kinh tế kiểu cộng sản bằng cách tạo cho nhà nước chiếm đa phần trong nền kinh tế một cách không tương xứng, việc làm như vậy được xem là đã đi theo Việt Nam một cách mù quáng.

Hun Sen đã bày tỏ ý đối lập “ Các hệ thống kinh tế của Việt Nam và Campuchia khác nhau. Chúng tôi có một số cố vấn kinh tế Việt Nam , nhưng nền kinh tế của Campuchia khác với Việt Nam . Chúng tôi lắng nghe các ý kiến của họ (Việt Nam ), nhưng chúng tôi đưa ra các quyết định của mình. Nhưng hiện nay, nếu chúng tôi không theo những gì họ (phương Tây) nói thì họ sẽ đe dọa cắt viện trợ hoặc đưa ra những lời phản đối kịch liệt trên báo chí”.

Người ta suy đoán rằng Việt Nam đã vận chuyển lấy đi nguồn tài nguyên thiên nhiên của Campuchia trị giá hàng triệu đô la và họ đã lấy gỗ be và cao su trong thời gian họ lưu lại kéo dài ở đất nước này. Hun Sen đã bác bỏ luận điệu đó.

Ông nói “ Điều đó không đúng. Mậu dịch giữa các quốc gia là chuyện bình thường. Việt Nam có thể mua gỗ be và cao su của Campuchia với giá tương đương như các nước khác đã mua loại hàng hóa này của chúng tôi”.

Việt Nam đã phải trả giá cho cuộc phiêu lưu ở Campuchia bằng máu. Sau khi rút các lực lượng của họ vào năm 1989, các quan chức Việt Nam đã đưa ra các bản báo cáo trái ngược nhau về sự tổn thất nhân mạng. Theo một bản ước tính khoảng 40.000 tới 50.000 bộ đội Việt Nam đã bị tử trận hoặc bị thương ở Campuchia trong thời gian từ 1978 – 1988. Một cuộc nghiên cứu đã được trình với Quốc hội ở Hà Nội cho biết khoảng 67.000 quân Việt Nam đã bị chết hoặc bị thương trong chiến dịch 10 năm ở Campuchia . Các con số cao nhất được Thiếu tướng Nguyễn Văn Thái khẳng định, cho biết khoảng 55.300 bộ đội đã bị chết, 110.000 bị thương nặng và 55.000 bị thương nhẹ, tổng số thương vong trong chiến tranh là 220.300 người.

Chính phủ Phnom Penh đã cảm thấy mang nặng ơn nghĩa với Việt Nam . Tổng bí thư Heng Samrin phát biểu trong bản báo cáo của ông với đại hội Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia lần thứ năm vào tháng 10 năm 1985 là Campuchia phải tăng cường sự liên minh với Việt Nam , Lào và Liên Xô, vì một sự liên minh như vậy là một “ quy luật “ để đảm bảo sự thành công cuả cách mạng Campuchia . Heng Samrin đã cố gắng thay đổi não trạng của những người nghi ngờ sự có mặt của lực lượng bộ đội Việt Nam . Ông cố thuyết phục họ bỏ đi “ chủ nghĩa sô vanh thiển cận “ là xâm phạm đến tình hữu nghị giữa Campuchia và Việt Nam .

Nhưng nhiều người Campuchia biểu lộ cảm xúc không thiện cảm và chán ghét khi chính phủ chứng tỏ quyền lực của họ. Các bộ và cục được lãnh đạo bởi các quan chức Campuchia và Việt Nam . Khi sự oán ghét lên cao vào năm 1985, dân chúng đã nói thẳng việc ép buộc phải nhập ngũ vào quân đội Campuchia theo luật định là do Việt Nam . Tuy nhiên, dù những người dân Campuchia hay chỉ trích nhất cũng hiểu được rằng chính các chuyên gia của Hà Nội là những người đã giúp xây dựng lại hệ thống giáo dục vốn đã bị Khơme Đỏ phá hủy hoàn toàn.

Kiểu mô týp chống Việt Nam vẫn còn như cái bóng đen đào sâu thêm sự ngờ vực giữa hai quốc gia.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:21:38
CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CỦA NHÂN VẬT NỔI DẬY

CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI DU KÍCH BƯỚC VÀO VAI TRÒ CHÍNH TRỊ

Bà con trong dòng họ và bạn bè của Hun Sen theo dõi các diễn biến chính trị nổ ra nhanh chóng của Hun Sen trong tâm trạng vừa nghi ngờ, sứng sốt lẫn khâm phục. Ở nơi khác, dòng họ Norodom và Khơme Đỏ từng một thời đầy quyền lực vẫn còn đang nuối tiếc quyền hành đã vuột khỏi tầm tay, họ đang bị sốc và đầy bối rối. Một chàng trai nông dân với vốn học thức chẳng cao siêu lắm đang nổi lên như một nhà lãnh đạo có thế lực nhất vào thời hậu độc lập Campuchia . Ông đang hồi tưởng lại mối tương quan quyền lực và xóa đi những ký ức đau buồn về sự cai trị độc đoán của Sihanouk, đã vướng phải các sai lầm về mặt chính sách đối ngoại có ảnh hưởng sâu rộng vào thập niên 1970, điều đó đã dẫn tới cuộc dội bom của không quân Mỹ lên Campuchia và sự tàn sát hàng loạt tiếp theo.

Con đường đi lên sự nghiệp chính trị của ông đã bắt đầu từ lâu, trước khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao ở tuổi 27. Vị thế chính trị của ông là một sáng lập viên Mặt trận Thống nhất được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1978.

Ông nói “ Trước khi mặt trận này ra đời, tôi đã là một người lãnh đạo phong trào kháng chiến ở phía đông sông Mê kông suốt từ đó đến khi tôi đập tan bè lõ Pol Pot. Tôi là một cán bộ chỉ huy quân đội và một người lãnh đạo chính trị có nhiệm vụ xây dựng cả lực lượng quân sự lẫn chính trị”.

Nhưng ông đã bất đắc dĩ bước vào đời sống hoạt động chính trị thực sự. Khi các thành viên cao cấp nhất của Hội đồng Cách mạng Nhân dân Campuchia – được thành lập ở Phnom Penh sau khi chế độ Khơme Đỏ bị lật đổ - đã yêu cầu ông lên làm Bộ trưởng Ngoại giao, ông đã từ chối nhận chức vụ này. Ông biết các mặt giới hạn của  mình và ý thức được điều đó vượt quá năng lực của ông. Tuy nhiên, khi các nhà lãnh đạo cao cấp thuyết phục ông xem xét lại, ông đã miễn cưỡng chấp nhận và được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào ngày 7 tháng 1 năm 1979.

Hun Sen kể “ Tôi đã đồng ý nhận chức vụ ấy để thử làm trong ba tháng , vì tôi chưa bao giờ được đào tạo về công việc này. Tôi được trả lương hàng tháng là 16 ký ngũ cốc, trong đó 10 ký gạo và 6 ký là bắp “.

Ngày một ngày hai, cuộc cách mạng đã trở thành một thành phần của tổ chức chính quyền. Theo lời ông, các trách nhiệm mới đi cùng với chức vụ Bộ trưởng phải cáng đáng đã hết sức bề bộn.

Ông kể “ Tôi phải đối diện với các trở ngại về việc am hiểu và nắm bắt các vấn đề phức tạp vốn liên quan đến các sự vụ quốc tế, vì tôi không có chuyên gia. Nhưng học dần rồi tôi cũng biết cách giải quyết các vấn đề phức tạp này. Đó là lý do tại sao ban đầu tôi đã từ chối lên giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và thử đảm nhiệm chức vụ này trong thời gian thử thách ba tháng. May mắn cho tôi là một vài nhà lãnh đạo Campuchia có kinh nghiệm và kiến thức về công việc ngoại giao, đã luôn luôn giúp tôi. Tôi cũng cố gắng quyết tâm học hỏi, nghiên cứu các công việc liên quan đến thế giới”.

Hun Sen đã xuất hiện lần đầu tiên trước thế giới tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng của các nước phi liên kết ở Colombo, Srilanka vào tháng 6 năm 1979. Ông đã nhân nhiệm vụ mới của mình bằng sự tự tin.

Ông nói thêm “ Giống như Campuchia , Srilanka cũng là một nơi diễn ra cuộc chiến khốc liệt. Vào thời điểm đó, chúng tôi vẫn có chân tại cuộc họp của các nước phi liên kết “.

Trên đường tới Srilanka, ông bay tới hai quốc gia là các liên minh vững chắc của Campuchia để tranh thủ được thiện chí và sự ủng hộ của họ - nước đầu tiên là Việt Nam và sau đó là Liên Xô. Tại cuộc họp ở Srilanka, Campuchia không có các mối quan hệ ngoại giao với Ấn Độ, một nước lớn ở Nam Á, ông Morarji Desai, Thủ tướng của nước này đã từ chối công nhận chính phủ Phnom Penh , trừ khi Việt Nam rút các lực lượng của họ ra khỏi Campuchia .

Hun Sen nói “ Mặc dù chúng tôi không có các mối quan hệ ngoại giao, nhưng Ấn Độ không phản đối sự hiện diện của chúng tôi. Sau khi bà Indira Gandhi lên cầm quyền vào năm 1980, cuối cùng Ấn Độ đã công nhận Campuchia và tiến đến các mối quan hệ ngoại giao “.

Chính phủ của ông Morarji bất ngờ  ngả sang ủng hộ Campuchia tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 1979, Ấn Độ đề xuất một hội nghị trù bị về Campuchia sẽ có sự tham dự của ASEAN và các nước Đông Dương, đồng thời các cường quốc bên ngoài phải tránh tối đa không được can thiệp vào. Các nước ASEAN đã không ủng hộ đề nghị này, vì một diễn đàn nhỏ hơn có thể dễ dàng bị Hà Nội đạo diễn để có được lợi thế.

Ấn Độ là một nước bài quan trọng của Campuchia . Họ là nước không cộng sản duy nhất chịu ủng hộ chính phủ Phnom Penh không liên hiệp. Nhưng các niềm hy vọng của Campuchia đã bị đổ vỡ khi tân Thủ tướng Ấn Độ, bà Indira Gandhi dứt khoát từ chối lời đề nghị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng với Ấn Độ cho nới rộng sự thừa nhận ngoại giao với chính phủ Phnom Penh . Sự từ chối bất đắc dĩ của bà Gandhi nảy sinh từ mối quan ngại là bà sẽ bị xem là chịu áp lực của Thủ tướng Việt Nam phải công nhận Campuchia . Tuy nhiên, ông Đồng đã tìm cách tranh thủ được một sự nhượng bộ quan trọng trong cuộc viếng thăm của ông tới New Delhi vào tháng 4 năm 1980 – bà Gandhi đã bỏ điều kiện tiên quyết trước đây của vị tiền nhiệm của mình, ông Morarji, người đã đòi hỏi Việt Nam phải rút quân trước khi Ấn Độ công nhận chính phủ Phnom Penh .

Chỉ ba tháng sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của ông Đồng, Ấn Độ đã thiết lập các quan hệ ngoại giao với Campuchia vào tháng 7 năm 1980. Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ, ông Narasimha Rao cho biết Campuchia cần tất cả sự trợ giúp có thể từ cộng đồng quốc tế sau “ các thử thách ghê gớm” . Lời tuyên bố ấy đã không gây ra sự bất ngờ nào cho chính phủ của bà Gandhi mà ban đầu bà đã đưa ra sự bảo đảm là sẽ công nhận các nhà lãnh đạo mới của Phnom Penh .

Sự thắng lợi có ý nghĩa nhất của tân chính phủ Campuchia là giành được sự công nhận ngoại giao từ Ấn Độ, một nước không cộng sản đầu tiên phá vỡ thế cô lập mà phương Tây và các nước châu Á không cộng sản đã bủa vây Phnom Penh . Chính phủ Ấn Độ đã bớt gay gắt sau khi Việt Nam và Liên Xô, một liên minh thân cận của Việt Nam gây sức ép với họ.

Khi chiến dịch của Campuchia chinh phục bè bạn hợp sức chống lại các rào cản ở các nước Đông Nam Á và khắp nơi ở phương Tây, Hun Sen đã bắt đầu khai thông được các mối quan hệ ngoại giao. Theo bản tin hằng ngày của cơ quan thông tấn Campuchia , tờ Sarpordamean Kampuchea ra ngày 14 tháng 6 năm 1979, ông đã tổ chức các cuộc thảo luận với các quan chức SriLanka trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới nước này. Ở đó, ông đã gặp các quan chức từ Việt Nam , Lào, Cuba và một vài nước phi liên kết, đa số họ đã đưa ra sự công kích phê phán kịch liệt chế độ Khơme Đỏ .

Đang có hứng thú, ông nói với các phóng viên của tờ Far Eastern Economic Review, một tờ báo chính thức của Campuchia và ký giả của nhiều nước. Ông đã thuật lại với họ về câu chuyện giải phóng Campuchia , một cuộc đấu tranh kéo dài và sự lật đổ bè lũ Pol Pot. Bằng ngôn ngữ nhiều màu sắc, ông lên án Pol Pot và Ieng Sary là “ những kẻ nô lệ của hoàng đế Trung Quốc, đã xâm lấn và giết hơn ba triệu người dân Campuchia , đã tra tấn và trừng phạt bốn triệu người khác hiện còn sống sót trong chế độ diệt chủng. Sau khi kể tóm tắt, Hun Sen đã cho các nhà báo xem phim tài liệu về các tội ác của Khơme Đỏ .

Ở nhà, là cuộc sống của một gia đình còn đang ở độ tuổi trẻ trung, lần đầu thực sự được bước vào thời kỳ gần gũi thắm thiết. Tuy nhiên, vợ ông vẫn còn băn khoăn về công việc mới của chồng là một Bộ trưởng Ngoại giao.

Ông kể “ Vợ tôi không vui vì cô ấy không muốn tôi tham gia hoạt động chính trị. Cô ấy đã thuyết phục tôi từ bỏ chức vụ đó và về quê làm nông dân. Lúc ấy, tôi không đồng ý với cô, vì tôi đang làm việc cho dân tộc. Nhưng cô ấy đã chán ngán với những nỗi đau khổ “.

Một gia đình đoàn tụ được giao cho một ngôi nhà đối diện với Đài Kỷ niệm Độc lập ở Phnom Penh và họ nhanh chóng ổn định cuộc sống ở đó.

Ông nói “ Vào thời gian đó, không có dinh thự cho Bộ trưởng Ngoại giao, nhưng cũng có rất nhiều ngôi nhà để trống ở Phnom Penh – mọi người đều có thể chọn một ngôi nhà. Tôi có thể có được 300 ngôi nhà nếu muốn “.

Lối sống bên ngoài của ông chẳng thay đổi là bao. Ông đã nhận được chút ít tiền lương của Quốc hội và sống mãi ở căn nhà ấy trong nhiều năm. Sau này vào thập niên 1990, khi giới báo chí Campuchia hoạt động mạnh trở lại, họ tiếp tục công kích, trong số những điều mà chính phủ của Nhà nước Campuchia bị chỉ trích có vấn đề chiếm ngụ bất hợp pháp nhà cửa và đất đai thuộc sở hữu của người khác. Hun Sen đã giải thích vấn đề đó thuộc các khiếu nại về tài sản bị chồng chéo về sở hữu do chế độ Pol Pot để lại và đã gây ra sự đụng chạm trong cấu trúc của xã hội.

Ông nói “ Sau khi giải phóng vào ngày 7 tháng 1 năm 1979, Phnom Penh là một thành phố ma không có người . Nhiều chủ nhà đã thiệt mạng. Không có ai có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà của họ. Khi dân trở về thành phố, họ đã chọn các ngôi nhà tọa lạc ở gần nơi làm việc của họ để sống. Khi người dân được giải phóng trở về, từng người một đã được tái định cư. Quá trình này dẫn tới một tình hình không thể đảo ngược, đã buộc chúng tôi phải thực hiện theo nguyên tắc không xét lại điạ giới giống như các quốc gia châu Phi sau khi giành lại được sự độc lập từ tay thực dân. Nếu quyền sở hữu được xét lại, sẽ dẫn đến sự xung đột nguy hiểm giữa người mới đến và những người chủ nhà đã ở đó trước, sẽ gây ra một tình trạng dân chúng phải tản cư khắp nước “.

Nhiệm vụ của ông chưa bao giờ dễ dàng. Đất nước của ông không được Ngân hàng Thế giới thông qua các khoản vay với những nguyên tắc hết sức cứng rắn. Campuchia đã bị bao vây bởi lệnh cấm vận kinh tế do hầu hết các nước không cộng sản thúc ép, họ muốn trừng phạt chính phủ Heng Samrin , vì được Việt Nam hậu thuẫn. Đối thủ lớn nhất của thế giới không cộng sản là nước Cộng sản Việt Nam , một quốc gia đã đánh bại quân Pháp và Mỹ. Khi Hun Sen thấy không thể kiểm soát được các khoản tín dụng quốc tế, chính phủ ông đã trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Liên Xô, Cuba, Việt Nam và Ấn Độ ở mức nào đó.

Hun Sen nói “ Lúc đó vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc chiến tranh ý thức hệ và cuộc đấu tranh giữa hai khối, phương Tây và phương Đông. Phương Tây đã áp đặt lệnh trừng phạt bất công lên chúng tôi, trong khi các nước Xã hội chủ nghĩa mở rộng vòng tay giúp chúng tôi về kinh tế và quân sự để ngăn chặn chế độ Pol Pot quay trở lại “.

Sự cố gắng để gia nhập Liên Hiệp Quốc giống như nói chuyện với bức tường bằng đá.

Ông nói “ Chúng tôi đã thực hiện mọi nỗ lực để yêu cầu Liên Hiệp Quốc đem lại công lý cho người dân Campuchia còn sống sót trong chế độ diệt chủng. Trái lại, do áp lực thúc ép của một số nước đại diện của Pol Pot đã giành mất ghế của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc”.

Thảm kịch hóa ra thành trò hề. Để trừng phạt Việt Nam , phương Tây và các nước châu Á không cộng sản đã trừng trị Campuchia mạnh tay, vì nước này được Việt Nam hậu thuẫn. Trong quá trình thực hiên, các nước này cho rằng về phương diện đạo lý có thể chấp thuận một chế độ diệt chủng để họ sưởi ấm chiếc ghế của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc với danh nghĩa là Campuchia Dân chủ, một tên gọi chính thức của Khơme Đỏ .

Ở trong nước, cốt lõi mục nát của nền kinh tế mà Khơme Đỏ để lại đã gây cho dân tộc này rơi vào tình thế dễ gặp phải khốn đốn. Vào đầu tháng 3 năm 1979, để sóng, những người ở Phnom Penh đã buộc phải ăn rễ cây, trái cây dại và lá cây. Hàng triệu héc ta ruộng lúa đã tạm thời bị bỏ hoang do chiến tranh. Không có nước uống, dịch vụ điện thoại, bưu điện, vận chuyển, chợ búa và không tiền. Để xoa dịu tình hình, thỉnh thoảng chính phủ mới đã phân phát gạo và bột  mì. Chỉ trong tháng 8, tin tức đó đã lọt ra ngoài cho biết chính phủ Heng Samrin đang chuẩn bị khôi phục lại việc sử dụng tiền và xây dựng nền kinh tế trao đổi bằng tiền mặt vào trước cuối năm. Các mối liên lạc đã bị cắt đứt. Campuchia đã không thể với tới được kế hoạch của mình.

Ngay sau khi Hun Sen trở thành Bộ trưởng Ngoại giao, tờ báo đầu tiên kể từ năm 1975 của Campuchia đã ra mắt. Một tờ báo quốc doanh có 8 trang, thì 4 trang chứa đầy hình ảnh, 4 trang còn lại với các bài viết về các đường lối chính sách của chính phủ mới. Một tháng sau đó, chính các đường lối này đã trở nên rõ ràng, khi Chủ tịch Heng Samrin phát biểu tại một cuộc họp phỏng vấn cho biết các nhiệm vụ trước mắt của ông là cung cấp các nhu cầu cơ bản của dân và quét sạch các tàn dư của chế độ Khơme Đỏ . Cuộc phỏng vấn ấy đã được chính phủ cho đăng trùng với cuộc viếng thăm Phnom Penh của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông đã trở thành người đứng đầu chính phủ lần đầu tiên đến quốc gia này họp với các nhà lãnh đạo của Campuchia để bày tỏ tinh thần đoàn kết chung. Nhưng Heng Samrin có các mối bận tâm khác. Các nhiệm vụ trước mắt của ông là cung cấp thực phẩm, nhà ở, quần áo và các dịch vụ y tế cho hàng triệu người dân đã phải bỏ nhà cửa ra đi nay trở về nhà của họ sau khi chế độ diệt chủng bị lật đổ.

Dấu hiệu lần đầu tiên cho thấy Sihanouk quyết tâm theo đường lối đấu tranh để quay lại nắm quyền đã trở nên rõ ràng vào tháng 7 năm 1979, khi vị hoàng thân không còn quyền bính này tuyên bố ở Paris là ông muốn dựng lên một chính phủ Campuchia lưu vong ngang tầm. Chính phủ Phnom Penh đã gắn cho liên minh câu kết của Sihanouk với Khơme Đỏ và Son Sann là một mặt trận được chỉ đạo bởi “ một con rối – không hơn, không kém “.

Hun Sen đã không quên Sihanouk được coi như một kẻ bù nhìn đứng đầu chế độ Pol Pot trong một thời gian ngắn và Sihanouk đã đánh ván bài quyết định để phát huy  lực lượng Khơme Đỏ . Khi ấy là một nhân vật có lập trường dứt khoát, Hun Sen đã từ chối bất cứ ý kiến nào yêu cầu đối thoại với Sihanouk hoặc Son Sann, hai nhà lãnh đạo lưu vong, đang chuẩn bị thành lập liên minh với Khơme Đỏ .

Vào giai đoạn này, Hun Sen đã trở thành một diễn giả đầy sức thuyết phục và trôi chảy về chính sách đối ngoại của Campuchia . Sự tiến bộ nhanh chóng của ông đã được các thủ lĩnh chính trị của mình, Heng Samrin , Pen Sovann và Chea Sim nhìn nhận. Vào năm 1981, ông đã được trao cho chức phó Thủ tướng, ngoài vai trò là Bộ trưởng Ngoại giao. Một Hun Sen tự tin hơn đã bắt đầu đi xa thêm ra bên ngoài, một nơi mà sau này đã trở thành thành phố ưa thích của ông, New Delhi. Cùng với các nhà lãnh đạo chính trị Ấn Độ và các quan chức của Bộ ngoại giao, ông cảm thấy các mối quan hệ hữu nghị hết sức dễ chịu. Trong chuyến viếng thăm New Delhi sáu ngày vào tháng 8 năm 1981, ông đã trình bày công khai kế hoạch hai giai đoạn để giải quyết các vấn đề Campuchia tại một hội nghị khu vực trong số ba nước Đông Dương và các nước ASEAN, và sau đó tại một hội nghị quốc tế bao gồm các cường quốc lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.

Một tháng sau đó, Sihanouk đã bay sang Singapore, nơi ông gặp Son Sann và Khieu Samphan tại cuộc họp chính thức đầu tiên để dựng lên lực lượng thống nhất chống lại chính phủ Phnom Penh và những người hậu thuẫn Việt Nam.  Phnom Penh  đã coi cuộc họp này “ chỉ là một kịch bản do Bắc Kinh và Washington dàn dựng”. Họ nói thêm “ là sự mặc cả giữa ông Son Sann, ông Sihanouk và ông Khieu Samphan, những kẻ phản bội nhân dân Campuchia sẽ chẳng đi đến được giá trị gì, vì họ chỉ nhắm đến các quyền lợi của riêng họ “.

Hun Sen nhanh chóng trở thành gương mặt và tiếng nói chung của chính phủ Phnom Penh và giữ vai trò chủ đạo phản đối lại tổ chức tuyên truyền của Sihanouk. Vào thời điểm đó, người Bộ trường trẻ nhất trên thế giới ấy không hề hay biết chút gì về chuyện mình sắp trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất trên thế giới.

ĐẠT TỚI ĐỈNH CAO NHẤT VÀO NĂM BA MƯƠI BA TUỔI

Cái chết của Thủ tướng Chan Si đã cho thấy rõ con đường Hun Sen sẽ thay thế chức vụ của ông ta. Con đường dốc leo lên đỉnh cao trong Đảng Cộng Sản nhanh chóng đã gây ấn tượng hết sức ngạc nhiên, vào tháng 1 năm 1985, ông đã được bầu làm Thủ tướng, hai tuần sau khi Chan Si chết do cơn đau tim và chỉ sau 6 năm ông làm Bộ trưởng Bộ ngoại giao.

Tân Thủ tướng chỉ mới 33 tuổi và được xếp vào vị trí thứ năm trong Bộ chính trị bảy thành viên của Đảng Cách Mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) đang cầm quyền. Một cựu binh du kích tương đối ít kinh nghiệm chính trường đã được nhất trí bầu làm Thủ tướng tại một phiên họp toàn thể của Quốc hội. Ông mô tả con đường đi lên của ông đã đạt tới vị trí tột bậc hợp lý trong các vai trò lãnh đạo, như đã từng là một chiến sĩ du kích, một cán bộ chỉ huy và sau đó là một người tổ chức Mặt trận Thống nhất.

Ông nói “ Các anh trong vai trò lãnh đạo Đảng đã tin tưởng tôi ở cương vị Thủ tướng khi Thủ tướng Chan Si qua đời vào cuối năm 1984”.

Con đường đi lên của ông khó có thể tưởng tượng được nếu không thấy được sự hỗ trợ của một loạt các cựu lãnh đạo Đảng, chẳng hạn như Heng Samrin, Chea Sim , Say Phuthang, Chea Soth, Bou Thang, Tea Banh, Sai Chhum và Sar Kheng, cũng như một nhóm mà Hun Sen gọi là các nhà trí thức “lão thành” như Hor Nam Hong, Chem Snguon, Phlek Phirun và My Samedi, cùng với một nhóm chính trị ông gọi là “ những người trí thức trẻ “.

Ông đã đạt hai kỷ lục : một đối với thế giới và một đối với Campuchia . Ở tuổi 33, ông đã trở thành Thủ tướng trẻ nhất thế giới vào thời điểm đó, giành được tất cả số phiếu bầu trong một cuộc bỏ phiếu kín tại Quốc hội vào đầu năm 1985.

Ông nói “ Đó là trường hợp duy nhất trong lịch sử Campuchia , khi một nhà lãnh đạo Campuchia chiếm được 100% số phiếu bầu trong cuộc bỏ phiếu kín ở Quốc hội. Điều này chưa bao giờ xảy ra ngay cả trong trường hợp các (cựu) Thủ tướng Pen Sovann và Chansi, những người tiền nhiệm của tôi, họ đã mất một số phiếu tín nhiệm “.

Hun Sen đã nhắc đến một số phiếu bầu Pen Sovann làm Thủ tướng vào tháng 7 năm 1981 và Chan Si vào năm kế tiếp. Pen Sovann, một người thân Hà Nội đã bị cách chức sau khi ở cương vị Tổng Bí thư đảng cầm quyền. Vào các thời điểm khác, ông đã làm Phó Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Người ta tin ông là nạn nhân của một sự bất đồng quan điểm cá nhân với Heng Samrin theo sau các khác biệt ý thức hệ sâu xa.

Pen Sovann đã là một đảng viên tích cực của KPRP, một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) vốn giữ vai trò quan trọng chống lại sự thống trị của thực dân Pháp và sự chiếm đóng của Nhật ở Campuchia . KPRP được thành lập vào năm 1951 sau khi ICP bị giải tán và tái tổ chức thành ba Đảng Cộng sản, ĐCS Việt Nam , ĐCS Lào và ĐCS Campuchia . Vào năm 1962, ĐCS ở Campuchia tách đôi thành phe thân Trung Quốc và phe thân Liên Xô. Pol Pot lãnh đạo nhóm thân Trung Quốc chống Liên Xô kịch liệt. Vào tháng 1 năm 1979, sự phân chia đã trở thành vĩnh viễn khi phe thân Liên Xô và thân Việt Nam dưới quyền Sovann đã thay thế Pol Pot giữ vai trò lãnh đạo ở Phnom Penh . Pen Sovann đã được bầu làm Bí thư thứ nhất của Ủy ban Trung ương Đảng KPRP có 65 thành viên chính thức.

Pen Sovann đã bỏ đảng của nhóm cộng sản theo Pol Pot, những người mà ông đã tố cáo là những kẻ phản bội, tại đại hội lần thứ tư của Đảng KPRP diễn ra từ ngày 26 đến 29 tháng 5 năm 1981. Đại hội này đã tập trung loại bỏ hoàn toàn “ học thuyết chủ nghĩa dân tộc cực đoan phản động” của Pol Pot, xóa bỏ tư tưởng sùng bái cá nhân và phát triển đảng theo chủ nghĩa Mác – Lê nin.

Khi Heng Samrin bất ngờ thay thế Pen Sovann lãnh đạo đảng vào ngày 4 tháng 12 năm 1981, thái độ thân Việt Nam của Đảng KPRP thậm chí đã trở thành rõ rệt hơn. Pen Sovann đã bị khai trừ ra khỏi đảng, ông bị bắt giam vào tháng 12 và gần như từ đó ông ngừng tham gia vào chính trường trong vòng 10 năm.

Pen Sovann nói “ Hun Sen và Say Phuthang (đồng chí cao cấp trong Đảng cộng sản) phải chịu trách nhiệm về việc bắt giam tôi”.

Ở Phnom Penh , Quốc hội đã bầu Chan Si làm Thủ tướng vào đầu năm 1982. Vào thời điểm đó, Hun Sen đang viếng thăm Pháp với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Cùng năm đó, ông còn đi Liên Xô và nghỉ hè ở vùng Biển Đen.

Năm 1992, Pen Sovann quay lại chính trường và xin vào Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), đảng chuyển tiếp từ Đảng KPRP, nhưng không được chấp nhận vì người ta không tin tưởng ông. Ông đã nhiều lần yêu cầu vào đảng này nhưng đều đã bị từ chối. Cuối cùng vào năm 1994, ông được bổ nhiệm vào làm cố vấn cho một chi bộ đảng của CPP ở Takeo. Nhưng Đảng CPP đã bắt đầu nghi ngờ sự trung thành của ông , khi có tin đồn ông có thể gia nhập Đảng Dân tộc Khơme do một giám đốc điều hành công ty được Pháp đào tạo thành lập vào năm sau, người này có tên là Sam Rainy, con trai của Sam Sary, một quan chức cao cấp trong chính phủ Sihanouk vào thập niên 1960. Do đó Pen Sovann đã mất chức. Ông viện cớ là Hun Sen đã đe dọa tịch thu xe và nhà của ông ở Takeo. Sau đó, ông đã nhiều lần yêu cầu Đảng CPP cho ông gia nhập đảng trở lại.

Ông ta nói “ Tôi đã khẩn khoản xin vào Đảng (CPP) bằng cách một năm viết một hoặc hai lá đơn gửi cho Hun Sen và Chea Sim. Gần đây tôi đã hỏi Chea Sim xem tôi có thể phục vụ Đảng CPP được không ?”.

Pen Sovann không còn hy vọng nên đã quay sang Đảng Funcinpec của Ranariddh, khi ấy ông mới biết là mình bị từ chối vì các khuynh hướng Mác – Lênin trước đây của ông. Ông vẫn ở ngoài lề đời sống chính trị của Phnom Penh , vẫn nuôi các hy vọng mong manh về việc bắt đầu thành lập một đảng riêng.

Sau cuộc vắng mặt của Pen Sovann, tân Thủ tướng Chan  Si đã không kéo dài chức vụ của mình được bao lâu. Cái chết của ông vào tháng 10 năm 1984, đã mở đường cho một cuộc bầu cử khác. Với hai đảng viên tích cực này không còn nữa, Heng Samrin, đảng viên tích cực thứ ba đã trở thành người lãnh đạo Đảng. Sự vượt lên bất ngờ của Hun Sen , một người bạn và liên minh đã có từ lậu của Heng Samrin, cả hai đều có khả năng và đáng tin cậy. Vào thời điểm Chan Si chết, Hun Sen ở Hà Nội, nơi ông đang báo cáo với các quan chức Việt Nam về các vấn đề của Campuchia . Không bao lâu sau, Hun Sen được tổ chức lãnh đạo Đảng bổ nhiệm làm quyền Thủ tướng ở Phnom Penh . Vai trò Thủ tướng đã nằm trong tầm tay.

Đảng chỉ đề cử một ứng cử viên, Hun Sen , trong cuộc bỏ phiếu kín để bầu Thủ tướng mới. Năm nhà lãnh đạo cao nhất đã xem xét chặt chẽ và đưa vào danh sách sơ tuyển các ứng cử viên cho chức Thủ tướng là Heng Samrin, Chea Sim, Say Phuthang, Chea Soth và Bou Thang. Tất cả họ đều là người đỡ đầu của Hun Sen . Không có sự ủng hộ của các đảng viên lão thành này, ông ta sẽ không có tương lai. Không có người nào trong số năm người này là ứng cử viên cho chức Thủ tướng, vì họ đã giữ các chức vụ cao nhất trong Đảng và Nhà nước. Heng Samrin là Chủ tịch nước; Chea Sim là Chủ tịch Quốc hội; Chea Soth và Bou Thang là các phó Thủ tướng phụ trách kinh tế và quốc phòng; còn Say Phuthang là thành viên chủ chốt của Bộ Chính trị.

Trong khi trong Đảng cộng sản, Say Phuthang đề cử tên Hun Sen, trong Quốc hội, Heng Samrin cũng làm như vậy, còn Chea Sim giám sát cuộc bỏ phiếu.

Hun Sen nói “ Mặc dù tôi không ham chức vụ quan trọng nhất, nhưng tôi đã nhận, vì họ đã đặt sự tin tưởng vào tôi”.

Làm sao một người còn quá trẻ và thiếu kinh nghiệm chiếm được sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo Campuchia mà dường như họ sẵn sàng chấp nhận liều lĩnh bằng cách đề cử ông làm Thủ tướng ?

Ông nói “ Họ đã đặt nhiều niềm tin vào tôi. Vào lúc ấy, trong số các thành viên của chính phủ và của Đảng, tôi là người trẻ nhất. Họ biết các khả năng mà tôi đã chứng tỏ khi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao”.

Bộ trưởng ngoại giao chưa có kinh nghiệm đã biết Đảng KPRP là một ngôi nhà được xây trên cát, một thực thể yếu kém và loạng choạng với một vài đảng bộ, và số đảng viên không hơn 1.000 người. Tỉnh lớn nhất, Kompong Cham chỉ có 30 đảng viên chính thức. Sau khi ông lên Thủ tướng, Đảng KPRP tổ chức đại hội lần thứ năm từ ngày 13 – 16 tháng 10 năm 1985, một sự kiện lớn khi đảng viên tăng lên tới hơn 7.000 người.

Nhưng Heng Samrin thừa nhận là nền kinh tế vẫn còn èo uột và bất ổn, các ngành kỹ nghệ bị đình đốn vì thiếu nhiên liệu, phụ tùng thay thế và nguyên liệu thô. Ông đã cảnh báo thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội sẽ phải mất “ nhiều năm “. Đại hội đã trình bày công khai Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của đất nước ( 1986 – 1990 ) bổ sung thành phần kinh tế tư nhân vào ba khu vực kinh tế được nói đến trong hiến pháp – khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế gia đình. Thành phần kinh tế tư nhân sẽ đóng một vai trò trọng tâm trong việc giúp chính phủ Hun Sen tồn tại qua khỏi những năm bị cô lập.

Phương tiện truyền thông đã nhận ra các rạn nứt trong đảng. Sự ủng hộ kiên định của Chea Sim và tình bạn của ông với Hun Sen đã rơi vào tầm công kích của các nhà ngoại giao và quan sát viên, vốn nhận định giữa hai người  này có một sự kình địch căng thẳng. Những tin đồn như vậy đã tiếp tục tồn tại từ lần đầu họ xuất đầu lộ diện vào đầu thập niên 1980. Các lời ám chỉ về sự kình địch được đồn đại đã trở thành rõ ràng khi Chea Sim được cho là đã sắp đặt chuyện sa thải Khieu Kanharith, biên tập viên một tờ báo của đảng. Kanharith là một trong các liên minh và là bạn thân của Hun Sen . Rõ ràng, Chea Sim đã rất khó chịu với những lời chỉ trích thường xuyên của Kanharith về chính sách của chính phủ và sự gần gũi của ông ta với các phóng viên phương Tây, những người này săn tìm các lời bình luận về đảng thường được giữ kín. Các nhà ngoại giao đã tin chắc Chea Sim đứng sau vụ sa thải Kanharith và qua việc sa thải một người thân cận với Hun Sen , ông muốn gửi đi một thông điệp không tán thành gián tiếp của mình mà không muốn đối đầu công khai với Thủ tướng Hun Sen .

Sự bất bình giữa Chea Sim và Hun Sen được cho là để quay trở lại cuộc đàm phán hòa bình ở Tokyo, khi Hun Sen được hiểu ngầm là đã chỉ định tất cả 6 thành viên của Hội đồng Quốc gia Tối cao, cơ quan điều hành nước Campuchia cho tới khi cuộc bầu cử có thể được tổ chức. Hun Sen đã làm như vậy mà không cần tìm sự đồng thuận của các đồng chí trong đảng ở Phnom Penh , câu chuyện đã bắt đầu. Càng trầm trọng hơn nữa, các nhà ngoại giao cho rằng có các phe phái trong Đảng CPP nghĩ Hun Sen là một người thân phương Tây một cách quá khích và xem ông như là người đưa ra nhiều nhượng bộ với các quốc gia này. Kể từ đây, các kết luận vội vàng được đưa ra là Đảng CPP, chẳng những không được thống nhất mà còn bị chia rẽ nặng nề. Tất cả đều do các ảnh hưởng ngấm ngầm lan nhanh về sự kình địch giữa Hun Sen và Chea Sim đã bị đồn thổi.

Với nụ cười thoải mái, Hun Sen nói “ Kiểu suy nghĩ này đã diễn ra hơn 15 năm. Trước năm 1984, họ cho là có sự kình địch giữa Heng Samrin và Sai Phuthang, giữa Heng Samrin và Chea Sim. Sự kình địch giữa Chea Sim và tôi là một sự kình địch bất phân thắng bại. Nếu là một hoàn cảnh không phân thắng bại thì có nghĩa là không có sự kình địch. Sự kình địch để làm gì ? Chea Sim là thủ lĩnh của Đảng CPP và Chủ tịch Quốc hội – cả hai chức vụ rất quan trọng. Đối với ông ta giữ chức Thủ tướng để làm gì ? Bấy giờ , tôi là một Thủ tướng có quyền lực, vì vậy đối với tôi giữ chức thủ lĩnh Đảng và Quốc hội để làm gì ?”

Ai có quyền lực hơn – Hun Sen hay Chea Sim ?

Ông nói “ Tôi không muốn nói ai có quyền lực hơn ai. Nhưng mỗi người đều có nhiệm vụ riêng. Nếu Chea Sim giữ chức Thủ tướng thì có lẽ ông sẽ làm tốt hơn Hun Sen “.

Khi những đồn đại về sự chia rẽ giữa hai nhà lãnh đạo mới bắt đầu lan rộng ở phạm vi thủ đô vào cuối thập niên 1980, Hun Sen được xem là người theo đường lối cải cách, còn Chea Sim là một người theo đường lối cứng rắn. Khi chĩa mũi nhọn vào các cải cách, ông đã gây ra một loạt va chạm với những người bảo thủ trong Đảng cộng sản. Có tin đồn là tình trạng kình địch âm ỉ lâu ngày đã bắt đầu sục sôi. Trong khi Chea Sim muốn Hun Sen không nhượng bộ các phe cánh không cộng sản tại cuộc đàm phán hòa bình, thì Hun Sen lại theo đuổi chính sách hòa giải và đóng vai trò quyết định trong việc đạt hòa bình. Tất cả các câu chuyện kinh dị đã được đồn thổi quanh các quán bar ở Phnom Penh . Một số người cho là sự bất đồng quan điểm giữa Hun Sen và Chea Sim đã xảy ra, vì người ta đồn thổi Hun Sen có một nhóm cố vấn kinh tế rất giỏi ở thành phố và họ đang vượt trội hơn hẳn các bạn chí cốt của Chea Sim. Một trong những nhà phân tích am hiểu nhất, V.Loikianov, cố vấn Đại sứ quán Liên Xô đã bác bỏ các tin đồn thất thiệt ấy và nói rằng Chea Sim không giẫm chân lên công việc của Hun Sen .

Ông Loukianov cho biết “ Không có vấn đề về chuyện đó. Ông Chea Sim cao cấp hơn ông Hun Sen trong Chính phủ và trong Bộ chính trị của Đảng. Vì vậy, hất cẳng ông Hun Sen là một người cấp dưới trong chính phủ của ông Chea Sim sẽ chẳng được gì “.

Năm 1998, chúng tôi đã nói chuyện với Hun Sen về những lời nhận định mà ông Loukianov đưa ra vào năm 1990.

Hun Sen đã trả lời “ Ông ta có lý, bởi vì Chea Sim luôn luôn là thủ trưởng của tôi. Ngay cả lúc bấy giờ, cả Heng Samrin và Chea Sim đều là thủ trưởng của tôi. CÒn có hai người nữa cũng là thủ trưởng của tôi – Chea Soth và Sai Phuthang. Chúng tôi có thể so sánh Đảng CPP với một đội bóng đá. Người quan trọng nhất trong đội là huấn  luyện viên. Nếu huấn luyện viên thiếu năng lực thì đội bóng ấy sẽ không thể thắng. Chea Soth là một huấn luyện viên rất giỏi. Khi đội banh của Đức bị thua, họ đã không đổ lỗi cho các cầu thủ. Họ quy lỗi cho huấn luyện viên. Điều đó cũng giống như đối với Đảng. Chỉ có một loại đua tài duy nhất giữa Chea Sim và tôi – môn đánh gôn. Ông ta đã chơi gôn trong thời gian dài, tôi không thể thắng ông ta. Tôi đang cố gắng đánh bại ông ta trong cuộc chơi “.

Những đồn đại về sự chia rẽ giữa Hun Sen và Chea Sim được săn tin trong suốt năm 1992. Bị những lời rêu rao tiêu cực làm cho xôn xao lên, Đảng CPP đã thúc giục các thành viên của mình siết chặt hàng ngũ và tiến đến cuộc bầu cử thống nhất vào năm sau. Các nhà ngoại giao ở thủ đô khăng khăng cho là sự tranh giành quyền lực đã nổ ra giữa Chea Sim, người theo đường lối cứng rắn, là Chủ tịch Đảng và Hun Sen , người theo đường lối cải cách, là phó Chủ tịch Đảng. Câu chuyện ấy đã ngã ngũ là Chea Sim đã thắng thế trong cuộc tranh giành quyền lực sau khi sửa đổi Hiến pháp vào tháng 4 đã để cho ông lên giữ chức Chủ tịch vì lúc ấy Heng Samrin vắng mặt hoặc đã bị bệnh. Thứ bậc bấy giờ trong Đảng là Chea Sim, Heng Samrin, rồi đến Hun Sen . Trong khi Hun Sen đưa các liên minh thân cận của mình lên nắm giữ các chức vụ Bộ trưởng, thì Chea Sim bổ nhiệm anh rể mình, Sar Kheng làm phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

Một quan chức cao cấp trong chính phủ cho biết riêng là bộ ba trong chính phủ , gồm Hun Sen , Chea Sim và Heng Samrin điều hành Nhà nước Campuchia không những là các đồng chí với nhau mà còn là những người bạn thân thiết ngồi uống chung với nhau chai rượu cô-nhắc.

Quan chức ấy kể “ Thỉnh thoảng Hun Sen đi bộ đến nhà Chea Sim hoặc Heng Samrin đến nhà Hun Sen và họ ngồi ăn uống với nhau. Họ là những người bạn rất thân “.

Những người trong đảng cầm quyền phát biểu vào tháng 5 năm 1992 rằng không có cơ sở về “ các tin đồn “ tranh giành quyền lực; và cho rằng đây là một đảng đoàn kết. Nhưng các nhà ngoại giao đa nghi tin rằng chuyện tranh giành quyền lực đã làm phương hại cho Đảng này trong cuộc bầu cử.

Hun Sen đã là một thành viên trong Bộ Chính trị ban đầu của Đảng KPRP suốt từ lúc nó được thành lập khi ông còn sống lưu vong. Khi Ủy ban Trung ương và bộ Chính trị được thành lập, những người đỡ đầu ông đã bảo đảm một vị trí thích đáng cho ông. Hầu như một năm sau khi lên Thủ tướng, ông đã thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 12 năm 1986, để tập trung sức lực vào việc điều hành đất nước và nhất là để chỉ đạo chiến dịch quân sự chống lại Khơme Đỏ .

Bị cảnh báo bởi sự cấm vậhương mại của Mỹ gây tê liệt và lệnh cấm của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho Campuchia vay, người cựu chiến binh du kích ấy đã thấy mình bị kẹp chặt bởi các thách thức tồi tệ về kinh tế và ngoại giao. Bằng cách nhìn nhận chính mình, ông đã thấy một số vấn đề này “ khá phức tạp”, nhất là việc quản lý trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế có kế hoạch sang nền kinh tế nhiều thành phần và cuối cùng là nền kinh tế mở cửa.

Hun Sen kể “ Cần phải tìm ra giải pháp chính trị cấp bách thông qua cuộc đàm phán. Việc cải cách kinh tế đã diễn ra song song với cải tổ chính trị. Tuy nhiên, sự ổn định chính trị phải được duy trì để việc cải tổ kinh tế có thể được tiến hành cùng với việc tìm kiếm giải pháp chính trị để kết thúc chiến tranh và mang lại hòa bình “.

Dừng lại hít một hơi thuốc dài, rồi uống một ngụm trà tàu trước khi ông nói tiếp “ Tôi sẽ viết một cuốn sách về các vấn đề phức tạp này”.

Điều gây tổn thương danh dự là bị báo chí nước ngoài gán cho là “ chế độ bù nhìn do Việt Nam dựng lên “ càng khiến ông khó làm dịu tình hình đất nước đang bị cô lập để đi vào con đường cải tổ kinh tế. Mặc dù điều đó gây rắc rối cho ông, nhưng vẫn còn một chút khả năng ông có thể thực hiện để định hướng ý kiến của thế giới theo quan điểm của mình vào thời điểm đó. Ông không sao hiểu nối tại sao thế giới lại quên rằng Campuchia đã phải gian khổ mới giải phóng được đất nước và cuộc đấu tranh loại bỏ Khơme Đỏ của quân nổi dậy Campuchia và bộ đội Việt Nam “.

Hun Sen nói “ Công lý vẫn còn trên thế giới. Tôi không quá quan tâm tới (các vấn đề) nào đã bị nảy sinh. Tôi dành nhiều thời gian của mình để giúp dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo nàn, đó mới chính là kẻ thù thực sự của chúng tôi, hơn là ngồi phàn nàn giới báo chí “.

“ Đó là một thời kỳ rất phức tạp. Vì vậy, khi trở thành Thủ tướng, tôi tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ 1979 tới 1983, là giai đoạn Nhà nước lúc nào cũng phải đương đầu. Từ 1984, chúng tôi bước vào giai đoạn đương đầu và đàm phán mới. Tôi vẫn còn nhớ hai nhân vật rất quan trọng của ASEAN : Bộ trưởng ngoại giao – Mochtar Kusumaatmadja của Indonesia và Ghazalie Shafile của Malaysia. Với các nước ở Đông Dương, chúng tôi có được sự ủng hộ từ ông Nguyến Cơ Thạch của Việt Nam . Chúng tôi dã có được sự ủng hộ từ hai nhóm quốc gia – 6 nước trong khối ASEAN và 3 nước ở Đông Dương. Vì vậy, chúng tôi đã phải tăng nhanh quá trình đàm phán “.

Để ngăn chặn Thái Lan can thiệp vào các công việc của Campuchia và cố thuyết phục họ ngưng ủng hộ Khơme Đỏ , chính phủ của Hun Sen đã đề xuất quân đội Thái giữ vai trò trung lập để tránh phải đương đầu. Rốt cuộc, Hun Sen đã có một cuộc họp mật ở Vientiane với Chavalit Yongchaiyudh, một vị tướng của Thái vào cuối năm 1988 và ông đã gặp Thủ tướng Thái Lan, Chatichai Choonhavan vào năm 1989. Sự gặp gỡ này không mang lại hiệu quả. Thái Lan tiếp tục ủng h ộ Khơme Đỏ .

Được các thủ lĩnh trong đảng của ông ủng hộ, Hun Sen đã đưa ra một đường lối cứng rắn chống lại phe kháng chiến do Sihanouk lãnh đạo, trong khi ấy quân đội của ông tấn công tàn quân của Khơme Đỏ ở dọc biên giới với Thái Lan. Không giống như các nước dân chủ, nơi các Thủ tướng còn thiếu kinh nghiệm bị khuynh đảo rồi sau đó bị lật đổ, vị Thủ tướng Campuchia trẻ tuổi này có thể dựa cậy vào sự ủng hộ không tiếc công sức của các thủ lĩnh trong Đảng cộng sản. Đảng đưa ra sự nhất trí về chính sách đối nội và đối ngoại, còn Hun Sen điều chỉnh đường lối đó cho tinh tế. Vào tháng 5 năm 1987, ông đã từ chối một lời đề nghị đàm phán hòa bình do Sihanouk đưa ra vì “ nó không có gì mới mẻ và không hiện thực “. Nhưng vào tháng 10, ông xuống thang lập trường cứng rắn của mình và đề nghị với Sihanouk ba vị trí đứng đầu trong chính phủ liên hiệp tương lai – Nguyên thủ quốc gia, Phó tổng thống và Thủ tướng. Sihanouk đã bác bỏ đề nghị ấy ngay lập tức vào tháng 12 năm 1987.

Sihanouk phát biểu tại Pháp “ Tôi muốn chết ở Bắc Kinh hoặc Bình Nhưỡng hơn là làm Nguyên thủ quốc gia bù nhìn ở Phnom Penh , một con rối của Hà Nội”.

Tuy nhiên, Sihanouk đồng ý trở về làm quốc trưởng của một nước mới được điều hành bởi phe đối lập ba bên của ông và chính phủ của Hun Sen .

Người đàn ông trẻ này bất bình trước những điều chướng tai gai mắt ấy, dần dần đã nhận thấy ý nghĩa trong việc tìm kiếm hòa bình và đã đồng ý bắt đầu nói chuyện với Sihanouk đang sống lưu vong ở Bắc Kinh và thỉnh thoảng tới Bình Nhưỡng và Paris.

Hun Sen nói “ Tôi đã xem xét việc đạt được giải pháp hòa bình, nhất là với Sihanouk, từ đầu thập niên 1980 sau khi bộ đội Việt Nam rút quân một phần khỏi Campuchia vào năm 1982”.

Sự bứt phá đã xảy ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1987, khi Hun Sen gặp Sihanouk tại một địa điểm trung lập, một lâu đài kiểu thời kỳ Phục hưng vào thế kỷ 13, ở Fere-en-Tardenois, một thị trấn lớn có những hàng cây xanh tốt ở đông bắc Paris, Pháp. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên giữa một hoàng thân 65 tuổi và một nông dân 35 tuổi. Đã trở nên rõ ràng là một cuộc đối thoại ngang tài ngang sức, giữa một hoàng thân ưa uống rượu sâm banh và một người theo chủ nghĩa dân tộc được hun đúc trong đấu tranh gian khổ giữa các cánh rừng của Đông Dương.

Hun Sen nói “ Quyết định duy trì cuộc đàm phán dựa trên quan điểm là sức mạnh của lực lượng vũ trang không thể giải quyết được vấn đề Campuchia , và chỉ có đường lối đàm phán và hòa giải dân tộc mới có thể đem lại hòa bình “.

Mặc dù hai bên có các vấn đề bất đồng kịch liệt, nhưng trong cuộc đàm phán của họ, Hun Sen đã không đả động đến các mối bất hòa đó. Tại Fere-en-Tardenois, sau 6 tiếng đối mặt, hai người này đã đi tới một sự thỏa thuận thăm dò về kế hoạch bốn điểm để chấm dứt cuộc nội chiến 9 năm đẫm máu. Hun Sen đã cho biết rõ là ông không ở Pháp chỉ để gặp Sihanouk.. Ông đã gác lại cuộc đàm phán để tham dự Đại hội Đảng Cộng sản Pháp, ông đã đưa ra các khuynh hướng chính trị của mình khá rõ ràng.

Sau ba ngày đàm phán tại lâu đài lịch sử, họ đã đồng ý yêu cầu một nhân vật đầy quyền lực của Bắc Triều Tiên , ông Kim Nhật Thành điều đình giữa Trung Quốc và Việt Nam , những bên ủng hộ chính, (Trung Quốc) cho Khơme Đỏ và (Việt Nam )cho chính phủ Phnom Penh . Sự thật là một thông cáo đã được đưa ra vào lúc kết thúc đàm phán đã không nhắc đến sự có mặt của khoảng 14 vạn bộ đội Việt Nam ở Campuchia vốn có thể dễ gây tranh cãi, điều đó đã chứng tỏ một cách hùng hồn tài khéo léo của Hun Sen với tư cách là một nhà đàm phán. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý theo đuổi đàm phán ở Bình Nhưỡng một tháng sau đó.

Ông kể “ Ý nghĩa quan trọng của sự thỏa thuận đó giữa Sihanouk và tôi là tìm kiếm giải pháp hòa bình “.

Chỉ sáu ngày sau cuộc đàm phán bước ngoặc của họ, Sihanouk thiếu kiên định , đã bất ngờ đổi ý và hủy bỏ cuộc đàm phán hòa bình thêm nữa với Hun Sen , đã gọi ông là “ tay sai của Việt Nam “ đến đàm phán “ bằng tay không và mưu toan đạt được các mục tiêu tuyên truyền”. Sự đổi ý của Sihanouk đã làm trì hoãn việc đem lại hòa bình cho đất nước ông ta. Điều đó cho thấy ông ta vẫn còn dùng Khơme Đỏ làm con tin, một phe du kích mà ông đã cổ vũ vào thập niên 1970 với hy vọng tràn trề là nó sẽ khôi phục lại quyền lực cho ông. Cuối cùng, Sihanouk đã phải thất vọng khi Khơme Đỏ giành được quyền lực sau khi lợi dụng tâm trạng của dân chúng ưa chuộng Sihanouk để rồi sau đó đã giam lỏng ông trong hoàng cung ở Phnom Penh .

Hun Sen không ưa chuyện lăng mạ xúc phạm nhau, cũng không hợp được với các đồ ăn nước ngoài. Trong các chuyến đi của ông, nhất là sang Pháp, ông không thể ăn được đồ ăn địa phương. Norodom Ranariddh, con trai Sihanouk, đã kể lại chuyện ông không ăn được đồ ăn của Pháp trong khi đàm phán ở Paris và đã phải thu xếp cho ông đồ ăn châu Á.

Hun Sen kể “ Tôi không thích đồ ăn nước ngoài, trừ các món Tàu. Các kiều bào Campuchia sống ở Paris đã giúp nấu các món ăn Khơme cho tôi. Khi đi ra nước ngoài, tôi lúc nào cũng mang theo cá khô và nước mắm là các món ăn quen thuộc của tôi”.

Dưới áp lực và chỉ trích kịch liệt của Khơme Đỏ , Sihanouk đã hoãn lại cuộc đàm phán ở Bình Nhưỡng. Sihanouk biện luận rằng, ông đã yêu cầu Hun Sen bao gồm cả việc rút bộ đội Việt Nam trong thông cáo cuối cùng ấy, nhưng Hun Sen đã trả lời là “ việc đề cậpt hêm như thế là vô ích”. Sihanouk đã đặt ra các điều kiện tiên quyết – ông sẽ không gặp Hun Sen nữa, thứ nhất nếu Việt Nam không chịu thương lượng trực tiếp với Sihanouk; thứ hai, nếu Khơme Đỏ và Son Sann không đồng ý gặp Hun Sen . Cuộc đàm phán ấy bị đổ vỡ, Hun Sen đã nói với các nhà lãnh đạo Campuchia là “ vừa đánh vừa đàm”.

Cuộc tranh cãi om sòm và chát chúa nhất là cuộc đấu khẩu giữa Hun Sen và Khơme Đỏ .

Hun Sen kể “ Khơme Đỏ và tôi chưa bao giờ đồng thuận với nhau. Tôi thường phải đi đến chỗ tranh cãi với Khơme Đỏ trong các cuộc đàm phán . Lúc tôi cũng lạc quan và đó là lý do tôi tiếp tục đàm phán. Có nhiều trở ngại, nhưng còn hơn là giao chiến”.

Khi cuộc đàm phán hòa bình xuất hiện dần ở phía trước, Hun Sen đã đảm nhiệm lại chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào cuối năm 1987 để tỏ rõ phong thái riêng của mình về các công việc đối ngoại của chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, một Bộ giữ vai trò quyết định trong việc giải quyết các cuộc đàm phán. Ông đã đưa cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Kong Kom, người đã giữ chiếc ghế ấy cho ông xuống làm phụ tá. Động thái ấy đã làm nổi bật tầm cỡ của ông trong khi ông đang chuẩn bị cho vòng đàm phán thứ hai với Siahnouk.

Làm cho kế hoạch đàm phán hết sức rối rắm, một lần nữa Sihanouk lại đổi ý. Lần này, ông yêu cầu Hun Sen gặp ông tại St.Germain-en-Laye ở Pháp vào ngày 20 và 21 tháng 1 năm 1988.

Mau chóng già dặn kinh nghiệm hơn, Hun Sen biết ai là những người ủng hộ ông. Trước khi gặp Sihanouk, ông đã dừng chân ở New Delhi để thảo luận với liên minh của mình, Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi, người đã tiếp tục duy trì sự nồng nhiệt và tình cảm của mẹ ông đối với chính phủ Campuchia vượt khỏi các khuôn khổ của liên minh chính trị. Hai quốc gia đã gắn kết với nhau nhờ vào các mối liên quan về văn hóa Hindu chung và hệ chữ viết Pali – Phạn mà ngôn ngữ Khơme đã dựa vào đó. Ông Rajiv và Hun Sen đã gặp nhau hơn một giờ để thảo luận các đường lối tìm kiếm hòa bình.

Mùa đông của nước Pháp ở St.Germain-en Laye sắp tàn, ông đã gặp Sihanouk trong vòng đàm phán thứ hai. Hun Sen nhanh chóng chứng tỏ sự sắc bén của một nhà đàm phán, khi ấy bằng cách dùng lời lẽ khiển trách nhẹ nhàng, nhưng vẫn với giọng kính cẩn, ông đã thuyết phục được Sihanouk đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp hai bên, giữa hoàng thân và ông, loại bỏ Khơme Đỏ và Son Sann. Phiên họp cuối cùng của cuộc đàm phán hai ngày của họ đã kéo dài gần năm giờ. Cuối cùng, Sihanouk đã tin tưởng và bỏ thái độ khăng khăng trước đây về việc thành lập chính phủ bốn bên, bao gồm cả Khơme Đỏ . Nhưng Sihanouk đã bác bỏ yêu cầu của Hun Sen đòi giải tán Khơme Đỏ sau khi Hun Sen đề cập đến việc rút bộ đội Việt Nam khỏi Campuchia để giải giới các lực lượng của Pol Pot.

Mặc dù trẻ hơn nhiều tuổi so với các đối thủ chính trị của mình, chẳng hạn như Sihanouk, Son Sann và Pol Pot, tất cả họ đều đã ở tuổi ngoài 60, nhưng Hun Sen đã dần trở thành một người có tầm cỡ chính trị qua việc tham dự các cuộc đàm phán hòa bình của ông. Dù Sihanouk là người cao tuổi, nhưng Hun Sen đã đàm phán với ông ở vị thế vững vàng và bình đẳng. Ông đã thể hiện khuôn mặt của một người theo đường lối cải cách nhà nước Campuchia và thường xuyên đưa ra một loạt lời phát biểu vững chắc và khôn khéo đã được ghi chép để đưa thành dòng tít gây ấn tượng mạnh trên báo chí.

Khi Hun Sen đã để lại ấn tượng sâu sắc tại cuộc đàm phán, con trai của Sihanouk , Ranariddh, một người mới bước vào chính trường , cũng đang cố gắng tạo ảnh hưởng.

Hun Sen nói “ Thường một số người hay quên đi sự thật lịch sử. Người đồng cấp với tôi trong cuộc đàm phán hòa bình không phải là Ranariddh, không phải là Khieu Samphan cũng không phải Son Sann. Xin nhớ đó là cuộc đàm phán giữa Hun Sen và Sihanouk đã bắt đầu vào ngày 18 tháng 12 năm 1987 ở Pháp. Vào thời điểm đó, Ranariddh là người ghi chép, tương đương với Cham Prasidh, thư ký riêng của tôi. Trong cuộc đàm phán, những người có mặt ở phía bên kia là Sihanouk , vợ ông ( Monique) và Ranariddh; còn bên tôi có Dith Munthy và Cham Prasidh. Vì vậy họ không nên quên đi lịch sử ấy “.

Thời gian đó, Campuchia có hai chính phủ - Hun Sen là người đứng đầu chính phủ , điều hành đất nước và Sihanouk đứng đầu chính phủ liên hiệp lưu vong, đại diện cho lực lượng kháng chiến.

Hun Sen kể “ Nhưng chúng tôi đã không công nhận các phe phái trong chính phủ ba bên. Vì vậy, ngoài Sihanouk , những người kia không phải là những người đồng cấp với tôi. Khi viết về lịch sử Campuchia , xin đừng quên điểm này. Một số người muốn phải đề cao thư ký ghi chép trong cuộc họp ấy thành một nhà đàm phán. Lịch sử là lịch sử. Chúng ta không thể sửa đổi lịch sử.”

Tuy nhiên, vẫn có những sự so sánh giữa Hun Sen và Ranariddh.

Hun Sen nói “ Dù ông ta có khả năng hay không có khả năng, tôi không muốn đánh giá ông ta. Tôi được sinh ra ở làng quê. Ông ta (Ranariddh) được sinh ra ở hoàng cung. Ông ta có học vị tiến sĩ ở Pháp. Tôi có học vị tiến sĩ ở Việt Nam . Nhiều người được sinh ra ở làng quê nhiều hơn ở cung điện. Nếu ông ta nhìn xuống Hun Sen thì ông ta sẽ ngó xuống hàng triệu người còn nghèo hơn bản thân ông ta. Ông ta không nên quên rằng tôi đã từng đương đầu với cha ông ta. Khi họ nhìn xuống tôi, họ sẽ rơi vào chính cái bẫy của họ”.

Từ cuộc đàm phán ở St. Germain-en-Laye “ lúc nhất trí lúc không “ và các nhân vật tham gia đàm phán đã phát chán không còn lập trường rõ ràng về địa điểm gặp nhau, chẳng hạn như, lúc ở Bogor và Jakarta ở Indonesia, lúc lại đổi sang Tokyo. Nhưng vì các phe phái vẫn còn đả kích nhau, hòa binh đã rơi vào nguy cơ bị đe dọa.

Bầu không khí thiếu hòa hợp đã dẫn tới tình trạng căng thẳng tăng cao. Gây cho vấn đề càng thêm xấu hơn, Sihanouk đã cố thuyết phục Trung Quốc đừng chấm dứt viện trợ cho Khơme Đỏ . Còn ở phía bên kia, Liên Xô không hạn chế chi tiền rúp để trang bị vũ khí cho chính phủ Phnom Penh .

Vào tháng 6 năm 1989, phi đội phản lực chiến đấu MIG-21 đầu tiên do Liên Xô chế tạo được các phi công Campuchia từng được đào tạo ở Liên Xô điều khiển, đáp xuống phi trường Pochentong ở Phnom Penh . Sự giúp tăng cường dần lực lượng vũ trang của Liên Xô là một phần trong kế hoạch củng cố quốc phòng của Campuchia trước khi Việt Nam rút quân có kế hoạch vào tháng 9. Ngay trước khi chiến đấu cơ này xuất hiện, Moscow đã chuyển giao xe tăng, các loại xe bọc thép và pháo cho Phnom Penh .

Đến lúc ấy không thể ngờ Sihanouk đã gây ra một sự ngạc nhiên khác. Vào tháng 8, ông rời bỏ chức thủ lĩnh đảng Funcipec, đảng chính trị của ông và chỉ định Ranariddh làm Tổng bí thư mới. Sihanouk nhường chức vụ của mình để đặt ông vào vị trí lãnh đạo tối cao của Campuchia , không ủng hộ phe phái nào và qua đó đã đẩy mạnh được tiến trình đạt tới hòa bình.

Sau khi bộ đội Việt Nam rút quân khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989, cuối cùng chính phủ Phnom Penh đã bắt đầu chính thức được những người ủng hộ mới. Sự rạn nứt xảy ra trong chính sách cô lập Campuchia của phương Tây. Vào tháng 11, phe kháng chiến của Sihanouk bị hoang mang, Hoa Kỳ và các nước trong khối ASEAN trở nên quan ngại khi thấy Anh, Canada, Pháp, New Zealand và Úc bắt đầu đối thoại với chính phủ Hun Sen .

Pháp, nước thực dân trước đây của Campuchia đã sẵn sàng mở một liên minh với Pháp ở Phnom Penh bằng một phái bộ văn hóa chính thức. Canada và Anh gửi các nhà ngoại giao sang Campuchia tìm hiểu tình hình thực tế. Cùng tháng ấy, Bộ trưởng ngoại giao New Zealand, ông Russell Marshall gặp Hun Sen ở Thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến thăm các nước Đông Nam Á.

Hun Sen rất mừng khi vào tháng 11, Quốc hội châu Âu ở Strasbourg đã thúc giục các nước thành viên trong Cộng đồng châu Âu mở rộng việc công nhận chính phủ của ông trên thực tế. Quốc hội châu Âu kêu gọi chấm dứt viện trợ hoàn toàn cho các phe chống đối do Sihanouk lãnh đạo và “phàn nàn về việc chính phủ Trung Quốc tiếp tục ủng hộ chính trị, quân sự và kinh tế cho Khơme Đỏ “. Trong khi thúc giục 12 nước thành viên châu Âu tăng cường viện trợ nhân đạo cho nhân dân Campuchia , Quốc hội này yêu cầu các nước thành viên cô lập quân đội Khơme Đỏ và những người lãnh đạo của nó “về ngoại giao và quân sự”, đặc biệt là ở Liên Hiệp Quốc. Một nhà ngoại giao ở Phnom Penh đã nhận định “ Ở Washington, họ không vui vẻ gì và không ai muốn tiến đến công nhận chính phủ Phnom Penh “.

Rốt cuộc, một hiệp định hòa bình lâu dài đã được ký ở Paris vào tháng 10 năm 1991. Hiệp định này kêu gọi bốn phe cánh hợp tác và tổ chức bầu cử vào năm 1993. Mặc dù Khơme Đỏ đã ký vào văn bản này, nhưng họ vẫn tẩy chay cuộc bầu cử.

Hun Sen nói “ Nhưng đây (các mối bất đồng của tôi với Khơme Đỏ ) không phải là nguyên nhân khiến cho Khơme Đỏ tẩy chay các cuộc bầu cử vào năm 1993. Họ không thực hiện đúng theo các cam kết của họ theo quy định của Hiệp định Hòa bình Paris “.

Khi Sihanouk trở về quê hương Campuchia vào tháng 11 năm 1992, sau 12 năm lưu vong, một lần nữa thái độ của ông lại thay đổi.

Sihanouk nói “ Hun Sen là một nhà lãnh đạo xuất sắc . Ông ta trẻ, thông minh và có kinh nghiệm trong các công việc của Nhà nước. Ông ta yêu nước và thực sự yêu thương người dân. Ông ta có sự tự hào dân tộc . Khi còn trẻ tôi cũng giống như ông ta – đầy nhiệt huyết, sôi nổi, có những lời mạnh mẽ. Nhưng đó là tuổi trẻ. Tất cả chúng tôi đều đã chín chắn. Campuchia may mắn có được Hun Sen . Chúng tôi cần nhiều người như Hun Sen “.

Từ cách gọi ông là “ đứa con hư “, bây giờ Sihanouk đã coi Hun Sen là “ đứa con nuôi” của mình. Nhưng khi dân chúng ở Phnom Penh phẫn nộ, công kích vào một nhà lãnh đạo Khơme Đỏ , Khieu Samphan, đã làm thay đổi phần nào nhận thức của Sihanouk . Là một phần của kế hoạch hòa bình, Samphan đã được cho phép trở về Phnom Penh , nơi ông được chuyển đến sống trong một ngôi nhà bỏ trống ở ngoại thất hoàng cung. Khi ấy ông ta bị một đám đông dân chúng lên án là tên khát máu, các nhà ngoại giao cho là chính phủ Phnom Penh đứng sau vụ này, vì hầu như họ không ngăn chặn sự công kích thậm tệ ấy. Sihanouk đưa ra lời bình lulaanj là hiện nay ông chỉ tin tưởng Hun Sen “ 50%”.

Về phần mình, Hun Sen đã bổ sung một chi tiết khác vào bản lý lịch gây ấn tượng của ông. Ông đã bổ túc cho quá trình không được học tập chính quy của mình bằng việc hoàn tất một luận án dài 172 trang với tựa đề “ Các đặc điểm của chính trị học Campuchia “. Viện Khoa học chính trị Quốc gia Việt Nam đã trao văn bằng Tiến sĩ cho ông vào năm 1991. Một chú tiểu ở chùa không thể hoàn tất được quá trình học vấn của mình, nay đã có được văn bằng danh dự của Học viện cao cấp.

BỐN NGƯỜI TRỐN THOÁT

Im lặng như các bóng trăng mờ ảo đang lẩn khuất, bốn du kích quân Khơme Đỏ rón rén bước theo sát phía sau người chỉ huy của họ, Hun Sen , đang dẫn họ đi ngày càng vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam , họ hoảng sợ và lo lắng hơn người dẫn đường ấy. Họ sợ sẽ bị bộ đội biên phòng Việt Nam bắn chết.

Một chuyện đáng cho họ phải liều lĩnh. Họ chạy trốn khỏi nang vuốt của Khơme Đỏ để bước vào cửa ngõ đầy nguy hiểm của cộng sản Việt Nam . Bốn người ấy gồm Nhek Huon, Nuch Than, San Sanh và Paor Ean, họ đã phải ứa nước mắt khi vượt qua biên giới đầy hồi hộp căng thẳng vào ngày 21 tháng 6 năm 1977. Họ đã phó mặc mạng sống mình vào tay của người chỉ huy, Hun Sen .

Nỗi sợ hãi nhất của họ đã trở thành sự thật : họ đã bị các giới chức quân đội Việt Nam xét hỏi liên tục; họ bị bắt giam ở các nhà giam ở tỉnh Sông Bé. Họ đã sẵn sàng chấp nhận cái chết.

Nhưng rồi, Hun Sen đã thuyết phục được. Ông có thể làm cho những người Việt Nam tin để giúp ông gây dựng lực lượng quân giải phóng.

Khi Khơme Đỏ bị lật đổ vào năm 1979, bốn người này chạy xe vào Phnom Penh như những vị anh hùng chiến thắng. Sự gian nan khổ ải của họ chắc chắn sẽ được người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm của họ đền đáp. Dù cho thời gian trôi qua đã gây ra biết bao sóng gió, nhưng Hun Sen vẫn giữ mãi tình bạn với bốn người ấy. Tình đồng chí ngày xưa vẫn bất diệt.

Một trong bốn người trốn thoát này, Nhek Huon đã leo lên tới chức vụ cao cấp trong quân đội ở Phnom Penh vào năm 1979, ông giữ chức vụ này ở đây cho tới đầu thập niên 1980. Sau đó, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến trường phía tây từ năm 1983 tới 1985, nhưng đã được rút về sau khi bị bệnh sốt rét nặng. Ông được chuyển công tác sang Bộ chỉ huy quân sự của Quân khu II thuộc Kompong Cham làm Tư lệnh phó. Nhưng vì sức khỏe kém, ông lại được phân công trở về Phnom Penh công tác, nơi đây ông đã đề ra hệ thống chiến lược quân sự.

Người rời bỏ hàng ngũ Khơme Đỏ thứ hai, Nuch Than đã được bổ nhiệm đứng đầu cánh những người trẻ trong Đảng Nhân dân Campuchia , một chức vụ mà Hun Sen vì tình đồng chí đã nhường lại cho ông. Sau này, Nuch Than được bổ nhiệm làm phó Tổng giám đốc một nông trường cao su quốc doanh, nhưng ông đã không công tác được bao lâu.

Kể về người thứ ba theo ông là San Sanh, Hun Sen nói “ Trong cuộc tấn công Khơme Đỏ vào năm 1979, San Sanh là tiểu đoàn trưởng, đã đương đầu với Khơme Đỏ tại các chiến tuyến ở tỉnh Battambang”.

San Sanh được chuyển công tác về Bộ Thương mại vào năm 1980 và lên làm Giám đốc Ban thanh tra.

Người trốn thoát thứ tư, Paor Ean được đưa lên giữ chức vụ Cục trưởng hậu cần ở Phnom Penh . Sau này ông rời khỏi Campuchia đi sang phương Tây.

Mặc dù, bốn người này đã hậu thuẫn cho Hun Sen trong thời gian cần thiết, họ không có quyền chức trong chính quyền nữa, nhưng họ luôn có nơi đặc biệt trong trái tim của Hun Sen . Phong cách lãnh đạo và điều hành của Hun Sen dựa vào tình đồng chí, mối quan hệ tình bạn và sự trung thành. Dựa vào các nguyên tắc này, ông đã xây dựng được một mạng lưới những người ủng hộ ông rộng khắp mà họ sẵn sàng chết vì ông.

SỰ THẤT BẠI

Dù cho đối với cha mẹ, ông lúc nào cũng là một chú tiểu vô tư lự, nhưng bây giờ ở tuổi 39, ông đã trải qua nhiều vai trò thật gian nan – một du kích quân của Khơme Đỏ , một người giải phóng, một người cộng sản và là một người đàm phán hòa bình. Bao giờ ông cũng tìm cách khắc phục để giành được thắng lợi vào giai đoạn cuối mỗi sự kiện chính trị. Không có sự kiện nào làm ông thối chí không dám chấp nhận và chịu sự thất bại.

Khi ông nghiên cứu những vấn đề phức tạp liên quan đến công việc của mình, ông đã bổ túc cho quá trình không được học tập chính quy tới nơi tới chốn với ý tưởng thường tình mộc mạc, chất phác và một niềm tin mãnh liệt vào những gì đất nước của ông xứng đáng có được. Sự chín muồi về chính trị của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao bằng việc ký kết hiệp định hòa bình Paris vào năm 1991, đất nước đã có được 22.000 quân trong Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc thuộc Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC). Họ đến Campuchia vào cuối năm 1991 để tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993, lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ. Nhiều đảng phái chính trị đã mọc lên như nấm dưới mặt trời chói chang của mùa hè và tiến hành đường lối vận động tranh cử. Khi họ vận dụng lý lẽ, các luận điệu được loan đi rất nhanh là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang đe dọa các đảng phái khác , thậm chí sẽ giết những người làm việc của họ.

Hun Sen nói “ Điều này hoàn toàn không có. Tôi muốn hỏi tại sao, sau cuộc bầu cử, họ xem đó là cuộc bầu cử tự do và hông gian lận ? Vì Đảng CPP bị thất bại, họ không còn dùng từ ‘ đe dọa’ nữa. Nhưng nếu CPP giành thắng lợi họ sẽ tiếp tục dùng lời lẽ này. Thật bất công cho chúng tôi”.

Ông nói thêm “ Sự việc tương tự lại xảy ra cho chúng tôi trong cuộc bầu cử kế tiếp vào năm 1998”.

Trong cuộc bầu cử có nhiều cử tri nhất vào năm 1993, viên chức UNTAC, Reginald Austin điều hành việc tổ chức cuộc bầu cử ấy đã cho biết là Đảng CPP và Khơme Đỏ là nguyên nhân của hầu hết sự đe dọa và bạo lực chính trị. Tình hình lắng dịu cho tới khi Đảng Bảo hoàng Funcinpec bắt đầu mở các văn phòng của đảng này ở nhiều nơi trên đất nước.

Austin, người đã dựng lên cuộc bầu cử theo kiểu phương Tây ở một nước Campuchia thiếu dân chủ, nói “ Khi đảng Funcipec vận động được nhiều cử tri ở các vùng do Đảng CPP kiểm soát, thì đảng này đâm ra nghi ngờ và bắt đầu quấy rối các đảng phái khác. Sự bạo lực chính trị đã xảy ra ở tỉnh Prey Veng, từng là nơi rất bình yên”.

Cho tới thời điểm UNTAC không có bằng chứng rõ ràng để buộc tội Đảng CPP, họ đã quay sang quy trách nhiệm cho phe cánh của Khơme Đỏ về nhiều vụ xô xát. Phạm vi thực sự có các vụ án mạng liên quan đến chính trị nổ ra chỉ ít tháng sau đó, chủ yếu nhắm vào cả Đảng CPP lẫn Khơme Đỏ và ít đả động đến Đảng Funcipec hơn.

Khi kết quả của cuộc bầu cử được tuyên bố vào đầu tháng 6 năm 1993, Đảng Bảo hoàng Funcipec giành được 58 ghế trong Quốc hội, Đảng CPP chiếm 51 ghế. Một đảng viên tích cực của CPP, Chea Sim đã kêu ca rằng mình bị gian lận và viết hàng loạt lá thư chỉ trích gửi tới Liên Hiệp Quốc để khiếu nại về sự gian lận trong bầu cử liên quan đến việc bẻ khóa các thùng phiếu. UNTAC đã bác bỏ hầu như toàn bộ lời tố cáo ấy và đã tuyên bố cuộc bầu cử trên quy mô lớn đã thành công.

Đối với Hun Sen , đay là lần nếm mùi thất bại ê chề đầu tiên, tuy nhiên, dư luận của nhân dân đã nói lên sự thật. Thế nhưng không phải họ đã loại bỏ ông hoàn toàn. Dân chúng vẫn còn tin tưởng ông và đảng của ông, đã ủng hộ khá thỏa đáng với 51 ghế trong Quốc hội, dân chúng coi ông như vị cứu tinh của họ khỏi chế độ diệt chủng. Nhưng họ cũng muốn tạo cho Hoàng tử Ranariddh cơ hội điều hành đất nước và cải thiện đời sống của họ. Họ đã gửi cho Hun Sen một thông điệp trí mạng rằng ông chưa đủ khả năng giải thoát họ khỏi cảnh nghèo nàn thật đáng sợ.

Đối với một người ủng hộ nền dân chủ còn mới mẻ thì thực tại chính trị sẽ phải diễn ra nghiêm túc, và thực tại này đã khiến ông cảm thấy bị đối xử bất công. Cơn thịnh nộ trước đây của ông đã bùng lên.

Hun Sen nói “ Khoảng 1.000 thùng phiếu đã bị bẻ khóa và một số lớn phiếu bầu được tìm thấy ở rải rác bên ngoài thùng. Các nguyên tắc không được chấp hành này đã dẫn tới kết luận là cuộc bầu cử đã bị gian lận”.

Ông cảm thấy các chính sách của UNTA đã chơi gian lận đối với đảng của ông.

Ông nói “ UNTAC đã đưa ra hai sự sửa đổi bổ sung vào luật bầu cử mà không lấy ý kiến của Hội đồng Quốc gia Tối cao (một cơ quan bao gồm bốn phe cánh chính trị chính của Campuchia , và đại diện cho chủ quyền của Campuchia).

Các sửa đổi này đã trao quyền cho các đảng phái chính trị được ký và niêm phong các thùng phiếu, sắp đặt nơi cất các thùng phiếu an toàn vào ban đêm. Do vậy, các đảng này có thể đã được tạo cho cơ hội thoải mái gian lận bằng cách tráo các thùng phiếu.

Hun Sen đã chấp nhận thất bại. Ông xem sự thất bại của mình như dấu ấn về những thiếu sót trong quá khứ. Ông biết mình sẽ phải biến thất bại thành thành công bằng cách nỗ lực làm việc tích cực hơn nữa để giúp cho dân nghèo ở nông thôn. Gần như đã trở thành nhân vật Robin Hood, ông đã vận động các nhà mạnh thường quân đóng góp hậu hĩnh và đầu tư tiền của ồ ạt vào xây dựng trường học, đường sá và các kênh dẫn thủy nhập điền ở khắp nước. Rồi chúng được gọi là “ Đường Hun Sen “, “ Trường Hun Sen “ và “ Kênh thủy lợi Hun Sen “.

Các thành tích lớn lao từ lòng độ lượng của ông đã làm lộ rõ sự thật Hoàng từ Ranariddh, người đã không thực hiện những lời tuyên bố cả quyết của mình và không còn duy trì được thế lực ổn định để theo kịp chương trình tái thiết của Hun Sen , đã làm thay đổi bộ mặt của toàn bộ các làng xã. Khi so sánh với nhau thì công cuộc của Ranariddh ở nông thôn đã bị lu mờ. Vị hoàng tử này đã đánh giá thấp quá trình tái thiết đó và buộc tội Hun Sen đã mua chuộc toàn bộ các làng xã bằng của bố thí. Tuy nhiên, lởi chỉ trích cay độc của họ đã không thuyết phục được những người dân quê nghèo đánh giá Hun Sen như trước kia.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:23:04
TÀI NĂNG THỰC SỰ

Từ những giọt nước mắt của sự thất bại đã làm trào dâng cảm xúc mãnh liệt và tài năng của một người xuất chúng.

Khi đảng của ông bị thất bại trong cuộc tổng tuyển cử vào năm 1993, dưới con mắt của mọi người, Hun Sen là một người thua cuộc. Nhưng tình hình ở Campuchia không phải lúc nào dường như cũng như vậy. Mặc dù Ranariddh đã đảm đương vai trò Thủ tướng thứ nhất, nhưng ông không thể kiểm soát được hết bộ máy chính quyền ở các tỉnh lẻ được điều hành bở đảng của Hun Sen , vị Thủ tướng thứ hai. Đảng của Ranariddh ở cơ sở phân tán quá mỏng không đủ nhân sự. Ngược lại, đảng của Hun Sen đã kiểm soát chính quyền qua mạng lưới các cán bộ chỉ huy quân sự, các trưởng công an và cán bộ địa phương mà phần đông họ đã chiến đấu bên cạnh vị Thủ tướng của họ trong cuộc chiến tranh giải phóng chống lại quân Khơme Đỏ . Các cán bộ ở tỉnh lẻ có ảnh hưởng mạnh được Hun Sen tuyển chọn và họ vẫn còn trung thành với ông. Các đảng viên của Ranariddh thường mang hộ chiếu nước ngoài và hình như chẳng có tinh thần đâu để về các vùng quê nghèo xơ xác vốn phải chịu nóng bức và bụi bặm của phấn hoa và bông cỏ. So với Đảng CPP thì Đảng Fucnipec hết sức mờ nhạt.

Không lâu sau cuộc bầu cử, Ranariddh và Hun Sen đã nỗ lực tạo ra bộ chính phủ gắn kết và đánh bóng nó trong một giai đoạn, họ đã thể hiện được tấm bình phong đoàn kết hòa hợp. Thủ tướng thứ nhất và thứ hai thậm chí còn đi ra nước ngoài cùng tham gia vào các cuộc viếng thăm chính thức và ca ngợi lẫn nhau một cách hào phóng. Nhưng đó chỉ là vẻ bề ngoài mỏng giòn, tất nhiên sẽ bị nứt nẻ dưới sức ép. Ông Ranariddh ngày càng trở nên không còn chi phối được sức mạnh khủng khiếp của Đảng CPP mà Đảng Funcipec của ông không sao bì kịp.

Sự bấp bênh của họ mỗi lúc càng sinh lớn hơn. Hun Sen thì trở nên dễ cáu gắt, vì ông phải điều hành cả một đất nước rộng lớn với nguồn ngân sách ít ỏi; còn Ranariddh lại bận tâm vào Đảng của ông, đã không thể quản lý được công việc nội bộ của họ, huống chí đến việc điều hành đất nước.

Một trong các lý do bất mãn của Ranariddh là ở cương vị Thủ tướng thứ nhất mà ông không thể bổ nhiệm những người trong đảng của ông vào các chức vụ của Bộ Thông tin hoặc các Thẩm phán – hai cơ quan chính phủ này đều được Đảng CPP sắp đặt.

Nhưng Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã quên đi sự khác biệt giữa các nhiệm vụ đối với quần chúng và chính trị. Các quan chức này làm việc cho công chúng, người dân không có quan điểm thiên lệch về bên nào. Họ không phục vụ cho chính sách của đảng phái chính trị. Nói chung, họ phục vụ chính sách của chính phủ bảo hoảng. Hơn nữa, các Thẩm phán phải được độc lập và không do các đảng phái chính trị hoặc chính phủ chỉ định”.

Điều đó nghe có vẻ như lý lẽ bênh vực cho mình. Tuy nhiên, bên trong chính phủ , thế lực của Hun Sen đã đạt tới đỉnh cao , dù bên trong đảng của ông, quyền lực và phong cách chính trị của ông bị chỉ trích và được đặt thành vấn đề. Đại hội Đảng CPP được tổ chức vào năm 1996, đưa ra sự suy đoàn là trong đảng này có các bè phái. Hun Sen nhanh chóng chặn đứng những lời đồn đại đó.

Ông nói “ Đảng CPP là một đảng dân chủ nhất. Các thành viên trong đảng dám bày tỏ quan điểm của họ và phê bình các đảng viên khác khi phạm sai lầm. Chúng tôi không thể nói là có sự chia rẽ trong Đảng CPP, nhưng chúng tôi có thể nói là có những người dám bày tỏ quan điểm của họ. Đảng CPP dân chủ hơn các đảng phái chính trị khác “.

Người ta cho là Đảng CPP được các doanh nhân Campuchia giàu có tài trợ, nhưng Hun Sen cũng đã bác bỏ các nguồn tin này.

Ông cho biết “ Đảng CPP có được nguồn ngân quỹ nhờ vào sự hiến tặng và đóng góp của đại đa số các đảng viên. Kiểu luận điệu này là vu khống “.

Khi các cuộc tranh luận ngày càng sôi sục hơn nữa, mối bất hòa giữa hai Thủ tướng dường như bắt đầu xảy ra. Các mối quan hệ với Ranariddh đã trở nên xấu đi như thế nào ?

Hun Sen nói “ Tình trạng căng thẳng trong chính phủ liên hiệp đã tan vỡ khi ông Ranariddh quyết định tìm kiếm thế cân bằng quân sự giữa Đảng Funcipec và Đảng CPP vào ngày 2 tháng 1 năm 1996, và ( đưa ra những lời tuyên bố kích động ) tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996. Tôi không có bất cứ sự mâu thuẫn nào với ông Ranariddh, nhưng ông ta đã phản bội lại các cộng sự của ông trong chính phủ bảo hoàng do mua lậu vũ khí, bí mật xây dựng các lực lượng vũ trang của ông ta, tổ chức các cuộc nói chuyện kín với Khơme Đỏ đang ở ngoài vòng pháp luật, đưa quân xâm nhập vào Phnom Penh , mà phần lớn trong số họ là quân Khơme Đỏ “.

Hun Sen nói “ Sự khiêu khích cuối cùng là một hiệp ước bí mật giữa Ranariddh và Khơme Đỏ được ký vào đầu tháng 7 năm 1997. Một liên  minh nguy hiểm không thể chối cãi. Vào ngày 4 tháng 7, các lực lượng của ông đã triển khai chống trả lại quân trung thành với Ranariddh và mau chóng tiêu diệt họ”.

Đến lúc ấy điều nghi ngờ vốn có được xác định là Hun Sen đã trở thành nhân vật có thế lực nhất Campuchia . Nhiều cử tri, hơn 38% đã bỏ phiếu cho Đảng CPP trong cuộc bầu cử năm 1993, càm thấy rằng chỉ một người lãnh đạo đanh thép duy nhất có thể hàn gắn một đất nước đã bị phân hóa lại với nhau. Hơn nữa, 45% cử tri đã bỏ phiếu cho Ranariddh nhất mực không còn ủng hộ ông nữa. Họ muốn có một chế độ dân chủ theo kiểu tự do thực sự được đem đến cho một đất nước đã được xem là chỉ toàn những cảnh tối tăm của một chính phủ độc tài.

NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG

Ở Vũng Tàu tin tức bao giờ cũng đến trễ.

Một khu nghỉ mát trên bãi biển yên tĩnh ở miền Nam Việt Nam , Vũng Tàu còn được gọi là Cap Saint Jacques trong thời thực dân Pháp cai trị, gió biển Đông thổi thoang thoảng mát rượi quanh năm. Bở biển Vũng Tàu có nhiều du khách lui tới và vẫn còn khá nguyên vẹn. Chỉ có các nhân viên dàn khoan dầu người Liên Xô và vợ của họ nằm duỗi người trên các chiếc ghế xếp. Nó vẫn không mấy thay đổi với thời gian. Báo chí một đôi ngày mới ra một số đã tạo cho nó càng thêm xa xôi, tuy nơi ấy không quá xa Campuchia . Vì những lý do này mà Hun Sen chọn làm nơi nghỉ ưa thích của mình.

Hun Sen , Bun Rany và các con của họ ngủ trong căn hộ sau một ngày thư giãn trên bãi biển, lúc ấy vào sáng sớm ngày 5 tháng 7, cú điện thoại di động đã làm ông thức giấc. Vẫn còn mắt nhắm mắt mở, Hun Sen trỗi dậy cầm điện thoại lên, người gọi đến là một thành viên trong ban tham mưu ở Phnom Penh , báo cho ông biết quân của Ranariddh kéo vào tấn công các lực lượng chính phủ. Đối với Hun Sen thì tin tức này đã đến sớm trong khi người dân Vũng Tàu vẫn còn đang ngủ. Rút ngắn kỳ nghỉ của gia đình, ông bay về bằng trực thăng tới dinh thực ở quê hương của mình tại Takhmau gần Phnom Penh vào khoảng 10 giờ sáng cùng ngày.

Không giống như Vũng Tàu, tin tức đã đến Phnom Penh ngay từ sáng sớm. Khi Hun Sen nghe đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) vào ngày đó và lắng nghe kỹ các bản tin vào các ngày hôm sau, ông thật ngạc nhiên và sửng sốt biết được đài này bất ngờ đưa ông lên địa vị của một “ người xuất chúng “.

Ông kể với các tác giả là “ Gọi tôi là một người xuất chúng chưa đúng. Tôi sẽ công nhận mình là một người xuất chúng khi nào tôi đạt được việc loại trừ cảnh nghèo nàn của nhân dân Campuchia và mang lại hòa bình , sự phát triển kinh tế và an ninh cho Campuchia . Trong tương lai gần,tôi sẽ cố gắng bằng mọi nỗ lực để tổ chức cuộc bầu cử sắp đến theo kiểu tự do, công bằng và dân chủ mà không có sự hăm dọa”.

Kỳ nghỉ của Hun Sen ở Vũng Tàu không phải ở trong tình trạng được giữ bí mật. Vì đó đã là thông lệ, mà hai Thủ tướng , Ranariddh và Hun Sen thường cho nhau biết, cũng như Hội đồng Bộ trưởng được biết trước về các kế hoạch đi nghỉ của họ. Hun Sen thông báo cho chính phủ là ông sẽ đi nghỉ ở Vũng Tàu từ ngày 1 đến 7 tháng 7. Đi cùng với ông và Bun Rany là các con của họ, những người này đang theo học ở Mỹ, Singapore và Pháp. Đó là lúc gia đình đoàn tụ cho tới khi kỳ nghỉ này được rút ngắn.

Ranariddh không cho chính phủ biết chính xác khi nào ông sẽ đi ra nước ngoài. Ban đầu ông nói là sẽ đi Pháp vào ngày 9 tháng 7, nhưng bất ngờ ông lại bí mật rời khỏi nước vào ngày 4 tháng 7, ngay trước khi bắt đầu cuộc chiến. Thậm  chí ngay trước khi các loạt súng nổ lách cách trên đường phố Phnom Penh , Ranariddh đã được báo trước về tình trạng lộn xộn này và đã vội vàng lên chuyến bay vọt sang Bangkok.

Bằng các phản ứng nhanh chóng, Hun Sen đã lật đổ Ranariddh thật ấn tượng khi các lực lượng của ông chống lại và tiêu diệt quân đối địch của Ranariddh trong các cuộc xung đột vào ngày 4 và 5 tháng 7. Phnom Penh bị bốc cháy, dân chúng phải tản cư ra khỏi nhà và tiếng đại bác, súng cối cùng các loại súng máy đã làm mất đi cảnh thanh bình của thủ đô với nhịp sống thư thái.

Người dân không thể hiểu tại sao giao tranh lại bùng nổ. Họ lo sợ cuộc nội chiến quay trở lại giống như bóng ma hãi hùng từ trong quá khứ. Dân chúng Campuchia mở đài Hoa Kỳ, họ nghe được Ranariddh tố cáo Hun Sen đã phát động cuộc đảo chính chống lại ông ta. Chính phủ đã được giải tán.. Người ta cho là nếu Hun Sen có ý định tiến hành cuộc đảo chính thì lúc ấy ông sẽ không đi nghỉ ở nước ngoài và sẽ có mặt ở thủ đô để điều hành diễn biến này. Có nguồn tin cho rằng đúng hơn là cuộc giao tranh đã được sắp đặt và phát động bở Ranariddh đang ở Phnom Penh vào ngay đêm xảy ra cuộc xung đột, trong khi Hun Sen đang ở nước ngoài. Và khi điều đó diễn ra thì Ranariddh đã bay sang Bangkok an toàn chỉ vài giờ trước khi chiến sự nổ ra. Lời giải thích của Ranariddh về biến cố này lại hoàn toàn trái ngược là : ông không làm điều gì phi pháp hoặc khiêu khích, và các lực lượng của Hun Sen đã phát động cuộc tấn công trước.

Chính phủ cho biết “ Hoạt động khơi mào cho các cuộc xung đột là sự thành lập “ bất hợp pháp “ của hai thành lũy của quân đội Funcipec – một đơn vị đồn trú tại Wat Phniet ở tỉnh Kompong Speu và một đơn vị tập hợp các lực lượng chung quanh dinh thự của Tướng Chao Sambath, một cán bộ chỉ huy cao cấp của Funcipec.

Khi chính phủ nhận được đơn khiếu nại của các giới chức ở Kompong Speu kêu ca là một đơn vị đồn trú “ bất hợp pháp” đã được dựng lên ở đó, họ đã yêu cầu Tướng Nhiek Bun Chhay của Funcipec chuyển quân của ông tới các doanh trại tại căn cứ Tang Krasang ở Phnom Penh . Nhưng ông ta từ chối. Tất cả quân đội thuộc các cánh chính trị của Campuchia đều được cho là đã được kết hợp với Lực lượng Vũ trang hoàng gia Campuchia (RCAF), nhưng cách lý giái thông tin này thường gây ra tranh cãi. Vào đêm ngày 4 tháng 7, trưởng ban tham mưu của RCAF, Tướng Ke Kim Yan đã cố thúc ép Nhiek Bun Chhay đóng cửa đơn vị doanh trại bất hợp pháp và chuyển quân của ông ta đi. Vị tướng này vẫn không mảy may lay chuyển. Một tối hậu thư đã được gửi tới Nhiek Bun Chhay buộc phải đóng cửa doanh trại của ông ta vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 5 tháng 7.

Không có dấu hiệu nào cho thấy doanh trại ấy được đóng cửa, vào lúc 6 giờ sáng, Ke Kim Yan đã ra lệnh bao vây doanh trại này và vào lúc 6 giờ 30, quân của RCAF đã kéo vào và giải giới binh lính mới nhập ngũ bất hợp pháp.

Cùng thời gian ấy, dinh thự của Tướng Chao Sambath đã biến thành một pháo đài nhỏ. Nhiều lần cố gắng kêu gọi binh lính của ông ta bỏ vũ khí đầu hàng không được. Sau khi các lực lượng bất hợp pháp ở Kompong Speu đã giải giới, thì quân đội dưới quyền của Nhiek Bun Chhay đóng tại phi trường Pochentong đã lấn chiếm sân bày vào ngày 5 tháng 7 và đóng cửa phi trường. Họ đă bắt nhốt một số viên chức của phi trường. Vào khoảng 5 giờ chiều, quân tăng viện từ căn cứ quân sự Tang Krasang của Nhiek Bun Chhay kéo đến phi trường để yểm trợ cho vị trí chiếm đóng của họ. Chính phủ coi việc đánh chiếm phi trường là lực lượng đối địch nhằm mục đích ngăn chặn Hun Sen từ Vũng Tàu trở về.

Buổi sáng cùng ngày đó , Hun Sen xuất hiện trên truyền hình của nhà nước. Ông nói với dân chúng hãy giữ bình tĩnh và cố thuyết phục binh lính trở lại các doanh trại của họ. Khoảng 3 giờ chiều, lần đầu tiên sự yên bình của Phnom Penh đã không còn nữa kể từ ngày giải phóng Campuchia vào năm 1979. Khi vệ binh kéo đến dinh thự của Chao Sambath, họ đã mai phục nổ súng từ bên trong và ở các vị trí gần dinh thự này. Khi ấy lực lượng vệ binh dùng xe tăng T-55 để biểu dương sức mạnh, nhưng quân chống đối đã bắn vào bánh xích của xe tăng bằng hỏa tiễn chống tăng. Vì khu chiến sự này dân cư đông đúc, nên lực lượng vệ binh không thể trả đũa lại cho tới khi các cư dân ở đấy rời khỏi nhà của họ.

Ngay sau đó, hai bên đụng độ với nhau ở ba nơi : dinh thự của Nhiek Bun Chhay, tại phi trường Pochentong và tại doanh trại quân đội Tang Krasang. Dân chúng ngồi co cụm lại vì sợ thành phố đang bị vang dội tiếng gầm thét của súng cối DK-82 và DK-75 được gắn trên các loại xe bọc thép và hàng loạt tiếng nổ của đại bác 100 ly gắn trên các xe tăng. Khi màn đêm buông xuống, thành phố còn bốc cháy và tiếng gầm thét của các loại hỏa lực đã lắng dịu, cư dân thành phố, những người phải chịu những tiếng nổ đinh tai, đã trút ra những tiếng thở dài để vơi bớt nỗi sợ.

Hun Sen và các sĩ quan chỉ huy của ông đã không ngủ cả đêm đó. Họ đã phải ngồi xổm để xem xét tình hình. Từng được huấn luyện là một cán bộ chỉ huy du kích, Hun Sen buộc phải ra tay đảm đương trách nhiệm. Vào những giờ phút đầu tiên của sáng ngày 6 tháng 7, ông quyết định mở các cuộc hành quân truy quét.

Nhưng các lực lượng của Ranariddh không chịu bỏ cuộc. Họ tiếp tục tấn công. Vào lúc 4 giờ sáng, đội hình với hai hàng xe tăng và quân đội của Funcipec đã di chuyển ra khỏi doanh trại Tang Krasang và chạy về hướng thủ đô. Chính phủ phản ứng lại bằng cách thiết lập ngay hàng rào quân đội chung quanh nơi ở của Chao Sambath và cố ngăn chặn hai hàng xe tăng này tiến vào thành phố.

Trên đường tiến vào thành phố, các lực lượng của Nhiek Bun Chhay đã chiếm được các kho của quân đội , phần lớn vũ khí được Ranariddh nhập khẩu về cất giữ ở đấy. Khi quân của ông ta đến phòng tuyến bên ngoài thành phố, cánh quân đi đầu của họ bị các lực lượng của chính phủ chặn đứng. Các lực lượng thiện chiến của Nhiek Bun Chhay đã được lệnh đào hầm để chống lại vệ binh.

Trước tình hình nguy ngập này, Hun Sen đã ra lệnh cho lực lượng cảnh vệ tinh nhuệ của ông gấp rút kéo từ Takhmau tham gia vào trận chiến vì các đơn vị khác của RCAF đã được dàn trận trong thành phố, còn các đơn vị tỉnh đội ở quá xa không thể hành quân về kịp thời. Lúc 9 giờ 30 sáng, lực lượng cảnh vệ phối hợp với trung đoàn 70 được 3 xe tăng và 3 xe bọc thép yểm trợ đã đến chiến tuyến để tiếp viện cho vệ binh và lực lượng đặc nhiệm. Hai xe tăng của chính phủ đã bị phá hủy trong các cuộc giao chiến vào buổi sáng.

Một mặt trận mới được mở ra vào buổi chiều. Các lực lượng đã được triển khai tại dinh thự của Ranariddh và ngoại vi của nó đã bắt đầu nổ súng. Quân của Funcipec, Tướng Serey Kosal đã tấn công dinh thự Bộ trưởng Sok An, nhưng đã bị đẩy lùi . Kế tiếp, các lực lượng quân chính phủ đã tấn công dinh thự của Ranariddh và buộc quân phòng thủ bên trong phải đầu hàng.

Lúc 2 giờ 30 chiều. các lực lượng của Ranariddh đóng bên trong sở chỉ huy của Đảng Funcipec ở gần cầu Chroy Changva đã bắn vào quân chính phủ được triển khai ở gần đó. Quân của Ranariddh nhanh chóng bị áp đảo.

Cuộc tấn công cuối cùng tại doanh trại Tang Krasang bắt đầu vào khoảng 3 giờ 30 chiều, khi quân tăng viện gấp rút đến yểm trợ cho lực lượng vệ binh của Hun Sen . Các lực lượng của Quân khu II đã đến sau khi chiếm lĩnh được trận địa ở sở chỉ huy của Đảng Funcipec. Lữ đoàn 444 của Quân khu III được 6 xe tăng yểm trợ đã từ tỉnh Kompong Speu kéo đến. Cùng nhau đánh bọc hậu vị trí của quân Nhiek Bun Chhay, đã gây cho đối phương của họ bị thương vong nặng nề. Lúc 6 giờ chiếu, quân của lữ đoàn 444 đã chiếm lĩnh được dinh của Chao Sambath và lúc 7 giờ tối quân của Ranariddh đã rút chạy tán loạn.

Vào các ngày sau đó, Hun Sen đã giải thích lý do tại sao ông đã phải phát động trận chiến phủ đầu ác liệt chống lại các chỉ huy quân đội của Ranariddh, những người này đã âm mưu thiết lập quân đội bí mật và di chuyển các lực lượng của họ đến Phnom Penh mà không có sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng. Để tăng thêm sự khiêu khích, ông Ranariddh đã nhập khẩu một khối lượng vũ khí rất lớn mà không có sự nhất trí của Bộ Quốc phòng. Các tướng lĩnh của ông ta đã củng cố các đơn vị của họ bằng cách tuyển mộ quân Khơme Đỏ . Các cuộc đàm phán bí mật của Ranariddh với Khơme Đỏ nhằm mục đích gây dựng liên minh được xem là một sự khơi mào chiến tranh. Một Ranariddh ôn hòa đã được thay bằng một chính khách thèm khát cân bằng lực lượng với Hun Sen , và do muốn có được sự che chở cho vị thế của mình bằng cách dùng lực lượng vũ trang. Đó là một sai lầm tai họa đã thách thức thẳng thừng nhân vật xuất chúng này nổi lên.

Khi Ranariddh thấy Hun Sen đã thành công trong việc tách rời một người lãnh đạo Khơme Đỏ , Ieng Sary ra khỏi Pol Pot vào năm 1996, vị hoàng tử này đã cố gây dựng lên một liên minh gồm các phe phái du kích khác. Nhưng vẫn có sự khác biệt. Hun Sen không tuyển mộ quân Khơme Đỏ vào các lực lượng của ông, trong khi liên minh của Ranariddh nhắm vào việc dùng quân Khơme Đỏ để củng cố các lực lượng của ông ta, một động cơ để Khơme Đỏ còn tồn tại.

Cuộc họp bí mật của Khơme Đỏ đã bị tờ Phnom Penh Post phát hành vào ngày 22 tháng 5 đến ngày 4 tháng 6 năm 1988 phơi bày, đã xác định những nghi ngờ Ranariddh lại gia nhập các lực lượng vào các lực lượng với các liên minh kháng chiến trước đây. Bài báo cho rằng Khơme Đỏ đã chấp nhận các lời đề nghị của Ranariddh gia nhập Mặt trận Thống nhất Dân tộc, nhưng cốt để nó tự củng cố sức mạnh mà sẽ phản bội lại Ranariddh sau này, và cướp chính quyền để hoàn tất cuộc cách mạng nông dân còn dở dang.

Sự vạch trần này đã cho thấy những lời tuyên bố của Ranariddh rằng ông không bao giờ hợp tác với Khơme Đỏ sai sự thật. Chúng còn thanh minh cho cuộc tấn công của Hun Sen tiêu diệt quân đội của Ranariddh. Các tờ báo của Khơme Đỏ này vốn bị cháy sém gần hết đã được phóng viên của tờ Post nhặt được tại một ngôi nhà gần nhà của Pol Pot vào ngày 15 tháng 5 năm 1998 ở Choam, cách Anlong Veng khoảng 14 ki lô mét, còn lại sau đám hỏa táng của ông ta. Các tài liệu này đã được Pich Chheang, nguyên Đại sư Khơme Đỏ ở Trung Quốc và Yim San, Tư lệnh của sư đoàn 980 Khơme Đỏ xác nhận.

Một trong những nội dung ở các tài liệu thu giữ được cho biết “ Một chiếc tàu của Ranariddh đã bị chìm ở biển, nhưng tàu của chúng tôi không bị. Chúng tôi phải giúp ông ta, nhưng cách chúng tôi giúp là đưa cho ông ta cây gậy – chứ không phải là bàn tay, không phải ôm lấy, không phải để cho ông ta leo lên tàu của chúng tôi, nếu không tất cả chúng tôi đều chết. Chúng tôi buộc phải dùng mánh lới ấy”.

Một quan chức của Khơme Đỏ , Ta Tem, với lời trích dẫn cho biết “ Mặt trận không quan trọng. Ký kết gia nhập vào Mặt trận chúng tôi mới hợp pháp. Một khi chúng tôi hợp thức hóa thì thế giới sẽ giúp chúng tôi … Mặt trận chỉ là sự chuyển tiếp để nắm lấy quyền lực , chứ không phải để chết, nhưng để nắm giữ quyền lực và chống lại yuon “ ( Một từ có ý miệt thị người Việt Nam ).

Khi bị mất ảnh hưởng bên trong chính phủ và trong hàng ngũ đảng viên do họ không còn chịu đựng kiểu độc tài của ông ta, Ranariddh đã trở nên thất vọng và cần gây dựng lên một liên minh với những người Campuchia khác để củng cố cơ sở chính trị của mình và tuyển mộ quân đội có thể dũng cảm đương đầu với các lực lượng trung thành với Hun Sen . Con đường duy nhất để đạt được nhiệm vụ khó có thể thực hiện như thế, ông ta phải ngả sang Khơme Đỏ cầu viện.

Vào năm 1996, Đảng Funcipec của Ranariddh chỉ còn là bóng mờ của bản thân nó trước đây. Đảng này đã bị suy yếu đi do việc sa thải Bộ trưởng Bộ Tài chính Sam Rainsy khỏi chính phủ năm 1994, và khỏi đảng năm 1995, cũng như việc bắt giữ và trục xuất Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Norodom Sirivudhdh vào năm 1995. Vào giai đoạn ấy, Ranariddh đã tố giác ông Sirividhdh âm mưu giết Hun Sen . Tệ hại hơn nữa, Đảng Funcipec của ông ta bị rối rắm vì sợ Đảng CPP có thể thắng cử trong cuộc bầu cử năm 1998.
Còn về phần mình, cứ mỗi bước Ranariddh càng thêm thất vọng. Ông không thể có người của mình được bổ nhiệm vào các chức vụ trong Bộ Thông tin hoặc các thẩm phán ở các tòa án. Ông cảm thấy bị áp đảo bởi sức mạnh đáng sợ và tầm tay của chính quyền dân sự thuộc Đảng CPP. Do đó, Ranariddh đã mở ra sự công kích quyết liệt đối tác liên hiệp với mình, Đảng CPP tại Đại hội Đảng Funcipec vào tháng 3 năm 1996.

Đại hội này mở đầu là bài phát biểu hòa dịu. Thậm chí Ranariddh đã mời Hun Sen tham dự phiên khai mạc, nơi các biểu ngữ trong hội trường tuyên bố “ Liên minh Funcipec – CPP Muôn năm “. Không lâu sau khi Hun Sen rời khỏi phiên họp, Ranariddh đã nói toạc ra ý tưởng chia sẻ quyền lực và tố cáo chính phủ là bù nhìn của Việt Nam . Sau đó, ông đe dọa rút khỏi chính phủ liên hiệp này.

Một Ranariddh suy nhược đã bắt đầu đưa ra lới thương lượng với Sirivudhdh. Đảng CPP đã thấy rõ được đây là một kiểu đòn xóc hai đầu có ý đồ phá rối chính phủ liên hiệp. Khi Đảng Funcipec xây dựng các lực lượng của họ, Ranariddh đã nhập khẩu gần 3 tấn vũ khí để trang bị cho binh lính của ông. Số vũ khí này được nhập vào bí mật với danh nghĩa của Ranariddh là “ các phụ tùng thay thế”. Khi container ấy được kiểm tra tại cảng Sihanoukville ở miền nam, các viên chức đã phát hiện các loại súng hỏa tiễn, súng trường AK-47, súng ngắn và đạn dược. Tướng Choa Phirun, Cục trưởng cục quân cụ và kỹ thuật thuộc Bộ Quốc phòng, nói rằng “ các phụ tùng thay thế” của ông Ranariddh được nhập khẩu mà cục của ông không hay biết và không có sự chấp thuận của Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh hoặc Chính phủ Hoàng gia.

Khi Ranariddh càng có quan điểm cực đoan, ông càng quyết liệt thăng cấp cho các cấp chỉ huy, chẳng hạn như, Serey Kosal và Nhiek Bun Chhay lên giữ các chức vụ cao hơn trong quân đội của ông, Khi Serey Kosal không cho đài truyền hình nhà nước phát sóng là khi ấy đài đã bị tấn công bằng hỏa tiễn và súng máy. Cuối cùng, các sự kiện bị bưng bít này đã nổ ra thành cơn bộc phát đấu tranh lật đổ Ranariddh.

Mặc dù Ranariddh đã tìm được chỗ ẩn náu ở Bangkok, nhưng ông ta vẫn phải đương đầu với các lời buộc tội về việc nhập khẩu vũ khí bất hợp pháp. Ranariddh đã phải miến cưỡng đối diện với những lời buộc tôi này tại tòa án binh ở Phnom Penh . Sau hàng tháng bặt vô âm tín, trong khi ấy Hun Sen khăng khăng là nếu Ranariddh quay lại thì ông sẽ điệu ông ta thẳng từ phi trường vào nhà tù, nhưng rồi Hun Sen đã bớt gay gắt hơn và đề nghị ân xá cho ông ta. Cuối cùng, Ranariddh đã được ân xá của Quốc vương Sihanouk .

Nhưng về mặt chính trị, Ranariddh đã trở nên yếu kém và Đảng của ông ta đã chia rẽ ít nhất thành 9 phe. Ông đã bị tước mất quyền bất khả xâm phạm của Quốc hội và bị thay chức vụ Thủ tướng thứ nhất trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội vào ngày 6 tháng 8 năm 1997.

Sau sự tiếp quản của quân đội, Hun Sen cho biết “ Ông Ranariddh đã đi ngược lại luật pháp. Tòa án sẽ phải phân xử trường hợp của ông ta theo đúng luật pháp. Tôi chưa bao giờ coi ông Ranariddh là kẻ thù của mình, do đó tôi đã đề nghị tòa tuyên án ân xá cho ông ta “.

Ông nói thêm “ Chúng tôi không kiện Funcipec quyết liệt, nhưng cực lực lên án nhóm cực đoàn quá khích do Ranariddh lãnh đạo và một số tướng lãnh của ông ta”.

Nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đáng ngại. Rõ ràng là việc giết hơn 40 người ủng hộ Ranariddh có thể đã được tránh né.

Hun Sen cho biết “ Tôi không muốn cuộc giao tranh xảy ra, nhưng Ranariddh và các tướng lãnh của ông ta đã không cho chúng tôi sự lựa chọn nào khác. Không thể nào tránh được sẽ xẩy ra thương vong cho cả hai bên cũng như trong dân chúng”.

Tình trạng phá hoại dinh thự của Ranariddh có phải là một hành động cố ý hay do quân lính bị hăng máu lên trong lúc chiến sự nóng bỏng ?

Hun Sen nói “ Chiến sự lúc nào cũng gây thiệt hại về nhân mạng và tài sản, dù điều đó thuộc về cá nhân hay đảng phái chính trị. Tốt hơn là không nên gây ra chiến sự”.

Nước cờ được Hun Sen tính toán đã cho thấy ông có thể không chịu nhượng bộ Mỹ và ASEAN, dù cho điều đó có nghĩa là trong tương lai gần sẽ bị Mỹ từ chối viện trợ hoặc sẽ không có được tư cách thành viên của nhóm các nước trong khu vực, mà ông hy vọng sẽ giành được cả hai mục tiêu đó vào đầu năm 1998.

Không phải chỉ có một nước gán cho cuộc tấn công của Hun Sen là một cuộc đảo chính . Nhưng Ranariddh nói “ Chúng tôi phải gọi một con mèo là con mèo. Tất nhiên đó là một cuộc đảo chính”.

Về phần mình, Hun Sen cho chúng tôi biết “ Tôi thật bực mình khi người ta nói rằng tôi đã tiến hành một cuộc đảo chính, vì vào thời điểm ấy, tất cả các con tôi đã từ New York và Singapore trở về nhà và mẹ tôi ở với tôi. Nếu tôi có ý phát động một cuộc đảo chính thì tôi sẽ không gọi con cái mình trở về nhà và chăm sóc mẹ tôi tại nhà của mình khi chiến sự đang diễn ra”.

Hoa Kỳ mới chỉ tạm hoãn viện trợ hai phần ba trong số 35 triệu đô la số tiền viện trợ hàng năm, nhưng chính phủ Clinton không còn gọi đó là một cuộc đảo chính. Việc gọi như vậy sẽ làm bất kỳ việc viện trợ nào cho Campuchia đều bị xem là bất hợp pháp theo luật pháp của Hoa Kỳ : cấm tài trợ cho một chế độ được dựng lên do cuộc nổi dậy. Quá trình bắt đầu viện trợ trở lại sẽ càng phức tạp hơn trong các cuộc tranh luận của Quốc hội không biết bao giờ ngưng, và những người phải hứng chịu thiệt hại cuối cùng là người dân Campuchia . Nhật Bản vẫn không cắt giảm 70 triệu đô la viện trợ của họ; trong khi Trung Quốc, ASEAN, Úc và Liên Minh châu Âu không hoàn toàn phản đối sự nổi lên của một nhà lãnh đạo đanh thép, họ hy vọng người ấy cuối cùng sẽ chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài. Một trở ngại lớn cho Hun Sen là bị các nước ASEAN từ chối cho Campuchia gia nhập vào nhóm các nước của họ tại một cuộc họp cấp Bộ trưởng vào ngày 10 tháng 7 năm 1997.

Rõ ràng đã bị thất vọng bởi các tiêu chuẩn nước đôi của ASEAN, họ đã chấp nhận Myanmar, dù ủy ban hành chính quân sự của nước này vi phạm nhân quyền, trong khi lại từ chối tư cách thành viên của Campuchia , Hun Sen đã quay sang tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc. Ông đã tôn Bắc Kinh lên bằng cách cho đóng cửa văn phòng đại diện của Đài Loan ở Phnom Penh sau khi kết tội họ ủng hộ Ranariddh. Tòa đại sứ Trung Quốc ở Phnom Penh cho biết họ đánh giá cao sự thay đổi của ông đối với chính sách một nước Trung Quốc.

Với cuộc sống lưu vong tự gây ra cho mình của Ranariddh, Sihanouk đã ủng hộ bộ đội Hun Sen , vẫn ở cương vị phó Thủ tướng và Ung Huot đã được Quốc hội bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ nhất qua một cuộc bỏ phiếu vào ngày 6 tháng 8. Sihanouk không ủng hộ cho sự nỗ lực vận động của con trai ông làm đại diện cho quốc gia tại Liên Hiệp Quốc khi ông không còn quá gần gũi với Ranariddh; và thay vào đó, ông chấp thuận những quan chức được hai nhân vật có thế lực ở Phnom Penh này bổ nhiệm. Ban đầu Sihanouk đã không lên án các cuộc xung đột quân sự vốn dẫn tới việc lật đổ Ranariddh. Vì thế, việc từ chối ủng hộ Ranariddh của ông đã cho thấy các tình trạng căng thẳng trong hoàng gia.

Hun Sen nói “ Quốc vương không thiên lệch bên nào và nhất là các đảng phái chính trị. Hơn nữa, phụ hoàng và mẫu hậu của họ có đến 11 triệu người con lúc nào cũng gọi họ là cha và mẹ, là ông và bà. Do đó chắc chắn quốc vương không theo phe phái của người này chống lại người kia. Đó là tấm lòng nhân hậu của quốc vương mà tôi đã hiểu rõ”.

Khi Pháp và Nhật Bản ủng hộ Hun Sen , thì Hoa Kỳ muốn thấy sự trở lại của Ranariddh.

Hun Sen cho biết “ Khuynh hướng hiện thời là mở cửa cho tất cả các đảng phái chính trị và các chính khách, kể cả Ranariddh tham gia vào cuộc tuyển cử. Chính phủ hoàng gia làm mọi thứ có thể theo chiều hướng này”.

Ngay cùng một lúc, 39 đảng phái chính trị đã đăng ký tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 7 năm 1998, nhân vật có thế lực nhất rõ ràng là Hun Sen mà dường như ông đã tự xác định cương vị lãnh đạo đất nước của mình có thể hội đủ điều kiện để đi vào thế kỷ mới. Được quân đội hậu thuẫn, một mạng lưới chính quyền rộng lớn ủng hộ và được các vệ  binh bảo vệ, nhà lãnh đạo trẻ dường như đã không còn bị nao núng với bất cứ cuộc đảo chính nào trong tương lai bằng các rào chắn chặt chẽ của những người lãnh đạo trong chính quyền dân sự và các cấp chỉ huy quân đội được tuyển lựa kỹ vốn đều một lòng trung thành với ông.

Hun Sen kể “Dựa vào nền tảng này tôi đã khuyên ông Ranariddh và các nhà lãnh đạo khác là nếu họ muốn lật đổ tôi bằng quân đội, họ sẽ phải chờ đến 10 hoặc 15 năm nữa. Họ sẽ phải chờ cho tới khi những người mà tôi tuyển mộ nghỉ hưu, vì 90% các tướng lãnh và các sĩ quan trẻ đều là người của tôi. Phó Chủ tịch tỉnh Siem Reap là một vị Tướng hai sao, người tôi đã tuyển dụng. Những người đã chia sẽ ( quyền lực ) với tôi hiện nay đã trải rộng ở khắp nước”.

Ông nói tiếp “ Họ không thể quay súng bắn lại tôi. Họ sẽ không từ chối thi hành mệnh lệnh nếu Hun Sen đưa ra mệnh lệnh đó . Còn về phía ông Ranariddh mà nghĩ như vậy là một sai lầm lớn. Tôi khuyên ông ta là nếu ông ta muốn giành được thắng lợi hơn Hun Sen thì ông ta sẽ phải thể hiện đường lối chính trị tài tình hơn Hun Sen . Nếu ông ta phát động bất cứ cuộc phiêu lưu quân sự nào thì điều đó sẽ nguy hiểm cho ông ta. Chúng tôi chỉ cần 11 giờ trong vòng 24 tiếng để chấm dứt sự cố ấy”.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:24:44
PHÙ SA ĐỎ

NHỮNG NGƯỜI CỘNG SẢN CỦA PHNOM PENH

Các thủ lĩnh chính trị của Hun Sen trong Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) cho ông biết là cần chinh phục bạn bè ở nước ngoài và chấm dứt tình trạng đất nước bị cô lập. Đó là một nhiệm vụ khó khăn đối với một Thủ tướng mới được bổ nhiệm vào năm 1985, các nước không cộng sản ở châu Á và phương Tây đã đóng sầm các cánh cửa lại trước mặt ông và Đảng KPRP của ông.

Bốn năm sau, tình hình vẫn không chuyển biến thêm được chút nào đối với nước Cộng hòa nhân dân Campuchia (PRK), dù các cố gắng của thanh minh cho hình ảnh của mình bằng cách đổi tên nước thành Nhà nước Campuchia (SOC). Nhưng tình hình vẫn chẳng có gì tốt đẹp hơn. Hun Sen đã nhiều đêm thao thức trong ngôi nhà ở Takhmau lo lắng về các vấn đề này. Ông chẳng biết phải làm gì hơn để phản bác lại các bài báo thường xuyên gọi chính phủ của ông là “nước cùng khổ”. SOC cần đủ mọi thứ - các khoản đầu tư và viện trợ nước ngoài để phát triển đất nước và vũ khí để trang bị cho quân đội . Liên Xô , liên minh chủ lực của Hun Sen , nhanh chóng tách rời, không còn có thể trông mong đến việc họ cung cấp vũ khí miễn phí nữa.

Hun Sen xem lướt trên bản đồ thế giới. Quốc gia của ông bị bao vây bở lệnh cấm vận. Chỉ một nước không cộng sản duy nhất ủng hộ chính phủ của ông là Ấn Độ.

Hun Sen đã không để lỡ nước bài Ấn Độ. Ông đã vận dụng nước bài ấy bất cứ khi nào có thể. Nhân chuyến viếng thăm New Delhi vào tháng 10 năm 1990, ông yêu cầu chính phủ Ấn Độ giúp tìm giải pháp cho cuộc nội chiến. Hun Sen và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Inder Kumar Gujral đã thảo luận về các triển vọng hòa bình ở Campuchia mà cac quan chức Ấn Độ cho là hầu như nằm trong tầm tay. Nhưng họ đã không khám phá ra được nhiều điều gì khác.

Hun Sen đã yêu cầu riêng với ông Gujral viện trợ quân sự. Yêu cầu đó lúc ấy vẫn được giữ kín. Trong chuyến thăm Singapore vào năm 1993, ông Gujral không còn là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nữa, nhưng vẫn là một thành viên của Quốc hội, đã cho chúng tôi biết thực ra Hun Sen đã yêu cầu vũ khí cho Campuchia để họ có thể tự bảo vệ chống lại quân địch của họ, chủ yếu là Khơme Đỏ .

Ông Gujral nói “ Tôi không biết làm thế nào để trả lời cho yêu cầu của ông Hun Sen , vì tôi không biết liệu ông ta đã có đưa ra yêu cầu như thế với người tiền nhiệm của tôi hay không”.

Cuối cùng, ông Gujral đã không cam kết cung cấp vũ khí. Nhưng không gây phương hại cho mối quan hệ thân mật giữa Ấn Độ và Campuchia – Quân đội Ấn Độ phục vụ trong lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc cho cuộc bầu cử năm 1993, họ đã bị thương trong khi giao tranh với Khơme Đỏ .

Về một số khía cạnh, tình trạng Campuchia bị cô lập là do chính SOC tự gây ra cho mình. Vào năm 1990, đã đưa ra lệnh cấm nhập các báo chí của nước ngoài. Đến mức độ mà Thứ trưởng Bộ Văn hóa Pen Yet đã phải quan ngại là chỉ các báo từ các nước Xã hội Chủ nghĩa mới được phép nhập.

Tình trạng ôm chặt lấy các nước Xã hội Chủ nghĩa đã làm ngạt thở cho Campuchia về các phương diện khác. Chỉ có 9 đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô, thì 8 tòa đại sứ đã thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa. Các nhà ngoại giao từ Liên Xô, Cuba, Hungary, Bulgary, Ba Lan, Tiệp Khắc, Lào và Việt Nam là những vị khách mời danh dự được quyền gặp những người ở cương vị lãnh đạo hàng đầu. Đáp lại, những người cộng sản lãnh đạo Campuchia có thể thu hút được viện trợ tài chính của khối Xã hội Chủ nghĩa ở châu Âu. Nhưng bước vào thập niên 1990, nền kinh tế của các nước trong khối Xã hội Chủ nghĩa bị suy sụp không còn đủ sức cáng đáng để cứu Campuchia khỏi cảnh túng quẫn.

Ấn Độ , liên minh duy nhất không cộng sản của Campuchia, đã đóng cửa tòa đại sứ và di tản cùng  với một loạt các phái bộ ngoại giao khi Khơme Đỏ lật đổ chế độ Lon Nol vào năm 1975 lên cầm quyền . Rồi đến khi Khơme Đỏ bị các lực lượng bộ đội Việt Nam và quân nổi dậy Campuchia hất cẳng vào năm 1979, Ấn Độ là nước không cộng sản đầu tiên công nhận chính phủ Phnom Penh ngay vào năm sau đó.

Các nhà ngoại giao trong khối Xã hội Chủ nghĩa đã quay trở lại với người bạn Phnom Penh thân thiết hơn để mở các phái bộ ngoại giao hùng hậu. Vào thời điểm đó, phái bộ ngoại giao của Ấn Độ đã gây được nhiều sự chú ý nhưng cũng không làm gì được nhiều. Các nhà ngoại giao Ấn Độ đẩy mạnh mậu dịch giữa hai nước; sự có mặt của họ càng cho thấy tình đoàn kết với một liên minh khác Ấn Độ nữa , Việt Nam, những người đã giải phóng Campuchia thoát khỏi Khơme Đỏ . Sự hiện hữu của đại sứ quán Ấn Độ ở Phnom Penh là bằng chứng về sự thân thiện của New Delhi với Việt Nam rồi tiếp đến Campuchia khi cả hai nước này đều bị thế giới không cộng sản xem là các nước cùng khổ.

Tòa đại sứ có thế lực nhất ở thủ đô là đại sứ quán Liên Xô ở khu tòa nhà đã xuống cấp, ngược lại với thực tế họ là một thực thể có ảnh hưởng lớn nhất ở thành phố ấy, kế đến mới tới chính phủ Hun Sen . Khi chúng tôi đến cổng tòa đại sứ này vốn được làm bắng sắt có trang trí, được vận hành bằng điện vào tháng 5 năm 1990, nó đã tự mở ra. Kiểu rập khuôn chiến tranh lạnh được thể hiện rõ hơn. Chúng tôi gặp được một phụ nữ với vẻ mặt ủ rũ, yêu cầu chúng tôi chờ một quan chức duy nhất có quyền nói chuyện thay mặt đại sứ quán. Ông tên là V. Loukianov. Mặc dù ông ta mặc trang phục công sở nghiêm chỉnh, nhưng Loukianov hoàn toàn thoải mái và với bộ ria kiểu David Niven, trông không mấy giống một nhà ngoại giao thường thấy của Liên Xô. Bằng giọng tiếng Anh rõ ràng và nhanh của mình mà ông đã học được tại một lớp ở Moscow, ông sẵn lòng đề cập về Campuchia với thái độ không thiên vị hiếm có. Chúng tôi đã đồng ý gặp nhau tại bữa ăn tối ở nhà hàng Mekong của khách sạn Campuchiana.

Xẻo một miếng sườn trông thật ngon, Loukianov nói “ Đây là nơi chưa văn minh. Một vài người đã trở nên giàu có trong một sớm một chiều. Họ lái xe đi lòng vòng thành phố, ký cả đống hợp đồng mua bán, nhưng nhiều bản hợp đồng được ký rồi bỏ quên”.

Phnom Penh của Hun Sen là một thành phố của sự khác thường hiếm thấy. Khi thiểu số người Campuchia giàu có ký hợp đồng làm ăn với các đối tác nước ngoài, và thết đãi các bữa tiệc linh đình với 10 món ăn Trung Hoa xa xỉ, nhưng khổ nỗi là 80% dân chúng ít khi có món thịt trên bàn ăn ngoài món mắm bò hốc ưa thích của họ.

Loukianov nói “ Còn có một điều thực sự kỳ lạ xảy ra. Tại chính khách sạn này, một người Campuchia nhiều tiền lắm của đã ném 500 đô là vào chân của một ca sĩ để yêu cầu bái hát tiếng Hoa ưa thích của ông ta “.

Loukianov đã thấy được những điều tương tự gây lúng túng giữa cộng sản Campuchia và những người theo chủ nghĩa Lê nin điều hành đất nước Liên Xô, đã có liên hệ với nhau khi họ ở trong liên minh Xã hội Chủ nghĩa mà chính liên mình này đã tự lan truyền đến Campuchia và các nước láng giêngs, Việt Nam và Lào khá sâu đậm. Đáng tiếc là Campuchia bị cô lập, Liên Xô đã phải cắt giảm các khoản tín dụng mậu dịch xuống quá thấp vào năm 1990 và một sự biểu hiện kỳ lạ khác trong mối quan hệ thân thiết, Moscow đã quyết định giúp quốc gia nghèo này bằng cách đào tạo cho người Campuchia lập các gánh xiếc. Điều đó không làm cho người dân Campuchia mỉm cười. Nguồn viện trợ đường hào phóng của Cuba cũng không làm cho tình hình đất nước thêm phần ngọt ngào. Chính phủ Cuba đã thể hiện một cách nhiệt tình hơn. Họ đã gửi các võ sĩ đấm bốc sang đào tạo cho người Campuchia môn quyền Anh. Dân chúng Campuchia cũng không lấy gì làm thích thú.

Đó là những giai đoạn khó khăn. Chính phủ Liên Xô bị mang tiếng xấu ở quốc nội và ở Campuchia . Các nỗ lực cải tổ nền kinh tế Liên Xô bị phá sản của Mikhail Gorbachev đang bị chao đảo, điều đó một phần khiến cho người dân Campuchia dễ dàng đổ lỗi cho Liên Xô về các vấn đề kinh tế của họ. Một quan chức thương mại của Liên Xô ở Phnom Penh, Nikolay Orekhov cho chúng tôi biết là đất nước ông không còn  có thể tài trợ việc xây dựng các công trình thể thao, và cầu đường, nhưng sẽ tiếp tục xây dựng các nhà máy in miễn phí và giúp Campuchia lập các gánh xiếc. Cường điệu nhất là lúc chúng tôi gặp một nhà ngoại giao Cuba, người đã tự hào nói là các mối quan hệ của Cuba với Campuchia đã được cải thiện. Havana không những gửi huấn luyện viên quyền anh mà còn cử giáo sư dạy tiếng Tây Ban Nha tới Phnom Penh .

Uống một ngụm nước chanh ép tại nơi ở trong tòa đại sứ, ông nói “ Biết được chút kiến thức về tiếng Tây Ban Nha có thể giúp Campuchia cải thiện được các mối quan hệ với thế giới nói tiếng Tây Ban Nha”.

Một số chính sách của Liên Xô và Cuba không thích hợp với thời điểm ấy đã hóa thành khôi hài. Trong khi chỉ một ít người ở Phnom Penh có thể theo các buổi tập với huấn luyện viên quyền anh hoặc các lớp tiếng Tây Ban Nha, thì đại đa số người dân Campuchia phải tất ta tất tưởi sống ở các làng mạc rải rác , trong các túp nhà sàn bằng gỗ mỏng manh không thiết gì đến các bài giảng. Họ đang rất cần đến một nơi để chắn gió che mưa, nước uống và điện.

Những người dân Campuchia buồn bã và ốm yếu, rất muốn gây ấn tượng tốt với người bên ngoài, nhưng vẻ mặt tươi cười can đảm của họ không che đậy được những nỗi đau khổ bên trong. Nhiều người không thể quên được sự tàn sát hàng loạt thật khủng khiếp . Hàng ngàn người sống ở Phnom Penh bao gồm cả phụ nữ và trẻ em đã bị tra tấn. Phụ nữ bị bỏ bò cạp vào ngực, rút móng tay và nếu may mắn, cái chết đến với họ nhanh chóng bằng phát súng. Những người sống sót qua được những hành động làm nhục như vậy đã bị lùa vào các trại tập thể giống như súc vật. Thời gian đã thay đổi. Những người cộng sản theo chủ nghĩa Mao của Pol Pot bây giờ đã được thay thế bằng những người cộng sản theo kiểu Liên Xô.

“ Nhìn lại chung quanh quý vị, và quý vị sẽ thấy nhiều đảng viên cộng sản ngồi quanh các quầy bar thưởng thức rượu uýt ki “, Vanna, người tài xế taxi chưor chúng tôi nói. Những người cộng sản với bộ quần áo đi giao dịch không được mấy tươm tất được may ở Phnom Penh , đã bắt đầu phát biểu quan điểm thành thật, và công khai lao vào bàn thảo làm ăn với các thương gia người Hoa từ Singapore và Thái Lan.

“ Để ý họ thì sẽ thấy lương một tháng không đến 25 đo la, tuy thế mà họ vẫn có nhà, có xe hơi và đi ăn tiệm “.

Mãi sau này, Mam Sophana, một kiến trúc sư người Campuchia được đào tạo ở Mỹ trở về giúp xây dựng lại quê hương, đã nhẹ nhàng trách chúng tôi về việc chúng tôi vội vàng liệt các quan chức Campuchia là tham nhũng.

Sophana nói “ Những người ngoài cuộc sẽ thành thiếu hiểu biết nếu họ kết tội chính phủ Hun Sen là ‘ các anh tham nhũng, các anh không tốt’. Họ sẽ thấy được thực tế trước khi họ nói. Nếu những người này, như Heng Samrin và Hun Sen đều không đủ can đảm, họ đã phải chịu bỏ cuộc cách đây từ lâu. Từ tham nhũng rất phức tạp. Quý vị phải biết tận gốc rễ . Lương của công chức kiếm được bao nhiêu ? Một tháng chỉ 20 đô la. Chính phủ không có tiền để trả lương cao. Vì vậy, họ có thể tiếp tục sống bằng cách nào ? Hãy để cho những ai nói ‘người Campuchia tham nhũng’ sống ở Campuchia một tháng, rồi họ sẽ biết được những người này không phải tham nhũng”.

Pen Yet, Thứ trưởng Bộ Văn hóa thông tin, có ria mép, ăn nói nhỏ nhẹ đã vung rộng hai bàn tay của ông ra để diễn tả tình trạng không thể lo liệu được cuộc sống bằng một hình thức phải tham nhũng khác, nơi mà những người phải mang tội nặng nhất không phải là những người Campuchia nghèo nàn, nhưng là những người buôn đồ cổ giàu có đang tước đoạt những bức tượng cổ của nước họ khỏi các ngôi đền Angkor.

Pen Yet nói “ Campuchia đã mất khoảng 20% các báu vật cổ cho bọn buôn lậu và chúng tôi dự tính tham gia vào hệ thống hoạt động của Interpol để bắt chúng. Các báu vật Campuchia chủ yếu được đưa tới London để bán đấu giá. Hiện nay chúng tôi đang lập một danh sách các cổ vật mà chúng tôi đã bị mất, và danh sách này sẽ được giao cho Interpol làm việc”.

Pen Yet cho biết, đất nước này là nơi có hơn 1.000 di tích cổ và đây chính là nơi những kẻ buôn lậu lùng sục. Lắc đầu, ông nói người Campuchia đánh cắp các cổ vật rồi bán cho những người nước ngoài, những người này đã kiếm được món hời rất béo bở ở thị trường thế giới. Những kẻ buôn lậu không bị một sự đe dọa nào. Cuộc nội chiến cũng gây ra sự mất mát cho đất nước, với các phe cánh quân sự đánh cắp cố vật và đem đi mua vũ khí. Khơme Đỏ đã bị buộc tội cuỗm đi các cổ vật bằng vàng và bạc ở Chùa Bạc trong hoàng cung ở Phnom Penh . Một số người Campuchia đã bác bỏ lý lẽ cho là Khơme Đỏ đã chôm chỉa cổ vật. Họ nói là những người du kích như thế đã bị kỷ luật và hoàn toàn không thể mua chuộc được. Còn có các ngoại lệ : một nhà lãnh đạo Khơme Đỏ , Ta Mok đã bị phát hiện sở hữu các bức tượng quý hiếm được lấy từ Angkor Wat. Khi quân đội Campuchia tấn công dinh thự của Ta Mok vào năm 1993 đã tìm được một cổ vật quý mà ông ta để lại khi tháo chạy.

Nghịch lý của Sophana đưa ra hoàn toàn đủ để có thể phán đoán về những người có khả năng xuyên tạc chế độ cho các mục tiêu riêng của họ, nhưng điều đó đã để lại cho quần chúng nhân dân phải hết sức khổ sở, 90% của 9 triệu dân được ước tính ở vào tình trạng lao đao nghèo nàn. Cuộc điều tra dân số lần cuối vào năm 1962 ghi dân số là 5,72 triệu , đã không cung cấp được con số thống kê đáng tin cậy về dân số của quốc gia. Chỉ vào giữa năm 1998, một cuộc điều tra dân số mới cho biết dân số đã tăng lên 11,42 triệu.

Chính phủ cộng sản được Hun Sen lãnh đạo đã ở vào ngõ cụt. Bị thế giới không cộng sản lảng tránh vì họ cho là chính phủ của ông do Việt Nam dựng lên không phù hợp luật pháp, Phnom Penh đã không được thừa nhận và bị từ chối các khoản vay quốc tế. Nhà nước bị chao đảo do hết khủng hoảng tài chính này tới khủng hoảng tài chính khác và thành ra dựa cậy quá mức vào Liên Xô về xăng dầu và phân bón, dựa vào Cuba về các nhu yếu phẩm, chẳng hạn như đường. Nhà nước không có tiền để trả lương cho công chức. Do đó, nhà nước đã làm những gì mà tất cả các chính phủ cộng sản đã từng bị tình trạng khó khăn trước đây đã thực hiện vào một giai đoạn nào đó trong quá khứ : họ đã quyết định cứ mỗi tháng cung cấp cho nhân viên nhà nước số nhu yếu phẩm bao cấp – 8 ký gạo, hai cục xà bông Liên Xô và 1 kg đường. Tất cả những người dân Campuchia khác bị để mặc tự cho xoay xở. Những người nghèo và Thủ tướng đều hưởng chế độ không mấy khác nhau và họ phó mặc cho hệ thống mục nát.

Hai năm sau, vào năm 1992, khi lần đầu tiên chúng tôi gặp Hun Sen , ông nói “ Khi tôi bắt đầu làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vào năm 1979, lương của tôi được quy thành khẩu phần nhu yếu phẩm – 16 kg gạo và 6 kg bắp. Hiện nay, tình hình không còn bi quan như vào năm 1979. Đó là lý do tại sao chúng tôi không nên quá bị quan hoặc quá lạc quan”.

Khi hằng đêm những người cộng sản giảu có của Phnom Penh uống rượu đến mụ người, thì trẻ em bần cùng của thủ đô phải đi xin ăn. Sự điên rồ và lý lẽ của nền kinh tế hỗn độn cùng với các mối mâu thuẫn tàn nhẫn trong cuộc sống Campuchia đã không được Khơme Đỏ bỏ qua. Những người nghe đài phát thanh bí mật của quân du kích đã bị những phát thanh viên kích động làm cho họ hóa ra hoang mang, bằng cách đánh vào những người cộng sản Phnom Penh là họ đang bán nền kinh tế Campuchia cho những kẻ đầu cơ.

Khơme Đỏ đã cấm dùng tiền và hoạt đông kinh doanh trong thời gian cai trị kỳ quái của họ cũng không có gì khác. Họ vẫn nhạo báng cấu trúc nền kinh tế không cân đối, nơi chỉ 1% dân chúng được ăn ngon còn những người còn lại bị túng quẫn. Những nhà lãnh đạo Khơme Đỏ mà chúng tôi đã gặp, chẳng hạn như Mak Ben, nguyên là một chỉ huy quân đội đã chỉ trích kịch iệt những người cộng sản Phnom Penh . Nhưng Mak Ben đã quên rằng cuộc sống trong xã hội của Khơme Đỏ vốn được coi là theo chủ nghĩa bình quân, còn tệ hại hơn nhiều , khi người dân nghèo nhất đã trở nên nghèo nàn hơn sau khi Pol Pot đóng cửa nền kinh tế.

Chính phủ của Hun Sen không có đủ tiền, đã ở vào tình thế bị dồn vào chân tường. Với sự phát triển bị ngăn chặn và đất nước vẫn bị cô lập, dân Campuchia đã sống lùi vào kỷ nguyên của quá khứ. Một cửa hàng duy nhất cung cấp sách ở thủ đô là Librairie D’Etat tại 224 Achar Mean Boulevard , những người cung cấp sách này tự hào có được nhiều cuốn sách mỏng của Liên Xô, nhưng không phải bằng tiếng Anh hay tiếng Pháp.

Sự thật đã cho thấy rõ tất cả các xuất bản phẩm nước ngoài đều bị cấm, ngoại trừ một vài tờ báo Liên Xô. Nhưng dù báo nước ngoài được cho phép lưu hành, ai sẽ đọc ? Một vài du khách có thể thấy trên phố và không ai có thể trả lời ngay cho câu hỏi là bao nhiêu người đủ can đảm đặt chân lên vùng đất bị chiến tranh tàn phá.

Một vài tháng sau, Sam Promonea, Tổng giám đốc Công ty du lịch ăn nói hoạt bát đã cho chúng tôi biết là 16.993 du khách đã đến Campuchia vào năm 1990, phần đông họ là người Nhật, rồi đến người Pháp, người Đức, người Thụy Sĩ và người Ý. Ông ta nói, không có du khách hạng thương gia giàu có, đa số là tây ba lô, những người khá vui vẻ sống trong các nhà khách giá rẻ.

Lệnh cấm báo chí nước ngoài đã không được tôn trọng ở khách sạn Cambodiana mới mở vào tháng 11 năm 1990, và một vài cơ sở khác. Hàng chồng báo Bangkok Post, một nhật báo được phát hành ở Thái Lan, được phát tận phòng khách sạn cho khách, trễ đi một ngày vì sự vận chuyển từ Bangkok đến bị chậm.

Người dân Campuchia chịu để bụng đói đi ngủ hoặc đi tập tễnh trên đường phố Sieam Reap. Yim Sokan, một thanh niên 17 tuổi làm việc tại một cây xăng trong thành phố, nói rằng cậu buộc phải làm việc vì hai chân của cha cậu đã bị cụt do đạp phải mìn du kích Khơme Đỏ gài, không thể tìm được việc. Vì vậy, cậu thanh n iên Sokan đã phải phụ giúp cho gia đình 6 miệng săn. Cứ mỗi thanh niên thất học như Sokan ở Sieam Reap thì có được một em, cũng ở vào hoàn cảnh không may, nghèo và túng quẫn, nhưng may mắn là có khả năng nói tiếng Anh và một ít tiếng Pháp.

Sokan kể về cuộc sống của cậu và nói thêm “ C’est très difficile. Je travaille beaucoup et je suis fatigué » ( Cuộc sống ở đây rất vất vả. Cháu phải lao động quá nhiều và rất mệt nhọc).

Dưới chế độ cộng sản, tiếng Anh còn ít được dùng , vì phần đông những người có học thức đều được Liên Xô và khối Xã hội Chủ nghĩa đào tạo. Nhưng vào tháng 7 năm 1993, chính phủ hoàng gia mới lên cầm quyền sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm đó đã được Pháp công khai ủng hộ và tiếng Nga không còn được dùng nữa. Lý do đơn giản là Pháp đã sớm mở lại tòa đại sứ, họ đã đề nghị xây dựng lại hệ thống giáo dục và cung cấp tài liệu giảng dạy bằng tiếng Pháp. Nhưng cuộc vận động đưa ngôn ngữ Gô Loa vào tiếng Campuchia của Pháp đã không thành công.

Hơn 1.000 sinh viên đã tiến hành một cuộc phản đối dùng tiếng Pháp làm phương tiện truyền đạt ở các lớp tại Viện Công nghệ thuộc thủ đô. Các sinh viên cho biết kiến thức bằng tiếng Pháp sẽ không giúp họ tìm được việc làm. Một trong những người con trai của Sihanouk, Ranariddh, nguyên giáo sư tại một đại học ở Pháp vừa mới trở thành Thủ tướng thứ nhất, đã nó với sinh viên là họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài học tiếng Pháp.

Tháng 12 năm 1993, Sihanouk đã nhảy vào cuộc xung đột. Từ giường bệnh của ông ở Bắc Kinh, nơi ông đang chữa bệnh ung thư, Sihanouk đã viết một bài kêu gọi «  Nền giáo dục của quốc gia : Học tiếng Pháp hay học tiếng Anh ? » Có điều lạ là ông viết bài kêu gọi ấy bằng tiếng Pháp, nhưng lại đưa ra lý lẽ ủng hộ việc dùng tiếng Anh.

Sihanouk đã viết « Việc ủng hộ này là chính đáng , hợp lý và hiện thực, vì thế giới hôm nay và của ngày mai, tiếng Anh – là ngôn ngữ truyền thông và nghiên cứu quốc tế - đã trở thành gần như là một thế giới ngữ và sẽ chắc chắn được duy trì mãi. Ngay cả các y tá trẻ người Trung Quốc ở bệnh viện nơi tôi nội trú cũng đang ra sức học tiếng Anh ».

Các sinh viên Campuchia bác bỏ tiếng Pháp hay bất cứ ngôn ngữ nào khác chẳng vì cá nhân. Sự thật là họ cảm thấy bị lừa. Trước hết là họ bị buộc phải học tiếng Nga từ chính phủ thân Liên Xô của ông Pen Sovann, Chan Si, Heng Samrin và Hun Sen từ 1979 tới 1991. Đồng thời những người Việt Nam giúp đỡ chế độ ấy đã thuyết phục rằng tiếng Việt là một môn bắt buộc. Những người khác học tiếng Rumani, vì có sẵn các học bổng Rumani dành cho họ. Bây giờ, sinh viên ý thức được là việc học tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Rumani của họ đã bị lãng phí và họ cũng chẳng muốn nói tiếng Pháp nữa. Năm 1994, một người phương Tây mạnh dạn mở một trường nhỏ dạy tiếng Anh. Nó được gọi là Trung tâm Banana và những người dân thủ đô chắc chắn đang hứng thú muốn chọn trung tâm đó.

Vào tháng 9 năm 1991, chính phủ cộng sản của Hun Sen bị kẹt cứng bởi ảnh hưởng của tình trạng tê liệt. Không còn biết chắc về số phận của mình sau khi Sihanouk trở lại hoàng cung vào tháng 11, 21 năm sau khi ông bị cuộc đảo chính lật đổ. Để sửa soạn cho sự trở lại của hoàng thân , các công nhân Campuchia đã phải nai lưng cháy nắng dưới ánh mặt trời chói chang khi họ sửa và quét vôi trắng cho dinh thự của quốc vương. Bị tê liệt bởi hàng thập niên nội chiến, nạn diệt chủng và nghèo nàn, giờ đây không còn tâm trạng nào mong chờ cho bằng, chẳng lời nào bàn cho hết về buổi tiệc linh đình ở quê hương dành cho vị thiên tử sẽ trở về một đất nước đã được cải thiện quá nhiều. Sihanouk không có các ký ức tốt đẹp về Phnom Penh , vì Pol Pot đã bắt nhốt ông trong chính hoàng cung của ông và giới hạn không cho ông đi lại. Do đó, ông chỉ có thể tưởng tượng kiểu hủy diệt mà Pol Pot đã săn đuổi. Ngay trước khi lực lượng bộ đội Việt Nam kéo quân vào thủ đô năm 1979, Sihanouk đã lên máy bay trốn sang Bắc Kinh. Ông bỏ lại phía sau một thành phố mà nó đã bị Khơme Đỏ biến thành một thành phố ma.

Trong thời trị vì của Sihanouk, thủ đô giống như một thành phố êm đềm ở một tỉnh của Pháp , với các đại lộ thênh thang ,các vũ trường, nhà hàng Tây và lối sống hòa nhã, tử tế. Phnom Penh đã tự xưng là hòn ngọc của Đông Nam Á mặc dù Sài Gòn cũng được ở ngôi vị như vậy. Tất cả đã qua đi, đã bị Khơme Đỏ xóa sạch, họ cấm hoạt động kinh doanh và sử dụng tiền, đã biến đất nước này thành một trại tập trung. Nhiều cố gắng của Hun Sen muốn chắp vá lại nền kinh tế đã bị kết thúc trong thất bại, vì gần như hoàn toàn không có được sự ủng hộ của quốc tế. Campuchia vẫn là một nước quá nghèo nàn. Chính phủ Hun Sen không những lo lắng về tương lai chính trị của mình sau khi hoàng thân được xem là một nhà chiến thuật bậc thầy và là người khéo lôi kéo đã trở về đứng đầu Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC), đã thay thế tất cả các phe phái xung đột, mà chính tương lai của Chủ nghĩa cộng sản Campuchia cũng bị đe dọa.

Cố vấn tòa đại sứ Liên Xô , Loukianv vuốt ria mép kiểu David Niven của mình, nói «  Chủ nghĩa cộng sản ở Campuchia đang bị de dọa và đó là mối lo ngại cho các nhà lãnh đạo trong chính phủ ».

Sau hàng thập niên thảm bại, cộng sản Campuchia đã đến lúc sắp thở hắt ra. Các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền rùng mình về việc phải đối mặt với một tương lai không biết đi về đâu. Ý thức được là dân chúng Campuchia sẽ không chịu bị Đảng của những người theo chủ nghĩa Mác cai trị nữa, Hun Sen bắt đầu các chuẩn bị ráo riết để thanh minh cho Đảng và Nhà nước bằng một chiếc áo choàng dân chủ. Chính phủ đã thúc giục dự thảo một bản Hiến pháp mới để làm dịu đi Chủ nghĩa cộng sản bằng một ý thức hệ Nhà nước. Chính phủ Hun Sen phải thay đổi bởi chính áp lực của hoàn cảnh . Đảng cộng sản biết phải thay đổi dần theo thời gian, vì hiệp định hòa bình quan trọng trong lịch sử để chấm dứt cuộc nội chiến sẽ được ký vào tháng 10 năm 1991. Bước kế tiếp sẽ là cuộc tổng tuyển cử được Liên Hiệp Quốc giám sát. Chính phủ nhận ra rằng 11 năm cai trị thiếu thành công do bị cô lập sẽ trở thành bị quên lãng tại cuộc bầu cử này ; họ biết không thể đối chọi với các đảng phái chính trị dân chủ được lãnh đạo bởi các hoàng tử Campuchia và những người ủng hộ họ.

Mặc dù nhờ sự gần gũi với người dân mà những người cộng sản vốn rời bỏ phe Khơme Đỏ hơn một thập kỷ qua đã không bị xem là mắc sai lầm, tuy thế họ vẫn không phải là những người ngang tầm với phong thái riêng của Sihanouk. Nhưng một ít người ở Campuchia dường như lo ngại về sự trở lại của vị hoàng thân ; họ thấy rõ vị hoàng thân nhân hậu này chỉ có thể đem lại các cuộc vui chơi giải trí với các lễ hội té nước, các buổi dạ hội nhạc jazz và không thể đoán trước được rồi sẽ ra sao. Quyền lực thực sự vẫn còn trong tay những người cộng sản , mà họ đã thông qua một tên gọi mới là Đảng Nhân dân Campuchia  hoặc CPP.

Đổ tất cả mọi trách nhiệm không hay về các sai lầm lớn của Campuchia vào ngay Đảng CPP sẽ là điều bất công thô bạo. Sự thiệt hại thực sự Khơme Đỏ phải gánh chịu, họ đã phá hủy nền kinh tế, đã đóng cửa các doanh nghiệp và các nhà máy, đã tàn sát có hệ thống những người trí thức Campuchia được phương Tây đào tạo, các bác sĩ, các giáo viên và nhà khoa học bằng nhiệt huyết điên rồ của Khơme Đỏ sẽ xây dựng một nước Campuchia mới, một quốc gia không có bất cứ ảnh hưởng của phương Tây và họ đã nhiễm đầy các tư tưởng Mao Trạc Đông về một xã hội dựa vào nền nông nghiệp. Họ ghét tiền một cách cực đoan đến độ thậm chí đánh sập tòa nhà Ngân hàng Trung ương trên đại lộ Tou Samouth.

Sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993, chúng tôi hỏi một cán bộ cao cấp của Ngân hàng Trung ương, bà Tioulong Saumura, là tại sao Khơme Đỏ đã xử sự theo kiểu như vậy. Bà Saumura, con gái của một chỉ huy trưởng quân đội Campuchia trước đây, ông Nhiek Tioulong đã phục vụ cho Sihanouk, bà đã bỏ công việc ở Paris với số lương hàng trăm ngàn để làm phó Tổng giám đốc cho Ngân hàng Quốc gia Campuchia với tiền lương mỗi tháng 50 đô la.

Bà cho biết «  Quả là một tổn thương lớn. Khi Khơme Đỏ cướp chính quyền, một tòa nhà mà họ đã đánh sập hoàn toàn là ngân hàng này, Ngân hàng Trung ương, vì nó là biểu tượng của Chủ nghĩa Tư bản. Họ muốn cho thấy thái độ thù địch của họ chống lại thị trường tự do. Tòa nhà này được 3 tuổi và nó đã được chính phủ Hun Sen xây dựng lại giống hệt như nó trước đây ».

Một giai đoạn xuống dốc biết bao đối với một đất nước mà các kho bạc đã bao quát trên một vùng rộng lớn trong triều đại của các vị vua Angkor. Bằng cử chỉ sốt ruột ngửa cổ tay ra của bà, Saumura đã được đào tạo ở Paris, nên nói giọng của bà còn pha nặng âm Pháp «  Chúng tôi muốn lật lại trang sử ấy. Chúng tôi muốn viết lên một lịch sử tươi đẹp và nó phải là một lịch sử tốt đẹp ».

Hun Sen đã có cùng những suy nghĩ đúng như vậy. Ông muốn thấy đất nước của mình vượt lên và đưa nó trở thành một trong những nền kinh tế thịnh vượng của Đông Nam Á. Ông đã nhiều lần nói về các kế hoạch của mình. Ông có quyền lực để làm điều đó. Tiếc thay, ông thiếu sự ủng hộ của quốc tế.

Trong ánh sáng mờ dần của một buổi xế chiều, Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã được khôi phục lại với màu sơn hồng trông giống như con ma cụt đầu từ quá khứ man rợ trở về ám ảnh một hiện tại hình như còn không ít những điều khốn khó.


LỆNH CẤM VẬN

Chiếc phản lực Ilyushin khổng lồ với đôi cánh chim kền kền của Liên Xô đáp xuống phi trường Pochentong ở Phnom Penh .Một nhóm các nhà ngoại giao Liên Xô bước ra khỏi máy bay. Người quản lý hành lý dỡ xuống các thùng rượu Vodka và các thùng nhỏ hơn đựng trứng cá muối. Thậm chí còn có một loại hàng hóa nước ngoài quan trọng hơn – hàng hóa ký gửi bí mật toàn là tiền giấy của Campuchia , tiền Riel.

Các tờ giấy bạc được in ở Moscow, và cứ hai tháng một lần, chúng được chở bằng máy bay tới Campuchia . Chính phủ Phnom Penh không có các nhà máy in tiền. Việc trao đổi bằng tiền mặt đã giúp chính phủ vượt qua được tình trạng bị cô lập cho tới đầu thập niên 1990. Chính phủ Liên Xô cung cấp bổ sung nguồn tiền vào lưu hành và duy trì hệ thống tiền tệ.

Tiền tệ nhanh chóng được bơm vào thị trường như nguồn nhiên liệu còn mới nguyên cho ngọn lửa gây lạm phát. Michael Ward, một viên chức của Ngân hàng Thế giới đặt ở Campuchia , là thành viên của Phái bộ Chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC) cho biết «  Tình trạng chính phủ thiếu hụt tiền tăng lên, thì họ in thêm tiền ».

Nhà nước chỉ in tiền để cấp cho ngân sách, như nhiều chính phủ đã thực hiện, sẽ làm cho tình trạng lạm phát tăng vọt lên gấp ba lần. Ông Ward nói « Chính phủ không những in tiền, mà Khơme Đỏ cũng phát hành các phiếu mua hàng được sao chụp để đổi lấy tiền ở các vùng tây bắc do họ kiểm soát ».

Sau khi UNTAC đảm nhiệm các vấn đề tài chính của chính phủ Hun Sen , họ đã đề nghị Nhà nước ngưng in tiền của mình ở Liên Xô. Nhưng Phnom Penh không chịu thừa nhận việc họ cho chở tiền được in ở Liên Xô vào nước.

Bộ trưởng có liên quan đến vấn đề này đã lẩn tránh. Hoàng tử Norodom Chakrapong, con trai của Sihanouk, người gia nhập vào chính phủ của Hun Sen vào năm 1992 làm phó Thủ tướng phụ trách về hàng không dân sự đã phủ nhận tin đồn là UNTAC đã ngăn chặn việc tiền Riel ở Moscow được chở bằng máy bay đưa vào lưu hành ở Campuchia để kiểm soát lạm phát mà khi ấy nó đã tăng lên khoảng 150%.

Ông Chakrapng nói « Có nhiều lý do gây ra lạm phát bao gồm việc các nhân viên của UNTAC chi tiêu quá nhiều đã làm cho giá thực phẩm tăng vọt ».

Sau khi tồn tại qua được một vài năm mà không có biểu hiện cho thấy rõ sự khác biệt ở một nước không lưu hành tiền tệ - Khơme Đỏ đã cấm dùng tiền – Nhà nước bắt đầu cho lưu hành Riel vào năm 1980. Nhưng năm 1979, chính phủ mới đã không phát hành đủ tiền và phải trả lương cho cán bộ nhân viên nhà nước bằng hàng hóa – từ 16 tới 24 kg gạo mỗi tháng. Các cán bộ công nhân viên nhà nước được trả bằng nhu yếu phẩm với giá rất thấp. Mãi tới năm 1983, công chức mới bắt đầu được trả bằng tiền lương và năm 1988 đã tăng lương lên 6.600 riel để chiếu cố đến giá cả sinh hoạt mắc mỏ hơn. Các kho bạc nhà nước hết sạch tiền và những người chỉ đạo về tài chính không được đào tạo đã coi thường vấn đề và làm dối trá qua loa cho xong việc cũng đã góp phần vào việc gây cho tiền riel mất giá từ 4 riel đổi được 1 đô la lên 880 riel mới đổi được 1 đô la trong năm 1992, và đạt tới mức thấp kỷ lục, 5.000 riel đổi 1 đô la vào giữa năm 1993, trước khi khôi phục lại còn 2.500 riel đổi 1 đô la vào tháng 10 năm 1994. Với khoản chi phí có kể hoạch 186 tỷ riel (dưới 100 triệu đô la) trong năm 1992, và ngân sách thâm hụt 83 tỷ riel, chính phủ đã thực hiện hết sức cũng chưa thể phát triển đất nước được bao nhiêu.

Do việc rút các lực lượng bộ đội Việt Nam khỏi Campuchia vào năm 1989, và sự sụp đổ của Liên Xô sau đó không lâu, chính phủ Hun Sen bị Hà Nội từ chối ủng hộ quân sự trực tiếp và không còn nhận được nguồn viện trợ kinh tế của Moscow. Tình trạng đó gây cảnh túng quẫn khủng khiếp cho ngân sách, 80% ngân sách đã được rót vào các lực lượng vũ trang. Chính phủ không lấy đâu ra để có thể mua vũ khí hạng nặng vì thiếu ngân quỹ. Phần lớn ngân sách dành cho quốc phòng được chi vào tiền lương cho quân đội, một lý do hợp lý là : nếu quân đội không được trả lương thì nó sẽ trở đòn chống lại chính phủ và tệ hơn nữa, là tách ra thành một lực lượng cướp bóc có tổ chức.

Dân nghèo Campuchia sống trong âm thầm chịu đựng các chính sách kỳ quái của các nhà cai trị của họ. Đúng là một số sự kiện kỳ lạ xuất hiện dưới dạng hàng hóa bí mật là tiền được chở bằng máy bay từ Moscow đến, vì vậy có những lúc những điều lạ lẫm đã xảy ra trên các bờ của biển Hồ (Tonle Sap).

Các bờ sông màu nâu của con sông hùng vĩ nằm phơi mình ra khi mực nước rút xuống thấp vào mùa khô, để lại cá và thảm thực vật bị chết héo dưới ánh mặt trời quá chói chang. Một tài xế taxi chỉ tay vào một ngôi nhà lớn bỏ trống trền bờ sông ấy , nói « Đó là sòng bạc của Sihanouk. Bây giờ đã đóng cửa ».

Norodom Sihanouk , vị thiên tử, nhà làm phim, tay chơi kèn xắc xô, ca sĩ nhạc jazz, người ưa thích tiệc tùng, tác giả và là người có đầu óc quyền biến, đã đưa ra một kế hoạch kỳ quặc vào cuối thập niên 1960 để dựng lên một sòng bạc ở một đất nước nghèo nàn của ông. Bằng cách đó, ông cho là người dân của mình sẽ trở nên giàu có hơn và nhà nước sẽ kiếm được của trời cho. Vị hoàng thân này đã cho xây dựng một ngôi nhà theo kiểu Khơme trên bờ biển Hồ làm sòng bạc để bắt đầu hoạt động. Tiếng lách cách của các bàn cờ quay đã im bặt ngay vừa khi hoàng thân bị đảo chính vào năm 1970. Dù sao điều đó cũng gây ra sự hư hại một phần nào. Sòng bạc ấy đã làm cho hàng trăm người ở Phnom Penh trở thành bần cùng, họ không còn chịu nổi tâm trạng bị thua cay cú, khiến cho một số ít người phải đi đến chỗ tự tử. Hoàng thân đã khắc họa nên một hình tượng kỳ dị và hơi tinh nghịch.

Ngay sau khi những người Campuchia bắt đầu chơi bạc dữ dội, Sihanouk có ý tưởng khá hay về việc mở khách sạn 5 sao ở ngay bên sòng bạc tai hại ấy. Kế hoạch này của ông đã bị trả giá bằng cuộc đảo chính. Cuối cùng, đã phải chọn một công ty Singapore để biến giấc mơ của hoàng thân trở thành hiện thực. Một ngôi nhà cổ rất lớn trên bờ biển Hồ - Tonle Sap đã được hai thương gia Singapore và một người Hoa gốc Campuchia , có tên là Hui Keung cung cấp vật liệu mới để sửa sang lại, các thương gia này phải dành thời gian vừa làm việc ở Phnom Penh lẫn Hong Kong và đại diện cho một doanh nghiệp mới ra đời sau khi cộng đồng doanh nghiệp đã bị Khơme Đỏ triệt phá. Bộ ba này nằm trong số những người dám liều lĩnh ngay từ ban đầu. Họ đã đi đầu và đầu tư vốn để khôi phục khách sạn Cambodiana, bất chấp lệnh cấm vận đầu tư của chính phủ Singapore. Ngoài ra, họ còn coi thường các rủi ro tại nơi hoạt động và đã cam kết thực hiện dài hạn với một nước mà hầu hết các doanh nhâ đã không dám màng đến. Một khách sạn trông sang trọng được mở cửa vào tháng 6 năm 1990, cũng vào lúc Mỹ tăng cường thêm lệnh cấm vận mậu dịch chống lại Campuchia . Về phần họ, Singapore cấm các công ty nước này đầu tư vốn vào Campuchia , nhưng cho phép họ buôn bán trao đổi hàng hóa. Singapore không muốn các khoản đầu tư sẽ củng cố cho chính phủ Hun Sen được Việt Nam hậu thuẫn để chống lại các lực lượng kháng chiến của Sihanouk, nguyên Thủ tướng Son Sann và Khơme Đỏ . Sách lược nhằm duy trì Campuchia bị cô lập bao nhiêu nếu có thể, và làm cho chính phủ của Hun Sen bị người ta xem và cảm thấy như một nơi cùng khổ. Lệnh cấm vận dần dần đã gây kiệt quệ giống như diễn biến của các lệnh cấm vận đặt ra ở các nước khác mà họ phải đối phó, chủ yếu là Nam Phi.

Đó là thời điểm mà nước cờ chính trị theo kiểu kỳ lạ nhất được các nước không cộng sản ở châu Á và Mỹ bày ra. Để tạo ra một loạt các động thái quốc tế chống lại chính phủ Hun Sen và phía hậu thuẫn Việt Nam , các nước này đã hứa bảo đảm cho Khơme Đỏ chiếm được chiếc ghế của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc, mà các quan chức của họ ngồi họp trong đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thậm chí ngay trước khi máu của khoảng 1,7 triệu dân Campuchia bị sát hại kịp khô mà các quan chức này có thể phủi đi trách nhiệm của họ. Phe du kích kháng chiến đã được hợp thức hóa.

Sau này, thế giới đã bị sốc và hoảng hồn khi cũng phe du kích kháng chiến mà họ ủng hộ đã giết ba nam du khách trẻ người Anh, Pháp và Úc. Họ đi xe lửa từ Phnom Penh tới thành phố cảng Sihanoukville ở miền nam vào tháng 7 năm 1994, lúc quân du kích tấn công cướp bóc xe lửa và đã bắt giữ họ. Khi các cuộc thương lượng để trả tự do cho họ không khéo léo cuối cùng đã dẫn tới hỏng việc, quân đội Campuchia đã phải mở cuộc hành quân đánh vào căn cứ du kích cũng không đem lại kết quả. Thi thể còn lại của ba người này được tìm thấy ở nơi vùi lấp qua loa tại một miền quê vào tháng 11.

Chính phủ Hun Sen đã lợi dụng đà gia tăng sự có mặt của các doanh nhân nước ngoài ở Phnom Penh , một thành phố đang lúc bận rộn hối hả vào năm 1990, mang sắc thái không mấy giống một nước cộng sản lắm, thậm chí cũng chẳng giống một nước đang có chiến tranh bao nhiêu. Bữa ăn trưa tại nhà hàng Mê kông của khách sạn Cambodiana cảm thấy giống như một ngày hội ăn uống linh đình khi các doanh nhân nước ngoài, các nhà ngoại giao, ký giả và du khách người Nhật, châu Âu vây quanh bữa tiệc đứng thịnh soạn theo kểu Tây. Thời kỳ bùng nổ kinh tế quy mô nhỏ ở thủ đô dường như đã bắt đầu tiếp diễn. Ông Michek Horn, Tổng giám độc người Pháp của khách sạn cho biết công ty ông sẽ còn đầu tư thêm nhiều tiền hơn nữa vào khách sạn này.

Hun Sen đã chú ý đến hoạt động kinh doanh và ban hành một đạo luật đầu tư nước ngoài vào ngày 26 tháng 7 năm 1980, đi trước mấy năm ở nhiều nước châu Á. Vào năm 1992 khoảng 300 triệu đôla thực sự đã được đầu tư vào nước này. Công ty Coca-Cola đã xây dựng nhà máy đóng chai ở Phnom Penh , các doanh nhân Úc sản xuất bia Angkor ở thành phố cảng Siahnoukville thuộc miền nam. Một nền kinh tế năng động đã bám rễ nhờ vào sự thông thoáng của đạo luật đầu tư vốn mang dấu ấn của Chủ tịch Heng Samrin. Hành lang pháp lý tạo ra được sự bảo đảm là nhà nước sẽ không quốc hữu hóa hoặc chiếm đoạt các khoản đầu tư nước ngoài. Đó là một sự cam kết mà nhà nước sẽ tuân thủ, dù chưa có các tòa phúc thẩm chính thức, nơi mà các công ty nước ngoài có thể đưa đơn khiếu kiện của họ về trường hợp kháng cáo. Mặc dù đạo luật này đã giải thích rõ mức thuế mà các công ty nước ngoài phải thanh toán, song một số công ty đã tìm cách lách qua các luật này bằng cách trả các khoản nợ tùy theo họ chọn lựa.

Liều lĩnh phá toang thòng lọng của các lệnh cấm vận, chính phủ Hun Sen đã bắt đầu đưa ra các tin tức về các nguồn tài nguyên quốc gia. Họ đã ký kết 6 mỏ dầu gần vịnh Thái Lan với các công ty nước ngoài thậm chí ngay trước khi Hiệp định Hòa bình được ký vào tháng 10 năm 1991. Các công ty này đã đầu tư số vốn lớn để khai thác dầu ở ngoài khơi Campuchia trong vùng Khmer Trough, gần với Pattani Trough của Thái Lan, nơi đây đã cung cấp phần lớn nguồn dầu cho Thái Lan. Các hợp đồng khai thác dầu này đã thu được khoản lợi tức 6 triệu đô la vào năm 1991 và 20 triệu đô la vào năm 1992. Thậm chí ngay ban đầu, một chủ nhà máy cưa người Nhật, Okada đã ký một hợp đồng đầu tư 16 triệu đô la để xây dựng các nhà máy trong một dự án khai thác thêm các cánh rừng đã bị đe dọa.

Khi các quan chức chính phủ và đối tác làm ăn nước ngoài của họ đốn cây, rừng bao phủ các tỉnh Kandal và Takeo gần Phnom Penh đã mất dần từ 15% vào đầu thập niên 1960 đến thập niên 1990 đã hết hoàn toàn. Ngay cả Khơme Đỏ cũng đã nhượng quyền khai thác gỗ cho các nhà buôn Thái qua các mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Thái Lan. Một bản tường trình của một công ty Luật quốc tế, Baker & McKenzie đã cho biết các doanh nhân thích quan hệ buôn bán với Khơme Đỏ điền vào các bản giao kèo làm ăn được cánh du kích kháng chiến phát hành.

Công ty viễn thông do chính phủ Úc điều hành, OTC International đã ký hợp đồng với chính phủ Hun Sen . Điều đó đã đánh dấu một bước đột phá quan trọng đối với Hun Sen khi một công ty đã giúp chính phủ và quốc gia của ông thoát khỏi thế cô lập.

Giám đốc điều hành của công ty OTC ở Phnom Penh , Lindsay Harradine cho biết « Khi chúng tôi đến Campuchia vào năm 1990, có không đến 10 số điện thoại nhân viên tổng đài trợ giúp qua Moscow ».

Điều đó có nghĩa là nếu quí vị muốn gọi đi London thì cuộc gọi của quí vị sẽ phải đi qua ba nhân viên tổng đài và có thể phải chờ mãi cho tới khi kết nối được với nhau.

Nở một nụ cười mệt mỏi, Harradine nói « Trước hết, quí vị phải gọi cho nhân viên tổng đài địa phương ở Phnom Penh , họ sẽ gọi nhân viên tổng đài ở Moscow, rồi nhân viên này sẽ gọi cho nhân viên tổng đài ở London và cuối cùng người này sẽ kết nối với quí vị ».

Các nhà ngoại giao đã phải mất hàng giờ chờ điện thoại. Mỗi sáng , các nhà ngoại giao phương Tây sẽ phải cầu mong cho các anten đĩa vệ tinh Intersputnik được Liên Xô cung cấp hoạt động tốt – để liên lạc Campuchia với thế giới bên ngoài qua Moscow. Quên đi lời cảnh báo và coi thường lệnh cấm vận, vào đầu năm 1990 OTC đã ký một hợp đồng kinh doanh 10 năm với Ban giám đốc Bưu chính và Viễn thông Campuchia . Thực ra, các công ty như OTC và nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác đang đi theo chính sách cam kết có tính xây dựng, đúng hơn là chính sách phủ nhận sự cô lập chính phủ Phnom Penh , mà nhiều nhà doanh nhân xem họ là các nhà giải phóng xuất chúng khỏi chế độ diệt chủng man rợ.

Công ty khổng lồ của Úc này cũng chẳng mấy tác dụng khi phải đương đầu với bộ máy quan liêu cồng kềnh của Campuchia . Ngày ấy đường dây điện thoại bị tắt ngấm thường xuyên là chuyện chẳng sao che giấu được. Chẳng ai biết được bộ máy quan liêu hầu như đã làm cho hệ thống viễn thông tê liệt như thế nào. Dần dần theo thời gian, vấn đề đó đã trở nên rõ ràng là Cục Bưu chính và Viễn thông điều hành mạng lưới này đã làm què quặt nó do sự can thiệp thiếu hiểu biết của chính quyền. Có điều hơi lạ là hệ thống ấy vẫn hoạt động.

Kỳ lạ là dù vào năm 1990, đã mang về số lợi nhuận 150 triệu riel (96.000 đôla), nhưng Cục này vẫn lún sâu vào tình trạng bất ổn tài chính. Thực chất của vấn đề là các cơ quan nhà nước và các công ty quốc doanh – chiếm 80% thuê bao – chưa chịu trả các hóa đơn điện thoại. Câu chuyện này cũng tương tự đối với các ngành khác của chính phủ, chẳng hạn như Cục cấp nước và điện lực.

Những người chỉ trích chính phủ Hun Sen đã không chịu để ý tới các phần đóng góp cho nền kinh tế chung. Nhiệm vụ xây dựng lại quê hương từ hàng triệu thứ bị gãy nát mà Khơme Đỏ đã để lại sau khi sụp đổ vào tay chính phủ Hun Sen . Ngoài hoạt động chính trị, chính phủ có nghĩa vụ tinh thần với hàng triệu người dân đã bị choáng váng về mặt cảm xúc do những cái chết của người thân của họ, mất mát về tài sản và nền kinh tế đã bị phe du kích gây ách tắc. Về phần chính phủ phải đối mặt với sự trở ngại của các lệnh cấm vận, công cuộc xây dựng đất nước là một nhiệm vụ quá nặng nề, nhưng là phận sự mà Hun Sen và các cộng sự của ông đã không chùn bước.

Chính phủ của ông đã phải điều hành một đất nước mà các quyền tư hữu tài sản đã bị xóa bỏ, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bị đốt cháy, doanh nhân và các trí thức bị giết, các nhà máy và ngân hàng bị đóng cửa. Việc đóng cọc phân ranh đòi lại tài sản là một cơn ác mộng đối với dân chúng. Rất phổ biến chuyện đến ba hoặc bốn gia đình cãi nhau ầm ĩ về cùng một căn nhà mình đã đứng chủ sở hữu ban đầu, có thể đi đến chỗ giết nhau hoặc ở vào tình trạng phải ra lề đường sống. Do đó, chính phủ cộng sản thấy phải giải quyết vấn đề này một cách giản tiện bằng cách quốc hữu hóa đất đai và các nhà máy. Sau này, họ mới nhận ra hành động điên rồ của mình và cho phép có quyền sở hữu tư nhân đất nông nghiệp.

Cũng vào thời điểm đó, chính phủ bắt đầu cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất và các nhà máy ở thành phố. Sau này, hoàng thân Sihanouk đã viện cớ đó mà cho rằng các quan chức chính phủ Hun Sen đã biển thủ tiền từ các hợp đồng cho thuê và đang lừa bịp cả nước. Ngoài việc phải đương đầu với lời buộc tội này, công cuộc cải tổ kinh tế của Hun Sen còn bị cản trở bởi sự thúc ép từ trong nước phải tăng ngân sách để chống lại Khơme Đỏ và các lực lượng của Hoàng thân Sihnaouk và Son Sann ở dọc biên giới Thái.

Điều gì đã tránh cho một đất nước nghèo xơ xác khỏi bị sụp đổ ? Điều gì đã tránh cho dân nghèo khỏi kéo đến tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng biểu tình, nơi văn phòng của Hun Sen tọa lạc, và làm nguôi đi cơn tức giân của họ ? Xét cho cùng, dân chúng sống trong các túp nhà sàn gỗ nhỏ tạm bợ san sát nhau trong các làng mạc đất khô nức nẻ hay trong các căn nhà ổ chuột ở thành phố đều đã có không biết bao nhiêu lời phàn nàn. Câu trả lời đơn giản là – chính phủ Hun Sen không thể cung cấp được các dịch vụ cơ bản như điện, nước hoặc ngay cả chỗ ở căn bản, nhưng đã không còn phải quá bóp bụng mà vẫn bảo đảm được là vào giữa thập niên 1980, đất nước này đã có đủ gạo.

Năm 1979 thực sự là một thảm họa. Khi Khơme Đỏ vừa bị lật đổ, nhân dân mới được giải phóng, các tình trạng lộn xộn xảy ra ở vùng đồng ruộng và phần lớn vụ lúa không thu hoạch được. Nạn đối kém bộc phát vào năm đó. Các kho gạo do Khơme Đỏ chất đống đã nhanh chóng hết không còn gì và nạn đói càng tệ hại hơn do bị hạn hán nghiêm trọng. Nhưng nông dân đã có thể giải quyết được tình trạng quá gay gắt ấy. Thực ra họ đã tìm cách xoay xở để tăng đôi vụ lúa vào năm sau. Dù người dân không đủ thịt gà và thịt heo để ăn, nhưng gạo lúc nào cũng có sẵn, rẻ và không thiếu, đôi khi còn bán ra cho các tàu gạo của nước ngoài.

Gạo là một quả bom hẹn giờ có thể nổ nếu chính phủ không cắt đứt được mối liên kết giữa những nhà kinh doanh Campuchia không biết đạo lý và các nhà buôn của Thái. Từ trước đến nay, những nhà kinh doanh địa phương thường móc ngoặc với các nhà buôn Thái để tạo sự khan hiếm gạo bằng cách bán nó ngay ở biên giới Thái Lan, nơi họ bán được giá cao hơn 30% so với giá do chính phủ Campuchia ấn định. Sự tác động của tình trạng khan hiếm gạo giả tạo sẽ đẩy giá gạo ở Campuchia lên, điều đó sẽ khiến cho đại đa số dân chúng phải chịu giá quá mắc. Tình hình này chẳng gì mới lạ đối với châu Á. Từ những ngày cuối cùng của chế độ Mao Trạch Đông cho tới Đặng Tiểu Bình, gạo đã được buôn lậu ra khỏi Trung Quốc đem tới những nơi nó bán được giá cao hơn.

Tình hình gạo có thể sẽ lộn xộn quá sức tưởng tượng, nếu các vị thần mưa tàn nhẫn với nông dân và hạn hán xảy ra. Một vụ mùa thất bát sẽ gây ra một thảm họa chính trị cho bất cứ chính phủ nào điều hành đất nước Campuchia .Sự rối loạn lúa gạo sẽ gây ra tiếng xấu cho đảng đang cầm quyền và chắc chắn họ sẽ không thể được bầu lại. John Sanderson, Trung tướng Úc, chỉ huy các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia , có lần đã nói với chúng tôi rằng mối liên hệ giữa những nhà buôn gạo và Thái Lan nên phải dứt khoát cắt đứt vì sự ổng định giá cả. Con đường duy nhất để làm điều đó là dựng lên các chốt chặn trên quốc lộ dẫn sang Thái Lan.

Cần thiết phải có các chốt chặn. Nhưng cũng cần chúng trên các đường tiểu ngạch mà xe gắn máy có thể đi được. Không có đường trải nhựa tới các cánh đồng chết của Choeung Ek, chỉ cách Phnom Penh 30 phút đi xe. Chỉ có những con đường đất mà xe bò, xe tải và ô tô chèn ép nhau để đi qua và bụi bốc lên mù mịt.

Hầu như không có con đường nào được xây dựng sau thập niên 1930, còn các con đường cũ phải chịu sự bắn phá liên miên của Khơme Đỏ . Phe du kích này thường xuyên lui tới cắt đứt các đoạn đường không cho xe đi qua . Có thể đi lại bằng xe lửa, nhưng chẳng đáng tin cậy mấy. Càng mạo hiểm hơn cho những đoàn du lịch tây ba lô chưa kịp suy nghĩ đắn đo trước khi chọn chặng đường đi bằng xe lửa. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, từ bị bọn cướp đột kích cho tới Khơme Đỏ tấn công hoặc bị nổ mìn. Chỉ có hai tuyến đường xe lửa có bề rộng một mét. Một tuyến dài 385 ki lô mét từ Phnom Penh đến Poipet, một thị trấn biên giới Thái, được các nhà cai trị thuộc địa Pháp xây dựng vào thập niên 1940 và một tuyến dài 263 ki lô mét từ Phnom Penh đến cảng Sihanoukville , được xây dựng trong thời hậu độc lập của Campuchia vào thập niên 1960. Trên tuyến đi Sihanoukville, đầu máy xe lửa không ở đầu mà ở sau toa thứ nhất để có thể chịu nổi khi toa đầu này cán lên mìn bị nổ. Một nhà ngoại giao châm biếm cay độc là những người đi xe lửa ngồi ở toa đầu tiên được miễn phí vì chấp nhận rủi ro.

Những người lính bảo vệ được trang bị vũ khí hạng nặng đi quanh quẩn một cách lơ đễnh trong các toa xe cũng không truyền cho hành khách được sự tin tưởng bao nhiêu, và họ bị các cặp mắt hết sức hồ nghi của các du khách nhìn mình trừng trừng.

Đi lại bằng đường hàng không vào thập niên 1980 cũng bị các rủi ro tương tự như đi xe lửa. Mặc dù có sự lo sợ là máy bay loạt thường do Liên Xô chế tạo có thể bị bắn tỉa khi lượn vòng hạ thấp dần trước khi đáp ở Siem Reap, nhưng mối nguy hiểm thực sự là độ an toàn kỹ thuật của chính chiếc máy bay ấy. Một phi đội với vài chiếc máy bay được bảo trì cẩu thả bời những người Nga có tiếng là trả lương thấp cho các công nhân kỹ thuật của họ. Hãng hàng không Campuchia , một hãng máy bay có biểu tượng lá cờ của họ, điều hành phi đội máy bay gồm 3 chiếc máy bay cánh quạt Antonov-24, 2 chiếc phản lực Tupolev-134 và 3 chiếc trực thăng MI-8. Hãng máy bay này ở phi trường Phnom Penh trên một khu vực sân lộ thiên, họ can đảm điều hành các chuyến bay thường xuyên đến Siem Reap, Stung Treng và hàng tuần có hai chuyến đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh không thuận tiện vì hàng tuần hai chuyến bày này hầu như lúc nào cũng hết chỗ, buộc du khách phải chịu đi bằng xe taxi mất 8 giờ qua biên giới tại Bavet, du khách sẽ phải đi qua một con sông, có các lính bảo vệ và các viên chức di trú với vẻ mặt khó chịu.

Người rành rẽ về Campuchia thường cho đây là một đất nước nơi mà xe bò là cách đi lại được ưa chuộng hơn. Nhưng không phải nhiều dân làng có thể có đủ tiền mua bò hoặc xe dùng cho bò kéo. Tuy nhiên, thường hay thấy xe đạp và xe mô tô nhiều hơn. Có 5.000 xe ô tô ở các thành phố vào năm 1989 và có đến 6 vạn xe mô tô. Năm 1992, lượng ô tô tăng vọt lên 4 vạn chiếc, phần lớn số xe này do 22.000 quân Liên Hiệp Quốc đã mang vào nước này và những nhà giàu mới phất lên sử dụng.

Một trong các khía cạnh của cuộc sống làm cho bực mình hơn ở Campuchia vào thời điểm đó, là du khách và cư dân địa phương họ phát hiện nước sử dụng bị hôi thối. Khách sạn 5 sao không cung cấp nước uống trong phòng. Nước đó được bơm lên từ sông Mê kông mang đầy phù sa màu đỏ - màu sắc của chính phủ.

Thành phố Phnom Penh lấy nước uống từ các dòng sông Tonle Sap và Tonle Bassac. Hết sức bừa bãi, thành phố này xả nước thải qua cống rãnh vào chính nước họ dùng để uống. Nước sông được lọc tại các nhà máy xử lý nước của Pháp xây dựng đã quá cũ kỹ, mà thường bị hết hóa chất để xử lý ; và khi điều đó xảy ra, thì nươc được cấp luôn cho thành phố mà không xử lý nữa. Cho tới giữa thập niên 1990, chỉ 20% cư dân thành phố có thể dùng nước giếng, nước ao và nước ở các dòng suối ở tình trạng rủi ro gây bệnh nghiêm trọng. Trung bình, trẻ em đã mắc bệnh tiêu chảy cấp tính một năm tám lần. Cũng giống như công ty điện thoại, Cục cấp nước và điện không có đủ tiền mặt vì các cơ quan và công ty nhà nước sử dụng các dịch vụ này chưa thanh toán hóa đơn cho họ.

Một trong các hành động thô thiển đáng mỉa mai nhất mà Khơme Đỏ đã quyết định từ năm 1975 đến 1979 là bãi bỏ trường học cùng với cuộc hành quyết dã man chống lại các giáo viên, viện sĩ, nghệ sĩ , nhà văn và các nhà trí thức, mà nhiều người trong số họ đã bị giết. Chỉ một vài người may mắn đã có thể tìm được đường trốn sang Việt Nam hoặc Thái Lan để tìm cuộc sống tốt hơn tại một nước thứ ba ở phương Tây. Khi chế độ Heng Samrin lên cầm quyền, họ đã phải vật lộn với nhiệm vụ không sao có thể xây dựng lại một hệ thống giáo dục đúng nghĩa vì các giáo viên đã bị giết chết – toàn bộ những người làm nghề giáo đã bị giết bằng lưỡi lê. Học sinh sinh viên đã mất bốn năm học và sẽ mất thêm nhiều năm khi toàn bộ hệ thống giáo dục đã bị tàn phá.

Như mong đợi, các nước khối Xã hội chủ nghĩa sẽ đổ xô ủng hộ Campuchia , sẽ mang tiền bạc và sự trợ giúp kỹ thuật để dựng lên các trường học mới và sửa sang lại các trường cũ. Một số viện trợ được tiến hành dưới dạng đào tạo cho các quan chức chính phủ Campuchia tại các Học viện nghiên cứu cao cấp của Moscow. Do đó, các viên chức kinh tế của Campuchia đã trở về quê hương với cái đầu của họ được nhồi nhét các tư tưởng lỗi thời về nền kinh tế có kế hoạch trung ương tập quyền và mệnh lênh tối cao, ngay vào thời điểm ấy, các nước láng giềng, Thái Lan và Singapore đang mạnh mẽ mở cửa thị trường của họ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chỉ với 30% dân chúng biết đọc biết viết và tuổi thọ trung bình chỉ 50, Campuchia không thể thoát ngay ra khỏi bãi lầy của sự đình đốn. Việt Nam đã phải trải qua một cuộc chiến tranh kéo dài lâu hơn  nhiều để chống lại Trung Quốc, Pháp và Mỹ, họ đã thực hiện thành công tốt hơn nhiều với tỷ lệ người biết đọc biết viết là hơn 80% va tuổi thọ trung bình là 65. Nhưng công bằng mà nói, Campuchia đã tạo được kỳ công với 5 năm giáo dục phổ cập. Một nhóm các trẻ ở Siem Reap đã làm cho du khách hết sức ngạc nhiên với tiếng Anh lưu loát của chúng vốn được học tại trường địa phương. Thậm chí chúng còn thuật lại được khá chính xác về lịch sử của Angkor trong 6 phút mà chúng thường nhận được một đô la thưởng công xứng đáng.

Các quan chức được đào tạo ở Moscow có thể đoán biết mình không còn hợp thời.. Đất nước đang chào đón những người Campuchia có học thức được đào tạo ở phương Tây, họ đang trở về quê hương và được nâng lên chuẩn có trình độ học thức cao hơn.

Một nhà trí thức lớn của Campuchia đã bình luận về sự liên quan đến chính phủ là « Ngày ấy không xa, lúc sinh viên nước ngoài sẽ đến đại học Phnom Penh để nghiên cứu lịch sử Khơme thay vì vào đại học Yale ở Mỹ ».

Những người Campuchia giàu có đang bù đắp số lượng thiếu hụt gây ra do các giáo viên Liên Xô rút về nước năm 1990 vì việc cắt giảm viện trợ của Moscow. Một điều hết sức trớ trêu là các giáo viên đã bỏ việc. Nhiều người làm việc ngoài giờ để kiếm thêm cho đủ sống khi tiền lương dã trở nên không đủ cho chi phí.

Sự tàn sát toàn bộ giới học thức do hành vi độc ác đố kỵ, Khơme Đỏ dã man đã thủ tiêu có hệ thống những người trong nghề y. Meas Kim Suon, một nhà báo trước đây là một bác sĩ đã cho chúng tôi biết là khi Khơme Đỏ đã tiêu diệt xong, cả nước còn không đến 50 bác sĩ. Vào thời điểm ấy, các nhà kinh tế đã đánh giá được tính chất phức tạp của nền kinh tế qua con số bác sĩ phục vụ dân, lúc Khơme Đỏ đang ra sức xóa bỏ những người trong nghề y. Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khơme Đỏ vào chiếm thủ đô và đã kéo vào các bệnh viện. Các bác sĩ và ý tá đã bị cưỡng bức phải đi bộ về miền quê để rồi bị giết.

Các bản báo cáo có nhân chứng mục kích được chế độ Heng Samrin chứng minh bằng tài liệu cho biết bác sĩ Phlek Chhat, một bác sĩ  nội trú tại bệnh viện Preah Ket Mealea đã bị bắt ở tỉnh Kompong Cham. Ông bị nhét một ngọn đuốc đang cháy vào miệng và đã chết. Giống như bác sĩ Phlek, hàng trăm bác sĩ chẳng bao giờ gặp lại gia đình của họ sau khi bị bắt cóc vào buổi sáng. Với việc đóng cửa các bệnh viện, tuổi thọ của người Campuchia đã rút lại chỉ còn 31 tuổi khi Heng Samrin mới lên điều hành đất nước vào năm 1979. Vào năm 1991, một nỗ lực đào tạo bác sĩ đã được mở ra và đại học y khoa đã đào tạo được 700 sinh viên tốt nghiệp.

Meas Kim Suon là một trong số các bác sĩ được đào tạo hàng loạt. Không lâu sau khi tốt nghiệp vào giữa thập niên 1980, cậu ta đã được phái đi làm bác sĩ dã chiến cho quân đội Campuchia trong cuộc chiến tranh du kích chống Khơme Đỏ và Sihanouk ở dọc biên giới Thái. Trong tình trạng bị mắc căn bệnh sốt rét, Kim Suon vẫn làm việc để mổ lấy đạn, miểng, cưa các chi và khâu các vết thương toác miệng cho bộ đội.

Làm việc ngày đêm cho tới khi cậu thấy đã mệt mỏi với cuộc sống trong rừng già, và đã chọn đổi sang nghề nhà báo. Cậu ta đảm nhận công việc hướng dẫn các nhà báo nước ngoài trong biên chế của Bộ Thông tin , và trong thời gian sắp tuyển cử vào tháng 5 năm 1993, cậu ấy đã bắt đầu làm phóng viên cho một tờ nhật báo của Nhật, Mainichi Daily News. Sếp của cậu tại bộ này, Leng Sochea nói « Kim Suon đã đóng góp phần mình cho đất nước này, và nay đang làm công việc anh ta yêu thích nhất ».

Làm việc với hai thế hệ của gia đình Meas – Kim Suon và anh lớn của cậu ta, Meas Kim Heng, là một viên chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao – chúng tôi đã phát hiện ra tài năng này ngay tại quê hương mà Campuchia có thể đào tạo kịp thời trong hoàn cảnh còn bất lợi. Sau này, Kim Heng được cử đến thủ đô Washington làm công tác ngoại giao.

Giống như người cán bộ trẻ của ông, Leng Sochea là một ngôi sao đang tỏa sáng trong Bộ này. Chúng tôi gặp Sochea vào năm 1990 khi ông đang là một cán bộ hàng đầu của Bộ Ngoại giao. Sau cuộc tuyển cử, Sochea được đề bạt vào chức vụ Giám đốc Thông tấn báo chí của Bộ Truyền thông, rồi chẳng bao lâu ông trở thành Thứ trưởng Bộ Truyền thông.

Đối với những người Campuchia mới phất lên thì hình ảnh này không phải là ảm đạm lắm. Thủ tướng Hun Sen chắc đã thực hiện thành công được phần nào ngay trong 10 năm  sau  khi Khơme Đỏ bị tống cổ đi, nền kinh tế đã tăng trưởng vừa phải ở mức 2,4% trong năm 1989. Đó là thời Phnom Penh được yên ổn hòa bình, nơi mà các doanh nhân nước ngoài từng trải đã biết tận dụng thời cơ thuận lợi. Thật không thể quên được câu trả lời của một doanh nhân Singapore khi chúng tôi nhắc ông ta cần phải thận trọng trước khi đầu tư vào Campuchia .

Thoáng hiện nụ cười hiểu biết, ông nói « Càng nguy hiểm càng làm ăn được. Tôi đã kiếm được phần lớn số tiền của mình vào giai đoạn nguy hiểm nhất trước khi Hiệp định Hòa bình được ký vào tháng 10 năm 1991 ».

Nền kinh tế này theo các đánh giá của Liên Hiệp Quốc , sự tăng trưởng bị sụt giảm nhanh trong năm 1990 là kết quả trực tiếp của sự cắt giảm các khoản tín dụng về thương mại của Liên Xô, nhưng sự phục hồi mức tăng trưởng 13,5% vào năm 1991 đã gây kinh ngạc , năm 1992 đạt mức tăng trưởng ổn định 6,5%, hơn 8% vào năm 1994 và được dự báo sẽ giữ ở tốc độ 7% cho tới cuối thế kỷ. Nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á bùng nổ vào năm 1997 đã ngăn cản các mặt tăng trưởng của Campuchia .

Thật kỳ lạ và thậm chí bất công, các tờ báo dường như chỉ tập trung vào các khía cạnh tiêu cực, thay vì họ khảo sát xã hội sâu xa hơn của thực chất vấn đề, về sự thay đổi gặp phải quá khó khăn, các phòng viên của họ lại tỏ thái độ gần như đối lập. Nói chung, tin tức về mức tăng trưởng được 6,5% của nền kinh tế này vào năm 1992 đã bị báo chí thế giới phớt lờ mà chủ yếu họ dồn sức chĩa mũi dùi vào chính phủ Hun Sen . Phái bộ Liên Hiệp Quốc được ủy thác điều hành ở quốc gia này từ cuối năm 1991 tới 1993 đã loan báo thành tích của đất nước này đạt mức tăng trưởng đáng chú ý, điều đó đã tạo ra được sự tin cậy. Không những con số tăng trưởng thực sự 6,5% đã bị bỏ qua mà còn cả con số tăng trưởng 13,5%% cũng vậy. Khi Liên Hiệp Quốc nói những điều tốt về các triển vọng kinh tế của Campuchia , các nhà báo đều tin bất cứ điều gì được nói ra, nhưng đến khi chính phủ Hun Sen đề cập sớm hơn một năm cũng về những điều tích cực như vậy có khả năng đạt được thì họ lại tuyên bố là không đáng tin.

Ngay cả vào thời điểm Phnom Penh và 90% đất nước này được đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ Hun Sen thì cũng đã tương đối an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động. Campuchia hiếu khách hơn Bosnia. Không có doanh nhân nước ngoài nào bị giết ở Campuchia , ngoài một vụ do bọn cướp tấn công vào một doanh nhân Đài Loan ở một vùng quê, nhưng nhiều vụ bắt cóc đã xảy ra đủ làm người ta phải lo lắng. Bạo lực chính trị đã xảy ra trước cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993 đã đưa các phe phái đối địch đọ sức với nhau, nhưng không gây ảnh hưởng đến người nước ngoài.

Kamaralzaman Tambu, một ký giả người Malaysia của một tờ tuần báo khổ nhỏ Cambodia Times, đã so sánh tình hình này với tình trạng nổi loạn của cộng sản ở Malaysia vào thập niên 1950. Ông nói « Thậm chí ngay trong thời gian có nổi loạn như thế, người dân Singapore vẫn đến thăm thân nhân của họ ở bán đảo Malaysia ». Người Singapore bây giờ đã là các đối tác buôn bán lớn nhất của Campuchia . Tiếng kêu của máy đếm tiền ở Phnom Penh còn át cả tiếng súng ở nơi xa.

Các tình trạng bừa bãi lún sâu đã ăn mòn cốt lõi của chính quyền Hun Sen và lực lượng khổng lồ 150.000 công chức ở 19 tỉnh (tiếng Campuchia gọi tỉnh là khét) và 2 thành phố trực thuộc trung ương. Các khét được khá nhiều quyền tự quản tài chính để tăng ngân sách, các khoản thu thuế ít khi được họ báo về thủ đô. Điều đó chẳng mới lạ gì và đã diễn ra ở cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ, nơi chính phủ trung ương phải đương đầu với sự phản đối của các bang. Ở Campuchia , các Chủ tịch tỉnh kiểm soát phạm vi của họ, huy động và chi tiêu ngân quỹ của họ theo cách họ đã chọn để ít bị các Thủ trưởng chính trị của họ ở Phnom Penh can thiệp vào. Người ta cho là các vị Chủ tịch tỉnh đòi hỏi quyền tự quản như thế để đổi lại sự trung tahnhf với chính phủ của Nhà nước Campuchia . Phần lớn vấn đề khó khăn cho các Chủ tịch tỉnh là việc liên lạc thường xuyên với chính phủ trung ương vì các kết nối điện thoại hầu như không thực hiện được và các bản fax không chuyển được từ các vùng xa xôi. Ngân sách tỉnh vẫn không được minh bạc cho tới cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Chính phủ mới đã thông qua một luật về tài chính chủ yếu để các tỉnh phải chuyển thẳng thu nhập vào kho bạc nhà nước ở Phnom Penh . Nhưng giữa năm 1995, Thủ tướng thứ nhất Ranariddh dường như đã rút đạo luật này.
Trong một cuộc nói chuyện với các tác giả, ông đã biện minh cho tình trạng trước đây, nơi các tỉnh có được quyền tự quản tài chính nhiều hơn. Thái độ ngược lại cho là Ranariddh đã không bẻ gãy nổi thế giữ chặt các khoản lợi nhuận ở các tỉnh.

Kho bạc nhà nước đã không còn tiền vào năm 1991. Trong năm ấy, ngân sách chính phủ cấp chỉ được phân nửa. Vào những ngày đầu của chế độ này, chưa có hệ thống thu thuế chính thức, và các công ty nhà nước thường chỉ cần trích nộp lợi tức vào kho bạc nhà nước. Với sự ra đời của thành phần kinh tế tư nhân, phần lớn nhờ vào các doanh nhân, chẳng hạn như , Leang Eng Chhin từ Pháp trở về nước, hệ thống thuế đã được hình thành. Nhưng điều đó đã bị lạm dụng. Các công ty mặc cả với các viên chức thuế, và họ tùy tiện ấn định thuế suất. Việc thiết lập Cục thuế vào năm 1981, và thông qua luật thuế trong năm 1985 báo hiệu sự ra đời của một dòng doanh nghiệp Campuchia đáng tin cậy.

Ông Leang Eng Chhin khi rời Campuchia vào năm 1970 đã 30 tuổi, năm Sihaouk bị lật đổ. Ông ta mở một công ty ở Singapore và đã hái ra tiền ; ông quay về Phnom Penh ngay vào năm 1991, đầu tư 1,1 triệu đô la để sửa sang lại khách sạn White Hotel vốn đã xuống cấp trầm trọng ở đại lộ Achar Mean Boulevard. Ông đặt lại tên khách sạn này là Pailin Hotel theo tên loài hoa Pailin có màu ngọc đỏ nổi tiếng ở vùng tây bắc Campuchia , một vùng vẫn còn nằm dưới sự kiểm soát của Khơme Đỏ .

Ông nói « Đó là tất cả tiền bạc của tôi. Nhưng chúng tôi sẽ phải chờ xem liệu hòa bình có trở lại với Campuchia hay không ».

Ông Chhin là một sự pha trộn kỳ lạ : giám đốc điều hành của một công ty Singapore, Tristars ; mang hộ chiếu Pháp, sinh ra ở Campuchia và không nói một lời nào bằng tiếng Anh.

Phía sau các doanh nghiệp mới đang đâm chồi là sự hậu thuẫn của một cộng đồng doanh nghiệp Campuchia đang nổi lên đã gây dựng được 70 công ty tư nhân, khoảng 12 năm sau khi Khơme Đỏ bị triệt hạ. Năm 1990, ít nhất có 100 triệu phú ở Phnom Penh và nhiều xe Mercedes. Một trong số họ là Kim Chhean đã có kế hoạch lớn cho việc xây dựng một siêu thị và một khách sạn ở thủ đô, nhưng một số kế hoạch của ông đã không đi đến kết quả. Là một nhà thiết kế xây dựng được đào tạo ở Pháp, Chhean đã lấy lại được tinh thần và nhanh chóng đi vào hoạt động kinh doanh trở lại. Nhưng nhà ngoại giao Liên Xô, Loukianov, lại đả kích kịch liệt các triệu  phú Campuchia này.

Ông nói « Tôi đồng ý có khoảng 100 nhà triệu phú ở đây, nhưng họ sẽ không đầu tư một xu nào vào sự phát triển đích thực. Họ thích mua ô tô nước ngoài, biệt thự và quần áo hơn ».

Đất nước này đã trở nên giống như một nền kinh tế bừa bộn, nơi mà hoạt động làm ăn chẳng có cái gì là bất hợp pháp. Với sự có mặt của các công ty do chính phủ sở hữu đi vào con đường kinh doanh, các lý lẽ bào chữa đã được đưa lên mặt báo ủng hộ các viên chức tham nhũng đã cho các doanh nhân nước ngoài thuê đất và các tòa nhà thuộc quyền sở hữu Nhà nước mà không có sự chấp thuận của Bộ Tài chính. Từ năm 1992 tới 1993, lý lẽ bào chữa này càng trở nên một luận điệu không minh bạch khác, khi các quan chức Liên Hiệp Quốc nói kín với họ về điều đó nhưng có thể không có bằng chứng buộc tội rõ ràng theo đúng nguyên tắc. Tuy nhiên, một điều tích cực mà Liên Hiệp Quốc đã thực hiện được là đề nghị thiết lập sổ cái kết toán cho các tài sản nhà nước.

Tiền mới, ô tô mới và các biệt thự mới đã tạo thêm vẻ phồn hoa tráng lệ cho thủ đô được tô son trát phấn quá mức, nơi rác rưởi thối rữa và các mương rãnh lộ thiên còn nói lên một vấn đề phải bàn khác. Stig Engstrom, một đại diện của công ty viễn thông Úc cho biết ông ta đã hết sức ngạc nhiên về tốc độ thay đổi.

Ông nói vào năm 1990 «  năm 1988, chỉ có 80 người nước ngoài ở Phnom Penh , hiện nay có khoảng 500 người nước ngoài ».

Tháng 8 năm 1991, chính phủ đã vội vàng tán thành việc nhiều công ty nước ngoài xây dựng các khách sạn với khoản kinh phí tổng cộng khoảng 40 triệu đô la. Những người chỉ trích đã gọi đó là ad hoc ( cuồng dại và vô kế hoạch). Tuy nhiên, sự tái thiết đã được bắt đầu và Hiệp định hòa bình là niềm hy vọng cao nhất trong tâm tưởng của Hun Sen .

NGƯỜI NÔNG DÂN VÀ CÁC VỊ HOÀNG TỬ

MỘT ĐẦU ÓC QUYỀN BIẾN

Hun Sen nghĩ Sihanouk đã không dùng nửa lời lăng mạ và làm nhục để xổ vào mặt ông. Ông ta đã giảng hòa vào tháng 10 năm 1991 lúc Hiệp định Hòa bình được ký kết ở Paris. Tuy nhiên, điều làm ông bị tổn thương là Sihanouk đã gọi ông là « tay sai của Việt Nam » và là « đứa con hư ». Hun Sen không còn nung nấu các nỗi ưu phiền ấy nữa và đã ra lệnh cho chính phủ dùng đủ mọi cách để dọn dẹp sạch sẽ thủ đô trước sự trở về của Sihanouk vào tháng 11. Đó là sự trở về cố hương có ý nghĩa rất lớn.

Những sự thay đổi có thể dễ dàng thấy vào thời khắc ấy, các bánh xe đã mòn của chiếc máy bay động cơ cánh quạt được hãng hàng không Việt Nam điều khiển đã chạm lên đường băng của phi trưởng Pochentong. Đã qua rồi cái đài kiểm soát không lưu xuống cấp trông giống như một di tích của chiến tranh Việt Nam để lại, nơi ấy giờ là một kiến trúc vừa mới được quét vôi trắng lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời. Trông giống như một cái bánh bên trên đính trái cây và đã được trang trí bằng những cái nơ bên dưới bức chân dung của Sihanouk. Tuy nhiên, thiết bị bên trong đài kiểm soát không lưu thì vẫn còn nguyên như trước.

Ở nơi chờ đợi càng làm người ta ngạc nhiên hơn. Nội thất của nhà đón khách là các khung kim loại màu bạc lấp lánh sắp thành các lối đi. Các du khách không còn phải toát mồ hôi khi xếp hàng dài chờ đợi thị thực nhập cảnh nữa. Những cái quạt trần quay vù vù trên đầu. Hộ chiếu của du khách được đóng dấu trong vòng ít phút và các nhân viên hải quan không còn chặn họ lại để rầy rà xét hỏi. Toàn bộ cơ chế quan liêu dường như đã sẵn sàng phục vụ cho các mối liên hệ công chúng. Nhiều thứ đã đổi thay từ khi Sihanouk trở về.

Đường phố được quét dọn sạch sẽ đến không tin nổi và ngay cả những chiếc xích lô dường như đã không còn trên đại lộ chính Campuchia – Việt Nam . Có vẻ như cảnh sát đã ra lệnh cho họ không được đi vào các đại lộ và họ chỉ có thể chạy dọc các đường phố phía ngoài. Có một sự thay đổi mà nhiều cư dân không tán thành là làm cho thành phố mất đi sắc thái riêng của địa phương.

Các ngôi nhà và biệt thự không được sơn phết và ọp ẹp tạo thêm cho các đại lộ vẻ cũ kỹ đã được khoác lên nước sơn mới và các vườn hoa nhỏ mọc lên dọc theo lề đường. Ngày một ngày hai, Phnom Penh đã biến thành nguyên hình của nó vào thời Sihanouk làm quốc trưởng cho tới năm 1970. Khi ấy thành phố có các quán bar và các vũ trường , toàn cảnh này đã tạo cho người ta có cảm tưởng như một tỉnh lỵ ở Pháp hơn là một thủ đô của một nước Đông Nam Á, mà nó làm cho quên lãng đi cả triệu thảm kịch vẫn còn đọng lại ở đấy.

Mặc dù vị hoàng thân này không thể gặp hoặc đến với hầu hết người dân Campuchia , nhưng sự hiện diện của ông có thể làm người ta cảm thấy như vậy. Ông chẳng có thể làm được gì nhiều vì ông hoàn toàn đã mất hết quyền lực. Lại một lần nữa, các bức tường của cung điện hoàng gia được khoác lên lớp sơn màu vàng và lá cờ của hoàng gia bay phất phới trên các bức tường đó. Vị hoàng thân thường xuất hiện từ một nơi hẻo lánh đọc các diễn văn với công chúng để khai trương một trường học mới hay một bệnh xá ở nơi này nơi kia. Con người ông đã thay đổi. Các nguồn tin thân cận ông tiết lộ rằng quá khứ của cái thời ông mở các buổi liên hoan xa xỉ hoang phí và chơi kèn xắc xô thết đãi khách khứa của ông đã qua đi. Bây giờ các buổi liên hoan ít hơn và có chừng mực hơn ; tuy nhiên, ông vẫn thường dành các buổi tiếp kiến cho các nhà ngoại giao, các chính khách nước ngoài, và đã tạo cho họ hiểu được tầm nhìn của ông. Lý do vị hoàng thân này không còn liên hoan rượu chè nữa vì giờ ông đã là một lãnh tụ chính trị cao niên và là người đứng đầu một chính phủ liên hiệp bốn bên với nhiều xung khắc, Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC).

Nhưng ông đã mất đi khả năng dí dỏm của người có tài kể chuyện và ăn nói sắc sảo. Trong cuộc gặp gỡ đại sứ Mỹ ở Campuchia , Charles Twining, vị hoàng thân này đã cảnh cáo Mỹ không được can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia như họ đã làm trước đây. Ông không tha thứ cho chính phủ Mỹ đã ủng hộ phe đảo chính ông. Hoàng thân đã thay đổi, ở đây còn mang một ý nghĩa khác : quá khứ trước đây ông là người ủng hộ bên này chống lại bên kia và đã công khai chỉ trích một số nhà chính trị Campuchia trong khi ca ngợi những người khác. Với tư cách là một Chủ tịch SNC, dù Sihanouk là người không thiên lệch và công bằng, nhưng ông đã ngầm cho thấy khá rõ ràng những cái thích và không thích của mình. Vì lợi ích của sự ổn định chính trị, ông đã cố nén cho con thuyền của khối SNC khỏi bị chao đảo quá nhiều ; tuy nhiên, ông không thể kìm hãm được sự mâu thuẫn cơ hội. Khi ông bắt đầu đóng vai trò chủ chốt trở lại trong đời sống chính trị của quốc gia, những lời nói và hành động của ông có ảnh hưởng sâu xa đến Hun Sen và đường lối của nhân vật này.

Phá hoảng vì cảnh nghèo nàn và bỏ bê dân chúng, Sihanouk không sao kiềm chế không nói ra những lời đả kích của ông. Đi bất cứ nơi đâu, ông đều nghe được những lời ta thán từ các nhân viên nhà nước là họ đã không được trả lương trong nhiều tháng. Trên chuyến trở về thủ đô từ một vùng quê bị tàn phá, ông đã phát điên lên vì lối sống của các Bộ trưởng trong chính phủ, họ sống trong các biệt thự sang trọng ở nơi nghỉ mát thoải mái với các tiện nghi kèm theo : ô tô, tủ lạnh, máy giặt, và cái biểu tượng cơ bản nhất cho sự giàu có là anten TV. Vào đầu năm 1992, ông đã công khai kết tội chính phủ Hun Sen tham nhũng. Câu chuyện ấy đã được chộp lấy đưa lên mặt báo ở khăp thế giới, và mục đích của ông đã được thỏa mãn. Ông đã mất đi lợi thế như trước đây là một người thu hút phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, ông vẫn còn nhiều bạn bè thân thiết ở phương Tây và giới báo chí ở châu Á mà ông thường xuyên dành cho các cuộc phỏng vấn. mang ơn ông đã dành cho các cuộc tiếp kiến, giới báo chí đã viết các câu chuyện tâng bốc ông. Hun Sen theo dõi khuynh hướng của Sihanouk, người chỉ trích kịch liệt chính phủ của ông, nhưng ông không phản ứng lại vì sợ rằng đối đầu trực tiếp với hoàng thân sẽ bị nhân dân xem là xúc phạm đến phẩm giá của hoàng gia.

Sihanouk đã lợi dụng triệt để tư cách của ông là một lãnh tụ chính trị lão thành. Vì vậy, khi ông biết rõ là Khơme Đỏ sẽ không chịu giải giới quân đội của họ - như Hiệp định Hòa bình đã quy định – ông đã đưa ra một loạt các lời phát biểu lên án phe du kích.

Lần đâu tiên ông bộc lộ cảm xúc thực sự của mình về Khơme Đỏ để trả lời cho câu hỏi chúng tôi đưa ra. Đó là một lời tuyên bố thẳng thắn nhất về Khơme Đỏ . Được hỏi, liệu UNTAC có nên duy trì cuộc bầu cử gồm ba thành phần , giữa Đảng CPP của Hun Sen , Mặt trận Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme của Son Sann và Đảng Funcipec của Norodom Ranariddh, ông trả lời « Đó là giải pháp tốt nhất vì Khơme Đỏ đã không cho UNTAC có sự lựa chọn nào khác ».

Đó là lập trường cực đoan đối với một người đứng đầu nhà nước ở vị trí trung lập, nhưng ông đã cảm thấy rằng đất nước được tốt đẹp nhiều hơn vì không phải chịu hy sinh do sự bất hợp tác của phe du kích. Vào thời điểm đó, Sihanouk đã lên đứng đầu nhà nước ở vị thế trung lập dường như vì những lý do chính trị có cơ sở. Ngay cả trước khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào năm 1991, ông đã thấy được chức vụ này sẽ đáp ứng tốt nhất cho tham vọng chính trị sắp tới của mình, chứ không phải là người đứng đầu Đảng Funcipec, mà ông đã dựng lên sau khi bị hất ra khỏi chính quyền, nhưng là người đứng đầu nhà nước. Theo một ý nghĩa khác, ông có thể ở vào thế nhất cữ lưỡng tiện. Bàng cách nhường lại cương vị lãnh đạo cho Ranariddh, con trai của ông – giống ông như đúc – ông đã đánh cược là người con trai này của ông sẽ đứng đầu đảng, chiến thằng trong cuộc bầu cử và mở đường cho ông giành lại quyền lực. Được chỉ định làm người đứng đầu nhà nước mà chẳng ai tranh giành, ông đã đặt viên đá nền móng để thực hiện ước muốn sâu xa nhất của mình – được bầu làm Tổng thống , thậm chí ngay vào năm 1993. Đây là một chiến lược xuất sắc của Sihanouk nhắm vào việc duy trì quyền lực chính trị trong gia đình ông.

Thái độ trung lập của ông được tuyên bố rộng rãi nhiều hơn là được thể hiện rõ ràng. Có phải ông vẫn giữ thái độ trung lập vì Hiệp định Hòa bình Paris đã giới hạn quyền lực của ông vào vai trò đứng đầu nhà nước là không được theo đảng phái nào ? Ông sẽ kìm hãm việc đả kích lại các đối thủ chính trị của mình vì ông không muốn bị xem là thèm khát quyền lực ? Còn có nhiều điều đang bị đe dọa và điều cuối cùng ông muốn là khuynh đảo con thuyền chính trị. Do đó , ông đã không tự liên minh với đảng của người con trai ông. Tuy vậy, sự ủng hộ của ông cho người con trai không hề giảm bớt.

Vào tháng 8 năm 1992, chúng tôi đến thăm hoàng cung và gặp Keo Puth Reasmey, một thành viên của Văn phòng Nội các chính phủ và vào năm 1994, ông đã trở thành một nhà ngoại giao. Chúng tôi hỏi ông tại sao Sihanouk đã để hình bóng mình lu mờ từ khi ông trở về Phnom Penh 10 tháng trước đây. Khu hoàng cung chúng tôi nhìn lướt qua đã không còn trong tình trạng được chăm sóc thật tốt – lớp sơn đã tróc ra khỏi tường. Một người làm vườn đã chăm sóc cho những bông hoa đầu tiên trổ bông kể từ khi hòa bình chính thức chiếu cố đến mảnh đất gặp nhiều bất hạnh này. Reasmey, một người đàn ông ăn nói nhỏ nhẹ đã trung thành phục vụ Sihanouk , đồng ý chuyển lá thư của chúng tôi tói hoàng thân. Ngày hôm sau, chúng tôi trở lại với một lá thư và một vài câu hỏi được viết sẵn yêu cầu hoàng thân trả lời.

Reasmey hứa « Ngài sẽ trả lời ngay ».

Theo đúng như thường lệ, đích thân Sihanouk sẽ trả lời thư bằng vài đoạn ngắn bằng tiếng Pháp đơn giản. Reasmey nói với chúng tôi hai ngày sau trở lại. Chắc chắn là được, Sihanouk đã trả lời các câu hỏi ấy. Tất cả những lời bình luận bằng tiếng Pháp của ông được viết ngay ở trên lá thư của chúng tôi dọc theo các lề và chen lẫn vào cả ở giữa các dòng. Công việc còn lại dành cho Reasmey là dịch các câu trả lời ấy sang tiếng Anh. Không đến một tuần, chúng tôi đã nhận được lá thư chính thức được Sihanouk ký trên tiêu đề giấy viết thư của hoàng gia. Ngoài ra, Sihanouk còn mất công gửi kèm theo một văn kiện chứa đựng các suy nghĩ của ông về việc tái thiết kinh tế của quốc gia ông.

Tính chất thẳng thắn của ông liên quan đến Khơme Đỏ có tầm quan trọng như thế nào ? Vì ông đã chán ngấy họ ? Vì ông biết mình không còn lại nhiều thời gin khi « chiếc đồng hồ chính trị » của ông đang điểm ? Hoàng thân đã bước sang tuổi 70 vào ngày 31 tháng 10 năm 1992. Ông không còn là một người trẻ trung gây kích động quần chúng, và Khơme Đỏ vẫn còn là kẻ chủ yếu làm hỏng tham vọng của ông một lần nữa đi đến quyền lực, khi ấy ông sẽ được bầu là một Tổng thống. Sihanouk biết rằng gạt Khơme Đỏ ra khỏi cuộc bầu cử sẽ làm cho tình hình an ninh bất ổn hơn, do đẩy phe đảng vẫn còn được lãnh đạo bởi những kẻ theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông đi vào tình trạng bị cô lập và bị khiêu khích. Nhưng ông đã chừa lại chút khoảng trống để cho họ cựa quậy vào giai đoạn cuối. Đám mây bất ổn đã bao trùm lên bầu trời thủ đô dù cuộc tổng tuyển cử có được tổ chức vào tháng 5 năm 1993 hay không, vì không chấp nhận cho Khơme Đỏ đưa quân đóng chốt trong khu dân cư để cuối cùng sẽ giải giới. Trong thư trả lời, hoàng thân bác bỏ các tin đồn đại đó.

Ông nói « Cuộc bầu cử có lẽ sẽ được tổ chức theo đúng thời gian đã định và sẽ chỉ được tổ chức ở những vùng không thuộc Khơme Đỏ ».

Bằng trực giác, ông có thể đưa ra lời tiên đoán. Ông đã viết những lời đó vào tháng 8 năm 1992 và cho biết tới tháng 11 trong cùng năm ấy sẽ không có gì thay đổi khiến cho tiến trình hòa bình được êm xuôi hơn. Phe Khơme Đỏ vẫn không chịu nhượng bộ. Lời tuyên bố của Sihanouk đã xác nhận quan điểm của nhiều người cho là cuộc tổng tuyển cử không thể được tổ chức trên phạm vi toàn quốc vì phe Khơme Đỏ không cho lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc được vào các khu vực của họ để chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Còn có mối đe dọa lớn hơn là đất nước sẽ bị chia cắt nếu cuộc bầu cử được tổ chức được tổ chức không có phe Khơme Đỏ . Một điềm xấu liên quan đến tình hình sẽ ra sao được thư trả lời của Sihanouk cho biết. Ông đã phỏng đoán là phe Khơme Đỏ có thể không tham gia vào cuộc bầu cử. và về phần họ, Khơme Đỏ đã quy tội cho lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc về các sai lầm khác nhau, chẳng hạn như, cấu kết với chính phủ Hun Sen để không xác nhận sự có mặt của quân đội Việt Nam vốn được ngụy trang là các thường dân và không chịu dỡ bỏ guồng máy của chính phủ Hun Sen . Theo thông lệ và một cách đơn điệu, UNTAC đã khéo tránh những lời buộc tội này bằng các lời bác bỏ thông thường là họ không câu kết với bất cứ phe phái nào, không có bằng chứng rõ ràng nào về sự hiện diện của quân đội Việt Nam trên đất nước này và Hiệp định Hòa bình không đòi buộc phải giải tán chính phủ Hun Sen .

Đích nhắm của Sihanouk đã được đặt vượt ra khỏi sự bịp bợm của Khơme Đỏ , không chỉ hạn hẹp trong cuộc bầu cử. Một lần nữa, ông muốn thấy mình ngồi trót lọt vào cương vị của nhà cai trị. Hơn nữa, còn có lời đồng thanh yêu cầu đang được hô hào từ các chính khách khác nhau để ông trở thành một Tổng thống đắc cử vào năm 1993. Ông nắm chức sẽ trở thành Tổng thống đắc cử vì chẳng có đối thủ đáng gờm nào ở phía trước trong toàn bộ danh sách các ứng cử viên có khả năng. Nếu các nhà lãnh đạo của CPP, chẳng hạn như Heng Samrin và Chea Sim ám đối đầu với ông, họ sẽ phải hứng lấy thất bại nhục nhã qua hành động của một vị hoàng thân mà chính tên ông đã có đủ sức mạnh để vơ được mọi lá phiếu trong cả nước vào thập niên 1960. Uy tín của vị lãnh tụ này vẫn còn đó.

Nhưng Sihanouk đã đặt ra một điều kiện tiên quyết. Ông sẽ chỉ chạy đua vào ghế Tổng thống nếu cuộc thăm dò cho chức Tổng thống được tổ chức trước cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993. Ông sẽ không chịu vận động nếu cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào cùng thời gian hoặc sau cuộc tổng tuyển cử.

Các động cơ của Sihanouk như thế nào ? Có phải ông cố củng cố khả năng thu hút quyền lực của bản thân trước cuộc tổng tuyển cử ? Sihanouk đã bị bao vây bởi hai mối lo ngại. Một, sợ là nếu cuộc thăm dò cho chức Tổng thống được tổ chức vào cùng thời điểm với cuộc tổng tuyển cử sẽ có nguy cơ Khơme Đỏ có thể nhấn chìm toàn bộ cuộc bầu cử và làm tan biến các hy vọng trở thành Tổng thống của ông. Hai là, ông thật sự quan tâm đến sự ổn định chính trị và sợ rằng đất nước dễ dàng đi đến tình trạng vô chính phủ và khi ấy sẽ vướng vào tình trạng thúc bách đi đến một kế hoạch tổ chức cuộc thăm dò cho chức Tổng thống mới hơn.

Trên chuyến trở về Phnom Penh , Sihanouk đã nhanh chóng khôi phục thủ đô trở lại thời hoàng kim của nó, ít nhất ở một nghĩa nào đó. Hoàng cung nhộn nhịp với các buổi liên hoan thết đãi các nhà ngoại giao và các chính khách lão thành mà ông đã mời đến. Dù ông chỉ mới trở về từ Bắc Kinh, nơi ông đã trải qua việc chữa bệnh viêm tuyến nước bọt, nhưng ông đã là người trình bày các nhạc phẩm không biết mệt mỏi với giọng the thé đặc trưng của mình tại các buổi dạ hội của hoàng cung đến 4 tiếng đồng hồ bằng 8 ngôn ngữ. Chính phủ đã tuyên bố sinh nhật lần thứ 70 của ông là một ngày lễ chung của cả nước và báo chí địa phương đúng là đã đăng tải đến hàng trăm bức hình của ông. Đường phố được tô điểm thêm màu sắc : rất nhiều bức chân dung khổng lồ của một Sihanouk trẻ trung với mái tóc đen rậm trái ngược với một ông già với mái tóc lơ thơ hoa râm xuất hiện ở mọi nơi. Sihanouk đã trẻ lại.

Hun Sen, nhân vật thách thức tiềm tàng đối với ông , cho tới lúc đó hoàn toàn không phải là đối thủ của ông. Nhưng vị Thủ tướng trẻ này đã nghiên cứu kỹ phong cách của ông và đã thể hiện với ông bằng sự tôn kính mà ông cần có. Các nhà ngoại giao ở thủ đô dường như đã đi đến một sự nhất trí ít nhất về một vấn đề - đó là sẽ không thể tái thiết lại đất nước này mà thiếu Sihanouk , vì ông là nhà lãnh đạo duy nhất có thể bảo đảm một hiệp ước thân thiện giữa các phe phái.

Không nhiều người vui vẻ với thực tại này, sở dĩ như vậy vì phải chịu đựng các cá tính hay thay đổi của ông và những ý thích bất chợt của hoàng thân. Mặc dù ông là một người có học thức được dân chúng rất yêu mến, nhưng người ta không đặt kỳ vọng vào Sihanouk . Ví dụ, một tuần trước ngày lễ sinh nhật của mình, ông đã đổi ý và nói rằng ông sẽ không còn chạy đua vào chức Tổng thống nữa bằng một « phát súng ân huệ » để đáp lại sáng kiến của quốc tế đưa ông lên làm Tổng thống trong thời gian nhạy cảm sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993. Ông cho biết lý do tại sao ông đã rút lui là vì ông đã bị sáng kiến của Nhật và Thái Lan gạt ra ngoài để đưa Khơme Đỏ trở lại tiến trình hòa bình.

Thế giới sẽ phải chịu đựng nhiều tính tình thất thường của Sihanouk . Khi Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Indonesia nói rằng họ muốn bàn thảo với ông vào đầu tháng 11 để dỡ bỏ các rào cản đang đe dọa đến tiến trình hòa bình, ông đã đồng ý với điều kiện là cuộc họp sẽ được tổ chức ở Bắc Kinh, nơi buổi liên hoan sinh nhật đã được các bạn bè Trung Quốc thu xếp cho ông.

Đúng theo lời ông, Sihanouk đã tự tách khỏi đời sống chính trị khi cuộc vận động bầu cử bắt đầu vào tháng 4 năm 1993. Nhưng tên ông đã được Ranariddh lôi kéo vào cuộc bầu cử mà ông ta đã tuyên bố vào ngày 6 tháng 4 về sự thành lập Mặt trận Sihanouk bao gồm các đảng phái có cùng một mục đích.

Ranariddh nói « Tất cả các đảng phái trong Mặt trận này có chung các mô hình lý tưởng. Nhưng ông sẽ không nêu tên các đảng được trông đợi phối hợp trong cuộc vận động tranh cử ».

Sự nỗ lực của Ranariddh thành lập Mặt trận này đã cho thấy Đảng Bảo hoàng đã mất sự tin tưởng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử bằng chính vị thế của nó và đã buộc phải dựa vào danh nghĩa của Sihanouk .

Ông Ranariddh đã xua tan đi lời công kích ấy. Ông nói giữa những tiếng hoan hô của các đảng viên của mình trong trang phục mũ lưỡi trai với hàng chữ Funcipec và áo thun ngắn tay in hình chân dung của Sihanouk « Tôi tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ thắng ».

Một vài ngày sau, bác sĩ Long Bora đứng đầu Đảng Độc lập Tự do Dân chủ Campuchia với không bao nhiêu đảng viên cho chúng tôi biết Ranariddh đã viết thư cho ông trước đây một tuần yêu cầu ông ra tranh cử dưới danh nghĩa của Mặt trận Sihanouk . Bí mật của Ranariddh bị phanh phui . Nhưng sự tham gia của bác sĩ Bora sẽ không chắc chắn làm cho cán cân nghiêng về những người theo Sihanouk , mà đối thủ chính của họ là Đảng CPP của Hun Sen .

Sihanouk tiếp tục qua lại như con thoi giữa hoàng cung và các cuộc họp của SNC « lúc chỗ này lúc chỗ kia », và bất cứ khi nào có dịp, thì ông bay đến Bắc Kinh hoặc Paris. Không có chút quyền hành thực sự nào trong tay và bị vướng chân bởi xiềng xích có tính chất trung lập mà hiệp định Paris đã trói buộc ông, Sihanouk vẫn còn trong tình trạng lấp lửng và giải khuây bằng việc đi cắt băng khánh thành, và tỏ ra yêu quí trẻ em ; tình thế này đã dành cho ông có nhiều thời gian để đeo đuổi thú đam mê chơi nhạc và làm phim.

Nhớ lại thời gian năm 1967, Sihanouk nhận định « Với tư cách là một công dân đầu tiên của Campuchia và dân chúng đã chọn tôi mở mang dân trí cho đất nước, tôi đã trải qua rất nhiều nghề. Vì thế, tôi đã trở thành một nhà báo, người xuất bản sách báo và tạp chí. Tôi còn quan tâm đến việc phát triển kỹ thuật điện ảnh, mà tôi là người chỉ đạo ».

Rồi ông nói thêm « Không những cha tôi là quốc vương, một nhạc sĩ rất giỏi mà mẹ tôi, hoàng hậu , đã tiếp tục giữ gìn nghệ thuật biên đạo múa ba lê của hoàng gia ».

Khơme Đỏ đã kết liễu ngành nghệ thuật được hoàng gia bảo trợ này trong triều đại khủng bố của nó, bố ráp các nghệ sĩ một cách có hệ thống và giết chết họ. Pen Yet, Thứ trưởng Bộ Văn hóa cho biết gần như nhiều vũ công nhạc cổ điển Khơme đã bị giết. Sihanouk không làm phim chỉ vì nghệ thuật điện ảnh hoặc để thể hiện con người nghệ sĩ trong ông mà ông cố gắng phổ biến cho mọi người biết. Đó là một nỗ lực có tính toán để chống lại sự tuyên truyền bài xích người Campuchia mà ông cảm thấy các thế lực của đế quốc phương Tây đã có dã tâm. Trong phim Nữ thần Aspara, cuốn phim đầu tiên của ông hoàn thành vào năm 1966, ông đã mô tả Campuchia với một đô thị đẹp đẽ, hệ thống đường sá rất tốt, một tổ chức quân đội nhỏ nhưng có kỷ luật và không lực đủ để bảo vệ sự độc lập của quốc gia. Một cuốn phim khác ông đã đạo diễn, The Enchanted Forest (Rừng thiên thai) là cuốn phim đã gây được sự chú ý lớn tại Liên hoan phim Quốc tế lần thứ năm ở Moscow năm 1967.

Sihanouk nói « Tôi đang cố gắng cho ra mắt một loạt hoạt cảnh để lột tả các khía cạnh nên thơ khác nhau về Campuchia . Ý chính đằng sau cuốn phim này là để làm cho các nước bên ngoài biết rõ về nghệ thuật , truyền thống, phong tục và các lễ nghi tôn giáo của chúng tôi ».

Suốt từ năm 1957, ông đã bắt đầu làm phim, ông đạo diễn, sản xuất, soạn nhạc phim và thường đóng vai chính. Four Smiles But One Soul và The Little Prince đã đoạt hai giải trong Liên hoan Phim Marseilles. Người con trai của ông, Norodom Sihamoni đóng vai chính trong phim The Little Prince, được quay trong các ngôi đền Angkor. Chính Sihanouk đóng vai một vị anh hùng lãng mạn ở một số phim trong số 20 cuốn phim của ông, có điều lạ là chúng đã mô phỏng cuộc đời của ông. Các phim được quay với cảnh chiếu bản thân ông là một chính khách nhạy cảm và chu đáo, thường được chiếu cho các thượng khách của ông, bao gồm các nhà ngoại giao và quan chức của UNTAC. Nhân chuyến trở về từ Bắc Kinh vào giữa tháng 5 năm 1993, ngay trước cuộc bầu cử, hệ thống thông tin mật về ngoại giao đã có được thời cơ tung tin đồn là không lâu ông sẽ mời người ta đến xem các phim của  mình, rồi sau đó thết đãi các buổi tiệc rượu côctai và bữa tối tại cung điện tráng lệ, mà các bóng đèn vàng lấp lánh gây ấn tượng sai lầm để vu khống là quả bom hẹn giờ nhắm vào các chính khách đang điểm.

Thiếu tướng Pháp, Robert Rideau, Tư lệnh phó các lực lượng của UNTAC thường nằm trong danh sách những người được mời đến cung điện của Sihanouk xem các phim của ông. Ridea nói với chúng tôi là đôi khi khách được cho xem hai phim : một phim về vũ điệu ba lê Campuchia , còn phim kia về cuộc đời của Kim Nhật Thành của Bắc Triều Tiên, một nhà lãnh đạo hào phóng mà Sihanouk đã dựa vào nhờ sự giúp đỡ vật chất để duy trì lối sống vương giả của mình.

Rideau nói “Tôi rất thích phim vũ điệu ba lê của Campuchia , nhất là vì chính Sihanouk đã thuyết minh phim ấy. Nhưng tôi không thích phim truyền hình về Bắc Triều Tiên”.

Sihanouk và Ranariddh đã nhận ông Kim Nhật Thành là quan thầy. Cuộc vận động tranh cử của Ranariddh được truyền thanh trong thời gian trước cuộc bầu cử đã lớn tiếng đưa “ tin tốt” là Bắc Triều Tiên sẽ công nhận chính phủ sắp tới của ông, nếu đảng của ông lên cầm quyền. Một nhà ngoại giao đã môt tả sự thân mật của gia đình Norodom với Bắc Triều Tiên là “một liên minh của những người cộng sản cũ”. Họ đã xác nhận là trước kia Sihanouk là bạn đồng minh của cộng sản Việt Nam và Khơme Đỏ theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, là ông có tâm hồn của người cộng sản. Sau khi ông Kim qua đời vào năm 1994, Ranariddh đã lấy tên của nhà lãnh đạo Triều Tiên này đặt cho một con đường ở thủ đô.

Bị trói buộc bởi Hiệp định Hòa bình Paris đòi hỏi ông phải giữ thái độ trung lập về mặt chính trị , Sihanouk đã thăng hoa mình lên trên việc tham chính và lại dùng đến việc làm phim để gây ảnh hưởng lớn đến dư luận. Một cuốn phim đặc trưng, Revoir Angkor, er Mouir ( Nhìn Angkor Tàn lụi) được quay một phần ở Sieam Reap và ở đền Angkor Wat vào năm 1994, ở thể loại bán tự truyện và đề cập đến nhiều trải nghiệm riêng của Sihanouk . Hai vai chính của phim là hai vị đại sứ ở Campuchia – Roland Eng và Truong Mealy. Các vai khác được một sĩ quan hầu cận của Sihanouk , Sina Than và các nam diễn viên Mam Kanika, San Chariya và Me Meun đóng. Một số người dân Campuchia tạo dựng cảnh phim này. Ông Eng nhận định là một diễn viên cũng rất khó hiểu được đạo diễn Sihanouk có ý định gì. Dường như đôi khi ông Sihanouk để cho các diễn viên của mình tự đoán xem ông muốn các vai diễn ở  họ như thế nào. Việc giải trí ở thủ đô vẫn diễn ra dù sự phát triển kinh tế không còn nằm trong tầm tay.

Là một tay chơi kèn xắc xô, hoàng thân Sihanouk đã chơi thành bộ đôi với vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej. Nhưng bây giờ Sihanouk đã chơi một giai điệu khác. Sihanouk muốn quyền lực và dường như nhiều người bị ảnh hưởng muốn ông nắm được điều đó. Hun Sen muốn ông tham gia tranh cử Tổng thống và Trưởng phái bộ UNTAC, Yasushi Akashi cũng vậy.

Sau khi họp kín với Sihanouk vào ngày 22 tháng 5 năm 1993, Akashi phát biểu “Không có gì nghi ngờ là ông sẽ đóng một vai trò rất quan trọng”.

Ranariddh còn nói nhiều hơn. Sau khi tổng cộng số phiều bầu vào ngày 23 tháng 5 ở Phnom Penh , ông nói “Cha tôi sẽ được trao toàn bộ các quyền hành của Nguyên thủ quốc gia. Ông không chỉ là một nguyên thủ trên danh nghĩa. Ông sẽ thực sự điều hành đất nước”.

Thể theo nguyện vọng, Sihanouk đã liên tục viết thư gửi đi nhiều nơi trên thế giới và đưa ra những lời tuyên bố hàng ngày với báo giới ở ba thủ đô trong cuộc hành trình thường xuyên của mình – Bắc Kinh, Bình Nhưỡng và Phnom Penh . Lời tuyên bố được đưa ra ở Bắc Kinh vào ngày 8 tháng 2 năm 1993 đã cho thấy sự thèm khát quyền lực còn rõ rệt. Ông đã phát biểu “Tôi sẽ chỉ vận động tranh cử nếu cương vị ấy mang lại những quyền hành giống như các quyền của Tổng thống Mỹ”.

Sihanouk nói “Do tình hình nghiêm trọng ở quốc gia tôi, điều quan trọng là Tổng thống Campuchia phải có các quyền hành giống như Tổng thống Hoa Kỳ “.

Trong thời gian trước khi ông đến Phnom Penh vào ngày 9 tháng 2, ông tuyên bố rõ ràng là ông không chịu chia sẻ quyền lực với Thủ tướng.

Để làm lắng dịu các mối lo ngại là ông sẽ biến thành một kẻ chuyên quyền ngấm ngầm, ông nói thêm “Tất nhiên, bên cạnh Tổng thống sẽ có Hội đồng Lập pháp và Quốc hội”.

Có sự hoang mang trong hàng ngũ Đảng CPP của Hun Sen và Đảng Funcipec của Ranariddh, cả hai đảng phái này đều sợ là Sihanouk sẽ hạ tầng họ thành những người không có quyền hành gì trong chính phủ. Chắc chắn nếu Sihanouk tranh cử Tổng thống thì ông sẽ thắng lớn.

Không bao lâu ông đã lại đổi ý – ông không muốn trở thành một Tổng thống theo kiểu Mỹ nắm hết mọi quyền lực và muốn giữ nguyên hình  ảnh như một người cha già với các quyền hành pháp giống như Tổng thống Pháp. Giống như một nhân vật quan trọng nghỉ hưu, thỉnh thoảng Sihanouk đưa lời phê bình bừa vào bốn đảng phái chính trị chính. Ông khiển trách họ vì những sai lầm và cùng lúc đó tiếp tục củng cố vị thế của mình khi ông đang chuẩn bị trở thành Tổng thống.

Sihanouk bị chỉ trích vì đã phung phí phần lớn thời gian ở nước ngoài, ở Bắc Kinh và ở Bình Nhưỡng , nơi ông được các chính phủ này cho thường trú. Bắc Kinh còn cộng cho ông một khoản trợ cấp béo bở hàng năm , và Bình Nhưỡng cho phép ông sử dụng máy bay phản lực cùng một đội lính bảo vệ người Bắc Triều Tiên, những người mà Sihanouk còn tin tưởng hơn cả chính đồng bào của ông.

Người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk , hoàng thân Norodom Sirividh đã trả lời thẳng thắn khi chúng tôi hỏi ông tại sao Sihanouk dành quá nhiều thời gian ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Ông nói “Hoàng thân đã có mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Ông ta được Trung Quốc đón tiếp ân cần từ thập niên 1970, họ không lấy tiền của ông; họ đã dành cho ông lòng hiều khách. Mỹ đã từ chối chấp nhận ông sau khi ông bị hất cẳng trong cuộc đảo chính năm 1970. Pháp đã mời ông sang, nhưng bảo ông cố gắng đừng tham gia vào các hoạt động chính trị ở quốc gia họ. Nhưng Trung Quốc đã tiếp đón ông ân cần. Hoàng thân Sihanouk còn được Bắc Triều Tiên nghênh đón , vì chúng tôi ủng hộ Bắc Triều Tiên khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt”.

Khổ nỗi là Sihanouk là người Campuchia duy nhất có tầm cỡ để tạo được sự thống nhất giữa các đảng phái kình chống nhau, và vì ông là người đứng đầu SNC, một sứ mạng tối hậu. Vào giữa tháng 5 năm 1993, khi các đảng phái chính trị bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử, Sihanouk lại ở mãi Bắc Kinh, nơi ông theo dõi các sự kiện tại quê hương, và sau đó ông sẽ chơi nước cờ chính trị gây khó chịu. Một phần lý do tại sao Sihanouk rất hay đổi ý, sở dĩ như vậy vì ông bị các địch thủ bao vây, và để tồn tại qua được ông phải làm cho họ không biết rõ được ý định thực sự của mình như thế nào.

Một viễn cảnh khác có thể xảy ra : Quốc vương Sihanouk , Tổng thống Ranariddh và Thủ tướng Hun Sen . Công thức này gần như đạt được đủ mọi điều để làm vui lòng mọi người. Còn một viễn cảnh thứ ba : Tổng thống kiêm Thủ tướng Sihanouk , phó Thủ tướng cao cấp Ranariddh và Hun Sen sẽ làm phó Thủ tướng cho ông. Có lẽ Sihanouk sẽ thích thú vừa là Nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, nhưng Ranariddh và Hun Sen không thể chấp nhận một sự sắp xếp bất công rõ ràng đến thế.

Ngay cả trước bầu cử, các kết quả được thông qua lần cuối cùng vào đầu tháng 6, Sihanouk phát động kế  hoạch nắm chính quyền. Dù ông vẫn còn ở Bắc Kinh, nhưng ông đã chỉ đạo hoạt động từ xa. Nước cở đưa Sihanouk lên làm Thủ tướng bắt đầu khi Chea Sim, lãnh tụ tối cao của Đảng CPP đề nghị Ranariddh và Hun Sen sẽ làm các phó Thủ tướng của ông. Trong vòng vài ngày, thắng lợi của Đảng Funcipec được công bố. Đảng Bảo hoàng, được Sihanouk dựng lên để chống lại quân đội Việt Nam , suýt nữa đã đánh bại Đảng của Hun Sen . Đó vẫn là một chiến thắng và là một ngày vẻ vang đối với Sihanouk – một đảng tranh cử dựa trên cương lĩnh của Sihanouk đã giành thắng lợi. Rõ ràng là Đảng Funcipec đã giành thắng lợi chủ yếu nhờ vào sự thu hút quần chúng của Sihanouk, danh nghĩa mà Ranariddh đã dùng không biết ngại trong chiến dịch vận động tranh cử. Người em cùng cha khác mẹ của Sihanouk , Hoàng thân Norodom Sirivudh đã nói với chúng tôi trước cuộc bầu cử : “Chúng tôi sẽ thắng. Chúng tôi là Đảng Bảo hoàng”.

Vào ngày 3 tháng 6 năm 1993, một loạt các sự kiện kỳ lạ được làm sáng tỏ. Ngay cả trước khi tất cả các lá phiếu được đếm, Sihanouk phát động một cuộc đảo chính cung đình. Ông đã đưa ra lời tuyên bố nói rằng ông đang thành lập một Chính phủ Lâm thời mà chính ông làm Thủ tướng. Một vài giờ sau, đảng của Hun Sen xuất đầu lộ diện ủng hộ Sihanouk . Thực ra, Sihanouk đã bí mật sắp đặt một cuộc đảo chính chống lại Ranariddh để phủ nhận nhân vật này có cơ hội đầu tiên thành lập chính phủ với tư cách là đảng giành thắng lợi.

Một chương mới trong lịch sử Campuchia đã được viết lên vào buổi tối đó. Sihanouk đã bổ nhiệm mình làm Thủ tướng và Tư lệnh tối cao quân đội , chỉ định Ranariddh và Hun Sen làm các phó Thủ tướng của ông. Các sự bổ nhiệm này có hiệu lực ngay tức thì. Tình trạng bất ổn là do Ranariddh đã không được bàn thảo trước. Các luận điệu châm chọc được phao đi khắp thủ đô là Sihanouk đã tiến hành “cuộc đảo chính lập hiến” với sự giúp đỡ của Đảng CPP, những người muốn hạ bệ Ranariddh với bất cứ cách nào. Còn ở Sihanouk , những người lãnh đạo Đảng CPP đã thấy con người duy nhất có khả năng và sẵn sàng cô lập các phe cánh chính trị của Ranariddh. Hai lời tuyên bố vội vàng của Sihanouk và lãnh đạo Đảng CPP được đưa ra vào buổi tối đó công bố chính phủ lâm thời – được gọi là chính phủ Liên hiệp Campuchia (NGC) – sẽ cầm quyền trong ba tháng cho tới khi Quốc hội thông qua một Hiến pháp mới, và chính phủ mới được thành lập. Các quan chức trong hoàng cung cho biết Sihanouk tin chắc sự ủng hộ của Ranariddh. Lời tuyên bố của Đảng CPP cho biết “Đảng CPP khẩn khoản yêu cầu tất cả đồng bào, công chức và mọi cấp bậc trong quân đội hãy giữ bình tĩnh, vui vẻ chấp nhận và lạc quan về NGC dưới sự lãnh đạo tối cao của Samdech Preah Norodom Sihanouk của chúng ta”.

Đi vào hoạt động từ buổi tối đó, Hun Sen từ chức Thủ tướng mà ông đã lãnh đạo liên tục kể từ khi được bổ nhiệm vào năm 1985, và chính phủ của Nhà nước Campuchia được dựng lên vào năm 1979 với sự giúp đỡ của Việt Nam , đã bị giải tán. Sok An, Trưởng văn phòng nội các của Đảng CPP nói với giọng rung rung “Đúng, nó đã bị giải thể”.

Hun Sen chấp nhận quyết định của Sihanouk và bước xuống khỏi cương vị Thủ tướng. Nhưng nhiều câu hỏi vẫn còn chưa được trả lời. Bên trong câu chuyện về sự nỗ lực tìm cách nắm chính quyền của Sihanouk như thế nào ? Có phải Hun Sen bị thất vọng nên đã phải từ chức ?

Hun Sen nói “ Chea Sim và tôi đã tiếp kiến Sihanouk để xin vị thế cao quý của hoàng gia của ông thành lập chính phủ lâm thời ngay lập tức để cứu vãn tình hình. Tôi không có lý do nào phải thất vọng (phải từ chức) vì tôi đã đưa ra đề nghị. Tôi đã gửi thông báo thành lập chính phủ mới tới đài phát thanh truyền hình để phát sóng đi”.

Buổi tối đó, chúng tôi hỏi người phát ngôn của SOC, Khieu Kanharith, nguyên là một biên tập viên của tờ báo quốc doanh Kampuchea, liệu Hun Sen đã bị thất vọng phải từ chức Thủ tướng hay không.

Ông nói “Ông Hun Sen lấy làm mừng là không có sự xung đột nào sau khi các kết quả bầu cử được loan báo”.

Kanharith khéo léo còn để một câu hỏi chưa được trả lời.

NGC lâm thời được thành lập sau ba ngày đàm phán bí mật giữa Sihanouk và Chea Sim đã được thông qua vào ngày 3 tháng 6 tại hoàng cung. Sok An cho biết các cuộc đàm phán này đã diễn ra “suôn sẻ và không có sự bất đồng”. Có điều lạ là Ranariddh đang đi kinh lý ở tỉnh Banteay Meanchey, không được thông báo về các cuộc họp này. Rõ ràng là một sự thông đồng đã được tính đến mà ông ta không hay biết. Đêm đó Sam Rainsy, một ngôi sao đang lên trong Đảng Funcipec, nói với chúng tôi là việc thành lập chính phủ đã làm cho ông “hoàn toàn bị bất ngờ”.

Vào ngày 3 tháng 6, Sihanouk nói chuyện với Ranariddh qua điện thoại và cố thuyết phục ông tham gia chính phủ, nhưng nhân vật này đã không nghe theo. Sihanouk đã suy nghĩ trằn trọc suốt đêm không ngủ sau khi biết được Ranariddh sẽ không chịu tham gia chính phủ với cương vị phó Thủ tướng. Nhưng Sihanouk tin cuối cùng Ranariddh sẽ đồng ý. Ông cảm thấy người con trai của ông sẽ không phản đối ông lên làm Thủ tướng chính phủ lâm thời, vì xét cho cùng, Đảng Bảo hoàng thắng cử đã phải dựa vào danh nghĩa của Sihanouk . Sự phỏng đoán của ông về người con trai và các lãnh đạo chóp bu của Funcipec đã hoàn toàn sai lầm.

Qua việc trao cho Hun Sen chức vụ trong chính phủ tương đương với Ranariddh, đối thủ của ông ta, Sihanouk đã chấp nhận thực tại chính trị này vì quân đội và chính quyền dân sự do Đảng CPP kiểm soát, nên Hun Sen phải được trao cho vai trò quan trọng trong chính phủ. Sihanouk tin rằng việc thành lập NGC đã tháo ngòi nổ cho một tình huống có thể dẫn tới việc Hun Sen từ chối chuyển giao quyền lực và phát động một cuộc đảo chính chống lại chính phủ Funcipec. Còn đối với Sihanouk , ông đã nắm được cương vị có quyền hành cao nhất kể từ khi ông bị phế truất trong cuộc đảo chính năm 1970. Đó là một nhiệm kỳ rất ngắn..

Khắp nơi người ta tin rằng Đảng CPP đã đe dọa tiến hành một cuộc chiến tranh nếu họ không được chia sẻ quyền hành ngang bằng với Đảng Funcipec. Có đúng Hun Sen hoặc những người lãnh đạo CPP khác dã đưa ra lời cảnh cáo ghê gớm đến thế ?

Hun Sen nói “Điều này không đúng. Hoàn toàn bị xuyên tạc. Đảng Funcipec chỉ chiếm 58 ghế trong Quốc hội gồm 120 thành viên, trong khi ấy cần phải có tối thiểu hai phần ba đa số phiếu hoặc 80 ghế để phê chuẩn Hiến pháp mới. Vì vậy, họ có thể  làm gì vào thời điểm ấy, nếu Đảng CPP từ chối lập chính phủ lâm thời và không đồng ý phê chuẩn Hiến pháp?”. Tình hình đủ phức tạp để nói được rằng đó là một sự thiếu sót của UNTAC, nghĩa là Liên Hiệp Quốc sẽ phải kéo dài sự hiện diện của UNTAC. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Hiệp Quốc sẽ phải chi thêm nhiều tiền và chính phủ của Nhà nước Campuchia (do Hun Sen đứng đầu) sẽ phải tiếp tục cầm quyền. Về mặt này, lẽ ra họ đã phải hiểu được các ý định tốt của Đảng CPP.

Vào ngày 4 tháng 6, chính phủ lâm thời được thành lập vội vàng của Sihanouk đã sụp đổ sau khi nắm quyền không đến một ngày. Nó đã bị Ranariddh và hạt nhân ủng hộ chính sách diều hâu bên trong Đảng Funcipec đập tan.

Một sĩ quan hầu cận của Sihanouk đã phải kêu lên là “Sam Rainsy là nguyên nhân của vụ sụp đổ chính phủ. Ông là người lãnh đạo Đảng Funcipec muốn giành quyền lực cho chính ông ta”.

Đối với Ranariddh là không thể chấp nhận mình được bố trí vào chức vụ ngang bằng với Hun Sen , và ông đòi hỏi phải ở chức vụ cao hơn. Từ một người chưa có kinh nghiệm trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình giữa Sihanouk và Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1980, Ranariddh đã giành được sự ủy thác của nhân dân lên điều hành đất nước . Bây giờ ông đã tự xem mình ở cấp trên Hun Sen .

Ranariddh được những người phụ tá của ông khuyên rằng về mặt chính trị, nhường lại quyền lực một cách quá phục tùng cho Sihanouk có thể dẫn tới thất bại cho Đảng Funcipec, vì đảng của họ đã thu được nhiều hơn đảng của Hun Sen 6% số phiếu. Uch Kiman, một thứ trưởng trong chính phủ của SOC nói rằng Ranariddh dường như đang rút lại lời hứa của ông là sẽ bàn giao quyền lực cho cha mình. Một cách tinh quái, ông muốn ám chỉ là Ranariddh đã được Khơme Đỏ dạy cho là đừng chấp nhận chính phủ của Sihanouk .

Người phát ngôn của SOC với chức vụ phó Thủ tướng, Khieu Kanharith, nói “Nhưng đây là Campuchia “ và nói thêm “ Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra ở đây. Mặc dù, Đảng Funcipec đã giành được thắng lợi với số phiếu chênh lệch nhiều hơn, nhưng không chênh lệch bao nhiêu, do đó Đảng CPP và Funcipec không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chia sẻ quyền lực”. Về phần mình, Ranariddh đã từ chối chấp nhận thực tại không chắc chắn mà việc thắng cử như thế không phải là sự bảo đảm cho ông thành lập được chính phủ.

Khi Đảng Funcipec phản bội ông, Sihanouk đã nhận ra sự ủng hộ mới giữa các thành viên trong đảng của Hun Sen vốn ủng hộ sự nỗ lực của ông lên làm Thủ tướng mà không có sự phản đối nào, và sẽ trở thành một Tổng thống trong tương lai. Đổi lại, Sihanouk đã thể hiện vai trò là người hòa giải rất khéo léo bằng cách thúc giục Khơme Đỏ ngưng tấn công quân của Hun Sen , vì bây giờ họ đã dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của ông, và bất kỳ sự tấn công nào vào họ đều sẽ được hiểu là tấn công vào chính Sihanouk.

Hun Sen nói “Thế chủ động của quốc vương hoàn toàn chính xác. Đúng ra Ranariddh phải biết ơn quốc vương . Làm sao Ranariddh có thể điều hành đất nước với không đến 50% số ghế trong quốc hội”.

Trong các tuần tiếp theo khi sự rạn nứt trong gia đình Norodom ngày càng lớn hơn, đảng của Hun Sen đã có được điều kiện thuận lợi nhất.

Sau đó, Sihanouk hoàn toàn không còn đắn đo cân nhắc nữa và đã công khai phản đối Ranariddh. Xuất hiện trên truyền hình nhà nước, Sihanouk tuyên bố với dân chúng là Ranariddh đã không giữ lời hứa chuyển giao quyền hành cho ông trong vòng 24 giờ sau khi thắng cử. Ông oán trách sự bất trung của người con trai của ông.

Giai đoạn ấy đã cho thấy Sihanouk đã có sự nghi ngờ sâu xa đối với người con trai của mình. Dưới ảnh hưởng của vợ ông, Monique, Sihanouk đã ủng hộ các người con riêng của bà, chứ không phải những người con trai các bà vợ khác của ông. Ranariddh không phải là con trai của Monique; ông là con của nữ diễn viên ba lê của hoàng gia. Ít khi Sihanouk tỏ tình thương của người cha đối với Ranariddh, và giữ khoảng cách của vương gia với họ. Vì vậy chẳng ngạc nhiên gì khi ông đã nắm lấy cơ hội đầu tiên này để từ chối người con trai của ông quyền lập chính phủ mới hợp pháp. Cuối cùng, Sihanouk thoái lui và Ranariddh trở thành Thủ tướng thứ nhất trong chính phủ liên hiệp với Hun Sen là Thủ tướng thứ hai.

Ranariddh đang ở tren các cánh đồng của Banteay Meanchey khi ông nghe được tin về sự thành lập chính phủ. Ở nơi đó, ông đã fax một lá thư cho cha mình, yêu cầu Sihanouk giải thích cơ sở pháp lý về việc lập chính phủ lâm thời, cũng như cơ cấu lập pháp mà chế độ mới này dựa vào để điều hành đất nước. Ngoài ra, Ranariddh còn đòi hỏi là người em cùng cha khác mẹ với mình, Chakrapong không được tham gia chính phủ sắp tới vì họ đã không đồng thuận với nhau. Sihanouk đã không nêu ra được câu trả lời hợp lý cho câu hỏi của Ranariddh về cơ sở hợp pháp của chế độ này. Nhưng ông xác định Chakrapong sẽ không có trong NGC.

Sihanouk dường như đã đi bước trước, vì không có cơ sở pháp lý thích hợp để NGC dựa vào để điều hành đất nước. Các động cơ thực sự của ông là gì ? Xem ra ông đã muốn chính phủ lâm thời đáp ứng như một diễn đàn hòa giải các phe phái dưới cương vị lãnh đạo của ông. Đó cũng là một động cơ để ngăn chặn trước việc Hun Sen từ chối bàn giao quyền hành. Câu trả lời của Sihanouk cho Ranariddh đã xua tan tin chính phủ lâm thời bị sụp đổ.

Ông viết “Cho là một số người Campuchia và một số người của Liên Hiệp Quốc nói rằng NGC ủng hộ một cuộc đảo chính hiến pháp, nhưng tôi đã phản đối việc thành lập và không chịu trách nhiệm về NGC. Mục đích duy nhất của tôi chấp nhận lời đề nghị đó là để tránh cuộc xung đột đẫm máu mà Hun Sen đã làm cho tôi hiểu được tình hình đó. Để từ chối thừa nhận NGC, tôi đã để cho Đảng Nhân dân Campuchia và Đảng Funcipec chịu trách nhiệm về tất cả những gì sẽ xảy ra”.

Quả thực, Chea Sim đã cảnh báo Sihanouk là nếu họ không đạt được sự thỏa thuận để chia sẻ quyền hành, thì các nhà lãnh đạo có quyền lực trong Đảng CPP sẽ không đồng ý bàn giao quyền hành cho chính phủ mới. Thâm chí có thể xảy ra đổ máu.

Thời điểm đó, các quan chức của Hoàng gia đã loan tin là Sihanouk bỏ không thành lập NGC, vì “một vài quốc gia trong năm nước thường trực của Liên Hiệp Quốc đã phản đối điều đó”. Người ta tin rằng Mỹ là một trong số các nước này. Dù gì đi nữa, người lãnh đạo UNTAC, Akashi đã đưa ra sự ủng hộ NGC trong cuộc họp với Sihanouk vào ngày 1 tháng 6. Các quan chức của hoàng cung hy vọng là NGC có thể được khôi phục tại một cuộc họp sắp tới của SNC. Nhưng một cuộc họp của SNC được sắp xếp vào ngày 5 tháng 6 đã bị hủy bỏ, vì Sihanouk nói là ông “không được khỏe” và sẽ không chủ tọa cuộc họp ấy. Rốt cuộc , bằng cách phá hoại chính phủ của cha mình, Ranariddh không những đã làm cho Sihanouk bị trở ngại mà còn làm mất mặt ông khi ông ta trở về thủ đô và bắt đầu các cuộc thảo luận với đảng CPP để chia sẻ quyền lực. Sau đó, các thành viên của Quốc hội đã soạn thảo Hiến pháp mới quy định đối với bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ phải giành được hai phần ba số phiếu trong Quốc hội. Do đó, điều này được coi như đã xác định cụ thể là dù cách nào đi nữa Ranariddh cũng không thể tự thành lập chính phủ riêng. Ông ta cần đến Đảng CPP cũng như Đảng CPP cần đến ông.

Một lần nữa, các tính toán khôn ngoan của Hun Sen đã chứng tỏ  là chính xác. Với sự sụp đổ của chính phủ Sihanouk , Hun Sen vẫn tiếp tục làm Thủ tướng cho tới khi chính phủ mới có thể được thành lập.

Buổi sáng đó, Sihanouk đã đạt kỷ lục thế giới làm Thủ tướng trong thời gian ngắn nhất, ông đã bị các nhà ngoại giao kết tội đã tiến hành “cuộc đảo chính cung đình”. Một quan chức cấp cao của UNTAC đã thổi phồng với một phóng viên nước ngoài , gán cho việc thành lập chính phủ là đảo chính Hiến pháp. UNTAC đã đưa ra lời bác bỏ cho rằng những lời tuyên bố như vậy là vô căn cứ và không có nhóm người vận động hành lang trong UNTAC phản đối việc thành lập chính phủ lâm thời, dù thực tế điều đó là có. Điều bí mật ai cũng biết là các quan chức UNTAC của nhiều nước đã theo đuổi các vấn đề của riêng họ bất kể những lợi ích tốt đẹp nhất của Campuchia là gì.

Cách đối xử khó lường giống hệt cha ông, Ranariddh đã trở cờ vào ngày 7 tháng 6, thay đổi ý kiến cho biết ông bác bỏ tất cả các phản đối ý kiến của Sihanouk về việc thành lập chính phủ liên hiệp . Ranariddh đã nói với Đài Phát thanh Quốc tế Pháp “Chúng tôi chấp nhận và ủng hộ ý kiến thành lập chính phủ quốc gia Campuchia dưới quyền Tổng thống của cha tôi”. Bấy giờ, Ranariddh nói rằng mục tiêu của các sự phản đối của ông chỉ là vấn đề thứ yếu, “Tôi chỉ đề xuất một vài chi tiết để cải tiến chính phủ này, và tôi đã nói rằng sự thành lập chính phủ phải lưu ý tới nguyện vọng cao nhất của nhân dân”. Mặc dù Đảng Funcipec hơn Đảng của Hun Sen 6% số phiếu bầu, Ranariddh thật sự chấp nhận các thực tại chính trị. Ông nói “Người ta phải thừa nhận là tình hình ở Campuchia khiến cho nhất thiết phải thành lập một chính phủ liên hiệp dân tộc rộng rãi dưới quyền Tổng thống tối cao của cha tôi”.

Lời tuyên bố của Ranariddh đã xoa dịu tình hình căng thẳng giữa cha và con trai, và đã hàn gắn lại sự rạn nứt làm mòn mỏi trong gia đình Norodom. Hoàng tử Norodom Buddhapong, con trai của Chakrapong , đã nói với chúng tôi tại bữa tối vào tuần đó “Đó là một sự phát triển tốt đẹp. Chúng tôi có thể tiến lên. Đây là sự khởi đầu của mọi thứ sau khi đã bị bỏ lỡ quá nhiều”.

Sĩ quan hầu cận của Sihanouk , Sina Than nói “Chúng tôi đang mong đợi tin này. Một vài ngày qua, có các dấu hiệu cho thấy hoàng tử Ranariddh có thể xem xét lại chức vụ của ông”.

Vào khuya ngày 7 tháng 6, khi chúng tôi gọi điện thoại cho Sam Rainsy ở Bangkok, ông nói là ông vừa nghe được tin trên đài VOA. Nghe có vẻ như ông Rainsy không vui vẻ với chức vụ mới của Ranariddh.

Khoàng thời gian này là lúc Sihanouk có chiều hướng muốn trút cơn thịnh nộ của hoàng gia. Nói cho hả cơn giận của mình, ông đã buộc tội các quan chức UNTAC, Mỹ và các nhà báo có dã tâm cản trở sự nỗ lực thành lập Chính phủ lâm thời của ông. Vào ngày 9 tháng 6, ông đưa ra lời tuyên bố được ngụy trang khéo léo theo kiểu lịch lãm của người Pháp để che đậy cho sự cố gắng tiếp quản quyền lực của mình một cách thiếu tinh tế.

Sihanouk nói “Tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm một sự cố tương tự ở hiện tại và trong tương lai. Tôi đã học được bài học đắt giá. Với bất cứ giá nào, tôi phải tôn trọng triệt để Hiệp định Paris và tránh cuộc đảo chính Hiến pháp”. Lúc nào cũng là một người đàn ông sôi nổi, Sihanouk nói thêm một cách chua cay “ Bây giờ trách nhiệm của những người khác – UNTAC, Liên Hiệp Quốc, Mỹ và những người khác – cố gắng đảo chính hiến pháp ở Campuchia ,nếu điều đó làm cho họ hạnh phúc”.

Một quan chức hoàng gia cho chúng tôi biết là đêm đó Sihanouk đã tức giận vì một bài báo có ác tâm khẳng định là Sihanouk , vợ ông, hoàng hậu Monique và con trai ông, Chakrapong đang lên kế hoạch “giành quyền lực của Ranariddh”..

Giữa lúc ấy, sự tranh giành quyền lực càng lúc càng quyết liệt hơn ở Phnom Penh , với đảng của Hun Sen tuyên bố các điều kiện nỗ lực để kiểm soát phần lớn các bộ trong chính phủ liên hiệp. Điều đó đã thành rõ ràng là các đòi hỏi của Đảng CPP sẽ được đáp ứng, vì họ chỉ huy quân đội và công an, họ có khả năng đe dọa dùng bạo lực. Đồng thời, Đảng CPP đã dàn dựng một kịch bản khác. Họ phái các sĩ quan quân đội và công an cấp cao đến chào Sihanouk , đưa ra những lời tâng bốc như mưa, và cam đoan với ông về lòng trung thành của họ. Qua việc này, Đảng CPP đã khai thác được sự rạn nứt giữa Sihanouk và Ranariddh, và đã thành công trong việc giành được nhiều sự ủng hộ cần thiết từ vị hoàng thân này.

Mặc dù, với cú đập chính trị của họ, cha và con trai đã không trôi giạt đi quá xa nhau. Nhưng Ranariddh đã khoanh vùng của mình. Ngay sau khi các kết quả bầu cử được công bố và  Đảng Funcipec được tuyên bố thắng cử - chỉ trên danh nghĩa, chức không có thật, còn Đảng CPP vẫn nắm giữ hầu hết các chức Bộ trưởng – Quốc hội 120 thành viên mới được bầu đã nhóm họp lần đầu tiên và đã biểu quyết dành cho Sihanouk  “đầy đủ mọi quyền hành” với cương vị là Nguyên thủ quốc gia chỉ trong 90 ngày, để Quốc hội soạn thảo và thông qua Hiến pháp mới. Trước khi vào tòa nhà Quốc hội, các nghị sĩ Quốc hội đã quyết định gặp nhau mỗi ngày dưới chân tượng Phật – một quan chức của Liên Hiệp Quốc châm biếm “để chắc chắn họ không nói dối”.


Trong một hoạt động phụ, Sihanouk đã bàn bạc với một người có cấp bậc cao nhất trong quân đội – một tướng năm sao – về Heng Samrin, Hun Sen và Ranariddh, phần lớn đã đề cập đến mối liên quan đến viễn cảnh chính trị hơn là quyền lực trong quân đội. Trong một sắc lệnh, Sihanouk đã tuyên bố tất cả các sự bổ nhiệm vào Quân đội Hoàng gia Campuchia với tên gọi mà các lực lượng này đã được biết đến trong thời gian Sihanouk cai trị. Vào ngày 29 tháng 6, Sihanouk đã đổi tên nước từ Nhà nước Campuchia thành Campuchia và thay quốc kỳ để cố gắng xác nhận sự cai trị của ông và chấm dứt ưu thế của chính phủ Hun Sen .

Sihanouk nói theo kiểu mệnh lệnh của hoàng gia “Nhà nước Campuchia bây giờ chỉ được gọi là Cambodge bằng tiếng Pháp và Kampuchia”.

Quốc ca đã bị loại bỏ từ năm 1970 đã được chấp nhận dùng trở lại. Nhưng Sihanouk đã thay đổi đoạn bài hát này ca tụng nhà vua, vì ông không còn muốn Campuchia trở thành một vương quốc truyền thống được chế độ vua chúa cai trị.

Ieng Mouly, một nghị sĩ Quốc hội mới được bầu thuộc Đảng Dân chủ Tự do Phật giáo (BLDP) nói với chúng tôi tại dinh thự của ông “Hoàng thân đã đưa ra các thay đổi này, vì ông muốn tạo ra một sự khởi đầu tươi sáng cho chính phủ mới, sẽ được biểu thị bằng một lá cờ và quốc ca theo chế độ quân chủ, ông Sihanouk sẽ trở thành Nguyên thủ hợp pháp của Campuchia “.

Vào thời gian Hiến pháp mới đã sẵn sàng, Campuchia một lần nữa trở thành một vương quốc với một Nhà vua đã được cải biến thành cương vị cho những lễ nghi đơn giản và quyền hành thực sự được giao cho hai đồng Thủ tướng, Ranariddh và Hun Sen . Những lời nói của Khieu Kanharit vẫn còn vang vọng trong ký ức của chúng tôi “Đây là nước Campuchia . Bất cứ điều gì đều có thể xảy ra ở đây”.

Vào thời điểm này, Sihanouk đã bay tới nơi ở của ông ở Bình Nhưỡng. Sự vắng mặt của ông đã gây cho chính phủ biết bao sự bất tiện. Sau khi Quốc hội lập hiến 12 thành viên đã soạn thảo hai bản dự thảo về Hiến pháp tương lai, họ phải xin ý kiến của Sihanouk về các điều khoản liên quan đến nền dân chủ. Nhưng Sihanouk đang ở Bắc Triều Tiên. Ranariddh và Hun Sen buộc phải mang theo hai bản dự thảo bay đến Bình Nhưỡng để yết kiến ông vào tháng 9 năm 1993. Một bản dự thảo thiết lập nền quân chủ lập hiến, trong khi bản dự thảo kia không đề cập đến.

Ranariddh đã ủng hộ sự khôi phục chế độ quân chủ, trong khi Sihanouk vẫn còn đang thèm muốn quyền lực, muốn giữ một vai trò hành pháp nhiều hơn. Sau khi nói chuyện với hai đồng Thủ tướng, Sihanouk đồng ý trở thành quốc vương và chấp tuhaanj cho Quốc hội thông qua bản dự thảo Hiến pháp lập nên chế độ quân chủ lập hiến. Dường như vấn đề ấy đã được giải quyết ở Bình Nhưỡng.

Nhưng có phải vậy không ? Hàng giờ sau khi hai đồng Thủ tướng trở về Phnom Penh vào ngày 3 tháng 9, Sihanouk gửi cho họ một bản fax cho biết ông sẽ không lên làm vua. Ông nói ông muốn tránh tạo ra sự mâu thuẫn, và ông nói thêm “ Nếu chúng ta thảo luận vấn đề liên quan đến nền quân chủ và dân tộc, chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về (việc gây ra) một sự phân hóa mới trong dân tộc của chúng ta”.

Chỉ hai ngày sau, vào ngày 5 tháng 9, Sihanouk gửi một thông điệp tới Quốc hội để bác bỏ quyết định đề cử ông lên làm quốc vương. Ông nói tốt hơn nên theo đường lối hiến pháp là không có chế độ quân chủ cũng chẳng có chế độ cộng hòa. Sau đó, ông đi chữa bệnh ở Bắc Kinh, ở nơi ấy ông giử thư cho Trưởng phái bộ UNTAC Akashi, cho biết ông đã quyết định cắt đứt các mối quan hệ với UNTAC, vì “Bên trong UNTAC , có một số người chống những người theo Sihanouk “.

Ranariddh không chỉ bối rối bởi người cha hay manh động của mình mà ông còn rất khó chịu. Nhưng các quan chức của hoàng cung biện luận là Sihanouk không bao giờ muốn lên làm vua nữa, và cho là hai đồng Thủ tướng đang cố gán ghép chế độ quân chủ cho ông.

Một nhóm người hết sức bối rối ở Phnom Penh là các phóng viên nước ngoài viết tường trình, và ngày hôm sau họ mới vỡ lẽ ra là bất cứ điều gì họ viết đã không xảy ra. Đây đúng là điều Sihanouk đang làm mà ông biết là tốt nhất – cứ để cho người ta đoán già đoán non về động thái mới của ông. Do đó, một số phóng viên ở khăp quốc gia này đã cho biết họ sẽ không gửi bất cứ bản tin nào nữa cho các tờ báo của họ cho tới khi tình hình diễn ra đến phút chót.

Điều đó chứng tỏ là một quyết định khôn ngoan. Vì vào đếm 24 tháng 9 năm 1993, Sihanouk đã làm cho đồng bào của ông phảit bất ngờ bằng cách tuyên thệ nhậm chức quốc vương trong một buổi lễ được tổ chức cầu kỳ tại hoàng cung có ngọn tháp màu vàng. Buổi sáng sớm hôm đó, ông đã chấp thuận ký Hiến pháp đưa ông trở lại ngai vàng, nhưng chỉ khôi phục một vài quyền hành trong số những quyền hạn mà ông đã bị lấy mất trong cuộc đảo chính trước đây 23 năm. Mặc phẩm phục uy nghi của vua chúa Khơme – áo choàng trắng với các nút vàng nổi bật lên bởi quần lụa màu tía óng ánh dài đến đầu gối – một Sihanouk 71 tuổi sang trọng và đương kim Hoàng hậu của ông, Monique; sau cuộc bầu cử , hội đồng các chính trị gia cao cấp và các nhà sư gọi họ là đức vua và hoàng hậu. Người đàn ông thèm khát quyền lực chuyên chế đã sẵn sàng nhận một vai trò bị giới hạn hơn khi làm quốc vương trong chế độ quân chủ lập hiến với quyền tối cao trong quân đội, quyền bổ  nhiệm và bãi miễn các Bộ trưởng trong nội các. Trớ trêu thay, đây là các quyền hành mà ông sẽ chẳng bao giờ được phép thực hiện.

Tốt nhất là ông không nên can dự vào đời sống chính trị. Đất nước này được hai Thủ tướng điều hành và sự can thiệp của một quyền lực thứ ba, Nhà vua, sẽ làm cho vấn đề càng thêm tệ hại hơn khi có quá nhiều trung tâm quyền lực xung đột lẫn nhau. Buổi chiều đó, lúc ông chào hàng ngàn người dân tụ tập bên ngoài cổng hoàng cung để cố nhienf thoáng được đức vua yêu quí của họ, dường như ông là một hình ảnh không thể bị xúc phạm và xem thường. Nhà vua đang đứng một mình trên ban công của hoàng cung được một viên hầu cận cầm lọng để che ánh mặt trời nóng như thiêu đốt.

Chỉ hai tuần sau khi ông trở lại ngôi báu, Sihanouk đã quay lại Bắc Kinh, nơi ông sẽ được các bác sĩ phẫu thuật vào ngày 7 tháng 10, và một khối u ác tính được cắt bỏ ở gần tuyến tiền liệt của ông. Sihanouk đã tránh không để dân chúng biết tin về cuộc phẫu thuật này trong một vài ngày. Vào ngày 12 tháng 10, trong lời phát biểu được đưa ra từ Bắc Kinh, ông cho biết là khối u đã được mổ lấy ra một tuần trước, đó là ung thư nhưng không di căn, đã làm cho dân Campuchia bị sốc. Việc nhận dạng bệnh ung thư là loại u lymphô, ông nói “Nếu khối u không được phát hiện trong vòng hai hoặc ba tháng, nó sẽ lan sang các bộ phận khác trong cơ thể tôi”.

Việc chữa trị kéo dài làm hoãn lại sự trở về Phnom Penh của ông, đã khơi dây các mối lo sợ là cái chết của ông có thể dẫn đến tình trạng lung lay sự ổn định của đất nước, vì ông được xem là nhà lãnh đạo duy nhất có khả năng giữ cho các phe phái chính trị trong chính phủ liên hiệp khỏi phá bỏ hàng ngũ. Vì Hiến pháp không ghi rõ dòng nói về quyền kế vị của ngôi báu, cái chết hoặc bệnh tình nghiêm trọng của ông được cho là sẽ khuấy động một cuộc tranh giành quyền kế vị. Người ta cho rằng Ranariddh và Chakrapong sẽ cố tìm cách lên ngôi vua, một cương vị mà những người con trai khác của ông cũng đang nhăm nhe. Cơ chế bổ nhiệm nhà vua tương lai được thông qua một cuộc bầu mà các quyền bổ phiếu được đặt ra bởi một hội đồng hoàng gia, bao gồm một vài chính khách và các nhà sư.

Một vài ngày trước sinh nhật lần thứ 71 của ông, sinh mệnh của Sihanouk đang bị đe dọa nghiêm trọng khi ông phải trải qua liệu pháp hóa trị và xạ trị để chữa căn bệnh ung thư. Vào thời điểm đó, ông viết thư cho chính phủ cho biết cái chết của ông không còn xa. Ông bị các mối lo lắng giày vò về cuộc sống của người vợ sau khi ông chết.

“Sau cái chết của tôi, điều đó không còn là bất ngờ, Chính phủ Hoàng gia và Quốc hội Campuchia vui lòng chấp nhận cho người góa phụ của tôi, hoàng hậu Monique Sihanouk , được sống phần đời còn lại trong hoàng cung, trong ngôi nhà mà hiện nay đang làm văn phòng thư ký của tôi, và là nơi người mẹ khả kính của tôi đã qua đời, hoàng hậu Sisowath Kosomak, đã sống trước khi bị những nhà lãnh đạo trong cuộc đảo chính của Lon Nol vào năm 1970 đuổi ra khỏi hoàng cung”.

Ông nói, nếu ngôi nhà này không thể ở được thì bà ta nên được chấp nhận cho sống ở nơi hiện này là nhà của các thành viên trong bộ phận thư ký của ông.

Nhắc đến việc trở về, ông nói “Đó là ngôi nhà tôi đã rất thân thiết từ năm 1989 khi lần đầu tiên tôi về thăm hoàng cung”.



Vào ngày sinh nhật, Sihanouk đã tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tiền Kỳ Sâm tại bệnh viện Bắc Kinh. Nhưng ông nói rằng ông sẽ chưa trở về quê hương cho tới tháng 5 hoặc tháng 6 năm 1994, vì bệnh ung thư chuyển nặng hơn lần chẩn đoán trước đây, và thực tế là việc chữa trị cho ông gồm cả các phương pháp chữa trị truyền thống của Trung Quốc.

Cuối cùng khi trở về Phnom Penh , ông nhận được lời cảnh báo là sinh mạng của ông đang bị đe dọa – không phải do bệnh ung thư , mà do Khơme Đỏ . Lạ kỳ, lời cảnh báo này lại phát xuất từ Khieu Samphan, ông ta nói với Sihanouk hãy rời khỏi nước để bảo đảm an toàn cho mình, vì phe này đã đặt kế hoạch gây “ tình trạng bất ổn lớn ở Phnom Penh và khắp Campuchia “. Sihanouk nói rằng ông đã nhận được một “lá thư bí mật” của Samphan vào ngày 20 tháng 4 năm 1994, trong thư một người lãnh đạo quân du kích yêu cầu ông chạy trốn. Samphan cho ông biết đừng chờ máy bay tư nhân, nhưng hãy đi chuyến bay thương mại sang Bangkok.

Sihanouk nói “Ông ta đã khuyên tôi đi chuyến bay thương mại sang Bangkok, vì ông ta muốn tôi bị lâm vào cảnh nguy hiểm. Ông ta nói nếu tôi muốn sống, (tôi phải) tẩu thoát nhanh”.

Nhà vua nói rằng ông sẽ ở lại và sẽ không bao giờ bỏ dân chúng của ông trong những lúc rối ren. Mặc dù Samphan đã nói với Sihanouk đừng tiết lội nội dung của lá thư, Sihanouk vẫn không thể giữ kín chuyện đó.

Ông nói “Tôi phải nói qua đài truyền hình và phát thanh cho Khieu Samphan biết là tôi sẽ không chạy trốn. Suốt từ khi còn trẻ tôi chưa bao giờ chạy trốn lời đe dọa”.

Trong lúc ấy, dưới mệnh lệnh trực tiếp từ Thủ tướng thứ hai Hun Sen , chính phủ đã soạn thảo một đạo luật để đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu vua Sihanouk tự đưa mình vào một loạt các xung khắc với chính những người đã ủng hộ con đường ông đi lên chế độ quân chủ - Ranariddh và Hun Sen . Vào ngày 7 tháng 5 năm 1994, Sihanouk yêu cầu một cuộc bầu cử mới ở Campuchia với sự tham gia của tất cả các đảng phái, kể cả Khơme Đỏ . Ông nói  phe du kích sẽ giao các vùng họ kiểm soát để đổi lấy một vai trò trong chính phủ. Trong các tuần gần đấy, cuộc giao tranh giữa Khơme Đỏ và các lực lượng của chính phủ đã leo thang sau khi phe du kích tái chiếm thị trấn có nhiều đá rubi ở vùng Pailin từ tay chính phủ. Nhưng đang dồn phe du kích vào chân tường, chính phủ đã gạt bỏ ý kiến của Nhà vua ngay tức thì.

Chính phủ không có tiển để tổ chức một cuộc bầu cử khác, cũng không thể mang lại sự an ninh cho cuộc vận động bầu cử và không bảo đảm được cho tất cả các phe phái giải giới _ kể cả Khơme Đỏ . Đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia , Benny Widyono nói rằng cách đây một năm Liên Hiệp Quốc đã chi 2 tỷ đô la cho cuộc bầu cử và với nhiều đòi hỏi cấp bách về tiền bạc, Liên Hiệp Quốc đã bị mắc nợ. Nhưng một số nhà lãnh đạo trong chính phủ, chẳng hạn như Norodom Sirivudh và Sam Rainsy đã trở nên thân cận với Nhà vua, họ đã không vui khi thấy ông bị cho là không quan trọng. Trong cùng tháng ấy, một số người ủng hộ Sihanouk thuộc đảng của Ranariddh và Hun Sen , đã ngấm ngầm đưa ra một kế hoạch để tạo cho Sihanouk đầy đủ quyền hành bằng cách sử đổi Hiến pháp vốn ra đời chưa đến một năm. Những người ủng hộ các nước đi này đã nhanh chóng tỏ ra lúng túng khi kế hoạch của họ bị chết yểu.

Sau đó, chính Sihanouk đã bắt đầu tạo nền tảng bằng một cố gắng khác để chiếm giữ quyền lực. Trong một cuộc phỏng vấn, nhà vua nói rằng ông đã sẵn sàng giành lại quyền lực trong vòng “một đến hai năm” để cứu vãn đất nước khỏi tình trạng rối loạn. Hun Sen đã bị sốc và ông đã gửi ngay một lá thư cho Nhà vua yêu cầu ông làm sáng tỏ lời tuyên bố của mình.

Hun Sen hỏi “Điều tôi muốn bây giờ là thông tin rõ ràng liệu hoàng thượng có muốn trở thành Thủ tướng không?”.

Hun Sen đã bị oan ức bởi luận điệu của nhà vua cho ông là một sự trở ngại cho hòa bình vì ông không muốn trao cho Khơme Đỏ một vai trò trong chính phủ, đã làm cho ông bị tổn thương. Hun Sen nói rằng bị xem là một sự trở ngại đã làm cho ông quá bất bình đến nỗi ông nghĩ tới chuyện từ chức.

Trong một lá thư gửi cho nhà vua, một bản sao đã được đưa lên nguyên một trang trong nhiều tờ báo Campuchia , Hun Sen nói “Tôi đã bị sốc vào thời điểm mà Sihanouk nói rằng ông sẽ không cầm quyền trở lại mà không có sự ủng hộ của Hun Sen hoặc Đảng CPP, vì nhà vua không muốn Hun Sen chỉ đạo một cuộc chiến chống lại sự ly khai gây đổ máu. Đây là một câu xét đoán tôi hết sức nặng nề”.

Không phải chỉ một mình Sihanouk đả kích Hun Sen ; Sam Rainsy cũng vậy, đã phản đối các nước đi của Hun Sen để loại Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, ông đã không phản đối quá gay gắt, và dự thảo luật loại Khơme Đỏ ra khỏi vòng pháp luật đã được đa số Quốc hội thông qua. Điều mà nhiều người Campuchia thấy chướng tai gai mắt là sự đề nghị của Sihanouk đưa Khieu Samphan lên làm phó tổng thống vào thời điểm phe du kích đang tấn công các lực lượng chính phủ ở Pailin, và cho thấy thực chất của phe này qua việc bắt giữ ba con tin người phương Tây.

Nhà vua viết thư cho Hun Sen vào ngày 18 tháng 6, nói rằng “Tôi muốn làm sáng tỏ sự ưu tú của ông, nên tôi đã không có ý định đảm nhận vai trò Thủ tướng ở Campuchia . Tôi là một người đã cao tuổi và mang bệnh tật nặng”.

Một vài ngày trước khi Sihanouk tán thành việc tổ chức lại nội các, ông đã đề nghị việc thành lập nội các với 16 Bộ trưởng theo kểu chính phủ của ông vào thập niên 1960. Điều đó đã trở thành rõ ràng vào tháng 9, nhà vua gây dựng một nhóm vận động hành lang vững mạnh để ủng hộ việc thăng tiến sự nghiệp của mình. Một trong những người hậu thuẫn đáng tin cậy của ông là Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ của ông đã làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Vào ngày 25 tháng 10, chúng tôi gọi điện cho Sirivudh tại dinh thự của ông ở Phnom Penh và ông ta yêu cầu chúng tôi gặp ông ngay. Khi đi lên cầu thang dẫn tới phòng đọc sách ở tầng một, chúng tôi thấy ông ngồi tại bàn đang đánh máy một đơn xin từ chức để gửi cho thủ trưởng của ông, Ranariddh. Một màn hình quan sát được đặt tại một góc phòng giúp Sirivudh theo dõi cổng phía trước dinh của ông.

Chúng tôi hỏi, tại sao ông muốn từ chức chỉ sau 15 tháng cầm quyền ?

Xóa đi một từ đã đánh máy sai, ông nói “Tôi sẽ ra đi vì tôi không đồng ý nhiều thứ. Ý kiến của đức vua, Norodom Sihanouk thành lập Hội đồng hòa giải dân tộc giữa chính phủ với Khơme Đỏ đã không được chấp nhận. Hơn nữa, nhà vua đã đề nghị một số giải pháp để giải quyết các vấn đề giữa chính phủ và một công ty Thái, ý kiến của nhà vua không được chấp nhận”.

Vừa gõ phím của chiếc máy đánh chữ đã cũ, ông nói thêm “Nói cho ngay, tôi có vấn đề riêng với ông Hun Sen . Không có vấn đề gì với  Hoàng tử Ranariddh là thủ trưởng của tôi và Chủ tịch của Đảng Funcipec. Nhưng tôi không thể làm việc với ông Hun Sen . Ông ta đã xúc phạm đến phẩm giá của Nhà vua Sihanouk bằng một lá thư viết dài sáu trang. Tôi không thể giải quyết được gì về điều này và tôi lấy làm thất vọng”.

Có phải ông trung thành với Nhà vua hơn trung thành với chính phủ mà ông đang làm việc?

Ông nói “Chính phủ trung thành với nhà vua. Đất nước của chúng tôi là một vương quốc. Nhưng chúng tôi đã thấy là các đề nghị của nhà vua chẳng được lưu tâm đến chút nào”.

Phải chăng Sihanouk vẫn còn theo đuổi việc trở thành một Nguyên thủ quốc gia với đầy đủ quyền lực ?

Sirivudh nói “ Ông đã tuyên bố rồi là ông không muốn cầm quyền”.

Lúc chúng tôi chia tay, ông nói là việc từ chức của ông không phải là một dấu hiệu phản đối việc cách chức người bạn thân của ông, Sam Rainsy đã bị bãi miễn chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1994, Sihanouk đã đến cứu nguy cho Rainsy bị đa số phiếu trong Quốc hội hất ra. Rainsy đã vận động hành lang chống lại các thủ trưởng của ông, hai Thủ tướng và họ đã đưa tương lai ông ra biểu quyết – 90 nghị sĩ đã bầu ủng hộ việc bãi miễn ông và 13 nghị sĩ phản đối điều đó. Ngay trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, Rainsy đi lên micro mà không xin phép Chủ tịch Quốc hội, đọc một bản tuyên bố của Sihanouk gửi cho ông.

Nhưng Rainsy bị Bộ trưởng Bộ nội vụ, You Hockry ngăn lại không cho phát biểu, vị Bộ trưởng này thuộc đảng Funcipec. Hockry cho biết Rainsy đã vi phạm nghi thức khi ông đọc bản tuyên bố ấy.

Một nghị sĩ giải thích “Rainsy cố gắng gây ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu”.

Ở bên ngoài, trong khu nhà của Quốc hội, Rainsy phân phát các bản sao lá thư của Sihanouk .

Trong thư, Sihanouk đã viết cho Rainsy vào ngày 17 tháng 10 “Ở chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính, ông đã phục vụ nhân dân và tổ quốc rất tốt. Nếu ông rời bỏ chức vụ Bộ trưởng hiện nay để lãnh đạo các bộ khác, thì nền tài chính và kinh tế của đất nước chúng ta sẽ phải chịu nhiều rủi ro và nhiều khó khăn khó lòng vượt qua được. Tôi không có quyền can thiệp vào các công việc của chính phủ, nhưng tôi mong muốn ông tiếp tục ở lại trong chính phủ, vì đất nước và nhân dân của chúng ta đang cần sự phục vụ , lòng yêu nước nồng nàn và sự giúp đỡ rất thông thạo của ông. Với sự mến mộ sâu sắc. Norodom Sihanouk “.

Một thành viên của chính phủ làm việc gần gũi với Ranariddh, nhưng muốn giấu tên, cho chúng tôi biết “Ranariddh hết sức tức giận cha ông. Ở đây ông đang cố sắp xếp gọn ghẽ nội các , và tạo cho nó hiệu quả hơn, thực ra Sihanouk đang vận động hành lang để chống lại chính phủ”.

Từ Bắc Kinh, Sihanouk tiếp tục cuộc chiến đấu qua các lá thư của mình. Một vài ngày sau khi viết thư cho Rainsy, ông đưa ra lời tuyên bố kình chống một hãng bia. Sihanouk đã mếch lòng vì lời tuyên bố được một công ty Singapore đưa ra là nhà máy bia dự kiến của họ ở Phnom Penh là nhà máy bia quốc tế đầu tiên ở đất nước này.

Sihanouk bị xúc phạm , đã nói “Thái độ tự phụ này hoàn toàn không chấp nhận được, vì Campuchia vào thời chính phủ của đảng Sangkum Reastr Niyum (SRN), ở Sihanoukville từ năm 1968 – 1969, đã có một nhà máy bia lớn sử dụng thiết bị của Pháp và công nghệ cao để sản xuất bia theo kiểu rượu nho vùng Alsace (Pháp) và theo tiêu chuẩn quốc tế. Người nước ngoài đến Campuchia mang lại sự giúp đỡ, làm như là chế độ SRN của tôi (1955 – 1967 ) không cung cấp thiết bị, cơ sở hạ tầng và sự hiện đại hóa cho Campuchia . Họ làm ra vẻ họ là những người đi tiên phong, và họ đến để dạy cho người Campuchia cách xây dựng đất nước và hiểu được một quốc gia tiên tiến là như thế nào”.

Sihanouk đã viết “Có các phim ảnh, bất cứ lúc nào cũng có thể chứng tỏ người dân đã làm cho điều này xảy ra, cũng như các thực tại khác liên quan đến Campuchia . Chưa kể đến thời đại Angkor, Campuchia đã được hiện đại hóa trong chế độ SRN. Chúng tôi không phải là một quốc gia thiếu văn minh”.

Công ty bia của Singapore đã thông báo vào ngày 17 tháng 10 là họ sẽ xây dựng một nhà máy bia trị giá 50 triệu đô la ở tỉnh Kandal, cách thủ đô 15 ki lô mét, không xa trang viên của Hun Sen . Họ cho biết “ Với việc ký kết hợp đồng liên doanh hôm nay, nhà máy bia sẽ là nhà máy bia quốc tế đầu tiên ở Campuchia”.

Dưới trào Sihanouk , một số sự phát triển đã diễn ra vào thập niên 1960, nhưng việc cải tổ kinh tế của ông chỉ là chắp vá. Về mặt tích cực, các chính sách “Chủ nghĩa xã hội Phật giáo” của ông đã bảo đảm 20% ngân sách được chi cho giáo dục. Các quyết định khác của ông không mấy mở mang được cho dân trí. Ông đã dẹp tan cộng đồng thương mại gốc Hoa bằng cách quốc hữu hóa cơ sở kinh doanh của họ - một sự sai lầm vẫn còn có ảnh hưởng trong hơn hai thập niên cho tới khi được chính phủ đã đổi ngược đường lối này lại vào cuối năm 1993. Các biện pháp đàn áp của Sihanouk đã buộc các nhà buôn phải tuồn gạo lậu sang các nước láng giềng, nơi đó họ bán được giá cao hơn – một thủ đoạn mà các nhà buôn đã thực hiện từ thời điểm đó.

Mãi mãi là một Sihanouk kích động quần chúng, ông vẫn giữ lập trường đối đầu chống lại chính phủ. Vào tháng 10 năm 1994, khi Ranariddh cho thực hiện các chương trình lưu diễn nghệ thuật ở các thủ đô trên thế giới, quảng cáo rầm rộ để lôi kéo vốn đầu tư nước ngoài, thì Sihanouk lại cảnh báo những người nước ngoài không nên can dự vào Campuchia . Điều đó đã làm cho Ranariddh tức giận trong khi ông đang dốc sức thuyết phục các nhà đầu tư và du khách rằng đường phố Phnom Penh không có gì nguy hiểm hơn New York hoặc Belfast. Nhưng sau án tử hình vào tháng 11 năm 1994 của Khơme Đỏ đối với ba con tin phương Tây – Mark Slater, người Anh 28 tuổi; Hean-Michel, người Pháp 27 tuổi, và David Wilson, người Úc 29 tuổi – Sihanouk đã cảnh báo người nước ngoài là đất nước của ông đang ở trong tình trạng chiến tranh và “ rõ ràng là không an toàn”.

Bằng cách biểu hiện sự công kích vụng về của ông đối với đời sống chính trị, Sihanouk nói rằng chẳng bao lâu nữa ông sẽ lại tiếp tục làm phim, một niềm say mê cũ của ông.

Ông nói “ Kế hoạch duy nhất của tôi đã dự tính nghiêm túc đó không phải là sự trở về của tôi, không phải là ước muốn hay khao khát quyền lực, nhưng đó là một cuốn phim 35mm mới có tự đề ‘Người đề xướng cuộc cải cách không bạo lực’, mà tôi sẽ viết kịch bản và lời thoại”.

Ông nói, cuốn phim đó được lấy cảm hứng từ các hoạt động của một người được đề cử Giải Nobel Hòa bình của Campuchia , Samdech Preah Chosananda, một hòa thượng Phật giáo. Về một số mặt, Campuchia không phải là nơi thiếu văn minh.

Bị xúc phạm vì chính phủ cho rằng ông ra ngoài lề và không quan tấm đến, vào năm 1995, Sihanouk háo hức thấy được người ông đề cử trở thành nhà vua tương lai. Để đi đến mục đích đó, ông đã bắt đầu một tiến trình chuẩn bị cho người con trai của ông, Sihamoni kế vị ông và đưa nhân vật này đi chu du nước ngoài tới Indonesia và Malaysia để cho con ông tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước ngoài,  và để xác định nhân thân người này gần gũi với hoàng gia. Sihamoni, một người con của hoàng hậu Monique, đáng tiếc là không có sự nhạy bén chính trị, cũng không bị nó lôi cuốn, và vị hoàng tử này đã dành thời gian của mình theo đuổi về văn hóa và nghệ thuật. Nhưng Sihanouk không muốn trì hoãn quá trình chuẩn bị người kế vị, vì sức khỏe của ông đang sa sút , và các mối lo ngại không yên của mình về cuộc sống của vợ ông sau khi ông chết. Ông sợ là bà ta sẽ bị đuổi ra khỏi hoàng cung, giống như mẹ ông đã bị chế độ Lon Nol làm như vậy. Để làm dịu đi các nỗi lo sợ như thế, Sihanouk đã chọn Sihamoni với hy vọng là vị hoàng tử này sẽ chăm sóc mẹ mình. Chế độ quân chủa của Campuchia không được cha truyền con nối, và mặc dù nhà vua tương lai sẽ được hội đồng hoàng gia, gồm hai đại hòa thượng và các đảng viên cao cấp của các chính đảng bầu lên, nhưng Sihanouk đã sắp đặt mọi chi tiết rất cẩn thận.

Nhưng tương lai của chính chế độ quân chủ đang bị đe dọa. Hơn một phần ba người dân Campuchia cho biết là trong cuộc bầu cử năm 1995 họ không trông mong vào bất cứ ai sẽ là vị vua sau Sihanouk .Cuộc thăm dò ý kiến trong số 700 người dân được Hội Các Nhà báo Khơme tiến hành đã cho thấy 24% muốn Ranariddh là vị vua tương lai, 6% chọn người em cùng cha khác mẹ với ông , Chakrapong và 36% không ủng hộ ai. Tên của Sihamoni không được nhắc đến rõ ràng trong cuộc thăm dò dư luận này, cho thấy sự xa cách của ông với đời sống chính trị, và là người chỉ đang được ngấm ngầm chuẩn bị để bước vào chính trường.

Bình phục sau căn bệnh ung thư ở bệnh viện Bắc Kinh, Sihanouk đã làm những điều theo sở thích tự nhiên của mình. Vào giữa năm 1995, ông đã sửa sang lần cuối cho cuốn phim mới nhất của mình, Tham Vọng Chỉ Còn Lại Tro Tàn. Thông điệp của cuốn phim này theo Sihanouk “ Nó không phục vụ cho bất cứ mục đích nào chống lại số phận . Tham vọng vô độ không đưa bạn lên cương vị lãnh đạo, nhưng đúng hơn sẽ đưa bạn xuống sự kết thúc bị thảm. Tình yêu thường mạnh hơn sự tính toán chính trị”. Cuốn phim dường như phản ánh các trải nghiệm cay đắng của riêng ông.

Khi ông bước sang tuổi 73 vào tháng 10, Sihanouk hình như không còn mấy chú ý đến đời sống chính trị, nhưng ông vẫn rất tinh tế về điện ảnh.

Sự tách rời nhịp phát triển  đời sống chính trị của Sihanouk cũng là hệ quả từ sự đi lên của Hun Sen . Khi tầm ảnh hưởng của Hun Sen ngày càng trở nên rộng lớn hơn ở giữa dân tộc của ông và ở nước ngoài, thì ngôi sao của Sihanouk bắt đầu lịm tắt dần.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:26:17
CÁC VỊ HOÀNG TỬ KÌNH CHỐNG NHAU

Quyền lực của Hun Sen đã lan truyền ra khỏi thủ đô đến các tỉnh. Đảng của ông đã kiểm soát hoàn toàn chính phủ và chính quyền. Tuy nhiên, vào năm 1991, ông chưa tin tưởng chắc chắn lắm.

Tin Sihanouk và con trai ông, Ranariddh sẽ trở về quê hương, đã mang lại hy vọng cho nhiều người dân Campuchia . Bị cô lập, thiếu thốn và nghèo nàn, bây giờ họ muốn giao phó đất nước của họ vào tay hoàng gia, những người mà họ vốn đã tin tưởng một cách mù quáng. Hun Sen và đảng của ông biết phải thực hiện điều gì đó nhanh chóng để chống lại dư luận quần chúng vốn ủng hộ hoàng gia.

Họ thấy điểm sơ hở trong tính toán của Sihanouk . Thời cơ đang đến dưới dạng những lời chỉ trích gay gắt của Hoàng tử Norodom Chakrapong, một người con của Sihanouk đã rời bỏ Đảng Funcipec mà cha ông đã sáng lập. Chakrapong bất mãn với đường hướng mà Đảng Funcipec đang đi theo và ông cố tìm một cuộc họp với Hun Sen và các lãnh đạo khác của Đảng CPP để đàm phán thăm dò về tương lai chính trị của ông. Cuộc đàm phán diễn ra tốt đẹp, và ông đã gia nhập chính phủ Nhà nước Campuchia (SOC) vào tháng 1 năm 1992. Sự rời bỏ đảng của ông một năm trước cuộc tổng tuyển cử đã làm cho các mối quan hệ giữa ông và người anh cùng cha khác mẹ với ông, Ranariddh trở nên xấu hơn.

Khi đụng đến chuyện dòng dõi huyết thống hoàng gia, Chakrapong là người con thuần hệ hơn Ranariddh. Mẹ của Chakrapong, công chúa Sisiwath Pongsanmoni, không những là thành viên của hoàng gia mà bà còn là con dì của Sihanouk . Mẹ của Ranariddh, Neak Moneang Phat Kanthol là một người dân bình thường.

Sihanouk đã lấy bốn bà vợ khác ngoài Pongsanmoni và Kanthol. Họ là công chúa Sisowath Monikessan, người sinh cho ông hoàng tử Naradipo; Kanita Norodom Norleak, một thành viên của hoàng gia, người này không có con; một phụ nữ Lào có tên Mam Manivan, sinh cho ông hoàng  tử Sucheatvateya và hoàng tử Arunrasmey; và người phụ nữ đẹp lai Âu Á, Monique Izzi sinh cho ông hai người con trai, hoàng tử Sihamoni và hoàng tử Narindarapong. Chakrapong có 5 anh em ruột., một số đã bị Khơme Đỏ giết, nhưng Ranariddh chỉ có một người em gái duy nhất, công chúa Bopha Devi vẫn còn sống sót.

Ek Sereywath, một viên chức của Đảng Funcipec được học ở Pháp đã nói một cách sinh động “Ranariddh là một nhà trí thức có học vị tiến sĩ, trong khi Chakrapong chỉ là phi công trong không quân. Hai người anh em ấy không hòa hợp với nhau”.

Họ đã kình chống nhau vào năm 1992. Chakrapong, 47 tuổi và Ranariddh 48 tuổi, xuất hiện như những nhân vật có ảnh hưởng chính trị lớn ở nơi lưu vong. Đã gây dựng được tiếng tăm quốc tế nổi cộm về vai trò của ông trong cuộc đàm phán hòa bình Campuchia, Ranariddh đã kế tục cương vị lãnh đạo Đảng Funcipec từ cha ông. Đó là chức vụ mà Chakrapong đã luôn dòm ngó và khi ông không đạt được điều đó, ông đã chống đối và gia nhập chính phủ của Hun Sen .

Chakrapong nhanh chóng trở thành tên thường được nhắc đến sau khi Hun Sen bổ nhiệm ông làm phó Thủ tướng. Ngôi sao đang lên nhanh nhất và mới nhất trong nội các của Hun Sen , Chakrapong còn được trao một cấp bậc cao trong Bộ Chính trị theo kiểu cộng sản cảu Đảng CPP, một nhóm nội bộ điều hành Campuchia . Theo quan điểm của mọi người, đảng này đã có dự định kiếm chác được ở Chakrapong như một người thu hút được số phiếu bầu trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993 với nỗ lực chống lại sự thu hút của đối thủ thuộc hoàng gia, Ranariddh . Chakrapong là thành viên duy nhất trong hoàng gia mà Đảng CPP cần có với ý định dùng sự lôi kéo của ông để thu phục tâm tư tình cảm của cử tri, những người vốn sùng kính dòng họ Norodom.

Hai anh em cùng cha khác mẹ này đã là đối thủ từ lâu của nhau với sự khác biệt gay gắt. Chakrapong và Ranariddh không đồng ý với nhau về cách Đảng Funcipec nên đối phó với phe du kích như thế nào. Sự tương đồng duy nhất là nét mặt của họ giống với người cha của mình và với giọng the thé đặc trưng của cả ba người này. Sự khác biệt giữa hai anh em cùng cha khác mẹ này đã ảnh hưởng bất lợi đến một thỏa ước được ký vào tháng 11 năm 1991 giữa Đảng Funcipec và Đảng CPP ủng hộ các chính sách của Sihanouk .

Để hiểu thấu được bên trong mối cựu thù của Hoàng gia , vào giữa tháng 8 năm 1992, chúng tôi đã gọi điện thoại tới văn phòng của Chakrapong. Con trai của ông, một hoàng tử trẻ, Norodom Buddhapong, tạm thời làm phụ tá cho ông, đã sẵn sàng sắp xếp một cuộc gặp gỡ với cha cậu vào sáng hôm sau tại văn phòng của ông trong dinh Hội đồng Bộ trưởng.

Chakrapong, có nước da ngăm đen, mặc bộ đồ màu tối đi vào phòng và đon đả cháo hỏi chúng tôi như thể là những người bạn cũ. Ranariddh gầy và lùn hơn nhiều so với người anh em cùng cha khác mẹ này, Chakrapong vừa bự con và cao. Ngồi ngay xuống, Chakrapong bắt đầu giải thích lý do tại sao mình đã rời bỏ Đảng Bảo hoàng của cha ông.

Với giọng trầm bổng the thé, Chakrapong nói “ Tôi đã vào Đảng Bảo hoàng vì cha tôi là Chủ tịch của đảng và tôi muốn đuổi bộ đội Việt Nam ra khỏi Campuchia . Với tư cách là một công dân Campuchia , mục đích của tôi được hoàn thành vào ngày Hiệp định Hòa bình Paris được ký kết vào tháng 10 năm 1991 để chấm dứt sự xung đột giữa các phe phái. Cha tôi trở thành Quốc trưởng và nhiệm vụ của tôi kết thúc”.

Trước khi gia nhập chính phủ của Hun Sen , Chakrapong đã làm phó Trưởng ban tham  mưu và Tư lệnh lữ đoàn tinh nhuệ thuộc Quân đội Quốc gia Campuchia Độc lập của Sihanouk trong những năm Sihanouk đứng đầu Đảng Funcipec. Sau khi Hiệp định Hòa bình được ký , Sihanouk được bổ nhiệm làm người đứng đầu Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Tối cao (SNC) trung lập và không có quyền hành. Một thành viên cấp cao trong chính phủ của sh cho chúng tôi biết là ngay sau khi Chakrapong rời bỏ đảng của cha mình, ông cố gia nhập Khơme Đỏ , nhưng giữa ông và họ không thể đạt được sự thỏa thuận trợ giúp cho ông. Chakrapong đã vào Đảng CPP như là một sự lựa chọn thứ hai.

Trong cuộc nói chuyện kéo dài cả tiếng , Chakrapong đã nói “ Tôi là nhân vật số hai trong Đảng Funcipec”. Rõ ràng, ông muốn nói cha ông là nhân vật số một.

Là một trong số năm phó Thủ tướng trong SOC, Chakrapong đảm trách đến 6 bộ - hàng không dân sự, du lịch, công nghiệp, văn hóa, giáo dục và phúc lợi xã hội. Gánh nặng công việc dồn lên vị hoàng tử này quá nhiều, ông giữ vai trò cao nhưng không có thực quyền trong hầu hết các bộ, ngoài Bộ hàng không dân sự là nơi ông thực hiện tốt. Ông mải mê vào một kế hoạch tham vọng để mở rộng hãng hàng không quốc gia. Một phần lý do này là vì sở thích của ông về nghành hàng không mà ông vốn là một phi công chiến đấu trong Không lực Hoàng gia Campuchia khi cha ông là quốc trưởng. Vào thời điểm đó, cha ông có dự định yêu cầu Liên Xô cung cấp chiến đấu cơ MIG-21, nhưng Sihanouk đã bị hất cẳng trong cuộc đảo chính. Về phần mình, Chakrapong nói là ông sẽ nâng cấp hãng hàng không quốc gia Campuchia bằng cách thuê bao máy bay phản lực Boeing chở hành khách, cũng như bổ sung các đường bay nối tiếp.

Ông có trở thành người cánh tả bằng cách gia nhập Đảng CPP theo kiểu cộng sản ?

Chakrapong nói một cách phẫn nộ “Là dòng dõi Hoàng gia, tôi sẽ không gia nhập một đảng là cộng sản”.

Rõ ràng, Đảng CPP có nguồn gốc từ cộng sản và dòng tư tưởng của Chakrapong nghe có vẻ hợp lý.

Nhiều lần Chakrapong đã tình cờ thốt ra tên của người cha mình để củng cố lý lẽ là ông đã thu phục được sự tán thành của người cha về hầu hết các hoạt động của ông.

Ông nói “Cha tôi, vị Nguyên thủ quóc gia của chúng tôi đã quả quyết với chúng tôi là sau cuộc bầu cử các chính sách kinh tế của chính phủ sẽ không bị loại bỏ”.

Tại sao một chính phủ mới sẽ chấp nhận các chính sách của chế độ Hun Sen ?

Mặt Chakrapong đỏ ửng lên như màu củ cải đường và môi duới ông run lên. Chúng tôi biết mình đã chạm vào một huyệt điểm chính trị.

Ông lên giọng hỏi “Quý vị muốn nói chế độ là như thế nào ? Có phải quý vị nói chúng tôi là một chế độ ? Chế độ là gì ? Nó là thứ nhỏ hơn chính phủ? Chúng tôi là gì mà nhỏ hơn chính phủ ?”.

Chúng tôi quyết định bỏ qua vấn đề và chuyển đề tài . Nhưng Chakrapong hoàn toàn chưa muốn kết thúc.

Ông nói lớn tiếng “Chúng tôi là chính phủ của Campuchia . Có thể chính phủ kế tiếp chúng tôi không thể giải quyết được nhiều việc như chúng tôi, vì chúng tôi đã đưa ra một luật đầu tư mới thích đáng rồi và đã đi theo các hệ thống kinh tế tốt nhất của nước ngoài. Chúng tôi cho là chúng tôi có thể thắng cử. Và nếu chúng tôi thắng, chính sách kinh tế có tính liên tục. Tôi lạc quan về việc giành được thắng lợi, vì chúng tôi là chính đảng lớn nhất ở quốc gia này”.

Chakrapong đã bắt đầu tỏ ra hống hách ngay sau khi ông nhậm chức . Khi Ranariddh muốn bay tới phi trường Pochentong trên một chiếc phi cơ tư  nhân, Chakrapong đã dùng quyền hạn của mình là Bộ trưởng Bộ hàng không dân sự để ngăn cản không cho phép. Ranariddh đã nhiều lần yêu cầu nhưng đều bị từ chối. Đó là một tình tiết mà Ranariddh sẽ không bao giờ quên; ngay khi có cơ hội, ông sẽ rửa hận.

Khi Chakrapong  dường như còn ẩn mình ở nơi xa xôi, thì một vị hoàng tử Campuchia nổi lên trên tấm thảm thêu hoa công phu của chính trường Campuchia : Hoàng thân Norodom Sirivudh, người em cùng cha khác mẹ với Sihanouk và là chú của Ranariddh và Chakrapong.

Vào tháng 1 năm 1993, tình hình căng thẳng tăng cao khi cuộc bầu cử đang đến gần. Bất thình lình, các hoàng tử thuộc tất cả các dòng đều bắt đầu tham chính. Với bảng tên ghim trên túi áo sơ mi, Sirivudh nhìn có vẻ giống một giám đốc điều hành công ty hơn là một chính trị gia đầy khát vọng. Đây còn là một hoàng thân anh em cùng cha khác mẹ với Sihanouk , có nhiều kiểu cách chưng diện cầu kỳ một cách lạ đời – Sirividh cũng nói với giọng the thé , thích khuấy động các cuộc bàn cãi.

Tiểu sử của Sirivudh trong phần tóm tắt ngắn gọn như sau : Ông nói ông đã “chống đối chủ nghĩa đế quốc Mỹ ở Đông Dương” vào thập niên 1970. Ông xin tị nạn ở Pháp , nơi ông đã làm việc và muốn trở về Campuchia vào năm 1976, nhưng “không biết Khơme Đỏ đang gây tội ác diệt chủng vào thời điểm đó”. Ông đã phải chờ ba năm và gia nhập phong trào của Sihanouk vào năm 1979. Năm đó, Khơme Đỏ đã bị hất cẳng khỏi chính quyền. Khi ấy, Sirivudh đã trải quan phần lớn thời gian trong rừng kề vai sát cánh chiến đấu cùng với các người cháu trai của mình, Ranariddh và Chakrapong, những nhân vật này sau đó đã liên minh với nhau.

Sirivudh đã giải thích rõ cho chúng tôi biết ông là người đầu tiên trong dòng họ Norodom đã từ trong rừng Campuchia trở về Phnom Penh vào tháng 11 năm 1991, ngay sau ngày ký Hiệp định Hòa bình Paris được một tháng. Sirivudh với vẻ tức giận khi ông đề cập đến hàng triệu cuộc nổi loạn của Campuchia . Ông nói là UNTAC đã không thực hiện được sứ mệnh của mình bảo vệ dân chúng của ông : ít nhất 20 đảng viên của ông đã bị các đối thủ chính trị bắn gục.

Chúng tôi hỏi Sirivudh, Hoàng gia đã xem việc Chakrapong rời bỏ Đảng Bảo hoàng như thế nào.

Sirivudh nói “ Chúng tôi đã thất vọng về Hoàng tử Chakrapong khi cậu ta bỏ chúng tôi và gia nhập chính phủ của Thủ tướng Hun Sen . Nhưng hoàng tử Chakrapong cũng thất vọng về Đảng Funcipec”.

Sau đó, ông tiết lộ chiến lược của Hun Sen lôi kéo các hoàng tử trẻ rời bỏ Đảng Bảo hoàng.

“Khi tôi trở về Phnom Penh vào tháng 11 năm 1991, Hun Sen đề nghị sắp xếp trả lại nhà cho tôi và ông đề nghị cho tôi một chiếc ô tô. Tôi đã từ chối vì tôi muốn thắng cử, rồi sau đó mới nhận tài sản”.

Sirivudh muốn ám chỉ rằng Chakrapong đã vui vẻ nhận các đặc quyền của chức vụ cao mà Hun Sen đã đề nghị cho.

Giống như dòng họ Norodom, nhiều người lãnh đạo Đảng Funcipec đã có hộ chiếu đi nước ngoài, chủ yếu là Pháp, Mỹ và Úc. Điều này cho thấy nguồn gốc của sự chỉ trích là họ không thực sự gắn bó với Campuchia và họ rất mong muốn có cuộc sống thoải mái ở nước ngoài. Các quan chức trong chính phủ của Hun Sen đã mang tinh thần dũng cảm cao để khẳng định rằng họ không có hộ chiếu nước ngoài và họ không có ý định bỏ chạy khỏi Campuchia nếu Khơme Đỏ cướp lại chính quyền.

Bị châm chọc bằng lời phê bình này, Sirivudh phản ứng lại “ Vấn đề hộ chiếu nước ngoài là chuyện nhỏ nhen và thiển cận. Ai dám nói những người của Hun Sen không có hộ chiếu đi Việt Nam ?”.

Sau đó, Sirivudh đả kích các mối liên hệ của SOC với Việt Nam .

Ông nói “SOC đã ký  ba hiệp ước biên giới với Việt Nam , và đã trao cho họ phần đất nào đó. Nhưng chúng tôi không cho Thái Lan chút đất nào. Chúng tôi gắn bó với đất nước này. SOC đã xúc phạm đến phẩm giá của Hoàng thân Sihanouk trong 10 năm, nhưng bây giờ sự hòa giải dân tộc là điều quan trọng nhất. Vào thập niên 1970, chúng tôi đã đi theo nước cờ của Mỹ đã làm một thảm họa. Năm 1975, chúng tôi đã đi theo nước cờ của Trung Quốc, cũng đã là một thảm họa. Năm 1979, chúng tôi đã đi theo nước cờ của Liên Xô, lại là một thảm họa nữa. Bây giờ chúng tôi hãy đi theo nước cờ Campuchia và tái thiết Campuchia “.

Sirivudh buộc tội chính phủ của SOC đang cầm quyền về chuyện hăm dọa.

Ông nói “Tất cả các vụ sát hại được chính quyền địa phương tổ chức. Họ luôn luôn quấy rối các nhân viên của chúng tôi. Những người theo dõi của chúng tôi ở các tỉnh cho biết là những người của SOC đã nói trực tiếp với họ ‘Các người là những gã tồi đến gây rối cho chúng tôi. Trong mấy năm rồi, chúng tôi không thấy bọn các người, nhưng bây giờ các người đến làm trò phô trương trong cuộc bầu cử. Bọn bày là những người gây rối. Lần sau còn tới chúng tôi sẽ bắn các người’. UNTAC dường như không ở vào cái thế có thể bảo vệ chúng tôi. UNTAC đã không phản ứng lại sự quấy rối ấy. Hoàng thân Sihanouk còn nói là cả UNTAC và SOC cũng không ở vào cái thế có thể tạo được môi trường chính trị trung lập”.

Luận điệu đó đã trở thành kiểu mô tả về tình trạng thiếu khả năng của UNTAC. Trong khi các đảng phái chính trị và các nhóm nhân quyền quốc tế, chẳng hạn như, Asia Watch chỉ trích UNTAC về tình trạng không thể chặn đứng các vụ sát hại. UNTAC đã phải chịu nhiều vu khống, nhưng họ vẫn còn là niềm hy vọng lớn nhất đối với dân chúng. Vì không có sự can thiệp của UNTAC thì sẽ không có bầu cử.

Chẳng có bao nhiêu thay đổi vào tháng 12 năm 1992, khi Chakrapong và gia đình ông đến Singapore trong chuyến viếng thăm cá nhân. Khi chúng tôi gặp ông tại một khách sạn địa phương, một lần nữa trong ý kiến của ông, tương lai chính trị của cha ông là điều quan trọng hơn cả.

Ông nói “Chúng tôi đang ủng hộ hoàng thân, và chúng tôi là những người đầu tiên đề xuất tên ông vào chức Tổng thống”.

Ưu thế hơn phe đối thủ, Ranariddh cũng đã công khai kiếm chác được ở tiếng tăm của Sihanouk , một người lôi kéo cử tri chắc chắn thành công. Trái lại, Chakrapong không thể khẳng định đảng của ông tiêu biểu cho tính cách của người bảo hoàng, vì nó được những người vốn đã ly khai từ Khơme Đỏ dựng lên, nhưng ông đã cố liên kết Đảng CPP thân thiết với Sihanouk càng nhiều càn tốt. Có rất nhiều lợi lộc chính trị kiếm được bằng việc làm như vậy. Chakrapong, Ranariddh và Hun Sen sẽ trở thành “người  hùng tự kết liễu” sự nghiệp chính trị, nếu họ tự đưa mình lên thành các đối thủ chính trị của Sihanouk . Một nhận xét không tốt của Sihanouk trên truyền hình quốc gia sẽ làm tổn thương đến các triển vọng của họ. Do đó, tất cả họ đều phải vỗ về cái tôi của Sihanouk đã lão thành.

Sihanouk đã phản ứng lại sự thật mà hai người con trai của ông không những là đối thủ mà còn là những kẻ thù chính trị của nhau như thế nào ?

Chakrapong nói không ngần ngại “Mọi người dân Campuchia đều ở trong tâm trí của cha tôi. Trước hết, hai người con trai của ông đều là các công dân Campuchia . Kế đến, ông là người theo kiểu tự do dân chủ. Chúng tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng của nền dân chủ kiểu phương Tây, và chúng tôi được tự do từ khi chúng tôi 18 tuổi. Bây giờ tôi 47 tuổi, còn anh tôi 48 tuổi, và chúng tôi vẫn còn là những người theo kiểu tự do dân chủ. Ngoài ra, ở nhiều nước, con cái của một gia đình được tự do gia nhập các đảng phái khác nhau”.

Ông đã giải thích tại sao dòng họ Norodom bị chia rẽ.

Ông nói “ Nếu cha tôi vẫn còn làm Chủ tịch đảng, và tất cả chúng tôi đều không ở trong cùng một đảng với cha tôi, thì quí vị có thể cho rằng chúng tôi bị chia rẽ. Nhưng xin nhớ rằng khi cha tôi là Chủ tịch Đảng, tất cả chúng tôi đều ở trong cùng một đảng:.

Không lâu sau chuyến trở về Phnom Penh , chúng tôi đến thăm Chakrapong tại biệt thự của ông, đã được dành riêng như là đặc quyền của một quan chức chính phủ. Hai người lính bảo vệ đứng bên ngoài cổng sắt có chấn song nhọn đầu trông phát sợ. Họ cho chúng tôi vào mà không hỏi câu nào. Điều duy nhất chúng tôi được yêu cầu là bỏ giày ra trước khi vào nhà. Chúng tôi được dẫn vào một phòng khách với các bức tường được trang trí bằng sự phối hợp các tác phẩm nghệ thuật Campuchia hiếm thấy và các bản sao các tác phẩm trông đẹp như bản gốc. Sau mười phú, Chakrapong mặc bộ sắc phục đặc trưng của ông xuất hiện. Ông mỉm cười chào hỏi chúng tôi, rồi bật lên cười xã giao. Ông cố nài chúng tôi dùng trà. Trà đã mang đến và chúng toi bắt đầu nói chuyện.

Vào thời điểm này, Sihanouk đã trở nên thù địch với chính phủ của SOC, vì họ đã quấy rối liên tục các đảng viên của Ranariddh. Sihanouk nói rằng ông sẽ không còn hợp tác với SOC.

Chakrapong cắt ngang “Đó mới chỉ là một nửa những gì ông đã nói. Còn nửa kia là những điều mà ông sẽ tiếp tục có mối quan hệ với SOC giống như trước đây. Đúng tôi là con trai của ông, nhưng nhân danh chính phủ của SOC, tôi là Phó Thủ tướng. Anh tôi, Ranariddh đã đi gặp cha tôi khi ông bị bệnh ở Bắc Kinh, và đưa cho ông tất cả các báo cáo không xác thực về SOC đang quấy rối những người của Đảng Funcipec. Hoàng tử Ranariddh là người xúi giục cha tôi, và cha tôi đã đưa ra lời tuyên bố là ông sẽ không hợp tác với SOC và UNTAC. Quý vị biết đấy , cha tôi là một người theo chủ nghĩa nhân văn, rất dễ xúc động và ông đã bất bình”.

Để đáp trả lại thái độ ấy, Chakrapong đã đưa ra một bài diễn văn dài đả kích Ranariddh.

“Hoàng tử Ranariddh đã nói rằng ông không muốn sống ở Phnom Penh . Ngay từ đầu ông chưa bao giờ sống ở Phnom Penh . Mặc dù ông là một thành viên của SOC đặt tại Phnom Penh, Ranariddh sống ở Bangkok và dạy tiếng Pháp. Ông không sống ở Phnom Penh , vì ông nói là không an toàn. Nhưng Ranariddh muốn gì ? Tôi nghĩ đây là một thủ đoạn lý gián cha tôi với Campuchia , và khiến cho cha tôi ngày càng ở bên ngoài đất nước, vì nếu cha tôi ở đây ông sẽ thấy được tình hình thực tế. Ban đầu ông ấy (Ranariddh) đã cho rằng ông ấy có thể thắng cử, nhưng bây giờ ông ấy không thể”.

Vẻ giận dữ hiện lên trên nét mặt của ông khi ông đề cập đến việc ngược đãi những người định cư Việt Nam ; và ngay cả ở điểm này, đã thấy được cơ hội chống lại Ranariddh.

Ông nói “ Còn một vấn đề khác – đó là những di dân Việt Nam là một vấn đề nhân đạo. Người ta không thể làm ngơ với lịch sử. Trong thời cai trị của cha tôi, có 500.000 người Việt Nam được sinh ra ở Campuchia . Họ là một cộng đồng thiểu số ở Campuchia trong một thời gian dài. Hãy nhìn vào hoàng tử Ranariddh. Ông là công dân Pháp và là một giáo sư tại đại học Pháp. Đa số những nhà lãnh đạo của các đảng phái khác là các công dân Úc, Mỹ hoặc Pháp. Các đảng này khẳng định họ là các chiến sĩ của nền dân chủ tự do và nhân quyền, nhưng chế độ dân chủ tự do loại nào lại thậm chí không công nhận các quyền căn bản cho những người di dân Việt Nam “.

Ông đã đưa ra sự thử thách cho Ranariddh và các đảng viên của nhân vật này phải chịu bỏ các hộ chiếu nước ngoài và đem ra so sánh với người dân Campuchia .

Ông nói “Ở nhiều quốc gia, người giữ hộ chiếu nước ngoài không được phép vân động tranh cử. Một số chính khách Campuchia này thậm chí có hai, ba quốc tịch. Ngay cả như vậy, chúng tôi vẫn không phản đối, nếu họ vận động trong cuộc bầu cử của chúng tôi. Nhưng tại sao những người này lại từ chối các quyền tương tự đối với các di dân người Việt Nam ? Sẽ có vấn đề nghiêm trọng nếu các quí ông có ba quốc tịch trở thành Bộ trưởng. Họ quả quyết sẽ bênh vực các quyền lợi của Campuchia , nhưng họ có các bổn phận công dân với các chính phủ khác. Nếu những người này lên cầm quyền, Campuchia sẽ mất chủ quyền, vì khi đó họ sẽ bị những người nước ngoài chi phối. Nếu những người cơ hội này thực sự gắn bó với Campuchia , tại sao họ lại không chịu bỏ đi quốc tịch khác ? Nếu họ không thể hy sinh chỉ một mảnh giấy, làm sao họ có thể hy sinh cho cả dân tộc họ ? Tôi biết lý do tại sao họ muốn giữ hộ chiếu nước ngoài của họ. Nếu họ thắng cử, họ sẽ ra điều hành đất nước. Nhưng nếu họ thất cử và nếu Khơme Đỏ cướp chính quyền, thì các quí ông ngoại lại anyf sẽ dông đi nước ngoài ngay. Đảng phái duy nhất không có hộ chiếu nước ngoài là SOC”.

Giọng của Chakrapong lên cao hơn khi ông bác các lý lẽ viện cở để bộ đội Việt Nam có mặt ở Campuchia nhằm ủng hộ cho chính phủ Hun Sen .

Ông nói “Nếu bộ đội Việt Nam có mặt ở Campuchia , cha tôi sẽ không trở về Phnom Penh ! Cha tôi có triết lý và chiến lược chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đề quốc. Ông ủng hộ cho sự cai trị độc lập và cho dân tộc. Ông là người lãnh đạo cao nhất của các lực lượng kháng chiến, vì sự có mặt của bộ đội Việt Nam ở Campuchia đi ngược lại các nguyên tắc của ông. Cho tới trước năm 1989, ông không muốn trở về Campuchia , vì bộ đội Việt Nam đã ở đây. Đừng quên là tôi cũng ở trong rừng chống lại bộ dội Việt Nam , và tôi đã trải qua cuộc sống rất gian khổ. Nhưng tôi ở đây không giống như hoàng tử Ranariddh, anh tôi và Son Sann, người đã ghi tên ứng cử, nhưng lại sống ở Bangkok. Quý vị có nghĩ là sau một cuộc chiến kéo dài 12 năm, tôi đã trở về sống trong một đất nước đã có sự hiện diện của bộ đội Việt Nam ?

Là Bộ trưởng Bộ Hàng không dân sự, Chakrapong đã bay đến thủ đô của các nước Đông Nam Á để hoạt động kinh doanh. Ông là công cụ cho việc mở hãng vận tải quốc nội và hãng hàng không Campuchia vốn được một thương gia người Malaysia tài trợ. Nhưng chẳng bao lâu, ngôi sao nổi lên của Chakrapong đã bắt đầu lu mờ. Sự lụi dần của ông là do chính việc làm của ông. Vào ngày 10 tháng 6 năm 1993, trong vòng mấy ngày loan báo các kết quả bầu cử, Chakrapong và phe của những nhà lãnh đạo CPP, chẳng hạn như, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Sin Song và chủ tịch của 7 tỉnh miền đông đã từ chối chấp nhận lời phán quyết về số phiếu bầu bị đảng của những người bảo hoàng do Ranariddh, đối thủ chính của Chakrapong lãnh đạo, đã thắng sát sao. Quân chống đối được Chakrapong chỉ đạo đã thành lập một vùng tự trị Samdech Euv, như kiểu một tỉnh ly khai.

Samdech Euv là một từ chỉ lòng kính trọng , có nghĩa là “Phụ hoàng” thường được dùng để chỉ Sihanouk . Có điều lạ là quân chống đối chọn đặt tên cho đơn vị của họ theo sau từ Samdech Euv, vì nhìn bề ngoài, các nước cờ của họ không có lời tuyên bố tán thành của Sihanouk . Chakrapong dùng tên của cha mình với hy vọng hợp pháp hóa vùng tự trị Samdech Euv. Nhưng dân chúng đã thấy rõ thủ đoạn đó. Họ biết quân chống đối chỉ cố chống lại các kết quả của cuộc bầu cử mà họ đã đi bầu với số phiếu áp đảo. Trong một vài ngày rối ren vào tháng 6, xem ra đất nước đã bị chia cắt, khi lần lượt các tỉnh đã tách ra. Các tỉnh chống lại gồm : Kompong Cham, Kratie, Prey Veng, Svay Rieng, Mondulkiri, Ratanakiri và Stung Treng – những vùng chủ yếu về nông nghiệp, nơi mà Đảng CPP lôi kéo được chính quyền.

Sự ly khai này đã gây rắc rối cho Hun Sen . Có vẻ như quân chống đối đã hành động theo sự tán thành của ông, vì một trong những người lãnh đạo chống đối là Hun Neng, anh của ông, chủ tịch tỉnh Kompong Cham. Để xua tan đi các tin đồn và xoa dịu cơn khủng hoảng, Hun Sen đã phải đi xe tới Kompong Cham cùng với sĩ quan phụ tá, Uch Kiman để thuyết phục anh ông bỏ nước cờ chia cắt đất nước. Ban đầu, Hun Neng đã ra lệnh trục xuất các viên chức của lực lượng UNTAC và Funcipec khỏi tỉnh, nhưng sau đó ông đã rút lại . Hun Sen đã hoàn thành được sứ mệnh của mình và tỉnh Kompong Cham đã dỡ bỏ vùng tự trị.

Sau một tuần ở trong tình trạng bất ổn, đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy vùng tự trị đang sụp đổ. Với sự quay trở lại của Kompong Cham hòa nhập vào như trước, có khả năng rồi Prey Veng và Svay Rieng, cũng sẽ không còn ly hai nữa và có thể đoán trước hai ngày sau, hai tỉnh này sẽ bỏ không còn đối đầu nữa. Các tỉnh còn lại thuộc vùng nông thôn, trong vòng vài ngày rồi cũng đã hành động theo cách như các tỉnh khác vừa làm, và phong trào ly khai đã bị tê liệt. Kế hoạch hành động vụng về của Chakrapong đã bị phơi bày. Hun Sen đã bị hết sức mất mặt vì quân chống đồi là những người trong đảng của ông. Ông đã thừa nhận họ là bọn “ người lầm đường lạc lối”.

Một vài giờ sau khi thành lập vùng tự trị vào ngày 10 tháng 6, một sĩ quan cao cấp của quân đội phục vụ trong lực lượng giữ gìn hòa bình UNTAC đã nói với chúng tôi là ông đã nhận được tin tình báo cho biết Chakrapong đang dự tính trốn sang Việt Nam để tránh bị bắt. Vào ngày 15 tháng 6, Chakrapong đã trốn sang Việt Nam . Về phía Việt Nam , họ cho biết không thể ngăn cản Chakrapong vào đất nước này. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ở Hà Nội nói rằng không có thông tin nào liên quan đến nơi ở của ông ở Việt Nam . Trước thời điểm đó, Chakrapong và Sin Song đã từ chức khỏi chức vụ trong Quốc hội. Với vùng tự trị đang giãy chết, việc dàn cảnh này được đặt ra cho ý đố thương lượng.

Rất có thể Đảng CPP sẽ bàn giao quyền hành, dù phải miễn cưỡng, và sẽ nắm lấy các điều kiện và đòi hỏi kiểm soát các Bộ, như Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính.Cũng có thể Đảng CPP sẽ đòi hỏi cương vị ngang bằng với Ranariddh cho Hun Sen, ứng cử viên chức Thủ tướng. Nhưng Ranariddh đang hướng đến tình thế đối địch, ông nói rằng triển vọng lắm thì ông sẽ đề nghị cho Hun Sen chức Bộ trưởng. Thực tế thì hoàn toàn khác; Ranariddh khó lòng ở vào cái thế có thể đưa ra điều kiện cho Đảng CPP mà họ đã thực sự kiểm soát được chính quyền. Cuối cùng, hai đảng quan trọng nhất này đã  phải đi đến chỗ thương thảo để sống dĩ hòa vi quý, và chia sẽ quyền hành ngang nhau.

Các sự kiện lạ đời nhất đã trở thành chuyện tầm thường không ai nhắc đến. Vừa đúng một tuần sau khi nỗ lực vụng về chia rẽ đất nước, Chakrapong đã được Sihanouk thăng cấp thành Tướng bốn sao, nhưng hoàn toàn không được phục hồi cương vị cũ. Đời sống chính trị ở Phnom Penh không sao có thể đoán trước được, giống như cá tính hay thay đổi của Nhà vua Sihanouk . Cùng thời gian đó, Hun Sen, Ranariddh, Chea Sim và Heng Samrin đã được phong thành các Tướng năm sao. Sự nỗ lực chia cắt Campuchia của Chakrapong đã bị quên lãng.

Sự phiến loạn chống đối chính quyền đúng là rất có sức thu hút đến đột thành một vấn đề mà Sihanouk đã phải tìm cách để cho nó được bỏ qua. Năm 1995, ông đã quay một cuốn phim 25 phút, Kẻ Thừa Kế Người Chủ Trương Ly Khai Thất Bại, rõ ràng nó đã được lấy cảm hứng từ các hành động của Chakrpong. Sihanouk nói “Một nhóm rất nhỏ các nhân vật Campuchia đã cố gắng giành được sự ly khai của một vài tỉnh khỏi Campuchia . Tôi đã ngăn các hành động của họ lại được bằng cách hứa ân xá cho các phe phái đáng phải khiển trách, nếu họ chấp nhận tập hợp quay lại ngay với chính phủ trung ương. Đây là những người chủ trương ly khai vụng về, không chuyên mới làm như vậy và mọi thứ đã được vãn hồi trở lại bình thường mà không có sự đổ máu. Cuốn phim này cũng là ám chỉ đến sự ly khai đã xảy ra ở Campuchia trước đây vài thế kỷ. Ông nói thêm “Chính phủ Campuchia vào thời kỳ đó đã phải tìm mọi cách để dẹp yên tất cả các cố gắng ly khai”.

Bên trong câu chuyện phiến loạn của Chakrapong nổi lên vào đầu tháng 7 năm 1993, khi ấy chúng tôi gặp Chakrapong tại dinh thự của ông. Mặc bộ sắc phục, Chakrapong nói chuyện với chúng tôi trong hai tiếng, nước mắt ứa mờ đôi mắt của ông. Ông chua chát nói về sự đối xử mà ông đã phải chịu từ hành động của Đảng CPP.

Với giọng nghẹn ngào xúc động, Chakrapong nói “Tôi đã bị đảng của mình phản bội và đem đi thí”.

Sự nỗ lực của Chakrapong thành lập vùng tự trị đã làm nảy sinh nhiều câu hỏi. Có phải Đảng CPP đã dàn cảnh một cuộc phiến loạn để củng cố vị thế thương lượng trong các cuộc đàm phán về việc kiểm soát các Bộ chủ chốt trong chính phủ ? Sihanouk có được thông báo về sự thành lập vùng ly khai ấy không ? Có vẻ như cuối cùng việc Chakrapong đã gánh chịu như một kẻ giơ đầu chịu báng là có lý.

Vẫn còn là một thành viên trong Bộ Chính trị của Đảng CPP, nhưng Chakrapong đang ẩn mình kín đáo.

Kìm nén nỗi xúc động mạnh, Chakrapong nói “Có lẽ tôi sẽ rời bỏ đảng. Tôi rất trung thành với đảng này, nhưng tôi rất buồn là đảng của tôi không thể đoàn kết. Tôi cảm thấy rất ân hận vì mình đã bị họ thí. Tôi đã phục vụ họ hết lòng, nhưng tôi không muốn bị phản bội. Tôi muốn thấy Đảng CPP bênh vực các thành viên của họ, vì tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm. Tại sao chỉ hy sinh Chakrapong và Sin Song vì cái được gọi là hòa giải dân tộc ? Tại sao hy sinh chúng tôi để làm vừa lòng Đảng Funcipec ? Tôi không biết liệu mình có còn ở trong đảng nữa hay không ? Nhưng tôi rất thất vọng là Đảng của tôi đã thay đổi lập trường nhanh chóng. Họ không có lập trường vững chắc”.

Sự phản bội đã làm tổn thương ông một cách sâu đậm.

Ông nói “ Tôi rất ngạc nhiên là Đảng CPP không bênh vực tôi. Khi gia nhập Đảng CPP, tôi nghĩ là họ biết lẽ phải và đoàn kết , họ sẽ giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng bây giờ tôi mới hiểu được điều mà một số người trong Đảng CPP đang làm. Rồi một ngày khi trở lại hoạt động chính trị, tôi sẽ kể cho quý vị toàn bộ câu chuyện ấy”.

Chakrapong đã đang suy nghĩ về việc quay trở lại đời sống chính trị.

“Dân chúng Campuchia biết tôi yêu nước và họ sẽ lấy lại sự công bằng cho tôi. Đa số họ nói tôi là người ái quốc, và họ hiểu tôi đang làm gì cho đất nước này”.

Chakrapong đã hy vọng đạt được điều gì qua việc thành lập khu tự trị ?

Ông căm phẫn nói “Các kết quả của cuộc bầu cử đầy những điều trái với nguyên tắc”.

Điều làm ông thấy bất nhẫn là Ranariddh, anh ông, không chịu chia sẻ quyền lực.

Ông nói “Cha tôi đã đề nghị thành lập chính phủ lâm thời với chính ông là Tổng thống, được hai phó Thủ tướng ủng hộ, Hun Sen và Ranariddh. Nhưng đảng của Ranariddh cho rằng chỉ mình họ sẽ cầm quyền, vì họ đã thắng cử . Cha tôi đã nhắc Ranariddh về chiến lược bầu cử của ông là ‘bầu cho đảng Ranariddh cũng giống như bầu cho Sihanouk ‘. Nhưng mọi người vẫn không thay đổi quan điểm của họ. Akashi (Trưởng phái bộ người Nhật của UNTAC) cho rằng cuộc bầu cử tự do và công bằng, ông đã bác bỏ các điều trái nguyên tắc ấy như là chuyện không quan trọng. Nếu điều gì đó tương tự xảy ra ở Nhật, thì sẽ không phải là chuyện nhỏ”.

Chakrapong nói rằng dân chúng ở các làng xã không vui với các kết quả của cuộc bầu cử.

Ông nói “Dân chúng ở nhiều tỉnh rất tức giận về những việc trái với nguyên tắc. Mọi người đều nghĩ điều tôi đang làm là không thể đạt được. Tất cả những người lãnh đạo đều đã bất lực. Người duy nhất có thể giải quyết được vấn đề là Hoàng thân Sihanouk “.

Chỉ ngón tay lên trời trước mặt mình, ông nói “Tôi muốn đính chính sự hiểu lầm. Khi tôi nói rằng tôi đang thành lập vùng tự trị, dân chúng nghĩ điều đó là chia rẽ đất nước. Tôi đã gọi nó là một vùng tự trị với danh nghĩa của cha tôi. Vì vậy, sao họ có thể buộc tội tôi và Tướng Sin Song chia rẽ đất nước ? Điều đó không đúng”.

Chakrapong không những bị chính đảng của ông bỏ rơi vì ông đi quá xa, mà Ranariddh còn cố thuyết phục Sihanouk không tính đến Chakrapong trong chính p hủ tương lai, và Sihanouk đã đồng ý. Bất ngờ, tất cả các cánh cửa đều đã đóng sầm trước mặt ông.

Chakrapong nói “Làm sao anh tôi cùng một lúc có thể nói điều đó khi chúng tôi đang cố gắng tiến tới sự hòa giải dân tộc ?Kiểu hòa giải dân tộc đó là như thế nào ? Trước khi Hoàng tử Ranariddh đưa ra yêu cầu của ông mà tôi đã nói với cha tôi rằng tôi không muốn tham gia vào chính phủ. Nhưng Ranariddh còn yêu cầu Hun Sen không nên tham gia vào. Nhưng bây giờ Hun Sen đã ở trong chính phủ”.

Chakrapong đã tìm cách thu phục sự ủng hộ của các chủ tịch 7 tỉnh miền đông và thuyết phục họ ly khai như thế nào.

Ông nói “Tôi thương dân và họ biết tôi rất rõ, họ tin tưởng tôi. Nếu tôi tiếp tục chiến dịch chỉ nhiều hơn một ngày nữa, thì các tỉnh sẽ theo tôi”.

Tại sao ông đã bỏ ý định thành lập vùng tự trị ?

Ông nói “Tôi đã dừng lại, vì tôi không tiếp cận được phương tiện truyền thông đại chúng. Sai lầm của tôi là đã không có đài phát thanh hay truyền hình để tôi có thể giải thích tôi đang làm gì. Tôi đã dừng lại khi thấy mọi người có vẻ như đã đồng ý giải quyết vấn đề ấy ở Phnom Penh qua Hoàng thân Sihanouk”.

Ông có nhận được lời chúc lành nào từ Sihanouk để thành lập vùng tự trị không ?

Ông nói “Cha tôi không hay biết gì về vùng tự trị. Chỉ có mình tôi với Sin Song. Cha tôi đã nói trên đài phát thanh rằng các vùng tự trị chẳng có gì mới. Ngay cả Khơme Đỏ đã có các vùng tự trị, nơi mà UNTAC đã không được phép vào. Điều duy nhất ông đã yêu cầu tôi là không được ngả sang hành động bạo lực. Những gì tôi đã làm hoàn toàn hòa bình. Phong trào của tôi không dính dáng đến quân đội hay cảnh sát. Nó chỉ được nhân dân hậu thuẫn. Tôi không giết bất cứ nhân viên UNTAC nào. Nhưng Khơme Đỏ ở vùng tự trị của họ đã giết hơn 20 người của UNTAC. Cách giải quyết của tôi là bất bạo động, giống như Mahatma Gandhi. Tôi theo sau dân chúng và họ làn những người đã biểu tình ».

Tại sao ông đến thành phố Hồ Chí Minh sau khi vùng tự trị bị tan rã ? Sự ra đi bất ngờ của ông được hiểu như một sự chạy trốn và đã làm phương hại đến hình ảnh của ông.

Ông nói « Là một quân nhân, tôi tạo ra các động thái dễ gây hiểu lầm. Tôi đưa bà tôi, đã 90 tuổi, đến thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có thể thôi. Bà cụ sống với tôi ở tỉnh Svay Rieng và Prey Veng trong thời gian các tỉnh này thuộc vùng tự trị. Tôi đã phải đưa bà đến Việt Nam . Tôi chỉ ở lại Việt Nam có hai ngày, vậy thôi. Và mọi người cho rằng tôi đã trốn sang Việt Nam ; nhưng họ đã thấy tôi xuất hiện trên truyền hình với cha tôi. Tôi thấy buồn cười về những lời nhận định như thế. Tôi chưa bao giờ ‘trốn’ sang Việt Nam như báo chí đưa tin. Tôi cần phải sang Việt Nam để làm gì ? Campuchia là một nước lớn và tôi đã sống trong rừng hơn 10 năm và tôi biết cách làm thế nào để sống ».

Sau khi trở về từ Việt Nam , Chakrapong ở lại thành phố Prey Veng một ngày để gặp Hun Sen đã mang theo thông báo của Sihanouk chạy vội tới chỗ ông.

Chakrapong nói “Và sau đó tôi trở về. Không trở về tôi đâu có nhận được thông báo của cha tôi ».

Thông báo của Sihanouk như thế nào ?

Chakrapong nói thêm “Trở về vì sự hòa giải dân tộc”.

Nếu Hun Sen không đuổi theo quân nổi loạn cho suốt tới các tỉnh miền đông để thuyết phục họ bỏ kế hoạch liều lĩnh, thì cuộc nổi loạn tiếp tục diễn ra sẽ gây thiệt hại cho các chính phủ liên hiệp. Từ chỗ Chakrapong là người có ích cho Đảng CPP, ông đã trở thành người vô giá trị.

Hun Sen cho chúng tôi biết « Chính Hoàng tử Chakrapong và Tướng Sin Song đã làm điều đó. Cả hai người này đã bắt tôi vào ngày 2 tháng 6 năm 1993, và buộc tôi từ chức Thủ tướng để họ có thể nắm giữ quyền hành và chống lại các kết quả của cuộc bầu cử. Sau đấy họ đã chỉ đạo và thành lập vùng tự trị. Chính tôi là người đã giải quyết các vấn đề này và ngăn chặn sự gây chiến đổ máu ».

Ý định thành lập vùng tự trị có phải là một thủ đoạn được những nhà lãnh đạo đảng CPP ngấm ngầm tính toán, những người có thể đã muốn Chakrapong làm như vậy để tự họ vận động vào vị trí có thế lực hơn nhằm thương lượng đòi một vai trò quan trọng hơn trong chính phủ ?

Vừa cười Chakrapong vừa nói « Tôi đã nghe nói về chuyện này. Tôi không thể bàn tới chuyện đó vào lúc này. Nhưng có lẽ, rồi có ngày tôi sẽ nói. Cái ngày tôi kể cho quý vị biết chuyện gì đã xảy ra. Tôi chịu trách nhiệm về những gì mình đã làm ».

Khi vấn đề gây tranh cãi ấy đã được bỏ qua, Chakrapong đi gặp cha ông ở thủ đô vào ngày 18 tháng 6.

Ông nói « Gặp được tôi và Sin Song cha tôi rất vui. Lúc ấy ông đã phong cho tôi lên Tướng bốn sao ».

Chakrapong nói ông sẽ trở lại chính trường và thành lập hội đồng viện trợ của riêng mình để tái thiết đất nước.

Một năm sau cuộc nổi loạn, Hoàng tử này lại gặp rắc rối. Bộ ba gồm Chakrapong, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sin Song và Tướng Sin Sen – tất cả đều là đảng viên CPP – đã bị kết tội cố sắp đặt một cuộc đảo chính chống lại hai đồng Thủ tướng, Ranariddh và Hun Sen vào đầu tháng 7 năm 1994. Người ta thấy một xe tải chở đầy quân nổi dậy chạy vào Phnom Penh , nhưng họ đã nhanh chóng bị tước vũ khí trước khi họ có thể hành động theo kế hoạch. Trong vòng vài phút, điều đó bị chặn đứng. Đó là sự nỗ lực cho một cuộc đảo chính được tưởng tượng một cách mơ hồ và được thực hiện một cách vụng về.

Chakrapong đã bắt đầu nỗ lực cho cuộc đảo chính ấy sau khi Đảng CPP tước tư cách là một nghị sĩ đắc cử của ông trong Quốc hội. Nhưng cuộc đảo chính trong tưởng tượng còn ghê gớm hơn cả thấy nó trong hiện thực. Chakrapong đã trở thành một con tốt trong bàn cờ chính trị lớn. Chẳng tiếc xót gì người em cùng cha khác mẹ, Ranariddh đã tìm mọi cách để dạy cho Chakrapong một bài học. Đồng thời Đảng CPP của Hun Sen đang cố tập hợp sự ủng hộ để thông qua một dự luật trong Quốc hội nhằm đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật. Người ta tin là Ranariddh và Hun Sen có cùng ý định về cách giải quyết Chakrapong hay chống đối. Họ đã đi đến chỗ thỏa thuận. Hun Sen sẽ ủng hộ hành động cứng rắn chống lại Chakrapong, còn Ranariddh sẽ đem lại cho đảng của Hun Sen sự hậu thuẫn cần thiết để thông qua dự luật chính thức đặt phe du kích ra ngoài vòng pháp luật. Dự luật này do CPP soạn thảo đã bị trì hoãn trong Quốc hội và không thể thông qua được trong một vài tháng vì thiếu sự ủng hộ của Đảng Funcipec.

Với sự cố gắng vụng về cho cuộc đảo chính của ông, Chakrapong đã ‘dọn cỗ’ cho Ranariddh. Một bộ phận Đảng CPP đã phản đối nước cờ trừng phạt Chakrapong quá mạnh tay. Nhưng sau cuộc họp nội bộ, hình thức kỷ luật cao nhất và bí mật được Đảng CPP đi đến chỗ nhất trí là hy sinh ông vì đã trở thành một món nợ chính trị. Việc thu phục sự hậu thuẫn của Đảng Funcipec để đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật có tầm quan trọng lớn hơn nhiều đối với Đảng CPP so với tương lai của Chakrapong. Đảng CPP lo ngại là Đảng Funcipec, một đồng minh trên chiến trường trước đây của Khơme Đỏ không sẵn sàng đặt phe du kích này ra ngoài vòng pháp luật, và nhiều nghị sĩ trong đảng của họ là bạn tốt của Khơme Đỏ . Thời điểm đi tới sự thỏa thuận để thông qua dự luật này đối với Khơme Đỏ đã chín muồi khi phe du kích gây cho lực lượng quân đội Hoàng gia Campuchia thất bại nhục nhã và phá hoại nỗ lực của họ chiếm giữ vùng Pailin và Along Veng.

Ngay sau khi bắt được những nhà lãnh đạo cuộc đảo chính, Hun Sen nói rằng bộ ba này muốn thành lập chính phủ mới và để bổ nhiệm một người đứng đầu Nhà nước mới thay thế Nhà vua Sihanouk .

Hun Sen nói « Trong lần thú nhận đầu tiên, Sin Song nói trong một lá thư là cuộc đảo chính nhằm vào việc phá hoại chính phủ mà ông ta gọi là chính phủ của người theo chủ nghĩa vô chính phủ để họ dựng lên một chính phủ giải phóng dân tộc lâm thời ».

Nhưng Chakrapong đã không đồng ý. Ông nói rằng cuộc đảo chính là điều bịa đặt, một cái cớ được chính phủ bịa đặt để khai trừ ông. Ông hỏi lại « Làm sao chỉ 200 đến 300 quân có thể làm được một cuộc đảo chính., khi Phnom Penh là một thành phố được phòng thủ chắc chắn như thế ? ». Ông nói, hơn nữa, không có đổ máu hay tiếng súng giao tranh giữa hai bên, theo như báo cáo của đồng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sar Kheng. Tạo ra một cuộc đảo chính trên lý thuyết còn lố bịch hơn, vì chẳng có quân lính nào dính líu tới bị khởi tố.

Sự nghiệp chính trị khoa trương và ngắn ngủi của Chakrapong đã đến hồi kết thúc khi ông bị trục xuất sang Malaysia, còn Sin Song thì bị quản thúc trong một ngôi nhà ở thủ đô Campuchia và không ngờ, chẳng có một lời đe dọa nào từ bất cứ thành viên của hoàng gia đối với Ranariddh.

Hun Sen nói « Việc trục xuất Chakrapong được tiến hành theo đề nghị của Nhà vua Sihanouk đưa ra. Điều đó cũng có lợi cho Ranariddh vì hại vị Hoàng tử này không có quan hệ thuận hảo với nhau ».

Nỗi lo lắng phiền muộn đeo đuổi Chakrapong suốt con đường tới Malaysia. Ông và gia đình đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, nơi họ ở với một người bạn. Chính phủ Malaysia cho phép Chakrapong nhập cảnh vào nước này dựa theo yêu cầu của Sihanouk đưa ra một năm trước, sau khi Chakrapong có vấn đề cố gắng thành lập vùng ly khai. Vào ngày 6 tháng 7, Chakrapong cố thuyết phục chính phủ Malaysia cho phép ông sống ở quốc gia này, đồng thời phủ nhận sự dính líu tới cuộc đảo chính đã sớm thất bại một tuần trước đấy. Chakrapong làm một đơn kháng cáo với phó Thủ tướng Malaysia, Anwar Ibrahim. Nhưng Anwar cho biết Malaysia không thể đểt Chakrapong ở lại cho tới khi họ bàn bạc với chính phủ Campuchia . Không đến một tuần sau, chính phủ Campuchia bày tỏ cho biết họ không vui về việc Chakrapong tiếp tục có mặt ở Malaysia. Không có gì ngạc nhiên, chính phủ Malaysia muốn duy trì các mối quan hệ tốt đẹp với Ranariddh và Hun Sen , nên họ đã cho Chakrapong biết rằng ông phải rời khỏi nước này. Ông được yêu cầu đi định cư ở nước thứ  ba và được cho thời gian đủ để làm các thủ tục đó.

Khi Pháp và hai quốc gia khác được yêu cầu tiếp nhận ông, người ta còn thấy Chakrapong và vợ, con trai và hai người bạn ăn pizza tại một tiệm bán thức ăn nhanh ở một vùng ngoại ô Kuala Lumpur. Tuy vậy, cuộc sống của họ hầu như không được bình thường. Nhưng chính phủ Malaysia hy vọng Chakrapong sẽ rời khỏi Malaysia trước khi Ranariddh và Hun Sen viếng thăm vào tháng 8.

Chakrapong hoàn toàn thất vọng, ông nói một cách chua chát về việc « bị buộc phải rời khỏi Phnom Penh », rồi đến Malaysia. Ông xin tỵ nạn ở Thái Lan, nhưng ông đã phàn nàn là « Một lần nữa lại buộc phải rời khỏi Thái Lan, nơi mà vợ và con tôi là người dân tộc Thái ». Dưới áp lực của Phnom Penh , ngay cả chính phủ Thái cũng không cho phép ông lưu trú.

Ông nói « Từ khi rời khỏi Phnom Penh , tôi đã quyết tâm ổn định cuộc sống bình lặng với gia đình, nhưng thay vì thế, nhà cầm quyền Campuchia đã tìm cách trục xuất tôi ra khỏi mọi nơi tôi đến, không khác gì như kẻ đi lánh nạn. Thậm chí tôi không thể được hưởng một cuộc sống bình dị của một người chồng đối với vợ và một người cha đối với con cái của mình ».

Vào cuối tháng 7 năm 1994, Pháp mở cánh cửa cho Chakrapong, đã làm êm dịu tình hình ngoại giao bất lợi cho Malaysia và Thái Lan.

Bị các phương tiện truyền thông săn đuổi gây cho ông bị tổn thương. Chakrapong cho biết báo chí đã « săn lùng ông giống như một tên tội phạm hoặc thậm chí như một tên khủng bố ». Ông nói thêm « Ngay cả khi tôi ăn cũng không yên. Lúc rảnh rỗi thậm chí tôi không thể đi lang thang ngoài phố mà không khỏi lo sợ liệu mỗi bước đi của tôi có bị giới báo chí theo dõi giống như một dã thú đi săn mồi hay không ».

Chakrapong hay chống đối, được người ta tin là đã gia nhập vào một nhóm chống đối mới được một lãnh đạo Khơme Đỏ , Chan Youran cầm đầu. Khơme Đỏ cho biết nhóm chống đối mới này bao gồm một số thành viên của các đảng phái trước đây do Sihanouk và Son Sann đứng đầu. Đài phát thanh Khơme Đỏ nói rằng nhóm này đã được thành lập sau một sự chia rẽ trong nội bộ Khơme Đỏ ,gồm 2.300 thành viên và được gọi là « quân đội giải phóng ». Chakrapong tức giận bác bỏ bản tin của đài phát thanh Khơme Đỏ .

Ông nói « Thủ đoạn chính trị bí mật của Khơme Đỏ và có thể của chính phủ Campuchia quả thực là đặc điểm của một lối chính trị hèn hạ, hiện đang làm đất nước tôi tan nát ».

Chakrapong đã rời khỏi Campuchia , nhưng dư âm của cuộc đảo chính sớm thất bại của ông vẫn còn được người ta tiếp tục cảm thấy ở Phnom Penh . Chính phủ đã đóng cử một tờ báo bằng tiếng Khơme được nhiều người ưa thích, tờ Tin Buổi Sáng, vào đầu tháng 7 vì có liên quan đến Bộ trưởng Bộ Nội vụ Sar Kheng – anh rể của lãnh tụ tối cao Chea Sim của Đảng CPP – với những âm mưu của cuộc đảo chính ấy. Trong khi chủ bút tờ Tin Buổi Sáng, Nguon Nonn bị khiển trách, chính phủ đã cấm các bộ trưởng nói với giới truyền thông về những vụ điều tra liên quan đến cuộc đảo chính bất thành ấy. Điều bí mật bị rò rỉ ấy đã phải bịt lại, và các nhân viên chính phủ đã phải rất vất vả để làm công việc này.

Campuchia là một nơi khoan dung, dễ tha thứ. Nó đã sẵn sàng đón tiếp những người du kích Khơme Đỏ trước đây quay trở về, chẳng hạn như , Hun Sen , Chea Sim và Heng Samrin là các nhà lãnh đạo thời nay và dường như không có  lý do gì tại sao Chakrapong cuối cùng lại không được cho quay về trong cùng tinh thần hòa giải dân tộc và tha thứ.

Chakrapong vẫn như một kẻ lưu đày cho mãi tới tháng 11 năm 1997, khi Sihanouk xá tội cho ông. Trong tâm trạng hòa giải, Hun Sen đã đồng ý đề nghị của Nhà vua để cho đứa con trai bướng bỉnh của ông trở về.

Nhưng Hun Sen vẫn cảnh giác với Chakrapong. Quân bài chủ mà Hun Sen và các bạn đồng sự trong Đảng CPP của ông đã nhận ra ở Chakrapong khi họ giới thiệu ông vào đảng, gần như đã làm cho họ phải trả giá đắt cho ý đồ đó.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:27:57
GIA ĐÌNH HỌ HUN

Cương vị Thủ tướng đã làm thay đổi sở thích của Hun Sen . Bây giờ ông sống trong một dinh cơ quá cao sang tráng lệ như một cung điện, nơi ông tổ chức các cuộc họp, đón tiếp các quan chức chính phủ nước ngoài, thết đãi quan khách và chơi gôn. Nhưng ông vẫn cố dành ra thời gian cùng gia đình với các thú tiêu khiển đơn giản, chẳng hạn như nuôi chim bồ nông ở hồ do ông xây dựng, chơi bóng chuyền và xem phim video. Sở thích của ông về thức ăn vẫn rất bình dị, rất Khơme. Ông chỉ thích dùng các món ăn do vợ ông nấu nướng.

Một thành viên  gia đình nhận định « Khẩu vị của ông rất dễ biết, ông có thể nói ngay nếu đó là món Bun Rany đã nấu ».

Các thực đơn của bà không có gì phức tạp. Bữa sáng lúc nào cũng có cơm cá chiên và nước mắm sạch với một ly cà phê đen. Bữa trưa và bữa tối, ông ăn món măng xào thịt heo hoặc chuối xanh nấu mắm bò hóc. Trái cây ưa thích của ông là nhãn. Vào các buổi tối, ông thích dùng hai ly cô nhắc Hennessy pha với cô ca.

Bun Rany đã thuê một vài người nấu ăn tại tư dinh thủ tướng. Các đầu bếp này chuẩn bị sẵn nguyên liệu và chờ bà đến nhà bếp, rồi họ nấu các món ăn nhanh chóng. Gia đình Hun Sen không thích dùng đường nêm chung với muối, không giống người Thái thích pha trộn hai gia vị này, như nêm đầy muỗng đường cho món mì sa tế.

Điều gây khó chịu nhất trong gia đình là vấn đề hút thuốc của Hun Sen . Một ngày ông hút 40 điếu từ thời còn là du kích và thấy không có lý do gì phải bỏ. Các con của ông đã cố khuyên ông bỏ thuốc. Ông đã nhiều lần tự đặt ra cho mình thời hạn bỏ hút thuốc, nhưng lần nào cũng thất bại.

Em rể của ông, Nim Chandara nói « Một điếu ông chỉ bập một vài hơi. Cùng lắm mỗi điếu, ông chỉ hút bốn năm hơi, rồi để cho nó cháy hết ».

Một thứ nghiện khác là bạn bè cũ. Tình cảm trung thành với những người đã ủng hộ mình vào thời du kích vẫn còn sâu đậm trong ông. Đôi khi điều đó đã làm ảnh hưởng đến đời sống riêng tư. Thời ở trong rừng, ông đã được nhiều người ưa thích đến nỗi nhiều bà mẹ đã coi ông như là con trai của họ, nhiều phụ nữ trẻ xem ông như người anh . Khi đám đông các bà mẹ và em gái nuôi bắt đầu kéo đến nhà của ông ở Takhmau, Hun Sen đã chào hỏi họ thật nồng nhiệt, trao đổi với nhau các câu chuyện cũ và chia sẽ thức ăn, thuốc lá. Nhưng Bun Rany cảm thấy hàng đoàn khách đến thăm đang xâm lấn đến cuộc sống riêng tư của họ, và cảm thấy không còn thời gian đâu dành cho gia đình. Bà đã phản đối Hun Sen về chuyện này, nhưng ông đã nói với bà là ông không thể quay lưng lại với những người mà ông đã tin cậy vào những năm tháng còn là du kích. Đôi khi có lúc nhà ông đầy khách khữa, Hun Sen phải nói với Bun Rany gửi con sang nhà chị ông, Hun Sinath chơi để khỏi quấy rầy họ.

Bun Rany và Hun Sen cố giữ cuộc sống gia đình bình thường để những đứa con có thể được về thăm nhà mỗi kỳ nghỉ lễ ; rồi chúng phải rời nhà để trở lại trường học.

Bà kể « Anh ấy rất nhẹ nhàng với con cái. Khi còn bé, chúng kéo nhau vào giường của anh ấy, anh ấy bò lòng vòng cho chúng cưỡi lên lưng ».

Những người con ấy lúc nào cũng lo lắng về sự an toàn của cha họ.

Bà nói « Chúng thường hay buồn khi anh ấy đi công tác nước ngoài. Nhất là lúc còn nhỏ, chúng thường bị bệnh khi anh ấy không có ở nhà ».

Gia đình họ đánh giá cao sự gần gũi sau nhiều năm họ phải chịu sự xa cách.

Bà kể « Bọn trẻ không chịu ở trong một phòng riêng khi chúng còn nhỏ. Chúng thường đến ngủ chung với chúng tôi. Chỉ khi chúng lớn lên đứa nào cũng có phòng riêng mới thôi. Thực sự cho đến bây giờ ba đứa nhỏ hơn vẫn còn thích nhảy vào giường của chúng tôi ».

Nhưng Bun Rany là người có đầu óc thực tế về việc giáo dục con cái nên đã có phương pháp kỷ luật thích hợp.

Bà nói « Cả hai chúng tôi khi cần thiết cũng phải dùng đến roi. Nhưng khá may cho chúng tôi vì chúng là những đứa trẻ hầu như luôn biết vâng lời ».

« Chúng được gửi đi học khá sớm – khi ấy chúng mới được 5 tuổi. Thực sự chúng không biết cách giao du với những đứa trẻ khác ; vì ở gia đình , chúng đã phải theo nề nếp kỷ luật khá sớm ».

Bà nói « Tôi chỉ phải gọi về có một lần khi cha chúng gặp Manet va Manit, lúc ấy chúng đang đi với nhau. Nói chung, chúng tôi chỉ cần hướng dẫn chúng nghe theo và không bao giờ phải thực sự la rầy chúng ».

Những năm tháng phải chịu khổ sở cùng với đứa con đầu tiên còn sống qua được cái cảnh ấy, Hun Manet, đã có mối liên kết không thể tách rời giữa mẹ và con.

Người mẹ tỏ vẻ tự hào nói « Hun Manet lúc nào cũng đứng đầu lớp hoặc trong trường hợp kém nhất cũng phải đứng thứ hai hoặc thứ ba. Khi còn bé cậu ta đã phải tự đi học ».

Bà kể « Hun Manet là đứa bé thật lạ. Cháu là đứa duy nhất trong các con tôi đã phải khóc khi tôi cho cháu cái áo sơ mi mới ».

Cậu bé bật lên khóc, vì cậu ta thấy cha mẹ cậu đã phải chịu khổ sở quá nhiều. Cậu bé đã chia sẻ nỗi đau khổ của họ. Một đứa con có quyết tâm, Manet đã ngạc nhiên thấy ngoài công việc quá bề bộn thường xuyên mà cha mẹ cậu còn chịu học thêm tin học và tiếng Thái.

Bà nói « Manet không bao giờ đi dự tiệc tùng hoặc xin chúng tôi tiền vào bất cứ lúc nào. Trước khi đi New York, cháu đã thi ở Campuchia và đứng đầu về môn toán ».

Hun Sen tự hào về Manet, anh đã nhận được tài trợ đi học tại Học viện Quân sự ở tiểu bang New York ở Mỹ vào giữa thập niên 1990. Manet đã tốt nghiệp Học viện này vào tháng 5 năm 1999. Hun Sen sung sướng bay sang Mỹ để dự buổi lễ tốt nghiệp này.

Thanh minh cho tình thương hết sức đặc biệt của bà, Bun Rany nói « Cuộc sống thật khổ cực đối với Manet, khi tôi mang thai cháu, chúng tôi chỉ có cháo ăn với cá xay. Hầu như chúng tôi không có được các thứ xa xỉ như rau củ hoặc thịt. Tôi cảm thấy hết sức xót xa cho cháu. Tôi yêu thương các con như nhau, nhưng tôi cảm thấy có mối liên kết đặc biệt với cháu vì những gì chúng tôi đã phải chia sẻ với nhau ».

Sự nghiệp chính trị của Hun Sen đã chiếm mất nhiều thời gian mà gia đình họ có thể dành cho nhau.

Bá nói « Chúng tôi không có nhiều thời gian để thực sự gần gũi được với các con, nhưng các cháu đã trở thành những đứa con ngoan ».

Nhưng bà bận tâm đến cô con gái Maly, cô đã học ở Singapore.

« Thỉnh thoảng tôi vẫn phải lo lắng về đứa con gái, vì cháu không sống chung với tôi. Và tôi biết cháu phải chịu sự giám sát chặt chẽ từ bác của cháu, người giữ kỷ luật còn nghiêm hơn tôi ».

Người phụ nữ đã thoát chết khỏi bàn tay đồ tể Khơme Đỏ nói « Tôi nghĩ chúng tôi đã  may mắn dù đã bị chia cách và trải qua không biết bao gay cấn, nhưng gia đình chúng tôi còn nguyên vẹn và khá hạnh phúc ».

Gia đình anh chị em Hun Sen đã có được nhiều vận may. Em của ông, Hun San là Giám đốc Công ty Vận tải trong Bộ Truyền thông từ năm 1979 tới đầu thập niên 1990, khi ấy ông gặp một tai nạn giao thông nghiêm trọng. Hun San là một người say mê mô tô, ông thích chạy mô tô đường dài. Đang điều khiển xe trong thành phố, ông bị một chiếc ô tô đụng phải. Ông bị thương nặng vào đầu và không thể làm việc được nữa.

Em gái của Hun Sen , Sengny đã kết hôn với Meas Sovanndy, làm phó Giám đốc ở Sở Công an Biên phòng . Sovanndy ban đầu đã làm tài xế cho Nhek Huon, là một trong bốn người đã trốn sang Việt Nam cùng với Hun Sen vào năm 1977.

Một người em gái khác, Sinath đã kết hôn với Nim Chandara, là phó Giám đốc trong Bộ Nội vụ và phụ trách Cục Cảnh vệ. Và cô em gái út, Thoeun đã tái hôn sau khi người chồng trước chết. Người chồng kế của cô, Keo Sokleng làm Chánh Văn phòng trong Cục Công an kinh tế.

Cha Hun Sen , Hun Neang rất yêu thương người con trai của ông, nhưng đôi khi họ cũng có những sự khác biệt. Trong hàng mấy năm, Hun Neang đã làm việc vất vả để xây dựng một trường trung học ở vùng nông thôn, nhưng ông đã phải thất vọng khi Hun Sen đề nghị ông là ngôi trường ấy sẽ phải đặt theo tên của nhà vua Khơme. Hun Neang đã phản đối, nói rằng ông đã phải bỏ nhiều công sức vào ngôi trường này. Hun Sen không đề cập tới vấn đề ấy trong mấy tuần lễ. Khi Hun Sen vẫn cứ nhất quyết, Hun Neang đã phải xuống nước và cuối cùng, ngôi trường đã được đặt theo tên Sihanouk . Một thành viên gia đình cho biết Hun Neang không vui với quyết định của con trai ông.

CÔ EM GÁI VÀ NGƯỜI CHỒNG

Nằm gọn gàng xinh xắn ở giữa các cánh đồng của huyện Stung Trang ở tỉnh Kompong Cham là một ngôi làng nhỏ bé Peam Koh Sna, nơi Hun Sen sinh ra. Nó cũng là nơi sinh của người em gái ông, Hun Sinath. Một thiếu nữ tỏ ra gan dạ đã say mê học tập như cá gặp nước, nhưng con đường học vấn của cô đã bị ngăn trở bởi cuộc nội chiến.

Cô đã gia nhập du kích được Khơme Đỏ lãnh đạo vào năm 1971. Cô đã được phân công làm y tá trong một bệnh viện cùng địa bàn, nơi sau này Hun Sen làm Chỉ huy trưởng trung đoàn du kích. Đơn vị quân y của cô theo sau các lực lượng chiến đấu của Hun Sen khi họ triển khai để bắt đầu giao chiến với quân của Lon Nol. Hai anh em đã ở gần nhau trong giai đoạn gay cấn này.

Angkar của Khơme Đỏ đã bắt cô ngay sau khi Hun Sen trốn sang Việt Nam . Cô bị cưỡng bức lao động chân tay nặng nhọc. Các giám thị trại đã chỉ vào mặt cô quát nạt và làm cho cô mất tinh thần bằng cách gọi cô là kẻ thù. Họ nói với vẻ tố cáo là anh cô là người lai căng Việt Nam.

Còn ở Việt Nam , Hun Sen đã lo lắng cho gia đình ông, và ông dự tính một cuộc tìm kiếm bí mật để giải cứu. Vào cuối năm 1977, ông dẫn đầu một toán quân đặc biệt từ Việt Nam về ngôi nhà của gia đình ở Kompong Cham, nhưng ông không biết rõ gia đình mình đang ở đâu.

Nim Chandara, người sau này đã cưới Hun Sinath kể « Khi không tìm được ai, ông đã đốt ngôi nhà. Ông nghĩ là chẳng ai còn sống. Dường như là ông đã thiêu rụi ngôi nhà này để nó khỏi phải rơi vào tay quân thù của ông ».

Không xa Kompong Cham, cậu bé Nim Chandara đã lớn lên trong một gia đình có học thức. Cậu sinh ra ở tỉnh Takeo, nơi cha cậu là một giáo viên. Khi lên 11 tuổi, cha cậu dọn về tỉnh Svay Rieng gần biên giới Việt Nam . Sau này, gia đình quyết định rời khỏi tỉnh  này, vì ở đó thiếu trường lớp. Họ chuyển đến Phnom Penh để con cái có thể học trung học và lên đại học.

Chandara đã học khoa y ở Phnom Penh và học xong năm thứ hai y khoa vào năm 1975. Trong những năm tháng Pol Pot gây kinh hoàng, gia đình buộc phải trở về tỉnh Takeo. Cha cậu và người anh của ông là một bác sĩ đã bị Khơme Đỏ giết năm 1977.

Sau giải phóng, Chandara ở lại Svay Rieng, nơi cậu có nhiều bạn tốt và những ký ức hạnh phúc. Nhưng những người bạn của cậu ở thành phố rủ cậu trở về Phnom Penh . Cậu đã quay về và gia nhập tiểu đoàn 6 vào tháng giêng năm 1979.
 
Vào ngày 2 tháng 2 năm 1979, cuộc đời của cậu đã đột ngột thay đổi khi Hun Sen đến thăm đơn vị của cậu và yêu cầu học bạ của tất cả chiến sĩ phải được trình cho ông. Lúc xem các chứng chỉ của Chandara, ông đã nhận ra cậu là một người có trình độ học vấn cao và ngay lập tức đưa cậu ra khỏi đơn vị. Chandara được giao một công việc mới là tài xế và vệ sĩ đặc biệt cho Meas Sovannday, một quan chức chính phủ đã kết hôn với em gái của Hun Sen , Sengny.

Vào thời điểm ấy, Hun Sen sống một mình trong ngôi nhà mới của ông tại Đài Kỷ niệm Độc lập ở Phnom Penh . Gia đình ông vẫn còn đang bị thất lạc. Ông đã yêu cầu Chandara và một nhóm lính đi tìm cha mẹ ông và các cô em gái, Sinath, Thoeun và Sengny.

Chandara kể « Mới đầu, chúng tôi tìm thấy cha ông và Sinath ở Stung Trang. Khó khăn ở chỗ mọi người đều đã bị ly tán. Sau đó chúng tôi tìm được Thoeun và Sengny , và cuối cùng chúng tôi đã tìm thấy vợ ông, Bun Rany ».

Cha mẹ của Hun Sen đã ẩn nấp và che giấu danh tính của họ.

Chandara nói « Ông rất nhanh trí và giữ kín danh tính của mình. Mẹ của Hun Sen cũng rất lanh lợi. Bà quen biết nhiều người theo đạo Hồi và người Hoa. Bà cũng ở vùng Stung Trang, nhưng sống tách biệt nhau”.

Em của Hun Sen , Hun San, người bị Khơme Đỏ cưỡng bức đi xây dựng nhà cửa ở Kompong Cham. Và em gái Sengny phải đi may quần áo cho Khơme Đỏ cũng ở tỉnh này.

Sau giải phóng, cuối cùng qua thập niên 1980, Sinath đã học xong và tiếp tục say mê văn hóa và tiếng Thái.

Chandara rất chịu khó làm việc cho Hun Sen , người đã ngày càng tin cậy cậu.Bất ngờ vào năm 1979, ông nhờ các quan chức của Bộ ngoại giao đứng ra thu xếp cuộc hôn nhân của Chandara với em gái ông, Sinath.

Chandara nói thêm “Vào ngày 3 tháng 4 năm 1979, Hun Sen đã yêu cầu chúng tôi thành hôn với nhau và chúng tôi đã kết hôn vào ngày 9 tháng 4, chỉ 6 ngày sau”.

Ông đã cử Chandara sang Đức. Cậu học tiếng Đức trong một năm. Chandara đã học tập rất tốt, nhưng cậu cho Hun Sen biết mình không muốn trở thành một nhà ngoại giao.

Cậu nói « Tôi đã nói với ông ta là tôi muốn trở thành một phi công ».

Sau khi ở Đức về, Chandara làm việc ở Bộ Ngoại giao trong một thời gian ngắn trước khi chuyển sang Cục Di Trú thuộc Bộ Nội vụ, nơi ông giúp Hun Sen về công việc an ninh. Chẳng bao lâu sau, vào tháng 7 năm 1994, Chakrapong mưu đồ cuộc đảo chính không thành công, Hun Sen đã thuyên chuyển Chandara sang Cục Cảnh vệ, một đơn vị tinh nhuệ chuyên bảo vệ an ninh cho các nhà lãnh đạo Campuchia .

MỐI QUAN HỆ TÌNH BẠN BỊ VẨN ĐỤC

Sau khi Hun Sen trở thành Thủ tướng của Nhà nước Campuchia , ông bắt đầu củng cố thế lực bằng cách bổ nhiệm những người trung thành vào các chức vụ của chính quyền trong quá trinh tạo thành một mạng lưới ủng hộ rộng lớn. Một trong số họ là Ung Phan, đã được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Vận tải, Truyền thông và Bưu chính.

Nhưng Ung Phan dần trở nên có nhiều tham vọng và cố thành lập một chính đảng của riêng ông như là một người thách thức Đảng Cách mạng nhân dân Campuchia (KPRP) đang cầm quyền. Ông đã bị khai trừ khỏi KPRP và bị giam 17 tháng ở trại giam khét tiếng T-3 của Phnom Penh vào tháng 5 năm 1990, vì đã thành lập một tổ chức bí mật trong khi vẫn là một thành viên của Đảng cầm quyền.

Vào ngày 31 tháng 7 năm 1990, chính phủ công bố trên đài phát thanh một bản tin choáng váng « Ủy ban Trung ương Đảng đã quyết định khai trừ Ung Phan khỏi Ủy ban Trung ương Đảng và khỏi Đảng, vì ông ta đã phản bội Đảng và các sứ mênh lịch sử của dân tộc ». Họ nói thêm là các hoạt động của ông đã gây ra sự chia rẽ trong các lực lượng vũ trang chiến đấu chống phe Khơme Đỏ vốn đang đóng dọc biên giới Thái để chống chính phủ. Việc khai trừ này được đưa ra tại cuộc họp của Ủy ban Trung ương, gồm 65 thành viên, tổ chức từ ngày 23 đến 30 tháng 7. Cùng với Ung Phan, ít nhất 5 quan chức chính phủ và quân đội cũng bị bắt vì cố thành lập một đảng tách riêng có khuynh hướng dân chủ. Buổi phát thanh này cũng cho biết thêm là Nhà nước đã chặn đứng một âm mưu đảo chính, nhưng không xác định các kẻ chủ mưu. Hiến pháp cho phép tự do thành lập hội đoàn, nhưng đã tuyên bố Đảng Cộng sản là lực lượng đứng đầu trong quốc gia.

Sau khi Ung Phan được thả, Hun Sen vẫn còn xem ông như là một người bạn và tha thứ cho ông. Vào đầu năm 1992, Hun Sen đã tặng cho Ung Phan một chiếc ô tô Toyota Crown hạng sang màu bạc.

Nhưng Ung Phan đã lặng lẽ từ chối và còn đưa ra một sự thử thách khác cho chính phủ. Vào thời điểm này, bầu chính trị trong nước đã thay đổi rất nhiều : Nhà nước độc đảng cứng rắn dần được thay thế bằng một hệ thống đa đảng. Hệ thống chính trị dân chủ - tự do mới đang được Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia (UNTAC) gây dựng, một cơ quan đã được ủy nhiệm tổ chức cuộc bầu cử trước một bức màn đang gia tăng các vụ án mạng gây hoang mang bởi những kẻ ám sát vô danh tánh.

Với suy nghĩ sai lầm là cuối cùng rồi nền dân chủ sẽ bám rể, Ung Phan dám mạnh miệng loan báo việc thành lập một đoàn thể độc lập đầu tiên của Campuchia để bảo vệ nhân quyền. Nhưng một người có quyền lực nào đó đã không thích những gì ông đang làm, và ông đã bị bắn vào cổ và vai ba phát bởi các tay súng không rõ danh tánh khi ông lái xe cùng với một bé trai con của ông trong chiếc ô tô hạng sang màu bạc từ Takhmau tới Phnom Penh vào tháng giêng năm 1992.

Các phát đạn suýt nữa đã trúng phải đứa bé, còn Ung Phan bị thương nặng đã được gấp rút đưa vào một bệnh viện địa phương, nơi ông đã từ từ hồi phục. Bác sĩ mổ cho Ung Phan cho biết, bệnh nhân của ông đã nói với ông rằng ông ta không qui trách nhiệm vụ ám sát cho chính phủ. Nhưng các mối nghi ngờ vẫn còn cho là một người nào đó trong chính phủ hoặc thân cận với chính phủ đã đứng sau vụ ám sát này.

Sau khi được cho xuất viện, Ung Phan đã được Hun Sen cho bảo vệ cẩn mật. Khi Hun Sen cảm thông , đã đưa Ung Phan, 41 tuổi, đã bị thất kinh bát đảo đến dinh thự của ông ở Phnom Penh , ông đã bị một số đảng viên của ông chỉ trích là giúp đỡ một người đã phản bội đảng.

Sau đó, không thể kiềm chế được nỗi căm phẫn, Ung Phan đã gia nhập các lực lượng Đảng Funcipec của Ranariddh, một hành động đă cắt đứt các mối liên hệ của ông với Hun Sen và đảng đang cầm quyền. Ông đã được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng khi chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập vào tháng 6 năm 1993, ông đi Malaysia và Singapore để kêu gọi đầu tư. Nhưng mối giao hảo mặn mà của Ung Phan với Thủ tướng thứ nhất Ranariddh đã kết thúc vào tháng 4 năm 1997, khi ông vạch trần sự bất tài của Ranariddh và cho rằng ông ta không đủ năng lực lãnh đạo Đảng Funcipec hoặc đất nước. Đảng CPP của Hun Sen nhanh chóng chộp ngay lấy thời cơ để bất ngờ tấn công Ranariddh, bằng cách nói rằng họ ủng hộ lời tuyên bố của Ung Phan nhằm bãi miễn Ranariddh. Sự kiện này xảy ra đã khơi mào một cuộc xung đột công khai giữa hai phe phái liên hiệp chính, Funcipec và CPP.

Nhưng Ung Phan vẫn ngưỡng mộ và đáng giá cao Hun Sen , ông cố chứng tỏ sự trung thành của mình bằng cách cung cấp cho những thông tin quan trọng về một âm mưu ám sát Hun Sen , vốn do Bộ trưởng Ngoại giao , Hoàng tử Norodom Sirivudh ngấm ngầm mưu tính vào năm 1995. Cuối cùng, Ung Phan đã ra khỏi đảng Funcipec vào tháng 4 năm 1997.

Rõ ràng là Ung Phan đã dần trở nên thân cận với Hun Sen , và Đảng CPP đang dùng ông làm công cụ để chia rẽ các nhà lãnh đạo Funcipec vốn hay dễ bất bình. Ung Phan đóng vai trò then chốt trong việc chuẩn bị vụ kiện của chính phủ chống lại Hoàng tử Sirivudh, người đã bị kết tội âm mưu ám sát Hun Sen . Khi vụ kiện Sirivudh được lắng nghe và xét xử ở tòa án Phnom Penh , một bằng chứng quan trọng nhất chống lại vị Hoàng tử này đã được Ung Phan cung cấp, trong đó ông khẳng định Sirivudh đã nói với ông là ông ta sẽ giết Hun Sen .

Vào thời điểm này, Ung Phan đã bất hòa với Ranariddh. Ông đã buộc tội Ranariddh xúi giục gây mất ổn định bằng cách chỉ đạo Đảng Funcipec giành được sự cân bằng quân sự với Đảng CPP, và thành lập liên minh Mặt trận dân tộc do Funcipec đứng đầu trước cuộc tổng tuyển cử, được xem là một cuộc đảo chính không chính thức.

Theo người em rể của Hun Sen , Nim Chandara, Ung Phan và Hun Sen vẫn còn là những người bạn tốt. Năm 1995, bộ đôi này đã xây dựng một trường học ở tỉnh Svay Rieng, được gọi tên là « Trường Trung học Hun Sen - Ung Phan ».

Nim Chandara nói « Hun Sen là một người rất dễ tha thứ. Ông có một trái tim rộng lượng và hay mủi lòng ».

ĐẦU NGUỒN

CÁC CUỘC NÓI CHUYỆN DỌC THEO SÔNG TONLE SAP

Với một động tác quay cổ tay khéo léo, Hun Sen thình lình đưa gói thuốc 555 mời chúng tôi. Chúng tôi từ chối lời mới ấy và Hun Sen , Thủ tướng của Nhà nước Campuchia mỉm cười, một nụ cười theo kiểu của những người hút thuốc nở nụ cười với người không biết hút thuốc, rồi ông mồi thuốc hút. Chúng tôi nói chuyện với Hun Sen vào đúng ngày tết tây, 1 tháng 1 năm 1992 tại dinh thự của Hội đồng Bộ trưởng ở Phnom Penh . Khuôn mặt sạm nắng, bình thản và giọng nói Khơme nhẹ nhàng của Hun Sen đã không để cho người ta nhận ra sự mệt mỏi sau buổi lễ vào tối hôm trước.

Chuyện hội hè đình đám ở Phnom Penh là xa rời thực tế. Campuchia chẳng có lý do gì để tổ chức lễ lạc. Những mối căm thù trước đây vẫn còn hằn sâu, dù vào tháng 10 năm vừa qua, Hiệp định Hòa bình ở Paris đã ký. Mặc dù hòa bình mới chớm bắt đầu trở lại, nhưng người Campuchia vẫn còn nghèo nàn cùng cực. Hiệp định rất quan trọng ấy chưa được thực hiện bao nhiêu để cải thiện cuộc sống của họ ; thay vào đó khoảng 22.000 quân trong lực lượng giữ gìn hòa bình đang làm nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của UNTAC đã gây ra tình trạng lạm phát đẩy giá gạo và khoai tây vượt ra khỏi tầm với của người dân thường. Món quà của năm mới thật tệ biết bao !

Không dễ gì gặp được Hun Sen , ông đang rối bù công việc vì phải bắt đầu thảo luận trong cuộc gặp gỡ với đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ , Stephen Solarz, đang viếng thăm. Người hướng dẫn của chúng tôi, Leng Sochea, thúc giục chúng tôi đến gặp Cham Prasidh, sĩ quan phụ tá của Thủ tướng. Chúng tôi cho Prasidh biết là chúng tôi muốn gặp Thủ tướng. Prasidh lịch sự nói rằng ông ta sẽ chuyển lời tới Hun Sen . Ông ta nói chúng tôi chờ và hy vọng sẽ được toại nguyện.

Khi Solarz đến, chúng tôi đã bấm máy chụp được tấm hình của ông khi đang đi lên cầu thang của dinh Hội đồng Bộ trưởng dẫn lên phòng của Hun Sen , nhưng đèn máy chụp không chịu nháy.

Lúc đi vào gặp vị Thủ tướng này, Solarz nói « Này, đèn nháy của quý vị không hoạt động ».

Khoảng 40 phút sau, một viên chức chạy về phía chúng tôi báo cho biết Hun Sen đã đồng ý gặp chúng tôi, nhưng ông không có thời gian ăn trưa. Chúng tôi hỏi xem chúng tôi được cho thời gian bao nhiêu.

Ông trả lời « Ồ, khoảng 45 phút ».

Có bốn quan chức chính phủ có mặt trong phòng, tất cả đều là những người hút thuốc nhưng họ đều xua đi mọi hy vọng có thể mồi thuốt hút vì sự hiện diện của người lãnh đạo chính trị vĩ đại của họ. Người ta thường cho là Hun Sen được Việt Nam dựng lên. Cảm nhận đó có phần nào đúng. Hàng triệu người Campuchia chỉ biết một cuộc sống nghèo nàn khốn khổ đã làm cho họ có cảm nghĩ trái ngược nhau về ông. Nhiều người xem ông là niềm hy vọng duy nhất đồng thời cũng có những người chưa hẳn tin ông xứng đáng là nhà lãnh đạo của họ.

Suốt từ khi trở về Campuchia trong cao trào của các lực lượng giải phóng như vũ bão, Hun Sen đã phấn đầu để chinh phục được tính chất hợp pháp về chính trị. Đó là một trận chiến sẽ làm ông phải trả giá đắt hơn là trận chiến đã làm ông mất một con mắt. Các sĩ quan phụ tá của ông cho biết ông đang gặp phải vấn đề về sức khỏe. Trong cuộc đàm phán hòa bình giữa bốn phe phái và năm quốc gia thường trực của Liên Hiệp Quốc, đã hơn một lần ông bị ngất đi . Một số người quan sát bác bỏ tình trạng bất tỉnh của ông vì họ xem đó chỉ là chiến thuật nghi binh, một thủ đoạn để thu phục sự cảm thông. Giống như hầu hết các sự kiện liên quan đến ông, thậm chí tình tiết bị ngất đi cũng trở thành bị nghi ngờ. Ông đã loại bỏ con người bị thảm trong những năm tháng của cuộc nội chiến và dần thay thế bằng một  nhân vật hoàn thiện hơn, một chính khách chín chắn, một con người đã lèo lái để đạt được sự cứu cánh sống còn trong sự hỗn độn của chính trường Campuchia. Ông vẫn còn tồn tại để vươn lên trong môi trường chính trị thù địch cả ở trong nước lẫn hải ngoại. Ông đã khiến cho ngay cả một vài bạn bè và nhiều kẻ thù địch có quyền lực mạnh không những ở phương Tây và trong số các nước láng giềng không cộng sản đã xem chính phủ của ông như là một ‘cún con’ của Hà Nội, mà ông còn có cả các đối thủ bên trong chính phủ của ông. Dù đây là tất cả những khó khăn cần phải vượt qua, nhưng con đường đi lên của ông vẫn thành công  nhanh chóng.

Ông đã tỏ ra hết sức sâu sắc về chính trị dù là một người còn thiếu không ít kinh nghiệm trong các công việc của Nhà nước. Vào đầu tháng 12 năm 1991, không đến hai tháng sau khi ký Hiệp định Hòa bình, ông đã tiên đoán là Đảng CPP sẽ thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng Bảo hoàng sau cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5 năm 1993. Đó chính là khả năng nhạy bén biết cách thu phục mối quan hệ với quần chúng mà ông đã thể hiện ở Kompong Cham trong chuyến viếng thăm của Sihanouk tới tỉnh này và nhắm vào việc tái khẳng định với Sihanouk rằng Đảng Bảo hoàng của ông ta sẽ đóng vai trò chủ chốt trong chính phủ sắp tới.

Nhân dịp đó, Sihanouk đã nói với dân chúng ở Kompong Cham « Lần cuối cùng tôi đến tỉnh này vào năm 1976. Khơme Đỏ đã đưa tôi đi, nhưng tôi không có nhiều sự tự do ».

Hun Sen đã làm mọi thứ để chiều lòng Sihanouk . Ông đã bảo đảm được là 125 ki lô mét đường từ thủ đô đến tỉnh này đã được trang hoàng với hàng trăm lá quốc kỳ, và dân chúng đã được thông báo về chuyến viếng thăm của Sihanouk để họ sẽ đứng thành hàng dọc theo các ngả đường, mong đợi có thể thoáng nhìn được vị hoàng thân này. Nhưng đàng sau vẻ bề ngoài biểu hiện sự mến mộ của dân chúng, Sihanouk còn thấy được thực tại đau khổ. Trước đây một năm, ông đã quay cuốn phim, Ngôi Làng Tôi Trong Tăm Tối, mô tả sự nghiệt ngã của cuộc sống trong một ngôi làng Khơme. Sihanouk nói « Tôi muốn phơi bày sự thật, niềm hạnh phúc và nỗi bất hạnh của ngôi làng Khơme được bao bọc chung quanh với những cánh đồng lúa và các các bãi chiến trường tràn lan với những quả mìn được gài ; lòng dũng cảm, sự xả thân , sự hy sinh mất mát, nỗi thất vọng về những người khác ; sự chênh lệch hiện tại trong lối sống giữa thành thị với thông quê ; (và) tương lai mù mịt mà quá trình hòa giải trong nước vẫn còn là một điều bấp bênh.

Nhân vật chúng tôi đang lắng nghe vào ngày đầu năm mới có vẻ như không quá bận tâm đến nỗi cay đắng về quá khứ. Chúng tôi ngồi trong phòng họp lộng lẫy của Hun Sen , nơi ông tổ chức các buổi họp của chính phủ. Trước chúng tôi, ông đã gặp dân biểu Quốc hội Solarz ; tuy nhiên, cuộc gặp đó chẳng mang lại kết quả gì nhiều. Chính phủ Mỹ không có ý định đưa ra ngay bất cứ sự nhượng bộ nào hoặc dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại của họ. Chúng tôi ngồi trên những chiếc ghế tựa lớn được chạm trổ công phu và trang trí với lớp sơn nhũ vàng. Trong bộ com lê màu sậm với cái nơ nhỏ, Hun Sen chào hỏi chúng tôi bằng tiếng Khơme bản xứ của ông qua một người thông dịch, Uch Kiman, giữ chức thứ trưởng. Dù con đường học vấn không được liên tục, nhưng Hun Sen đã học nói được một ít tiếng Anh, cũng như tiếng Pháp và Nga.

Năm tháng đã không làm cho ông trở thành quá cắn cỗi. Mái tóc đen bóng rẽ ngôi một bên và nước da hồng hào khiến ta nhìn ông trẻ hơn tuổi 40. Tuy nhiên, con mắt giả bằng thủy tinh được gắn vào sau một cuộc phẫu thuật, thường làm cho ông có cảm giác khó chịu khi thần kinh bị kích thích. Ông hút thuốc liên tục, hít một hơi thuôc sâu trước khi nói và lời nói của ông hòa quyện cùng với khói thuôc tỏa ra.

Chúng tôi hỏi , đất nước ông phải đương đầu với cơn khủng hoảng nào lớn nhất ? Đảng của ông có cho ý kiến về việc đưa những người cầm đầu Khơme Đỏ ra xét xử không ? Và ông có nghĩ vào giai đoạn nào đó dân chúng sẽ đòi hỏi phải mở phiên tòa xét xử các tội diệt chủng mà họ đã gây ra không ?

Nghiêm giọng lại, ông nói « Tôi tin rằng ý kiến đưa Khơme Đỏ ra phiên tòa xét xử sẽ không được bỏ qua, vì có nhiều người dân muốn thấy công lý được thể hiện. Sự giận dữ của dân chúng đối với Khơme Đỏ không sao có thể phai mờ ».

Dừng lại kéo một hơi thuốc với thái độ nghiêm nghị, ông nói tiếp « Mặc dù một số nước đã ký vào văn kiện của Hiệp định Hòa bình Paris, nhưng tất cả họ đều muốn đưa Khơme Đỏ trở lại phiên tòa xét xử . Tôi cho rằng chúng tôi nên để cho chính phủ đắc cử tới đây quyết định việc này ».

Nhưng sự kiên nhẫn của ông đối với Khơme Đỏ đang cạn dần, vì họ vi phạm hiệp định hòa bình do không chịu giải trừ quân bị của họ và hạ vũ khí do Trung Quốc cung cấp cho họ. Ông đã đưa ra một lời cảnh cáo cứng rắn vào ngày đầu năm mới đó, ngay cả trước khi Khơme Đỏ rút khỏi hiệp định hòa bình này bằng cách từ chối để UNTAC giải giới và giản tán binh lính của họ.

Cố gượng lại các phản ứng thần kinh bị kích thích nhanh, ông nói “Hiệp định Hòa bình này phải được thực thi đầy đủ - một trăm phần trăm, không hơn không kém. Tôi biết sẽ có nhiều khó khăn, và chúng tôi biết chắc Khơme Đỏ sẽ giấu vũ khí và ém quân của họ trong rừng. UNTAC sẽ có trách nhiệm tiến hành vụ này ».

UNTAC đã xác nhận Hun Sen có 55.000 quân với một số quân đóng ở khu vực có dân cư để thay cho đợt giải ngũ cuối cùng, và ông tin chắc là Khơme Đỏ sẽ gian lận.

Ông đã già dặn, chín chắn hơn rất nhiều. Ông không bao giờ né tránh câu hỏi. Ông không liếc nhìn đồng hồ , bốn sĩ quan phụ tá của ông cũng không lén lút mà họ ra dấu cho chúng tôi kết thúc cuộc phỏng vấn. Trái lại, ông đã nhẩn nha hút ba điều thuốc trước khi bước vào cuộc tranh luận về các vấn đề của nhà nước. Sau tuần lễ đó, chính phủ của ông đã có được một thời cơ quan trọng, khi Tổng thống Hoa Kỳ George Bush dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại chống lại Campuchia . Nhưng thái độ ấy của Mỹ không có ý định như là dấu hiệu tỏ thiện chí ủng hộ hoặc công nhận chính phủ Hun Sen .

Việc dỡ bỏ lệnh cấm vận là cách để Washington cho thế giới biết là Sihanouk đã trở về Phnom Penh và đất nước này không còn quá nghèo khổ. Điều đó gửi đi tín hiệu mập mờ với cộng đồng doanh nghiệp là : làm ăn kinh doanh với Campuchia sẽ không bị rắc rối gì, một nền kinh tế vẫn được Hun Sen kiểm soát chặt chẽ. Chính phủ Bush biết rất rõ các thực tại kinh tế và còn tính toán được đã đến thời điểm dỡ bỏ lệnh cấm vận, vì trừng phạt Campuchia vô thời hạn là phi đạo lý. Vào tháng 11 năm 1991, họ còn được một lợi thế khác là chính phủ Singapore đã dỡ bỏ lệnh cấm vận về các khoản đầu tư mà đối với Hun Sen không phải là một thắng lợi nhỏ, trong khi vào năm 1979 chính phủ Singapore đã cắt đứt các mối quan hệ với Campuchia khi bộ đội Việt Nam tiến vào Campuchia .

Phà khói thuốc ra một cách vui vẻ, Hun Sen nói « Đó là tin vui và nghe được Singapore dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế để khuyến khích đầu tư nước ngoài ở đây thật hết sức phấn khởi. Tôi cho rằng chúng tôi chỉ có thể phát triển kinh tế của mình khi nào chúng tôi có được các khoản đầu tư nước ngoài vào thật nhanh chóng ».

Đó là những ngày hạnh phúc cho Hun Sen khi Singapore xuất hiện như một đối tác kinh doanh lớn nhất của Campuchia , với một số doanh nhân Singapore đầu tư ngoại tệ mạnh vào các khách sạn và dự án du lịch, thậm chí trước khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Các doanh nhân này tiến tới liên hệ trực tiếp với chính phủ Hun Sen để đưa ra các đề nghị xin phê chuẩn về đầu tư còn nhiều hơn cả mong đợi. Vào cuối năm 1991, chính phủ Hun Sen đã thu được 350 triệu đô la về các khoản đầu tư nước ngoài của doanh nhân từ 22 quốc gia, chẳng hạn như Thái Lan, Singapore, Pháp , Malaysia và Úc.

Hun Sen nhìn chúng tôi, rồi rảo mắt quanh phòng, như thể đang tìm kiếm sự tán thành và nói « Tôi nghĩ chúng tôi không nên chờ cho tới sau cuộc bầu cử vào năm 1993, nhưng đúng hơn ,chúng tôi nên bắt đầu ngay bây giờ. Sau một cuộc chiến tranh quá dài, Campuchia đã trở thành một thị trường thu hút mạnh các khoản đầu tư nước ngoài, dù thực tế hòa bình chưa hoàn toàn được khôi phục, vì Hiệp định Hòa bình vừa mới đạt được. Nhưng các điều kiện về đầu tư đã được thực hiện đầy đủ ».

Mục tiêu của ông không chỉ thu hút đầu tư, mà còn đạt tới tính hợp pháp. Điều Hun Sen còn chưa nói ra hết là các nguồn đầu tư nước ngoài cũng có thể hợp pháp hóa chính phủ của ông, và doanh nhân ngoại quốc còn bị thu hút bởi tầm nhìn về sự trù phú, đã thiết tha hợp tác với chính phủ của ông. Họ còn được coi như là một biểu tượng quan trọng vào giai đoạn gay go nhất trong sự nghiệp chính trị của Hun Sen – đang diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình.

Thấy rõ 9 triệu người Campuchia đã phải chịu đau khổ thật bi thảm, vì thế giới bên ngoài cứ nhất định trừng phạt chính phủ Hun Sen . Sống trong những căn nhà lụp xụp tồi tàn với cản nghèo nàn đáng sợ là những người dân mà thế giới thực sự đang trừng phạt họ bằng lệnh cấm vận gây khốn đốn.

Ông đã bỏ ngoài tai những lời đe dọa cô lập quốc gia ông. Ông đã được các nước bè bạn cứu giúp khỏi cảnh túng thiếu, chẳng hạn như Liên Xô đã dành cho các khoản tín dụng thương mại và dầu hỏa, Cuba cung cấp tới tấp đường Havana miễn phí. Nhưng chính phủ của ông vẫn thiếu ngân quĩ để tài trợ cho các công cuộc phát triển lớn. Ông kéo hơi thuốc thật dài và than phiền rằng sự tái thiết đất nước đã không nhúc nhích được một phân.

« Giống như quý vị, tôi đã nghe kể về những ý kiến này. Tôi cũng bày tỏ một số điều quan ngại. Cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được lời cam kết tài trợ nào cho việc tái thiết . Quá trình hoạt động to lớn của UNTAC sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu tiền ».

Hun Sen có lý. Tuy vậy, mới vào thời kỳ đầu, kế hoạch hòa bình hầu như chẳng tiến bộ được bao nhiêu, và chỉ có ba nước tỏ rõ sự ủng hộ của mình một cách thiết thực.

Ông nói “Pháp trợ giúp để khôi phục lại nguồn cung cấp điện nước ở Phnom Penh ; Thái Lan giúp xây dựng lại đường sá từ thị trấn biên giới Poipet tới Sisiphon cũng như các dự án khác; và Nhật còn đang trong quá trình thảo luận về việc xây dựng lại cầu bắc ngang sôg Tonle Sap vốn bị đánh sâp trong chiến tranh”.

Không còn hy vọng gì vào sự nhiệt tình của các nước giàu. Hun Sen nói “Vì lý do này, tôi cho rằng có lẽ khu vực kinh tế tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc tái thiết kinh tế”.

Về việc tìm nguồn cho kế hoạch kinh tế lớn, ông nói “Theo sự đánh giá ban đầu được Bộ trưởng Kế hoạch của chúng tôi đưa ra, chúng tôi sẽ cần 1,2 tỷ đô la để tái thiết cơ sở hạ tầng. Nhưng chúng tôi có ba ưu tiên hàng đầu hơn tất cả các ưu tiên khác. Quốc gia của chúng tôi là một nước nông nghiệp với hơn 90% dân số là nông thôn. Do đó, bất cứ chính đảng nào cầm quyền không thể bỏ qua các khía cạnh nông nghiệp”.

Ông nói, ưu tiên thứ hai liên quan đến tình trạng thiếu thốn về phương tiện vận chuyển và truyền thông, nếu quốc gia ông không thể phát triển nhanh chóng cầu đường và truyền thông, thì nền kinh tế sẽ vẫn bị chậm tiến. Ưu tiên thứ ba là cung cấp nguồn điện thích đáng; nếu không, sản lượng công nghiệp không thể tăng cao.

Ông ở vào tình thế chơi với. Thời điểm khi chính phủ của ông phải đối phó với các lệnh cấm vận từ những nước như Mỹ và Singapore thì Liên Xô, liên minh lớn nhất của họ đã bắt đầu tan rã. Năm 1991, Liên Xô giảm bớt các khoản tín dụng của họ cho Campuchia từ mức 100 triệu đô la hàng năm xuống chỉ còn 12 triệu đô la. Một liên minh gắn bó khác của Campuchia là Cuba cũng không còn giải quyết được gì nhiều, vì họ cũng bị cắt giảm nghiêm trọng nguồn tài trợ của Liên Xô. Campuchia dựa vào các khoản tín dụng của Liên Xô để mua xăng dầu , đã quay sang Singapore để đáp ứng cho như cầu về xăng dầu của quốc gia và các nhà cung cấp dầu của Singapore đã sẵn sàng kiếm chác được ở cơ hội ấy. Các chiều hướng này đủ để cho Hun Sen phải nhức đầu. Sự che chở ở trên đã sụp đổ lên ông khi Liên Xô tan rã.

Ông nói “Vào năm cuối cùng, các mối quan hệ thương mại của chúng tôi với Liên Xô đã không còn mang lại kết quả gì nhiều. Các sinh viên của chúng tôi đã lên tàu từ Liên Xô quay về và các giáo viên người Nga cũng trở về nước. Một số hợp đồng lâm vào giai đoạn khó khăn. Tất cả các vấn đề này đều không có nguyên nhân nào gây ra vì giữa hai quốc gia không có vấn đề chính trị nào. Trong thực tế, người Nga và các bang độc lập khác tiếp tục có nhận xét tốt về chúng tôi”.

Không có vấn đề gì gây khốn đốn cho chính phủ của ông hơn quyết định cắt giảm sự trợ giúp của Việt Nam , đa phần sự trợ giúp này bị cắt xén dần khi Hà Nội rút quân vào năm 1989. Nhưng sau khi Liên Xô giảm bớt tài trợ của họ cho Việt Nam vào năm 1991, Hà Nội cũng đã bị ảnh hưởng. Hiệp định Hòa bình đã phương hại đến thời cơ mang lại sức mạnh tinh thần Đông Dương giữa Việt Nam và Campuchia , vì hiệp đình này đòi hỏi Việt Nam và Trung Quốc, các vai chính trong cuộc nội chiến Campuchia , không được can thiệp vào Campuchia nữa.

Hun Sen trầm tư về điểm này và nói “Bất cứ sự thỏa thuận hoặc hiệp ước nào với Việt Nam vốn không còn phù hợp với Hiệp định Paris sẽ bị mất hiệu lực; và các văn bản thỏa thuận khác còn phù hợp với hiệp định Paris sẽ được tiếp tục, nhất là các hợp đồng về kỹ thuật, khoa học và văn hóa. Chúng tôi không những tiếp tục hợp tác với Việt Nam mà còn cả với các nước khác”.

Một hiệp ước về quốc phòng quan trọng với Việt Nam đã bị đình chỉ, vì nó không phù hợp với Hiệp định Hòa bình Paris. Việt Nam đã rút quân vào năm 1989; do đó, hình ảnh của Hun Sen dần được minh oan. Dưới con mắt quốc tế, dường như ông ngày càng không còn phụ thuộc vào sự đùm bọc của Việt Nam .

Khi mà Hun Sen cuối cùng có vẻ đã được thừa nhận nhiều hơn thì một lần nữa, ông bị lôi kéo vào cuộc tranh luận đang đà dâng cao. Trong vài tháng trước khi ký Hiệp định Hòa bình vào tháng 11 năm 1991, các Bộ trưởng của Hun Sen ở Phnom Penh bị nhiều tai tiếng tham nhũng. Nhưng đó chỉ là tin đồn, và không ai có thể chứng minh các lời buộc tội ấy. Một tài xế xích lô chở chúng tôi đi lòng vòng Phnom Penh , đã không sao nhịn được không chỉ trích về các biệt thự của các vị Bộ trưởng đang ở.

Chỉ ngón tay vào các dãy biệt thự trang nhã của Bộ trưởng được quét vôi trắng khi chúng tôi đi ngang, ông nói “Lương của họ rất ít. Sao họ có thể giàu vậy ?”.

Một viên chức trong chính phủ Hun Sen nhận xét “Vào năm 1979, không ai trong số họ có của cải riêng tư và chẳng ai có nhà và ô tô. Nhưng trong vòng 10 năm, họ đã thu vén cho mình số của cải đồ sộ, và điều này đã khiến cho chúng tôi phải tự hỏi phần đông chúng tôi còn quá nghèo mà sao các Bộ trưởng này lại mau giàu đến thế ?”.

Khi Sihanouk trở về Phnom Penh vào cuối năm 1991, một trong những điều đầu tiên ông để ý thấy là lối sống của dân chúng cho thấy sự trái ngược. Một bên là các Bộ trưởng và quan chức đang sống trong các biệt thự kiểu tây của họ; còn bên kia là đại đa số dân nghèo, thậm chí không có lấy chiếc xe đạp và họ chỉ kiếm được chút tiền thù lao rẻ mạt để kéo dài sự sống cho thể xác lẫn tâm hồn. Điều đó đã vượt quá sức chịu đựng của Sihanouk , và văn phòng của ông đã ra tuyên bố công khai buộc tội chính phủ Hun Sen tham nhũng. Một trong các sĩ quan hầu cận riêng của Sihanouk , Julio Jeldres đã đưa lý lẽ chung chung là từ mức độ đục khoét lớn cho tới các vụ ăn cắp nhỏ. Ông nói rằng các quan chức bán mọi thứ từ đất đai, nhà cửa chính phủ sở hữu cho tới các nhà máy và các trang thiết bị văn phòng – bóng đèn điện, bàn ghế. Nhưng Hoàng cung chỉ có thể đưa ra những lý lẽ không buộc tội ai, họ không có quyền hành để thực thi.

Chúng tôi ở Phnom Penh khi các lời buộc tội này được đưa ra lần đầu. Nhưng chúng tôi không thấy chứng cớ thuyết phục nào về những hành vi sai trái. Chúng tôi biết chính phủ không điều hành được các nhà máy của họ và đã cho các công ty nước ngoài thuê trả tiền hàng tháng. Một quan chức trong Bộ kế hoạch đã cho chúng tôi biết là ít nhất 60 nhà máy đã được cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê, nhưng tất cả các hợp đồng này đều công khai minh bạch và tiền thuê được các Bộ thu.

Sự phản ứng của Hun Sen là vũ khí quan trọng nhất chống lại tình trạng tham nhũng đang đà phát trieenr. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi đã tới lúc kết thúc, một loạt các sĩ quan phụ tá Thủ tướng đã cẩn thận ghi chép lại mọi lời ông phát biểu, đã tỏ ra cảm thấy nhẹ nhõm. Khuôn mặt của Hun Sen thoáng hiện lên một nụ cười thoải mái khi chúng tôi chia tay. Người hướng dẫn của chúng tôi, Leng Sochea có vẻ hài lòng ra mặt là chúng tôi đã có thể gặp được người lãnh đạo của ông.

Sau đó, Sochea nói “Không thể tin được. Hun Sen ít khi gặp các nhà báo”. Rồi ông nói tiếp “Chúng tôi sẽ phải nghiên cứu văn bản của cuộc phỏng vấn kỹ lưỡng, vì ông đã nói nhiều điều đặt ra định hướng chính sách mới cho Campuchia “.

Cuộc gặp gỡ kế tiếp của chúng tôi với Hun Sen diễn ra một năm sau đó vào ngày 5 tháng 1 năm 1993 ở Phnom Penh . Đó là ngày thứ ba đầu tiên của năm mới, và Hun Sen đang nói chuyện với một nhóm làm công tác xã hội tại Điện Chamkarmon kiểu Khơme, có nghĩa là ‘vườn tằm’, được dùng làm nơi đón tiếp các nhân vật cao cấp nước ngoài. Điện này là nơi nhiều nhân viên của các tổ chức phi chính phủ, các quan chức Liên Hiệp Quốc và những người làm công tác truyền thông đại chúng lui tới liên hệ với Thủ tướng. Sau này, khi chúng tôi đến Hun Sen cũng nhận ra ngay chúng tôi.

Ông hỏi thăm “Hai vị có khỏe không ?”. Chúng tôi hỏi xem liệu ông có thời gina dành cho cuộc phỏng vấn hay không, không chần chừ ông trả lời đồng ý ngay.

Ồng nói “ Đi theo tôi. Chúng ta sẽ nói chuyện riêng trong một phòng khác”.

Cách cư xử của ông cho thấy đây là người không bao giờ cần hỏi ý kiến của các sĩ quan phụ tá của mình trước khi đưa ra quyết định về chuyện gặp ai. Ông đi thoăn thoắt ra khỏi phòng họp, xuyên qua hành lang nơi các nhà ngoại giao và giới truyền thông đã tụ tập ở đấy để vào một phòng họp lớn, theo sau là người thông dịch của ông. Uch Kiman và một tướng lãnh cấp cao trong lực lượng vũ trang của ông, người này đeo đồng hồ Rolex vàng và ngồi im lặng suốt cuộc thảo luận ấy.

Đó là một căn phòng lịch lãm, nhưng không trang trí bày biện theo kiểu đặc biệt Campuchia . Sàn nhà được trải thảm trong có vẻ đặc trưng Việt Nam , một điểm nhắc nhở về mối quan hệ của Hun Sen với Hà Nội, và các bức tranh lớn mô tả về đời sống của dân làng Campuchia được treo thẳng hàng trên tường. Vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng ngồi liền bên để có thể được hỏi ý kiến ngay, nhưng Hun Sen không cần sự nhắc nhở nào. Nhân vật ở vùng thôn quê ấy đã dày dặn chín chắn hơn tuổi 41 của mình.

Ông có một lợi thế hơn các đối thủ chính trị của ông là tuổi tác của mình. Vào buổi sáng đó, chỉ còn cách cuộc bầu cử 5 tháng, ông nói nếu cuộc bầu cử này không thể tổ chức vào tháng 5 thì nó sẽ không thể tổ chức bầu cử được trước năm 2000.

Ông nói “ Vào lúc ấy thì tôi đã 48 tuổi. Nhưng có lẽ tôi sẽ sống lâu hơn so với nhiều nhà chính trị cao niên”.

Đó là một buổi sáng không may đối với ông. Ông nghe tin trên đài BBC là Sihanouk đã đe dọa không hợp tác với chính phủ của ông hoặc với UNTAC. Bước đi này là phản ứng tức giận đối với vụ giết các đảng viên Funcipec được cho là do các nhà hoạt động chính trị của Đảng CPP. Các nhà ngoại giao nói rằng bản thân Hun Sen không dính líu tới, và chiến dịch vận động dùng đến bạo lực đã được chỉ đạo bởi một số người có lập trường cứng rắn nào đó trong Đảng CPP không thích tinh thần cải cách của ông. Có nhiều người trong đảng này cảm thấy hiệp định hòa bình đã đi ngược lại quyền lợi của đảng và họ muốn tiếp tục chống lại để bảo vệ quyền lực chính trị của họ đối đầu với chiều hướng đe dọa từ kết quả của thùng phiếu.

Nhưng Hun Sen đã vượt qua được nhiều cơn sóng gió chính trị, ông không bị chao đảo bởi tin mà Sihanouk đang làm quay cuồng con thuyền chính trị. Trong bộ sắc phục xanh, ông nhìn có vẻ bình dân hơn cách đây một năm. Một vài phút đầu, nói chuyện với các nhân viên phụ tá, ông đã gặng hỏi lại chuyện Khơme Đỏ rút ra khỏi Hiệp định hòa bình , và gọi họ là những kẻ nổi loạn và sống ngoài vòng pháp luật. Nhưng đất nước này không còn được đảng của Hun Sen điều hành mà do UNTAC cai quản. Do đó, Hun Sen không thể đặt phe du kích ra ngoài vòng pháp luật, phe cánh này muốn rút chân ra khỏi tiến trình hòa bình và không chịu giải giới. Yêu cầu của Hun Sen không được Liên Hiệp Quốc dùng đến. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993, chính phủ mới bắt đầu cầm quyền, và đã thành công trong việc đặt Khơme Đỏ ra ngoài vòng pháp luật. Không giống như Khơme Đỏ , đảng của Hun Sen thực hiện theo hiệp định hòa bình và bàn giao chính quyền cho UNTAC theo đúng quy định. Hành động tỏ thiện chí ấy đã đem lại cho ông một số thành quả tích cực cho uy tín của mình.

Kinh nghiệm làm việc của ông với các tướng lĩnh ăn lương của UNTAC và các quan chức cao cấp như thế nào ?

Ông nói một cách nghiêm túc “Chúng tôi xem đây là một bổn phận mà chúng tôi phải thực hiện đầy đủ theo khuôn khổ của Hiệp định Paris. Còn về mặt tài chính, chúng tôi xem việc cai quản của UNTAC là một sự trợ giúp kỹ thuật. Chúng tôi xem cách quản lý của UNTAC như một phương thức để học hỏi cách làm thế nào chống lạm phát và cũng là cách để ngăn chặn những hành vi phạm pháp từ các viên chức của chúng tôi”.

Ông hít một hơi thuốc lá dài, tỏ ra thích thú với tác dụng của khói thuốc vào phổi trong khi ông chờ câu hỏi kế tiếp.

Đảng CPP đã thực hiện đúng hiệp định hòa bình bằng cách chuyển giao 5 trong số các Bộ của họ cho UNTAC quản lý, nhưng Khơme Đỏ đã không chịu quy phục UNTAC. Thái độ không theo đúng nguyên tắc này đã ảnh hưởng đến hiệp định hòa bình như thế nào ?

Bất ngờ như có vẻ giận dữ, ông nói “Hiện nay chúng tôi đang yêu cầu UNTAC thực hiện việc kiểm soát tương tự đối với các đảng phái khác đã ký vào hiệp định hòa bình. Chúng tôi biết Khơme Đỏ sẽ không tuân thủ. Nếu chúng tôi viện cớ rằng chính vì Khơme Đỏ không tuân thủ, nên chúng tôi cũng sẽ không tuân thủ, thì có nghĩa là chúng tôi bị rơi vào cái bẫy của Khơme Đỏ . Do đó, chúng tôi nhất định đòi hỏi Khơme Đỏ phải bị loại ra khỏi tiến trình hòa bình”.

Sau đó, ông chuyển sự tức giận của mình sang các đảng phái của Ranariddh và Son Sann.

Ông nói “Liên quan đến hai đảng này, chúng tôi nhất định yêu cầu UNTAC phải có sự kiểm soát tương tự đối với họ, nhất là về lĩnh vực tài chính của họ, vì chắc chắn không được có sự ảnh hưởng tài chính đến cuộc bầu cử. Ngay bây giờ, vấn đề ở chỗ là các đảng này lấy tiền đâu để chi cho chiến dịch vận động chính trị của họ ? Họ không có nguồn thu nào, ví dụ như các đồn điền cao su, công nghiệp, nông nghiệp hoặc thuế . Vậy, họ có nhận được sự trợ giúp của những người nước ngoài không ? Nếu họ làm như vậy thì điều đó có phù hợp với Hiệp định Hòa bình không ? Điều đó có phù hợp với môi trường chính trị trung lập mà Liên Hiệp Quốc muốn tạo ra không ?

Mối lo lắng lớn nhất của ông vào buổi sáng thứ ba đó là Khơme Đỏ đã mở rộng các vùng họ kiểm soát. Ngay đầu buổi sáng đó, một tướng lĩnh của các lực lượng vũ trang đảng CPP đã giải thích phe du kích có thể làm điều này như thế nào. Điều đáng sợ là họ đã bắt đầu không những kìm kẹp những người dân bình thường ở vùng quê mà thực ra Khơme Đỏ còn tiến hành đe dọa chặt tay những người dám đi bỏ phiếu. Các viên chức phụ trách bầu cử UNTAC đóng ở các tỉnh xa xôi cũng sống trong lo sợ.

Hun Sen báo trước “Nếu chúng tôi dùng các biện pháp nhanh chóng thích hợp để không cho Khơme Đỏ mở rộng vùng kiểm soát, tôi tin là cuộc bầu cử có thể được tổ chức”.

Tình trạng rắc rối là UNTAC chỉ có khoảng 2 tỷ đô là mà vẫn chưa tạo ra được những điều kiện cho cuộc bầu cử chỉ còn 5 tháng nữa sẽ diễn ra. Không phải chỉ có báo chí Campuchia và nước ngoài chỉ trích UNTAC về việc họ đã không đưa được Khơme Đỏ đi vào tiến trình hòa bình. Chính Hun Sen cũng lấy làm bực mình.

Ông nói “ Nếu UNTAC không dũng cảm tiến hành nhiệm vụ họ được ủy thác và nếu lúc nào UNTAC cũng tiếp tục rút lui (bất cử khi nào bị Khơme Đỏ đe dọa), nếu UNTAC không cho chúng tôi quyền tự bảo vệ (nếu bị Khơme Đỏ tấn công), thì điều đó có nghĩa là cuộc bầu cử sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, ngay cả đến thời điểm thích hợp cuộc bầu cử có thể vẫn không được tổ chức”.

Sau khi suy nghĩ một lúc, ông nói thêm “Tuy nhiên, điều đó chưa quá trể. Chúng tôi vẫn có thể tìm được các biện pháp thích hợp”.

Vào buổi sáng êm ả đó, sự đe dọa của phe du kích dường như đã được thổi phồng quá đáng. Chúng tôi  hỏi Hun Sen liệu ông sẽ có nhường một phần Campuchia cho Khơme Đỏ hay không nếu không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc phải chia cắt đất nước.

Ông ôn tồn nói “Chúng tôi không thể chấp nhận việc chia cắt Campuchia . Và ông nói thêm “Chúng tôi cũng không thể để cho nổi loạn. Thái Lan và Malaysia cả hai đều đã đề cập đến vấn đề như vậy và đã tìm ra một giải pháp chung”.

Khi được hỏi liệu chính phủ của ông có chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Khơme Đỏ hay không, nếu họ cố giành lại chính quyền bằng biện pháp quân sự, Hun Sen nói “Ngay bây giờ, ngoài chúng tôi ra, không có lực lượng nào khác trong nước có thể đối đầu với sự đe dọa của Khơme Đỏ . Nếu chúng tôi đã không thực hiện quyền tự vệ của mình thì có lẽ UNTAC đã tháo chạy khỏi Campuchia rồi. Các đảng phái khác chỉ có thể làm ầm ỹ lên về những hành động của Khơme Đỏ , nhưng họ không có bất cứ khả năng nào đối đầu với chúng. Chừng nào Nhà nước Campuchia còn tồn tại, thì bấy lâu còn có Đảng CPP và chừng nào Heng Samrin, Chea Sim và Hun Sen còn sống, thì Khơme Đỏ không đời nào có thể đưa chế độ của họ quay trở lại. Nhân dân thực sự tin tưởng vào đảng của chúng tôi, chứ không phải vào các đảng phái khác”.

Với một nụ cười thoải mái, ông nói thêm “Nhân dân Campuchia bây giờ đang bắt đầu nói đùa rằng UNTAC sẽ chạy trốn Khơme Đỏ nhanh hơn người dân Campuchia , vì họ có ô tô và máy bay tùy ý sử dụng, trong khi người dân Campuchia chỉ có xe đạp và xe bò”.

Sự khó chịu thực sự của ông lộ ra khi chúng tôi hỏi liệu ông có chấp nhận lời chỉ trích đả kích ngược lại qua báo cáo của UNTAC ‘Sự tác động ngắn hạn của UNTAC đối với nền kinh tế Campuchia’, trong đó khẳng định là mức lạm phát đã lên đến khoảng 150% không phải do UNTAC gây ra, nhưng do chính phủ Hun Sen . UNTAC đã đổ lỗi cho họ đã làm tăng mức lạm phát là do việc in tiền để cấp bù cho sự thâm thủng ngân sách, nhưng các nhà kinh tế độc lập đã tấn công vào UNTAC với lực lượng gồm 22.000 binh lính đã bơm khoảng 2 tỷ đô la vào nền kinh tế Campuchia , đẩy giá thực phầm và nhà ở vượt ra khỏi tầm với của người dân thường. Hun Sen bác bỏ lời cáo buộc việc sử dụng máy in tiền bừa bãi đã gây ra lạm phát.

Ông nói “Chúng tôi có sự nhất trí trong nội bộ là phải duy trì việc chi tiêu trong giới hạn thu nhập để thực hiện chính sách ổn định kinh tế của chúng tôi. Trong 4 tháng qua, chúng tôi không dùng máy in tiền . Và chúng tôi đang cố gắng không in thêm tiền nữa”.

Ông nói “UNTAC đã cố tránh trách nhiệm của họ ở Campuchia , nói chung về các khía cạnh kinh tế. Chúng tôi không xác định UNTAC là nguyên nhân chính gây bất ổn kinh tế và lạm phát. Nhưng UNTAC nên thừa nhận là họ không góp phần vào sự ổn định kinh tế. Sự có mặt của họ ở đây, và sự gia tăng tiêu thụ cục bộ đã tạo ra vấn đề giá cả tăng cao. Sản lượng của chúng tôi vẫn như trước, nhưng số nhân khẩu đã tăng thêm”.

Ông nói “Một lý do lạm phát khác là quân đội và nhân viên dân sự của UNTAC khi tiêu dùng đã không chịu đổi đô la Mỹ sang tiền địa phương. Điều này gây ra sự mất lòng tin vào đồng tiền của chúng tôi. Về mặt chính trị, điều này rất quan trọng, vì sự mất lòng tin vào đồng tiền của Nhà nước sẽ phản ánh sự mất lòng tin vào chính sách của chúng tôi và nó có ảnh hưởng rất lớn.

Liệu ông có yêu cầu Trưởng phái bộ UNTAC, Akashi ra lệnh cho 22.000 nhân viên của ông ta dùng tiền riel của Campuchia thay cho tiền đô la Mỹ không ?

Hun Sen nói “Tôi đã hai lần nêu vấn đề này với ông Akashi từ tháng 8 năm 1992, và ông ta đã hứa sẽ xem xét. Cách đây hai ngày, tôi đã ký một giác thư và gửi nó cho ông ta để yêu cầu nhân viên UNTAC đổi 10% tiền lương hoặc thu nhập của họ, số tiền định chi tiêu ở địa phương sang tiền riel. Cho tới nay, tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời”.

Hun Sen đã nhận được thư trả lời của Akashi. Theo biểu hiện bên ngoài, UNTAC đã tự bào chữa cho mình về trách nhiệm làm phương hại đến người dân Campuchia . Những người bán rau củ nói rằng do nhân viên của UNTAC mua khối lượng rất lớn nên giá khoai tây đã tăng từ 200 riel/ký vào tháng 12 năm 1992 lên 450 riel/ký. Khi các nhà buôn bắt đầu đầu cơ, thì giá cả đã tăng lên gấp 5 lần. Akashi vẫn không có phản ứng gì đối với tình trạng khẩn cấp ấy và chỉ vào tháng 4 năm 1993, ông mới cho người dân Campuchia biết là UNTAC đang xem xét việc đưa thêm gạo vào thị trường.

Một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang ây bứt rứt tâm trí ông. Ông tiết lộ là chính phủ sẽ phải tìm cách giải quyết 30% khoản thiếu hụt ngân sách, điều đó có nghĩa là không có tiền để tài trợ cho một phần ba công cuộc phát triển đất nước.

Ông nói “Theo lời cam kết của Ngân hàng Thế giới, vào năm 1993, Campuchia sẽ nhận được 75 triệu đô la tài trợ, trong đó 35 triệu đô la sẽ được dành riêng cho việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng nội địa”.

Lại mỉm cười, ông nói thêm “Nếu khoản tài trợ này sẵn sàng, thì khoản thiếu hụt ngân sách đã dự kiến sẽ giảm bớt”.

Dù Ngân hàng Phát triển châu Á đã không lãng phí thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cho Campuchia trị giá hơn 70 triệu đô la đầu tư vào điện lực và xây dựng hệ thống thủy lợi, nhưng Ngân hàng Thế giới lại có các kế hoạch khác. Ngay cả khi Hun Sen bày tỏ hy vọng là Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay tiền, thì khoản vay đó đã không đi đến kết quả nào. Một vài ngày sau, Michael Ward, một quan chức của Ngân hàng Thế giới làm phụ tá cố vấn kinh tế cho UNTAC nói rằng khoản tín dụng 75 triệu đô la mặc dù đã được chấp thuận theo nguyên tắc, nhưng vào phút cuối lại bị bế tắc.

Không còn mấy hứng thú, ông nói “Nếu hoạt động kinh doanh buôn bán ở thủ đô đã biết rõ là Ngân hàng Thế giới trút bỏ gánh nặng về khoản vay 75 triệu đô la của Campuchia ,và nếu tình hình chính trị ở Campuchia trở nên xấu hơn thì sẽ gây thảm họa cho các  hoạt động kinh doanh này”.

Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới đáng lẽ đã đến Phnom Penh vào tháng giêng năm 1993 lại bất ngờ bị hủy bỏ, vì hiện nay ngân hàng này đánh giá bất cứ khoản vay nào cho Campuchia đều bị xem là quá rủi ro. Ông Ward nói thêm, một lý do khác tại sao khoản vay ấy đã bị trở ngại là vì đã trở nên khó khăn hơn cho UNTAC đàm phán với Sihanouk khi ông đã đi Bắc Kinh để chữa bệnh ung thư. Trước khi khoản vay này có thể được phê chuẩn, cần phải có ấn triện của Hoàng thân chấp thuận, nhưng ông đã từ chối cho ấn tín xác nhận vào giai đoạn đó. Điều này đã cho thấy sự dửng dưng của ông ta với hoàn cảnh khó khăn của người dân, họ sẽ phải bị gây khổ sở thêm một ít thời gian nữa.

Cuộc nói chuyện kéo dài cả tiếng đồng hồ đã khép lại, và chúng tôi bắt tay nhau từ biệt, còn lại Hun Sen và vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng trầm tư suy nghĩ về vùng đất họ đã bị mất vào tay phe du kích.

Sự tin tưởng vào hoạt động kinh doanh đã xuống tới mức thấp nhất chưa từng thấy vào ngày 3 tháng 5, khi phe du kích Khơme Đỏ mở cuộc tấn công đột ngột vào Siem Reap, thành phố cửa ngõ dẫn vào Angkor Wat. Các tay súng bắn rốc két vào các đường phố và quăng lựu đạn để cố gây thiệt hại kinh tế và phá vỡ cuộc bầu cử vào cuối tháng.Người phát ngôn của UNTAC, Ẻic Falt nói rằng đó là một cuộc tấn công lớn nhất ở khu vực này trong hơn hai năm qua. Chính phủ Hun Sen đã cho biết khoảng 300 du kích đã đánh vào phi trường Siem Reap, một trạm điện lực và chợ, cũng như Sở chỉ huy tỉnh đội của chính phủ. Chiến sự đã làm cho 14 quân du kích tử vong, 2 du kích bị bắt giữ. Một lính bảo hoàng và một lính chính phủ thiệt mạng trong trận chiến đã kết thúc sau đó 5 giờ. Nhưng Falt đưa ra con số tử vong là 7 người – 4 du kích Khơme Đỏ, 1 lính chính phủ và 2 thường dân Campuchia .

Quân Liên Hiệp Quốc thuộc tiểu đoàn New Zealand đã chống trả và cuối cùng buộc quân du kích phải tháo lui. Sau đó, Sieam Reap đã được bàn giao lại cho quân đội chính phủ kiểm soát. Sự ảnh hưởng của cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào kinh tế khiến cho du khách không dám đến khu hoạt động dịch vụ du lịch lớn nhất nước, đền Angkor Wat. Ngay cả trước cuộc tấn công, ngành du lịch đã cho biết bị sụt giảm với tỷ lệ khách nghỉ ở khách sạn của họ từ 90% trong năm trước xuống còn 50%.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Cambodiana thì đã được một viên chức chính phủ gọi thức dậy. Ông cho chúng tôi biết về một cuộc gặp gỡ với Tướng Pann Thay, người đã bỏ hàng ngũ Lực lượng vũ trang giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLAF) của Son sann và đã gia nhập quân đội của Hun Sen . Vị tướng xuất hiện với bộ quân phục kaki được đính lên một hàng huy chương và đeo ngù vai, đã đưa ra lý lẽ rằng lính của quân đội Ranariddh đã tham gia với Khơme Đỏ trong cuộc tấn công vào Siem Reap. Vị tướng này cho biết một trung tá và một lính thuộc Quân đội Quốc gia Campuchia Độc lập (ANKI) của Ranariddh đã bị bắt. Nếu điều đó là sự thật thì nó đã xác nhận lời buộc tội những người bảo hoàng vẫn còn liên minh với phe du kích. Người phát ngôn của UNTAC đưa ra câu trả lời cũ rích của ông ta “Tôi không thể xác nhận các lý lẽ này”. Tuy nhiên, một sĩ quan quân đội của UNTAC cho chúng tôi biết là một số quân du kích Khơme Đỏ đã bị bắn chết vào đầu năm ở tỉnh Kompong Cham được tìm thấy có mang thẻ đảng viên Funcipec của Ranariddh.

Tướng Thay nói “Chúng tôi đã thấy một sĩ quan của Funcipec ở Siem Reap ném một quả lựu đạn và một lính Funcipec khác chạy một chiếc mô tô xuyên qua thành phố và chúng tôi đã bắn anh ta. Sau đó chúng tôi thấy một trung tá của Funcipec lái chiếc xe jeep do Trung Quốc chế tạo bắn tứ tung, chúng tôi đã bắt ông ta”.

Ông nói “Chúng tôi đã giữ ông ta trong hai hoặc ba ngày”.

Thứ trưởng Uch Kiman, thông dịch viên của Hun Sen cũng có mặt vào lúc đó, nói “Thậm chí trước đây, chúng tôi đã bắt gặp quả tang các viên chức của Funcipec gây tội ác. Chúng tôi kết luận rằng có sự câu kết giữa Khơme Đỏ và Funcipec”.

Ông nói, lính của Funcipec đã phá sóng liên lạc vô tuyến trong quân đội của ông trong khi tấn công ở Siem Reap bằng cách dùng máy thu phát vô tuyến xách tay của Khơme Đỏ .

Liệu ông có yêu cầu Trưởng phái bộ UNTAC, Akashi ra lệnh cho 22.000 nhân viên của ông ta dùng tiền riel của Campuchia thay cho tiền đô la Mỹ không ?

Hun Sen nói “Tôi đã hai lần nêu vấn đề này với ông Akashi từ tháng 8 năm 1992, và ông ta đã hứa sẽ xem xét. Cách đây hai ngày, tôi đã ký một giác thư và gửi nó cho ông ta để yêu cầu nhân viên UNTAC đổi 10% tiền lương hoặc thu nhập của họ, số tiền định chi tiêu ở địa phương sang tiền riel. Cho tới nay, tôi vẫn chưa nhận được thư trả lời”.

Hun Sen đã nhận được thư trả lời của Akashi. Theo biểu hiện bên ngoài, UNTAC đã tự bào chữa cho mình về trách nhiệm làm phương hại đến người dân Campuchia . Những người bán rau củ nói rằng do nhân viên của UNTAC mua khối lượng rất lớn nên giá khoai tây đã tăng từ 200 riel/ký vào tháng 12 năm 1992 lên 450 riel/ký. Khi các nhà buôn bắt đầu đầu cơ, thì giá cả đã tăng lên gấp 5 lần. Akashi vẫn không có phản ứng gì đối với tình trạng khẩn cấp ấy và chỉ vào tháng 4 năm 1993, ông mới cho người dân Campuchia biết là UNTAC đang xem xét việc đưa thêm gạo vào thị trường.

Một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang ây bứt rứt tâm trí ông. Ông tiết lộ là chính phủ sẽ phải tìm cách giải quyết 30% khoản thiếu hụt ngân sách, điều đó có nghĩa là không có tiền để tài trợ cho một phần ba công cuộc phát triển đất nước.

Ông nói “Theo lời cam kết của Ngân hàng Thế giới, vào năm 1993, Campuchia sẽ nhận được 75 triệu đô la tài trợ, trong đó 35 triệu đô la sẽ được dành riêng cho việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng nội địa”.

Lại mỉm cười, ông nói thêm “Nếu khoản tài trợ này sẵn sàng, thì khoản thiếu hụt ngân sách đã dự kiến sẽ giảm bớt”.

Dù Ngân hàng Phát triển châu Á đã không lãng phí thời gian chấp thuận các khoản tín dụng cho Campuchia trị giá hơn 70 triệu đô la đầu tư vào điện lực và xây dựng hệ thống thủy lợi, nhưng Ngân hàng Thế giới lại có các kế hoạch khác. Ngay cả khi Hun Sen bày tỏ hy vọng là Ngân hàng Thế giới sẽ cho vay tiền, thì khoản vay đó đã không đi đến kết quả nào. Một vài ngày sau, Michael Ward, một quan chức của Ngân hàng Thế giới làm phụ tá cố vấn kinh tế cho UNTAC nói rằng khoản tín dụng 75 triệu đô la mặc dù đã được chấp thuận theo nguyên tắc, nhưng vào phút cuối lại bị bế tắc.

Không còn mấy hứng thú, ông nói “Nếu hoạt động kinh doanh buôn bán ở thủ đô đã biết rõ là Ngân hàng Thế giới trút bỏ gánh nặng về khoản vay 75 triệu đô la của Campuchia ,và nếu tình hình chính trị ở Campuchia trở nên xấu hơn thì sẽ gây thảm họa cho các  hoạt động kinh doanh này”.

Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Thế giới đáng lẽ đã đến Phnom Penh vào tháng giêng năm 1993 lại bất ngờ bị hủy bỏ, vì hiện nay ngân hàng này đánh giá bất cứ khoản vay nào cho Campuchia đều bị xem là quá rủi ro. Ông Ward nói thêm, một lý do khác tại sao khoản vay ấy đã bị trở ngại là vì đã trở nên khó khăn hơn cho UNTAC đàm phán với Sihanouk khi ông đã đi Bắc Kinh để chữa bệnh ung thư. Trước khi khoản vay này có thể được phê chuẩn, cần phải có ấn triện của Hoàng thân chấp thuận, nhưng ông đã từ chối cho ấn tín xác nhận vào giai đoạn đó. Điều này đã cho thấy sự dửng dưng của ông ta với hoàn cảnh khó khăn của người dân, họ sẽ phải bị gây khổ sở thêm một ít thời gian nữa.

Cuộc nói chuyện kéo dài cả tiếng đồng hồ đã khép lại, và chúng tôi bắt tay nhau từ biệt, còn lại Hun Sen và vị tướng đeo đồng hồ Rolex vàng trầm tư suy nghĩ về vùng đất họ đã bị mất vào tay phe du kích.

Sự tin tưởng vào hoạt động kinh doanh đã xuống tới mức thấp nhất chưa từng thấy vào ngày 3 tháng 5, khi phe du kích Khơme Đỏ mở cuộc tấn công đột ngột vào Siem Reap, thành phố cửa ngõ dẫn vào Angkor Wat. Các tay súng bắn rốc két vào các đường phố và quăng lựu đạn để cố gây thiệt hại kinh tế và phá vỡ cuộc bầu cử vào cuối tháng.Người phát ngôn của UNTAC, Ẻic Falt nói rằng đó là một cuộc tấn công lớn nhất ở khu vực này trong hơn hai năm qua. Chính phủ Hun Sen đã cho biết khoảng 300 du kích đã đánh vào phi trường Siem Reap, một trạm điện lực và chợ, cũng như Sở chỉ huy tỉnh đội của chính phủ. Chiến sự đã làm cho 14 quân du kích tử vong, 2 du kích bị bắt giữ. Một lính bảo hoàng và một lính chính phủ thiệt mạng trong trận chiến đã kết thúc sau đó 5 giờ. Nhưng Falt đưa ra con số tử vong là 7 người – 4 du kích Khơme Đỏ, 1 lính chính phủ và 2 thường dân Campuchia .

Quân Liên Hiệp Quốc thuộc tiểu đoàn New Zealand đã chống trả và cuối cùng buộc quân du kích phải tháo lui. Sau đó, Sieam Reap đã được bàn giao lại cho quân đội chính phủ kiểm soát. Sự ảnh hưởng của cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào kinh tế khiến cho du khách không dám đến khu hoạt động dịch vụ du lịch lớn nhất nước, đền Angkor Wat. Ngay cả trước cuộc tấn công, ngành du lịch đã cho biết bị sụt giảm với tỷ lệ khách nghỉ ở khách sạn của họ từ 90% trong năm trước xuống còn 50%.

Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đang ở trong phòng khách sạn Cambodiana thì đã được một viên chức chính phủ gọi thức dậy. Ông cho chúng tôi biết về một cuộc gặp gỡ với Tướng Pann Thay, người đã bỏ hàng ngũ Lực lượng vũ trang giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLAF) của Son sann và đã gia nhập quân đội của Hun Sen . Vị tướng xuất hiện với bộ quân phục kaki được đính lên một hàng huy chương và đeo ngù vai, đã đưa ra lý lẽ rằng lính của quân đội Ranariddh đã tham gia với Khơme Đỏ trong cuộc tấn công vào Siem Reap. Vị tướng này cho biết một trung tá và một lính thuộc Quân đội Quốc gia Campuchia Độc lập (ANKI) của Ranariddh đã bị bắt. Nếu điều đó là sự thật thì nó đã xác nhận lời buộc tội những người bảo hoàng vẫn còn liên minh với phe du kích. Người phát ngôn của UNTAC đưa ra câu trả lời cũ rích của ông ta “Tôi không thể xác nhận các lý lẽ này”. Tuy nhiên, một sĩ quan quân đội của UNTAC cho chúng tôi biết là một số quân du kích Khơme Đỏ đã bị bắn chết vào đầu năm ở tỉnh Kompong Cham được tìm thấy có mang thẻ đảng viên Funcipec của Ranariddh.

Tướng Thay nói “Chúng tôi đã thấy một sĩ quan của Funcipec ở Siem Reap ném một quả lựu đạn và một lính Funcipec khác chạy một chiếc mô tô xuyên qua thành phố và chúng tôi đã bắn anh ta. Sau đó chúng tôi thấy một trung tá của Funcipec lái chiếc xe jeep do Trung Quốc chế tạo bắn tứ tung, chúng tôi đã bắt ông ta”.

Ông nói “Chúng tôi đã giữ ông ta trong hai hoặc ba ngày”.

Thứ trưởng Uch Kiman, thông dịch viên của Hun Sen cũng có mặt vào lúc đó, nói “Thậm chí trước đây, chúng tôi đã bắt gặp quả tang các viên chức của Funcipec gây tội ác. Chúng tôi kết luận rằng có sự câu kết giữa Khơme Đỏ và Funcipec”.

Ông nói, lính của Funcipec đã phá sóng liên lạc vô tuyến trong quân đội của ông trong khi tấn công ở Siem Reap bằng cách dùng máy thu phát vô tuyến xách tay của Khơme Đỏ .

Campuchia đã quay về điểm xuất phát từ lúc là trại tập trung diệt chủng theo chủ nghĩa Mao Trạch Đông, rồi là một nước Cộng sản và cuối cùng là một nước dân chủ tự do. Chiến dịch vận động bầu cử sáu tuần đã được sắp xếp bắt đầu vào giữa tháng Tư, nhưng mới đầu tháng giêng, Hun Sen , Ranariddh và Son Sann đã tỏa đi khắp các tỉnh để lôi kéo cử tri. Những lời nói khoa trương trước bầu cử đã được những người giữ vai trò chủ đạo dùng để châm chọc lẫn nhau. Ranariddh buộc tội chính phủ Hun Sen tham nhũng, còn Hun Sen lên truyền hình nhà nước trả đũa lại bằng cái cớ là những người Bảo hoàng ăn lương của Khơme Đỏ . Còn về phía họ, Khơme Đỏ đã bắt đầu hăm dọa cử tri.

Reginald Austin, viên chức trưởng ban bầu cử của UNTAC nói “Chúng tôi biết chỉ có 20 trường hợp mà Khơme Đỏ đã xé các phiếu đăng ký của cử tri”.

Thủ đoạn của phe du kích là xé bỏ các phiếu đăng ký ấy và giữ lại một nửa còn tên của cử tri. Họ cảnh cáo dân làng là họ sẽ trở lại và giết những ai đã đi bầu. Nỗi lo sợ sẽ bị nhận ra danh tính và bị lôi ra tra tấn rồi giết đã làm dân làng ở thôn quê hoảng sợ.

Dường như điều đó không thành vấn đề. Trong thời gian bầu cử sáu ngày từ 23 tới ngày 28 tháng 8, khoảng 4,2 triệu cử tri đã đi bầu trong tổng số 4,7 triệu người đã đăng ký đi bầu.

Sihanouk đúng là người dễ gây xúc động. Hoàng thân đã ngồi trên ngai vàng trong hoàng cung, mặc lễ phục Khơme, phát biểu với các cử tọa bắt buộc của ông – chính phủ mới và 120 thành viên Quốc hội đắc cử trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên từ thập niên 1960. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1993, trong bốn tiếng, ông đã nói liên hồi về cuộc đời của mình, các khát vọng đã bị ngăn trở và lý do tại sao ông đã tặng thưởng huy chương cho các Bộ trưởng và bổ nhiệm một số họ thành tướng lĩnh. Sihanouk nói rằng ông quyết định thăng cấp cho con trai ông, Chakrapong lên Tướng ba sao sau khi người này bỏ kế hoạch thành lập chính quyền ly khai gồm ba tỉnh miền đông trước đấy một tháng.

Sihanouk nói “Nhưng Chakrapong ban đầu là một tướng hai sao đã nói vói tôi là anh ấy muốn bốn sao. Vì trong nhiều năm anh ta chưa được thăng cấp. Vì vậy, tôi đã cho anh ta lên thành tướng bốn sao để cho anh ta vui. Tôi chỉ có sao để tặng , chứ tôi không có tiền để cho”.

Từ nơi chúng tôi đứng ở hành lang của đại sảnh trong nghi lễ long trọng của hoàng cung, chúng tôi theo dõi các nghi thức hoàng gia dễ gây buồn ngủ ấy. Nhiều nghị sĩ Quốc hội mới đắc cử trong bộ trang phục mới, ngồi cứng đơ, ngủ gà ngủ gật. Họ lấy làm mừng khi buổi lễ kết thúc và Sihanouk được một người đứng che nằng bằng lọng, rồi ông dẫn họ đi ra tới một nhà rạp ở ngoài trời để ăn trưa.

Lúc ở đó chúng tôi tiến lại chỗ Hun Sen và bắt đầu câu chuyện về hoạt động của ông sau khi không đạt kết quả đáp ứng cho mục tiêu chính trị. Ông đã không mất nhiều ảnh hưởng chính trị của mình, dù đảng của ông đứng vị trí thứ hai trong cuộc bầu cử. Dân chúng ở khắp nước vẫn đánh giá cao ông là một người mà họ có thể tin tưởng, một người có đủ bản lĩnh. Hơn nữa, ông cho là những người chỉ trích ông đã nhìn thấy sự phát triển thế lực của ông với sự lo ngại. Trong mối quan hệ đối tác lạc lõng với Ranariddh, Hun Sen chỉ mới bắt đầu thu xếp cho vai trò mới của ông là đồng Chủ tịch của Chính phủ Lâm thời Campuchia (PNGC) để điều hành đất nước cho tới khi Chính phủ Hoàng gia mới nhậm chức vào cuối tháng 8 năm 1993.

Khi chúng tôi đi vào nhà rạp, Hun Sen nói bằng tiếng Anh không trôi chảy lắm “Đảng của chúng tôi và Funcipec đã bắt tay nhau và cùng hợp tác. Mối quan hệ hiện nay rất tốt đẹp”.

Một tuần trước, Ranariddh cũng đã đưa ra nhận xét tương tự. Những lời phát biểu của Hun Sen và Ranariddh được coi là báo hiệu kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 23 năm, và bắt đầu mở ra một chính phủ liên hiệp thống nhất dân tộc, sẽ khoác lên mình một mặt trận liên hiệp chung.

Đương nhiên, chính trường Campuchia đã diễn biến khác thường : người thắng cử, Ranariddh không thể tự mình đưa ra tuyên bố thành lập chính phủ mới, vì một chướng ngại lớn – ông không đủ hai phần ba số phiếu trong Quốc hội để tự thành lập chính phủ. Nhanh chóng nhận ra  thực tại chính trị của Campuchia , Ranariddh biết rằng ở quốc gia ông có một nguyên lý chung là kẻ chiến thắng giành lấy hết sẽ lại đẩy đất nước lún sâu vào cuộc nội chiến. Ông đã ý thức được là ý nghĩa thực sự của sự hòa giải dân tộc là để chia sẻ quyền lực.

Chúng tôi hỏi Hun Sen khi đang đứng trên sân cỏ của cung điện là liệu PNGC có tiếp tục áp dụng các luật kinh tế hiện nay hay không, ông nói “Các luật hiện hành của chúng tôi về việc đầu tư nước ngoài trực tiếp và ngân hàng, tất cả đều sẽ được duy trì. Không có sự thay đổi nào về các luật cơ bản này, nhưng có lẽ một số luật sẽ được sửa đổi cho phù hợp hơn”.

Ủy ban Quốc gia về Đầu tư nước ngoài, một cơ quan được Hun Sen gây dựng vào thời hoàng kim của chính phủ ông, vẫn còn là một cơ quan phê chuẩn các đơn xin đầu tư, nhưng danh xưng này sẽ không còn nữa khi Ranariddh đưa ra các thay đổi triệt để ngay khi chính phủ mới được thành lập. Đối với đảng thất cử, CPP, tạo được vị thế không tệ. Đảng này kiểm soát 11 Bộ - Funcipec nắm giữ 10 Bộ. Đảng của Son Sann được giao cho 3 Bộ và đảng Molinaka với quy mô nhỏ nắm 1 Bộ.

Được hỏi tại sao Đảng Funcipec nắm giữ ít hơn Đảng CPP 1 bộ, Ranariddh nói “Chúng tôi đã chia đôi cho mỗi Đảng nắm giữ 12 Bộ, nhưng Đảng của chúng tôi đã nhường lại cho Đảng Molinaka một Bộ để cho dung hòa. Chúng tôi làm điều này vì hòa bình”.

Những người của Ranariddh được bố trí phụ trách các Bộ chủ chốt, Sam Rainsy học ngành kế toán ở Paris điều hành Bộ Tài chính và Pou Sothirak học ở Mỹ điều hành Bộ Công nghiệp. Người của Hun Sen – Chia Chanto điều hành Bộ Kế hoạch, Va Huot phụ trách Bộ Thương mại và Kong Sam Ol điều hành Bộ Nông nghiệp.

Khi Hun Sen vẫy chào và đi tới nhà rạp của ngày hội để dùng tiệc trưa của Hoàng gia do Sihanouk khoản đãi, thì rõ ràng là sự thù địch , bạo lực và thái độ coi thường nhau mà các đảng phái chính trị đã không kiềm chế trong thời gian bầu cử đã được bỏ lại phía sau. Cái bánh quyền lợi chính trị ấy đã được chia ra. Ranariddh, người đã đả kích đường lối cải tổ kinh tế của Hun Sen là “sự cố gắng thô thiển để mở rộng tự do kinh tế”, bây giờ đã cộng tác vui vẻ với ông.

Kế hoạch quốc gia của chính phủ mới – phần lớn đi theo các chính sách của SOC trước đây – đã cho thấy sự ảnh hưởng tiếp tục của Hun Sen .PNGC trong thời kỳ quá độ cho rằng chính sách quan trọng trong nước là sự thành lập quân đội quốc gia để bảo đảm sự ổn định. Điều đó sẽ hứa hẹn bảo đảm cho đất nước độc lập hợp pháp, trong khi ấy đặt các nền tảng cho chính sách không đối đầu với các nước láng giềng.

Phần lớn những lời nói khoa trương nhằm tái khẳng định với những người dân quê nghèo là Nhà nước sẽ khôi phục hệ thống thủy lợi, sẽ nhập khẩu phân bón và thuốc trừ sâu, sẽ cung cấp hạt giống, bảo vệ rừng, cho thi hành luật cấm làm nghề cá trong thời gian tôm cá đẻ trứng và phân phối đất đai cho những người lánh nạn trở về quê hương từ các trại ở dọc biên giới Thái. Sau thời gian suy nghĩ, những người soạn thảo chương trình đầy tham vọng này cho rằng phải thật thận trọng cảnh giác để tự bảo vệ mình phòng trường hợp họ không thể đem ra thực hiện “Để chương trình nói trên đi vào thực tiễn, PNGC chỉ tập trung vào các nhiệm vụ cần được tiến hành trong ba tháng trước mắt”.

Quan trọng hơn các đường lối cải tổ, mối quan tâm chủ đạo của những người trong PNGC là tránh để đất nước bị lún sâu vào tình trạng hỗn loạn. Họ đã kêu gọi công chức, quân đội và các đảng viên bảo vệ của công, và tránh các hành động đầu cơ tích trữ mà họ đã báo trước sẽ khó tránh khỏi trừng phạt. Còn có một mối lo sợ rất thực tế là dân chúng sẽ cướp tài sản công, lợi dụng tình trạng chưa có chính phủ trong giai đoạn chuyển tiếp.

Khi Hun Sen bay sang Singapore vào tháng 12 năm 1993, ông đã lo lắng nhiều điều trong chính sách ngoại giao. Trước hết, ông gặp các nhà lãnh đạo Singapore và đến thăm một công ty bia mà ho đã mong mỏi mở một nhà máy ở Campuchia . Kế đến, ông cần phải kiểm tra lại sức khỏe. Đó là sự tầm soát định kỳ cho một chính trị gia thường bị căng thẳng mà ông đã từng nhiều lần bị ngất đi tại các cuộc đàm phán hòa bình vào những năm 1980.

Ông đã phải trải qua bốn vai trò lãnh đạo chính quyền trong một năm – Thủ tướng của SOC cho tới tháng 5, phó Thủ tướng trong chính phủ Sihanouk vắn số, chỉ kéo dài không đến một ngày, đồng Chủ tịch PNGC cho tới tháng 8 và từ tháng 9 ông nắm giữ cương vị Thủ tướng thứ hai.

Quốc gia của ông đang thấy được những triển vọng to lớn ở khu vực. Vào tháng 8, một vài tháng trước ông, Ranariddh, Thủ tướng thứ nhất cũng đã sang thăm Singapore để đặt quan hệ với chuyên gia kinh tế của họ. Vào thời điểm đó, chưa thấy rõ được chiều hướng cụ thể mà Ranariddh đang lèo lái đất nước như thế nào. Và mặc dù là chuyến viếng thăm chính thức Singapore đầu tiên của Hun Sen , nhưng nhiều Bộ trưởng trong đảng của ông đã tạo được các mối quan hệ thông suốt với đảo quóc này. Chea Sim, Chakrapng, và Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hor Nam Hong đã đến thăm Singapore trước ông.

Khi chúng tôi gặp Hun Sen tại khách sạn vào ngày 17 tháng 12, ông đã bắt đầu nói qua một thông dịch viên , nhưng không phải là Uch Kiman, ông này đã được đề bạt lên làm Thứ trưởng trong Bộ Ngoại giao, người thông dịch mới thay thế có tên là Bun Sam Bo. Tuy nhiên, Uch Kiman đã ngồi ở đấy suốt cuộc phỏng vấn, thình thoảng giúp Hun Sen bổ sung vào các chi tiết nhỏ. Ngoài ra, ở trong phòng còn có mặt Mam Sophana, một kiến trúc sư người Campuchia học Mỹ là một thường trú nhân tại Singapore, và đứng đầu một ủy ban hợp tác được hai nước này thành lập.

Để khơi mào cho câu chuyện bắt đầu, chúng tôi hỏi Hun Sen xem ông đang quản lý các Bộ nào và liệu có sự mâu thuẫn nào với Ranariddh hay không.

Với dáng vẻ của một nhà ngoại giao dày dạn, ông nói “Chúng tôi không có một sự sắp xếp nào như thế. Nhìn chung, hai Thủ tướng đảm trách toàn bộ quốc gia. Chúng tôi giải quyết các vấn đề thông qua sự nhất trí”.

Không hài lòng với những gì dường như là một lời phát biểu có tính bao che, chúng tôi đã nhấn mạnh với ông ta liệu sớm muộn hai đảng trong chính phủ liên hiệp này có chống đối lẫn nhau hay không.

Ông nói “Tôi là người phải để tâm đến các vấn đề này. Tôi không nghĩ là có bất cứ sự khác biệt nào. Chúng tôi có các ý kiến giống nhau và hầu như suy nghĩ cũng chẳng khác nhau. Chính sách đối nội, đối ngoại và đường lối về các vấn đề còn tồn tại của chúng tôi, bao gồm vấn đề Khơme Đỏ là hoàn toàn giống nhau. Vì vậy, tôi không cho là có bất cứ vấn đề nào có thể khiến cho hai đảng không nhất trí. Ai cũng cảm thấy ở trong nước và ở hải ngoại, hai đảng đều phải hợp tác với nhau – không chỉ ngày hôm nay, mà còn trong nhiều năm nữa.

Khả năng của hai đảng thắng cử một tay thành lập chính phủ sau cuộc bầu cử vào năm 1998 dường như không hiện thực, vì không có đảng nào hy vọng giành được hai phần ba đa số phiếu cần thiết để tự mình thành lập chính phủ. Đối với các vấn đề phức tạp hơn, toàn bộ chính quyền dân sự đã thỏa hiệp theo các chính sách của Đảng. Ranh giới phân chia đảng phải, chính phủ và tất cả các quan chức của chính phủ đã được xóa bỏ.Công chức và các Bộ trưởng nhất thiết phải là thành viên của các đảng, và điều này đã chính trị hóa toàn bộ bộ máy chính phủ và chính quyền – một mối quan hệ không thể tách rời nhau.

Vào thời điểm này, tương lai của chế độ quân chủ đã không còn chắc chắn. Nhà vua Sihanouk – đã được gọi là quốc vương vào ngày 24 tháng 9 năm 1993, khi ấy đất nước lại trở thành một vương quốc – vẫn còn phải chữa trị căn bệnh ung thư ở Bắc Kinh. Vị quốc vương 71 tuổi này đã lên ngôi, nhưng không trị vì và đã không chỉ định người nối ngôi, tuy nhiên, ông thường nói là ông rất muốn làm như vậy. Có lần ông đề nghị Ranariddh kế vị ông, nhưng Ranariddh đã từ chối vì đang theo đuổi một tương lai xán lạn của một chính sách. Chúng tôi hỏi Hun Sen liệu điều này có nghĩa là dòng dõi kế vị ngôi báu chưa được rõ ràng và có thể nổ ra một cuộc tranh giành ngôi báu tái diễn lại lịch sử Khơme cổ hay không.

Ông nói “Chúng tôi hy vọng nhà vua sẽ sống thọ cho công cuộc thống nhất đất nước. Chúng tôi cần ông không chỉ trong một hoặc hai năm, mà còn trong nhiều năm nữa. Đó là điều tôi ước nguyện”.

Bỏ dở câu hỏi, Hun Sen bắt đầu đề cập về môi trường đầu tư đã được cải thiện. Ông đã đủ dày dạn kinh nghiệm để hiểu được rằng quốc gia của ông sẽ chưa có được nhiều nước viện trợ. Vào hồi năm 1992, ông đã nói với chúng tôi là ông không mấy vui vẻ về tiến độ chậm chạp của viện trợ nước ngoài cho quốc gia ông và đang phải xem xét lại các đề tài đã được thảo luận trước đây.

Ông nói “Thế giới có quá nhiều vấn đề, như ở Somali, Nam Tư, Afghanistan và Angola. Tôi còn lo lắng sẽ có nhiều vấn đề ở các nơi khác trên thế giới – và lúc ấy khoản viện trợ sẽ phải rót vào các nơi khác. Điều chúng tôi muốn thấy là khoản tiền đã cam kết phải đến được nhanh chóng. Một số nước , như Nhật Bản đã dốc hết ngân quỹ rồi”.

Ông trở về Phnom Penh mang theo mình hai chiến lợi phẩm – một giấy chứng nhận sức khỏe tốt của bác sĩ và sự trợ giúp của Singapore để chuẩn bị một dự án lớn xây dựng một xa lộ dài 300 ki lô mét – tạo ra “một xa lộ hành lang phát triển” -  nối liền Phnom Penh với Sihanouville. Ngay cả trước khi con đường này được xây dựng, Khơme Đỏ đã mở các cuộc tấn công dữ dội dọc theo cùng tuyến đường ấy. Ba du khác phương Tây đi bằng đường xe lửa sát với tuyến đường này đã bị bắt cóc và sau đố bị tra tấn và giết chết thê thảm.

Quốc hội đã nhóm họp vào ngày 20 tháng 10 năm 1994. Theo chương trình nghị sự là việc cải tổ nhân sự của nội các chính phủ. Bộ trưởng Tài chính Sam Rainsy là chủ đề chính được đưa ra để lấy ý kiến. Sau khi các nghị sĩ Quốc hội nhất trí biểu quyết bãi miễn ông và một vài Bộ trưởng khác khỏi chức vụ, có thể nhìn thấy Hun Sen và Ranariddh đang nói nhỏ với Rainy. Vào cuối phiên họp, chúng tôi đi qua hội trường gặp Hun Sen , ông cho chúng tôi biết vợ ông đã đi nghỉ ở Singapore.

Hun Sen nói “Vào các ngày này tôi rất bận. Có lẽ chúng ta sẽ ngồi với nhau vào một lúc nào đó không xa”.

Sau một vài tháng, chúng tôi bất ngờ gặp Hun Sen trên một chuyến bay từ Phnom Penh đi Singapore. Ông nở một nụ cười và nói rằng ông sẽ phải trải qua một cuộc giải phẫu tại một bệnh viện Singapore để cắt một khối u nhỏ ở lưng.

Ông nói “Không có gì nghiêm trọng. Tôi sẽ còn sống lâu, rất thọ” rồi ông trở lại khoang dành cho các ghế hạng nhất.

Năm 1995, lời cam kết về chế độ dân chủ của Hun Sen đã bị đặt thành vấn đề, vì việc giải quyết trong chính phủ của ông về vấn đề Sirivudh, đã từ chức Bộ trưởng ngoại giao vào năm 1994, và được người ta tin rằng có các bất đồng nghiêm trọng với cả Hun Sen lẫn Ranariddh. Trong một loạt những sự kiện kỳ lạ, vào tháng 11 năm 1995, Sirivudh đã bất ngờ bị quản thúc vì bị cho là có liên quan đến vụ âm mưu ám sát Hun Sen . Sirivudh đã bác bỏ lời buộc tội ấy, nhưng Bộ Nội vụ cho biết họ có “bằng chứng thuyết phục” là Sirivudh có dính líu đến âm mưu đó. Bộ này đưa ra một cuốn băng ghi âm một cuộc nói chuyện của Sirivudh với một nhà báo. Nhà báo này đã có các suy nghĩ ngược lại và nói là Sirivudh có thể đã nói đùa lúc ông nói ra các chuyện đó. Các nhóm nhân quyền và nhà ngoại giao cảnh báo là Campuchia đang biến thành một nước có xu hướng đàn áp. Các luật sư Campuchia nói rằng Sirivudh có thể phải đối mặt với mức án tù 10 năm nếu ông ta bị tìm thấy bằng chứng phạm tội.

Điều cuối cùng vào lúc đó, Sihanouk muốn dành cho Sirivudh là đối mặt với một sự thử thách, ba tuần sau khi Sirivudh bi bắt, Sihanouk đã đề nghị một giải pháp : trục xuất Sirivudh sang Pháp để tránh cho ông ta không bị xét xử gây mất thể diện. Lời đề nghị ấy nhanh chóng được Hun Sen và Ranariddh chấp nhận, cả hai ông đều xem đó là một cơ hội để loại một đối thủ chính trị ra khỏi chính trường một cách êm xuôi. Những người chỉ trích cho rằng chính phủ đã vu cáo con bài chủ để trả đãu đối thủ. Sirivudh đã giành được sự ủng hộ cho động cơ của mình ở một số nước châu Auu, và một số thượng nghị sĩ Mỹ nói rằng vụ bắt giữ ấy có thể làm mất đi các nỗ lực của Campuchia nhằm đạt được quyền lợi mậu dịch tối huệ quốc. Hun Sen giữ vững lập trường, cảnh báo Mỹ không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia . Cuối cùng vào năm 1996, Campuchia đã giành được các lợi ích mậu dịch, và vấn đề Sirivudh gần như đã chìm vào quên lãng.

Không bao lâu sau, Hun Sen đã bất hòa với Ranariddh. Tình trặng rắc rối đã bắt đầu khi Ranariddh đòi hỏi sự chia sẻ các chức vụ trong chính quyền ở các huyện ngang nhau cho các đảng viên của ông. Hun Sen từ chối thẳng thừng và đã đẩy chính phủ lâm vào tình cảnh nguy hiểm. Chẳng ai còn nghi ngờ rằng quyền hành thực sự ở Campuchia đã thuộc về Hun Sen và Ranariddh chỉ giữ vai trò thứ yếu.

Vào tháng 11 năm 1997, phe Hun Sen bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử - tám tháng trước thời hạn đã ấn đinh. Ngồi trong ngôi nhà giống như một pháo đài ở Takhmau, ông tuyên bố là quốc gia của ông đã mở cửa cho hoạt động kinh doanh trở lại. Các nhà đầu tư nước ngoài hốt hoảng rút lui sau kh Ranariddh bị hất cẳng vào tháng 7 đã đang quay trở lại, với chỉ một hợp đồng dầu mỏ đã trị giá 36 triệu đô la. Qua tín hiệu ấy các doanh nhân đã xem vai trò lãnh đạo của Hun Sen là điểm khởi nguồn của sự ổn đinh, năm công ty đa quốc gia khổng lồ đã đồng ý khai thác khí đốt và dầu ở ngoài khơi bờ biển Sihanoukville. Tươi cười, ông nói là các khoản đầu tư trị giá hơn 100 triệu đô la đã được phê chuẩn. Cùng thời gian đó, nhà lãnh đạo phe đối lập, Sam Rainsy đã cảnh báo các nhà đầu tư nên tránh khỏi Campuchia .

Sự khó chịu thể hiện ra mặt, Hun Sen nói “ Chúng tôi bị chính phủ Mỹ lên án không tôn trọng nhân quyền. Chúng tôi có sự tự do báo chí và nền dân chủ đa đảng. Tôi không cho là bất cứ quốc gia nào cũng có thể dạy cho Campuchia về nhân quyền. Họ có thể là các thầy dạy về kinh tế và công nghệ, nhưng không phải về chính trị,  nhân quyền và dân chủ. Tôi cảm thấy nhân quyền ở Campuchia đang ở đỉnh cao của nó. Nhưng họ lại từ Mỹ đến dạy chúng tôi về nhân quyền và dân chủ và tôi không muốn là học trò của họ”.

Pol Pot, kẻ tiêu diệt nhân quyền ghê gớm nhất của Campuchia , hàng tít lớn này lại có thể thấy xuất hiện trên các tờ báo ở khắp nơi theo sau cuộc phỏng vấn dành riêng của Hun Sen với ký giả Mỹ Nate Thayer. Hun Sen đã lật đổ Pol Pot vào năm 1979, nhưng Hun Sen đã không đặt dấu chấm hết được cho ông ta, và phòng trào của ông ta. Tại sao đã không thể bắt được thủ lĩnh phe du kích ?

Hun Sen nói “Nếu người ta muốn Pol Pot sống thì ông ta sẽ còn sống. Nếu họ muốn kết liễu ông ta thì ông ta sẽ bị tiêu diệt. Có những người ghét Pol Pot, nhưng họ cũng muốn ông ta sống. Lẽ ra Pol Pot đã bị tiêu diệt vào năm 1979, nhưng sao ông ta vẫn còn sống (về mặt chính trị) trong một thời gian quá dài ? Sở dĩ như vậy vì những người không thích ông ta đã hậu thuẫn cho ông ta. Nếu không có ai hủng hộ Pol Pot, nếu không có ai đưa ông ta vào Liên Hiệp Quốc, nếu không có ai giúp ông ta lập chính phủ liên hiệp ba bên, thì cuộc đời ông ta đã kết thúc”.

Ông nói “Chúng tôi sẽ tiêu diệt Pol Pot , nhưng nếu những người khác không tham gia với chúng tôi, chúng tôi không thể. Điều đó cũng như với Ranariddh. Ông ta dựa vào Pol Pot để đấu tranh. Pol Pot đã gắn bó với Ranariddh và những người bảo vệ Ranariddh cũng sẽ bảo vệ Pol Pot”.

Pol Pot đã chết trong tình trạng ít ai biết và nhục nhã vào ngày 15 tháng 4 năm 1998, trùm khủng bố 73 tuổi đã bị cơn đau tim nghiêm trọng. Thi thể của ông ta đã được vợ ông ta phát hiện khi đến giường giăng mùng cho ông ta ngủ vào ban đêm. Kẻ khởi tạo ra chế độ diệt chủng đã nằm cận kề với cái chết trong bốn tuần, bị các cán bộ của chính mình cô lập, khinh miệt và nghi ngờ, đã đưa ông ta ra xét xử về tội tàn sát một trong các cộng sự tin tưởng của ông ta. Ông ta nằm chết với vẻ đau khổ kinh khủng còn biểu hiện trên khuôn mặt nhăn nheo , sưng húp với hai cục bông nhét vào lỗ  mũi. Cái chết đó đã cướp mất cơ hội của nhân dân Campuchia muốn đưa ông ta ra phiên tòa xét xử một trong những tội phạm đáng bị trừng trị nhất mà người dân Đông nam châu Á từng biết đến.

Khi chúng tôi gặp Hun Sen vào đầu tháng 6 năm 1998, chỉ một tháng trước cuộc bầu cử, ông đang tràn trề tin tưởng trong khi phe đối lập hầu như không sao che giấu nổi sự hốt hoảng của họ. Hun Sen đã dùng một bài toán đơn giản để cho thấy đảng của ông sẽ thắng và đảng Funcipec đang rạn nứt sẽ thất bại.

Ông nói “Hiện nay, chúng tôi có 51 ghế trong Quốc hội. Hãy chia nó cho 1. Kết quả bằng bao nhiêu ? Một đảng khác (Funcipec) có 58 ghế. Hãy chia nó cho 9. Kết quả ấy bằng bao nhiêu ?”.

Đảng Funcipec đã chia rẽ thành 9 phe phái, và các nghị sĩ Quốc hội của họ thuộc nhiều đảng khác nhau. Biểu thức này khiến cho Hun Sen tin tưởng sẽ giành được phần lớn các ghế trong Quốc  hội gồm 122 thành viên trong cuộc bầu cử ngày 26 tháng 7.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hai đảng này giành được số ghế gần như ngang nhau như đã xảy ra vào năm 1993 ? Liệu Đảng CPP có đồng ý thành lập chính phủ liên hiệp ?

Hun Sen trả lời là có, và nói thêm “ Nếu chúng tôi giành được đa số phiếu, thậm chí hai phần ba đa số phiếu, chúng tôi sẽ thành lập chính phủ liên hiệp”.

Sự thay đổi có ý nghĩa nhất là chế độ hai Thủ tướng sẽ kết thúc vào sau cuộc bầu cử tháng 7. Sau đó, chỉ một Thủ tướng sẽ nhậm chức, khi được công bố chính thức theo Hiến pháp. Tân Thủ tướng sẽ được bổ nhiệm từ đảng giành được số ghế nhiều nhất, chức không được bổ nhiệm từ sự liên minh các đảng bao gồm số nghị sĩ Quốc hội nhiều nhất. Ngay cả trường hợp này, Hun Sen cũng không lo ngại. Điều thách thức lớn nhất đối với đảng CPP là Mặt trận Thống nhất Dân tộc gồm bốn đảng được dựng lên bởi Ranariddh , Sam Rainsy, Son Sann và một đảng nhỏ hơn.

Một thái độ cho thấy có thiện chí, Hun Sen nói “ Nếu chúng tôi không có đủ số ghế trong Quốc hội, chúng tôi sẽ tìm ra (Thủ tướng) từ các đảng khác”.

Cuộc bầu cử này phức tạp nhiều hơn cuộc bầu cử năm 1993. Có nhiều đảng ở vào tình trạng xung đột và nhiều ghế hơn trong Quốc hội sẽ được tranh cử. Tuy vậy, chi phí cho cuộc bầu cử lại ít hơn nhiều. UNTAC đã chi hơn 2 tỷ đô la vào quá trình thực hiện hai năm để tổ chức cuộc bầu cử trước đây, nhưng cuộc bầu cử năm 1998 được chính chính phủ Campuchia tổ chức, chỉ tốn hết 32 triệu đô la ngân quĩ được Liên minh châu Âu, Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc đóng góp cùng một ít ngân sách từ Liên Hiệp Quốc. Cuộc bầu cử gần đây nhất với đặc điểm gồm 20 đảng đối chọi với 39 đảng đã đăng ký trong cuộc bầu cử năm 1998. Số khu vực bầu cử đã tăng lên từ 120 lên 122 khu vực với sự bổ sung thêm vùng Anlong Veng và Kep, hai vùng này trước đây do Khơme Đỏ chiếm đóng.

Hun Sen đã có thể hình dung được sự thắng lợi ngay cả trước khi thùng phiếu đầu tiên được người ta đến bỏ phiếu.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:29:47
SỰ THU HÚT CỦA NHÂN VẬT XUẤT CHÚNG

SỰ THẮNG LỢI

Ông đã tính toán rất nhiều lần. Lời giải đáp lần nào cũng giống nhau : Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) sẽ thắng cử vào tháng 7 năm 1998. Thế nhưng, bên dưới cái vẻ tỏ ra đầy thuyết phục của bài toán ấy, Hun Sen đã bị vây quanh bởi nỗi lo ngại là đảng của ông có thể bị thất bại.

Những mối bận tâm này rất thực tế. Cuộc thăm dò dư luận đã cho thấy Đảng Funcipec và CPP đang cạnh tranh nhau ngang ngửa ngay sát gần đích đến hết sức quyết liệt.

Hun Sen đã dùng đủ mọi cách để hiện đại hóa đảng đã lỗi thời của ông. Vào cuối năm 1997, nhân vật xuất chúng này đã vào không gian ảo, khi ấy đảng của ông đã đưa một trang chủ lên Internet để tạo hình ảnh hấp dẫn và phổ biến thông điệp hiệu triệu của họ. Địa chỉ website này được Ủy ban Trung ương Đảng CPP đề nghị sau một cuộc giao chiến quyết liệt ở Phnom Penh vào đầu năm đó đã dẫn tới sự kiện lật đổ Ranariddh khỏi cương vị Thủ tướng thứ nhất. Không mấy người ở Campuchia thấy được website này vì tình trạng khan hiếm máy tính, nhưng Đảng của ông cho rằng mục đích của họ nhằm chinh phục bạn bè trong số những người lướt Internet ở khắp thế giới.

Những người chỉ trích Hun Sen cho rằng Đảng CPP đang dọa dẫm cử tri và tấn công phe đối lập , và phe đối lập đã bị ngăn không cho truy cập trang web ấy bằng phương tiện thông tin do nhà nước quản lý. Khi cuộc vận động tranh cử bị khập khiễng vào những ngày cuối cùng của nó, Đảng CPP đã bất ngờ bị hốt hoảng khi Hun Sen đột ngột được đưa vào bệnh viện ở Phnom Penh để cắt bỏ ruột thừa khẩn cấp. Cuộc phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa của ông đã được các bác sĩ Campuchia thực hiện.

Cuộc phẫu thuật cấp cứu đã đưa ông ra khỏi hoạt động trong giai đoạn quyết định của cuộc vận động tranh cử . Nhưng ông đã bật dậy đi bỏ phiếu tại một địa điểm bầu cử. Kỳ thủ ấy đã biết các tính chất phức tạp của ván cờ tại tiệm hớt tóc trong một con hẻm ở thành phố, ông đã quyết tâm kiên nhẫn đeo đuổi ván cờ ấy. Ông xem cuộc bầu cử như một ván cờ với bốn hiệp đấu đã được sắp đặt : số phiếu đăng ký, số cử tri thực sự đi bỏ phiếu, việc kiểm đếm phiếu và thành lập chính phủ.

Đó là một sự thắng lợi vừa đắng cay pha lẫn với ngọt ngào. Đảng của ông đã bị thất bại trên ngay hai thành trì của ông, ở tỉnh Kompong Cham, nơi ông sinh ra và cũng là nơi anh của ông, Hun Neng làm thủ lĩnh, và ở tỉnh Kandal, nơi ông đã sinh sống. Đấy là một nỗi thất vọng cho chính Hun Sen , ông đã không giành được sự ủng hộ của những người dân ở trên chính các tỉnh quê hương của ông, thậm chí cả sau khi ông đã bơm vào các nguồn ngân quỹ phát triển.

Tình trạng Đảng CPP bị bẽ mặt ở kompong Cham và Kandal đã tạo thêm cho cuộc bầu cử sự tín nhiệm, điều đó cho thấy sự thật là cuộc bầu cử đã không bị gian lận. Tình trạng êm xuôi của tiến trình bầu cử đã xua tan đi những luận điệu đồn thổi cho là có sự hăm dọa. Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản, Úc và Mỹ đã xác nhận quá trình tiến hành bầu cử nhìn chung là tự do và công bằng.

Đảng CPP đã giành được số phiếu bầu ấn tượng 41,4%, Đảng Funcipec thu được 31,7% và Đảng của Sam Rainsy giành được số phiếu đáng kể 14,3%. Kết quả ấy đã gây ngạc nhiên vì sự tiên đoán ban đầu cho đó là một cuộc chạy đua tay ba ngang tài, ngang sức. Nhưng các cử tri đã cho thấy sự mến mộ của họ đối với Hun Sen  nhiều hơn, và niềm tin của họ vào Ranariddh và Rainsy đang xuống dốc. Điều này không mấy khó hiểu. Từ cuộc bầu cử năm 1993, Hun Sen đã trở thành hình ảnh của Robin Hood, như một vị hoàng tử của nhân dân, ông đã chi hàng triệu riel từ ngân quỹ của đảng ông để xây dựng trường học, bệnh viện và các kênh mương tưới tiêu khắp đất nước. Phong cách của ông giản dị, điều đó còn làm cho người dân dễ gần gũi và coi ông như người thân của họ. Ông ngồi với họ ngay tại đồng ruộng, hút một hoặc hai điều thuốc với họ, và bàn luận về các vấn đề của họ. Trái lại, hình ảnh của Ranariddh lại bị làm tổn thương bởi việc ông cố nhập khẩu vũ khí, và sự liên minh dễ gây tranh cãi với Khơme Đỏ , còn giọng điệu tiêu cực quá đáng của Rainsy đã gây chói tai nhiều người, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp Khơme đã phải thất vọng vì những lời cảnh báo thường xuyên của ông với các nhà đầu tư nước ngoài là nên tránh hoạt động kinh doanh ở Campuchia .

Đất nước này đã bị đau khổ quá lâu bởi những niềm hy vọng giả tạo và sự phát triển bị kìm hãm. Một triều đại hòa bình mới bao giờ cũng ở gần ngay trong tầm tay. Một kỷ nguyên mới của sự sung túc lúc nào cũng sắp hé mở. Nhưng rồi, điều gì đó hết sức tệ hại lại luôn xảy ra đưa đất nước lún sâu trở lại xuống vực thẳm tuyệt vọng.

Sau cuộc bầu cử tháng 7, xem ra đất nước đã có được thời cơ hứa hẹn để tạo ra một sự khỏi đầu mới dưới một nhà lãnh đạo có uy thế lớn. Nhưng còn nhiều đầu óc thoái hóa. Ranariddh và Rainsy thất bại trong cuộc bầu cử, đã không tin toàn bộ tiến trình bầu cử đã được các nhóm quan sát viên quốc tế chấp nhận.

Đảng CPP của Hun Sen đã thực hiện được tốt hơn cả mong đợi, nhưng họ không có đủ hai phần ba đa số phiếu cần thiết để thành lập chính phủ để có thể tiếp tục duy trì kết quả của cuộc bỏ phiếu vì sự tin tưởng. Tình trạng thiếu đa số phiếu đã buộc Hun Sen phải đi đến một chính phủ liên hiệp. Ông đã đề nghị thành lập chính phủ với Ranariddh, nhưng vị hoàng tử này đã từ chối lời đề nghị của ông bằng tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã bị gian lận. Các đơn khiếu nại của phe đối lập đã được các giới chức bầu cử điều tra và thấy chúng thiếu các căn cứ đáng tin cậy.

Cuối cùng, những lời phản kháng của Ranariddh và Rainsy đã không còn được hầu hết các nhà ngoại giao đếm xỉa đến nữa. 800 quan sát viên quốc tế và 2 vạn viên chức bầu cử địa phương cho rằng dù cơ cấu hành chính hiện nay có thiên vị Đảng CPP, nhưng họ không thể tìm thấy bằng chứng nào có sự gian lận nghiêm trọng. Họ nói là đã không thể phát hiện ra sự gian trá đáng kể. Ngay cả các quan chức Mỹ còn gọi cuộc bầu cử là “thực hiện thành công bằng chính sự quyết tâm của một dân tộc”. Trong số 5,4 triệu cử tri đã đăng ký, thì 90% số cử tri đã thực sự đi bầu và đa số cho thấy sự ngưỡng mộ Hun Sen hơn. Các nhà ngoại giao cho rằng kết quả là một cú gây số cho Ranariddh và Rainsy, những người không chịu chấp nhận kết quả trừ khi chính họ chiến thắng.

Đối với Hun Sen , sự thắng lợi bầy cử còn để cao một thắng lợi thậm chí còn lớn lao hơn : ông đã có tính hợp pháp dưới con mắt của chính người dân của ông. Và việc trở thành tư cách thành viên của ASEAN chỉ còn trong tầm tay. Những mong đợi đang dâng cao trong Đảng CPP là không bao lâu chính phủ sẽ có thể giành lại được chiếc ghế của họ tại Liên Hiệp Quốc, một chỗ còn để trống từ tháng 7 năm 1997, khi quân đội lật đổ Ranariddh.

Kỳ thủ say mê ấy đã trở thành cao thủ từ các ván cờ ngay bên lề đường cho tới các chiến lược cao tay đã tạo ra những nước cờ để cho ông và đảng của ông thành công. Ông đã thí một quân cờ quan trọng trong cuộc bầu cử năm 1993, khi ông đồng ý thành lập chính phủ mà ông là một đối tác kèo dưới trong nhiệm kỳ Thủ tướng của Ranariddh. Từ đó trở đi, ông đã đưa ra một loạt các nước cờ nhanh chóng để củng cố cho chính mình dù đang phải nhân nhượng với các đối thủ của mình. Trước hết, Sam Rainsy, một người chỉ trích chính phủ đã bị bãi miễn vào năm 1994, rồi đến Sirivudh, Tổng bí thư đảng Funcipec đã bị buộc tội âm mưu giết Hun Sen và vào năm sau bị trục xuất khỏi đất nước. Trong suốt năm 1997, Hun Sen ly gián Khơme Đỏ hiệu quả bằng một liên minh có lợi với một trong những người lãnh đạo hàng đầu của họ, cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Khơme Đỏ , Ieng Sary, và sau đó ông đã gây rạn nứt phe bảo hoàng bằng cách tiếp quản quân đội vào tháng 7. Khoảng một tháng sau, Pol Pot bị chính các cán bộ của ông ta đưa ra xét xử ở trong cánh rừng Anlong Veng đầy nghi kỵ và phụ bạc, một sự kiện đã làm tán loạn hàng ngũ kẻ thù của ông.

Nước cờ cuối cùng ? Hun Sen đã phải nắm chắc rằng cuộc bầu cử được tự do và công bằng càng nhiều càng tốt. Ông cần cho thế giới biết là ông còn được dân chúng ngưỡng mộ hơn những người bảo hoàng.

Mối đe dọa tiềm tàng duy nhất còn lại là Sihanouk . Nhưng nguy cơ này nhanh chóng bị vô hiệu hóa. Quốc vương đau ốm liên miên ấy đã công khai thừa nhận tư cách của Hun Sen là một nhân vật xuất chúng, và đối xử với ông bằng sự ngưỡng mộ như những nhân vật xuất chúng từng có được. Sau khi con trai ông, Ranariddh bị lật đổ, Sihanouk không còn hậu thuẫn cho Ranariddh nữa, nhưng đã ủng hộ quyền đòi hỏi của Hun Sen về chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc. Hơn nữa, khi Ranariddh đã từ chối thành lập chính phủ liên hiệp sau khi các kết quả cuộc bầu cử tháng 7 được công bố, Hun Sen đã giành được sự ủng hộ của Sihanouk . Nhà vua đã cố thuyết phục con trai ông và Rainsy thành lập chính phủ liên hiệp với Hun Sen vì quyền lợi quốc gia lớn hơn.

Khi kết quả cuộc bầu cử được công bố, Hun Sen đã vui mừng không sao tả hết. Thậm chí giá trị của đồng riel đã tăng lên sau thắng lợi của ông, và các doanh nhân đã tiên đoán là một kỷ nguyên hưng thịnh cuối cùng đã đến. Đồng tiền này đã trở nên mạnh hơn, trước bầu cử gần 4.200 riel mới đổi được 1 đô la Mỹ, nay chỉ còn 3.000 riel, phần lớn nhờ vào những hy vọng về sự ổn định được hồi phục.

Khi sự đồng thanh phản kháng của Ranariddh, Rainsy và những người ủng hộ họ kêu gào cuồng loạn, và khi các yêu sách của họ đòi đếm lại phiếu, thậm chí bầu cử lại được họ gào thét trên các đại lộ yên tĩnh của thủ đô, thì nhân vật xuất chúng đang nổi lên ấy đã thu hút được sự cổ vũ và tin tưởng từ phía những người ủng hộ mà cộng đồng quốc tế đã dành cho ông. Sức ép dồn lên ông qua việc các đảng đối lập rời bỏ nhiệm sở đã gặp phải sự phản kháng bằng áp lực của cộng đồng quốc tế thúc ép họ phải chấp nhận kết quả bầu cử và thành lập chính phủ liên hiệp do Hun Sen đứng đầu. Ngoại trưởng Phillipines, Domingo Siazon đã thúc giục Hun Sen và Ranariddh thành lập chính phủ liên hiệp như là bước đầu tiên hướng đến việc được chấp nhận là một thành viên của ASEAN.

Siazpn nói “Các nhà lãnh đạo chính trị của Campuchia không thành lập chính phủ chỉ vì những tham vọng cá nhân của họ sẽ rất trái đạo lý, có nghĩa là vô trách nhiệm”.

Tổng thống Pháp, Jacques Chirac nói thêm “các nhà quan sát quốc tế đã đánh giá cuộc bầu cử là tự do và công bằng. Cuộc bầu cử này trước hết là sự thành công cho Campuchia , và cho nhân dân Campuchia . Yếu tố cần thiết ngày nay chủ yếu là để các lực lượng chính trị chính của đất nước hành động vì nguyện vọng đã được nhân dân Campuchia bày tỏ”.

Hun Sen chợt nhận ra ngay là sự trở ngại chính trị ấy chỉ có thể được tháo gỡ bằng sự can thiệp của Sihanouk . Vào đầu tháng 8, sau khi vẫn còn những bóng tối ảm đạm trong hàng tuần, Sihanouk đã cố gắng khai thống bầu không khí tranh giành ồn ào bằng việc đề nghị tổ chức cuộc thảo luận giữa ba đảng phái chính và Ủy ban Bầu cử Quốc gia (NEC) đã tổ chức cuộc bầu cử ấy. Điều đó không mấy có tác dụng với những đầu óc nóng nảy.

Khi ấy Hun Sen thấy trên đường phố ở thủ đô tràn ngập hàng ngàn những kẻ phản đối đòi ông từ chức, ông không còn có thể để yên được vấn đề đó nữa. Ông cho biết sẽ sửa đổi Hiến pháp, nếu cần , để cho phép ông điều hành đất nước. Các đảng viên của ông đã thu thập đầy đủ chữ ký của các nghị sĩ Quốc hội mới đắc cử để bảo đảm là nguyên tắc hai phần ba đa số phiếu có thể được hủy bỏ.

NEC chính thức tuyên bố Đảng CPP là đảng thắng cử vào ngày 1 tháng 9, đang đặt ra sự thử thách cuối cùng cho phe đối lập. Cơ quan phúc thẩm tối cao là hội đồng lập hiến đã từ chối các khiếu nại về tình trạng gian lận và thực hiện trái nguyên tắc. Các kết quả đã cho thấy Đảng CPP giành được hươn 2 triệu phiếu, chiếm hơn 41% trong tổng số 4,9 triệu phiếu bầu đã đem lại cho đảng này 64 ghế trong Quốc hội. Đảng Funcipec về thứ hai với 1,5 triệu phiếu, khoảng 32% tổng số phiếu, giành được 43 ghế trong Quốc hội. Đảng của Sam Rainsy đứng thứ ba với gần 700.000 phiếu, chiếm khoảng 14% tổng số phiếu hoặc 15 ghế trong Quốc hội.

Riêng Rainsy đã không chịu chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử. Ông đã đi qua giới hạn cho phép bằng việc thúc giục binh lính Campuchia quay súng chống lại Hun Sen , và đề nghị Mỹ tấn công bằng tên lửa và bom thông minh vào cơ quan đầu não của Hun Sen . Tòa đại sứ Mỹ ưor Phnom Penh đã phản bác lại những lời bình luận của ông ta mà nhiều nhà ngoại giao đã xem đó như là một thủ đoạn nhằm khiêu khích Hun Sen phải dùng đến bạo lực để toàn bộ cuộc bầu cử sẽ không còn được tin tưởng nữa.

Đối với Hun Sen , ông có thể đoán trước được sự thắng lợi sẽ có hiệu lực. Ông bắt đầu suy nghĩ và vạch ra kế hoạch giống như một Thủ tướng thậm chí ngay cả trước khi ông được chính thức nhậm chức. Ông đã cam kết tạo ra một “chính phủ kinh tế” để ổn định tiền tệ, kiểm soát lạm phát và giảm thâm hụt ngân sách. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Asian wall street Journal, ông đưa ra một sự thú nhận gây ngạc nhiên : ông chấp nhận sự chỉ trích việc khai thác rừng bừa bãi tràn lan đã tàn phá đất nước, và hứa không còn dựa vào nguồn thu nhập từ việc hạ đốn cây nữa. Ông đã đề cập đến việc giảm một nửa qui mô lực lượng vũ trang hiện nay khi Khơme Đỏ không còn là mối đe dọa nữa. Ông nói, quốc gia của ông không còn có thể gánh vác nổi việc trả lương cho hơn 20 vạn nhân viên an ninh và khả năng tối đa có thể chi phí cho lực lượng vũ trang là 7 vạn người.

Người cựu du kích ấy cuối cùng đã được hợp pháp hóa sau khi thắng cử, và nay ông nhìn tương lai bằng màu hồng tươi đẹp hơn. Ông tin tằng Campuchia sẽ trở thành một thành viên của ASEAN vào tháng 12 năm 1998.

Ông nói “Tôi sẽ đi Hà Nội với hai sự chọn lựa : khả năng thứ nhất là sau khi được chính thức kết nạp, chúng tôi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với tư cách thành viên. Khả năng thứ hai là chúng tôi sẽ đến đó để được chính thức kết nạp”.

Nhận ra được sự đột phá đã nằm trong tầm tay, vào ngày 31 tháng 8 Hun Sen đã viết thư cho Thủ tướng Thái Lan, Chuan Leekpai, để yêu cầu về tư cách thành viên của ASEAN. Trong thư , Hun Sen nói “Campuchia lúc nào cũng nhận được lời cam kết rõ ràng cho tư cách thành viên ASEAN để có được cái nhìn tốt đẹp của tất cả các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á trong một gia đình ASEAN”.

Ông nói, ASEAN gồm 9 nước, và khi mà Campuchia trở thành thành viên thứ mười, thì tầm nhìn sắc bén của mười nước ASEAN sẽ được hiểu rõ. Trong tinh thần đó, ông yêu cầu Thủ tướng Chuan nhấn mạnh đến trường hợp của đất nước ông tại cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao của ASEAN ở New York vào cuối tháng 8.

Nhưng một lần nữa, nhà chính trị dày dạn này lại bị thất vọng. Cuộc họp của các nước trong khối ASEAN vào cuối tháng 8 đã từ chối Campuchia . Các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cho biết rằng họ đã trì hoãn việc kết nạp Campuchia vì nước này chưa thành lập được chính phủ hợp pháp.

Khi hội đồng lập hiến, cơ quan phúc thẩm tối cao với nhiều người có cảm tình với chính đảng của Hun Sen , đã bác bỏ các yêu cầu của phe đối lập đòi đếm lại phiếu bầu vào ngày 1 tháng 9, khoảng 15.000 người ủng hộ Ranariddh và Rainsy đã xuống đường. Bị kích động bởi những lời nói khoa trương có tính sô vanh chống Việt Nam , một nhóm những người phản đối đã phóng hỏa đài kỷ niệm đánh dấu cuộc giải phóng của Việt Nam vào năm 1979. Chính phủ đã không can thiệp để giải tán cuộc biểu tình ngồi một chỗ của quần chúng tại Phnom Penh , vì e ngại họ sẽ bị buộc tội phá hỏng tiến trình dân chủ. Nhưng chính phủ đã buộc phải ra tay khi vào ngày 7 tháng 9, một kẻ tấn công giấu mặt đã ném lựu đạn vào tư dinh của Hun Sen . Cha ông ở tại nhà, nhưng không ai bị thương và chỉ bị thiệt hại nhỏ. Hun Sen đã trở nên lo lắng hơn về sự an toàn của gia đình ông.

Các cuộc xung đột nổ ra khi cảnh sát đến giải tán những người phản đối đang dựng trại tại các nơi công cộng. Một số người phản đối đã bị thương và một nhà sư được cho là đã bị giết. Hun Sen vẫn bình tĩnh đối diện với những người phản đối này, ông biết đó chỉ là thái độ nhắm vào việc củng cố lập trường đòi thương lượng của phe đối lập tại cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên hiệp mới. Thậm chí khi những cuộc phản đối đang tiếp diễn, ít nhất bốn đảng viên Funcipec đã đang để mắt nhắm đến chức Bộ trưởng Bộ Du lịch.

Sự dự đoán về tình hình này của Hun Sen là chính xác. Không còn nghi ngờ gì nữa, vào giữa tháng 9, Ranariddh và Rainsy đã bỏ tất cả các yêu sách liên quan đến cuộc bầu cử, ngoài hai đòi hỏi – ghi chép lại tất cả những lá phiếu đã dùng, chưa dùng và còn dự trữ, và sử dụng một công thức khác để xác định việc phân chia các ghế tại Quốc hội . Họ viện cớ rằng sự phân chia số ghế trong Quốc hội đã bị thay đổi trái pháp luật trước cuộc bầu cử để tạo thuận lợi cho đảng cầm quyền.

Để nhắc nhở phe đối lập nhớ rằng ông là người thắng cử, Hun Sen đã báo trước là Đảng CPP có ba sự chọn lựa – thành lập chính phủ liên hiệp với Đảng Funcipec của Ranariddh; sửa đổi Hiến pháp và xóa bỏ nguyên tắc hai phần ba đa số phiếu và đơn phương thành lập chính phủ; hoặc đơn giản hơn là kéo dài thời gian cầm quyền của chính phủ hiện hành.

Hun Sen đã trải qua một cuộc sống dường như có phép mầu phù hộ. Ông đã bình an vô sự thoát khỏi sự mưu sát vào ngày 24 tháng 9, khi ông đang đi xe đến dinh Sihanouk ở Sieam Reap. Một quả B-40 đã bắn vào xe của ông, nhưng nó đã trượt khỏi đoàn xe hộ tống và trúng vào một căn nhà chỉ cách xe của Hun Sen 10 mét, giết chết một bé trai 12 tuổi và làm cho 3 người khác bị thương. Sau đó Hun Sen đi theo đoàn nghị sĩ Quốc hội đến khu phế tích để làm lễ tuyên thệ tại đền Angkor Wat.

Ông nói “Đây rõ ràng là một âm mưu cố tình giết tôi”. Ông muốn ám chỉ tới phe đối lập đứng đằng sau vụ tấn công này và bác bỏ rằng chuyện đó có dính líu tới tàn quân du kích Khơme Đỏ.

Hun Sen nói “Chuyện giết Hun Sen sẽ không kết thúc được vấn đề. Điều đó sẽ còn khiến cho vấn đề càng tệ hại hơn. Tôi cảm thấy rằng nếu Hun Sen chết, thì những cái chết của những người lãnh đạo phe đối lập sẽ không xa sau đó. Nếu lãnh đạo các phe đối lập cố vấn cho những người của họ tiến hành các động thái này, tôi nghĩ tương lai của họ sẽ không tốt đẹp.

Trưởng công an Hok Lundy đã buộc tội phe đối lập về vụ tấn công này.

Ông Hok nói “Những nhà lãnh đạo Đảng Funcipec và Đảng của Sam Rainsy luôn nói rằng quân đội và công an sẽ giết Hun Sen , và sau đó họ đã ném hai quả lựu đạn vào nhà của Hun Sen . Họ dùng các phương tiện khác nhau để giết Hun Sen và chúng tôi tin rằng Sam Rainsy là người đứng đầu. Đúng, chúng tôi dám chắc 100% là các đảng đối lập đứng đằng sau sự việc này và họ đã hợp tác với nhau để giết ông ta”.

Cả Rainsy và Ranariddh đều nói họ không hay biết gì về vụ tấn công ấy. Sau đó, ba quả rốc két được phát hiện ở gần hiện trường vụ nổ. Cảnh sát cho biết các quả rốc két điều khiển bằng tay đã được gắn bộ điều khiển từ xa, và chỉ duy nhất một ngòi kích nổ được do trời mưa to ngày hôm trước. Một tờ giấy có ghi nội dung khó hiểu được tìm thấy trong một hộp pin “Ong Chúa sẽ loại dần tất cả các kẻ độc tài của dân tộc. Hôm nay, kẻ độc tài quan trọng nhất của dân tộc phải bị kết liễu”.

Hun Sen liên hệ vụ tấn công này với một vụ đã xảy ra một tháng trước đó, và ông đã treo thưởng 200.000 đô la cho những kẻ tấn công nếu họ chỉ tên kẻ đầu sỏ của họ.

Hun Sen nói “Nếu những nhà lãnh đạo phe đối lập không chỉ thị cho các lực lượng của họ ngưng tiến hành các hoạt động đe dọa sinh mạng của tôi, họ sẽ chết sau khi đã phải chịu đau đớn thảm khốc nhất. Đối với một con rắng, nếu chúng tôi không đánh vào đầu nó, nó vẫn có thể cựa quậy và cắn lại. Vì vậy, chúng tôi phải đánh vào đầu nó, chứ không phải vào đuôi”.

Ông đã hủy bỏ tham dự một buổi chiêu đãi trọng thể sau lễ tuyên thệ của các tân nghị sĩ Quốc hội, và rời khỏi bằng máy bay trực thăng. Ngày hôm sau cả Ranariddh và Rainsy đều vội vã lên đường sang Bangkok, bỏ mặc các đảng viên của họ sợ hãi kêu lên chính phủ có thể sẽ trừng phạt họ bằng hành động khốc liệt. Cảnh sát cho biết họ đang theo dõi hai kẻ tình nghi, một kẻ là cựu binh Khơme Đỏ có liên hệ với đảng của Sam Rainsy.

Trước đó, một cố gắng ám sát Hun Sen đã được tiến hành vào năm 1996. Hai kẻ bắn tỉa đã bắn vào xe của ông khi đi ngang qua một nhà máy sản xuất quần áo ở thành phố Kandal. Một viên đạn đã bắn trúng mũ sắt của người đi mô tô hộ tống , khiến người này bị tử thương. Hun Sen bình yên vô sự và tiếp tục từ tư dinh của ông ở Takhmau tới Điện Chamcarmon ở Phnom Penh.

Ngay trước đi Thái Lan, Ranariddh đã nói rằng Đảng Bảo hoàng của ông sẽ dứt khoát là một thành phần của chính phủ mới. Việc lo ngại về sự nổi loạn bên trong đảng của ông buộc ông chấp nhận đề nghị thành lập chính phủ liên hiệp với Hun Sen . Ranariddh thấy đảng của mình chia rẽ thành nhiều phe phái, và giọng điệu “lên lớp” của ông đã bị nhiều đảng viên có thế lực không ưa, một số họ đã tổ chức các cuộc thảo luận bí mật với Đảng CPP để thăm dò xem họ có thể giữ vai trò gì trong chính phủ tương lai.

Sihanouk cũng đã khiển trách Ranariddh nặng nề. Quốc vương thấy rõ là nếu người con trai của ông không thành lập chính phủ liên hiệp, ông ta sẽ làm tan vỡ thêm Đảng Bảo hoàng. Dưới sự thúc giục của Sihanouk , cuôi cùng về nguyên tắc, Ranariddh đã đồng ý.

Prak Sokhon, một cố vấn của Hun Sen , đã nhận định “Hôm nay, Ranariddh nói ông ta sẽ gia nhập chính phủ liên hiệp, rồi hôm sau ông ta lại nói sẽ không tham gia nữa”.

Tương lai của chính phủ đang lâm nguy, vì những người bảo hoàng sẽ từ chối đàm phán cho tới khi các yêu sách của họ được đáp ứng. Vào ngày 7 tháng 10, Hun Sen cho biết chính phủ của ông sẽ tiếp tục điều hành chính phu cho tới khi có thể đi đến sự thỏa hiệp với Ranariddh. Ông chỉ thị cho các Bộ trưởng của ông và công chức phải tiếp tục làm việc cho tới khi chọn được những người thay thế. Nhưng đảng của Sam Rainsy khiếu nại là nhiều Bộ trưởng đã không giành lại được các ghế ở Quốc hội của họ thì không có quyền tiếp tục tham gia chính phủ.

Sự can thiệp của Sihanouk đã thành công. Đảng CPP và Funcipec đã khai thông được tình trạng bế tắc, và đã tìm ra một sự thỏa hiệp phức tạp vào ngày 14 tháng 11 để thành lập chính phủ. Rainsy bị loại ra ngoài sự dàn xếp ấy. Hun Sen sẽ trở thành Thủ tướng, và Ranariddh là Chủ tịch Quốc hội. Để sắp xếp thích hợp cho lãnh tụ tối cao của Đảng CPP, Chea Sim, một thượng viện mới được thành lập để cho ông đứng đầu.

Theo sự thỏa hiệp, Đảng CPP được chọn các Bộ nhạy cảm nhất, gồm Bộ Ngoại giao, Tài chính, Thương mại, Nông nghiệp và Viễn thông, đồng thời đảm trách các công việc quốc tế và kinh tế. Đảng Funcipec nắm giữ các Bộ gồm Tư pháp, Thông tin, Hàng không dân sự và hai chức Bộ trưởng không mấy quan trọng.

Các thực tại chính trị tiếp tục ám ảnh đất nước. Rõ ràng là Hun Sen đã tìm cách đạt được sự thỏa hiệp với Ranariddh bằng cách đem đến cho các đảng viên của ông ta các chức vụ béo bở trong chính phủ. Do đó, Đảng Funcipec không còn là một đảng đối lập lớn tiếng phản đối nữa, không ít thì nhiều đã hợp tác với Hun Sen . Nhưng để giữ cho các đối tác liên hiệp của ông vui vẻ, Hun Sen đã phải tiếp tục hành động một cách thận trọng dè dặt.

Chính phủ mới còn cồng kềnh đã tạo gánh nặng cho kho bạc nhà nước. Để đạt được sự thỏa hiệp, Đảng CPP đã tăng gấp đôi số Bộ trưởng và thứ trưởng được kết nạp và để thỏa mãn nhiều người, Chính phủ buộc phải tìm cách mới để cắt giảm chi phí và tăng thêm thu nhập. Công chức không còn có thể nhập khẩu xe hơi miễn phí. Lương và điện thoại di động của họ mua về phải chịu thuế. Hun Sen đã đi đầu để làm gương : ông giảm bớt số các cố vấn tùy tùng từ hơn 100 người xuống chỉ còn 10 người.

Quốc gia đã phải trả giá để đạt được sự ổn định chính trị. Nhưng điều đó là các kết quả hữu ích ? Vì lần đầu tiên trong 30 năm, đất nước này ở trong tình trạng hòa bình . Điều đó chắc chắn đáng giá ?



Đúng như mong đợi, Thủ tướng Hun Sen và chính phủ liên hiệp mới còn cồng kềnh của ông đã giành được số phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vào ngày 30 tháng 11. Trong vòng vài ngày, Liên Hiệp Quốc đã quyết định trao cho Campuchia chiếc ghế tại Liên Hiệp Quốc dành cho những người đại diện của Hun Sen .

Nhưng vào đầu tháng 12, hy vọng được gia nhập vào ASEAN của Campuchia nhanh chóng bị thất vọng khi các nhà lãnh đạo của Singapore, Thái Lan và Phillippines cản trở việc họ gia nhập. Trước hết, ba nước này muốn hiểu rõ việc tạo ra một thượng viện mới như thế nào. Mặt khác, Việt Nam , Malaysia, Indonesia và Myanmar hậu thuẫn mạnh mẽ việc kết nạp ngay Campuchia , đưa ra một cách giải quyết cho tình hình còn có thể bị nguy cơ theo hướng nhất trí chung có lợi cho ASEAN

Nhưng ASEAN đã bỏ ngỏ cửa cho Hun Sen . Ông đã được mời tham dự hội nghị cấp cao ASEAN ở Hà Nội vào tháng 12 năm 1998 như một vị khách mời, và ông đã khai thác cơ hội ấy triệt để nhất. Bằng một bài diễn văn thật tinh tế, Hun Sen đã cao giọng kêu gọi cho đất nước ông được gia nhập vào nhóm các nước trong khu vực , bằng cách phác họa lên một bức tranh đầy hứa hẹn tốt đẹp về quốc gia ông, với nhiều thính giả nghe còn hoài nghi. Ông nói, cuộc tổng tuyển cử của Campuchia đã được tổ chức đúng thời gian với sự tham gia của 39 chính đảng, và số cử tri đi bầu hơn 90%. Ông đã công bố thật mạnh mẽ sự kiện là cuộc bầu cử đã được hơn 700 quan sát viên quốc tế hoan nghênh là tự do và công bằng, được một số người nước ngoài mô tả là “Phép mầu trên dòng sông Mê kông”. Ông đã tạo được động lực thúc đẩy Đảng Funcipec và CPP đi đến thành lập một chính phủ liên hiệp , và hiệp ước giữa hai đảng trong việc thiết lập một diễn đàn chính trị chung để củng cố sự ổn định chính trị.

Quay sang tình trạng của quốc gia, ông nói là nền kinh tế đã tăng trưởng khoảng 2% vào năm 1997 theo xu hướng khu vực và toàn cầu. Trong cùng năm đó, nền kinh tế của Thái Lan đã giảm khoảng 1,7% sau khi bị vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á. Ông nói, nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước ở Campuchia đã đạt tới 800 triệu đô la trong 9 tháng đầu năm 1998, vẫn giữ ở mức ngang bằng với năm trước và nhấn mạnh đến một điểm quan trọng là sau sự tiếp quản đẫm máu năm 1997, sự tin tưởng vào đất nước ông đã tăng dần.

Sau đó, ông đã viện dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á liên tiếp để đưa ra lập luận là ASEAN cần củng cố sự đoàn kết chặt chẽ nhằm đối đầu với những thách thức đã làm bần cùng hóa các nước Đông Nam Á. Ông cam kết Campuchia sẽ đẩy mạnh tiến trình cải tổ thị trường  và tạo ra hệ thống pháp lý tự do và minh bạch, vì việc gia nhập ASEAN là một ưu tiên. Những người đứng đầu chính phủ của các nước trong khối ASEAN đang lắng nghe chăm chú có vẻ như đã được truyền cho cảm nghĩ tích cực bởi sự chân thành đơn sơ của Hun Sen .

Bốn tháng sau đó, giấc mơ lớn nhất của Hun Sen đã trở thành hiện thực đúng như ông mong muốn. Cuối cùng, Campuchia đã gia nhập ASEAN vào ngày 30 tháng 4 năm 1999 ở Hà Nội, trung tâm chính trị của liên minh vững chắc nhất của ông mà nhờ đó ông đã thăng tiến trên con đường sự nghiệp chính trị của mình. Sau hai năm tranh đấu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia , Hor Nam Hong và 9 Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN khác đã ký một bản tuyên bố chính thức kết nạp Campuchia . Đối với Hun Sen , đó là một thắng lợi cơ bản sau một cuộc tìm kiếm tư cách chính trị hợp pháp kéo dài mà lắm lúc đã phải cảm thấy thất vọng. Những kẻ thù trước đây của ông trong ASEAN bây giờ đã ôm chặt lấy ông và ông cũng đã thể hiện sự thân thiện với họ.

Bóng đen đã làm hoen ố sự nghiệp của Hun Sen là chuyện phỏng đoán về những năm ông còn là một chỉ huy Khơme Đỏ , cho là ông đã thực hiện các chỉ thị của cấp trên giết những người Campuchia vô tội. Trong thời gian cai trị từ năm 1975 đến 1979, Khơme Đỏ đã bỏ cho chết đói, tra tấn và giết khoảng 1,7 triệu người dân vô tội ở thành phố và các vùng nông thôn. Những nạn nhân vô tội của nạn diệt chủng là các nhà sư Campuchia và các dân tộc thiểu số, chẳng hạn như người Việt Nam , người Hoa, Thái và người Chăm theo Hồi giáo.

Phản ứng lại với thắc mắc là liệu bàn tay của ông có vấy máu người vô tội hay không, ông nói “(Đối với những người nêu ra câu hỏi như thế) Tốt hơn không nên hỏi tôi, nhưng hãy hỏi những người sống trong các vùng đó (nơi đã xảy ra các vụ giết chóc). Tôi không muốn trả lời các luận điệu này, nhưng dân chúng biết sự thật. Dân chúng ở các khu vực đó chỉ trích Sihanouk , nhưng không chỉ trích Hun Sen. Họ ủng hộ Hun Sen . Có lẽ nào người dân yêu thương kẻ đã tiến hành các vụ thảm sát ? Dân chúng vẫn còn nhớ thời gian tôi ở các vùng đó. Xin hãy đến các khu vực đó để chính quý vị điều tra”.

Một cuộc điều tra độc lập về tội diệt chủng được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ và tiến hành bởi các nhà nghiên cứu của đại học Yale đã không tìm ra được bằng chứng cho thấy Hun Sen có dính líu đến các vụ thảm sát. Sự thật là sự ảnh hưởng của Hun Sen trong hàng ngũ Khơme Đỏ đã bị giới hạn chỉ về mặt quân sự. Là một cán bộ chỉ huy trong quân đội, ông không cần phải phát triển các mối liên lạc với các cán bộ chính trị cầm quyền. Ông chưa bao giờ gặp Pol Pot, Nuon Chea (người đã phục vụ dưới trào Pol Pot là phó bí thư Đảng cộng sản Campuchia ) hoặc Khieu Samphan (người đứng đàu Đoàn Chủ tịch nước của Campuchia Dân chủ dưới thời Pol Pot). Nhưng ông đã gặp Ieng Sary một lần vào cuối năm 1972, lúc ấy Sary đến vùng giải phóng. Vào thời điểm đó, Sary làm việc cho Sihanouk , là phái viên đặc biệt ở hải ngoại.

Suốt giữa thập niên 1990, Hun Sen đã triển khai một chiến lược mới, lúc ấy gây ra nhiều bàn cãi để ly gián Khơme Đỏ bằng cách khuyến khích những nhà lãnh đạo hàng đầu của họ rới bỏ hàng ngũ chạy sang phía chính phủ. Từ số quân hiện có là 50.000 lính chiến đấu vào lúc cao điểm, quân số Khơme Đỏ giảm dần xuống còn 4.000 tay súng vào năm 1993, và chỉ còn khoảng 1.000 quân vào năm 1997. Hun Sen đã khuấy động tình trạng tan rã của họ bằng cách đồng ý ân xá cho Sary, do đó đã chia rẽ họ thành các phe phái nhỏ hơn mà họ đã tìm kiếm sự thương lượng cũng chỉ để thoát khỏi sự trừng phạt. Sự ân xá được đưa ra cho Sary không phải chắc chắn như được ghi tạc vào đá. Khi nhân dân Campuchia kêu gào đòi đưa những người cầm đầu Khơme Đỏ ra xét xử, thì sự ân xá ấy dường như chỉ là một sự giảm tội tạm thời, một kiểu nghi binh của Hun Sen để ly gián phe du kích.

Khi Khieu Samphan và Nuon Chea chịu quy hàng chính phủ Campuchia vào tháng 12 năm 1998, vấn đề đưa ra tòa xét xử có khả năng gây ra bất đồng tiếp diễn sôi sục. Bộ đôi này đã làm tăng thêm sự xúc phạm khi họ nói “Xin lỗi” về các tội ác chống lại nhân loại , và sau đó nhanh chóng rút vào nơi tiện nghi mát mẻ, ở các phòng nghỉ một đêm tốn hết 105 đô la tại khách sạn hạng sang Le Royale ở Phnom Penh , lúc ấy lẽ ra họ đã phải bị nhốt vào trại giam T-3 của thành phố. Rõ ràng, đúng là họ đang cố gắng thoát khỏi sự trừng phạt về tội thảm sát hàng loạt.

Hun Sen vẫn giữ vững lập trường của mình bằng cách nhất định đòi họ sẽ phải đối mặt với một phiên tòa xét xử. Thậm chí người chỉ trích chính phủ gay gắt nhất, Sam Rainsy, cũng đưa ra lời ủng hộ đề nghị của Hun Sen . Thế nhưng còn một tướng Khơme Đỏ , Ta Mok, cũng được gọi là “tay đồ tể” vẫn còn thong dong và trở thành mối băn khoăn lo ngại nếu ông ta được để cho tung hoành ở trong rừng, thì ông ta sẽ có thể củng cố lại lực lượng đã bị thất trận, và một lần nữa trở lại kiểm soát một vùng đất của Campuchia . Đáng ngại hơn, các nhóm người Khơme Đỏ có thể tập hợp chung quanh ông ta và biến thành những tên cướp đi khủng bố dân chúng.

Một số người Campuchia không trung thực nói rằng bới móc vấn đề đó là vô nghĩa, và họ cho rằng cách tốt nhất để hòa giải dân tộc là xóa bỏ ý định tổ chức phiên tòa xét xử. Nhưng điều này sẽ đặt ra một tiền lệ vô đạo lý đối với tội ác táng tận lương tâm và đưa đất nước đi vào con đường hiểm nghèo. Nếu có thể nói được như thế, thì cách để chữa lành vết thương ấy , buộc nhân dân phải đưa quá khứ đã bị chôn vùi ra vạch trần công khai, dám đương đầu với nó và trừng trị tội lỗi đó để làm gương. Không có sự xét xử nào, mọi tên cướp sẽ thầm hiểu là chúng có thể dùng súng mà không sợ pháp luật, và sẽ báo  hiệu cho tàn quân Khơme Đỏ là chúng có thể tập hợp lại và giữ mãi sự mơ tưởng của chúng.

Hơn nữa, việc xét xử được tổ chức ở tòa án Campuchia còn có tầm quan trọng quyết định. Ở phạm vi rộng, thảm kịch Campuchia là kết quả từ sự phá hoại của Mỹ trong thời chế độ trung lập của Hoàng thân Sihanouk . Hành động ném bom bí mật Campuchia của Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã kích động lòng căm giận của người Khơme và tạo ra những con người cuồng tín, chẳng hạn như Pol Pot, và làm nảy sinh phe Khơme Đỏ . Pol Pot đã khinh miệt phương Tây về chuyện tàn phá đất nước của ông ta, và bằng sự cuồng nhiệt muốn tiêu diệt tất cả các dấu vết của phương Tây từ cộng đồng Khơme, ông ta đã giết chính người dân của mình. Là một kẻ thủ đoạn chủ động và ủng hộ phe phái trong đời sống chính trị Campuchia , sự bắn phá không thương xót của Mỹ xuống một đất nước nghèo nàn và vai trò mập mờ không kiên định của Sihanouk , họ đã loan tin rộng rãi là Washington có quyền theo đạo lý để tự cho mình có quyền xét xử về những cố gắng khó nhọc của Campuchia ngày any.

Một phiên tòa xét xử những nhà lãnh đạo Khơme Đỏ đang lâm vào nguy cơ bị một vài nước đóng vai trò bí mật hậu thuẫn Pol Pot để cho chìm xuống. Những nước hậu thuẫn ông ta trước đây đã được biết rõ. Bằng sự nỗ lực của họ lật đổ chính phủ Hun Sen vào những năm 1980, Trung Quốc, phương Tây và ASEAN đã hậu thuẫn Khơme Đỏ . Cụ thể là Trung Quốc đã công khai phản đối việc tổ chức phiên tòa xét xử vì vai trò đáng ngờ của họ sẽ trở nên rõ ràng. Điều đó còn là một sư bưng bít công lý rõ rệt, nếu tính tư lợi hẹp hòi của một vài quốc gia đã khiến cho họ phải ngăn cản phiên tòa xét xử nhằm che giấu sự ủng hộ Khơme Đỏ đang bị chỉ trích của họ.

Có nhiều người vẫn nói tới nói lui về sự kiện Hun Sen cũng phải bị đưa ra phiên tòa xét xử, vì ông là thành phần của Khơme Đỏ cho tới khi ông rời bỏ hàng ngũ trốn sang Việt Nam vào năm 1977. Sự thật là ông không phải là người có quyền đưa ra các quyết định ở phe Khơme Đỏ  Ông là một người chỉ huy về quân sự, đã chạy trốn khi được yêu cầu tấn công người vô tội. Nếu Hun Sen bị đưa ra xét xử thì Nhà vua Sihanouk cũng phải bị xét xử, vì ông đã là người đứng đầu nhà nước trong một thời gian khi Pol Pot cai trị. Nhưng những người điều tra đã không phát hiện thấy có sự dính líu đến hai người này.

Sun Ming
  • Số bài : 320
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 12.05.2009
RE: HUN SEN – Nhân vật xuất chúng của Campuchia - Harish C.Mehta và Julie B.Mehta - 25.07.2009 16:31:26
ĐẦU ÓC CỦA MỘT KỲ THỦ

Ông đã sống bên khẩu súng và thường phải giáp mặt với cái chết cũng bởi súng ống. Người thanh niên du kích ấy đã phản ứng rất mau lẹ để né tránh những mũi đạn không khác gì như một người lính dày dạn chiến trường, vị Thủ tướng ấy đã bị B-40 và lựu đạn nhắm vào mình. Những kẻ thù của ông nhiều lần cố ám sát ông. Họ đã không thể làm gì được ông. Cuộc chiến nóng bỏng mà ông đã bị đắm chìm vào và bị kích động khi còn là một cậu bé, đã tiếp tục diễn ra ác liệt suốt cho tới tuổi trung niên. Ông đã nhận biết không có hòa bình và phản ứng lại với mọi tình hình là cách mà một người du kích sẽ làm. Một mạng lưới phức tạp lộn xộn mà ông đã len lỏi qua đó có thể đã tiêu diệt ông. Nhưng nó vẫn còn để ông sống.

Ông nhận định “Họ không thể lật đổ tôi bằng vũ lực. Nếu họ muốn trừ khử tôi, họ sẽ phải chơi  nước cờ chính trị tài tình hơn tôi”.

Tình trạng không an toàn của ông bắt nguồn từ những kẻ thù vây quanh, bao gồm Khơme Đỏ , những người Bảo hoàng và các nhà lãnh đạo phe đối lập, họ muốn loại trừ ông . Tình hình thiếu an toàn đã khiến ông phải phát triển mạng lưới an ninh, ông đã tự bố trí các lính bảo vệ được chọn lọc kỹ lưỡng, và ngoài họ ra còn một lực lượng vũ trang tinh nhuệ có thể được điều động để yểm trợ chính phủ.

Những người chỉ trích Hun Sen thường hay so sánh ông với Pol Pot và Stalin. Nhưng lý lẽ căn bản bên dưới những sự so sánh ấy chỉ là hời hợt bên ngoài và sai lầm, vì ông đã ghê tởm chính các cuộc thảm sát của họ và đã bỏ trốn. Ông đã từ chối thực hiện mệnh lệnh của Pol Pot tấn công cộng đồng nhỏ  bé những người theo Hồi giáo. Nhưng ông đã sống trong những giai đoạn bạo lực và cuối cùng gánh nặng trách nhiệm của hoàn cảnh đã biến ông thành một nhân vật độc tài. Ông muốn trở thành như thế, và chẳng có cách nào khác hơn. Một người độc tài duy nhất có thể kiểm soát được bạo lực và một xã hội đã bị chia rẽ tan nát vì cuộc chiến.

Phương Tây đã tỏ ra không khoan dung với ông. Họ muốn ông trở thành người theo chế độ dân chủ ôn hòa. Hun Sen đã không nhịn được kiểu lên mặt dạy đời của những người phương Tây. Ông biết chuyện gán ghép một chế độ theo kiểu Mỹ ở một nước châu Á đang hết sức bất ổng, bên cạnh bờ vực của tình trạng hỗn loạn, nơi mà cuộc nội chiến vấn còn bốc háy âm ỉ sẽ là một sai lầm. Điều đó không thể thực hiện được ở Trung Quốc và cũng không thể áp dụng ở Campuchia . Hun Sen đã chấp nhận thử thách và đối đầu với phương Tây.

Ông nói “Tôi muốn trở thành một nhân vật có thế lực và làm được điều gì đó cho đất nước tôi”.

Những lời nói đó là tính cách tiêu biểu cho dòng dõi tộc trưởng. Nhưng ông không phải nhân vật có thế lực từ dòng dõi tộc trưởng tiêu biểu. Ông không cho rằng sự tàn sát và tội diệt chủng có thể sắp đặt một trật tự mới cho xã hội, và điều đó cũng không đưa đất nước ông đến chỗ thịnh vượng. Thay vào đó , ông tạo ra cơ cấu tổ chức cho một nền dân chủ độc đoán, ông đòi hỏi người dân phải tôn trọng và đề cập đến việc thực hiện điều kỳ diệu về kinh tế, nhưng trong khuôn khổ văn minh của nền dân chủ.

Ông muốn quyền lực, thậm chí đã khao khát điều đó giống như bất cứ chính trị gia nào khác. Ông đã hàng ngày hô hào đến kiệt sức, nói chuyện với đông đảo người dân ở các tỉnh mà họ còn mập mờ chưa hiểu rõ, cho tới khi mất cả tiếng. Ông đã tham gia lãnh đạo cuộc vận động giống như một đảng viên Đảng Dân chủ. Ông đã cố tranh thủ sự ủng hộ của cử tri bằng những lời hứa hẹn, và thực sự đem lại cho họ một số những điều ấy, xây dựng trường học, đường sá và các kênh mương tưới tiêu ở khắp nước. Ông không tìm cách trả thù những người đã không bỏ phiếu cho ông. Ngược lại, ông đã trở lại với họ và cho họ những thứ họ cần – trường học, hệ thống kênh mương thủy lợi. Ông chuyện trò với họ, hút chung cùng một điếu thuốc, và họ đã đáp lại tình cảm của ông.

Con người này đã mang trong mình hình ảnh của cậu bé ấy. Ông đã lắng nghe cậu bé trong chính con người mình và đã được định hình từ cậu bé ấy. Không nhiều người biết về cuộc sống thời thơ ấu của ông và những khó khăn ông đã phải đương đầu. Ông sẽ không quên một thời đau khổ của cậu bé ấy, ký ức về những cơn đói triền miên và sự xa cách gia đình. Ông bị dằn vặt bởi những cảnh chết chóc mà mình đã chứng kiến khi còn ở tuổi thiếu niên. Những hình ảnh đó đã khắc ghi vào tâm trí ông. Giấc mơ tồi tệ đã làm ông phải thức giấc vào ban đêm, mồ hôi đổ ra như tắm chẳng khác gì giấc mơ của một người lính đã từng trải qua một cuộc chiến kinh hoàng.

Những giấc mơ đó không bao lâu đã diễn ra. Cậu bé ấy đã phải xa rời tình cảm ấm áp và nơi che chở của gia đình mình ở Kompong Cham, và buộc lòng phải đến sống ở một ngôi chùa nhờ vào lòng tốt của các nhà sư, vì cha mẹ ông lúc bấy giờ đã rơi vào tình cảnh túng quẫn. Ở nơi đó, vào tuổi còn trẻ dại, ông đã học được những bài học về cuộc đời nghiệt ngã là như thế nào. Ông đã phải đi khất thực để nuôi các nhà sư và bản thân mình, phải đi xách nước từ xa về và ngủ trên sàn ván gỗ, bị muỗi đốt đến phát bệnh.

Ông đã trải qua hàng giờ trên các khu phố quen thuộc và thân thiện mà chúng đã trở thành gia đình thứ hai của ông khi phải đi làm những công việc lặt vặt hàng ngày. Cậu bé bơ vơ lanh lợi ấy biết rằng mình có khả năng chơi cờ sắc bén. Cậu đã học được những thế cờ tại tiệm hớt tóc ở một hẻm phố. Không bao lâu những kỳ thủ dày dạn đã nhận ra được là cậu bé có thể tính trước nước cờ để dồn đối phương vào thế bí.

Mặc dù cơn đói dằn vặt trong bụng, nhưng ông không bao giờ chểnh mảng việc học tập. Ông học bài bằng ánh trăng giữa đêm khuya khoắt với ánh sáng lờ mờ, và ông đã học khá giỏi trong lớp. Các giáo viên thấy rõ sự tiến bộ của ông, nhưng họ đã lo ngại cho ông là kiểu người lầm lì ít nói.

Cuộc nội chiến lan rộng đã làm đảo lộn cuộc đời của ông, đã làm ông phải trốn khỏi ngôi chùa đi vào nưoi hoang vu trong rừng. Khi ấy Sihanouk đã bị đảo chính lật đổ, ông đã gia nhập phong trào kháng chiến để khôi phục lại chính quyền của Sihanouk . Lời hiệu triệu của Sihanouk đã giày vò người thanh niên ấy đến nỗi Hun Sen đã bị cuốn theo sức hút của ông ta, và sẵn sàng chết cho vị hoàng thân trẻ có những cuốn phim mà ông đã xem khi còn bé. Đối với ông, Sihanouk không chỉ làm một chính khách anh hùng, mà còn là một thần tượng được phái nữ hâm mộ. Trong nhiều sự trớ trêu của cuộc đời, sau này chính Hun Sen lại là người đọ sức với Sihanouk . Vị anh hùng của thời thơ ấu đã biến thành đối thủ trong các cuộc đàm phán hòa bình.

Hun Sen có thể sẽ mãi là một chiến sĩ vô danh, một người sống và chết mà thậm chí tên tuổi sẽ chẳng được ai biết đến. Nhưng ông đã dần học được cách để tồn tại. Ông đã nghiên cứu chiến thuật chiến tranh du kích và biết cách đánh lừa tử thần khi đến lấy mạng của mình không biết bao lần.

Khi gia nhập phong trào kháng chiến, ông đã không biết được rằng phe cánh này được Khơme Đỏ cầm đầu. Đối với ông, ai lãnh đạo phong trào kháng chiến này không thành vấn đề, miễn là chế độ Lon Nol đáng khinh phải bị lật đổ. Ngay cả trước khi Khơme Đỏ lên cầm quyền, Hun Sen đã chứng tỏ mình là một du kích không dễ bị đánh  bại.

Ngoài ra, ông còn thoáng nhận ra Khơme Đỏ có khả năng thuộc dạng không biết khoan dung, hay can thiệp vào chuyện người khác và đa nghi. Họ dựng lên tất cả các tình huống gây khó khăn để ngăn chặn ông cưới Bun Rany. Cuối cùng, ngọn lửa tình cảm sôi nổi của họ quá mãnh liệt đến độ ý đồ của Angkar đã bị lụi tàn. Nhưng thủ đoạn cắt đứt quan hệ giữa họ của Khơme Đỏ đã bắt đầu. Đôi vợ chồng trẻ biết được rằng đây không phải là phong trào kháng chiến thực sự mà họ muốn gia nhập. Phe đảng này đã thoái hóa thành đê tiện, hành động dã man và hạn chế tự do tư tưởng.

Hun Sen và bạn bè ông đã phải kinh hoàng vì những dòng sông vấy máu mà Khơme Đỏ đã khai nguồn. Bước ngoặt quyết định đã đến khi ông được lệnh tấn công một cộng đồng Hồi giáo nhỏ bé. Ông đã chống lại và trốn sang Việt Nam .

Bàn tay của chính ông có vấy máu không ? Một cuộc điều tra về các vụ thảm sát hàng loạt đã được Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ và được trường đại học Yale tiến hành đã không đưa ra được bằng chứng nào cho thấy Hun Sen có dính líu tới tội diệt chủng. Thậm chí Hun Sen còn hoan nghênh cuộc điều tra ấy, và nói rằng ông sẵn sàng cởi mở về bất cứ câu hỏi thẩm tra nào. Sau khi cân nhắc kỹ, xem ra bàn tay của ông vô tội. Phản đối lại các vụ thảm sát, ông đã thấy ngày càng khó có thể ở lại bên trong phe Khơme Đỏ , và đã trốn ngay khi Pol Pot sai một nhóm tay sai giết người đi hành quyết ông.

Cậu bé đã chống lại hành động bất công bằng cách gia nhập phong trào kháng chiến này đã trưởng thành, và con người này đã chống lại một sự bất công khác bằng cách rời bỏ hàng ngũ trốn sang Việt Nam . Hành động trốn sang Việt Nam là sự chọn lựa duy nhất. Không có một tổ chức nào tồn tại ở Campuchia vào thời điểm đó dám thách thức Khơme Đỏ , lại càng không dám tuyên bố chấm dứt sự đổ máu. Ông đã phải quay sang tìm kiếm quan hệ thân thiện với thế lực ở nước ngoài.

Đó là một bước liều lĩnh, đầy những mối nguy hiểm cho cả cá nhân và dân tộc. Nguy cơ đầu tiên ông có thể vướng phải là bị phía Việt Nam bắt và giết; nguy cơ thứ hai là gây nguy hại cho các lợi ích của đất nước ông vì đưa mối lợi vào tay nước láng giềng có thế lực mạnh. Ông còn sống và các quyền lợi của đồng bào ông vẫn được giữ gìn đã là một phép màu. Những nạn nhân của cảnh thiếu ăn và bị tra tấn còn sống sót qua chế độ diệt chủng cuối cùng đã được bộ đội phối hợp của Việt Nam và quân nổi dậy của Campuchia giải phóng.

Sự rèn luyện thành một du kích và một người biết vận dụng đường lối chính trị ở trong các trường đặc công của Khơme Đỏ đã giúp ông vượt khỏi cảnh hiểm nghèo và đã cứu được mạng sống của hàng triệu người dân Campuchia . Ông lúc nào cũng xem hành trình trở về Campuchia của mình là một sứ mạng cứu dân tộc thoát khỏi cảnh diệt vong, và ông đã hoàn thành được sứ mạng ấy. Điều đó cũng dễ dàng diễn ra theo chiều hướng khác. Những người Việt Nam bắt giữ ông có thể không tin lời ông và bắn ông ngay tại chỗ.

Nếu Hun Sen bị giết thì lịch sử Campuchia sẽ hoàn toàn khác. Sự tàn sát khủng khiếp có thể còn diễn ra ở qui mô lớn hơn nhiều. Chế độ diệt chủng với 1,7 triệu người đã bị giết cuối cùng có thể sẽ lên đến 4 triệu người chết do bị đói và bệnh tật hoành hành. Và nếu Pol Pot tiếp tục tán sát thì một nửa dân số có thể sẽ bị xóa sạch. Campuchia có thể bị một thảm họa nhân đạo lớn hơn. Chắc chắn sẽ rơi vào cảnh ngộ này, vì không có một dấu hiệu nào từ Angkar của Pol Pot cho thấy có sự phát triển kinh tế hợp lý có thể diễn ra, ngoại trừ các chương trình cải cách ruộng đất đã bị thất bại.

Hun Sen đã sống qua nhiều trại giam ở Việt Nam và với ông, niềm hy vọng của hàng triệu đồng bào của ông vẫn còn. Hàng ngàn người còn ở Campuchia đã rời bỏ nhà cửa để gia nhập vào các lực lượng giải phóng. Họ khấn vái cho ngày mà chiến dịch lật đổ Pol Pot của họ sẽ thành công và mang lại lợi ích cho cả cá nhân mỗi người lẫn đời sống chính trị của đất nước sau nhiều năm trải qua đói kém.

Một phẩm chất đặc biệt trong các năng khiếu của Hun Sen là một nhà đàm phán, nên ông đã có thể thuyết phục những nhà lãnh đạo quân sự của Việt Nam tin là việc giúp giải phóng đất nước ông cũng nằm trong các lợi ích của họ. Đối với Việt Nam , điều đó sẽ là một việc phải trả giá đắt liên quan đến nhiều sư đoàn, có khả năng xảy ra tổn thất về nhân mạng, và phản ứng của quốc tế đả phá sự can thiệp kịch liệt hơn. Nhưng cuối cùng, Hun Sen có thể trình bày lý lẽ thuyết phục thành công cho cuộc giải phóng là yếu tố cần thiết để giải thoát người dân khỏi chế độ dã man. Ngay từ đầu Việt Nam bất đắc dĩ buộc phải trả đũa khi Pol Pot phát động nhiều cuộc tấn công liên tiếp vào các xã biên giới của họ.

Mặc dù Hun Sen là người chỉ đường dẫn lối, nhưng ông không thể thực hiện thành công sự nghiệp lớn lao của mình mà không có sự giúp đỡ của các đồng chí của ông, Heng Samrin, Chea Sim, Pen Sovann, và các đồng chí khác tập hợp lại để thành lập Mặt trận Thống nhất. Chỉ riêng Hung Samrin và Chea Sim đã tập trung được sự ủng hộ của hàng ngàn người ở các tỉnh miền đông, với cơn tức giận của họ đang chực chờ được đứng vào hàng ngũ chiến đấu.

Công cuộc giải phóng đã diễn biến thuận lợi. Các lực lượng của Pol Pot đã qui hàng với điều kiện dễ dàng, điều đó đã phơi bày cốt lõi giả dối của một chế độ mà Pol Pot đã ngu xuẩn và tắc trách đến độ dám tấn công Việt Nam , nhưng lại không chuẩn bị tốt để tự bảo vệ . Thế giới đã thấy ngay được chế độ của ông ta kệch cỡm đến thế nào.

Sau chiến thắng, Hun Sen và các đồng chí của ông đã bay từ thành phố Hồ Chí Minh đến Phnom Penh trên một chiếc máy bay của Việt Nam , câu hỏi quan trọng hơn hết trong tâm trí của họ liên quan đến thời gian bộ đội Việt Nam có mặt ở Campuchia : Đã lật đổ được Khơme Đỏ , họ nên rời khỏi hay họ nên ở lại ?

Hun Sen nói rằng chính ông đã yêu cầu quân đội Việt Nam kéo dài thời gian ở lại để bảo đảm Khơme Đỏ bị kìm chân ở vùng biên giới Thái, để các lực lượng Campuchia mới thành lập có thể xây dựng thêm và trang bị vũ khí. Sự rời khỏi ngay của Việt Nam cũng được xem như là mở cửa hậu cho Pol Pot quay lại. Chế độ mới còn dễ bị lung lay đến nỗi các nhà ngoại giao cho là phe Khơme Đỏ chẳng mất mấy tháng có thể đánh lật ngược trở lại đến thủ đô.

Khi đảng của ông, KPRP đã đưa nhân vật trẻ trung và còn non kinh nghiệm ấy lên giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, là họ đã thừa nhận công lao đóng góp to lớn của ông vào công cuộc cứu nguy và bảo tồn dân tộc. Thêm một lần nữa ông đã đạt được một thành tích chưa từng có , hoàn toàn xứng đáng khi được bổ nhiệm làm Thủ tướng.

Nhưng bất cứ kế hoạch nào vị Thủ tướng trẻ này đưa ra để phát triển đất nước thì đều gặp phải sự bế tắc, vì quốc gia của ông chưa được thế giới không cộng sản công nhận. Một trong những sự hối tiếc lớn nhất của Hun Sen là chính phủ của ông đã bị từ chối các khoản vay để xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất, chẳng hạn như cầu đường, nhà máy phát điện, phi trường và hải cảng. Vì vậy, dù ông đã cứu nhân dân thoát khỏi cảnh chết chóc, nhưng ông đã không thể làm được gì nhiều để cải thiện cuộc sống của họ.

Cái thực tại bất ổn này đã dần thuyết phục cựu binh du kích vốn không biết nhượng bộ này phải thương lượng với các địch thủ của ông. Bước kế tiếp là các cuộc đàm phán hòa bình với Sihanouk , nơi ông đã có được ưu thế vượt trội hơn vị Hoàng thân đã mệt mỏi mà sau đó phải khen ngợi ông về các nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho Campuchia . Sihanouk nói rằng Campuchia cần có nhiều người như Hun Sen . Cuối cùng vào năm 1991, Hiệp định Hòa bình đã được ký. Vào thời điểm ấy, Hun Sen , Heng Samrin và Chea Sim thấy cần phải rời khỏi chủ nghĩa cộng sản và lèo lái đảng của họ hướng tới các cuộc bầu cử.

Chưa bao giờ đối đầu với một cuộc bầu cử trong cuộc đời, Hun Sen đã bất ngờ bị lôi kéo vào cuộc vận động tranh cử, chủ tọa các buổi mít tinh ở ngoài phố và tranh giành để vượt lên trước các đảng khác. Ông đã học được cách làm thế nào để trở thành một người theo chế độ dân chủ, nhưng chưa được chuẩn bị để đối phó với dư luận của nhân dân trong cuộc bầu cử năm 1993.

Ông đã bị thất bại.

Ranariddh chiến thắng và trở thành Thủ tướng thứ nhất. Hun Sen được bổ nhiệm làm Thủ tướng thứ hai. Chính phủ liên hiệp khập khiễng của họ chỉ kéo dài cho tới lúc Ranariddh bắt tay với Khơme Đỏ , và bí mật nhập khẩu vũ khí. Hun Sen đã xem Ranariddh như một mối đe dọa cho sự ổn định, và đã lật đổ ông ta vào năm 1997 sao những cuộc giao tranh đẫm máu trên đường phố.

Thình lình, con người bị cái bóng của Ranariddh che khuất đã xuất hiện như một nhân vật quyền lực. Ông đã lên nắm chính quyền và kiểm soát chính quyền chặt chẽ. Người đàn ông trẻ ấy đã sống bên khẩu súng , đã từng dùng súng, đã thông sạch nòng súng và đã để khẩu súng lục trở lại bao súng của ông.

Nhưng hình ảnh của Hun Sen phần  nào bị hoen ố bởi bị cho là có các mối liên hệ với một người giàu có nhất ở Campuchia , Theng Bunma. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1998, Thái Lan đã ra lệnh bắt Bunma với tội danh giả mạo, cho rằng ông ta đã dùng hộ chiếu Thái bằng một cái tên giả. Ông ta cũng bị điều tra ở HongKong vì bị cho là sử dụng hộ chiếu giả để đăng ký công ty Thai Boon Roong của ông ta. Nhưng ở Phnom Penh , Bunma vẫn còn là một nhân vật có thế lực. Ông sở hữu một khách sạn lớn, và là Chủ tịch của Phòng thương mại Campuchia . Bunma đã bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, vì họ nói là đã có bằng chứng cho thấy ông ta có dính líu tới vụ buôn ma túy; tuy nhiên, ông ta đã bác bỏ lời buộc tội ấy. Nhưng đã có lần, ông ta thừa nhận đã cung cấp hàng triệu đô la để tài trợ cho các cuộc vận động chính trị của Hun Sen .

Không bị chi phối bởi các vấn đề ngoại cảnh của Bunma, Hun Sen đã hoàn toàn để hết tâm trí vào cuộc bầu cử trong năm 1998. Đảng của ông đã giành được thắng lợi thuyết phục, nhưng đã không có đủ hai phần ba đa số phiếu để lên cầm quyền.

Một lần nữa, khát vọng của Hun Sen đã bị ngăn lại. Ông đã đi nước cờ dân chủ, theo các quan sát viên quốc tế thì cuộc bầu cử được xem là công bằng, tuy nhiên, ông chưa thể thuyết phục được các nước ủng hộ mình.

Hiện tình có thể là như vậy, nhưng dường như không có sự lựa chọn nào ngoài Hun Sen . Ông là người duy nhất đủ bản lĩnh điều khiển một đất nước đã bị phân hóa bởi cuộc nội chiến, tàn quân du kích Khơme Đỏ , các tên cướp và những kẻ bắt cóc. . Ông và các thủ lĩnh trong đảng của ông, Chea Sim và Heng Samrin vẫn còn là những người lãnh đạo Campuchia .

Một lần trước đây người dân Campuchia đã liều lĩnh đặt tương lai của họ vào bàn tay của một người đã giải thoát họ khỏi Khơme Đỏ . Thêm một lần nữa, các kết quả của cuộc bầu cử năm 1998 cho thấy dân chúng đã sẵn sàng liều thêm một lần nữa : đặt ông lên làm nhà lãnh đạo tương lai của họ. Đó chính là cơ hội mà ông đã chờ đợi.

Campuchia chỉ có thể được điều hành bởi một con người hầu như hoàn toàn đáng tin cậy, một con người xuất chúng. Hun Sen đã đáp ứng được điều đó bằng cách trở thành một con người đúng như thế.

Dân chúng Campuchia đang đặt ra các câu hỏi sâu sắc – Tương lai của Campuchia dưới trào Hun Sen sẽ như thế nào ? Ông có thể đoạn tuyệt với những sai lầm trong quá khứ không ? Ông có thể cải tổ lại chính phủ để chấm dứt tham nhũng và làn sóng bạo lực dâng cao không ?

Một học giả uyên thâm về chính trị ở Phnom Penh đã vận dụng mọi cách để cố gắng trả lời cho các câu hỏi gây nhiều tranh cãi này. Sự nhất trí vào đầu năm 1999 là với các mối quan tâm trên hết của ông, Hun Sen có thể, và điều đó giải thích cho nhiều vấn đề gây tranh cãi, nhưng chỉ với những người có thế lực bên trong giới bạn bè thân cận của ông và bên trong đảng CPP, để gửi đi một thông điệp rõ ràng tới cộng đồng quốc tế là ông quyết tâm tuyệt giao với quá khứ ấy, và để cho thấy dấu hiệu về sự cam kết của ông với việc kiến tạo một chế độ minh bạch. Người ta cho rằng Hun Sen khó có thể cắt đứt các mối quan hệ với những vẫn còn trung thành với ông.

Tuy nhiên, điểu trở nên cần thiết đối với Hun Sen là bắt đầu nghĩ tới việc dẹp bỏ nhóm giật dây đang chú ý tới cuộc bầu cử sắp tới vào năm 2003. Các cử tri Campuchia sẽ đánh giá nhiệm kỳ Thủ tướng của ông với cách nhìn phê phán. Họ sẽ không chỉ để mắt đến sự cống hiến của ông vào việc cải thiện đời sống của họ; họ sẽ đánh giá ông qua phẩm chất của những người trong chính quyền của ông. Ông đã ý thức được về các nhu cầu của dân chúng và biết rằng mọi hành động của mình sẽ bị họ phê phán đến nơi đến chống. Ông đă bắt đầu nhiệm kỳ Thủ tướng của mình với nhiều sự ủng hộ và cảm tình của nông dân Campuchia , nhưng ông biết rằng cũng chính những người dân này đã không tán thành về các hành động của cán bộ nhân viên chủ chốt của ông.

Việc bỏ đi những người đã từ lâu trung thành với mình nói thì dễ hơn làm. Vì vậy, ông nghĩ rằng sửa đổi họ có thể dễ thực hiện hơn thay vì sa thải họ. Vào giữa năm 1999, ông đã cảnh báo với các đảng viên của mình là hãy dẹp bỏ hành động tham nhũng và hành vi thiếu đạo lý. Tại một đại hội đảng được giữ kín gồm 200 đại biểu, Hun Sen đã nói “Nếu bất cứ viên chức nào phạm phải hành vi sai trái, họ sẽ bị thay thế, nếu không sẽ bị sa thải”.

Chiến lược toàn diện của ông xoay quanh sự ăn khớp của ba yếu tố - sự ổn định chính trị, nguồn viện trợ và sự đầu tư nước ngoài. Rõ ràng là ông đã sử dụng quyền lực cần thiết để mang lại sự ổn định chính trị mà các doanh nhân nước ngoài và địa phương mong muốn. Điều đó còn cho thấy rõ là ông sẽ không khoan nhượng với bất cứ sự bất đồng quan điểm chính trị nào, nếu điều đó gây thiệt hại cho cơ cấu ổn định chính trị. Với các nguồn viện trợ lớn cho Campuchia , Mỹ, Nhật Bản và châu Âu ủng hộ chính phủ của ông, điểu đó xem ra quốc gia của ông sẽ nhận được hàng tỷ đô la tài trợ cần thiết để xây dựng đường sá, cầu cống và phi trường. Với sự ổn định chính trị và cơ sở hạ tầng vật chất thích đáng, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi nguồn vốn đầu tư của các công ty tuôn vào để tạo ra việc làm và đưa người dân Campuchia đến gần hơn với giấc mơ hòa bình và thịnh vượng.

Có lần, Hun Sen đã nói với chúng tôi “Tôi muốn xây dựng nền kinh tế của chúng tôi giống như các nhân vật xuất chúng khác ở Đông Nam Á đã làm”.

Ông muốn biến Campuchia thành một con hổ kinh tế châu Á khác. Nhân dân Campuchia còn tạo cho ông thêm một cơ hội để thực hiện lời hứa của mình.

HẾT

Ct.Ly