CHUYỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG thái san
CHUYỆN KHÔNG BÌNH THƯỜNG
thái san
Quê mình thường có những chuyện thật đáng để tâm tuy nhiên có nhiều suy nghĩ cho chính bản thân mà xấu hổ tuy nhiên đó cũng là dành cho những người lắm chuyện, lượm lặt những chuyện trên viết về những chuyện không bình thường. Như:
TT - Tôi là độc giả của Tuổi Trẻ hơn 20 năm qua. Mới đây, tôi vô tình được chứng kiến một sự việc rất không bình thường, muốn thông qua quý báo chia sẻ đến bạn đọc.
Khoảng hơn 11g trưa thứ tư ngày 6-5-2009, tôi cùng vài người bạn ngồi chuyện trò tại quán cà phê Lối Về, trên đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM thì bất chợt một đoàn khách Tây đi vào. Khu vực này không có những địa điểm để tham quan du lịch nên ít khi nào có sự hiện diện của người nước ngoài. Mấy ông Tây ăn mặc lịch sự, chỉn chu vừa đi vào lôi cuốn sự chú ý của cả quán.
Một lát sau tôi nghe loáng thoáng có tiếng người Việt nói về dân chủ, nhân quyền nên quay sang nhìn. Đó là một người đàn ông trạc 50 tuổi đang thao thao bất tuyệt, người chăm chăm lắng nghe là một ông Tây, có cả người thông dịch. Hóa ra không phải họ bàn bạc chuyện làm ăn kinh tế mà đang làm một cuộc phỏng vấn. Mấy người khách Tây đặt câu hỏi, người đàn ông kia trả lời.
Những câu hỏi mang tính áp đặt và gợi ý về tình hình dân chủ, nhân quyền ở VN. Người đàn ông trả lời bằng giọng điệu hằn học, xuyên tạc và tố cáo VN thiếu dân chủ, nhân quyền. Ban đầu họ còn nói qua nói lại giọng vừa đủ nghe, về sau giọng nói hậm hực của người đàn ông đã gây sự chú ý cho cả quán. Một số người ở các bàn khác bất bình bước sang bàn họ phản ứng. Bị phản đối, họ vội vàng tính tiền và rút lui.
Những người có mặt tại quán quá bất bình nên ngồi lại nói chuyện với nhau cho vơi bực bội. Một người cho biết hình như ông Tây kia chính là ngài đại sứ Mỹ tại VN. Tôi về lục lại báo cũ có đăng tấm hình ông đại sứ lúc nhậm chức thì đúng là gương mặt của ông khách Tây đã trực tiếp đặt câu hỏi với người đàn ông kia.
Tôi nay tuổi cũng lớn, hiểu biết cũng tương đối song không thể giải thích được cho chính mình sự hiện diện của ngài đại sứ tại quán cà phê trong khu phố cùng buổi phỏng vấn kia nhằm mục đích gì. Người đàn ông kia là ai mà khiến ông ta cùng bầu đoàn chịu khó lặn lội đến cái quán bình dân nói chuyện?
Nếu cần thiết phải tìm hiểu về đất nước và con người VN, tại sao ông ta không đường đường chính chính đến thăm và làm việc với các cơ quan đoàn thể chính thống của VN? Chẳng lẽ đây là phương pháp ngoại giao của ngài đại sứ!?
Nhiều người nhận quà nhưng không nói"
TTO - Bên lề phiên họp Quốc hội sáng 6-5, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã trao đổi với báo chí xung quanh câu chuyện “chạy chức” ở Cà Mau và việc chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng nhận tiền biếu đi làm từ thiện. Ông Truyền nói:
-Chúng ta đã có qui chế qui định nhận quà tặng và qui định trường hợp nào thì nhận, trường hợp nào trả lại và trả lại ở đâu nhưng thường anh em xử lý chưa đúng. Rất tiếc vừa qua một số nơi đã không thực hiện đúng qui chế nên xảy ra việc không đáng có. Lẽ ra phải trả lại chứ nhận rồi mang nộp và báo cáo chỗ này chỗ kia thì sẽ gây thêm phức tạp, hoặc nếu nhận rồi thì cũng không thể nhận rồi dùng tiền đó làm chính sách xã hội, điều đó không có qui định.
* Theo ông, quan chức nên ứng xử với việc tặng quà như thế nào?
-Trong những quan hệ tình nghĩa bình thường mà mình thấy mối quan hệ đó không có việc gì và với mức độ hợp lý thì nhận quà là bình thường, không nên đặt vấn đề thái quá. Ví dụ các bạn đến nhà tôi chơi nhân chuyến đi công tác ở đâu về và cho tôi quà là bình thường vì chúng ta chẳng có quan hệ gì tác động đến nhau để làm sai lệch công việc.
Nhưng khi người ta có điều gì đó bức xúc, có động cơ đặt ra rồi kèm theo quà tặng thì nhất định phải xử lý đúng theo qui định. Điều đó đòi hỏi người nhận quà phải hiểu người mình tiếp xúc là ai và quà tặng đó có bình thường không.
Nếu quà tặng không bình thường thì mình nhận là sai, sau đó đem ra thành vấn đề “nóng” như nói đấy là tiền “chạy chức” nhưng lại không nói ai chạy thì người dân sẽ bức xúc. Cái khó xử hiện nay tôi biết là có rất nhiều người có nhận nhưng họ không nói, còn mấy ông nhận rồi thế này thế kia thì tới đây họ phải nói nhận của ai để xem nhận như vậy đúng hay sai.
* Nhưng có ý kiến cho rằng những trường hợp nhận tiền rồi đem báo cáo tổ chức là đáng biểu dương?
-Người ta đã “chạy chức” mà vẫn cứ nhận tiền của người ta, sau đó đi báo cáo tổ chức thì việc này đáng trách. Đáng trách ở chỗ anh biết động cơ người “chạy chức” rồi mà vẫn nhận tiền vì điều đó làm ảnh hưởng đến uy tín của anh, làm vụ việc rối rắm thêm. Lẽ ra nếu thấy không bình thường thì phải tỏ thái độ không nhận, phải cứng rắn, phải xử lý theo một mức độ để họ thấy không thể mua chuộc được mình. Còn nếu mình nhận tiền rồi đi nộp thì trước mắt cũng làm cho người ta hiểu rằng tôi để tiền cho anh được rồi.
Việc đi nộp mà không báo cáo ai đưa thì càng khiến dư luận bức xúc. Anh nói đó là “chạy chức” thì phải nói ngay ai "chạy chức" chứ! Đương nhiên cán bộ "chạy chức" chứ dân "chạy chức" cái gì. Mà đã nói "chạy chức" thì người ta hiểu rằng người nhận chạy chức và người "chạy chức" đều có lỗi. Thế nên tôi nghĩ tổ chức sẽ xử lý.
Chuyện thường ngày:
Đi... điểm danh!
TT - - Đi đâu về mà nhìn tức cười vậy ông?
-Đám ma!
-Trời, đi đám ma về mà vui sao?
-Đám ma nhà người ta mình có quen biết gì đâu, giám đốc bắt đi nên phải đi. Đi để nộp phong bì, doanh nghiệp nào cũng vòng hoa - phong bì hết ông ơi, bởi có công văn kính báo rồi!
-Công văn là sao?
-Chuyện là vầy. Ông bố vợ của vị phó bí thư đảng ủy cấp trên mới mất. Văn phòng đảng ủy gửi công văn tới các cơ sở Đảng trực thuộc mà hầu hết nằm trong các doanh nghiệp nhà nước.
-Thì báo tang cũng bình thường mà…
-Anh ơi, văn bản này không bình thường: không ký tên nhưng đóng dấu khẩn, phát hành bằng con đường công văn. Giám đốc em bảo em cứ đi đám tang để đỡ phiền.
-Thì có gì đâu mà cười?
-Công văn không nêu tên người chết, nên khi đặt vòng hoa em dở khóc dở cười vì chẳng lẽ "kính viếng bố vợ đồng chí…". Đại diện các doanh nghiệp đến cũng lớ ngớ hỏi chủ nhà để "báo cáo là đã có mặt" rồi... rút!
-Đi đám ma mà như đi điểm danh, ông ơi!
Bình thường hay không bình thường?
TT - Ở thị trấn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có một người sống độc thân, khi đi bộ cũng như đi xe ra đường, thấy một hòn đá, mảnh chai hay cục phân là dừng lại dọn sạch.
Ở thị trấn Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có hai cụ già ở độ tuổi 70 nhưng sáng sớm đạp xe đi tìm vá ổ gà cho các con lộ làng, lộ xã. Hai ông sợ con cháu đi học bị té, ngã đau.
Ở Khánh An (Cà Mau) có ông Trần Kiêu, hồi còn làm bí thư xã ông chỉ đạo phạt tiền những trường hợp học sinh nói tục, bẻ cây. Ai để gà, chó thải phân hay đổ rác ra đường, xuống sông đều bị phạt. Ai chơi bài, đá gà ăn tiền... phạt lao động công ích bằng cách phải trực tiếp đắp đường!
Nhiều người cho rằng những con người nói trên là “không bình thường”. Nhưng thật ra họ là người bình thường vì họ không dửng dưng, vô cảm, không bằng lòng sống chung với những gì trái tai, gai mắt...
PHẠM ANH HOAN (Cà Mau)
Đọc thông tin trên Tuổi Trẻ tường trình từ Hội nghị khoa học quốc gia về HIV/AIDS lần 3 diễn ra ở TP.HCM, tôi rất ngỡ ngàng với con số 33,5% nhân viên y tế không hiểu đúng về khái niệm HIV. Vì sao vậy?
Căn bệnh thế kỉ AIDS do virus HIV gây ra cho nhân loại những đau khổ không chỉ về mặt thể xác mà còn cả tinh thần vì bị xa lánh. Người bị nhiễm bệnh bị hành hạ bởi nhiều chứng bệnh do hệ thống miễn dịch bị “hư” bởi sự tấn công của HIV. Đó là khái niệm mà ngay cả những học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường còn biết.
Kể cả sự lây nhiễm của nó qua những đường nào, tôi nghĩ một học sinh tiểu học cũng biết thông qua phương tiện truyền thông, từ những tờ rơi, băng rôn... Thế nhưng có một điều lạ là 33,5% nhân viên y tế lại không hiểu đúng khái niệm rất phổ biến này.
Đã không hiểu đúng nó thì làm sao có thể thực hiện biện pháp trị liệu. Hẳn sẽ có nhiều người là nhân viên y tế sẽ đi ngược lại câu khẩu hiệu “Không kỳ thị mà hãy đối xử bình thường với người bị nhiễm HIV/AIDS” vì cứ nghĩ HIV/AIDS là một thứ gì đó kinh khủng lắm.
Thiết nghĩ từ hội nghị khoa học lần này chúng ta nên có một chiến dịch tuyên truyền cho các nhân viên y tế để họ có cái nhìn, cách hiểu đúng về căn bệnh này. Một người bình thường không hiểu đúng về HIV/AIDS thì còn có thể chấp nhận được, song 33,5% nhân viên y tế không hiểu đúng về khái niệm này quả là một chuyện... không bình thường.
Những câu nói và nhận thức trên là điều có thực nên chính quyền sở tại của thành phố chuẩn bị cho nhiều người tập bơi không mất tiền tập cũng là chuyện rất bình thường.
Nhận xét:
Sống trong một quốc gia, có những người làm những việc đơn giản mà có ích cho xã hội là một điều tốt, làm cho quan chức cả nước đáng quan tâm và cố nhận chân sự việc để sửa sai càng tốt hơn, không cố chấp, noi theo lại là một sự việc không bình thường.
Cán bộ là đầy tớ của nhân dân ư?
thái san
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2009 20:25:37 bởi thaisan >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: