giúp mình phân tích câu này đi mọi người
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 9 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 125 bài trong đề mục
lovely_rabbit 08.08.2009 10:46:03 (permalink)
CẢM ƠN VŨ PHONG ĐÃ TẬN TÌNH SƯU TẦM GIÚP LOVELY
MÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH RẤT TỐT BÀI LÀM, MÌNH CÓ BÀI MỚI NÈ
VP, YTC có thích đọc thơ ko, mình rất thích đọc thơ đặc biệt là của Tố Hữu. Các bạn đã đọc bài theo chân bác của ông chưa?. Trong đó có một đoạn tả cảnh nhà của Bác (làng Kim Liên_Nghệ An) như thế này
                                  Ba gian nhà trống ko hương khói
                                  Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành
Nhưng sau đó một thời gian tác giả lại viết
                                  Ba gian nhà trống nồm đưa võng
                                  Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh
các bạn có nhận ra sự thay đổi của đoạn văn trên ko, sự thay đổi đó đã tạo nên cái hay cho tác phẩm, có ai bik cái hay đó là gì ko?????
mình nghĩ có thể trong đoạn một thể hiện sự vắng lặng lạnh lẽo cô đơn của căn nhà còn đoạn hai thể hiện một ko gian ấm áp, tràn đầy hơi ấm của con người. Nhưng mà đề yêu cầu làm dài 1 trang giấy học nên chắc chắn ý mình làm chưa đủ. Mà mình cũng ko hiểu tại sao nhà thơ phải thay đổi làm gì, mục đích của việc thay đổi này là gì????? Mà thay đổi như vậy có gì hay ko?????? Ai biết xin trả lời giúp mình nhé, chứ mình nghĩ hoài ko ra được thêm gì nữa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2009 10:55:55 bởi lovely_rabbit >
#16
    vu phong 08.08.2009 22:38:00 (permalink)
    đêm nay Gió lại cõng thơ về
    Cánh Gió bềnh bồng trêu suối tóc
    Tóc dài sao thả nhớ trong thơ
    Rồi khi Gió xếp từng con chữ
    Chữ rối tìm đâu giữa mịt mờ

     
    thơ biết Gió nhưng Gió lại không  nó,Nhưng...Gió thích sự tranh luận,mà sao Thỏ sưu tầm đâu ra nhiều đề tài thú vị như vậy nhỉ?đúng là "nguồn tài nguyên phong phú"
     
     
    Khi bắt đầu phân tích thì nên tập chung vào ý tưởng chủ đạo xuyên suốt của toàn bài thơ thì mới dễ dàng hiểu và phân tích được đầy đủ,còn ở khổ thơ đây có thể nói đến sự thay đổi của căn nhà xưa và nay,cũng có thể nói đến tâm tư tình cảm,cảm nhận của con người xưa và nay,thậm chí là sự thay đổi của cả đất nước xưa và thời điểm tác giả muốn thay đổi(hoành tráng chưa)
    Thỏ ơi!nếu muốn biết nhà thơ tại sao thay đổi thì chỉ có thể hỏi chính nhà thơ thôi ah!
     
     
    #17
      Thanh Công 09.08.2009 11:03:12 (permalink)
           Trong Trường ca “Theo chân Bác” có hai câu thơ, lúc đầu Tố Hữu viết là:
                                      "Ba gian nhà trống không hương khói
                                      Một chiếc giường tre chiếu chẳng lành"
           Nhưng sau đó một thời gian tác giả sửa lại:
                                      "Ba gian nhà trống nồm đưa võng
                                      Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh"
             Sỡ dĩ có sự thay đổi đó là do nhà thơ đã nhận được sự góp ý phê bình của độc giả. Nói căn nhà: "không hương khói” là nói đến sự thờ ơ, lạnh lẽo, bị bỏ quên. Nói: “chiếu chẳng lành” là nói đến chiếu rách nát, cũ kĩ. Nếu vậy, thì vô hình dung dân tộc Việt Nam là một dân tộc vong ơn, bội nghĩa với Người đã đi năm châu bốn bể tìm đường cứu nước cứu dân, giành lại độc lập cho nước nhà. Mặt khác, cách nói như vậy không phù hợp với truyền thống:"uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta. Vì vậy, Tố Hữu đã sửa hai câu thơ đó thành:
                                       "Ba gian nhà trống nồm đưa võng
                                      Một chiếc giường tre chiếu mỏng manh"
            Hai câu thơ sửa không chỉ diễn tả được cái đơn sơ, giản dị, hết mình cho Tổ quốc, cho nhân dân mà quên bản thân của lãnh tụ Hồ Chí Minh mà còn rất hay. Căn nhà Bác đầy nắng gió, đơn sơ mà ấm cúng. Đúng như bạn đã suy nghĩ: “đoạn một thể hiện sự vắng lặng lạnh lẽo cô đơn của căn nhà còn đoạn hai thể hiện một không gian ấm áp, tràn đầy hơi ấm của con người".
               Người ham học hỏi và luôn trăn trở suy nghĩ như bạn sẽ thành công. Chúc bạn học giỏi!
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2009 11:07:03 bởi Thanh Công >
      #18
        lovely_rabbit 09.08.2009 11:36:26 (permalink)
        VP nói đúng nếu ko được đọc toàn bài thơ thì mình ko thể nhận ra được cái hay của tác phẩm, nhưng mà lovely lại ko bik được hai câu này nằm trong bài thơ nào. Ai bik nhớ bảo với lovely để mình tìm đọc nha. À mà bài thơ của VP mang ý nghĩa gì vậy, mình do quá ngu muội nên ko hiểu được nội dung vủa bài thơ này, VP giảng giải để mình thêm kiến thức nha
        Cảm ơn vì sự giúp đỡ tận tình của VP
         
        #19
          lovely_rabbit 09.08.2009 11:43:04 (permalink)
          và tất nhiên lovely ko thể ko nhắc đến sự giúp đỡ của CT, cảm ơn bạn nhiều nhé. Nhưng mà lovely vẫn chưa hiểu rõ cách lí giải của CT cho lắm, nếu ko phiền thì CT giải thích rõ ràng hơn cho lovely nha. Còn nếu ko có rảnh thì CT chỉ cho lovely tập thơ đó để đọc tham khảo nha
          Cảm ơn CT nhiều
          #20
            vu phong 09.08.2009 22:51:49 (permalink)
            P đã nói từ lúc đầu rồi mà,thơ biết P còn P thì không biết,nên P không thể giúp Thỏ được rồi.
            P chỉ biết có mỗi tập trường ca:theo chân Bác của Tố Hữu thôi,còn mấy đoạn mà Thỏ hỏi P không nhớ nó được nằm ở "vị trí"nào
            Bài thơ P viết chỉ là mang ý nghĩa "tức cảnh" thôi.Bởi đối với một người không biết thơ nhưng lại thích tranh luận thì phải làm nhiệm vụ"cõng"thơ,cõng đến,cõng đi,cõng về...để rồi vẫn mù tịt về thơ ca.thế mới buồn chứ
             
            #21
              lovely_rabbit 09.08.2009 23:09:36 (permalink)
              chỉ cần có sự nhiệt tình là được rùi, mà thấy mấy bài thơ P viết nghe rất hay. Nhưng mà nghe buồn làm sao ấy , Thỏ đọc thấy muốn rơi lệ luôn. Mà trang thơ chính của P ở đâu dị, nếu có thì gửi link cho Thỏ nha, để Thỏ mở mang tầm mắt
                 chào P nha
               
              #22
                lovely_rabbit 10.08.2009 17:12:55 (permalink)
                ĐÂY LÀ TRƯỜNG CA THEO CHÂN BÁC, MÌNH CUNG CẤP ĐỂ MỌI NGƯỜI THAM KHẢO ĐÂY
                 
                Theo chân Bác


                Tố Hữu


                Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác

                Tháng năm ơi, có thể nào quên
                Hàng bóng cờ tang thắt dải đen
                Rủ giữa lòng đau. Ta nhớ mãi
                Cuộc đời như ngọn lửa đầu tiên.

                Tôi viết bài thơ mừng thọ Bác
                Năm nay vừa tuổi tám mươi tròn
                Chắc như thường lệ. Người đi vắng
                Để mọi lời ca tặng nước non.

                Tôi viết bài thơ cho các con
                Mai sau được thấy Bác như còn
                Phơ phơ tóc bạc, chòm râu mát
                Đôi dép mòn đi, in dấu son.

                Xin nhớ từ đây, nhớ lại ngày
                Bác Hồ từ giã cõi Hôm nay
                Bảy mươi chín tuổi xuân trong sáng
                Vào cuộc trường sinh, nhẹ cánh bay...

                Lạ thay, sức mạnh của tâm hồn
                Mắt vẫn tươi như suối tận nguồn
                Tay nhịp cho đời cao tiếng hát
                Trời thu xanh ngát sáng Tuyên ngôn.

                Như thế, Người đi... Phút cuối cùng
                Nhẹ nhàng, thanh tịnh, rất ung dung
                Lời Di chúc gửi, êm bên gối
                Quên nỗi mình đau, để nhớ chung.

                Bác ơi!
                Thôi đập rồi chăng? một trái tim
                Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim!
                Muốn oà nức nở bên em nhỏ
                Nước mắt ta đành nuốt, lặng im.

                Cứ nghĩ: Hồn thơm đang tái sinh
                Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh
                Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng
                Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình.

                Súng hãy gầm lên, nén xót đau
                Hãy lau ráo lệ, ngẩng cao đầu!
                Chỉ xin nhớ để lời đêm trước:
                Đốt pháo hoa mừng, đến lễ sau.

                Bác đi... Di chúc giục lòng ta
                Cho cả muôn đời một khúc ca
                Lẽ sống, niềm tin, mong ước lớn
                Và tình thương, ơn nghĩa bao la.

                *

                Tôi trở về quê Bác, làng Sen
                Ơi hoa sen đẹp của bùn đen!
                Làng quen như thể quê chung vậy
                Mấy dãy ao chua, mảnh đất phèn.

                Thăm lại vườn xưa, mái cỏ tranh
                Thương hàng râm bụt, luống rau xanh
                Ba gian nhà trống, nồm đưa võng
                Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh
                .


                Ôi sáng hè vui, Bác trở về
                Vẫn không quên lối cũ, tình quê
                Bạn xưa, còn nhớ khi câu cá
                Nhớ quả cà ngon, nhớ gốc chè....

                Nhớ những năm nao... Máu Cửa Rào
                Thân yêu hai tiếng gọi "đồng bào"
                Phận nghèo, nước mấtt, dân nô lệ
                Đêm tối, trời mây, chẳng ánh sao.

                Đã tắt lâu rồi, lửa nghĩa quân
                Phan Đình Phùng đó, Tống Duy Tân
                Nguyễn Trung Trực lại Hoàng Hoa Thám
                Đầu dám thay đầu, chân nối chân!

                Muôn dặm đường xa, biết đến đâu?
                Phan Chu Trinh lạc lối trời Âu
                Phan Bội Châu, câu thơ dậy sóng
                Bạn cùng ai, đất khách dãi dầu?

                Cha đã đi đày, đau nỗi riêng
                Còn nghe tiếng gót nặng dây xiềng...
                Mẹ nằm dưới đất, hay chăng hỡi
                Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng!

                Từ đó, Người đi... những bước đầu
                Lênh đênh bốn biển, một con tàu
                Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi
                Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.

                Mở mắt trông quanh, màu sắc mới
                Những bờ bến lạ, nước nông sâu
                A', Âu đâu cũng lòng trong đục
                Vàng máu chia hai cảnh khổ giàu.

                Muôn nỗi đời như ảnh trắng đen
                Bâng khuâng đêm lạnh, thức bên đèn
                Một hòn gạch nóng nung tâm huyết
                Mẩu bánh mì con nuôi chí bền.

                Bao nẻo người đi, bước trước sau
                Một câu hỏi lớn: Hướng về đâu?
                Năm châu thăm thẳm, trời im tiếng
                Sách thánh hiền lâu đã nhạt màu.

                Găng-đi, quay lại chiếc xa xưa
                Dệt tấm lòng nhân đựng gió mưa!
                Nghiệp lớn, Tôn Văn vừa dựng đó
                Trăm năm tay lái vững vàng chưa?

                Ôi nhân loại! Địa cầu cháy bỏng
                Lò sát sinh ngập máu xương rơi
                Lũ đế quốc như bầy quỉ sống
                Nướng người ăn, nhảy nhót, reo cười.

                Bỗng sấm nổ, Rạng Đông chớp giật
                Hoan hô Cách mạng tháng Mười Nga!
                Tủ sắt ngai vàng quăng xuống đất
                Công nông ta làm chủ đời ta,

                Xóm thợ Pa-ri nghèo cuối ngõ
                Tưng bừng gác trọ đón bình minh
                Mác - Lê-nin đến... Từng trang đỏ
                Chân lý đây rồi, lẽ tử sinh!

                Đứng dậy! ơi Người cùng khổ ơi!
                Tiếng chuông ta đánh, giục liên hồi
                Hãy bay đi, hãy bay qua sóng
                Về nước non xa, thức tỉnh đời...

                *

                Tháng Giêng, Mạc-tư-khoa tuyết trắng
                Một người đi, quên rét buốt xương
                Từ xa đến... Lòng đau trĩu nặng
                Giữa dòng người im lặng trên đường.

                Anh tìm ai? Lê-nin vĩ đại
                Tinh hoa trái đất, chất kim cương
                Con người đẹp nhất trong nhân loại
                Trí tuệ, tình yêu của bốn phương.

                Lê-nin ơi, Người Thầy, Người Cha
                Niềm tin trong sáng mãi lòng ta
                Đêm nay nằm đó, mà thanh thản
                Vầng trán mênh mông toả chói loà.

                Tưởng nghe tiếng Người vang giục bước
                Hãy trở về châu A' trẻ trung
                Hỡi người trai Việt Nam yêu nước
                Thổi bùng lên ngọn lửa anh hùng!

                Về phương Đông, ta về phương Đông
                Cùng phương Tây, giương ngọn cờ hồng
                Đi ta đi, anh em đồng chí
                Chặt xiềng gông, chặt hết xiềng gông!

                Chào Trung Quốc trào sôi sức sống
                Chào Quảng Châu công xã chính quyền
                Đất tươi tốt. Đây mùa gieo giống
                Hỡi Thanh niên cách mạng, vùng lên!

                Hồn Nước gọi. Tiếng bom Sa Diện
                Trái tim Hồng Thái nổ vang trời
                Máu thơm tưới mầm non xuân đến
                Vui lại rồi, Tổ quốc ta ơi!

                Bác về kia! Đảng đã ra đời!
                Trải mấy phong trần tuổi bốn mươi
                Tay Bác cầm tay đồng chí trẻ
                Tiến lên! Thời đại giục chân người.

                *

                Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
                Vươn vai, lớn bổng dậy nghìn cân
                Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
                Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân!

                Như thế, buổi xuất quân hùng vĩ
                Chúng ta đi, quyết chí, tự hào
                Đường Kách mệnh sáng ngời chân lý
                Đảng cầm cương lịch sử lên cao.

                Hãy nghe khúc nhạc đầu hùng tráng
                Bản trường ca chiến đấu Việt Nam
                Trống Xô-viết rung trời Cách mạng
                Cờ búa liềm đỏ đất Hồng Lam!

                Khủng bố trắng. Máu dầm mặt đất
                Chật Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La
                Muôn chiến sĩ, một lòng bất khuất
                Chỉ thương người sương tuyết bôn ba.

                Nguyễn A'i Quốc. Ôi tên tha thiết
                Của đời ta. Người ở phương nào?
                Gió ơi gió, ơi chim có biết
                Một người tù cất cánh bay cao?

                Ta lại dấn chân vào trận mới
                Sóng người dâng ngập lối, biểu tình
                Rầm rộ cuộc diễu binh vĩ đại
                Vì tự do, cơm áo, hoà bình.

                Và những ngày qua, những tháng qua
                Thư về từng lá, ấm lòng ta
                Đường dài nẻo ngắn, lời khuyên dặn
                Trăm nỗi buồn vui, việc nước nhà...

                Chiến tranh nổ. Gần xa hùm sói
                Cắn cổ nhau. Pháp bại, Nhật vào.
                Thân một cổ hai tròng buộc trói
                Phải vùng lên, này súng này dao!

                Bắc Sơn gọi, Nam Kỳ nổi dậy
                Sống một ngày hơn mấy mươi năm
                Lửa căm giận sôi dòng máu chảy
                Sức mỗi người bỗng hoá thành trăm!

                *

                Chiều mùa thu ấy... Đến Diên An
                Có một Hồng quân, tay nóng ran
                Đẩy chiếc xe bò lên với bạn
                Rồi đi.... Lần bước xuống phương Nam...

                Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
                Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
                Bác về... Im lặng. Con chim hót
                Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

                Bác đã về đây, Tổ quốc ơi!
                Nhớ thương, hòn đất ấm hơi Người
                Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
                Mà đến bây giờ mới tới nơi!

                Ai đã đến, ai chưa đến đó
                Có hòn núi Mác, suối Lê-nin
                Hãy về thăm quê ta Pác Bó
                Nơi Bác về, nguồn nước mới sinh.

                Hỏi dòng khe ấy, hỏi tre lau
                Những tháng ngày xưa.... Bác ở đâu?
                Núi vẫn nghiêng đầu nghe vách đá
                Hát cùng cây lá gió ngàn sâu...

                Hát rằng:
                Sáng ra bờ suối, tối vào hang
                Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
                Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng
                Cuộc đời cách mạng thật là sang!(1)

                Hang lạnh nhớ tay Người đốt củi
                Bập bùng lửa cháy suốt đêm thâu
                Ai hay ngọn lửa trong hang núi
                Mà sáng muôn lòng, vạn kiếp sau!

                Ngày hội lớn. Trung ương quanh Bác
                Lán tre vừa lợp, ấm tình thương
                Lịch sử hôm nay, đầu ngọn thác
                Gọi toàn dân cứu nước, lên đường.

                Việt Minh, hai tiếng dậy chiến khu
                Truyền khắp dân gian, đuổi giặc thù
                Cây đá mừng reo theo mỗi bước
                Sớm hôm xóm núi bóng Già Thu....

                *

                Lam Sơn dậy một vùng Núi đỏ(2)
                Du kích quân rộn rã thao trường
                Cao-Bắc-Lạng khơi dòng thác đổ
                Chảy về xuôi, mở lối đại dương.

                Lại thương nỗi: đoạ đày thân Bác
                Mười bốn trăng tê tái gông cùm
                Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
                Mà thơ bay... cánh hạc ung dung!

                Xta-lin-grát. Đất trời vang động
                E'n thu sang. Mừng Bác lại về!
                Hoan hô Đội Tuyên truyền giải phóng
                Buổi ra quân, gươm nóng lời thề!

                Già nào
                Trẻ nào
                Đàn ông nào
                Đàn bà nào
                Kẻ có súng dùng súng
                Kẻ có dao dùng dao.
                Thấy Tây, cứ chém phứa
                Thấy Nhật, cứ chặt nhào!

                A`o ào ào... ào ào ào 3)
                Đường tiến công, sông núi xôn xao
                Bác đã về xuôi. Chào Đại hội
                Tiến quân ca sôi nổi Tân Trào!

                Tổng khởi nghĩa! Lệnh truyền đêm trước
                Sáng quân ra giải phóng Thái Nguyên
                Hà Nội, Huế, Sài Gòn, cả nước
                Đứng lên ta giành hết chính quyền!

                *

                Việt Nam, ta lại gọi tên mình
                Hạnh phúc nào hơn được tái sinh
                Mát dạ ông cha nghìn thuở trước
                Cho đời, hai tiếng mới quang vinh!

                Hôm nay sáng mồng hai tháng chín
                Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình
                Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín
                Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

                Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

                Người đứng trên đài, lặng phút giây
                Trông đàn con đó, vẫy hai tay
                Cao cao vầng trán... Ngời đôi mắt
                Độc lập bây giờ mới thấy đây!

                Người đọc tuyên ngôn.... Rồi chợt hỏi:
                "Đồng bào nghe tôi nói rõ không?"
                Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi
                Rất đơn sơ mà ấm bao lòng!

                Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!"
                Như Trường Sơn say gió biển Đông
                Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ
                Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.

                Trời bỗng xanh hơn, nắng chói loà
                Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta
                Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó
                Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!

                Ta đứng đây, lẫm liệt đường hoàng
                Như Thạch Sanh, khí phách hiên ngang
                Lưng đàn, tay búa, tay giương nỏ
                Chém Mãng xà vương, giết đại bàng.

                Chúng đến đó. Cả bầy hùm sói
                Pháp theo Anh, một giống thực dân
                Máu đã chảy. Miền Nam đã gọi
                Những chuyến tàu hối hả ra quân...

                Ghê thay lũ ô binh thổ phỉ
                Kéo vào ăn, miền Bắc xác xơ
                Nguy vận nước mong manh đầu chỉ
                Sức toàn dân quyết giữ cơ đồ!

                Bác Hồ thức. Năm canh không ngủ
                Nghe phong ba gào thét đá ghềnh
                Vững tay lái. Ôi người thuỷ thủ
                Đã từng quen bốn biển lênh đênh!

                Người trông gió bỏ buồm, chọn lúc
                Nước cờ hay, xoay vạn kiêu binh
                Lòng nhẫn nhục quyết không khuất phục
                Yêu hoà bình, đâu sợ chiến chinh!

                Giặc đã đánh. Thì ta quyết đánh!
                Thà hy sinh tất cả, không nao
                Lời Bác gọi, nửa đêm vang lệnh:
                "Hãy xông lên, chiến sĩ đồng bào!"

                Cả nước đáp một lời: Quyết thắng!
                Phố phường giăng chiến luỹ, vươn cao
                Xóm thôn dựng pháo đài, đứng thẳng
                Tre thành chông, người hoá anh hào!

                Trải chín năm trường, đi kháng chiến
                Gót chân trơn càng luyện tinh thần
                Con suối nhỏ cũng mang hồn biển
                Mỗi đời riêng lớn giữa lòng dân.

                Ta có Bác dẫn đường lên trước
                Bác cùng ta, mỗi bước gian lao
                Vui sao buổi hành quân nắng lửa
                Bỗng gặp Người, lưng ngựa đèo cao...

                Thương sao, sáng lên đường ra trận
                Người đến thăm ta, vượt lũ nguồn
                Nhớ sao giữa chiến trường lửa đạn
                Người đứng trông ta đánh diệt đồn!

                Chống gậy lên non xem trận địa
                Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
                Quân ta khí mạnh nuốt Ngưu Đẩu
                Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy(4)

                Ôi những chiều mưa đầm lá cọ
                Bác vào, tươi mỗi lán lều con...
                Bữa cơm muối, măng non bí đỏ
                Tháng ngày vui có Bác mà ngon!

                Nơi Bác ở: sàn mây vách gió
                Sáng nghe chim rừng gáy bên nhà
                Đêm trắng một ngọn đèn khêu nhỏ
                Tiếng suối trong như tiếng hát xa

                Tiếng hát xa đưa... Muôn tiếng hát
                Điện Biên! Trời đất dậy tin mừng
                Bác Hồ khẽ vuốt chòm râu mát
                Gió sớm đưa hương ngát cả rừng...

                Điện Biên! Lừng lẫy Việt Nam ta
                Vang tiếng kèn vui gọi mọi nhà
                Mời bạn gần xa ra tuyến lửa
                Mở đường giải phóng A'-Phi-La!

                *

                Chưa vẹn tròn vui, đã sáng tươi
                Đường lên hạnh phúc đỏ chân trời
                Bốn nghìn năm cũ, bao mơ ước
                Đã dược hôm nay, rạng mặt người!

                Chung sức lại, ơi anh ơi chị
                Ruộng đồng ta, nhà máy ta đây
                Chỉ hai tiếng thân yêu: đồng chí
                Đã thương rồi, ấm những bàn tay.

                Đơn giản vậy, cơm ăn áo mặc
                Của ta nay, nặng biết bao tình
                Cả không khí, trời xanh miền Bắc
                Cũng trong như lòng Bác thương mình!

                Muôn dặm ta đi, mới bước đầu
                Nhớ lời Bác dạy, dễ quên đâu!
                Nước non còn nỗi đau chia cắt
                Nam Bắc hai miền, ta có nhau

                Giặc Mỹ ngông cuồng đã đến đây
                Hắn thường đem súng doạ Đông Tây
                Lương tâm quen thói vàng mua bán
                Có chúng ta đây, diệt chúng mày!

                Máu đọng chưa khô, máu lại đầy
                Hỡi Miền Nam trăm đắng nghìn cay
                Hăm lăm năm chẳng rời tay súng
                Đi trước về sau, đã dạn dày!

                Hỡi Miền Bắc đó, nặng đôi vai
                Gánh cả non sông, vượt dặm dài
                Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước
                Mà lòng phơi phới dậy tương lai!

                Ôi! đất anh hùng dễ mấy mươi
                Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi
                Mưa bom, bão đạn, lòng than thản
                Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười.

                Thời đại lớn cho ta đôi cánh
                Không có gì hơn Độc lập Tự do!
                Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận
                Có Đảng ta đây, có Bác Hồ.

                Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác
                Nóng lòng mong đợi Bác vào th
                ǎm
                Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác
                Bác thường trăn trở, nhớ Miền Nam!

                Ai nói giùm ta hết tấm lòng
                Bác Hồ thương nhớ mỗi dòng sông
                Mỗi hòn núi ở Miền Nam đó
                Như thịt da ta rỏ máu hồng!

                Bản đồ bên vách treo, không nói
                In mãi bàn tay Bác chỉ đường
                Tấm lịch ngày ngày nghe Bác hỏi:
                Hôm nay, đâu thắng ở tiền phương?

                Ơi anh Giải phóng chân không mỏi
                Mỗi bước hành quân, mỗi chiến công
                Có thấy ấm lòng nghe Bác gọi
                Sáng đường, đôi mắt Bác hằng trông!

                Các anh, các chị ở trong ra
                Những đứa con yêu trở lại nhà
                Có phải mỗi lần ta gặp Bác
                Bác vui như trẻ lại cùng ta?

                Ôi! nụ cười vui của Bác Hồ
                "Miền Nam đánh giỏi, Mỹ thua to!"
                Bác ơi! Con biết con chưa giỏi
                Quét sạch đường đi, để Bác vô!

                *

                Còn những ai chưa được một lần
                Trong đời, gặp Bác? Hãy nhanh chân
                Tiến lên phía trước! Trên cao ấy
                Bác vẫn đưa tay đón lại gần....

                Bác vẫn đi kia... giữa cánh đồng
                Thăm từng ruộng lúa, hỏi từng bông
                Ghé từng hợp tác, qua thôn xóm
                Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong....

                Bác vẫn về kia... Những sớm trưa
                Hỏi lò than, xưởng máy, giàn tơ
                Hỏi anh hỏi chị công nhân ấy
                Vàng ngọc thi đua được mấy giờ?

                Ơi anh bộ đội trên mâm pháo
                Mắt lượn trời cao, dõi bóng mây
                Có thấy, bốn mùa, quên nắng bão
                Bên ta, Bác vẫn thức đêm ngày?

                Biết chăng, hỡi mẹ rất anh hùng
                Con mấy lần đi lập chiến công
                Hỡi chị hằng trông ngày thắng trận
                Bác khuyên thương nhớ vững bền lòng.

                Và các em, có hiểu vì sao
                Lòng Bác mênh mông vẫn dạt dào
                Yêu nụ mầm non, yêu tuổi trẻ?
                Biển thường yêu vậy sóng xôn xao...

                Vì sao? Trái đất nặng ân tình
                Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
                Như một niềm tin, như dũng khí
                Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh.

                Đâu chẳng vang lời Bác thiết tha?
                Đời vui tiếng Bác ấm muôn nhà
                Bác đi... Đâu cũng nghe chân bước
                Như gió xuân về, đất nở hoa....

                Nếu có hôm nào ta vắng Bác
                Chắc là Người bận chuyến đi xa...
                Ơi đàn em nhỏ quên ca hát
                Hãy lớn ngoan như Bác có nhà!

                *

                Anh dắt em vào cõi Bác xưa
                Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa
                Có hồ nước lặng sôi t
                ǎm cá
                Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa.

                Có rào râm bụt đỏ hoa quê
                Như cổng nhà xưa Bác trở về
                Có bốn mùa rau tươi tốt lá
                Như những ngày cháo bẹ măng tre....

                Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
                Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
                Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
                Tủ nhỏ, vừa treo mấy áo sờn.

                Máy chữ thôi reo, nhớ ngón đàn
                Thong dong chiếc gậy gác bên bàn
                Còn đôi dép cũ, mòn quai gót
                Bác vẫn thường đi giữa thế gian...

                Bụt mọc dầm chân đứng đợi ai (5)
                Quanh hồ thấp thoáng bóng hôm mai
                Ngọn đèn kia thức bên ai đó
                Mà dạ hương còn phảng phất bay!

                Ô vẫn còn đây, của các em
                Chồng thư mới mở, Bác đang xem
                Chắc Người thương lắm lòng con trẻ
                Nên để bâng khuâng gió động rèm...

                Con cá rô ơi, chớ có buồn
                Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
                Dừa ơi, cứ nở hoa đơm trái
                Bác vẫn chăm tay tưới ướt bồn

                Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta
                Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa
                Chỉ biết quên mình, cho hết thảy
                Như dòng sông chảy, nặng phù sa.

                Như đỉnh non cao tự giấu hình
                Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh
                Bác mong con cháu mau khôn lớn
                Nối gót ông cha, bước kịp mình.

                Ta vào thăm Bác, gặp Lê-nin
                Trán rộng yêu thương, dõi mắt nhìn
                Người đến cùng ta, ngồi với Bác
                Như hình với bóng, một anh linh.

                *

                Bác ơi!
                Xin để Người yên giấc mộng say
                Còn trời đất đó, nước non đây
                Còn ba mươi triệu con Nam Bắc
                Quyết thắng, bền gan, tay nắm tay.

                Còn triệu anh em đồng chí đó
                Bốn mươi năm Đảng, óc tim này.
                Nhớ lời Di chúc, theo chân Bác
                Lên những tầng cao, thẳng cánh bay!

                Ngày mai, thống nhất lại non sông
                Mẹ được gần con, vợ gần chồng
                Ôi đến ngày ta vui sướng nhất
                Thoả lòng Bác lại trở về trông!

                Đời sẽ tươi hơn, xây dựng mới
                Đàng hoàng to đẹp, sáng trời Đông
                Tuổi xanh vững bước lên phơi phới
                Đi tới, như lòng Bác ước mong.

                Đem ngày gần lại, đổi năm xa
                Nghĩa lớn tình chung, vẫn ruột rà
                Bốn biển anh em hoà hợp lại
                Trăm đường một hướng, nở muôn hoa

                *

                Bác ơi!
                Tết đến. Giao thừa đó
                Vẫn đón nghe thơ Bác mọi lần
                Ríu rít đàn em vui pháo nổ
                Tưởng nghìn tay Bác vỗ xuân sang...

                1-1970

                #23
                  lovely_rabbit 10.08.2009 17:39:21 (permalink)
                  đáp án của bài đó nè
                      - cả câu thơ ban đầu và câu thơ chữa lại đều biểu đạt sự sự đơn sơ vắng lặng ko chút hơi người của nhà bác ở quê
                      - Tuy nhiên khi viết ko hương khói, chiếu chẳng lành tác giả đã đẩy sự đơn sơ vắng lặng đến mức trần trụi, cùng cực, điều đó gây ảnh hưởng ko tốt về mặt tình cảm thẩm mĩ
                      -đoạn được sửa sử dụng biện pháp nhân hoá (nồm đưa võng), uyển ngữ làm tăng gía trị thẩm mĩ của 2 câu thơ khiến người đọc cảm nhận được hơi ấm của con người
                  #24
                    lovely_rabbit 10.08.2009 17:49:05 (permalink)
                    đoạn văn sau chỉ gồm một câu trích từ thiên tùy bút Đường chúng ta đi của nhà văn Nguyễn Trung Thành
                           "một giọng hát dân ca ngọt ngào, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn bóng tre và bóng nắng"
                      có thể rút gọn thành
                       " một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát có lúc rụt rè e thẹn có lúc tinh nghịch duyên dáng"
                       theo các bạn rút gọn như vậy còn gì và mất gì? giải thích ý kiến của mình
                    Mình rất hi vọng các bạn có thể trả lời được câu hỏi này, nó cũng ko khó lắm đâu nên mọi người tích cực trả lời nha
                    #25
                      vu phong 10.08.2009 18:29:02 (permalink)
                      Được Thỏ khen nên P thấy mình cũng "tích cực"hẳn lên
                      P nhìn thấy trang thơ của diễn đàn,thấy ai ai cũng làm thơ hoành tráng cũng thấy mà ghen tị,nhưng mình biết mình nên P không có ho he làm thơ...

                      Với đề tài Thỏ thảo luận hôm nay,P không đưa ra ý kiến của mình,bởi đã là một bài văn thì nó được cân nhắc,suy ngẫm..."thai nghén" trong một thời gian dài của tác giả,mới có được những từ,ngữ...đem đến "hình dáng"thật gần nhất cho người đọc cảm nhận,nếu tuỳ tiện thay đổi,rút ngọn,thì tự nhiên nó chẳng còn là chính nó nữa...

                      P nhớ ngày còn học,cô giáo giao cho làm bài văn phát biểu cảm nghĩ của mình về Bà Ngoại(hoặc Nội).P hăm hở viết,và Thỏ biết bài văn của P đã là một "tuyệt tác"cho cả lớp không?
                      "Ngày tôi sinh ra Nội,tôi đã già lắm rồi..."

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2009 18:31:23 bởi vu phong >
                      #26
                        Leo* 12.08.2009 10:17:20 (permalink)

                        Trích đoạn: lovely_rabbit

                        đoạn văn sau chỉ gồm một câu trích từ thiên tùy bút Đường chúng ta đi của nhà văn Nguyễn Trung Thành
                              "một giọng hát dân ca ngọt ngào, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn bóng tre và bóng nắng"
                        có thể rút gọn thành
                          " một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát có lúc rụt rè e thẹn có lúc tinh nghịch duyên dáng"
                          theo các bạn rút gọn như vậy còn gì và mất gì? giải thích ý kiến của mình
                        Mình rất hi vọng các bạn có thể trả lời được câu hỏi này, nó cũng ko khó lắm đâu nên mọi người tích cực trả lời nha

                         
                        Thỏ à, trong đoạn văn trên nhấn mạnh ở biện pháp "so sánh", nhờ biện pháp này đoạn văn mới có sức quyến rũ. Thỏ bỏ hết như vậy thì chẳng có ý nghĩa gì nữa cả.
                        Vui!
                         

                         
                        #27
                          Thanh Công 13.08.2009 21:01:12 (permalink)
                                    Đoạn văn sau chỉ gồm một câu trích từ thiên tùy bút Đường chúng ta đi của nhà văn Nguyễn Trung Thành: "Một giọng hát dân ca ngọt ngào, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch duyên dáng như những đôi chân thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn bóng tre và bóng nắng". Có thể rút gọn thành: "Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát có lúc rụt rè e thẹn, có lúc tinh nghịch duyên dáng".
                                    Nhà văn Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) cho biết: thiên tùy bút “Đường chúng tâ đi” ông chỉ viết trong có một đêm. Khoảng 4 giờ sáng, chuẩn bị lên đườgn hành quân cũng là lúc ông vừa viết xong tùy bút này. Có thể nói trong khoảng 10 tiếng đồng hồ, Nguyễn Trung Thành đã thăng hoa, để lại kiệt tác độc nhất vô nhị trong đời mình. Sau này Nguyên Ngọc còn viết nhiều tùy bút nữa nhưng “Đường chúng ta đi” là “đỉnh cao muôn trượng” không thể vượt qua được.
                                    Nếu rút gọn thành "Một giọng hát dân ca ngân nga bát ngát có lúc rụt rè e thẹn, có lúc tinh nghịch duyên dáng" như Thỏ đề xuất thì sẽ còn, mất:
                                    1. Còn
                                    - Về kết cấu ngữ pháp: nòng cốt câu vẫn bảo đảm;
                                    - Về ý nghĩa: ý nghĩa của câu văn cơ bản không thay đổi. Vẫn ca ngợi giọng dân ca lúc rụt rè, lúc táo bạo. Đây là cách tóm tắt cô đọng, hàm súc rất tài tình của Thỏ.
                                    2. Mất: Tóm tắt như trên là đã cắt gần hết các định ngữ trong vế so sánh. Xét về hình thức câu văn mất vẻ hoành tráng, bề thế. Về mặt ý nghĩa, câu văn không chuyển tải hết cảm xúc dâng trào khi nhà văn viết thiên tùy bút này. Do đó, tính trữ tình (chất thơ) sẽ giảm. Cứ tóm tắt lần lượt các câu như thế, thì tác phẩm sẽ trở nên khô khan. Lúc ấy, “Đường chúng ta đi” phỏng có còn là thiên tùy bút nữa không?

                          #28
                            ngày mai 14.08.2009 12:42:53 (permalink)
                            .
                             
                            "Văn là người"

                            Văn là vẻ đẹp, vẻ sáng, của sự thực muôn đời.

                            Những con người giả dối, lừa thầy, phản bạn, bán nước, hại dân, giết đồng chí, thì văn chẳng có gì đáng để chúng ta phải tốn thời giờ phân tích sự giả dối trong văn chương của họ.

                            Một xã hội bị ép phải tôn thờ lọai thầy giả dối sẽ thành một xã hội giả dối.

                            Sự "sống giả dối" chẳng khác gì cái chết, hay đau đớn hơn, "sống như đã chết rồi".

                            Hãy sống thực, sống hùng, để góp phần vào sự tồn vinh của dân tộc.

                            Dân tộc chúng ta đã quá khốn khổ và nô lệ Bắc Phưong quá lâu...

                            Hãy can đảm đứng dậy và đạp đổ mọi lọai bồi bút làm hại dân hại nước.

                            Hãy xây dựng một ngày mai tươi sáng, tự do, dân chủ, độc lập, hạnh phúc, ấm no, phú cường, cho dân Việt.


                            ngày mai đang đến

                             
                            sự thực và sức sống Việt sẽ xóa tan mọi giả dối
                             
                            .
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2009 12:44:17 bởi ngày mai >
                            #29
                              Thanh Công 14.08.2009 20:35:01 (permalink)
                                     Chào Ngày mai!
                                     Bài viết của bạn chẳng ăn nhập gì với vấn đề Thỏ nêu ra là sau khi rút gọn một câu văn rất dài cho ngắn lại thì sẽ còn, mất gì. Điều tôi trả lời Thỏ cũng chỉ bàn đến còn mất ở câu văn trên sau khi Thỏ tóm tắt. Vả lại, thiên tùy bút này nhà văn Nguyễn Trung Thành thể hiện tinh thần yêu nước, chống xâm lăng đấy chứ! Chẳng riêng gì giặc phương Bắc mà hễ kẻ nào đến xâm lược nước ta như thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mỹ trước đây đều là giặc, là quân ngoại xâm cả.
                                    Chúc bạn khỏe và nên đọc thật kĩ vấn đề cần bàn luận trước khi gửi bài.
                              #30
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 9 trang, bài viết từ 16 đến 30 trên tổng số 125 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9