giúp mình phân tích câu này đi mọi người
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 9 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 125 bài trong đề mục
lovely_rabbit 18.08.2009 11:11:44 (permalink)
cảm ơn các bạn đã nhiệt tình bàn luận về đề tài này.Ý kiến của Th.S Thanh Công có nhiều điểm tương đồng với suy nghĩ của Lovely,mình mạo muội xin góp thêm một vài ý kiến nhỏ
@So với đoạn văn,đoạn rút gọn ngắn hơn và vẫn giữ được các sắc thái của giọng hát dân ca:ngân nga bát ngát ,rụt rè ,e thẹn,tinh nghịch duyên dáng
@Mất:
+chất tạo hình,gợi hình,gợi cảm mà nhà văn cố găng tạo ra thông qua các hình ảnh so sáng bất ngờ đã bị lược mất
+cùng với điều đó chất trữ tình,cảm xúc tinh tế,nỗi nhớ nhung tình gắn bó, niềm say mê đối với giọng hát quê hương, dân tộc cũng bị lược mất
+Do mất đi những cụm từ so sánh sinh động đầy dụng công sáng tạo của tác giả
@ câu biến đổi (câu nguyên văn là 1 câu rất dài do đó mới thể hiện được cái ngân nga bát ngát của giọng hát dân ca trong khi câu rút gọn ko thể hiện được điều đó)
#31
    lovely_rabbit 18.08.2009 11:31:38 (permalink)
    Chắc hẳn các bạn ko ai là chưa từng nghe chuyện cô bé bán diêm của andesen, nhưng chưa chắc ai cũng hiểu được những ý nghĩa hàm chứa của câu chuyện vì vậy lovely xin mạo muội đưa ra vài câu hỏi nhỏ để mọi người thảo luận
           Động lực nào đã thúc đẩy cô bé từ chỗ đánh liều quẹt một que diêm đến quẹt tất cả những que diêm còn lại? Tại sao tác giả andesen lại viết cô bé đi bán diêm chứ ko phải một mặt hàng nào khác? Hình ảnh nghệ thuật diêm đóng vai trò như thế nào trong đoạn văn?
            Nếu nhà văn để cô bé đi bán nến hay bán đèn thì có mất đi sự hấp dẫn của câu chuyện ko? vì sao bạn lại cho là như vậy?
            Đọc xong câu chuyện đó bạn có hiểu được tấm lòng của andesen ko? Bạn có bik ông viết câu chuyện này nhằm thể hiện tình thương cảm của mình dành cho ai ko? 
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.08.2009 19:30:31 bởi lovely_rabbit >
    #32
      lovely_rabbit 20.08.2009 21:53:21 (permalink)
      đề tài này cũng đâu khó lắm, chẳng lẽ các bạn định bó tay ư ??????
      #33
        sweet 21.08.2009 12:01:01 (permalink)
        #34
          lovely_rabbit 21.08.2009 17:08:12 (permalink)
          Theo lovely thì  andesen để em đi bán diêm mà ko bán một thứ khác có lẽ là do diêm rẻ tiền, và cũng có thể là do diêm chỉ lóe cháy trong giây phút nên các mộng tưởng chỉ xuất hiện trong phút chốc, và cô bé dường như trở về với thực tại nghiệt ngã ngay lập tức. Cách sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập làm tăng thêm hoàn cảnh đáng thương, cuộc đời đầy bất hạnh của cô bé bán diêm, bên cạnh đó cách viết cũng làm cho người đọc thương cảm trước số phận của cô bé và phẫn nộ trước một xã hội lạnh lùng ko có tình thương
          #35
            lovely_rabbit 21.08.2009 17:14:31 (permalink)

            Trích đoạn: lovely_rabbit
            Động lực nào đã thúc đẩy cô bé từ chỗ đánh liều quẹt một que diêm đến quẹt tất cả những que diêm còn lại? Tại sao tác giả andesen lại viết cô bé đi bán diêm chứ ko phải một mặt hàng nào khác? Hình ảnh nghệ thuật diêm đóng vai trò như thế nào trong đoạn văn?

            Theo lovely thì cô bé đánh liều quẹt một que diêm do cô quá rét, ko thể nào chịu đựng được nữa. Thế nhưng mỗi lần quẹt diêm, một ước vọng khao khát về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, tràn đầy yêu thương lại ùa về khiến em muốn níu giữ, đỉnh diểm của câu chuyện là em đã được gặp lại bà, vì ko muốn bà biến mất như những thứ khác nên em đã quẹt hết tất cả các bao diêm. Thoát khỏi cuộc sống đầy đau khổ của thực tại để đến với bà là động lực giúp em làm tất cả
              Hình tượng nghệ thuật diêm mang một ý nghĩa đặc biệt, ngọn lửa diêm lấp lánh đẹp đẽ kì diệu về giấc mơ thiên đường hạnh phúc của tuổi thơ. Đó là ngọn lửa của ước mơ về một mái ấm gia đình về tình thương trong cuộc đời. Nó thể hiện sự cảm thương sâu sắc của tác giả trước những mộn tưởng cao đẹp nhưng khát khao cháy bỏng của những số phận bất hạnh.Nó thể hiện tính nhân văn cao cả của truyện        Ý kiến của lovely là vậy đó các bạn thấy sao?????



            <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2009 17:35:31 bởi lovely_rabbit >
            #36
              Thanh Công 21.08.2009 17:45:55 (permalink)
                           Thỏ Hồng đưa ra những câu hỏi thật thú vị. Nhưng trước khi nói về ý nghĩa của truyện, chúng ta phải nắm được 2 vấn đề cơ bản sau:
                          Thứ nhất, truyện “Em bé bán diêm” của Andersen là loại truyện cổ tích. Do đó, trong câu chuyện có nhiều yếu tố kì ảo, nhiều ước mơ bay bổng phù hợp với lứa tuổi thiếu niên.
                          Thứ hai, Andersen là nhà văn Đan Mạch-nơi Đức chúa trời và Thiên đường được coi là đấng tối cao, là nơi cực lạc. Cuộc sống ở đó sung sướng, công bằng…; là nơi mà con người luôn mơ đến.
                          Đi vào vấn đề Thỏ Hồng đưa ra, chúng ta thấy: Mỗi lần que diêm bùng cháy sẽ có một thế giới ảo hiện ra. Đó là chiếc lò sưởi tỏa hơi nóng dịu dàng giữa đêm đông, con ngỗng quay thơm phức lúc đang đói rét, là cây thông noel lộng lẫy và cuối cùng là NGƯỜI BÀ thân yêu của bé xuất hiện. Ba que diêm đầu bé còn ngập ngừng nhưng khi hình bóng bà hiện ra thì “em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày”.  Như vậy, động lực lớn nhất đã giúp cô bé vượt qua sợ hãi để quẹt hết cả một bao diêm là bé muốn níu kéo bà em lại, để nhờ bà xin với thượng đế cho em về với bà, với chúa; thoát khỏi cuộc sống đói khát, khổ cực nơi trân gian.
                          Mặt khác, khi để cho cô bé đi bán diêm mà không bán các loại khác, Andersen còn muốn thắp lên ngọn lửa ước mơ cho những người nghèo khổ (nhất là trẻ em) một thế giới công bằng, no đủ, ấm cúng. Điều ấy, tuy chưa phải là sự thực nhưng những ước mơ đầy tính nhân ái của nhà văn rất đáng trân trọng.
               
              #37
                lovely_rabbit 21.08.2009 18:30:12 (permalink)
                hôm trước lovely có gặp một cái đề như thế này:bàn về truyện ngắn lão hạc của nam cao có ý kiến cho rằng qua một nỗi lòng một cảnh ngộ một sự việc của nhân vật nhà văn muốn bàn với bạn đọc một vấn đề nhân sinh,  từ truyện ngắn lão hạc hãy làm sáng tỏ điều đó. Thật ra khi đọc xong đề văn này lovely bị bí liền, vì lovely ko biết cách phải phân tích cái gì trước cái gì sau và ko hiểu nội dung của đề muốn nói gì. Chính và thế hôm nay lovely muốn mọi người tư vấn về cách phân tích một đề văn, mong mọi người giúp đỡ nhé
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.08.2009 18:20:45 bởi lovely_rabbit >
                #38
                  lovely_rabbit 30.08.2009 08:09:09 (permalink)
                  chắc phải đóng cửa top này quá, chẳng có ai bàn luận thì sập tiệm luôn chứ còn gì nữa 

                  #39
                    sweet 31.08.2009 11:06:00 (permalink)
                    #40
                      lovely_rabbit 31.08.2009 14:52:00 (permalink)
                      nhưng nếu chỉ nói như sweet thì mình nghĩ chưa thể hoàn thiện một bài văn. Còn chi tiết tình yêu giữa chàng trai và cô gái mình nghĩ trong truyện ngắn này ko phải là ý chính. Theo mình thì chắc có lẽ là phải phân tích cái đề trước nỗi lòng ở đây là gì sự việc là gì, và cảnh ngộ nào. ko bik mình nói thế có đúng ko, sweet thấy sao 
                      #41
                        sweet 01.09.2009 22:38:31 (permalink)
                        #42
                          lovely_rabbit 03.09.2009 22:27:38 (permalink)
                          Theo lovely, trong văn bản lão hạc có rất nhiều nhân vật(như sweet đã nêu ra) nhưng mình nghĩ ko cần nêu ra nhiều như vậy, mà chỉ cần nêu lên nhân vật(lão hạc) và sự việc tiêu biểu thôi. Sự việc tiêu biểu trong tác phẩm là sự việc lão hạc xin bã chó của Binh Tư(tên trộm í), đó là chi tiết có ý nghĩa đánh lừa, làm cho người đọc nhầm tưởng phẩm chất của lão hạc đã bị cái nghèo cái đói làm cho tha hóa

                          Thỏ còn nhỏ & ngây thơ lém chỉ dám làm muội muội thui


                          #43
                            sweet 03.09.2009 23:26:39 (permalink)
                            #44
                              ngocnutamkinh 04.09.2009 01:53:12 (permalink)
                              Đọc chuyện, văn thơ như các cô học trò ngày nay thấy chán bỏ bu đi nhở, nhớ mà chán cho những giờ giảng văn, bao nhiêu năm qua rồi nhỉ chắc cũng không dưới 20 năm. Môn văn học đúng ra thật là rất lý thú, như tớ nhớ mãi thầy dậy giảng văn kể những chuyện ngoài rìa của Hồn Bướm Mơ Tiên trong cái tĩnh lặng của trưa hè, khói thuốc Ba Tô xanh của thầy hút thoảng lan nhè nhẹ tan nhanh qua cửa sổ, .. Cái không gian đó đã bị cuốn mất 1 cách phũ phàng, khi trường lớp bị đổi chủ, giảng văn là môn học của lý luận văn  học, đọc văn là phải phân tích, nào là các tuyến nhân vật, nào là các mâu thuẫn, lúc nào là mâu thuẫn lên đến cao trào....
                              Thật tội nghiệp cho các áng văn chượng bị đem ra giải phẫu, cắt ngang xẻ dọc, ... tôi thử hỏi thế còn về khía cạnh cảm xúc của người đọc, sao môn giảng văn không là môn cho các học sinh tự đọc sau đó cho các em được tự do viết lấy cảm giác của các em khi đọc một tác phẩm,... hay cũng có thể là 1 phương pháp nào khác với lối phân tích, lý luận cứng nhắc như cách dạy học giảng văn như nền giáo dục 30 năm không đổi hiện nay  
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 9 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 125 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9