giúp mình phân tích câu này đi mọi người

Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 125 bài trong đề mục
Tác giả Bài
lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
Mẹ lạnh lắm phải không? - 06.10.2009 21:46:33
Mẹ lạnh lắm phải không?
 Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.

Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!" song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.
 suy nghĩ của bạn về câu chuyện đầy cảm động trên



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

sweet

vu phong
  • Số bài : 281
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 11.06.2009
  • Nơi: nơi có Gió biết hát
con yêu mẹ! - 14.10.2009 20:24:45
Tôi muốn dệt những vần thơ về mẹ
Ðể đọc lên cho nước mắt trào rơi
Vì có gì đẹp đẽ nhất trên đời
Thiêng liêng nhất phải chăng là tình mẹ.

Những kỷ niệm xa xưa còn lưu dấu
Chiếc nôi êm tôi ngủ mẹ ngồi đưa
Hồn ca dao phảng phất giấc ban trưa
Mẹ tôi đã ru tôi vào sông núi.


 
Nay dâng mẹ mấy vần thơ sầu muộn
Mẹ đi rồi ... kỷ niệm vẫn trong con
Trên thiên đàng con biết chắc mẹ còn
Theo sát bước chân con nơi trần thế.

 
Con cảm ơn mẹ... vì mẹ luôn ở đó.
Con cảm ơn mẹ... mẹ là người bạn đầu tiên của con.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã hát cho con nghe thủa con còn trong bụng mẹ.
Con cảm ơn mẹ... vì bài hát sinh nhật mẹ hát tặng con, dẫu con bối rối không hiểu sao nước mắt mẹ tuôn rơi khi mẹ hát.
Con cảm ơn mẹ... mẹ luôn ôm chặt con, chúc con ngủ thật ngon.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã cho con uống dòng sữa ngọt ngào nhất thế giới.
Con cảm ơn mẹ... vì tình yêu trọn vẹn và tinh khiết mà con sẽ không bao giờ nhận được từ ai khác.
Con cảm ơn mẹ... mẹ ru con ngủ bằng những câu chuyện cổ tích hàng đêm.
Con cảm ơn mẹ... mẹ kể con nghe truyền thuyết chị Hằng, chú Cuội ở trên cung trăng.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã nhằn chuối mớm cho con ăn và nói: "Măm măm...", rồi dỗ dành: "Ngon không?"
Con cảm ơn mẹ... dẫu bận rộn, mẹ vẫn dành thời gian để chơi với con.
Con cảm ơn mẹ... mẹ cho phép con được tự tắm một mình, con thích lắm. (Với điều kiện mẹ phải luôn ở bên ngó chừng).
Con cảm ơn mẹ... mẹ không bao giờ để dầu gội đầu rơi vào mắt con.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã cắt móng tay cho con.
Con cảm ơn mẹ... mẹ dạy cho con cách dùng thìa và không rầy la khi con làm bẩn sàn.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã thêu tên con lên chiếc áo đến trường.
Con cảm ơn mẹ... mẹ mua cho con chiếc cặp sách mới tinh.
Con cảm ơn mẹ... vì mẹ đã ở đó khi lần đầu tiên trên biển, con bơi.
Con cảm ơn mẹ... mẹ bỏ việc để cùng con đi học buổi đầu tiên.
Con cảm ơn mẹ... vì mẹ đã ở đó, nhất quyết bảo rằng con đẹp đẽ biết bao dẫu rằng trong xã hội này con chẳng bằng ai.
Con cảm ơn mẹ... mẹ dẫn dắt con nhìn ra thế giới, ngay cả khi mắt con nhắm.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã dạy con bài học về lòng dũng cảm và không cần phải núp bóng bất cứ ai.
Con cảm ơn mẹ... mẹ cho phép con phát huy mọi tiềm năng có trong con.
Con cảm ơn mẹ... mẹ dạy con học cách mỉm cười khi thất bại.
Con cảm ơn mẹ... mẹ giúp con nhận ra rằng biết tha thứ là vô cùng quan trọng.
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã làm con hiểu được không phải lúc nào nước mắt cũng là hiện thân của sự mềm yếu.
Con cảm ơn mẹ... mẹ luôn bắt con phải nhớ nói lời "Cảm ơn", "Xin lỗi".
Con cảm ơn mẹ... mẹ đã không ngừng nhắc nhở

Bình yên là gì mà ai cũng thích thế
Bình yên là gì mà ai cũng mong muốn có
Bình yên là gì mà ai cũng muốn san sẻ cho nhau
Bình yên là gì mà nhiều lúc khó kiếm tìm
và...bước chậm lại một chút,ngắm nhìn,mỉm cười,đó có lẽ là Bình yên với ta

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
viết trên cát và đá - 15.10.2009 22:53:03
viết trên cát và đá

Hai ngưởi đi trên con đường vắng vẻ. Đến một đoạn, họ có cuộc tranh luận khá gay gắt và một người đã không kiềm chế được giơ tay tát vào mặt bạn mình. Người kia bị đau nhưng không hề nói một lời. Anh viết trên cát: "Hôm nay, người bạn thân nhất của tôi đã tát vào mặt tôi".

Họ tiếp tục đi, đến một con sông họ dừng lại và tắm ở đấy. Anh bạn kia không may bị vọp bẻ và suýt chết đuối, may mà được người bạn cứu. Khi hết hoảng sợ, anh viết lên đá: "Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu sống tôi".

Anh bạn kia ngạc nhiên hỏi : "Tại sao khi tôi đánh anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại viết trên đá?".

Mỉm cười, anh trả lời: "Khi một người bạn làm chúng ta đau, chúng tay hãy viết điều gì đó trên cát, gió sẽ thổi bay chúng đi cùng sự tha thứ... Và khi có điều gì đó to lớn xảy ra, chúng ta nên khắc nó trên đá như khắc sâu vào ký ức của trái tim, nơi không ngọn gió nào có thể xóa nhòa được..."

Hãy học cách viết trên cát và đá...



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
TRÁI TIM HOÀN HẢO - 17.10.2009 22:19:59

Trích đoạn: lovely_rabbit

TRÁI TIM HOÀN HẢO
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đám đông đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
     - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
    - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.         
      Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
suy nghĩ cảm xúc của bạn khi đọc câu chuyện đầy xúc động trên


câu chuyện đăng đã lâu nhưng bây giờ lovely mới có dịp đăng bài của mình cho mọi người góp, vậy xin mọi người cho phép mình đổi chủ đề một chút nhé





trái tim hoàn hảo là một bài học vô cùng ý nghĩa về sự sẻ chia. Vâng! Đúng là trái tim của chàng trai rất đẹp, nó nguyên vẹn, lành lặn và không một vết cắt. Ai ai cũng muốn được ngắm nhìn và sở hữu trái tim hoàn hảo đó. Nhưng họ nào biết rằng đằng sau vẻ đẹp tưởng chừng như hoàn mĩ ấy lại là một trái tim khô cằn và băng giá. Bởi nếu chỉ biết giữ cho riêng mình, không chia sẻ tình yêu thương, làm sao trái tim cảm nhận được hương vị của cuộc sống, không biết yêu, biết ghét, làm sao trái tim đó có thể trưởng thành. Còn trái tim của cụ già, tuy nó xấu xí, chằng chịt những vết cắt nhưng đó mới là một trái tim thật sự. Cụ trao cho mỗi người thân yêu đi qua cuộc đời mình một mẩu tim, và thường họ cũng trao lại để cụ bù vào vết khuyết đó. Đó là những mảnh vá nhiều màu sắc, hình dạng và không đồng nhất. Chúng đã khiến trái tim trở nên thật sần sùi và xấu xí, nhưng cũng chính những mảnh vá này mà trái tim có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống tinh tế, sâu sắc hơn bao giờ hết. Trái tim của cụ già mới là trái tim thật sự. Nó đẹp không phải ở vẻ bề ngoài, mà nó đẹp bởi dòng chảy của tâm hồn, bởi lòng nhân hâu, bởi lòng yêu thương và cả sự sẻ chia.
       vào giây phút chàng trai xé một mẩu trong trái tim của mình để trao cho cụ già, trái tim đó đã không còn hoàn hảo nữa, nhưng nó tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Có lẽ anh đã nhận ra  rằng, vẻ đẹp thật sự không tồn tại khi trái tim được cất giấu kĩ càng để không có một vết tích, một tổn thương nào của cuộc đời, mà trái lại, càng hoà nhập, biết sẻ chia, dám yêu, dám ghét, dám sống và sẵn sàng cho đi tất cả, trái tim của con người mới trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh hơn. Sống đâu chỉ cho riêng mình, cuộc đời chỉ có ý nghĩa thật sự  khi ta biết trao ban, chia sẻ sẻ tình yêu thương cho mọi người
       Có người dành cả cuộc đời mình để đi tìm sự hoàn hảo, nhưng họ đâu biết rằng không ai là toàn diện, chính tình yêu thương, sự sẻ chia mới làm hoàn thiện nhân cách, khiến tâm hồn con người trở nên trong sáng, vị tha và đẹp đẽ hơn

cô giáo của thỏ chê rằng thỏ viết văn khô nhất trong nhóm, nên thỏ viết bài này để mọi người nhận xét, đóng góp ý kiến. Mà nếu có dở quá thì cứ nói thẳng nhé, không sao đâu
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.10.2009 10:45:54 bởi lovely_rabbit >



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 18.10.2009 14:22:08

Trích đoạn: lovely_rabbit


Trích đoạn: lovely_rabbit

TRÁI TIM HOÀN HẢO
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đám đông đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
     - Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.
   - Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.         
     Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
suy nghĩ cảm xúc của bạn khi đọc câu chuyện đầy xúc động trên


câu chuyện đăng đã lâu nhưng bây giờ lovely mới có dịp đăng bài của mình cho mọi người góp, vậy xin mọi người cho phép mình đổi chủ đề một chút nhé





trái tim hoàn hảo là một bài học vô cùng ý nghĩa về sự sẻ chia. Vâng! Đúng là trái tim của chàng trai rất đẹp, nó nguyên vẹn, lành lặn và không một vết cắt. Ai ai cũng muốn được ngắm nhìn và sở hữu trái tim hoàn hảo đó. Nhưng họ nào biết rằng đằng sau vẻ đẹp tưởng chừng như hoàn mĩ ấy lại là một trái tim khô cằn và băng giá. Bởi nếu chỉ biết giữ cho riêng mình, không chia sẻ tình yêu thương, làm sao trái tim cảm nhận được hương vị của cuộc sống, không biết yêu, biết ghét, làm sao trái tim đó có thể trưởng thành. Còn trái tim của cụ già, tuy nó xấu xí, chằng chịt những vết cắt nhưng đó mới là một trái tim thật sự. Cụ trao cho mỗi người thân yêu đi qua cuộc đời mình một mẩu tim, và thường họ cũng trao lại để cụ bù vào vết khuyết đó. Đó là những mảnh vá nhiều màu sắc, hình dạng và không đồng nhất. Chúng đã khiến trái tim trở nên thật sần sùi và xấu xí, nhưng cũng chính những mảnh vá này mà trái tim có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống tinh tế, sâu sắc hơn bao giờ hết. Trái tim của cụ già mới là trái tim thật sự. Nó đẹp không phải ở vẻ bề ngoài, mà nó đẹp bởi dòng chảy của tâm hồn, bởi lòng nhân hâu, bởi lòng yêu thương và cả sự sẻ chia.
      vào giây phút chàng trai xé một mẩu trong trái tim của mình để trao cho cụ già, trái tim đó đã không còn hoàn hảo nữa, nhưng nó tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Có lẽ anh đã nhận ra  rằng, vẻ đẹp thật sự không tồn tại khi trái tim được cất giấu kĩ càng để không có một vết tích, một tổn thương nào của cuộc đời, mà trái lại, càng hoà nhập, biết sẻ chia, dám yêu, dám ghét, dám sống và sẵn sàng cho đi tất cả, trái tim của con người mới trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh hơn. Sống đâu chỉ cho riêng mình, cuộc đời chỉ có ý nghĩa thật sự  khi ta biết trao ban, chia sẻ sẻ tình yêu thương cho mọi người
      Có người dành cả cuộc đời mình để đi tìm sự hoàn hảo, nhưng họ đâu biết rằng không ai là toàn diện, chính tình yêu thương, sự sẻ chia mới làm hoàn thiện nhân cách, khiến tâm hồn con người trở nên trong sáng, vị tha và đẹp đẽ hơn



cô giáo của thỏ chê rằng thỏ viết văn khô nhất trong nhóm, nên thỏ viết bài này để mọi người nhận xét, đóng góp ý kiến. Mà nếu có dở quá thì cứ nói thẳng nhé, không sao đâu

 
Bài văn bình luận mà Thỏ viết thế này thì khô thật. Viết lại xem nào, phải theo các bước của chị Leo đưa cho Thỏ. Thỏ đã có ý rồi, giờ cứ làm một bài hoàn chỉnh đi. Bài luận để đạt điểm cao ko thể viết thế này đâu. Viết đi rồi Chị Leo cho coi một bài bình luận về "Trái Tim Hoàn Hảo".

Thân,
Leo
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


sweet

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 19.10.2009 13:10:41
hic, mồng 4 tháng 11 là thỏ thi rùi nên mọi người cố gắng giúp đỡ nhé!



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Lê Như Ngọc
  • Số bài : 84
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.10.2009
  • Nơi: Cần Thơ_Việt Nam
RE: Mẹ lạnh lắm phải không? - 28.10.2009 20:13:25

Trích đoạn: lovely_rabbit

Mẹ lạnh lắm phải không?
 Vào một đêm Giáng sinh, một thiếu phụ mang thai lần bước đến nhà một người bạn nhờ giúp đỡ. Con đường ngắn dẫn đến nhà người bạn có một mương sâu với cây cầu bắc ngang. Người thiếu phụ trẻ bỗng trượt chân chúi về phía trước, cơn đau đẻ quặn lên trong chị. Chị hiểu rằng mình không thể đi xa hơn được nữa. Chị bò người phía bên dưới cầu.

Đơn độc giữa những chân cầu, chị đã sinh ra một bé trai. Không có gì ngoài những chiếc áo bông dày đang mặc, chị lần lượt gỡ bỏ áo quần và quấn quanh mình đứa con bé xíu, vòng từng vòng giống như một cái kén. Thế rồi tìm thấy được một miếng bao tải, chị trùm vào người và kiệt sức bên cạnh con.

Sáng hôm sau, một người phụ nữ lái xe đến gần chiếc cầu, chiếc xe bỗng chết máy. Bước ra khỏi xe và băng qua cầu, bà mẹ nghe một tiếng khóc yếu ớt bên dưới. Bà chui xuống cầu để tìm. Nơi đó bà thấy một đứa bé nhỏ xíu, đói lả nhưng vẫn còn ấm, còn người mẹ đã chết cóng.

Bà đem đưa bé về và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, cậu bé thường hay đòi mẹ nuôi kể lại câu chuyện đã tìm thấy mình. Vào một ngày lễ Giáng sinh, đó là sinh nhật lần thứ 12, cậu bé nhờ mẹ nuôi đưa đến mộ người mẹ tội nghiệp. Khi đến nơi, cậu bé bảo mẹ nuôi đợi ở xa trong lúc cậu cầu nguyện. Cậu bé đứng cạnh ngôi mộ, cúi đầu và khóc. Thế rồi cậu bắt đầu cởi quần áo. Bà mẹ nuôi đứng nhìn sững sờ khi cậu bé lần lượt cởi bỏ tất cả và đặt lên mộ mẹ mình.

"Chắc là cậu sẽ không cởi bỏ tất cả - bà mẹ nuôi nghĩ - cậu sẽ lạnh cóng!" song cậu bé đã tháo bỏ tất cả và đứng run rẩy. Bà mẹ nuôi đi đến bên cạnh và bảo cậu bé mặc đồ trở lại. Bà nghe cậu bé gọi người mẹ mà cậu chưa bao giờ biết: "Mẹ đã lạnh hơn con lúc này, phải không mẹ?" Và cậu bé oà khóc.
suy nghĩ của bạn về câu chuyện đầy cảm động trên



Câu truyện rất cảm động. Chỉ có tình mẹ con thiêng liêng mới giúp người mẹ giữ lại con và sinh con ra trong hoàn cảnh vậy...

hoang lac
  • Số bài : 10
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.10.2009
RE: con yêu mẹ! - 29.10.2009 12:20:33
Bình yên là gì mà ai cũng thích thế
Bình yên là gì mà ai cũng mong muốn có
Bình yên là gì mà ai cũng muốn san sẻ cho nhau
Bình yên là gì mà nhiều lúc khó kiếm tìm
và...bước chậm lại một chút,ngắm nhìn,mỉm cười,đó có lẽ là Bình yên với ta


Toi thich hai chu Binh yen va toi da chon hai chu do la nick yahoo cua toi


hoang lac
  • Số bài : 10
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.10.2009
RE: viết trên cát và đá - 29.10.2009 17:22:27
Bạn đã có bao nhiêu lần dươc viết trên cát và khắc trên đá ?
Bạn hoang lac thân mến! Mong bạn lần sau đăng bài có thể viết dấu đầy đủ. Theo sweet biết, dù máy bạn ko có bảng mã t. Việt, thì khi đăng bài trên TQ vẫn gõ dấu được.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2009 19:50:30 bởi sweet >

sweet

Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: Re: Trái Tim Hoàn hào - 02.11.2009 23:01:48
Trái tim là biểu tượng của tình yêu. Khi nói về trái tim thì có nghĩa chúng ta đang bàn luận đến tình yêu. Và thế nào là tình yêu? Tình yêu là thông điệp của thiên thần gửi các vì tinh tú.
 Hugo
Tình yêu nâng  cao con người thoát khỏi sự tầm thường (Pascal ),Chân lý cuối cùng của cuộc đời này là tình yêu có nghĩa là sống và sốngcó nghĩa là yêu
Voltaire
Sự đau khổ làm cho tâm hồn thêm nhẹ nhàng và thanh cao – Lamartin
"Trái tim hoàn hảo" là một câu chuyện cho chúng ta hiểu thêm về "tình yêu", Không còn trong phạm vi hạn hẹp, rộng hơn và đầy vị tha.Ngoài ra, qua Trái tim hoàn hảo chúng ta cũng nhận thức được "cái nhìn " đối với cuộc sống chung quanh chúng ta.
"chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào" chứng tỏ anh ta là một người rất nông cạn trong những suy nghĩ. Cũng nói lên bản chất anh ta là một người vị kỷ, và chưa bao giờ học được sự tha thứ. Mặc khác cũng nói lên một điều là anh ta "yếu đuối", sợ đau , sợ tổn thuơng nên luôn tìm cách bảo vệ cái Tôi của mình. Anh ta cho nó là điều vinh hạnh và "Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy" - một hiện thực là dường như tất cả đều có cái nhìn ấu trĩ như vậy, một hiện thực xã hội lúc bây giờ , nhạt nhẽo , rỗng tuếch và sĩ diện hảo. Con người dường như đã đánh mất đi tâm hồn cao đẹp của mình, suốt ngày chỉ chạy theo cái hư ảo mà người ta tự cho rằng nó là đẹp, là hoàn hảo.
Đột nhiên có người phản bác lại điều đó: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi.Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp trám vào thay thế. Chàng trai cười nói:

- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt. "

Để chứng minh cho những gì mình nói là đúng, cụ già đã giải thích cặn kẽ :
 
"Mỗi vết sẹo trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè. . . Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn khi đón nhận lại từ tôi, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái của tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầu khoảng trống mà tôi luôn chời đợi.
".
Vâng, một trái tim đẹp là một trái tim biết trao ban, luôn rộng mở cho tha nhân. Một trái tim hoàn hảo là một trái tim có ích cho tha nhân. Một trái tim biết dành cho tha nhân những ngĩa cử yêu thương và phục vụ thì luôn rạng ngời và hấp dẫn giữa anh em. Hôm nay chúng ta chiêm ngắm một trái tim đã bị đâm thâu đến nỗi không còn khả năng giữ lại một giọt máu để nuôi dưỡng sự sống cho mình. Trái tim đó đã tan nát bởi tình yêu với nhân loại. Nhưng, chính từ trái tim đó, mà con người nhận được lòng yêu thương vô bờ bến.
Chàng trai chợt nhận thức được điều đó và :" Giọt nước mắt rơi trên má ""Anh vội xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già".
Không có gì là muộn màng, khi chúng ta nhận thức được rõ ràng chúng ta đã sai và sửa sai ngay sau đó để mình được hoàn thiện hơn.Bởi vì "khám phá vĩ đại nhất của thời đại chúng ta chính là việc con người có thể thay đổi cuộc sống của mình bằng cách thay đổi thái độ sống."
 
Tác giả đã thành công trong việc sáng tạo ra những hình ảnh hết sức sinh động. Một lối so sánh giữa hai hình ảnh "không tì vết" và "chắp vá" song song với nhau để làm bật lên cái nhìn hết sức thực tế, chỉ trích thẳng vào "cái nhìn" của những con người " xem mặt mà bắt hình dong". Ngoài ra qua những hình ảnh chúng ta lại biết được tình cảm của "cụ già" dành cho ai lớn hơn. Và cụ nhận lại như thế nào "Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn khi đón nhận lại từ tôi, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái của tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ,Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết". Tác giả cũng buông một câu thật ý nghĩa "Tình yêu đôi lúc chẳng cần đền đáp qua lại."
 
Qua câu chuyện chúng ta rút ra được bài học "Nhận và Cho" , tức là khi chúng ta cho đi có nghĩa chúng ta đang nhận về. "Hãy cho đi cái mà bạn có. Đối vơi một ai đó , thì món quà ấy mang ý nghĩa sâu sắc mà bạn không ngờ." Cụ già trong câu chuyện trên đã cảm thấy chút thiếu thốn trong trái tim mình khi có những người chỉ nhận những mảnh tim –tình yêu- từ cụ mà không trả lại. Nhưng tình yêu thực tế thì không phải vậy. Tình yêu là một điều kì diệu. Nó được nhân lên khi bạn biết cho đi. Khi ta chia sẻ một ánh mắt, nụ cười, cái ta nhận được là sự ấm áp trong tâm hồn của người khác. Cái điều đó nó không hiện diện rõ ràng trong ví tiền hay túi xách, hay bất kì thứ gì của riêng ta. Nó là của chung, của cả người cho và người nhận. Khi ta đồng nhất niềm vui của người khác với  niềm vui của ta thì đâu còn sự khác biệt giữa mảnh tim của “anh” và mảnh tim của “tôi”. Ta chỉ cần biết rằng trái tim của chúng ta đã là một, tình yêu trong chúng ta đã tồn tại trong một tình liên đới, một dòng máu chung chảy trong tất cả chúng ta, một tình yêu chung rợp bóng lên tất cả chúng ta. Không còn chiến tranh, thù hận, chia cắt. Sự sẻ chia tình yêu đã hoá thành sự hợp nhất tâm hồn. Tiếc rằng thế giới này còn một khoảng xa lắm mới đạt được sự hiệp nhất. Con người luôn không ngừng tàn sát, lợi dụng lẫn nhau, khoét sâu vào tim những sự hằn học và ganh tị. Những trái tim đó lởm chởm vì bám đầy những thù hằn, bị bóp nghẹt bởi những tảng máu đông của sự chia rẽ. Thật khó để chữa lành những vết tích như vậy. Khi tình yêu không chảy qua tim của những con người đó…
(KB) Hãy biết mở rộng lòng mình ra, hãy chia sẻ và bạn sẽ nhận lại nhiều hơn những gì bạn thấy! Hãy luôn nhớ đến thông điệp từ câu chuyện “TTHH”: hãy hoàn thiện bản thân mình, hãy biết sống có ích bằng TÌNH YÊU.

Cũng có một câu nói thế này : " Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy khôgn dám bước đi chẳng khác nào chân gãy. " Cho nên, trái tim hoàn hảo là một bài học vô cùng ý nghĩa về sự sẻ chia. Vâng! Đúng là trái tim của chàng trai rất đẹp, nó nguyên vẹn, lành lặn và không một vết cắt. Ai ai cũng muốn được ngắm nhìn và sở hữu trái tim hoàn hảo đó. Nhưng họ nào biết rằng đằng sau vẻ đẹp tưởng chừng như hoàn mĩ ấy lại là một trái tim khô cằn và băng giá. Bởi nếu chỉ biết giữ cho riêng mình, không chia sẻ tình yêu thương, làm sao trái tim cảm nhận được hương vị của cuộc sống, không biết yêu, biết ghét, làm sao trái tim đó có thể trưởng thành. Còn trái tim của cụ già, tuy nó xấu xí, chằng chịt những vết cắt nhưng đó mới là một trái tim thật sự. Cụ trao cho mỗi người thân yêu đi qua cuộc đời mình một mẩu tim, và thường họ cũng trao lại để cụ bù vào vết khuyết đó. Đó là những mảnh vá nhiều màu sắc, hình dạng và không đồng nhất. Chúng đã khiến trái tim trở nên thật sần sùi và xấu xí, nhưng cũng chính những mảnh vá này mà trái tim có sức sống mãnh liệt, trưởng thành và cảm nhận cuộc sống tinh tế, sâu sắc hơn bao giờ hết. Trái tim của cụ già mới là trái tim thật sự. Nó đẹp không phải ở vẻ bề ngoài, mà nó đẹp bởi dòng chảy của tâm hồn, bởi lòng nhân hâu, bởi lòng yêu thương và cả sự sẻ chia. 
     Vào giây phút chàng trai xé một mẩu trong trái tim của mình để trao cho cụ già, trái tim đó đã không còn hoàn hảo nữa, nhưng nó tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết. Có lẽ anh đã nhận ra  rằng, vẻ đẹp thật sự không tồn tại khi trái tim được cất giấu kĩ càng để không có một vết tích, một tổn thương nào của cuộc đời, mà trái lại, càng hoà nhập, biết sẻ chia, dám yêu, dám ghét, dám sống và sẵn sàng cho đi tất cả, trái tim của con người mới trở nên nhạy cảm, sâu sắc và đập mạnh hơn. Sống đâu chỉ cho riêng mình, cuộc đời chỉ có ý nghĩa thật sự  khi ta biết trao ban, chia sẻ sẻ tình yêu thương cho mọi người
     Có người dành cả cuộc đời mình để đi tìm sự hoàn hảo, nhưng họ đâu biết rằng không ai là toàn diện, chính tình yêu thương, sự sẻ chia mới làm hoàn thiện nhân cách, khiến tâm hồn con người trở nên trong sáng, vị tha và đẹp đẽ hơn.
 
(Tổng hợp các bài viết )
 
Chúc Thỏ thi tốt !




 
 
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 02.11.2009 23:03:10

<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2009 23:04:27 bởi Leo* >
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


thi_trang
  • Số bài : 14
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.11.2009
  • Nơi: ốc đảo mùa xuân
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 04.11.2009 11:43:33
câu chuyện thật cảm động

thi_trang
  • Số bài : 14
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 03.11.2009
  • Nơi: ốc đảo mùa xuân
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 04.11.2009 11:55:29
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.11.2009 20:00:51 bởi thi_trang >

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: TRÁI TIM HOÀN HẢO - 04.11.2009 19:59:40
cảm ơn mọi người nhé, nhẽ ra hôm nay thỏ thi nhưng do lũ lụt nên phải hoãn lại, có nhiều thời gian để ôn tập hơn. Cảm ơn sự giúp dỡ của mọi người, đặc biệt là tỷ Leo và Sweet nhé


Thỏ




TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

sweet

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
THẮC MẮC - 05.11.2009 20:12:20
thanks sweet nha, vậy thỏ hỏi thoải mái nhé. thỏ thấy đề thi thường rất hay ra các đề phân tích một đoạn văn hoặc thơ, mỗi dạng lại có một phương pháp phân tích khác nhau (thể loại thơ trữ tình, thơ tự sự, hoặc đoạn văn miêu tả, trữ tình...). Thỏ muốn hỏi p/pháp, trình tự phân tích các thể loại thơ, văn......Sweet giúp nhé!



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: THẮC MẮC - 06.11.2009 10:52:14
Đặc điểm, bản chất của phân tích văn học
 
a- Tác phẩm thơ, văn đích thực là đẹp và hay
          Phân tích văn học là phân tích cái hay, cái đẹp – cái hay, cái đẹp của tư tưởng, cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ Nghệ thuật mà người viết cảm nhận được: trên cơ sở đó mà đánh giá Tác phẩm văn học.
b- Một tác phẩm văn học (một bài thơ, bài văn…) mà không hay thì có gì mà phân tích?

          Một bài văn phân tích văn học nếu chỉ mới dừng lại được ở mức độ phân tích giá trị tư tưởng của tác phẩm văn học thì chưa đạt yêu cầu: cách phân tích đó mang tính xã hội học đơn giản.
c- Nội dung tư tưởng tình cảm của tác phẩm văn học?

          Lúc nào cũng vậy, nó được thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật nhất định, bằng một ngôn ngữ văn chương nhất định, cho nên phải bám sát văn bản ngôn từ, kết hợp một các nhuần nhuyễn phân tích nội dung tư tưởng với phân tích nghệ thuật, để chỉ ra cái hay, cái đẹp mà đánh giá tác phẩm.
d- Phải căn cứ vào ngôn ngữ và thể loại văn học để phân tích tác phẩm.
          Những bài thơ dịch (thơ chữ Hán, thưo Pháp, thưo Nga…) nếu chỉ biết bám vào bản dịch đẻ “tán” thì đó là một việc làm thô lậu, đơn giản, thiếu căn cứ. Phải đối chiếu với bản phiên âm, bản dịch nghĩa để phân tích thì mới hợp lý. Phân tích một truyên cổ, phân tích một bài hịch, một bài cáo, bài phú, bài văn tế, một bài hát nói, một bài thơ Đường luật… cần chú ý đến theer loại, đến đặc trưng ngôn ngữ, đến thi pháp, đến màu sắc cổ kính, cổ điển của nó, và có một quan điểm lịch sử đúng đắn. Nếu cứ phân tích như một bài văn, bài thơ hiện đại thì còn nghĩa lý gì? Đã có người phân tích bài “Văn tế Trương Quỳnh Như” của Phạm Thái như phân tích một bài thơ tình hiện đại (1). Có hiện tượng đó vì người viết ít quan tâm đến thể loại và tính lịch sử của tác phẩm văn học.
e- Một bài văn phân tích tác phẩm văn học của học sinh làm trên lớp, làm trong phòng thi không phải là một bài giảng văn
          Làm văn nhà trường có tính quy phạm chặt chẽ. Từ những kiến thức học đựoc trong giờ giảng văn, học sinh phải trở thành con ong hút nhuỵ hoa làm ra mật, con tằm ăn lá dâu làm ra kén, nhả ra tơ. Nếu nhà phê bình văn học chỉ viết vài dòng, vài đoạn ngắn chỉ ra cái “thần”, cái “hồn” của một áng thư văn thì người học sinh phải “sợi tóc chẻ làm tư”, phân tích chi tiết, tỉ mỉ, để có một bài văn dài 6, 7 trang… chữ viết nắn nót, trình bày sáng sủa, trang trọng.
 
 I )Các Thao Tác Viết Một Bài Phân Tích
 
Ngoài những thao tác - kỹ năng như khi đọc một bài văn, bài thơ phải biết phát hiện 5 lớp nội dung của tác phẩm (đề tài, chủ đề, cảm hứng, nội dung triết lý, sắc điệu thẩm mỹ), học sinh cần có những thao tác cơ bản sau: kỹ năng phân tích – trích dẫn, kỹ năng so sánh đối chiếu, kỹ năng viết lời bình, kỹ năng liên tưởng mở rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ minh họa.
          a. Phân tích – trích dẫn:
          - “Xuân Diệu chọn đỏ để chọi với xanh. Hai câu dưới mới là tuyệt bút, và lại rất Việt Nam:
          “Những luồng run rẩy rung ring lá
          Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”.
          Đầu đoạn thơ là hoa rụng, lá úa: cuối đoạn, in trên nền trời, gây ấn tượng thị giác rất mạnh, là các nhánh cây trơ trụi, khô gầy. Tôi nói tạo ấn tượng vì câu thơ có bảy chữ thì tới sáu chữ gợi cái khô gầy, run rẩy của cành. Đó là các chữ nhánh, khô, gầy, xương, mỏng manh. Hình ảnh khô gầy, trơ trụi sẽ gợi đến cảm giác rét mướt (cành mật mạp, ls sum sê không thể nào lại cho ta cảm nghe cái rét đựoc). Xuân Diệu đã tạo đựoc cái rét thấu xương, tê tái đến những nhánh của loài cây, trước hết bằng cái tài của ngôn ngữ, sau nữa là cái tài của lập ý:
          “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.
          Gió thổi làm lá rung rinh, nghĩa thật chỉ có thế. Xuân Diệu đã cảnh giác hoá hiện tượng thiên nhiên này để  người đọc không chỉ thu nhận cảnh sắc bằng mắt (trông thấy là rung ring) mà bằng nhiều giác quan khác. Không nói gió mà nới luồng run rẩy tưởng như bản thân gió cũng cảm thấy lạnh, nó run rẩy, và không phải sự di chuyển của không khí (gió) làm cho lá động, mà lá rùng minh vì cảm thấy cái lạnh của gió mang tới mà rung rinh. Hiệu quả câu thơ là gợi cái rét chứ không phải tả gió bay. Cái rét ở câu này (do lá cảm) tương ứng với cái rét ở câu dưới (do cầnh cảm) tác động vào giác quan người đọc bằng con đường trực giác. Phân tích thì dài dòng thế, chứ đọc lên không giải thích gì người nghe đã muốn xuýt xoa, trước là vì rét sau là vì hay”.   
Vũ Quần Phương(“Thơ với lời bình”)
          - “Với Nguyễn Trãi, vận mệnh của đất nước, hạnh phúc của người dân, đó là điều quan trọng nhất. Tất cả tin yêu vui buồn của ông đều bắt nguồn từ đó. Có thể nói, ông chưa bao giờ thực sự chán đời. Ông từng có câu thơ từ ý đến lời đều rất hiện đại:
          “Khó ngặt qua ngày, xin sống”  (Bài 38)
          Câu thơ cô đúc và dứt khoát như một lời tuyên ngôn. Không pahỉ vì chán đời mà quay ra yêu cỏ cây sông núi. Ở ông, yêu cỏ cây sông núi với yêu đời xét cho cùng vẫn là một. Đều là yêu đất nước Việt Nam, yêu cuộc sống trên đất nước Việt Nam.
          Không có một cái nhìn rất đẹp về cuộc sống, không thể vẽ lên cảnh bướm vờn hoa sinh động và nên thơ:
          “Làm sứ đi thăm tin tức xuân
          Lay thay cánh nhẹ mười phân.
          Nội hoa tốp tốp vây đòi hỏi
          Doanh liêu khoan khoan khéo lữa lần” (Bài 250)
          Càng không thể trong khi nhìn cảnh đẹp bỗng cảm thấy như khí thiêng của trời đất đã đông lại thành ngọc:
          “Tà dương bóng ngả thuở giang lâu,
          Thế giớ đông nên ngọc một bầu”     (Bài 14)
          Cũng không thể có những giấc mơ kỳ diệu:
          “Tạc dạ nguyệt minh thiên tự thuỷ,
          Mộng kỳ hoàng hạc thượng tiên đàn”.
          (Đêm qua trăng sáng trời như nước,
          Mộng cỡi hạc vàng lên đàn tiên)
                   (“Ức Traithi tập” – bài 73)
                             Hoài Thanh
          (Trích “Một vài nét về con người Nguyễn Trãi qua thơ Nôm”)
b. So sánh đối chiếu
          So sánh đối chiếu nhằm mục đích làm cho bài văn phân tích văn học trở nên sâu sắc. Chưa biết so sánh đối chiếu xem như mới chỉ biết nhìn nhận tác phẩm ở bề mặt mà chưa biết khám phá chiều sâu của ngôn từ, nghệ thuật và nội dung tư tưởng của văn bản. Thao tác so sánh đối chiếu giúp ta khắc phục đựoc phân tích tác phẩm một chiều, chỉ biết nhìn sông mà chưa biết ngắm núi, chỉ biết tả trăng mà chưa biết chạm mây vẽ trời. So sánh đối chiếu giởi giúp người đọc cảm nhận đầy đủ cái hay, cái đệp của văn chương lên một cái tầm mới.
* Ví dụ:
          - … “Và tôi nghĩ rằng”: cần phải vận dụng đến phép tương xứng trong ngôn từ thơ để giảng nghĩa hai câu thơ đẹp cảu nàng Điểm Bích:
          “Vằng vặc trăng mai ánh nước.
          Hiu hiu gió trúc ngâm sênh”.
          Mục “Tư liệu văn học” số 527 viết: “Bài thơ của nàng Điểm Bích diễn theo ngôn từ hiện đại thì như thế này: “Ánh trăng bổi ban mai chiếu xuống mặt hồ sáng vằng vặc; gió thổi vào khóm trúc khe khẽ nghe như tiếng sao, tiếng đàn”… Nếu giảng như mục “Tư liệu văn học” này, thì vô lý quá. Buổi mai đã mọc lên, thì dù có còn thấy mặt trăng thì chẳng còn một chút nào, bởi đã có ánh mặt trời rồi, dù mặt trăng này có bị che khuất đi nữa. Thế thì ánh trăng buồi mai làm gì còn chiếu xuống mặt hồ vằng vặc được? Muốn giảng câu thơ trên, thì phải nhìn xuống câu thơ dưới: Gió trúc nghĩa là gió thổi qua cây trúc, thì trăng mai không thể nghĩa là “trăng buổi mai”; một thi sĩ xứng đáng với tên ấy không viết ngang như thế được. Ở đây, ta hãy liên hệ với thơ Nguyễn Du, khi nàng Kiều ở trong lầu xanh của mụ Tú Bà:
          “Thờ ơ gió trúc mưa mai,
          Ngẩn ngơ trăm mối, dùi mài một thân”.
          Mưa mai đứng một minh, có thể có nghĩa là “mưa buổi sớm mai”, nhưng đứng trong câu, trước nó có chữ gió trúc, thì nó chỉ có thể hểu là “mưa rơi xuống cây mai”, không có nghĩa nào khác, Nếu Nguyễn Du muốn nói là “mưa sớm mai”, thì nhà thơ sẽ viết, chẳng hạn: “Gió chiều hờ hững mưa mai”, Ca dao Bình - Trị - Thiên đã viết theo phép tương xứng như vậy, khi nói thiếp nhớ chàng, chàng nhớ thiếp:
          “Ba trăng là mấy mươi hôm,
          Mai nam vắng trước, chiều nồm quạnh sau”.
          Các chữ đã liên kết khăng khít với nhau như kẹo như sơn, không thể hiểu khác đi đằng nào đựoc: buổi mai cũng như buổi chiều, gió nam cũng như gió nồm, đang đứng trước cũng như đằng sau, đề vắng quạnh bởi anh xa em, em xa anh!
          Phạm Thái trong “Sơ kính tân trang” cũng dùng chữ “mai”:
                   “Thấp thoáng thoi oanh dệt liễu,
                   Phất phơ phấn bướm dồi mai”.
          Các hình ảnh, âm thanh, từ ngữ chọn lựa xinh đẹp tương xứng biết chừng nào! Chim oanh bay qua liễu rủ, như thói dệt, phấn của con bướm rơi nhẹ xuống dồi cho mặt của hoa mai.
          Trở lại với thơ nàng Điểm Bích: “Vằng vặc trăng mai ánh nước: chỉ có thể hiểu là trăng rọi vào cây hoa mai sáng vằng vặc. Còn hai chữ “ánh nước” nữa, thì cũng không thể giảng như mục “Tư liệu văn học” là “chiếu xuống mặt hồ sáng vằng vặc” được. Làm gì có một cái hố nào trong bốn câu thơ Điểm Bích này! Phải nhờ đến phép tương xứng, câu dưới: “Hiu hiu gió trúc ngâm sênh”, nghĩa là gió nhẹ nhàng thổi qua cây trúc như ngâm lên một tiếng gõ sênh (sênh là một nhạc cụ băng gỗ để gõ nhịp); chữ “ngâm” câu dưới là một động từ, thì chữ “ánh” câu trên cũng là một động từ; và ánh nước ở đây không phải là trăng ánh (chiếu) xuống dưới nước, mà nghĩa là trăng ánh lên mặt nước.
          “Vằng vặc trăng mai ánh nước”.
          Nghĩa là: bóng trăng rọi vào cây mai sang vằng vặc ánh lên như dội nước vậy! Cách hiểu đúng đăn này cũng là cách hiểu đẹp nhất.
          Thêm một chi tiết nữa. “Gió trúc ngâm sênh” không nên giảng là “gió thổi vào khóm trúc ke khẽ, nghe như tiếng sao tiếng đàn”, giảng như vậy không tương xứng với thực tế thanh âm. Gió thổi làm cho trúc chạm vào nhau, không thể phát ra những tiếng của không khí nắn rung như tiếng sao, của dây tơ rung như tiếng đàn, mà chỉ đén mức gỗ đánh vào nhau như tiếng sênh, mà đánh khẽ thôi, cho nên mới dùng chữ “ngâm sênh”.
Xuân Diệu
(“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”)
* Ví dụ:
          - “Thơ cổ hễ nói đến ly biệt là nói đến liễu. Điều này là khuôn sáo không có gì là mới mẻ cả. Có lúc Nguyễn Du dùng điển một cách từ chương học như vậy: “Khi hỏi Liễu Chương Đài”. Nhưng đó là cá biệt. Còn thông thường, ông tìm mọi cách để cá biệt hóa cái hình tượng quen thuộc của điển cố. Kết quả ta có “Lơ thơ tơ liễu buông mành”, khi Kim Trọng quay trở lại nưoi kỳ ngộ, “hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng”, khi Kiều nhớ Kim Trọng lúc Kim Trọng mới ra đi, có “Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”, khi Kim Trọng từ giã Kiều lần đầu tiên, có “Cỏ cao hơn thước, liẽu gầy vài phân”, khi Kiều nhớ Từ Hải… Liễu trong điển tích là liễu ước lệ, liễu trong “Truyện Kiều” là liễu tâm hồn. Nó loi thoi, nó lơ thơ, nó hờn, nó chán. Một vật hết sức bình thường như rêu(cái này cũng bị quy định bởi từ chương học) cũng có tâm hồn riêng của nó. Đạm Tiên vừa chết xong, người khác đến thì “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”, nhưng khi Kim Trọng đi đã một năm trở về thì “rêu pong dấu giày”; chữ “phong” ở đây rất công phu: rêu gói dấu giày của Thuý Kiều giữ nó cho Kim Trọng. Đến khi Kiều cho người tìm Giác Duyên, thì “Rêu trùm ké ngạch”. Cái nhìn của ông tỉ mỉ và công phu. Ngôn ngữ thiên nhiên của Nguyễn Du chứng tỏ một trình độ lao động nghệ thuật nghiêm túc, đáng cho ta học tập”…
Phan Ngọc
(“Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”)
          c. Viết lời bình
          Quá trình phân tích văn học là một quá trình phân tích, cảm thụ và bình (khen chê, tán thưởng). Viết một lời bình, một câu bình, một đoạn bình, sẽ làm cho bài văn phân tích trở nên đậm đà, việc cảm thụ thơ văn đã mang tính cá thể hóa rõ rệt.
          * Ví dụ:
          “Nói về sự tương xứng mở rộng, tôi xin bàn thêm về một bài thơ có nhiều ưu điểm: “Núi Mường Hung, dòng sông Mã”, đã được chọn vào “Tuyển tập thơ 1945-1960”. Đây là một bài thơ có sáng tạo,…;
                   “Anh là núi Mường Hung,
                   Em là dòng sông Mã,
                   Sóng nhiều rêu nhiều cá
                   Núi nhiều thú nhiều măng,
                   Chiều bóng anh che sông,
                    Sớm mặt em lóng lánh”…
          Tứ thơ mở đầu cho đến đó, thật là thú vị, có thể nói là hay! Vừa là sông là núi, vừa là em là anh, Hai câu: “Chiều bóng anh che sông - Sớm mặt em lóng lánh”, rất thích, rất âu yếm, sáng tươi”.
Xuân Diệu
(“Sự tương xứng trong ngôn từ thơ”)
          * Ví dụ:
          “Văn chương cũng như tình yêu, còn có hàng trăm cách làm duyên làm dáng khác ở những cây bút có kinh nghiệm. Nhưng trong lĩnh vực nghệ thuật, kỹ thuật dù khéo léo tinh xảo đến đâu tự nó cũng không thể tạo nên được một giá trị thẩm mỹ nào. Xuân Diệu hiểu hơn ai hết, cái bí quyết thần thông nhất vẫn là ở trái tim, ở tâm hồn. Trái tim chân thật, sức yêu mãnh liệt và cặp mắt xanh non (Xuân Diệu) thích nói đến hai chữ “Xanh non” hay “biếc rờn” của cặp mắt thanh niên), ấy là tất cả kinh nghiệm nghệ thuật sống còn của ông:
          “Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh; ấy là mùa thu đã về (…). Thu không phải là mùa sầu. Ấy chính là mùa yêu, mùa yêu nhau bằng linh hồn, mùa những linh hồn yêu mến nhau” (“Thu”). Văn Xuân Diệu là như thế đấy: mới mẻ, trẻ trung, nhiều khi táo bạo. Nhưng thực ra ông chỉ nói sự thật, sự thật của trời đất, sự thật của lòng mình mà thành ra yêu thế hôi. Tất nhiên là phải nói bằng lòng yêu mến, bằng tình đắm say”.
Nguyễn Đăng Mạnh
(“Vài cảm nghĩ về văn xuôi Xuân Diệu”)
          d. Liên tưởng mở rộng
          Nếu so sánh đối chiếu làm cho phân tích văn học trở nên sâu sắc thì liên tưởng mở rộng hợp lý sẽ làm cho bài văn phong phú, đa dạng. Liên tưởng mở rộng phải hợp lý và có chừng mực: nếu lạm dụng sa đà thì sẽ làm cho việc phân tích bị lan man. Những câu văn, câu thơ trong trí nhớ sẽ giúp học sinh tạo nên những đoạn liên tưởng mở rộng có giá trị. Có tài liệu gọi những liên tưởng mr rộng này là dẫn chứng mở rộng.
          * Ví dụ:
          “Đến khổ thứ tư là một cảnh hoàng hôn rất “Đường thi”:
                   “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
                   Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”.
          Ánh nắng chiều phản chiếu vào lớp lớp mây trăng đùn lên từ phía chân trời như những lớp núi bạc điệp trùnh và giữa cảnh mây núi lớp lớp chồng chất ấy, một cánh chim bé nhỏ nghiêng mình cùng với bóng chiều sa xuống. Cảnh chiều hôm trong thơ ca cổ điển Việt Nam cũng như Trung Quốc thường được tô điểm thêm một cánh chim rất tiêu biểu:
          “Chim hôm thoi thót về rừng”…
                                                (Nguyễn Du)
          “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”…
                                                (Bà Huyện Thanh Quan)
          “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”…
                                                (Hồ Chí Minh)
          Cánh chim chiều ở đây của Huy Cận cũng mang màu sắc cổ điển ấy nhưng cũng lại rất “thơ mới” bởi đó là một cánh chim cô đơn, nhỏ nhoi. Nó tiêu biểu cho cái tôi bé nhỏ của các nhà thơ mới trường rợn ngợp trước cảnh bao la của vũ trụ:
          “Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”
                                      (“Nguyệt Cẩm” – Xuân Diệu)
(Trích “Những bài làm văn chọn lọc” của Trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh)
          * Ví dụ:
          “Điểm thứ hai, tôi muốn nói về sự đóng góp của nhà văn ấy là cách nói riêng của họ.
          Cùng một ý “người đàn bà khóc như cành hoa lê đẫm mưa” lấy từ thơ Bach Cư Dị (Lê hoa nhất chi xuân đái vũ), Nguyễn Du viết:
          “Cành hoa lê đã đầm đìa giọt mưa”
          Tản Đà viết:
          “Cánh hoa lê chíu hạt mưa xuân dầm”
          Cùng một ý, bàn tay đàn đến chảy máu, Nguyễn Du viết:
          “Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”.
          Tương An quận vương viết:
          “Bốn dấy máu tỳ bà”.
          Mỗi nhà văn mang đến một cách nói riêng của họ. Quần chúng sẽ chọn trong những cách nói ấy, sản phẩm ấy, cái gì dùng được thì sẽ nhớ, sẽ truyền bá đi, cái gì hư hỏng thì sẽ quên, sẽ vứt. Nhưng trước khi có sự chọn lọc ấy của thời gian, của quần chúng là phải có sự sản xuất dồi dào, vô cùng đa dạng, vô cùng phong phú của nhà văn. Càng nhiều cách nói khau nhau bao nhiêu, quần chúng càng dễ chọn bấy nhiêu. Càng nhiều cách nói khác nhau bao nhiêu thì khi chọn xong, càng có cái để làm giàu cho ngôn ngữ bấy nhiêu.
          "Nhà văn tha hồ sáng tác ngôn ngữ. Chỉ miễn là đừng sáng tác trái với tinh thần dân tộc, trái với quy luật tiếng nói Việt Nam”.
                                                                                            Chế Lan Viên   (“Ngôn ngữ của quần chúng và của nhà văn”)
 
II )Giọng Văn, Chất Văn
 
Ngoài những nhân tố cần có như văn phải đúng, phải linh hoạt biến hóa, phải phong phú, đa dạng sâu sắc, có bố cục chặt chẽ, một bài phân tích văn học cần có chất văn, giọng văn mượt mà, trong sáng, biểu cảm. Sẽ vô duyên biết bao khi một ai đó phân tích một bài thơ tình của Xuân Diệu, của Xuân Quỳnh, của Puskin, của Tagor… bằng một lối viết khô như ngói! Sẽ vô vị biết bao khi chúng ta dùng cách hành văn đơn điệu, “thật như đếm” để phân tích một bài thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ… hay phân tích một bài thơ hàm nghĩa của Nguyễn Trãi, của Nguyễn Bỉnh Khiêm.v.v…
          * Ví dụ:
          Đây là một đoạn văn viết sắc sảo:
          “Đúng như nhà phê bình thơ kỳ tài Hoài Thanh nhận xét từ năm 1941: Giữa đồng bằng văn học Việt Nam ở nửa thế kỷ hai mươi, Chế Lan Viên đứng sừng sững như một cái Tháp Chàm chắc chắn và lẻ loi, bí mật… đột ngột xuất hiện giữa làng thơ Việt Nam như một niềm kinh dị… Từ độ 16 tuổi đến lúc viên tịch, quả thực, Chế Lan Viên vẫn chắc chắn và lẻ loi, bí mật, thậm chí sau khi hai tập thơ di cảo đồ sộ của ông ra mắt, ông vẫn tiếp tục để lại sau mình vô vàn niềm kinh dị cho người đọc như lời tiên tri của Hoài Thanh.
          Như một lữ hành đơn độc, Chế Lan Viên đã lầm lũi vượt qua sa mạc siêu hình, đi từ “thung lũng đau thương đến cánh đồng vui”. Ra đến cánh dồng vui rồi, sao đôi lúc gương mặt ông vẫn đầm đìa giọt khóc? Và thơ ông, kỳ lạ thay, vẫn bàng bạc một nỗi đau như mưa phùn, như đom đóm, như thể những vết thương xưa của ông chưa kịp khép miệng mà chúng đang ca hát. Có lẽ, chính vì nỗi đau ma ám ấy, nỗi buồn thương định mệnh ấy đã làm nên cái bất tử của tập thơ “Ánh sáng và phù sa”, đã thành cái mốc chuyển biến quan trọng trong thơ của Chế Lan Viên nói riêng, của thơ Việt Nam nói chung. Sau hai mươi lăm năm, kể từ lúc thơ mới ra đời, đến “Ánh sáng và phù sa”, thơ Việt Nam đã xuất hiện một thi pháp mới, một giọng điệu mới, một cách nghĩ, cách cảm mới. Rất tiếc, một tập thơ quan trọng như thế của thi ca hiện đại, ba mươi tư năm rồi chưa thấy nhà xuất bản nào tái bản: Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, hầu hết các nhà thơ trên dưới 50 tuổi sống trên đất Băc, những bước đầu chập chững làm thơ, đều có chịu ảnh hưởng của “Ánh sáng và phù sa”.
Trần Mạnh Hảo, 18-3-1994
(“Người làm vườn vĩnh cửu”)
          * Ví dụ:
          Đây là một đoạn văn ồn ào mà sáo rỗng:
          “Những điều khiến ta mến chuộng bài thơ nhất – nói cho đúng hơn – là cả cái thế giới toả ra từ 36 chữ kia, một thế giới phiếu điểu, tươi xinh, đầy quyến rũ… Ta như có cảm giác rằng trên màu sắc bức tranh lộng lẫy huyền diễm, vắng im nơi cửa Thiên đường thướt tha một vẻ gì thanh thoát, êm ả, trong vui của Lão Trang. Thật thế nụ cười của Thích già muôn xưa nhợt nhạt và khắc khổ, trầm mặc, hư vô ở đây lại lung linh tươi thắm hẳn lại trong cái dáng lẳng lơ hư huyền của những nàng tiên nữ chơi vơi chốn nguồn Đào với khúc múa ngàn năm lơ lửng…”
(Bài viết về Hương Sơn phong cảnh ca” (Chu Mạnh Trinh) rút trong một cuốn “Văn chọn lọc lớp 11”…)
          * Ví dụ:
          Đây là một đoạn văn lôi cuốn chúng ta ở vẻ đẹp trí tuệ uyên bác và chất tài hoa:
          “Riêng với Nguyễn Du có 5 thứ cỏ xanh khác nhau. Trong buổi sáng tươi vui, nhẹ nhàng của mùa xuân ta thấy: “Cỏ non xanh tận chân giời”.
          Nhưng ở trên mộ Đạm Tiên lại có một màu xanh khác của cỏ: “Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Rồi trong ánh trời chiều “Một vùng cỏ áy bóng tà”.
          Và ở trên áo của Kim trọng, màu cỏ lại khác “Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời”.
          Đây là một thứ cỏ thần thoại hóa, cỏ của bầu trời, không phải của mặt đất. Riêng ngày hôm ấy, cỏ đã có 4 màu xanh khác nhau. Sáng ngày hôm sau, khi Kim Trọng quay trở lại nơi kỳ ngộ, màu xanh của cỏ đã thay đổi: “Một vùng cỏ mọc xanh rì”.
          Cỏ xanh là cái muôn đời, những màu xanh khác nhau là sự cá biệt hóa chính xác cái muôn đời ấy. Cách thể hiện ngôn ngữ thiên nhiên của Nguyễn Du là như vậy (…).
          Trăng của Nguyễn Du cũng thế. Đây là trăng của Kinh thi, không phải trăng của thơ Đường, vì trăng của thơ Đường rất tĩnh. Nhưng dù là trăng của Kinh thi, thì cũng là trăng truyền thống, cũng là múa một tay. Bây giờ phải làm sao cho nó chính xác. Trăng của Nguyễn Du theo sát ngày giờ. Khi mặt trời gác núi, thì “Gương nga chênh chếch giòm song”, Lúc nửa đêm thì “Vầng trăng vằng vặc giữa giời”. Lúc gần sáng, thì “Bóng tàu vừa lạt vẻ ngân”. Không những thế, nó là trăng từng ngày. Nhà toán học Hoàng Xuân Hãn đã dựa vào câu “Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa giời” mà tính đúng được ngày, tháng giờ, năm Kiều bị Khuyển Ưng bắt cóc”.
Phan Ngọc
(Ngôn ngữ thiên nhiên trong “Truyện Kiều”)
 
III) Dàn Ý Của Một Bài Văn
 

1. Mở bài:
          Thường có những yếu tố sau:
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Giới thiệu một vài nét tiêu biểu nhất về tác giả, tác phẩm. Chú ý đến xuất xứ, hoàn cảnh lịch sử, phong cách nghệ thuật và nét đặc sắc của tác phẩm (dẫn dắt).
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Nêu chủ đề (hoặc ý chủ đạo) của tác phẩm, hoặc đoạn văn, đoạn thơ.
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Trích dẫn (có 3 cách: một là chép đủ, hai là trích dẫn đầu - cuối, ba là không trích dẫn).
2. Thân bài:
Có thể cắt ngang, có thể bổ dọc, có thể phối hợp dọc ngang: thường thường phân tích thơ thì cắt ngang, phân tích truyện thì bổ dọc. Lần lượt phân tích từng phần, hết phần này, chuyển ý chuyển đoạn qua phân tích phần khác, lần lượt phân tích cho đến hết. Lựa chọn yếu tố để phân tích, coi trọng các trọng tâm, trọng điểm.
          Ở mỗi phần, thao tác phân tích như sau: bám sát ngôn ngữ, hình ảnh phân tích ý và nghệ thuật; phân tích đến đâu kết hợp với trích dẫn minh hoạ đến đấy. Vận dụng triệt để các thao tác so sánh đối chiếu, viết lời bình, liên tưởng mở rộng. (Đọc kỹ mục 2).
          Trình tự như sau:
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Phân tích phần 1 - chuyển ý, chuyển đoạn
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Phân tích phần 2 - chuyển ý, chuyển đoạn
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Phân tích phần 3, 4 (nếu có).
3. Kết bài:
-         Tổng hợp lại, đánh giá tác phẩm trên hai phương diện: giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
-         Nêu tác dụng của tác phẩm.
-         Cảm nghĩ của người viết, hoặc của lứa tuổi.
 
 
1. Ví dụ thứ nhất: Phân tích bài thơ “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan.

          - “Những bài làm văn mẫu lớp 11”, mở bài viết:

          “Hoài cổ” là nhớ xưa. “Thăng Long thành hoài cổ” là trước cảnh thành Thăng Long nhớ về xưa. Nguyễn thị Hinh quen gọi là Bà Huyện Thanh Quan, quê làng Nghi Tàm ven Hồ Tây, là người Thăng Long, đất kinh kỳ bao đời. Bà lại có học thức và lịch duyệt. Trước những thăng trầm của đất nước ở thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, nhìn cảnh Thăng Long, bà động lòng nhớ cổ thương kim là chuyện dĩ nhiên và dễ hiểu:

          “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,

          Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

          Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

          Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

          Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

          Nước còn cau mặt với tang thương.

          Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

          Cảnh đến người đây luống đoạn trương”.

          Chữ nghĩa bài thơ đã khái quát cả thời đại non một kiếp người. Sự suy thoái của chế độ phong kiến Đàng ngoài lẫn Đàng Trong đã đến tận cùng: bế tắc, phản động, sụp đổ. Sụp đổ rồi gượng dậy, để đi đến phản động hơn và cuối cùng là đầu hàng, mất nước.   

         - Bài “Thăng Long thành hoài cổ” của Bà Huyện Thanh Quan, chỉ đọc qua một lần, nhưng cái điệu thơ, hồn thơ làm ta bâng khuâng mãi:

          “Tạo hóa gây chi cuộc hý trường,

          Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương.

          Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo,

          Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

          Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

          Nước còn cau mặt với tang thương.

          Ngàn năm gương cũ soi kim cổ,

          Cảnh đất người đây luống đoạn trường”.

          Nữ sĩ sống trong nửa đầu thế kỷ 19 ở nước ta. Bà chỉ để lại khoảng 6 bài thơ Nôm, thể thất ngôn bát cú Đường luật. “Qua Đèo Ngang”, “Chiều hôm nhớ nhà”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”… là những bài thơ tuyệt bút. Ngôn ngữ trang nhã, giọng thơ du dương, điệu thơ chậm và buồn, màu sắc cổ kính, tài hoa… là phong cách thơ của nữ sĩ.

          Làng Nghi Tàm ven Hồ Tây là quê cha đất tổ của Bà Huyện Thanh Quan: xuất thân trong một gia đình quý tộc đời Lê, nên Thăng Long mãi mãi đẻ lại trong tâm hồn nữ sĩ những tình cảm vô cùng sâu sắc. Đầu thế kỷ 19, Phú Xuân trở thành kinh đô cảu triều Nguyễn, Thăng Long được đổi thành Hà Nội. Nôi niềm tâm sự nhớ xưa kinh thành Thăng Long là nỗi niềm của người đi xa. Có thể Bà Huyện Thanh Quan viết bài thơ này trong thời gian làm nữ quan “Cung trung giáo tập” tại Phú Xuân, những tháng ngày xa cố hương, xa nơi nghìn năm văn vật(?)”.

          - Tác giả bài số 32 cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam” đã viết mở bài như sau:

          “Lại một bức tranh thuỷ mặc với mấy nét chấm phá không phải về một buổi trời chiều mà là về một bức tranh cổ: Thành Thăng Long xưa. Nếu gọi “Chiều hôm nhớ nhà” mang nặng tình non nước là có phần chưa thật thoả đáng thì với “Thăng Long thành hoài cổ” chúng ta được chứng kiến cái thế giới hoài cổ của nữ sĩ khi viết bài này. Ai cũng đều biết: đế đô Thăng Long từ triều Lý đến triều Hậu Lê đã ngót 800 năm lịch sử bi hùng. Lúc Gia Long lên ngôi (1802) lấy Huế làm kinh đô và đến triều Minh Mệnh thì đổi tên cựu đô Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Chưa biết lúc Bà Huyện Thanh Quan vào tân đô nhận chức Cung trung giáo tập dưới thời Minh Mệnh thì Thăng Long đã đổi thành Hà Nội chưa? Chắc chắn bài thơ này ghi lại sự kieenj trọng đại kể trên đã làm xúc động các cựu thần củ a tiên triều và nhân dân cả nước. Quả thật, “Thăng Long thành hoài cổ” (Nhớ Thăng Long xưa) là một tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Quan, bởi vì nó tiêu biểu đầy đủ nội dung biểu đạt và hình thức thể hiện của chùm thơ bà”.

IV ) Minh họa phân tích một phần trong thân bài

          * Ví dụ: Phân tích hai câu 5, 6 trong phần luận bài thơ “Đất Vị Hoàng” của Tú Xương.

          - Tác giả bài 49 cuốn “Giảng văn văn học Việt Nam” viết:

                   “Keo cú người đâu như cứt sắt,

                   Tham lam chuyện thở những hơi đồng”.

          Tính “keo cú”, tính “tham lam” vốn là sản phẩm của những mặt tiêu cực của cuộc sống đô thị hóa; con người hà tiện, keo cú để tích luỹ vốn liếng: con người sống trong môi trường kinh tế hàng hóa, thị trường, chạy theo đồng tiền, tham lam. Lối so sánh “keo cú như cứt sắt” ta vẫn gặp trong lời nói hằng ngày của nhân dân. “Tham lam chuyện thở những hơi đồng”, cách nói này ta cũng đã gặp trong “Truyện Kiều”: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”. Tú Xương đã sử dụng những hình ảnh so sánh, hình ảnh ẩn dụ có trong truyền thống văn hóa cổ truyền để vạch trần những nét tiêu cực của tính cách con người trong thời đô thi hóa ở làng Vị Hoàng buổi ấy”.

          - “Sổ tay văn học lớp 11” đã phân tích:

          “Hai câu trong phần luận mở rộng ý thơ trong phần thực, làm cho bức tranh “Đất Vị Hoàng” được tô đậm sắc màu hiện thực. Không còn ước lệ nữa. Hai nét vẽ về cảnh đời đáng buồn, đáng thương hại đối nhau. Một bộ tứ bình biếm họa hoàn chỉnh. Ở cái đất Vị Hoàng thuở ấy nhan nhản những loại người “tham lam” và “keo cú”. “Keo cú” đến bần tiện, ghê tởm và hôi hám. Nhà thơ ngạc nhiên hỏi và so sánh: “người đâu như cứt sắt” sao mà đáng sợ, đáng khinh bỉ! Lại có loại người “tham lam” đến cùng cực, nhịp sống cuộc đời họ chỉ là chuyện thở rặt hơi đồng”. “Thở” là nhãn tự, rất linh diệu; nếu thay bằng chữ “nói” hay một từ nào khác thì không lột tả được bản chất loại người tham lam, đê tiện này. Vì đã “thở” phải đi liền với “hơi” – “hơi đồng”, tiền bạc. “Truyện Kiều” cũng có câu: “Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê!”. Chỉ vì tiền, coi tiền bạc là trên hết, là trước hết trong mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. “Rặt” là từ cổ, là nói cách dân gian, nghĩa là “toàn là”, “đều là”. Phép đảo ngữ rất có giá trị thẩm mỹ, tạo nên ngữ điệu dữ dội, khinh bỉ, một tiếng chửi đời cay độc, lên án loại người tham lam, keo cú mất hết nhân tính:

          “Keo cú // người dâu như cứt sắt,

          Tham lam// chuyện thở rặt hơi đồng”.        

          * Ví dụ: Phân tích một đoạn thơ trong bài “Tây Tiến của Quang Dũng: “Sài Khao sương lấp… Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

          - Thái Văn Vinh, lớp 12 chuyên Bình Định viết:

          “Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừng núi ấy, nhớ về rừng núi ấy thiết tha như thẻ làm cho người đọc chú ý ngay. Nhớ Tây Tiến, nhớ về sông Mã và núi rừng trùng điệp, nhớ con đường hành quân:

          “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

          Mường Lát hoa về trong đêm hơi

          Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

          Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

          Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

          Con đường hành quân điệp trùng với bao cái khắc nghiệt, dữ dội của một vùng rừng núi biên ải. Đọc đoạn thơ, chưa cần suy ngẫm cái nội dung bên trong chúng ta đã có thể hình dung ra cái con đường mà Quang Dũng miêu tả qua thanh luật của đoạn thơ. Kết cấu của đoạn thơ cứ thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, trải dài ra miên man, vô tận như con đường xa thẳm khấp khiễng. Nhạc điệu êm ả, triền miên. Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp sương dày của núi rừng… Tất cả chỉ lung linh trong lớp sương khói mờ ảo, như thực, như mộng. Thế nhưng mỗi địa danh gắn liền với một đặc điểm của địa vật: nếu ta chỉ thay “Sài Khao” bằng một tên gọi khác là lớp sương huyền ảo ấy tan biến ngay. Đoàn quân Tây Tiến cất bước trên con đường xa vạn dặm, với cái trắc trở gập ghềnh của con đường. Đã “dốc len khúc khuỷu” mà lại còn “dốc thăm thẳm”, thì đúng là độ cao chất ngất, ngoằn ngoèo khó đi. Đã “ngàn thước lên cao” rồi lại “ngàn thước xuống”, tất cả những đặc điểm ấy diễn tả nỗi khó khăn của đoàn Tây Tiến khi hành quân. Nó có ghi lại một ấn tượng về một miền rừng núi thật là dữ dội và khắc nghiệt. Quang Dũng có những cách dùng từ rất tinh tế mà cũng hết sức tinh nghịch: núi cao chạm mây nối thành cồn “heo hút”, và để diễn tả chiều cao của núi thì chỉ ba chữ “súng ngửi trời” là đủ đưa ta đến tuyệt đỉnh cao vời. “Súng ngửi trời” nghe thật ngộ nghĩnh. Phải chăng đó là cách gọi của lính mà Quang Dũng ghi lại với tư cách một người trong cuộc. Dù sao, qua những từ ngữ, chi tiết và cách kết cấu âm của đoạn thơ cũng đã đủ vẽ lên trước mắt ta hình ảnh một miền rừng núi mà đoàn quân Tây Tiến đã từng đi qua. Có những câu thơ dùng toàn thanh bằng rất hay, rất đắt:

          “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

          Sau khi “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”, người chiến sĩ Tây Tiến như đứng trước đỉnh núi cao nhìn xuống thung lũng phủ kín trong màn mưa. Những ngôi nhà như đang trôi bồng bềnh trong màn mưa trắng. Thanh bằng của từng chữ trải ra, mênh mang, diễn tả cái màn mưa phủ giăng thung lũng”.

          (Trích bài thi Giải nhi 16 điểm, thi học sinh giỏi Văn toàn quốc)

          - Nguyễn Thị Minh Tâm, lớp 12 trường PTTH Đồng Hới, Quảng Bình đã phân tích:

          “(…) Nỗi nhớ dẫn tác giả trở về với những kỷ niệm khó quên. Đó là những vất vả, gian nan mà người lính đã trải qua:

          “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

          Mường Lát hoa về trong đêm hơi

          Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

          Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

          Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

          Người lính hay nhớ đến những đêm dài hành quân, bởi đời lính thường gắn với những cuộc hành quân. Nói đến người lính là nói đến những cuộc hành quân dài, vất vả, gian khổ, mệt nhọc mà vẫn thắm đẹp chất oai hùng. Quang Dũng cũng nói đến những cuộc hành quân như vậy:

          “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

          Ta chợt thấy lạ! Ít ai nói như Quang Dũng: “đoàn quân mỏi”. Nhưng đâu có sai, mỏi chứ, những cuộc hành quân suốt ngày đêm; vượt qua hàng chục cây số đèo dốc thì “mỏi” là đúng. Đưa hình ảnh “đoàn quân mỏi” vào đây mà lại hay, hay ở chính cái thực của nó. Và hay bởi vì còn xó câu thơ tiếp theo:

          “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

          “Đoàn quân mỏi” nhưng tâm hồn, ý chí của họ không “mỏi”. Cho nên tâm hồn của họ vẫn biết hướng vào cái đẹp, vẫn nghĩ đến những cái còn cao hơn, đẹp hơn những gian khổ mà họ đã trải qua: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Lại những thanh bằng tạo nên trong lòng ta một cảm giác thật nhẹ nhàng, nó cân bằng, trung hòa với những gì mà câu thơ tạo ra. Có như thế, những câu thơ mạnh mẽ, gãy khúc, nhịp thơ ngắn, nặng lại đi với những câu thơ nhẹ nhàng, mênh mang:

          “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

          Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

          Ngàn thước lên cao,  ngàn thước xuống

          Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

          Có thực sự sống trong cuộc kháng chiến như Quang Dũng, thì mới có những câu thơ thực và đúng về những gian khổ của người lính như thế. Những câu thơ làm cho ta tưởng như được thấy, được trải qua gian khổ đó. Đã “dốc lên khúc khuỷu” rồi lại còn “dốc thăm thẳm” nữa. Chỉ hai từ “thăm thẳm” thôi mà vẽ lên trong ta một hình ảnh rõ nét, tạo cho ta cảm giác choáng ngợp: “thăm thẳm” là cao, lại là sâu. Không phải là “cao chót vót” mà là “thăm thẳm” thì mịt mù lắm, cao lắm, nó vượt ra khỏi tầm mắt của ta. Cũng vì có từ “thăm thẳm” cho nên mới “heo hút”, chứ “chót vót” thì không thể “heo hút” được. Cái tài của Quang Dũng là đó. Và chợt ta bắt gặp hình ảnh “súng ngửi trời”. Phải là “súng ngửi trời” thì mới nói hết độ cao của dốc, của gian khổ. Nhưng cũng vì có hình ảnh “súng ngửi trời” mà câu thơ viết về gian khổ lại không mang chút bi quan mà phảng phất chút dí dỏm. Đã dốc “khúc khuỷu”, đã “thăm thẳm”, “heo hút” rồi lại còn “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” nữa mới thật rõ cái gian khổ, vất vả của người lính. Nhưng từ đỉnh cao “ngàn thước” đó, tâm hồn người lính lại mở ra, phóng tầm mắt ra giữa ngút ngàn trời đất:

          “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

          Vẫn là một câu thơ rất nhẹ với những thanh bằng, với vần “ơi” mênh mang, tạo nên trong ta một cảm giác mênh mông, dàn trải, lại vừa gợi lên một màn mưa lưa thưa, mờ mờ. Đó chính là nét thi sĩ trong tâm hồn người lính - học sinh. Câu thơ như thoảng một chút mơ màng, một chút mộng mơ rất đáng yeu”.

          (Những bài văn đựoc điểm cao)

*Minh họa phần kết bài

          * Với đề bài văn “Phân tích những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân thể hiện trong bài ký “Người lái đò Sông Đàcó những cách viết kết bài sau:

          - Tác giả cuốn “99 bài văn” viết:

          Đọc “Người lái đò Sông Đà” ta biết thêm một Nguyễn Tuân uyên bác, tài hoa, độc đáo. Tả cảnh thì biến hoá, trong bốn mùa, trong mọi thời gian, đa thanh và phức diệu lúc nói về thác, ghềnh… Bao liên tưởng đầy thi vị, với bao cảm giác mạnh đầy mầu sắc và góc cạnh với một kho chữ nghĩa giàu có. Văn của Nguyễn Tuân đúng là những giọt mật của con ong yêu hoa; cần mẫn và sáng tạo, đem thơm thảo cho đời. Câu văn xuôi tài hoa, lúc thì vang vọng âm ba của thác ghềnh, lúc thì mênh mang dư vị của hương nguồn hoa núi.

          Đọc “Người lái đò Sông Đà”, ta yêu thêm con người Việt Nam dũng cảm, cần cù và tài hoa; ta tự hào về núi sông Tổ quốc nguy nga, tráng lệ. Sông Đà quả là quà tặng của thiên nhiên:

          …“Ôi những dòng sông bắt đầu từ đâu

          Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát

          Người đến hát khi chèo đo, kéo thuyền vượt thác

          Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”.

(“Đất nước” - Nguyễn Khoa Điềm) (Tr 563-564)

          - Phan Huy Dũng, trong cuốn “Để viết hay bài làm văn lớp 12”, đã kết bài để văn trên như sau:

          “Người lái đò Sông Đà” cho thấy một số nét đặc sắc của phong cách Nguyễn Tuân, nổi bật nhất là ở cái nhìn sắc sảo, tài hoa cảu một nghệ sĩ bậc thầy luôn phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật, con người và thể hiện chúng thật độc đáo; độc đáo trong dùng từ tạo câu, độc đáo trong lựa chọn hình ảnh, ví von, so sánh. Và cả ở niềm say mê thiên nhiên, núi sông Tổ quốc đi liền với sự hiểu biết cặn kẽ, sâu sắc và phong phú về những gì nhà văn miêu tả lên mỗi trang viêt. Bút ký này cho chúng ta hiểu và thêm quý trọng tài năng và phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân”. (Tr. 114)

          Trên đây, chúng tôi đã đưa ra một số “mẫu” để minh hoạ cho độc giả tham khảo, dàn ý phân tích văn và một vài thao tác như mở bài, kết bài, phân tích một chi tiết, một khía cạnh, một phần của tác phẩm. Văn chương cần sáng tạo; người sáng tác thơ văn tất sáng tạo để vươn lên, tiếp cận cái đẹp. Người học sinh làm một bài văn trên lớp trong phòng thi – cũng phải sáng tạo. Học tập và đọc sách là để sáng tạo, chứ không để sao chép; xin giới thiệu một vài ý kiến xa, gần:

-         Đỗ Phủ viết:

“Độc thư phá vạn quyển

Hạ bút như hữu thần”.

(Đọc sách phá vạn quyển,

Hạ bút (viết) như có thần).

          Ông lại nói:

          “Rất trọng (cái hay trong thơ) của người đời nay, nhưng cũng rất quý (cái hay trong thơ) của cổ nhân. Câu hay lời đẹp của họ ta đều yêu mến cả. Trộm mong được kề vai sát cánh cùng đi với Khuất Nguyên, Tống Ngọc, chứ không muốn đi theo cái mặt trái (uỷ mỵ, yếu đuối của thơ ca) đời Tề, Lương.

          Chưa bằng được các bậc tiền hiền càng không nghi ngờ, rồi đây biết lấy ai là người khôi phục thuật lại được người xưa. Cắt phăng những cái giả tạo, hư nguy, lập nên vẻ phong nhã mới, học tập cái hay của những người khác, biến thành cái hay của mình”.

          Viết văn đòi hỏi một cuộc sống phong phú, đồng thời đòi hỏi phải đọc sách. Học văn cũng vậy. Có đọc sách (sách tốt) mới có thể mở rộng tầm nhìn, tích luỹ tri thức, năng lực tưởng tượng được phong phú hơn và năng lực biểu đạt cũng được tăng thêm. Lưu Hiệp trong “Văn tâm điêu long” cũng có chỉ rõ: “Kiến văn rộng là lương thực để giải cứu sự nghèo nàn” (Bác kiến vi quỹ bần chi lương).

          Không đọc sách theo lối “ăn sống nuốt tươi:, sao chép, bắt chước sách vở một cách tuỷ tiện, trở thành “cái hòm đựng sách”. Người học văn cũng như “Người làm thơ vốn là người đọc sách, mà chẳng dùng một chữ nào ở trong sách” (Tác thi nguyên thị độc thư nhân, bất dụng thư trung nhất cả tự).

          Viên Mai trong “Tuỳ viên thi thoại” có nhắc:

         “ Tằm ăn lá dâu nhưng nhả ra tơ chư không phải nhả ra lá râu.Ong hút nhụy hoa  mà gây thành mật,chư không phải gây thành nhụy  hoa.Dọc sách như ăn cơm vậy, kẻ “khéo ăn”, tinh thần sẽ lớn lên, kẻ không khéo ăn “ sinh ra đởm, bướu”.

         Học văn mà không đọc sách, ít đọc sách, đọc sách mà thiếu phương pháp, hoặc thiếu ý thức  học tập cái tinh hoa của người thì khó mà đến hai chữ văn chương.Lỗ Tấn, văn hào Trung quốc từng nhắc nhũ các nhà văn trẻ:

        “Không nên đọc riêng tác phẩm của mọi người, để đề phòng họ bị trói chặt chân tay mình, mà phải học tập rộng ở nhiều người, tiếp thu những cái hay ở họ, chỉ có như vậy thì về sau mói đứng độc lập được”.

 
@ :Tỷ tặng Thỏ cái này để văn ôn võ luyện chóng đạt được kết quả tốt. Nếu Thỏ muốn tốt hơn nữa thì cứ mạnh dạn post bài viết của mình lên , mọi người cùng nhau góp ý thì Thỏ sẽ viết tốt hơn là đặt câu hỏi.
@ Sweet : tỷ xen vào cuộc nói chuyện của hai chị em chút nhé
Thân.
Leo 

st
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


sweet

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 12.11.2009 11:08:36
thỏ vừa mới thi xong hôm thứ hai, ra đề mở :"ý nghĩa của tình yêu thương", may là thỏ có xem mấy chủ đề này rùi nên ko sao . Hôm qua cô thông báo kết quả, trong danh sách thi đậu có thỏ nên mừng quá đi khoe khắp nơi. Thỏ cảm ơn mọi người trong thời gian qua đã giúp đỡ Thỏ rất nhiều, đặc biệt là Thanh Công,tỷ tỷ Sweet và leo* . Thỏ xin chân thành cảm ơn mọi người   
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2009 21:47:27 bởi lovely_rabbit >



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 12.11.2009 23:58:51

Trích đoạn: lovely_rabbit

thỏ vừa mới thi xong hôm thứ hai, ra đề mở :"ý nghĩa của tình yêu thương", may là thỏ có xem mấy chủ đề này rùi nên ko sao . Hôm qua cô thông báo kết quả, trong danh sách thi đậu có thỏ nên mừng quá đi khoe khắp nơi. Thỏ cảm ơn mọi người trong thời gian qua đã giúp đỡ Thỏ rất nhiều, đặc biệt là thanh Công,tỷ tỷ Sweet và leo*. Thỏ xin chân thành cảm ơn mọi người   

 
Thế có phải Thỏ làm thế này hôn?
 
Nói về tình yêu, người Việt Nam chúng ta rất đa tình. Dầu nhỏ con hơn người Âu Châu, nhưng tim rất lớn. Sự hy-sinh vì tình thương của người Việt Nam được ghi chép rất nhiều trong lịch sử dân tộc. Ngày nay, một số người khi nghĩ đến tình yêu thương, họ chỉ biết về vấn đề trai, gái mà thôi (nếu anh yêu em thì tốt, còn không thì em thất tình cạo đầu đi tu, hay tự tử...) Yêu như thế, thì ích kỹ quá! Nếu mình thật yêu ai, thì dầu người đó có thương mình hay không, có lỗi lầm gì nữa, mà mình cũng vẫn thương, như thế mới thật là thương. Mình vừa đọc được một bài này thấy hay, xin được chia xẻ cùng các bạn.

1 Dầu tôi nói được các thứ tiếng loài người và thiên sứ, nếu không có tình yêu thương, thì tôi chỉ như đồng kêu lên hay là chập chỏa vang tiếng.
2 Dầu tôi được ơn nói tiên tri, cùng biết đủ các sự mầu nhiệm, và mọi sự hay biết; dầu tôi có cả đức tin đến nỗi dời núi được, nhưng không có tình yêu thương, thì tôi chẳng ra gì.
3 Dầu tôi phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích chi cho tôi.
4 Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhơn từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo,
5 chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ,
6 chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật.
7 Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự.
8 Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ.
9 Vì chưng chúng ta hiểu biết chưa trọn vẹn, nói tiên tri cũng chưa trọn vẹn;
10 song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ.
11 Khi tôi còn trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ; khi tôi đã thành nhơn bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ.
12 Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương, cách mập mờ: đến bấy giờ chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau; ngày nay tôi biết chưa hết: đến bấy giờ tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy.
13 Nên bây giờ còn có ba điều nầy: đức tin, sự trông cậy, tình yêu thương; nhưng điều trọng hơn trong ba điều đó là tình yêu thương. (trích từ Thánh Kinh Tin Lành)

 
st
 
@ sweet : nhanh vào chúc mừng Thỏ
Leo
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 13.11.2009 21:43:52
thanks tỷ tỷ leo* nhìu nhìu nhé,bài hôm đó thỏ làm khác hẳn ý kiến của tỷ tỷ, tình yêu thương đâu chỉ có ở con người, nó còn tồn tại ở động vật, thực vật nữa phải ko tỷ tỷ. Nhưng dù sao muội cũng cảm ơn bài sưu tầm của của tỷ, cảm ơn tỷ tỷ nhìu
@hjc sao thỏ có tin vui mà hông thấy ai chúc mừng vậy nè



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Leo*
  • Số bài : 1800
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.05.2009
  • Nơi: The best simple things
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 13.11.2009 22:05:04

Trích đoạn: lovely_rabbit

thanks tỷ tỷ leo* nhìu nhìu nhé,bài hôm đó thỏ làm khác hẳn ý kiến của tỷ tỷ, tình yêu thương đâu chỉ có ở con người, nó còn tồn tại ở động vật, thực vật nữa phải ko tỷ tỷ. Nhưng dù sao muội cũng cảm ơn bài sưu tầm của của tỷ, cảm ơn tỷ tỷ nhìu
@hjc sao thỏ có tin vui mà hông thấy ai chúc mừng vậy nè

 
Ôi, Thỏ ngoan , sao lại mè nheo rồi. Đừng khóc  Thỏ làm thế nào mang lên cho tỷ tỷ cùng mọi người nghiên cứu chút coi nào. Ý của Thỏ hay đó. Tất cả sự sống xung quanh chúng ta đều có "nơ rơn" tình yêu.[sm=10_point.gif] Chúc mừng Thỏ một thúng cà rốt có được hôn?
Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ đi đến trái tim
G. Piet – Pháp
Leo*


lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 14.11.2009 12:38:58
hjc, thỏ làm trong phòng thi nên giờ chẳng nhớ gì nữa,muội chỉ nhớ hình như có mấy ý sau nè:
      Tình yêu thương liên kết mọi người, mọi sinh vật trên hành tinh này lại với nhau
      nó giúp con người vượt qua tất cả những toan tính nhỏ nhen để đạt đến những giá trị đích thực của cuộc sống
      cuộc sống ko thể thiếu tình yêu thương --> khẳng định giá trị của tình yêu thương
hjc, chắc là mấy bạn cùng thi làm bài dở lắm hay sao á, chứ bài muội làm dở thế cũng đâụ, đúng là học tài thi phận



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

sweet

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 14.11.2009 21:10:56
thanks sweet đã chúc mừng thỏ nha ,

mà nè, sweet thấy Thỏ làm cũng chuẩn lắm, ko lan man, ý gãy gọn, xúc tích. điểm cao cũng ko có j là lạ

 vậy hả sweet, thỏ làm bài gãy gọn xúc tích à. Chà, hồi giờ mới được nghe lời khen của sweet đó nha. Mà thỏ thấy bài làm hôm đó còn thiếu nhiều lắm, như liên hệ bản thân chẳng hạn (hjc, tự nhiên ra khỏi phòng thi mới nhớ), mà thui đậu là được rùi, suy nghĩ nhiều mệt mỏi
 à mà đề thi đầy đủ hôm đó là:
1/ chít câu 1 quên rùi, hjc, mà câu này cũng dễ, chỉ có 2 điểm
2/ ý nghĩa của tình yêu thương(3 điểm)
3/"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có" (Hoài Thanh, Ý nghĩa của văn chương)(5 điểm)
Hết
hjc, năm nay ra đề mở, thỏ học quá trời luôn mà chỉ ra câu 1, có 2 điểm, còn lại là đề mở hít, may mà làm tàm tạm



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

vu phong
  • Số bài : 281
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 11.06.2009
  • Nơi: nơi có Gió biết hát
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 23.11.2009 14:29:36
Nghe thấy Thỏ đã làm rất tốt mà Gió thấy vui lây rồi nè!
Bình yên là gì mà ai cũng thích thế
Bình yên là gì mà ai cũng mong muốn có
Bình yên là gì mà ai cũng muốn san sẻ cho nhau
Bình yên là gì mà nhiều lúc khó kiếm tìm
và...bước chậm lại một chút,ngắm nhìn,mỉm cười,đó có lẽ là Bình yên với ta

lovely_rabbit
  • Số bài : 136
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.07.2009
  • Nơi: nơi ngọn gió dừng chân
RE: CẢM ƠN MỌI NGƯỜI - 23.11.2009 19:00:40
Wa lâu lắm mới thấy Gió đó nha, tưởng quên Thỏ rồi cơ chứ. Thank Gió đã chúc mừng nha, từ nay đừng có làm lơ với mấy cái topic của thỏ nha



TRƯỜNG SA VÀ HOÀNG SA_ MẢNH ĐẤT MÁU THỊT CỦA VIỆT NAM

Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 91 đến 120 trên tổng số 125 bài trong đề mục