RẤT BÌNH THƯỜNG thái san
RẤT BÌNH THƯỜNG
thái san
Lượm lặt chuyện rất bình thường.
Nghe và xem trong chế độ này thì ít, nếu có thì chỉ tìm mọi cách tuyên truyền, chống chế, trình diễn như là la đang trị quốc một cách chuyên chính, lo cho dân, cho nước, nhưng càng nghĩ càng thấm thía như là chúng ta đang sống trong một nước mà chính người mình cai trị sắt máu người mình. Nói câu này có thể có người cho là một chiều tuy nhiên nếu bàn về chính trị thì miễn bàn là vì bao giờ nói cho đủ được.
Một vị lãnh đạo, một vị quan chức, một nhà cầm quyền nên cần phải cẩn trọng trong từng lời nói...Điều này rất đỗi bình thường.
Có mấy ai có thể diễn thuyết mà khong cần đến sách vở nhưng vẫn trơn chu...hơi hiếm! Nhưng suy cho cùng thì cánh nhà báo, tay săn ảnh....cái gì cũng chộp, cái gì cũng soi mói...Mà ngay cả chính bản thân họ cũng chẳng biết họ đã làm được gì...bất bình thường
Tran Binh
Tất cả những nhân vật bình thường trong hai câu chuyện nhỏ kể dưới đây đều không bao giờ nghĩ rằng sẽ có một bài báo về những công việc rất bình thường của họ. Thế nhưng nếu mỗi bạn trẻ làm được một việc bình thường như thế, hẳn cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
1. Trịnh Phương Thảo đang làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh ở ĐH Nihon (Nhật Bản) bằng học bổng mà cô tự xin được. Đi học ở xứ người bằng chính tiền của mình dành dụm sau mấy năm kinh doanh đủ thứ, từ một shop quần áo đến mở một quán ăn be bé trên đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM). Rồi tự dưng thấy cô tất tả về Việt Nam giữa đợt học để lo một công việc không dính gì đến học hành và quản trị kinh doanh: làm phiên dịch và phụ tá cho một người Nhật muốn làm điều gì đó giúp đỡ Việt Nam.
Không thù lao, không nhận tiền vé máy bay, vì: "Chẳng lẽ người ta muốn giúp đất nước mình, mà họ nhờ mình chút việc lại đi nhận tiền!". Dù tôi biết, khoản chi phí không nhỏ cho chuyến đi có được từ những ngày làm thêm của Thảo ngoài giờ học trên đất Nhật. Sau đó, trong tất cả các bản tin về chương trình song ngữ Anh-Nhật mới mở thí điểm ở Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Hồ Chí Minh), không ai biết rằng để có những hỗ trợ về chuyên môn và một phần học bổng, tài chính, Thảo đã "làm công việc rất đỗi bình thường": ráng kéo thêm nhiều người tốt về giúp Việt Nam. Ông Yoshitaka Honda, người hỗ trợ Trường THCS Lê Quý Đôn thực hiện dự án theo thỏa thuận của chính phủ hai nước về việc mở rộng dạy tiếng Nhật, sau chuyến đi đã quyết định còn muốn tiếp tục giúp Việt Nam về lĩnh vực giáo dục.
2. Cậu học trò T.V.Đông ở Bình Định lại là một thí sinh rất bình thường: rớt nguyện vọng 1, đạt điểm sàn và trúng tuyển vào một trường CĐ công lập nguyện vọng 2. Trúng tuyển rồi nhưng không có tiền đi học! Bởi Đông không có cha, mẹ thì làm thuê ở quê, bản thân đi chăn bò mướn, đẩy xe thuê và học đến lớp 12 nhờ được xếp vào diện hộ nghèo phải cứu đói nên trường miễn học phí...
Câu chuyện về Đông chỉ được kể qua điện thoại, trong một buổi uống cà phê của những người trẻ với nhau, và "buổi cà phê" đó đã giúp Đông yên tâm đến trường. TS Nguyễn Thuấn, một trong những lãnh đạo ĐH còn rất trẻ ở ĐH Mở Bán công TP.HCM hứa sẽ xin giảm cho em một nửa học phí ở trường này, diễn viên điện ảnh Hoài An vận động bạn bè giúp mỗi năm 3 triệu đồng và bạn bè của Hoài An đã giúp thêm tập, vở, tiền tàu xe vào thành phố và tìm giúp việc làm thêm để mẹ Đông có thu nhập đủ lo cho con mình theo học. Cái hội bạn đã giúp Đông, toàn những người trẻ xấp xỉ 30 tuổi làm đủ thứ ngành nghề, cũng xài di động, thích ngồi quán cà phê, than thở về lương bổng... như những người trẻ khác rất dễ gặp ở thành phố. Nhưng "nghị quyết" của họ là sẵn sàng nhịn một khoản chi nào đó để giúp người khác và xem đó là chuyện rất bình thường!
Trọng Phước
Việt Báo // (Theo_Thanh_Nien)
Theo các bạn VIP (Very Important Person) được hiểu là như thế nào? Nếu dịch ra theo đúng nghĩa đơn thuần thì nó là "Người rất quan trọng". Nhưng mình thấy trong đời sống hình như VIP không dùng theo nghĩa rộng như thế.
Trong thực tế nó để chỉ những người "nổi tiếng", giàu có, quyền lực. Còn theo tôi, VIP dùng để chỉ những người "quan trọng". Chỉ thế thôi! Không phân biệt người đó là người giàu có, quyền chức hay nổi tiếng. Bởi vì một bài học từ một người rất đỗi bình thường, một anh thợ phu hồ đã cho tôi thấy điều đó. Rằng VIP có khi chỉ là những người rất đỗi bình thường.
Chuyện là thế này: Hôm qua nhà mình đổ trần và phải thuê một đội thợ đổ mái chuyên nghiệp. Trong lúc thi công, mỗi người một việc nhưng tôi ấn tượng nhất với các thao tác "chuyên nghiệp" của anh thợ điều khiển máy kéo dây tời để chuyển các xô bê tông lên trên cao. Chắc các bạn không nhiều thì ít đã được chứng kiến cảnh người ta dùng ròng rọc đẩy một vật nặng lên cao rồi chứ? Công việc của anh thợ phu hồ đó cũng tương tự như thế, có khác là điều khiển cái đầu máy công nông để đẩy những xô bê tông, xô vữa ấy lên.
Nếu chỉ đứng quan sát thì trông có vẻ rất đơn giản nhưng thực tế lại khác. Mình lân la đến hỏi chuyện thì được anh cho biết: "Có 3 cái cần điều khiển và phải thành thạo thì mới đều khiển an toàn được. Một cần là cần số, chỉ có tiến và lùi thôi. Cần thứ hai là ga, để tãng tốc hay giảm tốc độ khi tời dây lên cao. Cần thứ 3 tạm gọi là phanh, để hãm cho chiếc xô ở phía móc đầu dây dừng lại khi đã lên đến đích". Mình nghĩ con người có 2 tay, 2 chân mà chỉ có 3 cần điều khiển thì đơn giản quá. Khi làm việc chỉ cần dùng đến 2 tay và 1 chân. Chân còn lại bạn muốn làm gì thì... làm! Dễ ợt các bạn nhỉ?
"Nhưng không như thế! Thậm chí nó đòi hỏi phải rất cẩn thận trong thao tác. Nếu không sẽ "giết người" như chơi" - anh cho biết. Tôi tròn mắt ngạc nhiên! Thì anh giải thích:
-"tuy thao tác đơn giản nhưng phải biết kết hợp nhiều động tác cùng lúc. Và phải thật tập trung. Chỉ cần nhầm một động tác sẽ làm cho hoặc là người ở trên cao rơi xuống đất, hoặc là người ở dưới đất bị xô bê tông rơi xuống người".
… Ghê thế!
Anh nói tiếp: "Vì xô bê tông rất nặng. Trông nó thế thôi, nhưng nặng gần 1 tạ đấy. Khi xô bê tông đó lên cao, có một người ở trên mái làm nhiệm vụ kéo nó vào. Lúc đó phải hãm cho nó dừng lại, khi xô vữa đã được kéo vào trong một chút thì phải nhả chân phanh ra để người trên cao có thể kéo nó vào trong. Khi ấy nếu không tập trung, hoặc làm sai thao tác không phanh mà lại nhả ra thì xô vữa sẽ rơi xuống và người thợ trên cao đó sẽ bị lao xuống theo. Vì khi đó theo quán tính, tay đang nắm xô bê tông rất nặng sẽ rất dễ lao theo xuống đất." Và... tò te tí te!”
Đó các bạn thấy không? Chỉ một người bình thường, một công việc bình thường nhưng anh thợ phu hồ đó đã là một "người quan trọng" rồi đấy. Nếu không có anh, thì sẽ không ai có thể điều khiển máy kéo tời được. Vì sẽ “giết” người như chơi.
Đấy chỉ là câu chuyện về một người nắm tính mạng của một người. Hôm nay mình còn đọc được một câu chuyện về một người con gái yếu ớt nhưng tầm quan trọng của cô ta thì không hề nhỏ bé chút nào. Cô gái nắm trong tay tính mạng của hơn 1.300 hành khách.
Câu chuyện được trích ra trong cuốn nhật ký của một cô gái trên một con tàu du lịch rất lớn vượt Đại Tây Dương.
"Trên một chuyến tàu vượt Đại Tây Dương, cô gái viết trong nhật ký của mình:
-Ngày thứ nhất: Biển đẹp, con tàu rất lớn và thuyền trưởng cực kỳ đẹp trai.
-Ngày thứ hai: Thuyền trưởng đã tỏ tình, dọa sẽ làm đắm con tàu nếu mình từ chối.
-Ngày thứ ba: Ăn tối với "mối đe dọa" con tàu.
-Ngày thứ tư: Suốt đêm qua, mình đã cứu con tàu cùng 1.300 hành khách."
Các bạn thấy cô gái có phi thường không? Phải gọi cô gái là VVVIP (Very very very Important Person) thì mới đúng.
Chính vì thế nếu bạn là một người quan trọng đối với một người thì có nghĩa là bạn đang nắm "tính mạng trái tim" của người đó rồi đấy. Đừng làm nó tan nát bạn nhé! Thà chết đi mà trái tim nguyên vẹn còn hơn sống mà con tim tan nát! Bạn nhé!..
Blog Việt theo Blog SOS Style
Về tác giả blog SOS Style: Tên thật là Quang Huy. Là tập hợp bởi những mâu thuẫn. Ngày xưa thích gì thì bây giờ ghét cái đó. Ngày xưa ghét gì thì bây giờ thích đó. Chỉ một điều vẫn chưa thay đổi: tóc ngắn và thích tóc ngắn.
Sự việc cháu Phạm Minh Việt, học sinh lớp 7B, THPT Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội bị bạn đánh vào bộ phận sinh dục, nhiều lần tụt quần dẫn đi khắp trường, những người có trách nhiệm vẫn nói đây là chuyện của con trẻ (?!).
> Một HS lớp 7 bị bạn học “tra tấn” như… “thời trung cổ” suốt 2 năm
Xung quanh sự việc này, VTC News có cuộc trao đổi với bà Thẩm Kiều Vân, phó hiệu trưởng trường THPT Xuân La.
Bà Thẩm Kiều Vân khẳng định: Chuyện đó là có thật, nhưng đó chỉ là việc nghịch đùa của con trẻ. Sau tất cả vụ việc đó nhà trường đã có hình thức kỷ luật xác đáng với các bạn đã trêu Việt.
Chúng chỉ là con trẻ!
Bà có thể nói qua về em Phạm Minh Việt, học sinh lớp 7B?
Việt là một học sinh khuyết tật về hình thể, kém về trí tuệ, nếu nói là thiểu năng thì cũng không phải.
Bà Thẩm Kiều Vân – Phó hiệu trưởng trường THPT Xuân La
Những năm học ở đây, em nhận thức về sự việc, kiến thức thì rất là tinh không, rõ ràng, cụ thể, nhưng có sự việc thì lại không ý được như những học sinh khác. Chẳng hạn như ý thức kỷ luật của cháu không như các bạn, việc học của cháu cũng không giống như các bạn.
Như vậy vì sao trường vẫn nhận Việt vào học?
Cháu Việt có bác ruột là cô Nguyễn Thị Xuân Chung làm ở trường.
Ngoài ra, các cháu đặc biệt như Việt thì nhà trường rất quan tâm, giúp đỡ nhằm cho cháu hòa đồng với các bạn, tiếp cận với kiến thức xã hội.
Theo phản ánh của gia đình thì em Việt rất hay bị bạn bè trong lớp đánh, bà có thể cho biết cụ thể về sự việc đó?
Bạn bè trong lớp đánh thì có nhưng không phải liên tục.
Tất cả sự việc đó chúng tôi đều mời gia đình cả hai phía lên cùng với nhà trường giải quyết rồi. Và đã có biện pháp giáo dục với các học sinh đó.
Tôi cho rằng vì là con trai với nhau nên khi các cháu chơi đùa sẽ có việc này, việc kia, chắc rằng sự va chạm sẽ không tránh khỏi.
Còn việc một nhóm bạn bóp mồm, bắt Việt lột hết quần áo diễu khắp cả khối 7 thì sao thưa bà?
Các bạn trong lớp tụt quần em thì có! Nhưng chỉ là cởi quần dài của em ra, vẫn còn áo, vẫn còn quần đùi, với lại áo đồng phục dài thế thì vẫn che được.
Mức răn đe và giáo dục của nhà trường thế nào mà để tình trạng đó diễn ra?
Sau khi sự việc xảy ra, nhà trường cũng đã có hình thức răn đe và mời cả gia đình hai bên lên cùng ban giám hiệu nhà trường làm việc.
Sau đó gia đình cháu Việt cũng đã đứng lên xin cho các bạn tụt quần cháu.
-Nói thật thì chúng là trẻ con, các cháu cũng đứng ra nhận lỗi rồi.
Đó chỉ là sự việc bình thường (?)
Theo phản ánh của gia đình, rất nhiều lần bị các bạn đánh, thậm chí bị tụt quần, cháu Việt có báo lên cô chủ nhiệm nhưng cô lại nói là “em vớ vấn” ?
Không phải thế? Rất nhiều lần cô Cúc Hương, chủ nhiệm lớp của Việt khuyên các cháu học sinh:
-“Bạn Việt thiệt thòi hơn các con, sức khỏe bạn yếu”.
Nhưng xảy ra chuyện trên thì không thể tránh được vì ở tuổi các cháu, các cháu rất hiếu động, vì đây chỉ là câu chuyện bình thường và rất bình thường.
Những chuyện nhỏ như thế cô hiệu trưởng cũng đã gọi các cháu lên và nhắc nhở, giáo dục luôn rồi. Theo tôi đó chỉ là sự việc bình thường.
Bà có thể trả lời chính xác là em Việt có viết đơn lên cô giáo chủ nhiệm phản ánh sự việc trên không?
Cô giáo chủ nhiệm chỉ nhận được đơn trình báo thứ nhất khi cháu Việt bị tụt quần và một cái đơn trình báo nữa là vào ngày 8/3 vừa rồi. Sau khi nhận được đơn trình báo đó thì cô giáo chủ nhiệm đã cho các cháu có tên trong đơn làm kiểm điểm. Trong đơn trình báo của cháu Việt và trong bản kiếm điểm thì không khớp nhau nên nhà trường có hẹn gia đình cháu Việt làm việc để kiểm tra lại, rất bình thường.
Nhà Tâm Lý học Trịnh Trung Hòa: Hành động đó là sỉ nhục người khác
Theo nhà tâm lý học Trịnh Trung Hòa thì đây là lỗi do thầy cô! Nếu thầy cô có biện pháp nghiêm thì đã không để các bạn trong lớp đối xử với Việt như thế. Vì sao các thầy cô không phân tích cho các em đó thấy trò đùa như vậy thực sự đã trở thành phạm pháp.
Lẽ ra khi xảy ra sự việc, các thầy cô phải có hành động nghiêm với các em, mặt khác cần phải phân tích cho các em thấy các em đã vi phạm pháp luật khi xúc phạm, sỉ nhục người khác. Nếu nhận thức được điều này, tôi chắc là tình trạng đó đã chấm dứt từ lâu rồi.
Thanh Lê
Một HS lớp 7 bị bạn học “tra tấn” như… “thời trung cổ” suốt 2 năm
Bị chính những người bạn cùng lớp lột quần áo diễu khắp khối 7, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào bộ phận sinh dục…, em Phạm Minh Việt, học sinh lớp 7B trường THCS Xuân La đã phải cấp cứu tại BV 354.
> Vụ 1 HS lớp 7 bị bạn học “tra tấn”: Chỉ là trò đùa của con trẻ?
Câu chuyện tưởng như từ “thời trung cổ” này đã diễn ra suốt gần 2 năm qua ngay trong một trường điểm của Thủ đô Hà Nội. Ấy vậy mà những người có trách nhiệm lại cho đây là chuyện đùa của con trẻ?
Nhiều lần bị bạn đánh và lộn ngược bộ phận sinh dục
Chị Nguyễn Thúy Hạnh, phụ huynh của em Phạm Minh Việt, học sinh bị ngược đãi gần 2 năm trời tại trường THPT Xuân La, nhạt nhòa nước mắt cho biết: Cấp I, Việt học ở trường Đông Thái. Ngày ấy, cháu thích đến trường và học rất tốt, thầy cô chỉ nói Việt rất hiếu động. Ấy vậy mà lên cấp hai, mới chưa qua hai năm học, cháu đã học kém hẳn, vợ chồng tôi lo lắm”.
Chị Hạnh bên cạnh chồng giấy ra viện của con.
Theo chị Hạnh, sau khi học hết cấp I, chính xác là vào tháng 06/2007, gia đình chị xin cho cháu Việt vào trường THPT Xuân La. Bước vào năm học 2007 – 2008, Việt rất hay đòi nghỉ học, vợ chồng chị gặng hỏi nhưng Việt vẫn không nói mà chỉ khóc. “Khi đó chúng tôi tưởng cháu mặc cảm chuyện gì nên lại khuyên con cố mà học để không phụ công ơn thầy, cô – những người truyền cho con kiến thức sau này vào đời. Những ngày tiếp theo, ngày nào cháu đi học về quần áo cũng lấm lem, khi tắm gội cho cháu thấy rất nhiều vết bầm tím trên cơ thể cháu, nhất là hai cánh tay.
Đây là “hậu quả” của những trận đòn của Việt tại trường
Đáng sợ hơn là đêm ngủ cháu hay mê sảng và khóc.
Bước sang năm học 2008 - 2009 thì hầu như đêm nào cháu cũng mơ rồi khóc. Khi đó tôi phải dọa “ở trường con nghịch lắm nên đêm về toàn mơ và khóc đúng không?” thì cháu òa khóc và kêu đau ở bộ phận sinh dục” – chị Hạnh kể.
Trong tiếng nấc nghẹn ngào, Việt nói: “Các bạn trong lớp hay lôi cháu ra nhà vệ sinh lộn ngược bộ phận sinh dục của cháu ra. Không những thế, các bạn rất hay đánh cháu và dọa nếu báo cô giáo sẽ đánh tiếp. Có lần cháu nói với cô chủ nhiệm, cô giáo bảo là cháu nói vớ vẩn”.
Ngồi bên cạnh, người mẹ mắt đỏ hoe:
-“Thật lòng tôi không biết phải làm sao? Nếu như gần hai năm qua cháu học ở trường, chỉ cần sự quan tâm thêm một chút nữa của thầy cô thôi thì cháu không khổ như thế”.
Nhìn vào mặt đứa con còn chưa hết những nét hoảng hốt khi nghĩ đến những đòn “tra tấn” như “thời trung cổ” của những người bạn cùng lớp, người mẹ cắn chặt hai hàm răng:
-“Gia đình tôi vẫn không khỏi biết ơn đến trường THCS Xuân La, Hà Nội. Quyết định cho cháu vào học tại trường, khi đó tôi cùng bố cháu cũng đã xác định cháu bị khuyết tật bẩm sinh (hay nói lắp), nhìn bề ngoài thì cháu Việt đúng là tâm điểm để các bạn trêu chọc. Biết thế nên vợ chồng tôi không dám cho cháu ăn cơm bán trú, cứ nhằm khi tan học là lại thay nhau đưa đón cháu”.
“Những ngày đầu về nhà cháu nói là hay bị các bạn đánh tôi cũng không có ý kiến gì. Rồi lần thứ hai, lần thứ ba vẫn cố khuyên con học để hòa đồng cùng các bạn, học để cháu có kiến thức ngày sau ra xã hội, nhưng không ngờ…” – chị Hạnh ôm chầm lấy con khóc nấc lên.
Đè ghế làm nát thịt ngón tay
Sau rất nhiều lần động viên, cháu Việt mới cho biết từ tháng 10/2007 đến nay, ngày nào cháu cũng bị một nhóm bạn cùng lớp là Hùng, Huy, Cường đưa ra nhà vệ sinh đánh, đập, đá vào bộ phận sinh dục, dùng compa học tập đâm vào lưng, cởi quần của Việt... trước sự chứng kiến của rất nhiều học sinh trong trường.
Kéo vạt áo lau hai hàng nước mắt chảy trên gò má, chị Hạnh như suy sụp hẳn đi, bần thần một hồi lâu, chị nhớ lại:
-“Năm học đầu tiên, một hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho tôi bảo cháu Việt nhà chị cởi quần chạy dọc cả hành lang khối 7. Lúc đó là cuối giờ chiều, tôi gọi điện hỏi con và yêu cầu con viết bản tường trình với cô giảo chủ nhiệm và Ban giám hiệu.
Ngón tay của em Việt bị dập vào tháng 11/2008.
Khi tôi đọc qua bản tường trình thì mới té ngửa khi biết con mình bị các bạn trong lớp bóp mồm bắt tụt quần. Khi cháu không chịu tụt, một bạn bẻ quật tay cháu ra sau còn một bạn tụt hẳn quần cháu ra và dẫn cháu đi khắp khối 7, đưa đến chỗ các bạn nữ, khiến cho các bạn nữ xấu hổ kêu ré lên và bỏ chạy.
Sau sự việc đó, căn cứ theo bản tường trình, Ban giám hiệu có mời gia đình chúng tôi đến. Hôm họp kỷ luật có bác ruột của cháu là cô Nguyễn Thị Xuân Chung. Về phía nhà trường có cô Hòa – Hiệu trưởng, cô Kiều Oanh là thư ký, cô Cúc Hương là giáo viên chủ nhiệm lớp cháu Việt.
Trong buổi họp, bác cháu có nói: “Các bạn tụt quần cháu Việt xuống rồi kéo đi khắp cả khối 7 để bêu xấu thì đó không phải là hành động tự phát nữa mà là sự cố ý rồi”. Nhưng bác Chung vẫn xin cho các bạn đó tiếp tục được học. Bác Chung cho rằng sự việc này nên đưa ra nhắc nhở trong buổi sinh hoạt dưới cờ, đưa ra hội đồng sư phạm cho các giáo viên bộ môn có ý kiến cùng tìm biện pháp răn đe.
Khi đó, gia đình tôi nghĩ mọi chuyện chỉ dừng ở đó, nào ngờ đến đầu tháng 11/2008, các bạn trong lớp lại cố tình đạp đổ ghế đè vào tay cháu dẫn đến ngón tay của Việt nát thịt. Cháu phải vào viện 354, các bác sĩ đã phải cắt bỏ phần thịt nát và khâu ba mũi, 9 ngày sau mới cắt chỉ nên cháu phải nghỉ học nửa tháng.
Tháng 2 vừa qua, cháu còn bị các bạn đấm vào mồm, bạn thì bẻ vụn thước kẻ của cháu rồi trêu cháu bị… lở mồm long móng.
Đến tháng 3/2009, các bạn cùng lớp Việt lại sắn quần của cháu lên, kéo khóa xuống, lấy khăn lau bảng đội lên đầu, lấy khăn đỏ quàng lên dẫn cháu đi khắp khối 7, khối 8. Khi biết sự việc đó, tôi không còn tin vào tai mình nữa. Đặc biệt nghiêm trọng là các bạn đã nhiều lần kéo cháu ra nhà vệ sinh nam tụt quần cháu xuống, đá vào bộ phận sinh dục và lột ngược lên”.
Theo em Việt thì đã nhiều lần em báo cáo sự việc trên với cô chủ nhiệm. Gia đình chị Hạnh cũng đã nhiều lần phản ánh sự việc lên Ban giám hiệu nhưng những câu trả lời gia đình chị nhận được lại là lỗi do Việt. Cho dù nhiều lần bản kiếm điểm của các bạn cùng lớp thú nhận sự việc trên là có thật.
VTC News sẽ liện hệ ngay với trường THCS Xuân La để có ý kiến cần thiết từ phía nhà trường và thông tin kịp thời đến độc giả.
Công Tâm
Suy dinh dưỡng trẻ em!
“Đứt” chữ!
Phường thờ ơ với việc “người trông trẻ đánh trẻ em”
Một em gái bị đầy đoạ, nhục hình suốt 10 năm
Bé 3 tuổi bị hành hạ
Những chuyện bất thường… rất bình thường ở Việt Nam(4):Xà xẻo có hệ thống :( Đăng bởi BEAR on Tháng Hai 9, 2009
Bình chọn hộ nghèo có nhiều khúc mắc Bộ Tài Chánh Việt Nam cho biết khó phân biệt sai phạm trong vụ xà xẻo tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết.
Báo Tiền Phong dẫn lời thứ trưởng thường trực Bộ Tài Chánh, Nguyễn Công Nghiệp, rằng “cái sai cơ bản ở nhiều nơi là xác định hộ nghèo không đúng. Chuẩn nghèo đã chi tiết nhưng cách bình chọn hộ nghèo còn xuê xoa.”
Báo Tiền Phong, trong cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Công Nghiệp, cho biết kết luận này được rút ra sau khi Bộ Tài Chánh cử các đoàn kiểm tra đột xuất đến một số địa phương, thôn bản để tìm hiểu tình hình trợ giúp người nghèo ăn Tết.
Các địa phương được kiểm tra gồm có Nghệ An, Sóc Trăng, các khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Giang, và Lạng Sơn.
“Xà xẻo” tiền Tết và những chuyện cười ra nước mắt Từ vụ chia tiền Tết cho các hộ nghèo vừa qua, Quảng Nam vừa phát hiện ra những tình huống bi hài về việc cán bộ thôn, xóm vì “chạy đua” thành tích giảm số hộ nghèo nên cuối cùng phải chia một suất tiền Tết cho hai hộ. Thậm chí, có trưởng thôn còn “ghép” cả vợ mình và vợ một số cán bộ thôn vào hộ nghèo khác để lĩnh tiền Tết.
Cụ thể, tại các xã thuộc huyện Đại Lộc, căn bệnh thành tích xoá hộ nghèo đã làm cho hàng loạt các hộ nghèo trong huyện không được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ. Để có thể giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, các địa phương nơi đây đã có “sáng kiến” … ghép tên hộ này vào một hộ nghèo khác dẫn đến những hộ đã nghèo lại càng khổ sở hơn, không được nhận tiền hỗ trợ.
Bi hài nhất là trường hợp tại xã Bình Tú (huyện Thăng Bình). Để có thể “chấm mút” được tiền hỗ trợ của Nhà nước, ông trưởng thôn Tú Nghĩa đã ghép vợ mình và vợ một số cán bộ thôn, tổ vào các hộ nghèo của tổ khác. Hay tại một số xã, cán bộ thôn lại đưa thêm người thân, họ hàng vào danh sách để “hưởng lộc” từ tiền của người nghèo.
‘Sáng tác’ danh sách hộ nghèo để tư lợi tiền Tết Năm 2008, Canh Hiển (huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định) có 239 hộ, 793 khẩu thuộc diện nghèo. Tết Kỷ Sửu, xã được cấp 156 triệu đồng từ nguồn của Chính phủ, cùng 21 tấn gạo được phát thành 2 đợt để hỗ trợ cho người nghèo ăn Tết.
Ông Đức đã biến 73 nhà khá giả, bà con, họ hàng, trong đó có cả em ruột của ông là Mai Ngọc Chấn, thành hộ nghèo để đưa vào danh sách hưởng trợ cấp, khiến 55 gia đình khó khăn thực sự “lọt sổ” rất bình thường.
TP.HCM: Chính quyền nhận sai vụ “xẻo” tiền hỗ trợ Tết
Bà Huỳnh Thanh Trúc, Chủ tịch UBND phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM thừa nhận việc tự ý trích 200.000 trong số 400.000đồng tiền hỗ trợ Tết để mua quà là sai. Bên cạnh đó, Chủ tịch phường 27 cũng thừa nhận nhiều phần quà của các gia đình bị… thiếu mất 0,5kg lạp xường (tương đương 80.000 đồng).
Hàng trăm hộ nghèo ở TP.HCM cũng bị “xẻo” tiền Tết? Sau khi đăng loạt bài phản ánh tình trạng “xẻo” tiền tết của các hộ dân nghèo, VTC News tiếp tục nhận được đơn thư phản ánh của một số hộ dân cư ngụ tại phường 27, quận Bình Thạnh, TP.HCM về việc hàng trăm hộ dân nghèo, diện chính sách cũng bị cắt xén tiền Tết.
“Hô biến” từ 750.000 còn 470.000 đồng?
Hàng trăm gia đình bị bớt xén
Đua nhau “xiết nợ” dân nghèo từ tiền hỗ trợ Tết Nhà chị Hoàng Thị Liễu có 5 khẩu, hy vọng rằng sẽ nhận được 1 triệu đồng để có tiền ăn Tết. Các con của chị những tưởng sẽ có được manh áo mới, hay ít nhiều cũng được một bữa ăn tươi trong ngày Tết. Thế nhưng, cán bộ thôn cũng thu luôn số tiền này với lý do: trừ vào tiền làm đường giao thông...
· Xén tiền Tết của người nghèo, địa phương chi “vung vinh”
· Chính quyền phải xin lỗi dân vụ xà xẻo tiền Tết
· Thủ tướng yêu cầu xử nghiêm việc xà xẻo tiền Tết
· Dùng tiền Tết của người nghèo để… xây cổng văn hoá
“Chi nhầm” tiền Tết cho người nghèo không chỉ ở Quảng Nam!
Cơ hội để… xiết nợ hộ nghèo
Theo quy định, 922 nhân khẩu của 280 hộ nghèo ở xã Kim Tân mỗi người sẽ nhận được 200 nghìn đồng. Thế nhưng, chỉ tại thôn Hải Ninh, chúng tôi đã gặp gần một chục hộ nghèo chưa nhận đủ số tiền 200.000 đ/khẩu. Như trường hợp của ông Lê Văn Thảo, 51 tuổi, bị tàn tật, nhà có 5 khẩu không nhận được tiền đầy đủ vì bị ông Phó trưởng thôn… trừ ngay vào tiền nợ Hợp tác xã.
ng Thảo kể: “Chiều 30 Tết, ông Đoàn Hữu Tân, Phó trưởng thôn có nói là xin cho trợ cấp một số hộ nhà nghèo, nếu được thì phải giữ lại một phần số tiền đó để đóng vào đội. Ông Tân bảo “những tiền gì tôi cũng không biết rõ, nhưng giữ lại 700 nghìn đồng, thống nhất như vậy thì ông ấy “xin cho”! Chỗ 700 nghìn này ông ấy bắt tôi ký vào đó, coi như tôi đã đóng 700 nghìn, còn lại nhận 300 nghìn. Tôi thấy làm vậy là không công minh, ép bắt buộc chúng tôi!”.
Nhà chị Hoàng Thị Liễu có 5 khẩu, hy vọng rằng sẽ nhận được 1 triệu đồng để có tiền ăn Tết. Các con của chị những tưởng sẽ có được manh áo mới, hay ít nhiều cũng được một bữa ăn tươi trong ngày Tết. Thế mà, chính quyền thôn cũng thu luôn số tiền này với lý do: trừ vào các khoản nợ mà nhà chị đang nợ
Tối mùng 4 Tết, chú Tân (ông Đoàn Hữu Tân Phó thôn – PV) đến nhà, em hỏi rằng nhà nghèo liệu có tiền ăn Tết không? Chú ấy bảo “nhà anh chị cũng có tiền“. Nhưng chú ấy chỉ giở sổ ra, còn tiền mặt không thấy đâu. Chú ấy bảo đã trừ vào tiền làm đường bê tông trước cổng nhà em“ - chị Liễu cho hay.
Cán bộ thôn mặc sức làm, xã không biết gì!
“Nhà ngói cũng như nhà tranh”
Gia đình chị Đặng Thị Thức ở khu 6 xã Yên Dưỡng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là một hộ nghèo. Gia đình chị có 4 khẩu, sáng 30 Tết, Trưởng khu gọi lên bảo ký vào danh sách rồi nhận mỗi khẩu 65.000 đồng, vị chi cả nhà bốn người tổng cộng là 260.000 đồng. Ở đây, bất kể giàu nghèo, ai cũng có phần như chị.
Chủ tịch xã cũng nhận!
Nhiều hộ vừa lĩnh tiền từ tay ông Trưởng khu, chưa kịp cho vào túi đã phải chuyển ngay sang cho ông Quyền. Hộ bà Nguyễn Thị Quý, được nhận ba xuất, sau khi trừ các khoản đóng góp và xiết nợ chỉ được cầm về đúng 100 ngàn đồng.
Trong số 8 hộ nợ tiền phân bón trả chậm thì một hộ thoát được cảnh xiết nợ với lý do vội về … đi uống rượu, còn 7 hộ còn lại đã bị thu nợ ngay tại chỗ.
Tại xã Tạ Xá, việc chia tiền Tết cho dân mỗi khu một kiểu. Chỗ thì chia bình quân theo hộ, chỗ thì bình quân theo khẩu.
Ăn chặn tiền hỗ trợ người nghèo dịp Tết: Không phải chuyện cá biệt!
Hà Tĩnh: Tiếp tục rà soát việc hỗ trợ
Chiều 9.2, UBND tỉnh Hà Tĩnh triệu tập cuộc họp với lãnh đạo các huyện và sở, ban, ngành liên quan để nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý việc tiền tết hỗ trợ cho người nghèo bị chia “nhầm” đối tượng.
Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, qua kiểm tra bước đầu ở các xã bị người dân tố cáo, đều phát hiện tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết không đến tay hoặc đến nhưng dân được nhận rất ít. Tại thôn Minh Tiến, xã Đức Đồng (Đức Thọ), đến ngày 3.2 (tức ngày 9.1 âm lịch), trưởng thôn mới chỉ cấp cho mỗi hộ nghèo 200.000 đồng; nhiều hộ không nghèo vẫn được xóm, xã đưa vào diện nghèo để được nhận hỗ trợ. Tại xã Đức Châu (Đức Thọ), xóm 5 xã Tùng Lộc (Can Lộc) và 26 xóm khác ở H.Kỳ Anh, tiền hỗ trợ được cào bằng chia đều cho cả xóm, không phân biệt giàu nghèo.
Quảng Nam: Dân quây chủ tịch xã hỏi tiền Tết
Trà Vinh: Chủ tịch tỉnh gửi công văn khẩn yêu cầu kiểm tra
Chiều ngày 9.2, trao đổi với PV Thanh Niên, bà Sơn Thị Ánh Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, cho biết ngay sau khi Thanh Niên ngày 9.2 phản ánh việc nhiều người dân ở Trà Cú chưa được nhận tiền Chính phủ trợ cấp Tết, sáng cùng ngày Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Trần Hoàn Kim đã có công văn khẩn gửi Chủ tịch UBND H.Trà Cú yêu cầu kiểm tra lại sự việc báo nêu, đồng thời báo cáo về UBND tỉnh nguyên nhân chậm trễ phát tiền cho dân. Cùng ngày, UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở LĐ-TB&XH tiến hành hành rà soát, kiểm tra lại quy trình thực hiện việc cấp phát tiền Chính phủ trợ cấp cho dân tại các huyện, thị còn lại để báo cáo về UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.
Riêng về thông tin nhiều người nghèo tại xã Đức Mỹ, H.Càng Long phản ánh đến nay họ cũng chưa nhận được tiền hỗ trợ ăn Tết, bà Phan Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Trà Vinh cho biết trước đó UBND H. Càng Long báo cáo về tỉnh là đã cơ bản hoàn thành việc cấp phát tiền ăn Tết cho dân. “Nhưng chúng tôi sẽ cho kiểm tra vụ việc ngay trong ngày mai (10.2)”, bà Bình nói.
Chính quyền phải xin lỗi dân vụ xà xẻo tiền Tết
Theo ông Lê Bá Trình, ủy viên thường trực Ủy ban TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngoài chuyện bồi hoàn, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã, thôn ở những nơi đã xảy ra sai phạm phải trực tiếp xin lỗi và kiểm điểm trước dân.
Chuyện xà xẻo tiền chính sách của người nghèo đã từng xảy ra nhiều lần và lần này lại tái diễn với nhiều hình thức ăn chặn khác nhau. Nguyên nhân do đâu, thưa ông?
Thứ nhất, có thể do phải chịu áp lực về thời gian
Thứ hai, do sự yếu kém về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở. Những người này cứ nghĩ tiền của Nhà nước là của chung nên cứ thế chia đều, rồi bị chi phối bởi các mối quan hệ bà con, họ tộc của nhà mình…
Ông Truyền khẳng định: “Khi phát hiện sai phạm có hệ thống, tôi – với tư cách là Tổng Thanh tra Chính phủ – sẽ quyết định vào cuộc. Còn những sai phạm nhỏ, lẻ tại từng thôn, xóm phải do địa phương tự giải quyết”.
12/02/2009 -Chuyện ăn chặn và sử dụng sai mục đích tiền hỗ trợ Tết của người nghèo.Nhận tiền cứu trợ Tết cho người nghèo, nhiều địa phương đã tranh thủ dùng khoản tiền này vào 1001 mục đích: làm sổ tiết kiệm cho thanh niên nhập ngũ, chuyển tiền thành quà tặng, hỗ trợ các hộ… cận nghèo!
“Xén” cả tiền của người tật nguyền!
Tiền chuyển thành… quà
TT-Huế: “Xẻo” tiền làm sổ tiết kiệm cho thanh niên nhập ngũ
Thu hồi tiền phát sai của người nghèo: Chờ đến… mùa lạc Sau khi nhận được tiền từ UBND huyện Minh Hóa, lãnh đạo 10 thôn ở xã Trung Hóa đã tự ý chia đều số tiền hỗ trợ hộ nghèo cho tất cả nhân khẩu trên địa bàn xã, mỗi nhân khẩu được nhận từ 90 đến 93 ngàn đồng.
Xà xẻo tiền, gạo hỗ trợ người nghèo: Kiểm tra đến đâu, sai đến đó! (Dân trí) – “Hầu như rà soát đến đâu là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo. Xuất phát từ chỗ bình xét hộ nghèo chưa chuẩn xác, các khoản hỗ trợ của chính phủ sẽ về không đúng đối tượng”, ông Trần Đình Vân – Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình khẳng định.
Sau khi báo chí phản ánh những sai sót trong việc cấp phát tiền hỗ trợ người nghèo ăn Tết, sở LĐ-TB&XH Quảng Bình đã thành lập đoàn kiểm tra. Theo ông Trần Đình Vân – Giám đốc Sở, qua kiểm tra đã phát hiện sai sót ở hầu tất các địa phương.
Thưa ông, trong mấy ngày qua, báo chí đã phản ánh tình trạng sai phạm trong cấp phát tiền hỗ trợ người nghèo ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?
Rõ ràng tình trạng cấp phát tràn lan như báo chí đã phản ánh là hoàn toàn sai trái, không đúng mục đích, đi ngược lại chủ trương của chính phủ.
Ông Trần Đình Vân: “Hầu như rà soát đến đâu
là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo”
Trước khi các sự việc bị phát giác, ông có tiên liệu khả năng có tiêu cực xảy ra?
Khi nắm được chủ trương của chính phủ, tôi đã nghĩ ngay đến những tiêu cực có thể xảy ra và có công văn gửi đến các huyện, thành phố trong tỉnh hướng dẫn cụ thể. Trong đó, sở đã nhấn mạnh việc cấp phát phải đúng đối tượng, mục đích, tránh tình trạng bình quân, dàn trải.
Về tiền hỗ trợ, tỉnh đã cấp ứng kinh phí cho các huyện, số kinh phí còn thiếu các huyện phải ứng từ ngân sách để cấp phát cho các hộ nghèo trước Tết. Trong các công văn chỉ đạo, chúng tôi đã ghi rõ địa phương nào thực hiện không đúng quy định thì Chủ tịch UBND huyện, thành phố đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Riêng về gạo cứu trợ, Sở cũng yêu cầu cấm tình trạng bán gạo để đắp vào chi phí vận chuyển.
Qua điều tra của phóng viên, mỗi địa phương có một kiểu sai khác nhau. Khi có chủ trương hỗ trợ của chính phủ, Sở LĐ-TB&XH tỉnh có hướng dẫn, quán triệt quy trình cấp phát đến tay người dân?
Trước đó, Sở đã có công văn gửi đến UBND các huyện, thành phố trong tỉnh đề nghị chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND xã, phường điều tra, rà soát hộ nghèo 2009 một cách công khai, minh bạch theo thông tư của Bộ LĐ-TB&XH. Sau khi nhận được báo cáo của các địa phương, nhận thấy ở nhiều nơi số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo quá lớn, Sở đã yêu cầu các địa phương phúc tra lại kết quả này để đánh giá đúng hơn thực trạng hộ nghèo và giải trình về nguyên nhân tái nghèo, phát sinh nghèo.
Về quy trình cấp phát, Sở đã có hướng dẫn cụ thể. UBND các xã phải là cấp được giao phát đến tận tay người dân, bởi các xã là nơi xác nhận danh sách hộ nghèo ở địa phương. Việc các xã giao cho thôn cấp phát là sai, xã phải chịu trách nhiệm.
Tiền được chuyển về địa phương vào ngày 26 -27 /12 ÂL và phải cấp phát đến dân trước Tết. Trong quỹ thời gian ngắn như vậy, phải chăng công tác kiểm tra, giám sát đã không được thực hiện chặt chẽ?
Sở không thể kiểm tra tổng thể từng địa phương được được, mà chỉ kiểm tra một số nơi. Hơn nữa, do tiền hỗ trợ về quá cận Tết nên không thể giám sát tận nơi được. Việc giám sát chính vẫn là trách nhiệm của các xã.
Thực trạng ở nhiều địa phương cho thấy, những sai phạm trong cấp phát có nguồn gốc từ việc bình xét hộ nghèo ở cơ sở chưa chuẩn xác. Trước nay, việc bình xét này được kiểm tra, giám sát như thế nào?
Ở các vùng nông thôn, do kinh tế nhiều hộ gia đình “sàn sàn” như nhau, nên việc xác định hộ nghèo theo chuẩn gặp khó khăn, dễ gây thắc mắc trong dân. Thực tế, việc bình xét hộ nghèo ở nhiều địa phương đang có vấn đề, một phần xuất phát từ tâm lý cả nể.
Xuất phát từ chỗ bình xét hộ nghèo chưa chuẩn xác, các khoản hỗ trợ của chính phủ sẽ về không đúng đối tượng.
Trước đó qua kiểm tra, rà soát chúng tôi có phát hiện tình trạng tách hộ để được hưởng hộ nghèo hoặc ngược lại ghép khẩu này qua hộ khác. Một tình trạng khác là các hộ chính sách, bị nhiễm chất độc màu da cam lại được cho vào hộ nghèo. Tất cả các việc làm này đều sai chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Từ trước đến nay, các huyện cũng đã có kiểm tra, phúc tra nhưng có thể nói mức độ kiên quyết chưa cao.
Được biết năm nào Sở LĐ-TB&XH cũng rà soát danh sách hộ nghèo từ các huyện đưa lên, nhưng những tồn tại bất công vẫn còn nhiều. Sắp tới, Sở có biện pháp gì để làm triệt để hơn nhằm tránh lặp lại tình trạng này khi người dân nhận được tiền hỗ trợ và cho vay ưu đãi của Chính phủ để xây nhà ở?
Theo tôi việc rà soát chính xác nhất vẫn là trách nhiệm của địa phương. Sau khi kiểm tra lại công tác cấp phát trên toàn tỉnh, Sở sẽ cho rà soát lại tổng thể các hộ nghèo. Tin chắc rằng sau sự việc này, danh sách, tỷ lệ hộ nghèo sẽ chắc chắn hơn và hạn chế được những vụ việc như vừa qua. Nói thật là chỉ hạn chế, chứ nói chấm dứt thì tôi chưa dám khẳng định. Hiện trên toàn tỉnh có 4.195 hộ thuộc diện được hỗ trợ xây nhà ở, nhưng sau khi rà soát lại, con số này có thể sẽ giảm.
Ngày 5/2, Sở đã thành lập đoàn kiểm tra việc cấp phát tiền, hàng cứu trợ của Chính phủ cho dân nghèo. Đoàn đã phát hiện được thêm sai phạm nào ngoài những địa phương mà báo chí đã nêu?
Nhìn chung, hầu như rà soát đến đâu là phát hiện sai đến đó, không sai tiền thì sai gạo. Đây cũng là một thực trạng để các ngành, trong đó có ngành LĐ-TB&XH có sự tham mưu chính xác hơn. Hiện đoàn vẫn đang tiến hành kiểm tra ở các huyện và sẽ có kết quả trước ngày 15/2/2009.
Quan điểm của ông trong việc xử lý các đơn vị, cá nhân sai phạm?
Nếu có dấu hiệu tham ô, cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Còn nếu sai phạm chỉ dừng lại ở mức sai đối tượng, mục đích nhưng không có dấu hiệu vụ lợi cần xử lý kỷ luật tùy mức độ nghiêm trọng.
Xin cảm ơn ông!
Nghệ An: Sẽ xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân xén tiền Tết của dân
Trao đổi với Dân trí sáng 9/2, ông Thái Văn Hằng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã chỉ đạo các huyện thành lập đoàn thanh tra đến tại các phường, xã, thôn bị cắt xén để làm việc cụ thể.
Theo đó, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu giám đốc các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện đã phát hiện sai phạm là Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn… phải kiểm tra thật kỹ càng, có biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm.
Đồng thời chỉ đạo khắc phục các sai phạm phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Rút bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, thực hiện quản lý, cấp phát các khoản hỗ trợ đối với nhân dân. Chỉ đạo chấn chỉnh công tác bình xét, phân loại, chứng nhận hộ nghèo, xác nhận hộ đói trên địa bàn, đảm bảo đúng đối tượng, tiêu chuẩn quy định. Kết quả kiểm tra, xử lý phải báo cáo UBND tỉnh, tỉnh Uỷ trước ngày 20/2/2009.
Ông Hằng cũng cho biết thêm, “quan điểm của tỉnh là thu hồi tiền và tài sản thất thoát (nếu có) theo quy định của pháp luật đã chi sai và cấp phát lại cho đúng đối tượng. Sau đó phải nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên có sai phạm”.
Một nguồn thông tin mới nhất của người dân cung cấp cho chúng tôi ngày 9/2, tại xã Thanh Khê, huyện Thanh Chương (Nghệ An) như sau: Dịp tết vừa qua, một số hộ nghèo sau khi nhận tiền hỗ trợ ngoài phong bì ghi 500.000 đồng, nhưng khi xé phong bì ra xem thì chỉ có 400.000 đồng. Đem chuyện này lên “cấp trên” hỏi, thì mới hay biết số tiền được “trích lại” một ít để làm quỹ khuyến học cho xã (!?).
Nguyễn Duy
Hồng Kỹ
Thêm nhiều xã tiền tết không đến dân nghèo TT – Tỉnh Quảng Nam lại phát hiện thêm tình trạng tiền tết đến không đúng đối tượng, đồng thời bị đóng vào quỹ sai trái ở một số xã thuộc các huyện Đại Lộc, Quế Sơn.
Sáu nhân khẩu nhà chị Phan Thị Cang (thôn Gia Cát Trung, Quế Phong) lẽ ra nhận được tiền hỗ trợ ăn tết 1 triệu đồng, nhưng đã bị chặn lại còn 800.000 đồng – Ảnh: Đ.Cường
Ngôi nhà rách nát, dúm dó của chị Phan Thị Cang (thôn Gia Cát Trung, xã Quế Phong, Quế Sơn) có tới sáu nhân khẩu chung sống. Ngày 29 tết, chị Cang tới thôn để nhận tiền hỗ trợ 1 triệu đồng (tính năm khẩu trong một hộ được hưởng 200.000đ/khẩu). Mặc dù chị ký nhận đủ số tiền nhưng thực chất chỉ nhận được 800.000đ, số tiền còn lại được dùng phát cho những người nghèo, người già neo đơn không có tên trong danh sách.
Gần nhà chị Cang, anh Nguyễn Minh có mười khẩu, thuộc diện được hưởng 1 triệu đồng nhưng đến khi lên nhận anh Minh cũng chỉ được 800.000đ. “Họ nói cứ nhận tạm rồi ngoài tết có thì lấy đủ số còn lại” – anh Minh cho biết. Không riêng gì thôn Gia Cát Trung, các thôn khác như Gia Cát Tây, Thương Long, Thanh Thượng… những hộ nghèo có 2-3 khẩu đều được nhận đủ số tiền quy định, còn những hộ có 4-5 khẩu trở lên thì bị “chiết khấu” 200.000đ/hộ.
Xã đổ cho huyện, huyện đổ cho tỉnh
Cà Mau: nhiều người nghèo không có tết
Tại ấp 15, xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) có 5/9 hộ nghèo không được nhận tiền hỗ trợ theo quy định. Năm hộ dân này chỉ mới được nhận tiền hỗ trợ vào trưa 8-2.
Ông Lê Quốc Hùng (Tám Việt), trưởng ấp 15, xã Khánh An, lý giải: “Do bận việc nên tôi trao tiền hỗ trợ cho người dân ăn tết hơi chậm. Tuy nhiên, sáng 8-2 tôi đã trao 5 triệu đồng cho năm hộ dân nghèo còn lại”. Ông cho biết số tiền trên ông mới nhận ở UBND xã Khánh An trước đó một ngày, tức 7-2.
Ông Nguyễn Hoàng Sa, chủ tịch UBND xã Khánh An, cho biết trước đó các bộ phận chức năng của UBND xã báo cáo đã trao tiền hết cho 100% người nghèo trong xã trước Tết Nguyên đán. “Tuy nhiên khi nghe phản ảnh của phóng viên, chúng tôi kiểm tra lại thì quả là có năm hộ mới nhận hôm nay 8-2-2009. Chúng tôi sẽ làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ này”.
NHƯ Ý
Theo lý giải của ông Phạm Hồng Ân – chủ tịch xã Quế Phong, do xã chỉ nhận được từ UBND huyện số tiền 467 triệu đồng trong số 520,6 triệu đồng để cấp cho 547 hộ nghèo trong diện được hỗ trợ, nên chỉ đáp ứng được hơn 80% nhu cầu. Cũng theo ông Ân, khi ký nhận, dù trên huyện không đưa đủ tiền nhưng vẫn phải ký là đủ (thực nhận chỉ hơn 80%).
Còn ông Lê Tấn Trung – phó chủ tịch UBND huyện Quế Sơn – khẳng định: “Tỉnh chỉ đưa về đủ 90% số tiền hỗ trợ người dân ăn tết, nhưng theo chủ trương của cả tỉnh và huyện thì cần sử dụng thêm ngân sách để phát đúng, phát đủ cho dân. Vì vậy, hoàn toàn không có chuyện huyện chỉ đưa về 80% kinh phí như lãnh đạo xã Quế Phong nói”.
Ở thôn Gia Cát Tây hiện đang có dư luận phản ảnh việc chặn tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo. Cụ thể: người dân chỉ được nhận 160.000 đồng so với mức 200.000 đồng/khẩu. Có gia đình ký năm khẩu nhưng chỉ được nhận bốn khẩu. Một số hộ thắc mắc thì cán bộ thôn đổ lỗi… tiền hỗ trợ về chậm, thậm chí còn nói nếu không chấp nhận sẽ bị… cắt tiêu chuẩn hộ nghèo năm sau.
Tại thôn 2 (Quế An, Quế Sơn) người dân sau khi nhận tiền liền bị thôn chặn 40.000 đồng để mua đồ đạc trang trí cho nhà văn hóa thôn. Trong khi đó tại xã Quế Minh, 57 hộ nghèo lẽ ra được nhận tiền để ăn tết nhưng mãi mồng 10 mới được xã mời đến nhận.
Về việc có nhiều phản ảnh trong hỗ trợ tiền tết cho người nghèo ở huyện Quế Sơn, ông Lê Tấn Trung nói: “Huyện đã lập đoàn thanh tra về 14 xã để kiểm tra việc này. Hiện mới có hiện tượng cấp tiền không đúng đối tượng và sẽ tiến hành xử lý triệt để những trường hợp vi phạm”.
Nhiều huyện tổ chức đoàn kiểm tra
Chiều 8-2, ông Mai Anh Súy – phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc – cho biết đã phát hiện việc tiền tết đến không đúng đối tượng nghèo ở một số xã Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Hưng. Bước đầu huyện phát hiện 4-5 trường hợp ở xã Đại Lãnh, tiền tết cấp phát cho những đối tượng có hoàn cảnh khá hơn những hộ nghèo, làm người dân bất bình. Một trường hợp người dân nhận 200.000 đồng nhưng được “gợi ý” đóng góp cho quỹ thôn, ngay sau khi bị phát hiện thôn đã trả lại. Ông Súy cho biết huyện đã thành lập bốn đoàn kiểm tra để thanh tra, kiểm tra ở 18 xã, thị trấn được phân bổ 6,3 tỉ đồng tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo.
Sau khi việc chặn tiền hỗ trợ tết cho dân nghèo xảy ra ở ba xã Bình Lãnh, Bình Tú, Bình Sa được Tuổi Trẻ phản ánh, ngày 8-2 lãnh đạo huyện Thăng Bình đã trực tiếp kiểm tra việc chi tiền hỗ trợ tết ở tất cả 21 xã, thị trấn. Ông Phan Thăng An – chủ tịch UBND huyện Thăng Bình – xác nhận có xảy ra các trường hợp cấp tiền không đúng đối tượng, chặn tiền hỗ trợ, trích tiền hỗ trợ để nộp các quỹ. Huyện đã yêu cầu một số xã thu hồi tiền trao không đúng đối tượng cấp lại cho những người nghèo chưa nhận, cán bộ xã và thôn trực tiếp xin lỗi dân.
Tại xã Tam Xuân, Tam Tiến (huyện Núi Thành) cũng có tình trạng tiền hỗ trợ tết cho người nghèo bị phát “nhầm” đối tượng và trích quỹ sai trái. Ngày 8-2, huyện đã thành lập đội công tác liên ngành gồm công an, nội vụ, LĐ-TB&XH… để kiểm tra việc cấp tiền tết ở các xã trên toàn huyện.
Đ.CƯỜNG – V.HÙNG
Gần 260 người nghèo bị “quên” tiền hỗ trợ Tết Huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), có tới 257 người thuộc diện nghèo nhưng không hề nhận được một đồng tiền hỗ trợ Tết nào. Ở một huyện khác, mãi đến khi vụ việc vỡ lở, cán bộ xã mới đi trao khoản tiền này dù Tết nguyên đán đã qua. Đã buồn thêm tủi
>> Tiền tết của người nghèo bị xà xẻo
>> Quảng Bình: Lấy tiền người nghèo chia cho… dân giàu (!)
>> Quảng Bình: các hộ nghèo nhận lại tiền hỗ trợ tết
>> Chuyện khó tin về hỗ trợ hộ nghèo ăn Tết: Mỗi người nghèo chỉ được nhận… 19.000 đồng
Bài viết này được đăng vào Tháng Hai 9, 2009 lúc 8:51 chiều và tập tin được lưu ở Feelings, Government, Life!. Tagged: "Nhà ngói cũng như nhà tranh", "Xén" cả tiền của người tật nguyền!, "xẻo" HCM, "xiết nợ" dân nghèo từ tiền hỗ trợ Tết, “chấm mút” tiền hỗ trợ, chia nhầm ở Quảng Nam, huyện chỉ đưa về 80% nhu cầu, sai ở Quảng Bình, Tỉnh chỉ đưa về đủ 90% số tiền hỗ trợ, xén tại Nghệ An, ăn chặn ở Trà Vinh. Bạn có thể theo dõi các phản hồi của bài viết này thông qua RSS 2.0 dòng thông tin. Bạn có thể Để lại lời nhắn, hoặc trackback từ trang của bạn.
bình thường !!! Friday, 26. June 2009, 16:51:04
tôi không đẹp trai, tính nhút nhát, là một con người rất bình thường
2. tôi học cấp 3 với tấm bằng tốt nghiệp hạng trung bình, ấn tượng để lại cho thầy cô bạn bè cũng ở mức bình thường.
3. tôi lên đại học, làm sinh viên với dáng vẻ của một anh học sinh, quần tây, sơ mi đóng thùng, cặp đeo, trông rất cùi bắp và bình thường (bạn tui bảo thế)
4. năm 3 rồi, đồ án chuyên ngành đã nhiều, và những ý tưởng quá bình thường cộng với sự lười biếng tìm tòi làm cho những đồ án của tôi cũng chỉ ở mức bình thường, điểm 6 là thường xuyên.
5. hình như não tôi có nhiều nếp nhăn hơn mọi người (tự cho là thế), làm tôi thông minh hơn trong một vài chuyện, nhưng mà những nếp nhăn đó lại là những nép nhăn của sự già nua trong suy nghĩ làm tôi tụt hậu so với chúng bạn, biến tôi thành người bình thường trong lũ bạn cùng lớp.
6. tôi biết nhiều thứ, nhưng mỗi thứ biết đều không đến nơi đến chốn, làm cho những thứ tôi biết tỏ ra rất bình thường, không đâu vào đâu.
7. tôi đang quan tâm đến ai đó, thỉnh thoảng ai đó cũng quan tâm đến tôi, làm tôi tưởng, đó là điều đặc biệt, nhưng không, với bất kì ai, ai đó đều đặc biệt như vậy, vậy là, nó lại trở thành bình thường.
8. tôi có suy nghĩ và định hướng cho tương lai rất đặc biệt, nhưng, không ai biết trước điều gì, suy nghĩ và tương lai là hai thứ vô hình, có thể thay đổi bất cứ lúc nào, chẳng có giá trị gì cho hiện tại, nên nó bình thường quá.
9. tóm lại là, ở cái thành phố này, tôi chỉ là một nomal person trong suy nghĩ cảm nhận của mọi người.
10. hai tháng nữa, tôi lại vào thành phố học tập, và tôi lại trở nên bình thường như bình thường tôi vẫn bình thường.
11. nhưng mà, trong 2 tháng tiếp theo, tôi sẽ là người đặc biệt. Ở nhà, tui là con ngoan, tôi là hy vọng, là niềm tin tưởng của cả nhà, tôi là người anh tốt, được em út quý mến, tôi sống hiền hòa, ra đường ai cũng chào hỏi, hỏi thăm, tôi nổi tiếng học giỏi, thầy cô cấp 2 luôn ca ngợi tôi cho lũ học sinh được biết.........
12. tại sao tôi nghĩ như vậy, đó là do những khi tôi cảm thấy cô đơn, thấy có ít người quan tâm tới mình, thấy những gì mình làm mình dành cho ai đó không được cho là đặc biệt (tủi thân quá).
13. tại sao tôi cảm thấy như vậy, đọc lại dòng thứ 7 nhé bạn!
Ðờisống Rất Bình thường
Phan Cung Nghiệp
(Tậpsan THOÁT, Sàigòn, số rangày Tháng 10, 1972)
Vào truyện:
Thưa ông, tôi đã đọc "Ðờisống Rất Bìnhthường" của ông. Bỗng nhiên có cảm tưởng mình là một nhânvật nào trong ấy.
Thưa ông! Tôi nghĩ giá câu truyện được kết thúc bằng một bức thư của cô Uyên nào đó thì hay biết baon hiêu. Và tôi đã mạo muội làm thế. Việc đó, nếu có điều gì không vừa ý mong ông bỏ qua cho.
Kính,
Một độcgiả ở Vĩnhlong
x X x
Trong bữa cơm trưa tôi giận Ngự, tôi bỏ bànăn khi đó, và lấy xe đi. Lúcấy Lượng chắc chắn còn đang ở đàng nhà Thi. Tôi tin rằng Lượng sẽ không hay biết gì về chuyện tôi với Ngự. Nếu biết thì Lượng chỉ xem đó là những giận hờn vu vơ mà thôi.
Mà quả vậy. Sự giận dữ vu vơ, khắc đoá. Không có lý gì để tôi bỏ đi suốt cả ngày, nhưng cũng không l ýgì Ngự lại nghĩ khác, đáng lẽ nàng phải bình tĩnh hơn tôi -- vì hẳn nàng biết rõ tính tình của tôi hơn ai hết.
Kể ra cũng thật đáng tiếc. Tôi đâm ra hối hận và cảm thấy buồn râu ngay sau đó. Xá gì một chuyện đàn bà nhỏ nhặt như thế. Một bức thư lạ. Một hàng tên con gái. Bức thứ đó gởi thẳng đến nơi trú ngụ của tôi, Ngự, và Lượng. Ngự bóc ra xem khi tôi vắng mặt. Tôi giận. Cơn giận bùng lên trong khoảng khắc khi Ngự trao cho tôi bức thư đã có dấu bóc. Bức thư của một người con gái mang tên Uyên xa lạ.
Tôi ngủ trưa đằng nhà Hiện. Ðến xế chiều. Nằm trông ra ngoài khung cửa sổ nắng vàng, chiều đang xuống thấp dần. Giờ nầy có lẽ Ngự đang ngồi nhà chờ tôi với Lượng về ăn cơm. Tôi hối hận và thương nàng hếtsức. Thương cái tính nết đàn bà, thương cái tính đa-nghi, thương đôi môi ghen, thương bờ mi hờn dỗi... Ðáng lẽ tôi nên dịu dàng với nàng hơn một chút, như thế mọi chuyện chắc chắn sẽ không đến nỗi trầm trọng. Rồi sẽ hoà. Một nụ cười. Tự ái sẽ xoá tan ngay sau đó.
Căn nhà Hiện vắng tênh. Trên căn lầu nhỏ chỉ có mình tôi nằm trơ trọi. Hiện chắc chắn mới chỉ ra đi đâu ngoài phố.
Chiều xuống. Nắng úa tàn. Một ngày đã hết và một ngày đang trôi qua trong đời tôi một cách vô ích. Buổi trưa trống rỗng ngủ vùi mê man để giờ thức dậy và thèm trở về, thèm được vuốt ve tự ái của Ngự. Tôi yêu Ngự. Chính vì tình yêu nầy, nó đã đánh tan những dằn vặt khắc khoải lâu dài, để tình yêu đưa hai người đến gần với nhau hơn nữa. Ngự ơi. Anh đang nhớ Ngự. Giờ nầy Ngự đang làm gì? Ðang chờ anh về với bữa cơm chăng? Bình thường mọi ngày giờ nầy chúng mình đang dùng cơm tối rồi nhỉ?
Mồi thuốc hút, tôi vẫn còn nằm lười trên giường, mặc dù ý nghĩ muốn quay về nhà đang dấy lên trong lòng tôi mãnh liệt. Tôi về thì mọi chuyện sẽ đâu vào đó. Những giận hờn kia sẽ tan trong khoảng khắc.
Từ lâu, tôi vẫn thường tự bảo mình là hãy ráng kềm chế tính nóng nảy, ráng chịu đựng những phiền phức nho nhỏ -- sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra. Vì luôn luôn Ngự là người đàn bà dịu dàng nhẫn nại, biết chịu đựng.
Từ ngày Nhự sống với tôi nàng chưa hề gây gỗ với tôi lần nào. Chỉ có tôi thôi. Mỗilần tôi nónggiận điềugì, nàng, Ngự, chịuđựng hết, chấpnhận hết, và dễdàng thathứ tôi khi tôi ngỏlời xinlỗi. Bằng môt nụcười, bằng môihôn, bằng vòngtay ôm. Bằng những gì thânthuộcnhất được bàytỏ.
Tôi yêu Ngự, một ngườicongái đã theotôi quacầu thốngkhổ, lên những dốc đắngcay, đã bằnglòng chấpnhận hết những điều xảyra trong cuộcđời. Tôi đã làmđổithay Ngự từđó, bằng những biểulộ, sựbiếndạng xuấtphát từ tìnhyêu chânthành.
Ngự, đứng giữa cuộcđời với những lựachọn, nàng đã theo tôi qua những nổitrôi. Nàng chợtdưng bỗng trởthành một ngườiđànbà kháchẳn với khoảngđời congái cũ trướcđó với nhiều mộngmị.
Nhớ Ngự. Tôi muốn về với nàng ngay tronglúcnầy, nhưng chẳnghiểusao tôi vẫncòn nằmlì trên gường, mặccho những ýnghĩ trôimau, tôi thèmnhớ Ngự như tôi đang thèmnhớ bờmôihôn nồngnàn. Nhớ những ngày hạnhphúc bìnhdị nhất mà tôi khôngcòn aoước đượcđì thêm. Một đờisống, một ngụctù mởra khi hạnhphúc tắtngấm. Hạnhphúc tồntại hoặc vụt biến với sựsống. Sựsống sẽ tànlụi vĩnhviễn khi hạnhphúc tắtnghỉ. Có cònlại chăng thì đólà những nỗikhốnkhổ, những chịuđựng trong tâmtrí đã kiệtquệ với đờisống với những cùngcực. Chiềuvàng. Hạnhphúc cũng vàng như buổichiềuvàng. Buổichiều đẹp và rựcrỡ sángrạn như nỗihạnhphúc nguynga vươngcao. Hạnhphúc là một ướclệ, giốngnhư buổichiều vàng, hiệnhữu trong tâmthức conngười, như cáiýthức về thờigian theo cáchnhìn nhẫmtính thờigian đã lầnlướt trôiqua nhưthếnào.
Tôi vẫn nằmlì rađó, tronglòng đầy những ướcmuốn và nângniu, níukéo dằnvặt không rõrệt trong ýnghĩ. Tôi đã không quayvềlại nhà như tôi đã nghĩ. Tráilại, tôi đi langthang, đi rảochân nhoàimệt như tôi đã đi suốt một buổitrưa hômnay không về. Lạthay, trong lòngtôi khôngcòn tímảymay nào giậnhờn Ngự.
Tôi dùngcơmtối với Hiện ngoài quán sinhviên. Bữaăn khôkhan và nghèonàn làm tôi ớn và làm tôi nhớ Ngự hơn. Chẳnghiểu giờnầy Ngự đang làmgì. Một nỗilolắng thoáng ngang tâmtrí tôi bằng một nỗinhớ khôngrời. Hiện vừa ăncơm, vừa nhìn tôi cườicười. Nhưng chắcchắn Hiện khônghề biết là tôi đang nghĩgì trong đầu... Cáitính bèbạn đôilúc cũng làm tôi xalạ với Hiện, nhưng không chính vìthế mà làm mấtđi giữa tìnhbạn những thânthiết gầngũi cầnthiết cho những cuộcgặpgỡ. Nhưng hiệntại thì Hiện khôngthểnào hiểuđược tôi...
Tôi imlặng nhai cơm mệtmỏi. Tôi ăn rấtít. Tôi bỏđủa ngaysauđó. Hiện ngồi bêncạnh thảnhoặc ănnhai, bìnhthường. Tôi chợt có ýtưởng ném cáichén vào khuônmặt lìlợm của nó. Cái ýtưởng kỳcục nầy chợt làm tôi bậtcười. Tôi cười thànhtiếng, mộtmình tẳnmẳn với cái ýnghĩ vuivui đó.
Ðườngphố bênngoài bắtđầu lênđèn. Xecộ qualại thưahơn. Quáncơm sinhviên ồnào tiếng xìxào nóichuyện cũng thưadần rồi vắng hẳn. Người cuốicùng trong quán chỉ cònlại tôi và Hiện.
Hiện hỏi tôi về Lượng:
-- Sao lâunay khôngthấy hắn lại nhà?
Tôi bảolà nó bận, lúcnầy Lượng đang chămchú bên mấy quyểnsách cũkỹ đóngbụi. Tao chả hiểu nó đang muốn làmgì nhưng chẳng nghe nó nói gì hết. Hiện cười.
-- Lượng muốn làm một họcgiả mựcthước đó. Tao đây giờ chánngấy sáchvở. Cái mớ chữnghĩa thuthập ở trường ngàynào đã gởi trảlại hết cho thầycô. Mấthết. Mớ kiếnthức ở họcđường khônghơn khôngkém là cái bằngcấp!
Tôi khônghiểu Hiện muốn nóigì nhưng vẫn gậtđầu tỏvẻnhư "Vâng! Tao hiểu! Tao hiểu..."
Tôi hiểu. Vâng. Tôi hiểu. Hiện muốn nóivề một đờisống quẩnquanh bên chữnghĩa và ýthức, những mâuthuẩn, những tanvỡ... cơhồ đang nẩymầm trong mỗi tưtưởng ngày càngthêm trầmtrọng. Tôi đã nghe điếctai, nhứcđầu về những vấnđề triếtlý ýthức, hiệnhữu, nhânsinh, và đờisống. Tôi giờ không muốn nghe Hiện tiếptục lảinhải hoài mấy thứ tiếng đó.
Suốt buổitối, tôi đã bị buộc phảinghe Hiện nói hoài theo luậnđiệu triếtlý quèn đó. Mệtmỏi. Chảnnản. Tôi phải cứ gậtđầu hoài. Tới mộtlúc khôngcòn chịunổi nữa tôi đã ngủgục lúcnào khônghay trong một quáncàphê.
Tôi không haybiết là tôi đã ngủthiếp đi trong baolâu. Hiện đánhthức tôi dậy, mồi cho tôi một điếuthuốc. Tôi cảmơn và cầmlấy điếuthuốc hútlấy hútđể. Bấygiờ tôi khôngcòn nghe Hiện lảinhải nữa.
Quáncàphê chúngtôi ngồi tối vắng. Câycỏ mờảo với ánhđènmàu lùmù. Chúngtôi đang ngồi trong một khoảng tốinhất của khuvườn được làm quán. Dưới tàncây rộngthấp, một vài tiađèn màu sánglelói tùmờ. Tiếng nhạc từ cuối góc quán vanglên lưngchừng trong khônggian dìudặt. Tôi ngồi imlặng trôngra ngoài quán, nhìn conđườngphố lờmờ ánhđèn không tỏ với một khốióc đặcquánh mangmang.
Ðôikính cậnthị đè nặngtrĩu trên sốngmũi tôi. Tôi cảmthấy nhoàimệt và buồnngủ ghêgớm. Bêncạnh, Hiện ngồi ngãngười dài trên ghế, hútthuốc bìnhthản. Bầutrời chợt âmu, như sắpsửa làm một cơnmưa. Tôi ngồi nghe tiếng nhạc vangvang, nhưng chẳng nhậnra là mình đang nghe gì ngoài những ýnghĩ về buổitối, và Ngự. Cạnh bàn chúngtôi ngồi, mấy gãthanhniên đang chụmđầulại vớinhau nóichuyện rìrào, thỉnhthoảng có tiếng cườikhúckhích bấtchợt vanglên.
Những điếuthuốc nốinhau qua. Trời đỗ dần vềđêm có nhiều mâyđen và giólộng. Những tàng lá laoxao dưới ánhđèn màu nhoànhạt. Quán nằn ở khoảng đường vắng và tốinhất nên có rấtít xecộ qualại. Vìthế, conđường bỗng trởnên buồnbã. Buồn như một đêm buồn trong tôi. Buồn như trong quán vắng.
Một người thanhniên bước vào quán, có dángngười caodongdõng. Một mãnh bóngtối chengang nửa mặt. Khi tôi vẫncòn chưa nhậnra là ai thì người đó tiếnđến bàn chúngtôi đang ngồi. Nụcười nở trên khuônmặt chàngta:
-- À! Thìra là Lượng...
Khônghiểu sao Lượng lùlù trướcmặt thếmà tôi lại không nhậnra. Tôi cườigượng và mời hắn hútthuốc. Tỗi hỏi sao nó biết tôi và Hiện ngồi ởđây mà tìm. Lượng nói:
-- Tôi đoán vậy thôi vì mấy anh thường đếnđây.
Tôi cười. Lượng gọi một tách càphêsữađá. Tôi cóý chờ Lượng nhắcvề Ngự ởnhà nhưng Lượng không nói gìhết ngoài những chuyệnvuvơ. Tôi imlặng nghe Hiện và Lượng tròchuyện, trongkhi lòngtôi chỉ thựcsự nônnả chỉ muốn nghetin Ngự.
Hiện và Lượng vẫncòn nóichuyện về sáchbào một hồilâu. Tôi nhậnthấy đầuóc mình rỗngtếch khi nghe Lượng nhắc về những quyểnsách mà tôi đang viết dỡdang. Hìnhnhư Lượng có phêbình gìđó nhưng tôi không đểý nghe. Hiệntại đangcó một sựviệc gì bứcrức trong tôi khóchịu. Nếu có ngay những trang bảnthảo của những quyểnsách mà tôi đang viết kia chắcchắn là tôi sẽ xénát chúng ra ngay vì tôi đang nổi cơnđiên.
Mộtlúclâusau bấtchợt Lượng nói với tôi về Uyên mà hoàntoàn không nhắcnhở gì đến Ngự hết! Tôi bựcbội quyênhẫng mất không nhớ Uyên là ai, thànhthử tôi khônghiều đang nóigì, và chợt cólúc tôi cứtưởng là Lượng đang đang nói vế L.!
Hiện nhìn tôi cười. Nụcười của Hiện lúcnầy trông dễghét vôcùng. Tôi đang nhớ Ngự. Tựái khôngchophép tôi hỏichuyện về Ngự với Lượng. Hiện, trongkhiđó, khônghề haybiết gì về chuyệngaygỗ giữa tôi và Ngự. Thựcra chuyện nhỏxíu chừngđó... Và hìnhnhư, mộtlúclâusau, thêm mộtlấnnữa Lượng nhắc về Uyên. Tôi chợt giậtmình như vừa tỉnhdậy sau một giấcmơmàng. Cái tên Uyên liênhệ níukéo tôi vềlại với thựctại, về bứcthư và chính vì láthư đó mà trưarồi đã làm tôi giận Ngự. Tôi hỏi Lượng:
-- Uyên nào?
Lượng tỏvẻ ngạcnhiên:
-- Ủa! Anh khôngbiết Uyên sao? Tôi cứngỡ anh quen côta lâurồi chứ! Chiều rồi côđó có đếntìm anh ởnhà, được chị Ngự tiếp... Tôi ngủtrưa nên không mấy biết gì về chuyện đó... Chỉ nghe chị Ngự bảo Uyên quenthân anh.
Tôi hỏi Uyên là người rasao? Ðẹpxấu? Lượng môtả hìnhdáng Uyên bằng lời nhưng tôi khôngthểnào mườntượng chora rõnét vócdáng ngườicongái ấy là nhưthếnào. Nhưng tôi tưởngtượng rađược bằng một hìnhảnh mơhồ của một khuônmặt đẹptuyệtvời. Tôi bỗngchợt bậtcười thíchthú với điều tôi tưởngtượng như chợtmới khámphára được điềumớimẻ. Tôi hỏi Lượng:
-- Uyên tìmđến tôi làmgì?
Lượng lắcđầu nói :
--Khôngbiết. Chả nghe chị Ngự nóigì hết.
Qua lời Lượng nói, tôi đoánchừng là Lượng chưa haybiếtgì về cáibiếncố đang xảyra giữ tôi và Ngự. Tôi hỏi:
-- Chiềurồi Ngự có chờ cơm tôi không?
Lượng nói:
-- Chỉ mìnhtôi ăn. Chỉ Ngự bảo chị nhứcđầu rồi bỏ đingủ. Lúc tôi rờnhà chị vẫncòn ngủ.
Tôi imlặng nhìnra đườngphố. Ðêm cólẽ khuya rồi. Xe thôi khôngcòn chạy ngoàiđường. Khuphố nhỏ đó chợtbỗng tốiám và buồn âmu. Tiếngnhạc trong quán vẫn vanglên dậpdìu. Có những cặptìnhnhân đang quấnquítnhau ở những chỗkhuất đầy bóngtối, yêunhau. Tôi đưamắtnhìn nhưng trong đầu không mang mộttí ýnghĩ gì về họ. Tôi chỉbiếtrằng, tôi đang nhớ Ngự. Ngườiđànbà trẻtuổi đang côđơn quẩnquanh đằngnhà đang thaothứcchờđợi khi vắngxa tôi.
Tôi cảmthấy thôi không còn giận Ngự và quên hết chuyện bức thư của người con gái tên Uyên xa lạ nào đó và sự tìm đến với tôi của nàng. Giờ tôi chỉcòn ýnghĩ thèm về với Ngự với một lời xin lỗi. Và sauđó, tô sẽ yêu nàng, môt ngày như mọi ngày, tôi chântìnhnhất trong tìnhyêu tôi đốivới Ngự. Chợtnhư tôi cảmthấy giữa tôi và Ngự dườngnhư là hai kẻ đang ngụplặn yêunhau như mới vừaqua một cuộchộingộ tìnhcờ.
Khi chúngtôi về thì đêm đã khuya lắm. Ðường vắng. Phầnlớn thànhphố nhànhà đã đóngkín cửa chìm vàotrong một giấcngủsay. Tôi và Lượng ghévào nhà Hiện để tôi lấy xe.
Mở côngtắckhoá, đạp nổmáy, tôi cho xe chạy đèo Lượng vềnhà. Tôi láixe chầmchậm trên đườngphố để tránh giólạnh. Tiếng máynổ êm vanglên lồnglộng giữa lòng phố tịchlặng imvắng. Và tôi hìnhdung rađược một gươngmặt dỗihờn dễthương, với nụcười khi mởcửa. Bỗngnhiên khitkhông tôi cảmthấy lòngmình dịulại, thanhthản dễchịu. Tôi sungsướng với sựtưởngtượng thôngminh của mình.
x X x
Một đoạnkết cho "Ðờsống Rất Bìnhthường" -- thư Uyên viết gởicho nhânvật "tôi" và "Ngự" :
"Uyên, Uyên, cô là ai? "
Tựnhiên tôi lại "bị" làm một nhânvật truyện hếtsức bấtngờ.
Chị Ngự, xinlỗi chị. Tôi đã quá vôtình. Hạnhphúc khôngthể cùngmộtlúc chiasẻ cho hai tráitim. Chị nhỏdại và chị lớnkhôn. Cả một quảngđường dài thămthẳm chị đi bên Ð. Tìnhyêu dàntrảira bốnphía -- bátngát -- Bồngsơn! Ðịadanh xalạ chị đã cùng Ð.. lớnkhôn va rađi từđó. Ð. -- chồngsách caongất -- chiếckínhcận nhiều vòng nặngtrịch. Chị -- môihồng máthắm -- tìnhyêu và sựghenhờn thườngtrực vâyquanh.
Tôi tìnhcờ trong mộ tròvui đến làmxáotrộn đờisống chị.
Cảmơn Ð. đã nhắcnhở và tưởngtượng tôi là một người đẹptuyệtvời.
Cảmơn cậu -- những ngàyvui đãqua. Làmsao tôi cóthể nhìn sựgiậndữ của chị Ngự ngày một bànhtrướng. Tôi -- một đứa ở miềnxa -- tìnhcờ đến và nhìnthấy chút nắnghồng trong đời cậu -- đã ghélại và đã dongchơi một thờigian dài.
Nắng tắt. Ngày hồng cũng đã tan. Ðã đếnlúc phải rũ áo rađi.
Ðừng bậntân -- cậu còncó chị Ngự chiasẻ đờisống. Còn tôi, tôi đứng xa xơrớ giữa ngãbađường mơ mộtchút hươngthơm cho đời nhỏ.
Cảmơn đã nghĩ tôi là một người thôngminh. Xinđừng quantrọnghoá vấnđề. Cứ thongdong và hạnhphúc.
"Ðờisống rất bìnhan cho cậu và Ngự -- Ðờiđời danhđức ChúaTrời caocả...
Phan-Nhã Uyên-Uyên
Vĩnhlong,
2-11-72
Khi cậu tự tin quàng cái khăn to sụ tớ đan tặng
Dù bọn con trai trong lớp đập bàn đập ghế "Trông mày… dẹo quá đi!" thì cậu vẫn chỉ đáp lại bằng một lý lẽ duy nhất "Khăn ấm cực!" vì cậu biết, ở cuối lớp, tớ đang tha hồ phổng mũi với hội con gái vì "tác phẩm nghệ thuật đầu đời" của mình được ai đó hết sức nâng niu.
SMS cho cậu:
Sẵn sàng làm những việc "ngại lắm ý!" với một cậu con trai U17 để khiến tớ vui và làm những việc ấy với sự vô tư 100% của cậu.
Con gái "hâm mộ" cậu vì những "cử chỉ dũng cảm" thân thiện ấy!
Cậu sẽ nói "Tớ không làm được" khi cậu thực-sự-không-làm-được
Mà không cần tỏ ra "Đấy là tớ đây không thèm làm thôi!" hoặc lờ tịt vấn đề ấy đi. Tớ thấy cậu thật đàng hoàng khi sẵn sàng nói "không" với những "yêu cầu" quá đáng của bạn bè, hoặc sẵn sàng đề nghị ai đó hợp tác khi cậu biết một mình cậu không thể hoàn thành tốt việc gì đó.
Cậu còn sẵn sàng để tớ - một đứa con gái dạy cậu… ném lựu đạn lúc học quân sự vì tớ ném còn cậu thì rất.. í ẹ - một việc mà không phải tên con trai nào cũng đủ dũng cảm để thú nhận đâu nhé!
SMS cho cậu:
Tớ biết, đối với một chàng trai đang lớn, tự nhận mình "yếu kém" về một khoản gì đó thật là một điều chẳng dễ dàng gì.
Nhưng cậu đã làm được điều đó để tốt hơn lên mỗi ngày, đó chẳng phải là điều mạnh mẽ nhất sao?!
Cậu không ngần ngại làm những việc (con trai tưởng) không dành cho con trai
Là lần mẹ cậu bị ốm, vừa tan học, cậu đã phóng vèo ra nhà xe vì hôm ấy mẹ nhờ cậu ghé qua chợ mang thức ăn mẹ gửi sẵn về nhà để nấu bữa trưa.
Là lần cậu hì hụi còng lưng quét lớp vào phiên trực nhật của tớ vì tớ đi học muộn do xe thủng lốp.
Là lúc tớ thấy mắt cậu đỏ hoe khi nghe tin cái Minh
lớp mình bị tai nạn.
Và tớ càng ngạc nhiên hơn khi cậu biết chạy xuống căng tin mua một cốc trà gừng nóng hổi cho thằng Quang lúc nó đau bụng. Khi cậu nháy mắt chỉ vào áo đồng phục với vẻ đầy khoái chí: "Xem này, tớ tự đơm mấy cái cúc áo này đấy!".
SMS cho cậu:
Những quan tâm và lo lắng nhỏ xíu ấy đã biến cậu thành một chàng-trai lớn trong mắt gia đình, bạn bè và… tớ, con trai ạ!
Sự dũng cảm của cậu bạn thân đơn giản là như vậy, biết để "sĩ diện cá nhân" nhường chỗ cho niềm vui của cô bạn thân, thẳng thắn với cả những nhược điểm của mình, lắng nghe và để tâm tới cả những điều tưởng như vụn vặt nhưng lại ý nghĩa… vì tất cả những điều ấy khiến những người cậu thương yêu hạnh phúc.
Cảm ơn cậu, "chàng trai dũng cảm" của tớ !
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2009 19:28:02 bởi thaisan >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu: