NHỮNG BÀI THUỐC ĐẶC BIỆT phần tiếp thái san
Cách dùng trứng gà phòng chống tăng huyết áp
Cập nhật : 30/06/2009 16:54 Nhiều người bị bệnh tăng huyết áp thường không dám ăn trứng nói chung và trứng gà nói riêng, thậm chí còn kiêng kị một cách tuyệt đối. Kỳ thực, quan niệm như vậy là chưa hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, chỉ xét riêng về phương diện y học cổ truyền, trứng vừa là thức ăn vừa là vị thuốc và nó có mặt trong khá nhiều món ăn - bài thuốc được dùng để phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tuần hoàn, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Một số ví dụ cụ thể dưới đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo và hiểu thêm về vấn đề này. Bài 1: Trai 50g, trứng gà muối 1quả, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ. Các vị rửa sạch, ninh nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ ích can thận, dưỡng tinh huyết, trừ phiền giáng hỏa, dùng cho người bị tăng huyết áp và hội chứng tiền mãn kinh. Bài 2: Côn bố 20g, ý dĩ 20g, trứng gà 2 quả, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Côn bố rửa sạch thái ngắn đem nấu với ý dĩ thành cháo; trứng tráng chín, thái sợi đổ vào nồi cháo, chế đủ gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: cường tim lợi niệu, hoạt huyết nhuyễn kiên, dùng cho người bị tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, thấp khớp cấp... Bài 3: Giun đất 5 con, trứng gà 2 quả. Ngâm giun đất trong chậu nước từ 2 - 3 ngày cho hết chất nhớt rồi mổ bụng làm sạch, thái ngắn; trứng gà đập ra bát, hoà đều cùng giun đất rồi đem tráng chín ăn trong ngày. Công dụng: bình can tức phong, định thần giáng áp, dùng cho người bị tăng huyết áp thuộc thể can phong nội động, can dương thượng cang với biểu hiện chủ yếu là hoa mắt chóng mặt, đau đầu nóng mặt. Bài 4: Cải cúc 250, lòng trắng 3 quả trứng gà. Cải cúc rửa sạch, thái ngắn nấu thành canh, khi được cho lòng trắng trứng vào quấy đều vài dạo rồi bắc ra, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: dưỡng tâm nhuận phế, kiện tỳ tiêu thực, dùng cho người bị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, ăn uống chậm tiêu. Bài 5: Thiên ma 10g, trứng gà 1 quả. Đem thiên ma sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi đập trứng gà vào khi nước thuốc đang sôi, quấy đều, ăn liên tục trong 1 tuần. Công dụng: bình can tức phong, dưỡng tâm an thần, dùng cho người bị tăng huyết áp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, trẻ em hay bị co giật do sốt cao... Bài 6: Lá dâu (tang diệp) 6g, trứng gà 1 quả. Hai thứ rửa sạch nấu chín, ăn trứng uống nước, dùng liên tục trong 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: sơ phong thanh nhiệt, mát gan sáng mắt, bổ ích khí huyết, dùng cho người bị tăng huyết áp hay đau đầu chóng mặt. Bài 7: Lá sen 1 cái, trứng gà 1 quả, đường đỏ 20g. Các vị đem nấu chín, bỏ bã lấy nước uống trong ngày, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: thăng thanh giáng trọc, thanh thử giải nhiệt, bổ ích khí huyết, dùng rất tốt cho người bị tăng huyết áp. Bài 8: Giấm chua 60g, trứng gà 1 quả. Trứng đập ra bát, đổ giấm vào quấy đều, nấu chín rồi ăn vào sáng sớm khi chưa ăn sáng, 7 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: hoạt huyết giáng áp, rất thích hợp cho người bị tăng huyết áp. Bài 9: Vừng 30g, mật ong 30g, giấm ăn 30g, trứng gà 1 quả. Vừng tán mịn trộn đều với giấm, mật ong và lòng trắng trứng, nấu chín chia làm 6 phần, mỗi ngày ăn 3 phần chia 3 lần. Công dụng: bổ can thận, nhuận ngũ tạng, tán ứ chỉ thống, chuyên dùng cho người bị tăng huyết áp. Bài 10: Tang kí sinh 15 - 30g, trứng gà 1 quả. Hai vị rửa sạch nấu kỹ, bỏ bã, ăn trứng uống nước. Công dụng: bổ ích can thận, dưỡng huyết trừ phong, an thai, dùng cho người bị tăng huyết áp, tê liệt tứ chi do di chứng trúng phong, thấp khớp thể huyết hư. Theo các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Thương hàn luận tạp bệnh, Thiên kim phương, Bản thảo tiện độc, Nhật hoa tử bản thảo..., trứng gà tính bình, vị ngọt, có công dụng tư âm dưỡng huyết, nhuận táo trừ phong. Tuy là vị thuốc bổ nhưng cổ nhân cũng khuyên nên dùng trứng ở mức độ vừa phải tùy theo thể tạng và tính chất bệnh lý, vì nếu dùng quá nhiều có thể gây nên tình trạng tích trệ, chướng mãn, đặc biệt với những người tỳ vị vốn hư yếu. Đối với những người bị tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu khi dùng các món ăn - bài thuốc nêu trên rất cần có sự theo dõi, hướng dẫn tỉ mỉ của thầy thuốc có chuyên khoa. Theo SK&ĐS Theo tintuconline Ốc hương – sản vật Bình Thuận
Cập nhật : 25/06/2009 11:07 Ốc hương (tên khoa học là Babylonia areolata) là loài nhuyễn thể chân bụng quen thuộc không chỉ với người dân miền biển mà cả với những người ở vùng xa biển, đơn giản bởi vì thịt ốc hương rất ngon. Ốc hương thuộc loại ốc xoắn, vỏ màu vàng điểm các chấm nâu, phân bố khắp các miền cận hải đáy cát pha bùn, con lớn nhất dài không quá 10cm và nặng khoảng 60g. Nhiều loại ốc khác mang tên theo hình dáng của võ ốc như: ốc tù và ốc kim khôi, ốc sọ dừa, ốc mỏ vịt, ốc gai, ốc hiểm... riêng ốc hương mang tên theo mùi của ốc tỏa ra khi được nấu chín. Đúng vậy, các loại khác khi luộc dù thêm gừng, sả mà mùi của ốc vẫn lờ lợ tanh tanh. Riêng ốc hương chỉ luộc chay mà mùi ốc hương lại bốc thơm như lá dứa, ngát như hoa ngâu, gay gay như riềng, khêu gợi sự thèm Riêng ốc hương chỉ luộc chay mà mùi ốc hương lại bốc thơm như lá dứa, ngát như hoa ngâu, gay gay như riềng, khêu gợi sự thèm mềm vừa hiền, ăn không biết ngán, ăn đến mấy cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa, dù thức ăn của loài ốc hương là mùn bã lắng đọng ở đáy biển và xác thối rữa của các loài thủy sản. Ở đáy biển, ốc hương sống rải thưa từng đôi một, nhưng khi gặp mồi thì họp đàn dày đặc bu quanh miếng mồi để rúc tỉa. Nắm được thói phàm ăn của ốc hương, ngư dân làm các vó lưới cạnh lối 1m, buộc mồi vào giữa tấm lưới và thả chìm ở các bãi ốc hương để hương để cá nóc thì dùng các loài cá xương sụn, thịt có mùi khai nồng, nội tạng phế loại của gia súc giết, mổ cũng rập được ốc hương. Kỹ thuật rập ốc hương không phải chỉ biết được vùng biển nào có nhiều ốc hương mà thôi, còn phải thông hiểu giờ giấc mà ốc hương hương đã ăn xong mồi và bò ra khỏi vó. Ốc hương rất được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Mặt hàng ốc hương xuất khẩu hiện nay ở dạng ốc sống cả vỏ rửa sạch ướp đá, hoặc luộc chín lấy thịt bỏ ruột gan và đông lạnh. Người Bình Thuận thường ăn ốc hương luộc móc thịt, chấm với muốâi ớt hoặc mắm gừng. Thịt ốc hương chín còn được thái nhỏ để trộn nộm. Cồi thịt ốc hương còn được tẩm bột chiên giòn. Các nhà hàng ăn kiểu tây kiểu tàu cầu kỳ moi cồi ốc, tẩm gia vị và rán chín, xong rồi cho vô lại vỏ ốc, món ăn này chỉ một đĩa nhỏ chừng mươi con mà giá đến 15 đôla Mỹ nhưng lại rất đắt khách gọi ăn. Dân khoái khẩu ăn ốc hương luộc rất điệu nghệ. Luộc ốc hương bằng nước lạnh, khi sôi bùng lên trong vòng 1 phút thì vớt và nhúng ngay vào nước lạnh để thịt ốc đủ mềm và săn lại. Một tay cầm ốc, một tay kéo nhẹ cồi thịt, nhẹ nhàng xoay qua xoay lại làm sao cho miếng gan ốc cũng tháot ta khỏi vỏ, nếu miếng gan bỏ sót thì thật nuối. Ăn gan ốc hương thì chăm chắp để tận hưởng vị ngọt bùi, ăn thịt ốc hương thì cắn từng miếng nhỏ và nhai thật nát, một con ốc hương nhắm vài ba hớp rượu. Ốc hương thuộc loài thụ tinh bên trong, ốc hương mẹ mang trong mình các ấu trùng ốc hương con. Thịt ốc hương mẹ trong thời kỳ này rất nhão, ăn không ngon và nhai nghe rào rào như nhai phải cát. Mùa ốc hương giao phối và đến khi đẻ con là từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch và trong thời gian này ngư dân có tập quán là không đi rập ốc hương và nếu trong tháng ấy có ốc hương bán thì không mấy ai mua ăn, nhờ vậy mà ốc hương không bị tận bắt. Tại Bình Thuận, ốc hương rải đều khắp từ biển Tuy Phong đến biển Hàm Tân. Người dân ở huyện biển nào cũng tự hào về ốc hương của vùng biển mình rất ngon và rất nhiều. Tuy nhiên, về ngon thì chưa tổ chức hội thi luộc các nồi ốc hương của các huyện miền biển để ăn và so sánh, về nhiều thì cũng chưa khảo sát, điều tra ốc hương ở từng nơi. Vì thế, nên nói chung là Bình Thuận trữ lượng rất nhiều và rất ngon. Ở các nước, ốc hương đều có tên riêng theo tiếng của mỗi nước. Còn ở các nhà hàng, các tiếp viên khi giới thiệu với khách nước ngoài về ốc hương thì bập bẹ bằng tiếng Anh là Scent shell hoặc Perfume shell thì họ vẫn hiểu và chấp nhận. Thế mới là tài cả hai, người nói và người nghe. Và ốc hương đã bổ sung cho tiếng Anh một danh từ mới. Theo Binhthuantoday Cơm rượu nếp cẩm giúp hạ huyết áp
Cập nhật : 23/06/2009 16:22 Một nghiên cứu mới đây cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ, cao huyết áp. Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men và được bán như một món ăn nhẹ hoặc được bán trong các hiệu thuốc như một loại thuốc hạ huyết áp. Các nước châu Á thường sử dụng cơm nếp cẩm để kích thích tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe. Nhiều bệnh nhân không thể uống thuốc hạ huyết áp (gọi là statin). Tác dụng phụ của thuốc gây đau và yếu cơ khiến họ vô cùng khó chịu. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên các bệnh nhân bị dị ứng với thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng nếu cơm rượu nếp cẩm có thể hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu thì có nghĩa là chúng ta có một lựa chọn khác để thay thế thuốc hạ huyết áp. Họ tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm bệnh nhân này đều tham gia vào chương trình điều trị bệnh bằng cách thay đổi lối sống. Công trình nghiên cứu cho thấy, sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm nếp cẩm. Ngoài ra, thí nghiệm gan cũng không tìm thấy điều gì bất thường ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân bị dị ứng loại thuốc này, cho dù nghiên cứu này chỉ tiến hành ở quy mô nhỏ. Theo dantri Quả chôm chôm mát bổ, dưỡng da
Cập nhật : 18/06/2009 15:13 Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường... Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả. Quả chôm chôm mọc thành chùm màu đỏ, vàng hay vàng cam, đường kính 4 - 5 cm, vỏ có nhiều lông nhọn, mềm, cong. Cùi thường dính vào vỏ hột, nhưng cũng có loại cùi không dính hột. Cùi dày, trắng, trong, hương vị ngon ngọt, hơi chua; chín trong khoảng 15 - 18 tuần lễ sau khi kết quả. Mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 - 6 dương lịch. Quả chôm chôm nhãn có kích thước trung bình, trọng lượng từ 20 - 23g, vỏ quả lúc vừa chín màu vàng, khi chín có màu vàng đỏ, trên vỏ quả có một rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy quả nom như hai nửa vỏ ráp lại, cùi dày và tróc khỏi hột rất tốt, ăn ngon, giòn, vị ngọt dịu, thơm... được người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán có khi cao gấp 3 lần các loại chôm chôm khác. Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, canxi và phot-pho. Trong 100g cùi chôm chôm chứa 38,6mg vitamin C, 30mg photpho, 22mg canxi, do đó chỉ cần ăn mấy quả chôm chôm đã đủ nhu cầu về vitamin C hàng ngày của cơ thể. Quả chôm chôm chín thường được dùng ăn tươi, rất ngon và bổ. Ngoài ra, người ta còn dùng chôm chôm đóng hộp để dự trữ hay xuất khẩu. Đồng thời còn ép cùi lấy nước làm nước giải khát... Bên cạnh đó, cùi chôm chôm còn được chị em phụ nữ dùng như một loại mỹ phẩm. Lấy cùi chôm chôm chín, nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da rất tốt và không lo bị dị ứng như dùng những loại mỹ phẩm làm bằng hóa chất. Theo Gia đình Ăn cá basa giúp phát triển não bộ...
Cập nhật : 17/06/2009 11:15 Theo nghiên cứu của Phân Viện Công Nghệ Thực Phẩm tại TP HCM, trong mỡ cá Basa VN có chứa Docosahexa Enoic Acid (DHA), là một loại acid béo rất cần cho sự phát triển não bộ của con người... Cấu trúc não của trẻ em 6 tuổi đã đạt 100% cấu trúc của người trưởng thành và có chứa 60% là acid béo không no, trong đó 40% là DHA. Cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được DHA mà phải lấy từ thức ăn bên ngoài. Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định DHA đóng góp vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, trí thông minh, phát triển não bộ và võng mạc của thai nhi. DHA giúp chuyển hoá Cholesterol thành chất dẫn xuất không gây tắc nghẽn động mạch máu, làm giảm loạn nhịp tim, giảm chứng bệnh nhồi máu cơ tim, giảm chứng đau bụng kinh ở một số phụ nữ và giảm chứng tiền sản giật ở phụ nữ. Tiền chất DHA vốn có trong đậu tương, mè, cám gạo... nhưng phải qua chuyển hoá phức tạp mới trở thành DHA. Ở trẻ sơ sinh khả năng chuyển hoá này rất kém. Trước đây, người ta đã phát hiện DHA có trong mỡ cá vùng biển sâu, ở cá hồi sọc, cá salmon, đến nay mới phát hiện có trong mỡ cá basa VN. Mỡ cá basa sau khi tinh luyện được Viện Pasteur TP HCM kiểm định với kết quả độc tính mãn là âm tính. Theo Phân Viện Công Nghệ Thực Phẩm, để phát triển trí thông minh cho trẻ em, một số Cty đã bổ sung DHA vào trong sản phẩm sữa dùng cho bà mẹ mang thai và cho trẻ em thời gian đang bú. Lượng DHA trong sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Nếu vì lý do nào đó, người mẹ phải nuôi dặm sớnm không có sữa mẹ cho con bú, đứa trẻ cần bổ sung sữa có DHA đầy đủ thì trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Đối với người lớn, người bị tim mạch, huyết áp, xơ cứng động mạch... cần ăn đủ dinh dưỡng có DHA, có thể là ăn mỗi tuần 2 lần, mỗi lần 85g cá. Trong một tương lai gần, các nhà khoa học sẽ làm giàu DHA, tiến tới tách DHA từ mỡ cá basa để dần dần không phải nhập ngoại Theo web choicungbe Cua đồng chữa bệnh
Cập nhật : 15/06/2009 16:07 Thịt cua có nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, selen... hơn thịt gà. Thịt cua đồng và cua đá có hàm lượng kẽm rất cao (322-328 mg/kg khô). Cua không những là thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Vi lượng khoáng có vai trò đặc biệt quan trọng để duy trì hoạt tính xúc tác của các enzym, hoạt hóa hệ nội tiết, hệ thần kinh trung ương và là thành phần của vitamin. Theo các nhà khoa học ở Viện Công nghệ sinh học, đồng có nhiều nhất trong cua đá (gấp 3,5 lần thịt gà) rồi đến cua biển và ghẹ hoa. Hàm lượng selen trong thịt các loài cua cao hơn 6,5 lần so với thịt gà. Các sản phẩm của cua được dùng chữa bệnh: Nước cua hạ sốt: Cua đồng 10 con cho vào chậu nước, dùng đũa quấy cho sạch hết đất bẩn, sau đó dội nước sôi khử khuẩn, bỏ vào túi vải giã lấy nước để uống. Nước cua còn được dùng tốt cho người leo núi. Chấn thương do ngã, va đập, đòn hiểm bầm tím, đau tức: Có thể sơ cứu bằng cách uống nước cua đồng tươi sống và đắp bó bã cua vào chỗ tổn thương. Cách chữa này được truyền tụng từ lâu đời, nhất là trong giới võ thuật. Canh cua đồng giải nhiệt mùa hè: Các loại canh do các bà nội trợ Việt Nam đã sáng tạo là những món canh ngon, mát, bổ, đặc biệt vào mùa hè nắng nóng (gây khô khát, ra nhiều mồ hôi, mỏi mệt, bải hoải chân tay...). Cua còn giúp giảm mập phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp (can hỏa vượng), tiểu đường. Hỗ trợ phòng chữa ung thư Ung thư vú: Mai cua sống, tươi 10 cái, dùng nồi đất sao cháy đen, nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g với rượu để lâu năm. Ngày 3 lần. Uống liên tục. Hoặc: - Cua (sống ở sông) 5 con, củ mã thầy 50 g, trứng gà 2 quả, thịt nạc 5 g, dầu ăn 5 ml, tinh bột ướt, rượu vang, tiêu, bột gia vị. Hành, gừng thái vụn lượng tùy ý. Cua hấp chín lấy thịt và gạch. Để vỏ cua vào nồi thêm nước nấu khoảng 30 phút để chờ. Thịt cua, gạch cua, thịt nạc, củ mã thầy bỏ vỏ băm vụn, đập trứng gà, tinh bột, mì chính, rượu vang, gia vị quấy nhuyễn làm nhân bánh. Đổ dầu ăn vào nồi đun nóng, vàng nhân rồi vớt ra. Cho rượu, muối, bột vào canh vỏ cua nấu sôi với thịt viên đã rán, rắc hạt tiêu để ăn nóng. - Cua 500 g, nấm hương 45 g, dầu ăn 15 ml, hạt tiêu, rượu, gia vị, tinh bột 30 g. Dùng lửa to đun nóng nồi, đổ dầu để bốc khói cho gạch thịt cua vào xào qua, thêm rượu trắng, nấm hương (đã ngâm nước muối đun sôi), cho tinh bột ướt vào đun nhỏ lửa 10 phút thêm dầu vừng, hạt tiêu. Ung thư xương: Thực phẩm dùng để giảm bớt viêm và đau nhức của bệnh ung thư xương có nhiều, trong số đó có cua, măng tây, nấm hương, mộc nhĩ..., cách chế biến tương tự như đã nói ở các phần trên. Theo SK&ĐS 10 loại rau thơm, gia vị nên trồng trong gia đình
Cập nhật : 08/06/2009 15:59 Đây là những loại rau thơm, gia vị dễ trồng, không cần nhiều đất, dễ chăm bón, vừa làm cây cảnh lại có tác dụng làm thực phẩm và có tác dụng chữa bệnh rất tốt. 1. Húng quế Húng quế (basil) là loại rau thơm rất gần gũi với mọi người, có mùi thơm quyến rũ có thể dùng làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau, đặc biệt là súp, nước dùng, rán trứng, chế biến thịt, cá, các món đặc sản… Trồng bằng hạt vào đầu mùa xuân ở những nơi có nắng hoặc có thể gieo trong nhà kính sau đó đánh trồng vào đầu hè hoặc gieo hạt trực tiếp lên đất vườn vào cuối xuân. 2. Lá thơm chives Đây là loại thảo có hoa màu đỏ tía và lá nhỏ, được người Pháp trồng nhiều, có mùi hành thơm, được người ta thái nhỏ và dùng làm gia vị hoặc trang trí đĩa rau trộn hay làm gia vị cho salát, khoai tây nghiền v.v. Đây là loại cây trồng bằng hạt sâu khoảng 12 mm vào mùa xuân hay mùa thu thành từng luống, mỗi luống cách nhau 30 cm. Khi cây phát triển, có thể tỉa bớt tạo ra những hàng nhỏ, mỗi cụm cách nhau 25 cm. 3. Rau mùi Rau mùi là loại rau thơm rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng, lá làm gia vị còn hạt nghiền nhỏ rắc lên các món ăn. Tóm lại, có thể ăn được từ gốc đến ngọn, rất có lợi cho sức khoẻ. Rau mùi được gieo bằng hạt vào đầu mùa xuân, sâu khoảng 6 mm, mỗi luống cách nhau 30 cm, khi cây lớn nếu dày có thể tỉa bớt. 4. Thì là lá to Thì là lá to (Dill) có hạt và lá hình sắc nhọn, vị hơi đắng, có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô để tạo mùi thơm cho các món cá, súp, thịt, trứng tráng hoặc khoai tây, rắc lên các món nộm để tạo thêm hương vị. Gieo bằng hạt vào đầu mùa xuân ở độ sâu khoảng 6 mm, mỗi luống cách nhau 25 cm. 5. Thì là lá nhỏ Thì là lá nhỏ (Fennel) có đặc thù gốc to, bẹ lớn, lá hình kim và có mùi thơm rất đặc trưng, dùng để tạo mùi thơm cho các món cá, súp, thịt bê, rắc lên các món nộm hoặc salát để tạo thêm hương vị. Gieo bằng hạt thành từng nhóm, mỗi nhóm 3-4 hạt vào giữa mùa xuân, sâu khoảng 6 mm, mỗi luống cách nhau 40-50 cm. 6. Cây bạc hà Bạc hà có rất nhiều tác dụng, có thể pha như chè để uống có tác dụng chữa cảm lạnh và làm gia vị cho các món ăn dạng lỏng, nước chấm, nước ép hoặc tẩm vào thịt cừu trước khi chế biến. Cây bạc hà có thể gieo trồng vào mùa xuân hoặc thu. Trồng mỗi cây con cách nhau 25-30 cm, rễ sâu khoảng 5 cm, dùng que để giữ cho cây ngay ngắn. Chú ý trước khi trồng nên gỡ bỏ túi ni lông bọc gốc cây giống ra. 7. Cây mùi tây Mùi tây (Parsley) được dùng làm gia vị trong rất nhiều món ăn khác nhau như salát, súp, thịt hầm, trứng tráng, nước sốt. Có thể ăn sống trực tiếp với các món ăn như thịt, cá hoặc làm gỏi, trộn nộm… Mùi tây được gieo trồng bằng hạt vào giữa mùa xuân để dùng vào mùa hè, giữa thu hoặc cuối năm. Trước khi gieo nên ngâm hạt vào nước qua đêm, gieo thưa để cây có đủ khoảng trống phát triển. 8. Cây xô thơm Cây xô thơm (Sage) hay còn gọi là cây ngải đắng không chỉ là rau thơm làm tăng gia vị cho thức ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt, thường được dùng ở dạng khô, làm gia vị cho các món ăn chế biến từ thịt gia súc, làm nước chấm, nước sốt, pho mát hoặc các món ăn hợp với loại rau này. Loại cây này được trồng bằng hạt vào đầu mùa xuân, sau khi cây lớn người ta có thể đánh ra trồng, mỗi cây cách nhau 30 cm để có đủ khoảng cách phát triển. 9. Cây ngải giấm Ngải giấm (Tarragon) là loại gia vị, lá có mùi thơm như hành, dùng làm salát, súp, trứng tráng, các món pho mát mềm. Rất phù hợp làm gia vị cho thịt cừu, thịt hầm, cá sốt hoặc các món nộm rau. Đặc biệt dùng làm giấm thì tuyệt hảo vì nó có mùi vị đặc trưng, thơm ngon, quyến rũ, thậm chí để 2-3 tuần vẫn còn mùi thơm. 10. Cây húng tây Cây húng tây (Thyme) là loại gia vị rất hợp để tẩm bóp thịt bò, thịt cừu, bê, dê trước khi chế biến. Ngoài ra có thể được dùng làm gia vị cho các món nộm, salát, các món cá và cũng có thể pha sắc uống như chè, rất có tác dụng cho sức khoẻ. Húng tây thường được gieo trồng bằng hạt vào giữa xuân, mỗi luống cách nhau 0,3 mét, khi cây cao 10 cm thì tỉa bớt hoặc đánh ra trồng, mỗi cây cách nhau khoảng 20 cm. Theo báo NNVN 5 “đối tượng” nên hạn chế ăn dưa hấu
Cập nhật : 05/06/2009 10:52 Dưa hấu đỏ tươi, dòn, ngọt, mát thật hấp dẫn trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, với một số nhóm người thì ăn nhiều dưa hấu lại “lợi bất cập hại”. 1. Người mắc bệnh tiểu đường Dưa hấu chứa hơn 5% đường các loại, chủ yếu là đường glucoza, đường mía, và đường fructoza. Vì thế ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Ở người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp duy trì ổn định nồng độ đường trong máu và trong nước tiểu trong khi những người mắc bệnh tiểu đường lại hoàn toàn ngược lại. Ăn nhiều dưa hấu trong một thời gian ngắn không những làm cho lượng đường trong máu tăng cao mà còn làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể (đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường nặng) gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nếu đã ăn nhiều dưa hấu thì cần giảm ăn các thực phẩm chứa nhiều cacbonhydrat như cơm, các loại mỳ… tương ứng để tránh tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng. 2. Những người mắc các bệnh về thận Thận yếu thường gây phù do chức năng bài tiết nước cũng như “thanh lọc” các chất có hại trong cơ thể suy giảm. Ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm tăng lượng nước trong cơ thể trong khi cơ thể không kịp bài tiết khiến dung lượng máu tăng lên, gây sưng phù, mệt mỏi, kiệt sức. Vì vậy, khuyến cáo những người thận yếu hoặc mắc các bệnh về thận nên ăn ít hoặc không nên ăn dưa hấu để đảm bảo sức khỏe. 3. Giai đoạn đầu mắc cảm cúm Dù là mùa đông giá rét hay mùa hè oi bức, giai đoạn đầu của cảm cúm đều chưa quá nghiêm trọng, nếu điều trị kịp thời sẽ giúp giảm được tác hại của bệnh. Dưa hấu có tính hàn nên sẽ gây phản ứng bất lợi cho sức khỏe của những người mới nhiễm cúm. 4. Những người mắc bệnh viêm, loét miệng Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét miệng là do âm suy nội nhiệt, suy hỏa thượng. Còn dưa hấu có công dụng lợi tiểu nên nếu ăn quá nhiều dưa hấu sẽ làm cho lượng nước trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài nhanh và nhiều ,gây thiếu nước ở khoang miệng làm miệng càng khô, gây âm suy, nóng trong, quá trình mắc bệnh kéo dài khó mà điều trị tận gốc. 5. Sản phụ Thể chất của sản phụ vô cùng yếu, nếu ăn nhiều dưa hấu sẽ làm tính hàn trong cơ thể tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến tính khí của sản phụ (nóng giận thất thường, vô cớ). Theo báo TT&VH Quả sấu thuốc tiêu thực, chỉ khát
Cập nhật : 04/06/2009 11:17 Cây sấu có danh pháp khoa học là Dracontomelon duperreanum thuộc họ Đào lộn hột (Anacardiaceae). Là loại cây sống lâu năm lá thường xanh, bán rụng. Sấu còn tên gọi là sấu trắng, long cóc… Cây có thể cao tới 30m. Ra hoa vào mùa xuân – hè và có quả vào mùa hè – thu. Quả được thu hái vào khoảng tháng 7 – 9 hằng năm. Quả để tươi để nấu canh hay lấy cùi thịt quả làm tương giấm hay mứt sấu, ô mai sấu, sấu dầm… Song cũng giàu dược tính nên trong Đông y có sử dụng làm thuốc trị liệu một số bệnh chứng đạt hiệu quả. Đông y cho rằng quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa..., mỗi lần uống từ 4 – 6g cùi quả. Mùa hè quả sấu thường được sử dụng nấu canh chua với thịt nạc băm hoặc thái miếng nhỏ mỏng. Hoặc khi luộc rau muống ta thường cho sấu quả xanh vào làm canh chua ăn vừa ngon miệng lại có tác dụng thanh nhiệt giải khát và kích thích làm tăng tiêu hóa. Quả sấu chín ăn làm thuốc giải khát. Quả sấu, dấm, gừng, đường, ớt dầm với nhau ăn tạo thành món ăn có tác dụng tiêu thực. Quả sấu cũng được sử dụng làm thuốc trị nhiệt miệng, giải khát, giải say rượu. Trị phong độc nổi khắp mình mẩy, mụn có, sưng lở, ngứa hoặc đau… Lá dùng nấu nước rửa chữa mụn loét hoại tử. Vỏ thân cây sấu sử dụng làm thuốc trị bỏng và tử cung xuất huyết v.v. Ở Vân Nam, Trung Quốc người ta còn sử dụng quả sấu giã ra trị ngứa lở, ăn uống không tiêu, còn vỏ rễ cây được làm thuốc trị sưng vú ở phụ nữ. Để tham khảo, xin giới thiệu một vài phương thuốc tiêu biểu được sử dụng từ cây sấu. * Phụ nữ nôn nghén: Lấy quả sấu nấu canh với cá diếc hay thịt vịt ăn cũng chóng lành. * Chữa chứng ho: Dùng 400g cùi sấu ngâm với ít muối hoặc sắc lấy nước cho chút đường đủ ngọt, uống 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc lấy hoa, quả sấu sắc với 300ml nước còn lại 100ml, chia ra 2 – 3 lần uống trong ngày. * Chữa ho cho trẻ em: Lấy hoa sấu hấp cùng mật ong cho trẻ uống ngày vài lần sẽ hiệu nghiệm. * Làm tăng cường tiêu hóa: Lấy sấu hấp với đường làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn. * Chữa say rượu, lở ngứa: Dùng 4 – 6g cùi quả sấu sắc lấy nước uống hoặc hãm với nước sôi mà uống. Theo NNVN Quả mận - Thanh nhiệt, chữa ho
Cập nhật : 28/05/2009 10:56 Ngoài giá trị ăn uống, quả mận còn là một vị thuốc tốt. Trong các sách thuốc cổ, quả mận có tên là "Lý tử", vị chua chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch, giảm ho, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, tiêu thũng... được dùng để chữa nhiều bệnh. - Dịch ép quả mận: Pha với nước đường uống có tác dụng mát, thanh nhiệt, giải nóng, nhuận tràng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt. Ngoài ra dịch này còn có tác dụng làm đẹp da, dùng dịch ép quả mận bôi lên mặt hàng ngày da mặt sẽ mịn hơn. - Ô mai mận: Quả mận được chế biến thành ô mai là một vị thuốc chữa ho, viêm họng rất hiệu nghiệm. Cách làm ô mai mận như sau: Chọn mua những quả mận vừa chín tới, rửa sạch, để ráo nước rồi ngâm với muối, cứ một lớp mận lại một lớp muối, vẩy thêm một ít nước đun sôi để nguội rồi nén hơi nặng. Sau một vài ngày đến một tuần đảo đều, có thể châm kim vào vỏ quả trước khi muối cho chóng ngấu. Sau đó ngâm mận muối vào nước ấm cho đỡ mặn. Để ráo, rồi ướp mận với nước đường, cứ 20g đường cho 1 kg mận. Rim nhỏ lửa, đảo đều cho đến khi cạn hết nước đường. Để nguội, trộn với gừng khô giã nhỏ và bột cam thảo. Ngậm chữa bệnh ngày nhiều lần, kết quả rất tốt. Ngoài quả mận, nhiều bộ phận của cây mận cũng được Đông y dùng làm thuốc như lá mận, hoa mận, vỏ rễ mận, nhân hạt mận. - Lá mận: Theo kinh nghiệm dân gian, dùng lá mận phối hợp với lá đào, lá si, lá dâm bụt, lá thài lài tía, mỗi thứ 30 - 50g, rửa sạch, giã nhỏ, sao, ngâm rượu. Dùng rượu này xoa bóp chữa đau nhức gân xương, không đi lại được có kết quả tốt. - Hoa mận: Giã nát, trộn với sữa, bôi lên mặt hàng ngày sẽ làm da mặt mịn màng, mất hoặc giảm vết rám đen, tàn nhang. - Vỏ rễ mận (chỉ lấy lớp vỏ trắng bên trong): Lấy 20g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày để chữa kiết lỵ, khí hư. Nước này đem cô đặc có thể dùng ngậm chữa đau răng. - Nhân hạt mận: Lấy từ hạt quả mận chín, bỏ hết thịt, đập vỡ vỏ hạt, lấy nhân. Nhân này vị cay, đắng, hơi ngọt có tác dụng giảm đau, nhuận táo, lợi tiểu, chữa phù thũng, táo bón. Liều dùng mỗi ngày 12g. Dạng thuốc sắc. Phụ nữ có thai không được dùng. Theo tintuconline Ngó sen chữa chảy máu
Cập nhật : 26/05/2009 11:05 Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh. Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3-5cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác. Ngó sen được dùng trong trường hợp sau: Chữa thổ huyết: Ngó sen 7 cái, cuống lá sen 7 cái dùng tươi, rửa sạch, giã nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, thêm ít mật, (đường) uống nóng làm hai lần trong ngày (Nam dược thần hiệu). Hoặc ngó sen 30g, lá trắc bá 10g, giã nát, vắt lấy nước uống. Chữa chảy máu cam: Ngó sen 30g dùng riêng hoặc phối hợp với lá hẹ (lượng bằng nhau), để tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào lỗ mũi, máu sẽ cầm ngay. Chữa ho ra máu: Ngó sen 20g, rễ bách hợp hoặc lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm hai lần trong ngày. Chữa kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoặc nước đường làm thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng. Chữa sốt xuất huyết: Ngó sen 30g, rau má 30g, mã đề 20g. Sắc uống ngày một thang. Chữa đái ra máu: Ngó sen, bồ hoàng, sơn chi tử, đạm trúc diệp, tiểu kế, mộc thông mỗi vị 12g; sinh địa 20g; hoạt thạch 16g; chích cam thảo, đương quy mỗi vị 6g. Tất cả thái nhỏ, sắc uống trong ngày. Chữa rong huyết: Ngó sen, hoàng cầm, a giao 12g, sơn chi tử 12g, địa du mỗi vị 12g; mẫu lệ, quy bản mỗi vị 20g; sinh địa 16g, địa cốt bì 10g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang. Y học cổ truyền còn dùng riêng những đốt ngó sen (tên thuốc là ngẫu tiết) với tác dụng cầm máu như ngó sen. Theo SK&ĐS Những tác dụng tuyệt vời của nấm
Cập nhật : 25/05/2009 16:17 Khả năng của nấm trong việc chống lại bệnh cúm đang được nghiên cứu tại Hoa Kỳ sau khi những phát hiện về cơ chế tự nhiên chống lại bệnh u bướu và nhiễm trùng được tìm thấy trong loại nấm rơm trắng. Nấm là thực phẩm tự nhiên, cung cấp nhiều protein, lipid, đường và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Mỗi loại nấm mang một hương vị khác nhau. Đặc biệt, thực phẩm này rất tốt cho người già, phụ nữ và trẻ em. Mới đây, những nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm của Trường Đại học Tufts được xuất bản trong Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy: Ăn nấm đồng nghĩa với việc tăng cường tổ chức miễn dịch cho cơ thể, đồng thời tăng Cytokines (là chất trung gian chủ yếu hoạt hoá miễn dịch và duy trì đáp ứng miễn dịch) và sau đó là các hooc-môn – giống như protein có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự nhiễm virus và mắc các chứng bệnh như ung bướu. Theo chuyên gia dinh dưỡng Glenn Cardwell, điểm nổi bật nhất của việc nghiên cứu về tác dụng của nấm đó là nó cho chúng ta thấy được về khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Những kết quả nghiên cứu tại phòng thí nghiệm cho thấy rằng: ăn nấm có thể làm tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại virus. Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng phát hiện ra khả năng kỳ diệu của nấm trong việc chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên những phát hiện này đang trên đường được các chuyên gia y tế kiểm tra để xác nhận. Chuyên gia dinh dưỡng Cardwell nói rằng: Hiện tại, các thực nghiệm đang hướng đến việc kiểm tra tác động của nấm ở những cấp độ khác nhau trong việc chống lại virus cảm cúm. Các nghiên cứu xem xét đến cả hai phản ứng miễn dịch và giải phóng virus. Các kết quả thu nhận được từ cuộc nghiên cứu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về cơ chế tăng cường miễn dịch tự nhiên của con người. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến việc làm sao để biến nấm từ một thức ăn tự nhiên trở thành một loại thuốc giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus cảm cúm. Vào thời điểm hiện tại khi mà cả thế giới đang dồn sự quan tâm tới sự lây lan và mức độ nguy hiểm của dịch cúm H1N1 thì càng làm nổi bật hơn sự cần thiết phải có một chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt là các thực phẩm giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Những nghiên cứu mới về tác dụng của nấm cho chúng ta thêm sự lựa chọn về một thực đơn ăn uống có tác dụng lâu dài – một giải pháp an toàn cho sức khỏe của bạn. Theo NNV văn khúc soạn.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2009 20:22:59 bởi thaisan >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: