HỌC LÀM THƠ ĐƯỜNG như THI NHÂN ĐỜI ĐƯỜNG
lá chờ rơi 04.08.2009 14:53:26 (permalink)
HỌC LÀM THƠ ĐƯỜNG như THI NHÂN ĐỜI ĐƯỜNG

Trong bài THƠ ĐƯỜNG - THẤY SAO NÓI VẬY những kỹ thuật làm thơ của các thi hào đời Đường đã được nêu ra để so sánh với dải số Kiểm Soát 1-8 2-3 4-5 6-7.
Muốn học theo những cách chơi phong phú ấy thì cũng không khó.

Tôi xin phép đề nghị một cách học khá dễ dàng như sau.

Nhắc lại phần căn bản :
những chữ thuộc thanh Bằng là những chữ không dấu và có dấu huyền
những chữ thuộc thanh Trắc là những chữ mang các dấu sắc, hỏi, ngã, nặng

Luật Bằng Trắc của các câu thơ 7 chữ là :
nhất tam ngũ bất luận :
tức các chữ thứ 1, 3 và 5 của câu thơ ra sao cũng được, Bằng hay Trắc đều được cả.
và nhì tứ lục phân minh :
chữ thứ 2 là Bằng thì chữ thứ 4 phải là Trắc và chữ thứ 6 phải là Bằng
chữ thứ 2 là Trắc thì chữ thứ 4 phải là Bằng và chữ thứ 6 phải là Trắc

câu thơ được gọi là theo luật Bằng khi chữ thứ 2 của nó là Bằng, gọi là theo luật Trắc khi chữ thứ 2 của nó là Trắc
bài thơ được gọi là theo luật Bằng khi câu thơ đầu tiên của nó ở luật Bằng
bài thơ được gọi là theo luật Trắc khi câu thơ đầu tiên của nó ở luật Trắc

thơ tứ cú có 2 phép Niêm là :
1-4 2-3, tức câu 1 có luật Bằng Trắc giống câu 4, và câu 2 có luật Bằng Trắc giống câu 3
và 1-3 2-4, tức câu 1 có luật Bằng Trắc giống câu 3, và câu 2 có luật Bằng Trắc giống câu 4.

Vậy là xong phần căn bản, mọi vấn đề khác sẽ nói sau, khi đến lúc.

Sau đây là cách thực hành ngắn gọn nhanh chóng :

Bài thơ được làm từng cặp 2 câu kế tiếp.

trước nhất là cặp câu 1 và câu 2, điều kiện riêng cho chúng như sau :
hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, câu nào trên câu nào dưới cũng đều được cả.
Chữ thứ 7 của hai câu đều phải mang vần. ví dụ :
(số là số thứ tự các câu, x là những chữ "bất luận", T là Trắc, B là Bằng, vần là vần Bằng)

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần

kế đến là cặp câu 3 và 4, điều kiện riêng cho chúng như sau :
hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, câu nào trên câu nào dưới cũng đều được cả.
Hai câu này phải đối nhau.
Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. ví dụ :

3 x T x B x T T
4 x B x T x B vần

kế đến là cặp câu 5 và 6, điều kiện riêng cho chúng như sau (giống như các câu 3 và 4) :
hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, câu nào trên câu nào dưới cũng đều được cả.
Hai câu này phải đối nhau.
Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. ví dụ :


5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần

sau hết là cặp câu 7 và 8, điều kiện riêng cho chúng như sau :
hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc, câu nào trên câu nào dưới cũng đều được cả.
Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần. ví dụ :


7 x T x B x T T
8 x B x T x B vần

Bài thơ theo ví dụ trên ráp lại sẽ có phần Niêm Luật như thế này :

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần
3 x T x B x T T
4 x B x T x B vần
5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần
7 x T x B x T T
8 x B x T x B vần

Và sẽ giống với bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc) của Lý Bạch.
Các câu từ số 5 đến số 8 của bài bát cú được coi là một bài tứ cú thứ nhì nên dùng cách ghi thông dụng của thơ tứ cú là 1-4 2-3 hoặc 1-3 2-4 để dễ nhận ra sự thay đổi.
Còn như dùng số thứ tự các câu của bài bát cú, thì nhóm Niêm Luật trên đây phải ghi là (1-3 2-4 Trắc, 5-7 6-8 Trắc)

Các biến cách khi đảo ngược phần Luật của từng cặp :

nếu đảo hai câu 1 và 2 ta sẽ có :
(phần tô màu đậm là phần bị đảo Luật)

2 x B x T x B vần
1 x T x B x T vần
3 x T x B x T T
4 x B x T x B vần
5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần
7 x T x B x T T
8 x B x T x B vần

một bài thơ trúng vào phép Niêm trên 1-4 2-3 Bằng, dưới 1-3 2-4 Trắc đúng nguyên tắc phép chơi của thi nhân đời Đường.

Nếu không đảo hai câu 1, 2, mà đảo 3 và 4 về phần luật, (chữ vần phải giữ ở cuối câu thứ 4) thì vẫn có :

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần
4 x B x T x B T
3 x T x B x T vần
5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần
7 x T x B x T T
8 x B x T x B vần

một bài thơ trúng vào phép Niêm trên 1-4 2-3 Trắc, dưới 1-3 2-4 Trắc tương tự như bài ĐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du

Nếu không đảo 1, 2, 3, 4 mà đảo 5 và 6 về phần luật, (chữ vần phải giữ ở cuối câu thứ 6) thì có :

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần
3 x T x B x T T
4 x B x T x B vần
6 x B x T x B T
5 x T x B x T vần
7 x T x B x T T
8 x B x T x B vần

một bài thơ trúng vào phép Niêm trên 1-3 2-4 Trắc, dưới 1-4 2-3 Bằng như bài TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ của Cao Thích.

Nếu không đảo các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 mà đảo 7 và 8 về phần luật, (chữ vần phải giữ ở cuối câu thứ 8) thì có :

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần
3 x T x B x T T
4 x B x T x B vần
5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần
8 x B x T x B T
7 x T x B x T vần

một bài thơ trúng vào phép Niêm trên 1-3 2-4 Trắc, dưới 1-4 2-3 Trắc như bài KHỔ THÂN THẦY ĐỒ.

Nếu chỉ đảo phần luật của hai cặp 3, 4 và 7, 8 thì có :

1 x T x B x T vần
2 x B x T x B vần
4 x B x T x B T
3 x T x B x T vần
5 x T x B x T T
6 x B x T x B vần
8 x B x T x B T
7 x T x B x T vần

một bài thơ trúng vào phép Niêm 1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Trắc, giống như bài KHÚC GIANG ÐỐI TỬU
của Đỗ Phủ và được dải số KS chấp nhận.

Tóm lại cách làm thơ Đường từng cặp với 1 câu theo luật Bằng 1 câu theo luật Trắc như chỉ dẫn trên, thì bất luận là thứ tự Bằng Trắc của các câu trong từng cặp ra sao, cũng đều không bao giờ bị sai Niêm, vì sẽ luôn trúng vào các cách chơi phóng khoáng của thi nhân đời Đường. Và cách chơi của thi nhân đời Đường thì bao gồm luôn những cách chơi của dải số KS, nên trong số những tác phẩm hình thành sẽ luôn có các bài thơ được dải số KS 1-8 2-3 4-5 6-7 chấp nhận.
Người đã quen chơi với cách làm thơ theo dải số KS, có thể sẽ thấy thoải mái hơn với cách làm thơ này, vì chỉ cần săn sóc từng hai câu một.

Chúc các bạn vui.
Thân mến.

Lá chờ rơi 04/08/09
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.08.2009 16:22:06 bởi lá chờ rơi >
#1
    Tứ Trụ 04.08.2009 16:05:01 (permalink)
    Kính Gởi Bác lá, Tu Tru xin bài này in ra để học.. Kính mong Bác xem thơ Tu Tru và phê bình giúp. Tu Trụ chân thành biết ơn Bác lắm. Kính Chúc Bác Thân Tâm Luôn An Lạc

    Tu Tru
    ------

    Chân thành cảm ơn Bác Lá thật nhiều.. Tu Tru đã dò đọc kỷ theo sự hướng dẩn của Bác.. Thấy có con đường mở không phải khó khăn gò bó quá trong "Con Chữ" phải tìm kiếm gói tròn quá chặt chẽ khó thở và đau đầu.

    Bác đã cho kẻ hậu học một lối mở thật thoáng, cảm ơn Bác nhiều lắm. Kính Bác Tu Trụ
    ----------

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2009 15:38:08 bởi Tứ Trụ >
    #2
      lá chờ rơi 04.08.2009 22:04:23 (permalink)
      Chào bạn Tứ Trụ,

      Vì bận sửa phần trình bày 2 bài vừa post lên nên chậm trả lời bạn.
      Bạn đang hăng say, đó là 1 điểm tốt căn bản.
      Thơ của bạn dồi dào ý nghĩa là thêm 1 điểm tốt quan trọng. Vì cái cốt yếu của thơ là điều mình muốn tỏ bày. Bởi thế nên « ý nghĩa » là phần chánh, luật lệ chỉ là phần phụ. Phải ráng giữ cho câu thơ luôn đậm đà ý nghĩa. Thơ mà không hiểu được thì sao biết là hay ? Niêm Luật cứ học từ từ trong sự bảo toàn ý nghĩa. Đến lúc có được Niêm Luật vững vàng mà câu thơ vẫn nồng nàn ý nghĩa thì đó là sự thành công tốt đẹp.
      Thân ái chào bạn.

      LCR
      #3
        Tứ Trụ 07.08.2009 21:54:19 (permalink)
        Xin Chân Thành Cảm Ơn Bác Lá.. Mytutru  Kính Bác


        Trở Mình
         

        Từ thuở khai thiên... đến tận giờ
        Non xanh nước biếc chẳng thờ ơ
        Trái đất vần xoay cơn nước lửa
        Gió mây ấp ủ bóng sương mờ
        Giữa chốn nhân sinh đầy cảnh lạ
        Mấy ai vượt thác đón thời cơ
        Kẽ đá nảy mầm sanh gỗ quý
        Sinh tình đối cảnh dậy hồn thơ.
        Mytutru_6.8.2009

        Bác Lá Ơi Tu Tru thấy Bác ra đề hay quá nên làm bài nay.. Nhưng bị xem là sai.. Bài này làm theo luật bác cho đó
        Kính Bác.. Tu Tru

        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2009 15:38:41 bởi Tứ Trụ >
        #4
          lá chờ rơi 13.08.2009 08:33:51 (permalink)

          Trích đoạn: Tứ Trụ

          Xin Chân Thành Cảm Ơn Bác Lá.. Mytutru  Kính Bác


          Trở Mình
           

          Từ thuở khai thiên... đến tận giờ
          Non xanh nước biếc chẳng thờ ơ
          Trái đất vần xoay cơn nước lửa
          Gió mây ấp ủ bóng sương mờ
          Giữa chốn nhân sinh đầy cảnh lạ
          Mấy ai vượt thác đón thời cơ
          Kẽ đá nảy mầm sanh gỗ quý
          Sinh tình đối cảnh dậy hồn thơ.
          Mytutru_6.8.2009

          Bác Lá Ơi Tu Tru thấy Bác ra đề hay quá nên làm bài nay.. Nhưng bị xem là sai.. Bài này làm theo luật bác cho đó
          Kính Bác.. Tu Tru




          Chào bạn Tứ Trụ,

          Phép chơi của thi nhân đời Đường nói gọn như sau :
          Tám câu của bài bát cú là 2 bài tứ cú hoàn toàn tự do theo Niêm và Luật của thơ tứ cú.(tức là 2 bài tứ cú có thể giống Niêm nhau hoặc khác Niêm nhau, với hai cách Niêm : 1-4 2-3 và 1-3 2-4 ; giống Luật nhau hoặc khác Luật nhau, với hai thể Luật : Bằng và Trắc).
          Bài thơ Trở Mình của bạn đúng Niêm đúng Luật (theo phép chơi của thi nhân đời Đường) nhưng thiếu « đối ». Và có lẽ vì tập trung sự cố gắng chạy theo Niêm Luật nên bài thơ kém sút về ý nghĩa.
          Hai cặp đối tuy khó nhưng lại là nơi cho thi nhân nhiều cơ hội thi thố tài năng. Vì có rất nhiều cách viết cho có cặp đối đẹp. Ví dụ như dùng điệp tự. Điệp tự có thể nằm bất cứ nơi nào nên rất là đa dạng như :

          Thà không trời đất không chi cả
          Còn non sông lẽ nào. Phan Sào Nam

          Nay còn chị chị anh anh đó
          Mai đã ông ông mụ mụ rồi. Nguyễn Thượng Hiền

          Gần ước tiện nơi xa cũng ước
          Sớm trông gặp hội muộn càng trông. Nguyễn Trọng Trí

          Cứ tiếp tục chơi đều thì các năng khiếu sẽ phát triễn.
          Chúc bạn luôn gặp vui với thơ Đường.
          Thân mến. LCR

          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9