Nghề y tá tại Hoa Kỳ
HongYen 20.05.2005 02:52:59 (permalink)
Nghề y tá tại Hoa Kỳ

18-May-2005


AP

Hoa Kỳ đã cử hành tuần lễ dành để biểu dương ngành y tá. Khẩu hiểu được đề ra cho năm nay là “Nhiều vai trò trong một nghề”. Tuy nhiên, vai trò chăm sóc cho bệnh nhân tại giường bệnh, một trong những vai trò quan trọng nhất của người y tá Hoa Kỳ hiện nay có thể gặp khó khăn vì tìm không ra người.

Thống kê của Hiệp Hội Các Bệnh Viện Hoa Kỳ cho thấy khoảng 126 ngàn việc làm trong ngành y tá vẫn còn để trống, nhiều bệnh viện phải thay thế bằng những người làm theo kiểu bán thời gian hoặc làm thêm giờ phụ trội. Hiệp Hội Các Bệnh Viện Hoa Kỳ còn dự báo là từ giờ đến năm 2010, tình trạng thiếu hụt y tá sẽ càng trầm trọng hơn, khi thế hệ y tá bây giờ đến tuổi nghỉ hưu. Thông Tín Viên Nancy Beardsley tường trình thêm:

Bà Jean Chaisson nhận bằng cấp về y tá vào năm 1980. Trong 10 năm kế tiếp, bà thấy phấn khởi trước những dấu hiệu có thay đổi trong nghề, qua đó các y tá sẽ được học thêm và được cung cấp nhiều phương tiện hơn. Nhưng sau đó thì xu hướng này có vẻ đảo ngược. Các hãng bảo hiểm và các bệnh viện đưa ra các biện pháp để giảm chi phí, mà kết quả là số y tá đã bị giảm bớt, và thời gian nằm viện của bệnh nhân cũng bị giảm bớt. Bà Chaisson kể lại:

Thay vì chỉ chăm sóc khoảng 2 bệnh nhân đã ổn định và ở trong giai đoạn hồi sức, thì chúng tôi giống như gặp tai họa. Người ta đặt ra những màn đánh giá, lượng định tình hình đủ kiểu. Thay vì lẽ ra phải để cho người y tá chăm sóc cho ít bệnh nhân hơn, thì người ta lại yêu cầu y tá lo cho nhiều bệnh nhân hơn.

Quá chán nản trước công việc, bà Chaisson sau đó đã từ giã nghề y tá để qua sang nghề chăm sóc cho bệnh nhân tại nhà hoặc tại các nhà dành cho những người đang ở giai đoạn chót của những chứng bệnh ngặt nghèo và sắp từ giã cuộc sống.

Các câu chuyện giống như câu chuyện của bà Chaisson đã tạo cảm hứng cho cuốn sách của bà Suzanne Gordon, một nhà báo kiêm giáo sư phụ giảng tại trường đào tạo y tá ở San Francisco, thuộc hệ thống các trường đại học bang California. Trong cuốn sách tựa đề “Nghề Y Tá Trước Những Khó Khăn”, tác giả Gordon đã cảnh báo rằng các trường đào tạo y tá không cung ứng đủ nhu cầu, còn y tá có kinh nghiệm thì đổi sang làm chỗ khác hoặc bỏ nghề luôn, những người còn lại thì đối mặt với những căng thẳng và kiệt sức.Tác giả Gordon cho biết tiếp:

Các y tá ngày nay làm việc nhiều giờ hơn. Trên thực tế dớ giấc làm việc 8 tiếng một ngày như xưa không còn nữa. Trong một tài liệu nghiên cứu mới loan tải trên tạp chí về Y Học “Health Affairs" người ta nhận thấy có nhiều y tá làm 12, 13, 14 tiếng một ngày. Một số khác lại được yêu cầu ở lại thêm khi ca của họ chấm dứt, việc mà các nhà thương hay gọi là giờ phụ trội bắt buộc. Đồng lương của họ lại đứng nguyên tại cho, không tăng, và họ cũng tự cảm thấy không thể chăm soc chu đáo được cho bệnh nhân.

Đối với phụ nữ, khi nói đến cơ hội thăng tiến thì điều đó có nghĩa là trong quá khứ những người có thể trở thành y tá, thì nay chọn để trở thành bác sĩ. Tác giả Gordon nói rằng làm bác sĩ thì kiếm được nhiều tiền, còn làm y tá thì không được sự kính trọng mà họ xứng đáng được hưởng từ các bác sĩ hoặc từ quần chúng. Bà kể ra bộ phim có tựa là Meet the Parents (Gặp bố mẹ vợ) là một ví dụ cho thấy báo chí suy nghĩ sai lệch như thế nào về nghề y tá. Trong bộ phim này, nam diễn viên Ben Stiller thủ vai y tá tên Greg, với những người có thể trở thành bà con bên vợ trong tương lai, có một cặp vợ chồng bác sĩ.

Mẩu đối thoại này cho thấy là bên nhà vợ tương lai của ï anh Greg coi thường cái nghề y tá của anh.

Khi đề cập đến đoạn phim này, tác giả Gordon nói:

Cách duy nhất để vị hôn thê của anh Greg chứng minh cho bố mẹ cô và cặp vợ chồng bác sĩ bà con này biết nghề y tá của Greg không phải tầm thường, là nói rằng anh ta cũng phải đậu kỳ thi của Hội đồng y khoa và phải được điểm cao.

Ngoài ra, tác giả Gordon còn nói rằng trong thực tế, y tá giữ vai trò tối ư quan trọng trong việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy nếu ta có nhiều y tá với trình độ cao chăm sóc cho bệnh nhân thì sẽ giảm bớt được những rủi ro như nhiễm trùng đường tiểu, té ngã, viêm phổi, đông máu, đau đớn do phải nằm liệt giường. Nếu y tá không có đủ trình độ để ý thấy rằng nhiệt độ của một bệnh nhân tăng lên có phải là do vết thương nhiễm trùng hay không, thì bệnh sẽ trở nặng hơn, và chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên.

Trong những năm trước đây, các bệnh viện Hoa Kỳ đã tuyển mộ y tá từ Philippines hoặc các quốc gia khác. Tuy nhiên, hành động này lại làm cho các quốc gia đó bị thiếu hụt y tá.

Ông James Bentley, Đệ nhất Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Các Bệnh Viện Hoa Kỳ nói rằng chuyện tuyển mộ này đã giảm bớt kể từ khi xảy ra vụ khủng bố 11 tháng 9. Các quy định mới về cấp phát visa đã khiến cho các y tá nước ngoài nhập cảnh Hoa Kỳ khó hơn. Tuy nhiên, vẫn theo ông Bentley, cách đây 3 năm có một đề nghị để giải quyết chuyện thiếu hụt này.

Chúng ta cần phải thay đổi quan hệ làm việc giữa tổ chức và y tá, để khuyến khích sự tham gia tích cực hơn. Chúng ta cần mở rộng thành phần y tá được tuyển mộ bằng cách tuyển thêm phái nam, tuyển thêm thành phần thiểu số. Các bệnh viện phải hợp tác với các trường trung học, cao đẳng và đại học để động viên giớ trẻ tham gia nghành y tá.

Ông Bentley còn nói rằng các nỗ lực này đã tỏ dấu hiệu thành công. Có lẽ cũng cần cải tổ luật lệ để cải tiện điều kiện làm việc cho y tá. Tác giả Gordon nhắc đến nhiều biện pháp đang được đề nghị.

Nhiều tiểu bang và Quốc Hội đang có những nỗ lực để buộc phải có tỷ lệ bao nhiêu bệnh nhân thì bấy nhiêu y tá, chấm dứt tình trạng buộc y tá phải làm thêm giờ phụ trội. Tôi nghĩ là quần chúng ủng hộ các nỗ lực này. Nếu chúng ta muốn có người để chăm sóc chúng ta trong khi chúng ta bệnh, thì chúng ta phải nghĩ đến chuyện đó trong lúc chúng ta còn khỏe mạnh.

Mặc dù nghề y tá vẫn còn những vấn đề, tác giả Gordon cho rằng nghề này vẫn là một nghề cao quí, giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và cứu được mạng sống. Thách đố còn lại là cung cấp cho y tá những phương tiện mà họ cần, để có thể tận dụng tài năng của họ, và tận dụng những gì họ đã học hỏi.

http://www.voanews.com/vietnamese/2005-05-18-voa13.cfm
#1
    HongYen 20.05.2005 03:15:49 (permalink)
    PS.

    Trước đây Y tá phải mặc đồng phục maù trắng. Sau nầy những bệnh nhân thấy maù trắng là có cảm giác trong nhà thuơng và bệnh hoạn hay có thành kiến vì lẻ dó nên maù aó dược chuyển đổi màu sắc...

    Tưởng cũng nên nhắc sơ qua về tên gọi: y công, phụ y tá, y tá ( học 1 nàm, 2 năm, 4 năm, và 6 năm). Lương y công và phụ y tá coi như gần nhau. Y công thì như bao nhiêu người lao công khác lau chiù quét dọn; trong phòng bệnh nhân chỉ lo vệ sinh trên sàn nhà. Phụ y tá lo vệ sinh bệnh nhân, giường bệnh, trên bàn của bệnh nhân...đo huyết áp. Y tá giữ phần thuốc men, nhưng ít khi chích thuốc vì đã có y tá chuyên ngành.

    Y tá 1 năm, 2 năm học trường Cao Đẳng. Y tá 4 năm tốt nghiệp trường Đại Học, tương đương kỹ sư; vô ngành yêu cầu (‘TOEFL’ stands for Test Of English as a Foreign Language) TOEFL 560 tuỳ theo dân tộc....Không phải kỳ thị mà vì dân tộc đã hoà được vaò cuộc sống chính ở Mỹ...

    Có điều cần noí thêm có vài luật sư hay kỷ sư naò khác ở Mỹ, vì lẻ vì đó học laị ngành y tá, cũng phảỉ học từ đầu vì chuyên ngành hoàn toàn khác....Tự ý chọn ngành, chọn trường không có chế độ thi tuyển, tuy nhiên có quyền hỏi ý cuả nhửng cố vần nhà trường về môn mình học...

    Theo thống kê có 10.000 y tá Phi Luật Tân taị Mỹ. Và con sồ cũng 10.000 Bác Sĩ Y Khoa Ấn Độ taị Mỹ. Có nguồn tin nói rằng thiếu y tá và cần Y tá Việt Nam với lương US$40/hour và mỗi tuần làm 36-40 hours. Cần xem lại vì y tá tốt nghiệp đaị học ra trường với lương bắt đầu từ $20-25/h.

    chúc vui với nghề y tá.
    #2
      HongYen 31.05.2005 02:01:40 (permalink)
      Thứ Sáu, 27/05/2005, 19:24 (GMT+7)

      Học ngành y tá tại Pháp


      TTO - Em đã tốt nghiệp cấp 3, nhưng lại là hệ bổ túc. Bây giờ em muốn học ngành y tá tại Pháp. Không biết bằng bổ túc có được công nhận tại Pháp không ạ? Và ngành học y tá đó học mấy năm, có thi đầu vào hay không? Hay là chỉ xét tuyển? (Tran Thi Thu Trang, davidtrang110703@y.c)

      - Trả lời của chị Đoàn Thái Hà, văn phòng giáo dục Pháp (Edufrance)

      Bằng tú tài hệ bổ túc hay chính quy không quan trọng, điều quan trọng là học lực của em như thế nào? Để có thể thi đầu vào kì thi tuyển vào các trường Y tá (Institut de Formation en soins infirmiers – IFSI), em cần học khá giỏi các môn khối tự nhiên, cần theo dõi các thông tin thường xuyên về y tế.

      Khi thi vấn đáp, em cần chứng tỏ là em thật sự có đủ sự tự tin, năng động và kiên nhẫn theo đuổi ngành y tá. Và tất nhiên trình độ tiếng Pháp phải thật tốt để có thể giao tiếp với đồng nghiệp, bác sỹ, bệnh nhân. Mỗi trường sẽ tổ chức kì thi tuyển chọn riêng. Vì vậy em có thể đăng kí dự thi nhiều trường khác nhau.

      Chương trình kéo dài 3 năm, thời gian thực tập chiếm 50% tổng số thời gian đào tạo. Tỷ lệ tuyển đầu vào cũng khá chọn lọc, khoảng 30 - 45%. Vì vậy, em cần phải cố gắng rất nhiều.

      TTO

      http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=78990&ChannelID=205
      #3
        HongYen 31.05.2005 02:14:24 (permalink)

        Post #: 2


        Nhắc lại y tá ở Mỹ gần như không có thi tuyển (cũng như những ngành khác); chỉ đủ điều kiện là được ghi tên học và đóng học phí.

        1. Đủ diều kiện đây là kiến thức học về Anh ngữ, có bắt buộc hầu như ba môn chánh là: Nutrition, Chemical, and Anatomy & Physiology...

        ***Kiến thức Anh ngữ có chăm chế cho mỗi dân tộc không nói tiếng Anh. Người Việt hiện nay không còn ưu tiên đó nữa từ 4, 5 năm nay rồi...Y như trong nước ưu tiên tuyển sinh cho người vùng cao.

        ***Anatomy & Physiology các bạn tạm đọc trong tựa bài Thân Thể người ta (chí là một phần trong 12 phần cuả sách đó)

        2. Học phí cùng học một chương trình, nhưng giá cả khác nhau; như điạ phương, có quốc tịch, lợi tức cuả gia đình, và du học....

        Chúc quý bạn có khái niệm về cách nhận vaò một ngành nghề.
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9