Hậu Số đỏ (Sửa và bổ sung)
Trần Huy Phụng 12.08.2009 15:30:54 (permalink)
Hậu Số Đỏ
     Hồi 1 : Con nhà tông
 Kể từ ngày Xuân Tóc Đỏ đè nghiến bà chủ nhà Phó Đoan ra bắt đền vì không làm hại được đời con gái của Tuyết, kết quả là bà ta mang bầu đến nay đã được 4 tháng. Sau buổi tiệc mừng ngày chiến bại trận đấu quần vợt với cầu thủ Xiêm La , Bà Phó Đoan tiễn khách ra về nhưng giữ Xuân Tóc Đỏ ở lại.
            Khi chỉ còn 2 người, Xuân đang ngồi lim dim trên đi văng thì bà Phó Đoan sấn lại ngồi lên đùi Xuân, cầm tay nó đặt lên bụng mình :
-           Cậu xem này ! giờ làm sao đây ? Em bắt đền đấy !
-           Biết rồi , đang vắt óc ra đây !!!
Bà Phó Đoan vít đầu nó ép chặt giữa hai bầu vú núng nính của mình :
-           Chuyện đó nghĩ sau, bây giờ hãy đền em đã !!!
. . . . .
Chờ Bà Phó Đoan mặc xong quần áo, Xuân thủng thẳng nói :
-           Quê mợ ở làng Đào Tràng, tỉnh Bắc Giang cách Phủ Lạng Thương hơn 10 cây số  phải không ? Mai tôi đi Phủ Lạng Thương. Trước tôi đã ở đấy mấy năm rồi. Tôi sẽ tìm thuê cho mợ 1 cái nhà tươm tất ở đấy chờ sinh nở xong rồi về.
-           Thế còn Cậu Phước con giời thì ai trông ? Nói với mọi người khác thế nào ?
-           Mợ đưa cả nó đi. Thuê một đứa vú khác trông nó. Thuê thêm 1 đứa nữa cơm nước cho mợ. Còn mấy đứa ở nhà này cứ cho chúng ở đây chúng trông nhà. Còn với mọi người thì mợ bảo mợ đi du lịch ở Đà Lạt, vài tháng sau lại nói đi nơi khác, sang Ba Lê chẳng hạn…
-           Thế còn cậu ?
-           Thỉnh thoảng tôi qua đây trông nhà, vài tháng tôi lên thăm mợ một lần.
-           Ứ ừ , lâu thế thì ai mà chịu được.
-           Thế mỗi tháng 1 lần.
-           Em chả, chiều thứ`bảy cậu lên, sáng thứ hai cậu về
-           Thì thế vậy. Thôi tôi đi đây.
Thế là để khỏi ảnh hưởng đến cái tiết hạnh khả phong của mình, bà đã bí mật đẻ chui tại quê nhà . Ngày bà mới sinh, hãy còn nằm trong Nhà Hộ sinh thị xã, Xuân Tóc Đỏ vào thăm, ngắm nhìn thằng bé da ngăm, trán cao, môi mỏng, chẳng biết có giống mình không, nhưng bộ tóc xoăn tít khiến nó bực bội.
-           Này mợ, tóc nó giống tóc thằng Jean ở phủ Thống sứ quá.
Bà Phó Đoan giật mình, nhưng nhanh trí :
-           Tại cái hôm đầu tiên cậu bắt đền em, mồm cậu cứ nhay nhay vú em, còn tóc cậu quét mãi vào mắt vào mũi em y như cái thằng tây đen đè em xuống bãi cỏ cái ngày em mới ra tỉnh . Khiếp, cả hai cứ hùng hục như trâu ấy !!! Thế cậu đặt tên nó là gì.?
-           Là Hạ, là Hạ đi, bố là Xuân, con là Hạ , Nguyễn văn Hạ.
-           Bao giờ thì cậu đưa em về Hà Nội, còn thằng bé này làm thế nào ?
-           Nhà con vú em ở ngay làng này. Chồng nó là nhân viên bẻ ghi ở ga Phủ Lạng Thương. mỗi tuần về nhà 1 lần. Nó có 3 con, đứa bé mới 8 tháng, tôi định gửi thằng Hạ cho nó nuôi, mỗi tháng cho nó 2 đồng, hàng tháng mình lên thăm con đưa tiền một thể.
-           Có 2 đồng liệu nó có nghe không ?
-           Nghe chứ, lương thằng chồng mỗi tháng chỉ hơn 1 đồng, lương thư ký cũng chỉ 2 đồng là cùng.!
            Và thế là cứ cuối tháng Xuân lại lên Phủ Lạng Thương 1 lần, vừa trả tiền vừa thăm con. Cũng có lần cả Xuân và Bà Phó Đoan cùng đi mang theo ít quần áo mới cho nó. Tiếng là thăm con, nhưng cả hai chẳng hề quan tâm xem nó gày béo thế nào, mỗi lần lên chỉ nán lại không quá nửa tiếng lại đi ngay. Từ năm thứ hai trở đi, 3 tháng nó mới lên thăm con một lần, và tiền công cũng đưa trước 3 tháng.
Đến năm 1943, thằng Hạ đã được 8 tuổi, nó làm được khối việc cho nhà chủ, kể cả rửa bát, quét nhà. Càng lớn trông nó càng khôi ngô, lém lỉnh., nó mang cái gen mồm mép kiểu "cao đơn hoàn tán" của bố và cái thói trai lơ kiểu "me tây" của mẹ.
Chiến tranh thế giới đã hơn ba năm. tình hình chính trị càng ngày càng lắm chuyện. Nhật sang kéo theo máy bay đồng minh đến ném bom. Hà Nội bắt đầu tối om vì các ngọn đèn đường bị bọc kín bằng sắt tây, chỉ hở một lỗ tí tẹo cho người đi đường khỏi bước hụt xuống rãnh, nhà nhà đào tăng xê, nhiều gia đình chạy loạn vào Hà Đông vì theo hiệp định gì đó, Hà đông là vùng đất phi chiến sự, quân Nhật không đóng ở đó.
Đầu năm 1944 cả Xuân và bà Phó Đoan lên Phủ Lạng Thương Vừa bước xuống tàu thì gặp chồng người vú em đang ở đó. Hai bên chưa kịp chào hỏi thì  máy bay đồng minh đến bỏ 6 quả bom vào ga. Mảnh bom đã đưa cả hai sang thế giới bên kia. Xác hai người vì không có ai đến nhận, chồng người vú chỉ khai là người nuôi con thuê đã 6 năm nay nên nhà chức trách chôn ở nghĩa trang thị xã. Thằng Hạ cũng được đưa lên thị xã để biết mộ của bố mẹ nó.
Kể từ đó trở đi vợ chồng người vú em nuôi báo cô nó và coi nó như đứa ở. Rồi mất mùa, đói kém, chỉ vài tháng sau nó bỏ nhà ra tỉnh sống cùng bợn trèo me trèo sấu. Từ đó bọn bạn gọi nó là Hạ Tóc Xoăn. Cuối năm 1944 cả bọn kéo nhau về Hà Nội và không hiểu bằng cách nào chúng sống sót qua nạn đói Ất Dậu.
     Hồi 2 : Đổi đời
Tháng 3 năm 1945 nạn đói ở Hànội có vẻ như lặng đi. Nếu như trước đây sáng nào mỗi phố cũng có ít nhất vài ba xác nằm còng queo trên vỉa hè và những chiếc xe bò chở hàng chục xác người chết đói do tù nhân kéo, có lính khố xanh áp tải đi ra ngoại thành, thì nay hiếm hoi lắm mới gặp, mà chiếc xe nào nhiều lắm cũng chỉ 3, 4 xác, còn phần nhiều chỉ 1. Điều đó không có nghĩa là hết đói mà vì những người nông dân nghèo đói phải ra Hà nội đã chết gần hết rồi. Bọn thằng Hạ ăn xin cũng như kiếm việc vặt cũng thấy đỡ vất vả hơn. Thế rồi, một đêm đang ngủ dưới gầm cầu bọn chúng choàng dạy vì những tiếng súng vang rền khắp nơi. Cả bọn nép sát vào chân cầu chỗ tối nhất. Thỉnh thoảng lại 1 đoàn cam nhông Nhật chạy qua. Mãi gần sáng, có 3 bóng người từ phía chợ Bắc qua đi ra. Đến chân cầu họ dừng lại. Một người nói:
            Bọn Nhật đã đảo chính Pháp rồi, các đồng chí quay về cơ sở nắm tình hình và ổn định tổ chức. Tôi về căn cứ xin chỉ thị rồi lên ngay
            Thì ra là thế. Đối với bọn thằng Hạ, vẫn bữa đói bữa no. Ít hôm sau có thêm 1 thằng bé nữa nhập bọn.  Ban ngày thì chúng tản ra, mỗi đứa đi 1 nơi kiếm ăn. Tối đến chúng tụ tập nhau ở gầm cầu, chung nhau những thức ăn xin được lúc ban ngày, đứa nhiều, đứa ít, cùng nhau ăn bữa tối. Thằng bé mới nhập bọn ở vùng quê lên, tên là Sửu. Nó biết khá nhiều chuyện, chuyện Việt Minh đưa dân nghèo đi phá kho thóc của Nhật chia nhau. Bọn Nhật kéo đến đông thì họ chạy. Nếu ít thì họ quây lại, cướp súng. Mà bọn Nhật hồi này cũng biết điều, nộp súng thì được yên ổn trở về, chống lại thì chết mất xác. Rồi tin Việt Minh đã cướp chính quyền ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên….
            Thế rồi một buổi sáng ngày 17 tháng 8, thằng Hạ  đến gần nhà Hát lớn thấy hàng vạn người tụ tập ồn ào rồi có tiếng hô Việt Nam độc lập muôn năm., cả đám đông quanh nó hô theo vang dội. Nó cũng gào lên “muôn năm”, rồi theo cả đoàn người đi về phía Phủ Khâm sai. Và có người ôm một ôm cờ đỏ sao vàng phát cho đoàn người. Nó cũng được một cái. Đến lúc này nó mới hiểu rằng nó đang tham gia đoàn biểu tình đi dành chính quyền, giành độc lập, tự do cho đất nước.. Tối hôm đó về đến gầm cầu nó thấy bọn bạn nó đứa nào cũng có cờ đỏ sao vàng. Thằng Sửu tuyên bố các làng xung quanh Hà nội đã cướp chính quyền rồi, giờ đến lượt Hà nội, chính quyền mới là của dân nghèo chúng ta. Chúng ta sắp đổi đời rồi, quân Giải phóng sắp về đến nơi rồi. Tao sẽ xin vào quân Giải phóng…
Tin đó làm cả bọn nhao nhao lên. Đứa nào cũng muốn vào Giải phóng. Thằng Sửu còn kể rất nhiều chuyện ở Chiến khu, chuyện các chiến sĩ giải phóng quân, chuyện anh Kim Đồng… chuyện nào cũng mới lạ, hấp dẫn…
Sáng 19 tháng 8 cả bọn kéo nhau đến Nhà Hát lớn. Trên Quảng trường đã có hàng chục vạn người từ các nơi đổ về, họ đứng theo từng khối rất trật tự . Ngay trước thềm nhà Hát lớn là lá cờ đỏ sao vàng rất lớn che gần kín tiền sảnh Hơn 10 giờ có 1 chú  bước ra tự giới thiệu là Đại diện Việt Minh tuyên bố Tổng khởi nghĩa. Thế là cả rừng người hô to Việt Nam độc lập muôn năm !  và kéo nhau đến thẳng Phủ Khâm sai. Bọn lính bảo vệ phủ ngoan ngoãn trao vũ khí và lực lượng Việt Minh đã làm chủ khu vực này
 : Cách mạng đã làm nức lòng toàn dân, đặc biệt cảm hóa rất nhanh những trẻ bụi đời trong đó có cả Hạ.
            Sau cả ngày cầm cờ đi khắp Hà Nội, theo hết đoàn này đến đoàn khác, tối đến nó dừng chân ở cổng trại Vệ quốc đoàn. Có 1 anh bộ đội tên là Tâm đã đưa nó vào trại. Thấy thằng bé không nhà, không cửa, lại ăn nói lưu loát và có vẻ tinh nhanh, các anh thương tình cho nó ăn và ngủ . Chỉ ít hôm sau nó được cả đơn vị thương yêu. Nó làm tất cả mọi việc ai nhờ đến nó., từ quét nhà, rửa chén bát soong nồi giúp anh nuôi, chạy ra phố mua hộ các anh cái này cái khác.. Nó trở thành 1 thành viên không biên chế của đơn vị. Suốt ngày hết anh này đến anh khác : Hạ ơi ra khiêng giúp anh cái bàn này… Hạ ơi mưa rồi, ra cất quần áo cho anh với…  Anh Tâm vốn nghiện thuốc lào. Một hôm thuốc hết, tiền lại không còn, anh cứ bần thần bứt rứt. Biết vậy nó chạy ra quán nước đầu phố gặp một bác công nhân đang ngồi uống nước, nó hỏi xin bác cục thuốc lào vì  thủ trưởng của nó bị đứt tay ra nhiều máu quá.  Bác công nhân vội mua ngay cả gói cho nó mang về, nó bảo chỉ xin 1 cục nhưng bác bảo cứ cầm cả mang về vì bác không nghiện
Từ lúc sống ở đơn vị này bất kỳ lúc nào rảnh, các anh lại dạy nó học. Mà thằng bé cũng sáng dạ, cả đơn vị có hơn 40 anh thì cả 40 anh đều là thày của nó. Từ lúc 1 chữ bẻ đôi không biết, chỉ hơn 1 tháng nó đã bập bẹ đánh vần từ thông bào, biểu ngữ trên đường phố  đến những bài trên báo Cứu Quốc.
 Cuộc kháng chiến nổ ra nó trở thành một chú liên lạc của đơn vị và theo các anh lên Việt Bắc, vào khu V. Đến năm 1950 nó chính thức trở thành anh bộ đội. Lúc này nó đã có trình độ tương đương tiểu học về một số môn.
            Nhờ cần cù chịu khó, lại lanh lợi và thuộc thành phần dân nghèo thành thị nên chẳng mấy chốc nó đã trở thành tiểu đội phó và chỉ chở kết nạp Đảng là trở thành tiểu đội trưởng.
Giữa lúc đó nó bị thương trong trận máy bay ném bom đúng vào xóm đơn vị nó đang đóng quân. Sau 6 tháng điều trị, tuy không bị cưa chân nhưng đi tập tễnh, nó được giải ngũ và đưa về huyện làm cán bộ phòng Giáo dục. Tại đây nó đã lấy vợ là con gái của một cán bộ của Bộ Giáo dục  mà gia đình ông này tản cư ở đó.
Hồi 3 : Vẹn cả đôi đường.
 : Hòa bình lập lại trên miền Bắc, đến năm 1957 nó trở thành Trưởng phòng Giáo dục Huyện. Bây giờ thì có nhiều người nhờ vả nó. Trước hết là ông chủ nhà mà nó đã ở nhờ khi còn tản cư.  Ông nhờ nó giúp cho con ông tên là Mãnh tốt nghiệp cấp I.  Ông cán bộ Ủy ban huyện cũng nhờ như vậy, rồi hàng chục trường hợp nhờ vả khác mà người nhờ thuộc đủ mọi thành phần từ Trưởng phòng Nông nghiệp, cán bộ thu mua, Phó phòng bưu điện v.v…còn các qúy tử thì óc đặc như cán mai, một tuần trốn học đi chơi ba bốn buổi.  Vợ nó đã cảnh báo liệu mà làm kẻo rối thiên hạ họ kiện cho thì mất chức như chơi. Nhưng cái khó nó ló cái khôn, nó chợt nghĩ ra một mánh không tiền khoáng hậu  Dựa vào phong trào thi đua nó đã mở một hội nghị gọi là Hội nghị “Thi đua dạy tốt, học tốt” mà các thành viên tham dự từ Hiệu trưởng đến giáo viên các cấp do nó quản lý. Tại Hội nghị này nó phát động thi đua và đề ra những chỉ tiêu cụ thể căn cứ vào số học sinh tiền tiến, số học sinh lên lớp hoặc số học sinh tốt nghiệp mà công nhận là giáo viên dạy giỏi, lớp tiền tiến, trường tiền tiến.
            Kết quả của Hội nghị  thật là quá sức mong đợi. Cuối năm học đó trường nào cũng đạt trên 90% tốt nghiệp, lớp nào cũng chỉ vài ba phần trăm lưu ban và cũng đã có vài ba lớp không có học sinh lưu ban. Những lớp này ngay tức khắc được tuyên dương toàn huyện.
            Quả thật cái phong trào này làm cho “cả làng đều vui”, lãnh đạo huyện nở mày nở mặt, lãnh đạo tỉnh ngay tức khắc về thăm hỏi, động viên và hô hào cả tỉnh học tập, nó được rất nhiều người biết mặt, biết tên. Từ đó khắp nơi ùn ùn kéo về “học tập kinh nghiệm”. Cái chỉ tiêu thi đua kiểu “phần trăm” đó nhanh chóng lan ra toàn quốc. Thậm chí trong một số  trường Đại học cũng đánh giá giáo viên theo kiểu “phần trăm” đó.  Cũng có những ông bố, bà mẹ hơi băn khoăn “ quái thằng bé nhà mình là học sinh xuất sắc mà hỏi nó 7 cộng 3 là bao nhiêu mà nó cứ ngắc ngứ mãi, lật vở nó ra xem thấy bài tập toán nào cũng đúng cả, toàn điểm 9, điểm 10.!”. Cuối cùng các vị cũng chép miệng cho qua vì “chắc chắn nó không phải lưu ban, thế là tốt rồi” .
Cuối năm 1958 nó được Ty Giáo dục điều về làm trưởng phòng quản lý khối các trường Phổ thông và đến năm 1965 là Phó Trưởng Ty.
 Dưới quyền nó bây giờ có 2 nhân vật được nó tin cậy, một tên là Trực, người địa phương, tốt nghiệp Trung cấp sư phạm từ năm 1956, về công tác tại phòng và sau 4 năm được giới thiệu đi học hàm thụ  Đại học Sư phạm Toán . Người thứ hai chính là Mãnh, con ông chủ nhà mà nó ở nhờ hồi tản cư, cậu này đã được nó bảo lãnh cho lên cấp II đã nói ở trên. Còn sau đó nhờ phong trào thi đua cứ lên lớp đều đều. Rồi không hiểu bằng cách nào Mãnh chẳng những có bằng Đại học lại có cả bằng Thạc sĩ Nông nghiệp. Mãnh vốn công tác ở Hà nội rồi năm 1965 không hiểu sao người ta điều nó về Ty Giáo dục này. Nó về đúng lúc  Hạ được đề bạt làm Phó Trưởng ty. Vớ được người quen biết cũ, lại là Thạc sĩ nên Hạ đã yêu cầu bố trí Mãnh làm cố vấn cho nó.  Lúc này phong trào thi đua đã đi vào chiều sâu. Giáo viên nào có nhiều học sinh kém thì đừng hòng lên lương. Huyện nào có trường nhiều học sinh lưu ban hay tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn 90% thì lãnh đạo Huyện cảm thấy mình bị xúc phạm.
Hồi 4 : Quân sư và quân sư quạt mo
Hai người cố vấn cho Hạ, mà anh em trong Ty gọi là 2 quân sư, có 2 tính cách khác nhau, 2 trình độ khác nhau
Trực tuy chỉ có bằng Đại học nhưng là cộng tác viên của báo Toán học tuổi trẻ, Những bài viết của Trực có chất lượng, được độc giả đánh giá cao, nhiều giáo viên sử dụng để bổ sung cho bài giảng của mình thêm sinh động, đặc biệt những bài phê phán những thiếu sót, non yếu trong sách giáo khoa.Trong căn phòng tập thể 2 người, góc của Trực có hẳn 1 giá sách tự làm bằng tre, dày đặc những sách tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Nga và có hẳn 2 ngăn chứa đày các loại phổ biến khoa học , loại “Tủ sách 2 tốt” về các chuyên đề Toán, lý, hóa, sinh, thiên văn..v.v. . Trực sẵn sàng cho mọi người trong phòng mượn xem chỉ có  yêu cầu là xem xong phải trả ngay và không được viết gì ở trong. Trực thường phê phán những người tốt nghiệp Đại học mà trong nhà không có nổi quyển sách nào ra hồn là :Trí thức nhà quê”, “Trì thức nửa mùa”.tức “Trí thức dỏm”.Trong các cuộc họp, Trực rất ít nói, nhưng hễ nói là đốp chát, lý lẽ sắc sảo, khó mà bắt bẻ được..
Ngay từ năm 1959, vốn tính xốc vác, Hạ hay vi hành đến các Trường, lúc đó chưa có Mãnh, chỉ có Trực nên đi đâu Hạ cũng kéo cố vấn Trực của mình đi theo. Lần đó Hạnh và Trực đến 1 trường cấp II gặp đúng lúc nhà trường đang xét vớt tốt nghiệp. Trường có 3 lớp 7, tổng số học sinh của 3 lớp này là 114 em, trong đó có tới 26 em điểm dưới trung bình. Trường đang cố tìm cách sao cho vớt ít nhất phải được 15 em. Khốn nỗi nếu chỉ căn cứ vào điểm mà chiếu cố thì chỉ được không quá 5 em. Đồng chí Hiệu trưởng đưa ra 1 sáng kiến : không chỉ căn cứ vào điểm mà còn phải chiếu cố đến thành phần xuất thân. Thế là đồng chí phụ trách tổ chức ôm cặp hồ sơ đến. Sau 1 hồi tra cứu chỉ đưa ra được 5 đối tượng. và hội nghị biểu quyết vớt cả 5 đối tượng này.. Hạ cũng đồng tình và trịnh trọng khen các đồng chí có lập trường giai cấp rõ ràng.  Trực mượn bảng điểm xem điểm của 5 em đó. Nó phát hiện ra cả 5 em này môn thi nào cũng chỉ 1 điểm, chỉ duy nhất có 1 em được 1 điểm 2. Thế là nó phát biểu  : “Tôi không tán thành vớt cả 5 em này. Điểm quá kém chứng tỏ việc giáo dục các em chưa đạt yêu cầu, phải đào tạo lại nghĩa là cho lưu ban. Lập trường giai cấp đúng đắn nhất là nếu các em đã từng lưu ban 1 hoặc hai năm rồi thì hãy chiếu cố cho lưu ban thêm năm nữa. Còn cho tốt nghiệp như thế này đồng nghĩa với việc chúng ta lừa dối nhân dân vì đã trao cho nhân dân sản phẩm quá kém về chất lượng, đồng thời làm hại ngay chính các em đó”. Hạ điếng người vì cú sốc đó.
Sự cố này chỉ một thời gian ngắn là cả phòng đều biết. Đợt xếp lương mới năm 1960 lẽ ra phải có cả Trực vì đã có danh sách gửi lên từ trước nhưng không rõ vì sao lại không có. Sự cố này là đề tài bàn tán không phải chỉ trong phòng mà lan rộng cả Ty. Và 1 lần, trong nhà ăn tập thể, có một anh chàng đã vỗ vai Trực phán một câu xanh rờn :
“Này, đừng buồn nữa, mỗi người chỉ có mỗi một cái mồm, nếu muốn ăn thì đừng nói, nếu thích nói thì đừng có ăn”
Câu nói này đến tai Hạ. Nó rất buồn vì sự cố này không phải do nó gây ra. Nó vốn là con người ưa dĩ hòa vi quý. Thế rồi ngay trong năm đó nó cạy cục xin bằng được cho Trực xuất học Hàm thụ Đại học. Nó tuyên bố với mọi người rằng nó rất qúy Trực vì Trực là 1 cán bộ rất có năng lực nên cần phải đào tạo nâng cao trình độ để giúp nó hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Quả nhiên mọi việc rồi cũng lắng xuống, nhưng cái câu mỗi người chỉ có một cái mồm vô tình đã trở thành một câu châm ngôn, chả thế mà có cậu nói một câu châm ngôn của Pháp “Il faut tourner la langue sept fois, à non, quatorze fois, avant de parler !!!”. ( hãy đảo lưỡi bảy lần, à không, mười bốn lần, trước khi nói) và khuyên mọi người hãy lấy đó làm cách xử thế của mình..
Khi Hạ trở thành Phó trưởng ty nó có thêm một quân sư nữa là Mạnh. Mạnh là con người khéo ăn, khéo nói, đối với mọi người nó tỏ ra rất khiêm tốn. Mặc dù bằng cấp của nó là cao nhất trong Ty nhưng không bao giờ nó tỏ ra khoe khoang 1 cách lộ liễu như những ông Thạc sĩ khác. Đối với Thủ trưởng mới này, lại là ân nhân cũ của nó, nó tỏ ra rất kính trọng, luôn luôn thưa gửi, và bao giờ cũng đoán được đúng ý của thủ trưởng, mặc dù thủ trưởng không hề hở ra một câu nào.  Bởi thế Hạ rất ưng ý. Còn gì xung xướng hơn khi có một thuộc hạ luôn luôn làm mình vừa ý.. Có 1 lần vị trưởng ty bị nhồi máu cơ tim phải vào bệnh viện. Hai thày trò vào thăm. Ông trưởng ty này đã gần lục tuần, lại bị bệnh hiểm nghèo nên trông người mệt mỏi đờ đẫn, nói năng thều thào đứt quãng.. Hạ ân cần thăm hỏi và cũng không quên báo cáo vắn tắt tình hình cơ quan, những việc mình đã giải quyết khi vắng mặt trưởng ty, đồng thời xin ý kiến xem việc giải quyết ấy có phải sửa lại gì không. Chăm chú quan sát và xem thái độ của thủ trưởng lúc thưa gửi, Mãnh chờ đến khi về đến cơ quan, trong phòng làm việc của Hạ, Mãnh mời nhẹ nhàng :
- Thưa anh, xem tình hình này thì còn lâu Thủ trưởng mới được xuất viện, mà chưa biết chừng xuất viện rồi chỉ ít lâu là thủ trưởng về hưu thôi. Rất có thể cấp trên sẽ đưa anh lên thay…
- Cậu đừng có nghĩ bậy. Cậu không biết lãnh đạo bây giờ phải vừa hồng vừa chuyên à ? Tớ chưa có bằng tốt nghiệp cấp I thì lên làm sao được. Được như bây giờ là quá lắm rồi, chính tớ cũng không tin là mình lại có thể làm phó ty đấy.
- Ôi, cái chính là năng lực khi làm việc. Anh đề xuất được bao nhiêu sáng kiến lẫy lừng, cấp trên luôn luôn nêu tên anh trong các hội nghị, thậm chí không ít lần báo đài còn ca ngợi anh nữa. Còn chuyện “ vừa hồng vừa chuyên “ thì chỉ cần cái bằng là đủ. Thủ trưởng để em lo.
Ngay sáng hôm sau nó mang đến cho Hạ tấm bằng tốt nghiệp cấp III bổ túc văn hóa, kèm theo sơ lược lý lịch, đơn xin học hàm thụ Đại học và bảo thủ trưởng ký tên vào. Hạ vừa xem vừa suy nghĩ thì Mãnh đã đặt bút vào tay Hạ :
- Anh ký để em mang đi nộp cho kịp, chỉ còn non 1 tuần nữa là hết hạn nộp đơn.
- Nhưng muốn vào học thì phải thi, tớ biết gì đâu mà thi với cử ?
- Thì thủ trưởng cứ để em lo mà..
Thế rồi , mải mê công việc nó cũng quên đi. Hai tháng sau ông Trưởng ty xuất viện, hàng ngày ông đến ty vào buổi sáng. Hạ báo cáo những việc đã làm, đề xuất những việc sẽ làm và xin ý kiến. Thấy Hạ chăm chỉ lại rất cẩn thận nên ông rất yên tâm. Rồi một hôm Mãnh đưa cho Hạ giấy triệu tập đi học của trường Đại học Nông nghiệp. Hạ trợn tròn mắt :
- Không được, tớ đi làm sao được !
- Em biết Thủ trưởng không thể đi học được, nhưng thủ trưởng cứ đi chơi đâu đó đúng 1 tháng rồi về. Tờ giấy này coi như dùng để báo cáo trong cơ quan. Khi thủ trưởng đi vắng, em ở nhà sẽ làm thay thủ trưởng dưới sự chỉ đạo của bác trưởng ty. Thủ trưởng yên tâm, có gì rắc rối em sẽ đích thân đi tìm thủ trưởng.
- Nhưng còn việc tớ không có mặt ở trường thì tính sao đây ?
- Cái người đã thi hộ thủ trưởng thì bây giờ học hộ thủ trưởng. Em đã bảo để em lo trọn gói mà. Thủ trưởng yên tâm đi. Việc này chỉ có thủ trưởng, em và người học hộ biết mà thôi, cả cái trường ấy không ai biết đâu.
Rồi đến năm 1970, như trong mơ,  Hạ đã có bằng Đại học, Nó tròn xoe mắt nhìn thằng Mãnh, Thật là hết nói nổi. Đúng là thằng Ma Mãnh. Cho đến tận sau này khi đã nghỉ hưu nghĩ lại nó vẫn còn bàng hoàng, vì thực tình kể từ lúc cầm cái bằng trong tay nó rất sợ, không muốn bất kỳ ai nhắc đến bằng của nó, kể cả khi mới có, mọi người chúc mừng và đề nghị nó khao nhưng nó từ chối quyết liệt với lý do lãnh đạo cả ty giáo dục mà bây giờ mới có trình độ đại học là điều đáng xấu hổ còn khoe khoang nỗi gì. Với thái độ ấy mọi người lại càng cảm phục, và coi như một đức tính khiêm tốn đáng nêu gương.
 
Hết hồi 4
 Trần Huy Phụng
Sửa, bổ sung và viết lại 4 hồi
08-2009
#1
    Ct.Ly 23.09.2009 05:34:50 (permalink)
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9