Kỹ Thuật Chụp Ảnh
Chân Phương 19.08.2009 10:41:12 (permalink)
Như đã hứa với Lá và Mars, CP lôi bài này về đây để ACE cùng đọc và tham khảo:

http://digital-photography-school.com/100-things-ive-learned-about-photography

Tác giả Martin Gommel (không biết có phải con cháu của đại tướng Đức Quốc Xã, nổi tiếng nơi chiến trường Bắc Phi?) người Đức còn trẻ và mới cầm máy ảnh không lâu lắm.
Nhưng những quan sát và ghi nhận của Martin rất chính xác và đáng học hỏi!
(Bản thân đã học và làm việc chung với một số bạn Nam-Nữ người Đức. CP nể vì tinh thần học tập và làm việc nghiêm chỉnh của họ!)

Ngoài ra, theo link (bài viết & dịch của Darren), cũng có nhiều tài liệu đáng đọc...

Đã chuẩn bị tắm rửa rồi đi khò... Nhưng phải vào đây... trả nợ!

Thân,
Chân Phương.
#1
    HÀN PHONG 19.08.2009 10:59:16 (permalink)
    Cảm ơn anh Chân Phương. Còn nhiều bài viết của anh trước giờ nếu lúc nào rảnh anh gom lại một chỗ để mọi người dễ dọc luôn anh nhé. Kẻo để lâu quá thất lạc hết thì tiếc quá. Chúc anh nhiều sức khoẻ để đàn em có điều kiện học hỏi.
    Hàn Phong
    #2
      CuuLong 20.08.2009 15:36:07 (permalink)
      Anh chan phuong cho Cuu long hỏi một chút, anh có thể cho biet kinh nghiệm chụp ảnh động ( ong, chim...) với khỏang cách gần( ko thể để vô cực đuợc) với ống kính tele đuợc không? Cuu long toan chụp an may, chu khong biết cụ thể chụp thế nào cho tốt nhất. Cám ơn anh.
      #3
        Chân Phương 21.08.2009 08:23:06 (permalink)


        Trích đoạn: CuuLong

        Anh chan phuong cho Cuu long hỏi một chút, anh có thể cho biet kinh nghiệm chụp ảnh động ( ong, chim...) với khỏang cách gần( ko thể để vô cực đuợc) với ống kính tele đuợc không? Cuu long toan chụp an may, chu khong biết cụ thể chụp thế nào cho tốt nhất. Cám ơn anh.

        Chào bạn CL,

        Bạn đang hỏi về hai loại chủ đề khác nhau:
        1/ Muốn chụp ong, bướm đang chuyển động; chúng ta cần đến gần để được hình ảnh có độ phóng đại được lớn. Do đó chúng ta cần các ống kính hỗ trợ như filters close-up và ống kính normal (tiêu cự khoảng 45-60mm), hoặc cần ống kính chuyên dùng macro (Nikon gọi là Micro) trong khoảng 55-105mm.
        Vì chụp ảnh với close-up và macro lenses, chúng ta phải đến thật gần chủ đề (ong, bướm) do đó cần chọn khẩu độ nhỏ để được nét sâu. Với vật di động liên tục, chúng ta cũng cần ánh sáng tốt để được tốc độ cao hầu bắt kịp với chuyển động của côn trùng. Có được đèn flashlight chuyên dùng là nhất (rất mắc tiền). CP không dùng đèn mắc tiền thì tăng ISO lên cao để đạt được tốc độ mong muốn.
        Với các loại côn trùng, chúng ta không nên dùng ống kính tele vì DoF sẽ rất cạn!
        2/ Với chim cò, khó nhất là sao đến gần mà không làm chúng bị hoảng sợ. Do đó, chụp bằng ống lính tele là cần thiết. Về ánh sáng, cũng như đối với côn trùng di động, CP thường tăng ISO lên đến 500 hoặc 1000 là chuyện thường tình.

        Quan trọng nhất đối với chụp ảnh di động là phải quen thuộc với máy của mình. Biết làm chủ hoàn toàn nó, biết mình cần gì và cần phải làm gì. Tất cả các điều đó chỉ để đạt mục đích là làm sao chụp hình được thật mau khi đứng trước subject/s của mình.

        Vài lời gõ vội, chúc bạn CL may mắn và chụp được nhiều ảnh đẹp.

        Chân Phương.

        #4
          Lá Chanh 26.08.2009 04:55:58 (permalink)


          Nghe Chín hỏi anh CP về chụp chim, Lá cũng có ít kinh nghiệm về chụp chim, nên muốn chia sẽ với Chín và các bạn. (mà quên hoài, hôm này mới ...nhớ chưa viết) hơn nữa Lá chụp chim cũng chưa đep, một phần tại máy móc và lens chưa đủ đô, một phần tại Lá chụp chưa giỏi  Nhưng cũng có kinh nghiệm sơ sơ....


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/F407CFBFB8204C169782C56DB6BE4B72.jpg[/image] 
           
           

              Dụng cụ thì nên có:

          1.      Máy nên có mode “continuous shooting” vì sự chuyển động của chim nhanh,để có nhiều cơ hội chụp bắt được những action đẹp của chim.

          2.      Máy cũng nên có mode “AutoFocus Servo” bắt nét và bám theo chuyển động của chim.

          3.      Ống kính có tiêu cự (focal length) từ 200mm trở lên. Ống kính telephoto (zoom lens) rất thuận lợi cho khoảng cách chụp, nhưng ống kính một tiêu cự ( fast lens) bắt nét nhanh và rõ. Chú ý nên tránh 2 điểm ngoài biên của ống kính zoom vì hình thường bị biến dạng ít nhiều. Thí dụ với ống kính 100-400mm nên tránh chụp ở tiêu cự 100mm hoặc 400mm. (Lá thì chưa có ống kính tele nên chụp chim thấy xa xa nhỏ xíu, về nhà cắt crop lại...thường hình hổng được thật rõ nét nhưng chưa có tiền mua...đành đợi LT ” rì viu” cái ống nào vừa rẻ rẻ vừa tốt... cho SP biết )

          4.      Nếu có hệ thống chống rung( Image Stabilizer ) thì tốt, bởi hệ thống này giúp khử bớt độ rung của máy khi phải cầm tay để chụp.

          5.      Có chân chống (Tripod và monopod)  thì tốt nhưng tuỳ theo điều kiện sử dụng ( Lá thường cầm tay vì dễ xoay máy  lên xuống rượt theo đường chim bay một cách dễ dàng hơn....và....và.. cũng dễ bị mờ hơn!)


          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/5564BA242FBC4E48A23775CF4569B9C1.jpg[/image]
           
           

          Bây giờ thì mình phải chụp làm sao? Chụp với tốc độ nào cho trúng? 

             Thường thì Lá chụp với S mode, Dùng AutoFocus Servo để bắt nét theo chuyển động của chim, và chỉnh máy Continuous Shooting để hy vọng không chụp bắt hụt những cảnh action như bắt cá, cãi lộn hay kissing....v..v

             Nếu cầm máy bằng tay (Hand-Held), nên chú ý:
                a/.Tùy theo tốc độ chim bay mà chỉnh S nhanh hơn hay chậm hơn. Với tốc độ chim bói cá ...Lá thường để tốc độ khoảng 1/ 800

                b/. Tiêu cự ống kính càng lớn, tốc độ máy càng phải cao hơn để tránh bị rung.  Tốc độ chụp phải bằng hoặc lớn hơn 1/f, với f là tiêu cự của ống kính. Thí dụ: nếu ống kính có tiêu cự là 400mm thì tốc độ tương ứng là 1/400. Tuy nhiên, đối với máy không phải là Full Frame, thì công thức tính tốc độ này sẽ còn phụ thuộc vào “crop factor” của Image Area máy. Chẳng hạn nếu máy có crop factor =1.3X, thì tiêu cự thực tế với ống 400mm sẽ là 400 x 1.3 hay 520mm, do vậy tốc độ máy sẽ là 1/520

            Hôm nào nắng đẹp Lá chụp M mode, chỉ vì Lá muốn có khoảng F8, F11 cho có thêm độ rõ hơn,  tốc độ để từ1/ 600 – 1/1000 (tuỳ Lá muốn chọn bắt cứng cánh bay hay bắt cánh bay mền hơn mà thay đổi tốc độ) nhưng Lá phải để Auto ISO vì ánh sáng thay đổi, và cũng có thể chụp ở A mode thay vì S, nếu muốn kiểm soát được độ rõ hay mờ ở hậu cảnh (DOF) Lá ít chụp mode A  trong thể loại chụp chim này, vì khi mình để tốc độ nhanh, chắc chắn ống kính sẽ mở lớn rồi, nên ít phải lo vụ xoá hậu cảnh.

            Nên tìm hiểu về đặc tính và thói quen của loại chim theo từng mùa như: di trú, cách tìm mồi, tổ, ấp trứng, mớm mồi, …. Đến giờ thường xuất hiện của chúng trong ngày để khi “ra quân” được hiệu quả hơn. Thủy triều lên xuống cũng ảnh hưởng đến sự xuất hiện của chúng .




           Và điều quan trọng nhất là đừng hấp tấp khi chụp! Hít thở thật sâu rồi để máy lên mắt và chờ đợi.



          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/C852B3F3884F46AF8DEC3641179FDB33.jpg[/image]

             Chúc các bạn có những tấm hình chụp chim cò đep.... đừng quên post lên cho Lá được ngắm nghía.
           
           

           
           
           
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.08.2009 05:33:42 bởi Lá Chanh >
          Attached Image(s)
          #5
            CuuLong 09.09.2009 15:18:32 (permalink)
            Cám ơn anh CP và lá đã trả lời rõ ràng và tỷ mỷ. Ở đây CL chỉ muốn biết cụ thể về chụp ong ( hoặc chim) với ống tele 70-300mm có macro trong khỏang cách mà không thể chỉnh độ nét truớc. Vì ong luon chuyển động và tốc độ cánh quạt rất nhanh nên mọi thao tác để chỉnh thông số đều phải đặt truớc. Nhưng lấy nét thì cả Auto lẫn Manuell đều không kịp. Vậy không biết nên làm sao để "bắt" đuợc nó một cách "ngon" nhất?
              Cuu long cũng hỏi thêm một câu nữa, nếu ai biết chỉ dùm. Cuu long thường chụp tranh của các viện bảo tàng nhưng chất lượng thì ko đuợc tốt lắm. Thường thì chỉ đạt đc 20% thôi. Đã thử qua các chế độ tự động hoặc chỉnh tay, với đèn lẫn ko đèn nhưng cũng cứ lúc đc lúc ko. Có lẽ họ làm bảo vệ chống chụp ảnh hay sao đó? Vậy ai có kinh nghiệm thì chỉ dùm với. Rất cám ơn.
            #6
              Lá Chanh 10.09.2009 00:21:45 (permalink)
               Chín ơi!
                 Có cái tele 70-300 là "ngon" rùi, chụp cũng ác chiến luôn, nếu được cái 400mm thì "ngon" hơn nữa...Lá chỉ có cái 55-200mm. Như Lá có nói ở trên.
               
              1.      Máy nên có mode “continuous shooting” vì sự chuyển động của chim nhanh,để có nhiều cơ hội chụp bắt được những action đẹp của chim.

              2.     
              Máy cũng nên có mode “AutoFocus Servo” bắt nét và bám theo chuyển động của chim.

               
                Trước hết, Chín nên chụp bằng tốc độ (S) là chính, Chín có thể để khoảng 400 trở lên (vì ống kính của Chín là 300) nhưng hay nhất là tộc độ khoảng 640 -800 (tùy theo...bay nhanh hay chậm), ISO  nên để Auto, vì nhiều khi tốc độ nhanh, ánh sáng dễ bị thiếu ( Khi chụp rành rùi thì có thể chuyển đổi theo kinh nghiệm và ý muốn của mình). Chỉnh máy continuous shooting, để máy bắn liên tục nhiều tấm một lần nhấn "ngón" tay, vì chuyển động của chim hay ong, với hy vọng bắt được khoảng khắc hay. Cái này thường Lá để ý đến cái "tính" của con vật mình chụp, ví dụ chim ...thường khoảng khắc đẹp nhất là lúc đáp vì cánh thường dương ra hết cỡ...để bọc gió...thắng lại! Lúc tung cánh thì để ý hướng nhìn của chim...sẽ bay lên hay bay xuống,  còn những lúc đút mồi hày cãi lộn yêu thương thì phải canh, (chụp nhiều và để ý...Chín sẽ biết) Ong thì rà rà...đập cánh liên tục khi...đáp vào cánh hoa! (theo Lá thì chụp ong dễ hơn chụp chim). Lấy nét thì Chín chỉnh qua Auto Focus Servo (Lá hổng biết máy của Chín gọi là gì?) lấy focus từ xa, và focus sẽ bám theo, tới gần gần vừa ý là Chín bấm liên tục liền! Chín đừng lấy focus Manual (bằng tay) tiêu đó Chín! Không lấy nét kịp với mấy nàng bay bay đâu! Còn một chuyện nữa! là Chín muốn bắt "đừng" cánh (chim, cò, ong...v..v) thì để tốc độ nhanh hơn, con muốn nhìn thấy có sự chuyển động (cánh mềm..) thì giảm tốc độ lại! Và đừng gặm chân gà...để nắm máy cho cứng...đỡ bị rung!
               
               Lá ít có chụp trong viện bảo tàng, thường chụp ở trỏng đó chỉ vì hình "kỷ niệm' nơi chốn Lá rà chân tới! Ở trong VBT thường thì họ không cho chụp flash vì lý do bảo vệ những bức tranh cổ, quý! Lá không có kinh nghiệm dụ này, chắc Chín phải hỏi qua anh Thanh.


              #7
                Lá Chanh 10.09.2009 07:26:22 (permalink)
                 Bây giờ Lá mới rảnh để...kiếm mấy cái hình post lên cho Chín và các bạn coi.

                 Hai hình chim dưới đây, Lá chụp lúc chim đã nhào xuống bắt cá và đang bay lên (bắt hụt mồi)

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/E629A0EA9BD64307B9CAE0FE14854DB7.jpg[/image]
                Tấm này Lá chụp với tốc độ 1/500 nên thấy được sự chuyển động của đôi cánh
                 
                 


                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/E3839BA58E2549B09BE68C427E8A9A82.jpg[/image]
                Tấm này Lá chụp với tốc độ 1/1000, nên cả nước vung lên cũng bị bắt cứng ngắc.
                 
                 
                Nhưng...nếu muốn bắt được những action thì mình phải chọn lựa làm sao?tùy mọi người
                 
                 
                 
                 
                Còn hai hình con bướm dưới đây (Lá đã post trong vườn thú) Lá chụp cùng một tốc độ 1/400
                 
                 Tại con bướm này đứng say mê hút mật thì...cánh đứng yên là đúng rồi! dù có chụp ở tộc độ chậm hay nhanh.
                 
                 
                 
                 
                 
                 Còn này vừa đáp xuống nên Lá chụp được cánh đang chuyển động
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2009 07:39:04 bởi Lá Chanh >
                Attached Image(s)
                #8
                  camchuongdo2009 27.01.2010 10:53:45 (permalink)
                  bạn ơi cho tớ lời khuyên khi chụp bằng máy canon g bẩy với, trường hợp ong bướm, gà
                  cám ơn bạn
                  #9
                    Lá Chanh 27.01.2010 23:59:13 (permalink)
                    Theo Lá thì không ai hiểu rõ máy mình chụp bằng chính mình, vì mình phải vọc và vặn thử đủ các nút...coi nó làm sao? tốt nhất là thử mọi chức năng của máy, rồi áp dụng những cái người ta chỉ.
                    Chụp những vật "động" căn bản là chụp bằng tốc độ. Bạn chỉnh máy qua mode S (nikon) còn Canon hình như là TV, Lá không rành lắm. Phải không Ex? Lá chỉ nói căn bản thui, nhưng rành rùi thì...tùy cơ ứng biến, như Lá nhiều khi chụp bằng M...vì...vì... đó là thói quen thui.

                    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/C806C91B57DA40ADA5533A6592C13A15.jpg[/image]
                    Attached Image(s)
                    #10
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9