2/ Spot Light Metering (SLM) bị cho là phương pháp khó nhất mặc dù đem đến độ chính xác nhất hiện nay mà kỹ thuật nhiếp ảnh đạt được.
Với Spot Light Metering, nếu photographers dùng được thông thạo cả với ánh sáng trong nhà lẫn ngoài trời thì chẳng bao giờ cần dùng đến handheld light meters.
Vẫn còn nhiều photographers đang tôn sùng handheld light meters chỉ vì giá trị bạc ngàn và nhìn có vẻ rất "pro". Họ có biết đâu khi dùng handheld light meters chụp chân dung các models dù là chuyên nghiệp mà lúc lúc lại dí sát vào mặt người mẫu là điều vô cùng bất tiện! Họ đã đánh mất rất nhiều cơ hội chụp được rất nhiều khoảnh khắc tự nhiên nhất của models.
Đồng thời, dùng handheld light meters để "show off", họ cũng tự giới hạn khả năng chụp với những người hay bị shy trước ống kính máy ảnh...
Bản thân người còn đang dùng handheld light meters cũng cho thấy thiếu kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm cũng như thiếu tự tin với khả năng của chính mình!
Thật ra, SLM sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta trả lời tường tận và chu đáo câu hỏi số hai của meoden:
2. Trong trường hợp đo sáng điểm, điểm đo sáng sẽ nằm giữa khung hình hay đo sáng vào điểm lấy nét (ví dụ máy 350D cho phép lấy nét ở 1 trong 7 điểm lấy nét, Nikon D80 là 11 điểm)? Từ đây CP sẽ dùng thống nhất technical terms của Nikon hoặc general technical terms vì mỗi camera manufactors dùng terms khác biệt chút đỉnh. Bạn đọc hãy tự điều chỉnh theo hiệu máy ảnh của mình.
Khi đo sáng điểm (SLM), điểm đo sáng sẽ nằm vào giữa khung hình (center point) hay điểm lấy nét (active focus point/area) hoàn toàn phụ thuộc vào cách set up máy của chúng ta.
Do tìm hiểu không kỹ nên nhiều photographers không biết cách set sao cho điểm lấy nét và đo sáng cùng nằm ngoài center point. Vì thế, nhiều người vẫn cho rằng SLM rất khó và lệ thuộc vào kỹ thuật vừa cũ kỹ vừa mắc xìn "handheld light meters". Tiết kiệm hơn vì không có đồ chơi để "show off", nhiều bạn trong chúng ta đành dựa vào center weighted light meter mode dù biết rằng không chính xác bằng SLM.
Hai bạn đã trả lời cho meoden hiểu được đo sáng và AF là hai function hoàn toàn khác biệt trong máy ảnh.
Nhưng điều hai bạn ấy không biết là trong các máy ảnh digital như 350D hoặc D80 đều có ba cách focusing khác nhau và dùng chúng một cách hiệu quả... Không trách các bạn ấy được khi còn một số đáng kể pro photographers cũng không biết điều này!
Ba cách focusing khác nhau của máy ảnh film SLR cũ kỹ như F4s chứ chưa nói đến DSLR cũng đã có là:
a - Manual Focus.
b - Single-Servo Focus
c - Continuous-Servo Focus.
Cái trick nằm ở đây:
Khi chọn Autofocus Area Mode là Single Point AF và option b - Single-Servo Focus mode, thì điểm đo sáng và điểm focusing point sẽ hợp nhất.
Khi đó, dùng multi selector của máy để chọn điểm đo sáng và focus cùng lúc rồi bấm halfway then "click" là chúng ta có được ảnh rồi... Tất cả xảy ra trong vòng one and an half seconds mà chẳng phải cần chi đến refocus hay reframe cho tốn thêm thời gian và mất đi cơ hội chụp ảnh đẹp!
Vấn đề của phương pháp đơn giản và hiệu quả này chưa được phổ biến rộng rãi vì đây chỉ là cách duy nhất để làm được nếu muốn đưa điểm đo sáng ra khỏi center point cùng với focus point!
Nó không được phổ biến rộng rãi vì phải cách nghĩa tường tận và người đọc/nghe phải chú ý tỉ mỉ mới nắm được. Chưa nói đến một yếu tố khác nữa, không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn giải thích hoặc nghe người khác giải thích!
3/
Nếu ở câu 1 là máy tự đo sáng, thì nếu muốn đo sáng vào điểm A nhưng focus vào B thì có phải chỉ việc hướng máy vào A, ấn AE, rồi ấn halfway focus vào B, recompose và full press phải ko ạ? Hầu hết các trường hợp chúng ta gặp sẽ xảy ra như vậy. Ngoại trừ... trường hợp CP đã trình bày ở trên, câu 2/.
Chính vì ngoại lệ rất hữu ích đã trình bày ở trên cho SLM, câu 2/; mà có lần CP nghe được một photographer có 30 năm kinh nghiệm nói rằng, ông không còn tin tưởng nổi light meters của các máy ảnh autofocus (cả film lẫn digital) giờ đây ông chỉ dùng handheld light meters. Vì trong khi thực hành chụp ảnh, có lúc cameras worked như ông nghĩ, khi thì không. Điều này đã driving him crazy!
Thân,
Chân Phương.