Trích đoạn: lang thang
Cảm ơn bài test của anh CP.
Nhưng nói về ánh sáng nhiều khi mình phải xét tới ngoại cảnh, muốn sáng như thế nào phải không. Nhiều khi hoa màu trắng nhưng không trắng tinh thì mình phải chỉnh cho hợp mắt.
Ví dụ hình hoa kia, LT thấy sáng thế này mới đủ
Hình cũ
Cảm ơn nỗ lực của LT đã cố gắng chỉnh cho hình "+1.0EV" cho được sáng hơn!
Tuy nhiên, LT đã không để ý việc CP đề cập một cách vô cùng lấp lửng hai, ba... lần trong posted trước:
"Tuy nhiên, việc tìm hiểu của chúng ta trong vấn đề đo sáng
sẽ không ngừng tại đây!"
"
Post này và post tiếp theo, CP sẽ cố gắng chỉ ra
một trong những trường hợp khó nhất khi chúng ta cần xác định thế nào là một tấm ảnh được chụp đúng sáng khi
đôi mắt của chúng ta dễ dàng bị lừa bởi cảm tính mơ hồ... "
Để ý đến những chữ bold nghiêng màu xanh, LT sẽ thấy cần đọc tiếp post này cho được đầy đủ. Và như thế, câu này "Với ba ảnh nằm kề nhau, chúng ta dễ dàng chọn được ảnh nào đúng sáng nhất, phải không?" đã phải được đọc/viết rõ ràng như sau:
"Với ba ảnh nằm kề nhau, chúng ta dễ dàng chọn được ảnh nào đúng sáng nhất
(trong số những ảnh đó), phải không?" thì mới được đầy đủ hơn!
Thật vậy, CP đã cố tình viết để cho các bạn tưởng mình đã implied rằng hình "+1.0EV" là đúng sáng. Thật sự, nếu chỉ dùng cảm giác, mắt chúng ta dễ dàng bị lừa như vậy!...
Cần phải có indicators nào đó rõ ràng hơn để người ta không thể cãi nhau mãi về một tấm ảnh thừa, thiếu, hay đúng sáng...
Vì, phó nhòm nào cũng có thể gân cổ cho rằng "tôi thấy như vầy mới đúng!". Để rồi chẳng ai chịu ai!...
Cái hay của LT là đã nhìn thấy được rằng, ảnh "+1.0EV" thực sự thiếu sáng (CP chưa nói là thiếu bao nhiêu!) dù nó sáng nhất trong ba ảnh đã posted.
Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ và đáng trách khi không nói thẳng ra điều đó để tìm hiểu lý do tại sao.
Lý luận rằng
"nhiều khi mình phải xét tới ngoại cảnh, muốn sáng như thế nào phải không. Nhiều khi hoa màu trắng nhưng không trắng tinh thì mình phải chỉnh cho hợp mắt." vẫn còn mang nặng sự chủ quan đầy cảm tính!
Không nhất thiết chúng ta phải chỉnh cho hoa thật trắng tinh nếu bên ngoài cảnh thật, hoa đã không thật sự trắng tinh!
(Vấn đề là chúng ta cần ghi lại đúng ánh sáng -và màu sắc- thật của hiện trường!)
Ngoài ra, việc chỉnh ánh sáng cũng như contrast trên vùng highlights của LT đem đến hai hậu quả:
1/ Do ảnh chụp thiếu và được chỉnh high contrast và brightness (exposures) trên software, nên vùng highlights (highkey areas) trên hoa trắng đã bắt đầu bay mất chi tiết (vỡ màu trên cánh hoa trắng)!
2/ Ảnh hưởng của việc chỉnh contrast cũng làm cho các vùng middle tones và lowkeys bị xẫm hơn cảnh thật bên ngoài (CP chụp hoa khi trời kéo mây do đó độ tương phản rất nhẹ. BG nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường!).
Đây là hai điều mà CP cũng như nhiều tác giả nhắc lại nhiều lần rằng "nếu không hiểu việc mình đang làm thì mọi điều chỉnh về màu sắc, ánh sáng, tương phản... đều làm cho chất lượng hình ảnh càng kém đi!".
Nói/viết như thế nhưng việc chỉnh lại ảnh "+1.0EV" của LT đã góp phần làm rõ cái indicators cho ảnh hoa trắng rất nhiều trong phần CP tiếp tục viết sau đây...
Tiếp theo ba ảnh chụp với các giá trị +0.3EV, +0.7EV, và +1.0EV trong post trước; chúng ta xem tiếp bốn ảnh sau đây để biết mắt mình đã bị lừa ra sao:
Phải chăng post trước chúng ta cho rằng "+1.0EV" là ảnh đúng sáng nhất?
Và sau khi quan sát bốn ảnh CP mới post này, mắt chúng ta lại cho rằng ảnh "+2.0" là đúng sáng nhất?...
Thật sự, ảnh "+1.7EV" gần đúng hơn vì nơi cánh hoa màu trắng in-focus vẫn giữ được chi tiết của cánh hoa. Trong khi đó, với ảnh "+2.0" chúng ta thấy chi tiết của màu trắng trên cánh hoa bắt đầu bị vỡ ra, dù rất nhẹ.
Đó là cái mà chúng ta cần tìm để xác nhận một tấm ảnh đã được chụp đúng sáng hay chưa?
Giá trị tuyệt đối của hình ảnh đúng sáng trong trường hợp này là khoảng +1.8EV (giữa +1.7 và +2.0).
Khoảng du di để chấp nhận được lý tưởng là từ +1.5 đến +1.7EV tùy theo chúng ta chọn light metering increment là 1/2 hay 1/3.
Bây giờ chúng ta đã biết được rằng, indicators để xác nhận một hình ảnh đúng sáng hay không là dựa vào màu đen và màu trắng của ảnh:
Cho đến khi nào chi tiết trên vùng high hoặc lowkey areas vẫn còn giữ được mà không bị thành cục than đen thùi hay màu trắng nhách thì hình ảnh của chúng ta mới đúng sáng.
Nếu hình ảnh chúng ta chụp thiếu một trong hai màu này, chúng ta sẽ push lên hoặc xuống tùy theo màu bị mất để biết được khoảng chính xác của nó!
Trong thí dụ của loạt ảnh hoa trắng này, vì không có màu đen hiện diện, do đó CP đã push từ giá trị +0.3EV cho đến +2.0EV theo increments 1/3 fstops làm minh họa.
Khi chúng ta chụp quen với máy của mình và tùy theo thói quen đo sáng của mỗi người trong chúng ta rồi, thì việc xác định giá trị EV bằng bao nhiêu cho mỗi trường hợp khác nhau sẽ không còn khó khăn vì nó phụ thuộc vào máy của mỗi người dùng.
Điểm khác biệt này có thể kể ví dụ như cùng chụp bằng SLM, nhưng D60 có spot 3.5mm trong khi D300 có spot 3.0mm. Hoặc giả khi chụp ngược sáng, chúng ta cần tăng thêm EV compensations vì bị backlite "fools" máy của mình...
Chúng ta hoàn toàn không thể có được ảnh đúng màu khi chụp chưa đúng sáng.
Đây là điều kiện rất cần tuy chưa đủ để có được ảnh hoàn toàn đúng màu. Điều kiện đủ là chúng ta biết dùng WB cho thật thích hợp!
Tuy nhiên, CP rất vui vì chúng ta đã đi qua một bước thật dài để hiểu được rõ ràng "thế nào là một tấm ảnh được chụp đúng sáng?".
Từ giờ, hy vọng chúng ta không còn phải dùng "cảm giác" mơ hồ để đánh giá ảnh sáng hay tối...
Thân,
Chân Phương.