Trích đoạn: Lá Chanh
Mỗi lần đo sáng là Lá phải chuyển qua M mode, còn khi Lá chụp A hoặc S mode thì máy đo sáng cho Lá, có phải vậy không anh CP?
Bây giờ Lá trở lại với 3 tấm ảnh của anh ở bên Góc Nhìn, đọc lại và so sánh những gì anh viết mới đây về EV, Lá hiểu được nhiều hơn khi đọc file information của tấm ảnh. Tấm ảnh Lời Dâng anh đã giảm -1EV mặc dù chủ thể (cô gái mặc áo vàng) màu sáng, có phải là anh muốn tăng độ đen của bóng tối (BG) không? Riêng với hai tấm Lả Lướt và Kỷ Xảo anh lại tăng +2/3EV bởi vì anh chọn vật sáng trên tay người biểu diễn là chủ thể nên anh đã tăng EV (như anh đã hướng dẫn hai ngày hôm nay) phải không?
Dựa vào chỗ nào để quyết định tăng hay giảm bao nhiêu? Ví dụ: với tấm ảnh Lời Dâng anh đã chọn - 1EV, con số -1 là lấy từ kinh nghiệm hay có một công thức nào để mà dựa vào không anh CP?
Mỗi lần đo sáng là Lá phải chuyển qua M mode, còn khi Lá chụp A hoặc S mode thì máy đo sáng cho Lá, có phải vậy không anh CP? Điều này Lá đúng được vế sau, khi chúng ta chụp các modes Program hoặc Auto (A,S, Portrait, Close-up, Land scape...) thì máy đo sáng và tự động điều chỉnh các trị số như shutter speeds hoặc apertures hay có khi cả ISO... cho chúng ta.
Còn khi dùng mode M, có nghĩa là chúng ta điều khiển máy hoàn toàn cả ba yếu tố shutter speeds, apertures, và ISO theo phán đoán và kinh nghiệm của chính mình.
Chúng ta chẳng làm gì để mà đo sáng cả...
Các modes như Program, A và S được gọi là Advanced Auto modes vì chúng cho phép photographers can thiệp và điều chỉnh các yếu tố này vào bằng cách chỉnh EV compensations.
Vì thế, để chụp cho lẹ, các photographers hay dùng các modes này kể cả khi dùng với đèn flashes trong studios hay ngoài trời...
Modes được nhiều photographers ưa dùng nhất là A (Aperture Priority).
Tấm ảnh Lời Dâng anh đã giảm -1EV mặc dù chủ thể (cô gái mặc áo vàng) màu sáng, có phải là anh muốn tăng độ đen của bóng tối (BG) không?
Dựa vào chỗ nào để quyết định tăng hay giảm bao nhiêu?
CP posted "Lời Dâng" với mục đích đợi nghe Lá hỏi câu này!
Trong ảnh "Lời Dâng", nếu CP mưốn tăng độ đen của bóng tối, da mặt và chiếc áo vàng của cô bé gái đã bị ảnh hưởng đậm theo.
Bóng tối BG của sân khấu là thật. Vì dù có đèn huỳnh quang bên ngoài, nhưng trên sân khấu fashion lúc đó, các cháu được một đèn pha trắng rọi theo mỗi bước chân. Vì thế, nếu đo đúng sáng thì background bị tối đúng như Lá nhìn thấy trong "Lời Dâng".
Vì CP đã dùng spot light metering, do đó rất quan trọng là trước khi bấm máy không chỉ là chỉnh EV là bao nhiêu!
Câu hỏi đầu tiên CP tự hỏi mình là đặt điểm đo sáng vào đâu?
CP đặt điểm đo sáng trên má bên phải của model. Với làn da sáng đó, có lẽ Lá cho rằng phải cộng thêm 2/3 hoặc 1 fstop phải không?
Vì đứng xa model và chụp trong sân khấu, do đó điểm đo sáng trên má cô bé, CP lấy dịch một chút xíu sang tóc mai của cô bé.
CP làm điều này với chủ ý khiến cho máy lấy nét tư động được nhanh hơn nếu lấy nét trên má cô bé vừa xa vừa ít chi tiết cho AF system searching!
Dù đang dùng spot light metering, CP hiểu rằng kích thưóc gương mặt model quá bé và lọt thỏm trong khung hình có BG đen thẫm. Vì thế dù để 0EV, ảnh sẽ vẫn dư sáng. ("Lời Dâng" phải cropped bớt vì chụp từ xa tới).
Đó là lý do Lời Dâng dù được đo sáng trên má của cô bé có nước da trắng sáng vẫn phải có -1EV. Tương tự như ảnh dưới đây:
Nếu -1EV là thiếu, cái áo màu tím nhạt của cô bé trong ảnh sẽ bị chuyển thành tím thẫm mà không giống với màu thật của nó!
Giờ Lá quan sát bốn ảnh dưới đây chụp liên tiếp cùng cảnh để làm minh họa. Tất cả chúng đều được đo sáng và chụp bằng SLM. Cả 4 ảnh đều có +2/3EV:
Bốn ảnh trên chụp liên tục trong vòng khoảng năm hoặc sáu seconds. Nhưng sao ánh sáng của ảnh "ba" lại khác nhiều so với ba tấm còn lại?
Vì được chụp gần, những ảnh "một", "hai", và "bốn" đưọc đo sáng trên mặt người nghệ sĩ với +2/3EV là hợp lý.
Riêng ảnh "ba", để có thể kéo dài shutter speed lên đến một giây đồng hồ (dù là dư sáng) hầu lấy được chuyển động xoay tròn của màn xiếc, thay vì tăng thêm EV compensations; CP đã chuyển điểm đo sáng (Spot) từ mặt vào ngực áo của Anthony. Vì áo Anthony màu xanh hơi thẫm được compensated +2/3EV, máy shot 1". Hình đã bị blurry.
Tất nhiên, khi chụp hình, thừa hoặc thiếu sáng khoảng 1/3 đến 1/2 fstop không ảnh hưỏng nhiều đến chất lượng hình ảnh hoặc có thể do một chủ định đặc biệt của người chụp.
Nhưng nhìn ra được một ảnh đúng sáng là điều rất cần thiết.
Lá thử xác định ảnh nào trong ba tấm "một", "hai", và "bốn" là đúng sáng. Và,
vì sao Lá cho rằng nó đúng sáng? Ngoài ra, tại sao Lá có thể nói được ảnh "ba" là dư sáng? Thân,
Chân Phương.