Răng
HongYen 23.05.2005 03:52:54 (permalink)
Chủ nhật, 22/5/2005, 08:00 GMT+7

Các yếu tố gây viêm nha chu


Sinh non cũng là một yếu tố dẫn đến viêm nha chu.

Nha chu là bệnh có liên quan trực tiếp đến tổ chức mô nâng đỡ quanh chân răng, như bệnh nướu răng và các bệnh có tính phá hủy mô nâng đỡ sâu bên dưới nướu răng gồm xương răng và dây chằng nha chu.

Có thể nhận biết bệnh viêm nha chu khi có các triệu chứng sau:

- Chảy máu răng khi đánh răng

- Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng

- Hơi thở hôi dai dẳng

- Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu

- Răng lung lay khi nhai.

Viêm nha chu không chỉ là nguyên nhân chính gây mất răng mà còn là nguy cơ của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
1. Bệnh tim mạch và chứng xơ vữa mạch máu

Xơ cứng mạch máu là một bệnh thoái hóa tiến triển ảnh hưởng đến kích thước lòng động mạch. Các đám xơ vữa được tạo ra từ những tế bào bị phân hóa, các tinh thể cholesterol và protein huyết tương làm tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến sự thiếu tưới máu, làm tế bào hoại tử.

Nguy cơ cổ điển của bệnh tim mạch như cao huyết áp, tăng cholesterol - huyết và thuốc lá chiếm đến 1/2-2/3 nguyên nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy bệnh nhân bị viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 lần người không bị viêm nha chu. Viêm nhiễm lợi răng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tương đương với những nguy cơ cổ điển.

2. Sinh non

Sinh thiếu tháng (< 2,5kg) là nguyên nhân đáng kể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Những yếu tố nguy cơ đã được biết đến gồm: phụ nữ lớn tuổi (trên 34 tuổi), phụ nữ trẻ (dưới 17 tuổi), thu nhập thấp, thiếu chăm sóc tiền sinh, thai phụ nghiện ma túy, nghiện rượu và thuốc lá, cao huyết áp, nhiễm trùng sinh dục - tiết niệu, đái tháo đường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, những phụ nữ sinh non bị viêm nha chu nhiều hơn so với những phụ nữ sinh con đủ tháng.

3. Đái tháo đường

Nguy cơ của viêm nha chu đối với bệnh đái tháo đường rất lớn vì bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị nhiễm trùng. Bệnh nhân đái tháo đường nếu bị viêm nha chu cần phải giảm liều Insulin. Viêm nha chu nặng là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với tiến triển của đái tháo đường và làm bệnh nhân khó kiểm soát được lượng đường trong máu.

4. Nhiễm khuẩn huyết

Vết trầy da cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết thoáng qua. Trong miệng, sự nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra do nhai, nhổ răng, đánh răng. Viêm nha chu cũng có khả năng gây nhiễm khuẩn huyết.

5. Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Nguyên nhân viêm nội tâm mạc nhiễm trùng là do nhiễm khuẩn, làm van tim hay nội tâm mạc bị tổn thương. Vi khuẩn đi vào máu và tấn công vào bề mặt nội tâm mạc. Ở người khỏe mạnh có tình trạng nha chu bình thường sẽ ít xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn huyết. Với những người bị sa van hai lá, bị thấp khớp thì phải được điều trị kháng sinh dự phòng, nếu cần phải can thiệp phẫu thuật về răng để tránh nhiễm khuẩn huyết.

6. Bệnh đường hô hấp

Viêm phổi là bệnh gây ra bởi các tác nhân như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và virus tấn công mô phổi. Bệnh thường nặng và có thể gây tử vong. Viêm phổi do vi khuẩn có xu hướng ngày càng nguy hiểm vì tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, mà miệng lại là một nguồn nhiễm khuẩn rất nguy hiểm.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2005/05/3B9DE719/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.03.2007 00:27:36 bởi HongYen >
#1
    HongYen 12.06.2005 11:33:29 (permalink)
    Bao Nhiêu: Kiểu Cạo Răng - Kiểu Cắt Tóc

    Bác sĩ Leanna Nguyễn, D.D.S

    Sau những năm hội nhập vào đời sống ở Mỹ, hầu hết chúng ta ai ai cũng nhận thấy rằng dân bản xứ rất chăm chỉ trong việc đi khám và clean răng định kỳ. Chúng ta cũng mơ hồ cảm nhận được sự cần thiết và quan trọng của vấn đề này trong việc phòng ngừa và chữa trị các bệnh có liên quan đến răng, nướu, cũng như để bảo tồn sức khoẻ của hàm răng và nướu răng. Thế nhưng, nếu đi vào chi tiết một chút nữa thì ít ai hiểu rõ về các loại clean răng khác nhau ở những phương pháp được áp dụng trong khi clean.

    Đại khái là chúng ta vẫn nghe nói đến hai loại clean răng được gọi là “clean thường” và “deep cleaning”. Hai danh từ này không được biết đã phát xuất từ đâu và được giản dị hoá rất nhiều có lẽ với mục đích để quần chúng dễ hiểu hơn. Tuy nhiên, vì không được chính xác lắm, nên nếu không được giải thích rõ ràng, khi nghe đến hai danh từ này chúng ta hay dễ đoán mò và có khi đoán ... trật lất!

    Có người khi mới nghe chữ “clean thường” thì nghĩ ngay rằng đây không phải là loại clean đặc biệt, nếu thế chỉ là clean sơ sơ thôi. Vậy làm sao cho tốt và sạch cho được? Thế thì ta phải chơi kiểu “ăn chắc, mặc bền”, nhất định phải năn nỉ bác sĩ răng clean deep thật đẹp cho đáng đồng tiền bát gạo! Ngược lại, có người nghe đến chữ “deep” thì đã sởn tóc gáy, toát mồ hôi lạnh, tưởng tượng ra hình ảnh những dụng cụ dài ngoằng, nhọn hoắc, đâm chọc, xoáy sâu vào dưới chân răng. Eo ơi, kinh hãi quá! Thôi bác sĩ cứ clean thường là đủ rồi. Rồi thỉnh thoảng cũng có bệnh nhân rất là thoải mái, “bác sĩ làm ơn clean deep chút nữa chỗ đó đi, đã ngứa quá trời”, cứ làm như đang được... gội đầu ở tiệm cắt tóc vâ.y.

    Thế nên bài này được viết với hy vọng để làm sáng tỏ vấn đề hầu tránh những ngộ nhận thật ... dễ thương kể trên.

    Ngày nay, hai kỹ thuật clean răng căn bản và thông dụng nhất trong ngành nha khoa là scaling và rootplanning (người viết xin được miễn dịch hai từ chuyên môn này).

    tiếp...
    #2
      HongYen 12.06.2005 11:37:29 (permalink)
      tiếp...

      Scaling: một kỹ thuật dùng để cạo bỏ chất đá vôi bám ở răng (tartan calculus), lớp bợn răng chứa đầy vi trùng (plaque) và những vết dơ (stain) do thức ăn, thức uống hay thuốc tê gây ra.

      Scaling được áp dụng trong trường hợp tình trạng sức khoẻ của nướu răng được coi là bình thường, khoẻ mạnh, hoặc chỉ mới ở trong giai đoạn I của bệnh nướu răng, và khi túi nướu (periodontal pocket) còn sụn, không sâu quá 3mm (chiều sâu của túi nướu được nha sĩ ấn định trong lúc khám răng qua phương pháp đo nướu gọi là periodontal probing).
      Các bệnh nhân ở trường hợp này, đa số đều có thói quen tốt trong vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng hàng ngày cũng như giữ đều đặn việc đi khám và clean răng ở văn phòng nha khoa. Trung bình là mỗi 6 tháng. Trong những lần clean răng định kỳ như thế sau khi làm scaling, răng của bệnh nhân còn được đánh bóng (coronal polishing) cho láng, sạch thêm. Nếu được thi hành đều đặn và đúng cách, phương pháp scaling rất hữu hiệu trong việc duy trì sức khoẻ của răng và nướu.

      Root planning : trên nguyên tắc, root planning hay còn được gọi là root curettage, là một hình thức scaling được áp dụng một cách tinh xảo vào phần chân răng để cạo bỏ đá răng, bợn răng, và lớp chân răng (cementum) đã bị thô nhám, sần sùi vì độc tố do vi trùng gây ra (endolcrin). Với kỹ thuật này, mặt chân răng sẽ trở nên bằng phẳng, nhẵn nhụi, và trơn láng như mặt kiếng. Nhờ đó, những chất dơ và vi trùng khó dính vào chân răng hơn, tình trạng viêm nướu mới có thể thuyên giảm, nướu mới có cơ hội phục hồi, và bám vào chân răng trở la.i.

      Khi bệnh nhân bị nướu ở tình trạng nặng hơn (giai đoạn thứ II trở lên), nướu đã bị viêm, trở nên xưng đỏ, túi nướu sâu quá 3mm, phần xương chung quanh chân răng đã có dấu hiệu bị huỷ hoại, thì phương pháp scaling và root planning được kết hợp và áp dụng trong giai đoạn trị liệu đầu tiên.

      Đây vẫn được xem là một trong những kỹ thuật khó khăn nhất của ngành nha khoa vì nó đòi hỏi rất nhiều ở sự khéo léo của bàn tay, sự nhậy bén của xúc giác nơi ngón tay và sự xét đoán chính xác mà chỉ có thể đạt được qua những kinh nghiệm thực hành.
      Scaling và root planning phải được thi hành một cách kỹ lưỡng cẩn thận và thật tỉ mỉ thì mới có thể đạt được kết quả hữu hiệu trong việc trị liê.u.

      Thuốc tê (local anesthesia) cũng thường được sử dụng khi làm scaling/root planning để bảo đảm sự thoải mái cho bệnh nhân. Tuỳ theo bệnh trạng, bệnh nhân có thể cần từ hai đến bốn lần hẹn để hoàn tất clean răng trám miê.ng. Trong vòng 4 đến 6 tuần sau đó, bệnh nhân cần quay lại tái khám để nha sĩ xác định sự hồi phục của nướu răng. Dựa theo những yếu tố như: cách bệnh nhân giữ gìn răng, tốc độ chất bợn và đá vôi bám vào răng v.v..., nha sĩ sẽ hoạch định một chương trình clean răng định kỳ (maintenance therapy) mỗi 3, 4, hoặc 6 tháng, hay sẽ đề nghị những phương pháp trị liệu khác như giải phẫu nướu răng.

      Những dụng cụ dùng trong việc clean răng:

      Dụng cụ tay (scaler): đây là những dụng cụ nha khoa nhỏ, bén, được chế tạo để ôm theo đường cong và góc cạnh của chân răng. Nhiều bệnh nhân cho chúng tôi biết rằng những dụng cụ này có được bán ở chợ trời (flea market). Người viết xin cực lực phản đối việc mua những dụng cụ này để clean răng lấy. Như đã được trình bày ở trên, kỹ thuật clean răng đòi hỏi khả năng chuyên môn và nhiều thời gian tập luyê.n. Nếu những dụng cụ này không được sử dụng đúng cách chúng có thể gây tai hại cho răng nướu nữa.

      tiếp...
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2005 11:39:32 bởi HongYen >
      #3
        HongYen 12.06.2005 11:43:41 (permalink)
        tiếp...

        Dụng cụ máy (ultrasonic cleaner): loại dụng cụ máy có khả năng làm bể vụn những đá răng, nhờ đó công việc clean răng được thực hiện một cách nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, nó cũng làm giảm đi khá nhiều những xúc giác nơi ngón tay. Do đó, ultrasonic cleaner chỉ được dùng như một dụng cụ phụ mà thôi

        Những ai có khả năng và thẩm quyền để clean răng cho bệnh nhân?

        Trong văn phòng nha khoa, ngoài nha sĩ còn có chuyên viên clean răng gọi tắt là dental hygienist, người đã được đào tạo qua một chương trình huấn luyện chuyên môn (trung bình khoảng 2 năm) và đã thi đậu bằng hành nghề của tiểu bang để phụ trách việc clean răng cũng như hướng dẫn bệnh nhân trong vấn đề vệ sinh, chăm sóc răng.

        Người phụ tá nha khoa (dental assistant) chỉ có thể phụ trách việc polishing sau khi scaling/root planning đã được hoàn tất mà thôi.

        Đến đây thì người viết hy vọng rằng quí độc giả đã có một khái niệm khá rõ ràng về vấn đề clean răng và giá trị của phương pháp này. Đôi khi có những sự việc thấy rất bình thường nên chúng ta vô tình không chú ý để thấy cái hay, cái đẹp của nó hầu có thể áp dụng vào đời sống mang lại lợi ích cho mình. Cũng như trời xanh và biển xanh chỉ là hiện tượng bình thường của thiên nhiên. Nhưng nếu nhìn cho thấu đáo, chúng ta cũng có thể:

        Bởi vì mắt thấy trời xanh,
        Cho nên mắt cũng long lanh màu trời.
        Bởi vì mắt thấy biển khơi,
        Cho nên mắt cũng xanh ngời đại dương.


        Bác sĩ Leanna Nguyễn, nha khoa tổng quát. Bác sĩ Leanna tốt nghiệp nha khoa tại University of Pacific, California. Bác sĩ Leanna hiện đang hành nghề tư tại San Jose, California.
        #4
          HongYen 21.06.2005 03:35:24 (permalink)
          Kem Trắng Răng Nguy Hiểm, Sẽ Gây Bệnh Nướu Răng

          Học viện nha khoa thẩm mỹ cho hay trong năm qua người Mỹ tiêu tốn hơn 336 triệu MK về sản phẩm làm răng trắng bóng - nhưng, sự lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tới nuớu răng, gây ra sự nhậy cảm quá độ.
          Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, kem làm trắng bóng răng có thể dùng 2 lần hàng ngày, vào lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ không hơn 2 tuần, nhưng không có nghĩa là có thể dùng liên tục 3 tháng.

          Trong 1 số trường hợp hiếm hoi, lạm dụng gây ra thương tổn không thể sửa chữa.
          Khôi hài thay, chất thuốc tẩy có thể biến màu trắng ngọc trở thành màu xanh tái không tự nhiên.


          Giới chuyên môn cho biết điều quan trọng là cần biết sức mạnh của thành phần thuốc tẩy - mà nha sĩ Peter Vanstrom khuyến cáo là dưới 6% hydrogen peroxide. Nhưng, thực tế là những sản phẩm bán tự do này không có nhãn hiệu kể ra các thành tố - vì thế, tốt hơn hết là hãy tham khảo nha sĩ của bạn.

          Số: 3731
          Ra Ngày: 20/6/2005
          http://www.vietbao.com/
          #5
            HongYen 04.07.2005 04:34:18 (permalink)

            NHUỘM TÓC CHO ĐỜI THÊM TƯƠI!
            DƯỢC SĨ TR̉ỊNH NGUYỄN ĐÀM GIANG


            Kỳ này, mời quí độc giả đọc bài viết của Dược sĩ Tṛinh Nguyễn Đàm Giang, về một vấn đề nhiều người chúng ta muốn biết.
            Bác sĩ Nguyeăn Văn Đức

            "Cái răng cái tóc là góc con người."

            Người Việt Nam ḿnh chỉ có một màu tóc đen, và một mái tóc óng mượt thường tượng trưng cho tuổi trẻ và sức khỏe tốt nói chung.

            Trong những thế hệ trước, người Á đông hầu hết không nghĩ đến chuyện nhuộm tóc khi còn trẻ, và chỉ bắt đầu nhuộm tóc khi trên tóc bắt đầu đổi màu lốm đốm bạc. Trái lại, với khuynh hướng cận đại, giới trẻ nói chung, nhất là phái nươ, đaơ nhuộm tóc đủ màu từ khi còn rất trẻ, mà họ cho đó là một trào lưu hay một cách phát huy cá tính của họ.

            Câu chuyện nhuộm tóc có bị ung thư hay không là một quan tâm của các chuyên gia khoa học, và tất nhiên là đaơ có nhiều nghiên cứu riêng rẽ cho ý kiến về vấn đề này.

            Số báo ngày 25 tháng 5, 2005 của Hiệp Hội Y Học Mỹ (The Journal of American Medical Association-JAMA) có đăng một bài tường tŕnh do Bác sĩ Bahi Takkouche và các cộng tác viên, nói về mối liên quan giươa việc sử dụng thuốc nhuộm tóc và nguy cơ ḅ ung thư.

            Bài viết Personal Use of Hair Dyes and Risk of Cancer của Bác sĩ Bahi Takkouche cho hay hiện nay theo thống kê th́ì một phần ba (1/3) phụ nữ tuổi trên 18 và 10% đàn ông dưới 40 tuổi ở Âu Châu và Bắc Mỹ đều dùng thuốc nhuộm tóc.

            Các nghiên cứu gia đaơ bàn về sự liên quan giươa thuốc nhuộm tóc và ung thư, những loại thuốc nhuộm màu khác nhau như màu đậm, màu sáng và thuốc nhuộm vĩnh viễn bền màu. Sau khi làm tổng hợp với 79 nghiên cứu độc lập từ 11 quốc gia trên thế giới với nhiều loại ung thư khác nhau gồm ung thư bàng quang, vú, da, ung thư bạch cầu (leukemia), và ung thư hạch bạch huyết (lymphoma), nhóm bác sĩ Takkouche thuộc Đại Học Santiago de Compostela ở Spain kết luận là thuốc nhuộm tóc không làm tăng nguy cơ ḅi ung thư nói chung, và riêng trong một số trường hợp có liên quan đến huyết học (bạch huyết và tủy xương) th́ì nguy cơ ḅi ung thư đã được biết đến cũng rất thấp.

            Không nói đến cách thu thập tài liệu của họ, mà chỉ bàn về kết quả của sự phân tích, thì́ tường tŕình này cho biết đã tì́m thấy 14 nghiên cứu về ung thư vú, 10 nghiên cứu về ung thư bàng quang, 40 nghiên cứu về ung thư thuộc cơ quan tạo huyết, 2 nghiên cứu về ung thư não, 2 trên ung thư da, 2 trên ung thư buồng trứng, và 2 trên ung thư tử cung.

            - Ung thư vú: trong 12 nghiên cứu có kiểm soát (với hơn 5000 trường hợp và hơn 8000 kiểm chứng) cùng hai nghiên cứu cùng nhóm (cohort), sư so sánh giươa dùng thuốc nhuộm tóc với không dùng thuốc nhuộm tóc chỉ có nguy cơ tương đối (relative risk= RR) là 1.06 cho tất cả các loại thuốc nhuộm tóc khác nhau.

            - Ung thư bàng quang (bladder cancer): trong 10 nghiên cứu, với 9 nghiên cứu có kiểm soát gồm gần 6000 trường hợp và hơn 9000 kiểm chứng và một nghiên cứu cohort với 336 trường hợp, đều không thấy có sự khác biệt nào đáng kể trong nguy cơ tương đối (RR).

            - Ung thư của cơ quan tạo huyết (hematopoietic cancers): nguy cơ tương đối (RR) trong trường hợp ung thư tạo huyết cho thấy có sự chuyên biệt trong nhương trường hợp của 17 nghiên cứu có kiểm soát trên đàn ông (RR: 1.57). Phân tích riêng rẽ tại vị trí bị ung thư cho thấy có sự gia tăng chút đỉnh nguy cơ bị ung thư hạch "non-Hopkins lymphoma" ở nhương người nhuộm tóc (RR: 1.23). Với nhương nghiên cứu có kiểm soát, trong các trường hợp bị ung thư "multiple myeloma" và "lymphocytic leukemia", cho thấy có nguy cơ cao hơn một chút với những người dùng thuốc nhuộm tóc.

            - Nhương ung thư khác: sự liên hệ giươa dùng thuốc nhuộm tóc hay không trong nhương trường hợp ung thư khác như ung thư naơo, da, buồng trứng, tử cung, màng niêm mạc tử cung (endometrium), hốc miệng (oral cavity), hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, ung thư mô liên kết cuơng được liệt kê.

            Trong bài viết, Bác sĩ Takkouche cuơng nói thêm rằng việc loại bỏ các chất gây ung thư trong nhương thuốc nhuộm tóc sản xuất trước nhương năm 1970s làm thuốc nay được an toàn hơn. Ông cuơng xác đ̣nh bài tường tŕnh không nhắm phân tích việc sử dụng các loại thuốc nhuộm tóc cho các màu khác nhau như màu nhạt, màu đậm, thuốc nhuộm màu bền, tạm thời, v.v..

            Nói tóm lại, bản tường tŕnh mới nhất này đã giải tỏa được nổi lo âu nhuộm tóc lâu ngày sẽ gây nên nguy cơ bị mắc một loại bệnh ung thư nào đó trong tương lai.

            Bác sĩ Michael Thun thuộc Hiệp Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho rằng bài viết này cho một cái nh́n tổng quát về thuốc nhuộm tóc, và nguy cơ do thuốc nhuộm tóc gây nên rất nhỏ, nhỏ đến noăi nhương nghiên cứu lớn cuơng không thấy là đáng kể.

            Bác sĩ Thun cuơng thêm vào rằng với nhương người lo ngại quá đáng thì́ nên giảm bớt số lần nhuộm tóc đi, mang bao tay khi nhuộm tóc và dùng màu sáng, màu nhạt được thì́ sẽ an tâm hơn.

            #6
              HongYen 09.08.2005 11:13:53 (permalink)
              Ngừa Sâu Răng Bằng Chất Novamin

              Chất Novamin Phòng Ngừa Sâu Răng. Một hóa chất thêm vào trong kem đánh răng gọi là Novamin vừa được Bs Gary Hack và các đồng nghiệp trình bày tại Hội Nghị Nghiên Cứu Răng Lợi Quốc tế Hàng Năm.

              Novamin làm tăng cao nhiều ions trong miệng cũng giống như những ions Calcium hay phosphorus cần thiết trong việc sửa chữa răng lợi một cách tự nhiên.
              Chất Novamin đã được nhiều nha sĩ đang dùng và cũng được bỏ thêm trong kem đánh răng.
              Novamin tác dụng lấp sửa chữa những đường mương nhỏ li ti trong răng. Những đường mương này thường làm răng đau.
              Nguyên tắc chính là sửa chữa và phòng ngừa khỏi bị sâu răng.

              Bàn thêm: Răng chúng ta luôn luôn ở trong tình trạng diễn biến thêm hay bớt kim loa.i. Làm mất kim loại là do acids từ vi trùng hay đồ ăn làm hư răng.
              Còn thêm kim lọai cho răng thường là do 2 ions như calcium và phosphorus thấy trong nước bọt.

              Novamin là một hợp chất chứa những kim loại tác dụng khi gặp nước, nước miếng, hay những dịch trong cơ thể. Phản ứng sẽ sinh ra những ions Calcium, Phosphorus, Sodium và Silicon. Những ions này sẽ sinh ra những tinh thể HydroxyCarbonateApatite (HCA) cấu tạo răng. HCA tạo thành những lớp mỏng ngoài răng làm răng chắc lại và bóng. Những ions kể trên còn giảm nguy cơ bệnh viêm lợi, gingivitis.

              Trần Mạnh Ngô, M.D., Ph.D., (www.KhoaHoc.Net; Sức Khỏe).

              >>>>>>>>>>>>>>>>

              http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=49802
              #7
                HongYen 18.04.2006 00:49:45 (permalink)
                Chăm sóc răng trẻ đúng cách

                00:03:45, 13/04/2006
                C.M.L



                Theo Viện sức khỏe gia đình Mỹ, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh răng miệng về sau. Đối với trẻ sơ sinh, nên dùng khăn ướt lau nhẹ vùng lợi trẻ sau mỗi lần cho bú hoặc ăn. Khi trẻ mọc cái răng đầu tiên, nên dùng bàn chải mềm với một ít kem để đánh răng cho chúng. Việc làm này nên duy trì cho đến lúc trẻ lên 4.


                Khi trẻ mọc nhiều răng, nên chú ý việc vệ sinh các kẽ răng. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ mọc cái răng đầu tiên, nên bắt đầu đưa trẻ đến khám nha khoa. Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt và thức ăn có độ dính cao. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ sâu răng cũng như các căn bệnh khác liên quan đến răng miệng. (HealthDay)

                http://www.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2006/4/13/145231.tno
                #8
                  HongYen 28.07.2006 07:30:52 (permalink)
                  Tỉ lệ người bị hư răng ở Việt Nam lên cao tới mức báo động

                  24 July 2006



                  Tỉ lệ người bị hư răng ở Việt Nam đang lên cao tới mức báo động. Bản tin hôm thứ hai của Tân hoa xã trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng 85% trẻ em từ 6 đến 8 tuổi và hơn 90% những người trên 45 tuổi ở Việt Nam có răng hư.

                  Trong số những người bị răng hư, số răng hư bình quân của mỗi em trong độ tuổi từ 6 đến 8 là 6 cái trong khi những người trên 45 tuổi có 8 cái răng bị hư.

                  Các chuyên gia của Bộ Y tế ở Hà Nội cho biết những bệnh về răng ở Việt Nam chủ yếu phát sinh từ việc chăm sóc sức khỏe răng không tốt, ăn các thức ăn có nhiều chất bột và đường, và thiếu các chuyên viên chỉnh răng, đặc biệt là ở các vùng thôn quê và miền núi.

                  Các số liệu của bộ Y tế Việt Nam cho thấy từ 25 ngàn đến 30 ngàn người dân mới có một chuyên viên chỉnh răng, thấp hơn 10 lần so với tỉ lệ bình quân của thế giới.


                  http://www.voanews.com/vietnamese/2006-07-24-voa10.cfm
                  #9
                    HongYen 04.10.2006 11:54:29 (permalink)
                    Chăm sóc răng miệng đúng cách

                    21:22:00, 03/10/2006



                    Một hàm răng hấp dẫn, khỏe mạnh giúp bạn tự tin hơn khi đứng trước mọi người. Bạn đã biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách chưa?

                    Từ răng cửa tới những góc tối nhất và những khe răng hàm đều cần được giữ sao cho không có mảng bám. Bạn nên dùng bàn chải răng loại sợi mềm, chải răng nhẹ nhàng theo những vòng tròn ngắn (chứ không phải chỉ theo hướng lên - xuống), chải kỹ để chắc chắn là tất cả các phía của răng đều được làm sạch. Nên chải răng 3 lần/ngày, tối thiểu là 2 lần sau các bữa ăn.

                    Chăm sóc răng thôi chưa đủ, bạn còn phải giữ lợi (nướu) khỏe mạnh. Dùng sợi tơ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám giữa 2 kẽ răng, giúp lợi sạch sẽ.

                    Hơi thở thơm tho cũng cần có sự góp mặt của một cái lưỡi sạch. Cách đơn giản nhất để giảm mảng bám trên lưỡi là dùng bàn chải đánh răng để chải lưỡi, hoặc dùng một cái cạo lưỡi chuyên dụng.

                    Bạn nên sử dụng các loại nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám. Nếu không, dùng nước muối pha loãng cũng tốt trong việc diệt khuẩn.

                    Đi khám răng theo định kỳ. Tùy theo độ tuổi mà có định kỳ khám răng khác nhau. Trẻ em phải đi khám răng thường xuyên hơn người lớn.

                    Dạ Lam
                    (Theo http://www.beauty-and-makeup-tips.com)

                    http://www.thanhnien.com.vn/Suckhoe/2006/10/3/164621.tno
                    #10
                      HongYen 26.03.2007 00:34:20 (permalink)
                      Những ngộ nhận về răng sữa
                      Thứ năm, 22/3/2007, 07:30 GMT+7
                       
                      Ảnh: Interiorhealth.
                       
                      Nhiều người rất lo lắng khi con mình chưa bắt đầu mọc răng khi tròn 6 tháng tuổi. Thực ra, thời gian mọc răng không chỉ phụ thuộc sức khỏe của bé mà còn có tính di truyền.
                       
                      Người lớn có 32 răng cố định. Ở trẻ em chỉ có 20 răng sữa. Nhiều ông bố bà mẹ chưa hiểu biết nhiều về những chiếc răng tạm thời này, và dưới đây là những ngộ nhận phổ biến nhất:
                       
                      Sáu tháng chưa mọc răng là bất thường: Răng đã được sắp xếp ngay từ tuần thứ bảy sau khi có thai, nhưng chỉ mọc khi trẻ 6-8 tháng tuổi. Thời gian mọc răng phụ thuộc nhiều vào tính di truyền. Sức khỏe của đứa trẻ lại liên quan nhiều hơn đến thứ tự xuất hiện các răng.
                       
                      Đầu tiên, các răng cửa hàm dưới xuất hiện, rồi đến hàm trên. Tiếp theo là các răng cạnh răng cửa hàm trên và hàm dưới; rồi các răng gốc thứ nhất hàm trên và những răng ở vị trí tương tự hàm dưới: đó là các răng nanh; và cuối cùng: các răng gốc thứ hai hàm trên và hàm dưới.
                       
                      Quá trình mọc răng sữa thường được hoàn thiện đến khi trẻ 2 tuổi, nhưng cũng có khi muộn hơn. Khi trẻ có đầy đủ răng có nghĩa là cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để ăn thức ăn như người lớn.
                       
                      Sốt, đi ngoài khi mọc răng nghĩa là trẻ ốm: Nhiều trẻ khi mọc răng thường bị sốt, đi ngoài phân lỏng, quấy khóc, không chịu ăn. Tất cả những biểu hiện đó chỉ là quá trình sinh lý bình thường. Khi dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức bảo vệ cơ thể yếu đi nên trẻ dễ bị cảm, rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, để răng mọc được, lợi phải nứt ra và rất có thể bị nhiễm trùng răng miệng.
                       
                      Còn một nguyên nhân khác làm trẻ mệt mỏi, quấy khóc: Đó là ngứa lợi, bị kích thích da gây chảy nước bọt. Để đỡ ngứa lợi, nên bôi cho trẻ một loại siro giảm đau và chống viêm.
                       
                      Không cần quan tâm đến răng sữa vì đằng nào cũng thay: Các răng tạm thời cũng cần được chăm chút như răng vĩnh viễn. Thứ nhất, để hệ tiêu hóa làm việc bình thường, thức ăn phải được xử lý sơ bộ ngay tại "cửa vào", nên trẻ cần có bộ răng chắc khỏe. Thứ hai, răng không được chăm sóc rất dễ bị sâu, mà sâu răng cũng có thể làm giảm hệ miễn dịch. Thứ ba, răng sữa mọc lung tung, bị vẩu hoặc móm sẽ dẫn đến hàm răng thật bị sai lệch.
                       
                      Chăm sóc răng cho trẻ  Ngay khi trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên, bạn nên cho trẻ chải răng vào sáng và tối. Dùng loại bàn chải mini đặc biệt mềm, bé tí để chỉ chải đúng vào 2 răng thôi, và không cần dùng kem.
                       
                      Trẻ từ 1 tuổi rưỡi, có thể sử dụng kem đánh răng cho trẻ em, có chất fluor. Chỉ lấy chút xíu kem để vừa đủ làm sạch miệng, lỡ trẻ có nuốt phải sẽ đỡ ảnh hưởng đến dạ dày. Không nên cho trẻ sử dụng loại kem đánh răng làm trắng, đó chính là loại thuốc độc đối với men răng còn non yếu của trẻ.
                       
                      Quá trình thay răng bắt đầu từ 5 đến 14 tuổi. Đối với bé trai, việc thay răng diễn ra lâu hơn bé gái. Những trẻ là con đầu lòng thường chia tay với răng sữa sớm hơn em của nó.
                       
                      Để hàm răng mới mọc lên không bị chật chội, hàm, lợi phát triển đặc biệt nhanh vào tuổi thứ 5, kẽ hở giữa các răng sữa xuất hiện. Nếu trẻ đã 5 tuổi vẫn chưa xuất hiện những kẽ hở đó, cần cho tư vấn bác sĩ nha khoa.
                      (Theo Người Đẹp Việt Nam)
                       
                      http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/03/3B9F4359/
                      #11
                        HongYen 31.03.2007 16:56:25 (permalink)
                        Dinh Dưỡng Với Bệnh Của Răng  
                        BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC 
                        Việt Báo Thứ Sáu, 3/30/2007, 12:02:00 AM
                         

                        Từ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã thấy có sư liên hệ giữa thức ăn và bệnh của răng. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, Aristotle quả quyết là ăn trái vả (figs) là một trong những nguyên nhân làm hư răng.
                        Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự ăn uống và thực phẩm có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng-miệng.
                         
                        Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho hàm răng.
                         
                        Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng- miệng cũng có ảnh hưởng vào sự dinh dưỡng của cơ thể.
                         
                        * Quá trình mọc răng
                         
                        Con người có hai thời kỳ tạo răng.
                         Ngay từ khi bào thai mới được hai, ba tháng, răng đã bắt đầu thành hình.
                        Sau khi sanh, từ tuổi 6 tháng tới 30 tháng, răng nhú ra và tăng trưởng. Đây là lớp răng sữa gồm có mười chiếc cho cả hàm trên và hàm dưới.
                        Rồi tới khoảng 6 tuổi thì răng vĩnh viễn thành hình với toàn bộ từ 28 tới 32 chiếc, tùy theo 4 chiếc răng khôn có chịu ló đầu ra hay không.
                         
                        Các chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ cần đầy đủ cho sự cấu tạo và tăng trưởng của thai nhi.
                         
                        Đạm, chất căn bản của mọi loại tế bào, trong đó có răng, là chất phải có trong thời kỳ mẹ mang thai.
                         
                        Bình thường, bà mẹ ăn khoảng 50gr đạm một ngày. Giai đoạn mang thai cần ăn thêm 10gr đạm để nuôi thai nhi. Thiếu đạm, răng sữa có thể không nhú được mà sau này còn dễ bị hư răng.
                         
                        Người mẹ cũng cần tăng số lượng calcium trong thực phẩm lên khoảng 1200mg mỗi ngày để giúp thai nhi tạo mầm răng. Thiếu calcium trong thời kỳ tạo răng và tạo xương hàm đều đưa tới răng không hoàn chỉnh, quá liền với nhau hoặc kém phẩm chất.
                         
                        Mẹ cũng cần gia tăng sinh tố D để calcium dễ được ruột hấp thụ. Thiếu sinh tố D, men răng xấu, có vết rạn dễ đưa tới hư răng.
                         
                        Sinh tố C kích thích sản xuất chất tạo keo collagen mà chất này rất cần thiết cho việc tạo chất ngà răng (dentin)
                         
                        Sinh tố A để tạo chất keratin cho men răng (enamel). Thiếu sinh tố A làm men nứt, xương hàm kém phát triển khiến cho răng mọc không ngay hàng.
                        Fluor làm cứng răng trong thời kỳ tạo răng và để ngừa hư răng sau này.
                        Iod giúp răng mau nhú ra.
                         
                        Nói chung về dinh dưỡng, người mẹ phải tiêu thụ thêm khoảng 300 calori mỗi ngày, với các thực phẩm đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng.
                         
                        Người mẹ cũng không nên dùng một vài thứ trong khi có thai để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Thí dụ như không uống thuốc Tetracycline để răng con không mang mầu vàng xỉn vĩnh viễn.
                         
                        Và sau khi đứa trẻ chào đời cho tới suốt quá trình lớn lên và phát triển, sự vững chắc và toàn vẹn của răng tùy thuộc rất nhiều vào chế đô dinh dưỡng.
                         
                        Răng có thể bị sâu răng, rụng; nha chu có thể bị viêm làm hư hao tới răng.
                         
                        * Sâu Răng
                        Năm 1986, khi khai quật mấy ngôi mộ cũ ở  Ai Cập, các nhà khảo cổ thấy một hàm răng có chiếc răng được nhét một mẩu kim loại vào thân răng. Các chuyên gia suy luận rằng, người quá cố này nhét mẩu kim loại vào răng để ngăn sâu khỏi vào nằm trong đó mà phá răng hoặc mảnh kim loại đựoc dung để chám răng sâu. Như vậy thì bệnh sâu răng không phải là mới lạ, mà vốn đã có tự ngàn xưa.
                         
                         Ngày nay, y khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến bệnh sâu răng, nêu ra các nguyên nhân gây sâu răng cũng như có nhiều phương thức phòng ngừa hữu hiệu.
                         
                        1. Diễn tiến của quá trình sâu răng
                        Sâu răng là một loại bệnh nhiễm khuẩn. Quan sát các động vật không có vi khuẩn trong miệng đều cho thấy rằng chúng rất ít bị sâu răng.
                        Trong bệnh này, các sản phẩm chuyển hóa acid hữu cơ sinh ra do tác dụng của vi khuẩn trên thực phẩm dính kẹt trong răng miệng, làm tiêu hao dần dần khoáng chất calcium ở men răng. Từ đó răng bị phá hủy dần dần.
                        Sâu răng có thể xẩy ra cho bất cứ răng nào trong miệng cũng như bất cứ phần nào của răng. Răng mới mọc dễ hư hơn răng đã có từ lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường đều cần đựơc săn sóc kỹ lưỡng hơn.
                        Vi sinh vật trong miệng làm hư răng nhiều nhất là loại Streptococcus Mutans, rồi đến loại Lactobacillus casein và Streptocoocus sanguis.
                         
                        Quá trình sâu răng diễn ra như sau:
                         
                        Sau khi ăn một món thực phẩm nào đó, thì một phần nhỏ thực phẩm dính lại trên răng hoặc giữa các kẽ răng, tạo ra một mảng bựa (plaque). Bựa này là môi trường dinh dưỡng tốt cho vi khuẩn sinh sản. Bựa là hỗn hợp của 70% vi khuẩn và 30% chất đường, acid. Sau đó, calcium sẽ đóng lên bựa, trở nên cứng hơn, bám chặt vào răng và nướu răng. Tại đó, vi khuẩn làm thực phẩm lên men, tạo ra acid lactic. Acid ăn mòn chất bảo vệ men răng, vi khuẩn xâm nhập được vào cấu tạo răng để hủy hoại.
                         
                        Thời điểm tác hại mạnh nhất là nửa giờ sau khi ăn, khi mà mức độ acid lên rất cao.
                         
                        Diễn tiến này xẩy ra rất âm thầm, đôi khi kéo dài cả vài năm và không gây đau đớn cho nạn nhân cho tới khi răng sún, răng rơi.
                         
                         2. Dinh dưỡng với sâu răng
                         
                        Thực phẩm các loại khi kẹt lại trong răng đều bị vi khuẩn chuyển hóa. Thời gian thực phẩm ở răng miệng càng lâu thì lại càng có hại.
                         
                        Carbohydrat dễ lên men như các loại đường sucrose, fructose, maltose, lactose; mật ong, đường vàng, mật mía; trái cây tươi, khô hoặc đóng hộp; nước ngọt ...đều  là những món ăn ưa thích của vi khuẩn. Chỉ một chút đường trong bánh kẹo cũng đủ làm cho các món này dính lâu trong miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho tác dụng của vi khuẩn.
                         
                        Quan sát cho thấy người hay dùng chất ngọt bị hư răng nhiều gấp 12 lần người ít dùng. Đường hóa học saccharin, aspartame, cyclamate không làm hư răng; đường xylitol, sorbitol trong rượu  không lên men lại được coi như bảo vệ răng.
                         
                        Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu.
                         
                        Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng.
                         
                        Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau riếp...giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi.
                         
                        Thực phẩm vô hại cho răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ acid của nước miếng.
                         
                        Ăn uống nhiều lần (ăn vặt) trong ngày cũng làm thay đổi độ acid/kiềm của nước miếng và ảnh hưởng tới sự sâu răng. Thí dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng thì ít có hại hơn là lai rai ăn số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày.
                         
                        Cần nhớ là mỗi lần một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng là độ acid trong nước miếng tăng lên cao và ăn mòn men răng.
                         
                        Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ đưa đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga- tô dính răng mà sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy sĩ thì miệng sạch mau hơn. Sữa có nhiều calcium, phosphore nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng, như đường.
                         
                        Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.
                        Thực phẩm lỏng rời miệng mau hơn món ăn đặc nên độ acid cũng thấp hơn. Một cục kẹo cứng ngậm trong miệng cho tan dần tạo ra môi trường thuận lợi cho vi sinh vật. Kẹo cao su không đường nhai lâu làm tăng nước miếng và rửa sạch răng. Ngô rang có nhiều chất xơ, ít carbohydrat lên men cho nên đều tốt cho răng.
                         
                        Nước miếng có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa cũng như bảo vệ răng. Có ba tuyến nước miếng là tuyến mang tai, tuyến dưới lưỡi và tuyến dưới hàm.
                         
                         Nước bọt có tính kiềm mà nhiệm vụ chính là giữ độ ẩm cho miệng, giúp tiêu hóa thực phẩm, giảm thay đổi acid trong miệng và tiêu hóa tinh bột. Nước bọt có nhiều calcium và phosphore nên trung hòa acid do vi khuẩn tạo ra.
                         
                        Sự nhai, ngửi hoặc nhìn thấy món ăn ngon thơm đều làm chẩy nước miếng.
                         Sự tiết nước miếng giảm khi ngủ nên miệng thường khô. Nước miếng cũng giảm trong một vài chứng bệnh hoặc do tác dụng của vài dược phẩm như thuốc trị kinh phong, trầm cảm, dị ứng, cao huyết áp, thuốc có chất á phiện, các tia phóng xạ trị liệu.
                         
                        3. Phòng ngừa sâu răng.
                         
                         Sâu răng có thể xẩy ra ở mọi lứa tuổi, nhứt là khi còn thơ ấu. Sự chăm sóc những răng sữa liên quan đặc biệt tới sự tăng trưởng của hàm răng khôn sau này. Răng sữa giúp trẻ nhai thực phẩm, giữ cho hàm ở vị trí tốt cho răng vĩnh viễn. Răng tạm thời mà rụng sớm thì khoảng trống sẽ bị các răng khác lấp vào và choán chỗ của răng khôn. Răng sữa có thể bị hư khi mới hai tuổi, vì thế cha mẹ cần lưu ý chăm sóc răng cho con.
                         
                        Về dinh dưỡng, nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt.
                         
                        Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe.
                         
                        Nhiều bà mẹ dùng viên kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng cái núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm.Tất cả đều là nguy cơ dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non.
                         
                        Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Nên cho bé ngậm núm giả hoặc ngậm bình nước lã, nếu thấy cần.
                         
                        Ngoài việc sữa mẹ có nhiều chất bổ dưỡng, con hút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn.
                         
                        Trẻ em cần chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng với đầy đủ calcium, phosphore để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng.
                         
                        Fluoride, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm, nước uống.
                         
                        Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, giây cọ răng (flossing). Bàn chải nên thay mới khi không còn bảo đảm làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào.
                         
                        Vệ sinh răng miệng, nói chung, gồm có:
                        - Đánh răng mỗi ngày hai lần, nhất là sau bữa ăn.
                        - Súc miệng sau khi ăn hoặc uống.
                        - Nhai kẹo cao su không đường trong 15 phút sau bữa ăn để nước miếng ra nhiều.
                        - Cọ khe răng mỗi ngày hai lần.
                        -Dùng kem đánh răng có fluoride.
                        - Súc miệng bằng dung dịch chlorexidine.
                        -Bớt ăn thực phẩm ngọt hoặc có nhiều carbohydrate dễ lên men.
                         
                        Các khoa học gia hiện đang tìm kiếm loại vaccin để ngăn ngừa sâu răng. Hy vọng trong tương lai gần, vaccin này sẽ được bào chế.
                         
                        Bác sĩ Nha Khoa Jeffry Hillman của Đại Học Florida đang nghiên cứu thay đổi biến dị của vi khuẩn Streptococcus mutans khiến chúng không còn khả năng gây sâu răng nữa.
                         
                        Bệnh nha chu (Periodontal disease).
                        Nha chu là các mô nâng đỡ và gắn răng, gồm có nướu (gum), màng nha chu (periodontal membrane), xương ổ răng (alveolair bone) và xi măng (cementum).
                         
                        Bệnh của nha chu là nguyên nhân quan trọng của sự rụng răng sau tuổi 35-40. Ở tuổi này, có tới 75% người mắc bệnh nha chu.
                         
                        Nguy cơ hàng đầu của bệnh nha chu là không giữ gìn vệ sinh răng miệng.
                        Nha chu là bệnh nhiễm vi khuẩn.
                         
                        Có hai loại chính là viêm nướu (gingivitis) và viêm hủy hoại các mô nâng đỡ răng (periodontitis). Viêm nướu răng có thể điều trị được và cần được điều trị ngay để tránh bệnh trầm trọng hơn cho mô nâng đỡ và sự rụng răng.
                         
                        Khởi đầu của bệnh nha chu là mảng bựa (plaque) bám trên ranh giới răng và nướu mà thành phần cấu tạo có vi khuẩn với chất hữu cơ. Vi khuẩn tiết ra độc chất làm nướu sưng, viêm, chẩy máu.
                         
                         Nếu không chữa, sẽ có những túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn xuất hiện chung quanh răng. Nha chu, đôi khi cả xương hàm, sẽ bị nhiễm độc.
                         
                        Các mảng bựa bám chặt cần được nha sĩ giúp lấy đi, vì dùng bàn chải đánh răng không đủ mạnh để làm sạch chúng.
                         
                        Trong bệnh nha chu, ngoài vệ sinh răng miệng, sự dinh dưỡng cũng có vai trò đáng kể.
                         
                        Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các hóa chất độc hại.
                         
                        Thiếu sinh tố C, folate làm yếu nướu. Thiếu sinh tố C trầm trọng khi chế độ ăn uống không có rau tươi và trái cây sẽ gây ra bệnh scurvy trong đó nớu răng sưng và chẩy máu.
                         
                        Thiếu chất đạm, sinh tố A và B cũng đều đưa tới bệnh nha chu.
                         
                        Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tuyến cận giáp, bệnh thiếu hồng cầu, khô miệng, đang điều trị bằng phóng xạ cũng có nguy ngơ mắc bệnh nha chu.
                         
                        * Kết luận
                         
                        Phương ngôn ta có câu nói: “Cái răng cái tóc là góc con người”
                         
                        Tuy chỉ là một góc của con người, nhưng răng có nhiều vai trò quan trọng.
                        Răng là cửa ngõ đầu tiên cho sự tiêu hóa, nuôi dưỡng cơ thể. Nếu răng không nhai, không xé thực phẩm trước khi nuốt thì thực phẩm chẳng làm sao mà xuống dạ dày để được tiêu hóa tiếp.
                         
                        Một hàm răng đen hạt huyền, “răng đen nhi nhí, ông Lý cũng khen”, hoặc hàm răng trắng như ngọc làm gương mặt rạng rỡ khi cười, khiến thiên hạ cũng vui theo.
                         
                        Răng sâu, răng rụng hết trơn thì làm sao mà hùng dũng đọc “đít cua”, làm sao mà thủ thỉ “tán đào, tán kép”!
                         
                        Một hàm răng không sâu không hư hỏng cũng có ảnh hưởng tốt cho cơ thể.
                         
                        Kết quả nghiên cứu bên Phần Lan, công bố trong British Journal of Medicine ngày 25 tháng 3 năm 1989 cho hay, có một liên hệ giữa bệnh của răng với một số bệnh tổng quát của cơ thể như tai biến động mạch não, bệnh tim, bệnh tiểu đường.
                         
                        Các nghiên cứu mới đây tại Hoa Kỳ, Canada, Anh, Thụy Điển cũng có cùng kết luận. Theo H.I. Morrison, người mang bệnh nha chu có nhiều rủi ro tử vong vì bệnh tim mạch.
                         
                        Kết quả nghiên cứu của bác sĩ Walter Loesche, Đại học Nha Michigan, đăng trên tạp chí của hội Nha khoa Hoa Kỳ vào tháng 3 năm 1998 cũng cho hay có sự tương quan giữa bệnh động mạch vành với bệnh của răng và nướu răng.
                         
                        Ngày xưa, các cụ ta có tục lệ nhuộm răng đen bằng nhựa cánh kiến, phèn đen. Hàm răng của các cụ bền vững, đẹp hạt huyền cho tới ngày các cụ ra đồng nằm ca hát với giun với dế.
                         
                        Hay là ta phục hồi lại chế độ nhuộm răng và phổ biến cho bàn dân tứ xứ. Có khi lại trở thành tỷ phú đô la.
                         
                        BÁC SĨ NGUYỄN Ý ĐỨC
                        Texas-Hoa Kỳ.
                         
                        http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=117&nid=105156
                         
                        #12
                          HongYen 06.05.2007 23:23:36 (permalink)
                          Trẻ em đang sâu răng nhiều hơn
                          Thứ Tư, 02/05/2007, 16:42 (GMT+7)
                           
                          TTO - Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật của Mỹ (CDC), tỷ lệ nhi đồng bị sâu răng ở Mỹ đã tăng lên so với mười năm trước và đây là một vấn đề về sức khỏe trong trẻ em cần được quan tâm không kém vấn đề về hội chứng béo phì sớm.
                           
                          So sánh khoảng thời gian năm 1999 - 2005 với khoảng 1988 - 1994, CDC cho biết tỷ lệ trẻ em từ 2 đến 5 tuổi bị sâu răng ở Mỹ đã tăng từ 24% lên 28%. Trong khi  40 năm trước đây, Mỹ đã từng đưa ra ghi nhận về sự cải thiện đáng kể tình trạng sâu răng ở trẻ em và người lớn.
                           
                          Một mặt, các chuyên gia y tế cho rằng chính các tác nhân gây ra béo phì đối với trẻ cũng đóng vai trò trong việc làm cho chúng sâu răng như: ăn liên tục bánh snack, ít ăn trái cây và rau, uống nhiều nước có đường, bao gồm loại nước trái cây đóng trong các chai dành cho trẻ ở tuổi nhi đồng. 
                           
                          Một mặt khác, các chuyên gia cảnh cáo nhiều trẻ không được cha mẹ nhắc nhở đánh răng trước khi lên giường buổi tối và ăn liên tục cũng làm cho độ pH trong miệng không có thời gian trở lại độ trung tính, khiến vi khuẩn tìm được đất màu mỡ để sinh sôi. Ngoài ra, trẻ ngày nay uống nước đóng chai thay vì nước từ vòi có chứa chất fluor nên không giúp ngừa sâu răng.
                           
                          Trưởng nhóm nghiên cứu, tiến sĩ Bruce Dye cho biết: "Khi một chiếc răng bị sâu, nó sẽ lây cho răng khác. Trẻ em uống chung  ly và sử dụng muỗng nĩa với cha mẹ hoặc các cô bảo mẫu bị sâu răng cũng sẽ bị lây. Một hàm răng sữa chắc khỏe sẽ giúp hàm răng trưởng thành sau này mọc đúng. Trong khi răng sữa bị sâu sẽ truyền cho hàm răng sau này cùng đúng con vi khuẩn đó qua đường nướu".
                           
                          Ngoài khuyến cáo dành cho răng của trẻ tuổi nhi đồng, các chuyên gia CDC còn cho biết con số người lớn đi khám răng thường xuyên cũng đang giảm từ 64% xuống còn 60% trong năm vừa rồi.
                           
                          TH.TÙNG (Theo Pittsburgh Post - Gazette)
                           
                          http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=199349&ChannelID=12
                          #13
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9