THƠ ĐƯỜNG : HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT

Tác giả Bài
lá chờ rơi
  • Số bài : 6916
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
  • Nơi: 6 tháng bên đông 6 tháng đoài
THƠ ĐƯỜNG : HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT - 23.08.2009 21:16:19
THƠ ĐƯỜNG : HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT

Hai bài viết :
THƠ ĐƯỜNG : THẤY SAO NÓI VẬY
và HỌC LÀM THƠ ĐƯỜNG như THI NHÂN ĐỜI ĐƯỜNG

cho thấy phớt qua là có 2 cách làm một bài thơ TNBC Đường Luật, khó dễ khác nhau. Bài này xin nói rõ hơn về hai cách đó :

* làm thơ Thất Ngôn Bát Cú Đường Luật, nếu theo kiểu mẫu qui định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7, thì tương đối gặp khá nhiều sự ràng buộc.
* làm thơ TNBC Đường Luật theo kiểu mẫu thi nhân đời Đường áp dụng, thì cách thực hành đơn giản hơn nhiều, mà lại bao gồm luôn những cách chơi quy định bởi dải số 1-8 2-3 4-5 6-7.

Để tránh lập lại những chi tiết dông dài, xin gọi tắt cách chơi theo dải số 1-8 2-3 4-5 6-7 là cách “theo Dải Số”, và cách chơi kia là cách “theo Đường Thi”.

Hai cách làm 1 bài thơ TNBC Đường Luật nói trên, có sự khó dễ khác nhau theo từng bước như sau :

Khi viết câu 1 và câu 2 :
1. Hai câu 1 và 2 không cần phải đối nhau.
2. Hai câu đều phải mang vần (chỉ nói về vần Bằng). Câu 1 có thể không có vần.
3. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng, một câu theo luật Trắc, Luật nào trên Luật nào dưới cũng đều được cả.
3 qui định trên đều áp dụng cho cả hai cách (“theo Dải Số” và “theo Đường Thi”).

Ví dụ như câu 1 và câu 2 là :

úa lao xao vẩy phất phơ        = (câu trên theo luật Trắc)
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
hoặc là :

Một trời hương sắc một trời thơ  = (câu trên theo luật Bằng)
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung

Khi viết câu 3 và câu 4 :
1. Hai câu 3 và 4 phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần.  3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,
 
Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên (1 và 2) ra sao.

Ví dụ dùng hai câu 1 và 2 của Đồng Lão :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu lấy hai câu 1 và 2 của Đồng Lão, thì câu 3 phải theo luật Bằng, câu 4 phải theo luật Trắc.

Ví dụ :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh

Lưu ý là cách chơi “theo Đường Thi”  bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .

Khi viết câu 5 và câu 6 :
1. Hai câu 5 và 6 phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần.  3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,

Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên ra sao.

Ví dụ, nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số”  :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi : nếu nối tiếp 4 câu trên của cách “theo Dải Số” , thì câu 5 phải theo luật Trắc, câu 6 phải theo luật Bằng.

Ví dụ :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali

Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi”  bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .

Khi viết câu 7 và câu 8 :
1. Hai câu 7 và 8 không cần phải đối nhau.
2. Chữ thứ 7 của câu trên là một chữ Trắc
3. Chữ thứ 7 của câu dưới phải mang vần.  3 qui định này áp dụng cho cả hai cách.
4. hai câu phải khác Luật nhau, một câu theo luật Bằng một câu theo luật Trắc,

Cách “theo Đường Thi” thì : Luật nào trên luật nào dưới cũng đều được cả, bất cứ là những câu trên ra sao.

Ví dụ, nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số”  :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Còn cách “theo Dải Số” thì đòi hỏi :  nếu nối tiếp 6 câu trên của cách “theo Dải Số”, thì câu 7 phải theo luật Bằng, câu 8 phải theo luật Trắc.

Ví dụ :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

8 câu trên được Dải Số chấp nhận, vì thỏa mãn được mọi sự ràng buộc từ câu 3 trở xuống đến câu 8.

Còn với cách chơi thoải mái “theo Đường Thi” , thì từ câu 3 trở xuống đến câu 8 có rất ít sự ràng buộc, và toàn bài thơ có thể như thế này :

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

8 câu này trúng vào phép Niêm và Luật của bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy và bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch.

Nhắc lại là cách chơi “theo Đường Thi”  bao gồm luôn cách chơi “theo Dải Số” .

Đi vào chi tiết để thấy rõ như sau :

Về Niêm :
Trên hai phần tứ cú của bài bát cú, thi nhân đời Đường dùng cả hai phép Niêm 1-4 2-3 và 1-3 2-4, đồng thời cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do dùng phép Niêm khác nhau.

Do đó nên trên nguyên tắc, có cả thảy 4 dạng Niêm :
1/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-4 2-3
2/ trên Niêm 1-4 2-3, dưới Niêm 1-3 2-4
3/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-4 2-3
4/ trên Niêm 1-3 2-4, dưới Niêm 1-3 2-4

Về Luật :
Thi nhân đời Đường cũng cho phép hai phần tứ cú (một trên một dưới) tự do theo Luật khác nhau.
Nên trên nguyên tắc, cũng có cả thảy 4 dạng Luật :
a/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Bằng
b/ trên theo Luật Bằng, dưới theo Luật Trắc
c/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Bằng
d/ trên theo Luật Trắc, dưới theo Luật Trắc

Bất cứ thể Niêm nào cũng đều mang theo một thể Luật nên sự pha trộn đầy đủ trên nguyên tắc sẽ cho 16 dạng Niêm + Luật là :

1.a, 1.b, 1.c, 1.d
2.a, 2.b, 2.c, 2.d
3.a, 3.b, 3.c, 3.d
4.a, 4.b, 4.c, 4.d

Tổng cộng 16 dạng Niêm+Luật trên lý thuyết đó có thể mô tả với những cặp 2 câu thơ viết sẵn đã nêu ở phần trên như sau :

1.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là : (các con số chỉ phép Niêm, Bằng hay Trắc chỉ Luật)
1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Bằng (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số” )
- giống như bài KHÚC GIANG NHỊ THỦ (kỳ nhị) của Đỗ Phủ -

1.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài HÀ TIỆN của Nguyễn Minh Triết -

1.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh -

1.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Lá chờ rơi

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Dải Số )
- giống như bài KHÚC GIANG ÐỐI TỬU của Đỗ Phủ -

2.a - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Hàn Phong + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du -

2.b - ráp các câu của : Chí Trung + TMH + Vancali + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- tương tự như bài TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ của Cao Thich, bài của Cao Thích có Niêm + Luật tréo lại là (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng) -

2.c - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Lá chờ rơi

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN của Lưu Trường Khanh -

2.d - ráp các câu của : Đồng Lão + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài SỐNG ĐỜI TIÊN của lá chờ rơi -

3.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài KÝ THÔI THỊ NGỰ của Lý Bạch -

3.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + lá chờ rơi

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- tương tự như bài ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI của Lý Bạch, bài của Lý Bạch có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng) -

3.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Thi Nang

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ của Đỗ Phủ -

3.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Lá chờ rơi

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-4 2-3 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài DĨ HÒA VI QUÝ của Nguyễn-Bỉnh-Khiêm -

4.a - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Hàn Phong + lá chờ rơi
Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- Niêm giống như bài CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy nhưng khác Luật, bài của Vương Duy có Niêm + Luật là (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc) –

4.b - ráp các câu của : Chí Trung + Vũ Kim Thanh + Vancali + Thi Nang

Một trời hương sắc một trời thơ
Dâu bể từng phen lúc tỏ mờ - Chí Trung
Khung trời xướng họa đâu eo hẹp
Nghĩa tình xưa đẹp tới giờ
- Vũ Kim Thanh
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài VUI XUÂN CON TRÂU của Sương Anh -

4.c - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Hàn Phong + Lá chờ rơi

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Tam phân thiên hạ điều lo thực
Tứ hải giai huynh sự tưởng mơ – Hàn Phong
Như hồn thơ dậy trong tiền kiếp
Còn chút dư âm mãi đến giờ ! – lá chờ rơi

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Bằng. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài BÁC LÁ YÊU DẤU ! của Vancali -

4.d - ráp các câu của : Đồng Lão + TMH + Vancali + Thi Nang

úa lao xao vẩy phất phơ
Nơi vườn hoang lặng sắc tiêu sơ - Đồng Lão
Chẳng nhớ sao ngày luôn ngóng đợi.
Chưa yêu sao tối mãi trông chờ. - Trần Mạnh Hùng
Đáy giếng nhìn trăng mây trộn nước
Đầu song đón gió mộng tìm mơ  - Vancali
Dẫu đã xa rồi nhưng nhớ mãi
Từ khi cách biệt đến bây giờ - Thi Nang

Niêm + Luật của hai bài tứ cú trên và dưới là :
1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc. (đây là một bài TNBC đúng “theo Đường Thi” )
- giống như bài ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch -

*******

Tất cả 16 bài TNBC trên đây đều có âm điệu hài hòa.
Phép Niêm 1-3 2-4 là một trong 2 phép Niêm chính thống của thơ Tứ Tuyệt. Dải Số không dùng nhưng thi nhân đời Đường vẫn dùng.
Ngoài ra những nơi có sự đổi Niêm, đổi Luật đều không hề gây ra sự chói tai, khổ độc nào, mà có khi lại cho người đọc cái cảm giác nghe hay hơn, nhờ sự “đổi mới” thay vì sự “nhàm chán” khi gặp hoài một “điệu thơ cũ” dù là hay đến mấy.

Như mọi người có thể nhận ra là phép chơi “theo Đường Thi”  không cần biết các câu phía trên theo luật nào, những câu thơ từ 1 đến 8 sẽ như sao và sẽ đan kết với nhau ra sao. Cứ tự nhiên để cho hứng thơ, tứ thơ đun đẩy mà viết mỗi cặp với 1 câu Trắc 1 câu Bằng, thì có thể hoàn toàn yên trí rằng, khi xong hết 8 câu, chúng sẽ tạo ra hai phần tứ cú đúng Niêm 1-4 2-3 hoặc 1-3 2-4.

Cái dễ của cách chơi “theo Đường Thi”  là như vậy. Nhưng dùng cách chơi này là chấp nhận cách chơi của thi nhân đời Đường. Phần lớn các tác phẩm sẽ khác với cách chơi “theo Dải Số” . Trung bình cứ 16 bài thì mới có 2 bài “theo Dải Số” . Những tác phẩm “không theo Dải Số”  có thể sẽ bị coi là “thất niêm” bởi những người trung thành với dải số. Tiếng “phá cách” thì họ để dành gọi những tác phẩm của các đại thi nhân tiền bối đời Đường với câu “Đại gia văn chương bất câu Niêm Luật”. Thơ của bọn mình thì chưa có cái vinh hạnh được gọi là thơ phá cách !

Nhưng việc gọi những bài thơ nằm ngoài dải số là thơ “thất niêm, phá cách hay thơ Cổ Phong” là một sự sai lầm hoàn toàn.

Phần trình bày về 16 cách chơi “theo Đường Thi”  trên đây đã chứng tõ rằng đó là những bài thơ Đường Luật. Dải số không bao gồm được hết 16 cách Niêm Luật ấy, thì đó là việc của dải số.

Vậy : CHÍNH DANH “ĐƯỜNG LUẬT” LÀ ĐÂU ?

Chắc mọi người đều đồng ý với Quách-Tấn trong định nghĩa trích dẫn sau đây :

“Ðường Luật không phải do một cá nhân hay một nhóm thi nhân cao hứng đặt ra theo sở kiến, sở thích của mình, mà chính là sự đúc kết những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công, và điển chế những thành công ấy làm khuôn phép chung cho làng Thơ.”
(trích Thi Pháp Thơ Ðường của Quách-Tấn, trang 38)

* những kinh nghiệm kỹ thuật lâu đời đã thành công thì hẳn là phải lấy từ các bài Đường Thi còn lưu truyền đến nay.

Và cách chơi “theo Đường Thi” mô tả trên đây chỉ là “thấy sao nói vậy” về những kinh nghiệm kỹ thuật đã thành công của thi nhân đời Đường.

Đường Luật lấy ra từ phần kỹ thuật của Đường Thi là như thế.
 
Còn việc sau đó Đường Luật bị thay đổi do nhu cầu nọ kia (ví dụ như do nhu cầu chấm thi của giới quan trường) để trở thành Đường Luật mà dải số đang theo thì đó là việc khác.
Nếu cần chính danh cho dải số thì đó là việc của những người theo dải số.
Rất có thể là có một đạo luật nào đó của triều đình đã quy định những điều phải học về thơ Đường là như vậy.

Nhưng dù sao thì cũng xin nêu lại những điểm vô lý đã ăn sâu vào quan điểm của khá nhiều người, khi gọi những bài thơ Đường chính thống ấy là Thất Niêm, Phá Cách, hay thơ Cổ Phong như sau :

* sao gọi được là “thất Niêm” khi bài thơ sử dụng 2 phép Niêm chính thống của thơ tứ cú là 1-4 2-3 và 1-3 2-4 ? Dải số cũng dùng 1 trong hai phép Niêm đó (1-4 2-3) thì sao ? Chỉ có thể gọi là thất Niêm khi trong phần tứ cú, câu 1 niêm với câu 2 (1-2), hoặc câu 3 niêm với câu 4 (3-4), hoặc cả 4 câu 1-2-3-4 đều cùng theo một luật (1-2-3-4).
* sao gọi được là ‘phá cách’ khi những cách chơi đa dạng đều đi theo một nguyên tắc rõ ràng là : cho phép hai phần tứ cú được tự do theo Niêm, theo Luật khác nhau, với sự pha trộn mọi cách Niêm + Luật. Không biết dải số căn cứ vào đâu mà chỉ dùng 2 trong số 16 cách Niêm + Luật trên lý thuyết của Đường Thi. Đường Thi là gốc, đáng lẽ dải số phải theo. Nhưng vì một lý do gì đó mà dải số không theo. Vậy sự “phá cách” chính là do dải số.
* Những đặc điểm của thơ Cổ Phong là : được dùng nhiều vần, được dùng số câu khác nhau 6, 8, 10, 12, không cần có đối, không cần theo Niêm Luật. Vậy tại sao trong số bị gọi là thơ Cổ Phong lại chẳng có bài nào có 2 vần ? chẳng có bài nào có số câu là 6, 10, 12 ? chẳng có bài nào không có đối ở các cặp 3-4 và 5-6 của bài bát cú ? chẳng có bài nào có được vài câu với nhì-tứ-lục chẳng phân minh một cách hiển nhiên? (không kể những câu tác giả cố ý bỏ luật 1 chữ để bảo toàn ý nghĩa).

Ngày nay thơ Đường chỉ dùng cho sự tiêu khiển của những người yêu thơ. Mọi người tự do chọn hướng đi của mình.
Chẳng ai đả kích người chơi theo dải số. Họ có thể được hoan hô với chủ trương thích tìm cái khó để chơi, để trao dồi…..
Còn sự gieo tiếng xấu cho Đường Thi là “thất Niêm, phá cách, thơ Cổ Phong” cũng chẳng biết do đâu, nhưng cũng chẳng có gì quan trọng.
Vì những sự phân tách mỗ xẻ phần kỹ thuật Đường Thi, như vừa lập lại trên đây, đã cho thấy rõ ràng đâu là sự thật đâu là ác ý.

Sự làm thơ cốt là để giúp chúng ta vui chơi trong sự thoải mái. Mà thơ thì có nhiều khuynh hướng khác nhau.

Ai muốn làm thơ theo dải số thì cứ theo. Ai muốn làm thơ theo Đường Thi thì cũng không ai cấm cản.

Và có một điểm chung quan trọng : là mọi người đều có bổn phận cống hiến cho Làng thơ những bài thơ hay để thưởng thức.

Rất cám ơn quý bạn Đồng Lão, Vũ Kim Thanh, Trần Mạnh Hùng, Hàn Phong, Vancali, Thi Nang và Chí Trung đã soạn giúp cho những cặp 2 câu thơ dùng trong phần giải thích trên.

Thân ái chào tất cả quý bạn đã bỏ công ra đọc bài này.

Lá chờ rơi 23/08/09

&&&&&&&&

Phụ lục :

Nguyên văn những bài thơ chỉ mới kê tên nơi phía trên :
(trong ngoặc : các con số là phép Niêm của từng phần tứ cú, Bằng hay Trắc là Luật của phần tứ cú đó.)

1.a KHÚC GIANG NHỊ THỦ - kỳ nhị (1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Bằng)

Triều hồi nhật nhật điển xuân y
Mỗi nhật giang đầu tận túy quy
Tửu trái tầm thường hành xứ hữu
Nhân sinh thất thập cổ lai hi
Xuyên hoa giáp điệp thâm thâm hiện
Ðiểm thủy thanh đình khoản khoản phi
Truyền ngữ phong quang cộng lưu chuyển         = bỏ luật chữ thứ 6
Tạm thời tương thưởng mạc tương vi.
Ðỗ Phủ

BÀI THƠ TRÊN SÔNG KHÚC GIANG (bài hai)

Mỗi buổi chầu lui thường cố áo (cố = cầm cố)
Bên sông say khướt mới ra về
Vài ba nợ rượu đâu không có
Bẩy chục đời người dễ mấy khi
Cánh bướm vờn hoa bay thấp thoáng
Ðuôi chuồn giỡn nước kéo lê thê
Xưa nay quang cảnh cùng thay đổi
Ðược lúc vui chơi há ngại gì.
Bùi Khánh Ðản

1.b HÀ TIỆN (1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc)

Giàu thì ba bữa khó thì hai
Lần lữa cho qua tháng thiếu đầy
Nón đổingoài quần đổi ống
Dép thay da mặt túi thay quai
Dặn vợ đừng gắp mắm
Bảo con bớt gạo bỏ thêm khoai
Thế gian mặc kẻ cười tiện
Ta chẳng phiền ai chẳng lụy ai.
Nguyễn-Minh-Triết

1.c VĂN LÂN GIA LÝ TRANH (1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng)

Bắc đẩu hoành thiên dạ dục lan
Sầu nhânnguyệt tứ đoan
Hốt văn họa các Tần tranh dật
Tri thị lân gia Triệu nữ đàn
Khúc thànhức song nga liễm
Điệu cấp giao liên ngọc chỉ hàn
Ngân thược trùng quan thính vị tịch
Bất như miên khứ mộng trung khan.
Từ An Trinh

NGHE ĐÀN TRANH NHÀ HÀNG XÓM

Bắc đẩu ngang trời đêm sắp tan
Buồn trong trăng sáng ý mơ màng
Chợt nghe gác họa âm Tần vọng
Mới biết nhà bên gái Triệu đàn
Khúc trọn hẳn chau đôi mắt ngọc
Điệu mau e buốt ngón tay vàng
Lắng nghe then khóa còn chưa mở
Ngủ quách may ra mộng gặp nàng.
Đinh Vũ Ngọc

1.d KHÚC GIANG ĐỐI TỬU (1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Trắc)

Uyển ngoại giang đầu tọa bất quy
Thủy tinh cung điện chuyển phi vi
Ðào hoa tế trục dương hoa lạc
Hoàng điểu thời kiêm bạch điểu phi
Túng ẩm cửu biền nhân cộng khí
Lãn triều chân dữ thế tương vi
Lại tình cánh giác Thương Châu viễn
Lão đại đồ thương vị phất y.
Ðỗ Phủ

UỐNG RƯỢU TRÊN SÔNG KHÚC GIANG

Ngồi mãi bên vườn bến Khúc Giang
Thủy tinh cung điện bóng mờ gương
Hoa tơi tả rụng đào chen liễu
Chim nhởn nhơ bay trắng lẩn vàng
Chén rượu thường say người đã chán
Phiên chầu vẫn trễ tiếng còn mang
Biết rằng hoạn lộ xa tiên cảnh
Tuổi tác chưa về nghĩ tự thương.
Bùi Khánh Ðản

2.a ÐỘC TIỂU THANH KÝ (1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng)

Tây Hồ mai uyển tẫn thành khư
Ðộc điếu song tiền nhất chỉ thư
Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chươngmệnh lụy phần
Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự
Bất tri tam báchniên hậu
Thiên hạnhân khấp Tố Như.
Nguyễn-Du

2.b TỐNG TIỀN VỆ HUYỆN - LÝ THẨM THIẾU PHỦ (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng)

Hoàng điểu phiêu phiêu dương liễu thùy
Xuân phong tống khách sử nhân bi
Oán biệt tự kinh thiên ngoại
Luân giao khước ức thập niên thì
Vân khai Mấn Thủyphàm viễn
Lộ nhiễu Lương Sơn thất trì
Thử địa tòng lai khả thừa hứng               = bỏ luật chữ thứ 6
Lưu quân bất trú ích thê kỳ.
Cao Thích

TIỄN ĐƯA QUA THIẾU PHỦ - LÝ THẨM HUYỆN TIỀN VỆ

Vút giọng oanh vàng tơ liễu buông
Gió xuân tiễn khách dạ sầu thương
Chia ly ngàn dặm bao đau xót
Gắn bó mười năm mấy vấn vương
Mấn Thủy mây giăng buồm lẻ bóng
Lương Sơn ngựa chậm núi chen đường
Nơi đây ngày trước cùng vui thú
Chẳng giữ chân anh thật đáng buồn !
Đinh Vũ Ngọc

2.c ĐĂNG TÙNG GIANG DỊCH LÂU BẮC VỌNG CỐ VIÊN (1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Bằng)

Lệ tận giang lâu vọng Bắc quy
Điền viênhãm bách trùng vi
Bình vạn nhân khứ
Lạc nhật thiên sơn không điểu phi
chu dạng dạng hàn triều tiểu
Cực phố thương thương viễn thụ vi
Bạch âu ngư phủ đồ tương đãi
Vị tảo Sam Thương lãn tức ky.
Lưu Trường Khanh

LÊN LẦU TRẠM TÙNG GIANG - TRÔNG VỀ QUÊ PHƯƠNG BẮC

Lầu sông lệ cạn trông về Bắc
Vườn ruộng trăm vòng chịu bủa vây
Vạn dặm đồng không người chẳng đến
Nghìn non chiều xuống chim còn bay
Thuyền đơn thấp thoáng triều se lạnh
Bến cũ xanh xanh cây mọc dày
Âu trắng ngư ông xin hãy đợi
Chưa qua hoạn nạn khó về ngay.
Đinh Vũ Ngọc

2.d SỐNG ĐỜI TIÊN (1-4 2-3 Trắc, 1-3 2-4 Trắc)
(thân tặng Thảo My)

một nàng thơ đang ngủ yên
Say nồng quên tỉnh giấc cô miên
Đầu xuân nên tránh tìm thương ghét
Sắp Tết đừng quên chúc bạc tiền
Ông muốn ăn nem nhiều kẻ trách
không nếm chả chẳng ai phiền
Chín bỏ làm mười hung hóa kiết
Gìn lòng “vô hận” kiếp thần tiên*.
Lá chờ rơi 23/01/08
* nhẫn nhẫn nhẫn, vô hận thần tiên tùng thử đắc ! (Minh Tâm Bửu Giám)

3.a KÝ THÔI THỊ NGỰ (1-3 2-4 Bằng + 1-4 2-3 Bằng)

Uyển khê sương dạ thính viên sầu
Khứ quốc trường như bất hệ châu
Độc liên nhất nhạn phi Nam độ
Khước tiện song khê giải Bắc lưu
Cao nhângiải Trần Phồn tháp
Quá khách nan đăng Tạ Diễu lâu
Thử xứ biệt ly đồng lạc diệp
Triêu triêu phân tán Kính Đình thu.
Lý Bạch

GỬI QUAN THỊ NGỰ HỌ THÔI

Vượn khóc đêm sương xứ uyển khê
Như thuyền không buộc mãi xa quê
Nhạn đành lẻ một phương Nam đến
Suối chẳng chung đôi đất Bắc về
Hạ chỏng Trần Phồn còn lắm kẻ
Leo lầu Tạ Diễu khó trăm bề
Nơi đây lá rụng cùng chia biệt
Núi Kính Đình thu vẫn cách ly.
Đinh Vũ Ngọc

3.b ĐĂNG KIM LĂNG PHƯỢNG HOÀNG ĐÀI (1-3 2-4 Bằng, 1-4 2-3 Bằng)

Phượng Hoàng Ðài thượng phượng hoàng du
Phượng khứ đài không giang tự lưu
Ngô cung hoa thảo mai u kính
Tấn đại y quan thành cổ khâu
Tam sơn bán lạc thanh thiên ngoại
Nhị thủy trung phân bạch lộ châu
Tổng vị phù vân năng tế nhật
Trường An bất kiến sử nhân sầu.
Lý Bạch

LÊN ĐÀI PHƯỢNG HOÀNG Ở KIM LĂNG

Chim Phượng hoàng chơi lầu Phượng hoàng
Phượng bay lầu trống với trường giang
Cung Ngô hoa cỏ con đường rậm
Thời Tấn xiêm y nấm mộ tàn
Ngọn núi Tam Sơn trời xẻ nửa
Dòng sông Nhị Thủy bãi chia ngang
Ô hay mây nổi che trời sáng
Chẳng thấy Trường An sầu chứa chan.
Đinh Vũ Ngọc

3.c HOÀI CỔ TÍCH - KỲ NHỊ (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Bằng)

Dao lạc thâm tri Tống Ngọc bi
Phong lưu nho nhả diệc ngô
Trướng vọng thiên thu nhất sái lệ
Tiêu điều dị đại bất đồng thì
Giang san cố trạch không văn tảo
Vân hoang đài khởi mộng
Tối thị Sở cung câu dẫn diệt
Châu nhân chỉ điểm đáo kim nghi.
Đỗ Phủ

NHỚ CHUYỆN XƯA – BÀI HAI

Tống Ngọc sầu thương cảnh rụng rơi
Phong lưu nho nhả bậc thầy tôi
Nghìn thu tưởng nhớ còn rơi lệ
Một cảnh tiêu sơ dẫu khác thời
Sông núi nhà xưa văn vẻ đó
Mây mưa đài cũ mộng mơ thôi
Thương thay cung Sở tiêu tan hết
Nơi lái thuyền xưa chỉ vẫn ngờ.
Đinh Vũ Ngọc

3.d DĨ HÒA VI QUÝ (1-3 2-4 Trắc + 1-4 2-3 Trắc)

thế đừng tranh tiếng trượng phu
Làm chi cho sự đôi co
Đây cậy đây khôn đây chẳng nhịn
Ðấy rằng đấy phải đấy không thua
Duật nọ hãy còn đua đến bạng
Lươn kia hầu dễ kém chi
Chữ rằng : Nhân hòa vi quý
sự thì hơn khỏi phải lo.
Nguyễn-Bỉnh-Khiêm

4.a CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc)

Chước tửu dữ quân quân tự khoan
Nhân tình phiên phúc tự ba lan
Bạch thủ tương tri do án kiếm
Chu môn tiên đạt tiếu đàn quan
Thảo sắc toàn kinh tế thấp
Hoa chi dục động xuân phong hàn
Thế sự phù vântúc vấn
Bất như cao ngọa thả gia xan.
Vương Duy

RÓT RƯỢU MỜI BÙI DỊCH

Mời anh cạn chén để nguôi sầu
Tráo trở tình đời khác sóng đâu
Tóc trắng quen thân còn thủ kiếm
Cửa son hiển đạt lại cười nhau
Mưa dầm cỏ dại càng phơi phới
Gió lạnh hoa xuân chịu dãi dầu
Chuyện thế mây trôi thôi chớ hỏi
Chi bằng ăn ngủ khỏi lo âu.
Đinh Vũ Ngọc

4.b VUI XUÂN CON TRÂU (1-3 2-4 Bằng, 1-3 2-4 Trắc)

Không chờ chẳng đợi cũng nhanh qua
Tiễn chuột mừng trâu đến viếng nhà
Vui Xuân hý hoạ vài câu đối
Đón Tết nhâm nhi mấy chén trà
Xúc cảnh lời vàng bay bỗng mãi
Tri tình bút ngọc toả lan xa
Nắn nót bài thơ xin chúc Bác
Thi ca đám trẻ chạy theo già. 
Sương Anh

4.c BÁC LÁ YÊU DẤU ! (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Bằng)

Bác  vui đùa bạn hữu đông
Ông đi vắng lặng hỏi buồn không ?
Chỉ lối ngay đường thường đụng chạm
Lời ngay nẻo phải khó tương đồng
Tình ơi kính Lão đời thanh thản
Bạn hởi thương người nước đục trong
Chờ Rơi ở lại đừng xa nhé
Bé tịt hồn thơ muối xát lòng. 
Vancali 9.23.08

4.d ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc)

Đỗ Lăng hiền nhân thanh thả liêm          (bỏ Luật ở chữ Lăng
Đông Khê bốc trúc tuế thời yêm
Trạch cận thanh sơn đồng Tạ Diễu
Môn thùy bích liễu tự Đào Tiềm
Hảo điểu nghinh xuân ca hậu viện
Phi hoa tống tửutiền thiềm
Khách đáo đãn tri lưu nhất túy
Bàn trung chi hữu thủy tinh diêm.
Lý Bạch

ĐỀ CHỖ Ở ẨN CỦA ĐÔNG KHÊ CÔNG

Đỗ Lăng đã nổi tiếng người hiền
Về ẩn Đông Khê trải mấy niên
Nhà cận núi xanh như Tạ Diễu
Cửa buông liễu biếc tựa Đào Tiềm
Đón xuân chim quý ca sau viện
Mời rượu hoa bay múa trước hiên
Khách đến nài nhau say một bữa
Trong mâm chỉ có muối tinh nghiền.
Đinh Vũ Ngọc

***********
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.09.2009 14:08:28 bởi lá chờ rơi >
Có mợ thời chợ thêm đông
Vắng mợ chợ cũng chẳng "không" bữa nào !

lá chờ rơi
  • Số bài : 6916
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.06.2005
  • Nơi: 6 tháng bên đông 6 tháng đoài
RE: THƠ ĐƯỜNG : HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT - 31.08.2009 19:41:51
Không hiểu vô tình hay cố ý, mà vừa rồi có những bài thơ làm theo kiểu chơi của thi nhân đời Đường nơi đây :

CHAY Đối MẶN (1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc)
(song song tứ tuyệt)

Chay ăn không chán sức sung ra     (4 câu trên theo luật Bằng
Mặn nếm vài lần sẽ thích mà
Chay đậu tương phùng mời đến dự
Mặn cơm hợp tác bắt làm ra
Chay chán ở chùa qua đớp "phở"    (4 câu dưới theo luật Trắc
Mặn ra phố muốn chơi "quà"
Mặn chê tôm cá nghe càng ớn
Chay liếm xương cầy chỉ có ta
Đoạn Trường
Bài CHAY Đối MẶN hai phần tứ cú đổi luật : tứ cú trên theo luật Bằng, tứ cú dưới theo luật Trắc, giống như bài HÀ TIỆN của Nguyễn-Minh-Triết (1-4 2-3 Bằng, 1-4 2-3 Trắc)

bài này thì ngược lại :
CÙNG CÓ LỢI (1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng)

Quán phở đầu đường lại ghé qua     (4 câu trên theo luật Trắc
Lâu lâu...giải trí chút thôi mà
nghe, kệ nhé câm như hến
Dẫu thấy, thôi đừng chớ nói ra
Nếu không hóng hớt đây...cho xái   (4 câu dưới theo luật Bằng
Đừng lu loa đấy...được quà
Lợi cả đôi đường đâu dễ chối
Từ nay tui sẽ nhận...phe ta
Tú Lòng...thòng
Bài CÙNG CÓ LỢI hai phần tứ cú cũng đổi luật nhưng ngược lại : tứ cú trên luật Trắc, tứ cú dưới luật Bằng, giống như các bài Đường Thi :
VĂN LÂN GIA LÝ TRANH của Từ An Trinh : 1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng
DẠ BIỆT VI TU SĨ của Cao Thích 1-4 2-3 Trắc, 1-4 2-3 Bằng
BÁN NHẬT THÔN của Tiền Khởi 1-4 2-3 Trắc 1-4 2-3 Bằng

Bài này thì dùng phép Niêm 1-3 2-4 :
CƠM PHỞ (1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc)

Cơm phở đều từ lúa gạo ra
Phở cơm no bụng sống thôi mà
Phở mảnh mai xinh thèm bế ẳm
Cơm tròn ục ịch muốn xê ra
Cơm nuốt hàng ngày lâu cũng ngán
Phở ăn thỉnh thoảng giống như quà
Cơm phở suy cùng đều ở gạo
Đổi thay cũng đúng phải hong… ta ???
Nguyệt Ánh
Bài CƠM PHỞ dùng phép Niêm 1-3 2-4 cho hai bài tứ cú trên và dưới.
giống như các bài :
CHƯỚC TỬU DỮ BÙI DỊCH của Vương Duy : 1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc
và ĐỀ ĐÔNG KHÊ CÔNG U CƯ của Lý Bạch 1-3 2-4 Trắc, 1-3 2-4 Trắc

Sau đó con vi-rút Đường Thi tấp qua TMH,
nên bài này có một phần tứ cú dùng phép Niêm 1-3 2-4
NỖI NHỚ QUÊN (1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng)

Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng(*)
Lất phất mưa thu gió lạnh tênh.
Trải chao bay tràn ngõ vắng.
Bên nhau diù bước đẹp lời bênh.
Em cười rạng rỡ làn hương toả.
Trăng sáng mơ màng chiếu lệch chênh
Sánh vai gió lộng chiều thu muộn.
Ôm trọn vòng tay nỗi nhớ quên.
Trần Mạnh Hùng

(*) Kiều Nguyễn Du
Gương Nga chênh chếch dòm song
Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân
Hải đường ngả ngọn đông lân

Bài NỖI NHỚ QUÊN trên đây dùng hai bài tứ cú khác Niêm nhau :
tứ cú trên 1-4 2-3 Bằng, tứ cú dưới 1-3 2-4 Bằng
giống như bài ÐỘC TIỂU THANH KÝ của Nguyễn Du : 1-4 2-3 Bằng, 1-3 2-4 Bằng

Cám ơn các bạn đã hưởng ứng.
LCR
<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.08.2009 19:44:53 bởi lá chờ rơi >
Có mợ thời chợ thêm đông
Vắng mợ chợ cũng chẳng "không" bữa nào !

HÀN PHONG
  • Số bài : 3288
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 07.10.2007
  • Nơi: Tuyệt Tình Cốc
RE: THƠ ĐƯỜNG : HAI CÁCH LÀM THƠ TNBC ĐƯỜNG LUẬT - 01.09.2009 00:10:52
Kính chào Bác Lá Chờ Rơi.
 
Cháu đọc bài viết của Bác đã lâu, nhưng vì nhiều việc nên quên, đến hôm nay mới ngồi tâm sự cùng Bác vài dòng.
Trước tiên, xin cảm ơn bài viết rất chi tiết và giá trị của Bác. Nó giúp cho người ta có cái nhìn thoáng hơn, rộng hơn về Đường thi, sau nữa, nó cũng giúp những nguời mới bước vào lĩnh vực thơ Đường cảm thấy bớt khó khăn. Một khi, đã hiểu niêm, luật rồi thì biến hoá theo những cách làm trên không còn là vấn đề lớn nữa.
 
Có thể tóm gọn lại, trong một bài ĐLTNBC, các cặp câu 1-2, 3-4, 5-6, 7-8 không cùng niêm thì gọi là Đường thi, vì khi các cặp câu này không trùng niêm chắc chắn sẽ ứng vào 1 trong 16 cách trên của Bác.
 
Một số bài mới đây là cháu và mọi người đã theo cách của bác mà làm, cháu cũng hy vọng mọi người sẽ có cái nhìn cởi mở hơn, bởi cốt yếu của một bài thơ Đường là hay về ý, súc tích về câu chữ và chuẩn đối là có thể hay rồi. Có phải vậy không Bác Lá?
 
Chúc Bác nhiều sức khoẻ để cùng xướng hoạ với mọi người và có thêm nhiều nghiên cứu mới cho mọi người thuởng thức.
 
Xin chào Bác.
Hàn Phong
Lắc bầu rượu dốc nghiêng non nước xuống, chén tiếu đàm mời mọc Trích Tiên;
Hóng túi thơ nong hết gió trăng vào, cơn xướng họa thì thầm lão Đỗ.