CÁI PHONG CÁCH thái san
thaisan 25.08.2009 20:01:44 (permalink)
CÁI PHONG CÁCH
 thái san




Lời đầu tiên là mình đang thế thượng đừng dùng phong cách côn đồ, xã hội đen, nhất là kẻ chiến thắng.

Khó có thể nói chức vụ nào bao nhiêu tuổi hay dù trên bao nhiêu người đều phải có một phong cách nhất định.
Bởi thế ngay cả dậy dỗ con cái cũng cần hướng lưu, làm gương là hay nhất. Tôi nói dù một thí dụ cỏn con chẳng hạn như mỗi lần có khách đến nhà, thường phải có cách tiếp khách như thế nào khi không bận bịu và cả khi bận bịu hoặc ra ngồi với nhau vài phút ở bất kỳ trong quán, chỗ đàn đúm thảng hoặc ngay chính trong nhà ngồi uống với nhau vài ly trà nếu có hoặc nước trắng càng tốt.v..v…
Thí dụ đang dở việc, tay bẩn đưa bắp tay cho bắt xong rồi xin lỗi.
Ðiều cần thêm là ăn nói ngoài cách mời còn chớ nên đệm vào những câu chửi tục, tuy nhiên khi nào cần nhấn mạnh một sự việc ta cũng nên chửi một câu để thể hiện cái đó lại khác.
Nhưng trong đời thường sự gặp những bạn bè không biết phãi ăn nói sao cho sửa lại những cái thói hư tật xấu đó cũng phiền lụy đến mình không biết bao nhiêụ Khi viết bài này khó có đến được người đọc có thay đổi giúp cho mình cũng là lẽ rất hay, tuy nhiên kẻ muốn gửi gấm lại chẳng bao giờ đọc một chữ, xem một câu, vả lại suốt ngày la cà bên cạnh chợ với vài miếng đậu hũ với sị đế, lúc này hơn ông tiên nên quên hết.
Ðây là những cách sống mang vất hết những gì có của đời mình vào sọt rác.
Tôi thầm nghĩ chữ sọt rác suông theo kiểu vật chất đây lại là thứ có ích, vì theo chữ nghĩa là vật chất luân hồi (recycle) còn hữu dụng, nó mang nhiều tính chất tinh thần nên có thể không luân hồi nữa, nghĩa là sẽ qua đi vĩnh viễn, có lẽ sẽ mang theo mình xuống mồ còn di chứng đến đời con cháu.
Ðây không nói đến những bậc tu trì, vì bản thân họ đã và đang tự kiểm liên tục, hàng ngày, có thể nói và góp cho những kẻ mù lòa ăn trên ngồi trốc, hưởng thụ mà quên công việc chính là đầy tớ nhân dân mới chính phẩm.
Trong gia đình đừng lấy thế kẻ trên, đã ra đời trước, là dì chú lấn lướt nhà cửa, của các con cháu, cả cách ăn nói khi có người yêu đến khi mình là kẻ trên lại càng phải êm dịu hơn với cháu.
Tôi lấy thí dụ có một ngưòi mẹ, trước biến cố bố mất trận, còn mẹ lại còn biết yêu là cái bản năng con vật trong con người làm cho các con cháu không mấy vui nên đến đời dì mang người yêu hễ xuất hiện càng làm cho lũ cháu xốn xang bực dọc, từ đó đại gia đình xa cách thêm. Nhất là khi dì được nguời yêu hà hơi tiếp sức làm nhà quá vĩ đại hơn ý chúng có thể suy nghĩ và từ đó luôn bị xung đột trong nhà và xa cách nhau luôn chẳng thể hòa hợp.
Thí dụ thứ hai, gia đình kia anh trai cả chết vì bệnh, được thừa kế đứa con chức vụ cháu đích tôn. Tuy nhiên vì cuộc tình quá sai lạc nên cha mẹ phải bằng mọi cách phải cưới để giữ trách nhiệm cho bản thân và nữa không và chẳng thể nào xa bỏ nhau, nên có dịp kia bước vào nhà dù cha mẹ vẫn còn sống dám tuyên bố:
-Nhà này là căn nhà của tao, rồi tức giận đứa em dù đã bao phen chúng giúp đỡ chuyện này khác nhưng đã nhẫn tâm đấm bể cửa kiếng trong căn phòng nhà dù đang có cha mẹ.
Ðấy cũng là cái phong cách.
Dù rằng cha mẹ dùng mọi khuyên lơn bảo ban nhưng vẫn có tật chửi thề, làm cho mọi người luôn tưởng như đã có sẵn máu xã hội đen trong máu, nhưng bản chất nhát như con thỏ, từ xưa lúc còn nhỏ còn sợ con đóm đóm, nói ngay cho đến bây giờ cũng chẳng bạo dạn là mấy, chỉ có chủ trương hù là chính “võ mồm”.
Cũng là một phong cách.
Một ông kia suốt ngày và gần như suốt đời bận bịu với công ăn việc làm chỉ có nghĩa vụ chuyên chở “laghim” ra chợ cho vợ cùng lũ con bán. Cái phong cách là nếu đi, đến bất kỳ, quần áo luôn chững chạc ăng ta ni đàng hoàng, mặc dù vất vả đấy là phong cách chuẩn.
Một anh chàng đến quán có người mời ghé vào làm một chai anh ta không bao giờ chịu mà chỉ mua mang về nhà, cũng giữ phong cách chững, mặc dù có người muốn mời.
Một con bé đi học lúc còn bé bố mẹ gửi đến ở nhà ông bác ở, như vậy thường bị sai bảo, thì kiếm cớ lừa trước dối sau ra trước tránh việc sau, ra sau tránh việc trước đấy cũng là làm một phong cách.
Dù chẳng có thể là những đề tài làm chuẩn mực nào tuy nhiên cũng là chuẩn mực riêng tư “đặc thù”, có anh già chỉ chuyên uống rượu với chỉ một người mặc dù thường gây gỗ cãi cọ nhau dù chạm tự ái nhau thường xuyên.
Ðúng ra nói ra bao nhiêu cho đủ, tuy nhiên để anh em cùng nghiệm trong cuộc sống đa dạng phức tạp hơn nhiều nhưng chuẩn mực vẫn là chuẩn mực cũng có thể đó là phong cách của người nhận xét.
Ðể tiếp tay giữ thể diện chuẩn cho bài này tôi xin chêm thêm vào một phần nào trong net để dễ đọc và ai thích sẽ xem. Hoặc có thể tìm trong mạng google.com và tìm “những phong cách”.v..v…
Nói chung mỗi người đều cần có một phong cách, tuy nhiên càng đơn giản càng tốt với ý thiện, dù làm việc gì, không lẽ duy chỉ làm chính trị thì được quyền làm khác sao, hơn và tùy thuộc phẩm chất, cốt cách. Lúc này không còn là phong cách nữa.
Kết luận cái riêng tư chuẩn mực có ta cho là phong cách đơn giản nhất, cũng dễ gọi là cái tôi.
Có thể là thỏa mãn hoặc chính nhất là phục vụ ý đồ.
Xét cho cùng cũng chẳng hay lắm nếu làm một việc bất kỳ miễn “phục vụ”, có khi còn tuyệt vời hơn. Trong hài của Hoài linh có câu trong ly dị:
-Thôi tự hạ xuống đi bạn đừng tưởng rằng mình đẹp trai với cô vợ họ “Chế”.
Vì là người đàn bà lý tưởng của người.
Có một cái phong cách mà không thể bỏ qua, vừa đẹp vừa có bản lãnh. Còn thực tế giữa những cường quốc thế nào ta chưa hiểu hơn là biểu tượng của một nước Nga hiện đại là ông Putin. Chỉ con người thôi dễ mến.
 
 
 
thái san
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.12.2009 20:48:20 bởi thaisan >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9