Mến chào bạn Trúc Xinh. Nickname của bạn cũng rất "dân gian" đó bạn:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũnh xinh
Cao dao là văn học truyền miệng, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không biết tác giả là ai, hay nói cách khác, tác giả chính là nhân dân lao động bạn ạ. Bởi vì mỗi thế hệ lại thêm thắt vào những câu ca ấy những suy nghĩ, những tư tưởng, tình cảm của chính mình. Cũng vì thế mà một câu ca da có thể có nhiều biến thể.
Đọc ca dao, thấy người xưa yêu đương ra trò lắm, mãnh liệt lắm. Tặng bạn một bài Ví dặm Nghệ tĩnh nè:
Thương anh lắm anh ơi
Nhớ anh lắm anh ơi
Thương đáo để khúc nôi
Nhớ ngao ngán trần đời
Bưng cơm ăn nỏ được
Bưng nước uống không trôi
Cầm lấy đọi đọi rớt (đọi= bát)
Cầm lấy đụa đụa rơi (đụa= đũa)
Ra ngong đất ngó trời
Ra ngong ngược ngó xuôi
Cha mới hỏi:
"Mần răng rứa con ơi?"
Mẹ lại hỏi:
"Mần răng rứa con ơi?"
Tui mới lặng lặng trả lời:
"Vì thương anh vô kể
Mà thiếp nhớ chàng vô kể"
Yêu là thế, thế mà rồi cô gái lại dặn dò chàng trai thế này:
Thiếp thuơng chàng đừng cho ai biết
Chàng thuơng thiếp đừng để ai hay
Rồi ra miệng thế lắt lay
Cực chàng chín rưỡi, thiếp đây khổ mười"
Thế mới biết, lễ giáo khắt khe lắm, nhưng các đôi tình nhân vẫn yêu nhau tha thiết bạn ạ.