Truyền tích việt sư ký
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
Jamiechan 11.10.2009 10:23:02 (permalink)
II
 
 
 
 
 
 Có vẻ như cái ánh nắng nhạt hắt vào mặt làm cậu bé không thể ngủ nữa, cậu chuyển mình dậy, bước khỏi giường. Nó ra khỏi phòng và bắt đầu làm vệ sinh cá nhân. Có một mùi hương thoang thoảng đâu đây; A bước thẳng đến gian phòng thờ và mở cánh cửa ở trước phòng ra, tiến về phía vườn, nơi A đặt một chậu lan mà đã thuộc sở hữu của cô nó từ rất lâu, sau khi cô A đi khỏi, nó quyết định thay bà chăm sóc cây. Theo cô của A nói, thì nó đã có lâu rồi, khái niệm lâu đó đã từng không làm A thoả mãn lắm nhưng cô cậu cứ không chịu giải thích rõ ràng, lâu ngày thì cậu bé cũng quên đi vấn đề này mất. Bây giờ có muốn biết cũng không biết được nữa. Tuy nhiên, không vì cái lai lịch bất minh của cây lan mà A bỏ bê nó, ngược lại cậu yêu nó lắm. Cây lan nhỏ, nhưng những cái rễ thì lại cắm sâu vào chậu đất, đó là một cây địa lan, một trong những loại lan chỉ có thể tìm được ở nơi rừng núi, bám trên những khúc đại mộc hoặc mọc thành nhóm nhỏ. Cây lan với những cái lá xanh mướt đầy sức sống còn chứa vài giọt sương long lanh trong nắng mới, còn mùi hương kia là từ nụ hoa đang chớm nở ở trên ngọn của cây lan. Cậu bé lấy một chút nước mát và rẫy nhẹ vào mấy chiếc lá.
Mãi ngắm nhìn cây lan, một giọng trầm nhẹ vang lên từ dưới lầu
 - nhóc con đang làm gì đấy, xuống chuẩn bị đi học, trễ rồi kìa!
Tiếng nói làm cậu bé giật mình, bứt cái nhìn khỏi cây lan, A hối hả chạy xuống dưới lầu, bắt đầu chuẩn bị đi học.
Vừa lớ ngớ vệ sinh cá nhân rồi thay đồ xong, A lạch bạch nhảy tam cấp xuống cầu thang thông với phòng khách. Đang lúc chạy băng băng định vụt thẳng ra khỏi cửa nhà thì lại thắng coót lại ngay, lùi lại dòm vô phòng bếp sát bên cạnh tường. Nó ngán ngẩm hết sức khi nhìn thấy một gã trai với mái tóc trắng lù xù chưa chải, anh ta mặc một cái áo pull xám cũ kỹ cùng với quần bò rộng thinh thang so với cái thân ốm nhách của ảnh. Nếu khuôn mặt anh ta không quá đẹp trai thì hẳn nhiên sẽ có người té xỉu khi thấy ảnh lúc này. A lắc đầu lững thững bước vào trong bếp, nó vốn quá quen với cá tính của anh mình rồi nên chẳng mắc gì tốn hơi trách móc.  Gọi là anh thôi chứ thực ra trông bề ngoài cũng không già hơn A bao nhiêu; nói là bạn cùng trang lứa thì cũng chẳng ai ý kiến gì, rốt cục thì anh ta cũng có khác lúc xưa mấy đâu, ảnh chẳng bao giờ già đi cả.
A tiến tới gần cái bàn tròn cơm; cái bàn này cực kỳ rộng, bình thường có thể cho tới mười mấy người cùng một lúc ngồi ăn gọn ghẽ. Nhưng sáng nay thì chỉ có một tên tóc trắng luộm thuộm đang ngồi cố gắng gặm mấy mẩu bánh cháy cùng với hai-cái-cục-gì-đó-đen-thui nằm chễm chệ trên một cái đĩa trắng bóc, ít ra thì cũng có một thứ không bị đụng chạm bởi bàn tay vụng về của anh ấy.
Một chân co lên ghế, người ngợm thì chỗ nào cũng bị vụn bánh mì vung vãi. Người anh ta đen thui và dơ hầy chứng tỏ ảnh vừa trổ tài nấu nướng như thường lệ; mỗi lúc như thế thì A đinh ninh sẽ có cỡ hai cái chảo rớt vung vải dưới đất còn bên cạnh là bếp ga dính đầy dầu mỡ. Nhìn lại thì thấy đúng y như những gì đã nghĩ, A nghi ngờ là anh ta vừa ốp la không thành công nên điên tiết xịt dầu tứ tung. Vừa thoáng thấy A, chàng ngố tóc trắng nhiệt tình mời chào ngay:
 - nhóc con, tối qua đi chơi hội về mệt quá hay sao mà hôm nay dậy muộn hơn cả anh. Hôm nay anh mày trổ tài nấu nướng nè, hơi cháy một chút nhưng chắc là ăn được. 
A nghĩ thầm “người ta nói câu ăn như rồng cuống quả chẳng sai, thứ gì dở đến mấy cũng cho vào mồm nuốt được”. A liếc hai cái trứng đen ngòm một cách nghi ngờ hỏi:
 - hôm nay anh định làm gì ?
Long vui vẻ đáp:
 - chẳng biết, hôm qua đi hội được mấy đứa cho mượn vài cuốn truyện tranh, anh định để dành tí nữa đọc. Em không định ăn sáng à ?
Anh ta giơ một mẩu bánh mì lên. Không một chút ngại ngùng, A thẳng thừng từ chối ngay:
 - khỏi, em không muốn ghé qua nhà vệ sinh trong trường.
Nó chỉ tay vào cái bếp dặn dò:
 - trưa nay chờ em về nấu ăn, nếu anh rảnh thì làm ơn vòng ra chợ mua giùm vài thứ gì đó; em về sẽ nấu sau. Còn giờ thì làm ơn dọn sạch đống bầy hầy kia giúp với.
Long vừa tộng miếng trứng cháy vào mồm, vừa nhồm nhoàm nói:
- ừ, biết rồi. Em đi học đi, xe đạp anh đã dắt ra trước cổng rồi đấy, cứ để đấy anh khoá nhà cho.
A nhoẻn miệng cười, lẩm bẩm:
 - ít ra còn được cái nhiệt tình

#16
    Jamiechan 11.10.2009 10:24:22 (permalink)
    Hôm đó nó tới trường trễ, chiếc xe đạp vừa được gởi xong ở nhà xe thì A lại phải vòng qua cổng trường lại, đáng lẽ ra nó có thể đi thẳng một mạch lên lớp học vì nhà xe đạp cho học sinh này được thiết kế gắn liền với ngôi trường. Nhưng xui xẻo thay, cánh cửa xanh thông giữa nhà xe với trường học lại bị khoá mất, nó đành phải quay ra và vòng ngược sang cổng chính của trường. Khi bước vào trường thì mồ hôi nhễ nhại. Nó đứng trước cái cổng, hết cả hồn vía vì cổng đã bị khoá. Mất một lúc chẳng biết làm sao, nó nhác thấy bóng bác bảo vệ lò dò đi tới. Bác bảo vệ trề môi hỏi tại sao đến trễ thế, A cúi gằm mặt không nói gì; cũng may, học sinh ưu tú thì luôn được ưu tiên, cả bác bảo vệ cũng tuân thủ quy lụât này. A phóng vèo lên lầu. Lớp học của nó nằm ngay trên phòng cuối cùng của tầng ba dãy lầu mới. Cái gì của A hình như cũng “cuối cùng’, muốn đến phòng học thì A phải leo lên đến sáu dãy cầu thang, cũng là dãy cuối cùng. Nó đã mệt vì hộc tốc đạp xe đến trường lại còn tốn năng lượng khi leo lên gần cả trăm bậc thang. Chạm được vào cánh cửa lớp thì gần như đã tắt thở, A đứng hớp hơi hồng hộc, cả lớp xôn xao nhìn nó, một số đứa còn châu đầu vào nhau cười khúc khích. Giờ học đang là tiết anh văn, cô dạy môn này đồng thời cũng là chủ nhiệm lớp mỉm cười nhìn A. Nói nào ngay, cô chủ nhiệm vốn có thiện cảm với cậu trai hiền lành học giỏi này; câu lạc bộ thầy cô ưa thích của A luôn vượt chỉ tiêu về số lượng. Cô cất lời vui vẻ khi thấy cậu bé mồ hôi nhễ nhại:
     -  Em vào lớp đi, lần sau không được đi trễ nữa đâu đấy.
    A gãi đầu cười trừ, nó bước vội về chỗ ngồi. A dù muốn dù không cũng phải đi qua giữa hai dãy bàn lớp vì chỗ ngồi của nó nằm ở áp cuối phòng học. Đây cũng là một trong số cái ‘cuối cùng’ của nó. Gần đi đến chỗ ngồi thì một cô bé bàn sau mỉm cười tinh nghịch, nhỏ đó đá lông nheo với nó một lúc mấy cái. A khổ sở mỉm cười đáp trả rồi an toạ ngay. Cô Thương đằng hắng để tiếp tục tiết học bị gián đoạn. Không hiểu có do trong tiết của cô chủ nhiệm không mà nguyên cả cái lớp gần hết năm lại chú ý nghe giảng đến vậy, A cũng nhanh chóng nhập vào không khí đó. Những tiết học tiếp theo trôi qua thật nhanh, dĩ nhiên là không được dễ thương như tiết chủ nhiệm nhưng với mấy bộ bài tây, vài ván tiến liên, mấy cái miệng đấu láo không ngừng…thì xá gì một buổi, một năm cũng qua cái vèo.
    Tiết văn ưa thích cuối cùng đã đến, A nhanh tay đút vào cặp, với môn này thì đừng hòng có cơ hội chơi bời gì, cô giáo dạy văn yêu dấu sẽ hút sạch máu lũ học trò cho tới giây phút cuối cùng, mà dám lại còn hậu đãi thêm mớ bài tập nữa. Cậu định lấy cuốn vở văn ra nhưng kì lạ thay, sao không thấy nó đâu, hốt hoảng nhìn vào, lục tung cả cái cặp, cậu sực nhớ ra là quyển vở đó cậu cho nhỏ bạn lớp khác làm kỷ niệm rồi. Làm người nổi tiếng cũng khổ ghê cơ, ai cũng biết cô Chi dạy văn của lớp 11/3 nổi tiếng khó, khắt khe, tàn bạo… đừng nói là quên tập, quên viết tựa thôi cũng đủ điều kiện bị vặn cổ rồi. Đối với một học sinh chăm ngoan như A mà lại bị phê bình một cách ngớ ngẩn như thế thì nhảm nhí quá. Đang lo lắng, thì “bốp” một cái, ai đó vỗ vào vai của A, xoay lại thì đó là lớp trưởng Uyên nhu mì, hay mi nhù sao cũng được. Cô bạn thân thiết, có khuynh hướng chung lớp với A từ nhỏ đến lớn. Không hề thua kém A về mặt tri thức lẫn sắc vóc, tóc cô bé lúc nào cũng óng ả và búi thành hai lọn dài; khuôn mặt pha lẫn nét tinh ranh đáng mến với nụ cười nghịch ngợm luôn nở trên môi. Cứ như là âm mưu của nhỏ hay sao ấy mà A học lớp nào cũng thấy mặt nhỏ chen vào.Uyên nhe răng cười, nói:
     - Hôm nay cô chi không có dạy, bệnh hay gì đó, nghỉ rồi. Uyên nói bằng một cái giọng phởn phờ, chả cần giả vờ ra vẻ lo lắng gì cho cô giáo của mình.
     - Sao, bệnh à ?_A lẩm bẩm, nó vừa trò chuyện với cô nàng vừa như tự nói với mình_Cô Chi bệnh rồi, nghĩa là hôm nay có dạy thế ? Giọng A có gì đó vui vui, dù không phấn khích như Uyên .
     - Ừ, mong đừng ai “hắc ám” như bà Chi. Giọng Uyên đầy hi vọng.
    A nhún vai phì cười, cậu dư biết là cô nàng cũng chả ưa gì cô Chi. Đang định chồm lên tán gẫu tiếp với A thì chợt Uyên nhìn thấy gì đó, cô nàng chạy ngay về chỗ, ổn định lớp. Vừa định thần, chưa biết chuyện gì xảy ra thì một bóng người phụ nữ gầy gọt, nước da trắng nhợt lạ thường, A nghĩ chắc bà này bị bạch tạng hay sao đó. Bà ta bước vào lớp trong bộ áo dài đen thể hiện tâm trạng u tối của mình. Áo đen da trắng khiến cả lớp có cảm giác đây là một con cá thờn bơn bị chiên cháy lớp vảy. Điều đặc biệt nhất và cũng làm người đàn bà này có vẻ đặc biệt hơn hết thảy những thầy cô còn lại là một đường chân mày dầy cộm, kéo dài xuống kinh khủng, trông y như mấy lão đạo sĩ già khú đế trong phim.
     “tại sao bà ấy không ra tiệm tỉa bớt chúng đi nhỉ, có thể bà ta sẽ đi thi hoa hậu ngay sau khi cắt cặp lông mày râu tôm đó” Một tràng cười khúc khích rộ lên
    Nối với đôi chân mày là vô số các nếp nhăn làm mặt bà này cứ rúm ró lại nhăn nheo trông ghê chết đi được. Đi vào lớp, bà hầu như chẳng cần để ý học sinh đang đứng lên chào mình, bà đi thẳng lên bàn giáo viên, đặt chiếc cặp cũng bằng da đen bóng lên bàn, ánh nắng sáng hắt vào khuôn mặt gầy, hai gò má hóp cao, được điểm xuyến với một mái tóc tuy dài nhưng cháy nắng và khô ráp – cũng cùng một màu đen y như chiếc áo và cái cặp.
    Trong lớp bắt đầu có tiếng xì xào nho nhỏ. A đang chú ý đến người phụ nữ đó, bà ta đang say sưa xem qua cái danh sách lớp, nhẹ nhàng đứng dậy, người phụ nữ đó mắt vẫn đang chăm chú nhìn cuốn sổ danh sách. Bất chợt, bà ta ngẩng đầu lên, trừng mắt một vòng lớp. Ngay lập tức, lớp im re, chắc không phải vì kính nể giáo viên, cũng không phải vì thầy giám thị hay hiệu trưởng vừa đi qua, mà vì cái bản mặt kinh dị của bà ta lườm hết đứa này sang đứa khác, mang cho cả lớp một bầu không khí nặng nề vô cùng. Người phụ nữ cất tiếng nói, một thứ âm thanh nghe ra hỗn tạp y như sự đụng độ giữa chổi quét và tiếng quạ kêu:
     - Cô Chi đang trong cơn bệnh, không thể đi dạy, tôi là người sẽ đứng lớp thay cho cô ấy. Tôi là Huyền, Phạm Thị Huyền. Điều đầu tiên, tôi muốn tôi _ giáo viên, và các em _ học sinh, chúng ta có thể gắn bó với nhau, có thể là một thời gian ngắn, cũng có thể dài….
    Cô Huyền vừa nói, vừa sải chân bước xuống khỏi bục giảng, đi về phía dãy bàn học sinh. Giọng cô tiếp tục vang lên:
     - Điều thứ nhất, mong tổ trực lên lau lại bảng đen đi, chưa sạch phấn, tôi không thích những thứ tôi truyền thụ cho các em phải đứng chung với những thứ rác rưởi. Và đặc biệt tôi không thích lớp có quá nhiều phấn hoặc bụi phấn. Thứ hai, mong tất cả các em có thái độ hợp tác, dù thích hay không, và đặc biệt không tiếng ồn….
    Từ “ rác rưởi” và “ không tiếng ồn” bà đặc biệt rít lại. Bước chân về phía cửa sổ, bà vươn cánh tay mảnh khảnh, tái xanh của mình, chụp vào cái cửa sổ, bà giáo khẽ kéo một cái, cánh cửa sổ đóng rầm vào khung cửa, y như một cơn gió cực mạnh làm nó đóng lại.
     -…..đặc biệt, không bất kỳ nguồn ánh sáng nào ngoài đèn điện, tôi không muốn có người bảo tôi viết bài bị chói nắng, nhìn không được và không viết bài.
    Phủ tà áo dài, bà Huyền nhanh chóng đi về bàn giáo viên. Trước đó vài giây, bà giáo khẽ quay đầu lại về phía A, một bên chân mày của cô ta hơi hạ xuống, nó có cảm giác là hình như bà giáo này đang chú ý đến nó và nó bị thu hút bởi cái nhìn của bà ta. Rút giáo án ra, cô coi sơ qua giáo án, rồi cầm viên phấn viết tựa bài lên bảng. Phía dưới, A nghe giọng của nhỏ Thủy _ bạn cùng bàn của Uyên nói nhỏ “ Bà này bị điên rồi, mùa hè này mà bảo đóng hết cửa sổ, muốn hầm nhừ học sinh thì nói quách cho rồi ? Điểm thêm chút đen nữa là chúng ta có một con mực suy dinh dưỡng đứng dạy !”.
    Nghe nhỏ Thủy nói, Uyên không nhịn được, cô nàng khẽ phì cười. Vừa phát ra tiếng cười, không ngoài dự đoán của A, mụ Huyền quay xuống ngay lập tức, Uyên ngu ngốc còn giật mình “ớ” một cái; chưa kịp đợi Uyên có thêm một phản ứng gì, ngón tay cùng chiếc móng dài, mảnh chỉ về phía nhỏ, cùng 1 câu nói ngắn như mệnh lệnh:
     - Em đó, lên trả bài, em vừa làm ồn đấy.
    Uyên không biểu hiện thái độ gì, khẽ cầm quyển vở lên bảng, tươi cười theo tiêu chí của cô nàng, mọi giáo viên đều là bạn thân. Đặt cuốn tập lên bàn giáo viên, nó khẽ gật đầu cười rồi lui về góc cho học sinh đứng bằng một cái bước dài về sau. Thường thì sự lễ phép cộng sự vui vẻ hợp tác của nó được các giáo viên đánh giá rất cao. Lần này, mụ Huyền không hề có chút biểu hiện gì gọi là hài lòng. Đưa cặp mắt nhìn sơ qua tên và số thứ tự của Uyên, bà nói:
     - Yêu cầu lớp trưởng làm gương nghiêm túc giúp tôi. Lên trả bài mà tí tỡn thế hả
    Lần đầu tiên, Uyên bị chỉnh vì sự lễ độ của mình, nhịn lắm, Uyên rặn ra một nụ cười khổ sở, cô nàng khẽ “dạ”.
    Sau khi nghe Uyên trả lời, mụ giáo khẽ gật đầu. Mụ nói:
     - Tốt, học bài tốt, ghi chép rõ ràng, nhưng em chỉ được 75% điểm số thực của em, vì đã gây mất trật tự trong lớp học. Bây giờ đi lau bảng đi
    Uyên đớ người ra, đây là người đầu tiên trừ điểm Uyên bằng cách này _ cái cách theo Uyên là cực kì vô lý và đại vô lý. Giật cuốn tập, Uyên bước ngay về, quên bỏ lại nụ cười thường lệ. Buông mình xuống chiếc ghế, Uyên lẩm bẩm gì đó không nghe thấy, ít ra nó còn rút được kinh nghiệm không nên nói quá to ở đây. Mụ Huyền bắt đầu đứng dậy, đi về phía bảng, giọng mụ cất lên:
     - Tất cả những điều tôi nói, yêu cầu các em nhớ, mọi hành động sai sẽ trừ thẳng vào điểm của các em cho tới khi nào tôi rời khỏi cái lớp này. Như các em đã thấy ….. ( bà cô liếc về phía Uyên một cái )
    Bà cô bắt đầu giảng giải, nếu nói về khía cạnh kinh nghiệm, thì có lẽ cô ta khá tốt, nhưng nếu nói về điểm phong cách và sức thể hiện tình cảm thì có lẽ đây là giáo viên tệ nhất mà A, cũng như cả lớp 11/3 từng biết.
    Cuối cùng thì tiết văn cũng nặng nề trôi qua, nhưng chả lạc quan gì với tiết sau, tiết sử. Trong giờ này lại gặp bà cô Hoa dạy sử luôn luôn sát hạch bài, cũng như những cái tư liệu vừa dài lằng ngoằng vừa khó nhai mà ai nhớ lại đều mường tượng ra cái cảm giác buồn ngủ chán ngấy. A thở dài, cậu không biết hôm nay là ngày gì nữa. Đang chán nản, chợt nhỏ Lê bí thư lớp chạy từ ngoài cửa vào hớn hở nói :
     - Cô Hoa cũng bệnh luôn rồi, nhưng theo mấy lớp khác, người dạy thế này hiền lắm, chả như Hắc bà bà đâu. Giọng nhỏ hào hứng nói.
     - Cầu mong là như thế _ Uyên nói, cô nàng còn tức vì cái “25% số điểm của nó”
    Lát sau, cỡ khoảng 15 phút thì ông thầy kia mới lững thững đi xuống. Dáng ông thầy này cao, ốm và nước da sẫm màu. Có lẽ nếu so sánh, ông thầy này là trái ngược với cô Huyền kia, mắt ông thầy này lừ đừ, cũng như gương mặt tràn đầy sự mất ngủ chứ không hau háu đen tối như cô Huyền.
      - Ai có khả năng, lên viết bài đi, thầy dạy thế cô Hoa. Hôm nay thầy không khỏe, ai chữ đẹp chút lên viết bài giúp thầy. Giọng ông thầy dường như chả còn chút hơi sức nào cả.
    Vừa nói xong, ông thầy thả mình xuống ghế giáo viên, quăng phịch giáo án lên bàn, chờ có người lên bắt đầu viết bài, ông thầy bắt đầu khoanh tay lại rồi dần dần chìm vào giấc ngủ. Cả lớp đồng loạt há hốc mồm ra, A không tin được quay lại nói:
      - Thầy bà kiểu gì thế ?
    Nhỏ Uyên nhún vai chán nản. Chúng bắt đầu ghi lại bài từ trên bảng xuống do nhỏ Lê chịu trách nhiệm chép ra.
    Khoảng nữa giờ học trôi qua thì bất chợt dưới sân trường có tiếng la hét xuất hiện ngoài khung cửa sổ. Cũng như ba mươi chín cái đầu khác, A cũng bị thu hút bởi cái tiếng động đó, chúng bàn tán sôi nổi mà chẳng thèm kiêng dè ông thầy đang ngủ gục trên kia. Căn cứ theo tiếng ồn thì đó thì rõ ràng có một vụ đánh nhau. Trong A đang có sự chiến đấu giữa tính gương mẫu và cái tò mò. Khi mà sự gương mẫu đã dần áp đảo, thì Uyên chợt nắm tay A, kéo cậu ra ngoài xem trận ẩu đả.
    #17
      Jamiechan 12.10.2009 12:12:30 (permalink)
      Sau một lúc chen chúc thì quang cảnh dần hiện ra trước mặt hai đứa, trông sơ qua thì ‘bên thách đấu’ là sáu tên bự chảng, có vẻ như dân côn đồ xó chợ cùng với gậy gộc, tuýp sắt... cầm đủ trên tay; hình như đều đã được khai thác triệt để sức mạnh vì cái nào cũng móp méo gãy gụp, cầm đầu đám đó là một thằng nam sinh đầu to, mặt mũi bậm rợn. Bên ‘bị thách đấu’ là hai cậu học sinh nhỏ tuổi, một cao như cây tre, một thì nhìn hơi ù lỳ chậm chạp. Đối với người thường như nhỏ Uyên thì nhìn sơ đã nói được ngay phần yếu thế nghiêng về phe hai đứa nhóc. Nhưng sự thật thì chỉ có A là nắm được, nhìn ánh mắt dè đặt là thấy ngay trong sáu tên côn đồ chắc chắn đã có gã són ra quần.
      Sau vài giây im lặng, thằng bé cao khẽ nhếch mép, dợm bước đi trước về phía cổng trường, thằng bé còn lại cũng đi theo sau. Vừa đi được đoạn, một tên nào đó trong sáu kẻ còn lại cầm một khúc gỗ ném vào đầu thằng bé cao kia. Khúc gỗ chỉ còn cách một vài cen ti thì nó nhẹ xoay đầu lại, mắt liếc thẳng vào khúc gỗ, bất chợt khúc gỗ dừng lại trong không trung. A há hốc mồm ra, nó thấy:… rõ ràng và chậm rãi; thằng nhóc kia trừng một cái, khúc gỗ liền bật thẳng lại. Kế đó, đồng tử của nó nheo một phát sắc lẻm sang phải, khúc gậy theo đó phóng vút một đường và dính ngay vô đầu của một tên đồng bọn. Khoảnh khắc cuối cùng như rút lại còn vài giây ngắn ngủi. Hắn chỉ kịp “á” lên một tiếng rồi té xuống nằm luôn.
      Đám đông la lên thất thanh, bất chợt thằng bé có vẻ ù lỳ xoay người lại. Cả hai cùng tiến về phía đám địch thủ. Bất chợt một cái gì đó lướt qua rất nhẹ, mà tốc độ ắt hẳn phải đạt mức cực đại thần tốc, A không biết bắt đầu từ đâu, nó chăm chú nhìn thật kĩ, càng nhìn càng thấy giống đầu nắp một cây bút bi. “Thôi đúng rồi” A nhận định nó đúng là một cây bút đen ngòm. Xoẹt, cây bút phóng trúng đầu thằng bé ù lỳ làm má nó trầy đi một vết. Cả hai, cũng như A xoay qua thì thấy một tấm áo đen đang nhẹ phất tới, không ai khác chính là cô Huyền, giáo viên dạy thế văn vừa nãy của lớp A. Bà ta vòng tay đứng ở một góc trường.
      Không chỉ A mà thái độ của hai thằng bé khi thấy bà giáo này rất lạ, chúng có chút gì đó ngạc nhiên. Thằng nhóc cao trừng trừng nhìn bà giáo, bà ta đứng yên đó vẻ thách thức, A có cảm giác hai người đang đấu mắt với nhau mất một lúc lâu. Đột nhiên thằng bé ù lì kia lắc đầu, nó thì thầm gì đó với thằng kia, rồi hai đứa lùi dần ra cổng trường.
      Đang chú ý thì nhỏ Uyên lay tay A , làm cậu mất đi sự chú ý tới đám đông, Uyên nói:
       - Chắc thằng côn đồ nọ cay cú lắm, nó làm gì mà ném cả cây gỗ vào đầu đồng bọn chả hiểu nữa.
       - Uyên nói gì vậy, nó ném đứa bé kia mà? A hỏi.
       - Gì cơ. Đứa nào chứ? Uyên nhướn một bên chân mày lên vẻ thắc mắc.
      A vội chỉ về phía cổng trường, định nói là đứa bé đó. Nhưng câu nói của cậu chợt kẹt cứng nơi cổ họng, hai thằng nhóc biến mất tiêu như chưa từng xuất hiện bao giờ.
      A bực mình nói:
       - thì thằng cao cao đi chung với nhóc mập đó.
      Uyên trố mắt, ngạc nhiên:
       - ớ, làm gì có thằng nào cao đâu, có mỗi thằng mập chớ mấy
      Bảo vệ ập vào, làm khung cảnh trở nên hỗn loạn hơn.
       - Vào lớp thôi. Giọng Uyên nói chắc nịch, nó nắm vội tay A kéo vào, vì theo tình hình thì cậu không muốn rời cái bục hành lang tí nào, như tìm kiếm hai cái bóng kia.
       - Đề nghị các em ổn định, nhanh chóng rời khỏi hành lang và khu vực ẩu đả. Giọng nói phát ra từ trên loa điểm vào thêm cho sự ồn ào bát nháo vốn có của đám đông.
      Tới lúc này thì A mới chịu rời khỏi cái hành lang để đi vào lớp cùng Uyên.
      Tụi nó vừa bước vào lớp thì chuông trường reng lên báo kết thúc giờ học, đồng thời tiếng loa và giọng thầy hiệu phó vang vọng: “YÊU CẦU CÁC EM TRẬT TỰ, TẤT CẢ CÁC HỌC SINH VỀ LẠI LỚP VÀ BẮT ĐẦU RỜI TRƯỜNG THEO LỐI CỬA NHÀ XE”
      Hai đứa đi vào phòng học, lớp học bây giờ hỗn loạn chẳng kém gì bên ngoài. Cả đám con gái bu lại nói chuyện sang sảng với nhau. Nhỏ Uyên nói lớn với A trong khi hai đứa đã cầm trong tay cặp và mũ:
       - tranh thủ về trước, Uyên ra cổng trường đứng đợi A đi lấy xe nhé, xe Uyên bị hư rồi, nhanh nhanh lên.
      Không cần đợi A gật đầu đồng ý, nó kéo nhanh rồi hai đứa cùng bước vội xuống cầu thang bên phải của dãy lầu mới. Nhỏ Uyên vừa đi vừa nói tíu tít không ngừng, nó thắc mắc:
       - không hiểu ông thầy dạy sử ra khỏi lớp từ lúc nào hén.
      A lắc đầu, nó không chú ý những điều nhỏ Uyên nói lắm vì vẫn mãi suy nghĩ về cảnh tượng lúc nãy. Nó rất thắc mắc tại sao rõ ràng nó thấy cây gậy ném từ tên côn đồ đến cậu bé, rồi sau đó mới văng vào một tên khác, vậy mà sao nhỏ Uyên lại chỉ thấy cây gậy đi có một đường. Nó nghĩ vu vơ một lúc thì đã xuống đến sân gửi xe của trường, bây giờ thì học sinh dắt xe túa ra thành từng đàn đông đúc, nhỏ Uyên dặn lại lần cuối:
       - nhớ nhen, Uyên đứng ở quán đĩa Friends, nhanh nhanh lên đó.
      Nói xong nó phóng vụt đi ra trước, len lỏi đám đông để chen qua cánh cửa xanh thông qua sân trường chính.
      Mất một lúc lâu sau thì A cũng tìm cách dắt được chiếc xe đạp ra khỏi cổng trường và cũng mất thêm một lúc nữa mới chở nhỏ Uyên về đến nhà được. Lúc chia tay, nhỏ cười hì hì, vẻ châm chọc:
       - hôm nay mệt há, nhưng thôi, mai sẽ tươi sáng hơn đó anh bạn, tạm biệt hén.
       - tạm biệt_ A khẻ mỉm cười rồi quay xe trở về con đường dốc nhà mình. Vừa đi nó vừa tự nhủ “đúng là mệt thật, một bà cô hắc ám, một ông thầy ngớ ngẩn, lại thêm vụ đánh nhau quái dị nữa, đúng là bất quá tam ba bận” Nó nghĩ ngợi mông lung rồi vẫn tiếp tục cho xe lăn bánh.
       
      #18
        Jamiechan 16.10.2009 13:52:43 (permalink)
        III
         
         
         
         
         
        Vừa dắt xe vào nhà, A lại phải sắn tay nấu nướng ngay. Nó cười nói với Long như thường mà không đả động đến chuyện sáng này, ông này vừa ‘mát tay’ mua gần cả núi thức ăn các loại, nào cá nào thịt, đồ khô đồ tươi, rau quả đủ cả. A trố mắt hỏi:
         - sao tự nhiên mua nhiều thế
        Long nhe răng cười, bảo:
         - hôm qua mở hội, làng mua hết đồ cũ cả, hôm nay người ta mới nhập từ phố về tươi lắm, không mua lại tiếc.
        A đành bó tay với anh mình, nó xếp gọn tất cả vào tủ lạnh rồi bắt đầu nấu qua loa mấy món nhẹ. Hai người ngồi ăn ở hai ghế đối diện nhau, Long nhanh nhẩu hỏi tía lia đủ thứ, được một lúc A vui miệng kể về bà cô với ông thầy kỳ lạ, Long vừa và cơm vừa gãi cằm nói:
         - chà, thầy cô lạ nhỉ, giáo viên thường thế cả à ?
        A lắc đầu, đáp:
         - làm gì có, cả đời hiếm lắm mới gặp được hai người này
        Rồi thì A cũng đề cập đến vụ đánh lộn. Vừa kể nó vừa lò dò xem thử thái độ của anh mình, quả y như rằng, miệng anh ta khép lại ngay. Những ngày lớn lên, hễ có chuyện gì kỳ lạ xảy ra với nó là Long lại trở nên nghiêm nghị thất thường. Anh lẩm bẩm:
         - những thứ em thấy mà bạn em không thấy. Không ngạc nhiên lắm chi tiết này, dù sao em cũng là một pháp sư. Nhưng…_ Long lấp lửng câu nói, anh ta hơi cau mày lại
         - nhưng sao ạ ?
         - Nếu đúng như em nói thì anh nghĩ hai thằng đó không phải người bình thường, thứ thằng nhóc cao kia xài chắc chắn là một loại ma thụât đặc biệt. Mà trong trường học, theo anh biết thì không thể sử dụng mấy trò bất thường được. Trừ khi trường của em không có thần bảo hộ
         - thần bảo hộ ạ ? Trường em có thần bảo hộ á ?
        Long làm ra vẻ ngạc nhiên, anh đặt chén cơm xuống rồi gãi cằm nói:
         - trường nào mà chẳng có ?
        A ngớ ra, nó không biết nhiều về các quyền lực khác ngoài giới pháp sư, nói chung thì hồi nhỏ tới giờ nó vốn kém cỏi về thụât pháp, có học rồi cũng lại quên tuốt. Không ai giải thích được tại sao nhưng không giống như chị mình, hầu như A không thể điều khiển bất cứ trò pháp thụât con con nào. Đây là điều làm cô chú của A lo lắng nhất. Ngay cả lý thuyết mà nó cố gắng nhét sâu vào cũng quên sạch, chẳng bù với mấy môn khoa học, địa lý trên trường, đọc một lần là nhớ ngay. Thấy A ú ớ, Long liền nói:
         - chứ bộ em tưởng cô chú và anh dễ dàng để em tự do đi học trong thế giới người thường thế à; em nên nhớ, bất cứ nơi đâu em đến, cả cô chú lẫn anh đều phải chắc chắn ở đó an toàn. Nhưng giờ thì anh đâm ra nghi ngờ về ngôi trường em học, anh nghĩ thần bảo hộ ở đó có vấn đề.
        Ngừng một tý khi thấy bản mặt của A, Long không rõ tại sao mặt nó đột ngột cau lại khó chịu.
         - sao thế ?
        A quay đầu đi, nói cộc lốc:
         - không có gì
        Long nhún vai, nói tiếp, nói chung thì sự ngô nghê của anh đôi khi cũng có lợi:
         - những nơi tu dưỡng sự tôn nghiêm về trí tuệ luôn được bảo vệ ngay từ lúc nó mới thành lập. Phần lớn các vùng không thuộc trung tâm thành phố, anh suy ra từ những ngôi trường gần đây, một số trong bọn họ thường thành lập các nơi thờ phụng nhỏ ở trường, thể hiện lòng tôn trọng với các người thầy đức độ đi trước trong sự nghiệp giáo dục. Sau khi qua đời, họ vẫn tiếp tục công việc thiêng liêng của mình bằng cách trở thành các vị thần bảo vệ những học sinh nhỏ tuổi. Dù nói vậy nhưng việc có hay không có sự thờ cúng không quan trọng, tấm lòng người thầy vẫn luôn bảo vệ cho mọi đứa học trò, đó là một sức mạnh bất diệt và bất khả xâm phạm. Chính vì vậy, học đường là một trong những chốn thiêng liêng, không thể sử dụng ma thụât được.
        A vẫn đưa tay gắp thức ăn, hờ hững nói:
         - thế sao em thấy hai thằng nhóc đó dùng phép đánh đám bự con kia dẹp lép kìa
         - thì lúc nãy anh mới bảo có thể trường em không có thần bảo hộ, trường hợp này khá nguy hiểm. Có thể có cái gì đó xáo động trong trường chăng ?_ Long suy nghĩ một hồi rồi lại lắc lắc mái tóc trắng huyền ảo, anh khẽ kêu lên _ ê, bà cô mới của em…
        Long nheo mày, có vẻ đang cố nhớ thứ gì đấy:
         - nghe em kể, sao anh thấy quen quen, hình như bà này làm anh nhớ nhớ cái gì đó nhưng không rõ ràng lắm… Ủa, mà rốt cục em bị sao vậy ?
        Long trố mắt khi thấy A cứ liên tục ăn cơm, làm như không quan tâm lắm đến điều Long nói. Đột ngột, nó và hết sạch những hạt cơm còn sót lại trong chén rồi đặt cái cạch xuống, nói cộc lốc:
         - em no rồi, anh ăn xong cứ để đấy lát em dọn
        Long bực mình quát:
         - thái độ gì đấy, em làm sao thế hả ?
        A nổi cáu, nó trừng mắt nhìn ông anh quát trả; thường thì mỗi khi giận dỗi gì đó, A không nén được quá hơn vài phút:
         - anh và cô chú luôn theo dõi em à ?
        Long trố mắt nhìn thằng em mình, nó quá quen với tính khí của thằng này, tức tối gì là nói thẳng ra ngay, nhưng việc làm nó cáu bây giờ thì quả tình Long không để ý đến :
         - theo dõi em ? là sao ?
         - “chứ bộ em tưởng cô chú và anh dễ dàng để em tự do đi học trong thế giới người thường”
        A ngồi phịch xuống ghế của mình, mặt hậm hực; nó lầm bầm nhắc rõ lại từng chữ. Tuy rất thân thiết với anh trai nhưng nó không thể chịu đựng nổi vịêc nó làm gì, anh ta cũng cố bon chen vào. Nó không rõ lý do tự dưng hơi nóng bốc đầy trong bụng nhưng hình như nguyên nhân chính là do suy nghĩ của mọi người trong nhà. Nó không thích cái kiểu gà ấp con của họ, làm như nó luôn là đứa con nít không bằng.
         - …anh làm như việc gì của em cũng phải báo cáo với anh á ?
        Não Long bây giờ cũng thấm dần ý chính, anh ta cười giả lã trông đáng ghét hết sức:
         - ôi dào, tưởng gì chứ chuyện đó có gì mà phải tức, anh là anh của em mà, lo cho em cũng là chuyện thường thôi.
        A điên tiết làu bàu trong miệng, thái độ không nghiêm túc của Long trong những chuyện như thế luôn làm nó bực bội:
         - anh là anh chứ có phải là cha em đâu
        Long há hốc mồm, mở miệng ra rồi đóng lại lập tức. Giờ thì đến lượt ông anh nổi xung, anh ta gầm gừ một cách nguy hiểm:
         - mày dám nói thế hả
        A nghênh mặt lên vẻ thách thức, nó cóc ngán ông anh mình, đời nào mà nó chịu thua trong các cuộc cãi vã, thể nào mà anh ta chẳng nhường nó:
         - nói thế thì sao ?... dù sao anh cũng đâu phải anh ruột tôi
        “bốp”
        Từ chiếc ghế đối diện, với một tốc độ không kém gì cây bút bi đen của cô Huyền, Long phóng tới vả một phát thật mạnh vào má A, lạnh lùng nói:
         - ai dạy mày ăn nói hỗn hào như thế ?
        A biết là nó đã sai, câu nói cuối cùng nó thốt lên chỉ là do vô ý, dù sao A cũng còn quá nhỏ để kiểm soát cảm xúc của mình. Nó thấy khuôn mặt thanh tú của Long tuy hơi sắc lại một cách đáng sợ, nhưng ở khoé mắt của anh có một chút mộng nước, A hiểu nó đã làm tổn thương anh mình. Nhưng thực tế cho thấy, A không thể vứt bỏ lòng tự trọng của mình để xin lỗi anh ta được, dù sao nó vẫn còn tức lắm. A thuận tay liền vươn ra định phóng trả lại Long một tát, điều tất yếu là một đứa quá sức non kém như A làm sao chạm vào Long được. Ngay lúc nó vừa chớm tới gần, Long đã nhẹ né qua một bên làm A chới với té về phía trước. Long cũng chẳng thèm đỡ A nên nó ngã nhào đầu xuống đất đau điếng. Vừa đau vừa quê độ, A đỏ mặt bậm môi liếc lên mặt ông anh mình, anh ta đứng đó ngạo nghễ châm chọc:
         - thế đấy, chẳng bao giờ mày thắng được tao với mấy con số trong cuốn sách của mày. Đồ nhóc con…
        Mấy tiếng đồ nhóc con làm cho A bùng nổ, nó vượt lên cơn tức giận mà lạnh lùng soay người chạy một mạch lên phòng. Cơn uất ức chiếm hết toàn bộ phần óc của A khiến nó không thèm suy nghĩ gì thêm mà lao lên giường trùm mền ngủ quách. Khó khăn lắm giấc ngủ mới đến được với nó trong tâm trạng bực bội kinh khủng, ngay đến giấc mơ mà nó cũng mong dộng cho ông anh mình vài đấm vào mặt. Từ giờ nó quyết sẽ chẳng làm thứ gì ngon cho anh nó ăn nữa, cứ để cho anh ta gặm mì cháy mà ân hận suốt đời. Hàng loạt ý nghĩ đen tối xẹt qua xẹt lại trong giấc mơ của nó, không hiểu nó có thích thú với chúng đến nỗi bật cười không, nêú cười quá to đến mức anh nó nghe thấy được thật thì quê lắm. Cỡ rất rất lâu sau A mới lò mò tỉnh lại trong bóng tối, hiếm có lúc nào nó ngủ lỳ đến thế. Hễ lúc nào nó định thức dậy thì cơn tức giận lại xúi nó nằm xuống tiếp. Khoảng hai ba lần như thế thì cơn giận bắt đầu nguội bớt; đến khi dậy thật rồi thì chỉ thấy màn đêm đen kịt. Và trông A thật là khổ sở với cả đống nước dãi chảy tèm lem trên mặt lẫn mền gối. A gãi đầu gãi tai rồi dụi mắt dữ dội, hẳn là nó đã khóc mớ trong khi ngủ vì giờ đây, nó thấy mắt xốn kinh khủng. Sau khi lò dò bật đèn lên thì nó mắt nhắm mắt mở mò qua phòng vệ sinh bên cạnh tắm rửa thay quần áo.
        Con người ta luôn luôn bình tĩnh lại sau một giấc ngủ ngon. Đành rằng A ngủ không được ngon lắm nhưng dù sao cũng đã nướng hết bảy tiếng đồng hồ, căn cứ vào cái đồng hồ hộp gỗ treo giữa hành lang, vừa đánh được tròn bảy cái.  Mà khi đã bình tĩnh lại rồi thì đối với những người gây sự trước như nó lúc nào lại chẳng mặc cảm tội lỗi. Nhưng thôi, dù sao cũng lỡ rồi, chẳng lẽ bây giờ lại xuống nước đi xin lỗi, mới nghĩ tới đó thôi A cũng đủ thấy mình bị thua thịêt rồi. Thế là bỏ đi ý định ban đầu là xuống bếp nấu nướng bữa tối, A quyết định quay ngược lại phòng khách và lấy sách vở ra nghiên cứu. Ngôi nhà có ba tầng thì A và Long đã thoả thuận, nó ở trên lầu ba còn Long ở dưới tầng hai, mỗi tầng đều có nhà vệ sinh, phòng óc lẫn chỗ giải trí riêng bịêt. Đôi khi A nghĩ làm nghề thầy pháp như cô chú A coi vậy mà giàu gớm. Bản thân thì chưa thật sự biết công việc chính của pháp sư là gì nhưng thấy cô chú A thế mà sống ngon ơ, có thiếu thốn gì đâu. Chiêu bài đọc sách coi bộ khá hữu hiệu mỗi khi A thấy bản thân mình quá rảnh rỗi, nó thấy hiệu quả ra phết. Nghiên cứu sách vở với một người học sinh chân chính chẳng bao giờ được coi là điều bình thường; trong khi A lại tìm thấy trong nó sự thú vị, chắc tại nó vốn đã có một điều bất thường lớn nhất đời nên thế.
        A lại tiện tay xem sơ vài chương cuối của môn văn học, rồi nó lại mơ màng nghĩ lại chuyện sáng nay. Nó thắc mắc tại sao Long lại bảo là ‘quen quen’ khi nhắc đến cô Huyền nhỉ ? Giờ thì nó thấy tò mò kinh khủng, giá mà nó nhịn thêm một chút để Long nhớ ra mấy chi tiết nữa rồi mới gây lộn thì có phải hay không. Mà thôi, dù gì thì cũng do Long khơi mào nói nọ kia trước chứ đâu phải tại nó. A thở dài một cái thượt. Nó soay cổ vài cái cho đỡ mỏi, mắt quét ngang cả phòng khách tầng trên cùng. Coi sách mãi cũng chán, nó đứng dậy sải bước tới cái tivi đặt cách đó không xa, bật đại lấy một kênh rồi thả người nhắm hờ mắt thư giãn trên thân chiếc xô pha nhỏ đối diện. Hơi gió thổi nhẹ luồn qua cánh cửa sổ bên cạnh làm tấm màn thêu trơn uể oải nâng lên lất phất. A chậm rãi úp nhẹ người trên ghế rồi ngưỡng cổ lên, nhìn xuyên qua một góc trời sao được đóng khung như tranh vẽ…
         - “tin ngắn của địa phương, bản tin khẩn : những ngày gần đây, tại rải rác khắp các nơi trong nước thường xuất hiện những tai nạn đáng buồn. Không hiểu tình hình an ninh dân sự ở các nơi đó ra sao, nhưng những gì mà các hình ảnh sau nói lên quả thật khiến toàn cộng đồng chúng ta lo lắng, xin quý vị chú ý theo dõi…     
        #19
          Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9