THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG QUYẾN .
Nhà Văn NGUYỄN THỤY LONG
Nhà Văn Nguyễn Thụy Long Từ Trần, Thọ 71 Tuổi
SAIGON - Nhà Văn Nguyễn Thụy Long đã qua đời ngày 3, tháng 9, 2009 tại Sài Gòn, hưởng thọ 71 tuổi.
Theo lời kể từ gia đình, nhà văn Nguyễn Thụy Long trước đây từng bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, và mấy tháng trứơc đã bị một cú stroke . Mới mấy tuần trứơc đây, nhà văn nằm ngủ một giấc dài, sáng ra vẫn chưa thấy tỉnh dậy, gia đình mới đưa vào bệnh viện, cho nằm điều trị khoảng nửa tháng, rồi mới cho ra. Bác sĩ lúc đó nói rằng nhà văn bị nhiễm trùng đường tiểu. Ngày 2/9/2009, bác sĩ cho ra ngoài, khi vợ thăm, nhà văn nói khó thở và bảo vợ hãy vỗ lưng như lời bác sĩ dặn. Vài phút sau, nhà văn Nguyễn Thụy Long từ trần. Nhà văn Nguyễn Thụy Long mất đi để lại vợ và 7 con, trong đó có 4 con ở ngoaị quốc và 3 còn ở Sài Gòn.
Nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938 - tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Loan Mắt Nhung từng được thực hiện thành phim - từng là lính Không Quân VNCH, đã viết cho nhiều báo trước 1975 và bị đi tù cải tạo, cũng như bị bắt giam vì vượt biên. Gần đây, Nguyễn Thụy Long được Nhà văn Viên Linh, Chủ Nhiệm báo Khởi Hành ở California, trao giải Sự nghiệp Văn chương.
Nguồn: Vietbao
Nhà văn Nguyễn Thụy Long qua đời
Nhà văn Nguyễn Thụy Long sinh năm 1938 tại Hà Nội
Nhà văn Nguyễn Thuỵ Long, nổi tiếng với các tác phẩm trước năm 1975 ở Sài Gòn, vừa qua đời tại Việt Nam ngày 03/9 vừa qua.
Ông sinh năm 1938 tại Hà Nội và là tác giả của nhiều cuốn truyện ngắn hoặc tiểu thuyết nổi tiếng như: Vác Ngà Voi, Loan Mắt Nhung (từng được dựng thành phim), Chim Trên Ngọn Khô, Trong Vòng Tay Ðàn Ông.
Ngoài ra, các tác phẩm Vết Thù, Bà Chúa Tám Cửa Ngục, Ðêm Ðen, Gái Thời Loạn, Nữ Chúa, Nợ Máu, Ven Ðô, Sầu Ðời, Gió Hú...cũng được rất nhiều người đón đọc.
Trong khoảng 30 tác phẩm được xuất bản trước năm 1975 của ông, có chừng 20 tác phẩm hiện được lưu tại thư viện của Viện Ðại Học Cornell, New York.
Trong truyện "Người Xây Lò" viết mùa đông năm 2001, ông mô tả cảnh lao động thời sau 1975 và thân phận của người tù cải tạo, và bày tỏ nỗi đau của những người Việt bỏ nước ra đi.
"Như những người vượt biên bằng chiếc thuyền chỉ dài mười hai thước, mỏng manh như chiếc lá giữa đại dương, có thể bị sóng to gió lớn vùi lấp bất cứ lúc nào, không kể bọn côn đồ trên biển, bọn hải tặc Thái Lan mất nhân tính, đe dọa tính mạng, trinh tiết của phụ nữ."
"Người ta vẫn cứ ra đi, tâm niệm tất cả những người ấy đều giống nhau qua câu "tự do hay là chết".
"Đồng bào tôi đau khổ quá, như tôi vậy, bỗng nhiên mang thân tù tội, không biết ngày nào ra, dù rằng từ cái lồng nhỏ ra cái lồng lớn hơn."
Theo báo Người Việt tại California, ông Nguyễn Thụy Long học trường Thiếu Sinh Quân Vũng Tàu, sau bỏ để vào Trường Cao Ðẳng Mỹ Thuật Gia Ðịnh theo nghề bố, một họa sĩ.
Tuy nhiên sau khi thân phụ mất ông vào đời rất sớm, kể cả đi bụi “sống với tầng lớp dao búa, sống ở những nơi hạ lưu của xã hội,” như lời của chính nhà văn.
Nguyệt san văn hóa văn học nghệ thuật Khởi Hành, của chủ nhiệm, chủ bút Viên Linh, với trụ sở tại Nam California, đã trao giải “Văn Chương Toàn Sự Nghiệp” cho nhà văn Nguyễn Thụy Long vào năm 2005.
Vẫn theo Người Việt, nhà thơ Du Tử Lê, người từng gặp nhà văn Nguyễn Thụy Long tại tòa soạn báo “Sống” của Chu Tử trước 1975, nói rằng ông Nguyễn Thụy Long là người "chân thành với bằng hữu".
Nguồn: BBC
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/2452/C4B6663A1C484414B9542848448A16A1.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2009 22:22:12 bởi Ct.Ly >