Bình minh buồn của những ngư dân mắc bệnh phong
qhthanhbinh 09.09.2009 19:34:52 (permalink)




Bình minh buồn của những ngư dân mắc bệnh phong
(24h) - Tay mất hết ngón, chân rụng hết bàn, ngày đêm ông Sanh vẫn cặm cụi mưu sinh cùng tấm lưới, mong kiếm được con cá, con tôm mang về cải thiện bữa ăn vốn chỉ có rau với muối. Trên bãi biển Quy Hòa này, những người như ông Sanh không hiếm.



window.onload = function () {resizeNewsImage("news-image", 500);}

Họ đều là những bệnh nhân phong ở làng phong Quy Hòa (nằm trong khuôn viên Bệnh viện phong - Da liễu trung ương Quy Hòa, TP Quy Nhơn, Bình Định).
Để mưu sinh được trên biển, những người bệnh như ông Lê Văn Sanh (52 tuổi) phải cố gắng hết sức mình. Ông Sanh tâm sự: “Nhìn vào sản phẩm cá, tôm mà chúng tôi làm ra ai cũng chạnh lòng bởi nó vừa ít, vừa lèo tèo nhưng như thế cũng là có miếng ra, miếng vào cho đầy cái bụng rồi. Mà đánh được nó rồi đưa nó về đâu có dễ, phải vận dụng hết chức năng trong con người như miệng gỡ cá, đầu gối làm tay mới có được”.
Ngày nào cũng vậy, cứ đến canh một là ông Sanh kéo sõng ra biển, đến 7 giờ sáng sõng của ông cập bến nhưng trên sõng chỉ được dăm ba con tôm cua chỉ đáng giá 10.000 bạc. Vậy mà gương mặt ông không giấu nổi nỗi vui mừng, bởi đó là chuyến “đi không về có”.

 Một chuyến đi không, về cũng không của anh Mẫn.
Vợ chồng anh Lương Thành Tâm, 38 tuổi, cũng có những cách vật vã trên sóng dữ để bắt cá rất khác người. Hơn 10 năm hành nghề đánh bắt cá trên vùng biển Quy Hòa nhưng chỉ với đôi cẳng chân và cái miệng, anh Tâm tâm sự: “Do đôi tay của tôi không còn nguyên vẹn, đôi chân cũng chung số phận nên việc chèo sõng, thả lưới có phần vất vả hơn. Thời gian của người bình thường đi ra biển chỉ mất 10 phút thì tôi phải vật vã đến 3 tiếng đồng hồ mới tới vùng có cá, đến khi đưa được vài con cá vào bờ phải nhờ sự trợ giúp của vợ mới gỡ chúng ra được”.
Chị Phạm Thị Thu, vợ anh Tâm chia sẻ: “Cả hai vợ chồng tôi đều bị bệnh. Mỗi tháng được trợ cấp hơn 300 ngàn đồng lại phải nuôi con đến trường làm sao đủ sống. Cực chẳng đã, chúng tôi phải đi vay nóng 5 triệu đồng để mua chiếc sõng ra biển để kiếm đồng ra, đồng vào mà 10 năm vẫn chưa trả được nợ. Đi biển đều đặn như thế nhưng rồi bữa đực, bữa cái, ngày nào kiếm được 15.000 đồng tiền cá là tối đó mới ngủ ngon”.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, người dân nơi đây thường gọi là “Mẫn cụt” bởi chân ông đã bị rụng đến đầu gối, ngày nào cũng đều đặn ra khơi, bất kể mưa bão. Ông bảo: “Nhà tôi có 5 miệng ăn mà tiền trợ cấp của hai vợ chồng hàng tháng chưa đầy 300 ngàn, cho nên dù biết cứ ra biển là chân tay tê buốt, sóng nhấn chìm mấy lần nhưng không đi thì cả nhà phải nhịn ăn chứ huống gì nói đến việc học của 3 đứa con”.
So sánh với các gia đình có ngươi bị bệnh phong khác thì gia đình ông Mẫn có phần thương tâm hơn. Nhìn ông bước những bước cà nhắc, khó khăn “vật” chiếc sõng xuống nước, không ai khỏi chạnh lòng. Ngày nào cũng thế, từ nửa đêm gà gáy ông đã bước thấp bước cao đi kiếm miếng ăn nuôi con. Thương cảm với nỗi vất vả của cha, hai đứa con đầu của ông đều chăm ngoan học giỏi và tìm mọi cách để kiếm tiền phụ giúp mẹ cha.
Ông Mẫn nhớ lại: “Đánh cá ngoài biển cả, đối với người lành lặn đã khó, huống chi bị cụt chân như tôi. Có hôm đang chèo sõng vào bờ gặp biển động, sóng đánh chìm sõng… Thế là tôi phải bám vội vào mép sõng, vật lộn hàng giờ với biển khơi, cứ để mặc kệ sóng xô, đến khi mở mắt thấy mình nằm sát bên bờ. Lúc ấy mới biết mình thoát chết!”.

 
 
Sorry chị BN trước nha!
ko biết mình đăng bài này ở đây có đúng ko, đọc báo thấy bài này cảm động nên đăng vào trang này.
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9