LEICA M9, kế thừa huyền thoại làng nhiếp ảnh
HÀN PHONG 10.09.2009 01:05:28 (permalink)
Thấy cái này vui vui nên mang về đây cho mọi người tham khảo, thấy giá cũng...bình dân, không biết nhà mình có ai xài thứ này chưa hén

Trong một ngày với ngày tháng năm trùng khớp con số 9 (9/9/2009), hãng máy ảnh danh tiếng LeiCa đã trình là chiếc máy ảnh số rangefinder đầu tiên của mình có kích thước khổ phim mang tên M9. Có thể xem mẫu máy ảnh này có kích thước thân máy nhỏ nhất sử dụng cảm biến full-frame (kích thước khổ phim), M9 kế thừa và phát huy những tinh hoa trong lịch sử công nghệ 50 phát triển ngành nghiên cứu quang học của nhà sản xuất danh tiếng từ CHLB Đức.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/41326/0A47889B04CA4D91991A53EDDFE20776.jpg[/image]

Sự ra đời của M9 đánh dấu sự hoàn thiện của LeiCa trong việc kết hợp thân máy ảnh kích thước khổ phim cùng hệ thống ống kính với chất lượng quang học danh tiếng thế giới. Chiếc máy sẵn sàng cho các nhà nhiếp ảnh phóng sự và những tay máy hoạt động thầm lặng.
Nổi bật trong LeiCa M9 chính là cảm biến ảnh CCD 18 megapixel kích thước 24x36mm do Kodak sản xuất, cảm biến này sẽ thay thế cho chiếc máy phim LeiCa M7 vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Nhờ cảm biến ảnh tương tự như máy phim mà các nhà nhiếp ảnh có thể sử dụng hệ thống ống kính danh tiếng của LeiCa với đúng khoảng tiêu cự trải dài từ 16 - 135mm, hầu như tất cả các ống kính của LeiCa sản xuất từ 1954 đều tương thích với chiếc M9 này. Độ nhạy sáng của cảm biến từ ISO 50 - 2500.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/41326/0FC38740716840F386E2E3ABDF6A3CDF.jpg[/image]
LeiCa M8 và LeiCa M9

Leica M8 là chiếc máy ảnh range finder thật sự, cảm biến ảnh tiếp nhận không đi qua gương lật như DSLR và phải sử dụng hệ thống thấu kính riêng. Khi bạn nhìn qua khung ngắm thì sẽ có hai hình ảnh không rõ nét và không trùng nhau. Bạn cần lấy nét tay để cho hai hình ảnh này khớp sau để thả màn trập. Range Finder sử dụng các lá thép lẫy lò xo thay cho gương lật nên tiếng động phát ra êm hơn DSLR. Tốc độ chụp của máy lên đến 1/4000 giây, tốc độ ăn đèn flash đạt 1/180 giây, tốc độ chụp ảnh liên tiếp đáp ứng ở 2 fps (tối đa 8 hình). Thiết kế khung máy vững chắc và mang đặc trưng của LeiCa cũng như phong cách “retro” - tìm về những giá trị hoài cổ. Màn hình của M9 chỉ có kích thước 2,5 inch, độ phân giải 230,000 pixel chỉ đủ làm hài lòng những người yêu thích máy ảnh bình dân. Máy sử dụng thẻ nhớ SD/SDHC để lưu trữ, đi kèm là phần mềm xử lý ảnh Photoshop Lightroom của Adobe.
Leica giới thiệu máy ảnh M series lần đầu tiên vào triển lãm Photokina 1954, đó là lần đuầ tiên hãng này trình làng loại máy ảnh Rangefinder cùng ngàm ống kính đặc trưng. M3 đánh dấu sự khởi đầu loạt máy ảnh huyền thoại của LeiCa. Một vài nhiếp ảnh gia vĩ đại nhất thế kỉ 20 và những bức hình của họ trở nên nổi tiếng đều được chụp bằng dòng máy này. Hay như trong chiến tranh Việt Nam do Mỹ phát động thì 10 phóng viên chiến trường thì hết 9 người chọn LeiCa làm phương tiện tác nghiệp bởi khả năng chụp “cực êm” của chiếc máy. LeiCa luôn kiên định với thiết kế đặc trưng và cho đến M9, sự thay đổi về thiết kế hầu như không có. Sở hữu một chiếc máy ảnh Leica luôn là niềm mong ước của nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Giờ đây họ sẽ cảm thấy hài lòng khi LeiCa đã cảm biến khổ phim 35mm và lưu lại dưới dạng số hóa.
Và sự xuất hiện ngay lập tức của LeiCa M9 từ ngày 9/9/2009, người dùng có thể đến Vương Quốc Anh và tìm mua với mức giá 8036 USD (4850 bảng Anh)

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/41326/EA6950B58D9B4AA28C55818DB4137F3A.jpg[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/41326/590B95BF70CD48D6AE5B066B376D20C6.jpg[/image]

Nguồn: Leica AG
tinhte.com

<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2009 01:07:10 bởi HÀN PHONG >
Attached Image(s)
#1
    Excalibur 10.09.2009 11:49:59 (permalink)
    Ex cũng mê Leica lắm, khổ nỗi là giá "Bình Dân" Ex không thể nào đụng tới được . Ex đang xài màn hình có độ phân giải là 920,000 với màn hình là 7.6 cm (3 inches). Không biết so sánh độ phân giải của Leica (230,000) với 920,000 của Canon có khác biệt nhiều không nữa.
    #2
      lang thang 12.09.2009 04:10:28 (permalink)
      Giá $8000 làm cho chúng ta teo hết
      Nhưng nếu tham quan qua dây chuyền sx máy của Leica thì cũng thấy nó hợp lý.
      làm bằng tay và ống kính cũng làm tay. Có lẽ không hãng nào trước khi mài ống kính lại đem vào phòng hạ nhiệt cả chục năm như Leica.
      Hiện nay ghiền quá thì dùng EP-1, cũng 1 hình dáng cổ điển, im ắng khi chụp vì không màng trập.

      @Ex: chơi Leica ai lại đi so màn hình, nội cái lấy nét bằng tay cũng làm nản lòng chiến sĩ rồi.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2009 04:11:41 bởi lang thang >
      #3
        lang thang 21.09.2009 09:04:00 (permalink)
        Một câu chuyện về Leica. LT copy bên vnphoto.

        Một Chuyện Lý-Thú Về Chiếc Máy Ảnh Leica SL-2
        Sunday, 06 September 2009 at 09:17
        Bài viết này được đăng trên trang VNUSPA [link] từ ngày 05/26/08 của tác giả Lê Ngọc Minh. Một bài viết rất hay, và chắc có nhiều người đã đọc qua. Xin gửi lời cảm ơn và xin phép tác giả được đăng lại tại đây.


        Một Chuyện Lý-Thú Về Chiếc Máy Ảnh Leica SL-2

        Năm 1980, phóng-viên nhiếp-ảnh Mark Meyer và phóng-viên viết bài Willard Clark được Arnold Drapkin, giám-đốc hình ảnh của tạp-chí Time đặt thực-hiện một thiên tài-liệu về Không-lực Hoa-Kỳ, có tên là “Air Power”, trình bày sức mạnh của Không-lực, trong đó có việc chụp phi-cơ bay, nhào lộn, oanh-tạc...

        Sau khi tiếp-xúc với Không-lực Hoa-Kỳ, hai người được gửi tới căn-cứ Miramar của Không-quân Mỹ gần San Diego, miền Nam California. Trong việc chuẩn-bị, gồm có việc thuyết-trình về các vấn-đề chuyên-môn của Không-quân, sơ-lược về kỹ-thuật tác-chiến... hai phóng-viên này lẽ ra còn phải học để biết hành-xử sao cho nhanh và đúng, khi phi-cơ lâm nguy, họ phải biết cách bật lồng kính của máy bay, bắn ghế an-toàn cho thoát khỏi phi-cơ, rồi mở dù cá-nhân v.v... Nhưng để “giản-dị hóa thủ-tục rườm rà”, một sĩ-quan Không-quân đã nói với họ :

        - Các anh không cần học mấy cái này đâu, vì dễ gì phi-cơ bị nạn... Nếu có gì, phi-công sẽ chỉ cho các anh qua intercom.

        Thế là vào một ngày đẹp trời, hai phóng-viên này trèo lên hai phi-cơ Phantom F-4, do hai sĩ-quan Không-quân Mỹ lái và hai phi-cơ này sẽ săn đuổi nhau phía trên sa-mạc Mojave tại California để hai người có kiến-thức thực-tế về vấn-đề mà họ muốn chụp, muốn viết... như kỹ-thuật tìm kiếm phi-cơ “địch”, kỹ-thuật tránh né, săn đuổi, tấn-công... và về hỏa-lực thần sầu của phi-cơ...

        Mark Meyer mang theo hai máy ảnh : một chiếc Widelux để chụp ảnh đại vĩ-tuyến và một chiếc Leica SL-2 MOT. Vì chiếc máy ảnh Leica SL-2 MOT này là mấu chốt của câu chuyện, nên chúng ta cần phải duyệt qua kiểu máy này một chút... một chút thôi !

        Năm 1974, Leica sản-xuất chiếc máy ảnh Leica SL-2, chiếc máy đơn-kính phản chiếu đời thứ ba của loại máy Leica SLR này và chiếc máy này là một tiến-bộ kỹ-thuật độc-đáo của Leica : máy có quang-kế đo “điểm” (spot meter), tốc-độ tối đa 1/ 2000 giây, nhanh nhất thời bấy giờ và một dàn ống kính có phẩm-chất thần-sầu, vua của tất các loại máy ảnh thời ấy ! Ngoài cái máy, Mark Meyer còn gắn một động-cơ lên phim tự-động là Motor Drive, Leica viết tắt là MOT. Và Mark Meyer dùng chiếc máy Leica SL-2 MOT, ống kính tầm rộng 35 f/ 2 Summicron. Nhiều người sành sỏi về máy ảnh đều đồng-ý rằng Leica chế-tạo máy ảnh kỹ quá, bền chắc quá, phẩm-chất tốt quá... trong lúc quần chúng nhiếp-ảnh người phàm đều chạy theo cái hào-nhoáng của máy ảnh Nhật-Bản, tuy không tốt bằng Leica, nhưng cũng “gần gần” như vậy, lại rẻ hơn... Họ còn cho biết rằng mỗi cái Leica SL-2 bán ra ngoài, hãng E. Leitz thực sự lỗ lã gần 20 % số vốn chế-tạo ! Do đó, máy Leica SL-2 sản-xuất chỉ có hai năm, năm 1976 hãng ngưng sản-xuất Leica SL-2. Ngưng luôn. Ðặc-điểm của Leica SL-2 là phẩm-chất siêu-phàm và tính bền chắc khiếp-đảm của nó. Nhưng bền chắc đến cỡ nào, câu chuyện sau đây sẽ chứng tỏ cùng chúng ta.

        Sau các màn biểu-diễn của hai phi-cơ Phantom F-4 trên không-phận sa-mạc Mojave, Mark Meyer bèn đề-nghị viên phi-công ngồi phía trước anh trong cockpit, là anh ta sẽ bay chiếc phi-cơ F-4 lật ngửa phía trên chiếc F-4 kia để Mark chụp qua cockpit, từ phía trên thẳng xuống chiếc phi-cơ bay phía dưới. Hai phi-công liên-lạc với nhau và sau đó, chiếc F-4 của Mark vượt lên, đảo ngược và bay ngửa trên chiếc máy bay kia... trong khi đó Mark bấm máy liên-tục.

        Ðúng lúc đó thì sự việc không-thể-nào-xẩy-ra-được đã xẩy ra : chiếc phi-cơ trong đó Mark đang ngồi, bỗng nhiên... bị tắt máy. Máy bay rơi thẳng xuống đụng chiếc máy bay phía dưới và cả hai chiếc Phantom F-4 cùng rơi. Qua intercom, Mark nghe tiếng viên phi-công hét :

        - Eject !

        Thế là Mark, tay trái vẫn còn cầm chiếc máy Leica SL-2 MOT, thò tay phải xuống kéo chiếc cần mà viên phi-công đã chỉ cho anh khi lên máy bay. Thế là trong nháy mắt, lồng kính trên nóc máy bay bị hất tung đi, rồi ngay đó, cả Mark lẫn ghế bị bắn ra ngoài không-trung. Ngay sau đó, một tiếng nổ nữa hất Mark ra hỏi chiếc ghế... rồi hai chiếc dù mở ra, đưa Mark và viên phi-công rơi xuống sa-mạc an-toàn. Hai người ở chiếc Phantom kia cũng vậy.

        Khi tiếng nổ đầu phát ra Mark cùng chiếc ghế bị bắn ra khỏi chiếc phi-cơ lâm nạn, Mark vẫn còn giữ cái máy ảnh Leica SL-2 MOT. Nhưng sau tiếng nổ thứ hai phát ra, khi chiếc dù mở, sức giằng quá mạnh, giật chiếc máy ảnh ra khỏi tay Mark và cả hai cùng rơi xuống đất. Mark còn có cái dù cản gió cho anh xuống từ từ, nhưng chiếc máy ảnh thì không có dù, nó rơi tự-do !

        Sau này nhìn lại, khi tai-nạn xẩy ra, hai chiếc phi-cơ đang bay ở cao-độ 26 000 feet, tính ra là cách mặt đất 5 miles, khoảng 8 cây số. Nói theo kiểu Mỹ thì chiếc máy ảnh rơi theo tốc-độ “32 feet per second per second”, nói theo kiểu quả táo của ông Newton thì nó rơi theo “9,81 g x (t bình-phương)” (hy-vọng là bạn còn nhớ Vật-lý lớp Ðệ Tứ ?). Tóm lại là nó rơi nhanh lắm, trực chỉ rơi, thanh thoát rơi, tự-do rơi, thảnh thơi rơi, tăng-tốc trong khi rơi... trong 5 miles liền và khi đụng đất sa-mạc, tốc-độ của nó lên tới khoảng 500 miles per hour !

        Sau khi đáp xuống sa-mạc bình yên, Mark lấy chiếc máy Widelux gắn trước ngực ra, bấm vài tấm kỷ-niệm cùng viên phi-công, bên chiếc Phantom F-4 nay chỉ còn là đống kim-loại nát bấy trong sa-mạc. Mark cũng có nhìn quanh, nhưng không bao giờ anh hy-vọng là sẽ tìm lại được chiếc máy ảnh Leica SL-2 MOT thân yêu !

        Cho đến 18 tháng sau.

        Nelson Schmitz là đại-lý máy ảnh Leica vùng New England, một hôm bước vào tiệm máy của Garvin Beckwith “Camera Store of Manchester”, thành phố Manchester, tiểu-bang New Hampshire. Bên đống giấy tờ bừa bộn trên bàn, Nelson nhìn thấy chiếc máy ảnh Leica SL-2 MOT với cái ống kính 35 mm f/ 2 bầm dập, trầy trụa... Nelson tò mò hỏi Garvin và được Galvin cho biết :

        - Một người khách, là một tay đi bộ băng đồng ở New Hampshire, trong một chuyến băng đồng qua sa-mạc Mojave ở California trước đây mấy tuần, nhặt được chiếc máy ảnh này trong sa-mạc. Anh ta đem về nhờ tôi xem có sửa được không. Sao không thấy anh ta trở lại.

        Nelson Schmitz cầm chiếc máy ảnh lên xem, rồi sau đó điện-thoại cho Dana Bodnar, đại-diện của E. Leitz, Inc. Photographic tại Washington D.C. Nelson Schmitz và Dana Bodnar ghé lại tiệm ảnh lần nữa và quan-sát chiếc máy ảnh và họ thấy bên trong máy còn cuộn phim. Vì lưng máy bị móp méo, không mở theo lối thông thường được, họ phải vào phòng tối, cạy lưng máy ra để lấy cuộn phim, thì thấy đó là cuộn phim dương-bản Kodachrome. Ðem cuộn phim đi tráng, thì họ khám phá ra những hình trong đó toàn chụp máy bay Phantom F-4 trong khi bay. Chiếc Phantom F-4 có số hiệu MG 2284 sơn phía đuôi máy bay, phẩm-chất hình ảnh cho thấy cuộn phim còn tốt.

        Quan-sát chiếc máy, họ thấy máy bị trầy trụa, một phần vì máy đã bị sử-dụng nhiều, phần nữa, có một số móp mép, có thể là do bị xe cán hay rơi rớt.

        Chiếc máy Leica SL-2 MOT bí-mật, bầm dập, nằm trong sa-mạc Mojave làm cho hai tay đại-diện Leica thắc mắc. Họ ghi số của thân máy và ống kính, rồi lục lọi, kiểm-chứng với giấy tờ khách hàng gửi về hãng Leica để ghi bảo-hiểm thì họ khám phá ra cái máy và ống kính đều thuộc quyền sở-hữu của phóng-viên nhiếp-ảnh Mark Meyer. Họ tiếp-xúc với Mark Meyer thì người nhà cho biết Mark đang đi làm phóng-sự bên Ðức... Ðến khi Mark về, anh ta xác-nhận có thể đó chính là chiếc máy Leica SL-2 MOT mà anh ta bị mất khi chiếc dù mở ra trên sa-mạc Mojave bên California hơn 18 tháng trước; Mark còn cho biết anh ta mua máy này tại tiệm Mario Hirch, thành phố New York khoảng 1977. Anh còn cho biết anh có gửi máy đi thay dầu mỡ xăng nhớt một lần tại tiệm National Camera tại Washington DC khi anh công-tác tại vùng đó, phía trong lưng máy còn có cái sticker mà National Camera dán vào đó. Quả thật trong máy có cái sticker của National Camera. Khi Mark tìm được hóa-đơn mua máy thì quả thật, số máy và số ống kính chứng tỏ đó nguyên là chiếc máy của Mark.

        Mấy ngày sau, Nelson Schmitz đem cái máy từ New Hampshire về trụ-sở E. Leitz thành phố Rockleigh, tiểu-bang New Jersey.

        Chuyên-viên của E. Leitz Inc. xem xét cái máy thật kỹ và họ thấy cái máy tuy hư-hao, bầm dập, nhưng thực ra không đến nỗi tệ lắm. Bị nặng nhất là ống kính : có lẽ ống kính máy ảnh hít mặt đất trước, nên làm bể lớp kính ngoài, mấy thấu-kính phía trong vẫn còn nguyên vẹn, ngàm ống kính bị cong, chốt để mở đóng màng trập gẫy rời ra, nhưng nhiều bộ-phận còn nguyên vẹn. Mặt tiền của thân máy, ống kính đẩy thun vào phía trong, niềng nơi ống kính bắt vào thân máy bị thụng vào một chút, nhưng sửa chữa, thay thế lại sẽ dễ dàng. Nóc máy bị móp méo thiểu-não, cần quay phim lại, nơi phía trái nóc máy bị thất-lạc, nhưng mọi người cùng nhận xét, có lẽ cái nóc máy cũng bị va chạm khá nặng, nhưng khối kính 5 góc phản chiếu hình ảnh (pentaprism) vẫn hoàn-hảo, thay nóc máy rất giản dị và rẻ tiền. Lưng máy móp méo thảm-hại, lại bị cạy ra để lấy cuộn phim nên gẫy mất chốt bản lề, nhưng thay lưng máy cũng giản-dị và rẻ. Khi người ta gắn bộ pin mới vào thì hệ-thống điện của quang-kế trong máy hoạt-động lại như bình thường. Cái động-cơ lên phim tự-động, mặc dù rơi từ 5 miles xuống đất, vẫn dính liền với thân máy, dù chỉ bằng MỘT con ốc; phía ngoài trông trầy trụa, móp méo, phía trong, mấy bánh xe răng bị gẫy, bị móp, nhưng hệ-thống điện vẫn còn tốt. Cái làm mọi người ngạc-nhiên là dù rơi như vậy, lưng máy không bị bung ra mặc dầu chỉ được gài bằng một cái chốt giản-dị và mặc dù qua 18 tháng nắng mưa dãi dầu, vẫn giữ được cuộn phim tốt như thường ! Thử tưởng-tượng, khí-hậu của sa-mạc Mojave, ban ngày nóng lên tới 115 độ F, ban tối lạnh xuống dưới độ đông đá, qua 18 tháng, sương đêm và mưa, tuy có làm sét một chút riềm máy, nhưng không bao nhiêu... và không có chút cát, bụi và hơi nước nào xâm-nhập vào trong buồng chứa phim.

        Một câu hỏi được đặt ra, là nếu sửa cái máy Leica SL-2 MOT này trở lại tình-trạng nguyên-thủy, chụp hình TỐT như trước, thì tốn bao nhiêu ? Mike Sonneburg, truởng ban Bảo-trì và Sửa chữa của E. Leitz Inc. làm bản chiết-tính chi-tiết thì thấy là một số cơ-phận của máy, ống kính, động-cơ... tuy phải thay thế, nhưng rất nhiều cơ-phận khác chỉ cần sửa chữa, lau chùi... vẫn dùng lại được, tính ra thành tiền thì cần 357 $ để sửa chữa ống kính, 1260 $ để sửa chữa thân máy và 220 $ để sửa cái động-cơ lên phim, tổng-cộng 1837 $. Không đến nỗi tệ !

        Có người đề-nghị, đúc nó vào trong một khối acrylic trong, rồi trưng bày đâu đó cho bà con thưởng-lãm ! Nhưng không, không ai làm gì với chiếc máy này cả. Chiếc máy Leica SL-2 MOT này được chuyển về Bảo-tàng của hãng Leica tại Solms, bên Ðức và nó sẽ nằm đấy... mãi mãi là chứng-tích cho một chiếc máy ảnh, vào một ngày đẹp trời tại California, ngoài ý muốn của sở-hữu chủ, rơi từ cao-độ 5 miles xuống đất, với tốc-độ sau cùng trước khi chạm đất là vào khoảng 500 miles per hour, tuy bị thương nặng mà vẫn còn sống sót !


        Tham-khảo :
        Viết lại, tổng-hợp hai bài viết của hai tạp-chí “Time” và “Camera 35”, 1981, không đề tên tác-giả
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9