Tìm tài liệu về Chinh Phụ Ngâm
dtuanv 15.09.2009 17:30:26 (permalink)
Xin chào mọi người,
Tôi đang cần tìm tài liệu " Khảo luận về chinh phụ ngâm " của tác giả Phạm Văn Diêu đăng trong Văn Hóa nguyệt san số 51 ( loại mới ) tháng 6 năm 1960. Nếu ai có xin giúp tôi một bản copy ( file hình scan, chụp  hay pdf càng tốt) để tham khảo.
dtuanv 
#1
    sen dat 18.09.2009 15:33:51 (permalink)
    Chào bạn,
    Hôm nay ghé qua vnthuquan xíu vì còn bận nên chưa vào topic nào cả nhưng thấy bạn hỏi về chinh phụ ngâm nên SĐ nán lại đây với bạn, SĐ thắc mắc tại sao lại Phạm Văn Diêu? Vì SĐ nghĩ bạn muốn có tư liệu để tham khảo thì nên chọn cuốn sách nào có in nhiều tư liệu hoặc soạn ra từ nhiều tư liệu tham khảo thì tốt hơn. Bây giờ SĐ đưa ý kiến này bạn xem xét coi sao nha. Bạn vào thư viện nơi bạn sống, nếu bạn ở vn rồi bảo họ tra tác giả Phạm Văn Diêu và những gì liên quan đến tác giả này thư viện sẽ cung cấp cho bạn. Nếu thư viện không có thì bạn hỏi cuốn Chinh Phụ ngâm của "Lại Ngọc Cang khảo thích và giới thiệu" Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội- 1964 . Nếu có cuốn này bạn mượn đọc sẽ thấy tương đối đầy đủ điều kiện cho một người muốn tham khảo về Chinh phụ ngâm. Nếu bạn tìm không ra thì bạn chờ chừng tuần sau khi nào rảnh tôi sẽ đánh máy và post lên từ từ chắc là lâu đó vì tôi không rảnh, được phần nào hay phần đó OK? Tối nay nếu rảnh bạn vô trang việt văn tôi sẽ post một đoạn trong cuốn văn học vn in lần thứ nhất xuất bản năm 60 B.T.T Nam phần của Phạm Văn Diêu có nói một chút về chinh phụ ngâm. Trước đây Sđ nhớ ở nhà có cuốn chinh phụ ngâm dịch bằng tiếng Pháp năm 60 nhưng bây giờ mất đâu rồi chỉ còn cung oán ngâm khúc tính đưa lên vnthuquan nhưng chưa rảnh để làm việc đó hy vọng một ngày nào đẹp trời mà lại rảnh rang. Chúc bạn tìm được những gì mình muốn nha!
    #2
      dtuanv 19.09.2009 08:12:23 (permalink)
      Chào bạn Sen Đất,
      Xin cảm ơn bạn đã quan tâm và hồi đáp về yêu cầu của tôi. Thực ra thì tôi đã có một số tài liệu về CPN như CPN bị khảo của Hoàng Xuân Hãn, hay các khảo cứu của Nguyễn Văn Dương, Lại Ngọc Cang...nhưng của Phạm Văn Diêu thì chưa có , bài khảo luận CPN của PVD  nghe nói đặc biệt là ở chỗ đã đưa ra tài liệu CPN bằng chữ Quốc ngữ  lần đầu tiên của Trương Vĩnh Ký  vào năm 1887 do đó tôi thắc mắc và muốn tim hiểu thêm về bản quốc ngữ TVK.  Nếu bạn tìm ra được xin copy cho tôi 01 bản. Bạn cứ gửi bài viết của PVD liên quan đến CPN như bạn nói vào diễn đàn để tôi và mọi người tham khảo. Nhân tiện xin hỏi thêm bạn và các bạn khác về bản Quốc ngữ Chinh phụ ngâm 1887 của Trương Vĩnh Ký , bản này cực hiếm , ít người biết đến - Hoàng Xuân Hãn gọi là bản Thông Ngôn - nếu có thì xin giúp tôi 01 bản.
       dtuanv
      #3
        sen dat 20.09.2009 00:12:17 (permalink)
        A! hoá ra bạn có CPN do tác giả Lại Ngọc Cang biên khảo, vậy bạn đã đọc phần nói về "Các bản chinh phụ ngâm" của ông Cang chưa? Trong đó tác giả đã nói về bản phiên âm chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký in bằng thạch bản và dẫn chứng một vài chi tiết mà Trương Vĩnh Ký đã đọc lầm do Hoàng Xuân Hãn nêu ra. Cũng trong phần này tác giả  nhấn mạnh là đã tìm không ra bản Trương vĩnh Ký 1887 là bản ra đời có lẽ là sớm nhất? Vậy theo tôi khó có thể tìm ra nếu là những người ở thế hệ sau như chúng ta. Bạn đã đọc Femme de guerrier (Chinh phụ ngâm khúc) traduire en francais par Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng chưa? Tôi nhớ cuốn này có một phần tiếng Việt và một phần tiếng Pháp do société des Etudes Indochinoises xuất bản,1955. Có thể bản quốc ngữ sử dụng là bản quốc ngữ Trương Vĩnh Ký chăng? Bạn tìm đọc thử. Mong ai đó có thể giúp bạn tìm được bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký. Nếu bạn muốn đọc phần tôi vừa nêu của Lại Ngọc Cang tôi sẽ scan ở phòng việt văn chỗ Chinh Phụ ngâm với Phan huy Ích để bạn đọc còn nếu bạn có rồi thì thôi! Chúc bạn may mắn.
        #4
          lá chờ rơi 01.05.2015 09:59:36 (permalink)
          sen dat


          A! hoá ra bạn có CPN do tác giả Lại Ngọc Cang biên khảo, vậy bạn đã đọc phần nói về "Các bản chinh phụ ngâm" của ông Cang chưa? Trong đó tác giả đã nói về bản phiên âm chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký in bằng thạch bản và dẫn chứng một vài chi tiết mà Trương Vĩnh Ký đã đọc lầm do Hoàng Xuân Hãn nêu ra. Cũng trong phần này tác giả  nhấn mạnh là đã tìm không ra bản Trương vĩnh Ký 1887 là bản ra đời có lẽ là sớm nhất? Vậy theo tôi khó có thể tìm ra nếu là những người ở thế hệ sau như chúng ta. Bạn đã đọc Femme de guerrier (Chinh phụ ngâm khúc) traduire en francais par Tuần Lý Huỳnh Khắc Dụng chưa? Tôi nhớ cuốn này có một phần tiếng Việt và một phần tiếng Pháp do société des Etudes Indochinoises xuất bản,1955. Có thể bản quốc ngữ sử dụng là bản quốc ngữ Trương Vĩnh Ký chăng? Bạn tìm đọc thử. Mong ai đó có thể giúp bạn tìm được bản quốc ngữ của Trương Vĩnh Ký. Nếu bạn muốn đọc phần tôi vừa nêu của Lại Ngọc Cang tôi sẽ scan ở phòng việt văn chỗ Chinh Phụ ngâm với Phan huy Ích để bạn đọc còn nếu bạn có rồi thì thôi! Chúc bạn may mắn.

          Nếu có thì rất đáng xem bản Chinh Phụ Ngâm gốc tiếng Hán Nôm của ông Đặng Trần Côn và bản dịch ra tiếng quốc ngữ của bà Đoàn Thị Điểm thì mới thấy hết cái hay vừa của người viết vừa của người dịch. Xin nêu vài đoạn :
           
          Nguyên văn Hán Nôm của ông Đặng Trần Côn :
           
          Lương nhân nhị thập Ngô môn hào
          Đầu bút nghiên hề sự cung đao
          Dục bả liên thành hiến minh thánh
          Nguyện tương xích kiếm trảm thiên kiêu
           
          Phần phiên dịch ra chữ quốc ngữ của bà Đoàn Thị Điểm :
           
          Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
          Xếp bút nghiên theo việc đao cung
          Thành liền mong tiến bệ rồng
          Thước gươm nguyện quyết chẳng dong giặc trời.
           
          Nguyên văn Hán Nôm của ông Đặng Trần Côn :
           
          Trượng phu thiên lý chí mã cách
          Thái Sơn nhất trịch khinh hồng mao
          Tiện từ khuê khổn tùng chinh chiến
          Thu phong minh tiên xuất Vị kiều
           
          Phần phiên dịch ra chữ quốc ngữ của bà Đoàn Thị Điểm :
           
          Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
          Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
          Giả nhà đeo bức chiến bào
          Thét roi cầu Vỵ ào ào gió thu.
           
          Nguyên văn Hán Nôm của ông Đặng Trần Côn :
           
          Tín lai nhân vị lai
          Dương hoa linh lạc ủy thương đài
          Thương đài thương đài hựu thương đài
          Nhất bộ nhàn đình bách cảm thôi !
           
          Phần phiên dịch ra chữ quốc ngữ của bà Đoàn Thị Điểm :
           
          Tin thường lại người không thấy lại
          Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
          Rêu xanh mấy lớp chung quanh
          Bước đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.
           
          Nguyên văn Hán Nôm của ông Đặng Trần Côn :
           
          Thứ qui nhân vị qui
          Song sa tịch mịch chuyển tà huy
          Tà huy tà huy hựu tà huy
          Thập ước giai kỳ cửu độ vi !
           
           
          Phần phiên dịch ra chữ quốc ngữ của bà Đoàn Thị Điểm :
           
          Thư thường lại người không thấy lại
          Bức rèm thưa dầu dải bóng dương
          Bóng dương mấy buổi xuyên ngang
          Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai!
           
          Tôi chỉ còn nhớ được bấy nhiêu.
          Xin múa rìu qua mắt thợ
           
          Lá chờ rơi 01/05/2015
           
          #5
            Chuyển nhanh đến:

            Thống kê hiện tại

            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
            Kiểu:
            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9