Nguyễn Minh Cần: Nhà Văn hay Nhà Chính Trị

Tác giả Bài
ngocnutamkinh
  • Số bài : 37
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 13.11.2008
Nguyễn Minh Cần: Nhà Văn hay Nhà Chính Trị - 16.09.2009 19:49:01



Ông Nguyễn Minh Cần.


Ông Nguyễn Minh Cần sinh năm 1928 tại Huế. Ông tham gia kháng chiến trước tháng 08/1945 khi còn là học sinh ở tại đây. Năm 1946, ông là đảng viên Đảng Cộng Sản Đông Dương, và hoạt động ở Thừa Thiên với chức vụ Ủy viên Thường vụ Tỉnh Ủy Thừa Thiên.

Sau đó, ông hoạt động bí mật tại Hà Nội từ năm 1951. Từ tháng 10 năm 1954 đến 1962 ông làm Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội. Năm 1962 ông được Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng CS Việt Nam) cử đi học trường Ðảng Cao cấp tại Liên Xô.

Trong thời gian này, các ông Lê Duẫn và Lê Ðức Thọ, lúc đó ngả theo đường lối chống Liên Xô của đảng CS Trung Quốc, đã mở một chiến dịch truy bức quy mô nhằm thanh toán những người mà họ cho là có tư tưởng theo chủ nghĩa xét lại của Liên Xô. Nhiều đảng viên và ngay cả những trí thức không dính dáng gì đến Đảng Lao động Việt Nam cũng bị hãm hại.

Trước tình hình đó, ông Nguyễn Minh Cần và một số đảng viên cao cấp khác của Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định xin tỵ nạn chính trị tại Liên Xô. Mặc dù Liên Xô đã từ chối lời yêu cầu của Việt Nam và không giao trả ông cho Việt Nam nhưng nước này bắt ông không được phép hoạt động chính trị nữa và phải đổi cả tên họ sang tên Liên Xô để bảo đảm an ninh.

Vợ và các con của ông ở Việt Nam bỗng nhiên trở thành nạn nhân của chính sách trả thù của Đảng Lao động/CS Việt Nam.

Từ năm 1989, ông Nguyễn Minh Cần đã tham gia tích cực vào “Phong trào nước Nga Dân chủ”. Cùng với người vợ Nga, ông Nguyễn Minh Cần đã tham gia vào chiến dịch bảo vệ Tòa Nhà trắng của Phong trào và phá vỡ cuộc đảo chánh của phe nhóm CS tại Nga vào tháng 08/1991.

Ông Nguyễn Minh Cần hiện đã về hưu. Phần lớn thời giờ ông dành để nghiên cứu Phật học và viết các bài nghiên cứu chính trị.

Ông hiện là một nhân sĩ và là một cây bút quen thuộc và được quí mến ở Mỹ và Âu Châu. Quyển sách “Công lý đòi hỏi” (Nhà xuất bản Văn Nghệ, California) là tập hợp những bài viết của ông từ 1992 đến 1998.

Tác phẩm thứ hai sắp được xuất bản tác giả Nguyễn Minh cần là quyển sách “Ðảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế”. Ðiểm đặc biệt là quyển sách được viết dựa trên những nhận thức mới, nhờ tác giả được vào tham khảo tại Kho Lưu trữ của Quốc tế Cộng sản tại Moscow, nay là Trung tâm Lưu trữ Văn kiện Lịch sử Hiện đại (RSKHIDNI).

Tóm tắt chi tiết tiểu sử:

  • Sinh năm: 1928.

  • Nơi sinh: Huế.

  • Đầu năm 1945: tham gia phong trào giải phóng dân tộc.

  • 08/1945: tham gia Cách mạng tháng 8, tổ chức và lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế và các vùng phụ cận Huế.

  • 1946: vào ĐCS Đông Dương, làm Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Huế.

  • Cuối 1946 - đầu 1947: làm Uỷ viên Ban chỉ huy quân sự Khu B, chiến đấu bảo vệ thành phố Huế.

  • 1947 - đầu 1951: hoạt động trong vùng địch tạm chiếm tỉnh Thừa Thiên, lúc đầu là bí thư Huyện uỷ Hương Trà, sau đó là tỉnh uỷ viên và uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ Thừa Thiên.

  • Đầu 1951 - 1962: Trung Ương điều động ra Hà Nội để hoạt động ở trong thành phố Hà Nội đang bị Pháp chiếm đóng, làm bí thư Quận uỷ Ngoại Thành, sau là Thành uỷ viên và Uỷ viên Thường vụ Thành uỷ Hà Nội, kiêm phó chủ tịch Uỷ ban Hành chính thành phố Hà Nội.

  • 1962: đi học ở Trường đảng Cao cấp của Liên Xô. Do có những ý kiến bất đồng về đường lối với ban lãnh đạo Đảng Lao động VN, bị coi là có “tư tưởng xét lại” và bị truy bức.

  • 06/1964: thoát ly Đảng Lao động VN, xin cư trú chính trị ở Liên Xô. Trong thời gian ở Liên Xô, làm nghề phiên dịch và biên tập viên cho Nhà Xuất bản Tiến Bộ; về hưu năm 1990.

  • 1986 - 1993: khi ĐCS Liên Xô bắt đầu thực thi đường lối perestroika, đã tích cực tham gia phong trào dân chủ ở Nga đấu tranh chống chế độ Xô viết toàn trị, dẫn đến cuộc Cách mạng dân chủ ở Nga hồi tháng 8 năm 1991 làm sụp đổ chế độ Xô viết toàn trị.

  • Trong suốt thời gian cư ngụ ở Nga, ông luôn luôn tích cực tham gia và ủng hộ cuộc đấu tranh cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền của nhân dân Việt Nam.

  • Ông Cần hiện cư ngụ tại Moscow, là nhà báo tự do.
Các sách đã xuất bản:

  • “Công Lý Đòi Hỏi”, NXB Văn Nghệ 1998;
  • “Chuyện Nước Non”, NXB Văn Nghệ 1999;
  • “Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Cộng Sản Quốc Tế”, NXB Tuổi Xanh 2001;
  • “The Vietnamese Communist Party Through Vicissitudes Of The Communist Internationals”, NXB Tuổi Xanh 2004;
  • “Từ điển Nga-Việt” gồm 2 tập (đồng tác giả), NXB Tiếng Nga, naêm 1977, 1979, 1987.
  • “Từ điển Nga-Việt Mới” (đồng tác giả), NXB Vostok - Zapad (Moskva) và NXB Thế Giới (Hà Nội), năm 2007.

Ông Nguyễn Minh Cần là khuôn mặt quen thuộc trên các diễn đàn và trang mạng truyền thông. Các bài viết và phỏng vấn tiêu biểu của ông có thể tìm thấy tại các địa chỉ:

Vừa qua ông cũng đã có bài viết trên diễn đàn x-cafevn.org “Toàn dân nghe chăng? Sơn hà nguy biến” (http://www.x-cafevn.org/node/1539).


Với vốn kiến thức và những kinh nghiệm đã trải qua, chắc chắn ông Nguyễn Minh Cần sẽ giúp hé mở những thông tin quí giá về lịch sử ĐCS Việt Nam, quan hệ giữa VN và Liên Xô trong và sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Giai đoạn Cải cách Ruộng đất, các vụ án Nhân văn Giai phẩm... cũng như những nhận định về tình hình chính trị của Việt Nam hiện nay.

Ngocnutamkinh trích từ nguồn: http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=24887
 
và theo sau là cảm nghĩ của một thành viên trích cũng từ thread  http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=24887như là nói lên cảm nghĩ của chinh NNTK 


Kính chào bác Nguyễn Minh Cần,

Xin phép được gọi bằng bác vì quả thật bác lớn tuổi hơn Bố chúng cháu khi còn sinh tiền! Cháu cũng xin được miễn phần khách sáo để được gọi là bác Cần như lối xưng hô lễ phép của người Việt Nam.

Thưa bác Cần,

Post này cháu viết cho riêng bác có hai việc:
1/ Việc thứ nhất, bác cho phép cháu bày tỏ lòng kính trọng đối với ngòi bút của bác. Cháu làm điều này với sự thận trọng và tôn kính không phải chỉ vì tuổi tác, kinh nghiệm, tài năng, kiến thức hoặc danh tiếng của bác!
Cháu viết những điều này vì thực sự ngòi bút của bác đã bắt buộc cháu phải làm.
Chỉ qua vài posts mà bác trả lời trong thread này, cháu đã học được và đọc được nhiều cái mà mình đang mỏi mắt tìm kiếm.

Vâng, cháu đã mỏi mắt tìm kiếm những ngòi bút đã từng sống và chiến đấu trong hàng ngũ cộng sản Việt Nam ghi lại các sự kiện lịch sử một cách thận trọng, chính xác, có lương tâm, và trách nhiệm đối với những gì mình viết ra!

Cháu đã đọc say sưa "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của bác Nguyễn văn Trấn và một số tác giả cs phản tỉnh khác trong nước...
Tất nhiên, bác Nguyễn văn Trấn cũng như các bác khác vì còn kẹt lại trong nước nên ngòi bút của họ có phần nào không thể nói ra được tất cả những gì mình muốn nói...
Ngược lại, đối với những đảng viên csVN trung và cao cấp đào tỵ được ra nước ngoài, cháu đặt kỳ vọng vào nhiều hơn nơi ngòi bút của họ. Cháu cho rằng mình làm điều này là công bằng. Vì khi chọn con đường đào tỵ, ngòi bút của các bác đã nhận được đầy đủ tự do mà những người ở lại không hề được hưởng.
Thế nhưng, cháu chỉ đọc được rất ít ngòi bút chân thật và thẳng thắn như bác. Trong số những người như thế, trước đây cháu chỉ đọc được nơi cụ Hoàng văn Chí, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện, vài người nữa... và bác!
Những cái cháu học được nơi các bác trước nhất là, cho dù biển kiến thức, kinh nghiệm của các bác là bao la; các bác vẫn chân thành nhìn nhận có những điều mình không biết, khi trả lời độc giả!
Nơi đây, không chỉ là sự trung thực; các bác còn cho chúng cháu tấm gương của sự khiêm tốn!
Ngoài việc trả lời thận trọng, có trách nhiệm với những gì mình viết ra của bác, cháu còn thấy được cách gọi tên sự việc một cách chính xác, không che đậy, không dùng "thủ thuật ngoại giao" hoặc tránh né, đánh lạc hướng của nhiều ký giả, văn, thi nhân... khác; nơi ngòi bút của bác!
Cách trả lời và diễn giải cũng được bác trình bày với chứng cứ và luận lý chặt chẽ dựa vào sự việc, chi tiết lịch sử rõ ràng, không mơ hồ. Điều đó tạo được niềm tin nơi những đứa trẻ tìm tòi tọc mạch như cháu!...
Sẽ còn nhiều nữa nếu cháu tiếp tục kể ra...
Nhưng đối với cá nhân cháu, thì việc bác đặt ngòi bút của mình lên trên tình cảm chính trị cá nhân (yêu/ghét) luôn luôn là điều nổi bật nhất!
Vâng, cháu xin được nói rằng cháu bắt buộc phải kính trọng những ngòi bút được viết ra bởi các tác giả kính trọng những gì mình viết ra. Nói khác đi, đó là những người kính trọng độc giả của mình!

2/ Việc thứ hai, cháu phải xin lỗi bác!
Cháu phải xin lỗi bác vì như cháu đã viết ở trên. Do kỳ vọng nhiều nơi những đảng viên cs VN đào tỵ ra nước ngoài như bác, cháu đã từng thất vọng với những tên tuổi lớn khác trước đây. Điều đó dẫn đến một việc đáng tiếc là thi thoảng có đọc lướt qua trích dẫn của những gì bác viết trên internet, cháu lại rất vô tình và dửng dưng...
Cho đến lúc gõ những hàng chữ tạ lỗi này, quả thật cháu đã chưa từng đọc trọn vẹn bài viết nào của bác mà giờ đây cháu hiểu rằng mỗi bài đó sẽ hấp dẫn, cuốn hút, và giá trị hơn bao lần so với những tùy bút, hồi ký... thiếu chân thật mà cháu đã được (bị thì đúng hơn) đọc qua.

Dù thời gian vẫn eo hẹp đối với cháu. Nhưng sắp đến, cháu sẽ tìm đọc hết tất cả những gì bác đã viết ra...

Cháu xin kính chúc bác và gia đình được nhiều niềm vui. Xin cảm ơn bác vì những bài học mà cháu đã và sẽ học được nơi ngòi bút của bác!

Thành kính, "