đất nước và văn minh dòng họ HÙNG
nhatnguyen52 25.09.2009 18:28:51 (permalink)
 
Đất nước và nền văn minh tưởng như không tồn tại...

Các bạn thân mến .
Chúng ta đang cùng chia sẻ công việc hết sức nặng nề tưởng như là việc đội đá vá trời ....nên sự giúp đỡ chung tay là hết sức cần thiết thậm chí là điều quyết định thành bại ..., ông bà ta đã dạy ....một cây làm chẳng nên non , ba cây chụm lại nên hòn núi cao ....
Sự nhìn nhận  của ‘Sử thuyết họ HÙNG” về Trung hoa  rất rõ ràng :
Trên mảnh đất gọi là Trung quốc ngày nay có 2 thành phần dân cư chính là HOA và HÁN , 2 thành phần này khác nhau hoàn toàn từ nhân chủng đến văn hoá và Lịch sử , mãi đến  thời Nguyên vua mông cổ vẫn chia dân Trung Hoa  thành người Hán và người Nam , thực ra từ Hán chỉ là biến âm của Hãn ;  người Hán là người gọi vua là HÃN thuộc chủng Mongoloist , người Nam thuộc dòng Mongoloist phương nam gọi vua là LANG ký âm hán tự sai thành NAM .
Người Nam chính là phần lớn người Bách Việt xưa còn gọi là người HOA , cùng với người VIỆT  là chủ nhân đích thực  của nền văn hóa văn minh Trung hoa cổ xưa , Hán tộc chỉ là kẻ xâm lăng và chiếm đoạt .
Mục đích của Sử thuyết họ HÙNG là làm sáng tỏ nguồn gốc lịch sử và nền văn minh  Bách Việt trong đó tiền nhân người Việt nam xưa thuộc  chi  Lạc Việt có vai trò  suối nguồn . .
Ngày nay hầu như mọi người đều tưởng dân tộc  và văn minh Trung hoa xuất phát từ bờ Hoàng hà như thế đương nhiên công nhận chủ thể lịch sử và văn minh trung hoa là  Hán tộc , Sử thuyết họ Hùng đưa ra quan điểm ngược lại , người Hoa và người Việt gọi chung là người họ Hùng mới là chủ thể đích thực của lịch sử và văn minh Trung hoa , nơi xuất phát cuả dân tộc và nền văn minh ấy là miền bắc -  trung Việt ngày  nay , vùng đất  có núi Đọ sông Cả sông Chu và sông Mã . Từ căn cứ xuất phát này dần dà qua từng triều đại người họ HÙNG mở rộng lãnh thổ , hướngBắc  (ngày nay) là hướng tiến chính , tới đời ÂN lãnh thổ đã vượt  bờ Hoàng hà  ở bắc tỉnh Hà nam trung quốc ngày nay nơi có kinh đô đã được khảo cổ học khám phá , đời Tần mở rộng tới vạn lý trường thành .
Dân tộc Hán hiểu như cộng đồng người gọi vua là Hãn thì chỉ mới xuất hiện trên qủa đất vào đầu công nguyên sau cuộc nổi loạn của bọn ‘lục lâm thảo khấu’, Lưu Huyền Canh thủy đế là vua hay Khả Hãn  đầu tiên khai sinh ra Hãn quốc ở vùng Hoàng hà ,có Hãn quốc mới có Hãn dân , Hán tộc nên cội nguồn Hán tộc không liên quan gì đến cổ sử Trung hoa , toàn bộ lịch sử thời thái cổ là sự ghi chép qúa trình khai sinh dân tộc và dựng nước của người họ HÙNG đã bị các sử gia Hán tôc ‘đánh cắp’ ; chính vì vậy nếu đi tìm vết tích những triều vua huyền thoại như Nghiêu -Thuấn ở vùng Hoàng hà thì chỉ mất công toi ...kết qủa chỉ là sự vênh lệch không hiểu nổi....vì những gì tìm thấy chỉ là những vết tích còn lại của thời thiền vu Tổ, thiền vu Cố , thiền vu Ông Cha gì đó ...mà thôi .
Khúc rẽ lịch sử xảy ra  Từ những năm đầu công nguyên , Hán tộc dưới 2 triều Tiền và Hậu của ‘nước’Hán  trong vòng một nửa   thế kỷ vùng dậy không những  chiếm lại hết vùng Hoàng hà mà thừa thắng chiếm luôn gần hết đất của con cháu dòng họ HÙNG phía nam tới tận đất Việt ngày nay đặt phần lớn con cháu dòng họ Hùng dưới móng ngựa của họ hơn 500 năm . . Việc  tráo trở lừa gạt lớn nhất trong lịch sử nhân loại  đã bắt đầu ngay từ thời này với việc Mã Viện thu trống đồng để đúc ngựa ...( trống đồng là biểu tượng của nền văn minh họ HÙNG , con Ngựa là biểu tượng của nền văn minh  Mongoloist Hoàng hà ).và còn được tiếp nối liên tục dưới thời  các Khả hãn tiếp sau đặc biệt khốc liệt -  triệt để nhất là  Mãn thanh dưới thời 3 bố con Khang Hy-Ung Chính – Càn Long ; như vậy bề dày lịch sử của sự tráo đổi cộng lại cũng có trên ngàn năm , sau cơn đại hồng thuỷ văn hóa ‘Tứ khố toàn thư’thì ta không còn nhận ra   ta nữa ....
Chínhvì lẽ này mà việc phục nguyên lịch sử và văn minh Trung hoa đích thực ngày nay đã trở nên  ...thiên nan vạn nan...nhưng không lẽ đành ‘bó tay’ sao ?
Không ,  Bất cứ việc gì  dù khó tới đâu cũng có thể làm được miễn có sự đồng tâm hiệp lực cộng với  sự bền bỉ ,chắc chắn một ngày nào đó mọị chuyện sẽ sáng tỏ .
Phương cách tiến hành công việc cụ thể của tôi là dựa vào 1 số dữ kiện đã thu thập ban đầu có thể là chưa đầy đủ để xây dựng nên 1 sử    thuyết , công đoạn này  đã xong , ‘Sử thuyết họ HÙNG’ đã trình làng ;tiếp đến giai đoạn sau là củng cố lập luận bằng các chứng liệu chắc chắn được chấp nhận theo các tiêu chí của khoa học lịch sử , giai đoạn này hy vọng rằng sẽ  được đông đảo bạn đọc hưởng ứng  , với sự phản bác , sửa chữa , bổ sung, củng cố  ...cứ như thế lập đi lập lại ....dần dần lịch sử chân xác sẽ  hiện ra rõ ràng không thể phủ nhận được nữa tức mục tiêu theo đuổi đã đạt đến .
Chúng ta không đòi đất cũng chẳng đòi người hay của cải vật chất mà đòi những gía trị kết tinh của trí tuệ bao đời dòng giống HÙNG...., chúng ta chẳng tìm kiếm gì ngoài một mạch sống xuyên suốt từ qúa khứ đến hiện tại để sẵn sàng cho tương lai.
Sử thuyết họ HÙNG đã :
-xác định nguồn gốc tổ tiên ông bà của người Việt hiện nay để thờ cúng theo đạo hiếu , gột rửa đi tội 'chửi cha mắng mẹ' mà xưa nay do bị bịt mắt lừa gạt nên đã lỡ phạm ...( như nguyền rủa Hoàng đế vì ...tội đã đánh  Viêm đế chiếm nước của tổ tiên Việt ....)
-khôi phục sự Hùng Tráng trong con cháu họ HÙNG đúng như tầm cỡ mà cha ông đã dùng mồ hôi và xương máu tạo dựng nên . tương lai ...không thể có cộng đồng Việt HÙNG TRÁNG nếu không có người Việt Hùng tráng.
-tạo nên cái nhìn mới về các sắc tộc ở Việt nam và Đông nam á  để  anh em nhìn nhau trong  tình máu mủ ruột thịt , liên kết chặt hơn xẻ chia nâng đỡ nhau nhiều hơn .
-Minh định trước nhân loại những thành tựu trí tuệ của tiền nhân người Việt , xác định chủ nhân của nền văn minh hiện đang được biết tới dưới  tên gọi
văn minh trung hoa để từ đó người Việt kế thừa và phát huy khiến nó ngày một tỏa sáng hơn nữa , quyết tâm chống lại sự tái 'chiếm đoạt' như đã từng xảy ra trong qúa khứ .( hiện người Tàu đã ngang nhiên gọi đông y là Trung y và họ đang muốn đăng ký độc quyền nhãn hiệu ...)

Rất mong các bạn quan tâm và tham gia vào công trình chung này .
nqn
 

mời các bạn tìm hiểu thêm tại :
http://www.quangnhat.tk
hay http://www.van-nhan.tk
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.12.2009 21:48:56 bởi nhatnguyen52 >
#1
    Minh Xuân 29.09.2009 00:22:22 (permalink)
    Kính chào anh nhatnguyen,
    Rất vui mừng là anh đã tới "Học đường" này trong Việt Nam thư quán. Công trình Sử thuyết họ Hùng là một cái nhìn xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm, xuyên qua lớp mây mù của ngụy thư, nguỵ sử, của lòng tự ti dân tộc, đã soi sáng đường về cội nguồn văn minh dân tộc Việt.
    Để tộc Việt lại có được sự Hùng Tráng như tổ tiên cần có sự góp sức của nhiều người và nhất là của lớp "văn nhân" trẻ, lớp người sẽ nắm "nguyên khí" của đất nước. Rất mong anh sẽ tiếp tục chỉ dẫn cho thế hệ sau như chúng tôi con đường về với cội nguồn, về với chính bản thân mình mà tìm được sức mạnh tinh thần, giải phóng được tư tưởng.
    Người xưa nói "tìm thầy, học đạo", qua các bài viết của anh tôi đã lờ mờ thấy được "đạo" trước mắt, nhưng chỉ tiếc chưa gặp được "thầy" để học đạo cho đến nơi đến chốn. Đây là chốn "Học đường" nên nói đạo thầy trò ở đây không có gì là quá. "Một chữ cũng là thầy", huống hồ được biết sự thực cả mấy ngàn năm lịch sử, không bái thầy quả là không phải phép.
    Сác bạn nơi diễn đàn này tuy chưa nêu ý kiến gì nhưng tôi tin chắc mọi người không hề hờ hững với những sự thật về cha ông, tổ tiên mình. Mặt trời sáng thì dù nhìn loá mắt mọi người cũng vẫn hướng về mặt trời. Ánh bình minh rực rỡ của văn hoá Việt sẽ lại mọc trên những ngọn sóng biển Đông sau cơn bão táp của quá khứ lịch sử.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2009 00:24:16 bởi Minh Xuân >
    #2
      nhatnguyen52 30.09.2009 14:00:43 (permalink)
      Thưa bạn Minh xuân và các bạn ,
      Cha mẹ chúng ta nghèo chỉ để lại cho chúng ta  manh áo rách...thì với thiên hạ nó là manh áo rách còn đối với chúng ta là vật vô gía.Ở đây tổ tiên ông bà không nghèo đã để lại cho chúng ta cả 1 gia sản văn hóa khổng lồ cỡ hành tinh...
      vậy mà chúng ta lại trở thành kẻ ăn nhờ ở đậu trong nền văn minh phương đông rực rỡ ấy..., 1 Lịch sử chân xác về giòng giống sẽ cho phép chúng ta xác lập vị trí chủ nhân đường hoàng bệ vệ ở trời Đông...nơi quyết định tương lai của cả nhân loại.
      Chúng ta không đòi đất cũng chẳng đòi người hay của cải vật chất mà đòi những gía trị vô hình kết tinh của trí tuệ bao đời dòng giống HÙNG...., chúng ta chẳng tìm kiếm gì ngoài  một mạch sống xuyên suốt từ qúa khứ đến hiện tại để sẵn sàng cho tương lai.
      công việc thì qúa  to lớn mà sức mình thì nhỏ yếu qúa...biết đến bao giờ mới có  thể hoàn thành tâm nguyện.
      mong mọi người chung tay góp sức....
      nqn
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.10.2009 18:32:12 bởi nhatnguyen52 >
      #3
        venus4t.vns_hnu 30.09.2009 15:16:13 (permalink)
        Kính chúc bạn nhatnguyen52 đã tham gia diễn đàn Việt Nam thư quán cùng những tìm hiểu thật thú vị mà nhatnguyen52 đã gửi gắm cùng  HỌC ĐƯỜNG.
        Về vấn đề lịch sử dân tộc thời dựng nước, venus là dân ngoại đạo nhưng xin phép nhatnguyen52 cho ND đặt ra vài nghi vấn để có thể thì tiện đường trao đổi nha!
        1. Dân tộc Việt hình thành vào khoảng thời gian nào (và đương nhiên cần có những dẫn chứng khảo cổ học cùng những thành tựu của các khoa học phụ trợ) và không gian tụ cư của tổ tiên ta?
        2. Theo Nhatnguyen52, mảnh đất thân thương hình chữ "S" của chúng ta có nằm trong cái nôi sinh ra con người hay không? Nếu có (hoặc không) thì tại sao?
        3. Cơ sở nền tảng nào quan trọng nhất giúp cho người Việt chúng ta dù chịu bao vùi dập của các thế lực xâm lược nhưng vẫn hiên ngang tồn tại cho đến hiện nay?
        4. Xin Nhatnguyen52 cho biết, minh triết dân gian về âm dương, đặc biệt mà minh triết về không gian, hình thành trên những cơ sở nào và điều kiện nào đảm bảo cho "thứ" minh triết đó phát triển?
        5. Và cuối cùng, Venus muốn hỏi (mong nhatnguyen52 trả lời thật đầy đủ với những dẫn chứng lịch sử - khảo cổ - văn hoá học - dân tộc học) rằng: Điều gì đã thúc đẩy tổ tiên ta không chịu sự đàn áp, bóc lột và chấp nhận sự "đồng hoá" của kẻ thù? Liệu rằng, người Việt chúng ta có quá tự hào về những giá trị văn  hoá truyền thống hay không?
        _________________________
        P/s: Venus rất mong nhatnguyen52, anh Minh Xuân cùng các bạn của VNTQ giải đáp giúp những thắc mắc của venus. Hiện tại, venus đang có chút việc bận nên chỉ có thể vào và theo dõi những bài viết liên quan đến venus mà thôi. Venus mong rằng sau tháng 06 sang năm (tức 06.2010), venus có thể trở lại nghiên cứu và cùng trao đổi với Nhatnguyen52 cùng các bạn về vấn đề này!
        #4
          nhatnguyen52 01.10.2009 10:59:11 (permalink)
          Thưa bạn Mục Đồng và các bạn thân mến ,
          Rất tiếc...tôi đang bịnh khá nặng  không thể dùng máy tính nên...xin lỗi không thể viết bài  mới thỏa cho những câu hỏi mà bạn Mục Đồng đã đưa ra.
            Thân Mời  bạn Mục Đồng và các bạn đọc bài  tổng kết Sử thuyết họ Hùng dưới đây  và tìm hiểu thêm ở trang Dòng họ HÙNG đã dẫn trên , hy vọng các bạn tìm thấy những thông tin hữu ích.
             
            
          Sử thuyết Họ HÙNG ... nhìn lại ...
           
          Tổng hợp nghiên cứu của  nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm  Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh  , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt  độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloit phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloit của người Hán .
             Hàng ngàn năm trước công nguyên vật phẩm văn hóa tiêu biểu cho văn minh tộc người Đông nam Á  là trống đồng  mà  xuất sứ đã xác định được là vùng đất  giáp giới giữa Việt nam và Trung quốc ngày nay . Chính những nhà nghiên cứu Trung quốc đã thừa nhận trống đồng là vật phẩm văn hóa phi Hán , chủ nhân của nó là những dân tộc ít người  ở Hoa nam  tức tộc người người Đông nam Á .
            Sử thuyết và văn minh họ Hùng đã khám phá sự liên hệ giữa trống đồng và Dịch học , trong kinh dịch có những thông tin về trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện dịch lý đây là bằng chứng vật thể chắc chắn không thể phủ nhận , khám phá này giúp khẳng định dân tộc chế tạo ra trống đồng cũng chính là chủ nhân của  kinh Dịch và dựa vào những thông tin lịch sử mang trong kinh Dịch kinh Thư và kinh Thi thì không thể nói khác : Ngũ kinh trung hoa là sách của người Đông nam Á viết về lịch sử văn hóa văn minh của mình vì 1000 năm trước công nguyên thì ảnh hưởng của Hán tộc và văn minh Hán chưa hề bén mảng tới vùng đất này ;xét như thế nghi án  cội nguồn văn minh Trung hoa về cơ bản đã được giải quyết  .
             Từ sự nhận định mang tính nền tảng này đối chiếu truyền thuyết lịch sử Việt  và Hoa xác định được điều quan trọng thứ 2 là : thủy tổ của Trung hoa là  Hoàng đế Hiên viên  vua Hữu Hùng quốc chính là Hùng Vũ vương Hiền đức lang của truyền thuyết Việt , Hùng Vũ tức vua HÙNG , Hiền Đức tức Hiền đế , Hiền lang cũng là Hiền vương , Hiên Viên chỉ là ký âm sai của Hiền vương , Hữu Hùng thực ra là họ Hùng , Hữu là ký âm của từ họ trong  Việt ngữ mà thôi . , vua HÙNG hay Hùng vũ là vua nước họ HÙNG hay Hữu Hùng quốc  là điều hoàn toàn hợp lý , từ kết luận này ta  biết được tên tộc người đông nam Á thời  Hoàng đế Hiên viên hay Hùng vũ vương là người họ HÙNG và quốc gia của họ là Hữu Hùng quốc tức nước của người  họ HÙNG.
              Năm 1911 khi ông Tôn dật Tiên đặt tên nước Trung hoa dân quốc chỉ quốc gia của các dân tộc sống trên lãnh thổ đế quốc Mãn Thanh cũ  là ông ta đã tạo ra  từ hoàn toàn mới không có chút  liên hệ nào về mặt lịch sử  với từ Trung hoa chỉ vùng trung tâm thiên hạ trong sách sử cũ , xưa Trung hoa cộng với chư hầu thành ra thiên hạ  nên trước cuộc cách mạng Tân hợi 1911 trong lịch sử không hề có  tộc người  nào tên là Trung hoa .
              Quốc thống nước họ Hùng kể từ triều đại Hùng Vũ vương hay Hoàng đế Hiên viên truyền được 14 triều đại đến những năm đầu công nguyên thì mất nước vào tay Hãn tộc ; nếu cộng thêm 4 đời tổ phụ tượng trưng cho các chi tộc sống ở 4 phương đã kết hợp thành giống dòng duy nhất từ thời lập quốc thì tổng cộng có 18 đời vua Hùng tức 18 triều đại vua nước họ Hùng .
              Sau công nguyên dòng giống Hùng phục sinh trong lịch sử dưới tên gọi Bách Việt nghĩa là  Việt tộc đông đúc ( dùng thay chữ đại nghĩa là to lớn ) , Triều đại đánh dấu việc  chấm dứt thời lập quốc để chính thức trở thành 1 vương quốc là triều Hùng Việt vương –Tuấn lang , cổ sử Trung hoa ( tên quen gọi ) gọi  là vua Đại vũ tổ nhà Hạ và cũng là tổ của các vương triều mãi về sau...chính vì vậy từ Việt trở thành tên dân tộc thay thế cho Hùng tộc trước đây đã bị khai tử  bởi  vó ngựa Hãn quân ..
              Đã xác định lịch sử và văn minh trong  cổ thư mà xưa nay quen gọi là Trung hoa chính là lịch sử và văn minh của người   bách Việt nhưng dòng Bách Việt có không gian sinh tồn là cả vùng châu Á gió mùa vô cùng rộng lớn ( cặp lưỡng nghi Chấn – Tốn  của 8 quái ) vậy điểm khởi  phát của nền  văn minh ấy là ở đâu ? Sử thuyết họ Hùng và phần Văn minh họ Hùng đã căn cứ vào chính những thông tin đặc biệt là các thông tin về Địa lý khí hậu phản ánh môi trường sống trong Ngũ kinh ( bài Trống đồng và quê hương dịch học và bài 9 châu và văn minh nhà Hạ )để chỉ ra phần đất Việt nam ngày nay  là nơi lập quốc và khởi  phát của nền văn minh Bách Việt ( tên gọi của Hùng tộc sau công nguyên ) từ điểm xuất phát này dần theo thời gian lãnh thổ và văn minh người họ Hùng phủ lấp cả vùng rộng lớn đến thời nhà Chu là cả đông nam Á lục địa , phía bắc lãnh thổ  tới tận lưu vực Hoàng hà thực vậy trong vùng văn minh Trung hoa ở  Đông nam Á và lãnh thổ Trung quốc  không có nơi nào vừa có biển ở phía đông vừa có voi sinh sống như đã chép trong kinh Thư ...trừ đất Việt nam .
             Ánh sáng của văn minh Trung hoa phát toả   ở  thời  nhà Chu , Sử thuyết họ Hùng đã xác định được Văn lang đồng nghĩa với Văn vương , nước Văn lang có nghĩa là nước của Văn vương , lãnh thổ của Văn lang đã được truyền thuyết Việt chỉ đích xác: bắc giáp động đình hồ , nam giáp Hồ tôn , tây giáp nước Thục và đông giáp Nam hải tức vùng  Trung và bắc Việt nam , tỉnh Vân nam –Quảng tây - Quý châu thuộc Trung quốc ngày nay , nước Văn lang chính  là Trung hoa của thiên hạ thời nhà Chu  đã được minh định trong các bài Hùng Chiêu vương Lang Liêu lang và Hùng Ninh vương thừa Văn lang .; Chiêu vương và Chu vương là một  , Lang Liêu làm ra bánh dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn  - âm dương chỉ là cách diễn tả khác việc Văn vương viết Chu dịch mà thôi , Ninh vương là danh hiệu của Chu vũ vương lúc chưa lên ngôi thiên tử truyền thuyết Việt chỉ thêm vào chữ Hùng để xác định dòng giống , Thừa Văn lang chỉ rõ việc thừa kế ngai vàng từ Văn vương ...đó  là những chứng liệu không thể bác bỏ .
              Nút thắt để lật cánh biến cổ sử của dòng giống Hùng thành  sử của Hán tộc đã được Sử thuyết họ Hùng tìm ra và chỉ rõ ...đó là  sự tiếp nối giả tạo thời Tiền và Hậu Hán hay Tây và Đông Hán .( bài cây cầu Hoa –Hán ) sự biến mất Triều Hiếu của Lý Bôn-Lưu bang Hiếu Cao trong sử Trung hoa  là 1 chỉ dẫn chính xác về sự tráo đổi lịch sử độc nhất vô nhị này , cái đầu  sử họ Hùng tiền nhân của Bách việt được tháp gắn lên cái mình Hán sử tạo thành lịch sử ‘nhân – sư’ quái dị ....lừa gạt cả nhân loại bao năm nay che lấp đi  sự chiếm đoạt trắng trợn nền văn minh  Trung hoa cổ xưa vô cùng rực rỡ của dòng họ HÙNG .
              Sử thuyết họ Hùng nghiên cứu lịch sử Bách Việt từ thời thái cổ  đến thời Nhà Lý Việt nam ,  thời điểm này người Bách Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa nam nên sử Trung quốc vẫn còn quyền  nhận những giai đoạn viết về lịch sử Bách Việt là lịch sử của mình nhưng sau thời cai trị của Mông cổ và Mãn thanh người Bách việt đã hoàn toàn biến mất chỉ còn lại người Hoa đã Hán hoá ở Hoa nam và những tộc người thiểu số cũng đã quên mất gốc tổ ...nên họ không còn quyền đưa những triều đại của người Bách Việt vào lịch sử Trung quốc nữa , cứ cố tình nhập nhèm như Trung sử hiện lưu hành thì chẳng khác nào đánh cắp  gia sản người khác về làm của mình như thế tránh sao khỏi sự chê cười của  cả bàn dân thiên hạ ?.
              Các sử gia thời hậu Lê khi viết sử  đã mắc sai lầm lớn , với định kiến chỉ triều đại nào có kinh đô trên lãnh thổ Việt  lúc viết sử mới được coi là 1 triều đại chính thống của lịch sử dân tộc , Sự sai lầm này gây ra hậu qủa rất lớn lao; . xin nêu  sự kiện :Lịch sử Bách Việt có 2 triều đại Lý , triều Lý thứ 1 do Lý Uyên kiến lập năm 618 chấm dứt năm 907 kinh đô ở Thiểm tây , văn hoá chủ đạo là văn hóa Việt Thường  ở vùng sông Dương tử , triều Lý thứ 2 do anh em Lý Ẩn-Lý Cung lập nên giai đoạn đầu kinh đô ở Quảng châu từ năm 917 đến 971  sau khi mất phần đất Việt đông và Việt tây vào tay nước Tống đưa đến giai đoạn sau định  đô trên đất Việt  nam ngày nay bắt đầu năm  968  .....chỉ có giai đoạn  lịch sử sau của triều Lý thứ 2 này mới được các sử gia  công nhận và đưa vào Việt  sử như là Triều lý duy nhất ở thời trung đại , diễn biến lịch sử cả 2 triều Lý  bị nén lại trộn lẫn với nhau đã làm mất đi sự chân xác của cả giai đoạn lịch sử mấy trăm năm  ,  sự dịch chuyển niên đại triều Lý đã kéo theo sự dịch chuyển dây chuyền niên đại các triều  trước đó khiến lịch sử Việt trở nên hỗn loạn lẫn lộn cả một thời gian dài ....chính sự việc này đã làm mờ đi sự tương đồng trong 2 dòng sử Việt  và Hoa khiến ‘hậu nhân’ không thể nào nhận  ra được dù sự tương đồng ấy khá rõ nét  mà ta có thể kể ra : Thần nông là vua chung thời thái cổ , Hiên Viên –Hiền vương hay Hiền đế , đế Nghiêu-đế Nghi , Hùng Chiêu vương-Chu vương , Hùng Ninh vương-Ninh vương , Đinh tiên hoàng-Tần thủy hoàng , Lý Bôn- Lưu Bang , Trưng Trắc- Trương Giác , Lý Bí-Lưu Bị , Lý thiên Bảo- Lưu Biểu , Ngô Quyền –Tôn quyền , Lý Uyên-Lý công Uẩn , Lý Ẩn Lý Cung- Lý Công Uẩn .....sự trùng lặp chỉ xảy ra 1 lần thì có thể là ngẫu nhiên ...đến 2 lần đã là khó , 3 lần thì  không thể có.ở đây có qúa nhiều điều  trùng hợp ...nên chỉ có thể kết luận  là chúng đã được ghi lại bởi 2 dòng sử khác nhau viết về cùng 1 diễn biến lịch sử của 1 dân tộc hay quốc gia  .
             Đọ̣c Sử thuyết họ Hùng bạn có thể tự hỏi ..., sông CƠ trong  cổ thư Trung hoa có thể là sông CẢ trên thực địa Việt nam ngày nay ? thưa trên bình diện ngôn ngữ là  có thể hơn nữa ở đấy khảo cổ học đã tìm thấy nền văn hóa cổ Quỳnh văn hơn 5000 năm tuổi , sông Khang có thể là Mê Công ngày nay không ? trong sách Đại nam thực lục nó tên là Khung giang , Khung và Khang về âm tiết  là một , Đan thuỷ của cổ thư sao lại có thể là sông Đà ngày nay , sông đen khi viết bằng chữ Nho đã ký âm Đen thành Đan ,nên sông Đen viết thành Đan thủy , sông đen còn gọi là Hắc thủy chính  là tên sông Đà xưa , đặc biệt cổ thư nói tới địa danh Đồ sơn quê vợ của ông Đại Vũ ...thì nay vẫn nguyên là Đồ sơn ở Hải phòng -Việt nam là nơi có nền văn minh Hạ long  khoảng 2000 năm trước công nguyên  ,  kỳ lạ hơn nữa là  phân kỳ lịch sử cổ đại Trung hoa lại hoàn toàn khớp đúng với thứ tự lớp lang các di chỉ khảo cổ  ở Việt nam trước công nguyên ..., đọc tới đây trong lòng không khỏi phân vân suy nghĩ  ...về sự ‘qúa chính xác’  của những thông tin  từ   5-6 ngàn năm trước chứa đựng  trong cổ thư . .
           Nếu cổ thư trung hoa là của người Tàu thì với tính khí của họ chắc chắn dân tộc  Việt không bao giờ được mang những từ cực cấp của sự tốt đẹp như Hùng  Hồng ; Hồng chỉ sự to lớn vô cùng ở bề ngoài hay vật chất , Hùng cũng là sự to lớn vô cùng nhưng là sự to lớn ở bề trong hay tinh thần , Giao chỉ hay   chỗ giữa trong  ngôn ngữ dịch học  là nơi giao cắt của 2 đường thượng hạ và tả hữu hay nam bắc- đông tây nghĩa chính xác là vùng Trung tâm ; man di mà chiếm trung tâm trong khi con trời văng ra 4 góc là chuyện không thể có ...; Việt là vượt lên cũng không thể được ...vì trong bối cảnh trung hoa ...chỉ có thể vượt lên trên Hán tộc , rõ ràng ‘Việt’  là tư tưởng và hành động đại nghịch bất đạo đối với ...‘thiên tộc’  , tại xưa nay người ta không để ý chứ chỉ với chuyện chữ nghĩa này thôi cũng đủ xác định gốc gác của cổ thư - cổ sử Trung hoa .
              Cho tới nay điều băn khoăn trăn trở lớn nhất của những nhà Việt học ...vẫn là chữ viết của người Việt ...một dân tộc không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được  huống hồ nước Việt  vẫn xưng có hơn  4000 năm văn hiến càng không thể chấp nhận sự việc này ...nhưng mọi hướng truy tìm vẫn ...bế tắc , đây là sự bế tắc buồn cười của triết gia không biết cách nào với tay lấy quả trứng trước mặt ....Người Việt xưa dùng chữ Nho thì chữ Nho không của người Việt thì của ai ? nay với sử họ HÙNG thì mọi chuyện đã rõ ràng ; tứ thư - ngũ kinh đã xác định là sách của người họ HÙNG không lẽ chữ viết trên những cổ thư đó  lại là ‘chữ ngoại”?, chữ Nho đúng ra là chữ ‘nhỏ’( nhưng Nho giáo không có nghĩa là đạo nhỏ ) sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’ , Khoa đẩu  là sự đọc sai  của  khoa hay khoác hay khuyếch đầu nghĩa là làm cho phần đầu to ra nên còn được gọi là chữ ‘đại triện’là loại chữ dùng ở thời nhà Chu cũng là thứ chữ đã chép ngũ kinh linh hồn của văn minh Trung hoa, trên đời này  chỉ có chữ Nho chữ của người Bách Việt mà thôi không hề có Hán tự như trước nay  vẫn lầm tưởng .
           Bài viết cô đọng Sử thuyết họ Hùng này hy vọng giúp bạn đọc dễ nắm bắt  những gì tác giả  muốn gửi tới mọi người .
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.10.2009 18:28:57 bởi nhatnguyen52 >
          #5
            venus4t.vns_hnu 01.10.2009 17:32:58 (permalink)
            Nhatnguyen52 thân mến!
            Đúng là những vấn đề của lịch sử dân tộc chúng ta có nhiều những "khúc mắc" mà khó có thể làm sáng tỏ một sớm một chiều. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến cội rễ cha ông dựng và giữ nước. Dù có đã được chứng minh, sáng tỏ với những cứ luận chắc chắn cùng hệ thống di vật cha ông thủa dựng nước để lại thì vẫn còn đó những thâm cung bí sử, những "căn phòng bí mật" của lịch sử chưa được mở....
            Venus rất lấy làm buồn khi được tin Nhatnguyen52 đổ bịnh và cầu mong Nhatnguyen52 sớm bình phục. Sức khoẻ là quan trọng hàng đầu mà. Venus từ lâu đã muốn tìm hiểu về vấn đề mà Nhatnguyen52 đã tìm hiểu nhưng vì ....sức có hạn và venus thì chưa tích luỹ được bao nhiêu kiến thức về vấn đề này. Venus hi vọng rằng, chúng ta có thể cùng trao đổi về vấn đề này trong thời gian sớm nhất.
            [ http://vn.myblog.yahoo.com/thuongtranthu/article?mid=349]
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2009 17:30:44 bởi Mục Đồng >
            #6
              Bách Việt 18 16.10.2009 00:44:25 (permalink)
              Trong bài "Giải mã về trống đồng Ngọc Lũ" anh nhatnguyen52 có giải thích con số 18 (18 con chim) trên trống đồng với nghĩa là "trùng cửu" (9+9) hay "trường cửu", tức "trường tồn". Tối rất đồng ý với ý kiến này:
              - Có ý kiến cho rằng số 18 (đời vua Hùng) là một con số ước lệ, thể hiện một khái niệm liên tục, tức là cùng nghĩa với chữ "trường cửu" trên. Xin xem http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237ntn3n1n2n31n343tq83a3q3m3237nvn
              - Trước đây khi nói đến việc gặp của vua người ta dùng chữ "cửu trùng" (chín tầng) như trong câu Chinh phụ ngâm:
              Chín tầng gươm báu trao tay
              Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

              Từ "cửu trùng" như vậy là đồng âm với nghĩa "trùng cửu" hay 18. Có lẽ trước đây từ "trùng cửu" được dùng để xưng như xưng "vạn tuế" đối với nhà vua về sau này. Mà như vậy tức là tổ chức xã hội Việt Nam thời Hùng Vương đã ở mức phát triển cao, có vua, có dân, chứ không còn là liên minh các bộ lạc như quan niệm phổ biến hiện nay. Hơn nữa như vậy cũng thấy văn hoá (ngôn ngữ) Hoa và Việt đúng là tuy hai mà một.
              Thêm nữa là từ "cửu đỉnh". Nói đây là 9 cái đỉnh đồng của nhà Hạ truyền qua nhà Chu thì cũng đúng. Nhưng lại có câu "nhất ngôn cửu đỉnh", nếu dịch nghĩa là "một lời nói nặng bằng 9 cái đỉnh" thì không hợp lý và không đúng nghĩa của câu tục ngữ này. 9 cái đỉnh đã tượng trưng cho vương quyền thì không thể đem so với một lời nói được. Nghĩa câu tục ngữ này là lời đã nói ra thì không thay đổi chứ không phải là có sức nặng. Như vậy có thể thấy từ "cửu đỉnh" ở đây thể hiện ý niệm về sự bất biến, liên tục. Theo tôi thì "cửu đỉnh" là ám chỉ từ "vĩnh cửu", cũng là một cách xưng hô với vua chúa xưa. Âm "đ" trong tiếng Hán không có, nên từ "đỉnh" phát âm rất gần với "vĩnh".
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2009 10:17:05 bởi Bách Việt 18 >
              #7
                Bách Việt 18 16.10.2009 01:01:48 (permalink)
                Thêm một chi tiết trong giải mã câu chuyện An Dương Vương:
                Câu chuyện kết thúc với việc Trọng Thuỷ nhảy xuống giếng tự tử và tương truyền ngọc trai biển (do Mỵ Châu hoá thành) rửa ở giếng này sẽ rất sáng. Trong Thiên Nam ngữ lục (thế kỷ XVII) về việc này có câu:
                Vì chưng duyên cũ vợ chồng
                Hiệu Tẩy Chu tỉnh ở trong Loa Thành.
                "Tẩy Chu tỉnh" chính là giếng ngọc (giếng rửa hạt châu).
                Như vậy Mỵ Châu hoá thân thành hạt châu, và chữ châu ở đây còn gọi là Chu như trong câu thơ trên. Điều này hoàn toàn phù hợp với giải thích Mỵ Châu là con gái vua Chu trong Sử thuyết họ Hùng.
                Dùng nước giếng để rửa châu cũng ám chỉ chữ "Thuỷ" là nước trong Trọng Thuỷ. Nước giếng là hình tượng của Trọng Thuỷ, ngọc châu là Mỵ Châu. Thuỷ cũng là chỉ phương Bắc, như trong tên của Tần Thuỷ Hoàng.
                Câu chuyện An Dương Vương đúng là đã gói một giai đoạn lịch sử rất dài của dân Hoa Việt, từ:
                - nhà Thương sang nhà Chu: An Dương Vương kế Hùng Vương. Rồi việc sứ giả Thanh Giang trao cho Thục Vương Qui Tàng Dịch (móng của Kinh Qui).
                - xây dựng nhà Chu: qua việc Cao Lỗ xây thành Cổ Loa.
                - nhà Chu sang nhà Tần: với chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, hay giữa con gái vua Chu (vua Chủ Cổ Loa) và chàng rể phương Bắc.
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.10.2009 01:04:50 bởi Bách Việt 18 >
                #8
                  nhatnguyen52 10.11.2009 10:09:26 (permalink)
                  Bạn Bách Việt 18 và bạn đọc thân ,
                  Truyền thuyết lịch sử Việt nếu đọc bằng mắt thì chỉ thấy đúng là ...thần thoại nhưng khi đọc bằng ‘tâm’ sẽ lãnh hội được ý nghĩa thâm trầm sâu sắc của 1 lịch sử buộc phải ẩn dấu , 1 lịch sử nếu muốn lưu truyền buộc phải hóa thân nấp bóng yêu ma ...., thần thọai cứ tồn tại cho đến lúc những thông tin thực của 1 thời lịch sử bi tráng lộ ra khi ai đó biết lấy nước (thủy ) rửa sạch lớp vỏ yêu ma bên ngoài viên ngọc (Mỵ) châu .
                  #9
                    Bách Việt 18 13.11.2009 22:41:10 (permalink)
                    Xin trích tiếp một đoạn trong Thiên Nam ngữ lục về "Thục Kỷ - An Dương Vương":
                    Thủa ấy có An Dương Vương
                    Người quê Ba Thục ở đàng phương tây
                    Anh hùng trí lực ai tày
                    Mới sai trấn cõi giáp rày Văn Lang.
                    Dòm Hậu Hùng nghiệp trễ tràng
                    Lăm le ý sắm mở mang xa gần
                    Vân Nam bèn mới dấy quân
                    Của mượn tượng mã, lưới ngăn nhân tài...
                    Như vậy ở thế kỷ XVII người ta vẫn xác định An Dương Vương người nước Thục ở phương Tây, dấy binh đánh Hùng Vương từ Vân Nam. Thế mà chẳng hiểu sao thời nay các sử gia lại đoán già đoán non là nước Thục của An Dương Vương gốc ở Cao Bằng, cố tình lờ đi sự đồng nhất về văn hoá và khảo cổ của vùng Vân Nam, Quảng Tây với Bắc Việt (trống đồng) với thời Hùng Vương.
                    #10
                      uyen_giang 31.12.2009 11:07:41 (permalink)
                      Thân chào các bạn.
                      Tôi rất ngưỡng mộ những di sản văn hoá mà họ Hùng để lại cho chúng ta. Những di sản này không thua kém gì những di sản của nhà Tống (do người có họ là Tống lót chữ Thái tên là Tổ sáng lập) hay nhà Đường (do người có họ là Đường lót chữ Minh tên là Hoàng sáng lập) ở bên Trung Quốc.
                      Ngày nay chúng ta ở thời đại Bác Hồ (do vị lãnh tụ có họ là Bác, tên là Hồ sáng lập). Chúng ta cần phát huy những di sản văn minh của họ Bác cũng như tổ tiên ta đã phát huy những di sản văn minh họ Hùng.
                      Thân ái và chúc các bạn một ngày vui.
                      #11
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9