Không Đề
Thanh Vân 29.09.2009 19:11:56 (permalink)


Thơ : Quang Dũng

Diễn ngâm: Mai Hiền







Không Đề

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Những cây ổi thơm ngày ấy
Và vầng hoa ngâu mưa thu
Tóc anh đã thành mây trắng
Mắt em dáng thời gian qua

Ngày nay ngày nay
Chuyện đẹp qua đi
Thời gian gấp ruổi
Còn lại chúng ta
Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp

Ơi! Con đường xưa
Những mùa trút lá
Cành bàng mồ côi
Cổng cũ rêu phong
Ý đợi người

Ơi! Con đường xưa
Men vườn ổi thơm
Em tuổi hai mươi
Yêu anh hào hiệp

Bỏ em, anh đi
Đường hai mươi năm
Dài bao chia ly
Có những vợ chồng
Không là trăm năm
Mà tình thương yêu…..

Sông ơi! Dài sao
Rộng ơi! Biển cả
Thôi em nước mắt
Đừng rơi lã chã!

Em mãi là hai mươi tuổi
Ta mãi là mùa xanh xưa
Giữ trọn tình người cho đẹp



<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2009 19:14:21 bởi Thanh Vân >
#1
    Thanh Vân 29.09.2009 19:12:33 (permalink)
    Quang Dũng




    (1921 - 1988)


    Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).

    Thuở nhỏ, ông theo học trung học tại trường Thăng Long, Hà Nộị Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Quang Dũng hoạt động văn nghệ ở liên khu III, làm đại đội trưởng đoàn quân Tây Tiến (1947).

    Hoạt đông văn nghệ ở Liên Khu III thời kháng chiến. Sau 1954, sống như một kẻ vô danh tại miền Bắc. Mất ngày 13.10.1988 tại Hà Nội

    Theo hồi ký của Phạm Duy, Quang Dũng họ Bùi, tên thật là Bùi Đình Diệm, quê tại Phượng Trì, Sơn Tây. Ông là người rất hiền từ, chan chứa tình người như đã thể hiện qua những bài thơ của ông. Quang Dũng vừa cầm bút, vừa cầm súng, ông từng là đại đội trưởng của Trung Đoàn Thủ Đô trong công cuộc kháng chiến chống Pháp. Những tác phẩm nổi tiếng của ông trong thời kỳ này là Đôi Mắt Người Sơn Tây (Hoa Thanh Bình), Đôi Bờ, Tây Tiến, Những Làng Đi Qua... Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã phổ nhạc bài Đôi Mắt Người Sơn Tây. Trong kháng chiến, ông cũng tham dự một cuộc triển lãm hội hoạ với mộ t bức tranh tựa đề Gốc Bàng. Ông cũng soạn nhạc, bài hát Ba Vì được dân chúng trong vùng kháng chiến hát trong nhiều năm:

    Ba Vì mờ cao
    Làn sương chiều xa buông
    Gió về hương ngát thơm
    Đưa hồn về đâu ?


    Vì là gốc tiểu tư sản nên ông bị Việt Minh nghi kỵ. Ngay trong khói lửa chiến tranh, ông vẫn viết lên những lời vừa hào hùng, vừa lãng mạn:

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
    Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm
    ...
    Áo bào thay chiếu anh về đất
    Sông Mã gầm lên khúc độc hành


    Sau 1954, ông bị kẹt lại ở miền Bắc. Ông cũng bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm, và lui về ẩn thân. Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm trong chế độ cộng sản. Trích một đoạn Phạm Duy viết khi nghe tin ông mất:

    Tôi đã điện đàm với Nàng, báo tin buồn và ước mong có dịp gặp con người có vầng tráng mang trời quê hương và đôi mắt dìu dịu buồn Tây Phương đã từng là nguồn cảm hứng cho những bài thơ bất hủ của Quang Dũng để tôi - rất có thể - nhìn thấy những giòng lệ nhạt nhoà tuôn chảy. Những giòng lệ làm tôi hình dung ra được một con sông đào vùng tề hay cả một vùng biển lớn mang tên Thái Bình Dương lúc nào cũng sẵn sàng để chia rẽ đôi bờ cho những người tình thuộc thế hệ tôi, thế hệ đầu tiên bị chiến tranh và thù hận bao vây không ngừng nghỉ.

    Quang Dũng đã nằm xuống trên một mảnh đất quê hương tôi mong rằng cũng không không xa cánh đồng Bương Cấn của anh là mấy. Thôi nhé, xin chúc anh ngủ yên trong giấc mộng thiên thu để cho chúng tôi tiếp tục buồn hộ anh nỗi buồn viễn xứ khôn nguôi...


    Nguồn: dactrung.com
    #2
      myhoa3004 30.01.2010 08:04:59 (permalink)
      Chào bạn Thanh Vân. Sao bạn viết bài nào cũng hay hết vậy? Có bí quyết vì không cho mình xin một coi.
      #3
        Chuyển nhanh đến:

        Thống kê hiện tại

        Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
        Kiểu:
        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9