Truyện vừa "Tướng cướp eo đá sập"
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
tieuboingoan 07.06.2005 17:23:04 (permalink)


Tướng cướp eo đá sập




1

Xứ sở vượn đuôi dài

Làng tôi thuộc miền trung du, đồi núi trập trùng.
Xưa kia, cách đây khong bốn, năm mưi năm, ni này cây rừng rậm rạp, muông thú hoang dã đông đàn.
Đêm nằm trong nhà nghe tiếng mang giác, tiếng vượn hú, hổ gầm rõ mồn một. Ban ngày bước ra khỏi nhà là người gặp muông thú, thú dữ chạm trán với người. Hổ báo, chó sói... săn đuổi người.
Khỉ đàn đánh nhau với trẻ con trông coi nương rẫy; đón đường giật hàng hóa của những người đi chợ, giật sách vở của học trò... Khỉ độc trêu ghẹo đàn bà con gái. Bây giờ nhớ lại cứ tưởng đâu đấy là những chuyện cổ tích, thần thoại.
Làng ba bề là dãy núi đá hình cánh cung cao chất ngất bao bọc. Phía bắc làng là một con sông chảy qua, nước trong như lọc. Sông chỗ thì thác nước tuôn chy rạt rào, chỗ thì vực sâu thăm thẳm.
Gần cuối làng, giữa cánh đồng rộng, cách hai xóm nhà không xa, đột ngột nhô cao một ngọn núi đá tách biệt hẳn với dãy núi hình cánh cung bao quanh làng. Người ta gọi ngọn núi đá này là Lèn Một.
Lèn là tiếng địa phương khu Tư có nghĩa là núi đá. Lèn Một là ngọn núi đá đứng trơ trọi một mình.
Chân Lèn Một chu vi gần như hình bầu dục, ước chừng bốn, năm cây số. Lèn Một cao sừng sững, từ chân đến đỉnh cao khoảng sáu, bảy trăm mét.
Cây cối trên Lèn Một luôn luôn xanh um, rập rạp. Có những cây đứng cheo leo bên vách đá, cao tới vài chục mét, tán xòa rộng như những chiếc lọng của các vị thần tiên bỏ quên hoặc họ cắm lên để ngồi nhìn ngắm trần gian.
Trên Lèn Một đủ loại cây gỗ quý như Hoàng đàn, hương giáng, chự, chò chỉ, táu đá. Nhưng nhiều nhất là cây dâu da đất, dâu da xoan, sung và vả. Đây là những loại cây cung cấp quả chín và lá non theo mùa cho khỉ, vượn, sơn dương và chim chóc...
Đứng dưới cánh đồng nhìn lên, chúng tôi xem lũ khỉ, vượn leo trèo, nhy nhót, đánh đu... tưởng không biết chán mắt. Cũng có khi chúng tôi say sưa xem khỉ và vượn đuổi đánh nhau để tranh giành lãnh địa.
Phía bắc Lèn Một, chân lèn lan ra gần sát bờ sông, chỉ cách vực sông - vực Cây Sung - một bãi đất hoang rộng hơn một ngọn sào và con đường cái quan vắt qua chân núi đá.
Bên bờ bãi đất hoang, sát mép vực sâu, sừng sững, ngạo nghễ, vươn cao một cây sung cổ thụ, tán lá tỏa rộng như một chiếc lọng khổng lồ. Bởi thế đoạn đường vắt qua chân lèn này mang tên Dốc Cây Sung.
Không ai biết cây sung mọc lên đây từ đời thủa nào. Nó đứng lừng lững, hiên ngang như một gã khổng lồ trong chuyện thần thoại. Mà cũng đúng nó là một gã khổng lồ thật. Bởi vì nó từng trải bao trận hồng thủy và bão tố lịch sử.
Vòng gốc cây sung dễ chừng to hơn cái nong phơi thóc. Bóng cây trùm kín nửa bãi hoang và nửa vực sông vào lúc ban trưa, che kín cả khúc sông hoặc cả bãi hoang vào lúc xế bóng.
Trên ngọn cây sung cổ thụ này là nơi tụ hội của các loài chim như; đại bàng núi, sâm cầm, diệc, cò, hồng hoàng, gầm ghì, cu xanh, cu cườm, chim ngói... Suốt ngày từ sáng đến tối đủ loại tiếng chim hót trên ngọn cây như một bản hợp tấu không bao giờ ngừng.
Ngọn cây cũng là nơi quyến rũ lũ thú rừng chuyên sống trên cây như các loài đồi, sóc, đặc biệt là khỉ, vượn và voọc. Những hôm tạnh ráo về mùa mưa và suốt cả mùa hè, ngọn cây sung như là một nơi họp chợ của lũ khỉ, vượn.
Con đường cái quan độc đáo, đoạn vắt qua chân Lèn Một gọi là Dốc Sung rất hiểm trở. Nhưng khách bộ hành từ trên xuống, từ dưới lên dù là đêm hay ngày đều phi đi qua đoạn dốc này.
Bãi đất dưới gốc cây sung cổ thụ là nơi nghỉ ngi hóng mát của khách bộ hành vào những trưa hè oi bức.
Đây cũng là nơi tụ hội của trẻ chăn trâu chúng tôi vào những chiều công việc đồng áng đã vãn. Và đây còn là nơi ra đời những câu chuyện huyền thoại về mối quan hệ giữa người với hoang thú, với khỉ, vượn.

* * *


Lèn Một - nói cho đúng là vùng Dốc Cây Sung - trước đây vốn là vương quốc của hai đàn vượn đen đuổi dài. Một đàn mình đen tuyền như quét mực tàu và một đàn mình đen má trắng.
Đàn vượn đen tuyền đông khoảng vài chục con, chiếm cứ vùng Dốc Cây Sung, từ chân cho tới lưng chừng Lèn Một. Lũ mình đen tuyền đuôi dài này rất bạo gan. Chúng thường kéo nhau xuống các rẫy ươm dây khoai giống phá phách.
Đàn thứ hai cũng mình đen đuổi dài, nhưng má trắng. Chúng tôi thường gọi nôm na là vượn bạc má hay là bạch đầu ông.
Đàn vượn bạc má chiếm cứ từ lưng chừng Lèn Một đến đỉnh. Bọn này nhút nhát hơn bọn đen tuyền. Chúng không mấy khi xuống thấp nên chẳng bao giờ phá hoại hoa màu, cây trái của người.
Vượn thuộc Bộ linh trưởng, Bộ phụ Khỉ - Vượn, họ Vượn. Thể trạng của vượn cũng gần giống với thể trạng của người như khỉ vàng. Thân vượn dài từ sáu mươi đến chín mươi phân mét. Nặng từ mười hai đến mười lăm ki-lô-gam.
Vượn có hai loài lớn là vượn đuôi cộc và vượn đuôi dài. Cả hai loài này đều có nhiều giống khác nhau. Vượn đuôi cộc phần lớn có ở rừng Châu Mỹ, Châu Phi và tây bán cầu. Còn vượn đuôi dài có ở rừng đông nam bán cầu. Chúng phân bố từ phía nam Ấn Độ đến In-dô-nê-xia, Ma-ni-la, Ma- Lai-xia và Đông Dưng.
Ở những vùng núi đá giáp rừng rập miền trung Việt Nam trước đây thường gặp hai giống là vượn đen tuyền đuôi dài và vượn đen má trắng. Nhưng cả hai giống vượn này ngày nay đã rất hiếm.
Vượn đen đuôi dài to gần gấp rưỡi khỉ vàng, đuôi dài hơn thân. Hai chi trước dài quá khổ. Đuôi của giống vượn này chỉ có tác dụng điều chỉnh hướng khi chúng nhảy từ cây này sang cây khác, chứ không làm chức năng chi thứ năm như đuôi của loài khỉ nhện Châu Mỹ.
Vượn kiếm ăn vào ban ngày, nhất là vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều tà. Chúng ăn thực vật là chính. Các loại lá non, hoa quả không độc hại; các loại nhân hạt có chất bột, chất béo và chất đường như lạc, hạt dẻ, hạt gắm... là thức ăn chủ yếu của vượn.
Vượn cũng ăn các loài côn trùng, ăn trứng chim. Đôi khi vượn còn ăn cả chim non đang nằm trong tổ, nhưng là trường hợp hãn hữu. Tuy vượn không dạn người như khỉ vàng, nhưng những đàn vượn đen đuôi dài gần làng bản thì lại rất gan góc. Chúng thường kéo nhau vào các nương rẫy phá phách, nhất là rẫy ươm dây khoai lang giống.
Trong rừng, mỗi khi uống nước, vượn đen đuôi dài thường bám vào nhau thành dây, thả mình xuống suối, lần lượt thay nhau uống nước trong giữa dòng chảy.
Vượn cái cũng có chu kỳ kinh nguyệt như khỉ, cũng chửa trên ba tháng, thường là đẻ một con. Vượn con bú mẹ khoảng bốn, năm tháng thì có thể tự kiếm ăn được.
Trong đàn vượn đen đuôi dài cũng có con đầu đàn và thiên chức đầu đàn cũng giống khỉ. Đàn vượn đen đuôi dài cũng có những gia đình nhỏ, gồm một vượn đực, ba, bốn vượn cái và vượn con.
Tính gia đình của vượn đen đuôi dài gắn bó hơn, chặt chẽ hơn tính gia đình của khỉ. Trái lại tính xã hội trong bầy đàn lớn của vượn đen đuôi dài lỏng lẻo hơn tính bầy đàn của khỉ.
Sống ở rừng rậm thì vượn đen đuôi dài ngủ trên ngọn cây. Thường là chúng ngồi túm tụm ba, bốn con trên những chạc ba. Nếu trời rét, chúng kéo lá cây xung quanh lại để che gió, che mưa. Ở núi đá thì vượn đen đuôi dài ngủ trong các hang hốc, các khe đá.
Có những con vượn đen đuôi dài đầu đàn già bị con đực trẻ đánh bại, tách ra khỏi đàn, sống đơn độc giống như khỉ độc. Người ta gọi chúng là vượn một hoặc vượn độc. Vượn một tính tình cũng cộc cằn, hung dữ, hay gây gổ như khỉ độc.
Vượn đen đuôi dài không dạn người như khỉ vàng, nên động tác bắt chước người vụng, nhưng chúng cũng biết dọa người, nhất là phụ nữ khi hai tay không. Nhưng không giống khỉ, thông thường vượn không đuổi người khi người bỏ chạy.





Ghi chú: Truyện này có 14 chương

#1
    tieuboingoan 07.06.2005 18:18:06 (permalink)


    2


    Cuộc xâm chiếm của khỉ khố đỏ

    Đàn vượn mình đen đuôi dài đang sinh sống yên ổn trong vương quốc của mình - vùng Dốc Cây Sung - thuộc chân Lèn Một.
    Một ngày kia có một đàn khỉ từ bên rừng bắc bơi qua vực, đổ bộ lên Lèn Một, chiếm cứ vùng Dốc Cây Sung. Đây là loài khỉ mà dân địa phương gọi là khỉ cha quăng, khỉ chú lính, khỉ khố đỏ, hay còn gọi là mọm.
    Chính ra bọn xâm lăng này tên phổ thông gọi là vẹc hay voọc. Voọc cũng thuộc Bộ linh trưởng, Bộ phụ Khỉ - Vượn, họ Khỉ.
    Thể trạng của voọc cũng giống khỉ, vượn. Voọc lớn gấp đôi khỉ vàng. Con đực trưởng thành, có con đạt tới mười lăm, hai mươi cân. Đuôi của voọc ngắn, chỉ bằng nửa thân. Chi trước ngắn hơn chi vượn. Voọc sống ở rừng Việt Nam có ba giống chính, tập trung nhiều nhất là ở rừng miền Trung: voọc xám, voọc mũi hếch và voọc vá.
    Không cần xem phân loại động vật, chỉ nhìn bên ngoài người ta cũng dễ dàng phân biệt vượn và voọc ở rừng Việt Nam: Vượn màu lông đen tuyền (không có màu vàng, màu tro...), còn voọc và khỉ thì không có màu đen. Hai chi trước của vượn dài và to khỏe hơn hai chi sau, còn voọc và khỉ thì hai chi trước bằng hai chi sau. Đuôi vượn rất dài, còn các giống voọc và khỉ rừng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đều đuôi cộc.
    Voọc sống chủ yếu trên tán rừng. Nhưng khi kiếm ăn cũng thường kéo c đàn xuống đất. Thức ăn của Voọc hoàn toàn giống thức ăn của khỉ, vượn. Voọc sống thành đàn lớn, có đàn đông tới vài chục con. Voọc đàn cũng có con đầu đàn cai quản. Vai trò con đầu đàn của voọc cũng giống vai trò khỉ đầu đàn.
    Voọc xám con đực nền lông vàng xám đậm ở lưng, nhạt dần hơi ngả sang trắng bẩn về phía bụng; con cái xám nhạt hơn. Voọc xám trưởng thành, con đực nặng trung bình hai mươi ki-lô-gam, con cái nặng trung bình mười lăm ki-lô-gam.
    Voọc mũi hếch màu lông hung hung, mũi hếch ngược lên, người ta còn gọi là voọc bông lau, vì đuôi có túm lông trắng hệt như bông lau. Voọc mũi hếch khi gặp mưa to thường cúi gầm mặt xuống để nước mưa khỏi chảy vào mũi. Vì thế nên báo hay lần theo chúng khi trời mưa to dễ vồ bất thình lình.
    Voọc vá có hai màu lông. Từ đầu trở xuống cho tới quá bụng dưới và hai phần bắp đùi sau xuống tới bàn chân, lông có màu nâu xám. Còn từ bụng dưới xuống một phần ba đùi sau có màu hung hung đỏ hay màu trắng bẩn rất rõ, như người mặc quần đùi.
    Thời Pháp thuộc, có một (*)loại lính người Việt bên cạnh lính người Âu, vận quần và xà cạp đỏ gọi là lính khố đỏ.Vì thế dân địa phương gọi luôn loài voọc vá này là khỉ khố đỏ hay khỉ chú lính.
    Loài voọc vá sống chủ yếu trên tán cây rừng. Mỗi lần di chuyển đi xa, nhất là những khi bị săn đuổi, chúng không nhy chuyền, mà quăng mình từ cây này sang cây khác, xa tới vài chục mét. Dân địa phương còn gọi chúng là khỉ cha quăng.
    Loài voọc nói chung, sống chủ yếu trên tán cây, đêm ngủ trên các chạc cây. Chúng có tính hay giật mình. Mỗi lần voọc đang ngủ say trên chạc cây, mà nghe tiếng hổ gầm bất thình lình ngay dưới gốc, thì có con giật mình rơi bịch xuống đất và bị hổ ăn thịt.
    Vì thế những khu rừng nhiều voọc sinh sống, hổ thay hay lai vãng. Có những con hổ ăn mồi đã quen. Ban đêm chúng thường lần đến chỗ đàn voọc ngủ, hếch mặt nhìn lên các tán cây, rồi bất thình lình cất một tiếng oặp oàm khủng khiếp. Lũ voọc có con giật mình, rơi phịch xuống. Bấy giờ chúa sơn lâm chỉ việc vồ lấy chén thịt.
    Trở lại câu chuyện đàn khỉ khố đỏ - từ đây trở xuống, tác giả gọi voọc vá là khỉ, khỉ khố đỏ, khỉ cha quăng hay khỉ chú lính như dân địa phương từng gọi - đổ bộ lên Lèn Một.
    Hoàng hôn hôm ấy, khi đường sá và đồng ruộng đã vắng bóng người, có ba chiếc thuyền đánh cá chèo ngược dòng trên sống, đến vực Cây Sung.
    Những người trên thuyền cùng lúc thấy một đàn khỉ chú lính đông ngót vài chục con, từ rừng bắc lũ lượt kéo nhau về phía vực. Điều lạ là, mặc dù thấy trên thuyền có người, nhưng đàn khỉ khố đỏ không sợ hãi. Con đầu đàn chỉ hếch mặt nhìn và cứ thế đi tiếp ra vực, không hề chùn chân.
    Đến bờ vực, khỉ đầu đàn dừng lại như thể để xem cả đàn đã có mặt đầy đủ chưa. Khi con khỉ cuối đàn đến nơi, thì khỉ đầu đàn lao ào xuống nước. Cả đàn khỉ khố đỏ cùng nhy ào theo con đầu đàn, bơi về phía Lèn Một.
    Những người đánh cá trên ba chiếc thuyền này từng bắt gặp và đập chết được nai, hoẵng, lợn rừng... bơi qua sông. Thấy bọn khố đỏ bơi ra vực, họ mừng rơn.
    Vậy là vận may lớn đã đến với họ! Ba chủ thuyền đánh cá bàn nhau, rồi quyết định bủa vây để tóm gọn cả đàn khỉ trời cho này. Họ cho thuyền tản ra ba ngả, cố ép đàn khỉ vào giữa. Nhưng thuyền của họ vừa khép vòng vây, lưới cá chưa kịp tung ra, thì khỉ đầu đàn đã hộc lên một tiếng giận dữ, rồi nhảy phắt lên một chiếc thuyền. Như một mệnh lệnh chiến đấu, cả đàn khỉ khố đỏ đồng loạt nhảy phắt lên ba chiếc thuyền.
    Tình thế hiểm nghèo diễn ra quá đột ngột. Những người đánh cá không lường trước được. Họ bị khỉ đàn tấn công, con thì cào cấu, con thì cắn xé rách hết áo quần, xây xát da thịt, mặt mày.
    Những người hám lợi này bị một phen hú vía. Họ đành để thuyền lại cho bọn khố đỏ, xô nhau nhảy ào xuống vực, không dám ló đầu lên khỏi mặt nước, lặn một hơi vào bờ.
    Bọn khỉ khố đỏ tuy bơi lội rất giỏi, nhưng lên trên thuyền thì trở nên vụng về, vì thế rất hốt hoảng. Bọn chúng loay hoay chạy ngang chạy dọc, chạy ngược chạy xuôi trong lòng thuyền, kêu chí chóe. Thuyền mất thăng bằng, lật úp và chìm nghỉm.
    Bọn chúng vùng vẫy trên mặt nước chán, rồi nối đuôi nhau bơi lên bờ. Vào bờ rồi, chúng còn đứng rũ lông, quay nhìn ra vực như cố tìm những người đánh cá với vẻ tức giận. Có con còn nhảy nhót, kêu khịt khịt giọng mũi rồi mới kéo nhau vào Lèn Một.
    Bọn xâm lăng tập kích Dốc Cây Sung vào buổi tối. Lũ vượn mình đen đuôi dài sống ở chân núi đã đã vào trú đêm trong các hang hốc, các khém đá nên không hề hay biết.

    ===========================
    (*) Thời Pháp thuộc có nhiều loại lính người Việt: lính khố đỏ là lính trận; lính khố vàng là lính bảo vệ, canh gác cung điện, các công sở của triều đình; lính khố xanh là lính địa phương chuyên canh gác công sở và trấn áp dân chúng...
    #2
      tieuboingoan 07.06.2005 18:33:03 (permalink)


      3

      Cuộc chiến quanh chân Lèn Một

      Sáng hôm sau chuyện những người đánh cá bị lũ khỉ khố đỏ hành hung lật thuyền được chính họ kể lại. Câu chuyện được bàn tán xôn xao khắp chợ, rồi lan nhanh ra trong hai xóm dân cư cạnh Lèn Một.
      Lúc mới nghe kể, còn có người hoài nghi, cho là mấy ông đánh cá bịa chuyện cho vui. Họ không thể tưởng tượng được lũ khỉ khố đỏ lại gan góc đến thế, khôn ngoan đến thế. Nhưng rồi chuyện thật vẫn là chuyện thật.
      Trưa hôm ấy những ai qua lại trên đoạn Dốc Cây Sung đều ngạc nhiên. Trên những mô đá, những cành cây trơ trụi của hai vách đá bạc phau, thì vách này là đàn khỉ khố đỏ ngồi trấn ngự; còn vách kia là đàn vượn mình đen đuôi dài lồng lộn, giận dữ.
      Bấy giờ người ta mới lo ngại nhớ lại chuyện lũ khố đỏ này tấn công những người đánh cá. Thế lá cuộc đổ bộ lên vùng Dốc Cây Sung của bọn khố đỏ chưa làm lũ vượn mình đen đuôi dài khiếp sợ mà đã gây nỗi kinh hoàng cho khách vãng lai trên Dốc Cây Sung này và cho trẻ con hai xóm nhà cạnh lèn.
      Lúc đầu bọn trẻ chăn trâu chúng tôi chưa biết trong vùng Dốc Cây Sung có lũ khỉ khố đỏ. Bởi thế chúng tôi hết sức kinh ngạc nghe tiếng kêu, tiếng hộc huyên náo, ghê người trên lưng chừng lèn.
      Cùng với tiếng kêu, tiếng hộc, tiếng chếch ọp, không rõ là tiếng của vượn đen đuôi dài hay của vượn bạc má, còn có cả tiếng đá sỏi rơi rào rào, tiếng cành cây gãy răng rắc, tiếng cành lá lay động ào ào như bị bão cuốn.
      Mãi sau chúng tôi mới nhận ra đàn khỉ khố đỏ và đàn vượn mình đen đuôi dài đánh nhau. Chúng tôi quên cả trông nom trâu bò, háo hức xem cuộc đọ sức giữa khỉ và vượn mãi không biết chán. Đây là cuộc đấu mà từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ chúng tôi mới thấy lần đầu.
      Cuộc đánh nhau tranh giành lãnh địa cư trú giữa hai đối thủ xem chừng ngang sức, ngang tài này rất quyết liệt, tưởng bất phân thắng bại. Lúc đầu phần thắng có vẻ nghiêng về lũ vượn mình đen đuôi dài.
      Lũ vượn có ưu thế là thông thạo các ngõ ngách, các vách đá, lùm cây. Chúng nấp kín trong các khém đá, trong các hang hốc trên vách đá như tuồng thua trận. Kỳ thực chúng vừa nhử vừa rình bọn khỉ khố đỏ.
      Bọn khỉ khố đỏ lầm tưởng đối phương đã lẩn trốn vì sợ hãi. Chúng còn lạ nước lạ cái nên phải lò dò bên các cửa hang, bên mép các khe đá... tìm kiếm.
      Bất thình lình lũ vượn mình đen đuôi dài từ trong chỗ nấp nhào ra cưỡi lên lưng, ôm lấy cổ kẻ thủ mà cắn xé, mà cào cấu.
      Bọn khỉ khố đỏ bị tấn công bất ngờ, kêu như bị báo vồ, bỏ chạy tán loạn. Lũ vượn được thể, hò nhau đuổi theo. Có những cặp ham đánh, không chịu buông tha, ôm chặt lấy đầu, lấy cổ nhau.
      Rồi cứ thế hai địch thủ vật lộn, cắn xé nhau lăn lông lốc trên những tảng đá, trên vách đá. Chúng đánh nhau say máu đến mức có khi cả hai ôm chặt lấy nhau, cùng rơi từ trên vách cao xuống đất chết lịm. Nhưng chỉ rời nhau ra một lúc, chúng lại lăn xả vào nhau, ghì chặt lấy nhau mà cắn xé.
      Bọn khỉ khố đỏ hình như nhận ra rằng, rời khỏi các vách đá thì lũ vượn yếu thế. Vì thế khi lũ vượn đuôi dài ra xa vách đá, lập tức bọn khỉ khố đỏ quay lại tấn công.
      Lũ vượn mình đen đuôi dài hai tay dài hơn bọn khỉ khố đỏ, nên khi đánh giáp lá cà, chúng dễ cào cấu, gây thương tích cho đối phương.
      Khỉ khố đỏ tuy to con hơn, khỏe hơn, có bước quăng mình xa hvn. Nhưng ban đầu bọn chúng ham đánh giáp lá cà, nên bị lũ vượn nấp trong các giàn dây leo kín mít thò đôi tay dài quá khổ ra tóm chân, tóm đuôi, rồi xúm vào cắn xé.
      Bọn xâm lăng hoảng vía, vùng vẫy, giật ra khỏi tay lũ vượn, rồi quăng mình bỏ chạy. Lũ vượn lại hè nhau đuổi theo.
      Bị truy đuổi gấp, bọn khố đỏ chỉ cần một cái quăng mình là đã bỏ xa đối thủ vài chục mét. Bấy giờ bọn khố đỏ mới sực nhớ ra thế mạnh nhảy xa của mình.
      Thế là trong lúc lũ vượn đang ng ngác, không rõ kẻ thù đang lẩn trốn ở đâu, thì từ xa, khỉ khố đỏ đã quăng mình lao tới, tóm lấy đầu đối phương mà cào cấu, cắn xé trả miếng.
      Đánh lộ mặt với bọn khỉ khố đỏ xem chừng núng thế hơn, lũ vượn lại trở về lối đánh rình rập. Chúng nép mình trong các tán lá, lùm cây rậm mắt không rời bọn khỉ khố đỏ.
      Nhưng bọn khỉ khố đỏ không lần tìm đối phương từ trên các tán lá nữa. Chúng như thể chia nhau mỗi con ngồi một chỗ đưa mắt quan sát trên mặt giàn lá, lùm cây.
      Không thấy lũ vượn mình đen đuôi dài đâu cả. Bọn cộc đuôi khố đỏ chuyển sang lối đánh khác.
      Bọn khỉ khố đỏ chuyển xuống phía dưới tán lá. Chẳng mất mấy công sức và thời gian tìm kiếm, chúng đã thấy ngay những chiếc đuôi dài buông thõng xuống dưới những tán cây, giàn dây leo.
      Không ồn ào, náo động, bọn khố đỏ ranh ma, len lén bò tới nắm lấy những chiếc đuôi dài mà giật. Bị giật đuôi đau buốt tận xương sống, lũ vượn kêu như bị cắt tiết, cố vùng vẫy tháo chạy.
      Bọn khỉ khố đỏ vừa to con, vừa cả sức. Con thì giữ chặt lấy đuôi lũ đuôi dài. Có con kéo xềnh xệch đối phương trên các cành cây. Lại có con cắn đứt cả đuôi của địch thủ nữa.
      Cuộc vật lộn, giằng xé, cào cấu giữa hai đối thủ cứ thế kéo dài. Một bên cố giữ chặt địch thủ để hành hạ. Một bên thì cố sức bứt ra để tháo chạy trở về bên những vách đá.
      Lũ vượn tưởng rằng chúng lâm vào thế bất lợi là vì đánh nhau với bọn khỉ khố đỏ trên các tán cây. Vừa vùng ra khỏi tay bọn khỉ khố đỏ, vượn đầu đàn vội cất tiếng hú gọi đàn, rồi chuyền nhanh về các vách đá.
      Cũng may cho đàn vượn, bọn khỉ khố đỏ chỉ quăng xa được khi di chuyển từ cao xuống thấp, hoặc di chuyển ngang. Còn khi di chuyển ngược từ dưới lên thì chúng lại kém vượn.
      Lũ vượn đã chuyển về được bên các vách đá. Lợi dụng các hang hốc, các khe đá, khém đá, chúng lại rải quân ra, nấp kín, rình rập chờ bọn khố đỏ. Nhưng chúng quên rằng chúng còn những chiếc đuôi dài buông thõng xuống không sao giấu kín được.
      Còn bọn khố đỏ vốn tinh ranh hơn. Vừa đến bên các vách đá, chúng đã phát hiện ra những chiếc đuôi dài đen nhánh, vắt vẻo bên mép khe, mép hang đá.
      Cứ mỗi con nhằm một cái đuôi dài như một con rắn đen, bọn khố đỏ bám vào các mấu đá bò đến. Chúng nhanh chóng nhảy ngay tới vồ lấy những con rắn màu đen ấy, rồi đu mình xuống.
      Lũ vượn bị bọn khố đỏ giạt ra khỏi hang hốc, khém đá, khe đá một cách dễ dàng. Rồi cả khỉ khố đỏ cùng vượn đuôi dài từ trên vách đá cao, ào ào rơi xuống đất, xuống ngọn cây, tán lá như sung rụng.
      Bây giờ cuộc vật lộn quyết liệt lại diễn ra trên mặt đất, trên các mô đá, trên ngọn cây. Một lần nữa chân Lèn Một lại náo động bởi tiếng vượn kêu, tiếng khỉ hộc, tiếng cành cây gãy, tiếng đá lăn...
      Cuộc giành giật lãnh địa cư trú giữa vượn mình đen và khỉ khố đỏ kéo dài suốt một ngày ròng. Sang ngày thứ hai thì trên chân Lèn Một, vùng Dốc Cây Sung, nơi giáp giới với những mảnh ruộng và con đường cái quan, đoạn Dốc Cây Sung chỉ còn thấy bọn khỉ khố đỏ.

      Như vậy là cuộc giành giật lãnh địa đã kết thúc. Lũ vượn đành bỏ lại đất đai, vách đá và cây cao, giàn lá, đang đêm đã lặng lẽ rút đi. Sáng ra bọn trẻ chăn trâu bò chúng tôi nhìn cảnh tượng ấy, trong lòng chợt gợi lên một nỗi bất bình, một nỗi bùi ngùi khó tả...
      Nhưng lũ vượn không đi hẳn. Thỉnh thoảng chừng như nhớ quê hương. Khi thì vài ba con, có khi chục con vượn đực lại kéo nhau về chân núi đá cũ. Những lúc ấy cuộc đối đầu lại diễn ra...
      #3
        tieuboingoan 07.06.2005 18:46:24 (permalink)


        4


        Bọn xâm lăng tác quái


        Từ hôm chiếm được vùng Dốc Cây Sung dưới chân Lèn Một, ban ngày bọn khỉ khố đỏ thường nhảy nhót đùa nghịch, kiếm ăn trên lưng chừng núi đá. Có khi chúng ngồi vắt vẻo trên bờ những vách đá, tò mò quan sát khách qua đường, hoặc những người làm đồng.
        Hằng ngày từ sớm tinh mơ cho đến tan buổi cày sáng - giờ các bà, các chị đi chợ, giờ trẻ em đi học, bọn khố đỏ kéo nhau xuống núi. Cũng có khi chúng xuống núi vào buổi chiều, lúc bóng bằng người cho đến lúc mặt trời lặn, giờ vắng đàn ông qua lại.
        Vào những khoảng thời gian ấy, khi thì bọn khố đỏ ngồi lấp ló trong cây rậm hai bên đoạn Dốc Cây Sung; khi thì chúng nấp kín trong các tán lá rậm bên bờ ruộng, bờ rẫy sát chân núi đá.
        Khi khỉ đầu đàn trông chừng không có mối đe dọa nào, liền cất tiếng kêu khẹc khẹc như thể bảo: nhanh nhanh, bấy giờ bọn khỉ đàn ào vào ruộng lúa, bãi ngô... đua nhau phá phách.
        Phá phách ngô, lúa trên bãi, trên ruộng chưa chán, bọn khố đỏ có con tinh khôn còn bứt dây sắn rừng buộc vào ngang lưng, bẻ bắp ngô, hay ngắt những bông lúa giắt vào, mang lên hang núi.
        Có khi táo tợn hơn, lũ khố đỏ đón đường giật quà bánh, hàng hóa của các bà, các cô đi chợ đội trên đầu. Thứ gì ăn được chúng vội vàng nhảy tót lên cây, quăng mình lên vách đá ngồi nhấm nháp. Thứ gì không ăn được chúng vứt bừa bãi khắp bờ bụi.
        Cầm đầu đàn khỉ này là một con khỉ đực cực to. Chúng tôi gọi hắn là Cai Khố Đỏ. Mỗi lần xuống đất, đi bằng hai chân, nom hắn khệ nệ như một viên cai lùn của lính khố đỏ thời Tây. Hắn rất tinh khôn và rất táo tợn.
        Cai Khố Đỏ thường chọn những mỏm đá, những ngọn cây cao, có chỗ nấp tránh, theo dõi những người qua lại. Rồi hắn đánh tiếng làm hiệu cho lũ khỉ đàn em tấn công, trêu chọc hoặc tháo chạy. Nếu những ai bị chúng tấn công, mà vứt lại các thứ mang theo để chạy tháo thân, thì bọn khố đỏ nhặt lấy tha lên núi đá đùa nghịch.
        Khi lũ khỉ đàn em nhảy nhót, đùa nghịch trên những tán cây, ở lưng chừng núi đá, Cai Khố Đỏ một mình lẻn xuống thấp. Ranh mãnh dòm ngó không thấy có thợ săn, không có người cầm vũ khí trên tay, hắn bắt đầu hành động. Bây giờ nếu có đàn bà, con gái đi lẻ là Cai Khố Đỏ đuổi theo bắt nạt, có khi tới tận xóm nhà...
        Thợ săn làng tôi đã tốn nhiều công sức, nhưng chưa làm gì được tên đầu lĩnh khố đỏ này. Vì hắn khôn lắm.
        Bố tôi vốn là một tay nỏ thiện xạ. Hai bố con chúng tôi đã từng xách nỏ và tên độc đến vùng Dốc Cây Sung rình bắn khỉ khố đỏ đầu đàn. Nhưng chẳng ăn thua gì.
        Như có ma quỷ mách bảo, những lần bố con chúng tôi hay thợ săn tên nỏ sẵn sàng, rình rập, thì đàn khỉ biệt tăm biệt tích, tưởng chừng chúng chui hết xuống đất hoặc bay cả lên trời.
        Hai bố con chúng tôi lại nghĩ ra cách khác. Chúng tôi dùng những quả chuối chín, nhét những viên bột củ hương lâu cực độc vẫn dùng để đánh bả hổ báo, chó sói vào bên trong, đưa rải lên các mỏm đá lũ khỉ thường ngồi chơi, để đánh bả.
        Chúng tôi kiên nhẫn ngồi rình. Đàn khỉ kéo nhau xuống, tranh nhặt những quả chuối chín, bóc ăn. Cai Khố Đỏ vừa cầm tay, vừa cắp nách vài ba quả, nhảy tót lên cành cao, ung dung thưởng thức quả ngọt.
        Tôi hý hửng, nói thầm với bố:
        - Chuyến ni (*) Cai Khố Đỏ nớ sẽ chết thẳng cẳng cha hè!
        Lũ khỉ nhặt chuối chín, chén không còn sót một quả. Rồi chúng đuổi nhau, trêu đùa nhau kêu chí chóe vang cả núi đá. Bố tôi thì thầm bên tai tôi:
        - Chất độc ngấm rồi. Bọn hắn đang phát cuồng.
        Tôi nói đùa trêu bố:
        - Không khéo bọn hắn được tẩm bổ khỏe ra cũng nên đấy cha ạ!
        Lũ khỉ đùa nghịch một lúc lâu. Sau đó cả sườn núi đá im lặng như tờ. Thôi, thế là lũ khố đỏ chết hết rồi. Kể ra vì căm tức mà tiêu diệt cả đàn khỉ thì ác thật. Bố con tôi thấy hối. Nhưng chuyện đã rồi, không cứu vãn được nữa.
        Hai bố con tôi lòng dạ ray rứt, kéo nhau lên núi đá xem sự thể ra sao. Nhưng, chúng tôi chẳng tìm thấy một xác khỉ chết nào. Những quả chuối cau chín thì không còn.
        Sao lại thế được nhỉ? Hay chúng kéo nhau đi lấy lá thuốc? Nhưng xem này! Lũ khỉ ranh ma thật. Chúng chỉ ăn những phần ruột chuối không có thuốc độc, còn những mẩu có viên bột củ hương lâu bên trong thì chúng vứt lại.
        Bố con chúng tôi lại tức bực tưởng đến nổ đom đóm mắt. Thế là hết cách. Chúng tôi và cả cánh thợ săn đành làm ngơ. Lũ khỉ vẫn cứ nhởn nh, tác oai, tác quái.
        Bây giờ thì bọn khố đỏ không chỉ hoành hành ngang ngược trên chân Lèn Một vùng Dốc Cây Sung nữa, mà còn chiếm cứ cả tán cây sung cổ thụ.
        Vốn nổi tiếng là nhảy xa, một hôm bọn khố đỏ làm cho người đi đường phải một phen hú vía.
        Trưa ấy có mấy người khách bộ hành ngồi nghỉ chân, hóng mát dưới bóng cây sung cổ thụ. Bỗng họ thấy trên vách đá bạc của Lèn Một, một bóng đen quăng mình đánh rào xuống ngọn cây sung. Rồi từ trên ngọn sung cất lên mấy tiếng hú hụ lơ lớ giọng ông già.
        Mọi người chưa kịp hoàn hồn, thì từ trên những tán cây ở lưng chừng núi đá, cách cây sung vài chục mét, hai, ba chục bóng đen khác ào ào bay xuống ngọn cây sung.
        Mấy người khách bộ hành không rõ chuyện gì xảy ra. Họ sợ hãi xanh xám mặt mày, ba chân bốn cẳng xô nhau chạy vào xóm. Vừa chạy họ vừa la làng.
        Thợ săn trong xóm nghe những người đi đường kể lại mới vỡ lẽ: bọn khố đỏ đổ bộ lên ngọn sung. Hay rồi! Ngày tận thế của bọn khố đỏ đã đến! Những người thợ săn mừng thầm nghĩ vậy.
        Cánh thợ săn vội vàng mang theo tên nỏ, lưới săn, mác giáo, nhanh chóng đến Dốc Cây Sung. Họ chăng lưới săn chắn ngang lấy đoạn đường từ gốc sung vào núi đá.
        Ai nấy chắc mẫm chuyến này chỉ một mẻ lưới sẽ quét hết bọn khố đỏ gây rối. Họ nghĩ, bị tên nỏ, bọn khỉ không còn nhảy xa được nữa, thế nào cũng phải tụt xuống đất, chạy bộ vào núi đá và đâm đầu vào lưới săn đã chăng sẵn.
        Nhưng người ta đã mừng hụt. Họ không che được đôi mắt tinh tường của Cai Khố Đỏ. Từ trên cao, khỉ đầu đàn chăm chú nhìn, không bỏ sót một cử chỉ nào của họ.
        Cánh thợ săn đang hồi hộp, mải mê căng lưới, thì Cai Khố Đỏ đã nổi hiệu báo động. Và thợ săn được chứng kiến một cuộc trổ tài có một không hai của bọn khố đỏ.
        Lũ khố đỏ leo tót lên ngọn sung cao nhất, rồi ào ào quăng mình vào núi đá, nom như một bầy đại bàng khổng lồ dang cánh đáp vào những ngọn cây cao trên sườn núi.
        Cánh thợ săn chưng hửng nhìn theo bọn khố đỏ bay vào núi đã cho đến con cuối cùng. Rồi họ tiu nghỉu cuốn lưới, thất thểu trở về.
        Từ hôm ấy bọn khố đỏ thực sự là nỗi kinh hoàng của khách đi đường, của những người đi chợ, của những học sinh đi về trên đoạn dốc Cây Sung, một mình.
        Hôm ấy có một người đàn ông buôn chuyến. Ông quảy một gánh hàng, trong đó có rất nhiều quạt giấy định đưa lên bán ở các làng mạn trên. Trời nắng gắt, người lái buôn ghé vào bóng cây sung ngồi nghỉ.
        Ông vốn là người qua lại vùng núi này đã quen. Thấy bọn khố đỏ ngồi trên tán cây sung tò mò dòm ngó, chẳng những ông không sợ, mà còn vẩy tay trêu đùa gọi chúng.
        Rồi như sực nhớ ra, người lái buôn đến bên gánh hàng, lấy một chiếc quạt giấy, xòe ra, quạt phành phạch. Vừa quạt, người lái buôn vui tính vừa nhìn lên, vẩy tay làm hiệu gọi bọn khố đỏ.
        Chẳng ngờ bọn khố đỏ từ trên ngọn cây, chuyền dần xuống thấp, ngồi kín trên các cành cây, nhìn xuống. Rồi như bị kích thích, nhiều con nhảy đi nhảy lại ra vẻ xốn xang, thích thú lắm.
        Người lái buôn cũng khoái chí không kém bọn khố đỏ. Ông vừa quạt vừa gập vào xòe ra nhiều lần để nhử bọn khỉ xuống thấp hơn. Ông đang mải làm trò, thì một chuyện không ngờ nữa xảy ra tiêu tan hết gần nửa vốn liếng của ông.
        Cai Khố Đỏ bỗng khịt một tiếng. Từ trên cao, hắn nhảy ào xuống. Ông lái buôn ngỡ là con khỉ đầu đàn tấn công. Ông vội vớ lấy đòn gánh, rồi lùi ra xa, thủ thế.
        Nhưng ông lái buôn đã nhầm. Con khỉ đầu đàn chỉ nhặt một chiếc quạt, rồi nhảy trở lại chạc cây sung hắn vừa ngồi. Bắt chước đầu lĩnh, bọn đàn em cũng nhào xuống, mỗi con giật một chiếc quạt. Chỉ chốc lát gánh quạt của ông lái buôn vợi đi gần một nửa.
        Ông lái buôn tiếc của, cầm đòn gánh xông vào lũ khỉ. Nhưng bọn cha quăng lại giật được đòn gánh của ông. Lần này thì ông lái buôn vui tính sẽ bị nó đòn với bọn khố đỏ chứ chẳng chi.
        Nhưng bọn khố đỏ không biết sử dụng công cụ. Con khỉ vừa cướp được đòn gánh đã vội vứt đi. Rồi hắn theo tín hiệu của Cai Khố Đỏ, cùng đàn cứ thế chạy vào lèn đá mất hút. Khi khỉ đàn vào hết chân lèn, thì trên nọn sung, Cai Khố Đỏ cũng quăng mình vào tán cây trên lèn, mất hút nốt.

        =================

        (*) Ni: này.
        #4
          tieuboingoan 07.06.2005 18:57:58 (permalink)



          5


          Một cuộc đấu trí


          Ngô lúa năm ấy tốt lắm. Các cụ già bảo chưa có năm nào được mùa như thế. Ngô bãi dọc bờ sông cây nào cây nấy mập như những cây nứa tơ, đâm hai, ba bắp có tai, nằm ngang.
          Ruộng lúa nước của gia đình tôi và của gia đình thằng Khôi bạn tôi ngay sát chân Lèn Một, bông nào bông nấy to như đuôi bò, hạt mẩy đang vào chắc, chờ ngày gặt hái.
          Nhưng ngô, lúa gần chân ngọn Lèn Một bị bọn khỉ khố đỏ phá ghê gớm. Trong số ruộng lúa bị bọn khỉ phá hại nặng nhất có ruộng nhà tôi và ruộng nhà thằng Khôi.
          Hai đứa chúng tôi giao hẳn việc chăn bò cho em, để tập trung vào canh giữ, không để khỉ khố đỏ phá lúa. Ngày nào cũng vậy, hễ đi học về là tôi và thằng Khôi gậy tre đực cầm tay, súng cao su và túi sỏi đeo vai, nhằm hướng Lèn Một lao đi.
          Hễ thấy bọn con cháu của Tôn Ngộ Không là chúng tôi nã đạn tới tấp. Bây giờ thì bọn khố đỏ không còn dám ngồi mà gãi đít chọc tức, hay rung cây, bẻ cành đe dọa chúng tôi như trước nữa.
          Hễ thấy bóng dáng hai đứa tay cầm gậy tre, vai mang túi sỏi và súng cao su hiện ra đầu xóm là cha con Cai Khố Đỏ bạt vía, kinh hồn, chuyền dần lên lưng chừng lèn, chui tọt vào các khém đá, các hang hốc ngồi nhìn ra.
          Cũng có khi chúng tôi vội quá, bỏ quên súng cao su và gậy, cứ tay không chạy về phía quân thù. Thế mà Cai Khố Đỏ cùng đồng bọn vẫn chạy bán sống bán chết.
          Thắng lợi trận đầu, khiến chúng tôi sinh ra kiêu căng, mất cảnh giác. Lần sau lười nhặt sỏi và lười mang theo súng cao su, lười cầm gậy, cứ tay không ung dung, tự tin hò hét, xua đuổi bọn khố đỏ. Một hai lần như thế, bọn khố đỏ vẫn tháo chạy.
          Nhưng bọn khố đỏ này khỉ thật, khỉ hơn cả bọn khỉ vàng. Hình như chúng cũng biết nhận xét, biết rút kinh nghiệm. Chúng biết rằng hai thằng nhóc chúng tôi chỉ tay không, chỉ to mồm hò hét thì chẳng có gì đáng sợ cả. Thế là hai đứa tôi được một bài học nhớ đời.
          Hôm ấy như mọi bữa, tôi và thằng Khôi lại lười cầm gậy, tay không đến ruộng lúa. Từ xa chúng tôi đã thấy Cai Khố Đỏ ngồi trên cành dâu da cao, gần bờ ruộng.
          Không như mọi lần hễ thấy bóng dáng chúng tôi là con khỉ đầu đàn này đánh động cho đàn em rút chạy, lần này hắn cứ ngồi tr như không. Chúng tôi để ý, trên các cành cây sát bờ ruộng không thấy có khỉ đàn.
          Quái lạ, sao thế nhỉ? Chúng tôi hi chờn chợn. Chắc bọn này đang giở trò gì đây.
          Hai chúng tôi đi sát vào nhau, mạnh dạn vừa hò hét vừa tiến về phía khỉ đầu đàn đang canh chừng. Chúng tôi đến gần cây dâu da Cai Khố Đỏ đang ngồi trên cành.
          Bất thình lình khỉ đầu đàn hộc lên một tiếng, nhảy ào xuống cành dâu da ngay trên đầu chúng tôi. Khỉ đầu đàn nhảy đi nhảy lại từ cành này sang cành khác, mồm hộc lên những tiếng cộc cằn.
          Bỗng từ dưới ruộng lúa vang lên những tiếng khẹc khẹc của khỉ đàn. Thì ra bọn khố đỏ đàn đang phá ruộng lúa. Bọn chúng vội rứt cả những bông lúa đã bứt được, đồng loạt lao lên bờ.
          Nhưng không phải chúng lao lên để chạy vào núi đá, mà bọn khỉ đực lăn xả vào chúng tôi. Chết với chúng rồi!
          Tôi thoáng có chút sợ hãi. Nhưng trấn tĩnh ngay, hét thằng Khôi:
          - Đừng sợ mà chúng ăn hiếp. Nhổ gốc lúa mà đánh!
          Vừa hét, tôi vừa nhổ một bụi lúa như thể Phù Đổng Thiên Vưng nhổ tre đằng ngà. Rồi vừa dùng gốc lúa còn đeo cả tảng bùn đất, đập tới tấp vào mặt những tên khố đỏ đến gần nhất, vừa đến với thằng Khôi.
          Thằng Khôi cũng nhổ gốc lúa nhằm mặt bọn khố đỏ mà đập. Cứ thế nát gốc lúa này, chúng tôi nhổ gốc lúa khác. Nhưng đập bằng gốc lúa chỉ có tác dụng ngăn chặn, chứ không làm bọn khố đỏ bị thương tích.
          Lúc đầu bọn khố đỏ còn e sợ, nhảy nhót ngoài vòng tả xung hữu đột của chúng tôi. Nhưng sau chúng nhận ra bị quật bằng gốc lúa thì chẳng mùi mẽ gì. đã thế, Cai Khố Đỏ lại nhảy ngay xuống đất, cùng nhập cuộc.
          Bọn khố đỏ bao vây chúng tôi vào giữa, con nhảy trái, con nhảy phải. Nhiều con nhảy qua nhảy lại trên đầu chúng tôi như đưa thoi. Bọn chúng tốp thì tấn công trên bờ ruộng, có tốp ào xuống ruộng nước, nhảy bì bõm.
          Tôi nhận ra ở dưới ruộng nước bùn nhão bọn khố đỏ nhảy nhót vụng về chậm chạp hơn trên bờ. Tôi hét thằng Khôi:
          - Xuống ruộng! Hai đứa hợp sức, cố bắt cho được một con. Lùi xa ra, càng xa bờ càng tốt.
          Hai chúng tôi nhảy xuống ruộng. Quả nhiên dưới ruộng bùn, bọn khố đỏ không dễ dàng đứng trên hai chân. Vì thế chúng tôi muốn giàn xa hay rút ngắn khoảng cách giữa chúng với chúng tôi không khó khăn gì.
          Chúng tôi dồn vào tấn công Cai Khố Đỏ, cố bắt sống tên tướng đầu sỏ này. Dưới ruộng bùn, Cai Khố Đỏ trở nên nặng nề và vụng về, hắn cố tránh xa chúng tôi.
          Chúng tôi lại hướng mục tiêu tấn công vào một con khỉ đàn. Đang cố dồn con này xuống đĩa nước. Bỗng tôi thấy một sợi sắn rừng từ bờ bò lan ra ruộng, đang lùng nhùng như có ai nắm đầu ngọn dây mà giật.
          Tôi để ý. Thì ra một thằng cha khố đỏ dùng dây sắn rừng buộc ngang lưng, giắt những bông lúa vào đấy để tha về kho. Nhưng hắn quên không bứt đứt gốc dây, nên bây giờ bị vướng không chạy được.
          Tôi lại hét thằng Khôi:
          - Chết cha một tên khố đỏ rồi, Khôi ơi! Nhanh lên, bắt con mắc dây sắn ni! Hắn đang vướng dây lùng nhùng.
          Hai chúng tôi ào đến, đè nghiến con khỉ tham mồi xuống bùn. Tên khố đỏ này chống cự mới khiếp làm sao. Nhưng rồi hắn cũng chịu phép, kêu ré lên, cầu cứu đồng bọn.
          Nghe tiếng con khỉ tham lam kêu lên hoảng hốt, Cai Khố Đỏ khịt khịt giọng mũi mấy tiếng báo hiệu. Rồi hắn cùng đàn rút vào núi đá. Khỉ đầu đàn nhìn ra, như tuồng đang tính kế.
          Bọn đàn em của Cai Khố Đỏ nhảy lên trên các cành cây, quay mặt nhìn chúng tôi đang loay hoay với con khỉ bất hạnh, vừa hộc vừa kêu khịt khịt giọng mũi đe dọa.
          Con khỉ bị tóm cố chống trả rất quyết liệt. Chúng tôi định nhận đầu hắn xuống nước cho chết ngạt. Nhưng rồi thấy như thế ác quá, nên lại thôi. Còn khỉ tù binh chống đỡ một lúc thì nằm im.
          Thằng Khôi giao cho tôi giữ hai tay và mồm tên khố đỏ. Còn nó thì cởi dây sắn khỏi lưng con khỉ, cắn lấy một đoạn để trói. Khôi ta đang loay hoay cắn dây sắn, thì bất thì lình tên khố đỏ vùng mạnh.
          Cùng với cú vùng mạnh, con khỉ vặc mõm táp hụt vào tay tôi. Tôi giật mình vội buông hẳn ra. Khôi chỉ kịp nhả sợi dây sắn đang cắn chưa đứt, tóm lấy đuổi của con khỉ. Nhưng đuôi tên tù binh ngắn quá, thằng Khôi tóm hụt. Khỉ tù binh đã vùng ra, chạy thoát vào núi đá. Chúng tôi chưng hửng nhìn theo.
          Thằng Khôi càu nhau:
          - Dốt như khỉ!
          Tôi tưởng thằng Khôi bảo bọn khỉ khố đỏ dốt, nên cãi:
          - Thế mà là dốt à? Nó khôn như người ấy, biết buộc dây vào lưng...
          Thằng Khôi nhìn tôi, nói:
          - Mi ấy! Để xổng mất con khỉ! Hoài của.
          Tôi lại cãi:
          - Thế mi muốn hắn cắn nát tay tao hả? Mới lại hắn làm tao giật mình.
          Thằng Khôi giảng giải:
          - Thế mới dốt. Bị hắn đánh lừa. Răng mi không nắm sau gáy hắn kéo giật ra, mà lại bóp mõm. Mõm hắn ngắn một tẹo, bóp răng được.
          Tôi càu nhàu đuối lý:
          - Mi biết răng không bảo trước? Nhưng thôi, từ bữa ni chắc là bọn hắn cạch cho đến già...
          Hai chúng tôi im lặng, quay lại ngao ngán nhìn thửa ruộng lúa tốt bời bời, nhưng bị hai chúng tôi và đàn khỉ quần nát mất hẳn một góc. Thật là xót ruột.
          Chúng tôi chắc mẩm sau trận đụng độ kịch liệt giữa chúng tôi và bọn khố đỏ, bọn chúng sẽ cạch cho đến già, cho ăn kẹo cũng không dám mơ tưởng đến ruộng lúa của chúng tôi nữa. Nhưng chúng tôi đã nhầm.
          Bẵng đi chỉ vẻn vẹn có ba hôm, rồi đâu lại hoàn đấy. Mà hình như để trả thù, bây giờ bọn khố đỏ còn phá hoại tai hại hơn nữa. Hễ chúng tôi hoặc người nhà bắng bóng, chúng lại sà vào ruộng lúa phá phách.
          #5
            Ct.Ly 11.06.2005 01:56:17 (permalink)
            #6
              tieuboingoan 23.06.2005 18:39:36 (permalink)

              6

              Thua keo này bày keo khác

              Hai đứa chúng tôi nghĩ nát óc ra, tìm kế diệt trừ bọn khỉ khố đỏ. Tôi liền bắt chước người ta bẫy bằng hũ sành có mồi để bắt sống khỉ. Lại nghe kể rằng bắt được một con khỉ đàn, cạo trọc đầu, bôi vôi vào, rồi thả ra, đàn khỉ sẽ kéo đi biệt tích, càng thúc giục chúng tôi hành động.
              Tôi bèn lấy cái hũ sành đựng vừng giống của mẹ, đổ hết vừng ra, rồi nướng một bắp ngô có tẩm mỡ hẳn hoi thơm lừng, cho vào hũ, mang ra chân núi đá, bảo thằng Khôi leo lên cây dâu da, đặt cái hũ lên chạc cây.
              Rồi hai đứa ngồi rình từ xa. Bọn khỉ vốn tham ăn. Thường khi nhặt được vật gì có thể ăn được, là nắm chặt lấy, không chịu buông. Người ta có cách bẫy khỉ bằng hũ là vì thế.
              Khỉ thấy trong hũ có thức ăn, thò tay vào nhặt lấy, rồi nắm chặt. Miệng hũ thì bé, và thế là khỉ không rút tay ra được nữa. Nhảy đi thì vướng, cựa quậy thì sợ hũ rơi, đành ngồi yên ôm lấy hũ, chờ thợ săn đến bắt sống.
              Chúng tôi ngồi im trong bụi rậm tưởng hóa đá, đến mức muỗi đốt cũng không dám đạp.
              Mọi hôm bọn khố đỏ kéo đến ngồi lấp ló trên các cành cây gần bờ ruộng lúa từ sớm. Thế mà hôm nay mặt trời đã lên cao, chẳng thấy bóng dáng một con.
              Bỗng có tiếng khịt khịt, tiếng cành cây chuyển ào ào. Bọn khố đỏ đã đến. Kìa, con khỉ đầu đàn Cai Khố Đỏ đến ngay cây dâu da chúng tôi để cái bẫy hũ, bên trong đã để sẵn bắp ngô nướng tẩm mỡ thơm lừng.
              Cai Khố Đỏ nghiêng ngó nhìn cái hũ ra chiều vừa ngạc nhiên vừa tò mò. Nghiêng ngó một lúc, không thấy có gì đáng sợ. Cai Khố Đỏ dịch đến gần cái hũ.
              Ngồi sát vào hũ một lúc, hết rụt rè sờ mó bên ngoài, rồi đánh bạo, Cai Khố Đỏ thò hẳn tay vào trong hũ. Chắc là hắn đã nắm được bắp ngô. Chúng tôi mừng rơn. Riêng tôi mừng tưởng đến tắt thở. Tôi giật tay thằng Khôi. Hai đứa cùng vùng dậy, chạy tới để bắt Cai Khố Đỏ.
              Nhưng cả hai, tôi và thằng Khôi cùng đứng sững lại, chết điếng như trời trồng. Một tiếng choang vang lên. Cái hũ rơi xuống, va vào đá vỡ tan. Còn Cai Khố Đỏ thì cầm luôn bắp ngô nướng, quăng mình mất hút vào cây rậm.
              Lần này quả thực tôi không phải chỉ có dốt như khỉ mà còn dốt hơn nữa. Bởi vì tôi quên rằng muốn cho khỉ mắc tay trong hũ không rút ra được, thì miệng hũ phải thật bé.
              Đằng này cái hũ đựng vừng giống của mẹ tôi miệng lại rộng, rộng đến mức bàn tay tôi đã to mà nắm cả bắp ngô thò vào, lôi ra dễ như bỡn.
              Lại nữa, người ta thường làm mồi bằng bánh nếp rất dẻo. Khi khỉ đã nắm chặt lại, muốn xòe bàn tay ra cũng không xòe được. Còn tôi thì lại làm mồi bằng ngô nướng. Thật là quá dốt.
              Nhưng đấy chưa phải là dốt nhất. Dốt nhất là làm cái hũ vỡ. Một hôm tôi tỷ tê hỏi bố:
              - Cha ạ, răng người ta bẫy khỉ bằng hũ, bắt được khỉ mà hũ không ri vỡ hả cha?
              Bố tôi xoa đầu tôi, bảo:
              - Ngốc ạ! Đúng là khỉ có thói quen khi nắm chặt mồi trong hũ, sợ hũ rơi, còn một tay vẫn ôm chặt lấy hũ. Nhưng để ngừa trước, người ta còn buộc hờ miệng hũ vào cành cây, nên dù khỉ có tuột tay, hũ vẫn không rơi được.
              Thì ra là thế. Tôi kể chuyện người ta bẫy khỉ bằng hũ miệng bé như bố tôi đã bảo cho thằng Khôi nghe, rồi tự xỉ vả mình:
              - Đúng là tao dốt hơn cả Cai Khố Đỏ, làm vỡ cái hũ suýt nữa no đòn. Nhờ trời mạ tao mát tính, nên chỉ mắng sơ sơ thôi.
              Thằng Khôi nói:
              - Cả tao cũng dốt hơn khỉ. Biết thế tao chén bắp ngô nướng luôn cho xong. Thú thật tao thèm ngô nướng quá, khi thấy Cai Khố Đỏ tha đi, tao tiếc ngẩn tiếc ngơ.
              Tôi bảo thằng Khôi:
              - Tức chết đi được! Chẳng lẽ tao với mi mà chịu bọn hắn à?
              Thằng Khôi gãi đầu gãi tai nói:
              - Bọn hắn khôn lắm, đến thợ săn cũng chịu cơ mà. Chỉ có cách đuổi chúng đi xa may ra còn được.
              Tôi mừng quá, bảo:
              - Bọn mình cũng chỉ cần có thế, chứ thích thú chi chuyện giết chúng. Cả nhà tao chúa sợ thịt khỉ, mà nhà mi cũng rứa, thì giết chúng làm chi? Nhưng xua chúng đi xa, mi tưởng dễ h?
              Thằng Khôi thủng thẳng bảo:
              - Cũng nỏ (*) khó lắm! Chỉ cần có một thứ.
              Tôi hỏi:
              - Thứ chi?
              Thằng Khôi chần chừ, nói:
              - Ruốc (**) ấy mà!
              - Thật không? Rồi làm răng?
              - Mi quên chuyện Khỉ đỏ đít rồi à?
              - A! Tao nhớ ra rồi! Hay quá! Mi thông minh quá! Phen ni để coi, bọn khố đỏ không phải chạy bỏ xứ nữa thì chớ kể. Tưởng thứ chi, chứ thứ nớ (*** ) thì ở nhà tao có.
              * * *
              Tôi nhớ ra rồi. Chuyện Khỉ đỏ đít mà thằng Khôi vừa nhắc tới, tôi đã đọc. Chuyện kể rằng có một cô gái mồ côi tốt bụng, mặt mũi xấu xí, đi ở cho một lão hào phú keo kiệt.
              Nhà lão hào phú đông người nên cô gái làm lụng quần quật suốt ngày, ăn uống không ra bữa nên người gầy gò và xấu xí.
              Hôm ấy nhà lão có đám, cô gái luôn vai gánh nước. Quá trưa rồi mà cô vẫn chưa được ăn.
              Một lần gánh đôi vò ra giếng, cô cắp theo một mắn cảm để ăn cho đỡ đói. Nhưng cô chưa kịp ăn thì gặp một bà già ăn mày đang ngồi gục bên đường, thở thoi thóp chờ chết.
              Động lòng thưng xót, cô bé rừng chân hỏi han. Bà cụ kể rằng bà không có con cái để cậy nhờ. Đã mấy ngày nay bà không có gì ăn.
              Nghe thế cô gái liền lấy nắm cơm để trong vò ra mời bà. Bà cụ cầm nắm cơm ăn ngấu nghiến. Chỉ chớp mắt nắm cơm đã hết sạch.
              Bà tươi tỉnh hẳn. Ăn xong bà cụ lại kêu khát nước. Cô gái bảo bà chờ, rồi vội vàng gánh đôi vò không ra giếng múc nước về mời bà uống.
              Ăn uống no nê rồi, bà cụ nhìn cô gái, nói:
              - Con tốt bụng lắm. Ta là bụt biến thành bà già ăn mày để thử con đó thôi. Bây giờ con muốn gì hãy nói đi. Ta sẽ giúp con.
              Cô gái ôm mặt khóc, nói:
              - Bà ơi, con xấu xí thế này thì còn ao ước gì. Con chỉ mong sao giúp đỡ được mọi người là hả lòng rồi!
              Bụt cảm động nói:
              - Được rồi, con chớ lo. Con hãy trở lại giếng, nhảy xuống nước hụp đủ ba lần, rồi lên ngay thì con sẽ toại nguyện. Nhớ hụp đủ ba lần, không hơn mà cũng không kém đó.
              Nói xong bụt biến mất. Cô gái đổ gánh nước đi, rồi gánh đôi vò không trở lại giếng. Y lời bụt dặn, cô nhảy xuống giếng hụp đúng ba hụp, rồi lên bờ.
              Nhìn lại tay chân mình, cô gái sửng sốt. Chân tay cô bỗng trắng ngần như trứng gà bóc. Cô soi mình xuống giếng xem thử. Cô càng sửng sốt hơn, dưới giếng là một nàng tiên đang nhìn cô. Cô gái vui mừng gánh nước về nhà.
              Trong nhà lão hào phú tiệc tùng vẫn chưa tan. Chủ khách đang nói cười huyên náo thì thấy một cô gái đẹp như tiên, gánh nước đi vào sân. Mọi người bỗng lặng đi.
              Lúc lâu trấn tĩnh lại, lão hào phú tra hỏi cô gái. Cô gái vốn thật thà, kể lại mọi chuyện. Nghe thủng câu chuyện, lão hào phú mừng rơn.
              Thế rồi vợ chồng, con cái lão hào phú cùng khách khứa kéo nhau ra giếng. Bắt chước cô gái, chúng nhảy ào xuống nước tranh nhau hụp. Chúng tưởng là càng hụp nhiều càng đẹp hơn.
              Nào ai ngờ, vừa hụp đến hụp thứ tư, thì ai nấy đều rùng mình, thấy tay chân, mình mẩy mọc đầy lông, mặt mũi co dúm lại. Sợ quá, chúng đua nhau nhảy lên bờ.
              Bọn chúng kinh ngạc hỏi nhau, thì tiếng không còn là tiếng nói của người nữa, mà khẹc khẹc như tiếng khỉ ngày nay. Chúng càng kinh hoàng, hoảng hốt kéo nhau chạy về nhà.
              Trong nhà lão hào phú giờ chỉ còn toàn là kẻ ăn, người ở. Họ thấy đàn thú lạ kéo vào sân thì lấy làm kinh ngạc, đua nhau hò hét xua đuổi.
              Cùng lúc ấy, hàng xóm nghe tiếng ồn ào kéo nhau đổ đến. Thấy đàn thú lạ, ai nấy kẻ sào, người gậy, người xua cả chó săn ra, hò hét đánh đuổi. Đàn thú lạ vừa sợ hãi, vừa xấu hổ, vội kéo nhau vào rừng.
              Biết bọn người nhà lão hào phú đã biến thành thú rừng hết. Chúng lại đã kéo nhau vào ở hẳn trong rừng. Cô gái đem hết của cải của lão chia cho dân làng.
              Từ hôm ấy thỉnh thoảng tiếc của, bọn thú kia lại kéo nhau về nhà cũ. Chúng lân la ngồi trên thềm nhà, trên bậu cửa kêu rên chán, rồi kéo ra vườn phá phách cây cối.
              Cô gái bây giờ trở thành chủ ngôi nhà của lão hào phú. Cô bối rối chưa biết làm gì với lũ khỉ, thì bụt hiện lên mách kế. Theo lời bụt, cô nhờ người nung đỏ lưỡi cày đặt khắp hiên nhà, bậu cửa. Cô lại mua mắm tôm bôi khắp hàng rào, cành cây, những nơi bọn khỉ hay lân la.
              Thế rồi, hôm ấy quen thói, lũ thú lạ lại kéo nhau về. Chúng ngồi lên những chiếc lưỡi cày nung đỏ. Bị bỏng, chúng ôm mông mà chạy. Chúng nhảy lên hàng rào, cành cây, thì bị dính mắm tôm khắp mình mẩy, hôi rình.
              Bọn thú lạ hết sức kinh hãi, kéo nhau vào ở hẳn trong rừng, không dám về làng nữa. Từ đó đít của chúng thành sẹo đỏ lòm, và mình khỉ thì hôi hám. Người ta bèn gọi chúng là khỉ đỏ đít. Cho đến nay hễ ngửi thấy mắm tôm là bọn chúng đi biệt xứ.
              Tôi nói với thằng Khôi:
              - Tưởng gì, chứ ruốc thì thiếu ma chi?
              Thằng Khôi nói:
              - Nhưng bây chừ nhà tao không có!
              Tôi bo:
              - Nhà tao còn một lọ đầy, mạ tao mới mua.
              Thằng Khôi đắn đo:
              - Nhưng mà, mi vừa làm bể một cái lọ. Chẳng lẽ bây chừ còn để mi chịu mất cả lọ ruốc hả?
              Tôi an ủi nó:
              - Thì cho cả ruộng lúa nhà tao, chứ có phải chỉ cho nhà mi mô mà lo. Nhưng mà lần trước là bể (****) hũ, còn lần ni thì khác, chỉ mất một ít ruốc thôi?
              Thằng Khôi lại nói:
              - Nhưng mà... lỡ ra bể cả lọ nữa thì răng?
              Tôi gạt đi:
              - Ai đặt lọ lên trên cây mà bể?
              ------------------------------

              (*) Nỏ: Chẳng, không;
              (**) Ruốc: Mắm tôn;
              (***) Nớ: Kia, ấy.
              (****) Bể: Vỡ.
              #7
                tieuboingoan 23.06.2005 18:55:31 (permalink)


                7

                Lọ mắm tôm của mẹ


                Thế rồi, nhân mẹ đi vắng, tôi rủ thằng Khôi, nhót lọ mắm tôm mang vào lèn đá. Tôi trút mắm tôm ra cái mo cau. Còn thằng Khôi thì cầm lọ. Hai đứa rải mắm tôm ra khắp bờ đất, mô đá.
                Tôi làm rất tự tin và mạnh bạo. Liếc nhìn thằng Khôi, trông nó có vẻ rụt rè, tôi hỏi:
                - Răng rứa?
                Thằng Khôi nói:
                - Tiếc lắm mi ạ! Thơm quá! Thứ này mà chấm thịt luộc với chuối xanh thì tuyệt cú...
                Tôi gắt:
                - Đổ ra, đổ hết ra. Chỉ tiếc cái lợi nhỏ răng (*) làm được việc lớn! Mi không nghe Tào Tháo nói về Viên Thiệu, ViênThuật à: Bọn nớ trước nghĩa lớn thì không dám xả thân, mà sẵn sàng chết vì lợi nhỏ, sao gọi là anh hùng được? Hắn nói rứa đó. Mi có phải là bọn Viên Thiệu, Viên Thuật không?
                Thằng Khôi như bị kích động. Nó lật úp lọ mắm tôm lại, xóc xóc mấy cái. Bỗng choang, tay nó ướt nước nên trơn, cái lọ rơi xuống tảng đá vỡ tan.
                Thằng Khôi xanh xám mặt mày. Còn tôi mặt cũng cắt không còn hột máu. Thằng này độc mồm độc miệng thật. Nhưng rồi trấn tĩnh, cắn chặt đôi môi đang run vì lo sợ, tôi bảo thằng Khôi:
                - Đừng sợ! Đập vụn nữa ra, rắc mảnh lên bờ ruộng. Có chiến công mô lại không có mất mát? Đằng nào lọ cũng đã vỡ rồi!
                Thằng Khôi phục tôi lắm. Nó lấy đá đập thật nhỏ các mảnh lọ vỡ ra, rắc lên bờ ruộng. Xong việc, chúng tôi yên trí ra về. Lúc ở ruộng tôi nói cứng là vậy. Bây giờ trên đường về nhà, tôi mới hồi hộp lo lắng.
                Tất nhiên tối hôm ấy tôi bị mẹ mắng cho một trận. May nhờ có bố tôi thông cảm, nếu không thì tôi no đòn.
                Bố tôi ngồi bên cái chõng tre lắng nghe tôi khai về chuyện cái lọ mắm tôm vỡ, miệng mỉm cười rất vui. Tôi nhìn bố cũng suýt bật cười. Mẹ tôi lườm bố tôi, bảo:
                - Cười, cười cười cái chi? Như rứa (*) chả trách con hư.
                Bố tôi bảo:
                - Cười là cười anh ngốc nhà mình nghe theo chuyện cổ tích ấy. Lấy ruốc mà dọa khỉ thì mấy cho vừa? Biết trông giữ lúa má như rứa là tốt. Nhưng mà muốn lấy chi trong nhà cũng phải hỏi mạ, hỏi cha nghe chưa! Thôi, mạ mày tha cho con lần ni.
                Mẹ tôi lại lườm bố tôi, trách một câu. Nhưng tôi lại thấy vui vui:
                - Rõ thật cha mô (**) con nớ (**)!
                Tối hôm ấy trời bỗng nổi cơn giông. Tôi chỉ lo trời đổ mưa, rửa sạch mắm tôm đi thì công cốc. Nhưng may thay trời chỉ ra oai ầm ỳ thế thôi chứ không mưa.
                Sáng ấy tôi và thằng Khôi hân hoan đến trường. Đi học về cơm nước xong, tin vào bùa mắm tôm đuổi quỷ khỉ, chúng tôi nấn ná mãi mới vào ruộng lúa.
                Vừa đến bờ ruộng phía ngoài, chúng tôi đã thấy Cai Khố Đỏ ngồi nghễu nghện trên cành dâu da.
                Không như mọi lần, thấy chúng tôi là kêu báo động, cùng lắm là ngồi yên, cảnh giác nhìn chúng tôi. Lần này khỉ đầu lĩnh đã không báo động thì chớ, thỉnh thoảng còn quay lưng lại, chổng mông lên gãi đít. Thật là lộn ruột.
                Tôi và thằng Khôi vừa múa may chân tay, vừa hò hét chạy ào đến. Cai Khố Đỏ chẳng những không chạy đi, mà lại nhảy xuống thấp hơn rung cành dọa dẫm.
                Chúng tôi nhìn xuống ruộng lúa. Dưới ấy bọn khỉ đàn đang con thì tuốt lúa, con thì đuổi nhau bì bõm, mặc kệ chúng tôi hò hét. Thì ra bọn khố đỏ không kỵ mắm tôm như bọn khỉ vàng. Bọn chúng chẳng mảy may sợ hãi, th sức làm mưa làm gió.
                Mãi đến lúc chúng tôi tới gần, Cai Khố Đỏ cất tiếng báo động, khỉ đàn mới kéo nhau ung dung lên bờ, coi tôi và thằng Khôi như hai con bù nhì rơm.
                Lên hết trên bờ rồi, lũ khỉ nhóc và khỉ cái vào núi đá trước. Còn bọn khỉ đực đứng quay nhìn chúng tôi như thể thách thức. Chúng nhe nanh, xù lông gáy, lông đầu lên trông đến khiếp. Quả thật nhìn lũ khố đỏ đực đông tới mười, mười lăm con, mặt nhăn nhở, nhe hết những chiếc răng vàng khè ra, chân tay nhún nhảy ra oai, chúng tôi cũng hơi gờm.
                Chúng tôi đứng sát vào nhau, thận trọng tiến về phía bọn khỉ. Cuộc đọ sức lại sắp nổ ra đây! Tôi đang thầm tính toán cách đối phó. Bỗng khỉ đầu đàn kêu khịt khịt mấy tiếng, rồi quăng mình vào một tán cây phía xa. Lũ khỉ đực bấy giờ mới thủng thẳng bước vào cây rậm dưới chân núi đá.
                Nhìn bọn ăn cướp ngang nhiên, tôi và thằng Khôi tức lắm. Thằng Khôi nói:
                - Bọn hắn khinh mi với tao là trẻ con đó! Hôm ni quên không cầm theo con rựa hay con mác vót hè! Mi nghĩ răng? Chẳng lẽ cứ để chúng nó coi khinh chúng mình mãi à?
                Tôi bảo:
                - Có rựa hay mác vót cầm tay thì bố bảo lũ hắn cũng không dám chọc tức bọn ta. Thôi được, cứ cho chúng nó coi thường cho quen. Chúng mình sẽ có cách trị bọn hắn.

                Từ hôm ấy ngoài giờ học ra, tôi và thằng Khôi không rời ruộng lúa một bước. Vậy mà hễ hở ra là bọn khố đỏ lại ào xuống ruộng phá lúa. Tôi vắt óc nghĩ cách trừ khử bọn phá hoại. Và tôi đã nghĩ ra một kế.
                Tôi bàn với thằng Khôi. Thằng Khôi vỗ đùi đen dét, nói:
                - Hay lắm, hay lắm!
                Vào một sáng chủ nhật. Tôi cởi trần, chỉ mặc độc một chiếc quần đùi, mình mẩy trét kín bùn, quấn đầy lá bìm bìm. Mặt trời chưa lên, tôi đã dắt theo con chó săn cũng phủ lá bìm bìm kín lưng, ra khỏi nhà.
                Thằng Khôi đã chờ tôi ở cổng. Hai đứa tôi đến ngay ruộng lúa. Chúng tôi đi sớm là thế, mà đã thấy Cai Khố Đỏ ngồi canh chừng trên cành dâu da. Hắn chưa để ý đến chúng tôi.
                Ôi, giá như các anh du kích mang súng đến đây hay cho chúng tôi mượn một khẩu thì hay biết mấy. Tiếc thay, mỗi lần tôi lân la rủ rê hay tỷ tê mượn súng, thì các anh lại nghêu ngao hát: Giặc đến đây chúng ta cùng nhau bắn, một viên là mấy quân thù (***).
                Đạn quý thế thì ai dám dùng mà bắn khỉ.
                Tôi vội nằm phục xuống, đè đầu con Vàng, ra hiệu bảo nó cũng nằm xuống. Còn thằng Khôi thì lên tiếng để Cai Khố Đỏ chú ý tới mình. Quả nhiên khỉ đầu đàn quay lại phía thằng Khôi.
                Cai Khố Đỏ chăm chăm nhìn thằng Khôi đang làm hề. Khôi ta múa may tay chân, miệng nghêu ngao hát, và đi chầm chậm về phía khỉ đầu đàn.
                Khỉ đầu đàn xem chừng vừa coi thường thằng Khôi vừa thích thú nhìn nó. Thế là Cai Khố Đỏ mắc mưu, trúng kế tôi rồi.
                Không để lỡ dịp, tôi và con Vàng, người thì bò bằng cùi tay kiểu du kích đánh đồn, còn chó thì bò bằng đầu gối, bất chấp gai góc, cứ thế hăng hái tiến lên. Càng tới gần cây dâu da có Cai Khố Đỏ ngồi trên cành, tôi càng hồi hộp.
                Chúng tôi tiến đến chỗ lũ khỉ đàn đang phá phách, mà Cai Khố Đổ cùng lũ đàn em không hề hay biết. Khỉ đầu đàn không báo động. Nên lũ đàn em cứ tự nhiên phá phách.
                Tôi thả con Vàng ra, mang nguyên cả vòng ngụy trang lao vào một con khỉ gần bờ và cất tiếng:
                - Huầy, quầy, huầy!
                Nhưng tôi vồ hụt, lăn tõm xuống ruộng. Còn tên khố đỏ thì nhảy né sang bên. Rồi quăng mình vào bụi, cùng với những tiếng sịt sịt kéo dài. Cứ thế hắn nhảy phắt lên cây dâu da thủ lĩnh của hắn đang ngồi.
                Không thấy Cai Khố Đỏ báo động, bọn khố đỏ đàn em vẫn khinh thường như mọi lần, bình thản ngửng lên nhìn. Nhưng con Vàng đã cất lên ba tiếng vang cả núi đá, làm khỉ đàn rụng rời hồn vía. Rồi con Vàng lao vào đàn khỉ đang bối rối nhảy lên bờ.
                Cai Khố Đỏ bây giờ mới sực tỉnh. Hắn cất tiếng khịt khịt liên tục như thể cấp báo. Nhưng đã muộn! Con Vàng đã đè nghiến được một con khỉ đàn ngay trên bờ ruộng.
                Tôi đã lên được bờ ruộng, vứt vội những dây bìm bìm ngụy trang. Thằng Khôi cũng vừa kịp chạy đến. Chúng tôi lao vào tiếp ứng cho con Vàng. Con Vàng đã ngoạm được vào cánh tay của con khỉ, đang ra sức vừa day day vừa kéo rì hắn xuống.
                Đấy là một con khỉ đực dễ chừng to hn con Vàng. Nó đã đứng lên được, đang cố sức chống trả con Vàng. Còn con Vàng thì đang tìm cách xô ngã đối phưng.
                Hai chúng tôi đè nghiến con khỉ xuống. Tôi vỗ vỗ vào trán con Vàng, bảo:
                - Đừng cắn nữa! Buông hắn ra!
                Con Vàng ngoan ngoãn nhả tay con khỉ ra. Chúng tôi loay hoay tìm cách trói tên tù binh. Con khỉ mới cả sức làm sao! Hắn cào cắn, quẫy đạp lung tung. Có lúc hắn vùng mạnh suýt làm tôi ngã xuống ruộng nước.
                Chúng tôi mải đối phó với tên tù binh đang cố chống trả. Mặc kệ lũ khỉ đàn nhảy nhót trên cây.
                Mặc con Vàng đang sục sạo vừa sủa trong ruộng lúa, chúng tôi cố bắt bằng được tên giặc phá hoại.
                Bỗng, phịch một tiếng. Tôi bị đau nhói trên đầu và trên lưng. Thằng Khôi thì ôi lên một tiếng.
                Cả hai chúng tôi ngã ngửa ra hai bên. Còn con khỉ tù binh thì quăng mình vào bụi biến mất. Hai đứa tôi nhanh chóng ngồi bật dậy, nhìn lên.
                Trên cành dâu da, con khỉ đầu đàn đang ngồi nhìn xuống, có vẻ vừa coi khinh chúng tôi vừa đắc chí.
                Thì ra hắn vừa nhy bổ vào đầu chúng tôi. Cũng may hắn chỉ cốt cứu đồng bọn, chứ không có ý đánh trả chúng tôi.
                Cũng có thể hắn sợ chó, không kịp cắn. Giá mà hắn táp cặp hàm đầy răng nhọn vào đầu tôi, hay đầu thằng Khôi thì lôi thôi to rồi.
                Bọn khố đỏ đã rút hết vào chân núi đá. Nhưng chúng chưa chịu bỏ đi, mà vẫn còn nhảy nhót xốn xang trên các cành cây. Còn Cai Khố Đỏ thì nhìn chúng tôi, rồi như sực tỉnh, quay về phía con Vàng đang chõ mõm xuống đìa nước sủa gay gắt.
                Con Vàng sủa gì thế nhỉ? Hai chúng tôi đi về phía con Vàng. Cùng lúc Cai Khố Đỏ nhảy bổ xuống bờ ruộng, xông vào con chó săn. Con Vàng và Cai Khố Đỏ cứ thế nhìn găm nhau. Chúng tôi chạy đến gần, khỉ đầu đàn mới chịu nhảy lên cây.
                Hai đứa tôi đưa mắt nhìn xuống đìa. Bờ đìa đầy cỏ nước nên thoạt đầu chúng tôi chẳng thấy gì cả.
                Con Vàng thôi sủa khỉ đầu đàn, quay mặt xuống đìa. Rồi nó lại chõ mõm xuống nước mà sủa, ngay chỗ bụi cỏ nước tốt nhất, trên mặt nước lơ thơ vài cọng bèo tây.
                Tôi vội đến xem thử. Cái gì thế này? Trên mặt nước, hơi bị khuất sau mấy cọng bèo tây, bập bềnh một vật gì màu đỏ sẫm, ung ủng như một quả bưởi chín nục ngâm nước. Thì ra là đít của một tên khỉ khố đỏ.
                Tên khỉ khố đỏ này ranh ma thật. Hắn lặn xuống đáy đìa, nắm lấy gốc bụi cỏ nước để trốn. Tôi biết khỉ lặn rất dài hơi, có khi tới hàng giờ.
                Giá như nước sâu, chắc là hắn đã che mắt được chúng tôi. Nhưng cái đìa này nông nên hắn đã giấu đầu, hở đuôi.
                Tôi vẫy gọi thằng Khôi, rồi rón rén thò tay xuống nước. Tôi sờ đúng gáy tên khố đỏ, tóm chặt lấy, xách ngược lên.
                Thằng Khôi đã đến kịp, giữ chặt lấy hai tay và hai chân tên tù binh, kéo giật ra sau lưng.
                Tên tù binh bị chúng tôi tóm gọn. Trói gô hắn lại không khó khăn lắm, nhưng chúng tôi lại sợ Cai Khố Đỏ và đàn của hắn hơn lúc nãy.
                Bởi vì trong lúc chúng tôi trói tên tù binh, thì Cai Khố Đỏ và cả đàn của hắn dồn lại một chỗ, ngay trên đầu chúng tôi, kêu gào, nhảy nhót, rung cây, bẻ cành ra oai tưởng đâu sẽ ăn sống nuốt tươi đối phưng.
                May sao con Vàng của tôi rất khôn. Con chó đứng sát vào chúng tôi, mặt hướng lên đàn khỉ, chun mõm lại, nhe hết răng nanh ra mà sủa. Hễ thấy con khỉ nào nhấp nhổm định nhảy xuống là nó dựng đứng lên vừa sủa gay gắt vừa táp gió.
                Thì ra khỉ khố đỏ rất sợ chó. Chúng chỉ làm bộ làm phách dọa chúng tôi, chứ không có con nào dám nhảy xuống đất. Vậy mà lâu nay đi canh lúa, tôi không cho con Vàng theo, vị bọn khỉ to con này giết chết nó hoặc gây thương tích cho nó.
                Chúng tôi vui mừng với thắng lợi, cùng nhau khiêng chiến lợi phẩm về nhà, tin rằng lúc này bọn khỉ không còn hồn vía để phá lúa nữa. Chắc chúng đã ba chân bốn cẳng chạy vào núi đá.
                Đi hết thửa ruộng, chúng tôi quay lại nhìn. Bỗng một xúc cảm đột ngột bùng lên trong tôi. Tôi cảm thấy vừa thương vừa phục bọn khố đỏ vừa áy náy cho hành động của mình. Thì ra tôi đã nhầm.
                Bọn khố đỏ không nhát gan và bất nghĩa như tôi tưởng. Sau chúng tôi không xa, không thiết ăn uống, đàn khỉ do Cai Khố Đỏ dẫn đầu đang lặng lẽ, buồn rầu nối đuôi nhau bám theo.
                Tôi bảo thằng Khôi giữ con Vàng ở lại để canh ruộng lúa, phòng ngừa bọn khố đỏ trả thù. Còn tôi thì xách khỉ tù binh về trước.
                Nhưng khi về đến cổng vườn nhà, quay nhìn lại tôi vẫn thấy lũ khí đứng đầu bờ ruộng nhìn theo tôi.
                Lát sau thì thằng Khôi cũng về nốt. Nó xúc động nói với tôi:
                - Thương chúng nó lắm mi ạ! Chúng nó có tình như người ấy. Chúng nhìn theo mi mãi cho đến khi mi đi khuất mới buồn rầu kéo nhau lên lèn.
                Lời thằng Khôi, thằng bạn vốn rất vô tư, càng làm tôi xúc động.

                =========================
                (*) Rứa: Thế.
                (**) Mô: Đâu, nào; Nớ: Nấy, kia, ấy...
                (***) Lời một bài hát hồi đầu kháng chiến chống Pháp.
                #8
                  tieuboingoan 24.06.2005 20:54:43 (permalink)

                  8

                  Đụng đầu với Cai Khố Đỏ

                  Tôi nói:
                  - Hay là đưa thả hắn về đàn.
                  Thằng Khôi chần chừ, bảo:
                  - Để coi bọn hắn có còn phá ruộng lúa nữa không đã. Bọn mình chỉ dọa thôi, chứ không giết. Trước sau chi rồi cũng thả hắn ra, đúng không?
                  Thằng Khôi nói nghe cũng phải. Hắn còn cặn kẽ bảo tôi đừng làm thịt, cũng đừng bán con khỉ tù binh này cho ai. Hắn giao cho tôi nuôi tên khố đỏ bất hạnh này.
                  Suốt cả ngày hôm ấy bọn khố đỏ không ra phá lúa. Nhưng hôm sau liên tiếp hai ba ngày liền bọn chúng lại rình mò phá ruộng lúa. Tôi phân vân không biết nên giải quyết tên khố đỏ tù binh này như thế nào. Một hôm nhìn tôi cho khỉ ăn, bố tôi nói:
                  - Suy cho cùng thì hắn cũng nỏ thù oán chi ta. Hắn biết mô ruộng lúa nớ là của ta, nên chỉ đến kiếm ăn mà thôi. Còn ta có của thì phải canh giữ. Thôi, các con cho hắn mấy roi cảnh cáo, rồi thả về với đàn. Biết mô chúng nó sẽ kéo nhau đi...
                  Tôi hỏi ý kiến thằng Khôi. Nó cũng đồng ý như lời khuyên của bố tôi. Chúng tôi đưa con khỉ tù binh vào ruộng lúa đúng lúc đàn khố đỏ đang thập thò trên các cành cây.
                  Tôi lôi tên khỉ tù binh ra trước mặt Cai Khố Đỏ và đồng bọn của hắn. Thằng Khôi thì giữ chặt, còn tôi thì quật cho hắn mấy roi và bảo:
                  - Đây là ruộng lúa của chúng tao! Nhớ lấy, đừng bén mảng đến mà chết cả lũ.
                  Chúng tôi thả khỉ tù binh về đàn. Từ hôm ấy đàn khỉ không vãng lai ruộng lúa của chúng tôi nữa. Chúng nó chuyển cả về vùng Dốc Cây Sung. Nhưng tôi lại bị con khỉ đầu đàn trả ơn một mẻ hú vía...
                  * * *
                  Bấy giờ vào khoảng năm một ngàn chín trăm năm mưi, thời kỳ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân ta bắt đầu bước vào giai đoạn quyết liệt. Hàng ngày máy bay giặc thay nhau bắn phá không từ cả bệnh viện, chợ búa và trường học.
                  Trường Trung học của chúng tôi dựng sát chân một dãy núi đá có nhiều hang động để tránh máy bay oanh tạc. Trường còn thành lập một đn vị tự vệ gồm những học sinh lớp trên để vừa luyện tập quân sự, vừa thay phiên nhau gác máy bay vào giờ học.
                  Hôm ấy trường cho học sinh tập quân sự, nên chuyển sang học buổi chiều và đến phiên tôi gác máy bay. Tập quân sự xong, thằng Khôi có việc gì đó không rõ nên về sớm.
                  Tan học thì mặt trời đã lặn. Bọn cái Hương, cái Thu và cái Cúc bạn cùng lớp, cùng làng với tôi, sợ Cai Khố Đỏ, nên chúng ở lại, chờ tôi.
                  Từ vọng gác trên chóp núi đá, tôi cầm chiếc dùi trống chuốt bằng gỗ táu xuống núi. Thấy tôi cầm theo cả dùi trống, cái Hưng hỏi:
                  - Răng anh Sơn không để dùi trống lại? Mang về làm chi cho vướng? Nào, đưa Hương cầm hộ.
                  Tôi nói:
                  - Các trò không sợ Cai Khố Đỏ, đầu lĩnh của Dốc Cây Sung à? Giờ ni hắn hay ra đón đường ở Dốc Cây Sung lắm đấy. Cầm dùi trống theo, có chi còn chống trả hắn chứ! Đễ Scn cầm...
                  Cúc nói:
                  - Bọn ni cũng sợ, nên chờ trò về cùng.
                  Thu nói cứng:
                  - Sợ chi con khỉ nớ. Cứ rút dép ra mà đập vào trán hắn, là hắn sợ ngay. Nếu không thì nhặt đá lèn mà đập.
                  Hương cười bảo:
                  - Nói phách! Hay là, chốc nữa có gặp chàng, thì để Thu ở lại làm con tin nghe!
                  Cả bọn vừa đi vừa trò chuyện. Chỉ chốc lát chúng tôi đã đặt chân lên Dốc Cây Sung. Về chiều, đường Dốc Cây Sung vắng vẻ đến ghê người. Nhìn đâu cũng tưởng bọn khố đỏ đang thập thò rình rập.
                  Con sông uốn mình dưới chân núi đá. Trên vực Cây Sung hai, ba con thuyền, chèo gác mái, đang thong thả trôi xuôi. Trên ngọn cây sung đã ríu rít tiếng chim giém chỗ ngủ đêm.
                  Ở lưng chừng núi, trên những vách đá bạc phau, lũ khỉ khố đỏ đang họp đàn. Bọn chúng con thì ngồi vắt vẻo trên cành cây trụi lá, con thì đánh đu trên những sợi dây lưu niên...
                  Một tốp khách bộ hành ba, bốn người từ phía trước đi ngược lại. Đó là tốp cán bộ đi công tác. Chắc họ là cán bộ cao cấp. Bởi có một chiến sỹ Vệ quốc đoàn mang súng đi theo bảo vệ.
                  Thấy bọn chúng tôi đang leo ngược Dốc Cây Sung, người đứng tuổi trong tốp bảo:
                  - Các cháu đi nhanh chân lên kẻo lại tối.
                  Chúng tôi né sang bên đường, chào họ và cám ơn. Chờ tốp cán bộ đi qua, Thu quay lại bảo Hưng:
                  - Kìa, bọn khố đỏ đang nô đùa trên lưng chừng lèn kìa. Chắc là thấy có người mang súng nên chàng ra lệnh cho bọn đàn em rút lui. Bây chừ thì nỏ sợ chi nữa.
                  Sắp bước vào đoạn đường gập ghềnh. Tôi dừng lại, né sang một bên, nhường cho ba nàng đi lên trước. Bây giờ Thu vẫn đi đầu. Sau Thu là Hương rồi đến Cúc.
                  Vừa đi vừa trông chừng xung quanh, tôi giẫm lên một hòn đá gập ghềnh nên trượt chân, quai dép cao su bị tuột. Tôi dừng lại sửa quai dép. Ba nàng vẫn rảo bước, vừa đi vừa trò chuyện.
                  Thu vừa lên đến chỗ cao của Dốc Cây Sung. Nàng chợt thấy cành cây bên đường không gió mà lay động. Giật mình, nàng dừng lại. Một tiếng hộc khan, như thể một ông già hắng giọng, cất lên.
                  Thu, cô bạn võ mồm lúc nãy bay hết hồn vía, không kịp định thần, chạy lùi trở lại. Một con vật lông nâu sẫm, từ eo lưng trở xuống đến bắp đùi màu nâu đỏ, to như một người lùn. Hắn nghênh bộ mặt nhăn nhúm, dễ sợ lên, nhảy ra chặn ngang trước mặt Thu.
                  Hương và Cúc cũng hồn vía lên mây. Hai nàng lùi lại mấy bước, kêu rú lên không thành tiếng. Được dịp, con khỉ đầu đàn lao tới, chạy vòng ra sau lưng Thu. Cô nàng đứng đờ ra như người mất hồn, không còn nhớ tới rút dép, cũng không nhớ tới nhặt đá để đập vào đầu con khỉ đầu đàn bắng nhắng nữa.
                  Cai Khố Đỏ được thể dang hai tay đầy lông lá ra, ôm choàng lấy ngang lưng Thu. Hắn rú lên như thể reo vui, cùng lúc với tiếng hét hãi hùng của nàng và của hai cô bạn.
                  Nhận ra hiểm họa khi nghe tiếng các nàng kêu thét, tôi vứt dép, chân đất chạy tới. Vừa chạy tôi vừa hò hét vừa động viên ba bạn:
                  - Huầy, huầy, huầy! Đừng sợ, có Sơn đây!
                  Con khỉ đầu đàn đang ôm chặt lấy eo lưng Thu mà vật lộn. Còn Thu thì như bị thôi miên, hồn xiêu phách lạc, nửa mê, nửa tỉnh, không còn kêu cứu được nữa.
                  Cai Khố Đỏ như tuồng đang say máu, bất chấp Hương và Cúc đã kịp trấn tĩnh, đang hò hét. Hắn cứ ôm riết lấy Thu. Sau những phút giây nửa tỉnh nửa mê, bây giờ Thu đã có phản ứng, nhưng cũng chỉ chống đỡ một cách yếu ớt theo bản năng.
                  Con khỉ đầu đàn cũng không thèm để ý đến tôi đang hò hét chạy tới. Hắn vẫn ôm chặt lấy Thu mà xoay, mà vật. Còn tôi, cơn tức giận như dồn cả vào cánh tay đang cầm dùi trống.
                  Tôi giang thẳng cánh, nện một dùi trống như trời giáng xuống đầu con khỉ đầu đàn. Cai Khố Đỏ vừa giật mình vừa bị choáng, buông Thu ra. Thu vẫn thần hồn nhát thần tính, quay lại ôm chặt lấy tôi.
                  Cú đánh của tôi không làm cho Cai Khố Đỏ sợ hãi. Bị đòn đau, lại thấy Thu đang ôm chặt lấy tôi, vừa giận dữ và hình như vừa ghen tức, con khỉ đầu đàn hộc lên, lăn xả vào tôi.
                  Tôi cố gỡ tay Thu để dễ bề xoay xở với Cai Khố Đỏ. Nhưng cô nàng ôm quá chặt, mà tôi lại chỉ gỡ bằng tay trái, vì tay phải đang cầm dùi trống đánh trả kẻ thù, nên gỡ mãi vẫn chưa ra.
                  Cũng may Cai Khố Đỏ lúc này không cắn trả tôi, cũng không giật dùi trống. Hắn chỉ lao vào tìm cách cướp lại Thu. Và hắn lại ôm được ngang lưng nàng.
                  Hương và Cúc đã bình tĩnh và can đảm trở lại. May sao lại có những đoạn gậy chống trơn khi trời mưa, ai đó đã vứt lại cạnh đấy. Hai nàng nhặt lấy, xông vào hỗ trợ cho tôi.
                  Khỉ đầu đàn bị nện túi bụi vào đầu, vào lưng. Nhưng hắn vẫn cố đấm ăn xôi, cứ xoay vòng quanh tôi và Thu. Cuối cùng hắn bị Hương nện cho một gậy vào mông, kêu rú lên.
                  Cai Khố Đỏ bị ăn một đòn đau. Hắn buông Thu ra, lao vào Hương. Còn Cúc thì nện hụt Cai Khố Đỏ, trúng phải Thu. Bị nện đau, Thu kêu ối lên và buông tôi ra.
                  Anh chàng Cai Khố Đỏ đang nhảy trái, nhảy phải thoăn thoắt để tránh đòn của Hưng. Nhưng rồi hắn cướp được gậy của nàng, đang cố kéo nàng lại gần. Còn nàng thì vừa kêu tôi vừa cố đẩy Cai Khố Đỏ ra.
                  Khỉ đầu đàn thế mà khỏe. Hắn không giật được gậy, nhưng đã kéo được Hương vào gần. Hắn sắp sửa buông gậy ra, ôm lấy nàng tiên. Hắn đang say máu, không để ý đến tôi.
                  Tôi đã giang thẳng cánh tay cầm dùi trống. Cai Khố Đỏ vẫn không thèm để ý, bị tôi nện một đòn vào tấm lưng đang gồng lên. Hắn ngửng phắt mặt, và bắt gặp cánh tay tôi đang giơ cao dùi trống định bồi tiếp.
                  Khỉ đầu đàn đành buông gậy của Hương ra, xông vào tôi. Vừa xông xáo hắn vừa khịt khịt từng tiếng gọi đàn. Bọn khỉ đàn từ trên lưng chừng núi đá, ào ào quăng mình nhảy xuống thấp.
                  Bọn khố đỏ thi nhau lao đến chỗ đang xảy ra cuộc đấu. Nhưng chúng không dám xông vào giúp sức cho đầu lĩnh. Chúng chỉ nhảy qua nhảy lại trên những mỏm đá, trên những cành cây, kêu huyên náo.
                  Như được lũ đàn em cổ vũ, khỉ đầu đàn càng hung hãn, càng linh hoạt hơn. Hắn lao vào vừa hộc hộc vừa lúc bên trái, lúc bên phải tìm cách lao vào tôi. Mặc dù bị Hương và Cúc nện vào lưng, nhưng hắn vẫn coi khinh.
                  Đôi lúc bực mình, hắn cũng quay ngoắt cướp lấy gậy của Hương hay của Cúc. Nhưng rồi hắn vội buông ra, chứ không cố giật. Rồi hắn lại giận dữ quay vào tôi.
                  Càng gần tối thì Cai Khố Đỏ càng tấn công hung hãn. Một đôi lần suýt nữa hắn giật được dùi trống từ tay tôi. Nhưng những lần ấy hắn bị ăn đòn dùi trống của tôi tưởng gãy xương ống tay.
                  Cuối cùng, quá say máu, khỉ đầu đàn lăn xả vào tôi, không cần giữ miếng nữa. Không để lỡ dịp, tôi cho hắn một đòn trí mạng vào mang tai. Hắn ôm lấy đầu, bỏ chạy...

                  ====================


                  #9
                    tieuboingoan 24.06.2005 20:57:15 (permalink)

                    9

                    Mũi tên độc và tiếng nấc nghẹn


                    Bốn chúng tôi thở phào, ngồi xuống tảng đá bên đường nghỉ lấy hơi. Thu võ mồm, hai tay len lén giữ lấy mép quần bị khỉ đầu đàn xé rách, ngồi nép ra phía sau Hương.
                    Bỗng Cúc cười ré lên. Nàng nói:
                    - Buồn cười! Hai chàng giành nhau một nàng. Thu thế mà có duyên, đến độ khỉ cũng phải mê.
                    Tôi vờ nghiêm giọng:
                    - Còn nói chọc à? Biết vậy, xô Cúc vô cho hắn!
                    Thu nhăn mũi, bảo:
                    - Kinh tởm, hắn hôi ơi là hôi. Mà chàng định bắt Hương, nhưng bắt nhầm phải Thu đó chớ.
                    Cả bọn cười vang. Hương hỏi:
                    - Giả thử hắn thơm tho thì răng? Thu chịu ở lại làm con tin không?
                    Nhưng tôi đã đứng lên, cắt ngang câu chuyện:
                    - Về thôi, kẻo hắn trở lại thì lôi thôi lắm... A, mà đợi Sơn tìm dép nghe!
                    * * *
                    Cây sung cổ thụ sát bờ vực quả đơm chi chít từ thân cành cho ra tới ngọn. Mùa sung chín đã đến. Quả xanh chen quả chín trĩu cành. Đàn khỉ khố đỏ đã có thêm những khỉ choai và khỉ con.
                    Cai Khố Đỏ cũng đã có đôi và có một con chừng ba tháng tuổi, đang theo mẹ.
                    Cũng như những cặp vợ chồng khỉ khố đỏ khác, vợ chồng khỉ đầu đàn cũng bận bịu, quấn quýt với khỉ con.
                    Ngày ngày Cai Khố Đỏ dẫn đàn ra ngọn cây sung tìm ăn những quả chín. Bây giờ thì Cai Khố Đỏ coi bộ chững chạc hơn và cũng bận rộn hơn trước.
                    Có lẽ vì đầu lĩnh đã có vợ con. Như những khỉ đực khác, khỉ đầu đàn cũng cùng nuôi và chăm sóc con với khỉ cái.
                    Cai Khố Đỏ lại không thể bỏ quên nhiệm vụ khỉ đầu đàn: trông nom cả đàn, nhất là những cô chú khỉ nhóc trong đàn.
                    Hằng ngày tôi nhận thấy đàn khỉ cha quăng này có đôi chút thay đổi thói quen thông thường. Bây giờ mỗi lần di chuyển từ vách đá trên núi xuống cây sung, hay ngược lại, trong đàn khỉ cha quăng chia ra hai nhóm khác nhau.
                    Trước đây từ vách đá muốn xuống cây sung, cả đàn chỉ việc lần lượt quăng mình một cái là xong. Và khi muốn trở về lèn, chúng leo tít lên ngọn chót vót của cây sung, rồi từng con một, nhẹ nhàng quăng mình xuống những tán cây trên chân núi đá.
                    Nhưng bây giờ thì khác. Chỉ nhóm khỉ đàn không có con mọn mới quăng mình khi di chuyển. Còn nhóm những gia đình có con mọn thì chuyền từ quãng ngắn. Rồi xuống đất chạy bộ ra cây sung. Đến ni chúng mới hối hả leo lên ngọn cây.
                    Khi từ cây sung trở về, khỉ đầu đàn ngồi trông chừng, rồi từng gia đình có con mọn tụt xuống đất, cõng con chạy bộ vào núi đá. Khỉ đầu đàn cùng vợ con rời cây sung sau cùng.
                    Bọn khỉ khố đỏ thường rời cây sung vào buổi chiều, khi mặt trời gác núi. Tôi bàn với thằng Khôi và mấy đứa vừa là bạn học vừa là bạn chăn trâu bò. Bọn chúng rất tán thành mưu kế của tôi.
                    Chiều hôm ấy chúng tôi cho trâu bò ra bãi cỏ chạy dọc theo bờ sông và lèn đá. Doi bãi cỏ này rộng chỉ hn ngọn sào, nhưng lại kéo dài theo bờ sông. Một bề thì lèn đá, bề kia là vực sông, hai đầu là xóm nhà với lũy tre bao bọc nên trâu bò không thoát đi đâu được.
                    Chúng tôi cử một đứa trông coi trâu bò, còn lại nấp vào chân lèn đá, chờ bọn khố đỏ ra cây sung kiếm ăn như mọi ngày. Tất nhiên nhóm khỉ độc thân thì chúng tôi chẳng làm gì được.
                    Chúng tôi chờ là chờ bọn khỉ có con mọn bồng bế con, chạy bộ qua bãi hoang. Bây giờ chúng tôi sẽ tỏa ra, ép chúng xuống nước, thế nào cũng bắt sống được một, hai con không phải là khỉ lớn thì cũng là khỉ con.
                    Nhưng bọn khố đỏ hôm nay làm sao ấy. Chúng chỉ kiếm ăn trên lèn, chứ không quăng mình xuống cây sung như mọi bữa. Tôi đang mải nhìn Cai Khố Đỏ âu yếm khỉ cái và khỉ con. Còn khỉ cái thì đang vừa cho con bú vừa bắt chấy rận cho con.
                    Bỗng phựt một tiếng. Tôi nhận ra ngay là tiếng bật dây nỏ ngay bên cạnh. Tôi liếc ngang sang thì thấy anh Sâm người miền thượng, cán bộ bình dân học vụ của Ty giáo dục đóng ngay trong xóm tôi, tay đang cầm nỏ.




                    #10
                      tieuboingoan 24.06.2005 20:58:17 (permalink)


                      10

                      Trở về rừng cũ


                      Anh Sâm vốn tài bắn nỏ có tiếng. Thấy tôi, anh xua tay ra hiệu im lặng. Anh đã lên dây nỏ sửa soạn bắn tiếp Cai Khố Đỏ. Nhưng anh dừng lại, nhìn lên tảng đá, chỗ vợ chồng Cai Khố Đỏ đang nhốn nháo.
                      Tôi cũng nhìn lên. Thì ra khỉ cái trúng tên. Nó rút mũi tên ra đưa lên ngửi. Còn Cai Khố Đỏ thì nhổm dậy, toan nhảy đi. Tôi đoán, Cai Khố Đỏ biết một vài loại lá thuốc. Chắc khỉ đầu đàn định đi kiếm lá thuốc cho vợ đắp vào vết thương đây.
                      Nhưng khỉ cái ngửi mũi tên rồi vứt đi. Nó kéo Cai Khố Đỏ lại, như thể bảo: Đừng kiếm lá thuốc nữa. Em trúng tên độc, không chữa được nữa đâu.
                      Rồi khỉ cái trao con cho Cai Khố Đỏ. Khỉ đầu đàn nhận con vẻ xốn xang, lo lắng. Còn khỉ cái thì bình thản nhìn quanh. Nó ngắt một ngọn lá thục bục to bản bên cạnh, vắt sữa vào đấy.
                      Đặt ngọn lá có sữa xuống tảng đá, khỉ cái vuốt ve, âu yếm khỉ con. Rồi nó mệt mỏi nhìn khỉ chồng, như tuồng căn dặn: Sữa đây, khi nào con đói thì anh cho con ăn. Khỉ cái ríu ríu lả đi, ngả xuống tảng đá.
                      Tôi nghe bên cạnh một tiếng nấc nghẹn, cùng một tiếng rắc. Tôi quay nhìn. Anh Sâm khóc và bẻ gãy cái nỏ vứt đi cùng ống tên. Tôi cũng không kìm được xúc động.
                      Trên kia, trên núi đá, Cai Khố Đỏ ôm con, nhảy lồng lộn quanh xác khỉ cái. Rồi cả đàn khố đỏ kêu khẹc khẹc, sịt sịt vây quây lấy vợ chồng, cha con khỉ đầu đàn.
                      Anh Sâm rút khăn lau mặt, rồi lặng lẽ bỏ về. Chúng tôi rút cả ra cây sung. Ngồi dưới gốc sung, tôi kể lại câu chuyện mắt thấy tai nghe cho bọn bạn. Nghe chuyện, bọn chúng mắt đứa nào cũng hoe hoe đỏ.
                      Chân Lèn Một đã yên ắng trở lại. Bọn khố đỏ đã rút lên cao, trên các vách đá. Chúng tôi rủ nhau lên tảng đá lúc nãy khỉ cái bị nạn, định đưa xác nó xuống chôn cất để tỏ lòng cảm mến.
                      Nhưng chúng tôi tìm kiếm xung quanh hết các gốc cây, mô đá mà chẳng thấy xác khỉ cái.
                      Thì ra xác nó đã được khỉ đàn đưa đi giấu đúng như tập tục của loài khỉ.
                      Chuyện khỉ cái lâm nạn làm tôi trằn trọc gần như suốt cả buổi tối hôm ấy, mãi mới ngủ được. Hôm sau tối với thằng Khôi đi học rất sớm, cốt để xem bọn khố đỏ còn lảng vảng quanh tảng đá trên Dốc Cây Sung không.
                      Hai đứa tôi đến Dốc Cây Sung mà trời vẫn còn mờ sương. Chúng tôi bồi hồi nhìn quanh quẩn, nhìn vách đá, nhìn ngọn cây sung, những nơi mà mọi ngày vào giờ này đã xôn xao tiếng khỉ đàn.
                      Nhưng hôm nay thì yên ắng, hết sức yên ắng. Chỉ có phía bãi trống nơi vực sông vọng tới tiếng khẹc khẹc xôn xao khi to khi nhỏ. Chúng tôi nhìn xuống bãi trống. Trời ơi, gì thế kia?...
                      Trên bãi đất, khỉ đầu đàn cõng con nhỏ trên lưng, len lỏi trong những bụi cây, đi về phía vực sông. Phía sau đầu lĩnh là khỉ đàn nối đuôi nhau đi theo. Chắc chúng tìm về quê cũ trong rừng sâu, nơi từng cho chúng một cuộc sống yên ổn.
                      Chúng tôi bùi ngùi nhìn theo, trong lòng ngổn ngang những tình cảm không sao diễn tả thành lời được. Bất giác, không ai bảo ai, tôi và thằng Khôi cùng một lúc đưa tay lên vẫy vẫy, chào từ biệt những người bạn rừng từng làm chúng tôi có lúc khốn khổ, có lúc cảm phục và mến thương...


                      #11
                        tieuboingoan 13.07.2005 19:08:00 (permalink)

                        11

                        Mười chọi một

                        Như phần đầu câu chuyện đã nói qua. Đàn vượn đen đuôi dài tuy phải lánh đi nơi khác, nhưng thỉnh thoảng năm, bảy con vượn đực lại đột ngột trở về đánh nhau với khỉ khố đỏ.
                        Có lẽ linh tính báo cho lũ vượn đuôi dài rằng: Vũng Dốc Cây Sung, nơi gần với các xóm nhà này không phải là chỗ thích hợp cho đàn khỉ cha quăng sinh sống. Vì thế thỉnh thoảng chúng mới đảo về dò la.
                        Không rõ bọn vượn đuôi dài đi do thám từ lúc nào, mà bọn khỉ khố đỏ vừa bỏ đi buổi sáng thì ngay chiều hôm ấy chúng đã có mặt. Vẫn như trước đây, chiều ấy bọn vượn mình đen đuôi dài đã nhảy nhót trên các tán cây, ngồi vắt vẻo trên các khém đá bình thản như chưa hề có chuyện đánh nhau giành giật, bảo vệ lãnh địa xảy ra.
                        Bọn vượn mình đen đuôi dài mới trở về, mà cây sung cổ thụ quả sai trĩu cành đang mùa chín đã thu hút chúng. Ngay cuối chiều hôm ấy chúng đã kéo cả đàn ra ngọn cây sung.
                        Khác với bọn khỉ cha quăng, bọn vượn đuôi dài không nhảy từ vách núi đá ra tới ngọn sung được. Chúng chuyền cành tới bờ trong của bãi đất, ngồi trên các cành cây rậm lá chờ dịp.
                        Vượn đầu đàn ngồi trên cành cây gạo bên vách đá, đảo mắt quan sát xuôi ngược. Không có gì nguy hiểm hay khả nghi, vượn đầu đàn cất tiếng hú hụ báo cho đàn. Bấy giờ vượn đàn mới cong ngược đuôi lên như những chiếc cán cờ, nhảy những bước dài hết bãi quang, rồi leo lên ngọn sung.
                        Bọn vượn mình đen đuôi dài đã quen phong thổ. Kiếm ăn trên cây sung cổ thụ ngọn cao và tán rộng, tên nỏ bắn không tới, săn đuổi không được, chúng rất yên chí.
                        Ăn no nê, chi thỏa thích, chiều tà chúng lại được vượn đầu đàn canh chừng, từng con một tụt xuống đất, cong đuôi, lại nhảy phong phóc vào núi đá bình yên vô sự.
                        Thấy đàn vượn lặp lại cách di chuyển của bọn khỉ cha quăng có con mọn, máu săn bắn trong chúng tôi lại trỗi dậy.
                        Bọn vượn mình đen đuôi dài này nhiều gia đình nhỏ lại đã nhếch nhác bởi những cô cậu vượn con. Mỗi lần những vượn mẹ hay vượn bố cõng con đi về qua bãi trống, trông chừng vụng về, chậm chạp hơn khỉ khố đỏ. Chúng tôi lại bàn nhau phục kích lũ vượn.
                        Chiều ấy vẫn thả trâu bò trên bãi đất, chúng tôi tụ tập dưới gốc sung. Trên ngọn sung bọn vượn mình đen đuôi dài đang hái quả sung chín nhấm nháp. Nhưng con đã ăn no nê thì đùa nghịch, nhảy nhót.
                        Chúng tôi chia nhau: Một thằng ở lại, rút vào gần lũy tre đầu xóm để vừa cho đàn vượn khỏi nghi vừa trông đàn trâu bò. Còn mười thằng, trong đó có tôi, lặng lẽ bỏ đi như thể vào xóm. Rồi bí mật vòng lại, rải dọc ra chân Lèn Một, ngồi phục sẵn.
                        Chúng tôi nóng lòng chờ cho mặt trời gác núi. Tôi hồi hộp từ trong chỗ nấp nhìn ra ngọn sung. Trên một cành to, một con vượn mẹ ẵm con, đang ngồi vắt vẻo.
                        Vượn mẹ âu yếm con một lúc, rồi đặt xuống cành sung cho con tập bò, tập leo. Có lẽ con vượn mẹ này mới có con đầu lòng nên còn tính ham chơi và vụng nuôi con.
                        Cô nàng để con chơi tha thẩn trên cành cây, rồi nhảy sang cành khác, leo tít ra ngoài chọn von hái lá, hái quả. Ăn nhấm nháp một lúc, rồi cô nàng cùng bọn bạn đánh đu, nhào lộn.
                        Trong gốc cành sung, vượn con vụng về trèo leo. Bỗng nó kêu ré lên. Vượn con không may trượt chân, rơi tõm xuống vực.
                        Quên cả chuyện mình đang bí mật phục kích, rất bản năng, như thể thấy trẻ con ngã xuống sông, tôi kêu toáng lên:
                        - Chúng mày ơi! Vượn con rơi xuống vực!
                        Bọn bạn tôi hết thảy ra khỏi chỗ nấp. Có đứa gắt tôi:
                        - Con khỉ! Nó rơi xuống vực càng hay chứ răng mà kêu ầm lên? Rứa là công toi.
                        Trên ngọn cây, bọn vượn náo động. Lũ vượn đàn ào ào tụt xuống đất, không cần hiệu lệnh của đầu đàn, xô nhau chạy vào núi đá trước những cặp mắt nhìn ngơ ngác, vì bất ngờ của chúng tôi.
                        Chúng tôi lo lắng nhìn mặt vực nước đen ngòm thất vọng. Vì vượn con đã chìm nghỉm, mà đáy vực thì sâu...
                        Chỉ nháy mắt lũ vượn gần như vào hết trong lèn. Trên ngọn sung chỉ còn hai con vượn đang đuổi đánh nhau. Đấy là con vượn bố đuổi đánh con vượn mẹ hậu đậu. Rồi như chợt tỉnh, vượn bố từ trên cao, nhào đầu xuống vực.
                        Chẳng lẽ vượn bố thương con, giận vợ quá mà tự tử? Tôi thoáng nghĩ thế. Và kia, vượn mẹ cũng lao xuống vực nốt. Rồi cả hai mất tăm trong làn nước đen ngòm vì bóng cây sung và bóng lèn núi đã đã trùm lên mặt vực.
                        Chúng tôi xếp hàng dọc gần sát mép nước, đứng hồi hộp, mong chờ và lo âu. Chẳng lẽ cả gia đình vượn mình đen đuôi dài ba sinh mạng kia đã chôn sâu dưới đáy vực?
                        Nhưng kìa! Vượn bố đã ngoi lên, tay bế xác vượn con. Kia nữa, vượn mẹ cũng đã ngoi lên. Trông lên thấy mười đứa chúng tôi đang đứng chắn trên bờ, vượn bố và vượn mẹ dừng giữa vực giây lát.
                        Rồi, vẻ quả quyết, vượn bố trao xác con cho vượn mẹ. Không, vượn con còn sống, nó cựa quậy và kêu oe lên hệt tiếng trẻ con. Thế mới biết không phải chỉ có khỉ, mà vượn nhịn thở cũng rất dài hơi.
                        Như được cổ vũ, vượn bố bơi thẳng vào bờ, sau nó là vượn mẹ cõng con trên lưng. Còn cách bờ khoảng một bước chân dài, vượn bố hộc một tiếng, rồi nhảy thốc vào chỗ tôi và thằng Khôi.
                        Bất giác, chúng tôi không ai bảo ai, tự động giãn ra, nhường lối cho ông bố quả cảm, giàu lòng hy sinh dẫn vợ con vào lèn...

                        (Xem tiếp phần 12)
                        #12
                          tieuboingoan 22.07.2005 21:52:38 (permalink)
                          12
                          Chỉ tại cái váy thâm


                          Loài vượn rất thích ăn lá khoai lang. Vì thế nhiều gia đình neo đơn không dám ươm dây khoai lang giống ở chân núi đá. Nhưng chúng tôi lại có một cái rẫy dây khoai trên lèn.
                          Bố tôi bào:
                          - Xem chừng dây khoai giống năm nay đắt lắm đó. Thằng Sơn, ngoài giờ học ra, mi muốn trông giữ hay chơi để lũ vượn khỏi phá dây khoai thì tùy. Nhưng để chúng nó phá hết, không có dây khoai mà trồng thì coi chừng đó nghe.
                          Tôi cũng biết năm nay dây khoai giống sẽ rất đắt, vì không thấy mấy người ươm. Rẫy dây khoai lang giống của chúng tôi tốt lắm, nhưng bị vượn đàn phá rất tai hại.
                          Bọn mình đen đuôi dài này hễ xổng người nhà chúng tôi trông coi ra là ào vào rẫy khoai quẫy xéo, ăn ngấu ăn nghiến thả sức. Nhưng thoáng có bóng người là chúng lại nhy lên các cành cây quanh bìa rẫy, ngồi nhìn lơ láo, có vẻ thờ ơ sự đời lắm.
                          Bọn mình đen đuôi dài này chỉ sợ người vác súng hoặc có nỏ và ống tên. Còn như mác giáo, gậy gộc, đá sỏi cầm tay... chúng chẳng hề sợ hãi. Chúng cứ ngồi tỳ trên cây chờ người nhà sơ hở là nhy ào xuống rẫy. Nhưng dây khoai giống đắt gì thì đắt, cũng không thể quý đến mức cột chặt chúng tôi ở rẫy c ngày để trông chừng. Tôi nghĩ ra cách, xé bẹ chuối hột thành những dây dài, rồi nối vào nhau.
                          Tôi căng dây chuối hột có treo những mnh giấy loại, mnh sành, ống bơ - những thứ khi đụng vào dây, sẽ gây ra tiếng sột soạt, lốc cốc, leng keng - quanh bìa rẫy đến ba tầng.
                          Thế này thì khi chui vào rẫy, bọn cướp đuôi dài không đụng phi dây này cũng đụng phi dây khác. Các vật trải (*) sẽ khua thành tiếng loạn lên và chúng sẽ bỏ chạy. Tôi chắc mẩm như vậy.
                          Nhưng không, lũ vượn không chui qua hàng rào dây, mà nhy từ trên cây xuống.
                          Tôi lại dùng gỗ vông khô, loại gỗ rất nhẹ, rất dễ đẽo. Tôi đẽo thành hình con vượn, rồi đốt cho đen thui giống như vượn thật. Tôi quàng dây vào cổ con vượn gi, buộc vào đầu cần bẫy, cắm giữa rẫy.
                          Mỗi lần gió thổi, con vượn gi lại đung đưa trông hệt như vượn thật mắc bẫy vương. Tôi tưởng trông thấy vượn gi, bọn vượn thật sẽ sợ bạt vía. Nhưng không, chúng không sợ.
                          Tôi còn bắt qu tang có một con vượn nhy lên trên ngọn cần, ngồi nhún nhy, đùa nghịch. Thế này thì quá lắm. Phi bắt bằng được một con vượn thật treo lên xem chúng nó có nhảy lên ngọn cần mà đùa nghịch nữa không?
                          Tôi đặt một cái bẫy rút trên cành cây, chỗ lũ vượn thay nhau ngồi, mòn đen nhẵn thín. Tôi ngồi rình trong một cái hang đá ngay bìa rẫy. Chẳng lâu la gì, bọn vượn đã kéo nhau đến.
                          Bọn vượn ngồi bâu đen các cành cây xung quanh. Nhưng quanh chỗ có bẫy thì vắng teo. Ch lẽ chúng nó biết ở đấy có bẫy? Tôi tự nhủ, cứ chờ một lúc nữa xem sao!
                          Từ trên cành cây, bọn đuôi dài nhy ào xuống rẫy khoai. Chúng thi nhau bứt dây khoai tha lên các tng đá giữa rẫy ngồi ăn tự nhiên. Có những con vượn mẹ đặt con nhỏ xuống những tảng đá, ụ mối, bò ra rẫy vơ dây khoai.
                          Lúc đầu tôi cố cắn răng chịu xót ruột để mặc lũ cướp đuôi dài phá phách. Vì trên cây còn gần chục con đang nhấp nhổm cạnh cái bẫy của tôi. Nhưng chờ mãi không chịu được nữa, tôi vùng ra khỏi hang, huầy huầy mấy tiếng thật to.
                          Bọn vượn mình đen đuôi dài giật mình, con thì cầm theo một ít dây khoai, con cõng con nhỏ, nhy tót lên cây. Một con nhảy phóc lên cành cây tôi đặt bẫy rút. Máy cài sập, hòn đá tôi buộc dây rơi xuống, rút ngược con vượn lên cành tôi quàng dây phía trên.
                          - Chết cha mi rồi! Vượn ơi là vượn ơi!
                          Vừa reo tôi vừa chạy tới, thoăn thoắt leo lên cây đặt bẫy. Nhưng tôi mới leo lên thân cây được vài nấc, nhìn ngược đã thấy con vượn mắc bẫy ngồi trên cành cây tôi quàng dây, đang mân mê sợi dây bẫy.
                          Thì ra hắn đã cởi được dây. Nhưng mặc kệ cho tôi leo cây. Mãi khi tôi leo lên gần tới nơi, hắn mới đái vung một bãi, rồi nhy sang cây khác, chuồn theo đàn, mất tăm, mất tích.
                          Tôi sực nhớ khi vào rẫy, bọn vượn cái thường th con nhỏ trên các mô đá, trên các ụ mối, mải mê lôi dây khoai. Tôi nghĩ ra một kế. Phục kích bắt một con vượn con buộc giữa rẫy, may ra bọn vượn đàn mới sợ.
                          Tôi thủ một cái váy đen quàng quanh người, thắt lại cho thật giống hình một con vượn. Tôi lại lấy một bẹ khoai môn, giống khoai bẹ đen và dài, buộc vào gi làm đuôi vượn. Đầu và mặt, tôi cũng bịt khăn đen. Bây giờ thì tôi hoàn toàn giống một con vượn.
                          Tôi vào rẫy khoai rất sớm, khi bọn vượn còn nhào lộn trên những cành cây phía xa. Tôi ngồi nấp trong một bụi chồi rậm giữa rẫy. Một lúc sau bọn vượn chuyền cành đến bâu quanh những ngọn cây ngoài bìa rẫy.
                          Bọn vượn mình đen đuôi dài nghiêng ngó, cnh giác một lúc. Không có gì kh nghi. Vượn đầu đàn đánh tiếng. Đàn vượn nhy ào xuống rẫy. Chúng vội vã tn ra khắp rẫy, lôi dây khoai như ăn cướp.
                          Dịp may đến với tôi. Nhiều con vượn mẹ th con tha thẩn một mình, nhy ra xa tranh phần với vượn đàn. Có một con vượn mẹ th con trên tng đá mặt bàn cách chỗ tôi nấp không xa lắm, rồi lò dò bò ra rẫy.
                          Với cái váy đen trùm kín đầu, tôi rón rén ra khỏi chỗ nấp, bò như một con vượn thực thụ, về phía vượn con.
                          Một vài con vượn ngửng nhìn tôi, sịt sịt mấy tiếng như tuồng hỏi: Ai thế? Rồi lại chúi mũi vào những chiếc lá khoai lang ngon lành.
                          Tôi vẫn cứ bò. Cái đuôi bằng bẹ khoai môn đen cong ngược lên, ngoe nguẩy tỏ ý thân thiện, bình yên. Bọn cướp đuôi dài yên chí. Còn tôi thì bò nhanh hơn đến tng đá mà vượn con đã ra bên mép với tay bứt lá chuồng chuộng đưa lên miệng nhấm nháp.
                          Tng đá và vượn con đây rồi! Tôi đứng vụt dậy, vồ lấy vượn con. Vượn con kêu ré lên. Còn tôi thì vùng chạy, cố cho thật nhanh, xuống được bãi đất trống là yên chí.
                          Nhưng con vượn mẹ đã lao tới. Con vượn bố không biết từ đâu vọt lên trước vượn mẹ, vừa hộc vừa lăn x vào tôi. Hai con vượn mặt nhăn nhu,s, cằm hất ngược lên, sống mũi gãy gập, nhe hết hàm răng nhọ nhoắt ra trông thật khiếp.
                          Trên tay tôi chẳng có một thứ vũ khí nào, trong khi hai con vượn cố liều mạng vì con, đang lăn vào. Thì ra tôi đã nhầm, không phi lúc nào vượn cũng sợ người, mà khi tính mạng bầy đàn, con cái của chúng bị uy hiếp, chúng cũng can đm bội phần. Tôi chỉ còn cách ba chân bốn cẳng chạy cho nhanh là thượng sách.
                          Hai con vượn đã đuổi kịp tôi. Con vượn bố vặc tay túm được một góc váy. Tôi thì ra sức chạy đi, còn vượn bố thì cố giật lại. Cái váy rách soạt soạt mấy tiếng, xé thành hai, ba đường dài.
                          Đang đà chạy, bị hẫng, tôi ngã sấp xuống. Phen này thì chúng cắn chết. Tôi đang hồn vía lên mây, thì vượn bố đã cướp được vượn con. Rồi c vượn bố cùng vượn mẹ tháo chạy ra khỏi rẫy khoai.
                          Tôi đã vùng dậy được, lồng ra khỏi váy, vừa hò hét vừa đuổi theo lũ vượn đang hong loạn. C đàn vượn rút chạy lên vách núi đã bạc phau. Chúng đã ngồi gọn trên các gờ đá, vậy mà vẫn khịt khịt giọng mũi vẻ sợ hãi, một lúc lâu mới thôi.
                          Tôi giẫm chân, hò hét dọa dẫm, mãi khi sực nhớ ra cái váy thâm bị rách dọc hai, ba đường, mới tiu nghỉu quay lại nghĩ tới tội của mình.
                          Lần này thì tôi không chỉ bị mẹ mắng mà còn bị đánh đòn nữa. Tất nhiên chẳng bao giờ mẹ đánh tôi đau. Chiều ấy đi làm về, biết chuyện, vốn tính hay khôi hài, bố tôi cười bo:
                          - Cha con ta có mấy tội cơ đấy. Phá rừng này! Săn bẫy thú rừng này! Và xâm phạm tài sản của nhân dân này!
                          Vậy mà không ngờ từ hôm ấy trở đi, đàn vượn không còn bén mảng đến rẫy dây khoai giống của chúng tôi nữa. Còn chúng tôi, thì cái rẫy ươm dây khoai này cũng là cái rẫy cuối cùng...

                          -----------------

                          (*) Trải: Treo, căng các thứ như dây rợ, bù nhìn, mo nang cau, giấy loại... lên dọa chim, thú rừng.

                          Xem tiếp phần 13












                          #13
                            tieuboingoan 22.07.2005 21:54:45 (permalink)
                            13
                            Không có cái dại nào hơn


                            Mùa rét, các thứ cây trên núi đá mà lá vượn ăn được đang thay lộc, cành trơ ra. Sườn núi đá, nơi vượn đàn thường kiếm ăn hướng về phía đông bắc, lại phơi ra trên cao càng lộng gió, nên rất rét.
                            Bọn vượn mình đen đuôi dài bèn kéo nhau xuống thấp, ngay dưới chân núi đá. Chúng lần ra cả bờ ruộng. Đôi khi có những con táo tợn lẻn vào các vườn nhà gần núi, leo lên ngọn cây mít, cây doi, cây hồng... ngắt lá non ăn.
                            Doi đất chạy dài ôm lấy chân Lèn Một thấp hẳn xuống, khuất gió lại rất nhiều cỏ cho trâu bò ăn. Sát chân núi đá, dọc theo doi đất có một hàng cây duối cổ thụ, mọc đều đặn như trồng. Trên ngọn duối phủ kín lá bìm bìm. Lá duối và lá bìm bìm là loại lá khỉ, vượn rất ham ăn.
                            Doi đất này là nơi những ngày rét buốt bọn trẻ chúng tôi thường th trâu bò, nhóm lửa ngồi tránh rét. Bởi thế lúc đầu bọn vượn còn ngần ngại. Nhưng như người ta nói: Đói thì đầu gối phải bò, dần dà bọn vượn lần xuống, nhy lên các bụi duối hái lá.
                            Mới đầu chúng còn dè dặt kiếm ăn trên những tán lá bìm bìm ở những cây duối mọc cuối bãi đất. Về sau thấy chúng tôi là một lũ trẻ con, chẳng có gì đáng sợ, chúng đâm ra khinh nhờn, kéo nhau đến những bụi duối gần chỗ chúng tôi ngồi.
                            Lúc đầu chúng tôi thích lắm, rủ nhau hò hét, xua đuổi cho vui. Nhưng chúng vẫn ngồi gan lỳ trên những giàn lá bìm bìm, đuôi buông thõng xuống, bình thản hái lá ăn.
                            Có lúc chúng còn khịt khịt mũi tỏ vẻ khó chịu với chúng tôi. Chỉ khi nào thấy chúng tôi cầm sỏi đá trên tay, chúng mới ào ào nhảy xuống đát, bỏ chạy vào lèn.
                            Đuổi mãi cũng chán, thực ra có chúng cũng thêm vui mắt. Lại thêm trời rét, bếp lửa quá hấp dẫn, nên chúng tôi mặc kệ bọn mình đen đuôi dài muốn làm vương làm tướng gì thì làm, tùy thích. Thế là chúng chễm chệ ngồi trên giàn lá kín mít, đuôi buông thõng xuống, ve vẩy khoái trá, mở tiệc lá hoặc trêu chọc nhau.
                            Thấy những chiếc đuôi vượn thò xuống khỏi giàn bìm bìm, buông thõng trong các cành duối, chúng tôi cũng hơi ngứa mắt. Nhớ lại bọn khố đỏ từng nắm đuôi vượn, có đứa lên tiếng:
                            - Đứa mô nắm được đuôi vượn, tao sẽ gọi bằng anh và chăn bò cho một tháng liền.
                            Bọn bạn quay nhìn đàn vượn mình đen đuôi dài trên giàn lá. Nhưng đứa nào đứa nấy ngồi im. Thằng Khôi nhìn tôi, nói khích:
                            - Thằng Sơn đã có kinh nghiệm bắt vượn con. Mi nhận đi. Nó chăn bò cho một tháng, tha hồ có thì giờ mà học, mà đọc sách.
                            Tôi thấy máu trong người nong nóng, chảy rần rật. Tôi lên tiếng:
                            - Thật không? Không được nuốt lời nghe! Tao sẽ nắm.
                            Bọn bạn hùn vào. Thằng Khôi lại nói:
                            - Được đó! Bọn tao làm chứng. Cả bọn tao nữa, sẽ gọi mi bằng anh.
                            Tôi nói chắc chắn:
                            - Được rồi! Ngày mai đúng giờ ni. Nhưng mà bọn bay phải làm theo kế của tao.
                            Đúng như tôi đã giao hẹn. Chiều hôm sau bọn bạn tôi hào hứng, sôi nổi hẳn lên. Theo kế của tôi, chúng nhóm hai bếp lửa ở hai đầu bãi đất. Rồi chúng chia thành hai toán ngồi quanh bếp lửa, hướng về phía con vượn đầu đàn đang canh gác trên cành gạo mà hò hét, mà làm trò.
                            Vượn đầu đàn bị bọn bạn tôi thu hút, lúc hắn nhìn toán bên này, khi hắn nhìn toán bên kia. Tôi chỉ chờ có thế.
                            Sẵn cái váy thâm bị con vượn bố xé rách hôm nao, tôi choàng vào người, men theo bờ đất, bò tới bụi duối có giàn bìm bìm tốt nhất trên ngọn, mà vượn đàn đang mở tiệc.
                            Trên giàn bìm bìm bọn vượn đuôi dài vẫn cái thói chủ quan như mọi ngày, tranh nhau hái lá bìm bìm ăn. Hai ba con có vẻ đàng hoàng, kẻ cả, ngồi yên một chỗ, đuôi buông thõng xuống vật vờ bên các cành duối.
                            Tôi bò đến nơi mà vượn đầu đàn cùng vượn đàn không hề hay biết. Nhẹ nhàng vén cành, tôi leo lên cây duối một cách êm thấm. Tôi đã lên tận cành duối mà xung quanh hai, ba cái đuôi vượn đang vẫy gọi.
                            Bỗng trong tôi cảm thấy rờn rợn không chỉ vì sợ, mà còn vì hồi hộp nữa. Tôi cắn môi chờ một lúc cho thật bình tĩnh trở lại. Tôi đưa mắt nhìn xuống bọn bạn. Bọn nó đứng cả dậy, chắc đang nóng lòng chờ đợi kết cục cuộc thách đố giữa tôi và chúng.
                            Tôi quay về với chủ đích của mình. Tôi nhìn ba chiếc đuôi vượn, cân nhắc nên nắm chiếc nào. Trên giàn lá bìm bìm kín mít, một con vượn nhún nhảy tưởng chừng chiếc đuôi của hắn suýt nữa chọc vào mũi tôi. Không để lỡ dịp, tôi tóm chặt lấy và hét to:
                            - Chúng mày ơi, tao tóm được đuôi rồi! Nhanh lên, giúp tao.
                            Bọn vượn giật mình kêu inh ỏi, tranh nhau nhảy loạn xạ sang những cây duối khác. Rồi chúng nhảy ào xuống bãi đất như sung rụng, chạy thục mạng vào chân Lèn Một.
                            Còn con vượn bị tôi tóm đuôi thì vùng vẫy vong mạng và sịt sịt kêu cứu đồng bọn liên hồi. Nhưng đồng bọn của hắn đang vắt chân lên cổ mà chạy, đâu còn hồn vía để cứu bạn.
                            Từ hai cái bếp, bọn bạn tôi chạy như bay, ùa đến cây duối tôi đang nắm đuôi vượn, đua nhau gào to:
                            - Nắm chặt lấy, chúng tao đến đây!
                            - Bắt sống, chúng mày ơi!
                            - Cho chúng nó biết mặt trẻ con!
                            - Hoan hô anh Sơn!
                            Con vượn bị tóm đuôi càng quẫy đạp dữ. Hắn thò đầu xuống nhìn tôi. Trông cái mặt hắn mới khiếp đảm làm sao. Khiếp nhất là hai hàm răng nhọn của hắn nhe ra đầy đe dọa.
                            Nhưng vướng những dây bìm bìm chằng chịt xung quanh như mạng lưới và những cành duối con đan vào nhau như cái rế giữ lại, nên con vượn chịu phép, không thể xuống cắn tôi được. Tôi mừng nơm nớp, chỉ lo hắn xổng, vì hắn vùng vẫy rất mạnh, mà tay tôi thì đã mỏi nhừ.
                            Tôi quai chiếc đuôi dài của hắn vào một cành duối nằm ngang đến hai vòng. Dại gì mà chỉ nhận một tháng chăn bò với lại nhận là anh. Phi bắt cả con vượn chứ lỵ! Bây giờ thì yên chí rồi, mày có xổng đằng trời!
                            Một tay tôi nắm lấy đuôi vượn đã được quai hai vòng vào cành cây. Tay kia tôi tìm kéo một dây bìm bìm để cắn một đoạn mà buộc chiếc đuôi hắn đã bị bẻ gập lại, cho chắc ăn.
                            Bỗng, trời đang khô ráo, đột nhiên đổ một trận mưa nước nóng rào rào lên đầu tôi. Và gì nữa, như thế là mưa đá nhão nhoét thế này? Ôi, trời đất! Con vượn vùng vẫy đến mức vọt cả nước đái và phân vào đầu, vào mặt, vào người tôi.
                            Rất bản năng, tôi vội buông đuôi vượn ra, đưa vạt váy lên lau mặt, lau đầu. Con vượn sịt dài lên một tiếng, nhào sang cây duối bên cạnh. Rồi vừa sịt sịt vừa nhảy chuyền qua bốn năm cây duối nữa, hắn mới hoàn hồn nhảy xuống đất, chạy vào Lèn Một.
                            Được gọi bằng anh hay được chúng nó chăn bò cho một tháng đâu chẳng biết, nhưng đầu và người tôi tắm ướt đẫm nước đái và dính đầy phân vượn thối inh, chua lòm. Và tôi được bọn chúng cười cho một trận, đến mức có đứa tưởng đứt ruột mà chết. Thằng Khôi còn bảo tôi:
                            - Cũng đáng đời cho mi. Tự nhiên vô cớ lại nắm đuôi nó!
                            May sao gần đấy có suối Nước Mọc, về mùa này nước hơi âm ấm. Tôi vứt cái váy xúi quẩy này vào chân núi, đến khe Nước Mọc tắm gội. Bọn bạn phải chất thêm củi cho tôi sưởi, nếu không tôi đã chết cóng.
                            Thế nhưng, bọn bạn chẳng đứa nào gọi tôi bằng anh cả. Trái lại chúng còn thêm cho tôi một cái tên mới, thằng Nắm Đuôi Vượn. Còn như chăn bò hộ thì không nhờ chúng nó cũng giúp. Mà tôi lại thích đi với chúng nó cho vui...
                            Nghĩ lại trong tuổi thơ của mình, tôi có nhiều cái dại, nhưng không có cái dại nào hơn cái dại này. Đó là cái dại mà mỗi lần nghĩ tới tôi vẫn còn cảm thấy mùi hôi của... vượn.

                            Xem tiếp phần 14
                            #14
                              tieuboingoan 22.07.2005 21:56:34 (permalink)
                              14
                              Cuộc săn tình cờ ân hận mãi



                              Tôi đắn đo mãi, không muốn kể lại chuyện này. Vì là một kỷ niệm đau lòng, một nỗi ân hận khó quên do sự ham muốn nỗi danh hão trong chốc lát gây nên.
                              Nhưng thôi, chẳng nên giấu làm gì. Âu cũng là một bài học cho tính nông nổi, ngây thơ của tuổi trẻ.
                              Như trên tôi đã kể. Ngọn Lèn Một có hai bề rất gần với xóm nhà. Nhà tôi lại ở cuối xóm, trên con đường vào Lèn Một. Vườn nhà tôi chỉ cách Lèn Một không đầy một vạt cày.
                              Khi mặt trời buổi chiều xuống thấp, bóng dài bằng người thì bóng lèn trùm kín c vườn tôi. Vườn nhà tôi rộng. Bao quanh vườn là lũy tre xanh um. Dưới thấp gốc và tay tre gai ken dày, nhiều hang hốc kín cho chồn cáo ẩn nấp. Còn phía trên, những cây tre vươn cao, tưởng ngọn có thể chạm tới những cành dâu da, cành gạo trên núi đá.
                              Trong vườn rậm rạp và um tùm những xoài, nhãn, mít, bưởi, hồng, doi, những cây dầu trẩu... nom như một khu rừng nhỏ. Mùa nào thức ấy, những cây lưu niên cho hoa cho quả quanh năm.
                              Chồn cáo, beo lòi, nai hoẵng, thậm chí có cả hổ báo, đêm đến thường từ rừng bên kia sông bi qua rừng bên này. Gặp lúc trời sắp sáng, nhìn khu vườn nhà tôi chúng lầm tưởng là rừng. Bọn quá giang lỡ bước này ghé vào ẩn nấp, chờ tối đến để vào rừng sâu.
                              Nhưng sáng ra thì chó săn phát hiện. Thế là gây nên những cuộc săn đuổi háo hức, sôi động, có khi kéo theo đàn ông cả xóm tham gia.
                              Vượn đàn và khỉ đàn, khi vắng người, dám chạy bộ qua bãi đất, kéo nhau vào, ngồi vắt vẻo trên các tán cây trong vườn.
                              Một hôm, đàn vượn đuôi dài kéo nhau ra xóm. Chúng ngồi vắt vẻo trên ngọn cây gạo mọc sát lối đi. Cây gạo rất cao, gốc chừng hai vòng tay ôm, nên bọn vượn yên chí ngồi thả đuôi xuống, ung dung nhìn những người qua lại dưới đường.
                              Người ta hô hoán nhau kéo đến vây quanh lấy gốc gạo. Bọn vượn bị đánh động, leo tít lên ngọn chót vót đến tên nỏ bắn cũng không tới, mà có tới cũng chẳng trúng.
                              Người ta bủa lưới chắn ngang lối vào Lèn Một ngắn nhất. Người ta loay hoay thắt đày vào thân cây gạo. Rồi người ta nối mác săn vào đầu ngọn sào, cho thợ săn theo đày leo lên cây, đâm bọn vượn.
                              Nhưng đày chỉ là một cây tre có chừa những mẩu cành ngắn hai bên để làm nấc, nên leo rất vất vả.
                              Khi thợ săn leo lên, mới bám được vào cành gạo dưới cùng, thì từ trên chót vót ngọn cây gạo, bọn vượn, con thì bay xuống ngọn các bụi duối trên bãi đất, con thì bay vào các vườn cây trong xóm.
                              Thợ săn ngơ ngác mất một lúc, rồi kéo nhau vào các vườn cây săn đuổi. Nhưng họ chưa kịp trở tay thì lũ vượn đã nhảy xuống đất, tránh lối có lưới chăng, kéo nhau chạy vào núi đá. Đàn chó trong xóm đuổi theo sủa inh ỏi vô hồi kỳ trận.
                              Những người đàn ông tham dự cuộc săn chưng hửng, sắp sửa ai về nhà nấy. Cuộc săn tưởng đã chấm dứt. Thế nhưng con chó Vàng, con chó săn đầu đàn nhà tôi vẫn chõ mõm lên cây nhãn sát bờ vườn cành lá um tùm mà sủa.
                              Gì nữa thế kia? Thợ săn kéo nhau đến dưới gốc nhãn đứng nhìn lên. Nhìn mãi người ta mới vỡ lẽ. Thì ra trên túm cành lá rậm nhất, một con vượn mẹ đang bế con ngồi nấp ở đấy.
                              Cuộc săn lại tiếp tục. Người ta dàn hàng ngang ra, chặn gần hết lối vào núi đá, cố ép con vượn mẹ vào giữa xóm, buộc nó phải xuống đất để chó săn cắn.
                              Con vượn mẹ cõng con chuyền từ cây này sang cây khác, vào giữa xóm. Thật kỳ lạ, vượn mẹ cõng con trên lưng vướng víu là thế, mà chuyền nhẹ nhàng, thoăn thoắt trên các ngọn cây, nhanh nhẹn tránh được những ngọn lao, ngọn mác phóng đón.
                              Nhy chuyền hết một vòng gần như quanh xóm, chừng đã mệt, vượn mẹ mới nhảy xuống đất. Nó vẫn cõng con trên lưng, luồn lách trong các bờ tre và chạy nhanh hơn cả chó săn.
                              Tài tình hơn là, vượn con bé thế kia mà ôm trên lưng mẹ, né tránh được hết các vật cản, không bị gạt rơi xuống.
                              Đúng giờ học sinh đi học về. Tôi vội chạy về nhà, ném cặp sách lên giường, giật lấy con rựa quéo, nhanh chân khi thì đón ở góc vườn này, lúc đón ở khúc ngoặt kia.
                              Vượn mẹ cõng con luồn lách trong bờ tre. Chó săn bám hơi theo sau. Còn tôi thì chạy tắt nên bao giờ cũng vượt lên trước con vượn và đàn chó. Nhưng mấy lần thấy tôi, con vượn mẹ quay ngoặt trở lại và tránh chó đàn rất nhanh, thoát nạn.
                              Cuối cùng con vượn mẹ tránh được một nhát chém của ai đó. Nó đang luồn trong bờ tre, chạy về hướng Lèn Một. Nơi ấy, ngay góc trong cùng của vườn nhà tôi, sát lối đi, có một cây tre vươn cao, ngọn bổ về phía cành gạo mọc dưới chân Lèn Một, cách hơn một tầm nhy xa của bọn vượn.
                              Tôi đoán chắc thế nào con vượn mẹ cũng cõng con về phía ấy, leo lên cây tre để nhảy chuyền sang cành gạo vào núi đá. Tôi xách rựa chạy ngay đến đấy đón đầu.
                              Tôi đến nơi, thì cũng vừa vặn đúng lúc con vượn mẹ cõng con leo lên cây tre. Tôi hoa lưỡi rựa sáng loáng lên. Con vượn mẹ không kịp tránh. Nó chỉ kịp đưa một tay, chuyển vượn con vào ngực, rồi rùng mình gồng lưng lên để chịu nhận nhát chém và kêu úi một tiếng giống hệt tiếng người.
                              Bất giác tôi ném rựa xuống đất, không chém. Tôi nhìn theo con vượn mẹ. Nó leo thoăn thoắt lên ngọn tre. Rồi nó buông mình bay vào cành gạo. Nhưng vì bế con nên nó nhảy không tới mà rơi bịch xuống đất. Tôi rùng mình, hai bàn tay đưa lên bưng lấy mặt.
                              Đàn chó săn ào tới. Có tiếng ai đó vừa thở hồng hộc, vừa nói như quát vào tai tôi:
                              - Cái thằng! Thịt đã sắp vào nồi rồi mà không chịu ăn. Thế là công cốc...
                              Chợt một bóng đen từ ngọn cây dâu da sát chân núi đá lao xuống đón đầu đàn chó săn. Rồi bóng đen ấy kéo theo đàn chó chạy vào chân Lèn Một theo một hướng khác. Chắc chắn là con vượn bố.
                              Tôi không rõ số phận gia đình nhà vượn kia rồi sẽ ra sao: Vượn mẹ có bị gãy xương, có cõng được vượn con chạy vào núi đá không. Vượn bố có thoát khỏi những hàm răng sắc nhọn của đàn chó săn không. Còn tôi, sau này mỗi lần nhớ lại cuộc săn bất ngờ này, tôi lại bùi ngùi hối hận và chạnh nhớ tới những người bạn rừng xưa...



                              HẾT













































                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 18 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9