BÀI HỌC ĐÃ ĐẾN CHO TUỔI TRẺ thái san
thaisan 18.10.2009 06:04:14 (permalink)
BÀI HỌC ĐÃ ĐẾN CHO TUỔI TRẺ
thái san
 
 
Vừa chuẩn bị đưa đứa con vào bệnh viện nhi gần đó cô gái đã phát biểu xanh rờn:
-Thằng chỉ lo nhậu nhẹt quên cả con cái.
Thấy vậy tôi khuyên lơn đủ điều nhưng cô gái con cưng “hay nhè” vẫn chỉ nóng nẩy chẳng khác hơn chi. Có lúc tôi tâm sự với người khác:
-Con gái chi mà quá đáng, từ cách phát biểu cho đến cách cư xử cũng chẳng ra thể thống gì.
Có những lần dám nói thẳng ngay cả với mẹ là:
-Má đừng tiêu tiền như lá mít nữa. Tức quá bà cãi lại:
-Mày đã phải lo cho tao chưa.
Thấy im lặng và cũng khá lâu chưa thấy phát biểu bừa bãi nữa nhưng nay lại đến với chồng con. Chuyện của đứa con bị đau ốm liên tục và những cái xe bị mất….
Ngoài trời mưa nắng thất thường và bao cơn bão không biết từ đâu mà định hướng, tránh, phòng, chống thì không thể. Tôi thường lặng thinh nghe báo, đài, tivi, và từ đó suy nghĩ cho từng ngày, lo lắng cho các con đi làm, xe cộ.
Đến nay không còn như dĩ vãng, lê thê vì cơm, áo, gạo, tiền nhiều nữa, nhưng cũng phải chuẩn bị nơi làm, khả năng kỹ lưỡng hơn xưa nhiều đến đỗi mọi người chung quanh thường bảo tôi là:
-Ông lo chi quá đáng vậy tự chúng sẽ phải đụng đến, chạm đến và đúng như họ nói, và rồi chúng sẽ thích nghi thôi à.
Chuyện gia đình của cô gái con nhà chuẩn mực thương kê rê kao rao ầm ỹ suốt cả tháng mấy nay đã đến ngay chính bản thân và hiểu được ra đôi điều gì đó cũng chưa biết hẳn nữa. Tôi thường trấn an bà, một bà mẹ bệnh hoạn lê thê tội nghiệp:
-Thôi bà ơi lo lắng chi cũng chẳng cho thêm gì đâu nè, tạm quên đi và đời sẽ dậy đời, chúng sẽ phải đối mặt với cuộc sống, và trời không chịu đất, đất sẽ ắt chịu trời, từ đó chúng sẽ biến thành người mẹ, sau này chúng sẽ biết mẹ là như thế nào.
Bà chẳng mấy nghe tôi tuy nhiên những lời nói đó cũng làm êm dịu cái tuổi bà đi phần nào.
Tôi cảm phục những bà mẹ từ khi thằng cháu tên cu “Been”, tên chúng đặt cúng cơm, ốm tới ốm lui, làm mẹ nó lo lắng rồi đâm quẩn trí thôi, khi đó nói ngang nói ngược cho thỏa mãn. Cùng lúc cả hai mất một lúc ba chiếc xe hai bánh không cánh mà bay khi có một cũng như có cả hai, tôi có đôi diều nghĩ là như thể bán để cung phụng một điều gì nhưng chưa chắc lắm, không biết có đúng như lối suy luận của đứa con gái không, tuy nhiên chắc chẳng dám thế.
 
Thực tế với tuổi trẻ những sự việc xẩy đến là những cú sốc quá mạnh làm chúng chưa chuẩn bị tư tưởng. Từ đó cho chúng ta suy nghĩ đôi điều về chúng nhất là chúng bị thế đương thời hướng lái đi xa thực tế để chuẩn về một mực chính là hạnh phúc. Suy nghĩ nhiều ngày bà mẹ mới nói vì vốn ít nói:
-Chúng phải thích nghi chẳng sao đâu bà. Vốn vì là mẹ thường hay lo quẩn, sau câu nói trên bà có vẻ cũng yên tâm đôi chút, tuy nhiên cũng xoắn xít hỏi han về đứa cháu nằm viện và rồi tự trả lời vì có ai có thể di chuyển bà đến chỗ đó được, bà đành chịu.
Thế nhưng chẳng bao ngày chúng chuẩn bị rủ nhau về bên nội tại Quảng trị tôi mới thấy bà nhà kêu rêu kao rao:
-Tôi cũng chẳng thể hiểu nổi chúng.
-Bà cả nghĩ chứ chúng sẽ thích nghi ngay hà.
-Ông quá chủ quan thế. Dù rằng ngay hôm sau tôi tự lo thêm và hỏi mua một chiếc xe cũ để có phương tiện đi làm, để rồi vài ngày sau phải tự khất lại. Bà vẫn nói:
-Chứ sao bà với sự chiều chuộng của cha mẹ ngày xưa bây giờ không còn nữa chúng phải thích nghi cho con trước sau đến bản thân và chồng tức thời hà.
Nhìn trời mây mù chuẩn bị cơn mưa và những cơn bão kế tiếp là đa số chẳng thể chuẩn bị thêm gì chỉ lo lắng mà thôi.
Bà nhà trách tôi:
-Từ nay ông đừng đưa tiền ra trả bất kỳ như việc trả tiền trông coi đứa con nó như hôm đó nữa. Như vậy là chính ông sai, thời này chúng sống không mấy trung thực, trong lúc coi con trẻ tổng số không đến một tháng mà lấy đến sáu trăm ngàn là quá đáng. Bà hầm hừ nhìn tôi:
-Nhưng ai bảo ông trả tiền cho nó.
-Thì cũng tại bà lè nhè kèo nhèo làm tôi nghĩ thì dù sao cũng là con cháu thì trả cho chúng luôn đi khỏi mắc mứu.
Nói thì như vậy nhưng thường chung các bạn trẻ cũng thông thường tỏ vẻ và sỹ diện nhiều chẳng hạn như một bạn kia mới được một công ty VV cho nâng cấp lên chức “hiệp lý”, chính tôi cũng chẳng hiểu nổi chữ hiệp lý là cái chi nữa, nhưng nghe chúng kháo nhau đó là đã được lên chức giám đốc một phân xưởng, một dây chuyền sản xuất nho nhỏ của cùng công ty, nên từ đó cũng phải làm sao cách ăn mặc giống y như GĐ mới vừa lòng. Từ những suy nghĩ cuả tuổi trẻ nên ngay vài tháng sau cũng mua ngay một chiếc xe tay ga, theo tôi cũng chẳng khác cái mobilet của mình khi xưa chút nào có cái là khác kiểu, cái vỏ hào nhoáng của thương hiệu, một cách làm tiền, tuy chính loại xe này chạy không có số nên tốn xăng hơn xe có số nhiều.
Cô ta nói với bố chồng:
-Con chỉ chạy có bốn cây số ý mà ba. Ông bố ngẫm nghĩ không lẽ nó cũng chỉ chạy có bấy nhiêu mãi sao suốt mãi. Ông nói với tôi tiếp:
-Bà mẹ đưa mắt nguýt và nói với ông:
-Vài bữa nó sẽ đưa xe về LA đó chứ bốn cây số, nhiều như tưởng tượng.
Đúng như bà nói vài ngày sau đợi có ngày nghỉ là cà bầu đoàn thê tử về khoe mẽ cái xe tay ga à.
Tất cả những việc xẩy ra như xinê, theo cách nói xưa chưa chắc chúng đã biết xinê là gì nữa đó.
Những sự việc trên chẳng đáng nói khổ là kèm chữ nếu không có sự việc xẩy ra khi xưa bản thân dại khờ chưa hiểu được chữ yêu bao gồm bốn chữ:
-LOVE.
Listen.                   Lắng nghe từ nhịp đập, cuộc sống bên cạnh của kẻ đối diện.
Open.                    Mở rộng tấm lòng với nhau.
Vision.                   Quan sát nhận định, thức.
Encourage.           Can đảm khuyến khích.
Nên đã để lỡ đứa con sinh ra lúc chưa chính thức cưới hỏi lại bị là đứa phải ở lại và gửi ngay vào nhà ông bà nội. Cũng xong đi nếu ông bà nội không bị bệnh tật bủa vây, cũng xong đi nếu chính bản thân thằng con khốn khổ đó nay nó đã học lớp sáu nên nó biết rõ nó bị phụ rẫy mà chỉ cho thằng em đi với chiếc xe mới, ác nhân nữa lại trúng vào ngày tết trung thu của chúng. Bèn phải ở lại với ông bà ốm yếu và làm lấy cái lồng đèn bằng là chuối. Người ông khuyên giải cháu, làm cháu cố vui, ăn bánh trung thu, uống nước ngọt, nhưng thấy cháu vẫn buồn cho đến khi những tiếng trống của lũ trẻ trong xóm yên hẳn.
Những ngày đó chẳng thể nào quên khỏi đầu đứa bé. Chợt có tiếng hỏi:
-Thưa bác có anh chủ cơ sở vẽ không ạ?
-Chắc giờ thì nghỉ rồi có cần nên gọi theo số này.
Chú bé gọi và hỏi thăm :
-Vậy bác có phải là ba của chị Huyền không?
-Ừ, đúng đấy.
-Cháu làm cùng với chị Huyền.
-Thế ư.
-Chị là giám đốc của cháu mà.
-Cháu thấy sáng nay có vẻ âu sầu hơn mọi hôm.
-Bị chửi nên buồn chứ sao, như sau:
 
Lá thư của bố:
 
Gửi cho hai đứa. Ba thấy chúng mày sao để con yêu con ghét thế nhỉ. Cho thằng bé đi mà thằng lớn không được đi tại sao.
Thấy vậy, lại đúng ngày tết của chúng, sao khỏi buồn được, tao mở bánh cho cháu ăn nó không ăn, định mua cái đèn nó cản:
-Ông bà làm gì được nữa mà có tiền, con làm cái đèn lá chuối này cũng được. Tôi dỡn cho vui:
-Như xưa Trần Minh khố chuối nào phải hôn cún của ông.
-Còn con thì Hoàng Long đèn chuối chứ ông.
-Đừng buồn và đừng khóc đó nhe.
-Không chẳng bao giờ ông ạ.
Bà  mẹ nhắn thêm rằng:
-Thằng này nó quá nặng về tình cảm các con đánh mất nó thì chẳng còn đứa nào hơn, mà thử nghĩ xem, mới có chiếc xe làm gì mà nặng phần trình diễn quá vậy, cái thằng bố chỉ hù là chính, mà lại chỉ những người trong nhà như anh em, con cái, nhưng ngược lại thằng con đứa bé thì chẳng dậy nổi đó là cái vay trả của chúng bay. Bằng chứng ba nó ngồi đó bảo nó:
-Vào đây, nó nói thẳng:
-Không, thế là sao, tự nó ương lại với cha mẹ, vậy ai lãnh phần trách nhiệm này???
Dù gì cũng là chính con đẻ ra đau đứt ruột chúng bây phải nâng niu chứ lẽ bỏ bê nó, chẳng khác chi con vật không người trông coi.
Thực tâm ba má quá yếu chứ chính bố mẹ nuôi cho chúng mày cũng được.
Vài hàng cùng chúng bây.
Cha mẹ.
 
 
thái san
 
 
 
 
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9