CA DAO

Tác giả Bài
Ct.Ly

Actanhang
  • Số bài : 71
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.06.2005
  • Nơi: Nghệ An
RE: CA DAO - 07.08.2005 19:04:31
--------------------------------------------------------

CA NGỢI LÒNG YÊU NƯỚC VÀ LÒNG KÍNH YÊU BÁC HỒ CỦA TOÀN DÂN

Vượt sông em chở anh sang
Bến trơn em rắc trấu vàng anh sang
Đêm nay đường trải trăng ngà
Hành quân vẫn nhớ bến phà quê em

Dấu chân trên cát quen quen
Thoạt nhìn đã biết chân em đi tuần
Xôn xao bãi cát trắng ngần
Đếm sao hết được mấy lần em qua
Mắt nhìn như ánh sao sa
Ngày đêm em giữ quê nhà yên bình
Đẹp thay! Bãi cát êm êm
In bàn chân nhỏ của em đi tuần

Đứng trên cầu Cấm em thề:
Chưa xong nhiệm vụ chưa về quê hương

Mù u ba thứ mù u
Lính ta thì tình nguyện chớ tình thù ta chẳng đi
Chị em đã quyết chẳng chùn
Hai vai áo ướt chân bùn đường trơn
Đường trơn thì mặt đường trơn
Em gánh thóc thuế chẳng sờn hai vai
Trời mưa cho ướt lá khoai
Thóc em không ướt vì ngoài lá che
Đường xa, chân bước, tai nghe
Tin vui chiến thắng đưa về khắp nơi

Ngọn núi Truồi vừa cao, vừa dựng
Lòng người Thừa Thiên vừa cứng, vừa dai
Dù cho nắng sớm mưa mai
Sóng đồn gió dập, vẫn tranh đấu cho Nam Bắc trong
ngoài gặp nhau
Bắc Nam là con một nhà.
Là gà một mẹ, là hoa một cành
Nguyện cùng biển thẳm non xanh
Thương nhau nuôi chí đấu tranh cho bền

Ăn trái khổ qua, ai nhả ra cho đặng
Dầu cay, dầu đắng cũng ráng nuốt trôi
Căm thù cay đắng mấy mươi
Ta phải ngậm suốt ba chục năm trời mới diệt hết xâm lăng
---------------------------------------------------------------------
Tuổi trẻ...! Có lẽ là tất cả bí mật trong sức hấp dẫn của từng người không phải là ở khả năng có thể làm được mọi việc, mà là ở khả năng nghĩ rằng có thể làm được mọi việc.

Actanhang
  • Số bài : 71
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.06.2005
  • Nơi: Nghệ An
RE: CA DAO - 07.08.2005 19:11:56
*TÌNH KHÚC CA DAO


* Người Việt Nam chúng ta ai cũng có niềm tự hào: dân tộc chúng ta có hơn bốn ngàn năm văn hiến. Văn chương Việt Nam thật là phong phú, thi văn được phát xuất và phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội. Những thi sĩ, văn sĩ thì mô phỏng theo văn thơ chữ Hán, mà sáng tác ra một số thi ca bằng chữ nôm. Những người bình dân đã đem tư tưởng, tâm tình của mình ra mà diễn tả bằng những câu văn vần, rồi truyền miệng với nhau. Đó chính là hình thức đầu tiên của Tục ngữ và Ca dao.

Trải qua năm tháng, các câu đó được thêm bớt, sửa chữa, gọt dũa để rồi tới ngày nay, chúng ta đã có một kho tàng vô cùng quí giá trong nền văn học bình dân.

Ca dao tục ngữ diễn tả nhiều khiá cạnh khác nhau của xã hội, bao gồm các đề tài hài hước, châm biếm, gia đình và trữ tình. Nhưng nhất là về trữ tình, đã được các thanh niên nam nữ thời xưa, dùng để tỏ tình, thổ lộ tình yêu thầm kín của mình với người mình yêu.

Người viết bài này không dám có hoài bảo tham khảo về Ca dao Tục ngữ. Trong phạm vi hạn hẹp của bài báo, người viết chỉ muốn cống hiến bạn đọc, một câu truyện tình thật thơ mộng của một đôi trai gái thời xưa, vừa lãng mạn, vừa chân thành, vừa mơ mộng, vừa thực tế. Họ đã dùng ca dao, tục ngữ để đối thọai trong lúc tâm tình với nhau:


Vào một buổi đẹp trời kia, có một chàng trai từ thôn Đông xuống thôn Đoài chơi, tình cờ chàng thấy một bóng hồng thấp thoáng bên bờ ao. Người đâu mà xinh đẹp lạ thường, chàng vừa hồi hộp vừa vui mừng, bèn đến gần làm quen. Để ca tụng nhan sắc mặn mà của nàng, chàng mở lời thật khéo léo:

Trúc xinh, trúc mọc bờ ao,
Em xinh, em đứng chỗ nào cũng xinh.
Trúc xinh, trúc mọc đầu đình,
Em xinh, em đứng một mình cũng xinh.

Nàng nghe xong, trong lòng tuy cảm thấy vui mừng, nhưng giả đò quay đi làm ngơ như không hay biết gì. Chàng thong thả tiến đến gần và tiếp:

Nước trong ai chẳng muốn rửa chân,
Người xinh ai không muốn đến gần mà xem.

Nghe xong, nàng mỉm cười, mắt chớp nhẹ hỏi chàng:

Bắc thang lên hái hoa vàng
Vì sao thiếp đưọc găp chàng nơi đây!?

Qua cách nói chuyện khéo léo, duyên dáng của nàng, chàng bắt đầu cảm thấy, càng nói càng yêu, càng nhìn càng mến, nên chàng lại tiếp:

Hoa thơm trồng cạnh bờ rào,
Gió Nam, gió Bắc, gió nào cũng thơm.

Thấy chàng đẹp trai ăn nói lại hoạt bát, nên nàng cũng có cảm tình với chàng, nhưng muốn chàng phải chú ý đến mình nhiều hơn nàng thỏ thẻ nói:

Thân em như thể trái chanh,
Lắt léo trên cành, nhiều kẻ ước mơ.

Chàng nghe xong hốt hoảng, sợ đã có chàng trai nào lọt được vào mắt nhung của nàng nên vội hỏi:

Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có nơi nào hay chưa!?

Hỏi xong chàng lại lo sợ, lỡ nàng lại cho biết một sự thật phũ phàng như :

Hoa thơm thơm nức cả rừng,
Ong chưa dám lượn, bướm đừng xôn xao.

Hoặc nàng lại thích:

Một mình ấm lạnh cho xong,
Hai nơi thêm nực, hai lòng thêm lo..

Nhưng may mắn thay, nàng cười thật duyên, nhìn chàng đắm đuối và trả lời:

Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Được lời như cởi tấm lòng, tim chàng như muốn nhảy múa trong lồng ngực, chàng thầm nghĩ, thật là cơ hội ngàn vàng nên chàng không thể bỏ qua, chàng tiếp liền:

Bao giờ cho gạo bén sàng,
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh!?

Thấy nàng im lặng chưa nói gì, nên chàng tấn công thêm:

Anh là trai út ở nhà,
Anh đang kén vợ đường xa quê người,
Thấy em đẹp nói đẹp cười,
Đẹp duyên đẹp nết lại tươi răng ngà

Lối tỏ tình của chàng vừa tế nhị, vừa kín đáo, nên nàng hết sức cảm động, muốn tỏ cho chàng biết nàng cũng đã có cảm tình với chàng, nàng khéo léo tiếp rằng:

Vì dây thiên lý ngang trời
Để cho tài tử gặp người giai nhân.

Nhưng rồi nàng lại lo sợ, biết đâu chàng đã có gia đình, hoặc tim chàng đã có người làm chủ, nên nàng vội hỏi chàng :

Anh đã có vợ con chưa!?
Mà anh ăn nói gió đưa ngọt ngào!?

Để cho nàng được yên lòng rằng, tim chàng vẫn còn khỏang trống để đợi nàng, nên chàng nhìn nàng thật đắm đuối và nói với nàng rằng:

Mẹ em khéo đẻ em ra
Đẻ em mười bốn, đẻ ta hôm rằm.
Em ơi đừng sợ bị lầm,
Mười bốn hãy đợi trăng rằm tròn gương

Thế là đôi trai tài gái sắc, yêu nhau vì nết trong nhau vì tài, họ đã bắt đầu cảm thấy, gần thì yêu, xa thì nhớ, nên chàng mới cầm tay nàng nói rằng:

Mình về, mình nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ, hàm răng mình cười.
Nàng cũng âu yếm nhìn chàng mà nói rằng:
Ước gì sông hẹp một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.

Và:

Uớc gì anh hóa ra hoa,
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.

Tình yêu càng ngày càng đậm đà, bệnh tương tư của chàng càng ngày càng nặng thêm, nên chàng đã tâm sự với nàng:

Lá này gọi lá soan đào,
Tương tư gọi nó thế nào hở em!?
Lá khoai anh ngỡ lá sen,
Bóng trăng anh ngỡ bóng đèn anh khêu.

Và một khi đã quá yêu, chàng thường lo lắng vẩn vơ:

Xin đừng ra dạ Bắc Nam,
Nhất nhật bất kiến như tam thu hề.

Nàng thấy chàng lo lắng bèn trấn an:

Đôi ta như ruợu với men
Đang say ngây ngất ai gièm cho xa.

Tình yêu càng đậm đà, nỗi nhớ nhung càng chồng chất, nhiều lúc chàng nghĩ:

Dù ai cho bạc cho vàng
Chẳng bằng trông thấy mặt nàng hôm nay.

Và nàng thì cũng mơ ước:

Dù ai cho nhẫn đeo tay
Chẳng bằng trông thấy chàng ngay bây giờ.

Tình yêu đã đến lúc chín mùi, chàng cần phải cưới nàng, không thể kéo dài thêm được nữa, nên một hôm chàng dọ ý nàng:

Đôi ta như cúc với khuy,
Nhu kim với chỉ may đi cho rồi.

Nàng cũng muốn tỏ cho chàng biết là nàng cũng mong muốn như thế:

Đôi ta như vợ với chồng
Chỉ hiềm một nỗi tơ hồng chưa se.

Nói là nói vậy, nhưng nàng vẫn còn một chút lo ngại cho tương lai:

Nghe anh được lúc bây giờ
Mai sau trứng nước con thơ ai nhìn!?

Chàng muốn tỏ cho nàng biết, chàng là người chung thủy, nên chàng tiếp:

Yêu em tâm trí hao mòn
Yêu em đến thác vẫn còn yêu em.

Chàng cũng muốn nàng phải hứa với chàng những lời gắn bó, vì thế nàng đã thề với chàng rằng:

Phải chi miếu ở gần sông
Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi.
Trăm năm ghi tạc chữ đồng,
Dù ai thêu phựơng vẽ rồng mặc ai.

Hai người đã quá yêu nhau đã quá hiểu nhau, nhưng nàng lại lo sợ gia đình chàng không chấp thuận vì vấn đề giai cấp, môn đăng hộ đối, nên nàng mới nói với chàng:

Thiếu chi hoa lý hoa lài,
Mà anh lại chuộng hoa khoai trái mùa.

Chàng vội vàng ngắt lời:

Thương nhau bất luận giầu nghèo.
Dù cho lên ải xuống đèo cũng cam.

Và để nàng thêm an tâm chàng tiếp:

Tình thương quán cũng như nhà,
Lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói cao.

Nàng nghe chàng nói cũng tạm yên lòng, nên âu yếm nhìn chàng nói rằng:

Anh về thưa với mẹ thầy,
Có cho làm rể bên này hay không!?

Sau đó hai người về thưa với cha mẹ, hai bên đều được cha mẹ đồng ý, tác hợp nên họ sung sướng nói vói nhau:

Một thuyền một bến một giây,
Ngọt bùi ta hửơng đắng cay chịu cùng.

Và sau đó chẳng bao lâu thì hai người đã nên vợ nên chồng, họ sống thật hạnh phúc bên nhau. Tối tối người ta thấy chàng và nàng:

Sáng trăng trải chiếu đôi hàng,
Bên anh đọc sách bên nàng quay tơ./.


Tuổi trẻ...! Có lẽ là tất cả bí mật trong sức hấp dẫn của từng người không phải là ở khả năng có thể làm được mọi việc, mà là ở khả năng nghĩ rằng có thể làm được mọi việc.

Actanhang
  • Số bài : 71
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.06.2005
  • Nơi: Nghệ An
RE: CA DAO - 07.08.2005 19:22:55
Ðặc Sản Miền Trung Qua Ca Dao-Tục Ngữ

--Dải đất miền trung nhỏ hẹp chạy dài từ Thanh Hóa cho đến Bình Thuận. Mỗi địa phương đều có phong tục, tập quán, thổ sản khác nhau và miếng ngon vật lạ chẳng bao giờ thiếu vắng khách sành ăn lựa chọn phẩm bình.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc các loại đặc sản của miền trung đã được ông bà ta chọn lựa và truyền tụng qua nhiều thế hệ.

Nghệ An xưa nay nổi tiếng với cam Xã Ðoài, nhút Thanh Chương...

Ra đi anh nhớ Nghệ An
Nhớ Thanh Chương ngon nhút,
Nhớ Nam Ðàn thơm tương...



Vùng đầu nguồn Lam Giang còn có những đặc sản vùng cao như:

Tiếng đồn cá Mát sông Găng,
Dẻo thơm ba lá, ngon măng chợ Cồn.



Vào đến Quảng Bình thì có các loại sơn hào hải vị, những món thượng thừa trong khoa ẩm thực:

Yến sử Vĩnh Sơn
Cửa Khổng Cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu Quán Hàu
Rượu dâu Thuận Lý...



Ðến Thừa Thiên - Huế bạn sẽ được thưởng thức các loại trái cây ngọt ngào, thơm ngon:

Quýt giấy Hương Cần
Cam đường Mỹ Lợi
Vải trắng Cung Diên
Nhãn lồng Phụng Tiên
Ðào tiên Thế Miếu
Thanh trà Nguyệt Biều
Dâu da làng Truồi
Hạt sen hồ Tịnh...



Vào xứ Quảng được thưởng thức tiếp các món:

Nem chả Hòa Vang
Bánh tổ Hội An
Khoai lang Trà Kiệu
Thơm rượu Tam Kỳ...

Trái bòn bon hay còn gọi là trái Nam trân rất quý hiếm, ngày xưa thuộc loại tiến kinh, được nhắc nhở qua câu hò tâm tình ý nhị:

Trái bòn bon trong tròn ngoài méo
Trái sầu đâu trong héo ngoài tươi
Em thương anh ít nói ít cười
Ôm duyên ngồi đợi chín mười con trăng...

Ðất Quảng nổi tiếng với món don, ngon nhất là don Vạn Tường, bởi vậy mới có câu ca:

Cô gái làng Son,
Không bằng tô don Vạn Tường...

Xứ Quảng còn là đất mía đường:

Ai về Quảng Ngãi quê ta
Mía ngon, đường ngọt, trắng ngà, dễ ăn
Mạch nha, đường phổi, đường phèn
Kẹo gương thơm ngọt ăn quen lại nghiền

Quảng Ngãi còn nhiều đặc sản nổi tiếng khác:

Mứt gừng Ðức Phổ
Bánh nổ Ðức Thành
Ðậu xanh Sơn Tịnh...

Hoặc:

Mạch nha Thi Phổ
Bánh nổ Thu Xà
Muốn ăn chà là
Lên núi Ðịnh Cương...



Rời Quảng Ngãi vào Bình Ðịnh quê hương của dừa:

Công đâu công uổng công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan

Hoặc:

Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Ðịnh sợ dài đường đi...

Bình Ðịnh còn nổi tiếng một loại trái cây rừng, mà thuở xưa dùng để tiến kinh. Ðó là trái chà viên:

Quảng Nam nổi tiếng bòn bon
Chà viên Bình Ðịnh vừa ngon vừa lành
Chín mùi da vẫn còn xanh
Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn...



Từ Bình Ðịnh vượt đèo Cù Mông vào đất Phú Yên, nơi nổi tiếng có xoài ngon Ðá trắng:

Xoài đá trắng
Sắn phường lụa...

Phú Yên cũng là xứ đường mía, nhất là vùng La Hai, Ðồng Bò:

Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai
Ðất đỏ nhiều bắp La Hai nhiều đường

Nổi tiếng nhất phải nói đến sò huyết ở đầm Ô Loan, huyện Tuy An và cước cá ở thị xã Tuy Hòa đã được thi sĩ Tản Ðà ca tụng:

Phú câu cước cá, Ô Loan miếng hàu.



Vượt đèo Cả vào đất Khánh Hòa cũng có lắm hải vị sơn hào như:

Yến xào Hòn Nội
Vịt lộn Ninh Hòa
Tôm hùm Ðình Ba
Nai khô Diên Khánh
Cá tràu Võ Cạnh
Sò huyết Thủy Triều...




Vào Phan Rí, Phan Thiết là quê hương của cá, mắm ngon được cả nước truyền tụng. Nhờ cá mắm nhiều mà có lắm cuộc tình duyên mặn mà dí dỏm:

Cô kia bớt tóc cánh tiên
Ghe bầu đi cưới một thiên cá mòi
Chẳng tin giở thử ra coi
Rau răm ở dưới cá mòi ở trên


Ở miền trung đất đai khô cằn, đồng bằng nhỏ hẹp, biển cả mênh mông, núi rừng trùng điệp, có lắm của ngon vật lạ hấp dẫn đối với khách sành ăn. Ðây là một trong những tiềm năng của ngành Du lịch Việt Nam.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2005 19:28:24 bởi Actanhang >
Tuổi trẻ...! Có lẽ là tất cả bí mật trong sức hấp dẫn của từng người không phải là ở khả năng có thể làm được mọi việc, mà là ở khả năng nghĩ rằng có thể làm được mọi việc.

song
  • Số bài : 261
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.07.2005
RE: CA DAO - 16.08.2005 00:18:08
Ở nhà thì sợ bạn trông,
Ra đi thì nhớ dốc Ông dốc Dài.
Ở nhà thì nhớ bạn hoài,
Ra đi thì nhớ dốc Dài, dốc Ông.

maiyeuem
  • Số bài : 4042
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.05.2005
  • Nơi: Đồng bằng sông cửu Long
RE: CA DAO - 04.09.2005 16:17:00

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Yêu em anh cũng muốn vô
Sợ chuông nhà hồ ,sợ phá tam giang
Ta biết rằng cố quên là sẽ nhớ
Nên dặn lòng cố nhớ để mà quên

Quynh
  • Số bài : 775
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.05.2005
RE: CA DAO - 10.11.2005 23:01:28
Đêm qua, vật đổi sao dời.
Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan.
Đêm qua, rót đọi dầu đầy,
Bấc non chẳng cháy, oan mày dầu ơi !
Đêm qua, rót đọi dầu vơi,
Bấc non chẳng cháy, dầu ơi, oan mày !


***************************


Trên trời có đám mây vàng,
Bên sông nước chảy có nàng quay tơ.
Nàng buồn, nàng bỏ quay tơ,
Chàng buồn, chàng bỏ thi thơ học hành.
Nàng buồn , nàng bỏ cửi canh,
Chàng buồn, chàng bỏ học hành, chàng đi


************************


Gió đưa bông cúc bông trang,
Bông búp về nàng, bông nở về anh.

Gió đưa trăng thì trăng đưa gió,
Trăng lặn rồi, gió biết đưa ai?

Gió đưa trăng thì trăng đưa gió,
Quạt nọ đưa đèn, đèn có đưa ai?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.11.2005 23:03:35 bởi Quynh >

chuc_meo
  • Số bài : 49
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.10.2005
  • Nơi: cao nguyên đăk lăk
RE: CA DAO - 12.02.2006 18:59:21
đi thì nhớ vợ thương con
về thì nhớ củ khoai mon trên rừng
anh đây xuôi ngược chưa từng
vợ thì chưa có, núi rừng chưa lên!

damnile
  • Số bài : 8
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.06.2006
  • Nơi: châu thành, bến tre
RE: CA DAO - 06.06.2006 12:27:21
hi các ban mình có thể nói lời chào đến các bạn:
tặng cho các bạn các câu ca dao sau:
lời nói nào bạn kiềm chế được,nó là nô lệ của bạn
lời nói nào buột miệng thoát lên lời là ke sai khiến bạn.

quá khoan dung với người hung báo sẽ thành bất công với người lương thiện.



hi

Duy mot Minh
  • Số bài : 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 16.01.2007
RE: CA DAO - 31.07.2007 20:14:41
Cảm ơn bạn Ct.Ly. Mình rất thích bài viết trên đây.

TiêuXanh
  • Số bài : 5
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 26.09.2007
RE: CA DAO - 29.09.2007 00:04:36
Ra đi là sự đã liều
Nắng mai phố lạ , thôn chiều năm xưa


Rau răm đất cứng dễ bứng khó trồng
Dù thương cho lắm cũng chồng người ta


Dao cau rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc , mắt nàng nàng đưa
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.01.2008 08:17:40 bởi Huyền Băng >
Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người

lyenson
  • Số bài : 2686
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 18.06.2006
RE: CA DAO - 23.12.2007 01:23:47
Ca dao làm lòng người xao động, tình cảm dâng trào...
Và có câu đi theo suốt một kiếp người, vì một lẻ nào đó...(?)
Với tôi, câu ca dao
Tóc mai sợi vắn sợi dài
Kết duyên chẳng đặng thương hoài ngàn năm!
 
đi theo tôi gần 40 năm chỉ vì một xúc cảm bâng khuâng ngày trẻ.
 
Người ơi, gặp gỡ nhau chi
Trăm năm hỏi có duyên gì hay không?
 

 
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em lấy chồng, anh tiếc lắm thay...
...............
 
Ôi một thời tuổi trẻ...!

triều giang
  • Số bài : 71
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 23.11.2007
RE: CA DAO - 02.01.2008 09:02:03
trùi ơi! Ca dao tục ngữ nhìu quá chừng luôn đăng sao cho hết đây. Em cũng định đăng nhưng mà mấy câu hay hay mọi người dành hết gồi không biết đăng gì đây?
 

Panda_hoatien
  • Số bài : 208
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 14.01.2008
  • Nơi: TGTT
RE: CA DAO - 12.03.2008 09:29:41
TÌNH ĐỜI,TÌNH NGƯỜI.

Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ,phải dò nông sâu

Ai ơi chớ vội cười nhau
Ngắm mình cho tỏ trước sau hẵng cười

Thổi sáo phải biết truyền hơi
Khuyên người phải biết lựa lời mà khuyên

Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý,đây sen nhị hồ

Thương thay thân phận con rùa
Lên đình đội hạc,ra chùa đội bia

Người đời ai có dại chi
Khúc sông rộng hẹp phải tuỳ khúc sông

Thế gian chuộng của chuộng công
Nào ai có chuộng người không được gì

Rượu lạt uống riết cũng say
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm

Vất vả có lúc thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho

Trời có khi nắng khi mưa
Người còn khi sớm khi trưa thất thường

Chì khoe chì nặng hơn đồng
Sao chì không đúc nên cồng nên chuông

Anh hùng như thể thân lươn
Khi cuộn thì ngắn,khi vươn thì dài

Khó thì hết thảo hết ngay
Công cha cũng bỏ,nghĩa thầy cũng quên

Cách sông nên phải lụy thuyền
Nhưng đi đường liền ai phải lụy ai

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

Vai mang túi bạc kè kè
Nói quấy nói quá người nghe rần rần

Lễ lộc mang đến cửa quan 
Khác nào như thể mang than đốt lò

Yêu ai đừng nói quá ưa
Ghét ai đừng nói thiếu thừa như không
Khác nào quạ muợn lông công
Ngoài hình xinh đẹp trong lòng xấu xa

Làm người suy nghĩ xét ra
Cho tường gốc ngọn cho ra vắn dài

Khi ăn chẳng nhớ đến tai
Đến khi bị phỏng lấy ai mà rờ

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Trời nào có phụ ai đâu
Siêng năng thì giàu,có chí thì nên 

Mạnh vì gạo,bạo vì tiền
Có tiền có gạo là tiên trên đời

Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay

Làm người ăn tối,lo mai
Việc mình chớ dễ nhờ ai lo dùm

Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Trời nắng rồi trời lại mưa
Chứng nào tật nấy có chừa được đâu

Sông kia có lạ gì cầu
Lòng người nham hiểm biết đâu mà dò

Bởi anh tin bợm mất bò
Tin bạn mất vợ nằm co một mình

Khi nghèo thì chẳng ai nhìn
Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em

Lửa cháy còn chế thêm dầu
Người thì can gián,người chêm mãi vào

Có tiền chán vạn người hầu
Có bấc có dầu chán vạn người khêu

Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu

Càng thắm thì càng dễ phai
Thoang thoảng hoa nhài thì được thơm lâu

Đố ai lặn xuống vực sâu
Mà đo miệng cá uốn câu cho vừa

Sa chân bước xuống ruộng dưa
Dù ngay đến mấy cũng ngờ kẻ gian

Con sâu làm rầu nồi canh
Một người làm đĩ xấu danh đàn bà

Giàu sang lắm kẻ tới nhà
Khó khăn cha mẹ ruột rà cũng xa

Thương người người mới thương ta
Muối kia bỏ bể mặn đà có nơi

Thay quần thay áo thay hơi
Thay dáng thay dấp tính người không thay

Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang

Vàng thì thử lửa thử than
Chuông kêu thử tiếng,người ngoan thử lời

Vàng tâm xuống nước vẫn tươi
Anh hùng lâm nạn vẫn cười,vẫn vui

Chuyện mình giấu đầu hở đuôi
Chuyện xấu cho người vạch lá tìm sâu

Đàn đâu mà khảy tai trâu
Đạn đâu bắn sẻ.gươm đâu chém ruồi

Nói lời thì giữ lấy lời
Đừng như bươm bướm đậu rồi lại bay

Thức lâu mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết là người có nhân

Nói người phải nghĩ đến thân
Sờ tay lên trán thử gần hay xa

Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh lo lắng việc nhà làm ăn

Bấy lâu sao chẳng nói năng
Bây giờ năng nói thì trăng xế tà

Nực cười châu chấu đá xe
Tưởng rằng chấu ngã ai dè xe nghiêng

Mặc đời danh lợi bon chen
Thuyền trôi mặt nước,ngồi xem trăng ngà

Bánh bò gầy cái hôm qua
Hôm nay đem đổ lại ra bánh bèo

Thần tiên lúc túng cũng liều
Huống chi thân cú quản điều hôi tanh

Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông thanh khẽ đánh bên thành cũng kêu

Xưa kia ăn đâu ở đâu
Bây giờ có bí chê bầu rằng hôi

Tưởng rằng đá nát thì thôi
Nào ngờ đá nát nung vôi lại nồng

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Tối trời trăng sáng hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi

Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ là người lo toan

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người

Còn tiền chán vạn người mời
Hết tiền anh đứng trông trời thở than

Rượu ngon chẳng nệ be sành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may

Từ rày buộc chỉ cổ tay
Chim đậu thì bắt,chim bay thì đừng

Hơi đâu mà giận người dưng
Bắt sao cho được chim rừng đang bay

Dù ai nói đông nói tây
Thì ta vẫn vững như cây giữa rừng

Canh cải mà nấu với gừng
Không ăn thì chớ xin đừng mỉa mai

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

Bạn bè chuyện vãn vài phân
Chớ đem tấc dạ mười phần tuôn ra

Tằm vương tơ,nhện cũng vương tơ
Mấy đời tơ nhện được như tơ tằm

Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen

Muốn trong nước phải đánh phèn
Mua phèn phải tốn đồng tiền mới trong

Củi mục bà để trong nương
Hễ ai hỏi đến trầm hương của bà

Hoài lời nói kẻ vô tri
Một trăm gánh chì đúc chẳng được chuông

Chim khôn gìn giữ bộ lông
Người khôn khi nói cũng không dậm lời

Khó khăn đắp đổi lần hồi
Giàu sang chẳng lẽ chỉ ngồi ăn không

Thứ nhứt sợ kẻ anh hùng
Thứ nhì sợ kẻ bần cùng cố thây

Anh đây như thể lão chài
Vực sâu anh thả lưới,bãi chài anh buông câu

Có trầu mà chẳng có cau
Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm

Chữ nhẫn là chữ tượng vàng
Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu

Ai ơi !Chớ vội cười nhau
Cây nào mà chẳng có sâu chạm cành

Cạn thì cuộn áo xăn quần 
Sâu thì phải dấn cả thân ướt đầm

Xuống ghe lựa chỗ mà ngồi
Chèo nghiêng nước đổ bạn ngồi phía mô

Cá khôn chẳng núp bóng dừa
Gái khôn chẳng thể lê la nhà người

Người khôn nói ít làm nhiều
Còn như người dại lắm điều điếc tai

Chớ nên trông đợi rủi may
Cứ tin vào ở chân tay sức người

Đời người kể được bao lâu
Công danh bánh vẽ,sang giàu chiêm bao

Khi yêu quạt ấm cũng cho
Khi ghét thì cái quạt mo cũng đòi

Chăm chăm chỉ biết véo người
Ai mà véo lại rụng rời chân tay

Rế rách cũng đỡ phỏng tay
Lư đồng hết sáng cũng vương mùi trầm

Nước lên thì nước lại ròng
Dễ gì bắt được con còng trong hang

Bề trên mà biết bao dung
Thì trăm kẻ dưới hết lòng mến yêu

Tưởng rằng củi mục dễ đun
Ngờ đâu củi mục khói um cả nhà

Gẫm xem sự thế thăng trầm
Xưa ông mặt lớn,nay thằng tay trơn

Đã lâu mới gặp bạn quen
Cũng bằng nấu cháo đậu đen xanh lòng

Thử xem thế sự thăng trầm
Xưa ngơi gác tía,nay nằm chòi tranh.

Nước dưới sông hết trong thì đục
Vận người đời lúc nhục,lúc vinh.
                                             (Ca dao-st) 
Lệ xóa cho em được không những kỷ niệm đắng
Lời nói yêu thương ngày xưa có trở về tìm?

v_chi
  • Số bài : 17
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.02.2008
  • Nơi: Ha noi
RE: CA DAO - 08.07.2008 15:50:20
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
 
Nhà thơ Phùng Quán khi còn sống đã viết bài đăng trên báo Hội Nông Dân Việt Nam với lời kêu gọi đuổi mấy câu trên ra khỏi ca dao tục ngữ Việt Nam. Lý do ông đưa ra :Người Việt Nam sống thủy chung nhân nghĩa có trước có sau.Bốn câu trên ẩn đằng sau nó là sự vong ân bội nghĩa { Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn..} Sự vong ân bội nghĩa mà chế độ CS đã làm đối với những người đã từng tin tưởng họ đi theo họ và chiến đấu hy sinh vì chế độ CS.Nhà thơ Phùng Quán đã từng bị liệt vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm trong những năm 60 của thế kỷ trước.Ông bị đưa đi cải tạo ở Thái Nguyên làm trang trại và chịu nhiều cơ cực.Tôi đọc dược bài báo trên trong bản in thử và số báo đó đã bị đình bản, do đó ít người được biết
 
Thuỳ chi

tranthanhxuan
  • Số bài : 48
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.05.2007
  • Nơi: Đại học Sư phạm Hà Nội
RE: CA DAO - 06.11.2008 15:20:44
xin cho phuc hôi bài trả lời về ca dao tôi đã viêt hôm trước