TÂM TÌNH CAO NIÊN ĐÔNG NAM HOUSTON 2009
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 16 trên tổng số 16 bài trong đề mục
Trần Mạnh Hùng 14.02.2010 13:33:53 (permalink)
KHAI BÚT ĐẦU XUÂN
Giao thừa 30.12.Kỷ Sửu
13.2.2010; 01:33:53 Canh Dần  


CUNG CHÚC TÂN XUÂN


MAI VÀNG TRƯỚC NGÕ


Năm hết Tết đến, nhà nhà chuẩn bị đón mừng xuân mới, năm Tây tính theo dương lịch, là tính theo vòng quay của mặt trời, năm ta tính theo âm lịch, là tính theo vòng quay của mặt trăng, người ta năng đi ra ngòai nắng gió thì da dẻ hồng hào, nếu cứ quanh quẩn trong nhà, lâu ngày con người yếu ớt, da dẻ xanh mét, như cây kiểng không đem ra ngòai nắng dễ bị héo úa, tâm hồn héo hon, buồn phiền những khi bất hòa với người khác thì cần xét mình và cần sửa lỗi mình, thì dễ hơn là sửa lỗi người kia, vì trên thân thể mình, đau chỗ nào, ngứa chỗ nào, chỗ nào cứng, chỗ nào mềm, thì mình dễ biết hơn, sửa lỗi mình, cũng như tắm gội cho mình thì dễ hơn tắm gội cho người khác, tắm gội cho mình thì lau chùi kỳ cọ ghét dơ bẩn của mình thì mình không ngán, không ngại, tắm cho người khác thì họ mắc cở, chỗ nào họ đau, họ ngứa, họ nhột thì mình không rõ, chỗ nào họ dơ dáy thì mình gớm, mình ngại. Sửa lỗi người giống như họ có cái mụn nhọt, nếu mình xức thuốc, khui ra không khéo làm họ đau, sẽ nổi quạu, gây gỗ, bất bình còn tai hại. Bởi thế Tạo Hóa sinh ra con người có hai lỗ tai nhưng chỉ có một cái miệng nhắc nhở người ta nghe nhiều và nói ít, nghe nhiều thì học hỏi được nhiều điều hay điều lạ, khi ra đường thì nhớ mang theo nón hay dù để phòng khi mưa nắng, nói năng cũng vậy vi “Môi hở răng lạnh” “Hở môi ra gió lọt vào”, nói nhiều mà lựa lời hay ý đẹp còn nói để người ta mích lòng thì tự chuốc khổ vào thân, ấy là:

“Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy thì trông nhiều bề”.

Khi làm việc gì cân nhắc mọi bề, nhất là trong gia đình có nhiều khó khăn. Khó nhất là tu tại gia, thứ hai tại chợ, thứ ba tại chùa” Những người có lòng đến chùa thì có tâm hỉ xã từ bi, còn ở gia đình vì va chạm tiếp xúc hằng ngày dễ tranh chấp lắm.

Tình thương của cha mẹ đối với con cái, của con cái đối với cha mẹ, của anh chị em đối với nhau thì không thay đổi vì “máu chảy ruột mềm”, nhưng tình yêu vợ chồng thì dễ đổi thay, cổ nhân có nói “Anh em như thủ túc, vợ chồng như y phục”. Tình thương của con cái đối với cha mẹ không thay đổi, nhưng lâu ngày cũng phai nhạt khi họ đi lập gia đình riêng thì tình thương đó san sẻ cho vợ chồng con cái nhiều hơn là khi còn nhỏ ở với cha mẹ. Trái lại tình yêu vợ chồng tuy dễ đổi thay, nhưng có nhiều cặp vợ chồng bách niên giai lão, chung sống đến bạc đầu, vì “Gừng càng già càng cay” vì họ biết thuận hòa, “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn, thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi”, khi bệnh hoạn, ốm đau, họ săn sóc nhau cũng tự nhiên và tận tình hơn là nhờ người ngoài giúp.

Các ông bà những lúc rảnh rỗi thường kể chuyện cổ tích cho các cháu nghe, ngoài các rạp chiếu bóng cũng vậy, cứ chiếu đi chiếu lại các phim ảnh cũ, như Cô Bé Lọ Lem, Người Đẹp Ngủ trong Rừng ( La Belle au Bois Dormant ) hay các hãng nước ngọt Coca Cola cứ quảng cáo năm này qua năm nọ hoài, các ca khúc, tình khúc bất hủ vượt thời gian và không gian, vì các cháu bé hàng hàng lớp lớp lớn dần lên chưa được coi và được nghe, những cô cậu hồi xưa nay đã là người lớn thì những phim đó là cũ, nhưng đối với cô cậu bé con ngày nay thì là mới, cũ người mới ta.

Nói như vậy thì tình yêu vợ chồng cũng vậy, nếu đem san sẻ tình cảm của người đàn ông cho các người khác, đối với người vợ là cũ, nhưng đối với người khác là mới, mà cái gì mới đều là đẹp, đó là người vợ chia sẻ hạnh phúc cho người, là tạo hạnh phúc cho mình, như dòng nước sông chảy đi thì dòng nước khác chảy tới, không bao giờ ngừng, khi ta nhồi trái banh xuống nền nhà thì nó dội lại. Trong phòng tối ta cầm đèn pin dọi vào gương thì một vòng sáng phản chiếu lên vách tường, mặt trời rọi vào bóng đêm của trái đất thì phản chiếu ra mặt trăng, đó là định luật phát ra và phản chiếu, hay khi ta xịt nước hoa cho người khác mà ngược gió thì ta cũng thơm tho.

Hạnh phúc gia đình có ấm cúng hay không, phần lớn là do người vợ nhiều hơn người chồng, vì người nam là dương, biểu tượng của mặt trời, sưởi ấm nhưng đôi khi cũng nóng bức, còn người nữ là âm, biểu tượng mặt trăng thì dịu dàng hiền thục, muốn gia đình hạnh phúc thì người vợ thường phải hi sinh, phải chịu thiệt thòi đôi chút, thì người đàn ông mới cảm động, mới mặn nồng như buổi đầu, như én liệng đầu cành, như mai vàng trước ngõ, như trăng lên đỉnh núi, như hoa nở đêm xuân.

Tân xuân vạn phúc, trước thềm năm mới, năm nay là năm con Heo, tượng trưng cho sự vui mừng, vì con heo quay không thể thiếu trong những ngày lễ ngày Tết, trong lễ hỏi, lễ cưới, trong các tiệc liên hoan của các hội đoàn hay mừng thọ.

Nói đến mừng thọ thì trong ngày Tết là dịp con cháu cùng về tề tựu đông đủ để chúc tuổi ông bà cha mẹ, ngoài trà rượu bánh mứt, con cái còn chúc tuổi các cụ bằng bao đỏ, để tỏ lòng nhớ ơn công đức sinh thành, đó là tục lệ đã có từ bao đời nay, để ông bà lì xì cho các cháu bé, xã giao với bạn già, và còn có chút đỉnh gửi về quê nhà giúp đỡ các cụ già yếu bệnh hoạn.

Nhân dịp Xuân về, kẻ viết bài này xin đóng góp một vài ý kiến tản mạn. Xin cầu chúc cho mọi người được mọi sự may mắn và vui vẻ trong năm Đinh Hợi.

Tháng 1 năm 2007.


MATTHEW LÊ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.02.2010 08:04:04 bởi Trần Mạnh Hùng >
#16
    Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 16 trên tổng số 16 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9