Hồ Chí Minh --Đôi điều cảm nghĩ
nguyễn thế duyên 01.11.2009 01:42:46 (permalink)
                   Hồ Chí minh—Đôi điều cảm nghĩ
 
Trước khi đi vào bài viết này tôi cần phải khẳng định với các bạn rằng: Tôi không phải là đảng viên cộng sản, cũng chưa bao giờ làm một quan chức gì, dù là nhỏ nhất , trong chính quyền hiện nay và tôi xuất thân từ một gia đình quan lại , phong kiến. Bố tôi đã từng là nghị viên Bắc kì (Xin các bạn lưu ý nghị viên bắc kì chứ không phải là nghị viên hàng tỉnh) Hồi còn triều nguyễn của Bảo Đại, mỗi khi tế nam giao, chỗ đứng củabố tôi còn trên cả tổng đốc các tỉnh. Tôi nói thế không phải để  khoe mẽ gì gia thế của mình đâu mà để cho mọi người hiểu rằng những điều tôi viết dưới đây không phải là những lời của một kẻ cơ hội nhằm bênh vực một chế độ đã cho mình qua nhiều lợi lộc mà đây là những điều suy nghĩ của một người Việt nam yêu tổ quốc mình, yêu dân tộc mình.
Điều trước tiên tôi muốn nói với các bạn rằng:
Một dân tộc vĩ đại phải là một dân tộc sinh ra được những con người vĩ đại. Con người đó sẽ vượt qua mọi định kiến về chính trị, tôn giáo, vượt qua mọi sự gen gét thông thường của con người để sống mãi cùng đất nước và dân tộc của họ. Mọi người ở đất nước ấy, bất kể là ai, có chính kiến gì, tôn giáo nào. Dù là kẻ cầm quyền hay một người đàn bà nghèo khổ, tất cả đều cảm thấy tự hào vì đất nước mình, dân tộc mình đã sinh ra được một con người như vậy.
Một dân tộc không sinh ra được một người con như thế thì dân tộc đó chưa phải là một dân tộc thực sự vĩ đại.
Trung quốc là một cái nôi văn hóa của nhân loại và ở đấy đã sinh ra một con người như thế. Khổng tử. Trải qua hàng nghìn năm, tên tuổi của khổng tử luôn luôn gắn với nền văn hóa trung hoa, cho dù thời Cách mạng văn hóa người ta đã từng mang khổng tử ra đấu tố nhưng tên tuổi của ông vẫn sống mãi với nền văn hóa trung hoa. Mọi người dân trung quốc ai ai cũng tự hào vì dân tộc mình đã sinh ra ông
Một đất nước một tỷ hai con người mới hun đúc lên được một khổng tử. Quá ít. Đảng cộng sản Tung quôc chắc rằng cũng muốn đưa thêm một, hai lãnh tụ của họ nữa lên hàng vĩ nhân của thế giới nhưng tiếc thay, mục đích ấy họ đã không đạt được vì những vết đen lịch sử mà dù có cố gắng đến mấy họ cũng không thể xóa sạch. Mao Trạch Đông với cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình với vụ đàn áp Thiên An Môn, với việc cố vấn cho bọn Pôn Pốt sáng tạo ra một chính thể diệt chủng duy nhất của loài người.
Tôi đưa trung quốc và Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình ra làm ví dụ để chúng ta hiểu rằng :Sự xuất hiện của một vĩ nhân nằm ngoài ý chí của chúng ta. Chúng ta muốn có cũng không được và muốn đạp đổ vĩ nhân ấy càng không được. Càng cố gắng đạp đổ ta chỉ càng làm cho bậc vĩ nhân ấy thêm chói sáng, còn ta lại hiện nguyên hình thành một kẻ đê tiện vô văn hóa
Từ một mảnh đất Trung nguyên bé tý, dân tộc Hán đã từng bước chinh phục, tiêu diệt các nước xung quanh theo chiến thuật vết dầu loang. Đi đến đâu, nền văn hóa của họ cũng xâm chiếm các nền văn hóa của các nước sở tại và gần như xóa bỏ nền văn hóa đó và đặt được nền văn hóa Trung Hoa vào các dân tộc bị chinh phục. Sức mạnh của nền văn hóa Trung Hoa mạnh đến nỗi nhiều lần dân tộc Hán bị xâm lược nhưng ngược lại nền văn hóa của kẻ đi xâm lược lại bị chính nền văn hóa của dân tộc bị chinh phục thôn tính ( Thời kì Nguyên Mông, Thời thanh) Một nền văn hóa như thế tất sẽ phải sản sinh ra một người như Khổng tử
Dù cho con tim nóng bỏng của tôi không muốn nói nhưng bộ óc sáng suốt và lạnh lùng của tôi cũng đành phải nói rằng :Dân tộc Hán quả thật là một dân tộc vĩ đại.
Chúng ta hãy sang một nước châu á khác. Ấn độ! Đây cũng là một cái nôi của nền văn minh nhân loại và ở đấy cũng sinh ra một bậc vĩ nhân khiến cả nhân loại phải tôn thờ đó chính là Đức phật. Nói đến Đức phật là chúng ta phải nói đến những người cộng sản bởi vì giáo lý của đức phật là hoàn toàn ngược với chủ trương bạo lực cách mạng của những người cộng sản. Thế nhưng tất cả những người cộng sản trên thế gới đều nói đến đức phật với một tấm lòng thành kính và những người cộng sản Ấn độ cũng tràn đầy tự hào khi đất nước Ấn độ đã sinh ra Người. Các bạn ạ. Những bậc vĩ nhân xóa nhòa đi gianh giới của những chính kiến chính trị.
Chúng ta hãy quay sang châu âu, hãy đến với nước Đức. Nếu theo như cái suy nghĩ của những người đang cố đạp đổ thần tượng Hồ chí minh của chính dân tộc họ, thì chắc chắn ngưôi Đức sẽ phải quật mồ ông Mác, tổ sư của chủ nghĩa cộng sản, kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa tư bản chứ. Không!
Ngược lại. Người Đức tự hào vì đân tộc mình đã sinh ra Các Mác. Tên của ông được đặt cho một đường phố lớn tại béc linh. Sách của ông được bày bán đầy trong các hiệu sách của nước Đức.
Chúng ta hãy đến nước Nga. Lăng Lê Nin vẫn còn. Thi hài người vẫn còn. Quốc thiều thời Liên bang xô viết của người vẫn còn. Các bạn nghĩ gì hỡi những người muốn đạp đổ hình tượng Hồ chí minh khi nghe câu nói nổi tiếng của một trong những người đã đạp đổ liên bang xô viết, tổng thống Nga Putin
      -Nếu quên đi thời kì đó , chúng ta sẽ là những người không có trái tim. Nhưng nếu giữ lại thời kì đó chúng ta là những người không có cái đầu..
Các bạn, những người đang cố gắng đạp đổ hình tượng Hồ chí minh của dân tộc mình, các bạn không có cái gì đây? Trái tim hay cái đầu. Hay các bạn không có cả hai?
Một vài năm gần đây , những người Việt nam ở hải ngoại đang rộ lên một làn sóng muốn đạp đổ hình tượng Hồ Chí Minh. Tôi đã đọc những bài viết của họ và tôi cũng đã suy nghĩ một cách nghiêm túc những vấn đề mà họ đã đặt ra. Nhưng với tư cách là một người Việt nam, rất tiếc, tôi đã không thể đồng ý với họ. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu lich sử nên trong bài viết này, tôi không đánh giá ông Hồ theo con mắt của một nhà sử học. Lich sử là một môn khoa học, nó đòi hỏi những sử liệu chính xác và tin cậy. Không thể đánh giá một con người của lịch sử bằng những thứ “Nghe nói” “Theo ông… “ “Hình như” được. Ở đây, tôi xin được đánh giá ông Hồ theo quan điểm nhân văn với một phương pháp luận như sau . Ta thử giả sử  công nhận những  điều mà những người muốn đạp đổ ông Hồ đưa ra là có thật đi và ta thử nhìn nhận đánh giá những sự kiện ấy theo một góc độ khác để hiện lên một hình tượng Hồ chí Minh theo cách nhân văn mà những sự kiện đó mang lại. Những đánh giá và nhận định của tôi về cụ Hồ nếu dưới góc độ lịch sử thì những nhận định ấy chỉ được dựa trên những sử liệu đã được công bố mà tất cả mọi người đều thừa nhận
Nói đến cái sai lầm của ông Hồ Chí Minh, không ai bảo ai , tất cả đều đổ xô vào vụ cải cách ruộng đất. Vâng! Rất tiếc đó là một sai lầm mà với cương vị là một chủ tịch đảng, chủ tịch nước ông Hồ không thể chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhưng ở đây, chúng ta phải xét đến sai lầm này ở bốn khía cạnh sau
1—            Ông Hồ phải chịu trách nhiệm đến đâu trong cái sai lầm này?
2—            Sai lầm này diễn ra trong một hoàn cảnh như thế nào?
3—            Tuy có mắc sai lầm nhưng cải cách ruộng đất phải chăng là một thất bại?
4—            Khi đã phát hiện ra sai lầm ông Hồ Chí Minh đã làm gì để sửa chữa sai lầm đó?
Về vấn đề thứ nhất rất dễ giải đáp. Người chịu trách nhiệm chính trong sai lầm của cải cách ruộng đất là ông Trường Chinh, tổng bí thư Đảng, người được trung ương phân công chỉ đạo, điều hành về cải các ruộng đất. Tuy nói như vậy nhưng với tư cách là chủ tịch đảng, ông Hồ chí minh không thể chối bỏ trách nhiệm của mình mà phải là người liên đới chịu trách nhiệm. Không thể nói vô căn cứ như mấy vị ở hải ngoại “Tội ác là của ông Hồ còn Trường Chinh chỉ là con dê tế thần của cụ Hồ thôi” vì theo như trong hồi kí “Giọt nước trong biển cả” của ông Hoàng văn hoan để chuẩn bị cho cải cách ruộng đất cụ đã cho họp quốc hội và trung ương đảng ra những nghị quyết rất rõ ràng về cải cách ruộng đất
                    “Cương lĩnh rộng đất của Đảng
Tịch thu ruộng đất, trâu bò, tài sản của bọn việt gian bán bán nước
Tịch thu hoặc trưng thu(Tùy tội nặng nhẹ) ruộng đất, trâu bò, tài sản của bọn cường hào gian ác, địa chủ phản động
Trưng mua, ruộng đất, trâu bò, tài sản của địa chủ kháng chiến và địa chủ thường. Địa chủ kháng chiến, nhân sỹ dân chủ được chiếu cố thích đáng
Không được động đến ruộng đất, trâu bò, nhà cửa , tài sản của trung nông
Không được động đến ruộng đất của những người có ít ruộng phải phát canh. Vì tham gia kháng chiến vì không có lao động hay vì những lí do khác”
                                       
               Luật của quốc hội về cải cách ruộng đất
Trong những chương điều của luật này ta đặc biệt chú ý đến chương 4 có hai điều quy định
Điều 34—Thành phần giai cấp do hội nghị đại biểu nông dân bình nghị. Những người đương sự phải được dự hội nghị để tham gia bình nghị
Điều 37—Đối với kẻ phạm pháp thì xét sử theo pháp luật, nghiêm cấm việc bắt bớ và giết chóc trái phép, đánh đập và dùng mọi thứ nhục hình khác
Về đường lối là đã quá rõ ràng. Không thể nói Trường chinh là vật tế thần được. Rõ ràng sai lầm ở khâu thực hiện. Vậy ông Trường Chinh không chịu trách nhiệm thì ai chịu vào đây?
 
                                   
Về vấn đề thứ hai “Sai lầm diễn ra trong hoàn cảnh nhưthế nào?” Câu hỏi này rất khó tìm được câu trả lời vì gần như không có những tư liệu chính thức. Chúng ta chỉ có thể suy đoán thông qua những thông tin ít ỏi hiện có. Nhưng câu hỏi này cần được làm sáng tỏ vì trả lời được câu hỏi này chúng ta có thể mở ra được những phát hiện mới về một chân dung đích thực của cụ Hồ.
Cải cách ruộng đất là một vấn đề rất lớn. Để chuẩn bị cho việc này quốc hội đã họp ra hẳn một nghị quyết về vấn đề này. Ba trong số bảy ủy viên bộ chính trị (Non nửa số ủy viên bộ chính trị) trong đó có trưởng ban tổ chức trung ương làm ủy viên và đích thân tổng bí thư đảng Trường Chinh làm trưởng ban cho thấy tầm quan trọng của cải cách ruộng đất. Một vấn đề lớn đến như thế mà theo như cuốn hồi kí “Giọt nước trong biển cả” của ông Hoàng Văn Hoan thì (Xin trích dẫn nguyên văn)
“Hồ chủ tịch tuy không ở trong ủy ban cải cách ruộng đất. nhưng với cương vị là chủ tịch đảng,đã nghiêm khắc tư phê bình trước hội nghị về việc thiếu kiểm tra đôn đốc, và chủ trương kiên quyết sửa sai”
Có một điều gì đó không bình thường ở đây. Một vấn đề lớn đến như thế mà cụ Hồ lại “Thiếu kiểm tra đôn đốc”? Quá vô lý, Chúng ta nên nhớ trong năm 1955 có một hội nghị trung ương họp nghe báo cáo thí điểm về cải các ruộng đất tại Thái nguyên. Trong đợt này có năm trăm địa chủ lọt lưới và bốn trăm địa chủ bị quy sai và cũng theo như ông Hoàng Văn Hoan
“Các ủy viên trung ương đã nêu lên rằng :Những người lọt lưới thì sau có thể quy định lại , nhưng những người bị quy sai thì mất hết cả tài sản , danh dự, gây thành một sự thù oán trong nhân dân. Đó là một việc rất nguy hiểm không thể để xảy ra tình trạng ấy”
Không thể nào một chủ tịch đảng lại không biết một hội nghị trung ương đang họp về vấn đề gì. Rõ ràng là ông Hồ đã biết tất cả những sai lầm của cải cách ruộng đất từ khi nó mới manh nha hình thành nhưng ông lờ đi coi như không biết. Tại sao vậy? để trả lời câu hỏi này chúng ta chỉ còn cách giả thiết và chỉ có hai cách giả thiết
Giả thiết thứ nhất—Ông Hồ thấy cải cách ruộng đất là đúng, đấu tố địa chủ là đúng, chuyện bắn giết là đúng không cần phải quan tâm
Cái giả thiết này nghe không hợp với tính cách của ông Hồ. Điều này thể hiện rõ trong cuộc nói chuyện giữa ông Hồ với Mao trạch đông và Lưu thiếu Kì năm 1960
 
Ông Hồ đã tuyên bố rằng ngay cả việc giết kẻ thù cũng không được đạo đức; Mao đã trả lời ông ta: “Tưởng Giới Thạch giết, tôi giết, đó không phải là một vấn đề đạo đức. Và Lưu Thiếu Kỳ thêm vào là viện đến đạo đức khi ta phải đối phó với những tên tư bản chống cách mạng là không thích đáng .”
                                   Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
Vậy thì chỉ còn cách giả thiết thứ hai là bản thân ông Hồ cũng không tán thành cải cách ruộng đất theo hình mẫu trung quốc nhưng tình thế không cho phép ông can thiệp. Theo tôi giả thiết này hợp lý hơn giả thiết thứ nhất . Vậy câu hỏi đặt ra tiếp theo sẽ phải là
Vậy tình thế đó là tình thế gì?
Câu hỏi này rất dễ trả lời. Chắc chắn thời ấy có hai vấn đề khiến ông Hồ đau đầu
Điều thứ nhất—Hầu như tất cả ban lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam thời ấy đều bị ảnh hưởng nặng nề vào tư tưởng cộng sản quá khích của Trung quốc. Những hình mẫu của trung quốc đã ăn sâu vào tiềm thức của những người lãnh đạo việt nam thời bấy giờ (Trừ cụHồ)và đã trở thành một thứ giáo điều. Nhìn vào lịch sử phát triển của cách mạng việt nam ta sẽ thấy rõ ngay điều đó. Nhứng nhà cách mạng VN tất cả đều hoạt động ở Trung quôc trong rất nhiều năm. Cách mạng vô sản ở trung Quốc là cách mạng duy nhất họ nhìn thấy tận mắt, sờ được tận tay còn phe xã hội chủ nghĩa thì họ chỉ nghe nói đến. Hàng hóa viện trợ của trung quốc là một thực tế đập vào mắt họ. Nhiều năm sống và hoạt động ở trung quốc khiến tình cảm với trung quốc trở nên gắn bó và thân thiết. Điều đó là có cơ sở và vô hình dung họ trở thành những người Mao ít. Cứ áp dụng những thứ trung quốc đã làm vào VN là nhất định đúng vì nó đã đúng ở trung quốc rồi. Và cũng còn một điều này nữa mà chúng ta phải thừa nhận là, không giống với ông Hồ hồi đó hầu hết những người lãnh đạo của cách mạg VN đều còn tất trẻ tuổi (Chỉ khoảng trên dưới bốn mươi một chút) trình độ học vấn phải nói là thấp và chưa đi đâu ra ngoài xã hội Vn ,Cùng lắm là đi sang trung quốc một đất nước có trình độ xã hội gần giống với việt Nam. Với những người như vậy họ tin vào một hình mẫu đã thành công là một điều đương nhiên
Thậm chí điều đó còn thể hiện rõ trong điều lệ Đảng mà đại hội đảng cộng sản lần thứ hai đã ghi rõ
“Đáng lao động việt nam lấyhọc thuyết Mác Ăng gen,Lê nin,stalin Và tư tưởng Mao trạch Đông kết hợp với thực tế VN làm nền tảng tư tưởng của đảng và kim chỉ nam cho tất cả mọi hành động”
Và trong bức điện đại hội thành lập đảng lao động Vn gửi đảng cộng sản Trung quốc có đoạn viết
“Đảng lao động việt nam nguyện noi gương anh dũng đảng cộng sản Trung quốc. Học tập tư tưởng Mao trạch Đông, tư tưởng lãnh đạo nhân dân trung quốc và các dân tộc á đông trên con đường độc lập tự chủ”
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của ông Trường chinh ca ngợi đảng cộng sản trung quốc
Có người cho rằng, thời kì ấy trung quốc là nước gần như duy nhất viện trợ cho cuộc kháng chiến của chúng ta nên chúng ta cũng đành phải tung hô chứ thực tình thì trung quốc cũng không ảnh hưởng đến tư tưởng của chúng ta đến thế Nhưng xin hỏi thời đánh Mỹ còn ác liệt hơn, khó khăn hơn sao chúng ta không tung hô đến như vậy? rõ ràng thời kì đó ảnh hưởng của Trung quốc đối với VN là cực kì to lớn ( Và có vẻ gần như là độc tôn)
Điều thứ hai—T ừ khi bắt đầu chiến dịch biên giới, Trung quốc đã viện trợ cho cách mạng Vn rất nhiều. Đi kèm với viện trợ đó là những đoàn cố vấn cả trong quân sự lẫn trong chính trị. Không một tài liệu nào nói đến quyền lực của những đoàn cố vấn ấy lớn đến đâu, liệu có lớn như cố vấn Mỹ với quân đội của Ngô đình diệm hay không ? Nhưng tôi nghĩ rằng lớn vì theo cuốn hồi kí của ông Võ nguyên Giáp khi viết về trận điện biên phủ khi ông quyết định chuyển phương án tác chiến từ đánh nhanh thắng nhanh của các cố vấn trung quốc sang đánh chắc, tiến chắc của mình thì ông đã phải nói
      “Trong ngày hôm đó tôi đã phải thực hiện được một quyết đinh khó khăn nhất trong đời chỉ huy của mình”
Trước khi họp đảng ủy mặt trận ông Giáp đã phải sang bàn bạc lại với ban cố vấn trung quốc. Còn một chi tiết này để thấy rõ ông Hồ đã phải chịu một sức ép như thế nào từ trung Quốc. Đấy là lời nhận xét của Lưu thiếu Kỳ nói về cụ Hồ năm 1963
Hồ luôn luôn là người hữu khuynh. Khi chiến tranh Đông Dương chấm dứt, ông ta không thể quyết định là thiết lập một chế độ tư bản hay một chế độ theo xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi đã quyết định cho ông
                                   Alain Ruscio phổ biến năm 1990, trang 34-36:
Xin hãy lưu ý đến câu” Chúng tôi phải quyết định cho ông” Câu này thể hiện rõ trung quốc đã bám được rễ vào số lãnh đạo của chúng ta vì nếu không bám rễ vào được số lãnh đạo của chúng ta họ không thể quyết định thay cho ông Hồ được
Trong tình hình ấy rõ ràng với tư cách là lãnh tụ, ông Hồ có hai việc cần phải làm ngay, làm khẩn cấp vì hai điều này liên quan đến sự sống còn của cách mạng VN đó là
1—            Phải làm cho các ủy viên trung ương thấy trung quốc không phải là một hình mẫu lý tưởng . Không thể giáo điều, rập khuôn theo hình mẫu trung quốc
2—            Phải nhanh chóng tìm cách bẩy càng nhanh càng tốt những cố vấn của trung quốc về nưốc
Rõ ràng với hai mục tiêu trên thì việc để cho cải cách ruộng đất càng sai lầm càng tốt. Vì cải cách ruộng đất được nhập khẩu nguyên mẫu từ trung quốc vào Vn. Chắc chắn là sẽ có người nói rằng làm như thế là không nhân đạo. Phải ngăn chặn ngay từ đầu không thể cho tội ác phát sinh nhưng đấy là cách nghĩ, cách làm của chúng ta, những người dân bình thường, những người không phải đắn đo xem nên để chết hai trăm con người hay nên để chết hai triệu con người. Làm lãnh tụ phải khác. Phải nghĩ đến toàn cục. Phải nghĩ đến cả một dân tộc chứ không thể nghĩ đến một vài cá nhân nào được cho dù đó là ân nhân của mình. Nếu bạn nào đó đã đọc Tam quốc diễn nghĩa xin hãy nhớ đến đoạn Khổng minh gạt lệ chém Mã tốc thì sẽ thấu hiểu cụ hồ chắc cũng phải đau đớn lắm khi phải dùng đến cách này.
   Nhân đây ta cũng phải nói rộng vấn đề ra ngoài chủ đề một chút. Nhận định về cụ Hồ có nhiều nhà sử học trên thế giới cho rằng “Cụ Hồ thực chất là một người Khổng giáo. Cụ chỉ mượn cái áo của chủ nghĩa cộng sản để làm phương tiện cho mục đích giành lại độc lập tự do cho dân tộc của mình”
Về nhận định này đúng hay sai thì có lẽ chỉ có mình cụ Hồ là trả lời được. Nhưng nếu điều đó là đúng ,mà theo tôi ít nhất điều đó đúng một nửa vì dù sao cụ cũng không thể mất đi cái chất nho học trong con người cụ mà cụ đã được giáo dục từ nhỏ. Và cả điều nhận xét của Lưu thiếu Kì “Hồ luôn hữu khuynh. Sau khi chiến tranh đông dương kết thuc, ông ta không thể quyết định là lập chế độ tư bản hay một chế độ theo xã hội chủ nghĩa”. Điều đó có nghĩa là cụ phải dấu đi rất kín những tư tưởng thực của mình vì xung quanh cụ là những người cộng sản nhiệt thành. Muốn cho những người này hiểu ra cái sai của một hình mẫu đã có sẵn là một điều rất khó khăn. Không thể dùng lý luận suông mà phải bằng những thực tế hiển nhiên nên cụ đành phải kiên nhẫn chờ đợi cho cái sai của hình mẫu ấy xuất hiện. Chắc chắn cụ không thể không biết, sai lầm về chính trị bao giờ cũng đi kèm với sinh mạng con người nhưng nếu nôn nóng thì chính cụ cũng bị vô hiệu hóa. Chúng ta nhìn vào Chu ân Lai của Trung quốc thời cách mạng văn hóa sẽ thấy ngay vấn đề của cụ Hồ. Không thể nói Chu ân Lai đồng tình với chủ trương cách mạng văn hóa của Mao trạch đông . Ông ta biết nó sai nhưng nếu chống lại thì chính bản thân ông cũng bị giết như lưu Thiếu kì, Bành Đức Hoài, Chu đức V..V…Không phải Chu Ân Lai sợ chết mà là ông phải sống để bảo vệ những thành quả của cách mạng và bảo vệ những người cộng sản chân chính. Chính nhờ có ông mà một loạt các nhà lãnh đạo trung Quốc như Đặng tiểu Bình đã thoát chết  và họ đã đập tan được bè lũ bốn tên, cứu thoát được hàng nghìn, thậm chí hàng vạn con người tránh được lưỡi hái của tử thần
Còn một câu hỏi nữa chắn chắn rằng có người sẽ hỏi tôi “Thôi được! Cứ cho là giả thiết của ông đúng đi vậy thì tại sao cụ Hồ không đưa vấn đề cải cách ruộng đất bị sai ra ban chấp hành trung ương sớm hơn để cho thiệt hại đỡ nặng nề?
Tôi xin trả lời các bạn ấy rằng không thể đưa sớm hơn được. Cải cách ruộng đất có năm đợt (Không kể đợt làm thí điểm 6 xã ở thái Nguyên) trong đó
Đợt 1--  55 xã
Đợt 2—210 xã
Đợt 3—466xã
Đợt 4---859 xã
Đợt 5—1732 xã
Đợt thứ 5 quan trọng nhất ,Số xã cải cách ruộng đất nhiều hơn cả bốn đợt kia cộng lại nhưng nó còn đáng được lưu ý là vì nó tiến hành ở miền trung Vn, vùng thanh nghệ , cái nôi của phong trào cách mạng việt nam và cũng đồng thời là quê hương của rất nhiều các ủy viên trung ương đảng. Trong đó có người có uy tín cực lớn ví dụ như ông Võ nguyên Giáp. Trong “Giọt nước trong biển cả” Hoàng văn Hoan viết
“Ở nghệ tĩnh là nơi cơ sở Đảng mạnh nhất, thì cũng là nơi bị phá hoại nghiêm trọng nhất.
Từ trước, trung ương đảng vốn tin ở Trường Chinh, Hoàng quốc Việt, Lê văn Lương. Nay vì sai lầm lớn ở nghệ tĩnh, Sự phản ứng mãnh liệt của nhân dân vang dội đến Hà Nội. Trung ương phải họp hội nghị khẩn cấp đặc biệt để nghiên cứu tình hình”
Nếu chỉ cần đưa vấn đề ra sớm hơn một chút thí dụ như sau đợt bốn chẳng hạn thì tình hình sẽ ra sao?
Cái dễ thấy nhất là tổn thất do cải cách ruộng đất sẽ giảm đi quá nửa vì tổng số xã của cả bốn đợt mới gần bằng đợt thứ năm. Sự phản ứng của dân chúng chưa đủ mạnh.Tình cảm, tư tưởng của các ủy viên trung ương chưa bị tác động đến mức cần phải đưa ra thành hội nghị đặc biệt khẩn cấp và thế là , nói như ngôn ngữ hiện nay “Chưa đến mức độ phải sử lý hình sự” Và thế là cả hai mục đích đánh đổ cái hình mẫu trung quốc trong ban lãnh đạo và đẩy ban cố vấn trung quốc về nước đều không thành.
Tóm lại, tôi không cho rằng cải cách ruộng đất là một trong những sai lầm của cụ Hồ, Ngược lại, tôi cho rằng cải cách ruộng đất là một ván cờ đấu trí gay go,  quyết liệt và cụ Hồ với tầm nhìn xa trông rộng, khôn khéo và kiên nhẫn cụ đã thắng.
Với một sai lầm quá to lớn không thể chối cãi đoàn cố vấn trung quốc đã phải rút về nước và các bạn nên lưu ý rằng về sau này, trong quá trình vận động của mình, cách mạng việt nam không bao giờ chấp nhận bất cứ một đoàn cố vấn chính trị của bất cứ quốc gia nào nữa. Chỉ với một đoàn cố vấn chính trị thôi đất nước ta đã lĩnh quá đủ. Điều gì sẽ xảy ra cho đất nước chúng ta nếu như ngày ấy cụ Hồ không trục được đoàn cố vấn chính trị ấy phải về nước?Tôi không trả lời được câu hỏi ấy nhưng cứ nhìn vào Căm Pu Chia thời Pôn pốt với các cố vấn chính trị của trung quốc tôi lại cảm thấy rùng mình sợ hãi và thầm cám ơn cụ hồ đã sáng suốt bẩy được họ về
 
. Bằng cải cách ruộng đất, cụ hồ đã chặt đứt những ngón tay đầu tiên của cộng sản trung quốc định thò vào nắm lấy nước ta. Vậy đấy là công hay tội?
Tiếc rằng thắng lợi ấy phải trả bằng một giá đắt. Biết làm sao! Chính trị luôn luôn đi kèm với sinh mệnh con người. Nhưng những hi sinh của những nạn nhân của cải cách ruộng đất không  vô ích. Về sau này, thời chiến tranh chống Mỹ, chính họ, những nạn nhân của cải cách ruộng đất đã nhắc nhở cụ Hồ đừng cho trung quốc mang quân đội sang việt nam giúp chúng ta đánh Mỹ như đề nghị của phía Trung quốc
Bây giờ chúng ta sẽ trả lời cho câu hỏi thứ ba : Tuy có sai lầm nhưng phải chăng cải cách ruộng đất là một sự thất bại?
Tôi không cho cải cách ruộng đất là một sự thất bại. Về cơ bản cải cách ruộng đất đã mang lại ruộng đất cho người nông dân, một thành phần chiếm đến 90% dân số VN và là động lực chủ yếu của cách mạng hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra của đảng “Người cày có ruông” . Thỏa mãn được ước mơ ngàn đời của người nông dân . Nó tạo nên một sức mạnh mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của chúng ta sau này
Câu hỏi thứ tư: Khi phát hiện ra sai lầm, ông Hồ đã làm gì để sửa chữa sai lầm đó.
Ở phần câu hỏi thứ hai “Sai lầm của cải cách ruộng đất diễn ra trong hoàn cảnh như thế nào?” Tôi đã lật ngược lại vấn đề biến cái mà người ta gọi là “Tội” thành “Công” của cụ Hồ dưới góc độ của những chứng cứ lịch sử hay nôm na ta gọi là phương pháp sử học. Nhưng ở câu hỏi này tôi lại tiếp cận cụ Hồ theo hướng nhân văn mà phương pháp luận như tôi đã nói ban đầu đó là “Công nhận những điều những người chống lại cụ Hồ đưa ra là đúng và ta xem xét những vấn đề đó ở góc độ con người” Tại sao tôi đưa ra phương pháp luận này? Vì hai lý do.
Lí do thứ nhất—Tiếp cận cụ Hồ theo hướng sử liệu là vô cùng khó khăn vì không có sử liệu và những sử liệu thường là không đáng tin cậy.
Lí do thứ hai—Vai trò, công lao của cụ hồ thì ai cũng rõ cả rồi không phải bàn cãi. Những người muốn đạp đổ hình tượng Hồ Chí Minh hiện nay chủ yếu nhằm vào tính “ Con người” (Nhân văn) bằng những tài liệu mà không ai biết họ lấy ở đâu ra để nhằm bôi nhọ cụ hạ bệ cụ nên ta hãy dùng chính cách của họ để phản bác lại họ.
Nếu tiếp cận cụ Hồ theo hướng nhân văn, thì như tôi đã nói, tôi giả sử ( Chỉ giả sử thôi) công nhận cải cách ruộng đất là một sai lầm của cụ Hồ vậy thì vấn đề đặt ra là gì? Có hai vấn đề được đặt ra
1—            Phải chăng con người không thể phạm sai lầm?
 2—cách hành xử của con người khi biết mình đã phạm sai lầm
Ở câu hỏi thứ nhất, tôi phải nói ngay rằng cụ Hồ không phải là thánh. Cụ cũng là một con người bằng xương bằng thịt .Ta không thể đòi hỏi ở cụ cả đời không được sai lầm. Mà thánh cũng sai. Tôi không nói đùa . Đó là sự thật. Tôi xin chứng minh điều này
Đức Phật tổ có mắc sai lầm không? Tôi xin thưa là có. Thủa ngài chưa thức ngộ, ngài đã từng tu hành xác đến mức suýt chết. Nếu không có cô gái dâng cho ngài bát sữa thì có lẽ ngài đã chết rồi còn đâu để ngài dẫn dắt chúng sinh. Đấy là cái sai về phương pháp của ngài. Sau đấy ngài đã thay đổi phương pháp tu hành. Một câu hỏi nữa : Đức chúa giê xu có phạm phải sai lầm không? Xin thưa là có. Nếu Không sai lầm thì làm sao tên tội đồ Ju ra có thể bán đức chúa để đến nỗi ngài bị đóng đinh lên thánh giá. Đức chúa sai trong cách dùng người
Hai bậc thánh nhân dẫn dắt đến bốn phần năm nhân loại còn mắc sai lầm thì cụ Hồ mắc sai lầm có gì là đáng nói?
Cái đáng nói ( về mặt nhân văn) ở đây là : Thái độ của con người trước những sai lầm của mình .Cụ Hồ có cố gắng che đậy những sai lầm của đảng cộng sản không? Có bao che cho những đồng chí của mình theo kiểu quan bênh vực quan, dân chết mặc kệ dân không?
Không! Khi phát hiện ra sai lầm, cụ đã kiên quyết sửa sai và không hề che dấu hay đổ lỗi cho hoàn cảnh, cụ đã công khai xin lỗi toàn thể đồng bào. Tất cả những người bị oan sai được bồi thường, trả lại danh dự và tài sản. Toàn bộ ủy ban cải cách trung ương bị lỉ luật không trừ một ai.Ông Trường chinh bị mất chức tổng bí thư, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc việt mất ủy viên bộ chính trị. Hồ viết Thắng mất ủy viên trung ương đảng .Những hình thức kỉ luật này là hết sức nghiêm khắc chứng tỏ ông không hề bao che cho các đồng chí của mình dù rằng những người bị kỉ luật là những người đã lâu năm gắn bó với ông trong thời kì hoạt động cách mạng. Chúng ta còn có thể đòi hỏi gì hơn ở ông nữa với tư cách là một con người?
Các bạn đọc đến dòng này của tôi xin các bạn dừng lại cho ít phút cúi đầu mặc niệm cho các nạn nhân chất độc mầu da cam của chúng ta, những người mà cho đến tận ngày nay, hơn ba mươi năm rồi còn chưa nhận được một lời xin lỗi từ chính phủ Hoa Kì chứ đừng nói gì đến việc sửa sai hoặc đền bù. Xin hãy mặc niệm cho những nạn nhân của vụ thảm sát Mỹ lai mà tên tôi phạm, một quân nhân Mĩ bị kết án đã ngay lập tức được tổng thống mỹ bao che tha bổng
Xin các bạn nhớ cho sau năm mươi năm nước nhật mới có lời xin lỗi muộn màng cho những tội ác mà quân đội nhật gây nên tại Trung quốc và Triều tiên và cũng chỉ là những lời xin lỗi xuông mà thôi.
Có lẽ phần nói về cải cách ruộng đất nói đến đây là quá đủ. Tôi xin chuyển sang vấn đề khác mà những người muốn đạp đổ hình tượng Hồ chí minh vẫn đang sử dụng đó là những sinh hoạt đời thườg của cụ. Vấn đề nổi cộm mà những người ấy muốn khai thác là về hình bóng của 5 người đàn bà trong cuộc đời cụ Hồ. Tôi chỉ xin bàn đến những người đàn bà mà những thông tin được đưa ra có tính chất sử liệu nghiêm túc, không ác ý , Không bịa đặt
Người đầu tiên tôi muốn nói đến là bà Nguyễn Thị Minh Khai về quan hệ của bà với cụ Hồ chí Minh tôi đã đọc được trên BBC ( Dù sao BBC cũng còn nghiêm chỉnh gấp vạn lần mấy ông lưu vong vô liêm sỉ) Trong bài viết đăng trên BBC ngưồi viết (Tôi không nhớ được tên) có nói . Thông tin này là dựa trên một khai báo với chính quyền của Tưởng giới Thạch . Nhưng tác giả của bài báo cũng nói rõ
“Tuy vậy nhưng điều này cũng không thể khẳng định chắc chắn vì trong thời kì hoạt động bí mật, những người cộng sản thường đóng giả thành những cặp vợ chồng để tránh sự theo dõi của mật thám”
Không hiểu sao một câu rõ nghĩa đến như vậy mà những người muốn đánh đổ cụ Hồ lại không đọc ? Điều đó chỉ chứng tỏ sự không lương thiện mà thậm chí còn là một hành vi bỉ ổi về mặt học thuật.
Người đàn bà thứ hai là bà Tăng Tuyết Minh. Trung thành với phương pháp luận của mình, tôi giả sử như điều đó là có thật vậy thì ta nhìn thấy điều gì ở đây?
Không hiểu những người muốn đạp đổ hình tượng Hồ chí Minh nhìn thấy điều gì ? còn tôi, tôi nhìn thấy cụ Hồ là một người chí tình. Chung sống với nhau được nửa năm sau đó bị ly tán do chiến tranh, do nhiệm vụ. Suốt trong thời gian ấy có điều kiện là ông viêt thư, liên lạc đến tận năm 1960 ông vẫn còn nhờ tổng lãnh sự quán việt nam và Đào Chú bí thư trung nam cục dò tìm tông tích của vợ mình( Sau 34 năm) và không lấy vợ khác.. Xin được hỏi những chị em phụ nữ đang đọc bài viết này :Chị em nghĩ sao nếu chồng các chị chung tình đến thế?
Tôi cũng phải nói. Có thể có một số người nào đó trong ban lãnh đạo của cả Vn và TQ vì một mục đích chính trị nào đó đã cố tình làm cho cụ và bà Tăng Tuyết Minh không thể gặp được nhau. Nhưng điều đó không thuộc về lỗi của cụ Hồ. Nếu thật sự điều đó là đúng thì càng làm cho chúng ta nhận thấy một điều “Cụ đã hi sinh quá nhiều cho đất nước này, cho dân tộc này”
Về người đàn bà thứ ba :Nguyễn thị Xuân
Tôi khó lòng tin người đàn bà thứ ba này tồn tại trên đời lắm. Vì sao vậy? Vì câu chuyện quá hoàn chỉnh. Có lẽ bà Xuân có sống lại để kể chuyện của mình cũng không thể đầy đủ những tình tiết bằng câu chuyện mà Bùi Tín kể cho mọi người. kể cả những chi tiết rất nhỏ như bị đập bằng búa, chi tiết này nếu là tôi đứng xem ở đấy chắc tôi cũng không thể để ý đến. Rồi đến tên của hung thủ, đến cả những lời đối  thoại của ông Trần quốc Hoàn với bà Xuân lúc cưỡng hiếp bà cứ như là Bùi tín đã nằm ở gầm giường bà Xuân trong cái đêm hôm ấy Nhưng có một câu hỏi .Năm1956—1957 Bùi Tín làm gì? Chức vụ to đến cỡ nào?mà có thể biết tường tận những chuyện thuộc diện tuyệt mật đến vậy? Ta nên nhớ khi đào tẩu khỏi VN năm 1990 ông ta mới chỉ là đại tá (Ông tự nhận nhưng thôi tôi cứ coi là đúng còn phía Vn thì  ông chỉ là thượng tá) Vậy 34 năm trước khi vụ bà xuân xảy ra cùng lắm ông chỉ là cấp thiếu úy. Một con muỗi trong thang bậc chức vụ thì làm sao ông có thể tiếp cận được với những sự việc tối mật ấy mà ông kể chuyện cứ như là tận mắt mình chứng kiến. Đến một việc rất nhỏ là việc ông tự nhận có mặt đầu tiên tại dinh độc lập để tiếp nhận đầu hàng của Dương văn Minh ông còn dối trá để nâng cao mình thì câu chuyện về bà Xuân chắc là không thể tin được. Chỉ là một cách kiếm tiền, kiếm tiếng của một tên bồi bút rẻ tiền
Con hơn cha là nhà có phúc. Tiếc thay cho họ Bùi phúc mỏng
Còn lại hai người đàn bà kia tôi không nắm được nên không dám bàn tới nhưng có một điều tôi muốn nói.
Hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình là một trong những đòi hỏi , những khao khát lớn trong đời một con người.Cụ hồ cũng chỉ là một con người bình thường, không phải là một bậc thần thánh nên nếu cụ có gia đình, vợ con cũng là một lẽ rất bình thường. Có thể những ngưồi lãnh đạo của đảng cộng sản muốn biến ông thành thánh nhân , thành một biểu tượng một người quên hết cả vợ con để cống hiến cho cách mạng để trở thành một ngọn cờ đoàn kết mọi lực lượng trong xã hội và cụ Hồ đã phải chấp hành. Nếu như người ta phải bố trí cho cụ sống một cách bí mật với một người đàn bà nào đó thì điều đó cũng không ảnh hưởng đến hình tượng của cụ. Trái lại hình tượng cụ càng thêm chói sáng
Hạnh phúc gia đình khác với tình dục. Tình dục chỉ là một thứ đòi hỏi bản năng nó rất dễ đưộc thỏa mãn và với vị trí đứng đầu một đất nước như cụ hồ , nếu muốn, cụ có thể thỏa mãn mà chẳng cần phải bắn giết một ai ,nhất là (Theo như các vị tung tin vịt thừa nhận đấy là ý muốn của trung ương). Nhưng hạnh phúc gia đình thì khác. Hạnh phúc gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng được xây dựng nên trong giao tiếp , trong sinh hoạt vợ chồng, trong mối quan hệ huyết thống. Nếu quả thật cụ có vợ mà không được nhận vợ, có con mà không dám nhận con. Không dám đưa vợ con về từ đường nhà mình để báo cáo với tổ tiên chỉ vì đây là nhiệm vụ của đất nước giao cho thì tôi thấy thương cụ lắm và kính phục cụ lắm. Nhưng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi liệu có thể như thế được không?
Có lẽ chúng ta nên nhớ năm 1956—1957 là nhưng năm uy tín và quyền lực của cụ Hồ là cực lớn. Lúc này cụ vừa là chủ tịch đảng, vừa là tổng bí thư. Một loạt các nhân vật sừng sỏ bị cụ đưa ra khỏi bộ chính trị sau cải cách ruộng đất, những người cụ đưa vào đều là những người thân tín với cụ. Trong điều kiện như thế thử hỏi cụ muốn lấy vợ một cách chính thức liệu có thể ngăn nổi không?
Chúng ta hãy nhớ đến trường hợp của ông Mao trạch Đông khi lấy Giang Thanh cũng bị trung ương phản đối nhưng cũng không ngăn được Mao trạch đông cưới Giang Thanh làm vợ mà thời kì đó quyền lực của Mao Trạch Đông sao có thể bì được với cụ Hồ năm 56—57
Tóm lại về những người đàn bà trong cuộc đời cụ Hồ tôi nghĩ khả năng bà Tăng Tuyết Minh là vợ ông Hồ tôi nghĩ là cũng có khả năng tin được. Nhưng với bà Minh thì cụ Hồ là một người đàn ông xứng để cho bà chờ đợi cả một cuộc đời.
Còn một vài việc lặt vặt nữa mà những người muốn đạp đổ cụ nêu lên như: Cụ hút bao nhiêu điếu thuốc, hay cụ mời khách thúốc rẻ tiền còn bản thân cụ hút thuốc ngon vân vân và vân vân. Thôi thì mọi thứ chuyện mà thật sự tôi cũng không biết họ lấy tư liệu ở đâu phản bác lại những thứ đó có lẽ hết đời cũng không xong. Nhưng chỉ có một điều hãy đặt một câu hỏi  cho chung những việc đó là Cụ làm thế có lợi cho cụ hay lợi cho quốc gia? Tôi thử phản bác lại một điều làm ví dụ để rồi ta có thể kết thúc vấn đề mà đi vào phần kết luận.
Những người muốn đạp đổ cụ Hồ nói :” Trong túi cụ hồ lúc nào cũng có hai loại thuốc là, một loại thuốc lá Thơm để riêng cho mình hút còn một loại thuốc lá xoàng dùng để tiếp khách” và họ kết luận cụ giả dối.
Cứ coi như điều này là đúng đi. Vậy ta nhìn thấy điều gì ở đây?những sinh hoạt của cụ hồ lấy từ tiền của ngân sách. Việc cụ tiết kiệm không phải là tiết kiệm cho cụ mà là tiết kiệm cho ngân sách vả lại cứ theo như lí luận của các vị : “ Cụ Hồ luôn tìm cách đề cao mình , luôn luôn tìm cách lấy lòng đồng bào” thì cụ phải làm ngược lại .Mình hút thuốc lá thường còn các chiến sỹ cụ  sẽ tặng thuốc lá thơm mới đúng. Một đất nước sáu mươi triệu dân làm gì chẳng đủ cung cấp cho cụ vài bao thuốc lá ngon để tặng cho chiến sỹ mỗi lần cụ thăm họ.Tiếng tốt thì cụ được hưởg còn tiền thì cụ không mất Nhưng cụ không làm như thế Nếu điều các vị nói là đúng thì cụ đúng là người như Chế Lan Viên đã nói
                                 Ăn một miêng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc
                                  Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa
 
   Phần Kết luận
Như tôi đã nói ở phần đầu Dân tộc hán là một dân tộc vĩ đại. Trung quốc quả là một đất nước vĩ đại. Nhưng dân tộc ta, đất nước ta còn vĩ đại hơn. Một nền văn hóa mạnh đến mức chỉ chưa đầy một trăm năm nền văn hóa của dân tộc hán bị thống trị đã giết chết nền văn hóa của dân tộc đã thống trị nó (Thời kỳ nguyên mông, thời Thanh) nhưng nền văn hóa đó đã không thể tiêu diệt được nền văn hóa việt trong suốt gần một nghìn năm đô hộ. Sức sống của văn hóa việt mãnh liệt biết bao.
Tính từ thời kì đầu tiên lập quốc  Ngô quyền đến triều Nguyễn gần như triều đại nào trung quốc cũng sang xâm lược nước ta nhưng lần nào cũng bị thất bại nhục nhã. Và thời gian chúng đô hộ nước ta là cực kì ngắn, lâu nhất là mười năm ( Cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi là mười năm) nhưng chính dân tộc hán cùng trong thời kì ấy đã bị đô hộ đến bốn trăm năm ( Thời Nguyên cộng thời Thanh). So sánh như thế để các bạn thấy dân tộc ta vĩ đại biết bao. Một dân tộc như thế tất phải sinh ra được một người con vĩ đại. Các dân tộc thì có nhiều nhưng những con người nổi tiếng, đại diện được tính cách và tầm vóc của dân tộc mình để cho cả thế giới biết đến thì chỉ đếm chưa đầy một bàn tay và Hồ Chí minh là một trong số những người hiếm hoi đó . Ông đã cho chúng ta một tổ quốc để chúng ta yêu thương. Ông đã biến Vn từ một nước không một ai biết đến trở thành một nước mà nói như một nhà báo nước ngoài “ Lương tâm của thời đại”. Nếu Lê nin là người bắt đầu của thời kì các nước  xã hội chủ nghĩa thì Hồ Chí Minh là người bắt đầu của sự sụp đổ của chế độ thực dân kiểu cũ, người mở đầu cho các nước thuộc địa đứng lên giành độc lập. Một người khiến cho tất cả kẻ thù của Người đều phải nghiêng mình kính trọng.
Nhận định về cụ Hồ Chí Minh của các sử gia trên thế giới có nhiều nhận định khác nhau nhưng họ đều thống nhất với nhau một điểm đó là cụ Hồ là một nhân vật lịch sử vĩ đại đã cống hiến hết mình cho đất nước mình , cho dân tộc mình và đã để lại cho dân tộc mình một di sản lớn lao, vĩ đại và chói sáng.
Chỉ có một số ít những đứa con lạc loài của nước việt với lòng thù hận mù quáng, với tầm văn hóa thấp kém là dám quay sang phỉ nhổ vào hình tượng của dân tộc mình.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng VN , nhất là sau khi ông Hồ chí Minh qua đời, đảng cộng sản Vn đã mắc vào một số những sai lầm gây nên một sự thù hận không đáng có trong cộng đồng người Vn ở nước ngoài.nhưng không thể đổ tất cả những cái đó lên đầu ông mà lẽ ra phải nhận ra một điều, nếu ông còn sống, những điều đó đã chưa chắc xảy ra để thấy rõ vai trò to lớn của ông đối với lịch sử.
Với chúng ta, những con dân đất Việt, Không gì hơn là nhắc lại một lời trong điếu văn của ban chấp hành trung ương đảng do ông Lê Duẩn đọc trong lễ tang của ông
    “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch - Người anh hùng dân tộc vĩ đại. Và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta..."[58]
 Trong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc có hai người , một cách tự phát , được dân tộc này tôn vinh thành Thánh đó là đức thánhTrần và Hồ Chí Minh. Những bàn thờ của ông trong những gia đình VN  là những đánh giá không lời của dân tộc Việt về ông. Ông mãi mãi sống trong lòng người dân đất Việt
 
                                                           Hà nội 1--11--2009
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.11.2009 01:44:11 bởi nguyễn thế duyên >
#1
    spiderkien 01.11.2009 11:46:22 (permalink)
    Rốt cục thì
    Các đồng chí Đảng ta cố biến Hồ Chí Minh thành thánh nhân
    Các đồng chí hải ngoại thì cố biến Hồ Chí Minh thành súc vật
    Cả hai cách ấy đều lố bịch và phản tác dụng
    #2
      Lai Ly Anh Van 24.11.2009 23:19:59 (permalink)
      Cảm ơn một bài viết rất hay của bạn.
      Nhân tiện xin giới thiệu một bài nữa của Trần Chung Ngọc
      http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=499228&mpage=1&key=&#499228

      <bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2009 23:25:10 bởi Lai Ly Anh Van >
      #3
        triart 25.11.2009 04:47:37 (permalink)

        Thân gởi TG Nguyễn Thế Duyên
        V/V : cảm nghỉ riêng sau khi đọc HCM...

        Tôi cũng xin tự giới thiệu tôi cũng mang huyết thống dòng họ [cháu đích tôn Trúc đường Phạm Phú Thứ -Thượng thư Bộ Lại triều Tự Đức ]
        Phó Sứ trong phái đoàn sang Pháp xin chuộc 3 Tỉnh miền Đông Nam bộ -

        Cha tôi một đời làm chính trị [theo chủ thuyết dân tộc ] và từng ở tù thời Việt Minh - Ngô Đình Diệm - Nguyễn Văn Thiệu !

        Tôi cũng vì cảm nghỉ riêng nên mới nói rỏ ,chứ không khoe mẽ gì ...!

        Ở đây ,tôi không nói về bài viết trên của Ông đúng hay sai ,vì theo tôi các dử liệu mà Ô đưa ra củng "một chiều "[cũng như các TG chê bai Ô HCM củng viết 1 chiều !

        Lịch sử một Dân Tộc có khi mất hàng trăm năm mới tổng kết chính xác được và một Nhân Thân cũng thế [theo tôi ] vì các thông tin phải chính xác và do các Sử Gia đẩy lòng tự trọng -uy tín viết ra -nhưng theo tôi được biết khoãng từ năm 1930 trở lại đây ,rất nhiều thông tin về lịch sử VN trái ngược nhau do các đảng phái đưa ra mà cái chính là xuôi theo tôn chỉ và mục đích của đảng phái mình !

        Cha tôi trước khi mất đã căn dặn tôi -chớ có làm chính trị -vì làm chính trị phải "GIAN-HÙNG " như Tào Thaó ! hoặc tàn ác "nhổ cỏ phải nhổ tận gốc " như Trần Thủ Độ ! và tôi cũng không nói ý của Cha tôi đúng hay sai mà chỉ nói "Mục đích " và trên tất cả theo tôi cũng có một phần "tham vọng cá nhân " không vì vật chất mà là danh vọng [quan điểm cá nhân ]

        V/V : chuyện Ô HCM tôi không dám có ý kiến [vì chưa đọc ,chiêm nghiểm đủ hết các chiều của dư luận và các sử gia chân chính ] mà chỉ nói Đ CS đả tự phong "Thánh " ....Lịch sử sau này sẽ nói vì thởi gian trên có rất nhiều "bí ,cổ thâm cung " chưa rỏ ràng !

        Chì có chuyện Đức Phật hay Đức Chúa cũng phạm sai lầm ,theo tôi nên hiểu rỏ là hai Đức trên phạm sai lầm [theo ý Ông ] khi chưa Đắc Đạo ]
        ...Mổi một quan điểm riêng [kể cả của tôi và của Ông ] đều có phản biện ...nhưng tôi xin nói rỏ để tránh tranh luận ,những quan điểm cá nhân ,tôi chấp nhận khen- chê vì chúng ta đều là những con người và không thể tránh sai lầm này nọ ...

        Vài ý riêng chia sẽ đến Ông và bạn đọc
        Chúc Ông nhiều sức khoẻ
        triart
        #4
          clietc 18.12.2009 15:14:49 (permalink)
          Tranh luận là điều hết sức cần thiết, tôi cũng muốn tham gia vào việc này.
          Tôi xin kể cho Bác Duyên một chuyện bình thường thôi. Trong tuồng cải lương "Bên cầu dệt lụa". Anh Bảo Quốc(không nhớ đóng vai gì) nói xấu Trần Minh như thế này: "Trần Minh xin được có chén cơm à thựơng quan, vậy mà dám nói dốc với mẹ nó là nó ăn rồi." Cuối cùng, khán giả thấy Bảo Quốc nói xấu Trần Minh, ai ngờ người xem thấy Trần Minh tốt.
          Cũng vậy thôi, người ta nói xấu Bác Hồ cuối cùng thấy Bác còn tốt hơn. Tính đố kỵ của con người là có, nhất là những người bất mãn càng đố kỵ. Họ nói những điều ấy ra, họ nghĩ ai cũng tin mới lạ. Những ai cầm tới cây bút ít nhiều cũng tìm cho mình một gương lao động và gương của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là gần gũi nhất, những ai cầm tới cây bút ít nhiều họ cũng có phương pháp luận trong đầu, lời văn thuyết trình cũng như dữ kiện đưa ra đâu đơn giản mà tin ngay. Nhất là về lịch sử.
          Bản thân tôi rất tin về người vợ của Bác là Tăng Tuyết Minh, nhưng hoàn toàn không bao giờ tin những chuyện khác. Nhưng Tăng Tuyết Minh không phải họ nói mà tôi biết, do tôi tự nghiên cứu mà biết, trong đó có xem rất nhiều tài liệu từ nhà sử học Trung Quốc là Hoàng Tranh. Việc hai người không gặp lại nhau thật nức nở, xét mặt văn chương đó là câu chuyện tình thấm đậm, để đời. Tôi định viết tiểu thuyết về câu chuyện ấy nhưng quả tình ở Việt Nam lẫn lộn chuyện chính trị và chuyện riêng tư, cũng như họ sắp đặt văn học và chính trị muốn ngang nhau...Cho nên công việc tạm thời đình hoãn. (Thôi không đưa đẩy sang chuyện đó).
          Bản thân tôi không tin rằng thuở 27t, Bác Hồ không nơi nương tựa mà có thể thành lập Hội Việt Nam Ái Quốc. Trong đó, có các cụ uy tín "đầy mình" như Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh lại dưới quyền một người cơ hàn. Thuở chưa là gì ít ra Anh BA phải có tiền, hoặc làm ăn phát đạt thế nào đó may ra những người kia chịu nghe lời. Song tuy không tin nhưng xét việc thế này: Có thể Phan Chu Trinh dạy anh Ba chụp hình, đổi lại anh Ba phải đem bài lại báo Người Cùng Khổ. Nguyễn Ái Quốc do nhiều người viết trừ anh Ba, vì chắc chắc anh Ba không đủ năng lực đâu. Vô tình anh Ba tham gia vào con đường chính trị từ lúc ấy "mà không biết", nói theo người Trung Quốc là trời giao phó một sứ mạng cho một con người. Và con đường đang đi tiếp tục phải đi, nghĩ đây cũng là một phản xạ...
          Tôi không cần biết cuộc đời tiếp theo như thế nào, Chủ Nghĩa Cộng Sản là gì. Nhưng ai đứng lên đọc "Bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là đủ "Anh Hùng" rồi. Chúng ta thấy cần thiết tranh luận giai đoạn này không, khi An Nam bị Pháp đô hộ cả trăm năm. Dân tình khổ ải, sớm muộn gì cũng có một người đứng lên cầm đầu...tựa như thời Lê Lợi chẳng hạn. Không ai đứng lên làm, có một người cả đời âm thầm tổ chức môt buổi lễ mít tinh, rồi biến nó thành lời kêu gọi thế giới công nhận đây là một nước độc lập không. Bây giờ ta thử ví rằng mình đi kêu gọi thế giới để có một số tiền cứu trợ đồng bào bị bão lụt xem sẽ biết, chúng ta ngồi nhìn rồi bàn luận tựa như chúng ta làm cũng được...thì đó là những người chẳng biết mình là ai, thì làm sao biết được Đấng Anh Hùng Cái Thế.
          Có nhiều nhà văn, nhà thơ tài cán. Bao nhiêu đó thôi cũng đáng ta ca ngợi. Ví như Bác Hồ chỉ là nhà thơ thôi, thì cũng đủ làm cho mọi người ngưỡng mộ rồi. Hỏi ông Bùi Tín làm thử bài thơ xem, nếu đọc thấy hay hơn thì may ra, chứ cứ nói xấu và nhất là nói xấu một hình tượng lẫy lừng: Hồ Chí Minh. Mắc công cả đời con cháu ông ấy đi nữa, cũng chỉ tổ tốn thời gian làm việc ấy, mà người ta còn coi thường. Đây là lời lẽ chân tình với ông ấy, nếu có đọc thì nghiệm lại đi.
          Tựa như con người ta tính toán phải chừa cho người khác tính với, tựa như con người ta khôn phải hiểu người khác cũng khôn. Người thông minh cũng thường phải qua cái nhìn của mình cái đã, người cầm bút thường là những người thông minh. Ông ấy có nói gì, hoặc Đảng Cộng Sản có nói thêm gì khác lịch sử. Những người có tri thức, có phương pháp luận, có cái nhìn của mình.
          Bác Duyên cứ hãy yên tâm, bọn trẻ tụi tui hiểu mà.
                                                                                NCL
          #5
            hoangau 19.12.2009 23:14:20 (permalink)
            Một cách khách quan và công bằng thì ai cũng phải thừa nhận Bác Hồ thực sự là một cá nhân kiệt xuất. Còn việc thần thánh hóa Bác hay bôi nhọ Bác vì những động cơ chính trị đều chẳng có ý nghĩa gì trong thời đại thông tin như bây giờ, nhất là sự bôi nhọ nực cười của những kẻ hằn học đến mức bệnh hoạn nào đó.    
            #6
              triart 20.12.2009 02:08:45 (permalink)
              Vài cảm nghỉ thêm ...
              Thưa với các bạn [đọc quan tâm đến entry này ]

              Trước hết ,tôi xin nói rỏ tôi không kích động, bài xích cá nhân Ông HCM ,[nói về nhân vật lịch sử tôi dùng danh từ của sử ]
              Ở đây ,phải xác nhận một điều khi ta sống và nghe một điều gì đó ngay từ nhỏ từ trường lớp ,đến môi trường trong công việc thì trong tiềm -nhận thức điều đó là hiển nhiên [đúng ] !

              Ngay cả các vị đứng đầu đất nước khi thấy chủ nghỉa CS không còn thích hợp ở thời đại này [vì có nước theo CN CS nào làm dân giầu nước mạnh đâu !] thì "gượng ,ép dùng từ "kinh tế thị trường theo định hướng XHCN " và còn rất nhiều ....!

              cái từ "đổi mới " thật nực cười ,trở lại ,quay về chớ đổi mới cái gì đâu !

              Hơn 30 năm trước ,người dân miền Nam [đa phần ]rất cay đắng khi bị khinh chưởi cái gì xấu [lối sống ,văn hoá ...đồi truỵ "Du nhập từ ..." và ...tàn dư xấu xa của chế độ Mỹ -Nguỵ !

              ....Cải tạo Tư sản -mại bản ,đổi tiền ,đả "lấy " mất đại đa số tài sản của người dân lương thiện ở miền Nam ! [vì bọn tư bản lớn đâu có ngu gì giử của tại VN !]

              ...Nhìn lại sau gần 35 năm ,nước VN đứng đâu trên bản đồ kinh tế thế giới và nhất là văn hoá -tư cách con người có dám so sánh với các nước theo nền dân chủ ? !

              Đến bây giờ mà tôi còn nghe ....khó khăn do chiến tranh để lại ...hay chỉ là thời quá độ ...!

              Quay trở lại ,tôi có nghe ,đọc biết rất nhiều điều phải suy nghỉ :
              Tại sao nước "chư hầu " Nam triều Tiên " tiến bộ vượt bậc so với "người anh em Bắc Triều Tiên " ....!

              CN CS đả đem lại gì và lấy mất gì ?

              Tôi rất khinh những luận cứ biêu rếu Ông HCM về đời tư [chuyện vợ con ...] của những kẻ cực hửu ,vì dầu sao Ông [HCM] cũng là một con người và Anh hùng thì 5 thê 7 thiếp là chuyện thường tình ...

              Cái tôi muốn nói là những người CS thời đó đến nay "Mượn và cần Huyền thoại " để mưu đồ lợi ích của một nhóm ...!
              Cái tôi nhận thức được [không cần thêm thời gian ] là các vị ấy "cố bám "... để 'Độc tôn " giử chặt "QUYỀN và LỢI "!!! bất chấp hậu quả để lại cho con cháu đời sau ...[các bạn xem trang mạng bauxitevietnam.info] do các Giáo sư ,học giả ở Hà Nội chủ xướng !...

              Thú thật ,tôi cũng rất tâm huyết với tiền đồ nước nhà trong thời điểm này nhưng bất lực ...chỉ hy vọng nay mai "Một Thánh Nhân " xuất hiện để đưa Nước nhà đi lên ,đi đúng bốn chử "DÂn GIÀU- NƯỚC MẠNH " thì tôi tâm nguyện kêu đến bằng CỐ củng không ngượng miệng .
              ... !
              Xin chào các bạn -triart .
              #7
                clietc 20.12.2009 10:41:25 (permalink)
                Triart!
                        Mặc dù tôi biết trang VNTQ giành cho Văn Học, và chúng ta đã đi sang tranh luận CNCS muôn đời cũng còn hoài...là vô duyên. Nhưng có mấy chữ "Một Thánh Nhân" xuất hiện, cảm thấy hơi...sợ.
                        Năm nay tôi 40t, chắc có lẻ nhỏ hơn nhiều các bác. Nhưng có lẻ tôi tham gia văn học cũng gần 25 năm rồi đó. Trong khoảng thời gian hoạt động văn chương như vậy, đọc và hiểu cũng khá nhiều, nhất là CNCS ở VN. Trong khoảng thời gian dài viết văn như vậy, gần như tiểu thuyết của tôi đưa ra là bị thu hồi...cũng đủ thấy tiểu thuyết của tôi "ba gai" như thế nào. Vì vậy, ở Việt Nam chắc không ai biết được tôi.
                Tức không?Tức lắm đấy nhưng khoảng thời gian dạy bảo rằng, nếu mình cứ cho là mình đúng. Bảo vệ lời lẻ của mình, người khác bảo vệ mình mà trả giá bằng xương máu hoặc mạng người nào đó...Nhất là những đứa con của tôi...Thì tôi dừng...thà là tôi sai. Việc đó là tôi học từ Bác Hồ đấy.
                         Cũng như bây giờ, ông Obama nói hay, diễn thuyết tốt rồi lùa lính sang Apganistans chết ở đấy...Những Tổng thống hay ông lớn nào cứ cho là mình đúng rồi đánh nhau, chuyện đó xảy ra trên thế giới xưa nay hà rầm. Trở lại việc Chủ Tịch Hồ Chí Minh lúc ở Việt Bắc, thời gian đó Mỹ uy tín khá cao, giúp giải phóng châu Âu. Nếu như Mỹ giúp Việt Nam tựa như giúp Tưởng Giới Thạch, vì có cơ hội tại căn cứ Việt Bắc. Tôi nghĩ Việt Nam có khả năng không đi theo CNCS, mặc dù trước đó Bác Hồ có học tập và làm việc ở Nga đi nữa. Bác Hồ đang trên đà tìm độc lập cho VN, ai giúp VN độc lập và không có một đồng trong ngân khố, tức là ta theo rồi. Nên nhớ thuở ấy Liên Xô mới vừa thoát khỏi ách Phát Xít, nghèo khổ. Chơi với một anh nhà nghèo và một anh nhà giàu mới vừa giúp châu Âu thoát chết, lại dân chủ nữa. Nên nhớ là Bác Hồ hiểu nước Mỹ rất rõ (trong khi ai cũng nghĩ Bác Hồ giỏi tiếng Pháp, thực ra BÁc Hồ giỏi tiếng Anh nhất. Ai cũng cho rằng Bác Hồ đi Pháp tìm đường cứu nước, Bác Hồ cố tình đi Mỹ vì nghe tiếng lành ở đó), thì Bác Hồ sẽ chọn ai. Tôi biết Bác Hồ hiểu, chủ nghĩa nào, nhà nước nào cũng lo cho dân. Bác sẽ chọn Mỹ, bởi vì có những ý nghĩ như sau: Thứ nhất, lúc ấy chưa có hai thái cực rõ ràng, Mỹ và Liên Xô cùng kẻ thù chung là Đức Quốc Xã. Thứ hai, nước Mỹ đạt được trình độ kinh tế vượt bậc, nên làm ăn theo Mỹ là khuôn khổ của mọi nước lúc đó muốn noi theo...Thế nhưng, chắc vì Mỹ thấy Việt Nam đánh Pháp, lại để thua ông già yếu ớt. Lỡ đã giúp Pháp, thì ông già yếu ớt nhằm nhò gì. Đạo lý nằm ở người chiến thắng, lúc thắng sẽ phân trần với thế giới sau.
                         Người Mỹ thấy đổ bộ ở Normandi là giải phóng châu Âu, vậy thì kiếm cớ đổ bộ vào Việt Nam là xong...Lúc ấy thoáng nghĩ giải quyết như vậy. Một bên nghĩ là như vậy và một bên đang đà giải phóng dân tộc khẳng định độc lập chủ quyền với thế giới. Chiến tranh Việt Nam tôi có cái nhìn khác, bởi vì Bác Hồ và Việt Nam đang thuận theo đà đi tới, làm thì làm cho tròn.
                         Trở lại việc sau khi Tuyên Bố Độc lập và sau giải phóng, nếu bạn nhìn lại lịch sử Trung Quốc thấy rằng. Một nhà nước nào mới hình hành khó có ngay một sự yên ổn, sự chống đối vì chưa phục khắp nơi. Cũng như Pháp đâu thèm đoái hoài gì một ông già gầy gộc, cũng như Mỹ khinh khi một đất nước nhỏ bé. Quá trình khẳng định phải trả giá bằng "thành tích" và nếu như không có sự chống đối, đương nhiên sẽ có sự yên ổn.
                         Triart thân mến, trở lại nói CNCS. Cho dù có dạy ai từ thuở bé đi nữa, CNCS quá khó với chúng tôi. Tôi có cố tình học và cố tình hiểu nhưng không bao giờ hiểu và không bao giờ thấy. Nhưng không phải là vì vậy mà CNCS yếu kém, các nước TB tốt mà vì các nước châu Âu và Mỹ có nền hoà bình lâu dài. Chủ nghĩa nào cũng vậy, cũng phải lấy đời sống ấm no của người dân ra làm thước đo. Sau giải phóng đến nay mới tương đối yên ổn, hãy để cho VN hoà bình mấy trăm năm sau thử xem...Chắc chắn cũng phải trở thành cường quốc. Lịch sử VN ta thời vua chúa cũng có khoảng thời gian hoà bình dài, có lúc dân tình rất giàu có. Không lẻ CN phong kiến hơn bây giờ, chẳng qua là nhờ hoà bình, có làm có suy nghĩ tìm ra phương cách mới.
                           Cho nên, "Một thánh nhân" nào xuất hiện đi nữa thì cũng phải lo mấy việc dân tình sung túc, mà muốn có nó thì phải có nền hoà bình lâu dài. Mà "thánh nhân" xuất hiện thời gian này, chắc chắn là phải có chiến sự. Tôi biết chắc Triart là người VN, còn con cháu ở VN. Tôi cũng vậy, đang ăn học và làm ăn yên ổn, không lẻ lại lao vào đánh đấm nữa...Thú thực là tôi sai hoặc anh sai, chúng ta còn bọn trẻ nữa. Không cần thiết CN nào...Chỉ cần duy nhất là VN hoà bình.
                         Con người ta chế tạo được nhiều máy móc, nhưng chưa chế tạo được một con người. Thế mà con người xua nhau vào chỗ mất mạng, thực không nên. Đây còn là trang VN Thuquan, nơi diễn đàng dành cho Văn Học. Văn Học là cốt làm sao con người có tính nhân văn cao cả, hướng tới cái thiện, sống yêu thương thông cảm nhau hơn...Bởi vì kiếp người gần như ai cũng khổ.
                          Những lời lẻ này, cứ cho tôi là sai...hoàn toàn không bao giờ buồn, nếu như mọi thứ đều ổn định. Nhất là nền hoà bình ở VN được bền lâu.
                                                                          NCL
                #8
                  nguyễn thế duyên 20.12.2009 18:09:28 (permalink)

                                  Vài lời với Hai bạn Trỉart và bạn Clietc

                  Xin chào hai bạn. Xin hai bạn đừng tranh luận vì hai bạn đã đi chệch khỏi mục đích của bài viết này. Bài viết này tôi không hề muốn nói đến chủ nghĩa cộng sản mà bài viết này tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề " Hồ chí minh là một người anh hùng cứu nước"
                  Với cách đặt vấn đề như vậy tôi nghĩ rằng tôi không sai. Trong bài viết của tôi, tôi không hề có một dòng nào nói đến chủ nghĩa cộng sản là sai hay đúng cả, nhưng có một điều  xin các bạn nhớ cho là một triều đại bao giờ cũng có  lúc hưng thịnh, lúc suy vong. Khi lợi ích của triều đại đó đi cùng với lợi ích của dân tộc thì triều đại đó hưng thịnh. Còn ngược lại thì là lúc triều đại đó suy vong nhưng không thể chỉ nhìn vào triều đại đó lúc suy vong mà sổ toẹt những đóng góp của triều đại đó cho đất nưốc , cho dân tộc. Không thể vì Lê Ngọa Triều thối nát mà bảo Lê lợi không phải là một anh hùng cứu nước. Các bạn có đồng ý thế không?
                  Bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có hai mặt của nó mặt tốt và mặt xấu. Chúng ta phải tách bạch riêng nó ra. Mặt tốt chúng ta phải công nhận còn mặt xấu chúng ta phải phê phán. Và còn một điểm này nữa. Bất cứ một nhà nước nào cũng có những giai đoạn của nó. Có giai đoạn nhà nưốc ấy tốt, có giai đoạn xấu và có giai đoạn chuyển tiếp (Giai đoạn chuyển tiếp có thể là chuyển tiếp từ xấu thành tốt và cũng có thể là chuyển từ tốt thành xấu). Vấn đề là chúng ta phải nhìn cho rõ và đánh giá cho đúng đừng trộn lẫn các giai đoạn đó vào với nhau.
                  Về đại thể chủ nghĩa cộng sản ở Vn cho đến nay theo tôi nó đưộc phân làm hai giai đoạn
                       1--Từ năm 1930 đến 1975 :Đây là giai đoạn đảng cộng sản lĩnh sứ mệnh giải phóng dân tộc. Giai đoạn này là giai đoạn mà ý chí của dân tộc cùng đi với ý chí của đảng cộng sản
                  Gai đoạn này đảng cộng sản đã làm đựoc nhiều điều có lợi cho dân tộc được mọi người ca ngợi, tôn vinh
                      2--Gia đoạn từ 1975 đến nay là một giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này chưa kết thúc. Trong giai đoạn này chủ nghĩa cộng sản đã bộc lộ nhiều những mâu thuẫn và không phải lúc nào, không phải vấn đề gì nó cũng đi cùng với mong muốn của người dân.
                  Tôi đồng cảm với những bức xúc của bạn Trỉart nhưng không thể đồng ý với cái "Lực bất tòng tâm" của bạn. Không phải là bạn không thể làm gì. Ít nhất bạn có thể "Lấy ngòi bút làm đòn xoay chế độ" như Sóng hồng đã nói. Bản thân tôi không ca ngợi một chiều. Tôi chưa bao giờ ca ngợi đảng cộng sản trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Tôi chỉ ca ngợi giai đoạn giải phóng dân tộc còn trong quá trình chuyển tiếp này tôi dám phê phán những cái gì tôi nhận thấy là không đúng của đảng cộng sản (Ví dụ gần nhất là bài thơ "Nói với chị Ba sương" của tôi) nhưng tôi tỉnh táo và rạch ròi trong mọi vấn đề.
                  Tôi cũng đồng ý với bạn Cliect là sau hơn nửa thế kỉ chiến tranh cái chúng ta cần là xây dựng đất nưốc hùng mạnh mà muốn xây dựng đất nưốc hùng mạnh thì ta cần hòa bình và ổn định. Đừng làm rối tung mọi cái lên. Nên ta nên phê phán trong tinh thần xây dựng và chúng ta cũng phải nhìn thấy một điều đảng cộng sản cũng đã đang thay đổi(Tuy rất chậm).
                  Cám ơn các bạn đã quan tâm đến vấn đề này
                  #9
                    triart 20.12.2009 23:29:27 (permalink)

                    Trích đoạn: nguyễn thế duyên

                                    Vài lời với Hai bạn Trỉart và bạn Clietc

                    Xin chào hai bạn. Xin hai bạn đừng tranh luận vì hai bạn đã đi chệch khỏi mục đích của bài viết này. Bài viết này tôi không hề muốn nói đến chủ nghĩa cộng sản mà bài viết này tôi chỉ muốn đề cập đến vấn đề " Hồ chí minh là một người anh hùng cứu nước"
                    Với cách đặt vấn đề như vậy tôi nghĩ rằng tôi không sai. Trong bài viết của tôi, tôi không hề có một dòng nào nói đến chủ nghĩa cộng sản là sai hay đúng cả, nhưng có một điều  xin các bạn nhớ cho là một triều đại bao giờ cũng có  lúc hưng thịnh, lúc suy vong. Khi lợi ích của triều đại đó đi cùng với lợi ích của dân tộc thì triều đại đó hưng thịnh. Còn ngược lại thì là lúc triều đại đó suy vong nhưng không thể chỉ nhìn vào triều đại đó lúc suy vong mà sổ toẹt những đóng góp của triều đại đó cho đất nưốc , cho dân tộc. Không thể vì Lê Ngọa Triều thối nát mà bảo Lê lợi không phải là một anh hùng cứu nước. Các bạn có đồng ý thế không?
                    Bất cứ một thể chế chính trị nào cũng có hai mặt của nó mặt tốt và mặt xấu. Chúng ta phải tách bạch riêng nó ra. Mặt tốt chúng ta phải công nhận còn mặt xấu chúng ta phải phê phán. Và còn một điểm này nữa. Bất cứ một nhà nước nào cũng có những giai đoạn của nó. Có giai đoạn nhà nưốc ấy tốt, có giai đoạn xấu và có giai đoạn chuyển tiếp (Giai đoạn chuyển tiếp có thể là chuyển tiếp từ xấu thành tốt và cũng có thể là chuyển từ tốt thành xấu). Vấn đề là chúng ta phải nhìn cho rõ và đánh giá cho đúng đừng trộn lẫn các giai đoạn đó vào với nhau.
                    Về đại thể chủ nghĩa cộng sản ở Vn cho đến nay theo tôi nó đưộc phân làm hai giai đoạn
                        1--Từ năm 1930 đến 1975 :Đây là giai đoạn đảng cộng sản lĩnh sứ mệnh giải phóng dân tộc. Giai đoạn này là giai đoạn mà ý chí của dân tộc cùng đi với ý chí của đảng cộng sản
                    Gai đoạn này đảng cộng sản đã làm đựoc nhiều điều có lợi cho dân tộc được mọi người ca ngợi, tôn vinh
                       2--Gia đoạn từ 1975 đến nay là một giai đoạn chuyển tiếp. Giai đoạn này chưa kết thúc. Trong giai đoạn này chủ nghĩa cộng sản đã bộc lộ nhiều những mâu thuẫn và không phải lúc nào, không phải vấn đề gì nó cũng đi cùng với mong muốn của người dân.
                    Tôi đồng cảm với những bức xúc của bạn Trỉart nhưng không thể đồng ý với cái "Lực bất tòng tâm" của bạn. Không phải là bạn không thể làm gì. Ít nhất bạn có thể "Lấy ngòi bút làm đòn xoay chế độ" như Sóng hồng đã nói. Bản thân tôi không ca ngợi một chiều. Tôi chưa bao giờ ca ngợi đảng cộng sản trong giai đoạn từ 1975 đến nay. Tôi chỉ ca ngợi giai đoạn giải phóng dân tộc còn trong quá trình chuyển tiếp này tôi dám phê phán những cái gì tôi nhận thấy là không đúng của đảng cộng sản (Ví dụ gần nhất là bài thơ "Nói với chị Ba sương" của tôi) nhưng tôi tỉnh táo và rạch ròi trong mọi vấn đề.
                    Tôi cũng đồng ý với bạn Cliect là sau hơn nửa thế kỉ chiến tranh cái chúng ta cần là xây dựng đất nưốc hùng mạnh mà muốn xây dựng đất nưốc hùng mạnh thì ta cần hòa bình và ổn định. Đừng làm rối tung mọi cái lên. Nên ta nên phê phán trong tinh thần xây dựng và chúng ta cũng phải nhìn thấy một điều đảng cộng sản cũng đã đang thay đổi(Tuy rất chậm).
                    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến vấn đề này


                    Xin chào Ông NT Duyên

                    Tôi xin nói lại trong entry trên,lời đầu tôi có nói "Vài cảm nghỉ thêm ..."tuy vậy xin bỏ lổi ...nhiều chuyện !
                    Trước khi trao đổi cùng Ông ,tôi xin nhắc lại tôi có thể đúng -sai trong nhận thức và điều đó còn những bạn đọc khác ,những "Người Việt thầm lặng " đánh giá !

                    Về việc Ông nhận định "Hồ Chí Minh là một người anh hùng cứu nước ",tôi cũng không ý kiến đúng sai vì theo tôi cần thêm thời gian ,có lẽ không vừa tai Ông ,nhưng tôi có đọc một số tài liệu của các Đảng ,phái cùng thời của các nhà cách mạng [khác đảng CS] như Lý Đông A ,Nguyễn hải Thẩn ,Nguyễn tường Tam [Nhất Linh ],Tạ thu Thâu ,Phan văn Hùm ...Những nhà Ái Quốc bị "mất tích " hay bị "Thủ Đoạn " phải rời bỏ Chính phủ Liên hiệp thời 1945 [tôi xin nói thêm tôi đọc được bởi vì Ba tôi cũng làm chính trị ...!],và do đó cần lịch sử xác minh lại [vào một thời điểm khác mới khách quan !] Điều tôi còn đọng lại là lời Ba tôi trước khi mất vì ưu phiền ...là ...Làm chính trị phải gian hùng và thủ đoạn !!!

                    Tôi đồng ý với Ông ở luận điểm bất cứ thể chế chính trị nào củng có mặt tốt -mặt xấu ,cái vấn đề tôi suy nghỉ là có người [lành đạo ]hiểu điều đó ,nhưng vì tư lợi nên ...! còn vế thứ hai Bất cứ nhà nước nào ...tôi hoàn toàn đồng ý

                    Còn việc CNCS ở VN tôi có ý khác ,Theo tôi có 3 giai đoạn :
                    Từ 1930 -1954
                    Tôi nhận thấy Đảng CS Đã làm đúng ,hợp lòng đa số dân [Đánh đuổi thực dân Pháp ] nhưng "Độc quyền yêu nước " !
                    Từ 1954 - 1975
                    Theo tôi đây là một cuộc nội chiến Huynh Đệ vì khác Ý THỨC HỆ ! [...20năm nội chiến từng ngày ...Ca khúc Da Vàng -NSTCS]
                    Và Dân Tộc ,Tổ Quốc ta là nơi hai thế lực -chủ nghĩa làm nơi "Thử vủ khí ! "
                    Tôi không đồng ý với "Giải phóng ",giải phóng miền Nam khỏi đế Quốc Mỹ à ! nên nhớ Mỹ chỉ đổ quân vào miền Nam từ năm 1964 sau khi chế độ Ô Ngô Đình Diệm bỉ lật đổ !vì Ông Diệm không muốn mất chính nghĩa Quốc Gia ... nếu chiếu theo hiệp định Ne-ge-vơ thì 2 miền Nam Bắc đâu có nồi da sáo thịt !
                    Một bên thì "Tiền đồn chống Cộng " ,một bên thì "Giải phóng miền Nam ,đánh đuổi quân xâm lược và lủ nguỵ ! "

                    ...! Dân miền Nam chúng tôi đâu cần "giải phóng ..." dù chế độ Tư Bản cũng bộc lộ những xấu xa ,nhưng dầu sao chúng tôi cũng được quyền "NÓI " và kinh tế nhìn chung đâu có thua bất cứ QG nào ở vùng ĐNÁ nếu không nói công-kỷ nghệ cao hơn kể cả Nam Hàn lúc những năm 70 mới tương đương miền Nam VN !

                    Tôi nói sơ vậy để thấy sự khác biệt lớn lao giưả ý thức hệ của người dân hai miền ,và khi miền Bắc đem quân vào đánh chiếm miền Nam phải lấy chiêu bài" Lực lượng giải phóng miền Nam " ra vì cần "Chính nghĩa " !...

                    Còn nói cần thời gian ...chuyển tiếp ,xin nói thật nếu cứ tham nhũng và bất tài thì trăm năm nửa cũng chả khá hơn ! Cứ xem Nam Hàn và Đài Loan hay xa hơn là Đức Quốc sau chiến tranh QG họ chưa đến 30 năm đã giàu mạnh thế nào ! vậy Các nước nào theo CN CS khá lên ,Trung Quốc à ! Hihì tôi phì cười vì TQ có khá hơn là do họ "Đã theo con đường TB "dù độc tài nắm quyền lực !Còn Cái Nôi của CNCS và hằng loạt nước Đông Âu thì ... !

                    Cám ơn Ông đã đồng cảm về nổi niềm của tôi ,xin nói thêm là tôi đã tửng bị CA văn hoá "hỏi thăm " và vì tài hèn ,đức mọn nên Không biết cách "lấy ngòi bút làm đòn xoay chế độ " và rút kinh nghiệm của Ba tôi ,tôi bèn bắt chước Người Xưa :

                    ...Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
                    Ngù ngù ăn ăn nói chuyện chơi ...! [trích thơ NK]

                    Có lẽ khác biệt vì địa lý ,môi trường ,hoàn cảnh,tư duy ... khiến giửa tôi -Ông nói riêng và các dị biệt khác[về ý thức hệ ] của mọi người dân VN phải cần thế hệ kế mới hết được vì tôi không thể nào 'Tẩy nảo -cải tạo " được ...Người xưa có câu "Được làm Vua -Thua làm giặc " [hiểu theo nghĩa bóng ] ,Ông hiểu cho
                    Chào trân trọng và tạm biệt Ông vì chúng ta có nói mãi thì chỉ tổ mệt và mất thời gian thôi
                    [Tôi xin chấm dứt và không dám làm phiền nửa .SG đêm 20-11]

                    @Cliect : ...xin miễn hồi đáp bạn vì tôi không còn hứng thú ,nếu thích bạn qua blogosin.org sẻ được tranh luận đúng chổ đúng nơi nhé
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.12.2009 23:42:19 bởi triart >
                    #10
                      bunthang 21.12.2009 09:43:29 (permalink)
                      Theo BunThang thì khi đề cập đến một nhân vật lịch sử có tầm vóc quốc gia không thể tách rời cá nhân đó ra khỏi những sự kiện hay biến cố có tính cách bước ngoặt của lịch sử . Vì vậy khi nhắc hay tranh luận về HCM thì cũng không thể tách rời CNCS ra khỏi cuộc đời ông. Có thể bạn cho HCM là anh hùng dân tộc nhưng cũng có người khi nhắc đến HCM họ liên tưởng ngay đến CNCS. Đó là quyền suy nghĩ của mỗi người. Khi tranh luận quyền phán xét sự chủ quan hay khách quan của bài viết không nằm ở tác giả mà ở người đọc. Trong thời gian gần đây BunThang thấy có nhiều bút ký hay nhật ký hồi ký được tán tụng như là những tác phẩm có tầm vóc được tung hô tán tụng tạo ra nhưng hào quang ảo như nhiều phiếu nhiều sao khi xuất hiện trên mạng hay được tặng giải thưởng khi in thành sách vì có nhiều độc giả thế nhưng theo BunThang hồi ký nhật ký tất cả chỉ được coi là cận văn học para-literature thấp hơn văn học chính thức môt bậc vì tính thẩm mỹ tính triết lý kém cho nên bản thân ít đọc những tác phẩm thể loại này.
                      Điều thứ hai BunThang muốn đề cập đến là có nên đưa một cá nhân ra làm đề tài tranh luận không? Và khi tranh luận thì điều quan trọng là không được xúc phạm đến bản thân người đó. Ví dụ khi nói đến ông Bùi Tín ta phải biết rõ về ông ta là ai? Bùi Tín là con ông Bùi Bằng Đoàn. Bùi Bằng đoàn là một nhân sĩ yêu nước trưởng ban thường trực quốc hội VNDCCH khoá 1 (1946-1955) Ông ta từng nổi tiếng vì có bài thơ xướng hoạ với ông HCM. Bản thân Bùi Tín từng có mặt ở Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975 với tư cách phóng viên chiến trường. Sau chiến tranh ông giải ngũ làm báo với chức danh phó tổng biên tập báo Nhân Dân và Nhân Dân Chủ Nhật . Với sự nghiệp thân thế như vậy ắt hẳn có lý do chính đáng khi ông qua Pháp tin nạn. Cần có sự cảm thông hơn là chỉ trích hàm hồ.
                      Để kết luận tôi xin trích ra đây một câu nói của một nhà báo Pháp Pièrre Benoit được biết từng đăng trên Paris Match và đã được dịch sang tiếng Anh như sau:
                      Born on the misery, grown in the terror, live on lies and cruelties, gasping in the ignorance and in the incompetence
                      Sinh ra trong sự khốn cùng, lớn lên trong khủng bố, sống bằng man trá và tàn bạo lụi tàn trong sự dốt nát và bất lực
                      Đó là tất cả những gì nhà báo này nói về chủ nghĩa công sản. Tôi cũng xin lỗi bạn đọc vì không biết tiếng Pháp nên không dịch từ câu nói gốc mong ai đó biết câu này bằng tiếng Pháp thì cho Bunthang biết với.
                      #11
                        nguyenthuy_qs 26.12.2009 20:02:59 (permalink)

                        Tôi cũng có vài dòng tâm sự:
                        Hình như chúng ta sinh ra và lớn lên trong kháng chiến.Miền Nam và miền Bắc chia cắt bởi hai chế độ , Quốc gia và cộng sản, nhưng thưa các anh... tôi khẳng định Về Ông Hồ Chí Minh là một danh nhân thế giới...
                        Tuy bây giờ Một bên lưu vong thì muôn đời hạ nhục Cụ, còn một bên thì ca ngợi đấng thiên tài...Nếu không có Cụ thì chúng ta sẽ như thế nào đây?
                        Chúng ta đang sống trong thế giới hòa bình, chúng ta đã sống và đang sống.Từ khi Cụ Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của con người. Một người xuất thân từ gia đình có học( nho bản) VÌ SAO CỤ PHẢI RA ĐI? Và vì sao Cụ phải trở về? Để làm gì?Tôi nhớ không nhầm và cũng không sai Khi gia đình tôi yên vui thì bổng đâu máy bay Mỹ lại kéo đến thả bom  giết chết cả một gia đình tôi.Người thân của tôi...Cỏ cây cũng xác xơ...làng xóm cũng tiêu tan...Khét mùi khí sát nhân...Lúc đó Nước ta có bao nhiêu triệu dân...Nói như ông Nguyễn Thế Duyên tôi hoàn toàn đồng ý...Nhìn chung ăn cơm nào thì phò chúa ấy, Mục đích của những bạn lưu vong sống xa Tổ quốc xuyên tạc, nói xấu để có lơi cho mình...Nuôi sống bản thân,vợcon...V.V...Hoặc để nước bản địa tin còn có chỗ dung thân.Chính tôi có một ông chú ruột là ông Nguyễn Vinh...Trên tám mươi rồi, Chị ruột tôi là Nguyễn Thị Huệ  cùng các con cháu anh em của tôi cũng đều định cư bên đất Mỹ nơi thành phố photlan xa xôi ấy.Thực tế mẹ chú tôi bị Mỹ thả xăng chết, các con của bà cũng bị chết trong chiến tranh Mỹ Giết...Giữa cố Đô Sài gòn sầm uất như vậy thì thử hỏi cần gì giải phóng...Hì hì...Nhưng có ai biết Một đất nước với diện tích trên 329 ki lô mét vuông thì những địa danh nào bị Mỹ thả bom , rãi chất độc? Giết ai? Giết cộng sản ư? Công sản là ai? Có phải là bọn Việt gian bán nước hay không? Bài học thuộc lòng mà nếu ai có học thời đó cũng hiểu về bài:
                        "BẢN ĐỒ VIỆT NAM
                        Hôm qua tập vẽ bản đồ
                        Thầy em lên bảng kẽ ô rõ ràng
                        Ranh giới có phấn vàng dễ kiếm
                        Từ Nam quan đến mủi Cà Mau.
                        Từng nơi thầy thuộc làu làu đầm sen
                        Đồng Tháp đây cầu Hiền Lương

                        Bể Đông Hải trùng dương xanh thẳm
                        Núi cheo leo thầy chấm màu nâu...
                        Tay đưa mềm mại đến đâu
                        Chỉ trong uốn khúc, rừng sâu chập chùng
                        Rồi với giọng trầm hùng thầy giảng...
                        ...Giống Rồng Tiên chói rạng núi rừng..."
                        Nước Việt của chúng ta là một. Dù nói như thế nào đi nữa.Bởi sinh ra cùng một bọc lịch sử không thể chối cải được...Ở đây  chân lí đúng lúc nào cũng đúng cả.Ngôn ngữ nói của ta là Việt Dù có vay mượn đâu cũng là có cội nguồn,Các bạn đã nghe bản tuyên ngôn độc lập của Cụ chưa? Các bạn có thấy những cuốn phim nói về Bác với cộng đồng thế giới chưa?Có thể đã thấy, nhưng khi đã ghét một con người thì cố tìm cách nhờ , mượn người ta ghét giùm vì sao ghét con ngưòi ấy? Vì khác chế độ...Mọi con người sinh ra đều mưu cầu hạnh phúc Nếu như Bác Hồ có vợ cũng tốt thôi điều đó là bản năng của một con người...Mình chưa thấy có thể là học lóm, nói nhảm...Chớ trước năm 1975 cuộc sống dân ta ở Sài Gòn thì như thế nào?...Sài gòn tráng lệ xa hoa V.V...Nhộn nhịp  váy đầm với những anh lính dù sang trọng có hay đâu cảnh mất nước, lầm than mà một số nơi phải chịu mưa bom, bão đạn.Còn nói :"Sài Gòn không cần giải phóng" Bởi nói mà thiếu suy nghĩ,Bây giờ giải phóng rồi có sao đâu?...Trong nhà phải yêu thương, đoàn kết cũng như câu chuyện bó đủa đơn giản dạy cho các em biết đòan kết.Hợp quần gây sức mạnh,Nhưng tôi nhớ không lầm khi ấy 1973 Ông Thiệu nói câu:
                        " Đoàn kết chết chết chùm" Trong khi bác Hồ Chí Minh nói:" Đoàn kết , đoàn kết dại đoàn kết...Thành công, thành công, đại thành công" Thì tại sao Sài Gòn không cần giải phóng để Nam Bắc một nhà, giang sơn nối liền một dãy?
                        Ngày ấy Có nhớ Ông thiệu đem tờ giấy thông hành rãi trên khắp lãnh thổ không? Kêu gọi anh em binh sĩ Việt Cộng hãy bỏ súng trở về với chính nghĩa quốc gia...Và sẽ được khoan hồng" Tôi không nói nhiều bởi các bạn tự suy nghĩ kỹ đi Nếu không có bài viết của anh Nguyễn Thế Duyên thì tôi cũng không phản hồi các bạn làm gì hao hơi, mỏi trí để trí đó tập làm mấy bài thơ tình post lên đọc cho vui.Tuổi tôi cũng không bằng các bạn nhưng ít nhất tôi cũng hơn 5 năm nằm hầm để trú bom đạn Mỹ.
                        Gìơ tôi mới khẳng định : Hồ Chí Minh là một anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới..." Mà khắp nơi trên trái đất đều biết có cụ Hồ mới nói :
                        "Nước Việt Nam là một,Dân tộc Việt Nam là một,Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi".
                        Cám ơn anh Nguyễn Thế Duyên...Đã cho tôi đọc tác phẩm của anh.



                        #12
                          venus4t.vns_hnu 26.12.2009 20:38:16 (permalink)
                          Kính thưa bác Nguyễn Thế Duyên cùng bạn văn - thơ của diễn đàn VNTQ, bài viết "HỒ CHÍ MINH - đôi điều cảm nghĩ" của bác Nguyễn Thế Duyên khá ấn tượng đối với Mục Đồng vì nó không đao to búa lớn, không lập luận quá "sử - triết". Mục Đồng hoàn toàn đồng ý với bác ở

                          Một dân tộc vĩ đại phải là một dân tộc sinh ra được những con người vĩ đại. Con người đó sẽ vượt qua mọi định kiến về chính trị, tôn giáo, vượt qua mọi sự gen gét thông thường của con người để sống mãi cùng đất nước và dân tộc của họ. Mọi người ở đất nước ấy, bất kể là ai, có chính kiến gì, tôn giáo nào. Dù là kẻ cầm quyền hay một người đàn bà nghèo khổ, tất cả đều cảm thấy tự hào vì đất nước mình, dân tộc mình đã sinh ra được một con người như vậy.

                          và:

                          Các dân tộc thì có nhiều nhưng những con người nổi tiếng, đại diện được tính cách và tầm vóc của dân tộc mình để cho cả thế giới biết đến thì chỉ đếm chưa đầy một bàn tay và Hồ Chí minh là một trong số những người hiếm hoi đó

                           
                          Mục Đồng khá hứng thú với những trao đổi của các bạn đối với bài của bác Nguyễn Thế Duyên. Nhân đây, Mục Đồng xin post một bài sưu tầm của Tiến sĩ Trần Chung Ngọc (USA) với tựa đề "30 năm tôi đi tìm Hồ Chí Minh" của anh! Song do là box SÁNG TÁC nên Mục Đồng post ở box SƯU TẦM và để lại đường link của bài này ở đây!

                          [   http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=565616&mpage=1&key=&#565616 ]
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 26.12.2009 20:43:24 bởi Mục Đồng >
                          #13
                            Ct.Ly 27.12.2009 17:20:11 (permalink)
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9