Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp

Tác giả Bài
Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp - 03.11.2009 20:21:22
Trong khi chờ đợi chúng tôi có website đàng hoàng hơn, chúng tôi các bạn học Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp với Lương Y Trần Dũng Thắng.

Để hiểu biết thêm về môn này thì nên xem bài phỏng vấn GS Bùi Quốc Châu, người phát minh môn này trong chương trình « Cây cao bóng cả ».

http://dienchan.wordpress.com/

Có gì bạn muốn biết thêm cứ gởi điện thơ cho chúng tôi biết
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2009 18:17:58 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Thế nào là cơ sở chính thống ? - 03.11.2009 20:38:33
Cơ sở lý luận chính thống

Nhà văn Hà Văn Thùy có gởi cho tôi xem một bài phóng sự của báo « Lao Động » như sau :

« Câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh được 2 lương y Phạm Văn Nhâm và Nguyễn Thị Phương thành lập 10 năm nay tại 34 Trần Phú, Hà Nội. Họ chữa bệnh chủ yếu bằng cách bấm huyệt ở mặt và một số điểm khác trên cơ thể. Gần đây, phương pháp này bị Sở Y tế cấm áp dụng vì chưa có cơ sở lý luận chính thống và hiệu quả chưa được đánh giá một cách khoa học. »

« Theo Sở Y tế, diện chẩn là phương pháp chữa bệnh chưa có cơ sở lý luận chính thống, chưa được đánh giá hiệu quả một cách khoa học. »

Tôi xin dám hỏi Sở Y Tế cho biết thế nào là « cơ sở lý luận chính thống » ? Ngày xưa, khi Pasteur chứng minh rằng không có sự nảy sinh tự phát (génération spontanée) thì cũng có một lũ người chống đối cho rằng làm gì có vi trùng ! Vì nếu có thì ta đã thấy. Có luôn cả một lủ bác sĩ, để chế diểu Louis Pasteur, liếc dao mổ (bistouri) dưới đất để cho thấy không có gì để lo ngại cả… Lúc ấy Louis Pasteur cũng bị kiện cáo lôi thôi vì hành nghề không có phép vì Pasteur nào có phải là bác sĩ đâu !

Về mặt xã hội học thì trước Karl Marx làm gì có học thuyết mác xít. Cũng trên lập trường này, triết gia Bergson chóng đối mãnh liệt thuyết tương đối của Albert Einstein. Nhưng cuối cùng Bergson đã công nhận rằng Einstein có lý. Nhưng buồn cười thay ! Cho đến chết không bao giờ Einstein công nhận thuyết cơ học lượng tử.

Vì vậy dùng mẹo lý luận cho rằng đó chưa có cơ sở lý luận chính thống là một cách ngu xuẩn để bát bỏ một lý thuyết mà mình chưa nắm vững. Hể dốt thì dựa cột mà nghe, phải không nào ? Vã lại khi người ta ăn cháo cá thì có ai ngu mà đi so sánh với mì hay hủ tiếu…

Về y học cũng vậy các ngài nên biết :

Đông Y dựa trên cơ sở hệ kinh mạch, âm dương, ngũ hành, vv…

Tây Y đựa trên cơ sở các hệ thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa và tiếu niệu, và từ khi có Pasteur có thêm phần vi khuẩn.

Diện Chẩn đựa trên cơ sở hệ đìều khiển. Các vị thanh tra sở Y tế làm ơn đọc bài « Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp » để hiểu biết thêm về cơ sở lý luận của môn này để sau này phát ngôn có ý tứ hơn, kẻo thiên hạ cho là mình ngu mà ưa áp đặt.

Còn nói rằng hiệu quả « chưa được đánh giá một cách khoa học », tôi xin hỏi : các ngài có bao giờ biết Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp là cái thá gì chưa ? Các ngài có bao giờ nghiên cứu về vấn đề này chưa ? Tôi bảo đảm là chưa bao giờ, các ngài chỉ cần hỏi các tập đoàn có quyền lợi với Đông Y hoặc Tây Y để dò la tin tức. Thế rồi bút sa gà chết. Không ngờ những người của học thuyết duy vật biện chứng mà hành động không có gì là biện chứng cả !

Tôi không biết trình độ học hỏi về khoa học của các ngài tới đâu, nhưng tôi mạng phép trình bài cho các ngài biết thế nào là một sự kiện có tính chất khoa học : mọi đề xuất nào mà trong cùng hoàn cảnh, mọi tác dụng y chan đều đem đến một phản ứng giống nhau.

Theo ông Nguyễn Đức Đoàn, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, từng thay mặt Bộ Y tế trả lời kiến nghị của ông Bùi Quốc Châu năm 1995, cho biết : “Ông Châu là một sinh viên ngành khoa học xã hội chứ không phải là người được đào tạo về y tế. Từ năm 1977, ông tổ chức cơ sở chữa bệnh riêng với danh nghĩa là "cơ sở diện chẩn", có lần bị một lương y kiện về bản quyền các dụng cụ mà ông dùng chữa bệnh. Từ vụ kiện này, Sở Y tế TP HCM đã khảo sát cơ sở của ông Châu, kết luận ông không có chuyên môn y tế, phải chấm dứt hành nghề.”

Tôi xin có đôi lời để hỏi ông Vụ trưởng, chớ như theo ông, Bùi Quốc Châu không có hiểu biết gì về y học, tại sao các người tiền nhiệm của ông lại cử Bùi Quốc Châu đến trung tâm Bình Triệu (Thủ Đức) để điều trị cho những người nghiện ma túy ? (Xem bài của Trần Văn Nhiệm Nguyên Phó Giám Đốc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội, Phó Ban Xóa đói giảm nghèo TP Hồ Chí Minh và Nguyên Hiệu Trưởng Trung Tâm Bình Triệu)

Theo ông vậy chớ lý do gì mà ông Mai Chí Thọ cấp cho căn phố ở số 19 b đường Phạm Ngọc Thạch để sưu tầm sau khi ông Bùi Quốc Châu rời bỏ Viện Đông Y ? Không lẽ ông Chủ Tịch UBND TP HCM là đồ ngu hay sao ?

Chắc ông cho rằng Mai Chí Thọ thì biết đếch gì về y học mà cũng xía vô. Tạm thời tôi cũng chấp nhận lý lẻ “cóc cắn” đó. Nhưng còn ông, so với GS Đổ Tất Lợi, ông là cái thá gì mà phát biểu bừa bải như thế, hở ông dược sư ? Để mở rộng tầm mắt, ông nên đọc bài của Hà Văn Thùy tựa dề “Truân chiên đường tới Việt Y Đạo”.

Cũng trong bài “Phép chữa bệnh bằng diện chẩn chưa đủ cơ sở khoa học”, Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền, nhận xét : "Hình đồ mà ông Bùi Quốc Châu đưa ra thiếu căn cứ khoa học. Ông tìm ra được 500 huyệt trên mặt, mỗi huyệt tương ứng với các bộ phận trong cơ thể. Vậy chẳng lẽ mỗi milimet đều có huyệt ? Và lương y phải giỏi như thế nào mới tìm đúng huyệt ?". GS Hoàng BảoChâu tỏ vẽ ngạc nhiên vì tên mặt làm gì có 500 huyệt, và mĩa mai “Vậy chẳng lẽ mỗi milimet đều có huyệt “. Riêng tôi thì tôi không ngờ cái mặt móc của GS lại không quá 500 mm² cho nên tôi suy diễn ra là bộ óc của ông ta không lớn bằng hạt tiêu. Phải chi tên này khôn một tí thì hắn đã lấy máy dò huyệt và hình đồ phản chiếu các huyệt ra mà soi thì đâu có phát ngôn bừa bải để thiên hạ thấy cái ngu của mình ! Khi ngưới ta muốn xuyên tạc thì người ta dùng lời lẽ khôn khéo hơn. Ông bà mình thường nói « ngậm máu phung người, trước dơ miệng mình. »….

Tôi tự hỏi tên này mua bằng cấp bao nhiêu tiền để được bàng TS. Chuyện này rất bình thường sau 1975 kia mà, ai mà còn lạ gì nữa ! Tôi còn biết chuyện một bà Vân, một VK nọ chỉ là phụ tá phòng thí nghiệm, khi về nước được phong làm BS để quảng đốc Bịnh Viện Da Liểu, và một bà khác chỉ là y tá mà thôi cũng lên chức BS và quản lý Bịnh Viện Từ Dủ. Còn rất nhiều chuyện khác nữa mà tôi không làm sao kê khai hết cho nó thúi ùm ra…


Còn như ông Nguyễn Quốc Triệu, Bộ Trưởng Bộ Y Tế, ông không hiểu hay ông làm bộ không hiểu ? Từ xưa đến nay, mổi khi có một công nghệ học mới là những kẻ vinh thân phì da với những công nghệ học củ phải tìm mọi cách để dìm đi cai mới và nới cái củ để tiếp tục béo cò, nhưng dù sao công nghệ học củ cũng không thể nào tồn tại với thời gian. Cho nên mổi lần như thế là có xung dột trong xả hội.

Trong Kinh Thánh chuyện Caïn sát hại Abel chẳng qua là biểu tượng của sự diệt vong của ngành du mục để nhường chổ cho nhà nông. Ngày xưa khi Vaucanson chế tạo ra máy dệt thì biết bao nhiêu người dệt cửi đã xuống đường đi đập phá máy dệt và đốt nhà máy dệt. Cũng mai mà không có cơ chế nào bảo vệ và đồng tình với các người dệt cửi. Cho nên ngày nay ta có vãi tốt mà may mặc thỏa đáng. Cách đây ba thập niên có ai ngờ rằng các máy quay dĩa hát bằng vinyl sẽ không tồn tại ? Cũng mai mà không có một cơ chế nào bảo vệ sự tồn tạ của các máy quay dĩa này mà ngày nay ta có những CD và DVD hiện đại…. Trong xả hội có một quy luật bất di bất dịch : con người luôn luôn tiến tới chới không bao giờ trở về ăn long ở lổ.

Do đó mà đặt Diện Chẩn dưới sự kiềm toả của Đông y là không khác nào bắt buộc nấu cháo long y như nấu mì. Làm như thế không khác nào bóp chết mầm non. Hay là ông chuộn Bonsai chăng ?

Ông Bộ trưởng ơi, tôi không tin rằng ông không biết, và cam đoa rằng ông làm bộ không biết : ngày xửa ngày xưa Bùi Quốc Châu có học châm cứu với BS Trương Thìn cho nên mới được chọn đi công tác ở Trung Tâm Bình Triệu chớ không lẽ các người tiền nhiệm của ông vô trách nhiệm đến thế sao ?

Khi thấy Bùi Quốc Châu làm ra trò trong việc nghiên cứu môn Diện Chẩn thì họ đưa về Viện Đông y để tu bộ thêm.

Có điều là BS Trương Thìn là một danh y, mà Bùi Quốc Châu cũng là một cái núi Thái Sơn, vì lý do hai trái núi không thể ở gần nhau cho nên Bùi Quốc Châu bỏ Viện Đông Y mà đi.

Các người tiền nhiệm của ông hiểu điều ấy mới cấp cho Bùi Quốc Châu toà nhà ở số 19 b, đường Phạm Ngọc Thạch mà tiếp tục nghiên cứu. Suy ngẫm việc này tôi thấy mấy người tiền nhiệm của ông khôn khéo vô cùng : họ biết sữ dụng người rất đúng mứt : họ không đặt BS Trương Thìn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tài Thu, chẳng hạng, mặc dù Trương Thìn trước kia là bác sĩ quân y của Thủy Quân Lục Chiến. Họ biết trọng đãi người tài thế đó.

Ông Bộ Trưởng ơi ông nên bắt chước các người tiền nhiệm. Ở đời có dại mới nên khôn ông ạ.

Những người tiền nhiệm của ông nghĩ gì về Bùi Quốc Châu ?

Xin thưa :

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Bộ trưởng Y tế :

“Biệp pháp chữa trị tốt nhất, theo tôi, là “tự mình chữa bệnh cho mình”

Trung tâm Diện chẩn-điều khiển liệu pháp đã thực hiện ý trên !

Rất hoan nghênh lương y Bùi Quốc Châu đã trao cho bệnh nhân phương pháp đó. Mong sao mỗi người VN nắm vững phương pháp để phòng bệnh và chữa bệnh cho mình và giúp đỡ đồng bào với dụng cụ đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mặt mà đem lại hạnh phúc cho người đau khổ.

Kiên trì giúp đồng bào, đồng bào sẽ cho ta phần thưởng cao quý nhất !”

11. 2.1981


Giáo sư Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Y tế

“Thành phố Hồ Chí Minh 7-1-1989

Tôi được nghe anh Bùi Quốc Châu báo cáo về phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn-điều khiển liệu pháp vào các huyệt vùng mặt, đầu, cổ, gáy. Tôi khuyến khích phương pháp này.
Tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá theo những tiêu chuẩn pháp quy hiện hành.

Tôi hy vọng tôi sẽ có đủ tài liệu để công nhận phương pháp chữa bênh này.

Tôi chúc anh Châu và các cộng sự sức khỏe, kiên trì khắc phục khó khăn, khẳng định giá trị phương pháp chữa bệnh của mình.”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

“Lĩnh vực rất mới. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và qua thực tiễn mà xác định những hướng nào thu được nhiều kết quả nhất. Nói tóm, thực tiễn phải là căn cứ để đánh giá một phương pháp trị liệu.

Chúc tiếp tục cố gắng.”

Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Canh Ngọ (1990)



Thưa Ngài Thủ Tướng, Ngài muốn loại trừ bọn hùm xám không, không đủ, phại loại trừ luôn cã bọn sâu dân mọt nước. Nếu dung túng bọn ganh hiền ghét sĩ thì bao giờ đất đước vươn lên tầm thế kỷ ?

Trong bài « Phép chữa bệnh bằng diện chẩn chưa đủ cơ sở khoa học », Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nói :

"Khi đến tuyên truyền ở một số tỉnh như Nghệ An, Đà Nẵng, ông Châu đã bị các sở y tế và hội Đông y địa phương từ chối. Hiện nay ở một số tỉnh thành có các câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh nhưng tất cả đều hoạt động bất hợp pháp. Nếu hiện nay ông Bùi Quốc Châu có thiện chí hợp tác để cùng ngành y tế Việt Nam thẩm định phương pháp diện chẩn thì tôi sẵn sàng đứng ra làm thành viên hội đồng, tạo điều kiện cho phương pháp này được đánh giá và nhìn nhận khách quan".

Nêu ông Nguyễn Xuân Hướng giữ lời thì chúng tôi sẳn sàng giúp ông thực hiện việc này.

Tôi mơ ước làm sao cho Bùi Quốc Châu có giải Nobel Y Học nhầm xoá nhoà đi giãi Nobel Hoà Bình mà tên bạo chúa đã chia xẻ cùng tên khát máu tội phạm chóng nhân loại.

Mơ ước của Bùi Quốc Châu cũng là mơ ước được làm sáng tỏa một nền y học nhân bản đem lại sức khỏe và lòng bác ái thật sự cho nhân loại.

Đối với đồng bào trong và ngoài nước, tôi thiết nghĩ rằng chúng ta không nên chờ đợi gì ở cửa quyền. Tôi mong các bác, các anh các chị cứ lợi dụng trang web này mà học phương thức trị bịnh Diện Chẩn để phục vụ cho đời sống cho riêng mình, cho gia đình, bà con thân thuộc và cho láng giềng. Sau đó nếu có thể ta gớp sức lại để đi làm từ thiện ở những phương trời còn thấm đậm khổ đau.

Trong bài “Hồi ký” của Nguyễn Đăng Mạnh có đoạn :

(Anh Từ Sơn có tặng tôi tập Di bút của Hoài Thanh (bản đánh máy lúc chưa xuất bản thành sách). Trong đó có đoạn viết : “Năm 1945, khi quân Tưởng đã kéo vào dày đặc ở miền Bắc và quân Pháp đã bắt đầu đánh phá ở miền Nam, anh Tố Hữu có dịp được gặp Bác. Anh thưa với Bác:
- Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn ?
- Tây cũng không đáng sợ. Tàu cũng không đáng sợ. Đáng sợ nhất là các chú - Ông Hồ trả lời như vậy.
Ngẫm ra đây cũng là một tiên đoán thiên tài của Hồ Chí Minh. Ngày nay Pháp, Mỹ đều rút hết rồi. Đất nước nếu còn khốn khổ thì đúng là do “các chú”.)

Trên toàn quốc, đâu đâu cũng dương biểu ngữ khuyên ta nên học tập Bác Hồ. Có điều chúng ta nên học tập Cụ Hồ là phải biết khiếp sợ các “chú” ấy.

Thày Trần Dũng Thắng (Nguyên giáo viên đào tạo CB Y Tế - Giảng Võ – Hà Nội), ngụ tại Phú Nhuận, năm nay đã ngoài 90 là con người đầy nhân ái, vẫn bôn ba đi năm Châu bôn Bể để truyền bá một phương pháp trị bịnh rất là hiệu nghiệm và nhân bản do một người Việt khác đầy nhân ái : tôi muốn nói đến môn : Diện Chẩn -,Điều Khiển Liệu Pháp của Bùi Quốc Châu.

Trước cửa nhà thầy Thắng, phường có gắn một cái biển to tướng cho biết đây là “Chốt Y Tế của Phường”.

Tiền bạc thu thập được, thày Thắng phân phối cho người nghèo trong phường, cấp sách vỡ cho học sinh, và mổi năm nhân dịp Tết Nguyên Đáng và Tết Trunng Thu đều có quà cáp cho những người bất hạnh trong xóm. Có một ông tỷ phú nọ cấp cho thày Thắng một biệt thự khang trang ở Đài Loan, thế mà thày Thắng cũng không nhận vì không có thói tham lam.

Thế mà một sáng nọ, có một đội biệt kích, dư đảng của “Sư Đoàn 304”, đột nhập vào nhà, trong khi thày Thắng nhận lời mời của các GS Y học bên Texas (Mỹ) qua bên đó truyền bá Diện Chẩn. Họ hành động không khác gì bọn mật thám thuở tối trời, họ tung hoành hành hung với chị Thuần và chị Thúy, hai người con gái của thầy. Họ còn mang theo bọn ký giả “chó cán xe” để viết bài xuyên tạc. Chị Thuần và chị Thúy có học khóa Diện Chẩn với GS Bùi Quốc Châu trong thời buổi mà Chủ Tịch UBND TP HCM là Mai Chí Thọ ủng hộ và cấp nhà ở số 19 b, đường Phạm Ngọc Thạch để nghiên cứu và phát triển môn Diện Chẩn.

Tôi không bao giờ hiểu được một thể chế mà người đến sau có quyền phủ nhận những gì kẻ trước đã làm. Nếu đây là một thể chế đa nguyên thì người ta còn hiểu được. Đàng này Đảng lảnh đạo như thế, làm sao ai dám tin tưởng nữa ?

Các “đồng chí” còn nhớ không ? Đến những năm 80, các “đồng chí” cò rất cực đoan với chủ nghĩa “Duy Vật Biện Chứng”, các đông chí luôn luôn có những cữ chỉ sổ sàn với những ai có quan hệ gần xa với tâm linh, coi họ như những kẻ lợi dụng tín ngưỡng để khai thác những dân den ngu dại. Điển hình là cử chỉ khiếm nhã của Tố Hửu đối với Lưu Công Danh một người lớn hơn ông ta 20 tuổi, và dã đem hết ttài sản và thân thế cống hiến cho kháng chiến.

Ngày nay tôi cam đoan rằng không còn ai sổ sàn như thế nữa, vì sự thật tàn nhẩn và khách quan đã chứng minh sự sai lầm của các “đồng chí” và bắt buộc các đồng chí “cởi mở’ hơn.

Và tôi cũng mong muốn các “bậc thần linh” sẽ bắt buộc các ngài cởi mỡ hơn trên vấn đề Diện Chẩn.

Các ngài nên nghe lời học giã Gian Chi để mở thêm tầm nhản quan của chính mình : “… Rồi mới đây, tôi có duyên may lại được hầu chuyện Bác sĩ, tôi nhận thấy Bác sĩ là một học giả bác học, đa văn và độc đáo…Thật là kỳ diệu. Tiếp Bác sĩ, tôi liên tưởng đến bậc tiên hiền Hải Thượng Lãn Ông xưa. Đâu chỉ Trung Quốc mới có Hoa Đà, Biển Thước.” (Tp HCM 13.10. 94).

Có đìều không ai hiểu nổi là trên thế gian đâu đâu cũng coi Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp là một phương pháp trị bịnh vô cùng hiệu nghiệm (Liên Xô củ, Trung Quốc, Đài Lón, Ấn Độ, Tích lan, Úc Châu, Mỹ Châu, Âu Châu và Phi Châu,…). Ở Việt Nam thì có hàng triệu người được có sức khỏe nhờ Diện Chẩn, trong đó có nhiều ông thủ tướng, bộ trưởng, nghệ nhân tên tuổi như Trịnh Công Sơn và luôn cả Đại Tướng. Thế mà có 1 bộ trưởng bộ y tế, không tôn trọng những người tiền nhiệm – cho dù họ cùng chung một Đảng phái - nở đang tâm đàng áp những người dùng Diện Chẩn để giúp đồng bào tránh bịnh tật đau khổ trên đời này.



Tài Liệu tham khảo :

Phép chữa bệnh bằng diện chẩn chưa đủ cơ sở khoa học



Sơ đồ phương pháp diện chẩn của ông Châu.
Câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh được 2 lương y Phạm Văn Nhâm và Nguyễn Thị Phương thành lập 10 năm nay tại 34 Trần Phú, Hà Nội. Họ chữa bệnh chủ yếu bằng cách bấm huyệt ở mặt và một số điểm khác trên cơ thể. Gần đây, phương pháp này bị Sở Y tế cấm áp dụng vì chưa có cơ sở lý luận chính thống và hiệu quả chưa được đánh giá một cách khoa học.

Theo công văn của Sở Y tế Hà Nội gửi Vụ điều trị (Bộ Y tế) ngày 15/8, phương pháp diện chẩn mà 2 lương y trên áp dụng dựa trên quan điểm cho rằng, hệ thống kinh lạc và các cơ quan, bộ phận cơ thể đều có các vị trí tương ứng ở mặt. Có thể chữa bệnh bằng cách tác động vào các điểm tương ứng này hoặc những chỗ có bệnh lý trên cơ thể. Mỗi liệu trình điều trị kéo dài trung bình 7-10 ngày, điều trị hiệu quả các bệnh thông thường mới mắc : đau cơ, khớp, cao huyết áp, mất ngủ... Đến nay, đã có hơn 1.000 bệnh nhân được khám và điều trị. Tuy nhiên, 2 lương y không có tài liệu gốc của chính mình mà điều trị dựa vào tài liệu biên soạn "lưu hành nội bộ" của Bùi Quốc Châu ở miền Nam. Theo Sở Y tế, diện chẩn là phương pháp chữa bệnh chưa có cơ sở lý luận chính thống, chưa được đánh giá hiệu quả một cách khoa học. Do đó, theo Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, 2 lương y không được áp dụng và phổ biến phương pháp khám chữa bệnh này.

Các lương y Nhâm và Phương cho biết, họ áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn của ông Bùi Quốc Châu từ năm 1999. Ông Châu coi 500 huyệt ở mặt tương ứng với các bộ phận trên cơ thể và hệ thống hoá chúng thành đồ hình trên mặt, tìm ra nhiều loại dấu hiệu báo bệnh, xây dựng thành bộ môn chẩn đoán mới. Từ đó, ông Châu đề ra một số cách chữa bệnh chỉ trong phạm vi mặt như : châm cứu, chích, lể, day bấm, bôi dầu, dán cao, day ấn bằng đũa thuỷ tinh. Theo lương y Nhâm và Phương, với phát minh này, ông Châu từng giảng bài tại nước ngoài, được phong tặng học vị tiến sĩ ở Sri Lanka hay danh hiệu "ngôi sao châu Á" ở Trung Quốc... Hiện nay, không chỉ Hà Nội mà tại Nha Trang, Thái Bình cũng có những câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh với hàng nghìn hội viên.

Tại cơ sở của 2 lương y Nhâm và Phương có sổ thư cảm ơn của người bệnh, phần lớn đều nhận xét diện chẩn là phương pháp ít tốn kém về tiền bạc và thời gian. Tuy nhiên, cả 2 người đều lắc đầu khi được hỏi có sẵn sàng thực hiện kiểm chứng khoa học đối với phương pháp này để được phép áp dụng không.

Một số bệnh nhân đã điều trị tại 34 Trần Phú cho biết họ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh. Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Ký (bị huyết áp cao, tai biến 2 lần) và bà Trần Thị Diễm (mắt bị ruồi bay, nhìn không rõ) ở phòng 116, B11, Nghĩa Tân, cho biết, họ chữa bệnh ở lương y Nhâm từ tháng 6. Sau gần 3 tháng xoa, day ấn các huyệt trên mặt, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, đến nay, ông Ký không còn phải dùng thuốc điều chỉnh huyết áp trường kỳ; bà Diễm cũng cảm thấy mắt đỡ nhập nhèm hơn.

Anh Đức (sinh năm 1973, quê Quảng Ngãi), một bệnh nhân viêm đa khớp vai, cũng có cảm giác bệnh đỡ hơn sau 10 ngày ấn huyệt và uống 1 thang thuốc bắc do lương y Nhâm bốc, kết hợp với chế độ luyện tập, rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, bác trai anh Đức (bị tiểu đường) cũng theo cách chữa này mà bệnh không khỏi.

Còn các nhà chuyên môn đại diện cho cơ quan chức năng lại không công nhận phép diện chẩn của ông Bùi Quốc Châu là một phương pháp chữa bệnh mới và hiệu quả. Dược sĩ Nguyễn Đức Đoàn, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền, từng thay mặt Bộ Y tế trả lời kiến nghị của ông Bùi Quốc Châu năm 1995, cho biết :

Ông Châu là một sinh viên ngành khoa học xã hội chứ không phải là người được đào tạo về y tế. Từ năm 1977, ông tổ chức cơ sở chữa bệnh riêng với danh nghĩa là "cơ sở diện chẩn", có lần bị một lương y kiện về bản quyền các dụng cụ mà ông dùng chữa bệnh. Từ vụ kiện này, Sở Y tế TP HCM đã khảo sát cơ sở của ông Châu, kết luận ông không có chuyên môn y tế, phải chấm dứt hành nghề. Tuy vậy, ông vẫn tới một số tỉnh miền Tây tuyên truyền rằng diện chẩn là cách chữa bệnh do ông phát minh, chữa được nhiều bệnh, tuyệt đối an toàn và gây kết quả bất ngờ.

Năm 1995, khi Bộ Y tế có chủ trương xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ, ông Châu viết thư cho Bộ trưởng đề nghị công nhận phương pháp này. Sau cuộc tiếp xúc với ông, Viện trưởng Viện Y học dân tộc TP HCM khẳng định, cách chữa bệnh bằng điện châm mà ông Châu áp dụng không có gì mới ; còn phương pháp diện chẩn thì trước nay không có. Viện trưởng cũng nêu ý kiến : trong quá trình thử nghiệm phương pháp chữa bệnh tự nghiên cứu, ông Châu không được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn phổ cập nó, ông cần thử nghiệm tại bệnh viện nhà nước ; nếu thành công thì phương pháp của ông sẽ được công nhận và phổ biến. Ông Châu đã đồng ý với hướng giải quyết này nhưng sau đó không hề trở lại làm việc với cơ quan y tế về việc kiểm chứng. Vì vậy, đến nay, phương pháp diện chẩn chưa thể được công nhận và ứng dụng.

Về việc tạp chí Quang châm và Laser y học số tháng 3/2000 đăng lời chúc mừng ông Bùi Quốc Châu về việc ông được Viện Đại học "The open international university for complementary medicines" của Sri Lanka trao tặng bằng Tiến sĩ khoa học danh dự, dược sĩ Đoàn giải thích : ông Châu không phải là cán bộ y tế, khi đi nước ngoài giảng bài đều không phải do cơ quan hay tổ chức y tế nào cử đi. Vì vậy, ngành y tế không thể thẩm định chất lượng các chương trình giảng dạy đó. Những tước vị được nước ngoài phong tặng đều không có tính chất chính thống.

Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền, nhận xét : "Hình đồ mà ông Bùi Quốc Châu đưa ra thiếu căn cứ khoa học. Ông tìm ra được 500 huyệt trên mặt, mỗi huyệt tương ứng với các bộ phận trong cơ thể. Vậy chẳng lẽ mỗi milimet đều có huyệt ? Và lương y phải giỏi như thế nào mới tìm đúng huyệt ?".

Ông Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nói : "Khi đến tuyên truyền ở một số tỉnh như Nghệ An, Đà Nẵng, ông Châu đã bị các sở y tế và hội Đông y địa phương từ chối. Hiện nay ở một số tỉnh thành có các câu lạc bộ Diện chẩn dưỡng sinh nhưng tất cả đều hoạt động bất hợp pháp. Nếu hiện nay ông Bùi Quốc Châu có thiện chí hợp tác để cùng ngành y tế Việt Nam thẩm định phương pháp diện chẩn thì tôi sẵn sàng đứng ra làm thành viên hội đồng, tạo điều kiện cho phương pháp này được đánh giá và nhìn nhận khách quan".

(Theo Lao Động)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.11.2009 21:50:49 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Nguồn góc Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp - 03.11.2009 20:46:24
Diện chẩn - Điều khiển liệu pháp

Nguồn gốc :

Đây là một công nghệ học được phát minh bởi GS Bùi Quốc Châu từ năm 1980.

Thừa kế kiến thức của y học cộ truyền và hiện đại, đặc biệt là châm cứu kết hợp với những phát hiện từ thực tiển lâm sàng, GS Bùi Quốc Châu đã tìm ra được sự liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận trên mặt với các phần trong cơ thể, hẹ thống hóa được các liên hệ này thành những đồ hình trên mặt người, tìm ra được nhiều dấu hiệu báo bịnh, hệ thống hóa được các loại dấu hiệu này, xây dựng một bộ môn chẩn đoán mặt dựa trên những đồ hình nói trên (Diện Chẩn) tìm ra được những qui luật chi phối giữa bộ mặt và cơ thể như luật Phản chiếu, Phản Phục, Đồng Ứng, Đối xứng, Bất Thống điểm v.v…

GS Bùi Quốc Châu cũng đã tìm ra được hơn 500 huyệt ở mặt, lập ra được những phát đồ điều trị có hiệu quã trong việc trị một số bịnh và chứng trong toàn thân và đề ra môt cách chữa bịnh, chỉ trong phạm vi bộ mặt như châm cứu, chích lể, day bấm, bôi dầu, dán cai day ấn, bằng đủa thủy tinh, … Và kể từ năm 1986, phương pháp trị bịnh này không dùng châm và chích lể nữa mà chỉ dùng các dụng cụ thích nghi do GS Bùi Quốc Châu sáng chế như que dò, que lăn, búa gõ, từ năm 1983 đến nay.

Ông gọi phương pháp này là Điều Khiển Liệu Pháp, vì phương pháp này không dựa lên hệ thần kinh hoặc hệ kinh lạc. Hệ này ông gọi là hệ Phản Chiếu. Nhờ hệ này mà ta biết được bịnh tật của co người thông qua việc khảo sát các biểu hiện ở vùng mặt. Cũng nhờ đó mà ta có thể giải quyết các chứng bịnh một cách nhanh chóng bằng cách tác động lên các vùng và huyệt ở mặt dưới bất kỳ hình thức nào.

Người ta có thể so sánh hệ phản chiếu này đối với hệ thần kinh và hệ kinh lạc như là hệ thống vô tuyến điện so với hệ thống điện thoại bằng dây thông thường.

Bạn muốn biết thêm về quá trình của Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp, bạn nên xem bài phỏng vấn GS TS Bùi Quốc Châu do Đài Truyền Hình Việt Nam VTV3 trong chương trình « Cây cao bóng cả » trong năm 2002 (27 phút).

Cơ sở lý thuyết của Diện chẩn :

Diện chẩn (= chẩn đoán vùng mặt) là phương tiện chẩn đoán dựa vào sự khảo sát một cách tỉ mỉ bộ mặt của con người để đoán bịnh bẳng nhiều hình thức khác nhau, không chỉ có nhìn (bằng mắt, bằng tay hay bằng dụng cụ hoặc máy dò huyệt) những biểu hiện bịnh lý xuất hiện một cách có hệ thống trên mặt người bịnh.

Vọng chẩn là 1 trong 4 phương pháp Chẩn đoán của Đông Y (tứ chẩn : vọng, văn, vấn, thiết) chú ý nhiều đến khí sắc của da mặt, trạng thái của lưỡi và thái độ cử chỉ của bịnh nhân.

Vọng chẩn là chẩn đoán bằng cách quan sát toàn thể con người để đoán bịnh.
Diện châm là 1 phương pháp châm của TQ, mới phát hiện, dựa trên 24 huyệt CC trên mặt được ghi là để trị bịnh của tạng phủ và tứ chi.

Trên thực tế, chưa thấy phổ biến việc dùng 24 huyệt CC trên mặt để trị bịnh cho toàn thân.

Điều khiển liệu pháp (ĐKLP) không dựa trên cơ sở của hệ thống kinh lạc cũng như các huyệt đã có của châm cứu, mà theo hệ thống mô hình phản chiếu được gọi là các Đồ Hình.

Các thuyết của Diện Chẩn :

1. Thuyết Phản chiếu :

Vũ trụ, xã hội và con người là một thể thống nhất (vạn vật đồng nhất thể).
Do đó con người là phản chiếu của vũ trụ (nhân thân tiểu thiên địa).
Trong con người, mỗi bộ phận đặc thù (mặt, bàn chân, bàn tay, ngón chân, ngón tay, loa tai, mũi, mắt) đều phản chiếu cái tổng thể của nó (tức là cơ thể).
Do đó mọi tình trạng tâm lý, sinh lý, bịnh lý đều hiện lên mặt như tấm gương phản chiếu, ghi nhận có hệ thống, có chọn lọc những gì thuộc phạm vi con người, ở trạng thái tĩnh và động của nó.
Thuyết này được vận dụng vào Điều khiển liệu pháp như sau :
Mổi huyệt trên mặt là một điểm phản chiếu của một hay nhiều huyệt trong cơ thể tương ứng với nó.
Thí dụ :
• Huyệt số 8 vừa là phản chiếu của huyệt Thần Đạo, vừa là phản chiếu của huyệt Á Môn, vừa là phản chiếu của huyệt Chiên Trung.
• Huyệt 26 vừa là phản chiếu của huyệt Đại Chùy, vừa là phản chiếu của huyệt Não Hộ.

2. Thuyết Biểu hiện :

Không gian : Những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài, bên dưới sẽ hiện ra bên trên.

Thời gian :

• Những gì sấp xảy ra được báo trước.
• Những gì đã xả ra đều lưu lại dấu vết.
• Những gì đang xảy ra đều được biểu hiện.
• Những biểu hiện này - xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau - được thể hiện lên mặt một cách có hệ thống và chọn lọc, được gọi là biểu hiện bịnh lý hay thông tin bịnh lý.
• Chúng có tính cách hai chiều thuận nghịch và đặc biệt nơi có biểu hiện bịnh lý cũng là nơi điều trị.
• Ví dụ :
• Thống điểm hoặc tàn nhan nơi mặt là dấu hiệu chẩn đoán đồng thời cũng là nơi đễ chữa bịnh.
• Ngoài ra mỗi dạng biểu hiện bịnh lý cho mỗi ý nghĩa khác nhau.

1. Thuyết Phản hiện :

Đôi khi dấu báo bịnh không xuất hiện trong khi bịnh tật đã hoặc đang xảy ra.
Có khi cũng có ít dấu báo bịnh so với bịnh trạng.
Có khi có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bịnh so với bịnh trạng trong cơ thể.
Có khi có quá nhiều dấu vết hay điểm báo bịnh so với bịnh trạng trong cơ thể.
Các hiện tượng này gây rất nhiều khó khăn trong vấn đề chẩn đoán hay trị liệu.
Người ta có thể cho đây là mạng lưới thông tin từ cơ thể lên mặt bị rối loạn hoặc bị tắc nghẻn.
Ví dụ : có người mang rất nhiều bịnh mà mặt không có một biểu hiện bịnh lý gì đặc biệt cả.

2. Thuyết Cục bộ :

Khi một cơ quan hay một bộ phận trong cơ thể có sự bất ổn tiềm tàng hay đang thời kỳ diễn tiến thì tại da vùng đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu báo bịnh tương ứng.
Quy luật này chi phối trên thân thể hơn là ở bộ mặt.
Lưu ý : kinh nguyệt cũng chịu sự chi phối của luật này.

Ví dụ :

3. Da vùng gan có tàn nhang, mụt ruồi (đen hay đỏ) hoặc tia máu : lá gan có bịnh.
4. Vùng bao tử : cũng thế.
5. Nếu tàn nhang xuất hiện trên kinh nào : kinh đó có bịnh. Tại huyệt nào : huyệt đo có bịnh (nghẻn hay bế tắc).
6. Trong phạm vi ĐKLP
7. Mỗi huyệt có tác dụng ở xa còn có tác dụng cục bộ (tại chổ) và lân cận.
8. Thí dụ :
9. Huyệt 188 ngoài tác dụng làm giãm đau cổ gáy và hạ áp, còn làm sáng mắt (vì ở gần mắt).
10. Huyệt 180 ngoài tác dụng làm giảm đau ngón tay cái còn làm giãm đau đầu vùng thái dương (vì ở vùng thái dương)
11. Huyệt 91 ngoài tác dụng chống co thắt dạ dày còn làm thông mũị vì ở đầu trên của viền mũi).

3. Thuyết Đồng bộ :

Có sự tương ứng về vị trí, số lượng, sắc độ, hình thái và thời kỳ xuất hiện giữa các loại dấu hiệu báo bịnh trên mặt và trên cơ thể.
Đôi khi cũng có ngoại lệ :
- các dấu hiệu báo bịnh chỉ xuất hiện trên mặt hoặc trên cơ thể.
- hoặc xuất hiện không cùng một lúc.
- có khi không cùng lúc với bịnh, thậm chí có khi rất xa thời kỳ bịnh tật xảy ra.

4. Thuyết Biến dạng :

Các dấu hiệu báo bịnh biến dạng (tính chất, màu sắc và hình thái) theo thời gian, mức độ, tình trạng và diển tiến bịnh của từng cá nhân.
Thí dụ :
- Bịnh ä ð màu xậm hoặc bóng hơn.
- Bịnh æ ð màu nhạt dần.
Có khi cũng có ngoại lệ : mụt ruồi ở cạnh nhân trung báo bịnh ở noãn sào, khi hết bịnh hoặc cắt bỏnoãn sào thì mục ruồi vẫ không mất đi.

5. Thuyết Đồng ứng :

Những gì giống nhau hay tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, tìm về với nhau, kết chặt nhau, và tác động lẫn nhau.

1. Thuyết đồng hình tương tụ :

Những gì có hình dạng tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau.
Ví dụ :
a) Cánh mũi có hình dáng tương tự mông. Do đó liên hệ mông.
b) Hoặc sống mũi có hình dạng tương tự sống lưng do đó có liên hệ sống lưng.


2. Thuyết đồng tính tương liên :

Những gì có tính chất tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hóa giải nhau.
Ví dụ :
Huyệt số 106 và 08, có tác dụng tương tự, do đó có thể hổ trợ hay khắc chế nhau.

3. Thuyết đồng thanh tương ứng :

Những gì có tên gọi tương tự nhau thì có liên hệ mật thiết, thu hút và tác động lẫn nhau, tăng cường hay hóa giải nhau.
Ví dụ :
a) Đầu gối, đầu ngón tay, ngón chân tương ứng với cái đầu.
b) Cổ tay, cổ chân tương ứng với cần cổ.

6. Thuyết Giao thoa :

Thông thường thì các dấu hiệu chẩn đoán hiện ra ở cùng bên với cơ quan hay bộ phận bị bịnh. Đôi khi cũng có những dấu hiệu báo bịnh ở vùng mắt, tay, chân, buồng trứng, và mông của đồ hình trên mặt, có tính giao thoa với một số bịnh nhân. Ví dụ : gờ mày bên trái có dấu hiệu báo bịnh, thì cánh tay bên trái đau thay vì bên phải.
Hoặc phía bên mặt nhân trung có tàn nhang có nghĩa là buồng trứng bên trái có bịnh.






Điều Khiển Liệu Pháp

Cơ sở lý thuyết của ĐKLP

Điều Khiển Liệu Pháp = phương pháp phòng và trị bịnh bằng cách tác động với nhiều hình thức khác nhau (châm, chích, lể, hơ nóng, chờm nóng - lạnh, hay ấn bằng đủa thủy tinh, để nhẹ ngón tay lên các huyệt ở mặt, thủy châm, châm tê, vv…) vào những vùng và huyệt thuộc phạm vi bộ mặt.
Vì bộ mặt nằm trong phạm vi đầu não và vì bộ mặt có tính cách đìều khiển các bộ phận trong cơ thể (giúp cơ thể điều chỉnh từ cơ quan đầu não) cho nên gọi phương pháp này là Điều Khiển Liệu Pháp.
Theo lý thuyết điều khiển và thông tin sinh vật học thì mổi huyệt trên mặt vừa là trạm thu (récepteur), phát (émetteur) các thông tin của cơ thể đồng thời cũng là nơi điều chỉnh và xử lý thông tin (régulateur).

Các thuyết của Điều Khiển Liệu Pháp

1. Thuyết Đồng bộ thống điểm :

Khi trong cơ thể có sự bất ổn đang xảy ra tại một cơ quan, một bộ phận nào đó thì ngoài những triệu chứng như cãm giác đau tại chổ (cục bộ) còn xuất hiện một hay nhiều chổ đau tương ứng (đồng bộ thống điểm) tại vùng phản chiếu của nó trên mặt và trên cơ thể (huyệt Á thị).
Cảm giác đau, thốn, cộm, mỏi, tức, nhói, tê, nhức, nóng, rát,…và số đìểm đau này tỷ lệ thuận với mức độ và tình trạng của bịnh chứng đang xảy ra.
Điều này có nghĩa là khi bịnh giảm thì số điểm đau và cảm giác đau cũng giảm theo. Và khi bịnh dứt thì số điểm đau và cảm giác đau cũng không còn nữa.
Thật ra cảm giác đau xuất hiện đồng bộ với bịnh đang xảy ra trong cơ thể chỉ là một trong biểu hiện của bịnh lý (huyệt Á thị).
Trên thực tế có nhiều dạng biểu hiện khác thường hay bất thường xuất hiện đồng bộ với bịnh đang xảy ra.
Tất cả đều co ý nghĩa trong việc chẩn đoán và điều trị bịnh.

2. Thuyết Bất thống điểm :

Đồng thời với các huyệt Á thị, khi một cơ quan hay một bộ phận nào trong cơ thể có bịnh thì trên những vùng tương ứ trên mặt sẻ xuất hiện một hay nhiều điểm không đau (bất thống điểm), hoặc có cảm giác ít đau hơn so với điểm bên cạnh. Đặc biệt là những điểm không đau này thường nằm trong vùng đau tương ứng (phản chiếu) với bộ phận có bịnh trong cơ thể.
Dương trung hửu Âm, Âm trung hửu Dương. Châm vào những đìểm không đau coa kết quã tốt hơn là châm ở các đìểm đau.
Cũng như trên, bịnh càng nặng thì số điểm không đau sẽ có nhiều hơn, và khi bịnh giảm thì số huyệt không đau cũng giãm đi. Và khi bịnh dứt thì không còn các huyệt không đau nữa.
Thuyết này cũng như thuyết đồng bộ thống điểm co giá trị đối với các huyêt trên toàn bộ cơ thể.

3. Thuyết Thái cực :

Vận dụng thuyết phản chiếu, bộ mặt còn là nơi phản chiếu của Thái Cực.
Ở đây được thể hiện như sau :
• Thái cực sinh lưỡng nghi : Âm, Dương.
• Lưỡng nghi sinh tứ tượng : Thiếu Dương, Thái Dương - Thiếu Âm, Thái Âm.
• Bên trên thuộc Dương (+), bên dưới thuộc Âm (-).
• Từ duới lên trên thuộc Dương, từ trên xuống dưới thuộc Âm.
• Từ ngoài vào trong thuộc Dương (+).
• Từ trong ra ngoài thuộc Âm (-).
• Chiều thẳng đứng thuộc Dương (+).
• Chiều nằm ngang thuộc Âm (-).
• Âm Dương đối xứng nhau qua một trục hay một tâm đìểm trung tính, phi âm phi dương.
• Âm Dương vừa có tính đối kháng vừa có tính phụ trợ nhau.
• Âm Dương ở khắp mọi nơi. Nơi nào có Âm tất có Dương, hay ngược lại.
• Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.
• Âm Dương biến hóa tùy sự thay đổi của không gian và thời gian.
• Cực Âm Sinh Dương, cực Dương sinh Âm.
• Dương tụ, Âm tán : Âm hàm Dương.
• Âm tụ, Dương tán : Dương hàm Âm.
• Cô Dương bất sinh, độc Âm bất trưởng.

4. Thuyết Phản phục :

« Vật cực tắt phản » (Cực Âm sinh Dương, cực Dương sinh Âm). Như thế có nghĩa là mổi huyệt thích nghi với một tần số, cường độ và thời gian kích thích nhất định.
Nếu vượt qua giới hạn đó, có thể không còn tác dụng, có khi còn phản tác dụng nữa.

5. Thuyết Đối xứng :

Một số huyệt trong cơ thể, nhất là trên mặt, có tính chất đối xứng ở nhiều chiều không gian. Có 3 trục đối xứng quan trọng trên mặt :
1. Trục dọc giữa mặt (tuyến 0),
2. Trục ngang qua huyệt số 8,
3. Và huyệt ngang qua huyệt số 26 (ấn đường)
4. Có 2 tâm đối xứng quan trọng trên mặt : huyệt 26 và huyệt 19.
5. Những huyệt hoặc bộ phận đối xứng nhau thì có tính tương tự hoặc đối kháng nhau. Ví dụ huyệt 106 đối xứng với huyệt 8 qua huyệt 26. Hai huyệt này có tính tương tự nhau, nhưng cũng có tính đối kháng nên có thể hóa giải nhau, khi tác động đúng lúc.

6. Thuyết « Bình thông nhau » :

Trường hợp này thường xảy ra ở phạm vi điều trị bằng châm cứu hay án ma hơn là bằng thuốc. Ví dụ : người thày châm cứu sẽ mắc phải đúng bịnh của bịnh nhân mà mình chữa, nhất là khi người chữa bịnh kém sức khỏe hơn người bịnh : bịnh nhân đau đầu hay đau cánh tay nào, thày thuốc, sau khi chữa, cũng sẽ đau đầu hay đau nơi cánh tay y như người bịnh vậy.

7. Thuyết « Nước chảy về chổ trủng » :

• Mổi huyệt trên mặtkhi bị tác động sẽ chuyễn « khỉ về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bịnh chứ không chuyễn về nơi không có bịnh.
• Bịnh nhiều thì đường dẫn truyền càng rõ nét, khi bịnh giảm đường truyền kém đi. Và khi hết bịnh thì khí sẹ không dẫn đến nữa.
• Mổi huyệt trên mặt khi bị tác động sẽ chuyễn « khỉ về nơi cơ quan hay bộ phận đang có bịnh chứ không chuyễn về nơi không có bịnh.
• Bịnh nhiều thì đường dẫn truyền càng rõ nét, khi bịnh giảm đường truyền kém đi. Và khi hết bịnh thì khí sẹ không dẫn đến nữa.
• Hiện tượng này tương tự nước chỉ chảy vào nơi chổ trũng đang thiếu nước chứ không chảy vào nơi đang có đầy nước.
• Thuyết này giải thích tại sao cùng một huyệt mà khi dẫn truyền ra cánh tay và khi thì dẫn truyền ra sau lưng.(Ví dụ huyệt số 1).
• Tuy nhiên ta cũng nên biết là mỗi huyệt cho liên hệ với một bộ phận hoặc một số bộ phận.
• Chú thích :
 Đường dẫn truyền là cảm giác rần như kiến bò dẫn đdến cơ quan hay bộ phận đang bị bịnh. Thường thấy ở bịnh nhân nhạy cảm khi được châm đúng huyệt.

8. Thuyết Sinh khắc :

• Có sự sinh khắc giữa các huyệt trên mặt. Sự sinh khắc này là tương đối và phần lớn tùy thuộc vào chu kỳ khí lực giữa các huyệt với nhau trong một thời điểm nhất định nào đó.
• Ví dụ : Huyệt số 26 khắc với huyệt số 6. Huyệt 34 sinh huyệt 124, điều này có nghĩa rằng khi tác động chung hai huyệt này có hiệu quã hơn là với các huyệt khác.
• Ngoài ra cũng có sự sinh khắc giữa bịnh và cơ thể.
• Ví dụ : Huyệt 127 khắc với bịnh tiêu chảy do lạnh bụng. Huyệt 26 giải rượu, giải độc. Nói cách khác : các huyệt trên kỵ với các bịnh trên.
• Thuyết này cũng có giá trị trong diện chẩn : có sự sinh hay khắc giữa các dấu hiệu báo bịnh tùy theo màu sắc, thứ loại và vị trí của chúng đối với nhau.
• Cũng có sự sinh khắc giữa các dấu hiệu chẩn đoán và tình trạng bịnh lý.
• Ví dụ : Bịnh nặng mà gặp chứng nấc cục hay sưng chân thì khó tránh khỏi tử vong. Hoặc vùng má thuộc phế (sắc trắng) tự nhiên hiện ra sắc hồng (thuộc hỏa) thì có nghĩa là phổi đang có bịnh vì Hỏa khắc Kim. Hay gờ má thuộc Tâm (sắc đỏ) tự nhiên có màu xanh đen (thuộc Thủy) thì tim có bịnh vìThủy khắc hỏa vv…


Phạm vi điều trị của Điều Khiển Liệu Pháp


Về ván đề này GS Bùi Quốc Châu trã lời rất khiêm tốn rằng :
« Tóm lại cho đến nay chúng tôi có thể nói về giới hạn của Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp như sau :
Như mọi phương pháp chữa bịnh không dùng thuốc khác, đặc biệt là châm cứu, tác dụng của phương pháp là điều chỉnh các rối loạn về chức năng, nghĩa là các bịnh thuộc phạm vi thần kinh, tuần hoàn và nội tiết. Tuy nhiên chúng tôi cũng nhận thấy nó cũng có tác dụng đối với các trường hợpbong gân, chấn thương nhẹ, phỏng lở nhẹ, viêm nhiễm nhẹ, và một số các bịnh mãn tính.
Do đó, các bịnh do tổn thương thực thể nặng, các bịnh viêm nhiễm nặng (hoặc giai đoạn cuối củ bịnh) không phải thuộc phạm vi trị liệu sở trường của phương pháp này.

Còn ba cha con thày Thắng (cùng cô Thúy và cô Thuần), sau khi học song một khóa với GS Bùi Quốc Châu đã ra công sức để phổ biến phương pháp này. Năm nay đã 90 tuổi, thày Thắng đã dẳm gót chân lên năm châu để giới thiệu Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp, đã trị bịnh cho hằng trăm ngàn người. Trong nước thì, từ Bắc chí Nam, đâu đâu cũng có « Câu Lạc Bộ Diện Chẩn » quen thuộc với thày.

Thày Thắng cho rằng : Diện Chẩn là « Chìa khoá vang năng ».

Tại sao cụ già này không chịu ngồi yên để yên thân lúc tuổi già ?

Thày bảo : « Mọi điều quý báo ở đời điều phải được chia sẽ »

Và để mở đầu cho mổi khoá day, thày tuyên bố : « Hôm nay tôi hướng dẩn cho các bạn, là để các bạn trop lên vai tôi mà vươn lên. »
Ôi lời vàng ngọc của một người thày đáng kính !

Chúng tôi mạng phép thày chia sẽ với bà con những bài học của thày Thắng.

Chúng tôi mời các bạn xem những khóa học của thày Thắng.

Từ từ chúng tôi sẽ lên mạng những gì cần thiết.

Ban Biên Tập Fan Si Pan
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Lời của ông Trần Văn Nhiệm - 03.11.2009 22:16:00
MỪNG VIỆT Y ĐẠO BÙI QUỐC CHÂU TRẢI 16 NĂM NGHIÊN CỨU, HOẠT ĐỘNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

Trần Văn Nhiệm
Nguyên Phó Giám Đốc Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội
Phó Ban Xóa đói giảm nghèo TP Hồ Chí Minh


Năm 1980, tôi được cử làm Hiệu trưởng Trung Tâm cai chửa và cải hoá người nghiện ma túy thành phố. Để cắt cơn và chữa cho người ghiền, trường sử dụng phương pháp Đông Tây Y kết hợp.

Trạm cai gồm nhiều Bác sĩ, Y sĩ, Y tá hộ lý và Lương Y do Sở Ytế thành phố cử đến. Sáng tạo trong cắt cơn và chữa bệnh thời ấy là ứng dụng Nhĩ châm và thể chăm. Điều khác lạ bất ngờ tôi phát hiện một Thày thuốc Đông Y trẽ cũng ứng dụng châm cứu nhưng theo các huyệt mà anh đã phát hiện được trên vùng mặt người bệnh hoàn toàn khác với Thể châm và Nhĩ châm. Kết quã đem lại của phương pháp đã đóng gớp thêm như một phát hiện mới có tính sáng tạo cho Trung Tâm.

Thành quã trong từng ca cắt cơn, chữa bệnh mất ngũ và hết bị tiêu chảy của bệnh nhân, cũng như việc tìm ra những huyệt trên mặt (hơn 500 huyệt)… vị Thầy thuốc trẽ đều ghi chép cẩn thận, tỉ mỉ trong từng phiếu bệnh án riêng, trở thành tài liệu để xây dựng phương pháp Diện Chẩn sau này. Với thời gian ngày qua ngày, tuần, tháng và nhiều năm liên tiếp, kho tư liệu của anh từ hàng trăm rồi cả ngàn và hàng ngàn, kết quã của sự say mê nghiên cứu có ý thức. Nhiều năm sau đó, Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp ra đời. Không những ngươi nghiện ma túy được cai chửa mà đông đảo người bệnh ở thành phố nhiều tỉnh được chửa miễn phí từ phương pháp châm cứu vùng mặt.

Được tạo điều kiện, cùng sự nổ lực khắc phục khó khăn trong chữa bệnh, vừa nghiên cứu vừa đào tạo phổ cập một phương pháp chữa trị không dùng thuốc, bệnh vẫn khỏi. Đìều tôi lưu tâm đặc biệt đó là những kết quã của điều trị, khám phá từ Diện Chẩn chuyễn sang Việt Y Đạo, tất cã đều cập nhật một cách có hệ thống, rất khoa học, chẳng những từ chính ở anh mà hàng ngày, hàng ngàn người của thành phố, của các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc được anh đào tạo đã chữa trị bệnh nhân có kết quã.

Tôi có lần thể nghiệm phương pháp của anh bằng các day huyệt vùng mặt, chỉ với đôi ba lần, giúp tôi khỏi bệnh nhức răng. Một lần khác anh đã chữa khỏi một bệnh đau khắp nửa vùng mặt của người cô lớn tuổi, nghèo. Thầy thuốc khám cho biết cô đã bị đau thần kinh số 5, chữa theo Tây y rất lâu và khá tốn kém. Cô tôi theo chữa với phương pháp Diện Chẩn trong vòng 4 tuần, mỗi tuần 3 lần, bệnh cô tôi đã hết, nay đã trên mười năm không thấy tái phát. Cuối năm 1995 tôi nhờ anh giúp chữa cho một cán bộ quân đội, đại tá đã nghỉ hưu, bị phải chứng bệnh thần kinh khiến hai mí mắt của một con mắt cứ mở toang hoác, không nhắm lại được. Dĩ nhiên cán bộ quân đội cao cấp nằm trong viện bảo vệ sức khỏe và được nhiều giáo sư bác sĩ săn sóc dù đã chửa trị lâu nhưng chưa thuyên giảm. Sau không đầy hai tuần được anh chữa trị đã khỏi hẳn. Hai mí mắt mở nhắm bình thường.
Trường hợp đặc biệt hơn về chứng mất ngủ của vợ tôi cứ sáng sáng vào sở làm nếu không dùng thuốc, con người cứ gật gà gật gưỡng. Do vậy đành phải ngủ bằng thuốc do một bác sĩ đều trị trên hai năm nay. Tôi càng lo ngại nạn lạm dụng thuốc bèn đưa vợ đến trung tâm Việt Y Đạo của anh Bùi Quốc Châu. Sau khi khám và day huyệt bằng Quả cầu gai bằng sừng trâu. Anh đã tặng tôi trái cầu sức khỏe với những chỉ dẫn cần thiết để gia đình tự trị bệnh mất ngủ của vợ tôi tại gia đình. Sau 5 lần áp dụng trong một tuần, không phải dùng thuốc như trước vợ tôi vẫn ngủ ngon giấc hàng đêm. Đến nay trên 3 tháng vợ tôi ngủ rất yên giấc.

Thời kháng chiến, bản thân tôi bị bắt bớ tra tấn tù đày nay ngày càng lớn tuỏi, mổi khi trái gió trở trời, người tôi bị nhiều cơn đau đầu, nhức lưng, đau thắt hông, tê tay, nổi mề đay rất khó chịu.Trong nhà do vậy phải thủ sẳn thuốc. Với trái cầu sức khỏe, tôi tự áp dụng lăn xoa, đau đâu lăn đó. Mỗi lần vài ba phút mà trị hết bệnh đau lưng, lói hông, nhức đầu, nổi mề đay cũng hiệu nghiệm. Ba tháng qua, nhờ trái cầu sức khỏe, một số bệnh thông thường như trên, tôi tự chữ có kết quả.

Người thầy thuốc trẽ, sau 16 năm đeo đuổi công trình nghiên cứu, sáng tạo từ Diện Chẩn đến Việt Y Đạo, đặc biệt từ khi bệnh AIDS lan truyền qua đường máu xâm nhập vào Việt Nam, đã không còn áp dụng châm cứu bằng kim, cùng với huyệt vùng mặt, cách chữa mới khoa học. giản tiện đại chúng hơn, đó là ấn day vào huyệt theo đồ hình, dễ hiểu cùng nhiều dụng cụ và đặc biệt là quả cầu gai diệu kỳ bằng sừng trâu do anh chế tác khá là độc đáo. Không những nhiều tỉnh, ngành y tế mời anh, đã co 6 nước Đông Nam Á, Đông Âu, Châu Mỹ La tinh, phuơng Tây mời và đài thọ để anh đóng đóng góp phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc đã dược giáo sư, bác sĩ những nơi anh đến đáng giá rất tốt.

Anh Thầy thuốc trẻ mà tôi và gia đình cùng bè bạn từng được hưởng thành quả từ sức làm việc bền bỉ, từ công cuộc nghiên cứu nghiêm túc đầy sáng tạo đem lại lợi ích không nhỏ cho con người, đặc biệt là những người nghèo. Xin cho tôi được phép nêu về Anh, Anh Bùi Quốc Châu người đã say sưa, miệt mài, đạo giúp người là trên hết, cứu người bệnh là quí hơn hết.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2009 22:17:41 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Truân chuyên đường đi tới Việt Y Đạo - 03.11.2009 22:21:13
TRUÂN CHUYÊN ĐƯỜNG TỚI VIỆT Y ĐẠO

Hà Văn Thùy


Hai mươi năm trước, từ Rạch Giá, tôi đến với các bạn mình ở Trung tâm Y sinh thuộc Học viện Quân y tại thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây tôi được nghe anh Bùi Quốc Châu nói về Việt y đạo. Tôi nhận ra đó là sáng tạo tuyệt vời của trí tuệ Việt. Tôi chắc rằng sự nghiệp của anh thuận buồm xuôi gió. Nay gặp lại anh, tôi biết mình lầm. Sự đời không êm xuôi vậy…

I. Những người nổi tiếng ca tụng một thiên tài.

Xin nói trước, sự tôn xưng lớn lao này không phải của tôi mà của vị trí thức hàng đầu của Việt Nam, Giáo sư Trần Kim Thạch. Ông viết :

“Thân gởi bạn Bùi Quốc Châu, một thiên tài y học của Việt Nam.

Tôi bị trụy tim vì lao tâm lao trí trong mấy công trình nghiên cứu một lúc: Điều nghiên Côn Đảo, Quy hoạch rừng Sát Cửa Dinh, Điều tra tổng hợp đồng bằng sông Cửu Long. Đi bệnh viện và uống thuốc không hết, đành chịu khổ mấy tháng liền cho tới khi ngã quỵ.

Đêm nay đến thăm anh Châu, được anh truyền cho năng lực qua một điểm ở gò má. Tôi cảm thấy một luồng nóng chạy vào người, tràn xuống ngực trái, và lạ thay, trong người khỏe hẳn ra.

Sau đó anh Châu còn dò huyệt trên mặt, chẩn luôn những bệnh và tật trong người mà chỉ có tôi biết, như về thận, phổi… Kỳ diệu thay lý luận và thực tiễn kết làm một !

Tôi theo con đường khoa học từ nhỏ đến lớn, tốt nghiệp Tiến sĩ khoa học tại một đại học danh tiếng của nước Anh, nay mới thấy được một điều vô cùng khoa học và biện chứng. Con người tuy phức tạp dường ấy, nhưng vừa là một dạng của năng lượng vừa là một bộ máy chỉ có thể chạy bằng năng lượng của vũ trụ, nếu biết được quy luật vận hành của nó thì giúp nó được trở thành vạn năng. Người biết nó một cách phân tích chi li thì quá nhiều, người biết nó một cách tổng hợp thì quá ít. Anh Châu quả là một thiên tài mà sách vở kinh điển không chứa đựng nổi.

18.7.87

Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi

“Sống ở thành phố Hồ Chí Minh mấy năm nay, tôi được nghe rất nhiều ý kiến khác nhau về công việc làm của anh Bùi Quốc Châu.

Hôm nay đích thân đến thăm anh Bùi Quốc Châu, tôi thấy công việc của anh BQ Châu đã làm và tiếp tục làm không khác gì tình trạng của những phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam: kết quả thì có nhưng giải thích theo như logic của y học khoa học mà mọi người đã được học thì không được. Do đó chỉ có một con đường: cứ làm. Quần chúng bệnh nhân khỏi bệnh là người thầy cãi hùng hồn nhất. Thành ủy và Ủy ban để cho anh làm thế là tốt và là đủ. Thời gian sẽ trả lời. Và tôi tin công việc của anh BQ Châu trước sau cũng sáng tỏ.

Tôi tin rằng anh sẽ thành công. Anh hãy còn trẻ quá. Anh sẽ thấy được kết quả rực rỡ công việc của anh. Trước mắt anh hãy vui trước kết quả khỏi bệnh của những bênh nhân họ đã tìm đến anh và vui mừng trước những kết quà do anh chữa cho người ta.”

TP Hồ Chí Minh 18.X.87

Học giả Giản Chi :

“… Rồi mới đây, tôi có duyên may lại được hầu chuyện Bác sĩ, tôi nhận thấy Bác sĩ là một học giả bác học, đa văn và độc đáo…Thật là kỳ diệu. Tiếp Bác sĩ, tôi liên tưởng đến bậc tiên hiền Hải Thượng Lãn Ông xưa. Đâu chỉ Trung Quốc mới có Hoa Đà, Biển Thước.”

Tp HCM 13.10. 94

Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, Bộ trưởng Y tế :

“Biệp pháp chữa trị tốt nhất, theo tôi, là “tự mình chữa bệnh cho mình”

Trung tâm Diện chẩn-điều khiển liệu pháp đã thực hiện ý trên !

Rất hoan nghênh lương y Bùi Quốc Châu đã trao cho bệnh nhân phương pháp đó. Mong sao mỗi người VN nắm vững phương pháp để phòng bệnh và chữa bệnh cho mình và giúp đỡ đồng bào với dụng cụ đơn giản: một cây kim, một cái gõ bằng cao su, một cây hương, một chiếc lược với một tấm keo dán và một cái gương soi mặt mà đem lại hạnh phúc cho người đau khổ.

Kiên trì giúp đồng bào, đồng bào sẽ cho ta phần thưởng cao quý nhất!”

11. 2.1981


Giáo sư Phạm Song, Bộ trưởng Bộ Y tế

“Thành phố Hồ Chí Minh 7-1-1989

Tôi được nghe anh Bùi Uốc Châu báo cáo về phương pháp chữa bệnh bằng diện chẩn-điều khiển liệu pháp vào các huyệt vùng mặt, đầu, cổ, gáy. Tôi khuyến khích phương pháp này.
Tôi sẽ tổ chức hội nghị đánh giá theo những tiêu chuẩn pháp quy hiện hành.

Tôi hy vọng tôi sẽ có đủ tài liệu để công nhận phương pháp chữa bênh này.

Tôi chúc anh Châu và các cộng sự sức khỏe, kiên trì khắc phục khó khăn, khẳng định giá trị phương pháp chữa bệnh của mình.”

Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
“Lĩnh vực rất mới. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và qua thực tiễn mà xác định những hướng nào thu được nhiều kết quả nhất. Nói tóm, thực tiễn phải là căn cứ để đánh giá một phương pháp trị liệu.

Chúc tiếp tục cố gắng.”

Thành phố Hồ Chí Minh, Tết Canh Ngọ (1990)

Kayxỏn Phomvihẳn Chủ tịch nước Lào

“Vientiane ngày 29-1-1992

Đồng chí Bùi Quốc Châu,

Qua một buổi nói chuyện và tiếp xúc với đồng chí, tôi rất cảm kích. Đồng chí đã dùng một phương pháp rất mới để chữa bệnh và luyện tập khí công mà hiện nay tôi đang cố gắng luyện tập. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là đồng chí đã cố tìm tòi phương pháp rất mới phát triển lên một bước những phương pháp đã quen dùng. Phương pháp mới tiếp thu có chọn lọc và có sáng tạo và cải tiến những phương pháp hay dùng. Điều đáng nói nhất là phương pháp mới của đồng chí rất đơn giản nhưng làm có hiệu quả khá cao. Tôi suy nghĩ, nếu đồng chí tiếp tục suy nghĩ nghiên cứu và nâng cao qua thực tiễn thì phương pháp mới này sẽ có lợi cho nhân dân bảo vệ sức khỏe chống lại bệnh tật và đó là thiết thực đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Cảm ơn đồng chí và chúc đồng chí và gia đình có sức khỏe và đạt nhiều thành tích mới trong lĩnh vực chữa bệnh mà đồng chí đang tiến hành.

Chúc Tết vui vẻ.”

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

“Tôi quen Bùi Quốc Châu đã rất nhiều năm. Quen như một người bạn gặp một người bạn. Dạo ấy hồi chưa có ý định tìm hểu về Diện chẩn hoặc những gì liên quan đến vấn đề chữa bệnh của Bùi Quốc Châu. Nhưng rồi tên tuổi của Bùi Quớc Châu cứ mỗi ngày một lan rộng và trở thành quen thuộc trên môi miệng của những người ít nhiều quan tâm đến sức khỏe của chính mình.

Thế rồi, trong câu chuyện ở mỗi lần gặp gỡ, anh Châu và tôi thường vô tình để mình lạc vào những mộng tưởng y học lúc nào không hay. Bao giờ cũng bắt đầu bằng những câu chuyện triết học dẫn đến những tư tưởng mênh mông của phương Đông rồi chuyển qua những câu chuyện dân gian dẫn về những con đường hương hoa mờ ảo của ca dao, tục ngữ. Cái lý thú ở đây không phải là bàn luận về triết học, về ca dao mà từ cõi tư tưởng và thi ca đó, Bùi Quốc Châu đã phát hiện ra những ý đồ tiềm ẩn của một nền y học vừa mang tính cách dân gian vừa bác học của phương Đông.

Từ đó tôi bắt đầu tin vào các phương pháp suy diễn không mộng mị chút nào của anh Bùi Quốc Châu và cũng từ đó tôi thể nghiệm trên chính bản thân mình. Đã có những kết quả trông thấy ngay như trị bệnh đau bụng trong phút chốc. Và đi xa hơn nữa, tôi thử tập thở theo phương pháp âm dương khí công. Lại cũng có kết quả riêng cho mình.

Cái hay và cái quyến rũ trong những phương pháp mà anh Châu đề xuất và đã từng thể nghiệm trên những bệnh nhân của mình là sự đơn giản đầy chắt lọc để sau đó làm cái vốn liếng riêng cho mỗi con bệnh có thể tự chữa lấy cho mình. Cái mệnh đề “Mỗi con bệnh tự mình là một thầy thuốc” nếu trở thành phổ biến và hiệu quả thì trên con đường Đông y tôi cho rằng không thể có con đường nào hạnh phúc hơn.

Niềm đam mê của Bùi Quốc Châu là sự say sưa đi tìm và sáng tạo. Ở trong Bùi Quốc Châu có một mầm mống đốn ngộ của một Đạo sĩ Nghệ sĩ. Anh ước mơ mở ra một chân trời Y Đạo thuần túy Việt Nam (Việt Y Đạo). Cái ước mơ ấy quá đẹp nhưng không phải được dễ dàng chấp nhận bởi bất cứ ai.

Tôi đã được đọc những bản tin, những bài viết về Bùi Quốc Châu trên những tạp chí y học của Pháp, Mỹ, Cuba, Liên xô (cũ) và cũng đã nghe trên các đài phát thanh quốc tế… và thấy họ ca tụng một cách thích thú những phương pháp chữa trị ấy. Y cụ đơn giản quá vì chỉ với ngón tay hoặc đầu nhọn của bút bi là bạn có thể tự chữa được vài cơn đau nhỏ cho mình (Diện Chẩn) và tôi cũng từng được anh Châu chữa bằng Âm Dương khí công mà không cần tiếp xúc vào người.

Tôi nghĩ rằng nếu ngành y tế trong nước quan tâm và tạo điều kiện gúp đỡ thì những phương pháp độc đáo này sẽ có cơ hội mang đến những lợi ích vô cùng thiết thực vừa phù hợp với điều kiện của một xã hội chưa bị ô nhiễm trầm trọng bởi thuốc men đủ loại từ các phòng thí nghiệp phương Tây.
Phòng thí nghiệm của Bùi Quốc châu chính là cuộc đời và từ cuộc đời anh phát hiện ra cái huyệt cần phải đặt một ngón tay lên đó giải tỏa cơn đau.

Tạp chí Thérapeutiques Naturelles (Pháp) số 101 tháng 10-11. 1992 gọi Bùi Quốc Châu là « một nhà khoa học, một thầy thuốc lớn, dầu ấn của một trí tuệ lớn » (un homme de sciences, un grand médecin, un être empreint d’une grande spiritualité).


Đoàn đại biểu Phân viện Viễn Đông Viện Hàn lâm Khoa học Liên xô gọi Bùi quốc Châu là « một giáo sư đã đạt được một bước mới trong việc phát triển thêm ngành y học cổ truyền của Việt Nam… bảo đảm cho hướng nghiên cứu này một tương lai bền vững vá xán lạn…Một trong những người sáng lập ra phương hướng mới của nền y học cổ truyền Việt Nam. » (18.10.1988).

Sau 8 tháng được mời sang giảng dạy tại Công hòa Cuba, ngày 28.1.1989, Đại sứ Cuba Armando viết về Bùi Quốc Châu: « Chúng tôi xin cảm ơn đồng chí về những kinh nghiệm mà đồng chí đã truyền đạt tới các bác sĩ chúng tôi trong chuyến đi Cuba của đồng chí và mong chờ đồng chí trở lại Cuba để tiếp tục truyền đạt những kinh nghiệm của đồng chí »

Sau những ngày được mời sang chữa bệnh ở Liên xô, Phó tổng Biên tập báo Lao động (Trud) viết : « Hình như bác sĩ Châu cùng các bạn đồng nghiệp Việt Nam và Liên xô của ông đã tiến rất gần đến thần thoại. »

Trong bản dịch tiếng Anh (nguyện bản tiếng Pháp, đã được dịch sang tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha) cuốn « Diện phản xạ học » (Facial Reflexology. A self-care manual”, Tiến sĩ, bác sĩ người Pháp Marie-France Muller viết :

« Phản xạ học vùng mặt từ lâu đã được biết đến ở các quốc gia vùng Viễn Đông như Trung Quốc, Nhật Bản. Nhưng tại Việt Nam nó trở thành một nghệ thuật và được phát triển hoàn chỉnh trong thập kỷ 80. Phương pháp « Diện Châm " kỳ diệu này bắt nguồn từ một kỹ thuật được phát triển bởi Giáo sư Bùi Quốc Châu và một nhóm các bác sĩ, nhà nghiên cứu khoa học, và nhà châm cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh, mà ông đã đặt tên "Diện chẩn"

Chắc hẳn có bạn chê tôi là dẫn quá dài. Nhưng đó chỉ là phần rất nhỏ trong hảng nghìn cảm nghĩ của những người đã từng được ông Bùi Quốc Châu chữa bệnh.

Con người sinh ra vốn trắng tay nên để sống còn nó buộc phải tằn tiện. Lời khen với đồng loại có lẽ là thứ phải tằn tiện hơn cả vì họ hiểu rằng, cũng như tiền, càng in nhiều càng mất giá. Vì vậy có thể yên tâm mà tin rằng những lời trên là những đồng tiền thật. Tự chúng nói lên tất cả, chẳng cần những lời bình tán vụng về.

2. Đường đến Việt y đạo

Bùi Quốc Châu sinh năm Nhâm Ngọ, có lẽ là năm tốt. Thời sinh viên ngành Triết của Văn khoa Sài Gòn, chàng trai trẻ mê triết Đông, đặc biệt những bài giảng về Việt Nho, Đạo Việt An Vi của Thầy Kim Định. Anh cũng mê y học phương Đông nên từ năm 1964 tìm tới học với lão danh y Lê Văn Kế, rồi Trần Đắc Thưởng, Khương Duy Đạm. Sau giải phóng học với bác sĩ Trương Thìn. Không biết từ bao giờ, Bùi Quốc Châu mang hoài bão lớn: làm được điều gì đó khiến rạng danh dân tộc Việt. Linh tính mách bảo rằng, dường như những lẽ thường hằng “trong Dương có Âm, trong Âm có Dương”, “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” rồi những câu ca nôm na “Trông mặt mà bắt hình dong” và cả những tục ngữ “Miệng làm sao, ngao làm vậy”… ẩn chứa bí mật sâu thẳm của văn hóa phương Đông. Đi sâu khám phá những bí ấn ấy sẽ cho kho tri thức vô tận…

Sau Giải phóng, Bùi Quốc Châu tham gia Thanh niên xung phong. Từ 1977 anh làm việc ở Trường cai nghiện Bình Triệu. Châm cứu cắt cơn nghiện cho bệnh nhân, Bùi Quốc Châu quan sát hàng ngàn khuôn mặt trong nỗi thống khổ. Rồi lúc nào đó, anh ngộ ra, những cơn đau thể chất thường hiện dấu trên khuôn mặt. Học cách “đọc” những nỗi đau ấy, anh nhận ra mối liên hệ của mỗi vết tàn nhang, vết ban hiện lên trên mặt đều ứng với một bênh tật nào đó sâu trong cơ thể. Mỗi khi lên cơn, con nghiện đau thốn ở đốt xương sống thứ bảy. Đồng thời lúc đó trên sống mũi hiện lên vết ban nhỏ xíu. Một ý tưởng hiện lên trong đầu. Thay vì châm theo phác đồ định sẵn, anh lấy kim châm đúng vào vết ban trên sống mũi. Điều thần diệu xảy ra: lập tức bệnh nhân hết đau và cơn nghiện cũng tắt! Ngày 26.3 của năm 1980 và người bệnh có tên Trần Văn Sáu trở thành cột mốc lịch sử của một sự nghiệp lớn. Lặp lại nhiều lần, Bùi Quốc Châu đặt tên đó là huyệt số 1. Rồi cứ theo con đường như thế, những huyệt mới được phát hiện. Những quy luật của tự nhiên được Bùi Quốc Châu vận dụng vào công việc của mình. Từ đồng thanh tương ứng anh tìm ra những bộ phận cùng tên trên cơ thể quan hệ với nhau: Cổ có mối liên hệ chặt chẽ với cổ tay, cổ chân. Đầu có liên hệ với đầu ngón tay, đầu ngón chân… Cũng từ đó phát hiện đồng hình tương tụ: sống mũi thể hiện sống lưng. Ổ mắt, vành mày vừa là cánh tay đặt ngang vừa là tinh hoàn, buồng trứng. …Từ đây anh phát hiện ra quy luật phản chiếu của các bộ phận cơ thể trên khuôn mặt. Một phương pháp chữa bệnh mới ra đời: Diện chẩn-Điều khiển liệu pháp.

Nhưng ngay đấy, Bùi Quốc Châu gặp lực cản đầu tiên. Người bác sĩ của trường phản đối vì cách chữa trị này không có trong quy định. May mà lúc đó thủ trưởng của anh, một cán bộ từ rừng ra, không quá nệ các quy định, đã ủng hộ anh: cách chữa nào cũng được, miễn là khỏi bệnh !

Tìm ra bí quyết chữa bệnh mới nhưng Bùi Quốc Châu không giữ làm của riêng mà ngay đấy anh vận động nhà tài trở giúp anh mở lớp học truyền bá phương pháp mới. Bị thu hút bới thực tế chữa trị, nhiều người trong đó có bác sĩ Đông y và cả Tây y đến học với anh và cùng anh nghiên cứu tiếp. Tiếng tăm chữa bệnh không dùng thuốc của Bùi Quốc Châu truyền khắp thành phố. Để “trọng dụng người tài”, tổ chức điều anh về công tác ở Bệnh viện y học dân tộc. Chỉ ít ngày sau, Bùi Quốc Châu thấy mối nguy: lạc vào chỗ không phải chuyên môn của mình, anh bị vô hiệu hóa. Không còn cách nào khác, anh bỏ ra ngoài lập cơ sở chữa bệnh riêng và tiếp tục dạy nghề. Lập tức anh lâm vào cuộc “chiến tranh” không cân sức: người ta dùng tổ chức ép anh trở lại công tác. Ép không xong thì dùng biện pháp hành chính: dùng luật phạt anh “chữa bệnh không được phép”. Nhưng những người nhiệt tâm bảo vệ anh cũng không chịu ngồi yên. Việc của anh được đưa lên cấp cao nhất thành phố: Anh được bố trí hai buổi báo cáo trước Chủ tịch Võ Văn Kiệt rồi Bí thư Nguyễn Văn Linh. Ông Kiệt nói: “Diện chẩn-diện châm” là một sáng tạo về y học của dân tộc Việt nam.” Tiếp theo, ông chỉ đạo cho các ban ngành liên quan ủng hộ và tạo điều kiện cho tác giả nghiên cứu ứng dụng phương pháp này. Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng hoàn toàn ủng hộ. Nhờ vậy, Bùi Quốc Châu được tiếp tục hành nghề.

Mới đầu nhìn vào hơn 500 huyệt được đánh dấu trên hình mặt người, rồi hàng chục “đồ hình”, tôi không khỏi hoa mắt. Một ý nghĩ tự đến: “Phải chăng tác giả được một cao nhân truyền cho rồi từ đó phát triển lên?” Người bạn tôi thì ngỡ ngàng: “Có lẽ do một bậc từ thế giới siêu nhân mách bảo?” Nhưng đó thực sự lá sản phẩm của Bùi Quốc Châu. Như nhà khoa học thực thụ, anh lưu giữ đầy đủ ngày tháng cùng hoàn cảnh phát hiện của mỗi huyệt. Có thể nói thế này: văn hóa Việt cho Bùi Quốc Châu tâm hồn, linh cảm, phương pháp tư duy, còn sáng tạo cụ thể hoàn toàn là của anh. Tiếp xúc rồi đọc sách của Bùi Quốc Châu, tôi nhận ra anh hiểu rất sâu lĩnh vực của mình. Anh lý giải từng sự kiện, từng hiện tượng với sự minh triết của một nhà thông thái. Tôi hiểu, chuyện “động trời” thế này không thể là việc bỗng dưng “vớ được” của một tay mơ !

Theo phương châm “học không mỏi, dạy không mỏi” của người Thầy lớn Khổng Tử, trong khi chữa trị cho hàng vạn bệnh nhân và đào tạo hàng ngàn môn sinh, Bùi Quốc Châu luôn luôn học hỏi và sáng tạo. Từ huyệt đầu tiên khám phá ra năm 1980, đến nay đã hơn 500 huyệt được anh phát hiện. Cùng với huyệt là gần 100 đồ hình thể hiện mối tương quan giữa mặt và các bộ phận cơ thể được khám phá. Căn cứ vào sinh huyệt và đồ hình của Thầy Châu, học trò của anh không những được hướng dẫn tỷ mỷ cách chữa từng bệnh cụ thể mà còn tự mình sáng tạo những phác đồ chữa trị mới, làm phong phú thêm kho kinh nghiệm chung. Bùi Quốc Châu còn khám phá nhiều phương pháp trị bệnh khác như Âm Dương khí công, Ẩm thực dưỡng sinh, Thể dục tự ý, Thai giáo Việt Nam và Ngừa thai.

Với toàn bộ sáng tạo của mình, Bùi Quốc Châu vươn tới mục tiêu lớn: sáng lập trường phái y học riêng của dân tộc Việt, là Việt y đạo. Đó là nền y học độc đáo: “Biến bệnh nhân thành thầy thuốc, biến người bệnh thành người chữa bệnh.” Một trường phái y học kỳ diệu ra đời: người bệnh trở thành thày thuốc tự chữa bệnh cho mình, chỉ bằng những dụng cụ đơn giản rẻ tiền, không cần thuốc.

Mục tiêu như vậy không mới vì đó là mơ ước truyền đời của nhân loại chịu nhiều khổ đau vì bệnh tật. Nhưng cho tới nay vẫn chỉ là mơ ước như trong truyện thần tiên. Nhưng hôm nay, cơ sở lý thuyết cũng như cơ sở vật chất hiện thực để đạt được mơ ước đó đã được Bùi Quốc Châu cống hiến. Anh Bùi Quốc Châu cho biết, trong một dự báo tương lai trước ngưỡng thế kỷ XXI, người ta cho rằng, phải 150 năm nữa, con người mới biết cách tự chữa bệnh cho mình. Như vậy, với Việt y đạo, Bùi Quốc Châu đã đưa Việt Nam đi trước nhân loại 150 năm.
Con người vốn khôn ngoan đã theo nhiều con đường tiếp thu phát kiến của Bùi Quốc Châu. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến nay trong cả nước, 25 tỉnh thành có Câu lạc bộ dưỡng sinh hoạt động theo trường phái Bùi Quốc Châu. Hàng trăm ngàn người đã được chữa bệnh, hàng vạn “thày lang” Diện chẩn được đào tạo, nhiều cơ sở chữa bệnh bằng Diện chẩn đang hoạt động. Không chỉ thế, tại hơn 20 nước trên thế giới như Cu Ba, Pháp, Đức, Mỹ, Đài Loan, Lào… những trung tâm Diện chẩn hoạt động công khai. Tại Mexico, những bệnh nhân chữa trị bằng Diện chẩn được bảo hiểm hoàn lại tiền…

3. Việt y đạo tới đâu?

Có sự thực là, việc chữa bệnh bằng Diện chẩn từ hơn 20 năm nay đã là «chuyện thường ngày ở xóm ». Người dân ít học nhất cũng biết rằng, cách chữa này khỏi được một số bệnh, không gây đau đớn nguy hiểm và không tốn tiền thuốc. Cũng từ nhiều năm nay, Diện chẩn cứu được không ít người bị bệnh viện trả về nằm chờ chết. Sự khỏi bệnh của họ nghe như thần thoại. Cũng có sự thực là Diện chẩn trở thành hy vọng chữa trị duy nhất của không ít người nghèo không có tiền vào bệnh viện.

Nhưng cũng có sự thực là, mặc dù được những vị lãnh đạo quốc gia như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiết hết lòng ủng hộ và hai đời Bộ trưởng Y tế quan tâm giúp đỡ… thì Diện chẩn vẫn không được thừa nhận, vẫn là đứa con hoang, sống «chui» trong dân gian, bên ngoài luật pháp! Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Y tế đến lập biến bản, đình chỉ hoạt động rồi phạt vạ cơ sở Diện chẩn của lương y Trần Dũng Thắng vốn tồn tại hơn 10 năm trước.

Tôi nhớ lại, sau năm 1954, ở làng tôi có ông thày lang nhiều đời bốc thuốc trị bệnh cho dân chúng cả vùng. Cán bộ chính quyền đến bảo là chữa trị như vây không khoa học, phải cấm theo lệnh trên. Dao cầu, thuyền tán bị tịch thu. Từ đó, mỗi khi ốm đau, dân phải lên bệnh viện huyện hơn chục cây số. Ít năm sau, do yêu cầu của dân, ông lang lén làm nghề lại. Lâu lâu bị săn đuổi, nộp phạt. Rồi tới lúc, con ông lang được hành nghề, với danh nghĩa « y học dân tộc ». Đó là số phận của Đông y ở nước ta một thời non dại. Do chủ quan, mệnh lệnh mà không cần bất cứ nghiên cứu nào, chúng ta áp đặt cho những phương pháp chữa bệnh dân gian cổ truyền là « không khoa học » thậm chí « mê tín dị đoan » rồi thẳng tay cấm đoán. Chúng ta không biết rằng, tổ tiên ta đã sáng tạo nền văn minh nông nghiệp sớm và rực rỡ nhất của nhân loại. Nền văn hóa chúng ta hưởng hiện nay một phần do tổ tiên truyền lại. Sai lầm là ta đã không biết trân trọng vốn cổ đó mà lại áp đặt những tiêu chí « khoa học » nước ngoài rồi vùi dập bằng mệnh lệnh áp đặt ! Biết bao vốn quý mất đi, biết bao nhân tài dân gian thui chột ?!

Có một điều không sao hiểu nổi, trên khẩu hiệu chúng ta nói cửa miệng «nhân tài là nguyên khí quốc gia » rồi không ít nghị quyết về đào tạo, bồi dưỡng nhân tài. Nhưng trên thực tế, một thiên tài trước mắt như Bùi Quốc Châu lại không được tôn trọng. Chúng ta ngưỡng vọng về Hải Thượng Lãn Ông. Điều đó là đúng để vinh danh một vị y sư có y đức cao và cách chữa trị hay. Xin lỗi, mọi so sánh đều khập khễnh, nhưng so với Lê Hữu Trác, công trình của Bùi Quốc Châu tầm cỡ hơn nhiều, không chỉ tầm Việt Nam, Á Đông mà tầm nhân loại! Phải nói rằng, công trình Bùi Quốc Châu là sự cứu nhân độ thế. Một trí thức Việt kiều ở Pháp 50 năm về thăm nước nói với tôi : « Nước mình phải sớm công nhận Bùi Quốc Châu, biến công trình của ông thành quốc sách, giúp cho dân biết tự chựa bệnh, sống hạnh phúc hơn. Chúng ta còn có bổn phận mang Việt y đạo sang các nước nghèo Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ Latinh giúp dân các nước đó chống lại bệnh tật để thế giới biết rằng, sau chiến thắng đế quốc Mỹ, người Việt Nam chiến thắng nghèo đói, bệnh tật như thế nào ? Nếu Việt Nam có được giải Nobel y học thì trước hết phải là công trình này.» Tôi hiểu, đó cũng là hy vọng của rất nhiều người.
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
RE: Truân chuyên đường đi tới Việt Y Đạo - 03.11.2009 22:27:37
Có một phương pháp chữa bệnh kỳ lạ như thế đấy !


Trần Dũng Thắng (Nguyên giáo viên đào tạo CB Y Tế - Giảng Võ – Hà Nội)
Chủ tịch CLB/DC – ĐKLP TP Hồ Chí Minh.


Hoà Thượng Thích Thiện Nguyệt, 88 tuổi, tọa chủ chùa Bồ Đề Đạo Tràng (Bình Dương – Song Bé), bị nhồi máu cơ tim. Đang lúc mặt mày phờ phạc, chân tay lạnh ngắt, đầu nghẹo một bên, hàm cứng lưỡi đơ thì được bấm vài chục cái nơi đầu sống mũi và cuối ngón tay út trái, sức khỏe được bình phục rất nhanh. Trong niềm hân hoan khôn tả, hoà thượng thân tình : « Thật là một điều kỳ diệu ». Mong rằng « phép nhiệm màu » được ban rải , rải khắp nơi để mọi người đau đớn vượt qua những nổi quằn quại, hiểm nghèo ».

Bà Hải Nguyễn 69 tuổi, bị tê bại hai chân đã nằm chửa trị tại một bịnh viện ở Hoa Kỳ gần một năm trời không khỏi. Nhớ quê hương và thương con, bà xin về Việt Nam bằng chiếc xe lănvà cây gậy. Sau ba ngày được cào trên đầu và hơ ngãi cứu nơi nhượng tay và cùi chỏ, đôi chân bỗng nhẹ hẳn, đi lại thoải mái bình thường. Không dằn được sụ ngạc nhiên và khâm phục, bà lưu bút chúc người chữa bệnh cho bà được « bách niên thượng lảo » và « thần y bách bệnh ».

Chị Huỳnh Xuân Nương, quản đốc cửa hàng xe máy thuộc công ty dịch vụ Chợ Lớn (Quận 5), bị u xơ tử cung, to bằng trái chanh. Sau hơn một tháng bấm huyệt 19, khối u kia đã tan biến hẳn. Làm sao tả được nổi vui mừng của chịkhi thoát khòi bệnh quái ác kia mà không phải giải phẩu.

Chị Nguyễn Thị Bảy, công nhân xí nghiệp dệt chăn Bình Lợi (Bình Thạnh), bị ung thư vú đã 4 năm, đã tốn trên 3 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh vẫn tăng. Được hơ ngãi cứu nơi đuôi mắt, khối u cứ nhỏ dần, nhỏ dần từng ngày. Chẳng riêng gì chị mà chồng và con đều nhớ mãi công ơn này.

Chị Lê Thị Hồng Nga, 38 tuổisinh sống ở ấp 4 huyện Mỏ cày, bến Tre, bị bệnh giản bàng quang vừa uống nước khỏi miệng là nước tiểu tự động ra liền, ra thoải mái không kiềm được. Thuốc Tây uống hoài cũng không nín được tiểu. Tìm đến bệnh viện Bình Dân, bệnh viện yêu cầu phải mổ. Ngày đêm chị chỉ còn biết cầu nguyện mong được ban phép mầu khỏi bệnh mà không phải mổ. Sau 10 lần được chữa trị, chủ,yếu là vuốt nơi ụ cằm. Căn bịnh oái oăm kia đã hoàn toàn bị đắnh lui. Bệnh khỏi rồi mà chị tưởng là nằm mơ.

Chị Nam Phương, cán bộ giảng dạy ĐHSP bị viêm đa xoang mạn tín, dị ứng đã 11 năm. Thường ngày đầu nhức, mũi ngứa hắt hơi liên tục, nước mắt dàn giụa. Đã chọc xoang xông mũi thậm chí bằng phương pháp cấy nhao thỏ mà bệnh chẳng chịu giảm. Thuốc uống nhiều đến nổi, mắt bị mờ rất nhanh, trí nhớ bị giảm một cách đáng sợ. Vậy mà chỉ sau ba lần được hơ ngải cứuchủ yếu nơi giữa trán, căn bệnh đeo đẳng theo chị 11 năm qua đã kết thúc một cách êm đẹp như là một phép lạ đến khó tin. Trước khi ra về, chị bí mật để lại một chỉ vàng « để tỏ lòng biết ơn thầy ».

Bác sĩ Nguyễn Thị Trương, vợ của GS Bùi Chí Hiếu, nhà ở 314/4 Đện Biên Phủ, té cầu thang từ ngày 2/9/95 bị trật khớp cổ chân và đốt xương bàn chân phải. Sau hai tháng điều trị, bệnh đã đở nhiều, đi lại được nhưng bàn chân vẫn cón cấn và chưa xỏ vào dép được. Ngày 17/4/96 vừa rồi, su khi được hơ ngải cứu nơi bàn tay phải, độ mươi phút, một điều kỳ diệu đã diễn ra : BS Trương lên xuống thang gác không còn thấy đau và chân đã xỏ vào dép rất dể dàng sau gần 8 tháng bị bỏ.

1) Đây là phương pháp chữa bệnh đặc thù và độc đáo của Việt Nam. Nó là sảng phẳm của trí tuệ Việt Nam do chính người Việt Nam sáng tạo ra từ năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ 20 này. Phương pháp chữa bệnh truyền thống của y học phương Đông cũng như phương Tây là đau đâu chữa đấy, đìểm đau là điểm chẩn đoán và điều trị. Phương pháp Dìện Chẩn chữa theo đồ hình và sinh huyệt nên điểm chẩn đoán cũng là điểm điều trị. Chính sự khác lạ đó đã gây ngạc nhiên đến ngỡ ngàng và thú vị đến sững sốt cho cã người bệnh lẫn người chữa bệnh. Đau tim lại chữa ở sống mũi. Đau chân lại chữa ở đầu. U xơ tử cung lại chữa ở nhân trung. Ung thư vú lại chữa ở mắt. Giãn bàng quang lại chữa ở nơi ụ cằm. Phương pháp chữa bệnh kỳ lạ đó phảng phất cách chửa mẹo của cha ông., toát lên trí thông minh mẫn tiệp, óc tưởng tượng vô cùng phong phú nhưng rất thực tiễn, cụ thể và chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất. Phương pháp chữa bệnh kỳ lạ đó cũng làm sáng lên sự đỉnh đạt đượm vẽ hài hước và lạc quan của một dân tộc vốn có bề dày hơn 4 000 năm văn hiến. Sau này dù được Âu nhập tới bất kỳ góc biển chân trời nào, phương pháp chữa bệnh kỳ lạ, đặc thù, độc đáo Việt Nam đó có trộn cũng không thể lẫn được.

2) Phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này có thể chửa được nhiều loại bệnh từ ngoại vi cơ thể đến nội tạng mà không phải sự can thiệp của thuốc men và giải phẩu. Do ngày càng khám phá được chính xác sự huyền diệu của cơ thể mà phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này cũng đã bước đầu khai thác kho thuốc « thiên tạo » vô cùng quí báu, tiềm ẩn trong lục phủ ngủ tạng để điều hoà âm dương, cân bằng thần kinh cơ thể. Đấy là chìa khóa « vạn năng » cho phép ta giải mã nhiều bế tắc trong cơ thể con người. Phải chăng đây cũng là ước mơ chính đáng của những nhà y học có lương tri trên toàn thế giới ? Chính vì thế mà ngày nay những từ « hiện đại » và « tiên tiến » trong y học có lẽ phải được xem xét ở nhiều khía cạnh mới. Phương pháp nào chữa khỏi bệnh mà không phải dùng thuốc, phương pháp đó phải được coi là tiên tiến ? Phương pháp nào chũa được những bệnh phức tạp, hiểm nghèo nằm sâu trong cơ thể mà không phải giải phẩu, phương phápđó cũng được coi là hiện đại ?

3) Do không phải dùng thuốc, dùng kim và mổ xẻ nên phương phápchữa bệnhkỳ lạ này được khẳng định là phương pháp kinh tế nhất và tuyệt đối an toàn. Nó không những phù hợp với nhân dân lao động nghèo mà còn với cả người khó tính nhất. Nó không những phù hợp với xứ sở đã khai sinh ra nó là Việt Nammà còn với mọi quốc gia khôngkể lớn nhỏ, giàu ngèo hiện nay trên hành tinh này. Từ 16 năm nay nó đã dược hàng triệu người bệnh không kể tuổi tác , trình độ văn hóa và cương vị xã hộ, không những ở nước ta mà) còn ở một số nước mà nó được trình diễn ở Lào, Liên Xô (củ), Pháp, Ba Lan, Thụy sĩ, Cuba và gần đây là Anh và Hoa Kỳ đều hoan nghên và thừa nhận (Duy chỉ có ở Việt Nam là bị bọn thanh tra sở y tế đàng áp - Lời trần tình của Ban Biên tập FSP). Nó là một phần của y học Việt Nam xứng đáng góp phần vào nền y học hiện đại của thế giới.

Một điều đã được khẳng định : càng lui xa thời gian, càng xem xét kỷ nhiều mặt càng thấy tầm vóc to lớn của phương phápchữa bệnh kỳ lạ này. Càng đi sâưúng dụng vào thực tế lâm sàng càng phát hiện nhiều cái mới và tiềm lực sâu xa củ phương pháp chữa bệnh biết bao kỳ ảo này. Vậy phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này có tên gọi là gì ? Và ai đã sáng tạo ra nó ? Xin thưa : phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này chính là Diện Chản - Điều Khiển Liệu Pháp. Và người sáng tạo ra phương pháp chữa bệnh kỳ lạ này chính là nhà phát minh Bùi Quốc Châu.

Ba thập kỷ trước đây, chỉ với một phương pháp mổ gan khô, GS Tôn Thất Tùng đã làm cho y học thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục. Ngày nay với với DC-ĐKLP, một hệ thống phương pháp chữa bệnh kỳ lạ có một không hai trên thế giới này, Bùi Quốc Châu chắc chắn sẽ làm cho cộng đồng quốc tế thêm khâm phục tổ quốc Việt Nam ngàn lần yêu mến của chúng ta. (Duy chỉ có ở Việt Nam là bị bọn thanh tra sở y tế đàng áp - Lời trần tình của Ban Biên tập FSP).

Trên cơ sở hàng chục ngàn người bệnh đã được hưởng kết quả rực rỡ của Diện Chẩn mà tôi đã trục tiếp chửa trị trong mấy năm qua, với những giá trị hết sức sâu sắc trên nhiều mặt chính trị, xã hội, kinh tế, tài chính và nhân văn - nhân bản mà Diện Chẩn đang tỏa rộng, dù đã rất thận trọng và đã quay đầu lưỡi đủ 7 võng, tôi vẫn xi được phép kết luận : Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp sẽ thổi bùng lên ngọn lữa đổi mới vô cùng sâu xa trong y học. Với lòng kính trọng và tri âm, thay mặt cho Ban chấp hành CLB D của thhành phô mang tên Bác, tôi xinh kính chúc Giáo Sư và gia đình mọi sự được tốt lành. Xin chúc Trung Tâm Việt Y Đạo ngày càng phát huy tác dụng to lớ trong cộng đồngdân tộc Việt Nam ta.
Xin chúc các bác và các bạn mọi sự được tốt lành.

Nhân dịp kỷ niệm 16 năm thành lập Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp (26/3/1996)

Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Một khái niệm mới nhất về nghiệp vụ của não - 03.11.2009 22:42:49
Một khái niệm mới nhất về nghiệp vụ của não


(Trích trong Tập chí Thông tin chọn lọc Khoa Học Kỹ thuật Kinh Tế số 61, ngày 1/11/93. Trang 15)


Một tháng sau khi mất cánh tay trái trong một tai nạn xe hơi, Victor Quintero ngồi với đôi mắt nhắm nghiền trong phòng nghiên cứu não. Tiến sĩ Vilajanur Ramachandran, nhà thần kinh học (neuro psychologist) đại học California lấy cây tâm bọc vãi mềm chgọc vào má cậu và hỏi :

« Em có cảm giác ở đâu ? »

- « Trên má trái và mu bàn tay đã mất » ; Quintero, 17 tuổi nói.

Rama chandran chạm vào một điểm khác dưới mũi trái Quintero, hỏi tiếp :

- « Bây giờ thì ở đâu nào ? »

- « Trên lòng bàn tay trái. Nó hơi ngứa. »

Tiến sỉ Ramachandran tiếp tục dò tìm những điểm trên mặt và cằm trái mà gây cho cậ bé cảm giác như có vật chạm vào cánh tay đã mất nhưng khi chuển sang mặt phải và phần thân phải cảm giác trên không còn. Ramachandran trở về chạm trên vai trái (ngay gần chổ cắt), cậ bé lại có cảm giác như củ. Cuối cùng Ramachandran cho nước ấm nhỏ xuống má trái của Quintero, cả hai hết sức kinh ngạc.

- « Em thấy nước chảy dọc theo cánh tay đã mất của mình ». Cậu bé nói.

Thí nghiệm thú vị này đã chiếu ánh sáng lên các công trình nghiên cứu về sự tiến hoá của não. Cho đến mới đây, các nhà khoa học vần tin là tế bào thần kinh trong não sẽ chết nếu phần thân thể liên kết với nó bị mất ; và họ nghĩ rằng những cảm giác ma quái trên phần tay chân đã mất chỉ có khi ta kích thích những dây thần kinh gần chổ cắt hay vị trí tháo khớp.

Bây giờ, phát hiện mới cho thấy : não có lẽ khó phải là những mạch cố định. Bằng cách nào thì chưa biết, nhưng não người lớn có khả năng tự tổ chức lại và tự mắc dây lại (trong những khoảng cách xa đến khó tin) để sao cho những tế bào não nối kết với mặt vai khi nhận được thông tin có thể kích thích những tế bào não nối kết với cánh tay đã mất, não như nhận được tín hiệu (đụng chạm) truyền về từ phần đã mất.

« Sự biến hoá năng động, nhanh chống là « tài năng » của cả não lành mạnh cũng như não tổn thương ». Tiến sĩ Charles Gilbert, nhà thần kinh Đại học Rockefeller (New-York) nói. Từ lâu , các nhà khoa học đã ngờ rằng : những tế bào ở phần thị giác đã tự tổ chức lại khi mắt ta chuyển từ cảnh này sang cảnh khác. « Rỏ ràng não người động chớ không phải tĩnh ». Tiến sĩ Michael Merzenich, Đại học California nói : « Nó tiếp tục tự định hình và tái định hình trong suốt cuộc sống. Đa số việc chúng ta chưa hiể về nảo chỉ có thể giải thíchbằng thuyết động, trong đó có cã cảm giác ma quái ở phần cánh tay đã mất. Nếu não tỉnh, không tự thích nghi với hoàn cảnh mới thì cảm giác ma quái sẽ không có. »
Một khi hiểu được khuynh hướng động của não, chúng ta có thểhồi phụ lại những rối loạn của hệ thần kinh và có các việc thay đổi trong việc chữa trị nhưỡng căn bẹnh như chấn thương cột sống, tê liệt, bệnh tâm thần và các loại chấn thương não khác.

Hiểu động học của não cũng giúp giải thích các triệu chứng phức tạp như ảo giác, chân tay động đậy ngoài sự kiểm soát… Cuối cùng, những thấu thị mới về não sẽ tạo đìều kiện hiểu thêm về việc học và trí nhớ.

« Não chưa làm hét khả năng của mình do chúng ta chưa biết khai thác nó ». Tiến sĩ Vermon Montcastle, Đại học Hopskins nói.
Lê Tây Sơn
(New-York Times và New Paper, 9/93)



Vài suy nghĩ nhân đọc bài một khái niệm mới nhất về nghiệp vụ của não :

Trong tập chí Thông tin chọn lọc Khoa học - Kỷ thuật – Kinh tế số 61 (1/11/1993) có đăng bài « Khái niệm mới nhất về nghiệp vụ não » (trang 15). Tôi đã đọc kỹ bài nàyvà thấy công trình khoa học của tiến sĩ Ramachandran, nà thần kinh học Dại học California (Hoa Kỳ) có nhiều đìểm trùng hợp với những khám phá của của tôi trước đây 13 năm (1980) lúc tôi làm việc ở trường Cai ma túy Bình Triệu (Thủ Đức). Qua việc điều trị những bệnh nhân ghiền ma tuý, với phương pháp nghiên cứu tương tự như của tiến sĩ Vilajanur Ramachandran nhưng phức tạp và tinh vi hơn nhiều, tôi đã khám phá ra mối liên quan giũa các vùng trên da mặt với tứ chi, nội tạng và đã hệ thống hoá được các mối liên hệ này thành các đồ hình trên mặt (22 đồ hình phản chiếu). Sau đó tôi đã xây dựng thành môn chữa bệnh mới mang nét đặc thù Việt Nam là phương pháp Diện Chẩn -,Điều Khiển Liệu Pháp gọi tắt là Diện Chẩn(Face Diagnosis – Cybernetic therapy : Facy).

Từ các đồ hình phản chiếu trên mặt, tôi đã vận dụng thuyết phản chiếu và các lý thuyết khác trong Diện Chẩn tìm ra các hệ thống khác trên toàn thân (đầu, loa tai, lưng, ngực, bụng, bàn tay, bàn chân).Tất cã đều có giá trị tốt trong chẩn đoán và điều trị.

Nhận thấy sự khám phá mới đây (1993) của tiến sĩ Vilajanur Ramachandran ở Đại học California vô tình nhưng có ý nghĩa xác minh những khám phá của tôi khi tiến sĩ tìm ra các mối quan hệ giữa các vùng trên da măt và cơ thể. Tôi xin trình bài dưới đây một số điểm trùng hợp về các mối liên hệ giữa các vùng trên da mặt và trên cơ thể trong phương pháp Diện Chẩnvà các điểm khám phá của tiến sĩ Vilajanur Ramachandran trong bài « Nghiệp vụ của nã ». Qua đó bạn đọc sẽ có dịp so sánh giữa hai khám phá trùng hợp tuy cách xa nhau với thời gian (1980 – 1993) và khoảng cách (ở Mỹ và Việt Nam).

Trong phương pháp Diện Chẩn không phải có một đồ hình duy nhất như ở các phương phápphản xạ khác của cơ thể (như phản xạ loa tai, phản xạ bàn chân)… của phương Tây. Điều này có nghĩa là mỗi bộ phận của cơ thể tùy lúc mà có những liên hệ với dồ hình phản chiếu này hoặc đồ hình phản chiếu kia chớ không cố định. Đây là một lý thuyết Động của phương pháp Diện Chẩn mà tiến sĩ Michael Merzenich trong bài « Nghiệp vụ của não » cũng đã có nói là : « Não người động chớ không phải tỉnh ». Rỏ ràng có sự trùng hợp lạ lùng trong hai khám phá cách xa nhau 13 năm và ở cách xa nhau vạn dặn … Đó không phải là điều thú vị và đáng cho ta quan tâm hay sao ?

Chú thích : Dưới đây bạn đọc hãy theo dõi và so sánh các hần trùng hợp nhau (được in đậm) ở bài « Nghiệp vụ của não » đăng tronng tập chí Thông tin chọn lọc Khoa học - Kỹ thuật – Kinh tế số 61 ra ngày 1/11/93 và các phần trích dẫn trong sách Diện Chẩn - Điều Khiển Liệu Pháp và Xoa Bóp Việt Nam của tác giả Bùi Quốc Châu. xuất bản năm 1990. NXB Long An tái bả năm 1992. Sau đó các bạn một trong số sốc các đồ hình căn bản của Diện Chẩn (gọi là Đồ hình ngoâi vi Âm Dương) để thấy rỏ sự trùng hợp về các mối quan hệ giữa các vùng trên mặt và cơ thể mà chúng tôi đã khám phá cách nay 13 năm (1980) với các khám phá củ tiến sĩ Vilajanur Ramachandran trong năm 1993.

TRÍCH SÁCH TUYỄN TẬP ĐỒ HÌNH DIỆN CHẨ - ĐÌỀU KHIỂN LIỆU PHÁP VÀ XOA BÓP VIỆT NAM – Tác giả Bùi Quốc Châu, NXB Long An 1992 (trang 8-9).

Nền tảng của phương pháp này là NHẤT NGUYÊN LUẬN (Monisme) của Đạo học Đông Phương chứ không phải NHỊ NGUYÊN LUẬN (Dualisme) của Triết học Tây Phương. Với quan niệm Nhăất Nguyên thì Trời Đất và con người là một. Trong con người thì từng ngón tay, ngón chân cho đến bàn tay, bà chân loa tai, mặt, mũi, lưng, ngựx, bụng… với toàn thể con người cũng là một.

Cái này phản chiếu cái kia và tất cã điều phản chiếu lẩn nhau. Có thể nói : « TẤT CÃ LÀ MỘT và MỘT LÀ TẤT CẢ ». Mọi thứ đều có quan hệ với nhau trong một thể thống nhất, nhưng mà mối quan hệ ĐA TUYẾN, ĐA HỆ, ĐA CHIỀU và LUÔN LUÔN THAY ĐỔI (BIẾN DỊCH) TRONG MỘT KHÔNG GIAN CONG LÀ CƠ THỂ CON NGƯỜI. Đây làlà điểm khác nhau cơ bản giữa Diện Chẩn với Châm Cứu và Phản Xạ Học. Đối với Diện Chẩnthì A có thể trở thành B hay D hặc G trong những trường hợp khác nhau chứ không phải A luôn luôn là A. Nói khác đi, A là CÁI BIẾN chứ không phải là CÁI BẤT BIẾN… Những đồ hình này không có tính cố định, chúng luôn luôn biến đổi, tùy trường hợp bệnh…
Các vùng trên mặt tương ứng với cơ thể

Trên mặt Cơ thể
Đồ hình Âm : Hình người đàn bà
1. Khu vực giữa mí tóc trán. Đỉnh đầu
2. Khu vực nằm hai bên vùng giữa trán. Hai mắt
3. Đoạn từ giữa trán đến khu vực giữa hai đầu mày (Ấn Đường). Mũi
4. Đoạn từ Ấn Đường đến Sơn Căn (chổ thấp nhất của sống mũi giữa hai đầu mắt). Nhân trung
5. Sơn căn Môi, miệng, lưỡi
6. Khu vực sống mũi sát dưới Sơn căn. Cằm
7. Chổ hõm dưới cung gò má (vùng huyệt Hạ quan). Khớp vai
8. Hai gò má. Hai vú
9. Đoạn từ hõm dưới cung gò má chéo 45° xuống dưới và ra trước đến ngang dái tai thẳng đến viền mũi và chạy dài theo nếp nhăn mũi má đến khỏi khoé miệng độ 1 cm. Cánh tay, cùi chỏ, cẳng tay, bàn tay (úp xuống) và các ngón tay.
10. Nhân trung
11. Hai bên nhân trung Âm hộ (Âm đạo - Tử cung)
12. Viền mũi Noãn sào
13. Vùng từ đầu trên mũi xuống bờ môi trên kéo dài ra đến đầu xương quai hàm (nơi huyệt Giáp xa). Vùng đùi gối
14. Từ Giáp xa chéo 450 xuống dưới và ra trước đến bờ dưới xương hàm dưới Vùng đầu gối và cẳng chân
15. Dọc theo bờ dưới xương hàm dưới đến cằm. Các ngón chân : ngón cái về phía quai hàm, ngón út về phía cằm.
Đồ hình Dương : Hình người đàn ông
1. Giữa trán. Đỉnh đầu
2. Phần trên Ấn Đường. Chẩm và cổ gáy
3. Hai chân mày và gờ cung mày Hai cánh tay
4. Đầu mày. Khớp vai
5. Góc nhọn của chân mày. Cùi chỏ
6. Chỗ hõm cuối gờ xương mày. Cổ tay
7. Từ cuối chân mày ra Thái Dương và theo viền tóc mai xuống đến ngang xương gò má Bàn tay (úp xuống) và các ngón (ngón cái ở Thái Dương, ngón út ở đỉnh xương gò má)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.11.2009 22:45:24 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.

Tư Tứ
  • Số bài : 220
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 05.02.2008
  • Nơi: Paris (Pháp)
Diện Chẩn ở Paris - 09.11.2009 17:05:29
Y TẾ - SỨC KHỎE


Phương pháp chữa bệnh y học dân tộc Việt Nam đến Pháp


Trích báo Sài Gòn Giải Phóng Online
Thứ hai, 09/11/2009, 02:08 (GMT+7)

Một hội thảo giới thiệu phương pháp chữa bệnh y học dân tộc do người Việt Nam sáng tạo đã diễn ra ngày 7-11 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris (Pháp). Hội thảo
mang tên “Diện Chẩn - Điều khiển liệu pháp” đã thu hút sự quan tâm của nhiều Việt kiều và người Pháp.

Diện Chẩn là phương pháp chữa bệnh mới do Giáo sư Bùi Quốc Châu khám phá, nghiên cứu và phát triển trong 30 năm qua. Phương pháp này nhằm giúp giảm đau mà không cần dùng đến kim châm, chỉ day ấn kích thích các huyệt đạo trên khuôn mặt, là các vùng tương ứng với các bộ phận cơ thể.

Trên thế giới, Diện Chẩn cũng được phổ biến và ứng dụng tại 35 nước, thông qua mạng lưới 15.000 chuyên gia trị liệu. Phương pháp y học dân tộc mới này của Việt Nam đã được Cuba và Mexico chính thức công nhận và đưa vào phục vụ hoạt động y tế cộng đồng.

V.C. (Theo TTXVN)



Mong các bạn giúp tôi trình bài với Sở Y Tế và Ông Bộ Trưởng ngành này. Và nói với va nên từ chức để khỏi làm sầu nồi canh.

Ngồi bám đích trên ghế để dìm người tài là một điều khiếm nhã đối với Đảng, Chánh Phủ và Nhà Nước Việt Nam.

Tư Tứ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.11.2009 17:27:19 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời.
Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.