Cùng hướng về khúc ruột Miền Trung
Nhóc Thóc Nóc 06.11.2009 14:34:19 (permalink)
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/59553/AE22EC89B3DA44C68D6A11DD72CACACC.JPG[/image]
 
 
Miền Trung ơi, sao lại thế này...

Những con số bình thường 8, 9, 10, 11... bỗng trở thành nỗi ám ảnh của đồng bào miền Trung: bão số 9 chưa tan hẳn thì bão số 10 đã lờn vờn ngoài xa. Ơn trời, bão số 10 đã lặn đi. Nhưng khi trời chưa kịp hửng nắng, dân miền Trung chưa kịp xóa đi những hãi hùng, lo toan thì bão số 11 ập đến.

Và ác nghiệt thay, cùng với những cơn bão là những cơn lũ dữ ầm ào, cuồn cuộn đổ về... Trong cơn bàng hoàng, từ miền Trung, nhiều người thân của tôi gọi vào, chỉ thốt lên: “Miền Trung mình, sao lại thế này...”.

“Sao lại thế này...”. Đó không là câu hỏi, không là lời than, mà là bày tỏ một điều gì không thể lý giải, không thể hiểu, không thể chịu đựng được nữa. Hiểu sao được, chịu đựng sao được khi mà hàng trăm nấm mồ của người dân miền Trung chết vì bão lũ cỏ chưa kịp mọc, vết thương của hàng trăm người dân miền Trung chưa kịp lành thì bão lũ lại về và hàng trăm gia đình miền Trung lại vang lên tiếng khóc than người thân.

Hiểu sao được, chịu đựng sao được khi hàng vạn mái nhà trôi sập, trống lốc trống trơn vừa được người dân miền Trung quơ nhặt lại những cái gì có thể để chắn che thì gió bão như những bàn tay bạo tàn nhất lại giật phăng đi.
Miền Trung bão lũ lại về. Ở đâu cũng vậy, thiên tai bão lũ bao giờ cũng giáng xuống trước hết với người nghèo. Người nghèo ở vùng đất nghèo có gì đâu để che chắn chống đỡ với đất với trời.

Miền Trung ơi, sao lại thế này... Quả là không hiểu được, không thể chịu đựng được, nhưng rồi cuộc sống vẫn tiếp diễn, cuộc sống không dừng lại một giây một phút nào để chờ đợi một phép mầu, phải bước tới và người dân miền Trung lại lặng lẽ, gan lì bước tới: không còn mái nhà thì che bạt che lá mà ở, không còn thóc gạo thì có cái gì cứ sẻ chia nhau, thì moi khoai moi củ, bứt rau bứt lá mà ăn. Các thầy cô, các em học sinh không còn trường còn lớp thì vào nhà kho, vào trụ sở dạy và học. Bông băng trôi ướt thì các y tá y sĩ lấy giẻ đun sôi băng bó vết thương...

Và cái dao cái cuốc lại nằm chắc trong đôi bàn tay sần chai của những người đàn ông, chiếc đòn gánh lại oằn trên vai sần chai của những người phụ nữ: người dân nghèo miền Trung lại ra ruộng ra vườn làm lại từ đầu cuộc sống nghèo khó và nghĩ về ngày mai.


Hàng Chức Nguyên (theo báo Tuổi Trẻ)

Đọc báo Tuổi Trẻ sáng nay với bài viết của Hàng Chức Nguyên, nhiều cảm xúc trong tôi trổi dậy, tim mình dường như co thắt mạnh, nhói đau… tuy tôi may mắn không sống trong vùng bị ảnh hưởng của những cơn bão vừa qua, nên không thể nhìn thấy để viết lên những cảm xúc như bạn, nhưng khi đọc bài viết của bạn tôi đã không ngăn được giọt nước mắt chực tràn… Ảnh hưởng của thiên tai mà bà con miền Trung đã oằn mình gánh chịu trong những cơn bão vừa qua thật quá lớn, mất của có thể làm lại, nhưng mất người thân thì biết tìm đâu… nhìn những hình ảnh khóc cha, khóc mẹ, khóc mất những người yêu thương nhất của mình… thật đau lòng lắm thay…

Trong chuyến hành trình về KonTum cùng đoàn Phật Giáo Long Thành vừa rồi làm tôi chưa thể quên đi những hình ảnh của người dân mình đang rất cần sự giúp đỡ, chưa kết thúc ở đây… Nay lại cơn hồng thủy khác ập tới khúc ruột miền Trung quê hương mình…

Ôi… Miền Trung ơi… sao lại thế này… tiếng kêu biết có thấu được Trời cao…


Kính thưa Quý mạnh thường quân… thưa các bạn…

Chúng ta hãy lắng lòng mình cùng hướng về miền Trung yêu thương đang từng ngày vượt qua khó khăn sau những cơn thịnh của thiên nhiên vừa qua… hãy cùng nhau chia sẻ khó khăn với bà con mình đang từng ngày, từng giờ chờ những bàn tay nhân ái của mọi người, của tất cả chúng ta... Chuyến đi dự kiến khoảng 20.11.2009 này xuất phát… Nhận được bao nhiêu sẽ chuyển đến bà con miền Trung mình bấy nhiêu…

Tiếp nhận hàng cứu trợ: tất cả vật dụng cần thiết cho sinh hoạt gia đình, đặc biệt là gạo, mì gói, quần áo, thuốc tây, bột nêm, muối, đường, nước chấm, tập sách cho học sinh các cấp…


Để giảm tối đa kinh phí vận chuyển hàng cứu trợ và chi phí phát sinh, để dành tất cả tình thương và sự chia sẻ của mọi người đến tận tay người cần giúp đỡ một cách trọn vẹn, chúng ta sẽ tháp tùng cùng phái đoàn Phật Giáo Long Thành - Đồng Nai vận chuyển đến nơi và trao tận tay những người thật sự đang cần cứu đói…


Địa chỉ tiếp nhận:

Anh Lê Hùng Linh - 0918271234
Công ty Châu Lê - 78B Cao Thắng, Quận 3, Tp.HCM

Chuyển khoản: Ngân hàng Vietcombank
Số TK: 0 1 8 1 0 0 1 2 4 3 2 2 5
Chủ tài khoản: Lê Hùng Linh
 
Nếu các bạn không có thời gian chuyển hàng cứu trợ, hãy báo...
chúng tôi sẽ cử đại diện đến tận nơi tiếp nhận...
Chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của quí vị
 

 
Thân chào,
Lê Hùng Linh




Em Trương Công Hưng khóc nức nở khi mọi người tìm thấy xác của bố mẹ em
bị chôn vùi dưới lớp cát vào sáng 5-11 - Ảnh: Quang Phương



Trương Thị Lệ Huyền (áo hồng) đau xót cảnh mất nhà cửa, cha mẹ - Ảnh: D.T.Xuân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2009 15:13:57 bởi Nhóc Thóc Nóc >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9