HỢP TAN
Cứ tưởng trần gian là cõi thật
Đâu ngờ nhân thế kiếp lai sinh.
Mây và gió hữu duyên tương ngộ
Hoa với xuân giao kết tử sinh
Như hạt mưa hoà trong vạn vật
Như giòng đời nối tiếp phù sinh
Tan tan, hợp hợp trong luân chuyển.
Nhân qủa đắp bồi kiếp chúng sinh
Trần Mạnh Hùng
TƯƠNG KHẮC TƯƠNG SINH
Cuộc đời cũng giống như nằm mộng
Đủ cả vui buồn cợt chúng sinh
Lắm kẻ tự cho rành cõi chết
Nào ai hiểu rõ kiếp nhân sinh
Trần gian nguyện ước không bờ bến
Cỏi tạm cầu xin được tái sinh
Nguyên lý càn khôn nào dễ biết
Ngũ hành tương khắc với tương sinh.
[Lá chờ rơi 25/03/2013
KINH HOA NGHIÊM [1]
Bao nhiêu thế giới cõi vi trần
Trong mỗi vi trần một cõi sinh
Phật hiện Bửu Quang vô lượng số
Như Lai tự tại cổ lai sinh
Tu di vô số vô lượng núi
So chỉ bằng sợi lông chúng sinh
Vạn hữu thế gian bằng hạt cải
Nhân sinh vạn pháp hoá duyên sinh
Dương Lam
[1]Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng...
Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
[<font]BẨM SINH
Chuyện đùa hóa thật , ai ngờ được.
Lối sống hồn nhiên tánh bẩm sinh.
Người thận trọng lời ăn tiếng nói.
Kể ngu ngơ bạt mạng đồ sinh.
Họa vô đơn chí – khôn lường được
Phước bất trùng lai – đức hiếu sinh.
Cõi thế - phước tai do ý nguyện
Luân hồi gieo qủa cõi nhân sinh
Trần Mạnh Hùng
KINH KIM CANG
Như lai chẳng đến chẳng hề đi [1] Phật ở từ Tâm- Tâm tự sinh
“...Lấy sắc cầu Ta - đừng mong gặp...
Dùng thanh kiến Phật - chẳng lai sinh”[2]
Tâm chơn - vạn pháp tâm là một
Tâm vọng - ngàn duyên sắc khởi sinh
Thế giới đó là không thế giới [3]
Nhân sinh chẳng phải ấy nhân sinh...
Dương Lam
1]Như lai là không từ đâu đến, cũng không từ đâu đi nên mới gọi là Như lai...[Như lai giả,vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như lai...Phật thuyết,kinh Kim cang...]
[2]Nếu lấy sắc thấy ta,lấy âm thanh cầu ta,
Người ấy hành tà đạo,chẳng được thấy Như lai
[Nhược dĩ sắc kiến ngã,dĩ âm thanh cầu ngã.
Thị nhân hành tà đạo,bất năng kiến Như lai...Phật thuyết:Kinh Kim cang]
[3]Phật thuyết: Ngã kiến,nhân kiến,chúng sanh kiến,thọ giả kiến ; tức phi ngã kiến,nhân kiến,chúnh sinh kiến,thọ giả kiến...;thị danh ngã kiến,nhân kiến,chúnh sanh kiến,thọ giả kiến...Kinh Kim cang]
DL
MƯU SINH
Giang tay bắt bóng trong ham muốn
Nhắm mắt chạy theo chuyện tử sinh
Bất chấp bại danh vì lợi nhuận
Không màng thân liệt bởi mưu sinh
Sau lưng bỏ mặc tinh thân ái
Trước mặt đã quên nghĩa dưỡng sinh
Tiền bạc, công danh mờ lý trí
Trong tâm nào hiểu chữ hy sinh
Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.03.2013 01:55:09 bởi Trần Mạnh Hùng >