Tư Tứ
-
Số bài
:
220
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 05.02.2008
- Nơi: Paris (Pháp)
|
Nữ sinh ngoại tộc hay nữ sinh ngoại tệ ?
-
23.11.2009 19:01:50
Xã hội Việt Nam, từ ngày theo Khổng Giáo, thường bất công với phụ nữ. Mổi người chúng ta ai ai cũng biết định kiến là sanh con gái là sanh cho người ta. Tôi có một thằng bạn thực tế hơn nhiều. Vì nó chỉ có con gái mà thôi, cho nên nó bảo rằng sanh con gái lợi hơn là có con trai. Vì sao ? Dể hiểu thôi ! Có con trai phải cung ứng tiền để nó đi tán gái. Ngược lại, mấy thằng đực rựa đi tán mấy đứa con của nó rượu chè vv… Xin lổi cánh mài râu vì đang đề cập đến một vấn đề hết sức là hạ cấp : vấn đề tài chánh. Nhưng sự thật không sao sửa đổi được. Theo thống kê gần đây cho biết ít khi cánh mài râu Việt Kiều gởi tiền về nước để bù đắp những thiếu thốn cho nhà và cho Nước. Và khi đi về dĩ vãng tôi thường nghe người xưa có câu thơ rất hùng tráng : « Từ thuở mang gơm đi dựng nước, Nghìn thu còn nhớ đất Thăng Long ». Nhân dịp « Nghìn Năm Thăng Long », tôi không thể nào để mãi tồn tại một sai lầm to lớn bằng dãi Trường Sơn. Cánh mài râu chỉ biết đánh giết lẩn nhau chớ có ai biết làm gì để mở mang bờ cỏi. Các bạn đừng bao giờ quên ơn Công Chúa Huyền Trân, con gái của vua Trần Nhân Tông và là em gái vua Trần Anh Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành (Champa) là Chế Mân (tiếng Phạn: Jaya Sinhavarman III) để đổi lấy hai châu Ô, Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay). Như vậy Việt Nam ta có được phần phía bắc của Miền Trung là nhờ mãnh má hồng. Về chuyện trên thì g-én như ai ai cũng biết. Nhưng gần như ai cũng ngở rằng miền Nam của Trung Bộ và Nam Bộ là công lao của cánh mài râu. Cũng sai bét ! Còn có người cho rằng tại mình chiếm lấy đất của Cao Miên cho nên họ « cáp duồng » dân mình thì âu cũng là có vai có trã. Đây là luận điệu của rất nhiều người, trong đó có luôn cã những người cho là mình uyên thâm lịch sữ. Còn cái bọn « Khờ Me đỏ », chúng nó phải biết rằng không có Sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên (chữ Hán: 阮福源; 1563 – 1635), con của chúa Tiên Nguyễn Hoàng, thì ngày nay Việt Nam có biên giới chung với Xiêm La (Thái Lan). Bọn « Khờ » là bọn ăn cháo đái bát. Về cuộc Nam tiến, Nguyễn Phúc Nguyên dùng chính sách hoà bình với Chăm Pa và Chân Lạp (Campuchia). Năm 1620, ông chấp nhận lời cầu hôn của quốc vương Chân Lạp là Chey Chetta II, gả con gái là Ngọc Vạn cho Chey Chettha. Theo ông Christoforo Borri, Chey Chetta đã xin chúa viện trợ vũ khí và quân đội để chống lại sự đe dọa của Xiêm La (Thái Lan). Trên thực tế thì Nguyễn Phúc Nguyên đã chuẩn bị vũ khí và mộ binh giúp vua Chân Lạp, cung cấp cho ông này thuyền chiến và quân binh để cầm cự chống Xiêm. Nhờ có sự giúp đỡ hiệu quả của Đàng Trong mà Chey Chetta đã tập tan nhiều cuộc xâm lược của quân Xiêm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế của Chân Lạp trong khu vực. Năm 1623, Nguyễn Phúc Nguyên chủ động đặt ra và thương lượng thành công với Chey Chettha II, lập 2 thương điểm (đồn thu thuế) là Kas Krobei bên bờ sông Sài Gòn (trước gọi là sông Bến Nghé) và Brai Kor trên bờ rạch Bến Nghé hay kênh Tàu Hủ (gọi là rạch Sài Gòn - khu Chợ Lớn từ năm 1859), thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay, để tiến hành thu thuế. Năm 1631, chúa gả con gái là Ngọc Hoa (có sách gọi là Ngọc Khoa) cho vua Chăm Pa là Po Rome. Quan hệ Việt - Chiêm diễn ra tốt đẹp. Sau khi kết hôn với Công Nương Ngọc Vạn, Vua Chey Chetta nhượng cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên phần đất Nam Bộ như là của hồi môn. Đầu tiên phần đất này có tên là Đồng Nai vì còn hoang sơ. Sau đó đặt tên cho nó là Gia Định vì là của hồi môn. Có lần phần đất nầy cũng có tên là Biên Hoà, để nhấn mạnh sự hoà hảo với Campuchia. Norodom Sihanouk có máu Việt. Ông ta ngày xưa học nội trú với tía vợ tôi ở trường Chasseloup Laubat. Theo cựu GĐ Đài Phát Thanh Pháp Á thì vua Norodom Sihanouk hát vọng cổ tuyệt vời. Hai người này cũng cùng chung một lớp với con của ông DOZ người đem cà phê đến đất Việt. Thôi nhá, cánh mài râu chúng ta phải quên đi « cây gươm đi dựng Nước » ấy đi. Kẻo mang tội dối trá.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.11.2009 19:04:04 bởi Tư Tứ >
Ta phải chia sẽ tất cả những gì quí báo trên đời. Toutes les bonnes choses sont faites pour être partagées.
|
|