Thần Thoại

Tác giả Bài
Jamiechan
  • Số bài : 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.06.2009
Thần Thoại - 28.11.2009 16:03:23
Tập 3 truyện "Thần thoại"
Tác giả: Mùa thứ năm




Truyện thứ nhất

Năm màu hoa


 
Phú hộ nhà họ Đường, tên là Hồng sống ở ngoại thành kinh đô Thăng Long, giàu có nổi tiếng nhất nước. Đến nhà vua cũng vài lần mời lão phú hộ vào cung thưởng rượu. Tuy không có vai vế trong chính sự, nhưng với lượng thuế ông nộp cho quốc khố hàng năm, ông nghiễm nhiên trở thành nhân vật được nể trọng trong kinh đô hoàng triều. Nhưng những thứ đó không làm nên một lão phú hộ được vị nể, tính tình hiền lành, bộc trực, ưa làm thiện của ông được nhân dân hết lòng ngưỡng mộ. Ông có đến hàng ngàn mẩu ruộng ở dưới quê, tính thương người của ông làm cho cả những tên côn đồ, phá phách cũng chẳng dám động chạm. Lúc trước có vài tên bợm rượu, kiếm cớ đến phá một ruộng dưa của ông. Chúng đi ngang qua một thửa dưa hấu, tiện chân đạp bể một trái còn non. Phú hộ đi qua liền chạy đến ôm trái dưa ngồi khóc. Nhiều người thấy thế bảo ông keo kiệt, có mỗi trái dưa mà làm um sùm, chẳng đáng mặt một phú ông. Nhưng ông lại không đánh, không mắng mấy tên bợm rượu, cũng chẳng nói lại những người buôn chuyện kia. Ông không nói không rằng, đem trái dưa bể đó cắt ra, để giữa làng, viết một lá thư, bảo mọi người đọc to lên. Nội dung trái dưa là một bài tế, bài tế trái dưa hấu. Một trái dưa hấu còn non mà đã chết sớm. Tuy trong trái dưa chỉ là mấy mẩu trắng trộn, nhưng nó cũng có một linh hồn. Từ khi sinh ra và lớn lên, dưa hấu mong mỏi có một ngày được người hiền thưởng thức, nhưng chưa gì đã bị đạp méo mặt. Bức thư làm cho những tên bợm rượu hối hận, chúng dắt nhau đến xin lỗi phú hộ, ông không những an ủi chúng mà còn cho chúng việc làm trên ruộng dưa kia. Phú hộ ăn ở hiền lành, đồng lời kiếm được luôn chia cho người nghèo và cúng phật. Tiếng đồn về ông vang xa đến cả nước.

Hiềm một nỗi ông không có con cái, trai cũng không mà gái cũng chẳng có. Buồn lòng, ngày ngày ông bỏ bê công ăn việc làm, giao toàn việc quản lý cho em trai là Đường Kính trông coi. Còn về phần Đường Hồng, ông lên chùa thắp nhang cầu tự, một lòng xin đức Phật ban cho mình một mụn con, con gì cũng được, không phân biệt trai gái.

Một buổi sáng, trên đường đến ngôi chùa sát chân núi. Đường phú hộ thấy có ông cụ đi ngang qua bị vấp té, ông đang ngồi kiệu vội nhảy xuống tới đỡ cụ già. Phú ông đỡ cụ đến một phiến đá ven đường, sai người đem nước cho cụ uống. Đường Hồng ngồi bên phe phẩy cây quạt kiếm gió cho cụ già. Phú ông cau mày nói:

“sao cụ lớn tuổi lại đi con đường đầy sỏi thế này? Con cái của cụ đâu?”

Cụ già cười lớn trước vẻ ân cần của phú ông, cụ mỉm cười đáp:

“ta không có con cái, anh cũng chẳng phải quen biết với ta, sao lại tỏ ra quan tâm thế?”

Phú ông tỏ ra buồn phiền, lắc đầu đáp với cụ già:

“già cả như cụ thì đáng làm cha, làm mẹ thiên hạ, xá gì là con.”

Cụ già gật đầu tỏ vẻ hài lòng:

“ừ, thôi, mà anh đang đi đâu đó?”

“con đến chùa cụ ạ”

“ta thấy anh hay đi con đường này, chẳng lẽ ngày nào cũng đến chùa hay sao?”

Phú ông thở dài đáp dạ. Cụ già gặn hỏi nguyên do, ông ta liền kể lại nguyện vọng của bản thân. Cụ già nghe xong ngẩng đầu cười to, nói rằng:

“a, tưởng gì chứ chuyện đó thì quá dễ”

Phú ông bật cười, không muốn làm cho ông cụ mất vui bèn đáp xuôi theo. Ông cụ vỗ vai phú ông rồi đứng lên, rủ ông đi tản ngoạn. Phú ông bật lên kinh ngạc, sao ông cụ bỗng nhiên đi lại nhanh nhẩu thế. Ông cụ cười cười, dắt phú ông bẻ qua cánh đồng lau bên cạnh, bỏ lại người hầu đứng chờ phía sau. Trước khi đi, phú ông không quên bảo đám người kiếm chỗ có bóng mát mà đứng cho đỡ mỏi. Ông cụ dắt phú ông đi vòng quanh đám lau, cụ cứ nhìn chỗ này rồi quay sang chỗ kia, hình như đang tìm cái gì đấy. Ông cụ cười hỏi:
“thế anh muốn con gái hay là con trai”

Phú ông thuận miệng liền nói:

“dạ, con trai hay con gái gì thì cũng là con, phân biệt mà làm gì hả cụ”

Ông cụ lại cười ồ lên, nói:

“thế thì dễ quá”

Cụ cuối xuống chỉ tới một đoạn xa xa, bảo với phú ông cứ cuối xuống nhặt ba viên đá. Nhặt xong đem về thoa lên tóc vợ, nhất định sẽ được như ước muốn. Phú ông tưởng cụ già đang đùa, vừa định quay lại đưa cụ về chỗ cũ thì bỗng nhiên, có một luồng gió mát lạnh thổi qua người ông, cuốn mây bay lên trời. Phú ông chợt vỡ lẽ thì ra có thần nhân thử lòng. Phú ông bèn sụp lạy rồi vội vã chạy đến chỗ thần nhân đã chỉ. Ông thấy có rất nhiều viên đá, đủ các màu sắc sặc sỡ, viên nào cũng chứa tới hai ba màu khác nhau trên đó. Phú ông quan niệm thứ gì đơn giản hóa ra lại dễ thương nhất, ông bèn chọn các viên đá chỉ độc một màu duy nhất: màu trắng như nước, màu vàng như nắng và một viên màu xanh ngắt như lúa. Phú ông làm y lời cụ già đã dặn, đem đá vuốt lên tóc vợ mình. Quả nhiên, sau mấy ngày, vợ ông đã mang thai. Chín tháng sau, bà sinh một lúc ba đứa con gái. đứa nào đứa nấy nhỏ như hòn đá. Lạ một nỗi, mới sinh ra mà ba đứa đã mang ba mái tóc vừa dài vừa mượt mà, lại còn mang ba màu khác nhau. Bà vợ hoảng sợ la làng, nhưng phú ông lại bảo đó là con của trời, khác người là phải. Từ sau đó, ông cố nuôi nấng ba đứa trẻ, nhưng có cho ăn uống bao nhiêu, cơ thể của chúng cũng chỉ nhỏ bằng hòn đá ông đem về. Đặt tên cho từng đứa theo cái màu mà chúng có. Cô cả có mái tóc màu trắng bạc và trong vắt như nước, ông đặt tên là Bạch Thủy. Cô thứ hai có tóc màu vàng chói như mặt trời, ông gọi là Hoàng Nhật. Cô út dễ thương nhất, có mái tóc màu xanh, gợn và rung rinh như lúa chín, đặc biệt cô bé có hai sợi lông mày dài ngoẵng cũng màu xanh. Ông đặt là Đỗ Mi. 
Phú ông thương con lắm, có đi đâu cũng mang con theo. Ở nhà thì ông cũng toàn dành thời gian cho chúng. Ông vui miệng nói ba đứa con đẹp như ba bông hoa, sau này nếu mà chết đi, ông hy vọng cả nhà của mình cũng sẽ hóa thành năm bông, sẽ mãi mãi ở bên nhau. Vợ ông bảo ông nói nhảm, nhưng ông cứ cười hì hì mà nhắc đi nhắc lại mãi.

Tài sản và công việc của ông cứ giao cho Đường Kính xử lý. Gã này làm ăn dối trá, lại có mắc tật nghiện rượu. Bao nhiêu tiền cũng đem đi uống cho thả cửa. Chốc chốc, của tiền cứ thế mà đi sạch, nhiều vụ làm ăn thất bát, bị người ta lừa mất một lúc cả đống tiền. Sợ bị anh la, gã ta giấu biệt. Đến một hôm, có mấy quan tham nhận hối lộ đến lừa gạt, đổ cho nhà họ Đường tội buôn lậu. Gã Đường Kính vốn ngốc nghếch lại nhát gan, bị lừa cho uống rượu rồi ký tên giấy buôn lậu lúc nào không biết. Đường Hồng vừa nghe thấy liền lên cơn đau ngực, chỉ vài ngày sau là đổ bệnh nặng.

Quan quân xông vào nhà tịch thu toàn bộ sản điền, tiền bạc, phú ông trong một khoảnh khắc mất trắng cả gia tài, quá tức tối, ông uất đến liệt luôn cả tay chân. Gia nhân thu dọn lấy cắp mấy món đắt tiền trong nhà rồi chuồn hết. Có đứa còn ác tâm lấy cả mồi lửa đốt nhà. Vợ Đường Kính tên Thị Nuôi bỏ ba đứa con gái nhỏ vào cái tráp, rồi cõng chồng chạy trốn. Thị Nuôi cõng chồng đi khắp nơi tìm chỗ trú. Đi mất mấy ngày cũng chẳng tìm ra chỗ nào có thể ở tạm. Bà cứ chốc chốc đi hết làng này sang làng khác, bà xin người dân một cái ghế kéo, Thị Nuôi đặt chồng trên cái ghế, ngày ngày đeo dây trên lưng kéo chồng đi. Bà đi một chốc lại dừng nhỏ sữa cho con bú. Thấy chồng chỉ nằm một chỗ, không nói được, miệng bị méo do liệt, cứ ư ứ rên lên. Sợ chồng đói, bà gấp một lá bàng ven đường lại, vắt sữa ra rồi đưa cho chồng uống đỡ khát. Đi hết mấy ngày mà cũng chẳng tìm ra nơi trú chân, người thị gầy rọp đi, sữa cũng cạn dần.

Một bà già đi ngang qua thấy thị bèn vẫy tay bảo dừng, bà móc trong túi ra một nắm cơm cười bảo thị ăn đi. Lạ thay sau khi thị ăn xong, cơ thể bỗng trở nên khỏe mạnh và no căng cả bụng. Bà già cho thị một cây đàn nhị, bảo vừa đi vừa kéo nhạc kiếm cơm. Nói xong chưa kịp để Thị Nuôi cảm ơn, bà cụ bước nhanh rồi biến mất.

Trời mưa tầm tã, thị cố lắm mới tới được một ngôi làng gọi là làng Mùi. Thị đi mãi mới thấy một cái chùa nhỏ bỏ hoang, mừng rỡ, thị đem chồng và con gái vào trong chùa trú đỡ. Chỉ định ở vài ngày rồi đi tiếp, nhưng không hiểu sao không khí trong chùa rất ấm áp và thân thiết với thị. Thị đành xụp lạy phải tội với nhà chùa rồi cùng chồng con ở luôn trong đó. Khi nào muốn cho con bú, thị sợ ô uế nhà chùa liền chạy ra ngoài mới cho con bú được.

Hàng ngày thị ra ngoài đầu làng kéo đàn cho khách nghe, tiếng đàn nhị thể hiện nỗi lòng đau đớn cứ vang lên tình tang, làm người nào đi qua cũng bật lên tiếng khóc thông cảm. Từ chỗ thị hay ngồi bỗng mọc lên một cây Quế rất to. Thế là thị dựa vào nghề đàn hát mà nuôi chồng và ba đứa con gái.

Sống trong chùa, con gái của thị trở nên mạnh khỏe. Trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của người mẹ, ba đứa con gái bỗng chốc hóa thành kích thước của một người bình thường. Chúng lớn nhanh như phỗng, đứa nào đứa nấy mỗi ngày chỉ bú có chút sữa mà trở nên xinh xắn khác thường. Năm mười tám tuổi, ba đứa đã trở thành ba thiếu nữ như bao người khác. Ba chị em tuy mỗi người có một tính cách khác nhau, nhưng cả ba đều hiếu thuận và có điểm đặc biệt. Đặc biệt là người chị lớn Bạch Thủy, khuôn mặt trong vắt yếu ớt. Mỗi động tác của cô mềm mại tựa như nước chảy. Từ nhỏ Bạch Thủy đã thông minh và hiếu học. Dù biết nhà nghèo và làm thân con gái, không được quyền đến lớp, nhưng Bạch Thủy vẫn lén nhìn trộm vào lớp học hoặc mượn vở bạn học thuộc lòng. Nét hiền lành của Bạch Thủy làm cho mọi người không ai nỡ từ chối cô bé, sau này ngay cả thầy đồ cũng âm thầm dạy chữ cho cô. Bạch Thủy học một hiểu mười, năm mười tám tuổi, Bạch Thủy đã được công nhận còn giỏi hơn cả thầy mình. Nhưng cô bé không đi thi được nên đành dùng chữ nghĩa làm gánh hàng mà bán kiếm cơm. Cô viết những câu đối và đem ra chợ đứng bán, nhưng ngôi làng nghèo nàn thì làm gì có ai thưởng thức chữ của cô. Đến một ngày, Bạch Thủy phát hiện có những đứa bé nghèo cứ len lén nhìn gánh chữ của mình, hỏi ra mới biết các em không có tiền đi học. Bạch Thủy liền về chùa mở một lớp học nhỏ, dạy chữ miễn phí cho con nít trong làng. Dân làng phản đối, người ta bảo rằng không thể để một đứa con gái dạy học được, làm thế chẳng khác nào bôi trấu vào cái chữ. Bạch Thủy không nghe, cứ kiên trì mở lớp. Hễ dạy một buổi là có người đến phá một lần, họ lấy ném vào lớp học. Con nít có đứa vỡ đầu chảy máu, có đứa bỏ chạy tán loạn. Nước mắt lưng tròng, Bạch Thủy không còn kiên nhẫn mở lớp. Cô lại lấy gánh hàng viết chữ mà bán cầm cơm.

Hoàng Nhật tính tình vốn mạnh mẽ, tóc cột cao, mặt quần cột giây xỏ chân. Nhìn chẳng khác gì một đứa con trai. Hoàng Nhật thì không ham học như chị, cô lại thích những trò chơi mạnh mẽ, thường lén chạy chơi với mấy đứa con trai quanh xóm, hết túc cầu rồi lại đánh khăn, đánh đáo. Thành thiếu nữ mười tám rồi, cô vẫn còn ham chơi như một đứa con nít. Hoàng Nhật chơi rất thân với một anh chàng nhà giàu họ Nguyễn, tên là Qua Đô. Hai đứa chơi với nhau và không giữ kẻ, vui thì cười nói, bực thì đánh nhau, trông chẳng khác thì hai thằng con trai mới lớn. Một lần câu cá, không may Qua Đô bị té, Hoàng Nhật ra sức cứu anh chàng, kể từ đó, Qua Đô yêu Hoàng Nhật lúc nào không biết. Mỗi khi Qua Đô dẫn Hoàng Nhật về nhà chơi, cha mẹ cậu có vẻ không hài lòng vì cho Hoàng Nhật là đứa thất học, lại nghèo mạt rệp. Nhiều lần còn tỏ thái độ thô lỗ với Hoàng Nhật, cô chẳng bao giờ biết nhịn nhục, một là một, hai là hai. Người ta mắng cô, cô mắng lại không khoan nhượng, chẳng thèm vị nễ. Một lần còn lỡ lời hỗn láo bị mẹ Qua Đô tát cho mấy bạt tai. Hoàng Nhật tức mình không thèm chơi với Qua Đô nữa, từ đó cậu buồn đến sinh bệnh. Thuốc gì cho uống cũng không khỏi, ngày càng lả đi. Hoàng Nhật biết chuyện buồn rầu, đem tâm sự lại với mẹ. Thị Nuôi thương con gái không biết làm sao liền dạy cho cô bé chơi đàn nhị. Hoàng Nhật tuy có tính con trai nhưng không hiểu sao lại tỏ ra hợp với món nhạc cụ này, càng chơi càng khéo. Cô hạ quyết tâm, thỉnh thoảng lại lén đến thăm Qua Đô. Hoàng Nhật nhận ra mình cũng thương người ta mất rồi.

Cô út Đỗ Mi là đứa quái tướng nhất trong ba chị em. Trong ba đứa con, Đỗ Mi là đứa Thị Nuôi thương nhất. Đỗ Mi có bề ngoài kì dị và xấu xí, hai sợi lông mày dài đến tận cằm, tay chân ngũ đoản, thứ nào cũng chỉ ngắn bằng phân nửa người khác. Đỗ Mi lại vốn đần độn, chẳng hiểu biết gì nhiều, được cái cô bé rất thương cha, nhìn người cha tàn tật, cô không đành. Ngày nào từ sáng tới tối, cô bé cứ bóp tay, bóp chân cho cha, cố làm ông hoạt động trở lại. Hai cha con cứ thủ thỉ với nhau mà vui sống, cả ngày chỉ có cha làm bạn nên Đỗ Mi càng thương ông hơn. Nhờ sự giúp đỡ của cô con gái, bệnh của Đường Hồng cũng có chút khởi sắc. Đến năm con gái trở thành thiếu nữ, ông cũng bắt đầu đứng dậy và chuyển động được. Ông đi xin việc làm, nhưng chẳng ai nhận. Đến một lúc có lão làm nghề họa sư nhận Đường Hồng vào làm với mức lương bèo bọt. Đối với Đường Hồng thì chẳng còn gì tuyệt hơn, ông đồng ý với công việc ngay. Tuy đã hoạt động lại được nhưng di chứng thì vẫn còn nguyên đó. Đường Hồng không nói được trôi chảy, miệng của ông vẫn còn méo quẹo, gắng lắm mới lắp bắp được đủ một câu. Tay chân thì cứ xiên xiên quẹo quẹo, nhưng ông cố gắng hết mình. Công việc của ông là xếp tranh trong phòng kho cho ngăn nắp. Những ngày đầu, ông làm cho người ta thất vọng tràn trề, sắp bao nhiêu lần thì bấy nhiêu lần đống tranh rơi vãi lầm rầm. Rốt cục, một buổi chiều nọ, người ta bảo ông vào nhận tiền công rồi ra về. Cái mặt méo của Đường Hồng càng co lại nhăn nheo hơn, nước mắt nước mũi chảy tèm hem tèm huốc. Miệng ông mếu máo co lên rồi lại quặp xuống cố lắp bắp xin xỏ:

“vợ… tô..i…r..ất…là…tố..tt…bà…ấy..kéo..đàn…nuô…i… s.ống..cả…gia đình… tôi.’
Ông thở hồng hộc vì cố quá sức, rồi lại hít hà căng mặt ra, gục mặt xuống gồng mình rặng tiếp từng câu chữ, bàn tay ông co nắm lại giừn giựt như giữ cái gì đó thật chặt:


“cả…nhà…t..tôi…cố…làm…việc. T..tôi…là…th…ằng…đàn ông mà…không n…uôi…nổi….vợ..con. X..xin…ông cho… t…ôi một cơ hội nữa”

Nói tới đây thì Đường Hồng chịu, không thể nào gắng thêm được nữa. Nước mắt cứ thế mà tuôn rơi, ông quỳ xuống khóc ròng ròng. Người ta thấy thế thì ra sức xin ông chủ, cho Đường Hồng tiếp tục ở lại làm việc. Nễ những người làm công, lão họa sư cứ thế mà nhắm mắt cho qua. Dần dần Đường Hồng cũng xếp được ngay ngắn đống tranh trong phòng. Không biết vì sao nhưng từ khi có ông Đường Hồng vào làm việc, tranh của lão họa sư cứ thế mà đắt ầm ầm, khách mua tranh không ngừng ghé thăm.

 
Cuộc sống của cả nhà Đường Hồng cứ thế trôi qua cho đến một hôm, Hoàng Nhật trở về trong cơn mưa khủng khiếp. Hình hài ướt nhẹp, cô bé nói với chị em và mẹ, cô đã có bầu với Qua Đô. Quá đau lòng và sững sốt, Thị Nuôi nằm khóc sướt mướt rồi than trời, than đất. Cả Bạch Thủy và Đỗ Mi cũng ôm cô em gái vừa trách vừa thương. Cả nhà quyết định giấu chuyện này với ông Đường Hồng, sợ ông buồn mà ngã bệnh nữa. Ngày hôm sau, Thị Nuôi mua cau trầu dắt con gái đến nhà phú ông họ Nguyễn. Qua Đô bất ngờ nhưng mời bà và người yêu vào nhà trên ngồi. Mẹ của Qua Đô vừa nghe liền tất tả chạy ra quát mắng hai mẹ con Hoàng Nhật. Bà ta xỉa xói, bảo rằng người ta chỉ có nhà trai bước qua dạm hỏi nhà gái, chứ làm gì có chuyện nhà gái đi làm chuyện ngược lại. Vả lại bà ta còn nói chuyện bầu bí là do con gái của Thị Nuôi hư hỏng, chứ chẳng liên quan gì Qua Đô. Cậu chàng nhu nhược vừa lên tiếng can ngăn đã bị mẹ đuổi vào phòng sau, tính tình nhu nhược chẳng thể cãi lại, Qua Đô đành liếc nhìn buồn Hoàng Nhật rồi lẳng lặng đi ra sau. Hoàng Nhật coi cái nhìn đó như nát dao găm, chẳng biết làm thế nào. Cô khóc miên man sau lưng mẹ. Thị Nuôi nín nhịn vì con, bà đẩy nhẹ khay cau về phía mẹ Qua Đô, nói:
“thôi thì, chúng nó đã lỡ lầm, coi như đây là cái tội của tôi, tôi xin bà cho chúng nó lấy nhau, cũng là cái phước của chúng nó, cũng là cái phước của chúng ta”

Vừa nghe xong, mẹ Qua Đô nổi đóa, bà ta hất khay trầu vào người Thị Nuôi rồi cho gia đinh cầm gậy đuổi đánh hai mẹ con. Hoàng Nhật lấy thân che kín người mẹ, cô bị nhiều roi nện đến thừa sống thiếu chết. Đánh cho đã tay, người nhà họ Nguyễn đẩy hai mẹ con ra khỏi cửa, dập xuống bùn đất trong cơn mưa như thác lũ.

Hoàng Nhật vừa bị lôi ra liền té xỉu, Thị Nuôi cắn răng cõng con gái về chùa. Sau hôm đó, Hoàng Nhật bị bệnh thập tử nhất sinh, lang trung đến khám thì bảo cái thai đã xẩy, còn người mẹ thì chỉ còn chờ chết. Cả mẹ, cha, chị, em đều ngồi quanh giường Hoàng Nhật ngồi khóc. Thị Nuôi chỉ biết lạy tượng Quán Thế Âm cho con gái mau qua khỏi. Đêm hôm đó, Hoàng Nhật bừng tỉnh, chưa bao giờ cô thấy đau đớn về mặt tinh thần lẫn thể xác như thế, thấy người nhà đã ngủ, cô chảy dài nước mắt rồi chụp lấy cây đàn nhị bỏ đi khỏi chùa.
Cơn mưa càng lúc càng to, Hoàng Nhật lết đi trong khi cơ thể bị những cơn gió dữ dập mạnh vào người. Tới trước cửa nhà họ Nguyễn, Hoàng Nhật run lên như cầy sấy rồi cắn răng ngồi bệt xuống, kéo đàn. Tiếng đàn não nề vang lên trong tiếng mưa gầm. Hoàn toàn không ai nghe thấy tiếng đàn chỉ trừ một người. Đêm đó Qua Đô thấy lòng như lửa đốt, vừa nghe thấy việc mẹ cho người đánh Hoàng Nhật, cậu đã muốn nổi điên. Đêm nay, tiếng đàn não nề từ đâu vang lại làm Qua Đô như điếng người, cậu xông cửa chạy ra thì thấy Hoàng Nhật đã nằm ngất từ bao giờ. Thân cậu run lên, Qua Đô ôm Hoàng Nhật vào người rồi cầm đàn chạy trốn. Người nhà vừa xông ra thì chẳng thấy cậu chủ đâu. Cơn mưa quá lớn đã lấp đi hoàn toàn mọi lối đi cũng như tầm nhìn. Qua Đô bế Hoàng Nhật đi hơn một giờ thì nhìn thấy một ngôi nhà hoang, cậu liền chạy vào trong đặt Hoàng Nhật nằm xuống. Cậu lay mãi, rồi hô hấp, nhưng chẳng thấy Hoàng Nhật đỡ hơn. Nước mắt tuôn rơi, Qua Đô run người đưa tay lên mũi Hoàng Nhật, cô đã tắt thở tự bao giờ. Qua Đô như lặng người đi, cậu gào ré như một thằng điên, bứt tóc cào tai. Cậu hét như gào thi với tiếng trời gầm. Qua Đô như hóa điên, cậu cầm cây đàn nhị trong tay rồi đâm đầu chạy đi trong mưa gió.

Xác của Hoàng Nhật tự nhiên bốc lên một mùi thơm nồng rồi tự hóa thành một bông hoa vàng như ánh nắng. Bông Hoa cắm xuống nền đất gạch rồi phát ra ánh sáng lấp lánh như hoa nắng nổi trong cơn mưa…


Sau khi thấy con trai biến mất, mẹ Qua Đô và phú ông họ Nguyễn cho người xốc xáo đi tìm. Người hầu lùng xục khắp mọi nơi nhưng chẳng thấy cậu chủ đâu. Mẹ Qua Đô thì như phát điên, giận cá chém thớt. Bà ta bảo nhất định là cái nhà họ Đường sống trên chùa kia bắt cóc con Qua Đô. Thế là bà ta nhét tiền cho quan huyện, bảo ông đem lính gông cổ cả nhà Đường Hồng cho vào tù.

Sau khi vào tù, nhà của Đường Hồng bị đối xử hết sức thậm tệ. Người ta không cho họ ăn, cũng chẳng cho họ có thời gian nghĩ ngơi. Hằng ngày mẹ của Qua Đô vào đánh đập và chửi bới, bắt họ khai ra đã bắt con bà đi đâu. Thị Nuôi và Đường Hồng chỉ biết câm lặng nín nhịn mà không phản kháng gì. Bạch Thủy thì khóc sướt mướt còn Đỗ Mi thì ú ớ chẳng biết nói gì. Điên tiết khi thấy con nhỏ Đỗ Mi cứ ư ứ, khóc lóc và ôm lấy chân mình. Không biết rằng cô bé đang ra sức cầu xin bà phú hộ, bà ta chỉ thấy cô thật kinh tởm. Tiện tay, bà ta cầm hai sợi lông mày dài giựt mạnh lên. Máu từ trên mắt cô bé ứa ra loang loáng, hai sợi lông mày bị đứt ra quấn chặt lấy tay bà phú hộ. Bà ta hốt hoảng la lên rồi ra sức gỡ hai sợi lông mày ra khỏi bàn tay. Nhưng càng gỡ ra thì chúng càng bó chặt lại đau đớn hơn. Cuối cùng, những sợi lông mày cứng lại sắc như dao, quấn trên tay bà ta đến bật cả máu. Khó khăn lắm bà ta mới kêu người lấy kéo cắt ra được. Sợ hãi, bà ta chẳng dám ở lâu thêm nữa liền ra lệnh đi về. Đỗ Mi bị đứt lông mày chỉ còn biết thoi thóp nằm trong lòng mẹ. Cô không suy nghĩ được nhiều nên cũng không hiểu chuyện, chỉ thấy bà phú hộ bỏ đi mà không mắng chửi mẹ mình nữa, cô bé mỉm cười hài lòng. Trong giây lát, Đỗ Mi nhắm mắt lại rồi nhắm mắt. Cơ thể Đỗ Mi co lại hóa thành một bông hoa màu xanh cắm chặt xuống đất nhà tù.

Vài ngày sau, ba người nhà Đường Hồng được thả ra. Họ về lại ngôi chùa hoang cũ, nhưng Đường Hồng và Thị Nuôi vì nỗi đau mất đi hai đứa con, họ lâm bệnh và nằm bẹp một chỗ, chỉ chảy ra những giọt nước mắt ai oán. Cả nhà chỉ còn trông chờ vào những chữ Bạch Thủy bán ra. Nhưng công việc này của cô chỉ là phụ, làm sao có đủ tiền để nuôi cả nhà ba miệng ăn? Bấy giờ ở làng bên có một cậu ấm tên là Văn Bá. Tên này mới có gần hai mươi tuổi đã ngông nghênh đáng ghét. Đối với hắn, mọi chuyện chỉ có mỗi việc vung tiền ra mà tiêu sài. Cha của hắn làm quan phủ nên chẳng có ai dám mở miệng cãi lại hắn. Văn Bá quen thân với thủy thần sông Phù. Thường thường, gã thủy thần lại hiện hình lên ăn chơi với Văn Bá. Nhờ lễ Văn Bá cúng hậu, gã thủy thần hiển nhiên phù hộ cho cha hắn làm quan ngày càng phát to. Nghe tiếng làng bên có cô Bạch Thủy nổi tiếng xinh đẹp, Văn Bá muốn tới xem thử một lần cho biết, thế rồi một ngày trời nắng, hắn gọi thủy thần lên và cùng qua làng bên chơi. Vừa thấy nhan sắc của cô, cả Văn Bá và thủy thần đều mê đắm. Thủy thần nghe Văn Bá nói sẽ bắt cô ta về làm vợ, mới nghe hắn đã tỏ ra không hài lòng, nhưng chỉ bấm bụng làm thinh. Tối đó thủy thần hóa thành một người mua chữ, tới hỏi xem Bạch Thủy muốn bán chữ như thế nào. Vốn ngây thơ và dễ tin người, Bạch Thủy vừa đem chữ ra mời khách đã bị thủy thần bắt về sông. Văn Bá biết chuyện vô cùng tức tối, thề rằng từ nay không thèm cúng bái cho thủy thần nữa. Có được người đẹp, thủy thần xá gì chuyện ăn uống, hắn ép buộc Bạch Thủy phải làm vợ của mình. Dưới đáy sông, cô chỉ một lòng lo cho cha mẹ bị bỏ đói. Nước mắt chảy dài, Bạch Thủy cầu xin thủy thần cho về với cha mẹ. Thủy thần khuyên nhủ cũng có, đe dọa cũng có, nhưng nhất định Bạch Thủy không chịu ưng thuận. Riết rồi hắn nổi điên, hóa phép cho nàng biến thành con cá rồi đem tặng lại cho Văn Bá. Văn Bá vừa thấy con cá liền nổi giận đùng đùng, quát với thủy thần, nếu không trả người thì còn đem tôm cá đến đây làm gì. Thủy thần vuốt giận Văn Bá rồi từ từ giải thích. Con cá này chỉ đến nữa đêm là trở lại thành người, hỏi nó nếu ưng thuận làm vợ Văn Bá thì giải phép, còn không thì cứ làm cá mãi mãi. Đến đêm, Văn Bá chờ cho đến khi cá hóa thành người, hắn ra sức ép buộc cô phải về làm vợ của hắn. Bạch Thủy một mực từ chối, hết ngày này sang ngày khác. Văn Bá đành chịu thua, nhốt con cá trong cái ao to, không chờ cô hiện hình nữa. Chỉ tức nỗi hắn bị nhục mặt, Văn Bá cho xích con cá nhỏ lại trong ao, hằng ngày đổ nước dơ vào cho con cá uống. Lạ thay, bao nhiêu nước dơ đổ vào đều biến hóa, mọc thành bèo dạt. Còn riêng bên cạnh con cá thì nảy ra biết bao nhiêu là hoa sen trắng tinh. Văn Bá càng như bị chọc cho lộn ruột. Hắn cho vớt toàn bộ bèo lên rồi dập cho sen nát bấy. Hắn bóc con cá ra rồi hét bảo nhà bếp, tối nay làm thịt con cá.

Trong nhà bếp có bà chuyên thái rau là thiện tâm, bà thương cho cô gái bị thủy thần hóa thành cá. Chờ mọi người đi khỏi, bà tháo xích cho con cá rồi thay một con khác vào. Bà lại thả nó vào ao để trốn. Nữa đêm, đến hạn giải phép, Bạch Thủy hóa lại thành người. Không bị xích nữa, cô bé thoải mái lẻn đi trốn về chùa. Chạy đến gần sáng thì Bạch Thủy mới về chùa được, không ngờ vừa tới cổng chùa, ánh sáng bừng lên, cô lại hóa thành con cá giảy nảy. Thị Nuôi lúc này đã khỏe được ít nhiều, thương chồng bệnh hoạn, bà cố ra chợ đem đàn đổi lấy chút tiền mua thức ăn. Nào ngờ thấy có con cá nằm trên đất, bà mừng quá vội đem nó đi nấu canh. Bà đâu biết đó là con gái của mình, con cá đem nấu canh xong bị vứt xương trên cái chum đựng nước. Đường Hồng ăn canh xong đột nhiên thấy buồn đau vô hạn. Nước mắt ông chảy xuống mà chẳng hiểu làm sao, chỉ biết từ khi nuốt thịt cá vào bụng, ăn bao nhiêu ông lại ói ra hết, rồi cứ nhìn bãi ói mà khóc. Sau cùng ông qua đời trong cơn khóc ngất lên của vợ. Xương cá trong chum hóa thành bông hoa trắng như nước, mọc ngay trên cái chum. Đường Hồng chết đi hóa thành đóa hoa ba màu: trắng, vàng và xanh, như thể ông đang ôm trọn ba đứa con gái trong tay mình. Thị Nuôi quá đau lòng bèn chạy ra cây quế giữa làng treo cổ tự vẫn. Sau khi bà chết đi, hóa thành một đóa hoa đen như cục đất, nằm gọn dưới gốc cây quế, như mãi mãi muốn ngồi đó đợi chồng và con mình trở lại.
 





   
      
Hết.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.12.2009 16:08:41 bởi Jamiechan >

Jamiechan
  • Số bài : 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.06.2009
RE: Thần Thoại - 02.12.2009 17:15:23
Truyện thứ hai
Ba Miệng Giếng Thần
 
 
Ở phố cổ Hội An, bình thường vẫn đông đúc nhộn nhịp là thế nhưng hiếm có ai biết, một số người vẫn giữ một tập tục kỳ quặc cho riêng mình.

Trước đây, khi các lễ hội xưa cũ vẫn còn được giữ gìn, bà con quanh vùng thường lui tới một gốc đồi xấu xí và xa lạ. Một số người không tham gia lễ hội mà chỉ muốn viện cớ để ra khỏi nhà, tìm đến nơi đó. Vào dịp lễ trăng rằm, trung thu, dân tình náo nức đi trẩy hội, cả người tây lẫn người ta đều vui vẻ diện đồ dạo phố. Chung quanh con đường chính, chỗ nào cũng bày lồng đèn đỏ, trắng, đủ các màu sắc lấp lánh bắt mắt khác nhau. Nhưng với một số người lập dị, họ không làm thế, họ ra khỏi nhà vào buổi hoàng hôn và chỉ trở về lúc nửa đêm tối mịt. Ai hỏi thì họ chỉ cần đáp:

“tôi đi chơi hội, chỉ về hơi muộn một tí mà đã…”

Nhưng hầu hết không ai hỏi, và họ cũng mau chóng cho qua chuyện đó, không bao giờ nhắc lại cho đến lễ hội tiếp theo…

 
Trong vùng sâu hút, một số ngôi nhà xập xệ, cũ nát vẫn còn nằm đó từ cái thời nảo thời nào. Người dân ở đây không muốn xây lại, chẳng đời nào họ muốn đổi kiểu sống của nhà mình, kể cả khi họ có một cái cửa chính bằng gỗ sắp trật bản lề tới nơi rồi, thậm chí còn có cái văng cả mấu chốt ra nữa. Ấy vậy mà những người chủ ngoan cố và hết sức hoài cổ đó vẫn một mực không chịu bỏ một xu nào ra để sửa chữa hoặc trang hoàng lại ngôi nhà của mình. Đến một lúc, ngay cả những người sống trong nhà đó cũng phải lên tiếng trách móc

“Ông có lẩn thẩn không đấy? trời sắp có bão mà ông vẫn cứ để cái mái tôn cũ xì ấy à ?”

“Bà thì biết cái gì? nhà này mà đổi thì cứ đi mà húp cháo”
Rốt cục thì chẳng cái nào trong số những ngôi nhà đó được tu sửa, nhưng ai mà quan tâm cơ chứ? Miễn là họ vẫn còn đủ tiền để trả các khoản điện, nước dân sự, còn thì chẳng ảnh hưởng gì đến các khu phố du lịch xinh đẹp ngoài kia, cứ thế là phận ai nấy sống.

 
Nguyên nhân của tất cả các sự việc này bắt nguồn từ một truyền thống xa xưa của tổ tiên. Hễ đến dịp hội lễ là bà con lại kháo tai nhau đi “nguyện thần linh” trên ngọn đồi trống phía tây. Ở đó có một cái giếng cổ, bình thường nhìn vào chỉ thấy đó là một cái giếng cạn, nhưng thấy ai thành tâm, nó lại chảy ra một nguồn nước trong veo, uống thứ nước đó thì muốn tài có tài, muốn lộc có lộc, cầu gì được nấy. Nhưng từ trước đến giờ chẳng thấy ai thực gì cầu gì được nấy cả. Kể cả những người đi “cầu” thường xuyên nhất. Dù rằng nhiều khi, có những lời kháo tai nhau như:

“bà biết sao không? Tôi nghe nói bà Chín nhà xóm bên vừa đi cầu thần về đấy!”

“thế à, thế có được gì không ?”

“được quá chứ lại, đã bảo giếng thần cơ mà”

“thế bà ta ước cái gì ?”

“bà ta ước có một đứa con trai, thế có được không ?”

“không biết, nhưng mà hình như vừa đi bệnh viện về, mừng lắm”

 
Có đúng hay không, đó là một vấn đề, nhưng chả cần làm rõ hoặc bới móc sự thật. Càng lúc lời đồn về cái giếng cạn càng lan mạnh, đến nỗi bây giờ, nó đã là một cái lệ. Hễ đến mùa trăng tròn, người ta lại lũ lượt đi “cầu giếng”, cầu cho sự khát khao vô vọng…

 
Nhà bà Mai không có con cái, bà ta nhận nuôi một cô bé ở trại mồ côi về làm con gái. Bà đặt tên cho bé là Hiền, coi như con đẻ. Hiền từ nhỏ đã xinh đẹp và tháo vát, thông minh hơn người. Em được mẹ nuôi cho ăn học đàng hoàng, lớn lên trong tình thương đầm ấm, không bao giờ em phải biết đến cực nhọc. Nhà bà Mai tuy không giàu có, tiền muôn bạc vạn nhưng cũng thuộc dạng dư giả và có đồng ra đồng vào. Bà Mai sống bằng nghề kinh doanh hàng may mặc truyền thống, bán cho du khách nước ngoài đi chơi phố cổ. Làm nghề này cũng an nhàn, bà Mai không mong ước nhiều. Từ khi có con gái để nuôi, bà càng vui hơn và yêu cuộc sống hơn.

Nhưng rồi một ngày, bà mắc một căn bệnh lạ và quái quỷ. Đó là năm Hiền học lớp mười, em vừa tròn mười lăm. Cái tuổi trăng rằm không tạo được cho em niềm vui nào đặc biệt mà còn gây cho em một nỗi buồn không biết cất đâu cho hết. Năm đó, nhằm ngày thu mưa bão, có một gia đình người Hoa sang chơi dạo phố. Như buổi thường, khách khứa thường dừng lại ở nhiều cửa hàng vải vóc để xem và mua hàng làm kỷ niệm, người nào cũng mua một hay hai món gì đó sau khi đã ghé thăm nhiều lượt hàng quán. Nhưng gia đình người Hoa này chỉ ghé mỗi cửa hàng quần áo may sẵn của bà Mai. Không biết điều gì khiến họ chú ý đến cửa hàng của bà, nhưng bà cũng không quan tâm lắm. Bà cứ để khách tự nhiên xem hàng và lựa chọn. Hiền lúc đó cũng đang rảnh và giới thiệu hàng cho khách hộ mẹ. Gia đình đó gồm ba người, có lẽ là cặp vợ chồng với đứa con lớn. Đứa con gái cũng trạc tuổi Hiền, nó cao và có đôi mắt sắc sảo. Họ không nói gì nhiều nhưng theo Hiền thấy thì họ cũng biết nói đôi chút tiếng Việt.
Một lúc lâu sau, bà mẹ bước tới hỏi bà Mai:

“tôi muốn mua cửa hàng này, bà có bán không ?”

“xin lỗi” Bà Mai hơi ngạc nhiên và tưởng bà này đang hỏi đùa

“tôi muốn mua cửa hàng này, bà có bán không ?” Bà ta lập lại

“tôi không bán nhà” Bà Mai cười rồi phẩy tay

“tại sao ?”

“bà muốn mua gì ạ ?” Bà Mai bắt đầu thiếu kiên nhẫn trước màn đùa dai

Bà kia không nói nữa, lại lặng lẽ đi tìm ông chồng của mình… Bà Mai có vẻ không thích những vị khách này lắm, họ hơi lạ và khó chịu. Bà gật đầu với Hiền có ý để Hiền đón khách vì bà nghĩ chắc họ chẳng có ý định mua gì đâu. Nhưng trước khi bà vào nhà trong, cô con gái thình lình xuất hiện bên cạnh, liếc đôi mắt sắc lẻm nhìn bà:

“bà có muốn bán cửa hàng này không, mẹ tôi sẽ mua với giá rất cao”

“tôi không có hứng, cô trẻ ạ” Bà Mai sẵng giọng và ra hiệu cho cô ta tránh đường
Cô con gái ngừng lại một chút rồi cười khẩy

“trước đây, bà đã ước có một đứa con gái, đúng không ?”

Bà Mai sững người trước câu nói này của cô gái lạ. Cô ta cười giảo hoạt và bỏ đi trước khi bà Mai kịp hỏi lắp bắp:

“tại sao cô biết ?”

 
Hiền đứng từ xa và tiếp tục giới thiệu hàng hóa cho khách, không hề để ý tới vẻ mặt của bà Mai. Một lúc sau, những người khách đi khỏi mà không mua được một món gì. Hiền chắt lưỡi ngán ngẩm rồi phụ mẹ dọn dẹp.


Từ sau hôm đó, bà Mai đổ bệnh. Không ai biết bà bị bệnh gì, chỉ nghe nói là bà chỉ nằm một chỗ, không ăn uống được nhiều và thỉnh thoảng ói mửa vào lúc gà gáy. Căn bệnh kỳ lạ kéo dài gần hơn một tháng. Hiền buồn bã khi các bác sĩ trong thành phố lần lượt lắc đầu trước căn bệnh của bà Mai. Công việc buôn bán càng ngày càng khó khăn, tiền tài eo hẹp tới mức khủng hoảng. Bệnh của bà Mai ngày càng trầm trọng hơn, Hiền đành bạo gan đi làm thêm cho nhà của một gia đình khác…
 

Trên con đường mòn dẫn đến ngôi nhà người bạn, Hiền cảm thấy không an tâm lắm. Cửa hàng buộc phải đóng cửa vì không có ai trông coi, buổi sáng Hiền còn liều đem các món đồ trong cửa hàng trên trường rao bán. Giờ thì Hiền bắt đầu đến xin phụ giúp việc vặt cho một ngôi nhà cổ qua sự giới thiệu của cô bạn gái thân thiết trên lớp. Cô bạn nói là nhà này đang cần một người phụ việc, Hiền hoàn toàn đủ tiêu chuẩn để người nhà ấy nhận vào. Nói gì thì nói nhưng Hiền không hề thích thú chút nào, dẫu sao thì đây cũng là lần đầu tiên cô bé phải đi làm người giúp việc, lại còn phải đi đến một nơi xa lơ xa lắc nữa. Nhìn hàng cây rậm rạp ven đường mà Hiền muốn rợn cả da gà. Chỉ vì cô bạn bảo làm ở đây được trả lương rất hậu nên cô bé mới dám đi.

Cuối cùng thì cũng đến, ngôi nhà xi măng cũ xì xì như được xây từ trước công nguyên ấy. Chưa bao giờ Hiền thấy cái cổng nhà nào quái dị và cổ lổ sĩ như cái ở nhà này, nó cong queo và rỉ sét, kiểu này thì trộm vào dễ như chơi. Nhưng nội cái vẻ sầu thảm của ngôi nhà cũng đủ làm các tay trộm mạt rệp nhất cũng phát ngại ngùng khi có ý định đột nhập. Căn nhà ở ngoài nhìn vào trông như một cái chuồng gà khổng lồ, đây đó có chắp vá thêm vài cái hốc khác như chuột ở. Nhìn chung thì gia chủ dù muốn dù không cũng sẽ tạo cho khách khứa một cảm giác cực kỳ dễ khủng hoảng tinh thần. Hiền tự hỏi ai mà dám đến đây chúc tết nhỉ? Thôi cứ phải vào xem thế nào đã.

Ngôi nhà không có chuông cửa mà cài một cái chén trước cổng, bên cạnh có một cái muổng nhỏ. Hiền rút cái muỗng ra đánh một cái cheeng lên chén. Cô bé hơi nghi ngờ về độ vang của kiểu chuông cửa này, dám đây là cách mà mấy người điếc bẩm sinh hay dùng để thách thức nhau lắm. Ấy vậy mà cũng có một ông chú tất tả chạy ra đón khách. Trông ông ta hiền và có khuôn mặt nhân hậu. Ông cười với Hiền và mời cô bé vào nhà. Sau khi hỏi han, ông ta chấp nhận Hiền vào làm việc ngay, nhưng với điều kiện, cô bé phải thuộc một số nguyên tắc trong nhà.


Gớm, Hiền vừa đi vừa tự nghĩ thầm, nhà cửa lập dị mà cũng nhiều nguyên tắc ra phết. Cô bé vừa đi vừa tự nhẩm thầm trong bụng những lời nói mà người đàn ông vừa bảo. Hiền có thể làm việc từ lúc hai giờ đến cỡ hoàng hôn. Cô bé chỉ làm những việc được sai và cấm tiệt không được làm những thứ không được bảo phải làm. Ngoài ra cô bé cần giữ cho con chó mực ngoài vườn không được bước chân vào nhà trong, và ngay cả bản thân cô bé cũng không được đi vào nhà trong quá sâu mà không có ai đi kèm. Gia đình đó chỉ có một cụ già và hai vợ chồng sinh sống, ngoài ra không có con nít và người lạ trong nhà.

 
Ngày đầu tiên làm việc, Hiền thấy cũng ổn, bà chủ sai gì làm nấy, không bảo thì không đụng vô. Công việc không nặng nhọc lắm vì dù sao Hiền cũng siêng năng và quen sửa soạn việc nhà với mẹ nuôi. Bảo cô bé quét nhà rửa chén thì dĩ nhiên, đó chẳng phải là cái gì nặng nhọc. Nhưng không hiểu sao, con chó mực cứ bị xích cổ ở ngoài vườn, con chó nhìn có vẻ thông minh nhưng đôi mắt cứ ươn ướt, nhìn đến là tội. Nó nằm dài trong một hốc, cho ăn chẳng ăn, cho uống chẳng uống. Chỉ lười nhát nhìn vào trong gốc nhà sau. Hễ có dịp nhìn thấy Hiền đi qua đi lại là nó lại rên ư ử, xin được mở xích ra một tí. Nhưng Hiền nào dám bước qua mặt con chó, cô bé chỉ chăm chăm làm cho xong việc rồi về ngay với mẹ. Bà đang ốm ơi là ốm ở nhà.

Điều lạ là mỗi khi bà chủ cho Hiền cái gì mang về cho mẹ ăn là sáng đó bà không ói mửa nữa, ngược lại còn khỏe ra thêm một tý. Hiền kể lại với bà chủ nghe, bà ta chỉ cười mà không đáp. Hiền cũng không muốn nói nhiều, tính của cô bé là không muốn làm phiền những người xung quanh, hễ họ không có ý muốn làm gì hay trò chuyện về một với vấn đề gì với Hiền, cô bé lại thôi không nói nữa.

Chẳng mấy chốc Hiền đã làm việc cho gia đình kỳ lạ kia được hơn hai tháng. Cô bé bắt đầu quen với công việc và tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tiền lương khá hậu của chủ nhà giúp đỡ khá nhiều cho cuộc sống của Hiền và mẹ em. Một mặt trả tiền học, mặt kia trang trải tiền nhà cửa cũng đỡ. Căn bệnh của mẹ Hiền không giảm nhiều nhưng cũng không có dấu hiệu nặng thêm, cô bé cũng yên tâm phần nào với hiện tại. Sẵn đến trung thu, cô bé còn định bụng sẽ chi tiền thuê người giúp việc, vừa chăm sóc mẹ vừa phụ bán hàng luôn. Nếu mùa trung thu này mà hàng hóa tồn đọng được bán đi thì ít nhiều cũng thu về được mớ tiền.

Giáp trung thu độ ba tuần, mọi người bắt đầu nô nức đi chùa cầu may, hàng quán chợ đò sôi nổi bày sạp, người người vui vẻ sắm sửa cho mùa lễ hội lồng đèn. Riêng Hiền vẫn cứ cố gắng làm cho bằng hết công việc được giao, bận rộn nhưng cô bé vẫn cảm thấy hài lòng. Đột ngột chiều hôm đó, bà cụ già cho phép em nghỉ ngơi và chỉ nhờ em đi với bà đến một nơi, xong việc em có thể được nghỉ sớm.

Hôm đó là một ngày kỳ lạ, con chó mực được tháo xích và dắt đi theo bà cụ. Bình thường mắt nó vẫn sáng rực lên khi Hiền có ý định mở dây xích cho nó, nhưng hôm nay thì không, nó càng tỏ vẻ khó chịu và ủ rũ hơn. Hai người bắt đầu cuốc bộ cùng con chó đến một ngọn đồi thấp trống trải về phía tây. Khu đồi xấu xí đầy vẻ âm u và lạnh lẽo. Hiền phải chui theo mấy lùm bụi với cùng bà cụ đến được nơi cần đến. Cuối khu đồi, ở một chỗ thật kín, Hiền thấy có một miệng giếng thô và cạn nước. Ở dưới giếng đầy cát và mạng nhện. Bà cụ bảo Hiền đứng đó chờ, còn bà thì kéo con chó đến sau một lùm cây bụi khác. Người ta nói một cô gái mới lớn thì chẳng thể nào tránh khỏi sự tò mò. Đến một lúc sau không thấy bà cụ quay lại, cô bé chợt dợm chân đi theo lối của bà cụ lúc nãy. Hiền vạch gần hai lớp lá bụi thì thấy được một con đường mòn. Cô bé bước dọc theo con đường đó. Không xa lắm, cô bé thấy bà cụ và con chó ở phía xa xa. Nghe thấy tiếng động, bà cụ quay mặt nhìn ra phía sau, theo bản năng Hiền vội núp lẹ làng vào lùm cây gần đó.

Hít một hơi thật sâu, cô bé ghé mắt nhìn lại chỗ bà cụ. Ô, bà cụ và con chó đang đứng trước một cái giếng khác, trông y chang cái giếng lúc nãy. Hiền dỏng tai lắng nghe, hình như bà ta đang nói với con chó cái gì đấy.

“Thế nào, con ranh kia, mày định bắt tao chờ đến khi nào đây, khi nào tao mới có đủ số vàng tao muốn ?”

“Tôi đã nói với bà rồi, tôi không biết số vàng nào cả, bà có ép tôi cũng vậy”
“Đừng láo, tao biết mày biết cách, mày có nhiều cách, nếu mày không nói, mày sẽ là một con chó mực suốt đời”

“Mãi mãi cũng vậy, tôi không biết và cũng không muốn nói cho bà biết bất cứ điều gì hết”

“Được lắm, mày sẽ phải nói thôi, nếu hôm nay mày không nói, tao sẽ ăn thịt mày”
Hiền hoảng hồn sau khi nghe xong cuộc trò chuyện. Trời ơi, sao lại có những chuyện như thế này, Hiền chợt thấy lạnh ngắt sóng lưng, từ trước đến giờ cô bé đã phải làm việc trong một ngôi nhà toàn phù thủy. Làm thế nào bây giờ? Hiền không ngờ trong lúc vô ý, cô bé bị xẩy chân, quẹt vào một đám lá gây nên tiếng động khá lớn. Bà cụ kia quát lên ông ổng:

“Đứa nào đấy ?”

Bà ta chạy vùn vụt lên chỗ của Hiền, ngoe ngoắt cái đầu già nua chằm hăm quan sát tứ phía, Trông bà ta có vẻ vô cùng lo lắng và sợ hãi. Bước chân của bà ta bắt đầu lướt qua chỗ của Hiền, cô bé núp trong một hốc đá. Bà già bước đi chậm rãi, không quên nắm chặt sợi dây xích con chó trong tay. Vài phút sau, Hiền lạnh toát cả người khi bà ta bắt đầu dừng lại trước hốc đá cô bé đang núp. Chân của bà ta sần sùi và sục sạo tìm tòi kẻ phá đám. Bất chợt con chó mực phát hiện ra Hiền, suýt chút nữa nó đã sủa lên nhưng kịp dừng ngay lại. Con chó lắc đầu ra hiệu cho Hiền đừng di chuyển, rồi nó chợt kêu lên với bà già:

“Tôi nghe có tiếng người phía kia”

“Ở đâu ?” Bà ta quay lại quát hỏi ngay

“Phía kia, gần miệng giếng”

“Dắt tao đến đó” Bà già gằn giọng ra lệnh

Bà ta bỏ đi kéo theo con chó mực, nó chỉ kịp hất đầu lên phía trên con đường mòn, ra dấu bảo Hiền quay lại chỗ cũ. Không chần chừ một giây nào, thừa lúc bà già không để ý, Hiền phóng ngay người nhanh chóng biến khỏi khu vực đó. Cô bé đứng ngay tại chỗ cái giếng thứ nhất và đứng chờ bà già đi ra.

Cỡ năm phút sau, Hiền đã thấy bà cụ lò dò cùng con chó mực đi ra khỏi bụi cây. Bà ta hỏi Hiền:

“Nãy giờ cháu vẫn đứng ở đây chứ ?”

“Vâng ạ”

“Có phải cháu không vâng lời và tự tiện đi tìm thứ gì đó không phải của mình không ?”

Sợ hãi với giọng điệu lạnh lùng của bà già, Hiền phủ nhận ngay:

“Không ạ, cháu không hề rời khỏi đây”

Bà ta không nói gì nữa và lại giao sợi dây xích cho Hiền, bảo cô bé cùng đi về nhà.
Trên đường đi, con chó cố tình kéo Hiền lại thật chậm, cách bà già một khoảng khá xa, nó thì thầm trò chuyện với cô bé:

“cô bé ơi, tôi biết mẹ cô bé bị bệnh và tôi biết cả nguyên nhân lẫn cách chữa căn bệnh đó”

“thật sao, nhưng bạn là một con chó mực, tại sao bạn biết nói, tôi có nghe lầm chăng ?”

“bạn không lầm đâu, đích thực tôi biết nói, nhưng tôi không phải là một con chó mực, tôi cũng là một cô bé bằng tuổi bạn đấy”

“ôi, thật vậy sao ?” Hiền ngạc nhiên thốt lên

“ba người sống trong ngôi nhà bạn đang giúp việc thực chất là ba ông kẹ hóa trang thành, nói đúng hơn là chỉ có một người thôi, đó là bà già kia, bà ta rất tham lam và độc ác. Hai người kia cũng có một người là phù thủy, nhưng hắn đã bị cha tôi đánh chết.

Cha tôi hiện giờ đang hóa thành hắn. Người đàn bà còn lại chỉ là một người bình thường. Trước đây lũ độc ác biết tôi là người canh giữ giếng thần nên cố tình giăng bẫy bắt cóc tôi. Để tiện việc tra hỏi, chúng biến tôi thành một con chó và xích tôi lại. Cứ tới mùa thu, chúng lại hóa thành gia đình ba người đi kiếm những đứa trẻ xinh xắn để ăn thịt. Chúng thường ghé qua các cửa hàng, phù phép cho gia đình đứa bé đó bị bệnh và lả đi, sau đó chúng sẽ dụ dổ để ăn thịt đứa bé đó.”

“Vậy có nghĩa mình là nạn nhân của chúng rồi”

“Bạn đừng lo, nếu bạn giúp mình, chúng ta sẽ cùng tiêu diệt lũ ác độc đó”

“Nhưng làm thế nào đây ?”

“Đừng lo, tạm thời cứ làm như không có chuyện gì xảy ra cả, cứ yên lặng chờ đợi thời cơ, bạn nhé”

Sau ngày hôm đó, Hiền tìm cách nói chuyện riêng với con chó mực, nhưng nó cứ im lìm như thóc vì lúc nào bên cạnh Hiền cũng có bà chủ nhà kè kè bên cạnh. Không một phút nào lơ là cô bé. Hơn thế nữa, bệnh của mẹ Hiền đột nhiên trở nặng hơn, bà ói nhiều và chẳng ăn uống được gì. Cơ thể bà teo riết lại chỉ còn mỗi nắm xương. Lòng Hiền đau xót như bị muối xát vào, nhưng ngoài nước mắt và những lời an ủi mẹ, cô bé còn có thể làm được gì. Một ngày kia, ông chủ bất ngờ gọi Hiền vào phòng trong và nói với cô bé, ông có cách làm cho mẹ cô bé khỏi bệnh. Bà chủ nhà rất gian trá, mụ phù thủy già kia đã hứa với bà ta, nếu bà ta giúp đỡ mụ, bà ta sẽ có rất nhiều vàng bạc châu báu. Hiện giờ ông đang trá hình và tìm cách tiêu diệt mụ phù thủy già kia. Ông bảo với Hiền, đằng sau nhà ông đã tìm thấy có một cái giếng khác. Đối với mụ phù thủy thì nước giếng đó như một thứ vô tích sự, nó không có tác dụng với mụ, đối với mụ, nó chẳng khác gì nước giếng bình thường. Nhưng đối với người bị phù phép, nước giếng đó có tác dụng giải mọi bùa phép. Vì thế, nếu có dịp, Hiền phải tìm cách vào được nhà sau và đem nước giếng đó về cho mẹ.

Nhưng không có cách gì qua mặt được bà chủ nhà, bà ta không bao giờ lơi tay khỏi Hiền. Nhất cử nhất động của cô bé đều bị bà ta canh chừng. Một hôm, bà chủ nhà có việc phải ra ngoài, hơn lúc nào hết đây là một cơ hội tốt cho Hiền. Ông chủ chỉ cho cô bé chỗ có miệng giếng thần. Nó được giấu kỹ trong một kho thóc xây tạm sau nhà, nếu không có người chỉ thì còn lâu Hiền mới biết được. Ông chủ bảo sẽ đứng ngoài canh chừng, khuyên Hiền phải nhanh tay lên vì bà chủ chỉ đi có một lát mà thôi.

Hiền soi một chiếc đèn dầu vào lòng giếng, mùi ẩm thấp sộc vào mũi cô bé làm mấy lần Hiền buộc phải ngoi lên hít thở. Trong giếng không hề có một giọt nước nào. Bụng giếng cạn khô, toàn là cát với cát. Lo lắng xen lẫn thương cảm cho người mẹ nằm ở nhà, Hiền thầm cầu xin miệng giếng. Cô bé khẩn khoản và chỉ nghĩ đến mỗi hình ảnh mẹ mình lúc khỏi bệnh, chẳng biết lúc nào hàng giọt nước mắt đã nhỏ đầy xuống đáy giếng, thấm vào lớp cát dày đặc. Nước bỗng nhiên từ đâu dâng lên ầng ậc, mạnh mẽ và tuôn trào. Không những thế, nước còn bắn thành vòi, tràn lên phía trên thành giếng. Vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, Hiền lấy một cái chai nhỏ xíu và múc nước bỏ vào đầy chai mà không gặp chút khó khăn gì.

“Con Hiền đi đâu rồi ?” Một giọng nói bỗng vang lên phía nhà trên

“Ồ, tôi vừa cho nó về, nghe như mẹ nó trở bệnh nặng”

“Ừm, ông cũng biết là mẹ nó sắp chết mà, chính mắt tôi đã nhìn thấy ông kẹ phù phép”

Bà ta nói bằng giọng hết sức đắc thắng

Hiền nín hơi, nước trong giếng đã lắng xuống và lại cạn khô như ban đầu. Cô bé lẻn ra phía trước nhà, nhờ sự hỗ trợ của ông chủ, Hiền ra khỏi nơi đó và trở về nhà ngay lập tức. Cô bé cho mẹ uống thứ nước lạ trong giếng, ngay hôm sau, bà Mai lập tức khỏi bệnh ngay. Bà mừng rỡ và cảm ơn con của mình. Sau khi nghe chuyện, bà lo lắng khuyên Hiền nghỉ việc ngay ở chỗ ngôi nhà đó. Nhưng cô bé không muốn, cô bé muốn tiếp tục tìm hiểu và giúp đỡ con chó mực. Bà Mai đành chịu thua và tiếp tục để cho Hiền làm việc. Cô bé không đả động gì đến việc mẹ cô khỏi bệnh với bà chủ nhà, cô bé vẫn chăm chỉ như thường lệ và không làm điều gì khiến bà ta nghi ngờ cả. Dần dần, bà ta cũng lơi lỏng việc kiểm soát Hiền với con chó mực, thành ra nếu cần thiết, Hiền cũng có thể tranh thủ trò chuyện với nó.

 
Giáp ngày trung thu, con chó mực bắt đầu dặn dò Hiền:

“ngày mai, mụ già sẽ bảo bạn đi theo mụ một lần nữa, mụ sẽ bắt mình nói ra bí mật của miệng giếng thần và đem về cho mụ thật nhiều vàng bạc, trước khi đi bạn hãy mang theo thật nhiều muối. Chờ mụ sơ ý, hãy đem muối rải mạnh vào cơ thể mụ, mụ sẽ hiện hình ngay”

Đúng như lời chó mực nói, mụ già vẫn bảo muốn Hiền đi với mụ thêm một lần vào ngày trung thu. Nhớ lời dặn của chó mực, Hiền giấu vào túi áo khoác những nắm muối trắng tinh, cô bé kéo khóa lại thật kỹ để không bị mụ già phát hiện. Cô bé làm ra vẻ bình thường, vẫn tiếp tục lễ phép và chăm chỉ. Quả nhiên mụ không hề nghi ngờ Hiền và để Hiền cầm xích giữ chân con chó. Thực chất sợi xích là một kiểu yểm bùa, giữ không cho con chó hiện nguyên hình, sợi xích vô cùng chắc chắn đến nỗi Hiền không làm sao phá ra được. Cô bé đành im lặng bước theo mụ già với con chó đen lủi thủi bên cạnh. Mụ già dừng lại ở cái giếng thứ nhất và vẫn bắt Hiền đứng đó chờ, còn phần mụ tự dắt con chó đi chỗ khác.

Hiền chờ cho mụ già đi thật lâu, sau đó mới lặng lẽ mò theo bà ta. Cô bé lẻn đi trên con đường mòn hôm qua, vừa đi đến gần miệng giếng, cô bé chẳng thấy ai ở đó cả. Chỉ có con chó mực, nhưng dường như nó đang cố lắc đầu quầy quậy và ra hiệu điều gì đó…

“Ối!”

Hiền hét lên, mụ già đột ngột xông ra từ một lùm cây nhỏ, mụ chụp lấy cổ cô bé và quát lên:

“Ta biết mà, con bé xấu xa, mi và con ranh kia định âm mưu cướp vàng của ta chứ gì, thật là gan cùng mình”

Bà ta thóp lấy cổ họng của Hiền rồi dùng sức xô em xuống miệng giếng. Hiền vùng vẫy chống cự nhưng không cách gì chống lại được sức mạnh của mụ phụ thủy. Bà ta giữ cô bé ở trạng thái chỏng cheo trước miệng giếng. Con chó mực bồn chồn sủa vang quanh mụ. Mụ phù thủy già khoái trá cười vang:

“Sao? nếu mày không nói, tao sẽ vứt con bé này xuống giếng ngay”

Con chó không còn cách nào khác đành chỉ cho mụ cách lấy vàng từ giếng:

“Nếu mụ muốn lấy vàng, phải bỏ cô bé đó xuống đã, tôi sẽ chỉ cho mụ cách”

“Có thế chứ” Mụ phù thủy hừ giọng, đẩy Hiền nằm uỵch xuống một gốc cây gần đó.
Cô bé đưa tay lên ngực, cố hớp hơi để điều hòa không khí, tay mụ phù thủy quá cứng và mạnh bạo khiến cô bé ngộp thở kinh khủng.

“Sao, nói đi, nếu không tao sẽ làm điều tao muốn” Mụ tiếp tục quát con chó mực

Con chó hồi hộp nhìn Hiền, có ý chờ cho cô bé hồi phục và bình tĩnh lại. Nó bảo:

“Bà hãy nhìn vào trong lòng giếng, nhìn cho thật sâu vào và nói lên mong muốn của mình”


Mụ phù thủy tham lam vội đu mình vào sâu trong miệng giếng, hét to:

“Tao muốn vàng, muốn bạc, tao muốn kim cương, đá quý và hồng ngọc”

Nhưng sau một hồi ước muốn, mụ vẫn chẳng thấy có gì hiện lên, mụ tức giận rụt người ra khỏi giếng, định quay sang quát hỏi con chó, nhưng chưa kịp làm thế thì…

“Cho mụ chết này, đồ phù thủy!”

Hiền ném thẳng mấy vốc muối vào mắt mụ phù thủy, mụ gầm lên rồi ôm lấy cái mặt của mình. Nó kêu lên xèo xèo rồi bật cháy bỏng, mụ bắt đầu hiện nguyên hình thành một ông kẹ xấu xí. Hắn tức tối liền xông đến quạt tay tát cho Hiền một cú mạnh bạo. Hắn hè vào dùng năm ngón tay bằng thép đen bóng chuẩn bị quào vào người cô bé. Trong gang tấc, con chó mực chạy đến táp vào bắp đùi ông kẹ. Hiền nhân cơ hội vội rụt chân lại né kịp. Ông kẹ không chịu bỏ cuộc, hắn phóng mình vụt lên cao, đá vào con chó một cái chí mạng, nó rên lên ư ử. Hiền vội vốc thêm thật nhiều muối nữa và liên tục ném vào người ông kẹ, hắn khôn ngoan dùng vải che lại khắp cơ thể. Thình lình, ai đó đã cầm gậy phang vào sau cơ thể ông kẹ, làm hắn té xuống xỉu ngay. Không bỏ lở thời cơ, Hiền trút toàn bộ số muối còn lại lên người ông kẹ, làm hắn thét lên hàng chuỗi dài đau đớn rồi cơ thể tự động bốc cháy ngùn ngụt.

Con chó mực mừng rỡ, sau khi mụ già chết, nó được hiện nguyên hình trở lại thành một cô bé xinh đẹp như trước. Trước khi tạm biệt Hiền để cùng cha trở về trong lòng giếng, cô bé đó chỉ cho Hiền cách lấy vàng bạc từ trong miệng giếng ra:

“cái giếng này có rất nhiều vàng bạc, nhưng mỗi mùa trăng rằm chỉ lấy được một lần và phải được chính mình cho phép mới lấy được. Ngày mai, bạn hãy trở lại đây, mình sẽ làm phép để bạn có thể lấy được đủ số vàng cho bản thân.”

 
Hiền nhớ kỹ lời dặn dò của cô bé, tối hôm sau, Hiền dắt mẹ đến miệng giếng sau con đường mòn. Quả nhiên, khi Hiền nhìn xuống đáy giếng, được sự cho phép của cô bé kia, vàng bạc cứ trào lên như nước, phủ đầy miệng giếng, Hiền lấy bao nhiêu cũng không hết. Nhưng ngay sau đó, Hiền và mẹ nghe thấy có tiếng động, hàng đống người lũ lượt kéo tới trước miệng giếng, dẫn đầu là mụ chủ nhà độc ác. Mụ chỉ cho những người kia thấy, trên tay Hiền và sau miệng giếng kia có rất nhiều bạc vàng, muốn bao nhiêu cũng có. Lũ người kia bị kích động lòng tham liền xông tới bắt mẹ con Hiền và bảo họ trao vàng ra. Hiền hoảng sợ nhưng cố giữ bình tĩnh, cô bé cất tiếng nói:

“Tôi không giữ vàng, bạc gì cả, không tin ông cứ tìm xem”

“Nói láo!” Một lão già râu vểnh thét lên “mày có rất nhiều vàng, nhanh chóng đưa ra đây, nếu không thì không xong đâu”

“Đúng đó, nó có nhiều lắm’ Mụ chủ nhà rỉ tai lão

“Tôi nói không có, ông bảo có thì ông cứ tìm thử đi”

“Để tao” Mụ chủ nhà quát “con nhãi ranh này”

Mụ xông tới miệng giếng rồi reo lên phấn khởi:

“Đây rồi, toàn là vàng”

Vừa nghe mụ nói, cả đám người lao nhao xông tới. Sợ mất phần, càng lúc càng nhiều lượt người bám vào nhau mặc sức tranh giành. Nhưng chỉ vài phút, họ rên rỉ và có người còn quát tháo um sùm, vừa tức giận vừa đau đớn:

“Mụ điên à, toàn là bùn cát”

Quả đúng như thế, trong miệng giếng, vàng đã kịp rút hết trước khi người ta kịp xông đến. Lòng tham khiến mụ chủ nhà mờ mắt, mụ cứ khăng khăng bảo trong giếng có vàng và không ngừng cúi mình chúc xuống miệng giếng. Bất ngờ, bà ta mất thăng bằng, không ai chụp kịp người bà ta lại, bà té xuống và bị chôn vùi trong lớp cát dưới giếng.
 

Kể từ ngày sau đó, Hiền cùng mẹ đem số vàng có được, phần lớn bí mật đem tặng cho những người nghèo khổ và khó khăn. Cô bé cũng có lần quay lại tìm miệng giếng nước thần, nhưng cả ba cái đều cạn nước và dần dần không bao giờ có ai thấy chúng được nữa.






Hết.


 

  
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.12.2009 21:41:34 bởi Jamiechan >

Jamiechan
  • Số bài : 54
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 01.06.2009
RE: Thần Thoại - 13.12.2009 21:33:11
Truyện thứ ba
Ông tiên và hai cái cây lùn
 


Ông Sáu nhà bên không có vợ con, cũng chẳng có nhà cửa ổn định. Ông thuê một căn phòng trong khu phòng trọ tập thể dành cho người vô gia cư để sống. Nếu bạn có ý định hỏi ông ta làm nghề gì, bỏ ngay đi, ông ta chẳng đời nào tiết lộ đâu.

Bản chất ông ta không đến nỗi tệ, bằng chứng là có ai tạt ngang xin miếng nước, ông ta vẫn cho, tuy nhiên họ không thể xác thực được thứ nước đó có an toàn không. Đám trẻ sống gần đó bảo: ông ta là một lão phù thủy!

Tại sao chúng lại nghĩ như thế? Không phải là tại chúng rỗi hơi hay xàm xí đâu nhá! Ngay đến một số người lớn còn cảm thấy thế nữa là. Chính cái sự bất cập thông tin làm cho ông ta trở nên cực kỳ bí ẩn và đáng sợ. Buổi sáng ông đi đâu, buổi trưa ông về đâu, buổi chiều ông làm gì? Chả ai biết. Chỉ dám khẳng định mỗi cái là buổi tối ông ta có về khu nhà trọ để đi ngủ. Đám trẻ rất nghi ngờ, chúng nghi ngờ ông không phải là một con người bình thường, mặc dù chúng không để ý một chi tiết nhỏ xíu là nếu không phải người bình thường, ông ta sẽ chẳng cần về nhà trước bảy giờ làm gì, chẳng lẽ phù thủy mà sợ bị cho leo cổng à?

Mà thôi, quay lại vấn đề chính, chúng ta đang bàn về ông Sáu, biệt danh là Sáu kinh dị. Cái tên bắt nguồn từ hai thứ: một là ngữ pháp tiếng Việt, hai là đặc điểm con người. Điểm thứ nhất có thể lý giải như sau: Sáu kinh dị là một từ được kết hợp bởi danh từ riêng ( ông Sáu ) và tính từ miêu tả tích cách ( kinh dị ), còn thứ hai thì dễ miêu tả hơn: Sáu kinh dị tức là sáu điều kinh dị của ông Sáu.

Một: không bao giờ thấy ông ta bấm móng tay,

hai: mái tóc trước của ông ta để ba chỏm như con nít thời thượng cổ,

ba: suốt đời ông ta chỉ mặc mỗi một bộ đồ

bốn: ông ta cao hơn bất cứ người nào mà bọn trẻ từng thấy,

năm: trước khi ra khỏi nhà vào buổi sáng sớm, ông ta cầm theo một cái chai nhỏ,

sáu: đó là tên của ông ta và cũng vì bọn trẻ chẳng tìm ra được thêm một điều nào kinh dị nữa. Đó là điều mắt thấy tai nghe của bọn nhóc.

Ông Sáu kinh dị càng lúc càng làm cho bọn trẻ quan tâm nhiều hơn. Lý do là vì khu nhà mà ông trọ, càng ngày càng có nhiều người bỏ đi hơn, bây giờ cả khu chỉ còn bốn người ở trọ, ngoài ông Sáu còn có bà Ba bán mía, anh Năm bán cóc, chị Bảy bán tôm. Mỗi người đều có nét kỳ lạ khác nhau, nhưng ông Sáu là kỳ nhất, vì thế bọn trẻ chỉ nghi ngờ mỗi mình ông ta.

Nhưng nghi ngờ thì cũng chỉ mãi là nghi ngờ, ngày nọ, thằng Cún quyết định cầm đầu lũ nhóc trong xóm xung phong đi tiêu diệt kẻ kinh dị.

Ngày hôm đó là một chủ nhật khá đẹp trời, Cún ta không đi học và chỉ phụ mẹ đi chơi. Mẹ nó không bao giờ có thời gian rảnh rỗi, vì thế Cún rất muốn chơi bớt giúp mẹ, để khỏi phí phạm thời gian. Như thường lệ, Cún tập họp lũ bạn nối khố lại. Bé Mi, bé Xíu và bé Ti. Cún chơi toàn với con gái, vì thế nó nghiễm nhiên trở thành đại ca cầm đầu. Lũ con gái toàn răm rắp nghe theo lời nó. Mỗi đứa có một tích cách khác nhau, nhưng chẳng hiểu sao chúng lại chơi thân với nhau đến thế, dường như mới đẻ ra là chúng đã muốn chạy qua nhà kết bạn với nhau rồi hay sao ấy. Đối với chúng, cuộc đời hạnh phúc nhất có ba điều: một là búp bê, hai là rô bô, ba là ông Sáu kinh dị. Trừ búp bê và rô bô, ông Sáu kinh dị là niềm vui chung của cả nhóm, chứ nếu mỗi lúc bọn con gái hứng lên chơi búp bê thì thể nào cũng cho Cún ra rìa. Vậy là mỗi lúc tập trung lại, Cún toàn moi ông Sáu ra để nói, thành thật thì nó phải nói cảm ơn ông Sáu rất nhiều.


Hôm chủ nhật đó, Cún ta nói với đám bạn rằng, hôm nay nhất quyết phải biết ông Sáu đi đâu và làm gì. Quả nhiên, nói tới đây, không khí hào hứng lên hẳn, bé Ti và bé Xíu rì rầm cái gì đó vào tai nhau rất thú vị. Nhưng mà làm sao để biết đây? Ông Sáu thì đã ra khỏi nhà từ giờ nảo giờ nào, làm gì chờ cho bọn con nít như Cún ngủ dậy, đánh răng, ăn sáng xong rồi mới lên đường. Thế là một điều đắn đo bỗng nảy lên trong đầu cu Cún. Bé Ti là đứa lớn nhất bọn, cũng là đứa nhiều chuyện và hay đề xuất ý kiến nhiều nhất. Nói bảo với cu Cún rằng:

“Lo gì, tới nhà ổng rồi lần theo dấu chân là ra ngay”

Quả xứng đáng là quân sư quạt mo của nhóm, Ti vừa nói xong là bọn nhóc vỗ tay ầm ầm. Thật ra thì do Ti hay coi phim chưởng với ba mẹ, nó thấy ông Bao đen ( tức là Bao Công ấy) thường sai thuộc hạ theo dõi dấu vết để lại, thế là nó nhớ và thực hành ngay. Bọn cu Cún vừa bước vô cửa thì đã bị ông bảo vệ chặn lại:

“Nè, mấy con đi đâu đó?”

“Mấy con bắt ông kinh dị”

Ông bảo vệ hơi thắc mắc một xíu, ông kẹ thì biết chứ ông kinh dị là cái giống gì? Nhưng mà để bọn trẻ chạy lung tung thế này thì có chuyện ông biết tính làm sao. Ông vừa xua bọn nhóc đi thì bé Xíu lên tiếng ngay:

“Ông mà không cho tụi con vào, tụi con méc mẹ, không cho ông ăn bún chịu nữa”
Công nhận con nhỏ Xíu là đứa bé nhất mà cũng quỷ nhất. Nó suy nghĩ già dặn hơn mấy đứa kia nhiều, thằng Cún là con trai mà ngố, con Ti to xác mà rẻ tiền, con Li vừa đen vừa tồ, chỉ có con bé Xíu là hay bắt chẹt người ta nhất, đến người lớn mà nó cũng không tha. Ông bảo vệ quả nhiên nghe xong giật nảy mình ngay, nó mà méc thiệt thì lỡ ba mẹ nó tưởng ông quýnh nó sao. Món bún của mẹ bé Xíu bán là ngon nhất xóm, mà làm nghề bảo vệ thì tiền bạc chẳng là bao, chẳng lẽ tự dưng mất miếng ăn, thôi thì cho chúng vào rồi ghé mắt trông chừng là được.

Thế là bọn cu Cún công phá được bức thành đầu tiên, dễ y chang trò Mario hái nấm, chỉ đỡ hơn một cái là chúng không nhảy tưng tưng như trong game. Mấy đứa kia thì không biết, chứ mập như con Ti mà nhảy thì có mà rụng rốn


Nhà ông Sáu hiển nhiên là khóa cửa, hiện trường cũng chẳng để lại vết tích nào, cu Cún nhăn trán bí lù. Con Li trông tồ thế mà lại hay, người ta nói ngu lâu năm, khôn trong tích tắc quả chẳng ngoa tí nào, nó bảo:

“Cún chạy thẳng về nhà, bảo Cún ra đây đánh hơi”

Người Việt Nam mà nó cứ làm như dân Xì Trum không bằng, cún này với cún kia. Nhưng nói thế thì cu Cún vẫn hiểu. Cún thứ nhất chắc chắn là nó, cún thứ hai là người bạn nối khố của nó. Đó là con chó con lông trắng mẹ nó xin về từ khi Cún còn nhỏ, mẹ nó bảo mặt thằng Cún đẻ ra giống mặt con chó, ông nội vui miệng kêu nó là thằng Cún mà không biết ông ngoại nó đặt cho con chó cũng tên là Cún. Ai thông minh thì kêu con chó là Cún, còn kêu thằng nhỏ kia là Cún F2, nhưng mà gọi F2 thì có vẻ tây quá, người trong nhà không quen, vì thế cứ gọi là Cún cho lẹ, kêu thì kêu, trúng đứa nào tốt đứa đó. Cả nhà cứ nghĩ con chó thì không khôn bằng con người, nhưng mà tiếc là trí thông minh của thằng nhỏ cũng cỡ cỡ ngang bằng con chó. Nhiều lúc kêu con chó thì thằng nhỏ chui ra, kêu thằng nhỏ thì con chó lon ton chạy tới. Đến là khổ, nhưng mà riết cũng quen.

Thằng Cún chạy về kêu con chó ra, trông hai đứa giống như hai anh em, beo béo trăng trắng y chang nhau. Con chó là quả là giỏi, còn cao cấp hơn cả ông chủ vô tích sự của nó. Cún đánh hơi một xíu là vọt đi ngay, mấy đứa kia chỉ việc đuổi theo, mừng húm.
Chạy đi một đoạn thật xa mà chẳng thấy ông Sáu đâu, mấy đứa kia bắt đầu hơi nghi ngờ khả năng đánh hơi của con chó. Thằng Cún cứ liên tục nghệt mặt ra, đến là chán! Còn ba đứa kia cũng chẳng hơn gì, tội nhất là con Ti, đã mập mà còn phải nâng bụng lên chạy, nhìn nó le lưỡi thở hổn hển thấy mà thương. Con Li thì không thể biết đích xác được nó có mệt hay không. Cả người nó vừa đẻ ra đã đen thủi thùi thui, cứ như chuột cống khổng lồ, mấy lúc trời tối thì không thể thấy rõ, đâu là bóng còn đâu là da nó. Nó mà nhắm mắt một phát là đố mẹ nó phân biệt được mặt trước với mặt sau. Con Xíu thì càng tội hơn, thân hình loắt choắt gầy gò, thiếu điều muốn cưỡi chó mà đi. Rất tiếc là con chó con không đủ bự để cho nó cưỡi.

Nhìn cả đám thì có vẻ như con chó còn khỏe và sung nhất, nó cứ đánh hơi khìn khịt, vẫy đuôi và chạy đi một cách chuyên nghiệp. Cả bọn chẳng biết làm gì hơn ngoài lết xác chạy theo nó. Trông vẻ mặt nhíu lại hết sức hình sự của con chó thì đôi khi Cún nghĩ, đem nó bán cho mấy ông làm xiếc thì được khối tiền mua kẹo.

Cả bọn rốt cục chạy lên một cái đồi. Đến chỗ này thì con chó dừng lại, không đánh hơi nữa mà “gâu” lên một phát đắc thắng. Chứng tỏ ông Sáu ở gần đâu đây.

“Ông Sáu ơi!” Con Ti kêu lên

“Trời đất” Con Xíu mắng mỏ

Quả là hai đứa, một đứa ngu một đứa khôn, làm như con Ti thì khác gì lạy ông con ở bụi này? Nhưng mà cũng phải thông cảm cho nó, mỗi khi nó mệt thì còn ngốc gấp chín lần lúc bình thường.  

Con Xíu hất mặt lên rồi đưa ngón tay suỵt, nó suỵt một lúc cả chục cái, miệng nó xì xì văng ra cả tá nước bọt. Đây là chiêu độc của con nhỏ. Mỗi lần ai lỡ trông thấy nó suỵt thì y như rằng hết muốn mở miệng ra luôn. Thành ra bây giờ con Xíu trở thành đứa tiên phong, nó vẩy tay bảo mấy đứa kia chạy theo nó. Trên đồi vắng lặng, chẳng có gì ngoài mấy cây cao khổng lồ rời rạc nhau.

Bốn đứa đều bằng tuổi nhau, tức là năm nay chúng cùng học mẫu giáo lớn. Ngày thường đứa nào đứa nấy phải lên lớp học với cô giáo, cố tỏ ra ngoan ngoãn để được cái phiếu bé ngoan. Còn giờ thì tụi nó chạy chơi ngoài trời, vừa sướng vừa khỏe mà chẳng sợ bị phát phiếu bé hư. Tụi nó đi một chập nữa mới thấy có hai cái cây lùn bè bè choáng giữa đường đi. Xung quanh toàn là cây cao chổng ngồng, thế mà tự dưng lại xuất hiện hai cái cây lùn xủn, quả là bất thường hết sức. Bé Xíu tỏ ra am tường nhất, nó dùng tay gãi cằm rồi phán:

“Rõ rồi”

“Sao?” Ba đứa kia đồng thanh hỏi

“Ừm, cây ở đây cái nào cũng cao” Bé Xíu ung dung chỉ tay một vòng

“Ừ, rồi sao nữa” Bé Ti gồng mặt, vẻ hồi hộp lắm

“Mà hai cái cây này lùn xủn hà”

“Ừm” Cu Cún gật đầu lia lịa

Bé Xíu im lặng, nó lại đi một vòng đến gần cái cây. Thấy nó im ru bà rù, bé Li hơi chưng hửng:

“Ớ, rồi sao nữa?”

“Sao là sao?” Xíu thắc mắc

“Tưởng Xíu biết gì chớ”

“Thì đó” Xíu la lên “xung quanh cây to mà ở đây cây nhỏ, bất thường quá còn gì”

Bé Ti phụng phịu, thông tin của Xíu chẳng giúp ích gì hơn, tụi nó vẫn chẳng biết ông Sáu ở đâu. Nhưng mà sự lo lắng của bé Ti chẳng kéo dài được hơn nhiều giây. Chỉ một lúc sau, khu đồi đã trở thành công viên mới cho lũ trẻ, ba con bé nhỏ thì ngồi với nhau bứt lá chơi đồ hàng, thằng cu Cún giỡn hớt đuổi theo con chó cún. Tụi nó tha hồ hít thở và nô đùa trong bóng mát. Chúng chẳng còn nhớ mục đích đến đây là gì, ông Sáu kinh dị dần bay mất khỏi đầu chúng. Đang chơi vui, bỗng nhiên có một tiếng xùm xụp vang lên làm bọn trẻ giật mình.

“Cái gì thế?” Ti hỏi trổng

“Không biết”

Thì ra có một con chim bị gãy cánh rơi xuống chỗ hai cái cây lùn, nó rên lên ư ử trông tội nghiệp hết sức. Tụi trẻ chau đầu vào chỗ con chim, nửa muốn bế lên, nửa sờ sợ bị chim mổ.

Cuối cùng, con cún trườn lên le lưỡi liếm liếm đầu con chim. Dường như con chim có vẻ sợ cái lưỡi của con chó lắm nhưng nó đang đau, lại chẳng biết nói nên đành để con chó muốn làm gì thì làm. Bé Li rùng mình một cái, lẩm lẩm:

“Thấy ghê quá, hay là vứt nó đi

Mấy đứa quay sang trừng mắt nhìn con Li ngạc nhiên, thế mà lúc trước nó cứ bảo nó yêu động vật lắm. Hèn gì mấy con búp bê nhà nó cứ bị bẻ cổ miết. Rốt cục không đứa nào dám đụng vào con vật tội nghiệp. Một lúc sau, có tiếng nói vọng tới:

“Ai thế?”

Tụi trẻ hết hồn khi nghe tiếng nói đó, chúng quay lại thì thấy ông Sáu kinh dị đang vác cuốc đứng đằng sau. Ông Sáu người ngợm bẩn thỉu, mặt mũi lấm lem làm bọn trẻ sợ chết khiếp. Chúng hét lên rồi bỏ chạy tán loạn, thằng Cún loi choi thế nào lại bị vấp té, đè lên con chó. Nhìn kỹ lại thì đã thấy ngón chân va vào đá, rỉ máu ra. Cún mếu máo khóc lên om sòm, bọn trẻ đã sợ bây giờ lại còn run hơn. Chúng đứng im như tạc tượng vì sợ nếu bỏ đi, cu Cún sẽ bị ông Sáu bắt mất. Quả nhiên, ông ta vội vàng vác cuốc cau mặt chạy vùn vụt đến chỗ cu Cún, thằng này vừa thấy ông hùng hổ chạy đến chỗ nó, nỗi sợ bị lột đồ đem hấp làm nó vội nín khe.

“Coi này, chạy cho lắm vào, cháu bị chảy máu rồi”

Ông ôn tồn nói rồi nhìn vào ngón chân bị thương của Cún. Ông bế nó lại sát cái cây lùn bên phải. Ông trèo lên bứt một cái lá màu trắng, áp vào vết thương của nó, lập tức máu ngừng chảy ngay, không những thế Cún cũng chẳng còn thấy đau nữa. Thật là kỳ diệu! Ông cũng vừa nhìn thấy con chim bị rớt xuống nằm chỏng chơ đó, ông cũng lấy một chiếc lá khác áp vào cánh chim, tự dưng con chim vỗ cánh rồi bay lên được ngay. Nó vẫy cánh chào ông rồi phóng vụt đi mất. Mấy đứa kia cứ thế mà há hốc mồm ra ngó, chẳng biết nói thế nào. Ông Sáu gật gù xoay qua nhìn đám nhóc, cười cười hỏi:

“Rồi, sao, mấy đứa con tới đây làm gì?”

“Dạ”

Bọn con nít riu ríu, chẳng dám nói gì. Ông Sáu chẳng hiểu tại sao đứa nào đứa nấy cứ thậm thò thậm thụt nhìn ông, ông vẫy tay nói với con Ti:

“Sao mấy con tới đây?”

Ti giật thót bụng khi ông Sáu đột ngột quay qua hỏi nó, nó ú ớ rồi xổ ra một tràng:
“Dạ, thằng Cún nó bảo tụi con ra đây kiếm ông đó ông”    

“Kiếm ông á?” Ông Sáu mở lớn mắt ngạc nhiên “Kiếm ông chi vậy?”

“Dạ, mấy người bảo ông là phù thủy, nên tụi con muốn bắt ông đem về”

Trời đất, con này chắc chắn là bị mỡ lấp nên ăn nói lung tung. Nhìn vẻ mặt của ông Sáu dám ông đang nghĩ như thế lắm. Nhưng mà ông lại cười phá lên rồi gật đầu vui vẻ:

“Rồi, hóa ra là do lỗi của ông mà mấy con ra tận đây hả”

Ông Sáu nói rồi ngồi chàng hảng ra dựa vào cái cây lùn bên phải, ông ngồi như thể bảo rằng: “tao ở đây nè, ngon thì nhào vô bắt đi”. Dĩ nhiên là bọn nhóc chẳng dám nói hoặc làm gì cả, cứ im thin thít đứng nhìn ông lão. Lâu lâu cu Cún còn len lén dòm ông một cái. Ông hỏi:

“Thế mấy đứa bắt ông rồi định làm gì ông nè?”

“Dạ, mẹ con nói khi nào bắt được cái gì thì đem về cho mẹ nấu bún, chắc bắt ông về con cũng đem cho mẹ nấu luôn”

Ông Sáu nghe xong phá ra cười sặc sụa, con bé này nhỏ thế mà nói chuyện tếu ghê. Không biết bây giờ ông là phù thủy hay là mẹ nó nữa. Ông vẫy tay bảo mấy đứa xích gần lại một chút. Giờ thì tụi nó thấy ông cũng không nguy hiểm gì mấy nên nghe lời ông răm rắp. Ông chỉ vào hai cái cây, hỏi:

“Đố mấy con, hai cây này dùng để làm gì ?”

“Dạ, để chữa thương ạ” Ti hồ hởi trả lời. Đó là nó căn cứ vào thực tế của cu Cún.

“Ừm, nó còn nhiều tác dụng nữa lắm các con ạ. Bây giờ ông sẽ bày cho các con chơi, nhưng mà chỉ hôm nay thôi, lần sau không có bày đặt đi bắt bớ tầm bậy nữa nghe”

Mấy đứa đồng ý ngay, chẳng gì mà lại đi bắt một ông lão tốt bụng như thế. Đã chữa chân cho cu Cún, còn bày trò cho tụi nó chơi nữa, thích quá còn gì. Ông hỏi:

“Bây giờ, các con muốn chơi trò gì?”

“Có trò gì hả ông?”

“Nhiều lắm, muốn chơi trò gì là ông cho chơi trò đó”

“Vậy chơi xích đu nha ông”

“Rồi, xích đu hen”

Ông bước tới chỗ hai cái cây lùn, bứt một cái lá màu trắng và một cái lá màu đen, đan lại với nhau. Ông vứt chúng xuống đất rồi thổi phù một cái, trời đất, thì ra ông biết làm phép thật. Từ hai cái lá đan vào nhau, một cái xích đu màu ca rô bỗng hiện ra rồi tự động móc vào hai cái cành khác nhau. Ông Sáu bế Li lên rồi bỏ nó ngồi lên chiếc xích đu, đẩy tới đẩy lui. Một lúc sau ông không đẩy nữa mà để cho xích đu tự đánh. Ông vừa bỏ tay ra, mấy sợi dây leo trên cây bỗng vươn dài thườn thượn, mốc vào bụng lũ trẻ kéo lại cho an toàn. Hết đứa này đến đứa khác thay nhau ngồi xích đu, vui ra phết, đứa nào quậy thì cái xích đu tự đánh hơi mạnh lên, đứa nào sợ mà vẫn cố ngồi thì nó cứ đung đưa phe phẩy. Cả con chó cũng được ưu tiên ngồi chung với mỗi đứa, thành ra riêng nó là lời nhất, vòng nào cũng có mặt.

Chán xích đu rồi, ông Sáu bắt đầu chỉ cho tụi nhóc chơi trò khác. Ông bứt một lúc thật nhiều lá rồi đan lại thành một sợi dây rất dài, ông làm một lúc hai sợi giống y nhau rồi trải song song ra. Sau đó ông Sáu luồn hết chúng qua giữa hai cái cây, thổi phù một cái. Hai sợi dây oằn cong rồi cứng ngăn ngắt. Ông Sáu bảo từng đứa một ngồi lên trên hai sợi dây. Lạ lùng ghê, khoảng không giữa hai sợi dây tự dưng biến thành một cái nệm vô hình, vừa êm vừa nhún. Vừa ngồi lên, từng đứa một tuột mạnh ra phía trước, phóng lên veo véo, con chó con tuột cuối cùng, nó mất đà bắn lên trời kêu cái “véo”. Giọng sủa của nó lạc đi, nghe thành “gú gú gú”.

Nhưng mà cái cầu trượt này cực kỳ an toàn, hễ mấy đứa trượt tới đâu là nó tự động kéo dài ra, bay đến đỡ, lại còn tiếp tục tạo đà cho chúng tuột tiếp. Ngay khi con chó con văng lên trời, cái cầu trượt bằng dây cũng vươn lên, đẩy mấy đứa nhóc lên cao tít tắp. Chẳng mấy chốc chúng đã nhìn thấy đỉnh của mấy cái cây cao kều. Ông Sáu ở dưới thổi phù thêm một cái nữa, hai cái cây lùn bỗng chốc hóa thành khẳng khiu, phóng lên cao vút. Bọn nhóc vừa thấy cây lùn bay lên đã vội bám chặt lấy, ông Sáu cũng leo lên cùng bọn nó, hai cái cây cao bằng nhau rồi lại đan quấn lấy nhau, mọc dài ra liên tục. Ông Sáu bảo mấy đứa nắm tay nhau ngồi trên cái cành. Giờ thì hai cái cây lùn đan thành một, nó chở mấy ông cháu bay đi khắp nơi. Ông Sáu nói:

“Ông ra khỏi nhà để trồng hai cái cây này đấy các con ạ”

“Trồng có khó không ông?”

“Không khó, nhưng mà mất sức lắm, ở mỗi vùng sẽ có một người như ông, trồng cây cho con nít chơi. Nhưng mà con nít phải ra khỏi nhà thì mới chơi được, chứ ở ru rú trong nhà thì ông không có rủ đâu.”

“Vậy khi nào rảnh, mấy đứa tụi con ra đồi là ông lại bày trò chơi cho tụi con hen”

 “Ừ, được rồi” Ông Sáu cười rồi vuốt đầu lũ nhóc.

Hóa ra ông Sáu cũng hiền ra phết, mà phát hiện lớn nhất của bọn con nít chính là hai cái cây của ông. Thì ra ông Sáu không phải phù thủy mà là một ông tiên. Giá mà lúc trước tụi nó phát hiện ra sớm một chút thì có phải hay không. Từ trước đến giờ tụi nó tưởng chỉ có chơi đồ chơi là vui, hóa ra chơi với cây với cối cũng vui không kém, vui nhất là từ tay tụi nó có thêm ông Sáu nữa làm bạn nè.





Hết.


Kết thúc tập truyện.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.12.2009 21:48:38 bởi Jamiechan >

Ct.Ly