ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tác giả Bài
tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 03.12.2009 20:13:17
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TÂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VỀ THẦN KINH HỌC ĐỐI VỚI VỊ THA VÀ TỪ BI
Bruce Goldman
------------


The Dalai Lama presented William Mobley with a traditional Tibetan gift during his visit to Stanford in 2005

Một trung tâm mới Nghiên Cứu về Từ Bi và Vị Tha cùng Giáo Dục đã được khai trương tại Trường Y Dược với mục tiêu tiến hành những nghiên cứu khoa học về những hệ thống thần kinh hổ trợ cho những tư tưởng và cảm giác này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hiến tặng 150.000 đô la cho việc thiết lập trung tâm này số tiền lớn nhất từ trước đến nay mà Ngài đã trao tặng cho việc khám phá khoa học – và Ngài cũng đã đồng ý sẽ trở lại thăm Stanford trong tương lai, theo Geshe Thupten Jinpa, thông dịch viên của Ngài.

Trung tâm là sản phẩm trí óc của Bác sĩ Jim Doty, một giáo sư phân tích thần kinh học vừa trở lại Stanford sau một thời gian phụ trách nghiên cứu, và nhà thần kinh học MD, PhD William Mobley, giáo sư của ‘the J. E. Cahill Family’trong trường Y Dược. Doty là giám đốc của trung tâm, tọa lạc trong Học Viện Stanford về Thần kinh-Canh tân và Khoa học Thần kinh Tịnh tiến.

.
Jim Doty

Sự thúc đẩy cho trung tâm đã bắt đầu vào tháng Mười một năm 2005, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Stanford cho một cuộc đối thoại với những nhà khoa học và Phật học mà nó đã được điều phối bởi giáo sư Mogley và tập trung trên những khám phá về tâm linh và khoa học trên kinh nghiệm của con người trong những lĩnh vực khổ đau, tham dục, và lựa chọn.

Tiếp theo cuộc viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và căn cứ trên kinh nghiệm cùng cảm hứng cá nhân trong những lĩnh vực này, Doty bắt đầu những cuộc gặp gở không chính thức với một số nhà khoa học của Stanford kể cả Mobley, đồng giám đốc của trung tâm; Brian Knutson, PhD, giáo sư liên hợp thần kinh học; và Gary Steinberg, MD, PhD, giáo sư và khoa trưởng giải phẩu thần kinh, trong một nổ lực khuyến khích những nghiên cứu khoa học nghiêm chỉnh trên những hoạt động liên đới của tâm thức/não bộ tập trung trên lòng vị tha và từ bi. Ông cũng liên hệ với giáo sư Bill Harbaugh, PhD, của Đại học Oregon, người đã thí nghiệm sự ban tặng vị tha qua xử dụng chức năng cộng hưởng từ tính hình dung.

Trong tháng Ba năm 2008, một đại biểu từ Stanford đã bay đến Seattle, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma đang tham dự một hội nghị liên hệ đến từ bi. Sau khi nghe qua về những mục tiêu được dự tính cho trung tâm và những nghiên cứu dẫn đạo đang tiến hành, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đồng ý sẽ trở lại viếng thăm Stanford và đồng thời tự nguyện hiến tặng 150.000 đô la Mỹ để thúc đẩy cho việc tiếp tục khám phá trên lĩnh vực này. Sự kiện này đánh dấu một sự chuyển tiếp từ điều đã bắt đầu bằng một sự tập họp không chính thức những nhà khoa học cùng chí hướng đến sự thành lập một trung tâm chính thức bởi Khoa trưởng Y Dược Philip Pizzo, MD.

“Như một nhà giải phẩu thần kinh, tôi chỉ có thể ảnh hưởng vài bệnh nhân một ngày,” Doty nói thế. “Qua những hoạt động của trung tâm, chúng tôi có khả năng tác động hàng nghìn đến hàng triệu người để họ sống trọn vẹn hơn và tích cực hơn trong đời sống.”

Trung tâm bây giờ đã quyên góp hơn 2 triệu đô la và đã bắt đầu một số nghiên cứu dẫn đạo, một số liên hệ đến những hành giả quán chiếu của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thí dụ, những nghiên cứu hình dung-não bộ phải minh chứng một sự bừng khởi hoạt động trong một khu vực của não bộ được biết như trung tâm tích tập của não trước (the nucleus accubens) khi những hành giả này nghĩ về những tư tưởng từ bi yêu thương. Trung tâm cũng thí nghiệm những đáp ứng riêng lẻ về khổ đau của những người khác, là điều có thể bị hoặc ghê sợ, chán ghét hay nhận thức về khổ đau của người khác, tiếp theo bởi sự thấu hiểu, thông cảm và một khao khát tiến hành một hành động (điều này được biểu hiện bằng sự kích hoạt của vỏ não trước, vị trí bắt đầu của sự chuyển vận hành động).

Những câu hỏi mà trung tâm mong ước để ngỏ ý bao gồm:

1. Có thể tạo nên một tập họp những kinh nghiệm tinh thần mà những cá nhân có thể được chỉ dạy để làm cho họ từ bi hơn mà họ không phải cần đến hàng nghìn giờ để thiền tập (thường là những tu sĩ Phật Giáo) hay không?
2. Có một sự giải thích cho trường hợp một đứa trẻ trở thành một kẻ hay bắt nạt (hay khoác lác) hay không?
3. Có những phương pháp nào mà trẻ con hay cha mẹ chúng có thể được hướng dẫn để từ bi hơn không?
4. Có thể hình thành một tập họp những bài tập mà chúng sẽ nói về vấn đề “lòng từ bi mệt mõi” trong giới truyền giáo hay nhân viên bệnh viện hay không?
5. Những rèn luyện như thế sẽ lợi ích cho những tù nhân để giảm bớt bạo động và tái phạm tội hay không?
6. Có một nơi cho sự rèn luyện như thế trong sự liên kết với môi trường để giảm bớt hậu quả của căng thẳng, chán nãn và lo âu trong những người làm việc hay không?

Trung tâm cũng bảo trợ một hội nghị thảo luận khoa học, đề nghị cho tháng Ba, mà nó sẽ tập họp lại với nhau một nhóm phối hợp những nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới. Những người tham dự sẽ bao gồm những triết gia, học giả quán chiếu, tâm lý học, phát triển tinh thần, động vật học, thần kinh tâm linh học cao cấp, và khoa học thần kinh làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu về lòng từ bi và vị tha.

Doty đem đến một khái niệm đặc thù về lòng vị tha. Tại một thời điểm, ông đã may mắn tich lũy được 75 triệu đô la, bộ phận trong chí nguyện cam kết hàng triệu đô la của ông cho Stanford. Nhưng tiếp theo sự suy thoái kinh tế, ông thiếu nợ ba triệu đô la ngay cả sau khi thanh toán tất cả tài sản của ông. Để vinh danh chí nguyện từ thiện của ông, ông đã bán tài sản còn lại của ông: chứng khoán trong Accuray Inc., một công ty mà ông từng đứng đầu như CEO (chief excecutive officer). Điều này khiến cho ông hoàn thành cam kết 5,4 triệu đô la cho trường đại học và 20 triệu đô la khác cho những cơ quan từ thiện khác. Phần hiến tặng của ông cho Stanford đang được xử dụng để cung cấp cho trung tâm, tọa lạc tại 1215 Welch Road (Module B/room 55). Muốn biết thêm chi tiết xin xem trang web:http://compassion.stanford.edu.

--
Dalai Lama backs new center to study neurology of altruism and compassion
Tuệ Uyển chuyển ngữ
27-11-2009
http://news.stanford.edu/news/2009/janu ... 12109.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.01.2010 01:50:05 bởi tueuyen >
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TÂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - 01.01.2010 20:08:24
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÙNG VỚI ĐỒNG BÀO TÂY TẠNG 
TƯỞNG NHỚ ĐỨC BAN THIỀN LẠT MA THỨ MƯỜI 
December 30th 2009 - Việt ngữ: Tuệ Uyển
---
Dharamsala, HP, India, 30 December 2009 (By Phurbu Thinley, phayul.com) -  Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ lưu vong Tây Tạng, ngày hôm này đã cùng hàng nghìn đồng bào Tây Tạng lưu vong tham dự buổi lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười, Lhundrup Choekyl Gyaltsen, viên tịch.

Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ tọa một buổi lễ kỷ niệm tại điện chính, bắt đầu với một phút im lặng và một buổi cầu nguyện cúng dường đặc biệt biểu lộ lòng tôn kính đến Đức Cố Ban Thiền Lạt Ma.


Trong khi Trung Cộng ca ngợi biểu tượng tâm linh ảnh hưởng quan trọng thứ hai ở Tây Tạng như một kẻ thù của ‘chủ nghĩa chia rẻ’, đồng bào Tây Tạng hôm nay tưởng nhớ Đức Ban Thiền Lạt Ma như một vị tử đạo và một chiến sĩ của những quyền lợi của người Tây Tạng.



Photo: Tibetan leader His Holiness the Dalai Lama releases a book at a commemoration ceremony to mark 20 years since the passing away of the 10th Panchen Lama at Tsunglakhang in Dharamsala, India, December 30, 2009. (Photo by Abhishek Madhukar)


Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Trong thâm tâm, Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười là một  người Tây Tạng vô úy ngoại hạng, một người biểu lộ lòng can đảm không dao động để hành động vì mục tiêu căn bản cho Tây Tạng và đồng bào mình, Đức Ban Thiền Lạt Ma là người đã giữ một lòng tin vững chắc để đấu tranh cho sự thật.” “Nếu Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười vẫn còn tại thế, Ngài chắc chắn sẽ cống hiến nhiều hơn nữa vì mục tiêu của Tây Tạng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý, trong khi tuyên bố tiếc nối vì sự ra đi đột ngột của Ngài.


Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã viết bảy mươi nghìn chữ kiến nghị nổi tiếng về cảnh ngộ khốn cùng  của đồng bào Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng và đệ trình chính quyền Trung Cộng vào năm 1962.  Kiến nghị, phê bình chính sách của nhà cầm quyền Trung Cộng, đã gặp phải phản ứng bạo động và lăng mạ từ Mao Trạch Đông và Đảng Cộng Sản.  Đức Ban Thiền Lạt Ma đã bị tuyên án không xét xử và tiếp theo là mười bốn năm trong tù hay cấm cố tại nhà.


Trong tháng Mười Hai năm 1964, Ngài bị đưa đến Bắc Kinh dưới tội danh ‘phản cách mạng.’  Ngài bị kết tội hoạt động chống lại chính quyền Trung Cộng và nhân dân và được nói là phải bị đánh đập tàn nhẫn và những thời kỳ đấu tranh vật vả.
Vào năm 1978, sau khi được thả ra Ngài đã du hành một cách rộng rãi khắp Tây Tạng hành động để bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng và cải thiện đời sống của đồng bào Tây Tạng.  Trong chuyến viếng thăm Tây Tạng cuối cùng vào năm 1989, Ngài đã có một buổi nói chuyện công cộng vô  cùng đặc biệt tại Shigatse, chính tòa của tu viện Tashi Lhundup, nơi  mà Ngài đã công khai phê phán chính sách của Trung Cộng tại Tây Tạng và tuyên bố sự trung thành của Ngài với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ Mười Bốn.


Chẳng bao lâu sau khi tuyên bố, vào ngày 28 tháng Giêng năm 1989, Đức Ban Thiền Lạt Ma được nói là đã trút hơi thở cuối cùng trong những hoàn cảnh huyền bí, hưỡng dương năm mươi mốt tuổi.


Không nghi ngờ gì nữa Đức Ban Thiền Lạt Ma là một nhân vật vĩ đại, người đã sinh ra một cách đặc biệt trong thời điểm nghiêm trọng vì lợi ích của Phật Pháp và đồng bào Tây Tạng,”  Kachen Lobzang Tseten, trụ trì của tu viện Tashi Lhunpo, là nơi ngự tọa của những Đức Ban Thiền Lạt Ma.


Ngay cả trong cách nói thông thường Ngài được xem như một nhân vật can đảm lạ thường, người thậm chí không viết dòng chữ nào về sự hy sinh của chính mình,” ông nói thêm.


Những lĩnh tụ hàng đầu của chính phủ Lưu vong Tây Tạng, kể cả Thủ tướng Samdhong Rinpoche và các bộ trưởng trong nội các, và phát ngôn viên Penpa Tsering cùng những nhân vật của Quốc hội lưu vong đã tham dự buổi lễ tưởng nhớ hôm nay được tổ chức bởi tu viện Tashi Lhunpo và Hiệp hội Trung tâm Đức Ban Thiền Lạt Ma.


Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười  đã chứng tỏ lòng can đảm phi thường để hành động và nói lên sự thật về Tây Tạng ngay cả dưới những hoàn cảnh chính trị hết sức khó khăn và nhạy cảm tại Tây Tạng,” Thủ tướng Tây Tạng đã nói trong bài phát biểu của mình.


Vì Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười là gương mẫu đấu tranh cho lợi ích của đồng bào Tây Tạng và mục tiêu của Tây Tạng, Thủ tướng nói rằng chính phủ lưu vong Tây Tạng hàm ơn Ngài và hứa làm mọi nổ lực cần thiết để giải thoát cho Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười Một trẻ tuổi, Gedhun Choekyi Nima, khỏi sự khống chế của Trung Cộng.


Trong năm 1995, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chứng nhận Gendun Choekyi Nima niên thiếu như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười Một, nhưng Bắc Kinh đã bắt cóc Ngài và đem đến một địa điểm không được biết rồi đưa lên một cậu bé do họ tự chọn, Gyaltsen Norbu, người bị hầu hết đồng bào Tây Tạng bác bỏ.


Gendun Choekyi Nima cùng với cha mẹ hiện nay đang ở chốn nào vẫn chưa được biết.


Như một phần của lễ tưởng niệm, tu viện Tashi Lhunpo và Hiệp hội Trung tâm Đức Ban Thiền Lạt Ma, vào buổi sáng sớm, đã điều khiển một lễ cúng dường công phu cầu nguyện Đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ.


Những người tổ chức cũng giới thiệu ba quyển sách bằng tiếng Tây Tạng về Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười.
Những người tổ chức nói, những quyển sách là một phần trong nổ lực của họ “để tạo nên một sự tỉnh thức về sự đấu tranh mà Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười đã chạm trán trong khi hành động để làm tăng tiến phúc lợi của đồng bào Tây Tạng và làm sống lại những truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng dưới sự thống trị của Trung Cộng.”


Những người tổ chức cũng sẽ có một buổi hòa nhạc để tưởng nhớ Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười vào ngày mai tại viện Biểu diễn Nghệ thuật Tây Tạng (TIPA) ở Dharamsala.


Những sự kiện tưởng nhớ là bộ phận của những hoạt động vận động của những người tổ chức hàng năm qua để dâng hiến đến Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ Mười bắt đầu vào tháng Giêng năm 2009.


---

Dalai Lama Joins Tibetans In Remembering 10th Panchen Lama 
Tuệ Uyển chuyển ngữ 
30-12-2009 
http://www.dalailama.com/news/ 
 


Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

poisonivy
  • Số bài : 178
  • Điểm: 0
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.05.2009
  • Nơi: San Jose, CA. USA
RE: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VÀ TÂN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU - 01.01.2010 23:34:31
0
Bài mang nhiều tính chất chính trị hơn là tri thức chân thật của một Phật tử ......
Trương Văn Tú

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 02.01.2010 01:59:47
0
TUỆ TRÍ VÂ TÍNH KHÔI HÀI  
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
---

Cambridge, MA, USA, 1 May 2009 (By Elijah Jordan Turner, The MIT Tech) -




Đây là lần thứ hai trong vòng sáu năm, Đức Dalai Lama đã nói chuyện tại MIT.   Nhưng lần trước Ngài là một vị khách viếng thăm, hôm vừa rồi Ngài đã nói chuyện để khai mạc một trung tâm mới tại MIT,  Trung Tâm Dalai Lama vì những giá trị đạo đức và chuyển hoá.


Khi Đức Dalai Lama bước vào Thính Đường Kresge chật kín, đám đông trở nên yên lặng.


Ngài đã gặp thính chúng với một sự chào đón anjali đặc biệt, nắm chặc hai tay lại và xá chào liên tục.  Rồi thì, sau một lời giới thiệu ngắn gọn, Ngài bắt đầu nói chuyện.
Đầu tiên Ngài nói đến kinh tế toàn cầu và tính rắc rối tự nhiên của thị trường tự do: "Những điều nào đấy do con ngưòi tạo ra, nhưng nó ngoài tầm kiểm soát của con ngưòi?"


Phần còn lại của bài nói chuyện tập trung vào vai trò của đạo đức trong nền học vấn thế nhân.  Thế gian thường tình không có nghĩa là từ chối tôn giáo, Ngài  nói;  nó có nghĩa là "tôn trọng tất cả các tôn giáo."  Ngài nói rằng, đạo đức có thể hiện diện mà không lệ thuộc vào một tôn giáo đặc thù nào.


Thành thật ngay thẳng là quan trọng trong mọi khía cạnh của mọi hoạt động, từ chính trị đến khoa học đến tài chánh, Ngài nói.  Tham lam là cội nguồn của khủng hoảng kinh tế, Ngài nói như thế.


Ngài cầu nguyện cho những quốc gia như Hoa Kỳ vì nguyện ước của họ đến nhân quyền, sự tương phản của họ với Trung Cộng mà quân đội xâm lược đã tiến chiếm Tây Tạng từ những năm 1950 đã là nguồn gốc của căng thẳng bên trong và ngoài Cộng đồng Phật giáo hơn nữa thế kỷ qua.


Đức Dalai Lama hiện tại - danh hiệu đầy đủ là Đấng Thánh Thiện Đệ Thập Tứ Dalai Lama, Tenzin Gyatso - là Ngài thứ mười bốn trong thế hệ thống  lãnh truyền thừa được chọn lựa để lãnh đạo Tây Tạng và hệ thống Phật giáo Tây tạng. Ngài lớn lên vào thời điểm khi Trung Cộng bắt đầu leo thang áp lực chống lại chính quyền Tây Tạng đến phía Tây.  Ngài đã đào thoát sang Ấn Độ sau khi lãnh đạo một cuộc nổi dậy bất bạo động thất bại chống Trung Cộng năm mươi năm trước.


Mặc dù Đức Dalai Lama đã gián tiếp liên hệ đến nữa thế kỷ lưu vong khỏi Tây Tạng, vị Lãnh tụ, khi được yêu cầu so sánh nguyện ước của những ngưòi Tây Tạng với những nguời bản địa Mỹ Châu, nói rằng không thấy cần thiết để ôm ấp một mối hận thù.


"Không có điểm nào để giữ chặc mối hờn trách bất bình như vậy."  Đức Dalai Lama nói.  "Tất cả những điều đó là quá khứ."


Vị Dalai Lama 73 tuổi rõ ràng không phải là nguời nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ -  Ngài đã khó khăn một lần để tìm chữ "hacking"  - nhưng thông điệp hơn một tiếng đồng hồ và phân nữa là trong sáng và những lời khôi hài của Ngài đã không bao giờ bị nhạt nhẻo.


Đức Dalai Lama đã hư cấu những nhận thức kỷ thuật kỳ dị, thí như những viên đạn đi vòng quanh những nguời vô tội và ghim vào những ngưòi làm ra quyết định, để truyền tải những nhận định của Ngài.  Ngài cũng làm cười lớn và ngạc nhiên khi Ngài mở ra và đội lên một chiếc mũ lưỡi trai và sau đó giở nón ra khi ngài đề cập đến một số kẻ gièm pha đã gọi Ngài là xấu xa hay phi nhân (evil).


"Quý vị có thấy những cái sừng của tôi không?"  Ngài đùa.


Trung Tâm vì Những Giá Trị của Đạo Đức và Chuyển Hoá sẽ đối diện  những vấn đề đạo đức thắt ngặt của thời đại bao gồm những nan đề liên hệ đến sự chịu đựng, giải quyết xung đột, và sự giáo dục toàn diện.  Trung tâm sẽ ở dưới sự quản lý của Văn Phòng Đời Sống Tôn Giáo tại MIT.


Tổ chức sẽ quan tâm cả những nhận thức thế tục và thần học và sẽ cộng tác với những nhóm khác tại MIT và ở những quốc gia khác, như là Trung Tâm vì Sự Phát Triển của Nhân Loại tại Tân Đề Li, Ấn Độ.


Sau bài nói chuyện, Đức Dalai Lama đã trả lời những câu hỏi, bao gồm một câu hỏi về những lãnh đạo kiểu mẫu.  Ngài nói về cựu Tổng Thống Bush (con) vì sự thẳng thắn  của ông ta, nhưng dừng lại ngắn gọn với sự ca ngợi ông ta cho nhiều điều khác hơn.


"Tôi mến ông", Đức Dalai Lama nói về cựu Tổng Thống Bush,  "nhưng quan tâm đối với những chính sách của ông ta, tôi có những sự hạn chế."


Ngay cả khi những người trên diễn đàn của Đức Dalai Lama báo hiệu cho biết thời gian đã hết, Đức Dalai Lama tiếp tục trả lời những câu hỏi.  Nhưng khi một câu hỏi dài về một số những khái niệm quan trọng về trung tâm mới được hỏi đến, Đức Dalai Lama đã kết luận buổi nói chuyện.


"Tôi nghĩ rằng những điều ấy để dành lần nói chuyện tới,"  Ngài nói như thế.


--

Dalai Lama Shares His Wisdom, Humor In Kresge Auditorium
http://www.dalailama.com/news.368.htm 
 

Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 10.01.2010 22:41:51
0
Đức Đạt Lai Lạt Ma Cảm Ơn Trung Hoa

Tuệ Uyển chuyển ngữ




Bodh Gaya, Bihar, India, 6 January 2010 (By Nalin Verma, The Telegraph, Calcutta), Đức Đạt Lai Lạt Ma, chấp tay búp sen, cảm ơn Trung Hoa. Điều ấy làm người Hoa rơi nước mắt. Lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng hôm nay “khiêm hạ” tỏ lòng “biết ơn” của Ngài đến Trung Hoa, biến buổithuyết giảng hòa bình hàng năm trong một sự biểu hiện để chiến thắng trái tim của kẻ thù khi Ngài hướng tới quốc gia đã gán sự đấu tranh cho tự do của Ngài như một hành động ly khai.

“Thân mẫu của Mao Trạch Đông (lĩnh tụ của Cộng Đảng Trung Quốc) là một Phật tử. Và Phật giáo đã là một tôn giáo chính của Trung Hoa. Đạo Phật từ Trung Hoa đã đến Tây Tạng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với một nhóm khoảng 200 người Hoa năng động, đã đến để nghe Ngài thuyết giảng vào ngày thứ hai trong năm ngày giảng thuyết về Hòa bình Thế giới.

“Chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn và Trung Hoa, một quốc gia đã tiếp nhận Phật giáo như tôn giáo và nét đặc thù của mình, trước Tây Tạng ba thế kỷ,” Ngài chấp tay và nói thêm.

Lời tuyên bố với ngôn từ cẩn trọng có nghĩa rằng vị tu sĩ bảy mươi bốn tuổi đã thành công trong việc chuyển tải một thông điệp chính trị mà không có màu sắc chính trị. Điều ấy cũng không phá vở điều kiện mà Ấn Độ đã bố trí cho Chính phủ lưu vong Tây Tạng của Ngài sau khi Ngài vượt thoát khỏi Trung Hoa gần năm mươi năm trước vì Ngài đã không có một lời tuyên bố nào chống lại Bắc Kinh.

Những ngôn ngữ ấy khiến cho những người Hoa viếng thăm vổ tay vang dội và nhiều người đã rơi nước mắt. Sau đấy Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về sự đòi hỏi “khoa học” của Phật giáo.

“Einstein và một số nhà khoa học đương đại đã tìm thấy cung cách sống của Phật giáo rất khoa học vì đấy là một sự thực tập để chửa trị và tịnh hóa tâm hồn hơn là đắm mình trong cầu nguyện và tụng niệm,” Ngài nói thế.

“Người Trung Hoa nên trân quý Phật giáo như tài sản văn hóa và tôn giáo quý báu của mình chứ không nêntừ chối một lối sống hòa bình…” người đoạt giải khôi nguyên hòa bình đã dành khoảng hai mươi phút để phát biểu thêm một cách rộng rãi đến những tín đồ người Hoa của Ngài.

Được hỏi làm thế nào có quá nhiều người từ Hoa Lục đã xoay sở để đến được Đạo Tràng Giác Ngộ - Bodh Gaya, một viên chức kỳ cựu của Chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Himachal, Jigme Tsering đã nói rằng sẽ không “khôn ngoan” để phơi bày điều đó ra, “tôi chỉ có thể nói rằng họ đã tìm ra một cách (để đến được đây) bất chấp mọi khó khăn.”

“Tại sao bạn quá quan tâm đến chi tiết?”, Li Peng, một thanh niên đến từ Bắc Kinh nói thế. “Tôi đang đứng trước mặt bạn với sổ thông hành và chiếu khán nhập cảnh chính cống của của tôi.” Còn những người khác từ chối nói chuyện.

Trong những người diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay có nam tài tử Hollywood, Richard Gere, và một nữ minh tinh xinh đẹp, những hành giả Phật tử đã tham dự khóa thuyết giảng “như những người bình thường,” thông tin văn phòng cho biết.

Khoảng ba mươi nghìn người, kể cả gần một nghìn người phương Tây, đã tập họp tại Đạo Tràng Giác Ngộ để tham dự năm ngày thuyết giảng. Nhưng nơi Đức Phật Giác Ngộ Thành Đạo cũng có đông đão những tu sĩ Ấn giáo Barachatti, Guraru, Belaganj và Dobhi – cả vùng được chú ý như “khu vực báo động đỏ” trong báo cáo của cảnh sát bang Bihar.

Nhưng không có phiến quân Maoist nào được thấy – Đạo Tràng Giác Ngộ , Bodh Gaya trông giống như một tiểu Lhasa với hàng nghìn tu sĩ trong trong những bộ y áo đỏ rực cất bước chung quanh.

--

08-01-2009

http://www.dalailama.com/news/post/478-from-dalai-with-thanks-to-china
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 08.02.2010 11:40:36
0

MỘT CUỘC VIẾNG THĂM “TIỂU LHASA”




Một khung cảnh của McLeod Ganj, nhìn từ tu viện Namgyal



Dharamsala, Ấn Độ - Nép mình giữa những con đường quanh co và những triền đồi dốc thẳng. Dharamsala là một thành phố yên bình. Không giống như Tân Đề Ly, nó không bị ô nhiễm – không khí trong lành, một bầu trời xanh ngắt và rất nhiều cây cối cùng bông hoa.

Tọa lạc ở tiểu bang Hamachal Pradesh ở miền Bắc Ấn Độ, thành phố miền núi này được đề xuất để làm nơi cư trú cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và người Tây Tạng vào năm 1959 bởi Thủ tướng Ấn Độ thời bấy giờ, Neru, sau khi người Tây Tạng đào thoát khỏi quê hương của họ, vì lo sợ khủng bố ngược đãi về tôn giáo và xã hội bởi chính quyền Trung Cộng chiếm đóng.

Người ta thường gọi thị trấn này là “Tiểu Lhasa”, tên của thủ đô Tây Tạng. Nó được chia thành ba khu vực – vùng trên gọi là McLeod Ganj; vùng giữa gọi là Kotwali Bazar, và vùng dưới là Kacheri.


Tượng Phật Thích Ca ở chính điện tu viện Namgyal
(Tu viện, nơi ngự tọa của Đức Đạt Lai Lạt Ma).


Hầu hết người Tây Tạng sống ở Mcleod Ganj, đây là đại bản doanh của chính phủ lưu vong Tây Tạng, và cũng là nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ tinh thần của Tây Tạng và khôi nguyên Nobel Hòa bình cũng như lĩnh tụ dân chủ của Miến Điện Aung San Suu Kyi. Họ chia sẻ cùng số phận của những lĩnh tụ chân chính của dân tộc họ, những người đã bị phủ nhận vai trò hợp pháp bởi những chính quyền chuyên chế độc đoán.


Quán Thế Âm thiên thủ thiên nhãn ở tu viện Namgyal


Những con đường chung quanh Khách sạn McLeod Ganj đầy dẫy những nhà hàng ăn, cửa hàng tặng phẩm, và những phụ nữ Tây Tạng đan móc áo cùng những vật thủ công. Tản bộ chung quanh, những người khách ngoại quốc, ăn vận trong những bộ đồ Tây Tạng, thường dừng lại nói chuyện với những tu sĩ.

Một phụ nữ Tây Tạng, Sharab, người đã tham dự trong những cuộc phản kháng ở Tây Tạng chống lại Trung Cộng nói với tôi rằng đời sống ở đây thoát khỏi những căng thẳng tìm thấy ở Tây Tạng, một không khí tự do.

“Chúng tôi không thể sống ở Lhasa được nữa vì chúng tôi hành động cho hòa bình, dân chủ và độc lập cho Tây Tạng,” bà nói. “Tôi đã ở đây hai mươi ba năm rồi. Đây là một nơi rất thanh bình. Không có đàn áp, và chúng tôi không cần phải lo lắng bất cứ điều gì.

Sharab nói bà mong ước cho Suu Kyi khỏe mạnh và cầu nguyện cho sức khỏe cùng sự tự do của nữ lĩnh tụ này. Bà nói người Tây Tạng nghĩ về Miến Điện như “quê hương của Suu Kyi”.

“Khi tôi thấy những tu sĩ trên truyền hình tán tụng ‘kinh Thương yêu’ trong khi họ diễn hành trên những con đường và bị bắn cùng đánh đập bởi những côn đồ của nhà cầm quyền, nó nhắc tôi nhớ về những tăng ni Tây Tạng, những người bị đánh đập, ép buộc rời khỏi những tu viện, bị bắt bớ và tù đày bởi nhà cầm quyền cộng đảng ở Lhasa,” Sharab nói thế.

Với những dòng lệ trên đôi mắt, bà cho tôi xem một bức hình ở Lhasa. Bà nói bà nguyện cầu cho hòa bình ở Tây Tạng để bà cùng những người Tây Tạng có thể trở về quê hương.

Du khách và những người leo núi thường đến Dharamsala vì những phong cảnh tuyệt vời của núi non, thác nước, và những hồ nước chung quanh. Thị trấn này phụ thuộc vào những khách du lịch như nguồn thu nhập chính của nó.
Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng đã thành lập một thư viện văn hóa và cơ sở lưu trử Tây Tạng ở McLeod Ganj để đẩy mạnh Phật giáo Đại thừa và lịch sử, chính trị cùng văn hóa của dân tộc Tây Tạng.
Nhiều người Tây Tạng đến Dharamsala để tiếp nhận một nền học vấn cao cấp.
Ahshi Dayan nói với tôi rằng cô đã rời làng với những người anh của cô để học Anh ngữ ở đây, và sau đó cô định trở lại làng cũ để giúp dạy dỗ những đứa trẻ.

Cô và những người anh của cô đã bị cầm giữ hai tuần lễ bởi những lính biên phòng Trung Cộng vì họ tìm thấy hai tấm hình của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ba lô của người anh của cô.

Cuối cùng, cô được thả ra nhưng những người anh của cô không được phép rời Tây Tạng. Họ khuyến khích cô tiếp tục hành trình cùng với những người con gái mạo hiểm khác mà họ đã từng đi chung.

Được hỏi cô có muốn học tập ở ngoại quốc không, Ahshi Dayan nói, “Tôi chẳng có tham vọng ấy, tôi chỉ cố gắng tối đa để học Anh ngữ ở đây. Sau đó, tôi “sẽ trở lại quê hương và làm một giáo viên. Những đứa trẻ trong làng tôi không có những điều kiện thích hợp để đi đến trường. Chính quyền Trung Cộng dìm chúng tôi xuống bởi vì họ sợ chúng tôi trở thành những người có kiến thức. Tôi muốn những đứa trẻ trong làng tôi được phát triển toàn diện.”
Ahshi Dayan nói cô đã bừng khóc nức nở vì vui sướng khi cô có cơ hội để bày tỏ lòng tôn kính đến Đức Đạt Lai Lạt Ma với tư cách cá nhân. Dân tộc Tây Tạng tôn sùng Đức Đạt Lai Lạt Ma như một vị Phật sống.

Kém may mắn thay, trong thời gian tôi viếng thăm Ngài đã du hành ngoại quốc, và tôi đã không thể tỏ lòng tôn kính.

Chính phủ lưu vong Tây Tạng cung cấp tài chính hổ trợ đến những người trẻ như Ahshi những người hăng hái nồng nàng học tập và cũng tặng học bổng để du học ngoại quốc. Họ cũng giúp những người nghèo và người già cùng cung cấp sự huấn nghệ cũng như những sự giúp đở khác.

Khoảng bảy nghìn người Tây Tạng sống ở McLeod Ganj. Trong khi ở Dharamsala, tôi nhận thấy rằng người Tây Tạng hổ trợ chính phủ lưu vong của họ bởi vì đấy là những chương trình dân chủ và phát triển để giúp đở dân tộc họ.

Acharya Yeshi Phuntsok, một dân biểu quốc hội của chính phủ lưu vong, nói, “Rất hiếm cho những người Tây Tạng định cư ở một quốc gia thứ ba. Không có chương trình tái định cư cho chúng tôi. Chúng tôi đã bị phong tỏa từ năm 1965. Hầu hết mọi người bây giờ định cư ở đây và không có mấy người muốn đi ngoại quốc.”



Một con đường dập dìu ở Dharamsala, một thành phố ở Bắc Ấn Độ, quê hương thứ hai của nhiều người Tây Tạng lưu vong và Đức Đạt Lai Lạt Ma, lĩnh tụ của họ.


Khi rời McLeod Ganj, tôi bị choáng ngộp bởi khung cảnh thanh bình của con người và bởi chí nguyện của họ nhầm hổ trợ cho nhau và để trở về Tây Tạng. Những người Miến Điện và Tây Tạng có nhiều điều thông thường giống nhau.

Khi những lá cờ Tây Tạng và Phật giáo tung bay trong gió, tôi nghĩ về những người Miến Điện lưu vong của tôi. Một ngày nào đấy, cả những người Miến Điện và Tây Tạng sẽ có lại quê hương của họ.
--
A Visit to 'Little Lhasa'
The Irrawaddy[Saturday, January 30, 2010 19:15]
By ZARNI MANN

Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
http://www.phayul.com/news/article.a...'&id=26501
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 10.02.2010 21:09:45
0
DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN TRƯỜNG THỌ
ĐẾN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Phayul[Saturday, January 23, 2010 20:45]
By Phurbu Thinley



Đức Đạt Lai Lạt Ma đội mão lễ trong buổi cầu nguyện tại chùa Tsuglakhang ở Dharamsala, Ấn Độ, Thứ Bảy, 23 tháng Giêng , 2010. Chính quyền Trung ương Tây Tạng dẫn đầu bởi Thủ tướng Samdong Rinpoche đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện trường thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (AP Photo/Ashwini Bhatia)
Dharamsala, Jan 23: những người Tây Tạng hướng dẫn bởi chính phủ lưu vong Tây Tạng tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma như một sự biểu lộ chung lòng biết ơn và tôn kính đối sự lãnh đạo của Ngài.

Trong một tuyên bố ngắn gọn tiếp theo buổi lễ cầu nguyện, lĩnh tụ lưu vong Tây Tạng bảy mươi bốn tuổi đã cảm ơn cả chính phủ lẫn đồng bào Tây Tạng cho buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ.

Tham dự buổi lễ là những nhân vật quan trọng của chính phủ Tây Tang bao gồm Thủ tướng Samdhong Rinpoche và các thành viên trong nội các của chính phủ lưu vong. Phái viên đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lodi Gyari và phái viên Kelsang Gyaltsen, những người hiện đang ở Dharamsala vì nhiệm vụ thúc đẩy cuộc hội họp, cũng hiện diện trong buổi lễ.

Những bài hát và điệu vũ truyền thống được trình diễn bởi những học sinh và những người trình diễn đại diện cho những khu vực khác nhau của Tây Tạng tại sân tu viện Namgyal, trưng bày những truyền thống đặc biệt và màu sắc rực rở phong phú của dân tộc Tây Tạng. Chương trình kích thích một không khí lễ hội cho hàng trăm người Tây Tạng và khách viếng thăm ngoại quốc, những người tham dự buổi lễ tại khuôn viên chật cứng của tu viện.

Nói với hàng nghìn người Tây Tạng tập họp tại buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh trên sự cần thiêt để chung vai và trách nhiệm lớn hơn đối với vấn đề lớn hơn của Tây Tạng.

“Trên một phương diện nông cạn, nó biểu hiện hình ảnh chúng ta trong một buổi lễ tán tụng và sự thoãi mái, nhưng trên một khía cạnh sâu sắc hơn, sự hội họp này phục vụ như một nhắc nhở về bản sắc dân tộc đặc biệt, và di sản văn hóa phong phú của Tây Tạng cũng như Phật Pháp đang tồn tại dưới một tình trạng nghiêm trọng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

“Hãy giữ những hiện thực không gì lay chuyển được này trong tâm tư quý vị, có một sự cần kíp để làm những nổ lực nghiêm chỉnh và tập thể trên bộ phận của chúng ta,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

“Trên tất cả, chúng ta phải ghi nhớ trong tâm rằng những người Tây Tạng bên trong quê hương Tuyết Sơn không kể tuổi tác và gian khổ, luôn luôn duy trì sự đoàn kết mạnh mẽ trong tâm hồn họ,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.


“Và những ai trong chúng ta đang sống lưu vong, chúng ta là những đại biểu cho đại đa số những những đồng bào Tây Tạng đang sống bên trong quê hương Tuyết sơn của chúng ta,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế. “Và sống trong một thế giới tự do, nếu chúng ta từ bỏ hay quên lãng trách nhiệm của chúng ta là sai quấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

Lĩnh tụ Tây Tạng cũng khuyến khích đồng bào Tây Tạng cả bên trong lẫn bên ngoài lĩnh thổ Tuyết Sơn hãy hành động nổ lực phối hợp hơn để hiểu rõ hơn, và để thưởng thức cùng bảo tồn di sản văn hóa phong phú cùng kiến thức tâm linh của Tây Tạng.

Người Tây Tạng tin tưởng rằng tổ chức những buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ sẽ làm tan biến những chướng ngại trong đời sống con người, vì thế làm tăng tiến sự tiếp diễn cát tường của con người.

Được xem như hiện thân của Quán Thế Âm, Bồ tát từ bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đồng bào Tuyết Sơn tôn kính như lĩnh tụ tâm linh lẫn thế quyền của Tây Tạng.

Lhamo Dhondrub sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một gia đình nông dân ỏ miền Đông Bắc Tây Tạng, Ngài được chứng minh qua những thử thách vào lúc hai tuổi như tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba, Thubten Gyatso. Vào năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng. Một cuộc nổi dậy của dân tộc Tây Tạng chống lại sự hiện diện tiếp tục của Trung cộng thất bại, buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng nghìn người Tây Tạng phải đào thoát sang Ấn Độ. Từ năm 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Tây Tạng đã sống trong cảnh lưu vong ở Dharamsal, từ đấy họ vận động thế giới hổ trợ cho việc dành lại tự do của dân tộc Tây Tạng.

--
Tibetan people offer long-life prayers for the Dalai Lama
http://www.phayul.com/news/article.a...i+Lama&t=1&c=1
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010

--
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 11.02.2010 13:27:35
0
ẤN ĐỘ NÊN TIẾP NHẬN KHO TRÂN BẢO CỦA TÂY TẠNG
11.02.2010 12:19

“Tôi là người con trai của Ấn Độ và kiến thức của tôi đến từ Ấn Độ,” Ngài nói tại một hội nghị chuyên đề quốc tế ở đây trên những di sản của Phật giáo.

Vadodara, India –“Tôi là người con trai của Ấn Độ và kiến thức của tôi đến từ Ấn Độ,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói tại một hội nghị chuyên đề quốc tế ở đây trên những di sản của Phật giáo.Ngài khẳng định rằng Ấn Độ có tác động sâu xa đối với Ngài và đã ban cho Ngài tự do cùng những cơ hội lớn, Ngài nói “Khi ở ngoại quốc ,chúng tôi giới thiệu mình như một sứ giả của Ấn Độ”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma –một vị lãnh tụ của Tây Tạng đã nói như một “môn đồ” của Ấn Độ: “Trách nhiệm tinh thần của chúng tôi là trao tất cả những kho pháp bảo vĩnh cửu này đến những đạo sư Ấn Độ của chúng tôi. Kho pháp bảo này đã trải qua gần một nghìn năm và đang được giữ gìn ở Tây Tạng”.

Ngài kêu gọi cho sự xúc tiến bất bạo động trong xứ sở,đồng thời duy trì đặc trưng trường cửu của nó và Ấn Độ phải đẩy mạnh “ahimsa” cùng sự bao dung tôn giáo.

“Ấn Độ là quốc gia duy nhất nơi mà tất cả các tôn giáo tồn tại một cách hòa hiệp. Chúng tôi kêu gọi những đạo sư của tôi hãy đóng một vai trò quan trọng trong sự thúc đẩy bất bạo động,” vị lĩnh tụ tâm linh đã nói với đôi bàn tay búp sen nhìn vào những diễn giả tại những dãy ghế vòng cung bao gồm cả Thủ hiến của Gujarat là Narenda Modi.

Ngài nói rằng Ấn Độ có một nền văn hóa bất bạo động mà nó đang được tìm cầu một cách rộng rãi trong thế kỷ 21.

Lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng nói : “sự tham lam và vị kỷ đang đi vào con đường làm cho việc cải hóa thế giới này thành một nơi tốt đẹp hơn cho sự sống đang bị chệch hướng. Cùng sự thối bộ của địa cầu là sự thành công cục bộ của hội nghị thượng đỉnh Copenhagen cũng do bởi những nhân tố đó.”

Modi nói chính quyền của ông đang dự tính xây dựng một ngôi tự viện trong tiểu bang, và đây là điều mà ông đã thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hội nghị chuyên đề ba ngày được những học giả Phật giáo từ Ấn Độ và ngoại quốc tham dự.

Một cuộc trưng bày về lịch sử Phật giáo của Gujarat cũng được tổ chức,và thu hút được sự chú ý của mọi người.


Tuệ Uyển chuyển ngữ (Theo buddhistchannel.tv)
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 16.02.2010 22:18:15
0
DÂNG LỜI CẦU NGUYỆN TRƯỜNG THỌ
ĐẾN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Phayul[Saturday, January 23, 2010 20:45]
By Phurbu Thinley


Đức Đạt Lai Lạt Ma đội mão lễ trong buổi cầu nguyện tại chùa Tsuglakhang ở Dharamsala, Ấn Độ, Thứ Bảy, 23 tháng Giêng , 2010. Chính quyền Trung ương Tây Tạng dẫn đầu bởi Thủ tướng Samdong Rinpoche đã tổ chức một buổi lễ cầu nguyện trường thọ cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (AP Photo/Ashwini Bhatia)

Dharamsala, Jan 23: những người Tây Tạng hướng dẫn bởi chính phủ lưu vong Tây Tạng tổ chức một buổi lễ cầu nguyện cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma như một sự biểu lộ chung lòng biết ơn và tôn kính đối sự lãnh đạo của Ngài.

Trong một tuyên bố ngắn gọn tiếp theo buổi lễ cầu nguyện, lĩnh tụ lưu vong Tây Tạng bảy mươi bốn tuổi đã cảm ơn cả chính phủ lẫn đồng bào Tây Tạng cho buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ.

Tham dự buổi lễ là những nhân vật quan trọng của chính phủ Tây Tang bao gồm Thủ tướng Samdhong Rinpoche và các thành viên trong nội các của chính phủ lưu vong. Phái viên đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lodi Gyari và phái viên Kelsang Gyaltsen, những người hiện đang ở Dharamsala vì nhiệm vụ thúc đẩy cuộc hội họp, cũng hiện diện trong buổi lễ.

Những bài hát và điệu vũ truyền thống được trình diễn bởi những học sinh và những người trình diễn đại diện cho những khu vực khác nhau của Tây Tạng tại sân tu viện Namgyal, trưng bày những truyền thống đặc biệt và màu sắc rực rở phong phú của dân tộc Tây Tạng. Chương trình kích thích một không khí lễ hội cho hàng trăm người Tây Tạng và khách viếng thăm ngoại quốc, những người tham dự buổi lễ tại khuôn viên chật cứng của tu viện.

Nói với hàng nghìn người Tây Tạng tập họp tại buổi lễ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh trên sự cần thiêt để chung vai và trách nhiệm lớn hơn đối với vấn đề lớn hơn của Tây Tạng.

“Trên một phương diện nông cạn, nó biểu hiện hình ảnh chúng ta trong một buổi lễ tán tụng và sự thoãi mái, nhưng trên một khía cạnh sâu sắc hơn, sự hội họp này phục vụ như một nhắc nhở về bản sắc dân tộc đặc biệt, và di sản văn hóa phong phú của Tây Tạng cũng như Phật Pháp đang tồn tại dưới một tình trạng nghiêm trọng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

“Hãy giữ những hiện thực không gì lay chuyển được này trong tâm tư quý vị, có một sự cần kíp để làm những nổ lực nghiêm chỉnh và tập thể trên bộ phận của chúng ta,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

“Trên tất cả, chúng ta phải ghi nhớ trong tâm rằng những người Tây Tạng bên trong quê hương Tuyết Sơn không kể tuổi tác và gian khổ, luôn luôn duy trì sự đoàn kết mạnh mẽ trong tâm hồn họ,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

“Và những ai trong chúng ta đang sống lưu vong, chúng ta là những đại biểu cho đại đa số những những đồng bào Tây Tạng đang sống bên trong quê hương Tuyết sơn của chúng ta,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế. “Và sống trong một thế giới tự do, nếu chúng ta từ bỏ hay quên lãng trách nhiệm của chúng ta là sai quấy,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm.

Lĩnh tụ Tây Tạng cũng khuyến khích đồng bào Tây Tạng cả bên trong lẫn bên ngoài lĩnh thổ Tuyết Sơn hãy hành động nổ lực phối hợp hơn để hiểu rõ hơn, và để thưởng thức cùng bảo tồn di sản văn hóa phong phú cùng kiến thức tâm linh của Tây Tạng.

Người Tây Tạng tin tưởng rằng tổ chức những buổi lễ cúng dường cầu nguyện trường thọ sẽ làm tan biến những chướng ngại trong đời sống con người, vì thế làm tăng tiến sự tiếp diễn cát tường của con người.

Được xem như hiện thân của Quán Thế Âm, Bồ tát từ bi, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đồng bào Tuyết Sơn tôn kính như lĩnh tụ tâm linh lẫn thế quyền của Tây Tạng.

Lhamo Dhondrub sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935, trong một gia đình nông dân ỏ miền Đông Bắc Tây Tạng, Ngài được chứng minh qua những thử thách vào lúc hai tuổi như tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba, Thubten Gyatso. Vào năm 1950, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm lược và chiếm đóng Tây Tạng. Một cuộc nổi dậy của dân tộc Tây Tạng chống lại sự hiện diện tiếp tục của Trung cộng thất bại, buộc Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng nghìn người Tây Tạng phải đào thoát sang Ấn Độ. Từ năm 1960, Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Tây Tạng đã sống trong cảnh lưu vong ở Dharamsal, từ đấy họ vận động thế giới hổ trợ cho việc dành lại tự do của dân tộc Tây Tạng.

Tibetan people offer long-life prayers for the Dalai Lama
http://www.phayul.com/news/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
30-01-2010
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 19.02.2010 01:47:12
0
ÁNH DƯƠNG SAU NHỮNG LÀN MÂY
Phayul[Friday, January 29, 2010 19:05]
 
Dharamsala, Jan 29: ‘Ánh Dương Sau Những Đám Mây: Cuộc Đấu Tranh Của Tây Tạng Vì Tự Do,’ một bộ phim tài liệu gần đây được tuyên bố là một “sự ưa thích của khán giả” tại Liên hoan Phim Quốc tế Thường niên Palm Springs, sẽ được trình chiếu lần đầu tiên vào tháng tới tại Mumbai và Delhi, những nhà làm phim đã thông báo.
 
Bộ phim sẽ được trình chiếu ở Mumbai vào ngày 7 tháng Hai như một phần của  mục tranh đua quốc tế của Liên hoan Phim Quốc tế Mumbai. Vào ngày 12 tháng Hai Tổ chức Trách nhiệm Toàn cầu (The Foundation for Universal Responsibility) của Đức Đạt Lai Lạt Ma và Trung Tâm Quốc Tế Ấn Độ (IIC) sẽ hợp tác điều khiển một cuộc trình chiếu phim tài liệu ở Delhi.
 
Bộ phim tài liệu do nhà làm phim Tây Tạng, Tenzing Sonam và người vợ Ấn Độ, Ritu Sarin là một trong tổng cộng 188 phim từ 70 quốc gia đã dựng lên cho liên hoan phim quốc tế có uy tín này.
 
Tính nổi bật của nó bay vút (popularity soared ) tại liên hoan phim tiếp theo sau việc nhà đương cục Trung Hoa ‘phản đối’ qua việc trình chiếu bộ phim.  Hai bộ phim Trung Hoa lựa chọn cho sự kiện này đã bị rút lại ( later withdrawn) sau khi những người tổ chức từ chối lời yêu cầu của đại diện Trung Cộng cho việc đình chỉ trình chiếu bộ phim ‘Ánh Dương Sau Những Làn Mây.’
 
“Sau khi gặp gở với những đại diện từ chính quyền Trung Cộng để xuất yêu cầu đình chỉ sự trình chiếu của chúng tôi về bộ phim ‘Ánh Dương Sau Những Làn Mây:  Sự Đấu Tranh Của Tây Tạng Vì Tự Do’, chúng tôi đã từ chối yêu cầu của họ một cách tôn trọng,” giám đốc của liên hoan là Darryl Macdonald đã nói vào lúc ấy.
 
Những cuộc tranh luận góp phần bán hết vé cho khán giả trong lịch trình chiếu tại liên hoan phim và đã tiếp nhận hiếm hoi những sự phê bình từ một số khán giả.
Như một kết quả, những người tổ chức liên hoan cũng cho thêm những buổi trình chiếu.
 
Bộ phim được quay bằng tình tiết của ‘Những Câu Chuyện Thật.’
 
Với những sự thâm nhập thân mật khác thường, những nhà làm phim Sonam và Sarin tìm thấy một phối cảnh đặc biệt về những thử thách và khổ tâm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và đi theo Ngài hơn một năm có nhiều sự kiện đáng ghi nhớ, kể cả sự phản kháng năm 2008 ở Tây Tạng, cuộc tuần hành đến Tây Tạng ở Ấn Độ, Thế Vận Hội Bắc Kinh và sự đổ vở trong đối thoại với Trung Cộng.  Dựng lại điều này trên màn ảnh, bộ phim khám phá sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân và lịch sử, tâm linh và chính trị.  Những nổ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma để tìm ra một giải pháp hòa bình cho tình cảnh Tây Tạng căn cứ trên sự đối thoại hòa bình, và sự thiếu nhẫn nại của thế hệ trẻ tuổi Tây Tạng.
 
Brokeback Mountain và Babel, Gustavo Santaolalia, những người đoạt giải Oscar về sáng tác đã viết nhạc cho bộ phim tài liệu này.
 
Screening-details:
Mumbai: 2:30 pm; Sunday, 7 February 2010, National Centre for the Performing Arts 
New Delhi: 6:30 pm; Friday, 12 February 2010, India International Centre
'The Sun Behind the Clouds' to be screened in India
http://www.phayul.com/news/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-01-2010
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 21.02.2010 20:50:38
0
TẠI SAO ĐẠT LAI LẠT MA QUAN TRỌNG:
HÀNH ĐỘNG CHÂN THÀNH CỦA NGÀI
LÀ GIẢI PHÁP CHO TRUNG HOA, TÂY TẠNG, VÀ THẾ GIỚI




His Holiness the Dalai Lama là một ví dụ tuyệt hảo của một đời sống cống hiến cho hòa bình, đối thoại và kết hợp. Những gì Ngài thể hiện, và những gì Ngài đã hoàn thành, chửa trị và chuyển hóa những căng thẳng hiện tại giữa Tây Tạng và Trung Hoa.

Tại sao Đạt Lai Lạt Ma Quan Trọng khám phá chính yếutại sao Ngài đã dành được sự yêu mến và tôn kính của thế giới, và làm thế nào khôi phục khu tự trị Tây Tạng trong Trung Hoa không chỉ có thể mà còn hợp lý cao độ, và chắc chắn cần thiết cho toàn thể nhân loại để có một tương lai hòa bình.

Trong một vài thập niên, từ khi Trung cộng xâm chiếm bất hợp pháp Tây Tạng, dân tộc Tây Tạng đã thấy hệ thống sinh thái của họ bị tàn phá, tôn giáo, ngôn ngữ, và văn hóa của họ bị đè nén, và sự đàn áp, bạo động có hệ thống chống lại bất cứ ai dám thừa nhận chủ quyền của Tây Tạng. Tuy thế, trên tất cả, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kiên định một giọng nói cho hòa bình, chia sẻ một sự tiếp cận của “Con Đường Trung Đạo” đã gặt hái từ giải Nobel Hòa bình đến Huân chương vàng Quốc hội Hoa Kỳ. Gương mẫu của sự đề kháng hòa bình này biểu lộ cho thế giới rằng không ai là tự do trừ khi mọi người đều tự do – và rằng một giải pháp hiện hữu có thể lợi lạc cho tất cả các bên, không chỉ là một phía mà thôi. Và hơn thế không chỉ quốc gia Ngài chú tâm. Những sự đối thoại nội tại tôn giáo, tế nhị, cư xử khiêm cung, và ý nghĩa của công lý từ bi làm cho Ngài tách rời khỏi một thế giới đang chiến tranh với chính nó.

Robert Thurman, được biết như một học giả Tây Tạng học, chủ tịch của Nhà Tây Tạng (Tibet House), và một người bạn cá nhân lâu năm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, trình bày dự án năm điểm táo bạo có lợi đôi bên để thành lập một sự tự trị chân thành của Tây Tạng trong Trung Hoa, để Trung Hoa làm mới lại hình ảnh của họ với thế giới bằng việc để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo đảm tự do cho dân tộc của Ngài. Khi Trung Hoa thay đổi chính sách và cho dân tộc Tây Tạng thật sự là người Tây Tạng, và đổi lại, Tây Tạng có thể hòa hiệp với Trung Hoa trong sự cùng tồn tại hòa bình.

Tại sao Đạt Lai Lạt Ma Quan Trọng không chỉ đơn thuần là một quyển sách về Tây Tạng hay về Đạt Lai Lạt Ma. Nó là một giải pháp khai phá và kích thích cho một thế giới xung đột, đối diện với chính nền tảng của quyền con người và tự do. Bằng việc nêu lên những hành động mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hoàn thành nhân danh cho dân tộc của Ngài, Thurman soi sáng một lời kêu gọi toàn thế giới hành động, cho thấy rằng sức mạnh đạt được có thể không có ý nghĩa gì trong gương mặt của một hành động kiên quyết của sự thật.



Đức Đạt Lai Lạt Ma và tác giả Robert Thurman, trong một khoảnh khắc thoãi mái với những người bạn già trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ năm 2006. Ngài bật cười khi thấy quyền sách được bọc vải trong cung cách Tây Tạng lộ ra từ trong áo tác giả.

Why The Dalai Lama Matters: His Act of Truth As the Solution for China, Tibet and the World
http://dalailamamatters.com/about/
Tuệ Uyển chuyển ngữ
31-01-2010
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 16.03.2010 19:29:05
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TRUYỀN ĐẠI GIỚI



Dharamsala, India, March 15th 2010 – Hôm nay Đức Đạt Lai Lạt Ma đã truyền giới cho một số sư thầy như những tu sĩ cụ túc giới theo truyền thống luật tạng của Căn Bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ vốn đã được thiết lập ở Tây Tạng bởi Viện trưởng Ấn Độ Shantarakshita vào thế kỷ thứ tám theo thánh chỉ của Hoàng đế Tây Tạng thời ấy là Trisong Deutsan.

Trong 51 năm lưu vong vừa qua Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trao truyền giới pháp cho 7.795 tỳ kheo bao gồm 32 vị được thọ giới hôm nay. Luật tạng là nguyên tắc đạo đức cho những hành giả Phật giáo, là phổ biến của truyền thống Nguyên thủy Thượng tọa bộ và là nền tảng của sự thực hành Phật giáo về tập trung và tuệ trí (giới, định, tuệ). Do thế, những ai tiếp nhận tỳ kheo giới phải cảm thấy vui mừng đối với nền tảng được thiết lập trong chính họ trên cấp độ cá nhân cũng như cho sự phụng sự mà họ phải biểu hiện đến Pháp bảo bằng việc trở thành những sư thầy cụ túc giới.

Trước lễ truyền giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma và chư trưởng lão tỳ kheo phụ tá Ngài đã tiến hành lễ sám hối bất cứ sự vi phạm nào đến giới nguyện của họ và khôi phục giới nguyện của họ cùng thiết lập giới đàn.

Mở đầu buổi lễ truyền giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giới thiệu những tỳ kheo tương lai cúng dường những bông hoa đến Đức Phật Bổn Sư và hàng Tăng Già Trưởng Lão Tỳ Kheo của đại giới đàn. Tương tự thế, các vị tỳ kheo theo sự hướng dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma đảnh lễ Đức Phật Tổ của Đạo Phật. Đức Đạt Lai Lạt Ma như Hòa Thượng Đàn Đầu của Đại giới đàn cùng mười vị Trường lão Tỳ kheo hiện diện tại giới đàn kể cả Hòa thượng Jhado Rinpoche, nguyên Trụ trì Tu viện Namgyal, và Hòa thượng đương nhiệm Trụ trì của Namgyal Tu viện là Tromthok Rinpoche, như Yết ma a xà lê, và Giáo thọ a xà lê.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đã ban phúc cho hai y vàng, và hạ y cùng tọa cụ cho các sư thầy. Các vị được hướng dẫn là không rời với ba y pháp vào ban đêm. Trong trường hợp, họ rời y pháp trong thời điểm ấy, họ phải đem y pháp cầu nguyện lại bởi một vị tỳ kheo phẩm hạnh.

Trong sự thọ giới thật sự, mỗi nhóm ba sư thầy được truyền giới chung với nhau trong khi những vị tu sĩ khác phải giữ kín lỗ tai họ lại. Điều này được tuân theo truyền thống giới đàn.

Các tu sĩ được cúng dường quá đường tại giới trường và đấy là bửa ăn cuối cùng trong ngày của họ. Các sư thầy và sư cô có nguyện không dùng bửa sau buổi ăn trưa.

Hòa Thượng Đàn Đầu của giới đàn hướng dẫn những Tỳ kheo giữ gìn giới nguyện một cách thanh tịnh không làm những vi phạm. Hướng dẫn cần thiết thích hợp để trì giới nguyện đã được trao truyền.

Đông thời, hôm nay, một vị Tỳ kheo Tích Lan, Đại trưởng lão Dhammaratana cũng đã được cung thỉnh bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma để chứng minh lễ truyền giới Tỳ kheo trong truyền thống Căn Bản Thuyết Nhất Thuyết Hữu Bộ.

--***--
His Holiness the Dalai Lama Bestows Ordination Vows

Tuệ Uyển chuyển ngữ
15-03-2010
http://www.dalailama.com/news/post/507-his-holiness-the-dalai-lama-bestows-ordination-vows
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 20.03.2010 19:19:00
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA LẠC QUAN VỀ VÙNG TỰ TRỊ TÂY TẠNG

Lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong
buổi diễn thuyết về đề tài “Nghệ Thuật Hạnh Phúc” tại Kolkata
(Reuters).





Kolkata, West Bengal, india, 10 January 2010 (IBNS)- Lĩnh tụ tâm linh
của Tây Tạng đã nói hôm thứ Bảy rằng Ngài lạc quan về một kết quả lạc
quan của Tây Tạng mặc dù hiện đang trong sự bóp chặc cao độ của nhà
đương cục Trung Cộng và những sự vi phạm nhân quyền để bóp nát sự vận
động.

“Tinh thần Tây Tạng rất mạnh mẽ và cơ bản, chúng tôi nghĩ mọ việc đang
thật sự thay đổi. Chúng tôi có một cảm giác mạnh mẽ rằng hơn một tỉ
người Trung Hoa có quyền để biết hiện thực,” Ngài nói, tuyên bố hy
vọng trong khi phê phán nhà cầm quyền Trung cộng.

Theo truyền thông báo cáo, một nhà làm phim Tây Tạng đã bị kết án sáu
năm tù bởi nhà đương cục Trung cộng vì đã làm một phim tài liệu trong
hiện tình Tây Tạng với cảnh người đang ca ngợi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói sự trong sáng là vô cùng quan trọng đối với vấn
đề Tây Tạng đặt niềm tin của Ngài trong sự ủng hộ lớn mạnh cho vấn đề
này bởi những nhà văn và nghệ thuật Trung Hoa những người đang quan
tâm hơn đối với Phật giáo và văn hóa Tây Tạng.
Khôi nguyên hòa bình, Người vừa du hành đến Tawang, tiểu bang
Arunachal Pradesh, làm căng thẳng lại mối quan hệ giữa Trung Hoa và Ấn
Độ, nói rằng Ấn Độ đang biểu lộ cho thế giới con đường tâm linh chân
thực.

Ngài đang nói về Nghệ Thuật Hạnh Phúc tại một buổi lễ phát thưởng của
Tổ Chức Phụ Nữ Nghiên Cứu Từ Thiện. Ngài đã trao một phần thưởng đến
Tổ chức phi chính phủ Disha vì hoạt động cho những thiếu nhi thiếu cơ
hội cho việc học vấn.

Với tính khôi hài và bộc trực thượng thặng, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói
rằng xây dựng những nhà thương và trường học thật quan trọng hơn những
đền chùa nếu những mục tiêu tâm linh được theo đuổi trong một thái độ
đúng đắn nghiêm chỉnh.

“Giáo huấn của Đức Phật là quan trọng hơn những tượng Phật,” Ngài nói.
“Chúng tôi nghĩ rằng người Ấn Độ nên quý trọng và hãnh diện kho tàng
vô giá hơn một nghìn năm của họ và đừng thờ ơ nó. Chúng tôi đi khắp
nơi như một sứ giả của Ấn Độ để phổ biến thông điệp của nó về hòa hiệp
tôn giáo,” Ngài nói thế.

Ngài nói ý tưởng Ấn Độ về Ahimsa (bất bạo động) và Karuna (bi mẫn và
ân cần) là những điều thế giới cần để theo đuổi cho mục tiêu hạnh phúc
an lạc.

Ngài nói rằng, “Ấn Độ là guru (giáo thọ) của chúng ta, và chúng ta là
những chelas (môn đồ).”
Ngài nói, hạnh phúc an lạc đến từ trái tim, từ bên trong và không phải
qua tiền bạc, quyền lực hay ngay cả từ kiến thức.

“Đức Phật nói an lạc căn bản là trong mỗi chúng ta,” Ngài nói thế.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục tất cả mọi người đấu tranh để chống những
năng lực của thù hận và ganh ghét cùng nhắc nhở mọi người hãy hành
động cho những người nghèo.

--
Dalai Lama Optimistic About Tibet Autonomy
Tuệ Uyển chuyển ngữ
01-02-2010
http://www.dalailama.com/news/post/479-dalai-lama-optimistic-about-tibet-autonomy

Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 28.03.2010 07:10:38
0
CHIẾM LẤY TRÁI TIM TÂY TẠNG HAY ĐẬP NÁT TRÁI TIM ĐÓ?

- Làm thế nào để chiếm được trái tim của người Tây Tạng?

- Chính trị Ban Thiền: Bắc Kinh có thể chiếm được trái tim của người Tây Tạng hay không?

“Mọi việc chúng ta làm, chúng ta thực hiện để bảo đảm rằng nhân dân sống một đời sống hạnh phúc hơn với lòng tự trọng hơn và làm cho công bằng hơn cùng hòa hiệp hơn trong xã hội chúng ta.” Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Hoa Wen Jiabao trong phát biểu hàng năm vào ngày 4 tháng Ba tại buổi khai mạc Quốc hội Trung Hoa (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ), ở Bắc Kinh.

Lhasa, Tây Tạng (Trung Hoa) – Một vài ngày trước đây, Chính phủ của Wen Jiabao đã chỉ định Gyaltsen Norbu, 20 tuổi, Ban Thiền Lạt Ma do Bắc Kinh dựng lên, làm một trong 13 thành viên của Hội đồng Quốc gia của Hội nghị Cố vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa (CCPPCC), cơ quan cố vấn tối cao của quốc hội Trung Hoa.

Sau khi trở thành viên của CPPCC, Norbu tuyên bố trách nhiệm cao hơn trong ‘nhiệm vụ bảo vệ sự thống nhất và đoàn kết thiểu số’ (Tân hoa xã, 5 tháng Ba). Mặc dù thế, quyền lực của Norbu như một thành viên của CPPCC được các nhà phân tích xem như biểu hiện tính đảng của Norbu trong phong cảnh chính trị hơn đối với dân tộc thiểu số trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nó cũng là động tác thông tục biểu tượng cho sự “đối xử ưu đãi” đối với thiểu số Tây Tạng trong sự thực hiện chính sách một quốc gia thống nhất. Từ những năm 1950, Trung Hoa đã cố gắng phát triển một nển tảng hổ trợ tạo nên sự ảnh hưởng cao độ những lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng “trung thành và yêu nước” đối với cộng đảng.

Một động thái khác nữa để nâng cao vị thế của Norbu, Bắc Kinh đã tổ chức vào năm 2006 Diễn đàn Phật giáo Thế giới nơi mà Norbu là một trong những người phát biểu then chốt tại lễ khai mạc. Bất chấp sự bất thường của một chính quyền vô thần tổ chức một sự kiện tôn giáo, truyền thông đã trích lời Norbu nói rằng trách nhiệm của Phật giáo là “nuôi dưỡng lòng yêu nước và sự thống nhất quốc gia.” Trong cuộc viếng thăm hiếm hoi vào năm 1999 đến Tu viện Tashi Lhunpo, ngự tòa truyền thống của những Ban Thiền Lạt Ma ở Shigatse trong khu Tự trị Tây Tạng (TAR), Tân hoa xã cho hay rằng Norbu 9 tuổi lúc ấy trong khi tiến hành buổi lễ tôn giáo đã “khuyến nghị Phật giáo Tây Tạng phải vâng lời những hướng dẫn của Chủ tịch Jiang Zemin và yêu mến đất mẹ Trung Hoa xã hội chủ nghĩa.”



Gyaltsen Norbu – Ban Thiền Lạt Ma Bắc Kinh dựng lên

Trong 14 năm qua, Bắc Kinh đã săn sóc Norbu dưới một sự trông nom nghiêm nhặt; những di chuyển giới hạn những khu vực bên trong và chung quanh Bắc Kinh. Khi 11 tuổi, Norbu cũng viếng thăm Thượng Hải và Zhejiang, luôn luôn bao quanh bởi những bảo vệ vũ trang dày đặc và những nhân viên chính quyền. Norbu thường được xuất hiện trên truyền hình với những lĩnh đạo Trung Hoa và chủ trì những buổi lễ tôn giáo. Sự học vấn của Norbu được hạn chế ở Bắc Kinh, nơi một trường học đặc biệt dành cho “những vị Phật sống” (thuật ngữ Bắc Kinh dùng cho những lĩnh tụ tôn giáo tái sinh) gọi là Học viện Phật giáo Tây Tạng Cao cấp Trung Hoa huấn luyện những lĩnh tụ tâm linh tái sinh của Tây Tạng. Trong năm 2000, báo Nhân Dân cho hay sự “giáo dục” thành công hơn 50 “Phật sống” từ năm 1978 ở Bắc Kinh. Trong những thời gian gần đây, một loại khôn khéo tinh vi của Bắc kinh về trấn áp, người ta đã thấy một học đường tương tự cho “Phật sống” đang được xây dựng tại quận Chushui (Quishu) ở Lhasa. Năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Hoa đã chiếu hình những thước phim Gyaltsen Norbu trong chuyến viếng thăm công trình xây dựng trường học.



Gedhun Choekyi Nyima người được Đức Đạt Lai Lạt Ma công nhận là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11

Trong 14 năm qua người ta cũng thấy một thái độ bác bỏ hùng hổ và ngênh ngang của Trung Hoa đối với tất cả những lời kêu gọi và thỉnh cầu cho biếttin tức về điều kiện hiện tại của Gedun Nyima, thiếu nhi được sự xác nhận của Đức Đạt Lai Lạt Ma như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11, tuân theo truyền thống công nhận một vị hóa thân của Tây Tạng. Năm 1995, ba ngày sau khi Nyima được công nhận, thiếu nhi 6 tuổi và gia đình đã biến mất. Bắc Kinh sau đó đã cho hay rằng thiếu nhi đang “được bảo vệ” mà không cho biết một bằng chứng thích ứng nào. Sự thẩm tra xác nhận từ cộng đồng quốc tế hướng dẫn không ai khác hơn thành viên của Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc, Mary Robinson đã thất bại để tìm ra bất cứ sự đáp ứng nào từ Bắc Kinh.

Chính quyền ra lệnh dẹp bỏ hình ảnh của Nyima- Ban Thiền Tây Tạng. Nhưng người Tây Tạng vẫn bàn tán trong thầm lặng số phận của Nyima trong khi xem những trò vui choáng ngợp của những sự trình diễn chung quanh Norbu, cũng gọi là “Ban Thiền JianZenmin” hay “Ban Thiền Trung Hoa” (Gya Panchen), theo cách gọi của người Tây Tạng. (Norbu là người Tây Tạng). Thí dụ, ở Tây Tạng, những video âm nhạc của những ca sĩ Tây Tạng hiện tại không đăng tải hình ảnh của Ban Thiền Bắc Kinh; sự bất tuân rõ ràng cho thấy sự thật rằng hầu hết ca sĩ Tây Tạng thông thường thích trưng bày hình ảnh của những lạt ma bổn sư của họ trong những video, thay vì thế, họ trưng bày hỉnh ảnh của Đức Ban Thiền thứ 10 quá cố.

Với Tu viện Tashi Lhunpo ở Shigatse hạ thành một nơi gặp gở của những mánh lới chính trị và Đức Ban Thiền thật sự vẫn trong vòng kềm tỏa của Bắc Kinh, những người Tây Tạng lưu vong đã xây dựng một Tashi Lhunpo ở quốc ngoại tọa lạc tại khu định cư Tây Tạng Bylakkuppe ở Nam Ấn. Vào năm 2008 khi Nyima-Ban Thiền Tây Tạng được 18 tuổi, viện trưởng của Tu viện Tashi Lhunpo lưu vong, Khen Rinpoche Lobsang Tseten, nói với Trung tâm Tây Tạng ở Ấn Độ vì Nhân quyền và Dân chủ (TCHRD) rằng: “ở cấp độ của sự học vấn vào tuổi này, Đức Ban Thiền Lạt Ma đáng lẻ phải hoàn thành hay gần đến sự hoàn tất môn thứ hai trong năm môn quan trọng của Phật giáo Tây Tạng được biết là Trung Quán luận (Madhyamarg), cộng thêm với văn bản về tuệ trí toàn thiện (trí tuệ ba la mật).” Với sự “biến mất” của ngài, Đức Ban Thiền Lạt Ma không thể tiếp nhận những khẩu truyền và những rèn luyện thiết yếu khác đến sự phát triển toàn diện của dòng truyền thừa rất quan trọng này trong Phật giáo Tây Tạng.

Hệ thống hóa thân tái sinh là một trong những tin tưởng cốt tủy của truyền thống tôn giáo Tây Tạng. Người Tây Tạng tin tưởng rằng những lạt ma tái sinh như những người thủ hộ truyền thừa là chìa khóa đến sự tồn sinh của tôn giáo Tây Tạng và hệ thống tín ngưỡng; họ bảo đảm sự tương tục của Phật giáo Tây Tạng qua hơn nghìn năm. Sự lừa gạt của Bắc Kinh về việc tự dựng lên Ban Thiền Lạt Ma của họ đã xâm phạm cốt lõi của niểm tin này. Nó cũng mở đường cho những hóa thân chính trị hơn bao gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma và đe dọa căn bản thiết yếu của tôn giáo Tây Tạng, không thể duy trì mạng mạch tâm linh tôn giáo, chưa đề cập đến sự xung đột tôn giáo kéo dài, nó có thể đưa đến trong tương lai. Không có Đức Ban Thiền Lạt Ma thật sự dưới bầu trời Tây Tạng, ở đấy đã hình thành một khoảng trống mà nó gậm mòn dần cốt lõi của tín ngưỡng Tây Tạng và văn hóa, hệ thống giá trị của họ, sự tồn tại đặc thù của họ như những con người xứng đáng của tự do để đúng là những con người thật sự của họ. Những hậu quả không chỉ nằm trong phạm vi tôn giáo.

Cảnh giác về sự liên hệ gần gũi giữa tôn giáo và đặc tính Tây Tạng của Bắc Kinh đã có từ sự bắt đầu nhắm đến Phật giáo Tây Tạng. Vào những năm 1950, những tu viện, chùa chiền và cùng những kinh điển, tượng thờ, pháp khí đã bị tiêu hủy; và những sư thầy và sư cô là những đối tượng để bạo hành thân thể và tấn công tư tưởng. Cách mạng Văn hóa đã làm tiêu tan những gì điêu tàn còn lại được làm bởi những điều gọi là cải cách dân chủ trong những năm 1950. Trở lại xa hơn vào năm 1962, ngay cả trước khi trận cuồng phong Cách mạng Văn hóa, Đức Cố Ban Thiền Lạt Ma, như phó chủ tịch CPPCC đã tuyên bố lưu tâm đến số phận của Phật giáo Tây Tạng: ‘Những ai có kiến thức tôn giáo sẽ chết một cách chậm rãi, những công việc tôn giáo đang đình trệ, kiến thức không được truyền trao, có sự lo lắng về việc không có sự rèn luyện cho những người mới, và vì thế chúng ta thấy việc xóa bỏ Phật giáo, điều đã từng rộ nở ở Tây Tạng và được trao truyền những giáo huấn và giác ngộ. Đây là điều gì đấy mà tôi và hơn 90% dân Tây Tạng không cam chịu được.”

Ngày nay, lĩnh đạo tâm linh của bốn trường phái Phật giáo Tây Tạng và đạo Bon cổ truyền đang lưu vong. Các ngài không phải là những người lưu vong tự nguyện như Bắc Kinh muốn chúng ta tin tưởng. Các ngài bị đẩy khỏi đất nước của các ngài, bị áp lực phải tìm một không gian khác để để làm sống lại một cách tự do niềm tin tôn giáo và văn hóa của các ngài. Thiếu vắng những vị thầy tôn giáo cao cấp thường được viện dẫn như lý do chính tại sao nhiều tu sĩ nam nữ đã rời Tây Tạng để lưu vong. Sự tiếp tục tận tụy một cách trung thành đến Đức Đạt Lai Lạt Ma của đồng bào Tây Tạng trong và ngoài quê hương Tuyết Sơn đã thúc đẩy Bắc Kinh đưa ra nhiều phạm vi mức độ khác nhau che đậy trong những hình thức hợp pháp để làm xói mòn thẩm quyền của ngài và tiêu huỷ truyền thống Phật giáo Tây Tạng mạnh hơn. Do vì Đức Đạt Lai Lạt Ma là một biểu tượng vô cùng năng động của Phật giáo và đặc tính Tây Tạng, từ năm 1990, Bắc Kinh đã khuyến khích một cách chính thức mở rộng những vận động bôi nhọ chống lại lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng bên trong và ngoài quê hương Tuyết Sơn.

Bên trong Tây Tạng, khu vực đã bị chính trị hóa cao độ, ngay cả chu kỳ sửa chửa hay xây dựng tu viện cũng cần sự chấp thuận của chính quyền. Hội đồng Quản lý lắng nghe công bằng Dân chủ (DMCs) thiết lập từ những năm 1950 trong mỗi tu viện nhỏ hay lớn hành động như tai mắt của chính quyền. Những thành viên một phần được bầu cử, một phần được chỉ định bởi Cục Công việc Tôn giáo. Bắc Kinh nói rằng DMC “tiếp nhận những hướng dẫn và hổ trợ từ những bộ liên hệ của chính phủ trong trách nhiệm quan hệ tôn giáo” [100 Vấn đề về Tây Tạng, Bắc Kinh tuần báo, 1989]. Thêm nữa sống dưới sự giám sát, tu sĩ nam nữ phải tham gia tham dự những lớp tuyên truyền chính trị nơi họ được dạy bởi “những nhóm hành động’ để cam kết trung thành với đảng và tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những quyển sách tay đặc biệt về “chống lại chủ nghĩa chia rẻ”, “tập huấn chính sách khu vực”, v.v…, được phân phát tại những lớp học “học tập cải tạo yêu nước” này. Một số lớp học kéo dài hàng tuần và một số hàng tháng nhưng không ai có thể phàn nàn đối với việc làm gián đoạn những lớp tôn giáo bình thường và áp lực tâm lý mà tăng ni phải chịu đựng. Tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma trong phát biểu và luận văn đòi hỏi trong những chương trình tẩy nảo như vậy được trình bày cho những người Tây Tạng sùng kính một cách sâu xa là một hành động báng bổ cao độ nhất. Những “nhóm hành động” thể hiện chức năng “những hiệp hội yêu nước” được điều hành bởi Cơ quan Quốc gia vì Quan hệ Tôn giáo (SARA) và Mặt trận Thống nhất của cộng đảng. SARA là một cơ quan được đặt trực tiếp dưới Hội đồng Quốc gia, cơ quan quyết định tối cao trong PRC.

Những báo cáo nổi lên trong những năm gần đây về những tu sĩ đã không chịu nổi đến những vụ tự tử trong những hậu quả của những lớp tuyên truyền chính trị. Trong một báo cáo tháng Sáu năm 2009 trình bày đến Phóng viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng, TCHRD liệt kê 17 trường hợp tự tử và hai trường hợp toan tính tự tử từ tháng Ba 2008 trong tăng ni. Nhiều người đã tìm đường lưu vong để tránh sự tra tấn tâm lý này.

Trên đường lưu vong đến Hoa Kỳ, nguyên viện trưởng của Tu viện Kumbum, Arjia Rinpoche nói rằng: “Có phải nếu tôi còn ở lại Tây Tạng, có lẻ tôi sẽ bị cưỡng bức để tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôn giáo của tôi và để phục vụ chính quyền Bắc Kinh. Điều này cũng có nghĩa là tham dự sự thực hành của chính quyền mà nó chống lại tôn giáo của tôi và niềm tin cá nhân của tôi. Như viện trưởng Tu viện Kumbum, tôi sẽ bị áp lực để hổ trợ chính quyền với sự chọn lựa Ban Thiền Lạt Ma của họ để được người Tây Tạng công nhận. Điều này sẽ vi phạm niềm tin sâu xa của tôi. Tại thời điểm ấy, tôi biết rằng tôi phải xứ sở của tôi.”

Vào năm 1998, sau khi nghe dự định của Bắc Kinh đưa ngài làm giáo thọ cho Gyaltsen Norbu, Arjia Rinpoche đã quyết định vượt biên. “Đời sống chính trị của tôi đang phản bội tôn giáo và nguyên tắc đạo đức của tôi,” ngài đã viết trong hồi ký mới công bố ‘Con Rồng Sống Sót’: Tường thuật của một lạt ma Tây Tạng 40 năm dưới sự thống trị của Trung cộng.

Tu sĩ nam nữ cũng là mục tiêu trước nhất dưới cuộc vận động “Đập Mạnh”, còn gọi là hướng dẫn chống tội phạm đã sử dụng ở Tây Tạng để nhổ gốc những yếu tố chính trị phản động. Việc bẻ gảy Phật giáo Tây Tạng đã được xác nhận chính thức tại Diễn đàn Hành động thứ Ba 1994. Những cuộc vận động tuyên truyền chính trị và vô thần đã mãnh liệt không chỉ trong những học viện tôn giáo mà cũng trong những người cư sĩ trong những vùng hẻo lãnh và những khu vực chăn nuôi. Những tài liệu như “Độc giả vì Khoa học và Kỷ thuật Phát triển và Tẩy trừ Mê tín” được lưu hành bởi Bộ Tuyên truyền của CCP để loại bỏ ảnh hưởng của tôn giáo. Trong tháng Tám 2006, Zhang Qingli, bí thư của TAR đã nói với Der Spiegel: “Chúng tôi đang tổ chức học tập yêu nước khắp mọi nơi, không chỉ trong những tu viện.”

Trong năm 2000, tôn giáo được xác nhận như nhân tố chìa khóa của đặc tính Tây Tạng bởi Li Dezhu, thủ trưởng của cục Công việc Thiểu số, người đã thấy nó như mọt chướng ngại để ổn định và phát triển Tây Tạng. Li cũng đã viết một “sách giáo khoa về việc triệt tiêu những nền văn hóa độc lập và làm tan rả tôn giáo thiểu số bằng việc khuyến khích vật chất chủ nghĩa.” [Times Online, UK, March 28, 2008]. Trong một đề tài xuất bản năm 2007 trong một tờ báo đảng, “nhà lý thuyết chủng tộc của đảng”, như Li thường được biết đến, cũng kêu gọi cho một cuộc chấm dứt bảo tồn những nền văn hóa thiểu số và thay vào đó khuyến khích sự tái thời trang cho họ.

Trong xã hội Tây Tạng, những lĩnh tụ tâm linh được sự tôn trọng sâu xa và sự sùng kính trong những đám đông. Thiếu tính hợp pháp trong con mắt của người Tây Tạng, nhà chức trách thường tìm kiếm sự hổ trợ từ những lĩnh tụ tâm linh ảnh hưởng để hòa giải những cuộc tranh chấp hay thi hành luật lệ và mệnh lệnh. Nhiều người trong họ liên hệ trong những hành động từ thiện trong cộng đồng của họ cộng thêm sự hướng dẫn đời sống và an ủy đến đại đa số quần chúng. Bắc Kinh bực tức sự song hành đạo đức và quyền lực này được thi hành với những lĩnh tụ tôn giáo được tôn kính cao độ mà sự ảnh hưởng của họ bao hàm cả sự chính thống hóa lẫn bất hợp pháp đối với sự thống trị của Bắc Kinh ở Tây Tạng.

Tài liệu 19 hướng dẫn toàn bộ chính sách tôn giáo của PRC không cho phép tôn giáo trong môi trường công cộng và vì thế xem những hình thức tôn giáo truyền thống như tội phạm đặc biệt ở Tây Tạng nơi tôn giáo nối kết một cách phức tạp cả môi trường xã hội lẫn cá nhân. Nó cũng đặt ra những vấn nạn cho những lĩnh tụ tôn giáo năng động xã hội ở Tây Tạng.

Tenzin Delek Rinpoche là một trường hợp tiêu biểu. Đã từng là vị lĩnh tụ Phật giáo tôn kính ở Lithang vùng Đông Tây Tạng, Delek hiện tại đang lãnh án tù chung thân, một bản án sai trái về “nổ bom và phân phát truyền đơn chia rẻ.” Năm 2002, ngài đã bị bắt và tuyên án tử hình mà sau đó giảm xuống thành án chung thân. Ngài là một nhà hảo tâm lớn, một người ủng hộ vô úy đến việc bảo tồn môi trường; và một thiền giả tôn kính giữa những người Tây Tạng và Trung Hoa. Tháng Mười hai vừa rồi, một lĩnh tụ Phật giáo khác nữa từ vùng Kardze thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Phurbu Tsering Rinpoche đã bị tuyên án tám năm rưởi tù giam vì tội “sở hữu vũ khí và đạn dược bất hợp pháp cùng lạm dụng công quỷ xây dựng của chính quyền.” Hai luật sư Trung Hoa đại diện cho Phurbu Rinpoche đã nói rằng những sự buộc tội thiếu “sự thật rõ ràng và không đủ bằng chứng.”

Như một sự cần thiết đưa đến sự đổi mới, một số lĩnh tụ tâm linh để tránh sự quấy rầy của chính quyền đã cố gắng xây dựng những trại tu viện mới (gar) khác biệt với những tu viện rộng lớn truyền thống. Những tu viện truyền thống đặc biệt những nơi xây dựng trước năm 1959, thường hấp dẫn sự chú ý với những nhân viên “giáo dục cải tạo”. Nhưng những trại tu viện mới cũng gặp phải những thảm họa tương tự: từ năm 2001, hơn 1000 thất tại học viện tôn giáo nổi tiếng Larung Gar ở tỉnh Tứ Xuyên đã bị phá hủy, tu sĩ nam nữ bị tống xuất bất chấp sự phản đối của họ. Được thành lập bởi thượng sư uy đức Khenpo Jigme Phuntsok, có lúc lên đến 10.000 tăng ni bao gồm gần 1.000 học nhân Trung Hoa tu học tại đấy. Chẳng bao lâu Khenpo Jig-Phun tạ thế qua những sự rắc rối có thể liên hệ với áp lực và khích động của sự phá hủy Larung Gar. Cùng năm ấy, chính quyền đã phá hủy khu cư trú xuất gia tại Yachen Gar thuộc huyện Payul (Baiyu), tỉnh Tứ Xuyên tống xuất những học nhân bao gồm cả 1.000 người nói tiếng Trung Hoa từ Trung Hoa, Đài Loan, Tân Gia Ba, và Mã Lai Á.

Năm 2007, những thập niên đè nén tôn giáo đạt đến điểm đen tối nhất của nó về “Tiêu chuẩn về Những Hóa Thân của Hoạt Phật trong Phật giáo Tây Tạng” nó đã thiết lập những hình thức hợp pháp đặt thẩm quyền hoàn toàn của đảng Trung cộng công nhận và chọn lựa những hóa thân Tây Tạng. Mọi tiến trình liên hệ đến sự tái sinh bao gồm sự đăng quang, học tập, và rèn luyện tôn giáo đặt dưới sự giám sát của đảng. Một hóa thân không có sự chấp thuận của đảng là “bất hợp pháp” và “vô giá trị”. Luật này không chỉ hợp thức hóa những gì hiện thực hàng thập niên và là một động thái quan trọng bởi chính quyền để ‘bình thường hóa’ và ‘tiêu chuẩn hóa’ Phật giáo Tây Tạng. Sắc luật 2007 không chỉ là một cố gắng để ‘chính thống hóa’ Ban Thiền Bắc Kinh – người gần đến ngày sinh lần thứ 18 – mà nó cũng cung cấp cho Bắc Kinh một phương tiện “hợp pháp” để bào chửa và thông qua những sự can thiệp trong tương lai.


Đức cố Ban Thiền Lạt Ma thứ 10

Tuy thế hy vọng tùy thuộc trong sự hiến dâng tuyệt đối đối với Gedun Choekyi Nyima và vị tiền thân của ngài là Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 trong những người Tây Tạng qua nhiều thế hệ. Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10 được biết đến sự can đảm và bộc trực của ngài chống lại chính sách của Trung cộng tại Tây Tạng. Trong kiến nghị bảy mươi nghìn mẫu tự của ngài, một bản cáo trạng chỉ trích sự thống trị của Trung cộng ở Tây Tạng, và những lời tuyên bố khác nhau đang được những thế hệ trẻ của Tây Tạng tìm đọc. Bình luận về kiến nghị nổi tiếng năm 1962, cố giáo sư sử học Dawa Norbu đã viết, “Không một người Trung Hoa nào (có thể ngoại trừ Peng Dehuai), và chắc chắn không một lĩnh tụ quốc gia thiểu số khác nào, đã dám thách thức chính sách của cộng đảng về cơ bản trong Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ khi nó được thành lập năm 1949, như Đức Ban Thiền Lạt Ma đã làm năm 1962 và 1987.”

Trong lời tuyên bố sau cùng năm 1989 tại Shigatse, Đức cố Ban Thiền Lạt Ma đã kêu gọi cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma được hợp tác với ngài để đề ra chính sách cho Tây Tạng. (Lúc ấy ngài đi cùng với Bí thư đảng ủy Tây Tạng Hu Jintao). Cùng khoảng thời gian ấy, trong một bài báo trong Chinese daily, ngài đã viết rằng cái giá mà Tây Tạng đã trả dưới sự thống trị của Trung cộng lớn hơn những gì đạt được. Ba ngày sau tuyên bố, ngài đã viên tịch để lại một chuỗi câu hỏi về những hoàn cảnh đưa đến sự ra đi đột ngột của ngài vào lúc mới 51 tuổi.

Sự hy vọng cũng đặt trong những tiền lệ hình thành bởi đời sống và việc làm của Đức cố Ban Thiền Lạt Ma thứ 10. Ngài làm khó khăn cho Bắc Kinh, để tạo nên một bản lề giữa thế chế của Đạt Lai Lạt Ma và Ban Thiền Lạt Ma. Ngài chứng minh rằng đàn áp và tuyên truyền chính trị là những chiến lược yếu kém và ngu ngơ để chiến thắng trái tim Tây Tạng. Nó liên hệ niềm hạnh phúc chân thật. Nhưng không thể chối cải rằng hạnh phúc chân thật xuất phát từ trái tim và khi trái tim bị giáng với những vết thương nhắc đi nhắc lại, hạnh phúc vẫn là một giấc mơ khó nắm bắt.

Có lẻ Wen tổng lý có một định nghĩa khác về hạnh phúc.

--***--
Panchen Politics: Can Beijing win Tibetan hearts?
By Tsering Tsomo, Phayul, March 23, 2010
Tuệ Uyển chuyển ngữ
25-03-2010
http://www.buddhistchannel.tv/
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 07.07.2010 01:42:16
1
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA BƯỚC SANG TUỔI 75 VÀO NGÀY THỨ BA 6 THÁNG BẢY NĂM 2010

Indo-Asian News Service, July 04, 2010




Dharamsala, Himachal Pradesh (India) -- 'His Holiness', 'Guruji' and the 'Dalai Lama' hay ‘Đấng Thánh Thiện’, ‘Đạo Sư’ và ‘Đức Đạt Lai Lạt Ma’là những danh xưng nổi tiếng hơn mà ngài được biết đến. Nhưng khi Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, bước sang tuổi 75 vào ngày thứ ba (6/7/2010), ngày sinh đáng chú ý sẽ chỉ là một ngày nữa trong cuộc đời của ‘tu sĩ giản dị’ như ngày diễn tả chính mình.

Sinh ngày 6 tháng Bảy năm 1935 trong một gia đình nông dân ở một làng nhỏ ở Taktser trong tỉnh Amdo miền Đông Bắc Tây Tạng, cậu bé hai tuổi, tên lúc nhỏ là Lhamo Dhondup được công nhận là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, Thubten Gyatso, năm 1937.

Ngày sinh này sẽ đặt Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại trong vị thế riêng biệt trong tất cả những Đức Đạt Lai Lạt Ma – về việc sống trên 75 năm.

Chỉ trừ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, Gendun Drupa (1391-1474), sống trên 75 năm. Ngài tịch lúc 84 tuổi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhì, Gedun Gyatso (1475-1542), và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm, Ngawang Lobsang Gyatso (1617-82), sống đến tuổi 67 và 65 mỗi vị.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ chín, Lungtok Gyatso, có đời sống ngắn nhất trong tất cả những Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài sống chỉ đến năm chín tuổi.

Sánh vai với những nhân vật quyền lực nhất trên thế giới, khôi nguyên Nobel hòa bình năm 1989 tiếp tục đùa với những người bình thường đến những lĩnh tụ trên thế giới với tính hồn nhiên, kiến thức tôn giáo và tuệ trí đáng tin cậy như đồng tử.

Thành viên của quốc hội lưu vong Tây Tạng Karma Yeshi nói với IANS: “Ngày sinh lần thứ 75 của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ là một sự kiện lớn.


Những lễ kỷ niệm bởi những tổ chức khác nhau sẽ tiếp tục suốt năm. Chính ngài sẽ chỉ xem điều này như một sự kiện ở mức độ bình thường.”

“Cầu nguyện trường thọ, những buổi họp mặt quan trọng ở Dharamsala và những trại tạm cư Tây Tạng khác ở Ấn Độ và những quốc gia khác, những cuộc trưng bày hình ảnh và những sự kiện khác sẽ được tổ chức năm nay về Đức Đạt Lai Lạt Ma,” một phát ngôn nhân của chính phủ Tây Tạng lưu vong đã nói như thế.

Những Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo trang web chính thức về Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại, là những hóa thân của Quán Thế Âm hay 'Avalokiteshvara' hay 'Chenrezig', Bồ tát của Từ Bi và vị Thánh hộ trì của Tây Tạng. Bồ tát là những chúng sinh giác ngộ, những người không thụ hưởng niết bàn cho riêng mình và chọn việc tái sinh nhằm để phụng sự chúng sinh.

Năm 1950, Đức Đạt Lai Lạt Ma được đòi hỏi thừa nhận toàn quyền chính trị sau khi Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng năm 1949. Năm 1954, ngài đi đến Bắc Kinh để đối thoại hòa bình với Mao Trạch Đông và những lĩnh tụ Trung Cộng khác, kể cả Đặng Tiểu Bình và Chu Ân Lai.

Ngài bị buộc phải đào thoát khỏi điện Potala (1) ở thủ đô Lhasa năm 1959 và đến Ấn Độ cùng Nepal sau khi Hồng quân Trung Cộng chiếm lấy quyền kiểm soát Lhasa và những vùng khác của Tây Tạng.

Kể từ sau lúc ấy ngài sống ở Dharamsala, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh. Phố núi đã trở thành đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, bây giờ là nguyên thủ quốc gia lẫn lĩnh tụ tâm linh của Tây Tạng.

Mặc dù ngài đã từng tuyên bố ý muốn trở về Tây Tạng và giải quyết vấn đề phức tạp của Tây Tạng bằng việc đồng ý một khu tự trị Tây Tạng dưới quyền kiểm soát của Trung Cộng, nhưng Bắc Kinh không tỏ bất cứ thái độ nào đối với đề nghị của ngài.

Thực tế, các lĩnh tụ Trung Cộng gọi ngài là kẻ ‘ly khai’ người muốn tách rời Tây Tạng khỏi Trung Hoa.

Năm 1989, ngài đoạt giải Nobel hòa bình trong việc đấu tranh bất bạo động cho Tây Tạng. Ngài được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng Mười năm 2007, ngay cả có sự chống đối từ phía Trung Cộng.

Mặc dù với tuổi tác của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tiếp tục du hành khắp thế giới, gặp gở những tổng thống, thủ tướng, những lĩnh đạo của những nước khác nhau và thuyết giảng Phật Pháp.

Những đệ tử và những người ngưỡng mộ ngài kể cả những người nổi tiếng của Hollywood như tài tử Richard Gere của bộ phim “Người Phụ Nữ xinh đẹp- Pretty Woman” và vài người khác. Ngài đã du hành qua gần 65 quốc gia, di chuyển qua sáu lục địa.

Mặc dù ngài sống lưu vong ở Ấn Độ, với vị thế tị nạn chính trị trao cho ngài, ngài đã tiếp nhận quyền công dân danh dự của một số quốc gia và những thành phố dẫn đầu như Paris, Venice và Rome.

Nhiều quyển sách, bao hàm thông điệp của ngài về hòa bình, bất bạo động, thấu hiểu liên tôn giáo, trách nhiệm toàn cầu, và từ bi, đã được viết về ngài và triết lý của ngài khắp thế giới.

Ngài là tác giả của trên 70 quyển sách.

Phụ giải (1) Thực tế là ngài rởi khỏi Điện NorbuLingka (Cung Điện Mùa Hè của Đạt Lai Lạt Ma) chỉ trước khi bị quân Trung Cộng san thành bình địa.

--
Dalai Lama turns 75 on Tuesday
Tuệ Uyển chuyển ngữ- 05/07/2010
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=9,9322,0,0,1,0
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 05.09.2010 20:39:41
0
TRUNG HOA VÀ NHẬT BẢN NÊN HÀNH ĐỘNG TRONG VẤN ĐỀ PHIÊN DỊCH KINH LUẬN PHẬT GIÁO




Kanazawa, Nhật Bản – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến nghị vào ngày thứ Ba rằng Trung Hoa và Nhật Bản nên nghĩ về vấn đề phiên dịch Kinh Điển và những Luận Giải của Đức Thế Tôn cùng những vị đạo sư tâm linh khác sang ngôn ngữ của họ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói điều này trong khi giảng dạy về Bát Nhã Tâm Kinh đến hơn hai nghìn người trong một buổi giảng dạy công cộng tại Tòa nhà Giao hưởng Ishikawa.

Biểu lộ sự chào đón nồng ấm, Đức Đạt Lai Lat Ma nói ngài cảm thấy thoãi mái trong việc giảng dạy Phật Pháp ở Nhật Bản, một quốc gia Phật giáo, “Tôi cảm thấy giống như tôi đang đem lại cho quý vị một phần truyền thống cổ xưa của quý vị. Điều cảm nhận này không quá nổi bật ở phương Tây, bởi vì tôi cảm thấy mỗi quốc gia cần duy trì tôn giáo và văn hóa của chính mình,” ngài nói thế.

Đức Đạt Lai Lạt Ma lập lại lời kêu gọi của ngài về sự cần thiết để trở thành những Phật tử của thế kỷ 21. “Phật giáo không nên trở thành một vận động đơn thuần là nghi thức, chúng ta cần phải học hỏi nghiên cứu để hiểu biết ý nghĩa của kinh điển mà chúng ta đọc. Tâm kinh Bát nhã là một giáo huấn cốt lõi của Phạn ngữ Na lan đà thuộc truyền thống Đại thừa. Do vậy, thật quan trọng để hiểu biết toàn bộ ý nghĩa của giáo huấn này. Thế nên, mặc dù kiến thức của tôi là giới hạn, tôi đã học hỏi nghiên cứu kinh này và tôi muốn chia xẻ với tất cả quý vị,” ngài nói thế.

Trong phần hỏi và đáp, một phụ nữ đã kể lại kinh nghiệm của bà trong chuyền viếng thăm Tây Tạng, nơi bà chứng kiến những người Tây Tạng đã ân cần đến tất cả mọi sinh vật như thế nào. Đáp lại sự chú ý của bà, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Văn hóa Tây Tạng là một nền văn hóa từ bi. Hòa bình và bất bạo động là cung cách đời sống ở Tây Tạng.”

Khi được hỏi làm thế nào hướng dẫn đời sống một cách trọn vẹn ý nghĩa, ngài nói: “Quý vị nên giúp đở người khác, nếu quý vị không thể giúp, hãy hạn chế việc làm tổn hại kẻ khác và hãy trung thực.”

Nói về khoa học và tôn giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Phật giáo có khả năng đáp ứng với khoa học, thực tế đã được công nhận một cách rộng rãi bởi nhiều nhà khoa học. Ngài nói rằng mặc dù khoa học và tôn giáo có nhiều sự tiếp cận khác nhau, cả hai có thể cống hiến một cách bao la cho sự thúc đẩy hòa bình thế giới.

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ ở tại Kanazawa cho đến ngày thứ năm trước khi đi đến Tokyo.







Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 06.10.2010 10:25:56
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THUYẾT GIẢNG TẠI DHARAMSALA



Dharamsala, India, 5 October, 2010 - Khoảng năm nghìn Phật tử từ năm bảy quốc gia, kể cả hơn một nghìn ba trăm Phật tử Đài Loan, đang tham dự bốn ngày thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại ngôi chùa chính ở Dharamsala. Khóa giảng bắt đầu vào ngày thứ Hai, 04, tháng Mười và tiếp tục cho đến ngày 07 tháng Mượi

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang giảng về Luận Nền Tảng của Tụê Trí về Trung Đạo của Long Thọ, Ngọn Đèn cho Con Đường Giác Ngộ của Atisa, Tán Dương Duyên Khởi của Tông Khách Ba và Những Tầng Bậc của Con đường Giác Ngộ cũng của Tông Khách Ba. Khóa thuyết giảng được tổ chức do yêu cầu của một nhóm Phật tử Đài Loan.

trong lời giới thiệu mở đầu, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về việc tiêu trừ ba loại phiền não của con người như thế nào và làm thế nào trau dồi những động cơ tích cực để phục vụ sự cát tường cho người khác .

Bài thuyết giảng được thông dịch sang Anh ngữ, Hoa ngữ, Nhật ngữ, Hàn ngữ, và Việt ngữ, và có thể truy cập trên web qua http://dalailama.com/liveweb.

http://www.dalailama.com/news/post/589-religious-discourse-by-his-holiness-the-dalai-lama-in-dharamsala
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 08.10.2010 22:01:33
0
TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA VỀ VIỆC NHÀ BẤT ĐÔNG CHÍNH KIẾN TRUNG CỘNG LƯU HIỂU BA ĐƯỢC TRAO GIẢI NOBEL HÒA BÌNH 2010

Ngày 08 tháng Mười năm 2010



Tôi muốn gởi lời chúc mừng từ cõi lòng của tôi đến ông Lưu Hiểu Ba vừa được trao giải Nobel Hòa Bình năm nay.

Trao giải Hòa Bình cho ông là sự công nhận của cộng đồng quốc tế về sự gia tăng tiếng nói giữa những người Trung Hoa trong việc thúc đẩy Trung Hoa tiến tới cải cách chính trị, luật lệ và hiến pháp.

Tôi đã từng xúc động cũng như được cổ vũ bởi sự thúc đẩy của hàng trăm công dân Trung Hoa thông tuệ và quan tâm, kể cả ông Lưu Hiểu Ba trong việc ký vào Hiến Chương 08 kêu gọi dân chủ, tự do, đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Tôi đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của tôi trong một tuyên bố công khai vào ngày 12 tháng Mười Hai năm 2008, hai ngày sau khi bản Hiến Chương được công bố và trong khi tôi đang thăm viếng Ba Lan. Tôi tin trong những năm tới, những thế hệ người Trung Hoa tương lai sẽ có thể hưởng thụ hoa trái của những nổ lực mà những công dân Trung Hoa hiện tại đang hành động đối với nhà cầm quyền hữu trách.



Tôi tin tưởng rằng bình luận gần đây của Tổng Lý Ôn Gia Bảo về tự do ngôn luận không thể thiếu được trong bất cứ quốc gia và dân chúng nào mong ước cho dân chủ và tự do là không thể cưỡng lại được là một phản ánh sự lớn mạnh của lòng khao khát cho một Trung Hoa cởi mở hơn. Những sự cải cách như vậy chỉ có thể đưa đến một Trung Hoa hòa hiệp, ổn định, và thịnh vượng.là điều có thể cống hiến một cách to lớn cho một thế giới hòa bình hơn.

Tôi muốn nhân cơ hội này để tái kêu gọi nhà đương cục Bắc Kinh hãy trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba và những tù nhân lương tâm khác, những người đã và đang bị giam cầm vì sự sử dụng quyền tự do bày tỏ ý kiến của họ
.
http://www.dalailama.com/news/post/590-press-statement-of-his-holiness-the-dalai-lama-on-liu-xiaobo-being-awarded-the-2010-nobel-peace-prize
Nắng, mưa là chuyện của trời,
Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
Cùng nhau xây cõi địa đàng,
Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

tueuyen
  • Số bài : 512
  • Điểm: 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.09.2008
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 11.10.2010 09:09:25
0
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHAI MẠC LỄ HỘI HÒA BÌNH THẾ GIỚI TẠI PUNE



ANI[Sunday, October 10, 2010 23:02]
Pune, Oct.10 (ANI):
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng đã khai mạc Lễ Hội Hòa Bình Thế Giới hôm nay tại Pune *.

Tổ chức từ thiện tại Pune đã tổ chức "Hòa Bình Thế Giới...Từng Mãng Một", và kết thúc chương trình với ý tưởng, 'Tư Tưởng Hạnh Phúc - Lễ Hội Hòa Bình Thế Giới', được tổ chức qua 50 thành phố trên toàn Ấn Độ vào hôm nay.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ca tụng Ấn Độ vì đã đầu tranh cho nền tảng của "Ahimsa" hay bất bạo động qua hàng nghìn năm và ca ngợi sự ổn định của xứ sở.

"Bây giờ tôi muốn nói với những người bạn Ấn Độ của tôi, xứ Ấn Độ này, tôi nghĩ 2-3 nghìn năm qua, khái niệm Bất bạo động, Ahimsa, đã phát triển và thực tập qua nhiều thế hệ.  Ngay cả ngày hôm nay, so sánh với những lân bang,”  Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

“Đất nước này đã trãi qua nhiều khó khăn và rắc rối nhưng vẫn đủ khả năng cạnh tranh, đất nước này càng ổn định hơn và hòa bình hơn,” ngài nói thêm.

“Thế giới của hôm nay, Ấn Độ vẫn đang thực tập những điều này.  Bây giờ các bạn  phải nhận ra rằng Ấn Độ là một kho báu.  Quý vị có thể thực hiện một cống hiến nào đấy cho toàn thể thế giới và những tôn giáo khác nhau có thể sống với nhau trên căn bản của sự cảm kích lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau.  Vì thế, tôi nghĩ Ấn Độ chúng ta phải nói và chỉ cho thế giới,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thế.

Khoảng tám mươi nghìn người Tây Tạng đã đến Ấn Độ cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma sau cuộc nổi dậy bất thành chống lại sự thống trị của Trung Cộng trong năm 1959 và trãi qua năm tháng con số ấy đã tăng lên.


  • Pune: một thành phố ở miền Trung Tây Ấn Độ, Đông Đông Nam Bombay (Mumbai).  Nó là thủ đô của Maratha trong thế kỷ 17 và 18.  Dân số: 2.540.000 người

    http://www.newkerala.com/news/world/fullnews-59947.html

    http://www.phayul.com/news/article.aspx?id=28302&article=Dalai+Lama+inaugurates+World+Peace+Festival+in+Pune
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.10.2010 09:25:11 bởi tueuyen >
  • Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    tueuyen
    • Số bài : 512
    • Điểm: 2
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.09.2008
    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 04.12.2010 09:32:17
    0
    THẾ GIỚI CÓ THỂ THẤY MỘT ĐẠT LAI LẠT MA THỨ HAI

    The world may see a second Dalai Lama
    Indrus.in, December 1, 2010
    Tuệ Uyển chuyển ngữ - 3/12/2010


    [b]Quý vị xem tôi có sừng không?

    Dharmsala, India – Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với Nezavisimaya Gazeta về một lời hứa hẹn it ai biết của Đặng Tiểu Bình. Trong những năm 1970, lĩnh tụ Trung Cộng dã hứa hẹn với lĩnh tụ Tây Tạng rằng bất cứ đòi hỏi nào cũng có thể được thảo luận, ngoại trừ Tây Tạng độc lập.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đế xuất thảo luận tự trị. Nhưng như một kết quả, giới lĩnh đạo Trung Cộng đã gọi ngài là một kẻ ly khai và phản bội lời hứa của Đặng Tiểu Bình. Tuy vậy, sự đối thoại với Bắc Kinh tiếp tục. Trong liên hệ với những thay đổi ở đang xãy ra ở Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma tin tưởng rằng có thể đạt đến một sự đồng thuận.

    Cuộc họp báo theo sau cuộc hội kiến của tu sĩ cao cấp với những người Tây Tạng vừa thực hiện một hành trình gian khổ vượt Hy Mã Lạp Sơn, qua mắt những đội biên phòng, nhằm để thụ nhận sự gia hộ của ngài. Người ta không được phép chụp hình những người Tây Tạng này, bằng nếu không, họ sẽ phải tống giam khi trở lại Tây Tạng.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cảm ơn những người hành hương vì sự kiên nhẫn của họ, và khuyến nghị họ hãy sống đúng với nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của dân tộc. Tuy nhiên, tín ngưỡng – như được dạy bởi Đức Phật – không nên mù quáng.
    Cần thiết học hỏi, cập nhật hóa với khoa học. Chỉ như thế, người Tây Tạng mới có thể có lợi ích từ những thành tựu của nền kinh tế Trung Hoa.

    Bắc Kinh lấy đi những tài nguyên thiên nhiên từ Tây Tạng. Tuy thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã không thúc giục những người trung thành với ngài chống lại điều này. Trái lại, đòi hỏi cho một nền độc lập là không thực tế. Phật Giáo càng phổ biến trên thế giới, áp lực của cộng đồng quốc tế lên Bắc Kinh càng mạnh mẽ hơn. Chúng ta cần học hỏi tín ngưỡng của mình, chứ không chỉ cầu nguyện. Chính quyền lưu vong Tây Tạng sẽ làm hết sức mình để giúp đở những ai khốn khổ dưới áp bức của chính quyền Trung Cộng.

    Trong khi trả lời câu hỏi của Nezavisimaya Gazeta, vị thượng thủ tăng già đã cho hay rằng trong những năm 1970 kiến trúc sư cải cách của Trung Hoa, Đặng Tiểu Bình đã nói rằng bất cứ điều gì cũng có thể là chủ đề để thảo luận, ngoại trừ độc lập, “tôi cho rằng nếu Bắc Kinh cho phép chúng tôi bảo tồn văn hóa và Đạo Phật, thế thì người Tây Tạng có thể tiếp nhận những lợi ích tài chính, bằng việc duy trì tiếp xúc với Trung Hoa. Nhưng sau này, liên hệ với việc đàn áp dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn, vị trí của Trung Hoa trở nên cứng rắn hơn. Giới chức thẩm quyền của Bắc Kinh bắt đầu gọi tôi là một kẻ ly khai và ngay cả là một người ác độc.”

    Tuy nhiên, dưới sự lĩnh đạo của Giang Trạch Dân, đối thoại giữa Bắc Kinh và phái viên của Đức Đạt Lai Lạt Ma tái tục. Hơn tám vòng tiếp xúc diễn ra. Sau những vụ xung đột bạo động ở Tây Tạng năm 2008, lĩnh đạo Trung Cộng, Hồ Cẩm Đào, đã nói rằng ông dự định có một cuộc gặp gở với những đại diện của chính quyền lưu vong Tây Tạng. Nhưng điều ấy đã chẳng bao giờ xãy ra.

    Và tuy thế, hy vọng đạt đến một thỏa ước tiếp tục. Trong vài năm, sẽ có một đội ngũ lĩnh đạo mới ở Bắc Kinh. Và điều ấy có thể có một sự tiếp cận mới trong việc thương thảo, đặc biệt bởi vì Tổng lý Ôn Gia Bảo đã nói về sự cần thiết cải tổ chính trị.

    Một điểm tích cực nữa – sự phục hưng của Phật Giáo ở Trung Hoa. Hiện tại, có hơn hai trăm triệu Phật tử ở Hoa Lục. Nhiều người Hoa đến Dharamsala nơi cư ngụ của lĩnh tụ tâm linh Tây Tạng, để lắng nghe ngài thuyết giảng. Họ trở nên tin tưởng rằng sự tiếp cận trung đạo, mà ngài đề xướng, phù hợp với đạo đức của giáo lý nhà Phật, trong khi kiểm duyệt và khống chế hoàn toàn đang được Bắc Kinh thực hiện là phi đạo đức.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà diễn thuyết kỳ tài . Ngài làm thính chúng bật cười liên tục bằng việc hoặc là mô tả ngài như một ma quỷ (như lời của Bắc Kinh) hoặc trích dẫn câu hỏi của một phóng viên Ý Đại Lợi rằng, vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp có thể là nữ nhân. Ngài nói, đấy là rất có thể xảy ra. Vị tu sĩ cao cả 75 tuổi. Và dĩ nhiên, người Tây Tạng lo lắng về vấn đề gì sẽ xãy ra khi ngài bước sang thế giới bên kia. Đức Đạt Lai Lạt Ma đang chuẩn bị thành khẩn cho sự kiện này. Thể chế Đạt Lai Lạt Ma đã tồn tại bao thế kỷ, và Đạo Phật đã khai sinh trước hơn nhiều.

    Mọi việc sẽ tùy thuộc vào ý chí của người Tây Tạng. Người Tây Tạng tị nạn, không chỉ lưu trú ở Ấn Độ, mà cũng ở những xứ sở khác, đã thiết lập thế chế dân chủ, và bây giờ, đã hình thành một quốc hội dân cử. Ở Ấn Độ , những cuộc vận động tranh cử đã diễn ra một cách êm thắm, nhưng ở lân bang Nepal và Bhutan, tiến trình bầu cử đã bị phức tạp hơn dưới áp lực của Trung Cộng. Tuy thế, những đại diện dân cử của Tây Tạng sẽ quyết định làm thế nào với thể chế Đạt Lai Lạt Ma.

    Vị tu sĩ cao thượng nói rằng ngài về hưu bán phần. Tuy nhiên, vì 98% đồng bào của ngài tin tưởng vào lĩnh tụ của họ, ngài cảm thấy có một trách nhiệm lớn lao đối với họ. Tôi đã hỏi, điều gì sẽ xãy ra nếu Trung Cộng chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma của họ? Không có điều gì kinh khủng xảy ra, nhà hùng biện mĩm cười trả lời. Có lẽ sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma.

    Vị lĩnh đạo hiện tại của Tây Tạng đã nhận nhiều lời mời từ Phật tử Nga. Ngài có một kỷ niệm ấm áp trong cuộc thăm viếng Liên Bang Xô Viết năm 1979, và rồi có những cuộc du hành đến Nga dưới thời Tổng Thống Boris Yeltsin. Nhưng lần gần đây nhất mà ngài đã du hành trong một cuộc viếng thăm ngắn ngủi với trách nhiệm đạo sư tâm linh là đến Kalmykia. Từ lúc ấy, ngài không thể ban phép cầu nguyện với giáo đồ của ngài ở Nga. Tại sao? “Quý vị, những người Nga, biết điều ấy rõ hơn,” khôi nguyên hòa bình kết luận.



    http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9704,0,0,1,0


    Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    tueuyen
    • Số bài : 512
    • Điểm: 2
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.09.2008
    WikiLeaks cables:Đức Đạt Lai Lạt Ma đúng khi đặt vấn đề thay đổi khí hậu lên hàng đầu - 22.12.2010 00:17:22
    0
    Đối với Tây Tạng, thay đổi khí hậu là một vấn đề khẩn cấp hơn độc lập – chính sự tồn tại của Tây Tạng đang lâm nguy

    [image]http://www.daophatngaynay.com/vn/thumbnail.php?file=images/2010/quy4/datlailatma_973514663.jpg&size=article_medium[/image]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo sự tiết lộ mới đây nhất của WikiLeaks cables, đã nói với những nhà ngoại giao Hoa Kỳ rằng, đối với Tây Tạng, thay đổi khí hậu là một vấn đề khẩn cấp hơn giải pháp chính trị cho Tây Tạng. Điều này chắc chắn là một báo động hay một cú sốc của một số nhân tố quan trọng cho cuộc vận động độc lập trong vùng. Nhiều người trẻ Tây Tạng lưu vong đã chán nản với chủ trương ôn hòa và tiếp cận bất bạo động của lĩnh tụ tâm linh của họ. Đối với họ, độc lập luôn luôn vượt hơn hẳn vấn đề môi trường.

    Nhưng nếu sự quan tâm là việc tồn tại của những người du mục trên cao nguyên Tây Tạng, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma là đúng. Những hoạt động lưu vong, với sắc thái quen thuộc của những người nổi tiếng và những người cảm tình, đã cố gắng nhiều để diễn tả những khái niệm của người Tây phương về Tây Tạng chính yếu như là một vấn đề chính trị. Nhưng những nổ lực của Đức Đạt Đạt Lai Lạt Ma để bảo đảm một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa cho người Tây Tạng đã chưa có dấu hiệu thành công. Cũng không có một áp lực của người Hoa Kỳ rõ ràng để cải thiện cho sự tự do của người Tây Tạng; và hôm nay, với chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa gia tăng vững vàng, thì viễn tượng cho tiến trình đang trong sự thoái trào.

    Trong khi, vượt xa Hy mã lạp sơn, những ảnh hưởng sâu đậm và không thể đảo ngược của những thay đổi môi trường sôi động đang che lấp những tiêu đề chính trị như một sự đe dọa đến lối sống của người Tây Tạng. Những dấu hiệu khắp nơi: sự tản chảy của băng vĩnh cửu; những sự thay đổi của nước trên bề mặt những đồng cỏ; sự xáo trộn của mô thức mưa gió; và sự rút lui của những băng hà Hy mã lạp sơn – nơi chứa đựng băng tuyết lớn nhất sau Nam và Bắc cực.

    Bắc Kinh đã viện dẫn sự thay đổi khí hậu như sự tranh cải cuối cùng đối với việc áp buộc định cư khoảng một trăm nghìn người du mục Tây Tạng, vì cho rằng họ đã làm thiệt hại những đồng cỏ tội nghiệp do chăn nuôi súc vật ăn cỏ quá mức. Những ngôi nhà nơi định cư của họ là những nơi cư trú ảm đạm và cô lập, nơi họ không thể chăn giữ súc vật, và là nơi mà họ khó khăn để mưu sinh. Chương trình này báo trước cái chết của một lối sống đã tồn tại một cách bền bỉ hàng thế kỷ nay.

    Và, xa hơn, tham vọng của Bắc Kinh thống hợp Tây Tạng – với áp lực nhập cư di dân người Hán; phát triển những trục lộ giao thông; và đẩy mạnh khai thác những nguyên liệu giàu có về khoáng sản và lâm sản để cung ứng cho sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Hoa – đang đặt một sức ép nặng nề lên một môi trường giàu có nhưng mõng manh của Tây Tạng.

    Sự thúc đẩy cho việc phát triển điện khí hóa, một bộ phận của chương trình cải thiện khí hậu, đang đưa tới một chương trình lớn nhất thế giới về việc xây dựng những đập nước trên Hy mã lạp sơn – trong một vùng thường xãy ra động đất và hầu hết được xây dựng với sự quan tâm sơ sài đến lợi ích của dòng chảy hay những người với nhà cửa và đất đai bị chìm ngập.

    [image]http://www.daophatngaynay.com/vn/files.php?file=images/2010/quy4/taytang_992535599.jpg[/image]

    Đây là những đe dọa khẩn cấp đến địa bàn mà tất cả những người Tây Tạng đang tùy thuộc. Ngay cả trong sự kiện không hứa hẹn của giải pháp chính trị sắp tới, những tác động về kiểu mẫu của việc phát triển và thay đổi khí hậu sẽ tiếp tục. Và trong khi những chính sách của Bắc Kinh là một nguyên nhân quan trọng của khủng hoảng môi trường gia tăng, vì thế - như lời Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra – là sự thiếu sót trong hành động của Hoa Kỳ trên sự thay đổi thời tiết. Những ảnh hưởng của nhiệt độ gia tăng trên cao nguyên, đã là yếu tố tệ hại lắm rồi, sẽ tiếp tục hàng thập niên nữa. Nhưng bất cứ hy vọng làm chậm lại hay đảo ngược những tác động này tùy thuộc vào hành động thi hành ngay bây giờ.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã 75 tuổi và việc kết thúc sự lĩnh đạo của ngài đối với người Tây Tạng là đang ở trước mắt. Ngài đã tuyên bố nghĩ hưu và rõ ràng không thể thấy một giải pháp chính trị trong đời sống này của ngài. Không có ngài, Bắc Kinh tính toán rằng nổ lực lưu vong sẽ yếu kém hơn và những trở ngại sau cùng của họ đối với những chính sách đối với Tây Tạng của họ sẽ biến mất. Nhưng Bắc Kinh cũng thấu hiểu rất rõ rằng ngoại trừ những cảnh báo về môi trường của Đức Đạt Lai Lạt Ma được chú ý, không thì những chính sách của họ sẽ là một chiến thắng rỗng tuếch. Và Hoa Kỳ phải thấy rằng hổ trợ vấn đề chính trị Tây Tạng trong khi không làm điều gì để ngăn ngừa sự thay đổi khí hậu mà nguy cơ sự sống bị tàn phá khắp Hy mã lạp sơn rốt cuộc không hơn gì ngoài những động thái chính trị nhỏ nhoi.
    Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    tueuyen
    • Số bài : 512
    • Điểm: 2
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.09.2008
    THÔNG BẠCH - 24.01.2011 01:07:17
    0
    THÔNG BẠCH
    (01/19/2011 03:37 AM) (Xem: 406)
    Tác giả : Ban Tổ Chức Kalachakra 2011

    THÔNG BẠCH

    Kính bạch chư Tôn Đức, Tăng Ni, và kính thưa quý Phật tử và đạo hữu,

    Chiếu theo Thông báo của Ban Tổ Chức Thời Luân cho Hòa Bình Thế Giới 2011 (“Kalachakra for World Peace 2011”) thì pháp hội sẽ được cử hành dưới sự Chủ Lễ của đức Dalai Lama từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011 tại Hoa Thịnh Đốn. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát.

    Ban Tổ Chức “Kalachakra for World Peace 2011”, có đặc biệt dành một số vé ngồi chung bán cho các hội đoàn gồm có:

    Vé cho 11 ngày (từ ngày 6 tháng 7 cho đến ngày 16 tháng 7, 2011) $475

    Vé cho 8 ngày (từ ngày 9 tháng 7 cho đến ngày 16 tháng 7, 2011) $450



    Vé mua qua hội đoàn không bị tính thêm phí dịch vụ (mua vé trên mạng qua Ticketmaster sẽ phải trả thêm 7%), nhưng đồng thời vé đã mua không được trả lại. Chỗ ngồi dành riêng cho các hội đoàn sẽ là những chỗ tốt gần khán đài. Tuy nhiện, quý đạo hữu nào muốn mua vé giá giảm cho người già (trên 65 tuổi­) và trẻ em (từ 4 tuổi đến 12 tuổi), xin mua trên mạng qua Ticketmaster: http://kalachakra2011.com/tickets.html

    Ban Tổ Chức hiện cũng đang làm việc với các cơ sở trường học/chùa Việt Nam để tìm các nơi tạm trú thuận tiện an toàn với giá tượng trưng cho các hội đoàn hoặc cá nhân.

    Xin mời quý đạo hữu liên lạc với các đạo hữu dưới đây để đặt vé hoặc muốn biết thêm chi tiết:

    Hiệp Lowman (703) 698-7386 Tâm Diệu Phú (703) 407-4976

    Thiên Hương (703) 729-6379 Phương Mai (302) 753-9111

    Xin hoan hỷ ghi danh, viết và gửi ngân phiếu mua vé về địa chỉ sau đây:

    Viet Nalanda Foundation
    20743 Laplume Place
    Ashburn, VA 20147
    Số lượng vé dành cho riêng cộng đồng người Việt có giới hạn; vì vậy, kính mong quý đạo hữu, hội đoàn Phật tử ghi danh mua vé sớm. Ban Tổ Chức sẽ khóa sổ bán vé cho các hội đoàn vào cuối tháng 1 năm 2011. Sau ngày này, các cá nhân vẫn có thể mua vé nhưng sẽ ngồi riêng lẽ, tùy thuộc tình trạng vé còn hay hết.

    Ngoài ra, chư Tăng Ni có thể ghi danh tham dự miễn phí và có thể tìm hiểu thông tin chi tiết qua trang mạng www.kalachakra2011.com (click vào phần Việt ngữ “VIETNAMESE”) hoặc có thể liên lạc điện thư ththoang@yahoo.com hoặc tamdieuphu@gmail.com.

    Ngưỡng mong sẽ được gặp gỡ đông đủ chư Tôn Đức, Tăng Ni và quý Phật tử, đạo hữu trong duyên lành hiếm quí vào tháng Bảy tại Hoa Thịnh Đốn. Xin đa tạ.

    Phân Ban Người Việt trong Ban Tổ Chức Kalachakra 2011



    BÀI VIẾT LIÊN QUAN (ĐỌC THÊM ĐỂ BIẾT):

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TRUYỀN DẠY PHÁP MẬT TÔNG KALACHAKRA TẠI TÂY BAN NHA - Thích Nguyên Tạng

    PHÁP HỘI KALACHAKRA LỊCH SỬ TẠI ẤN ĐỘ - Hoàng Phi

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA và LỄ HỘI KALACHAKRA, Thích Nguyên Hiền
    Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    tueuyen
    • Số bài : 512
    • Điểm: 2
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.09.2008
    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 28.02.2011 06:28:40
    0
    CHÍNH TRỊ TÁI SINH

    Chắc chắn tốt nhất là đừng cố gắng làm cho hợp lý lời tuyên bố của Bắc Kinh về Đức Đạt Lai Lạt Ma và những lĩnh tụ tâm linh khác của Tây Tạng: các ông sẽ chỉ làm cho đầu các ông tổn thương. Tuần rồi, Cơ Quan Thẩm Quyền Nhà Nước về Quan Hệ Tôn Giáo của chính quyền vô thần [1] Bắc Kinh đã công bố chương trình để thông qua một đạo luật mới cấm chỉ vị bổn tôn Phật Giáo 75 tuổi không được tái sinh bất cứ nơi nào ngoài vùng đất thuộc quyền kiểm soát của nhà đương cục Trung Cộng (!) , và trao quyền quyết định tối hậu cho nhà cầm quyền tuyên bố khi nào đúng thời để xác định sự tái sinh lần thứ mười lăm của ngài.

    Điều đó có thể dường như để đưa ra một song đề, đối với sự tuyên bố hứa hẹn trước đây của vị lĩnh tụ tâm linh rằng ngài sẽ không bao giờ tái sinh ở Tây Tạng cho đến khi mà quê hương của ngài vẫn còn dưới gót giày của Trung Cộng [3]. Qua lời phỏng vấn của Swati Chopra: Và ngài đã từng nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được tìm thấy bên ngoài Trung Hoa?

    Đạt Lai Lạt Ma: Như tôi đã nói ở phần trước đây, cho dù thế chế này sẽ tiếp tục hay không tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Dưới những tình cảnh tối ưu, tôi nghĩ rằng thế chế ấy nên tiếp tục. Thứ nhất, bảo tồn thế chế là quan trọng. Rồi thì, có lịch sử cá nhân. Cả hai sự lựa chọn nên được giữ cởi mở như thế. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn một sự tái sinh khác, thế thì một cách hợp lý trong khi chúng tôi ở bên ngoài, vị kế tục phải là người nào đấy có thể tiếp tục nhiệm vụ này, mà đã không được vị tiền nhiệm hoàn tất. Điều đó có nghĩa rằng vị ấy phải đến từ một quốc gia tự do. Nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma. Vì thế sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma. Một Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma chính thức của Bắc Kinh – đồng bào Tây Tạng sẽ không có niềm tin. Ngay cả người dân thường của Trung Hoa sẽ không tin tưởng gì vào vị ấy. Đấy sẽ là một Đạt Lai Lạt Ma giả mạo. Đôi khi những anh chị em Trung Hoa có những sự tính toán khác. [Cười] [2]



    Việc nhà cầm quyền Trung Cộng đưa ra một dự luật “bắt buộc” tất cả những vị Lạt Ma cao cấp phải tái sinh trong những khu vực thuộc quyền kiểm soát cũng như phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh có thể dường như buồn cười và cũng có thể không có ý nghĩa gì đối với Phật tử của thế giới hiện đại những người đã quen với các việc mà những cơ quan nhà nước như vậy mang đến.

    Người ta tự hỏi, có phải nhà cầm quyền Trung Cộng đã quá si mê và nhạy cảm đối với tất cả những truyền thống như vậy? Tại những điều đầu tiên thể hiện, họ dường như đang cố gắng để hành động trong khả năng của một Thượng Đế Toàn Năng quyết định trong một vấn đề quan trọng và không thể nghĩ đến như vậy, hay họ thật sự muốn thế? Thế thì thật sự họ là những người Vô Thần Duy Vật hay Vô Thần Duy Tâm? Có lẻ chính họ thật sự hiểu rõ hơn trong vấn đề này!

    Chắc có lẻ đối với Bắc Kinh, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được xem như là một vị Nguyên thủ quốc gia khác, nên vẫn là một cái gai trong thịt của họ, khi ngài có thể được vận động bởi những chính quyền ngoại quốc và những nhóm hâm mộ tương tự đến sự bất lợi cho sự an toàn và sự quan tâm của họ. Vị trí của ngài như một Thủ lĩnh tâm linh sẽ đến trong vị trí thứ hai ảnh hưởng rất xa.

    Nếu người ta nhìn vào những người Hoa hải ngoại, những người mà tổ tiên họ đã rời Hoa lục thậm chí mới gần đây, và việc qua thời gian họ đã tiến hóa và tiếp nhận môi trường cư trú mới của họ như thế nào, chấp nhận và thể hiện lòng trung kiên của họ với những quốc gia mới, và cuối cùng tự họ ngưng gắn kết với người Hoa ở Hoa lục, người ta có thể bắt đầu thấu hiểu tại sao sự hò hẹn, hứa hẹn, mời mọc hay thời kỳ những Lạt Ma cao cấp, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma phải đến từ những cư dân địa phương.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rời Tây Tạng hơn nửa thế kỷ trước, nhiều người Tây Tạng tháp tùng với ngài bây giờ chắc đã là thế hệ thứ hai hay thứ ba sinh ra ở ngoại quốc, sống, làm việc, và suy nghĩ giống Ấn Độ hơn là những người Tây Tạng từ Tây Tạng những người bị ảnh hưởng một cách chính yếu từ đa số người Hoa. Họ có thể là những người Tây Tạng nguyên gốc, nhưng chắc có lẻ qua thời gian, những nhóm khác nhau đã định cư ở ngoại quốc sẽ trở nên khác biệt rõ ràng trong quan điểm và trung thành với những ai trong chính Tây Tạng.

    Đối với những thế hệ trẻ ở Tây Tạng nội thuộc Trung Hoa, Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại có thể chỉ là một hình ảnh tôn giáo rất xa xôi xét cho đến cùng ở trong vị thế bị cấm đoán nghiêm nhặt về mọi thứ liên hệ đến ngài. Sự ảnh hưởng của ngài và tầm quan trọng của những lời nói của ngài sẽ được tiếp nhận bởi những người trẻ này như thế nào thật sự ai đoán được. Đức Đạt Lai Lạt Ma ngài càng lớn tuổi hơn và chính quyền Bắc Kinh có thể cảm thấy đây là đúng lúc để đưa ra một luật lệ hợp thức hóa sự bổ nhiệm một người địa phương như thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng bên trong Tuyết Sơn; không cần biết đến những người Tây Tạng không phải công dân Trung Hoa.

    Tất cả việc này là để thuyết phục sự chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma địa phương để trang trí cho chính quyền Trung Cộng và sự ảnh hưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bị sút giảm một cách đáng kể. Với sự trưng bày luật lệ mới, nó sẽ không thành vấn đề đối với nhà cầm quyền về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma quyết định trở lại như một người đàn bà hay có thể ngài hoàn toàn không trở lại.

    Khác hơn một sự chinh phục hoàn toàn đối với chính quyền Trung Cộng và chờ đợi cho một sự thay đổi hay sụp đổ của chính quyền hiện tại để ảnh hưởng đến những sự thay đổi; hay một sự ủng hộ cho một cuộc can thiệp quân sự, dường như có rất ít cơ hội nếu có thể để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại hành động. [4]

    Trong kiếp sống này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cần một sự tỉnh thức gia tăng không ngừng về đạo đức. Không phải bây giờ mà hai năm trước đây, chính quyền Trung Cộng đã thông qua một loạt những dự luật: Lượng Định và Quản Lý việc Tái Sinh [5], cho phép chính quyền hoàn toàn kiểm soát đối với việc tái sinh. Dự luật bây giờ tuyên bố rằng chỉ có chính quyền mới có quyền quyết định việc một lạt ma chết tái sinh và tất cả những lạt ma Tây Tạng vì thế sẽ tái sinh trong lĩnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

    Đối diện với một trình độ ngoan cố, khôi hài ngốc ngếch (!) một cách ngoại hạng như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma vẫn tiếp tục lạc quan và ngay cả sôi nổi không nãn lòng và thế nào đấy trong tự nó là một sự thoãi mái trong thế giới rắc rối mà ngài và bác sĩ Cutler đã trao đổi trong chiều sâu như vậy của tác phẩm Nghệ Thuật Sống Trong Thế Giới Phiền Não.[6]


    Phụ chú:

    [1] Atheist: Có lẻ phải phân biệt hai loại vô thần: Vô Thần Duy Vật và Vô Thần Duy Tâm. Vì Đạo Phật bác bỏ một đấng tạo hóa tạo ra muôn loài nên Đạo Phật là vô thần, nhưng Đạo Phật với quan điểm nhất thiết duy tâm tạo, nên Đạo Phật là Vô Thần Duy Tâm. Đương nhiên đối với Vô Thần Duy Vật: không tin có Thượng Đế, không tin có thế giới tâm linh, thế giới vô hình, cũng như không có thần thánh. Nhưng thuật ngữ “atheist” tức là ‘không có đấng tạo hóa tạo’ khi dịch là “vô thần” thường bị hiểu lầm là không có thần thánh đối với Vô Thần Duy Tâm, trái lại Mười Pháp Giới của Đạo Phật, từ chư Phật - Bồ tát -Thinh văn - Duyên Giác - cõi thiên, có đến 33 tầng trời - cõi A tu la, một loại bán thiên - cõi người - cõi súc sinh - đến cõi ngạ quỹ và địa ngục là không thể thấy bằng mắt của phàm nhân.
    [2] http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-64_4-9906_15-2/
    [3] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9928,0,0,1,0
    [4] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=8,9931,0,0,1,0
    [5] the Management Measures on Reincarnation (MMR).
    [6] http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=10,8916,0,0,1,0

    Tuệ Uyển chuyển ngữ - 27/02/2011



    Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    tueuyen
    • Số bài : 512
    • Điểm: 2
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.09.2008
    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 14.03.2011 01:31:14
    0
    TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NHÂN KỶ NIỆM LẦN THỨ 52 NGÀY ĐỒNG KHỞI CỦA ĐỒNG BÀO TÂY TẠNG

    Hôm nay đánh dấu kỷ niệm lần thứ 52 ngày đồng bào Tây Tạng đồng khởi hòa bình vào năm 1959 chống tại sự áp bức của Trung Cộng ở thủ đô Lhasa của Tây Tạng và lần thứ ba kỷ niệm ngày phản kháng bất bạo động xãy ra trong toàn cõi Tây Tạng năm 2008. Nhân sự kiện này, tôi muốn tỏ lòng kính trọng và cầu nguyện cho những người nam nữ can trường đã hiến thân sự sống của họ vì chính nghĩa của Tây Tạng. Tôi bày tỏ tình đoàn kết với những ai tiếp tục khổ đau vì áp bức và cầu nguyện vì sự cát tường cho toàn thể chúng sinh.

    Trong hơn sáu mươi năm, đồng bào Tây Tạng, mặc dù bị tước đoạt tự do và sống trong sợ hãi và bất an, đã có thể duy trì những bản sắc và nền văn hóa đặc thù của Tây Tạng. Hơn thế nữa, những thế hệ mới kế tiếp, những người không từng trãi nghiệm nền tự do của Tây Tạng, đã anh dũng tiếp lấy trách nhiệm trong việc theo đuổi vấn đề Tây Tạng, họ đã minh chứng như thí dụ cho sự mạnh mẽ của sức bật của Tây Tạng.

    Trái đất này thuộc về nhân loại và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với 1, 3 tỉ dân, những người có quyền để biết sự thật về những công việc quốc gia trong xứ sở của họ và của toàn thể thế giới. Nếu công dân có nhiều tin tức đầy đủ, họ sẽ có khả năng để phân biệt từ những việc đúng với những việc sai. Kiểm duyệt và hạn chế các thông tin vi phạm cơ bản hợp lý của con người. Ví dụ, lãnh đạo Trung Quốc xem xét các ý thức hệ cộng sản, chính sách của mình để được chính xác. Nếu điều này được như vậy, các chính sách này phải được công khai với sự tự tin và cởi mở để xem xét.

    Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới, là một cường quốc thế giới đang nổi lên và tôi ngưỡng mộ sự phát triển kinh tế ấy. Nó cũng có tiềm năng rất lớn để đóng góp cho sự tiến bộ của con người và hòa bình thế giới. Nhưng để làm được điều đó, Trung Quốc phải được sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế và tin tưởng. Để được sự tôn trọng như lãnh đạo Trung Quốc phải phát triển minh bạch hơn nữa, hành động của họ tương ứng với lời nói của họ. Để đảm bảo điều này, tự do ngôn luận và tự do báo chí là rất cần thiết. Tương tự như vậy, minh bạch trong quản trị có thể giúp kiểm tra tham nhũng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chứng kiến một số lượng ngày càng tăng của trí thức kêu gọi cải cách chính trị và sự cởi mở hơn. Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng bày tỏ ủng hộ cho những quan ngại này. Đây là những chỉ dẫn quan trọng và tôi chào đón họ.

    Trung Quốc là một quốc gia bao gồm nhiều dân tộc, làm phong phú bởi sự đa dạng của ngôn ngữ và nền văn hóa. Bảo vệ của ngôn ngữ và văn hóa của mỗi dân tộc là một chính sách của Trung Quốc, mà rõ ràng đã nêu ra trong hiến pháp. Tây Tạng là ngôn ngữ duy nhất để bảo vệ toàn bộ phạm vi của giáo lý của Đức Phật, bao gồm các văn bản về luận lý và lý thuyết của kiến thức (nhận thức luận), mà chúng ta thừa hưởng từ Ấn Độ Đại học Nalanda. Đây là một hệ thống các kiến thức quản lý bởi lý trí và luận lý có tiềm năng đóng góp vào hòa bình và hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Do đó, các chính sách phá hoại như một nền văn hóa, thay vì bảo vệ và phát triển nó, sẽ ở mức lâu dài đến sự hủy diệt của di sản chung của nhân loại.

    Kiểm duyệt và hạn chế các thông tin vi phạm cơ bản quy tắc của con người. Ví dụ, lãnh đạo Trung Quốc xem xét các ý thức hệ cộng sản, chính sách của mình để được chính xác. Nếu điều này được như vậy, các chính sách này phải được công khai với sự tự tin và cởi mở để xem xét.

    Chính phủ Trung Quốc thường xuyên nói rằng sự ổn định và phát triển ở Tây Tạng là nền tảng lâu dài ở đấy. Tuy nhiên, các nhà chức trách vẫn dàn một lớn số quân đội trên khắp Tây Tạng, tăng hạn chế người dân Tây Tạng. Người Tây Tạng sống trong sợ hãi và lo âu. Gần đây, nhiều trí thức Tây Tạng và môi trường đã bị trừng phạt vì nói lên nguyện vọng cơ bản của người dân Tây Tạng. Họ đã bị cầm tù cáo buộc là đã "lật đổ quyền lực nhà nước" khi thực sự họ đã đưa ra tiếng nói đến bản sắc và di sản văn hóa Tây Tạng. biện pháp đàn áp như vậy làm suy yếu sự thống nhất và ổn định. Tương tự như vậy, ở Trung Quốc, luật sư bảo vệ quyền lợi của người dân, nhà văn độc lập và hoạt động nhân quyền đã bị bắt. Tôi mạnh mẽ thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc để xem xét những phát triển và ban hành ngay lập tức các tù nhân lương tâm.

    Chính phủ Trung Quốc tuyên bố không có vấn đề ở Tây Tạng nào khác hơn những đặc quyền cá nhân và tình trạng của Đạt Lai Lạt Ma. Thực tế là sự đàn áp liên tục của nhân dân Tây Tạng đã gây nên sự bất mãn sâu sắc phổ biến rộng rãi đối với các chính sách chính thức hiện hành. Rất nhiều người từ tất cả các tầng lớp xã hội thường xuyên bày tỏ sự bất mãn của họ. Điều đó cho thấy có vấn đề ở Tây Tạng và phản ánh sự thất bại của chính quyền Trung Quốc trong sự tin tưởng vào lòng trung thành của người Tây Tạng hay chiếm được trái tim của họ. Thay vào đó, những người Tây Tạng sống bị nghi ngờ liên tục và giám sát. du khách Trung Quốc và nước ngoài đến Tây Tạng chứng thực thực tế nghiệt ngã này.

    Vì vậy, cũng giống như chúng tôi đã có thể gửi các đoàn tìm hiểu thực tế cho Tây Tạng vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 trong số người Tây Tạng lưu vong, chúng tôi đề xuất thăm tương tự một lần nữa. Đồng thời chúng tôi sẽ khuyến khích việc gửi các đại diện của các cơ quan độc lập quốc tế, bao gồm các nghị sỹ, để thấy người Tây Tạng ở Tây Tạng có được hạnh phúc, và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận hiện trạng hay không.

    Tinh thần của chủ nghĩa hiện thực là chiếm ưu thế dưới sự lãnh đạo của Mao vào đầu những năm 1950 dẫn đạo Trung Quốc để ký thỏa ước 17 điểm với Tây Tạng. Một tinh thần tương tự hiện thực chiếm ưu thế một lần nữa trong thời gian Hồ Diệu Bang trong thập niên 1980. Nếu có được một sự tiếp tục của chủ nghĩa hiện thực như vấn đề Tây Tạng, cũng như các vấn đề khác nhau, có thể dễ dàng được giải quyết. Thật không may, quan điểm bảo thủ đẩy lùi các chính sách này. Kết quả là sau hơn sáu thập kỷ, vấn đề đã trở nên khó chữa.

    Cao nguyên Tây Tạng là nguồn gốc của các con sông lớn của châu Á. Bởi vì nó là nơi tập trung lớn nhất của các sông băng ngoài hai cực của địa cầu, nó được coi là cực thứ ba. Suy thoái môi trường ở Tây Tạng sẽ có tác động bất lợi trên các phần lớn của châu Á, đặc biệt về Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ. Cả hai chính phủ trung ương và địa phương, cũng như công chúng Trung Quốc, nên nhận ra sự xuống cấp của môi trường Tây Tạng và phát triển bền vững các biện pháp để bảo vệ nó. Tôi kêu gọi Trung Quốc nghĩ đến sự sống còn của người dân bị ảnh hưởng bởi những gì xảy ra với môi trường trên cao nguyên Tây Tạng.

    Từ thời cổ đại, Tây Tạng và nhân dân Trung Quốc đã sống như những người hàng xóm. Sẽ là một sai lầm nếu sự khác biệt chưa được giải quyết đã để ảnh hưởng đến tình hữu nghị lâu đời. đặc biệt những nỗ lực đang được thực hiện để thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Tây Tạng và người Trung Quốc sống ở nước ngoài và tôi hạnh phúc vì điều này đã góp phần vào sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa chúng ta. Người Tây Tạng bên trong Tây Tạng cũng nên trau dồi các mối quan hệ tốt với anh chị em Trung Quốc của chúng tôi.

    Trong những tuần gần đây chúng tôi đã chứng kiến bất bạo động đáng kể cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ trong các bộ phận khác nhau của Bắc Phi và các nơi khác. Tôi có niềm tin vững chắc trong bất bạo động và những người quyền lực và những sự kiện này đã cho thấy một lần nữa rằng bất bạo động xác định hành động thực sự có thể mang lại thay đổi tích cực. Chúng tôi phải hy vọng rằng những thay đổi này tạo cảm hứng dẫn đến hạnh phúc thật sự, tự do và thịnh vượng cho người dân ở những nước này.

    Một trong những nguyện vọng của tôi đã ấp ủ từ khi còn nhỏ là cải cách cơ cấu chính trị và xã hội của Tây Tạng, và trong vài năm khi tôi được tổ chức hiệu quả năng lượng ở Tây Tạng, tôi chủ dộng để thực hiện một số thay đổi cơ bản. Mặc dù tôi đã không thể tác động ở bên trong Tây Tạng, nhưng tôi đã thực hiện mọi nỗ lực để làm như vậy vì chúng tôi đã sống lưu vong. Hôm nay, trong khuôn khổ của Hiến chương cho người Tây Tạng lưu vong, các Tripa Kalon, lãnh đạo chính trị và của người đại diện được bầu trực tiếp của người dân. Chúng tôi đã có thể thực hiện dân chủ trong lưu vong đó là phù hợp với các tiêu chuẩn của một xã hội cởi mở.

    Vào đầu những năm 1960, tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng người Tây Tạng cần một nhà lãnh đạo, được bầu một cách tự do của người dân Tây Tạng, những người mà tôi có thể ủy thác quyền lực. Bây giờ, chúng tôi đã thấy rõ ràng đã đến thời gian để cơ cấu này có hiệu lực. Trong phiên họp thứ mười một sắp tới của Quốc hội thứ mười bốn của Tây Tạng lưu vong, bắt đầu vào ngày 14 tháng 3, tôi sẽ chính thức đề nghị những sửa đổi cần thiết được thực hiện Hiến Chương của người Tây Tạng lưu vong, phản ánh quyết định của tôi để ủy thác quyền hạn chính thức của tôi đến các nhà lãnh đạo được bầu lên.

    Kể từ khi tôi thực hiện ý định của tôi rõ ràng, tôi đã nhận được những lời lặp đi lặp lại và yêu cầu tha thiết cả hai từ bên trong Tây Tạng và bên ngoài, để tôi tiếp tục phục vụ dưới tư cách lãnh đạo chính trị. Mong muốn của tôi để ủy thác thẩm quyền không phải với một mong muốn trốn tránh trách nhiệm. Đó là lợi ích người dân Tây Tạng trong thời gian dài. Nó không phải là vì tôi cảm thấy chán nản. Người Tây Tạng đã đặt niềm tin như vậy và tin tưởng ở tôi mà tôi là một người trong số ấy cam kết sẽ đóng một phần vụ của tôi vì chính nghĩa của Tây Tạng. Tôi tin rằng dần dần mọi người sẽ hiểu ý định của tôi, sẽ hỗ trợ quyết định của tôi và thích nghi để cho nó có hiệu lực.

    Trong những nỗ lực của chúng tôi để giải quyết vấn đề của Tây Tạng, chúng tôi đã luôn theo đuổi cùng có lợi Trung-Way phương pháp tiếp cận, mà tìm cách tự chủ thực sự cho người dân Tây Tạng bên trong Trung Quốc. Trong cuộc hội đàm của chúng tôi với các quan chức của chính phủ Trung Quốc làm việc của Mặt trận Sở chúng tôi đã giải thích rõ ràng cụ thể hy vọng và nguyện vọng của nhân dân Tây Tạng. Việc thiếu bất kỳ phản ứng tích cực để đề nghị hợp lý của chúng tôi làm cho chúng ta tự hỏi liệu những được đầy đủ và chính xác chuyển đến các cơ quan chức cao hơn.

    Tôi muốn nhân cơ hội này để ghi nhớ sự tử tế ân cần của các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác nhau đã yêu mến công lý, thành viên của quốc hội, trí thức và Nhóm Hỗ trợ Tây Tạng, những người đã kiên định trong việc hỗ trợ của họ cho người dân Tây Tạng. Đặc biệt, chúng tôi sẽ luôn nhớ sự tử tế và hỗ trợ phù hợp của người dân và Chính phủ Chính phủ Ấn Độ và các chính quyền tiểu bang đã hào phóng giúp đỡ người Tây Tạng bảo tồn và phát huy tôn giáo và văn hóa của chúng tôi và đảm bảo phúc lợi của người Tây Tạng lưu vong. Đến tất cả họ chúng tôi dâng đến sự biết ơn chân thành của tôi.

    Với lời cầu nguyện của tôi cho các phúc lợi và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.

    Dharamsala

    10 tháng 3 năm 2011





    http://www.dalailama.com/news/post/655-statement-of-his-holiness-the-dalai-lama-on-the-52nd-anniversary-of-the-tibetan-national-uprising-day
    Nắng, mưa là chuyện của trời,
    Vui, buồn là chuyện của người trần gian!
    Cùng nhau xây cõi địa đàng,
    Xua tan sầu khổ, niết bàn là đây!

    Ct.Ly

    vanan_speed
    • Số bài : 5
    • Điểm: 0
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 16.03.2011
    RE: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA - 15.04.2011 17:20:32
    0
    thì dạo là gio con người tạo ra để sua tan đi cái ác trong con người , mọi người đều thấy mổi nền văn minh thì có 1 dạo phái khác nhau  đó saucon người có tính hướng thiện mà không có cách nào nên họ nghĩ ra cách truyền đạo
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.04.2011 15:29:17 bởi Ct.Ly >