Chương 1: Tuổi Thơ Người ta chẳng bao giờ thấy nó ăn cơm, cứ thấy làm lạ. Hỏi nó, nó lại cười. Không nói. Một nụ cười kỳ dị, cười như là một quán tính mà không thể nhận rõ nó vui hay buồn. Nhưng bản thân nó biết rất rõ, nụ cười đó có ý nghĩa gì. Hễ nói tới ăn là nó lại dị ứng, nó không bao giờ thích ăn, mỗi khi ai ép nó ăn thì nó lại dợn da gà, nhợn nhợn cổ họng và tìm cách từ chối. Nhiều người nói nó là cõi trên, chán cơm là người sắp “đoàn tụ ông bà”. Có lẽ đến bây giờ, chẳng ai hiểu nó tại sao lại như vậy, chỉ có mỗi mình nó biết một hột cơm là có vị mặn của những giọt nuớc mắt. Đó là định mệnh của nó. Tự khi nào nó không còn nhớ rõ, nhưng nó biết chắc rằng :"hễ nó bê chén cơm lên là có chuyện không hay đến với nó" . Từ khi biết tự tay cầm đũa xới cơm là nó bắt đầu vừa nuốt cơm vừa nuốt nước mắt. Không cần bất cứ món đồ ăn nào khác cũng cảm thấy đủ mùi vị, vị ngọt của những hạt cơm và mặn mặn của nước mắt thay chén canh. Người mà nó gọi bằng mẹ chưa bao giờ cho nó ăn trọn vẹn một chén cơm. Thậm chí, có nhiều lúc nó bị bỏ đói đến mệt lả. Người ta nói “trời đánh tránh bữa ăn”, nhưng nó thật là xui xẻo, không phải Trời đánh mà mẹ nó đánh, và nhằm ngay lúc nó ăn cơm. Nó là nơi cho bà trút giận.Hhễ buôn bán không thuận lợi, hoặc gây chuyện với bất cứ ai; hay là nhằm ngay một buổi xấu trời thì nó lại nghiễm nhiên là nơi cho mẹ nó “trút” cơn thịnh nộ. Ai hỏi nó ghét nhất ngày nào thì nó sẽ trả lời nó ghét nhất ngày sinh nhật của nó. Khi ấy các đứa trẻ ngang nó đều đựoc bố mẹ nó tổ chức sinh nhật. Còn nó , nó xin mẹ nó tổ chức nhưng bị gạt phăng : - "Đua đòi, cả đời tao có biết sinh nhật là gì mà mày nhiều chuyện thế?. Tháng này mà tụt hạng thì biết tay tao ". Nó nghe doạ thế đành lủi thủi về phòng ôm quyển sách ngồi học mà nước mắt cứ rươm rướm. Cái đầu nó bắt đầu suy nghĩ. Nó chợt à "Bà Ngoại", nó vội đạp chiếc xe đạp qua bà. Tới ngày sinh nhật, mọi người bí mật tổ chức cho nó và Ngoại nó dối với mẹ nó rằng "cho con Bé về ngoại chơi một hôm." Tất cả bạn bè ra về, chuẩn bị khui quà thì Mẹ nó gọi điện qua bảo nó về. Nó nghĩ :"chắc mẩm là mẹ nó gọi nó về lại đang muốn tìm người trút giận đây ", nó sợ và không dám về.Mẹ nó lại gọi doạ :"mày không về để tao qua là mày chết với tao." Ông bà ngoại nó nghe thế sợ quá bảo : "thôi con về đi, không mẹ mầy nó qua phá nhà tao đó." Vừa lo vừa sợ nhưng cũng đành cắn răng về. Vừa bước vào nhà thì ăn nguyên cây chổi bổ từ trên đầu xuống, Nó tá hoả tam tinh mặt mày xây xẩm. Chưa kịp biết lý do tại sao thì lại bị túm tóc , mẹ nó vừa ôm đầu nó vừa giộng vào tường vừa la hét : - Mầy là con quỷ, mầy ám tao, do mầy mà suốt đời tao khổ.Mầy chết đi, chết đi... Nó không nghe gì nữa..Ôm đầu ngồi trong xó gục xuống , không khóc nhưng nước mắt cứ rơi. Nó không thấy đau vì quá quen với những trận đòn thế này. Nó càng nghĩ càng ức thế là nó thét lên : - Bà có phải mẹ tôi không? Bà có biết hôm nay là sinh nhật tôi không? Mẹ nó điên tiết : - À, mày còn dám trả treo tao hả con quỷ? Sinh nhật hả? Ai cho mày tổ chức? Tao làm cực khổ mà mày sung sướng, sinh nhật.. này...sinh nhật này....quần này..áo này...tao xé hết cho mầy biết thân phận của mầy... Nó không đau, quắt mắt nhìn thẳng mặt mẹ nó : - Thân phận gì? Má nói rõ hơn coi? Mẹ nó tự dưng im bặt, không đánh nó nữa và bỏ đi rơi lại câu nói : - Mày liệu hồn nghe chưa con quỷ, mai ba mày về không được nói bậy bạ, không thì không yên thân đâu. Nó nín thinh , lủi thủi về phòng cảm thấy cả người ê ẩm. Nó cảm thấy trên da mặt mình rát bỏng, cánh tay, cổ..và dường như toàn thân..rát, buốt...nó cảm thấy muốn nóng lạnh nhưng cố đi lấy hộp dầu cù là xoa, nó đau nhưng lại thở phào : - May là mai chủ nhật, mình ở nhà chứ đi học mọi người thấy thì biết nói sao. Bản thân nó bị gì cũng không dám nói, nó sợ người ta nói bất cứ lời nào không hay về Mẹ nó. Có lần không hiểu sao người ta nói gì mà mẹ nó về nhà vừa thấy nó đã đay nghiến : - Mầy là đồ ăn cháo đá bát, tao cực khổ bao nhiêu nuôi mầy chừng này mà mầy nói tao bạc đãi mầy, từ ngày mai mầy cút khỏi nhà tao ngay. Nó sợ quá lí nhí : - Con đâu có nói gì đâu? Mẹ nó tát nó một cái thật mạnh : - Còn láo toét hả? Tao nói có thì có, mày dám trả treo lời tao à?..Bốp..bốp.. Nó loạng choạng , sợ quá bỏ chạy thì bị túm núm tóc lại, mái tóc dài của nó bây giờ lại hại nó không trốn đựoc, thế là bị tẩn cho một trận. Hai ngày sau ba nó về, nó lại là cô công chúa bé bỏng đựoc tưng tiu. Mẹ nó xoay một trăm tám chục độ. Ông Trịnh , ba nó đi làm xa lâu lâu mới về. Mỗi lần về là mang tiền về cho Mẹ nó. Mẹ nó chỉ ngửi hơi tiền là mặt mày sáng loá lên, bấy giờ ai mua nó với một giá kha khá chút là cũng dám bán lắm. Có thể nói vậy là hơi quá đáng nhưng Mẹ nó, một người đàn bà cực kỳ yêu tiền, hơn cả sinh mạng của mình. Chỉ cần một ngàn lọt ra là bắt đầu mất ăn mất ngủ , thậm chí đổ bệnh.Ông về mang một va li tiền về, Mẹ nó ở hẳn nhà, không buồn buôn bán bán như mọi hôm. Cơm nước từng li từng tí, đi chợ là mua toàn những món nó với Ông Trịnh thích ăn. Ông Trịnh thuờng về ba ngày là đi, ba ngày đó nó đựoc làm công chúa , muốn gì đựoc đó. Ngặc nỗi, ông Trịnh về lại cứ thích bế nó nựng, hỏi từng li từng tí : - Nào con gái cưng của ba, ở nhà có ngoan, có giỏi không? Muốn gì nói ba, ba cho? Mẹ nó ở đâu nghe thế chạy vội vào : - Em lo cho con có thiếu thứ gì đâu. Anh đừng chìu vậy nó hư. Ông Trịnh xoa đầu nó nhưng lại nói với mẹ Nó : - Con nó ở nhà học hành thế nào? Mẹ nó cười xoà : - Con bé học giỏi lắm, em lo cho nó từng chút một. Nó mới bao lớn mà đòi học tiếng Hoa nữa. Ông Trịnh gật : - Nó thích học gì thì cho nó học. Nó nghe thế định reo lên thì lại bị gạt phăng : - Học trên trường còn không xuể thì học gì mấy cái ấy. Ông cho nó học thì ở nhà quản nó đi, tui không lo nữa. Ông Trịnh suy nghĩ lát nói : - Thôi Bà liệu mà lo cho con. Mẹ nó cười giả lả : - Ông yên tâm đi. Nó ngồi nghe Ba Mẹ nó nói chuyện chỉ nín thin thít, rồi lủi thủi về phòng để tránh cái nhìn như ăn tươi nuốt sống của mẹ nó. Ba ngày sau Ông Trịnh lại đi, Mẹ nó lại chận họng nó : - Ba mầy về cho mầy bao nhiêu? Đưa cho má má giữ cho không lại mất. Nó lí nhí : - Ba cho con tiền học thêm tiếng Hoa, má lấy hết thì phải đóng cho con đó. Mẹ nó lừ : - Mày có đưa hay không? hay lại trả treo nữa hả? Tao nói mầy không nghe thì cút ra khỏi nhà tao. Nó đành im lặng. Vì thích học thêm các môn khác, thế là đành nhịn ăn sáng để có tiền đóng tiền học. Mỗi ngày mẹ nó phát cho hai nghìn ăn sáng , thời ấy hai nghìn là đủ tiêu vặt cả ngày, thế là nó bóp bụng nhịn đói cho những quyển sách, con chữ. Có nhiều lúc nó đi học đói đến lả nhưng rồi cũng quen dần. Nó lên phòng giở tập sách lấy một triệu mà ba nó lén đưa cho nó để dành tiêu vặt bù lỗ trong cái ngày sinh nhật mà ông không về kịp. Ông lén mẹ nó gửi tiền cho nó tổ chức , sợ Mẹ nó biết lại lồng lộn lên vì Bà đã tuyên bố : "Mấy người mà tự ý làm thì biết tay tui." Thật sự Ông Trịnh cũng sợ Mẹ nó một phép. Mẹ nó muốn gì mà ông không chìu. Những ngày ngỡ sẽ vui sướng nó cũng không đựoc hưởng trọn vẹn, cứ ấm ức tức tuởi. Tối tối, nó tủi thân ngồi khóc một mình. Nó trồng một cây hoa hồng và đêm nào cũng ngồi nói chuyện với cây hoa. Nó nhiều lúc không hiểu hoa có hiểu nó nói gì không nhưng Nó cảm nhận thật thoải mái khi ngồi tâm sự với cây hoa. Cây hoa dường như cũng lây tính của nó, kỳ dị. Những gì xung quanh nó - theo cảm nhận của nó "quái đản" làm sao. Và Nó đêm đêm nó thuờng thấy những con người mà theo nó nghĩ : không phải là người. Từ khi đó, nhà nó bắt đầu "Trộm" đến thuờng xuyên, Rắn cứ rượt đuổi trong nhà cứ như trẩy hội. Đêm đêm thì mỗi lần nhắm mắt lại, Nó lại thấy "ông bà nội" ngồi chễnh chệ trên hai chiếc sofa nhìn nó cười. Nó sợ quá, trùm mền kín đầu. Một lát sau nó trấn tĩnh lại, hé chiếc mền ra lại vẫn thấy như vậy. Nó sợ mình nhầm và tự ngắt mình một cái. Nó rùng mình , sống lưng lạnh ngắt khi biết rằng chiính xác là ông bà nội , hai người đang đựoc thờ phía trên kia. Nó có phòng nhưng chẳng bao giờ về phong ngủ vì hay thức đêm, ở tại phòng khách học và ngủ quên ở đó. Thế là, tối nào nó cũng chứng kiến những điều rợn tóc gáy. Nay thì thấy người này, mai thì thấy người kia. Có đêm còn thấy cả ông Thần Tài , Thổ Địa thậm chí có lần thấy cả Phật. Nó sợ mình nhầm rồi hoang tưởng nên không bao giờ kể cho ai nghe, duy nhất mỗi bà Ngoại. Bà nó cũng vậy,thuờng hay bảo rằng có ông thần Đen với một Bà thần Nâu theo sát nó. Những gì nó kể giống hệt những gì bà thấy, bà dặn nó thấy thì im, không được nói lung tung, coi chừng bị phạt. Nó buồn, Bà cho nó con mèo về nuôi. Con mèo cũng bắt đầu quái lạ giống nó. Thịt cá không ăn, lại thích ăn kẹo, ăn rau với cơm. Nó có sở thích tối tối ra vườn ngồi nói chuyện với cây hoa, ngoài vườn có đủ loại cây ăn quả do Ông nó trồng. Mỗi khi nó ra vườn thì con mèo lại theo, con mèo không quẩn bên chân mà cứ nhè cái gốc nhãn ngồi nhìn nó. Đêm ở ngoài vườn thì tối , mắt con mèo như hai tia điện, sáng quắc. Nó đã "khác người" mà con mèo lại "không giống mèo". Ai nhìn còn mèo của nó nói đó là con mèo thì muốn gì nó cũng chịu. Nó chẳng hiểu bà nó kiếm đâu ra con mèo "như mơ", phải nói có một không hai. Sư cụ nổi tiếng về phong thuỷ và số mệnh , lại mê chơi cây kiểng, nuôi thú vật lúc còn sống, cứ hễ nhìn con mèo là năn nĩ nó : "con cho Sư đi, Sư đổi con bất cứ thứ gì con thích." Nó cứ lí lắc :" Sư dụ được nó thì con cho khống Sư đó." Thế là ông Sư cụ bó tay.Ông thích con mèo liền bảo bà Ngoại nó :
- Cô Tịnh cho con bé lên chùa ở với sư, để sư dạy nó.
Bà Ngoại nó chần chừ :
- Trò thì sao cũng được, nhưng con mẹ nó sợ không chịu.
Thế là Sư cụ nói : cứ để tôi ghé nhà xin phép mẹ nó vậy.
Mấy hôm sau Sư cụ ghé nhà nó. Ông dạo cả khu vuờn và tới gốc nhãn, ông nói rằng phải đào gốc nhãn này lên, và Ông còn nói :
- Bé con, có phải con mèo thuờng ngồi ở gốc nhãn này không?
Nó tròn mắt gật đầu lia lịa. Sư cụ mới hỏi :
- Tối nào con cũng ra đây hết phải không ?
Nó ngạc nhiên nhưng cũng gật :
- Dạ.
Ông mới xoa đầu nó cười cuời không nói gì, quay sang nói với bà Ngoại nó :
- Tôi nhận nó làm đệ tử của tôi. Bà kêu người bứng gốc cây nhãn lên là biết liền.
Bà Ngoại nghe vậy mừng khôn tả, lấy làm hãnh diện vì nó đựoc thầy nhận làm đệ tử. Sư cụ đức cao trọng vọng lại là giáo chủ hội phật giáo đại diện khu vực đi dự các kỳ đại hội. Chỉ thấy bà nó chắp tay :
- Mô phật, tạ ơn Đức Thầy.
Rồi gọi người tới đào cây nhãn. Thật bất ngờ, khi bứng cây nhãn lên, nguyên con rắn hổ mang nằm cuộn tròn dưới gốc cây. Rắn hổ mang ban ngày thuờng không thấy đường nên chỉ thấy ông thợ lấy cái kẹp mà người ta hay bắt chó, kẹp đầu con rắn lại. Nó thấy con rắn đã vội núp sau lưng Sư cụ. Chỉ thấy ông thợ lấy cái hủ bỏ con rắn lọt tỏm vào và nói :
- Thầy ơi, con rắn đuôi đỏ có chữa, may mà phát hiện kịp không nó cắn một phát có mà chết ngay tại chỗ.Thầy tài thật!
Sư cụ giải thích :
- Nếu là người khác thì chắc chắn không toàn mạng đâu, nhưng con bé này thì khác. Nó ngoại lệ.
Thế là Sư cụ dắt nó về chùa cho nó một cái cốc * riêng. Sư cụ có bốn đệ tử rất tài hoa, mỗi người có một cái tài, đều là con nuôi của Sư cụ, nhưng trớ trêu một nỗi là bốn ông này ở chùa mà cứ lén trốn xuống núi mua rượu về nhậu. Từ khi nó được đưa lên , sư cụ giao cho bốn ông dạy mỗi người một tuyệt kỹ. Chú Két, con nuôi của sư cô Hoa ở chùa Liên Hoa tít tận trên núi được thầy nhận đệ tử tục gia, có cái tài là đánh cờ , thổi sáo với múa võ cực hay. Chú Tuấn thì giỏi về phong thuỷ và dạy chữ nghĩa. Chú Lộc thì giỏi nấu ăn còn chú Tiến thì như con mọt sách , với lại vẽ cực kỳ đẹp. Nhất là với cây bút mực tàu, viết thư pháp thì nhìn thấy mê. Mỗi người một món truyền dạy cho nó. Ngày đầu tiên nó ra mắt các chú thì đã được tận tình chỉ dạy với điều kiện "tối tối phải gác cửa cho mấy chú nhậu nghe chưa? Rồi các chú biết gì dạy hết." Vốn nó thèm học nên cứ nghe xúi sao làm vậy, gật đầu lia lia. Thế là nó bắt đầu một cuộc sống khác ở một nơi khác mà bố mẹ nó đi xa chưa về, chỉ có bà Ngoại nó bảo :
- "Con đi theo sư cụ đi, có gì bà chịu cho."
Nó ôm quần áo theo sư cụ, sáng được các chú đưa rước, tối về được dạy học tận tình. Nó thích cuộc sống ở nơi mới này, những con người mới này nhưng trong lòng vẫn sợ "liệu mẹ nó về có lên đây quậy không?".
* cốc : mỗi sư đều có một "chòi" riêng để tu tập.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.12.2009 08:00:07 bởi Leo* >