Ăn uống hợp lý cho người làm việc phải đứng, ngồi quá lâu
sunflower 21.06.2005 04:15:30 (permalink)
0


Khi cơ thể chúng ta rơi vào trạng thái quá lâu của một hoạt động nào đó sẽ dẫn đến tình trạng làm tổn hại tạng phủ, cơ bắp, khí huyết... mà người xưa đã tổng kết:

* Nhìn lâu tổn thương huyết (làm máu không lưu thông)


* Nằm lâu tổn thương khí (hô hấp khó khăn, đoản hơi)


* Ngồi lâu tổn thương thịt (cơ, bắp nhức mỏi, teo nhẽo)


* Đứng lâu tổn thương xương (chồn chân mỏi gối, xương nhức đau)


* Đi lâu tổn thương gân (đau mỏi gân, dây chằng)


Nguời xưa cũng chỉ rõ 7 nguyên nhân gây bệnh do thái quá:



* Quá no thương tỳ (tổn thương dạ dày, lá lách)


* Quá giận khí nghịch làm tổn thương gan


* Ngồi lâu, nhất là ở nơi ẩm thấp làm tổn thương thận


* Người có cơ địa hàn mà uống đồ lạnh làm tổn thương phế (phổi)


* Ưu sầu, tư lự làm tổn thương tâm (tim)


* Mưa gió, nóng lạnh lắm nhiễm lạnh


* Kinh sợ làm tổn thương khí, gây hoang mang, lo sợ.


Để khắc phục tình trạng trên, tránh làm tổn thương đến khí, huyết, gân, cơ, tạng phủ... cần loại bỏ nguyên nhân gây ra nó là không để rơi vào tình trạng quá lâu của một hoạt động nào đó hoặc giữ dưới ngưỡng gây ra tổn hại. Nhưng do tính chất công việc, nghề nghiệp... nhiều khi không khắc phục được.


Ví dụ: nhân viên văn phòng, người làm một số nghề như may, thêu làm sao tránh được ngồi lâu; nhân viên bán hàng, công nhân dệt làm sao tránh được đứng lâu. Có một cách khá đơn giản và mang lại hiệu quả - đó làdùng liệu pháp ăn uống, có thể giúp chúng ta khắc phục được những tổn thương.



Dưới đây là chế độ ăn và khẩu phần ăn cho công nhân dệt, may, thêu, nhân viên bán hàng là những người phải đứng hoặc ngồi lâu trong ngày sẽ gây tổn hại đến cơ nhục, gân xương và thận. Biểu hiện sau ngày làm việc cơ bắp mỏi, gân xương đau nhức, đặc biệt là cột sống, thắt lưng dễ sinh các bệnh về thận, tiết niệu (đái dắt, đái buốt, nước tiểu vàng, đỏ, nóng...).




Hàng ngày uống nước râu ngô hoặc nước nhân trần thay nước trà, về rau quả, tuỳ theo mùa mà thay đổi cho thích hợp. Ngoài ra thay đổi một trong tám công thức dưới đây để giúp cho thận khoẻ mạnh, cơ bắp, gân xương không yếu mệt.



Công thức l:




- Gạn nếp 90g;
- Hoàng kỳ 30g

Gạo nếp vo sạch cho cả hoàng kỳ vào nấu thành cháo, món này có tác dụng bổ thận, khoẻ cơ nhục.


Công thức 2:


- Sữa dê tươi 500ml

Nấu sôi, uống vào lúc sáng sớm hàng ngày, uống một tháng là 1 đợt, làm cho thận khí khoẻ, cơ nhục rắn chắc.



Công thức 3:



- Lạc nhân 100g
- Táo đỏ 100g.


Lạc nhân bỏ vỏ đỏ, cho vào sắc cùng táo đỏ, sau đó ăn cả lạc, táo, uống nước, ăn liền trong 7 ngày, giúp bồi bổ thận khí và cơ nhục.



Công thức 4:



- Lạc nhân 100g
- Dâu tằm 200g

Rửa sạch cho vào nồi đất, đổ nước sôi vàn đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ, cho đường vào ăn. Làm khoẻ thận khí và cơ nhục.


Công thức 5:


- Râu ngô 50g
- Vỏ bí xanh (bí đao) 50g
- Đậu đỏ 50g

Sắc lấy nước uống thay chè, uống thường xuyên liên tục, rất hiệu quả với thận và cơ nhục.



Công thức 6:

- Vỏ bí đao
- Vỏ dưa hấu (không hạn chế số lượng).

Cho vào nấu nước uống thay chè.



Công thức 7:

- Rau cải tươi 150g
- Trứng gà 1 quả.

Cho rau vào nấu sôi 15 phút, đập trứng gà vào, nấu hấp 5 phút nữa, cho ít muối ăn trước bữa trưa. Mỗi ngày 1 lần, ăn liên tục hàng ngày rất tốt.



Công thức 8:


- Cá mè 1 con (khoảng 250g)
- Xơ mướp 15g
- Đường 50g


Cá mè làm sạch, xơ mướp rửa sạch cho nước vào nấu chín, bỏ xơ mướp đi, cho đường vào ăn cả cá và nước, mỗi ngày một lần.


( Theo VHNTAU )
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9