Có nên chuyển ngày Tết vào ngày 1/1 Dương lịch.
uyen_giang 30.12.2009 08:01:56 (permalink)
Mến chào các bạn!
Cách đây gần 5 năm (14/2/2005), ông Võ Tòng Xuân đã viết một bài đăng trên báo Thanh Niên có tiêu đề là “Tết hội nhập. Tại sao không?” Trong đó ông Xuân đã lớn tiếng đòi “bỏ” Tết truyền dân tộc của Việt Nam. Đây không phải là một việc mới mẻ, đã có những kẻ “lưu manh giả danh trí thức” đã từng làm những việc tương tự. Ví dụ như ông Nguyễn Xiển, GĐ Nha khí tượng của VNDCCH. Đây là những tiếng kêu lạc lõng của những kẻ vong bản và đã nhận được sự trả đũa quyết liệt từ những con người yêu văn hoá dân tộc (kể cả những hot boys hot girls tóc nhuộm vàng nhưng lòng tràn đầy nhiệt tâm yêu nước). Gần đây trên mạng có những bài viết cố gắng biện minh cho những ý tưởng trên. Đại để nội dung phân biệt hai khái niệm:
1. Bỏ Tết cổ truyền nghĩa là bỏ hẳn, không vướng líu gì đến các phong tục Tết cổ truyền nữa.
2. Chuyển ngày Tết vào ngày đầu năm Dương lịch, vẫn giữ nguyên các phong tục tập quán của người Việt (như người Nhật đã làm trong ngày Tết của họ). Số lượng ngày nghỉ trong năm vẫn không đổi hoặc thậm chí là cao hơn trước khi chuyển.
Theo đó, họ cho rằng ý của các vị giáo sư kia là chuyển ngày Tết chứ không thay đổi phong tục ăn Tết có từ ngàn đời nay và họ lấy ví dụ thực tiễn là nước Nhật tuy có đổi ngày Tết nhưng vẫn giữ gìn rất tốt phong tục Tết từ xưa đến nay. Đây là những lập luận hết sức sai lầm xuất phát từ quan điểm sai trái của những kẻ muốn phá hoại nền văn hoá ngàn đời của dân tộc. Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nguy hiểm cho nền văn hoá dân tộc. Tôi sẽ phân tích để vạch trần những luận điệu sai trái nói trên.
- Đầu tiên phải khẳng định rằng “ngày Tết” là một cái gì đó rất thiêng liêng, chúng ta thà rằng ngày 1/1 Âm lịch đi nhảy đầm, uống rượu Tây, đánh bài Tây để giữ gìn văn hoá dân tộc còn hơn là cúng ông bà, ăn bánh chưng, nghe hát chèo vào ngày 1/1 Dương lịch (như người Nhật họ đã làm).
- Ta nên nhớ rằng người Nhật chuyển sang ăn Tết vào ngày 1/1 Dương lịch vì họ là những người theo đại Thiên Chúa. Theo tổng điều tra dân số thì khoảng 99% dân số Nhật Bản theo đạo Công giáo và Tin lành. Trong nhà người Nhật nào cũng có Butsudan là nơi để thờ những người mắt xanh mũi lõ. Chỉ có 1% dân số Nhật Bản vừa vô thần, vừa theo Shinto và Phật giáo. Khi đạo Công giáo truyền vào Nhật Bản, ở thế kỷ thứ 17-18 người Nhật đã tiếp nhận hết sức cuồng nhiệt chứ không cấm đoán và bắt bớ như ở Việt Nam ta. Vì vậy người Nhật họ ăn Tết Tây (sau ngày Noel) cũng là chuyện rất dễ hiểu.
- Cải theo đạo Thiên Chúa, đó là bước đâu tiên của sự “Âu hoá” của người Nhật, ngày nay văn hoá Nhật đã bị văn hoá Châu Âu tiêu diệt hoàn toàn. Trên thế giới này chẳng còn ai biết đến cắm hoa Nhật, Kendo, Judo, Thiền Tông Nhật… Trong khi đó, toàn thế giới ai cũng biết đến áo tứ thân Việt Nam, chữ Nôm, hát ả đào, quan họ, võ cổ truyền VN… sự phổ biến văn hoá Việt Nam đến toàn thế giới phải nói là có công rất lớn của những em hotboys, hotgirls rất thích… ăn Tết Âm lịch và thích xem bói. Điều tệ hại nhất của sự đánh mất mình (mà người ta gọi là “bắn súng lục vào quá khứ”) của người Nhật là ngày nay người Nhật rất khoái đóng phim sex. Theo thống kê thì có đến 100% gái Nhật Bản đóng loại phim này và tung lên mạng. Điều đó dẫn đến hậu quả là rất nhiều cô gái trẻ Nhật Bản bị bán qua Đài Loan, Hàn Quốc và Campuchia để làm vợ bé và hành nghề mại dâm. Vì quá nhiệt tình trong việc phá hoại nền văn hoá dân tộc, người Nhật đã lãnh hậu quả là phải sử dụng hoàn toàn Dương lịch cho các lễ hội truyền thống, kết quả là họ có quá ít ngày nghỉ, họ phải làm việc quá nhiều đến mức phải tự tử. Theo thống kê của các nhà khoa học, dân tộc Nhật là dân tộc có tuổi thọ thấp nhất thế giới vì tự tử và vì làm việc quá sức.
- Thực tiễn Nhật Bản đã cho thấy âm mưu thâm độc của các thế lực phương Tây, sự đồng hoá về văn hoá sẽ là bước đầu của sự thống trị về kinh tế và chính trị. Đây cũng là một thực tiễn mà những nước Âu/Mỹ đã và đang mắc phải. Ban đầu, họ bị những ban nhạc Jazz chinh phục, dần dần họ trở nên mê người da đen. Một ví dụ rõ ràng là ngày nay người Âu/Mỹ không còn thích nước da trắng của mình nữa và luôn phải tắm nắng để giống người Châu Phi (dù rằng nguy cơ ung thư da của họ rất cao). Cứ theo đà này thì chỉ vài năm nữa khi văn hoá Châu Phi đã chinh phục hoàn toàn các nước Âu Mỹ, nền kinh tế và chính trị ở Châu Âu và Châu Mỹ sẽ hoàn toàn bị người da đen thao túng.
- Một điều cần phải lưu ý là nước Nhật là nước tư bản theo chủ nghĩa phát-xít. Người Nhật đã nhiều lần đặt ách đô hộ lên nước ta một cách tàn nhẫn. Ăn Tết Dương lịch theo phong tục cổ truyền là bắt chước người Nhật, tức là bắt chước cái “phát-xít” của họ, điều đó sẽ làm cho bạn bè quốc tế lo ngại. Còn ăn Tết chung với người Trung Quốc là ăn Tết chung với một dân tộc hiền hoà bậc nhất thế giới, cả thế giới sẽ nhìn và thấy rằng chúng ta hiền hoà và dễ thương như người Trung Quốc. Việc người Trung Quốc là dân tộc hiền hoà và yêu hoà bình là một điều rất dễ chứng minh. Bạn xem bất cứ một bộ phim Tàu nào cũng thấy điều đó, nhất là những bộ phim của Lý Tiểu Long hoặc các bộ phim kiếm hiệp Kim Dung… thì bạn đều thấy đó là đất nước “địa linh nhân kiệt”  bậc nhất và luôn bị các thế lực ngoại bang như Tây Tạng, Cao Ly, Đột Quyết, Khiết Đan, Kim và cả An Nam nữa có âm mưu thôn tính và đồng hoá.
- Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nơi đầu tiên cần hội nhập trước hết phải là Trung Quốc. Nếu chúng ta ăn Tết Dương lịch thì thời điểm đó những xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc chưa có đủ hàng Tết để xuất sang ta. Như vậy, người tiêu dùng của ta sẽ không có hàng Tàu để dùng trong những ngày Tết mà các bạn hàng Trung Quốc cũng sẽ thất vọng vì mất một nguồn thị trường trung thành với họ. Điều đó sẽ làm cho tình hữu nghị giữa hai nước lung lay.
- Tại sao Tết cổ truyền của ta bắt buộc phải là Tết Âm lịch. Bởi vì nước ta là nước nông nghiệp. Mà lịch Âm (hay còn gọi là lịch Âm dương) là lịch nông nghiệp. Nếu không có lịch âm, sẽ không ai làm nông nghiệp được. Ông Võ Tòng Xuân là một người không hề biết gì về nông nghiệp cả. Ông nói việc ăn Tết Âm lịch làm gián đoạn thời vụ chăm sóc lúa đông xuân (vụ lúa tiềm năng nhất trong năm) là hoàn toàn không có cơ sở. Nước ta chỉ có hai vụ lúa là vụ chiêm và vụ mùa, không hề có vụ đông-xuân, ngày xưa ông bà ta gieo cấy theo Âm lịch nên lúc nào nông dân ta cũng no đủ (và xuất khẩu sang các nước từ thời vua Hùng cơ), từ ngày có ông Võ Tòng Xuân và ông Nguyễn Xiển bày ra cái lịch thời vụ theo Dương lịch nên càng ngày càng thất bát. Vùng nào mà canh tác lúa cao sản của ông Võ Tòng Xuân thì chỉ có đói mà thôi. Việc canh tác theo Âm lịch là một điều đương nhiên mà một bạn trẻ tóc nhuộm xanh nào cũng có thể viết một bài đầy đủ trên mạng mà một người mang danh là GS Nông nghiệp như ông Võ Tòng Xuân lại không biết là một điều rất đáng tiếc cho nền nông nghiệp nước nhà.
- Nếu noi gương Nhật Bản mà bỏ Tết Âm lịch thì phải bỏ cả Âm lịch. Về mặt ứng dụng, Âm lịch là một loại lịch sử dụng chu kỳ của mặt trăng. Nếu không có Âm lịch thì ta sẽ không biết mặt trăng quay như thế nào. Trên thế giới này chỉ có nước nào có Âm lịch thì mới biết được chu kỳ và quy luật vận động của mặt trăng. Vì lý do đó, chỉ có Việt Nam là nước nghiên cứu mặt trăng nghiêm chỉnh nhất. Vào năm 1969, VNDCCH (miền Bắc Việt Nam) đã lần đầu tiên đưa người lên mặt trăng và năm 1959 VNCH (miền Nam Việt Nam) đã phóng vệ tinh và chụp được ảnh phía sau mặt trăng. Những thành tựu đó các nước đã bỏ Âm lịch như Nhật, Mỹ, Liên Xô chưa bao giờ làm được.
- Về sự tác động lên đời sống con người, Âm lịch (hay Âm dương lịch) phản ánh chính xác chu kỳ thuỷ triều. Những nước như Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật… không có Âm lịch nên họ không tính được thuỷ triều. Đây là thiệt thòi lớn cho họ vì họ không thể phát triển ngành hàng hải được. Những nước như vậy chỉ có thể phát triển giao thông đường sông mà thôi. Còn ở các nước còn sử dụng Âm lịch như chúng ta, nếu bạn hỏi bất cứ người dân nào, họ chỉ cần nhìn vào tờ lịch và cho chúng ta biết ngay ngày hôm đó là nước rong hay nước kém, đỉnh triều vào lúc mấy giờ. Chính vì thế, nước ta là một nước hùng mạnh nhất thế giới về hàng hải. Hải quân nước ta là lực lượng mạnh nhất thế giới. Thật đáng tiếc khi một người đã từng giữ chức vụ Giám đốc nha Khí tượng như ông Nguyễn Xiển lại không hiểu mà cứ khăng khăng đòi bỏ Âm lịch vì nó là nguyên nhân gây ra mê tín.
- Một trong những lập luận của những người đòi dời Tết và bỏ Âm lịch là muốn loại bỏ Âm lịch ra khỏi đời sống cộng đồng vì nó là công cụ để hành nghề mê tín dị đoan. Đây là một lập luận sai hoàn toàn. Mê tín là mê tín, chẳng liên quan gì đến Âm lịch hay Dương lịch cả, nếu bỏ Âm lịch thì người ta sẽ mê tín bằng Dương lịch. Nên biết rằng người Tây còn mê tín hơn người Việt Nam nữa. Theo thống kê của báo chí Phương Tây thì hàng năm có rất nhiều cặp người Âu Mỹ yêu nhau tha thiết phải bỏ nhau theo sự ép buộc của gia đình vì họ không hợp… chòm sao. Cũng theo những thống kê đó thì người Tây khi làm việc gì từ kinh doanh cho đến cưới hỏi, tang ma đều phải coi ngày tháng (dĩ nhiên là Dương lịch) rất nhiều việc quan trọng đã phải dời lại vì không tốt ngày. Người Âu Mỹ không nhanh nhạy trong kinh doanh bằng người Việt là vì vậy. Tôi đã từng thấy nhiều người Thuỵ Điển vì xem tháng tốt (dĩ nhiên là theo Dương lịch) để xây nhà, nhưng oái oăm là tháng tốt lại toàn rơi vào mùa Đông nên phải dời lại đến 2,3 năm sau. Đến lúc đó tiền bạc lại dùng vào việc khác nên suốt đời anh ta không có nhà ở. Rất tội nghiệp cho người Tây Âu các bạn ạ.
- Không có lịch Âm, ta không thể tính được trăng tròn, trăng khuyết. Trăng tròn, trăng khuyết không tính được thì không những không tính được ngày Tết mà rất nhiều lễ hội khác cũng không thể tính được. Cụ thể, người Phương Tây không thể nào tính được ngày Phục sinh còn người Nhật Bản không tính được ngày Trung Thu (tsukimi). Thực sự là như vậy, từ trước đến nay tôi chưa hề thấy người Phương Tây nào ăn Phục sinh và người Nhật nào đón Tsukimi cả. Cái hại của việc bỏ Âm lịch là ở chỗ đó.
- Lịch là văn hoá các bạn ạ. Chính vì vậy nên lịch của mỗi nước cần phải khác với các nước khác để thể hiện đặc thù của dân tộc mình. Tôi cho rằng việc thời xưa nước ta thỉnh thoảng sử dụng lịch Âm của Ta khác với lịch Tàu là một điều rất đáng tự hào trong lịch sử dân tộc. Tôi tưởng tượng rằng nếu thời đó thương gia của Đại Việt và thương gia của Tàu có những cuộc giao dịch và thoả thuận về ngày tháng vận chuyển hàng hoá. Đến khi giao hàng thật, người Tàu sẽ rất ngạc nhiên khi người Việt có một hệ lịch khác có khi đi trước lịch của họ đến cả tháng và họ sẽ thán phục nền văn hoá của chúng ta với sự khác biệt về lịch lắm. Tôi cho rằng ngày nay, chúng ta cần phát huy sự khác biệt văn hoá đó bằng cách tạo cho chúng ta một hệ Dương lịch riêng biệt (giống như điều các đồng chí Triều Tiên và Khơ-me đỏ đã từng làm). Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt giữa văn hoá Việt với văn hoá Phương Tây và chứng tỏ rằng chúng ta có một nền thiên văn riêng biệt không giống với thiên văn Phương Tây. Tôi khẳng định lại: Việc lịch Âm của ta khác với lịch Âm của Tàu là một điều đáng tự hào và chúng ta nên làm tương tự như vậy với Dương lịch.
- Âm lịch (Âm dương lịch) là một hệ lịch có nguồn gốc từ dân tộc lúa nước (tức là dân tộc Việt thời Hùng Vương). Từ thời Hùng Vương đến nay, Âm lịch không hề có sự thay đổi. Những kẻ cho rằng lịch Âm có nguồn gốc từ Tàu là những kẻ không yêu nước. Còn những kẻ cho rằng lịch Âm là do giáo sĩ Thiên Chúa Adam Schall cải tiến dựa trên thiên văn học Phương Tây là những tên phản động. Thực chất không có người nào tên là Adam Schall cả (đó là một nhân vật do gã văn sĩ Tàu tưởng tượng ra). Xin nhắc lại lịch Âm là do Hùng Vương chế tác và khắc vào trống đồng. Lịch Âm từ thời Hùng Vương đến nay không có gì thay đổi.
- Vì Âm lịch là do Hùng Vương sáng chế, nên ngày Tết từ thời Hùng Vương đến nay vẫn là như thế, không có gì là thay đổi. Những luận điệu cho rằng lịch cổ của người Việt là lịch “ngày lùi tháng tiến”, một năm bắt đầu vào tháng 11 (tức tháng Một) như trong “Đại Nam Nhất Thống Chí” là những luận điệu xuyên tạc nhằm hạ thấp vai trò của Tổ Hùng Vương của chúng ta. Tương tự như vậy, có những người cho rằng ngày hội lớn nhất của người Việt cổ thời Hùng Vương là lễ hội mùa thu (như một kẻ giả danh “nhà sử học” tên là Lê Văn Lan). Đó là những kẻ phản quốc lúc nào cũng chăm chắm theo đuôi ngoại bang để phủ định sự thật về nền văn minh hùng mạnh của người Việt cổ. Sự thật là những ngày lễ hội (gọi là Tết) trong sự tích bánh chưng bánh dày chắc chắn phải là ngày Tết Âm lịch, không thể nào là một ngày lễ hội mùa thu hay mùa Đông nào cả. Ông Táo không thể là “Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân” mà phải là “Xuân trù tư mệnh…” đó là điều chắc chắn không chối cãi được.
-  Nói về bánh chưng: Như trên đã nói, bánh chưng bánh dày là loại bánh do hoàng tử Lang Liêu sáng chế cho ngày Tết Âm lịch. Nó không liên quan gì đến chữ “chưng” (một trong hai lễ tế cổ vào mùa Đông là “tế chưng” và “tế lạp”). Khoa học đã chứng minh rằng nếu ăn bánh chưng vào một ngày nào đó không phải là ngày Tết Âm lịch thì sẽ bị ngộ độc rất nguy hiểm. Thực tế là ở Nhật có một loại bánh dày ăn vào ngày Tết Dương lịch. Vì đây là loại bánh của Lang Liêu sang chế riêng cho ngày Tết Âm lịch nên hằng năm có hàng triệu người Nhật phải đi cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh này.
- Về hoa mai, hoa đào: Tương tự như bánh chưng, hoa mai đào là trời đất tổ tiên đã ban cho chúng ta để trang trí nhà vào ngày Tết. Hằng năm không phụ lòng tiên tổ, mai đào cứ “đến hẹn lại lên” đúng ngày mùng một Tết Âm là tự nhiên nở, không cần dùng bất cứ biện pháp nhân tạo nào để “hãm” hay “thúc” (như lặt  lá, đốt gốc…). Thực sự tôi chưa thấy ai phải lặt lá mai đào hay làm bất cứ động tác nào để hoa nở đúng dịp Tết Âm lịch cả. Nếu chuyển ngày Tết sang Dương lịch thì ta phải lặt lá mai đào để chúng nở, đó là điều trái với tự nhiên và sẽ không bao giờ thành công.
- Những ví dụ về bánh chưng, mai, đào như đã nói ở trên cũng đủ để suy ra những phong tục Tết cổ truyền tốt đẹp như đốt pháo, đi lễ chùa, lì xì, hái lộc… chắc chắn không thể nào đưa vào ngày Tết Dương lịch được. Người Nhật chưa bao giờ đưa được những phong tục Tết cổ truyền vào ngày Tết Dương lịch. Ai nói người Nhật ăn Tết Dương lịch theo phong tục cổ truyền của Nhật là những kẻ nói dối.
- Thật vậy, người Nhật chưa bao giờ chuyển đổi được những ngày lễ, tết của họ sang Dương lịch. Những việc họ đi chùa trong ngày Tết Dương lịch là những điều lố bịch nhất tôi từng thấy trên thế giới. Tôi cho rằng tất cả những người Việt Nam yêu văn hoá Việt đều thấy như thế. Bằng chứng là ngày Phật Đản (8/4 Âm lịch) bị người Nhật “bê” nguyên xi sang 8/4 Dương lịch và gọi là “lễ hội hoa Anh Đào” (Khán hoa kiến Phật). Đây là một sự lố bịch ghê gớm nhất của người Nhật Bản, và không một người Việt Nam nào chấp nhận thứ văn hoá lai căng như vậy. Bằng chứng là năm 2008, khi người Nhật đem lễ hội này sang giới thiệu với người Việt Nam, nhân dân thủ đô Hà Nội đã bày tỏ sự phản đối trước thứ văn hoá lai căng này bằng cách vặt trụi tất cả các cành gọi là “anh đào” đó. Đó là một phản ứng cần thiết, một sự bày tỏ thái độ rất quyết liệt của văn hoá Việt Nam trước văn hoá lai căng.
- Một điều cần phải nói rằng ngày Tết phải là ngày Xuân không thể là ngày khác được. Mà mùa Xuân là tháng 1 Âm lịch, điều đó là chắc chắn không thể bàn cãi được. Mùa Xuân là mùa ấm áp, mùa thu là mùa mát mẻ. Ngày Tết ở Hà Nội bao giờ cũng tràn ngập nắng xuân tươi thắm và ấm áp, còn ngày cách mạng tháng Tám (mùa thu) bao giờ cũng là ngày lá rụng, sương hiu hắt, tuyết rơi đầy thủ đô. Những quan niệm xem Tháng 3 mới bắt đầu là mùa Xuân là những quan niệm sai trái, lệch lạc và học đòi theo Phương Tây. Nếu đổi ngày Tết sang ngày 1/1 Dương lịch thì không thể dùng “nhạc Xuân” cho ngày Tết được. Chúng ta không thể giống người Nhật tặng nhau những thiệp hoa mang hai chứ “Nghênh Xuân” ở ngày Tết Dương lịch được, việc nghênh xuân, du xuân phải ở trong những ngày 1/1 Âm lịch khi mà nắng ấm tràn ngập thủ đô Hà Nội, cây cối đâm chồi nở lộc (thật đấy)…
- Phải biết rằng việc Tết Âm lịch được báo trước một tháng bằng cái Tết Dương lịch là một điều hợp lý nhất trong kế hoạch công việc. Sau ngày Tết Dương lịch, ta cứ đến bất cứ một công sở nhà nước nào cũng thấy không khí hừng hực hăng say làm việc của cán bộ nhà nước. Trong những ngày cuối năm Âm lịch… họ cố gắng quyết tâm hoàn thành kế hoạch của năm… Âm lịch để đạt được những danh hiệu thi đua cao nhất và được nhiều tiền thưởng nhất. Sự hợp lý này đã được các nhà nghiên cứu về tâm lý kinh doanh gọi với cái tên là “Định luật Parkinson”. Nếu bỏ Tết Âm lịch và Tết Âm lịch thì hiệu quả này sẽ không còn nữa đó là một điều rất đáng tiếc.
- Việc ăn Tết Âm lịch còn có một cái lợi nữa là Âm lịch có sự thay đổi so với Dương lịch (lịch học tập, công tác, kinh doanh, sản xuất…) Việc hàng năm có sự thay đổi về thời gian ăn Tết.sẽ làm cho người Việt chúng ta trở nên luôn luôn lúc nào cũng ở trạng thái sẵn sàng suy nghĩ về sự khác biệt. Đây là một bài tập rất tốt cho trí não. Chính bài tập này làm cho người Việt trở nên thông minh hơn bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Ngược lại nếu bỏ Âm lịch, người Việt chúng ta bắt buộc phải kỷ niệm lễ giỗ của người thân theo Dương lịch, việc nhớ ngày mất của người thân bằng Dương lịch là việc quá dễ dàng, điều này sẽ làm cho người ta lười suy nghĩ và bộ não sẽ teo lại như người Châu Âu và trở nên kém thông minh.
Tóm lại, chúng ta cần phải phản đối những kẻ có ý định dời Tết vào ngày đầu năm Dương lịch. Chúng ta cần phải vạch trần những sai trái và nguỵ biện của họ. Cần phải cho họ biết rằng CHÂN LÝ BAO GIỜ CŨNG THUỘC VỀ SỐ ĐÔNG. Hỡi các hotboys, hotgirls, hãy tiến lên!
Trân trọng kính bút.
#1
    venus4t.vns_hnu 30.12.2009 14:24:19 (permalink)
    Kính thưa bạn Uyen_Giang thân mến!

    Sự trao đổi của bạn về việc GS.TS. Võ Tòng Xuân đưa ra quan điểm "Tết "hội nhập", tại sao không?" nguyên văn như sau:


    Tết "hội nhập", tại sao không?
    Thứ hai, 14 Tháng hai 2005, 00:15 GMT+7

    LTS: Giáo sư Võ Tòng Xuân vừa gửi đến tòa soạn Thanh Niên một "khai bút đầu năm" với một đề nghị mạnh bạo. Xin trân trọng giới thiệu để bạn đọc suy ngẫm sau những ngày vui Tết...



    Sáng mùng 2 Tết, bản tin thời sự tổng hợp của Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết hàng trăm ngàn công nhân của những công trình trọng điểm nhà nước vẫn làm việc trong ngày Tết, và đã nêu thí dụ điển hình công trình Thủy điện Tuyên Quang - nơi hàng trăm công nhân vẫn làm việc trong những ngày Tết để đạt tiến độ thực hiện công trình phục vụ nhân dân.
    Ở An Giang, Công ty XNK thủy sản Afiex liên tục nhận fax của khách hàng nước ngoài đặt mua cá filê. Cũng trong mấy ngày Tết ta này tôi vẫn nhận đều đều 30 - 40 bức điện, thư mỗi ngày, trong đó có hai thư phải trả lời ngay để kịp thời hạn, một thư về dự án Asia Link (Kết nối Á châu) của Trường Đại học Corvenus ở Budapest, và thư kia của ông Hiệu trưởng Đại học Tufts của Mỹ yêu cầu cho biết ngay tôi có thể tham gia hội nghị quốc tế hiệu trưởng một số trường đại học thảo luận chuyên đề vai trò đại học trong phục vụ xã hội hay không. Tôi chắc chắn hàng nghìn người chức trách điều hành các ban ngành trung ương và các doanh nghiệp công và tư cũng đã nhận được những điện thư khẩn của các đối tác từ nước ngoài gửi về cần được trả lời ngay trong lúc chúng ta đang "ăn Tết". Thực vậy, trong khi chúng ta vui Tết bên dưa hành và bánh chưng, bánh tét, bên chén tạc chén thù đến nhức cả đầu thì những đối tác của ta lại đang làm việc bình thường, và các dịp may trong thương trường quốc tế không thể chờ ta ăn Tết xong, mà chúng sẽ lọt vào tay những ai đáp ứng trước. Nhớ lại khoảng thời gian từ 24/12 đến 3/1 dương lịch (DL), trong khi chúng ta vẫn làm việc bình thường thì ở nước ngoài người ta nghỉ Tết Tây (kể cả Nhật Bản), thị trường chứng khoán Tokyo, New York, Luân Đôn... đóng băng, lúc ấy cho dù ta muốn giao thương với họ vẫn không ai làm việc hoặc gửi thông tin gì cho ta. Như vậy trong thời hội nhập kinh tế thế giới, nếu Việt Nam tiếp tục ăn Tết theo âm lịch (ÂL) thì đương nhiên chúng ta hưởng hai lần nghỉ Tết: DL và ÂL, tổng cộng ít nhất 3 tuần lễ nghỉ. Chúng ta biết trên thương trường quốc tế, chỉ hơn thua nhau vài phút là có thể giật lấy hoặc bỏ rơi cơ hội mang về những lợi ích quan trọng. Nếu vì mải mê ăn Tết mà để lỡ cơ hội thì cơ quan sẽ bị thiệt thòi hoặc bỏ lỡ nhiều cơ hội làm giàu.
    Hiện nay ăn Tết Việt Nam theo lịch Trung Quốc với nhiều tập quán cổ truyền, có mấy bất lợi sau đây:
    1- Mất cơ hội nắm bắt ngay thời cơ kinh doanh, giao thương với nước ngoài.
    2- Mất thời giờ của nông dân lo chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.
    3- Gượng ép thời khóa biểu học tập và thi học kỳ của sinh viên học sinh, làm cho họ mất cả 2 tuần lễ học hành.
    4- Dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng.
    5- Lãng phí ngày làm việc trong khi quốc tế nghỉ Tết Tây.
    Cho đến nay chỉ có Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam còn hưởng thụ 3- 4 tuần Tết ÂL và DL gộp lại. Các nước khác ở châu Á đã chuyển ngày nghỉ Tết theo DL từ lâu. Điển hình nhất là Nhật Bản, quốc gia Á châu giàu nhất thế giới. Một trong những lý do chính khiến Nhật Bản trở nên giàu có là nhờ sớm biết giao thương với Âu Mỹ, theo đúng phương pháp và tập quán Âu Mỹ. Vua Minh Trị Thiên Hoàng đã biết tranh thủ kỹ thuật của Tây phương, kể cả quyết định đổi tập quán ăn Tết của Nhật sang ăn Tết theo DL từ năm 1872, 19 năm sau khi hạm đội Mỹ tiến vào hải cảng Edo (bây giờ là Tokyo) năm 1853. Tập quán ăn Tết DL bắt đầu từ ngày 31/12 DL đã được các nước Tây phương áp dụng sớm nhất vào đầu thế kỷ thứ 16 và các thế kỷ tiếp theo (theo Calendopaedia - Bách khoa chuyên lịch, nước Ý áp dụng năm 1522, Đức 1544, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha 1566, Tô Cách Lan 1600, Anh Quốc 1752, Nga 1918, Nam Tư và Rumani 1919). Còn Việt Nam chúng ta đến thời đại này vẫn còn nghỉ Tết theo lịch của Trung Hoa để chuốc lấy những lãng phí đã kể trên đây.
    Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới. Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết DL và ÂL gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu. Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết ÂL sang các ngày DL, và giảm dần ngày nghỉ Tết ÂL quá lê thê. Các thế hệ trước của Việt Nam đã dám bỏ áo dài khăn đóng để mặc áo sơ mi, quần tây và bộ "complê", thế hệ này đang sử dụng DL trong điều hành năm kế hoạch tài chính ngân sách, và đã dám từ bỏ pháo nổ thay vào bằng pháo bông, thì bước vào ngưỡng cửa thế kỷ 21 cũng phải dám thay đổi tập quán ăn Tết ÂL rất tốn kém và phi kinh tế như hiện nay. Chúng tôi tin tưởng vào sự sáng suốt nhận thức của mọi người Việt Nam tiến bộ có quyết tâm chiến thắng trong mặt trận hội nhập kinh tế toàn cầu.
    GS Võ Tòng Xuân
    Việt Báo // (Theo_Thanh_Nien)
    Đường link: http://74.125.153.132/search?q=cache:hWdhmW7un9YJ:vietbao.vn/Xa-hoi/Tet-hoi-nhap-tai-sao-khong/45114064/124/+%22t%E1%BA%BFt+h%E1%BB%99i+nh%E1%BA%ADp,+t%E1%BA%A1i+sao+kh%C3%B4ng%3F%22&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn


    Thực tế là, GS.TS Võ Tòng Xuân đang bàn đến sự khác biệt về văn hoá truyền thống ở Việt Nam và các nước phương Tây có ảnh hưởng khá lớn đến sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Mặc dù với góc nhìn về sự thiệt - hơn trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá thì việc "hội nhập" tết truyền thống của dân tộc Việt Nam sang tết dương lịch mà GS.TS Võ Tòng Xuân đưa ra đáng để phê bình vì nó đi ngược lại nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta đang nỗ lực phục hồi lại những giá trị văn hoá xã hộic bị mai một, tàn lụi bởi cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài trên 100 năm nhằm "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" thì quan điểm trên của GS.TS Võ Tòng Xuân như một tiếng kêu lạc bầy, một viên đạn lạc mà thôi!

    Mục Đồng hoàn toàn đồng ý với bạn Uyen_giang, chúng ta cần phải gìn giữ những gì thuộc về chúng ta, đặc biệt là văn hoá. Vì theo Mục Đồng, một dân tộc chỉ có thể tồn tại và ngẩng cao đầu với cộng đồng quốc tế khi và chỉ khi dân tộc đó khẳng định được giá trị của bản thân dân tộc mình mà không thể lẫn, hoặc na ná với bất kỳ dân tộc nào khác. Và như các bạn cũng biết, văn hoá truyền thống của một dân tộc là tài sản chung của cộng đồng dân tộc tạo ra nó, vì vậy mà không có bất kỳ một cá nhân, tổ chức đoàn thể nào có thể quyết định thay thế nó bằng cái này hay cái khác, chỉ có chính bản thân cộng đồng dân tộc đó quyết định rằng họ tiếp thu cái gì, thay đổi cái gì mà thôi!

    Nhân bài viết của bạn Uyen_giang, Mục Đồng kính mời các member khác cùng trao đổi thêm nhằm rộng đường dư luận hầu mong giúp chúng ta thêm chút nhận thức về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI !

    Chúc các bạn vui vẻ!

    #2
      Bách Việt 18 30.12.2009 17:38:06 (permalink)
      Vị GS kia đã quá phóng đại thành 3 tuần nghỉ Tết. Thực tế VN chỉ nghỉ Tết có 3 ngày. Có chuyển hay không chuyển vào 1/1 Dương lịch thì Nô en và năm mới Tây vẫn là Tây, chẳng thể do vậy mà có thể làm việc được với Tây vào những ngày này.
      Nhiều nước còn nghỉ dài hơn VN nhiều. Ví dụ nước Nga vẫn giữ lịch riêng và nghỉ năm mới tới tận 10/1 hàng năm.
      Trường hợp Nhật thì có thể hiểu được vì Âm lịch họ thừa hưởng từ Việt Nam và Trung Hoa, nhưng nước họ lại nằm ngoài vùng nông nghiệp lúa nước và có thể quan sát được mặt trăng. Âm lịch với họ do vậy không có tác dụng nhiều.
      Lịch Việt Nam chứa đựng những kiến thức khoa học và văn hóa sâu sắc. Theo tôi thì thế giới nên chuyển sang dùng Âm dương lịch mới đúng.
      Tết cổ truyền Việt Nam có rất nhiều điều rất "Việt Nam", mà ngay cả Tàu cũng không có:
      - Bánh chưng: biểu tượng của học thuyết Âm dương (vuông tròn), Ngũ hành (5 thành phần làm nên bánh chưng).
      - Hoa đào: màu đào là "quốc màu" của Việt Nam với liên hệ tới tên Hồng Bang, Xích Quỷ, và những truyện trầu cau, dưa hấu.
      Trung Quốc có thể bỏ Âm lịch, còn Việt Nam thì không thể.
       
       
       
      #3
        uyen_giang 30.12.2009 20:23:33 (permalink)

        Trích đoạn: Bách Việt 18
        Vị GS kia đã quá phóng đại thành 3 tuần nghỉ Tết. Thực tế VN chỉ nghỉ Tết có 3 ngày. Có chuyển hay không chuyển vào 1/1 Dương lịch thì Nô en và năm mới Tây vẫn là Tây, chẳng thể do vậy mà có thể làm việc được với Tây vào những ngày này.
        Nhiều nước còn nghỉ dài hơn VN nhiều. Ví dụ nước Nga vẫn giữ lịch riêng và nghỉ năm mới tới tận 10/1 hàng năm.

        Đây chính là kẽ hở mà những kẻ vong bản đòi bỏ Âm lịch đã hết sức phát huy. Quan điểm của bọn chúng cho rằng nên chuyển Tết vào ngày 1/1 Dương lịch, nhưng quy định tổng số lượng ngày nghỉ trong năm nhiều hơn. Ông Võ Tòng Xuân không nằm trong số này. Ví dụ: Họ nói thay vì nghỉ Tết Âm lịch 4 ngày cộng với 1 ngày Tết Dương lịch là 5 ngày thì chính phủ nên cho nghỉ Tết Dương lịch 7 ngày (tức là tổng cộng nhiều hơn). Họ lập luận rằng tình trạng hiện tại, sau khi nghỉ Tết Dương lịch 1 ngày (cộng với ngày nghỉ cuối tuần), tâm lý người lao động sẽ xuống (sau khi đã hoàn tất kế hoạch năm). Và trong tháng đầu năm dương lịch, người lao động sẽ “vừa làm vừa chơi”. Tôi cực lực phản đối ý kiến này vì:
        1. Như vậy là thiệt thòi cho người lao động. Vì theo nghiên cứu khoa học thì 1 ngày nghỉ theo Âm lịch bằng đến 10 ngày nghỉ theo Dương lịch. Lý do là mặt trăng ảnh hưởng mạnh đến con người hơn mặt trời.
        2. Chuyện tháng 1 Dương lịch người lao động “vừa làm vừa chơi” là không có cơ sở. Thực tiễn cho thấy trong tháng 1 Dương lịch ta cứ đến bất cứ một công sở nhà nước nào cũng thấy không khí hừng hực hăng say làm việc của cán bộ nhà nước. Trong những ngày cuối năm Âm lịch… họ cố gắng quyết tâm hoàn thành kế hoạch của năm… Âm lịch để đạt được những danh hiệu thi đua cao nhất và được nhiều tiền thưởng nhất. Sự hợp lý này đã được các nhà nghiên cứu về tâm lý kinh doanh gọi với cái tên là “Định luật Parkinson”. Nếu bỏ Tết Âm lịch và Tết Âm lịch thì hiệu quả này sẽ không còn nữa đó là một điều rất đáng tiếc.
         

        Trích đoạn: Bách Việt 18
        Trường hợp Nhật thì có thể hiểu được vì Âm lịch họ thừa hưởng từ Việt Nam và Trung Hoa, nhưng nước họ lại nằm ngoài vùng nông nghiệp lúa nước và có thể quan sát được mặt trăng. Âm lịch với họ do vậy không có tác dụng nhiều.

        Bạn nói hoàn toàn chính xác.
        1. Hiện nay nông dân ta hoàn toàn trồng cấy theo lịch thời vụ bằng Âm lịch. Điều này bạn có thể hỏi bất cứ chuyên gia nông nghiệp nào cũng biết. Vùng nào trồng cấy theo Dương lịch sẽ bị chết đói. Ví dụ cụ thể là sản lượng lúa ở Trung Quốc (nước dùng Âm Dương lịch) luôn luôn cao hơn Thái Lan và Mỹ (những nước không dùng Âm dương lịch). Chúng ta nên đề nghị nhà nước tước bỏ hàm giáo sư nông nghiệp của ông Võ Tòng Xuân và giáo sư khí tượng học của ông Nguyễn Xiển vì sự thiếu hiểu biết của họ về nông nghiệp và khí tượng.
        2. Âm lịch (lịch mặt trăng) không những ảnh hưởng đến nông nghiệp mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngư nghiệp và hàng hải. Vì hai ngành này chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thực tiễn đã cho thấy ngành ngư nghiệp và hàng hải của Nhật đã bị phá sản sau khi họ bỏ Âm lịch. Hiện nay, ngành hàng hải của Việt Nam là mạnh nhất thế giới.
         

        Trích đoạn: Bách Việt 18
        Tết cổ truyền Việt Nam có rất nhiều điều rất "Việt Nam", mà ngay cả Tàu cũng không có:
        - Bánh chưng: biểu tượng của học thuyết Âm dương (vuông tròn), Ngũ hành (5 thành phần làm nên bánh chưng).
        - Hoa đào: màu đào là "quốc màu" của Việt Nam với liên hệ tới tên Hồng Bang, Xích Quỷ, và những truyện trầu cau, dưa hấu.
        Trung Quốc có thể bỏ Âm lịch, còn Việt Nam thì không thể.

        Quan điểm của bạn như vậy rất dễ bị những kẻ đòi bỏ Tết phản bác. Cụ thể họ cho rằng ý của họ không phải là bỏ những phong tục như bỏ bánh chưng và hoa đào, hoa mai. Chúng cho rằng có thể ăn Tết dương lịch với hoa đào, hoa mai và bánh chưng.
        Nên nhớ:
        Khoa học đã chứng minh rằng nếu ăn bánh chưng vào một ngày nào đó không phải là ngày Tết Âm lịch thì sẽ bị ngộ độc rất nguy hiểm. Thực tế là ở Nhật có một loại bánh dày ăn vào ngày Tết Dương lịch. Vì đây là loại bánh của Lang Liêu sang chế riêng cho ngày Tết Âm lịch nên hằng năm có hàng triệu người Nhật phải đi cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm khi ăn bánh này.
        Vì vậy:
        Chúng ta thà rằng ngày 1/1 Âm lịch đi nhảy đầm, uống rượu Tây, đánh bài Tây để giữ gìn văn hoá dân tộc còn hơn là cúng ông bà, ăn bánh chưng, nghe hát chèo vào ngày 1/1 Dương lịch (như người Nhật họ đã làm).
        Mến chào và cám ơn sự chia sẻ của bạn.
        #4
          uyen_giang 30.12.2009 20:38:18 (permalink)

          Trích đoạn: Mục Đồng

          Nhân bài viết của bạn Uyen_giang, Mục Đồng kính mời các member khác cùng trao đổi thêm nhằm rộng đường dư luận hầu mong giúp chúng ta thêm chút nhận thức về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI !

          Chúc các bạn vui vẻ!

          Chào bạn Mục đồng.
          Thực sự mình cũng không biết nữa. Mình không biết gì về văn hóa dân tộc nữa. Chỉ biết là đúng như bạn Bách Việt 18 nói, Âm lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong văn hoá truyền thống. Mình rất buồn khi thấy không những một giáo sư nông nghiệp như ông Võ Tòng Xuân lại đòi bỏ Tết và giáo sư khí tượng như ông Nguyễn Xiển lại đòi bỏ Âm lịch. Không những thế, trong đội ngũ của họ còn có những nhà nghiên cứu văn hoá như ông Huỳnh Ngọc Trảng thậm chí còn phát biểu: Chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền, tôi tin một ngày không xa cũng phải bỏ thôi, bởi đã là “thế giới phẳng”, đã cùng bước vào sân chơi toàn cầu thì không có gì vô lý hơn khi người ta làm, mình lại nghỉ, cản trở không ít sự vận hành của cuộc sống."
          http://maivang.nld.com.vn/2009011711583486p0c1020/tet-xua-tet-nay-va-tuong-lai.htm
          Tuy thế mình lại rất vui khi thấy các em tuổi thiếu niên (hay còn gọi là teen) lại có ý thức bảo vệ văn hoá dân tộc. Các em tuy tóc nhuộm xanh đỏ và nói chuyện độn tiếng Anh nhưng lại rất mạnh dạn trọng việc bảo vệ Tết Âm lịch. Trong số những bài viết phản đối ông Võ Tòng Xuân, mình thấy có nhiều em teen phản đối vì mất Tết là mất đi một ngày được diện những bộ cánh xìtin, mất dịp đánh bài Tây, uống rượu Tây và nhảy đầm.
          Vì vậy tôi rất lạc quan vì mặc dù tầng lớp tóc bạc cho học lắm mà lại vong bản trong khi tuổi thiếu niên lại rất đáng khen. Tương lai của văn hóa truyền thống chúng ta rất là xán lạn.
          Chúc vui!
          #5
            Bách Việt 18 30.12.2009 22:40:38 (permalink)

            Trích đoạn: Mục Đồng

            Nhân bài viết của bạn Uyen_giang, Mục Đồng kính mời các member khác cùng trao đổi thêm nhằm rộng đường dư luận hầu mong giúp chúng ta thêm chút nhận thức về TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN ĐẠI !

            Chúc các bạn vui vẻ!

            Theo tôi vấn đề có thể phải đặt ở mức cao hơn: TẦM QUAN TRỌNG CỦA VĂN HOÁ PHƯƠNG ĐÔNG TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI.
            Cái thời chúng ta nhắm mắt đi theo học phương Tây, cái gì của phương Tây mới là hiện đại, không thể kéo dài được. Đơn cử là vấn đề môi trường. Lúc đầu người ta hô hào công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo phương Tây. Bây giờ mới thấy bên cạnh đó cần có "phát triển bền vững", "bảo tồn thiên nhiên". Những vấn đề môi trường như biến đổi khí hậu, ô nhiễm đã nhanh chóng trở thành vấn đề toàn cầu do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá không tính đến bền vững.
            Trong khi đó văn hoá phương Đông truyền thống rất chú trọng đến tính cân bằng, hài hoà và bền vững. Ví dụ cân bằng âm dương là quan niệm có từ rất lâu, nằm trong cơ sở chính của triết học phương Đông. Rồi quan niệm Tam tài Thiên - Địa - Nhân, đặt con người trong mối tương quan chung với thiên nhiên. Rồi trong Kinh Dịch bên cạnh những nguyên tắc nhân bản, thiết thực (nguyên, hanh, lợi) thì nguyên tắc bền vững (trinh) được đặt làm nền tảng ở 2 quẻ chính Càn và Khôn.
            Có lẽ cũng chính nhờ sự hoà hợp Âm Dương trong Âm Dương lịch mà loại lịch này có giá trị rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp cũng như đối với việc xác định những chu kỳ sinh học của con người. Con người và thế giới muốn thoát khỏi bế tắc thì không chỉ lúc nào cũng theo Dương, mà phải có sự cân bằng. Dương (phô ra) là những gì có thể thấy được, có thể ví như định hướng của xã hội phương Tây. Còn Âm (ém) là những gì không thấy được. Âm Dương luôn đi mới nhau như trong văn hoá phương Đông thì mới bền vững.
            Văn hoá phương Đông mới là cứu cánh của tương lai loài người. Thật ngu dốt khi bỏ văn hoá phương Đông mà chạy theo phương Tây.
            #6
              venus4t.vns_hnu 31.12.2009 02:50:21 (permalink)
              Vài dòng cùng bạn Uyen_giang.
              Thưa bạn, GS.TS Võ Tòng Xuân là một nhà giáo, một khoa học Việt Nam có cống hiến đặc biệt đối với sự phát triển của nền giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta quen gọi là "mảnh đất chín rồng" cũng như nền nông nghiệp nước nhà. Khi đất nước chúng ta đang trong chiến tranh bão đạn, Võ Tòng Xuân - lúc đó đang công tác tại Viện Lúa Quốc tế (năm 1971) đã về Việt Nam cùng các đồng nghiệp trong nước tạo dựng nên nền tảng ban đầu cho một nền nông nghiệp Việt Nam. Sự đóng góp của ông đối với bà con đồng bằng sông Cửu Long không thể phủ nhận....
              Việc bạn Uyen_giang đưa ra ý kiến:

              trích đoạn: Uyen_giang
              Chúng ta nên đề nghị nhà nước tước bỏ hàm giáo sư nông nghiệp của ông Võ Tòng Xuân và giáo sư khí tượng học của ông Nguyễn Xiển vì sự thiếu hiểu biết của họ về nông nghiệp và khí tượng.

              là hoàn toàn không có cơ sở, không thể dựa vào một vài ý kiến trao đổi của một cá nhân để có thể quy chụp cho họ là:

              trích đoạn: Uyen_giang
              những kẻ vong bản đòi bỏ Âm lịch đã hết sức phát huy


              Như Mục Đồng đã thể hiện quan điểm của mình ở sự trao đổi trước,

              trích đoạn: Mục Đồng
              văn hoá truyền thống của một dân tộc là tài sản chung của cộng đồng dân tộc tạo ra nó, vì vậy mà không có bất kỳ một cá nhân, tổ chức đoàn thể nào có thể quyết định thay thế nó bằng cái này hay cái khác, chỉ có chính bản thân cộng đồng dân tộc đó quyết định rằng họ tiếp thu cái gì, thay đổi cái gì mà thôi!


              Còn về vấn đề văn hoá truyền thống thì, Mục Đồng thiết nghĩ, văn hoá truyền thống luôn vận động và phát triển theo quy luật riêng của nó, có sự giao thoa, dung hợp và đào thải. Cơ chế vận động của văn hoá truyền thống của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới đều theo một quy luật đó. Còn việc tiếp thu, dung hoà hoặc loại trừ (kể cả những yếu tố truyền thống hay hiện đại) của một nền văn hoá lại tuỳ thuộc vào từng dân tộc.

              Vì lẽ đó, Mục Đồng thiết nghĩ rằng, việc nâng cao nhận thức của nhân dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) đối với việc tôn trọng, gìn giữ những giá trị văn hoá.... là việc cần kíp của cả cộng đồng: từ chính phủ đến mọi tầng lớp nhân dân.

              Còn việc về âm lịch hay dương lịch thì, Mục Đồng có nhớ rằng, đã có lần Mục Đồng trao đổi về vấn đề này ở diễn đàn chúng ta. Nay xin phép bạn Uyen_giang và Bách Việt 18 được vắn tắt vấn đề này như sau:
              + Dương lịch hình thành trên cơ sở quan sát quy luật vận động của mặt trời. Lịch dương ra đời sớm nhất chính là ở lớp cư dân Ai Cập thời cổ đại. Đây là loại lịch thuần dương.
              + Lịch âm hình thành trên cơ sở quan sát chu kỳ vận động của mặt trăng. Lịch âm xuất hiện sớm nhất ở mảnh đất Lưỡng Hà (nay là các quốc gia Iran, Irắc, Cô -oét). Đây là loại lịch thuần âm.
              + Lịch âm người Việt chúng ta dùng hàng ngày và thuận miệng gọi là âm lịch hoàn toàn không thuộc về 2 loại lịch trên. Thực thế, "âm lịch" mà người Việt chúng ta dùng là loại âm dương lịch - kết quả của sự quan sát tổng hợp quy luật vận động của cả mặt trăng - mặt trời. Vì lẽ đó, tính ưu việt của loại lịch này hơn hẳn so với 2 loại lịch trên và đóng vai trò đặc biệt đối với nhân dân Việt Nam canh tác nông nghiệp lúa nước lâu đời. Lịch âm dương trên thực tiễn không chỉ là tài sản của người Việt Nam mà là sản phẩm chung của lớp cư dân Bách Việt - cư dân nông nghiệp lúa nước hình hành và sinh sống phía nam sông Trường Giang (hay còn gọi là sông Dương Tử)
              [
              về cư dân Bách Việt, anh Minh Xuân, bạn Bách Việt 18 và bạn Nhatnguyen52 đã trình bày khá kỹ càng trong những topic riêng của các bạn, chúng ta có thể tham khảo thêm]
              ----------------------------
              p/s:
              Cám  ơn bạn Bách Việt 18 đã cho ý kiến về vấn đề mà Mục Đồng đã đưa ra. Vậy bây giờ, Mục Đồng xin được mở ra topic này với tựa đề mà Bách Việt 18 đề xuất nghen. Nhưng Mục Đồng chưa tích luỹ được nhìu kiến thức về văn hoá - lịch sử - địa lý nhiều nên.... Bách Việt 18 giúp Mục Đồng mở topic này để Mục Đồng làm thành một hot Faq nhé!
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 31.12.2009 02:52:52 bởi Mục Đồng >
              #7
                Huyền Băng 31.12.2009 07:28:50 (permalink)
                Chào Uyên_Giang,
                 
                Qua bài viết của bạn HB có những ý kiến sau:
                 
                * Nếu hỏi có đồng tình với ý kiến của GS Võ Tòng Xuân không?
                HB trả lời là không. Lý do các bạn ở trên đã nêu ra khá rõ.
                 
                Tuy nhiên,
                 

                - Ta nên nhớ rằng người Nhật chuyển sang ăn Tết vào ngày 1/1 Dương lịch vì họ là những người theo đại Thiên Chúa. Theo tổng điều tra dân số thì khoảng 99% dân số Nhật Bản theo đạo Công giáo và Tin lành. Trong nhà người Nhật nào cũng có Butsudan là nơi để thờ những người mắt xanh mũi lõ. Chỉ có 1% dân số Nhật Bản vừa vô thần, vừa theo Shinto và Phật giáo. Khi đạo Công giáo truyền vào Nhật Bản, ở thế kỷ thứ 17-18 người Nhật đã tiếp nhận hết sức cuồng nhiệt chứ không cấm đoán và bắt bớ như ở Việt Nam ta. Vì vậy người Nhật họ ăn Tết Tây (sau ngày Noel) cũng là chuyện rất dễ hiểu.
                - Cải theo đạo Thiên Chúa, đó là bước đâu tiên của sự “Âu hoá” của người Nhật, ngày nay văn hoá Nhật đã bị văn hoá Châu Âu tiêu diệt hoàn toàn. Trên thế giới này chẳng còn ai biết đến cắm hoa Nhật, Kendo, Judo, Thiền Tông Nhật… Trong khi đó, toàn thế giới ai cũng biết đến áo tứ thân Việt Nam, chữ Nôm, hát ả đào, quan họ, võ cổ truyền VN… sự phổ biến văn hoá Việt Nam đến toàn thế giới phải nói là có công rất lớn của những em hotboys, hotgirls rất thích… ăn Tết Âm lịch và thích xem bói. Điều tệ hại nhất của sự đánh mất mình (mà người ta gọi là “bắn súng lục vào quá khứ”) của người Nhật là ngày nay người Nhật rất khoái đóng phim sex. Theo thống kê thì có đến 100% gái Nhật Bản đóng loại phim này và tung lên mạng. Điều đó dẫn đến hậu quả là rất nhiều cô gái trẻ Nhật Bản bị bán qua Đài Loan, Hàn Quốc và Campuchia để làm vợ bé và hành nghề mại dâm. Vì quá nhiệt tình trong việc phá hoại nền văn hoá dân tộc, người Nhật đã lãnh hậu quả là phải sử dụng hoàn toàn Dương lịch cho các lễ hội truyền thống, kết quả là họ có quá ít ngày nghỉ, họ phải làm việc quá nhiều đến mức phải tự tử. Theo thống kê của các nhà khoa học, dân tộc Nhật là dân tộc có tuổi thọ thấp nhất thế giới vì tự tử và vì làm việc quá sức.
                ....

                 
                Phần phê bình trên của bạn HB nghĩ là không nên, vì:
                - Chúng ta chỉ bàn về việc chúng ta nên làm thế nào đối với dân tộc của mình, chúng ta không thể xen vào quyền tự quyết của dân tộc Nhật.
                 
                - Diễn biến lịch sử của Nhật bạn có thể biết một phần nào chớ không biết hết, do đó bạn không thể khẳng định vai trò của người Nhật trên thế giới hơn hai thua Việt Nam, và những lập luận của bạn dễ gây mất đòan kết trong tình hữu nghị giữa nước mình và Nhật.
                 
                - Việc người Mỹ thích nhạc Jazz hay thích mầu da đen, chỉ là phong trào của một nhóm, bạn không thể đem điều này gán cho tòan khối Châu Âu, Châu Mỹ, và lập luận như thế chúng ta dễ đi đến sai lầm. Thế giới đang cố gắng xóa đi những tư tưởng phân biệt chủng tộc, màu da. Việc phân biệt chủng tộc này đã gây nhiều bất công xã hội. Chúng ta cũng nên góp phần vào việc tạo bình đẳng này... đừng phân biệt bạn nhé! Đen trắng gì tốt đẹp là được rồi. Có một số nhà thị nguyện da trắng đã hy sinh cả đời mình để giúp đở những người da đen cùng khổ, họ muốn san xẻ bớt cái mình có cho cuộc sống khó nghèo của người dân Châu Phi, việc yêu người da màu và âm nhạc của họ là một động lực kéo người da trắng và người da màu lại với nhau để dễ chia sẻ cho nhau hơn... Và đây là một hiện tượng tốt không nên xem là việc đồng hóa...
                 
                Trong việc đi tìm sự đồng tình trong quan điểm, chúng ta có thể vạch ra cái hay cái dỡ của quan điểm đối nghịch, nhưng chúng ta không nên kết án vội vàng ai đó như bạn đã kết án giáo sư Võ Tòng Xuân, việc ông đưa ra kiến nghị xác nhập tết cổ truyền với tết dương lịch có thể không thuận tình với số đông và không thuận lý về mặt bảo tồn văn hóa dân tộc, thế nhưng ý niệm vẫn có thể là một ý niệm đột phá cũng phát xuất từ lòng yêu nước, muốn xây dựng đất nước trong một hướng mới...
                 
                Vậy chúng ta chỉ phân tích đánh giá cái đúng sai trong ý tưởng, chứ không đánh giá và lên án con người. Có như vậy mọi người mới mạnh dạn đưa ý tưởng xây dựng đất nước mà không sợ bị chụp mủ. Và mọi người với quyền đóng góp ý tưởng của mình sẽ dùng số đông mà phán quyết cái nào nên làm, cái nào không để phát huy tính dân chủ trong cuộc sống đưa đất nước bước lên con đường ngày một tươi đẹp hơn.
                 
                Đôi dòng góp ý, chúc các bạn hăng say tìm ra những lý lẽ hay để đóng góp cho xã hội...
                 
                Thân mến,
                HB
                 
                #8
                  uyen_giang 31.12.2009 09:31:27 (permalink)

                  Trích đoạn: Mục Đồng

                  Vài dòng cùng bạn Uyen_giang.
                  Thưa bạn, GS.TS Võ Tòng Xuân là một nhà giáo, một khoa học Việt Nam có cống hiến đặc biệt đối với sự phát triển của nền giáo dục vùng đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta quen gọi là "mảnh đất chín rồng" cũng như nền nông nghiệp nước nhà. Khi đất nước chúng ta đang trong chiến tranh bão đạn, Võ Tòng Xuân - lúc đó đang công tác tại Viện Lúa Quốc tế (năm 1971) đã về Việt Nam cùng các đồng nghiệp trong nước tạo dựng nên nền tảng ban đầu cho một nền nông nghiệp Việt Nam. Sự đóng góp của ông đối với bà con đồng bằng sông Cửu Long không thể phủ nhận....
                  Việc bạn Uyen_giang đưa ra ý kiến:

                  trích đoạn: Uyen_giang
                  Chúng ta nên đề nghị nhà nước tước bỏ hàm giáo sư nông nghiệp của ông Võ Tòng Xuân và giáo sư khí tượng học của ông Nguyễn Xiển vì sự thiếu hiểu biết của họ về nông nghiệp và khí tượng.

                  là hoàn toàn không có cơ sở, không thể dựa vào một vài ý kiến trao đổi của một cá nhân để có thể quy chụp cho họ là:

                  trích đoạn: Uyen_giang
                  những kẻ vong bản đòi bỏ Âm lịch đã hết sức phát huy


                  Hình như tôi thấy lập luận của bạn có nhiều mâu thuẫn. Rõ ràng khi lần đầu tiên tôi đưa bài báo của GS Võ Tòng Xuân (mà bạn trích ở trên) cho mọi người xem. Đưa cho 9 người thì 10 người (kể cả những người có học hàm, học vị không kém gì ông Xuân đến các em teen mặc quần áo hở hang) thốt lên “đầu óc bã đậu” (ý là nói ông Xuân chứ không phải nói tôi hay bạn).
                  Còn tôi, khi nhận xét về ông Xuân, tôi viết rất mạch lạc chi tiết có dẫn chứng rõ ràng. Tôi xin lặp lại lập luận của tôi cho bạn rõ. Này nhé:
                  Thứ nhất: Âm lịch là sản phẩm của nền văn minh lúa nước phải không nào? Tết Âm lịch là ngày Tết vào dịp nông nhàn phải không nào?
                  Rõ ràng như thế
                  Thứ hai: Nhưng ông Xuân lại bảo "Ăn Tết Âm lịch làm cản trở nông dân chăm bón lúa đông xuân - vụ lúa tiềm năng nhất trong năm".
                  Như vậy rõ ràng điều thứ hai (quan điểm của ông Xuân) rõ ràng là ngược lại với nhận thức chung của chúng ta về nền nông nghiệp nước nhà. Như vậy không gọi là "không hiểu biết về nông nghiệp" thì gọi là gì?

                   
                  So sánh lại thì rõ ràng tôi có lập luận rõ ràng. Còn hầu hết mọi người đều không lập luận gì mà chỉ nhận xét. Bạn không phê phán những nhận xét không có căn cứ (hoặc có mà không nói ra) của mọi người mà lại phê phán tôi là QUY CHỤP. Thử hỏi như vậy bạn có công tâm khi tranh luận không? Mặc dù tôi với bạn có cùng chung quan điểm (phản đối việc bỏ Tết, bỏ Âm lịch) nhưng tôi không thể không phê phán thái độ tranh luận thiếu công tâm của bạn được.
                   
                  Còn việc bạn đưa dẫn chứng về thành tích của ông Xuân trong nông nghiệp tôi thấy điều đó chẳng có ý nghĩa gì cả. Như tôi đã nhận xét, ông Xuân không có hiểu biết về nông nghiệp. Như Lê-nin đã nói “Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại”. Việc ông làm dù có tốt đẹp đến đâu nhưng xuất phát từ sự thiếu hiểu biết thì rõ ràng là tác hại khôn lường.
                  Mến chào và chúc bạn một ngày vui!
                   
                  #9
                    uyen_giang 31.12.2009 09:59:46 (permalink)


                    - Việc người Mỹ thích nhạc Jazz hay thích mầu da đen, chỉ là phong trào của một nhóm, bạn không thể đem điều này gán cho tòan khối Châu Âu, Châu Mỹ, và lập luận như thế chúng ta dễ đi đến sai lầm. Thế giới đang cố gắng xóa đi những tư tưởng phân biệt chủng tộc, màu da. Việc phân biệt chủng tộc này đã gây nhiều bất công xã hội. Chúng ta cũng nên góp phần vào việc tạo bình đẳng này... đừng phân biệt bạn nhé! Đen trắng gì tốt đẹp là được rồi. Có một số nhà thị nguyện da trắng đã hy sinh cả đời mình để giúp đở những người da đen cùng khổ, họ muốn san xẻ bớt cái mình có cho cuộc sống khó nghèo của người dân Châu Phi, việc yêu người da màu và âm nhạc của họ là một động lực kéo người da trắng và người da màu lại với nhau để dễ chia sẻ cho nhau hơn... Và đây là một hiện tượng tốt không nên xem là việc đồng hóa...

                    Quan điểm của bạn hoàn toàn tương đồng với tôi. Tôi xin phép mở rộng ra như thế này:
                    Việc người Âu Mỹ thích nhạc Jazz (không những thế còn thích các ca sĩ da đen nhạc Rap và các thể loại khác cũng như thích các vận động viên da đen), thích màu da đen (thậm chí sang Việt Nam cặp bồ cũng thích những cô đen đen) hoàn toàn là những điều họ muốn chia sẻ với người da đen những giá trị văn hoá, từ đó dẫn đến hiểu biết và thông cảm lẫn nhau hơn. Không có chuyện đồng hoá hay không đồng hoá gì ở đây cả. Điều này hoàn toàn cũng tương tự với vấn đề Âm lịch (hay còn gọi là Âm dương lịch). Ở đây, có lẽ còn có nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Âm lịch (Việt Nam hoặc Trung Quốc). Tuy nhiên có một điều không thể chối cãi rằng dù nguồn gốc ở đâu nhưng khi nước ta và Trung Quốc sử dụng chung một loại lịch, chúng ta chia sẻ với họ văn hoá, từ đó dẫn đến hiểu biết nhau hơn và thắt chặt thêm tình hữu nghị. Vấn đề Kinh dịch cũng vậy, đó là giá trị văn hoá ngàn đời của người Âu Lạc, người Trung Quốc sẻ chia với chúng ta những giá trị này có nghĩa rằng họ cũng đang muốn gần gũi và hiểu biết người Việt Nam ta hơn nhằm có thể giúp đỡ người Việt chúng ta nhiều hơn. Nên nhớ rằng mỗi khi người Trung Quốc bói toán bằng kinh dịch hoặc bàn luận về những điều huyền hoặc sâu xa về vũ trụ quan, về bản thể thế giới liên quan đến 64 quẻ, Âm Dương, Bát Quái, Ngũ hành tức là họ đang có tâm ý giúp những người dân nghèo vùng sâu, vùng xa của nước ta thoát khỏi đói nghèo khổ đau.
                    Mặc dù như vậy, những gì chúng ta đang thảo luận liên quan đến chân, thiện, mỹ. Lập luận như ở trên không có gì sai về mặt sự thực (chân) nhưng về mặt “thiện” (điều đó có tốt hay không, có lợi hay không) thì lại không hoàn toàn phù hợp. Nó dễ bị những kẻ đòi bỏ Âm lịch lợi dụng. Họ lợi dụng như thế nào? Họ sẽ nói rằng “chúng ta cũng cần phải chia sẻ những giá trị văn hoá chung với Châu Âu, Mỹ, hoặc Nhật. Nhật cũng giúp đỡ và viện trợ chúng ta rất nhiều. Chúng ta đổi về dùng Dương lịch cho các hoạt động văn hoá truyền thống là để cho người Âu, Mỹ, Nhật… dễ dàng giúp đỡ chúng ta hơn. Và chúng ta cũng dễ dàng giúp đỡ họ hơn. Số người dùng Dương lịch trên thế giới nhiều hơn… bla bla bla”. Vì muốn tránh khỏi việc tranh luận vô bổ như trên với những người đòi bỏ Âm lịch nên tôi mới nói như vậy. Chắc bạn cũng hiểu được tâm ý của tôi.
                    #10
                      uyen_giang 31.12.2009 10:41:09 (permalink)


                      Phần phê bình trên của bạn HB nghĩ là không nên, vì:
                      1. Diễn biến lịch sử của Nhật bạn có thể biết một phần nào chớ không biết hết, do đó bạn không thể khẳng định vai trò của người Nhật trên thế giới hơn hai thua Việt Nam, và những lập luận của bạn dễ gây mất đòan kết trong tình hữu nghị giữa nước mình và Nhật.
                      2. Chúng ta chỉ bàn về việc chúng ta nên làm thế nào đối với dân tộc của mình, chúng ta không thể xen vào quyền tự quyết của dân tộc Nhật.

                      1. À! Mình có rất nhiều tài liệu liên quan đến quá trình thay đổi lịch từ Âm sang Dương. Mình xin đưa ra một link để bạn tham khảo:
                      http://books.google.com.vn/books?id=s_nfFaHjkBwC&pg=PA99&lpg=PA99&dq=Fukuzawa+uneducated+calendar&source=bl&ots=H_2wkTaF5L&sig=1tMVY0P0_L7xwXkYx5MlVDpFuuI&hl=vi&ei=YRQ8S-3CIMqIkAWmn4C3Ag&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=2&ved=0CBEQ6AEwAQ#v=onepage&q=Fukuzawa%20uneducated%20calendar&f=false
                      Trong đó có đoạn Fukuzawa nhận xét về những người theo trường phái “bảo thủ” (như tôi và bạn) như sau:
                      “Those who doubt the reasonableness of calendar reform (Kaireiki-ben) are surely only the illiterate and uneducated, because anybody who accustomed to making effort to learn must approved of it. Therefore this reform serve as a test to distinguish the wise from foolish among Japanese thoughout the country.”
                      (Fukuzawa – In defense of the Kairekiben 改暦辧).
                      Tạm dịch:
                      “Những kẻ nghi ngờ tính hợp lý của việc cảitiến lịch chắc chắn là những phường vô học và vô giáo dục. Bởivì bất cứ người nào đã quen với việc nỗ lực học hành đều chấp nhận việc bỏ hẳn Âm lịch. Vì vậy, việc cải tiến lịch sẽ giúp ta phân biệt ra những người thông minh trong đám người Nhật bản ngu độn trên khắp đất nước này”
                      Hoặc link này:
                      http://project.lib.keio.ac.jp/dg_kul/fukuzawa_title.php?id=67
                      Theo những tài liệu mà tôi biết, Fukuzawa là hiệu trưởng của trường Khánh Ứng. Ông ta chính là người viết bài “Thoát Á Luận”. Quan điểm của ông ta là chủ trương “Thoát khỏi châu Á”. Đây chính là một bước phiêu lưu về mặt văn hoá mà Fukuzawa đã đẩy dân tộc Nhật bước vào.
                      Hậu quả của bước phiêu lưu đó là gì? Như bài đầu tiên tôi đã nói, dân Nhật ngày nay bị mất cân bằng Âm Dương nghiêm trọng (cái này tôi học được của bạn Bách Việt 18). Vì họ quá quan tâm đến những yếu tố Dương (cái bề ngoài) mà quên đi việc trau dồi yếu tố Âm (cái bên trong) nên họ làm việc bất kể nghỉ ngơi và bị mất cân bằng tâm lý. Điều đó dẫn đến tự tử hàng loạt (như một trào lưu thời thượng). Vì tự tử hàng loạt nên tuổi thọ của họ được xếp vào hàng thấp nhất thế giới. Thử hỏi không thấp sao được khi bị mất cân bằng Âm dương nghiêm trọng. Lý do là họ không chịu trao dồi cái Tâm (cái bên trong, yếu tố Âm). Mà nguyên nhân sâu xa là từ chính sách văn hoá lệch lạc do Fukuzawa bày ra. Vì không chịu trau dồi cái Tâm nên ngày nay người Nhật đâu còn ai biết đến Zen là gì nữa. Trong khi đó, cả thế giới ai cũng biết đến Thiền Tông Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Thái Tông sáng tạo cho người Việt Nam. Một phương pháp điều phục tâm thuộc hàng thượng thừa.
                      Tôi nói như vậy để phân tích cho mọi người thấy sự sai lầm trong chính sách văn hoá nguy hiểm đến mức nào chứ không có ý định can thiệp vào việc của người Nhật.
                       
                      2. Đúng vậy! Mỗi dân tộc đều có quyền tự quyết riêng. Dân tộc Việt Nam cũng vậy. Mà quyền tự quyết thì lại thuộc thẩm quyền quyết định của số đông. Vì lý do đó luật Lao động của Việt Nam quy định ngày nghỉ Lễ, Tết là của người Kinh (dân tộc có số lượng người đông nhất). Kể cả Tết Âm lịch lẫn ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Có một số người Ê-đê, Gia-rai, Ba-na không thích Hùng Vương là tổ của họ. Đó là việc của họ, còn số đông chúng ta (người Kinh) đều rất thích Tết và ngày giỗ Tổ Hùng Vương vì đây là những ngày lễ rất vui và rất cân bằng Âm Dương. Bằng chứng đây:
                      http://www.laodong.com.vn/Home/Tet-hoi-nhap/20072/24744.laodong
                      #11
                        venus4t.vns_hnu 31.12.2009 13:33:10 (permalink)

                        Kính thưa bạn Uyen_giang!

                        Theo bạn thì lập luận của Mục Đồng có sự mâu thuẫn? Phải chăng ý của bạn là: một mặt, Mục Đồng tôi đồng ý với bạn về việc không nên (nhấn mạnh rằng: không thể) thay đổi lễ tết truyền thống, đặc biệt là ngày tết cổ truyền dân tộc; mặt khác, Mục Đồng nói rằng GS.TS Võ Tòng Xuân mới chỉ nhìn thấy sự thuận lợi, thiệt hơn ở góc độ kinh tế chứ không phải ở góc độ văn hoá?

                        Để khỏi phải tranh luận nhiều, bạn đọc của diễn đàn đủ để cảm nhận ai đúng ai sai trong tranh luận cũng như việc vi phạm vào những điều quy định của diễn đàn chúng ta { xin bạn xem quy định của diễn đàn Việt Nam Thư quán tại đây: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=231823 }

                        Theo thiển ý Mục Đồng, bạn Uyen_nguyen chưa hiểu lắm về tranh luận, thảo luận hoặc trao đổi vì khi tranh luận hay trao đổi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

                        Thứ nhất, dẫn chứng phải rõ ràng, đưa ra luận điểm nào cần phải có tư liệu đã được minh định chính xác và đặt đúng đối tượng vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó;

                        Thứ hai, tranh luận - thảo luận phải vô tư khách quan một cách tương đối (tức là hạn chế áp đặt chủ quan), không dùng từ ngữ phản cảm, mạt lỵ bất kỳ các cá nhân - tổ chức nào;

                        Thứ ba, sự trao đổi thẳng thắn phải dựa trên tinh thần học hỏi, thật sự cầu thị...

                        Vấn đề trao đổi CÓ NÊN CHUYỂN NGÀY TẾT VÀO NGÀY 1/1 DƯƠNG LỊCH HAY KHÔNG? của bạn không có gì mới và nhiều điểm mang tính chất quy chụp với những dẫn chứng cụ thể sau:

                        Thứ nhất, bạn cho rằng GS.TS Võ Tòng Xuân

                        Trong đó ông Xuân đã lớn tiếng đòi “bỏ” Tết truyền dân tộc của Việt Nam. Đây không phải là một việc mới mẻ, đã có những kẻ “lưu manh giả danh trí thức” đã từng làm những việc tương tự.

                        Từ đó bạn liên hệ đến trường hợp GS. Nguyễn Xiển với nội dung như sau:

                        Ví dụ như ông Nguyễn Xiển, GĐ Nha khí tượng của VNDCCH. Đây là những tiếng kêu lạc lõng của những kẻ vong bản và đã nhận được sự trả đũa quyết liệt từ những con người yêu văn hoá dân tộc (kể cả những hot boys hot girls tóc nhuộm vàng nhưng lòng tràn đầy nhiệt tâm yêu nước).


                        Vậy Mục Đồng xin hỏi bạn, ý đồ trao đổi của bạn ở đây là nhằm mục đích gì? Phải chăng là nhằm bôi nhọ danh dự của lớp giáo sư đầu tiên của dân tộc - lớp người có những cống hiến quan trọng cho nền văn hoá - giáo dục quốc gia Việt Nam?

                        Tiếp đến, bạn đưa ra dẫn chứng rằng:

                        Gần đây trên mạng có những bài viết cố gắng biện minh cho những ý tưởng trên. Đại để nội dung phân biệt hai khái niệm:
                        1. Bỏ Tết cổ truyền nghĩa là bỏ hẳn, không vướng líu gì đến các phong tục Tết cổ truyền nữa.
                        2. Chuyển ngày Tết vào ngày đầu năm Dương lịch, vẫn giữ nguyên các phong tục tập quán của người Việt (như người Nhật đã làm trong ngày Tết của họ)...

                        nhằm mục đích bảo vệ cho lập luận của bạn là nhất thiết cần phải bảo vệ và gìn giữ ngày Tết cổ truyền - mà Mục Đồng xin nói thẳng ra đó là Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tiết Nguyên Đán - mà bạn đã nói.

                        Những suy nghĩ này sẽ dẫn đến hậu quả hết sức nguy hiểm cho nền văn hoá dân tộc. Tôi sẽ phân tích để vạch trần những luận điệu sai trái nói trên.
                        - Đầu tiên phải khẳng định rằng “ngày Tết” là một cái gì đó rất thiêng liêng, chúng ta thà rằng ngày 1/1 Âm lịch đi nhảy đầm, uống rượu Tây, đánh bài Tây để giữ gìn văn hoá dân tộc còn hơn là cúng ông bà, ăn bánh chưng, nghe hát chèo vào ngày 1/1 Dương lịch (như người Nhật họ đã làm).


                        Song rất tiếc, khi đưa ra những dẫn chứng, những ví dụ nhằm lập luận rằng "Tết cổ truyền" của Uyen_nguyen lại không lý giải được rõ ràng tại sao chúng ta cần bảo lưu, gìn giữ Tết Nguyên Đán - một tết lễ quan trọng bậc nhất trong hệ thống lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Bạn lại đưa ra dẫn chứng, cụ thể như sau:

                        - Ta nên nhớ rằng người Nhật chuyển sang ăn Tết vào ngày 1/1 Dương lịch vì họ là những người theo đại Thiên Chúa. Theo tổng điều tra dân số thì khoảng 99% dân số Nhật Bản theo đạo Công giáo và Tin lành. Trong nhà người Nhật nào cũng có Butsudan là nơi để thờ những người mắt xanh mũi lõ. Chỉ có 1% dân số Nhật Bản vừa vô thần, vừa theo Shinto và Phật giáo. Khi đạo Công giáo truyền vào Nhật Bản, ở thế kỷ thứ 17-18 người Nhật đã tiếp nhận hết sức cuồng nhiệt chứ không cấm đoán và bắt bớ như ở Việt Nam ta. Vì vậy người Nhật họ ăn Tết Tây (sau ngày Noel) cũng là chuyện rất dễ hiểu.

                        Dẫn chứng trên của bạn dựa vào tài liệu nào mà đưa ra những số liệu thống kê trên và khẳng định "Khi đạo Công giáo truyền vào Nhật Bản, ở thế kỷ thứ 17-18 người Nhật đã tiếp nhận hết sức cuồng nhiệt chứ không cấm đoán và bắt bớ như ở Việt Nam ta" Và kể cả khi cung cấp cho độc giả của diễn đàn Việt Nam Thư Quán nguồn tài liệu mà bạn đã trích dẫn thì cũng khó có thể hợp lý vì Việt Nam và Nhật Bản có điểm tương đồng về văn hoá song lại xuất phát từ điều kiện hoàn cảnh lịch sử khác nhoau. Bạn không thể so sánh một cách giản đơn như vậy được.

                        Ngạc nhiên hơn, Uyen_nguyen lại đưa ra dẫn chứng mà Mục Đồng cho rằng chúng chẳng giúp ích gì nhiều cho luận điểm ban đầu bạn đưa ra (

                        - Cải theo đạo Thiên Chúa, đó là bước đâu tiên của sự “Âu hoá” của người Nhật, ngày nay văn hoá Nhật đã bị văn hoá Châu Âu tiêu diệt hoàn toàn. Trên thế giới này chẳng còn ai biết đến cắm hoa Nhật, Kendo, Judo, Thiền Tông Nhật… Trong khi đó, toàn thế giới ai cũng biết đến áo tứ thân Việt Nam, chữ Nôm, hát ả đào, quan họ, võ cổ truyền VN… sự phổ biến văn hoá Việt Nam đến toàn thế giới phải nói là có công rất lớn của những em hotboys, hotgirls rất thích… ăn Tết Âm lịch và thích xem bói.

                        Vậy bạn dựa vào đâu mà nói "ngày nay văn hoá Nhật đã bị Châu Âu tiêu diệt hoàn toàn"????? Trong khi thế giới nhắc đến Nhật Bản là nhắc đến lễ hội búp bê, lễ hội hoa anh đào, đến núi Phú Sỹ, rượu sake, đến tinh thần thượng võ Samurai đến những bộ Kimono tuyệt đẹp với những lời trầm trồ thán phục.

                        Mục Đồng khá sốc khi bạn lại tiếp tục đưa ra dẫn chứng:

                        Điều tệ hại nhất của sự đánh mất mình (mà người ta gọi là “bắn súng lục vào quá khứ”) của người Nhật là ngày nay người Nhật rất khoái đóng phim sex. Theo thống kê thì có đến 100% gái Nhật Bản đóng loại phim này và tung lên mạng. Điều đó dẫn đến hậu quả là rất nhiều cô gái trẻ Nhật Bản bị bán qua Đài Loan, Hàn Quốc và Campuchia để làm vợ bé và hành nghề mại dâm.

                        Không biết bạn Uyen_nguyen lấy số liệu này ở đâu? Bạn dựa vào đâu mà đưa ra sự khẳng định mang tính chất xúc phạm đến toàn thể chị em phụ nữ Nhật Bản như vậy? Riêng điểm này thôi, Mục Đồng đã thấy bạn quá phi lý và không thể đồng tình với bạn được. Có thể bạn chỉ vào những trang web và thấy nguồn gốc sản phẩm sex đó mà quy chụp cho nữ giới Nhật Bản chăng? Nếu như thông tin này của bạn mà đến được với nữ giới Nhật Bản thì bạn nghĩ sao? Hậu quả của nó thế nào?
                        Rồi tiếp đến, vẫn lấy nhân dân Nhật Bản và văn hoá Nhật làm dẫn chứng, bạn Uyen_nguyen tiếp tục:

                        Vì quá nhiệt tình trong việc phá hoại nền văn hoá dân tộc, người Nhật đã lãnh hậu quả là phải sử dụng hoàn toàn Dương lịch cho các lễ hội truyền thống, kết quả là họ có quá ít ngày nghỉ, họ phải làm việc quá nhiều đến mức phải tự tử. Theo thống kê của các nhà khoa học, dân tộc Nhật là dân tộc có tuổi thọ thấp nhất thế giới vì tự tử và vì làm việc quá sức.

                        Xin thưa với bạn, bạn thực sự không nắm bắt thông tin khoa học hay tỏ ra không hay biết về sự đánh giá bảng xếp hạng về chất lượng sống và tuổi thọ của thế giới? Mục Đồng xin thưa với bạn, nhân dân Nhật Bản có tuổi thọ cao vào hàng nhất thế giới (theo đánh giá của tổ chức WHO), trung bình người Nhật thọ đến 81,9 tuổi đó thưa bạn Uyen_nguyen!
                        (Xin mời bạn xem thông tin về tuổi thọ của người Nhật theo đường link: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/14930_Bi-mat-truong-tho-cua-nguoi-Nhat-Ban.aspx )
                        Còn việc tự tử hay không của người Nhật ở đây chẳng liên quan gì đến việc gìn giữ và bảo vệ văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam cả, thưa bạn Uyen_nguyen!
                        Từ đó, bạn đưa ra luận điểm

                        Thực tiễn Nhật Bản đã cho thấy âm mưu thâm độc của các thế lực phương Tây, sự đồng hoá về văn hoá sẽ là bước đầu của sự thống trị về kinh tế và chính trị. Đây cũng là một thực tiễn mà những nước Âu/Mỹ đã và đang mắc phải.

                        Lạ lùng hơn, bạn Uyen_nguyen tiếp tục đưa ra sự nhận thức của mình rằng

                        Ban đầu, họ bị những ban nhạc Jazz chinh phục, dần dần họ trở nên mê người da đen. Một ví dụ rõ ràng là ngày nay người Âu/Mỹ không còn thích nước da trắng của mình nữa và luôn phải tắm nắng để giống người Châu Phi (dù rằng nguy cơ ung thư da của họ rất cao). Cứ theo đà này thì chỉ vài năm nữa khi văn hoá Châu Phi đã chinh phục hoàn toàn các nước Âu Mỹ, nền kinh tế và chính trị ở Châu Âu và Châu Mỹ sẽ hoàn toàn bị người da đen thao túng.

                        Mục Đồng tin rằng, bạn đã đi quá xa mục đích ban đầu do bạn tự đặt ra. Vấn đề mà Mục Đồng quote lại ở đây cho thấy rõ ràng, bạn không hề dựa trên bất kỳ một cứ liệu, một hiện thực nào đang diễn ra ở các nước châu Âu và châu Mỹ!
                        Tôi không hiểu khi tiếp tục bạn đưa ra luận điểm:

                        Còn ăn Tết chung với người Trung Quốc là ăn Tết chung với một dân tộc hiền hoà bậc nhất thế giới, cả thế giới sẽ nhìn và thấy rằng chúng ta hiền hoà và dễ thương như người Trung Quốc.

                        và:

                        Việc người Trung Quốc là dân tộc hiền hoà và yêu hoà bình là một điều rất dễ chứng minh. Bạn xem bất cứ một bộ phim Tàu nào cũng thấy điều đó, nhất là những bộ phim của Lý Tiểu Long hoặc các bộ phim kiếm hiệp Kim Dung… thì bạn đều thấy đó là đất nước “địa linh nhân kiệt”  bậc nhất và luôn bị các thế lực ngoại bang như Tây Tạng, Cao Ly, Đột Quyết, Khiết Đan, Kim và cả An Nam nữa có âm mưu thôn tính và đồng hoá.

                        Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam - một quốc gia nhỏ bé bên cạnh Trung Quốc - cho chúng ta thấy điều ngược lại. Tôi không thể hiểu nổi quan điểm của bạn Uyen_nguyen khi nói rằng "xem phim Tàu.... " để chứng minh cho "Việc người Trung Quốc là dân tộc hiền hoà và yêu hoà bình là một điều rất dễ chứng minh". Bạn biết rằng, nhờ đứng ngay cạnh Trung Quốc "hiền hoà và yêu hoà bình" mà nhân dân Việt Nam liên tục phải đứng lên chống giặc ngoại xâm để rồi chí khí dân tộc được hun đúc trong những áng văn thơ bất hủ:
                        "Nam quốc sơn hà nam đế cư
                        Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
                        Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
                        Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" (Lý Thường Kiệt)
                        và "Hịch Tướng sĩ" của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn hoặc tác phẩm "Bình ngô đại cáo" của danh nhân Nguyễn Trãi với lời lẽ đanh thép... Thực tế lịch sử đã minh chứng rõ ràng, nhân dân Việt Nam trải qua các cuộc xâm lược và cai trị của các chế độ phong kiến Trung Hoa:
                        - từ 179 trước Công nguyên đến năm 905 sau CN từ nhà Hán đến nhà Đường Trung Quốc....
                        -nhà Nam Hán (Trung Quốc) năm 938;
                        - Nhà Tống hai lần xâm lược Việt Nam (lần 1: năm 981; lần 2: năm 1075 đến năm 1077);
                        - Nhà Nguyên 3 lần xâm lược nước ta ( lần 1: năm 1258; lần 2: năm 1285; lần 3: năm 1288) đến mức Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn - anh hùng dân tộc, một trong 10 vị tướng tài của thế giới - đau đớn đến mức "... từng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, nước mắt đầm đìa, lòng dạ như dần, vẫn căm giận muốn ăn thịt nằm da, nhai gan uống máu của giặc. Dẫu trăm thây ta phơi ngoài nội cỏ, ngàn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm...". Còn vị vua 2 lần lãnh đạo quân dân Đại Việt (quốc hiệu của Việt Nam lúc bấy giờ) là Trần Nhân Tông phải thốt lên: "Xã tắc hai phen chồn ngựa đá; Non sông vạn thủa vững âu vàng".
                        - Nhà Minh (Trung Quốc) xâm lược và cai trị Việt Nam từ năm 1406 đến năm 1427. Sau khi xâm lược và thiết lập nền cai trị Việt Nam, giặc Minh đã tịch thu hết những giá trị văn hoá Việt Nam đem về Trung Quốc hoặc phá huỷ. Những tài sản văn hoá vô giá đó đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam đến mức nào thì bạn Uyen_nguyen chắc hiểu?
                        ....
                        Điểm qua vài ba cuộc chiến tranh xâm lược trên của các đế chế phong kiến Trung Hoa trong lịch sử cổ - trung đại Việt Nam để bạn thấy được rằng liệu người Trung Quốc có thực sự

                        người Trung Quốc là dân tộc hiền hoà và yêu hoà bình là một điều rất dễ chứng minh
                        hay không?
                        Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế hiện nay, với vấn đề trên bạn có biết chút thông tin gì về hoàn cảnh đặc biệt của đất nước chúng ta??? Khi mà bạn lại tiếp tục đưa ra quan điểm

                        - Ngày nay, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới. Nơi đầu tiên cần hội nhập trước hết phải là Trung Quốc. Nếu chúng ta ăn Tết Dương lịch thì thời điểm đó những xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc chưa có đủ hàng Tết để xuất sang ta. Như vậy, người tiêu dùng của ta sẽ không có hàng Tàu để dùng trong những ngày Tết mà các bạn hàng Trung Quốc cũng sẽ thất vọng vì mất một nguồn thị trường trung thành với họ. Điều đó sẽ làm cho tình hữu nghị giữa hai nước lung lay.

                        Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, tất cả các quốc gia đều kêu gọi nhân dân sử dụng hàng nội địa nhằm kích thích sự phát triển trong nước thì bạn lại đưa ra luận điểm trên chẳng phải là lạc điệu lắm sao?
                        Đến đây, Mục Đồng xin hỏi Uyen_nguyen rằng, bạn để tinh thần dân tộc mình đi đâu? Bạn có phải người Việt Nam không vậy?

                        Trong khi bạn không đưa ra được bất kỳ một luận điểm nào có thể chấp nhận được nhằm bảo vệ quan điểm của bạn về vấn đề "GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG", thì ngược lại, bạn lại sử dụng ngôn từ xúc phạm đến bản thân các Giáo sư Việt Nam như G.S Nguyễn Xiển và GS.TS Võ Tòng Xuân. Thưa với bạn rằng, hai Giáo sư trên đều được đào tạo bài bản ở các nước có nền giáo dục phát triển của thế giới (xin bạn tìm hiểu thêm về hai người Thầy này chỉ bằng cách gõ tên của họ trên trang tìm kiếm http://www.google.com thì bạn sẽ hiểu về họ hơn).

                        Tôi tin rằng, một người có học thức như Uyen_nguyen sau khi đọc những thông tin về GS.TS Võ Tòng Xuân cũng như GS Nguyễn Xiển thì không thể nói rằng họ

                        Ông Võ Tòng Xuân là một người không hề biết gì về nông nghiệp cả. Ông nói việc ăn Tết Âm lịch làm gián đoạn thời vụ chăm sóc lúa đông xuân (vụ lúa tiềm năng nhất trong năm) là hoàn toàn không có cơ sở.


                        từ ngày có ông Võ Tòng Xuân và ông Nguyễn Xiển bày ra cái lịch thời vụ theo Dương lịch nên càng ngày càng thất bát. Vùng nào mà canh tác lúa cao sản của ông Võ Tòng Xuân thì chỉ có đói mà thôi. Việc canh tác theo Âm lịch là một điều đương nhiên mà một bạn trẻ tóc nhuộm xanh nào cũng có thể viết một bài đầy đủ trên mạng mà một người mang danh là GS Nông nghiệp như ông Võ Tòng Xuân lại không biết là một điều rất đáng tiếc cho nền nông nghiệp nước nhà.


                        Vấn đề tiếp ngay sau đó, bạn Uyen_nguyen bàn đến lịch ÂM, lịch DƯƠNG và lịch ÂM DƯƠNG. Thưa bạn, vấn đề lịch âm dương hay dương, âm thì như Mục Đồng đã trao đổi với bạn ở trang trên. Nay, Mục Đồng không bàn cãi gì nhiều nữa!

                        Bạn cho rằng


                        Tóm lại, chúng ta cần phải phản đối những kẻ có ý định dời Tết vào ngày đầu năm Dương lịch. Chúng ta cần phải vạch trần những sai trái và nguỵ biện của họ. Cần phải cho họ biết rằng CHÂN LÝ BAO GIỜ CŨNG THUỘC VỀ SỐ ĐÔNG. Hỡi các hotboys, hotgirls, hãy tiến lên!
                        Trân trọng kính bút.

                        Xin thưa với bạn Uyen_nguyen, chân lý bao giờ chưa hẳn bao cũng thuộc về số đông như bạn nói đâu ạ! Nếu mà như bạn nUyen_nguyen nói thì Mục Đồng tin chắc rằng sẽ không thể có những nhà khoa học như Nicolas Copernic (1473 - 1543), Ph. Galile'e (1564 - 1642)... Nếu vậy, thì thưa với bạn rằng, nhân loại có thể chẳng bao giờ biết được rằng trái đất là hình cầu và chỉ là một hành tinh của hệ mặt trời..... Sự đúng đắn của chân lý luôn phải được kiểm chứng bởi thực tiễn mà không ai có thể chối cãi được. Nó không giống như cái
                        "
                        CHÂN LÝ BAO GIỜ CŨNG THUỘC VỀ SỐ ĐÔNG" như bạn nói. Cái "CHÂN LÝ" mà bạn đề cập nó chỉ là sự a dua, sự cào bằng, sự bình quân chủ nghĩa mà thôi, thưa bạn Uyen_nguyen đáng kính!

                        Trở lại vấn đề, Bạn nói Mục Đồng

                        Hình như tôi thấy lập luận của bạn có nhiều mâu thuẫn.
                        thì xin bạn Uyen_nguyen đọc lại toàn bộ những trao đổi của Mục Đồng nghen bạn!

                        Mục Đồng nhấn mạnh một lần nữa về bài viết trao đổi của bạn rằng:

                        trích đoạn: Mục Đồng
                        Thực tế là, GS.TS Võ Tòng Xuân đang bàn đến sự khác biệt về văn hoá truyền thống ở Việt Nam và các nước phương Tây có ảnh hưởng khá lớn đến sự vận động và phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Mặc dù với góc nhìn về sự thiệt - hơn trong quá trình hội nhập, toàn cầu hoá thì việc "hội nhập" tết truyền thống của dân tộc Việt Nam sang tết dương lịch mà GS.TS Võ Tòng Xuân đưa ra đáng để phê bình vì nó đi ngược lại nguyện vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam. Chúng ta đang nỗ lực phục hồi lại những giá trị văn hoá xã hộic bị mai một, tàn lụi bởi cuộc chiến tranh vệ quốc kéo dài trên 100 năm nhằm "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" thì quan điểm trên của GS.TS Võ Tòng Xuân như một tiếng kêu lạc bầy, một viên đạn lạc mà thôi!

                        Mục Đồng hoàn toàn đồng ý với bạn Uyen_giang, chúng ta cần phải gìn giữ những gì thuộc về chúng ta, đặc biệt là văn hoá. Vì theo Mục Đồng, một dân tộc chỉ có thể tồn tại và ngẩng cao đầu với cộng đồng quốc tế khi và chỉ khi dân tộc đó khẳng định được giá trị của bản thân dân tộc mình mà không thể lẫn, hoặc na ná với bất kỳ dân tộc nào khác. Và như các bạn cũng biết, văn hoá truyền thống của một dân tộc là tài sản chung của cộng đồng dân tộc tạo ra nó, vì vậy mà không có bất kỳ một cá nhân, tổ chức đoàn thể nào có thể quyết định thay thế nó bằng cái này hay cái khác, chỉ có chính bản thân cộng đồng dân tộc đó quyết định rằng họ tiếp thu cái gì, thay đổi cái gì mà thôi!


                        Còn những gì bạn đề cập đến những nét đẹp của ngày Tết Nguyên Đán thì ai cũng dễ dàng nhận biết, chứ không phải đến giờ chúng ta mới biết đến những nét đẹp văn hoá đó đâu ạ!

                        Mục Đồng chưa hề có gì phát biểu là quy chụp bạn Uyen_nguyen ở trang trước mà chỉ đưa vào diễn đàn bài viết của GS Võ Tòng Xuân để bạn đọc tiện tham khảo khi so sánh đối chiếu với những cứ liệu bạn đưa ra phản bác ý kiến của GS.Võ Tòng Xuân mà thôi. Vậy mà bạn lại cho rằng Mục Đồng không công tâm và phê phán Mục Đồng? Thực sự tôi không hiểu ý bạn nhằm ám chỉ tôi về vấn đề gì?

                        Bạn đưa ra quan điểm

                        Rõ ràng khi lần đầu tiên tôi đưa bài báo của GS Võ Tòng Xuân (mà bạn trích ở trên) cho mọi người xem. Đưa cho 9 người thì 10 người (kể cả những người có học hàm, học vị không kém gì ông Xuân đến các em teen mặc quần áo hở hang) thốt lên “đầu óc bã đậu” (ý là nói ông Xuân chứ không phải nói tôi hay bạn).


                        Vậy bạn đã mâu thuẫn với chính bài viết của bạn rồi đó. Mục Đồng chỉ đồng ý với bạn một điểm là, khi đưa ra vấn đề NÊN HAY KHÔNG NÊN CHUYỂN NGÀY TẾT VÀO NGÀY 1/1 DƯƠNG LỊCH mà Mục Đồng đọc bài của bạn mới khẳng định đó là tết ÂM LỊCH. Ngay tiêu đề bài trao đổi của bạn cũng đã thiếu chính xác về mặt ngôn từ cũng như vấn đề mà bạn muốn các thành viên trao đổi. Thưa bạn, ngày 1 tháng 1 dương lịch cũng là ngày TẾT bạn à! Ở Việt Nam, pháp luật khẳng định đây là ngày tết năm mới của đồng bào theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành... và đương nhiên vào ngày này chúng ta được nghỉ mà không phải đến cơ quan hay trường học. Nhưng ngày nghỉ của tết DƯƠNG LỊCH chỉ 1 ngày (trừ khi ngày tết đó rơi đúng vào thứ 7 và Chúa nhật thì được luỹ tiến nghỉ bù vào ngày thứ 2). Trong khi đó, đối với TẾT NGUYÊN ĐÁN (tết cổ truyền của dân tộc), chúng ta được nghỉ đến trên dưới 10 ngày lận!

                        Những trao đổi, tranh luận để đi đến một nhận định hay một kết luận nào đó luôn có những quan điểm trái chiều. Vì lẽ đó, Uyen_nguyen có thể bảo lưu quan điểm của bạn nếu chưa đồng ý với Mục Đồng và các thành viên khác. Mục Đồng hy vọng rằng, Uyen_nguyen và các bạn khác khi tham gia trao đổi tranh luận với nhau cần phải ý thức được lợi ích của việc này và tránh đưa ra những ngôn từ mang tính chất mạt lỵ bất kỳ một tổ chức hay cá nhân, dân tộc nào như Mục Đồng đã nói ở đây!Vài suy nghĩ ban đầu sau khi đọc thêm trang trao đổi của Uyen_nguyen vừa đăng đàn!

                        Mục Đồng mong topic của chúng ta tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn trên diễn đàn này để đưa đến những nhận thức mới hơn, sắc sảo hơn về việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta lên tầm cao mới!
                        Chúc mọi người sức khoẻ, hạnh phúc nhất dịp Tết Tây (tết DƯƠNG LỊCH)!
                        #12
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9