RE: Đoàn THị Thừa
-
15.08.2011 10:58:05
XIV
Đây xin nhắc về Dương Ngạn Địch tha phương cầu thực nơi đất khách quê người tại vùng đất Mỹ Tho. Nơi đây đã có nhiều người Khmer sinh sống, họ gọi nơi đây là "Meso", ví như là cô gái đẹp như nàng tiên. Dương Ngạn Địch cho người nhà hòa mình chung với vài nhóm người Việt, ông cho xây dựng nhiều trường học (có đến chín trường là: Cảnh Dương, Duy Hóa, Bả cạnh, Gian Thảo, Hoàng Lạp, Quy Ang, Tam Lạch, Tân Thạnh, Thiên Mụ). Nhiều người khai khẩn ruộng đất, thành lập làng xóm nằm cạnh kề nhau, chỉ dạy nhiều người hành nghề thủ công mỹ nghệ. Họ sang cả mảnh đất nằm giữa sông đang hình thành từ phù sa sông Tiền, đó là vùng đất sau này gọi là cù lao An Hóa- Bến Tre. Mọi người gọi nhóm người của Dương Ngạn Địch là Minh Hương, là một trong số những người Hoa sớm nhất trên đất Chăm pa. Phụ nữ biết nuôi tằm, dệt vải và nhất là biết dùng phục sức xa xỉ thơm lừng. Tất cả mọi người đều chung xóm ấp, không tách biệt và chuyên chú làm ăn và nộp thuế cho chúa Nguyễn, chứ không giao về vua Nặc nộn.
Không phân biệt chủng tộc nào, Dương Ngạn Địch chú trọng đến thương mãi, song song với những cách làm trang trại và mở rộng giao thương với bên ngoài, nhất là với chúa Nguyễn. Vì ở đó, vẫn luôn dùng chữ Hán và phần nào có trình tự thờ cúng tổ tiên giống nhau. Tuy khí hậu ở Mỹ Tho và cù lao An Hóa gió mưa thuận hòa phù sa màu mỡ, nhưng ở đấy còn là vùng rừng rậm đầy ác thú. Ông dẫn một nhóm người đi tìm một con cọp già thường vào làng bắt trẻ nhỏ, nhưng mấy lần đều không tìm thấy. Vợ ông cũng là người giỏi võ nghệ, nóng lòng đòi theo chồng. Dương Ngạn Địch không đồng tình, nhưng bà lén lút dẫn đầu một tốp trai tráng hướng sang bờ sông bên kia mang về con cọp đã chết. Ông giận run người, mang ra một khúc cây để phang vào bà. Mọi người né tránh, bà chụp cái cây hết sức tài tình rồi để xuống đất, đợi khi chồng nguôi giận. Bà giảng nghĩa cho ông nghe là vì muốn cho muôn dân yên ổn và muốn con cọp già ấy đừng hại đám trẻ nhỏ nữa.
Người Việt cùng với người Minh Hương sinh sống ở Mỹ Tho rất hòa thuận, làm cho nơi đây trở thành một trung tâm buôn bán khá là sầm uất. Nông sản thường gồm lúa gạo và cau thường dư giả nên trở thành thứ hàng hóa đặc sản cho cả miền Trong: "Nơi đây, có nhà ngói cột chạm, đình cao chùa rộng, ghe thuyền ở các ngả sông biển đến đậu đông đúc, làm thành một chốn đại đô hội, rất phồn hoa, huyên náo". Nơi đây còn nằm ở ngả ba sông, Mỹ Tho nên ghe thuyền lan tỏ khắp nơi nơi: Miền tây bao gồm Cai Lậy, Sa đéc, rồi sang cả Nam vang ; hoặc ra cửa Tiểu theo đường biển ra tận Phú Xuân- Thuận Hóa. Hoặc tìm về Mang Khảm (Hà Tiên) nơi Mạc Cửu ( sang năm 1671) kiểm soát, rồi cùng nơi đây giao thương buôn bán với người Khmer.
Sau chín năm hòa nguyện vào vùng đất mới, Dương Ngạn Định bị phó tướng là Hoàng Tiến ganh ghét. Thế rồi, trong một đêm không trăng ông bị ám sát chết ở cửa biển Mỹ Tho.
Tiếm quyền xong, Hoàng Tiến tự xưng là " Phấn dũng oai tướng quân" cho quân mình đi cướp phá người Chân Lạp tứ tung. Người Chân Lạp hiền lành vô cùng khổ sở, tưởng rằng chúa Nguyễn Phúc Thái ngầm xui lấy cớ xâm chiếm, bèn không triều cống như trước nữa, rồi đắp lũy Bích Đôi và Nam Vang cố thủ. Còn ngăn sông cấm chợ không cho buôn bán với người của chúa Nguyễn nữa, làm chúa Nguyễn nổi giận và sai Mai Vạn Long tiến quân quân vào vùng đất Mỹ Tho.
Vua Nặc Nộn ở đất Sài Gòn nói rõ để Mai Vạn Long hiểu rõ được sự tình, biết Hoàng Tiến gây ra cớ sự nhưng vẫn làm bộ hiệp quân để loại trừ hắn. Quả nhiên Hoàng Tiến xuống thuyền hội quân, liền cho quân phục kích, rồi vào lũy bắt được cả người nhà hắn, trấn an dân chúng.
Sau khi bình ổn ở vùng đất Mỹ Tho, Mai Vạn Long cùng Trần Thượng Xuyên ở Trấn Biên (Biên Hòa) quản lảnh ba quân làm tiên phong tìm đánh Nặc Thu đến khi thần phục.
Chiêm Thành vẫn triều cống hằng năm, Chân Lạp giờ đã thần phục. Nhưng chúa Nguyễn Phúc Thái vẫn trang bị cho lính tráng súng ống, y phục quần ngắn bằng thao trắng nón chóp lông trông rực rỡ và trả lương cho họ. Trong phủ có hơn bốn trăm người và ngựa, thao diễn hằng ngày, còn thuyền chiến thì to lớn neo đậu được cả dưới dòng sông Hương.
Thế nhưng, việc xây dựng dinh thự mới làm chúa Nguyễn Phúc Thái quá tổn hao sức lực, chúa thường hay trằn trọc với các bản vẽ thiết kế, không mấy tin theo phong thủy (có lẻ vì thế mà trả giá?).
Đến mùa xuân năm 1691, chúa đau nặng và biết mình khó qua. Ngài cho gọi Nguyễn Phúc Chu mà dặn dò:
- Ta nối nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, phải giữ thánh đức của tổ tông. Trong đời của ta trị vì, dân chúng được sống trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp. Bây giờ con nối theo, đó là hiếu...
Cuối cùng dinh lũy xây dựng xong, cũng là lúc chúa qua đời thọ chỉ bốn mươi ba tuổi. Làm chúa chỉ được bốn năm, chúa Hiếu Nghĩa được suy tôn miếu hiệu là Đức Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế.
XV
Nguyễn Phúc Chu là người kế nghiệp, chỉ mới mười bảy tuổi. Đó là người văn hay chữ tốt, được nuôi ăn học cẩn thận đủ tài văn võ, hay ăn chay niệm Phật và lấy hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân, còn được gọi là Quốc Chú Minh Vương. Chúa cho xây một loạt chùa chiền, riêng chùa Thiên Mụ và chùa Mỹ Am thường mở nhiều hội lớn.
Sau khi lên ngôi chúa chưa yên vị, vua Kế Bà Tranh của nước Chiêm Thành không tiến cống, mà còn thường mang quân sát hại dân Việt tới tận Nha Trang. Chúa rất yêu thương dòng họ Nguyễn Hữu, nên đặt niềm tin vào Nguyễn Hữu Cảnh rất nhiều. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống Suất hành quân vào miền trong để tìm đánh quân Chiêm Thành.
Đời người chín chắn nhất từ quảng bốn mươi đến năm mươi, Nguyễn Hữu Cảnh giờ đã bốn mươi hai và là người rất ôn hòa. Lúc can gián, lúc hăng hái, lúc cần không nói gì đều hành động phải lẻ. Giờ chàng dồn hết tâm sức giành cho nước Việt và yêu thương dân lành như con. Khi chúa phong cho mình chức Thống lĩnh. Nguyễn Hữu Cảnh rất ý thức trọng trách mình được giao phó và lần này chàng quyết vào nước Chiêm đánh bắt cho được vua Chiêm Thành giao nộp cho chúa công.
Người ngựa hành quân vào đất Ninh Thuận, Nguyễn Hữu Cảnh cảm thấy thương xót cho một đất nước giờ chỉ còn lại hai phủ, mà trước từng là đế quốc xâm lược Ăngkor hùng mạnh. Giờ chàng đang chuẩn bị đối đầu với nhà vua nước ấy, nhưng lực lượng không còn bao nhiêu, sớm chiều ắt không còn giữ được. Tuy thương xót nhưng trên chiến tuyến khó mà nương tay, vua Kế Bà Tranh thường mang quân quấy nhiễu. Giờ chàng nhận lệnh phải trừng trị, làm tướng thì chàng phải trung thành với chúa thượng mình.
Một nhánh quân khác do tham mưu Nguyễn Đình Quang theo đường biển, ghé vào đổ quân ở mũi Né. Phó tướng bắt đầu khiêu chiến từ biển, đánh rát từ biển đông vào. Vua Kế Bà Tranh sớm vội rút lui lên miền rừng núi Đơn Dương, nhưng Nguyễn Hữu Cảnh đã chia quân phục kích ở đó từ lâu rồi. Chàng không cho quân lính giết vua Chiêm Thành, quyết bắt sống như mong muốn ban đầu.
Năm 1693, Nguyễn Hữu Cảnh tài nghệ bắt được vua Bà Tranh đem về Phú Xuân để chúa trị tội, chiếm được đất Bình Thuận nhưng vẫn giao cho em trai của Bà Tranh là Kế Bà Tử làm đề đốc trấn giữ, bắt dân chúng mặc y phục người Việt để dần cải hóa họ.
Nước Chiêm Thành chỉ còn hai Trấn nhỏ bé, biết sớm muộn cũng thuộc về người Việt. A Bân thuộc nhóm người Thanh dấy loạn, xúi dục dân Champa quấy rối sự cai trị của Chúa Nguyễn. Nguyễn Hữu Cảnh lại phải vào đất Ninh Thuận và lần này đặt phủ Bình thuận ở Phan Rang, Phan Rí.
Lúc bấy giờ cũng ở phía trong, vua Nặc Thu nước Chân Lạp cho rằng vua Nặc Nộn ở Gia định đã đầu hàng chúa Nguyễn giờ họ muốn đòi đất lại. Chúa Nguyễn Phúc Chu muốn Nguyễn Hữu Cảnh đến xứ Đồng Nai đặt Đại Bản Doanh nơi đó, phòng khi có loạn thì trấn áp kịp lúc. Nguyễn hữu Cảnh nhận lệnh và theo đường biển ngược dòng Đồng Nai, đến Cù Lao Phố.
Trần Thượng Xuyên đã tạo dựng nơi đây thành một thương cảng sầm uất, dù là một người hướng đến chính trị hơn Dương Ngạn Địch nhưng dù sao Nguyễn Hữu Cảnh cũng muốn thuyết phục ông ta cho dân Việt vào đây cùng mưu sinh với người Minh hương và Khmer.
Hai người dạo bước qua những con đường làm gốm sứ, Nguyễn Hữu Cảnh tâm tình:
- Sẳn dịp, ta đặt Bản doanh ở đây rất muốn Trấn Biên để người Việt cùng khai khẩn.
Trần Thượng Xuyên không dám trái lời, đồng tình:
- Đất nơi đây còn nhiều vùng còn hoang hóa, khai khẩn đất hoang để hung thú không còn nơi quấy nhiễu.
- Ta cũng có ý muốn để dân Việt học hỏi nghề người Minh Hương, cùng tạo dựng làng ấp để trông chừng giặc giã từ phía Tây.
Khi đặt bản doanh ở Cù Lao Phố, Nguyễn Hữu Cảnh cho Nguyễn Hữu Tín về Bố Chính nơi quê nhà, kêu gọi mọi người vào Nam để khai khẩn vùng đất Biên Hòa còn hoang hóa. Lúc bấy giờ, việc khai khẩn vùng đất mới là một xu hướng. Cho nên, mọi người ùn ùn vào Nam, để tìm nơi đất mới lập nghiệp. Câu nói : "An cư lập nghiệp" cũng bắt đầu từ đây.
Một người Bắc Bố Chính, bị đem đến chỗ quan Thống Suất. Mọi người nói rằng người này sống ở đất Đàng Ngoài, theo vào ắt có mưu lược từ quân Trịnh. Nguyễn Hữu Cảnh nhớ lại chuyện của Thị thừa, nên không thể qui tội oan cho người đó mà phán rằng:
- Ở đây đất đai còn hoang hóa mênh mông, nhưng toàn là sình lầy rừng rậm. Nhân lực vẫn còn yếu kém, chi bằng ngươi hiểm nghèo, khai phá nơi khác mà tránh được nghi ngờ.
Bố Chính dù sao cũng là quê hương mình , nên người ở đấy được chiêu dụ vào. Lễ Thành Hầu không nỡ đối đối xử phân biệt, nhất là nơi đất khách làm họ bị chơi vơi. Nhiệm vụ của mình là bảo vệ cho dân tình thế thái an nhàn.
Buổi ban đầu người Việt tự phát, thiếu tính rạch ròi mạnh ai nấy sống. Thế nhưng phía trước còn nhiều gian nan thử thách, cần người gan dạ xông pha vào nơi hoang vu. Từ đấy, Nguyễn Hữu Cảnh hoạch định cương giới xóm làng, ổn định dân sinh. Xứ Đồng Nai giờ trở hành huyện Phước Long, lấy đất Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn.
Nguyễn Hữu Tín, cùng với Nguyễn Hữu Hào cùng vào cai quản. Tất cả dân số người Minh Hương đều nhập sổ bộ Đại Việt. Giờ họ không còn luộm thuộm, nhuếch nhác mà có qui cũ đâu vào đấy, có xã làng Thanh Hà và Minh hương dành cho họ.
Lúc bấy giờ, hoàng tộc nước Chân Lạp vẫn luôn tranh chấp quyền bính. Họ còn sợ người Việt tiến chiếm các vùng đất phía Tây. Năm 1699, vua Nặc Thu đem quân tiến công Đại Việt. Chúa Nguyễn lại sai Nguyễn Hữu Cảnh làm thống binh, cùng với phó tướng Phạm Cẩm Long, tham tướng Nguyễn Hữu Khánh, cùng hợp quân với Trần Thượng xuyên, dùng thuyền chiến đi theo đường sông đánh thẳng đến thành La Bích (Nam vang), đánh quân Nặc Thu tan tác.
Sau khi vua Chân Lạp qui hàng, Nguyễn Hữu Cảnh trở về ghé thăm mọi nơi có người Việt sinh sống. Nguyễn Hữu Cảnh kéo quân tới đâu được dân chúng ủng hộ lính tráng của mình tới đó, đồng thời khích lệ dân chúng Hoa, Việt, Khmer giữ gìn tinh thần đùm bọc, thân thiện, yêu thương nhau như người một nhà. Nguyễn Hữu Cảnh làm cho người dân thực lòng yêu mến.
Đang trên đường trở về thành Gia Định, tháng 4 năm 1700 đến Châu Sao Mộc ông mở tiệc để khuyến lạo binh lính, uống rượu quá đà rồi bị thổ huyết, gấp rút đưa về đến Mỹ Tho thì mất. Quan Tài tiếp tục mang về Trấn Biên để cho hai anh em trông coi, chúa Nguyễn Phúc Chu thương tiếc sắc tặng là Hiệp Tán Công Thần, thọ 50 tuổi.
Có một bài thơ truyền tụng công đức Nguyễn Hữu Cảnh còn truyền tụng tới nay:
Từ ngày vâng lịnh Trấn Bình Khương,
Bờ cõi mở thêm mấy dặm trường,
Vun bón cột nền nơi tổ phụ
Dãi dầu tên đạn giúp quân vương
Giặc ngoài vừa nép bên màn hổ
Sao tướng liền sa giữa giọt tương!
Hết
3/1/2010 - 15/8/2011