Lịch sử các biểu tượng xe hơi
Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
Thanh Vân 07.01.2010 17:27:14 (permalink)
Lịch sử các biểu tượng xe hơi 


Lịch sử các nhãn hiệu xe







Đối với những người ham mê xe ôtô cổ, họ không thể hình dung được một chiếc xe danh giá lại thiếu biểu tượng (mascot) gắn phía trên lưới tản nhiệt. Người ta coi đó một dấu hiệu cho thấy điểm nổi bật của chiếc xe như chất lượng, sự thanh lịch, tốc độ hay sức mạnh...
Quả thực, khó mà tưởng tượng rằng, một chiếc Rolls-Royce mà không có hình người phụ nữ như đang bay về phía trước (Spirit of Ecstasy), hay Hispano-Suiza mất đi con cò (Stork) của mình. Bất cứ một chiếc xe cổ nào khác với một mũi xe trơ trụi cũng đều tạo ra một dáng vẻ không hoàn thiện. Trong quá khứ, khi các hãng ôtô chưa phát triển các dây chuyền sản xuất hàng loạt, người mua thường đặt yêu cầu trực tiếp với nhà chế tạo để có được chiếc xe theo ý muốn. Và biểu tượng là một cách giúp phân biệt các xe với nhau. Đó là lý do khiến cho rất nhiều trong số các mascot được gắn kèm thêm cánh, tượng trưng cho tốc độ, bất kể chúng nhiều khi chẳng phải là chim, mà là hình người hoặc thậm chí là các chữ cái, ví dụ như xe Bentley với chữ "B" có cánh.



Một phiên bản khác của Spirit of Ecstasy.John Montagu có thể coi là người khởi xướng phong trào gắn thêm đồ trang trí ở mũi xe vào năm 1898. Ông đặt một tượng thánh Christopher phía trước chiếc Daimler. Nắm bắt xu hướng bắt chước nhau về sở thích của những tay chơi ôtô, các tiệm kim hoàn đã lập tức tung ra những mẫu mã được ưa chuộng nhất với số lượng lớn. Đến lượt đến lượt các nhà sản xuất xe hơi nhận thấy tầm quan trọng của một biểu tượng riêng, gắn liền với xe của hãng và bắt đầu đặt làm hàng trăm chiếc để gắn lên các sản phẩm mới. Nhờ vậy, những xưởng chuyên sản xuất biểu tượng bắt đầu đua nhau mọc lên tại Anh, Mỹ và Pháp. Từ thập niên 20 trở đi, trào lưu này trở nên phổ biến. Bức tượng Triomphe của Isotta-Frashini, do một người Mỹ gắn thêm vào xe của mình đã sớm trở nên gần gũi với nhãn hiệu này đến mức nó được coi như là một biểu tượng của hãng. Và trong một thời gian dài, mascot nằm trong số các lựa chọn thêm khi mua xe, giá cũng hết sức phải chăng. Một trong các biểu tượng nổi tiếng nhất, nằm trong số ít hiện nay vẫn còn được sử dụng, Spirit of Ecstasy của Rolls-Royce, được Charles Robinson Sykes tạo ra năm 1911, dành riêng cho mẫu xe Silver Ghost. Chiếc xe tuyệt hảo này, điển hình cho nghệ thuật chế tạo ôtô vào thời đó, xứng đáng một vật trang trí đặc biệt. Và quả thực, "Flying Lady" chính là điều người ta mong đợi, thể hiện một sự khao khát, một niềm đam mê bị kìm hãm. Nguyên mẫu của nó là Eleanor Velasco Thornton, người phụ nữ có sắc đẹp mê hồn, hiểu biết và có óc hài hước. Eleanor là người yêu của John Walter Edward-Scott Montagu, dòng dõi quý tộc Anh, người đã có gia đình. Khi Montagu đề nghị nhà điêu khắc, đồng thời là người bạn thân Charles Sykes làm một bức tượng để tô điểm cho chiếc xe riêng Rolls-Royce Silver Ghost, Sykes đã chọn Eleanor để làm cảm hứng sáng tác.
Trong số các biểu tượng được các nhà sưu tập săn lùng ráo riết hiện nay, hình con cò của hãng xe Pháp Hispano-Suiza là mẫu được ưa thích nhất. Phía sau nó là cả một câu chuyện hào hùng. Trong Thế chiến II, Hispano-Suiza chuyên chế tạo các động cơ máy bay. Trên những máy bay trang bị động cơ Hispano, các phi công của mặt trận phía Tây đã ghi những dấu ấn hiển hách trong các trận chiến với không quân Đức. Ở sườn xe của phi đội nổi tiếng do Geogers Guynemer chỉ huy có sơn hình một con cò. Kết thúc chiến tranh, Hispano-Suiza quay trở lại ngành công nghiệp ôtô và họ đã chọn mascot Con cò đại diện cho các sản phẩm của mình.


Con voi của Bugatti. Một con người vĩ đại trong lịch sử phát triển xe hơi là Ettore Bugatti đã chỉ đặt biểu tượng trên một mẫu xe duy nhất của ông. Tượng con voi trắng rất phù hợp để trang trí những chiếc 41 Royale. Tất cả chỉ có 6 chiếc xe 41 Royale được xuất xưởng, với chiều dài mỗi xe tới 7 m và nặng 3,5 tấn, tiêu biểu cho những chiếc xe đua và xe thể thao siêu hạng kiểu Ettore. Rembrandt, anh trai của Ettore là một điêu khắc gia có tài năng thiên bẩm, đã dành gần trọn cuộc đời để mô tả hết sức sinh động đời sống những con vật trong sở thú Antwerp, Bỉ. White Elephant (Voi trắng) chính do Rembrandt sáng tác ra như một cách để lại ký hiệu riêng. Ettore sử dụng nó nhằm tưởng nhớ tới anh trai mình, người đã tự vẫn vì nỗi bất hạnh trong cuộc sống riêng.
Đúng như bản tính thực tế, người Đức tỏ ra khá ôn hòa trong việc tìm kiếm những vật tô điểm cho xe của họ. Ngôi sao 3 cánh đặt trong vòng tròn của Mercedes, chữ W của Wanderer hay quả bóng có cánh (Winged Ball) của Horch là những ví dụ hoàn hảo về sự giản tiện nhưng thanh nhã. Hiện nay, những biểu tượng được làm bằng chất liệu thuần thực sự hiếm vì chúng đã bị nấu chảy để lấy kim loại trong Thế chiến II. Chuyện tương tự cũng xảy ra tại các quốc gia bị chiếm đóng tại châu Âu trong khoảng thời gian này.




Biểu tượng Bentley Con báo Jaguar  Nữ thần Cadillac




Con cừu của Dodge Buick Maybach Biểu tượng nguyên gốc của các nhà sản xuất thường có giá rẻ do được làm bằng đồng. Người ta đúc chúng trong khuôn và sau đó đánh bóng bằng tay. Với Spirit of Ecstasy, do gia đình Sykes sản xuất tới tận năm 1948, phương pháp rắc rối hơn được áp dụng. Nhưng dù vậy, do kỹ thuật còn chưa phát triển, các sản phẩm cuối cùng không hoàn toàn giống nhau vì phụ thuộc vào các nhân tố môi trường như độ ẩm. Những thứ cầu kỳ hơn, kiểu tượng Người bắn cung của Pierce Arrow hay Ikarus của Farman được đúc từng phần. Với thời gian, các biểu tượng cũng chịu nhiều sự đổi thay về kiểu dáng. Những gì quá dung tục không còn tồn tại, những gì còn thô sơ trở nên trau chuốt hơn và xuất hiện những phiên bản bằng các chất liệu quý như bạc, đương nhiên có giá đắt hơn. Ngay cả Spirit of Ecstasy, thoạt nhìn vẫn như thuở ban đầu cũng có tới 11 sự sửa đổi. Một vài công ty không chỉ sử dụng một biểu tượng duy nhất mà thiết kế nhiều nhiều mẫu cho các kiểu xe khác nhau. Lấy ví dụ, con đại bàng của Chevrolet được thay đổi mỗi năm.

Vào cuối thập kỷ cuối thập kỷ 50, do sự đổi mốt và các quy định về an toàn giao thông, các biểu tượng dần biến mất. Nhiều quốc gia cấm gắn các vật trang trí trên xe vì cho rằng các cạnh sắc nhọn của chúng có thể gây nguy hiểm cho người khác khi xảy ra tai nạn. Phần lớn các biểu tượng cổ có đời sống dài hơn chính bản thân chiếc xe mà nó tô điểm, nên có giá rất đắt, dẫn đến tình trạng làm giả để thu lợi bất chính. Vì thế, vài biểu tượng có số lượng nhiều hơn hẳn số xe được sản xuất.

Thế Phong (theo KTUD)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.01.2010 17:28:31 bởi Thanh Vân >
#1
    Thanh Vân 07.01.2010 17:30:34 (permalink)
    Lịch sử biểu tượng xe Ford


    Năm 2003, Ford Motor kỷ niệm 100 năm thành lập nhưng logo của hãng hiện nay mới chỉ có hơn 30 năm tuổi. Trong lịch sử phát triển, Ford đã không ít lần thay đổi logo.



    Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách bao quanh nó một đường viền hết sức độc đáo và cực kỳ thời trang vào lúc đó. 




    Logo của Ford năm 1903.


    Trải qua những bước phát triển ban đầu, Henry Ford nhận thấy cần phải có những thay đổi trong thiết kế logo sao cho đơn giản, ưa nhìn và ấn tượng. Cũng rất tâm linh, logo đó phải thể hiện bước tiến vượt bậc của Ford Motor trong tương lai. Năm 1906, logo với tên Ford viết nghiêng 45o được cách điệu ở chữ F và chữ D sao cho mềm mại, bay bổng, thể hiện sự tinh tế và ước muốn vươn cao, vươn xa hơn nữa của Henry Ford được trình làng và đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909.  
    Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình oval lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào năm 1907 do các đại lý Perry, Thornton và Schreiber - người đưa Ford đặt chân vào nước Anh - thiết kế với mục đích quảng cáo cho các sản phẩm của Ford như là “dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”.



    Logo Ford 1912.


    Năm 1911, Ford đưa ra logo hình oval quyết định và sử dụng nó để thống nhất các nhà buôn tại Anh. Tuy nhiên trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến những năm 1920.  
    Năm 1912, chỉ trong một thời gian ngắn, Ford đã loại bỏ toàn bộ những logo hình oval và thay vào đó là logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình. Logo này được thiết kế để thể hiện cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, vẻ duyên dáng và sự ổn định. Logo có hai màu, vàng và xanh đen, trên đó mang dòng chữ “Universal Car”. Henry Ford không thích biểu tượng này, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford.



    Logo Ford 1928.


    Năm 1927, người ta thấy một logo hình oval mang tên Ford xuất hiện trên lưới tản nhiệt của mẫu Model A mới với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford. Logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe cho đến cuối những năm 1950. Được sử dụng một cách thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, đến giữa những năm 1970 ý tưởng về logo hình oval này mới được thiết kế lại.
    Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company. Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới.



    Logo hiện nay của Ford.


    Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company.


    Trọng Nghiệ
    #2
      Thanh Vân 07.01.2010 17:32:00 (permalink)
      Lịch sử thương hiệu Toyota


      Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản. Sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất thay đổi logo của hãng.
      Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.



      Mẫu xe SA năm 1947-1952, động cơ 955cc, công suất 27 mã lực.

      Hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.
      Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.
      Logo đầu tiên của Toyota. Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.
      Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đất nước Nhật Bản hoang tàn và đổ nát. May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị bom nghiền nát. Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA. Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống phân phối Toyopet. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới. 




      Logo toàn cầu hiện nay của Toyota.

      Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc.  
      Trọng Nghiệp
      #3
        Thanh Vân 07.01.2010 17:35:07 (permalink)
        Logo BMW - cánh quạt xanh xứ Bavaria 
        Dù lúc thịnh lúc suy, thậm chí có khi lâm vào tình trạng gần như phá sản, hãng xe hơi Đức BMW vẫn luôn gắn bó với biểu tượng hình cánh quạt trắng xanh nổi tiếng trong suốt lịch sử phát triển.
        Điều đó tượng trưng cho sự kiên định với những lựa chọn của người Đức. Luôn duy trì sự tập trung cao độ trong một thời gian dài với cùng một mục đích, đức tính đó giúp BMW vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong lịch sử.




        Nguồn gốc xuất phát logo của BMW. Ra đời năm 1916, công ty BMW, viết tắt của Bayerische Motoren Werke (tiếng Anh có nghĩa là Bavarian Motor Works), được thành lập với mục đích sản xuất ôtô xe máy. Tiền thân của BMW lại là hai công ty Raap Motor Works và BMW GmbH, chuyên sản xuất động cơ máy bay. Đó chính là nguồn cảm hứng để thiết kế nên logo BMW nổi tiếng thế giới.


        Nó tượng trưng cho hình ảnh chuyển động của hai cánh quạt mà các phi công quan sát được trên những chiếc máy bay sản xuất vào thập kỷ 20. Khi chạy với tốc độ nhất định, hai cánh quạt này sẽ chia quỹ đạo của chúng thành bốn phần bằng nhau, hai phần mang màu trắng đậm, hai phần còn lại in màu xanh bầu trời xứ Bavaria.
        Như người ta thường nói, thiết kế logo là một trong những lĩnh vực khó nhất của ngành thiết kế tạo hình, bởi nó không chỉ là một hình ảnh đơn thuần, mà còn là bộ mặt của công ty, là lời giới thiệu ý nghĩa và hiệu quả nhất với khách hàng. Không phải là thời trang, đó là sự cô đọng của nghệ thuật. BMW hiểu rất rõ như vậy và họ cũng biết rằng không có gì biểu tượng cho sức sống, lòng trung thành và sự trường tồn hơn là màu cờ tổ quốc, không có gì dễ nhớ hơn là sự kết hợp giữa một hình khối giản đơn và những màu sắc quen thuộc. Vì thế, việc đưa hai màu xanh trắng trên lá cờ xứ Bavaria vào logo hàm nghĩa rằng BMW là công ty của người xứ Bavaria, BMW sẽ sống cùng, phát triển cùng với sự phát triển dân tộc.
        Chiếc Dixi 1927 (trên) chưa có logo và Dixi năm 1929 (dưới) mang logo của BMW.

        Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, Hiệp ước Versaille (1919) không cho phép BMW sản xuất ôtô nên giai đoạn này, BMW tập trung vào các sản phẩm xe đạp và xe máy. Phải đến tận năm 1929, lần đầu tiên người ta mới thấy logo này xuất hiện trên mẫu xe Dixi tại triển lãm ôtô Berlin.
        Năm 1939, chiến tranh thế giới lần II bùng nổ, BMW trở thành nhà sản xuất xe máy và động cơ máy bay chuyên dụng cho quân đội Đức. Khi chiến tranh kết thúc năm 1945 cũng là lúc những nhà máy ở Đông Đức bị phá huỷ nặng nề, còn ở Munich, thủ phủ bang Bavaria, quang cảnh trở nên hoang tàn và đổ nát. Tại thời điểm mà những nhà máy tại Munich bắt tay vào quá trình hồi phục sản xuất, quân đồng minh ra lệnh đóng cửa BMW trong 3 năm và yêu cầu BMW ngừng sản xuất xe ôtô cho đến năm 1952.
        Sau khi được chính thức mở cửa trở lại, BMW bắt tay vào chế tạo chiếc ôtô, mở đầu cho một thời kỳ mới, thời của những chiếc ôtô sang trọng mang thương hiệu BMW xuất hiện trên khắp thế giới. Và logo trắng xanh dần trở thành một biểu tượng quen thuộc trên thế giới cho tới tận ngày nay.



        Logo BMW và lá cờ xứ Bavaria (trên).

        Gần 90 năm tồn tại, chịu tác động trực tiếp của 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử loài người, biểu tượng đó vẫn song hành cùng với những bước phát triển của BMW. Để thích ứng với quan niệm hiện đại và những thách thức mới, logo BMW giờ đây ngoài những giá trị truyền thống còn thể hiện cho trí tuệ với màu xám của vòng tròn bao quanh, sự mạnh mẽ, tính linh hoạt và hơn hết là tương lai tươi sáng của những dòng xe sang trọng hàng đầu thế giới.
        Trọng Nghiệp
        #4
          Thanh Vân 07.01.2010 17:36:28 (permalink)
          Biểu tượng ngôi sao 3 cánh của Mercedes-Benz



          Logo ngôi sao 3 cánh của Mercedes-Benz tượng trưng cho ước mong cháy bỏng đưa sản phẩm thống trị ở khắp mọi nơi: trên mặt đất, dưới biển và cả bầu trời.
          Hằng ngày, rong ruổi trên đường phố Việt Nam, chúng ta vẫn thường bắt gặp những chiếc ôtô sang trọng mang trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh hiên ngang. Hẳn cũng không ít người có những ấn tượng hết sức mạnh mẽ về nét thẩm mỹ mà logo đó mang lại. Đơn giản, thanh thoát, mang tính đối xứng cao và rất dễ nhớ, biểu tượng đó tự nó đã làm tròn vai trò là hình ảnh, là lời giới thiệu trân trọng nhất đến cộng đồng của một trong những hãng xe hơi danh tiếng trên thế giới, Mercedes-Benz.



          Logo hình ngôi sao 3 cánh ngày nay của Mercedes-Benz.

          Trở về lịch sử với những năm cuối thế kỷ 19, khi gửi cho người vợ thân yêu tấm bưu thiếp mang hình ngôi sao bao quanh ngôi nhà mà hai người sinh sống, Gottlieb Daimler, người đồng sáng lập nên hãng Mercedes-Benz, đã ghi vào đó dòng chữ "một ngày nào đó, ngôi sao này sẽ toả sáng sự nghiệp của anh". Và mọi chuyện đã đến đúng như những gì ông hy vọng. Năm 1909, hai người con trai của Gottlieb Daimler đã thiết kế logo mang hình ảnh ngôi sao 3 cánh cho công ty của cha mình, Daimler - Motoren - Gesellschaft.



          Logo hình ngôi sao đầu tiên của Daimler.

          Cũng trên nước Đức, cách Gottlieb 120 km và trước 7 năm, Karl Benz thành lập công ty Benz&Co năm 1883, và đến năm 1899 trở thành Benz&Cie. Chưa gặp nhau bao giờ, nhưng 2 người đã cùng đặt nền móng cho công nghiệp ôtô hiện đại.
          Trước đó không lâu, một thương gia người Áo thành đạt tên Emil Jellinek đến thăm cơ sở sản xuất Daimler - Motoren - Gesellschaft và bày tỏ thái độ thán phục bằng cách mua 23 chiếc xe để phục vụ cho giải đua "Tour de Nice". Tất cả số xe này đều mang tên cô con gái cưng nhà Jellinek là Mercedes, và đã giành chiến thắng. Emil Jellinek tiếp tục mua thêm 36 chiếc xe nữa với điều kiện được thành lập các đại lý bán hàng tại một số nước, đồng thời Daimler cũng chấp nhận cho Emil Jellinek lấy tên Mercedes đặt cho 36 chiếc xe như một món quà nhân dịp sinh nhật lần thứ 10.




          Logo của Benz&Cie. Theo tiếng Tây Ban Nha, Mercedes có nghĩa là vẻ yêu kiều, duyên dáng và không hiểu do tài kinh doanh của Emil Jellinek hay do cái tên Mercedes gợi cho người mua hàng nhiều điều may mắn, chỉ trong một thời gian ngắn, 36 chiếc xe đã được bán sạch. Rất nhạy bén, Daimler phát hiện tính thương mại trong cái tên đó và đề nghị Emil Jellinek cho phép đặt tên Mercedes cho tất cả các sản phẩm.
          Năm 1916, logo của Daimler - Motoren - Gesellschaft được thiết kế lại, bổ sung thêm 4 ngôi sao nhỏ và dòng chữ Mercedes, tất cả đặt trong một hình tròn và 4 ngôi sao nhỏ nằm trên 4 tiếp tuyến của một hình tròn khác. Năm 1923, logo này chính thức được đăng ký bản quyền thương mại. Tuy nhiên, tài liệu về ý nghĩa của logo, về việc đặt 4 ngôi sao nhỏ chia đều thành các góc 40 độ gần như không còn. Trên thực tế, logo này chỉ tồn tại được 3 năm, trước khi Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập.



          Logo ban đầu của Mercedes-Benz.

          Để có thể vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng những năm 20 của thế kỷ trước, Daimler - Motoren - Gesellschaft và Benz&Cie sáp nhập thành công ty Daimler - Benz AG (AG viết tắt của Aktiengesellschaft - công ty cổ phần) chuyên sản xuất ôtô. Logo của Daimler - Benz AG được thiết kế bằng cách kết hợp những đặc điểm nổi bật của hai logo Daimler - Motoren - Gesellschaft và logo Benz&Cie. Hình ngôi sao 3 cánh được giữ nguyên, tên của Mercedes và Benz được ghi ở trên đỉnh và đáy của hình tròn, hai cành lá đặc trưng của logo Benz&Cie và hình tròn màu đỏ máu của logo Daimler - Motoren - Gesellschaft không thay đổi. Năm 1926, Daimler - Benz AG đăng ký bản quyền thương mại và sau khi đổi tên công ty thành Mercedes - Benz, họ vẫn dùng logo này cho đến tận những năm 1990.
          Năm 1996, Mercedes - Benz thiết kế lại logo sao đơn giản hơn, từ bỏ kiểu thiết kế hình ảnh kết hợp với tên công ty từ những năm 1920. Logo của Mercedes giờ đây chỉ còn hình ngôi sao 3 cánh nội tiếp trong một đường tròn. Trải qua gần 100 năm, ngôi sao 3 cánh đó vẫn tượng trưng cho những khát khao chinh phục của Gottlieb Daimler.
          Trọng Nghiệp
          #5
            Thanh Vân 07.01.2010 17:39:15 (permalink)
            Logo Mazda: Đôi cánh không mỏi


            Biểu tượng hiện nay của Mazda ra đời chưa đầy 10 năm. Trong suốt lịch sử phát triển không hề suôn sẻ gần 90 năm qua, Mazda đã nhiều lần thay đổi lại logo để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.
            Mazda Motors có nguồn gốc từ Toyo Cork Kogyo Co., Ltd, một công ty nhỏ do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc. Đến năm 1929, công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.
            Năm 1934, Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda Motor. Có người cho rằng từ Mazda được lấy từ tên của Matsuda, tượng trưng cho niềm tự hào của người sáng lập ra nó, tuy nhiên, một số người cho rằng chữ Mazda được lấy từ tên của vị thần lửa "Ahura-Mazda", và lý do để Matsuda chọn tên một vị thần chứ không phải tên của dòng họ là từ tính cách của ông: khiêm nhường, duy tâm và luôn khao khát làm cho công ty trở nên nổi tiếng.




            Logo Mazda 1956 trên chiếc Carol.

            Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors. Cái tên Mazda bị xoá sổ trong suốt 15 năm sau.


            ShowTopicJS (3087, 1, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000194384', 1, 1000194384); Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Sau đó, Mazda bắt tay vào sản xuất hàng loạt những dòng xe như Carol mà đặc biệt là chiếc sedan R360 và dòng Mazda Cosmos với RX-8.
            Trước những thành công đạt được về mặt thương mại, năm 1966, Mazda hoàn thành nhà máy sản xuất xe du lịch tại Hiroshima và bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 1975, để thống nhất các sản phẩm của hãng trên toàn thế giới, Mazda thiết kế biểu tượng mới với chữ Mazda được thể hiện theo phong cách mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.






            Hiện nay, tên của công ty vẫn được viết như thế này.

            15 năm sau, 1992, người ta thấy xuất hiện biểu tượng mới của Mazda gắn trên lưới tản nhiệt các dòng xe Mazda 323 và 626 - những chiếc xe vẫn còn khá nhiều trên đường phố Việt Nam. Đầu tiên biểu tượng được thiết kế là một hình thoi nằm trong một hình elip, nhưng khi sang thị trường Pháp, Mazda nhận ra rằng nó quá giống với logo của Renault.




            Logo năm 1992 (trên) quá giống với của Renault nên đã được sửa lại như bên dưới.

            Vì vậy, ngay sau đó Mazda thay đổi dáng của hình thoi, biến nó trở thành ngọn lửa, và về tổng thể, logo vẫn là cách điệu của chữ M đang bay và đang cháy. Thể hiện cho ước vọng vươn lên tầm cao mới của người sáng lập Jujiro Matsuda. Hơn nữa, nó liên quan đến vị thần lửa "Ahura-Mazda", nguồn cảm hứng để Matsuda lấy làm tên cho công ty của mình. 





            Logo Mazda hiện nay.

            Năm 1997, tức là 5 năm sau, nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để thiết kế logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và ổn định. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà Matsuda hằng ao ước.
            Trọng Nghiệp
            #6
              Thanh Vân 07.01.2010 17:40:53 (permalink)
              Logo Ferrari - tuấn mã vô địch trên đường đua F1


              76 năm tồn tại và 55 năm ghi danh trong lịch sử môn đua xe F1, câu chuyện về đội đua Ferrari, về những chiếc xe thể thao sang trọng, về chiếc logo mang hình con ngựa tung vó nổi tiếng vẫn luôn hấp dẫn người hâm mộ khắp nơi trên thế giới.


              Đã 5 năm liên tiếp kể từ năm 2000, Ferrari là cái tên thống trị bảng thành tích của giải đua Công thức 1 (Formula One - F1) - giải đua xe ôtô uy tín và nổi tiếng nhất hành tinh. Điều này làm cho không ít người nghi ngờ tính hấp dẫn của F1, và thực sự là cơn ác mộng đối với các đội đua như McLaren, Williams... Không chỉ có vậy, sự kiện có một không hai trong lịch sử hơn 50 năm của F1 này còn khiến các nhà tổ chức một lần nữa phải đưa ra những điều luật mới, với mục đích duy nhất là giảm sức mạnh của Ferrari và tăng tính cạnh tranh. Nhưng, như người ta thường nói, không ai phê phán được người chiến thắng, và vì thế, Ferrari cùng biểu tượng chú ngựa đang tung vó vẫn hiên ngang trên vai trò thống trị.



              Đội Ferrari thống trị đường đua F1 cùng Michael Schumacher 5 năm qua.

              Những chiến thắng liên tiếp, những ánh hào quang vây quanh, mọi thứ dường như không làm che lấp đi niềm đam mê và tham vọng của đội. Tất cả khởi nguồn từ câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của một trong những tay đua Italy trứ danh, Enzo Ferrari.  
              Sinh ngày 18/02/1898, tại Modena, Italy, trong một gia đình chuyên đúc các thiết bị đường ray xe lửa, niềm đam mê đua ôtô đã tiềm ẩn trong Ferrari từ tuổi ấu thơ khi cha mẹ cậu là người đầu tiên trong thành phố có ôtô cho riêng mình. Nhưng mọi chuyện đã không đến như những gì Ferrari mơ ước. Năm 1916, cha và anh trai hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ lần thứ nhất, Ferrari phải bỏ học để quản lý công việc tại xưởng đúc. Chỉ sau đó ít năm, xưởng phá sản. Đến lượt Ferrari nhập ngũ và một vết thương nặng buộc ông rời quân đội. Trở về, Enzo Ferrari không quay lại trường học mà kiếm việc để nuôi người mẹ goá. Năm 20 tuổi, Ferrari tham gia đội lái thử xe của công ty CMN (Costruzioni Meccaniche Nazionali), một công ty sản xuất ôtô thể thao quy mô nhỏ. Năm 1924, ông gia nhập đội đua Alfa Romeo.



              Chiếc máy bay có sơn hình chú ngựa tung vó của Baracca.

              Năm 1929, Ferrari thành lập Scuderia Ferrari (tiếng Anh là Ferrari Stable - đội đua Ferrari), một công ty chuyên bảo trợ và tổ chức các giải đua cho những tay đua nghiệp dư tại Modena, lúc đó là một đơn vị thành viên của đội đua Alfa Romeo. Năm 1939, Ferrari quyết định cắt đứt mối quan hệ giữa Scuderia với Alfa Romeo để thành lập nên một tổ chức độc lập, lấy tên là “Auto Avio Costruzioni Ferrari”, một công ty làm việc cho hãng hàng không quốc gia, tiền thân của Scuderia Ferrari ngày nay.
              Câu chuyện về chiếc logo mang hình con tuấn mã (Prancing Horse) đang tung vó bắt đầu vào năm 1923. Sau khi giành chức vô địch tại đường đua Savio, Ravenna, Ferrari gặp nữ bá tước Paolina, mẹ của người anh hùng không quân Italy trong thế chiến thứ nhất, Francesco Baracca. Bà đề nghị Ferrari sử dụng hình ảnh con ngựa đang tung vó được sơn bên sườn chiếc máy bay chiến đấu của Francesco Baracca với lời nhắn biểu tượng đó sẽ mang lại cho Ferrari những điều may mắn.







              Logo của Scuderia Ferrari.

              Trở về sau chiến thắng, không do dự, Ferrari bắt tay vào thiết kế biểu tượng cho công ty mà ông ấp ủ từ lâu và lúc Scuderia Ferrari thành lập cũng là lúc logo mang hình con tuấn mã được giới thiệu lần đầu tiên.  


              ShowTopicJS (3087, 1, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000195289', 1, 1000195289); Vẫn là hình ảnh con ngựa đang tung vó, tuy có những thay đổi so với hình vẽ của Francesco Baracca, nhưng điểm quan trọng nhất là Enzo Ferrari đặt nó trên nền màu vàng, màu của lá cờ thành phố Modena quê hương. Hình khối bao quanh là hình chiếc khiên, một kiểu thiết kế quốc huy quen thuộc của các nước phương Tây và một vài nước thuộc địa. Hai chữ SF là viết tắt của Scuderia Ferrari. 3 đường kẻ sọc phía trên đỉnh logo tượng trưng cho quốc kỳ Italy thời kỳ quân chủ lập hiến với 3 màu xanh thẫm, trắng và đỏ.
              Năm 1948, nền quân chủ lập hiến sụp đổ, vương quốc Italy trở thành nước cộng hoà. Để đánh dấu mốc phát triển mới của đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai và như bao lần thay đổi thể chế chính trị khác, quốc hội Italy quyết định thay màu xanh thẫm trên quốc kỳ bằng màu xanh lá cây. Logo của Scuderia Ferrari do đó cũng được thay đổi tương ứng.



              Logo của công ty ôtô Ferrari. 1946, Enzo Ferrari thành lập công ty sản xuất ôtô mang tên Ferrari S.p.A với biểu tượng là logo của Scuderia Ferrari được thiết kế lại. Cũng như Scuderia Ferrari, logo Ferrari S.p.A được sửa đổi vào năm 1948 và được sử dụng cho đến ngày nay.
              Logo của Ferrari là biểu tượng của sự kết hợp giữa tài năng một cá nhân (anh hùng Francesca Baracca), tính truyền thống của một vùng đất (thành phố Modena) và văn hoá của một quốc gia. Có lẽ vì thế mà 76 năm qua, logo đó vẫn luôn song hành, luôn đại diện cho Ferrari dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Và hiện tại, để trả lời cho câu hỏi mà giới hâm mộ môn đua xe F1: "Ai sẽ đánh bại Ferrari?", những người trong Scuderia Ferrari hỏi lại rằng: "Ai có khả năng làm cho chú ngựa trên logo Ferrari ngừng tung vó?".  
              Trọng Nghiệp
              #7
                Thanh Vân 07.01.2010 17:42:04 (permalink)
                Logo Renault theo dòng lịch sử


                Hơn 100 năm lịch sử, như hầu hết các hãng xe danh tiếng ngày nay, Renault đã trải qua những thời khắc khó khăn, cay đắng và vinh quang nhất. Trong suốt quãng thời gian đó, hãng đã 8 lần thay đổi logo để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của ngành công nghiệp ôtô và thế giới.



                1900-1906 Năm 1898, nhân ngày sinh nhật lần thứ 21, chàng trai Louis Renault đã chọn dịp đặc biệt đó để bán chiếc xe mang cái tên rất cổ điển do chính anh chế tạo, Renault Type A. Năm 1899, Louis cùng hai người anh em Marcel và Ferand mở công ty "Renault Frères - Anh em nhà Renault", tại số 10, đại lộ Cours, Billancourt. Như ý nghĩa của từ "Frères", Renault đã thiết kế logo đầu tiên của hãng bằng hai chữ "R" lồng vào nhau, theo phong cách nghệ thuật cầu kỳ những năm đầu thế kỷ 20.



                1906-1919 Mười năm sau, Renault Frères giành được những thành công liên tiếp: 1902 nhận bằng phát minh sáng chế về động cơ siêu nạp; năm 1906, sản xuất xe bus và bắt đầu sản xuất động cơ máy bay với năng suất 3.800 chiếc một năm. Cùng trong năm đó, Renault thay đổi logo nhưng bằng hình ảnh thực tế và đơn giản hơn nhiều: chiếc ôtô lồng trong vòng bi cơ khí. 



                1919-1923 Tuy nhiên, cũng từng ấy thời gian, Louis phải chứng kiến hai cái chết của Marcel năm 1903 tại giải đua Paris-Maldrid và Ferand năm 1909. Một mình Louis sở hữu Renault Frères, nhưng ngay sau đó, vì thương nhớ hai người anh, ông đổi tên thành Les Automobiles Renault - Công ty ôtô Renault. 


                1923-1925Chiến tranh thế giới II nổ ra, theo yêu cầu của phe Đồng minh, Renault ngừng sản xuất ôtô mà tập trung vào xe tăng và máy bay. Theo đó, logo của hãng cũng được thay đổi cho phù hợp với tình thế chiến tranh. Chiếc ôtô được thay bằng hình ảnh xe tăng đang leo dốc. 

                Sau chiến tranh Louis Renault nhận huy chương anh hùng và tiếp tục sản xuất ôtô với các mẫu xe 10CV hay 6CV. Năm 1923, bỏ lại sự khốc liệt của chiến tranh để trở lại vai trò chính, logo Renault thay đổi lần thứ 3 với hình tròn làm khung chính, bao quanh những đường gạch ngang mô phỏng lưới tản nhiệt và dòng chữ "Renault". 



                Kiểu thiết kế nắp ca-pô của Renault năm 1923


                1925-1960 Sau đó hai năm, Renault thay thế hình tròn bằng hình thoi và lấy làm logo chính thức của công ty. Tuy nhiên, trước 1925, logo hình thoi đã tồn tại trên đa số các mẫu xe bởi một lý do hết sức ngẫu nhiên; xuất phát từ chính phong cách thiết kế nắp ca-pô của hãng. Lúc đó, nắp ca-pô trên các xe Renault kéo dài xuống tận thanh cản trước với gờ nổi chính giữa tạo nên nhờ giao tuyến của hai mặt phẳng.
                Nhưng kiểu thiết kế đó gặp trở ngại do còi nằm ngay phía dưới. Bởi vậy, để tiếng còi thoát qua ngoài, các kỹ sư đã đục phần mũi xe thành các khe hở song song, tập hợp lại thành một hình thoi. Với dòng chữ Renault chạy ngang, vô tình hình thoi này được coi là logo chính thức.



                1960-1972 Hứng chịu những tổn thất nặng nề từ khủng hoảng kinh tế những năm 1930 và đại chiến thế giới thứ hai, đến năm 1960 Renault mới hồi sinh và để đánh dấu cho thời kỳ phát triển mới, công ty quyết định thay đổi logo lần thứ năm. Mẫu logo mới có đôi chút thay đổi so với năm 1925. Chữ "Renault" được làm đậm và cao, nổi bật trên nền khung hình lục giác trắng. Các nét cắt ngang thưa và đậm hơn. Renault sử dụng logo này cho đến năm 1972, trước khi thay đổi nó lần thứ sáu.



                1972-1992 Logo Renault thứ 7 từ bỏ kiếu thiết kế "chữ-hình ảnh" quen thuộc. Chỉ còn lại hình thoi, nhưng nó bao gồm nhiều đường thẳng được nối với nhau trên trục tọa độ 3 chiều, tạo độ nổi khá "mông lung" cho người quan sát. Tuy nhiên, trên các văn bản, Renault vẫn sử dụng logo có dòng chữ "Renault" bên cạnh.



                1992-2004 Năm 1992, logo thứ 8 ra đời. Không còn các đường kẻ mà thay vào đó là mặt phẳng đồng nhất sơn hai màu đen trắng, đối xứng với nhau qua trục thẳng đứng.
                Vẫn có độ nổi như 20 năm trước nhưng bớt đi phần phức tạp và "nhức mắt", logo năm 1992 thân thiện, bóng bẩy và mang tính công nghệ cao hơn. Được Renault sử dụng trên lưới tản nhiệt các đời xe từ năm 1992, nhưng trên các văn bản, hãng vẫn dùng mẫu mang dòng chữ "Renault" phía dưới.




                Logo thứ 9 năm 2004. Năm 2004, Renault trình làng logo thứ 9 và giữ nguyên những nét cấu trúc cơ bản. Nổi bật nhờ bề mặt sơn bóng và những đường gấp trên thân được mạ crôm, logo thứ 9 thể hiện cho công nghệ, sức sáng tạo không ngừng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của hãng. Đơn giản và mang tính thống nhất cao, có lẽ Renault đã và sẽ hài lòng với biểu tượng của mình trong khoảng thời gian xa nữa.
                #8
                  Thanh Vân 07.01.2010 17:43:45 (permalink)
                  Logo Porsche tôn vinh giá trị truyền thống




                  Dù ra đời khá muộn màng so với các đại gia của ngành công nghiệp xe hơi nước Đức, Porsche vẫn tạo lập được vị thế riêng nhờ biết chọn cho mình con đường phát triển dựa trên triết lý về cội nguồn.
                  Nếu cứ tính theo tỷ lệ "trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một làm", phải sau một triệu lần nghe, một vạn lần thấy, chúng ta mới có cơ may được an tọa trong không gian của chiếc xe mang thương hiệu Porsche. Không chỉ hiếm hoi như lá mùa thu ở Việt Nam, mà ngay những nước tiên tiến khác, sở hữu một chiếc Porsche cũng cần lắm công phu, bởi không phải lúc nào giá cả của hãng xe danh tiếng này cũng chiều lòng người.





                  Porsche Carrera coupe. Lịch sử của Porsche bắt đầu sau hơn 50 năm làm việc cần cù và say mê của người sáng lập, Ferdinand Porsche. Ông là tác giả của dòng xe thể thao SS, SSK siêu nạp khi giữ chức vụ giám đốc kỹ thuật của Benz-Daimler. Trong giai đoạn cộng tác với NSU, Volkswagen, ông cho ra đời "con bọ" Beetle nổi tiếng năm 1932 và hàng loạt dòng xe đua. 1950, sau 20 năm làm việc tại văn phòng thiết kế riêng, Ferdinand Porsche và người con Ferry Porsche thành lập công ty độc lập mang tên Porsche, đóng đô tại thành phố ôtô Stuttgart, Đức.
                  Một năm sau, Porsche giành chiến thắng tại đường đua Le Mans với sản phẩm đầu tay mang tên công ty, Porsche 356. Đó quả thực là điềm báo cho một thương hiệu lớn trong tương lai. Cùng năm 1951, Ferdinand Porsche qua đời khi nguyên mẫu 356 chưa kịp hoàn thành, để lại công ty cho người con Ferry Porsche quản lý.
                    ShowTopicJS (3087, 5, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000205159', 1, 1000205159);
                  Năm 1952, khi đang ở châu Mỹ, Ferry uỷ quyền cho người trợ lý đắc lực Erwin Komenda thiết kế biểu tượng của Porsche. Mục đích của Ferry lúc đó là xuất khẩu các sản phẩm của Porsche sang thị trường Mỹ đầy tiềm năng. "Quân sư" Erwin Komeda đã song hành cùng F. Porsche từ năm 1931, và chính ông đã chấp bút thiết kế nên "con bọ" của Volkswagen theo lệnh của Adolf Hitler. Sau này, dưới triều đại của Ferry, "đại thần" Erwin góp công lớn với mẫu thiết kế 911, chiếc xe gắn liền với tên tuổi Porsche, và vẫn còn được sản xuất dù có mặt trên thị trường từ năm 1964.
                  Erwin Komenda chịu ảnh hưởng lớn từ ý tưởng của Ferry khi thiết kế logo Porsche. Dường như những người đứng đầu các hãng xe đua có nguyên tắc chung khi xây dựng biểu tượng cho công ty. Có thể do tham gia trực tiếp vào lĩnh vực thể thao nên yếu tố "màu cờ, sắc áo" được những hãng này đưa lên hàng đầu. Logo của Ferrari trung thành với màu cờ của thành phố Modena và quốc kỳ đất nước hình chiếc ủng, Italy. Còn logo của Porsche, tất nhiên, không thể bỏ qua những yêu cầu trên.
                  Ferry đã gợi ý Erwin lấy huy hiệu của vùng đất Wurttemberg, phía Tây Nam nước Đức, làm nền cho logo của Porsche. Wurttemberg giáp với xứ tự trị Bavaria về phía Đông, nơi có thành phố Stuttgart - thủ phủ của Porsche. Huy hiệu Wurttemberg hình chiếc khiên, được chia làm bốn phần. Góc cao bên trái và góc thấp bên phải vẽ 3 chiếc sừng hươu truyền thống có từ thời "khai thiên lập địa". Phần còn lại là những sọc đỏ đen quen thuộc trên quốc kỳ cộng hoà liên bang Đức. Phía đỉnh huy hiệu, Erwin phác hoạ dòng chữ Porsche rất hoà hợp về hình khối và tông màu, với ý nghĩa Porsche đã, đang và sẽ là một phần trong lịch sử Wurttemberg.  
                  Nằm tại trung tâm của logo Porsche là biểu tượng thành phố Stuttgart, có các kích thước bằng một phần ba so với biểu tượng lớn, tương đương với tỷ lệ chiếm diện tích bằng một phần chín. Về tổng thể, tỷ lệ đó tạo nên cảm giác khá hài hoà, không quá to mà cũng không quá nhỏ. Theo các chuyên gia ngôn ngữ, Stuttgart là cách nói rút gọn của từ gốc Stutengarten, dịch sang tiếng Anh là "stud farm - trại ngựa giống". Biểu tượng và cái tên Stutengarten đã nói lên phần nào truyền thống của Stuttgart, nơi có những trang trại ngựa trù phú nằm dọc hai bên bờ sông Neckar. Có giả thuyết cho rằng, hình ảnh chú tuấn mã mà anh hùng không quân Italy Francesco Baracca vẽ lên sườn máy bay của mình phần nào lấy cảm hứng từ những trại ngựa này khi ông bay qua Stuttgart, và chú ngựa này tiếp tục tạo cảm hứng cho biểu tượng của Ferrari.




                  Đồng hương với Porsche tại Stuttgart là Mercedes-Benz và Maybach, nhưng chỉ Ferry có ý tưởng về lối kết hợp khá đơn giản những biểu tượng của quê hương. Mục đích của ông là giúp người tiêu dùng Mỹ chỉ cần nhìn vào logo có thể đọc ra lai lịch của Porsche. Điều đó cũng tương đương với lời bảo đảm cho những sản phẩm Porsche, vì theo triết lý của Ferry, "không có gì làm người khác tin bạn hơn chính cội nguồn của bạn". Sau một năm được thông qua, logo Porsche chính thức trình làng trên vô-lăng của những mẫu xe năm 1953.
                  Hơn 50 năm, cùng trải qua những thăng trầm, sóng gió, biểu tượng đó vẫn hiện diện trên những sản phẩm tuyệt hảo Porsche. Dù sinh sau đẻ muộn so với các đại gia của ngành công nghiệp ôtô nước Đức, Porsche vẫn thành công theo cách riêng. Những người lãnh đạo cho rằng chính tính cách mạnh mẽ, tự tin, sang trọng và quyến rũ dựa trên nền tảng của những giá trị truyền thống đã giúp Porsche và biểu tượng của mình vượt qua cơn bĩ cực để đến hồi thái lai.

                  Trọng Nghiệp
                  #9
                    Thanh Vân 07.01.2010 17:45:22 (permalink)
                    Logo Audi: Câu chuyện về 4 chiếc bánh

                    Có thể ít nổi tiếng hơn, nhưng bên cạnh biểu tượng của BMW và Mercedes-Benz, logo Audi với 4 vòng tròn đan vào nhau cũng là dấu hiệu chứng tỏ sự sang trọng và chất lượng hàng đầu mà bất cứ chủ xe nào cũng muốn có.
                    Nước Đức cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, dân gian truyền tụng về một người thợ làm bánh vô danh, ngụ tại thành phố Munich, bỗng trở thành “nhà thiết kế” chính biểu tượng của hầu hết các hãng xe hơi. Thoạt đầu, anh ta lấy một chiếc bánh, chia thành 3 phần đều nhau và gửi cho Mercedes làm logo. Một chiếc bánh khác được chia đều thành 4 phần dành cho BMW. Đến lượt Volkswagen, bí quá, người thợ “chém bừa” lên đó mấy nét, thành hình hai chữ V ngoắc vào nhau. Không hài lòng lắm nhưng Volkswagen cũng mang nó về.



                    Khi tới lượt 4 ông chủ của Audi đến và yêu cầu người thợ bánh thiết kế logo cho họ, anh ta thực sự bối rối. Chẳng còn ý tưởng gì để thực hiện trên chiếc bánh bé tí teo nữa. Nhưng trong lúc bày bánh ra đĩa mời khách, đến chiếc thứ tư, anh ta liền nảy ra ý: lấy 4 chiếc bánh tượng trưng cho 4 công ty thành lập nên Audi. Và bởi không muốn làm mếch lòng bất cứ ai trong số những vị khách sang trọng ngoài kia, một cách bình đẳng, anh ta đặt chúng thành hàng ngang, tuy hơi tốn diện tích. Lúc đĩa bánh cùng ý tưởng về logo của hãng được đặt lên bàn, 4 ông chủ nhìn nhau và... cười.
                     
                    ShowTopicJS (3087, 5, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000203007', 1, 1000203007); Đây chỉ là câu chuyện mà dân mê xe hơi nghĩ ra để lý giải về sự gặp gỡ tình cờ trong thiết kế logo của các hãng xe hơi Đức mà Audi là một trong số đó. Tuy còn ít được biết đến ở Việt Nam, nhưng sau gần 100 năm lịch sử, chất lượng và uy tín của các sản phẩm Audi thực sự là nhãn hiệu mang tên “Made in Germany”. Bằng chứng là Audi trở thành mác xe được ưa thích nhất năm 2004 tại Trung Hoa láng giềng và rất có thể không bao lâu nữa, những chiếc xe hơi Audi sẽ tung hoành trên đường phố Việt Nam.



                    Phiên bản mui trần của A4, mẫu xe Audi bán chạy nhất. Audi “ngày nay” có tiền thân từ hãng xe và đội đua nổi tiếng mang tên Auto Union AG. Auto Union AG thành lập năm 1932 sau sự sáp nhập của bốn công ty có trụ sở tại quận Saxony bao gồm: Audi “ngày xưa” (thành lập năm 1909), Horch (thành lập năm 1899) tại Zwickau, Wanderer ở Chemnitz-Siegmar (thành lập năm 1885) và DKW trong khu Zschopau (1904). Thời điểm đó Auto Union AG là công ty có quy mô lớn thứ hai trên thế giới. Cũng trong năm 1932, Auto Union thông qua biểu tượng 4 hình tròn xếp lồng vào nhau, tượng trưng cho 4 công ty. Tất cả các hình tròn có kích thước hoàn toàn bằng nhau, nằm bình đẳng trên một đường ngang, lồng vào nhau, thể hiện sự đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.  
                    Sau Đại chiến thế giới thứ hai, các nhà máy của Auto Union nằm trên lãnh thổ thuộc Đông Đức. Hầu hết những người lãnh đạo của hãng chuyển đến Bavaria, nơi đóng đô của BMW. Tại đây, họ thành lập nên Auto Union GmbH (công ty TNHH Auto Union) vào năm 1949. Auto Union GmbH sản xuất ôtô như truyền thống và 4 vòng tròn đan xen vẫn là biểu tượng chính thức của công ty.
                    *Audi RSQ diễn cùng Will Smith *Xe sedan hạng sang Audi A8 Năm 1969, Auto Union GmbH liên kết với hãng NSU để hình thành nên Audi NSU Auto Union AG (công ty cổ phần Audi NSU Auto Union). Do cái tên này quá dài, không thuận tiện cho việc kinh doanh và quảng bá thương hiệu, năm 1985, công ty đổi tên thành Audi AG (công ty cổ phần Audi). Mặc dù xuất hiện thêm công ty thứ 5 cùng tạo nên Audi “ngày nay”, nhưng trên quan điểm về giá trị thương hiệu, hãng vẫn dùng logo 4 vòng tròn, vốn đã quen thuộc với người tiêu dùng trong suốt 53 năm tới lúc đó.




                    44 chiếc Audi xếp thành hình logo, kỷ niệm con số 15 triệu xe bán ra trong 40 năm, 1975-2004. Không ít người lần đầu tiên nhìn thấy logo Audi đã liên tưởng đến biểu tượng của thế vận hội Olympic. 5 vòng tròn trên lá cờ Olympic được bá tước Pierre de Coubertin, vị chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic quốc tế, giới thiệu năm 1914 và trở thành biểu tượng của Thế vận hội 1920 tại Antwerp, Bỉ, tượng trưng cho 5 châu lục cùng sát cánh bên nhau trong phong trào Olympic.
                    Tới nay, 4 vòng tròn liên hoàn của Audi đã có 73 năm tuổi và thương hiệu này cũng trải qua gần 100 năm tồn tại. Rất có thể, người thiết kế logo cho Audi đã chịu ảnh hưởng về ý nghĩa và nghệ thuật tạo hình từ biểu tượng Olympic. Xuyên suốt 73 năm tồn tại, trải bao thăng trầm, Audi vẫn là một trong những hiệu xe sang trọng hàng đầu nhờ những sản phẩm chất lượng không bị lẫn với bất cứ đối thủ nào.

                    Trọng Nghiệp
                    #10
                      Thanh Vân 07.01.2010 17:47:26 (permalink)
                      Logo Lexus: 'Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng'



                      Sinh ra từ gia đình Toyota, dưới sự chăm sóc đặc biệt và tuyệt mật bởi 4.000 con người xuất sắc, với cái tên tượng trưng cho tính cách Á Đông: sang trọng mà tao nhã, sau 20 năm, Lexus đã giành được vị trí riêng tại sân chơi của ngành công nghiệp ôtô.
                      Mùa xuân 1989, trước những bô lão, những bậc cha chú tại “chiếu chèo” triển lãm ôtô Detroit, Lexus bước ra và “xưng danh”. Đó là thành quả của nỗ lực kéo dài từ giữa năm 1983. Chủ tịch Toyota khi đó, Eiji Toyoda triệu tập một cuộc họp cấp cao và tuyệt mật, bao gồm các nhà quản lý, kỹ sư và những nhà chiến lược để đặt ra một câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể sản xuất một chiếc xe đánh bại những mẫu ôtô đang được coi là tốt nhất?”. Câu trả lời được đưa ra và Eiji Toyoda quyết định thực thi dự án mang tên “F1”. Chữ F lấy từ "flagship" (thuật ngữ chỉ con tàu chở đô đốc trong một hạm đội và cũng là để chỉ sản phẩm đứng đầu của một hãng), còn số 1 thể hiện yêu cầu chất lượng cao nhất của một chiếc sedan hạng sang.





                      Các kỹ sư được lệnh tập trung phát triển toàn bộ thành phần của một chiếc xe hơi, từ tay lái, phanh, động cơ, hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống điện đến sự ăn mòn và vật liệu. Năm nhóm thiết kế được phái đến "nằm vùng" tại Mỹ, sát cánh với các nhà đại lý phân phối ở đây nghiên cứu về phong cách sống, quan điểm về thiết kế của những vị khách ưa thích dòng xe sang trọng.
                      Gần 4.000 người được huy động để sản xuất những nguyên mẫu đầu tiên năm 1985. Để đặt tên cho mẫu sản phẩm mang kỳ vọng lớn của mình, Toyota quyết định ghép hai từ “Luxury” và “Elegance” thành cái tên Lexus. Ngoài ra, Lexus còn được ghép từ các chữ cái đầu của cụm từ Luxury Export to US (dòng xe sang trọng xuất khẩu sang Mỹ). Đó là lý do vì sao Lexus có trụ sở đặt tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. 


                      ShowTopicJS (3087, 5, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000200681', 1, 1000200681); Trong nguyên tắc về công nghệ quảng bá sản phẩm, người ta không thể không nhắc đến vai trò của logo. Toyota dự định một sản phẩm sang trọng bậc nhất thì đương nhiên logo của nó cũng không phải tầm thường. Chất lượng sản phẩm sẽ đi về con số không nếu trong mắt khách hàng biểu tượng của nó không để lại chút ấn tượng nào. Vì thế, công ty thiết kế logo nổi tiếng Hunter/Korobkin, Inc. được thuê và trong hàng trăm mẫu thiết kế, Toyota quyết định lấy biểu tượng hình chữ “L” làm biểu tượng chính thức của Lexus.
                      Tuy là bậc hậu thế, nhưng tất cả những gì thuộc về Lexus đều thể hiện cho sự hoàn hảo. Giữa lúc người ta tưởng rằng nguồn cảm hứng cho một biểu tượng thực sự ý nghĩa đã cạn kiệt thì logo của Lexus xuất hiện. Nó thoả mãn tất cả những tiêu chí thiết kế logo và được hình thành một cách thuần nhất mà không gắn với bất cứ một truyền thuyết hay một câu chuyện lịch sử nào. Vẫn là hình elipse chủ đạo có cảm hứng từ logo của Toyota, biểu tượng Lexus là sự cách điệu của chữ “L” mang phong cách hiện đại.





                      Chiếc xe concept "đóng" cùng Tom Cruise trong phim hành động viễn tưởng Minority Report.

                      Đặc điểm đầu tiên mà logo Lexus sở hữu là sự khác biệt. Người ta không thể nói về mình khi bị nhầm lẫn với người khác và dĩ nhiên, logo đó không thể đại diện cho những gì không thuộc về Lexus. Kích thước của hình elipse bao ngoài logo có tỷ lệ trục dài/rộng bằng 1,4, chữ L được cách điệu nghiêng 50 độ với hai nét đậm nhạt gấp đôi nhau, gợi lên cảm giác vững vàng, chắc chắn. Các nhà thiết kế tạo độ nghiêng cho chữ L chủ yếu do nếu viết thẳng sẽ dễ nhầm với biểu tượng của LG và hơn nữa, chẳng có một sự sang trọng tao nhã nào lại không ẩn chứa trong nó những nét mềm mại, thướt tha.
                      Độ cao chữ L bằng khoảng 75% trục rộng, giữa nét nằm ngang và trục dài cũng có giá trị tương tự, điều đó tạo sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ chiếm khoảng không của chữ L so với toàn bộ hình khối. Tỷ lệ 75% bù đắp tính không đối xứng của logo, làm cho người quan sát vẫn có cảm giác về sự cân bằng và bền vững, về yếu tố tĩnh nằm trong yếu tố động.
                      Đặc điểm thứ hai mà một chiếc logo cần có là nó phải gợi lên cảm xúc, và biểu tượng của Lexus đã có. Toàn bộ logo hiện lên với những đường cong thanh thoát, không có bất cứ một nét góc cạnh chủ yếu nào, nuột nà như những đường gió lướt nhẹ trên thân xe. Nhẹ nhàng, êm ái, thân thiện nhưng tiềm ẩn sức mạnh là cảm giác của không ít người lần đầu tiên nhìn thấy.
                      Điểm thứ ba là tính đơn giản. Sự cầu kỳ để tạo nên những nét giản đơn có giá trị hơn nhiều so với những nét phức tạp rối rắm. Không bị những đường ngang dọc, màu sắc làm loá mắt, tất cả logo là những đường cong đồng màu thống nhất. Lấy cảm hừng từ ký tự @ trong công nghệ thông tin, biểu tượng của Lexus bỗng trở nên gần gũi với người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Và đó chính là tính thời đại. Không đi quá xa quan điểm của cộng đồng, nhưng cũng không tầm thường hoá, thực sự logo của Lexus là bước thành công đầu tiên của một thương hiệu.
                      Một logo phải thể hiện được lịch sử của công ty, về đức tin của con người, triết lý sống, giá trị, phong cách của những người thiết kế và sử dụng nó. Phải tạo được niềm tin với khách hàng, công nhân cũng như những nhà đầu tư. Nó là sản phẩm nhưng đứng ngoài những sản phẩm khác về mặt ý nghĩa và giá trị. Với tất cả những tiêu chí ấy, trải qua 20 năm ra đời, logo của Lexus thành công khi đã, đang và sẽ đại diện cho sản những sản phẩm cao cấp của chính nó. 



                      Trọng Nghiệp
                      #11
                        Thanh Vân 07.01.2010 17:49:18 (permalink)
                        Logo Fiat: Biến đổi cùng thời gian


                        Có lẽ hiếm có hãng xe nào trên thế giới lại thay đổi logo của mình nhiều như Fiat. Trải qua những thăng trầm của hơn một thế kỷ tồn tại, 14 logo đánh dấu các mốc thời điểm phát triển khác nhau của hãng xe từng có thời là số một châu Âu.
                        Mặc dù không mấy thành công tại thị trường Việt Nam, nhưng nhà sản xuất ôtô lớn nhất Italy đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi và danh tiếng sánh ngang với những “lão làng” như Mercedes-Benz, Ford hay General Motors...
                        Năm 1999, cùng với lễ kỷ niệm 100 năm thành lập, Fiat trình làng logo mới gắn trên lưới tản nhiệt của “những chiếc xe thế kỷ”. Được Fiat giới thiệu là mới, nhưng đối với không ít người, dường như biểu tượng đó là động thái chứng tỏ rằng Fiat đang mong mỏi tìm lại vinh quang cho chính mình sau một thời kỳ chồng chất những khó khăn. Lấy ý tưởng từ logo của những năm 1920, Fiat hy vọng vào biểu tượng thứ 14 sẽ giúp họ vượt qua số 13 đầy bất trắc, trả lại cho Fiat vai trò dẫn đầu trên thị trường thế giới trong suốt những năm 50 của thế kỷ trước.



                        Biểu tượng đầu tiên của Fiat trông giống một biển hiệu.

                        Biểu tượng đầu tiên của Fiat ra đời vào năm 1899, khi Giovanni Agnelli, Lodovico Scarfiotti và Count Emanuele Bricherasio di Cacherano quyết định thành lập nhà máy sản xuất ôtô mang tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino (Italian Car Factory of Turin). Để thuận lợi cho công việc kinh doanh, Giovanni Agnelli thuê một hoạ sĩ mang tên Giovanni Carpanetto vẽ poster quảng cáo cho công ty, Carpanetto lấy 4 chữ đầu của Fabbrica Italiana di Automobili Torino viết thành F.I.A.T trên một tấm da nhỏ. Sau đó, Giovanni Agnelli cho sản xuất hàng loạt poster mang dòng chữ Fabbrica Italiana di Automobili Torino và F.I.A.T trên một tấm đồng được thiết kế hết sức cầu kỳ, một phong cách phổ biến của châu Âu thế kỷ 18.




                        Logo thứ hai của Fiat.

                        Biểu tượng thứ 2 của Fiat ra đời 2 năm sau. Năm 1901, Fiat thực sự trở thành một nhà máy quy mô công nghiệp, và vấn đề không còn là việc sản xuất những chiếc xe giống như xe ngựa với công suất bằng 4 con ngựa kéo. Vào thời điểm đó Giovanni Enrico chế tạo thành công động cơ 4 xi-lanh đầu tiên tại Turin, giúp Fiat sản xuất những chiếc xe có công suất lên đến 12 mã lực và 106 chiếc trong số đó được xuất khẩu sang nước Pháp láng giềng.

                        Thành công về mặt tài chính giúp Fiat phát triển không ngừng và để phân biệt đứa “con cưng” 12HP (horse power - mã lực) với thế hệ trước, Fiat quyết định thiết kế logo mới với phong cách theo trường phái tự do. Từ bỏ kiểu viết của Giovanni Carpanetto, chữ Fiat được viết lại theo một quy luật thống nhất, tất cả các chữ cái đều chứa một nét sổ thẳng, điều đó dẫn đến việc người ta phải tạo một đường cong đặc biệt ở chữ A và đó là nét đặc trưng dễ nhận biết nhất ở logo Fiat. Dưới cụm từ FIAT là hình ảnh mặt trời lúc bình minh, tượng trưng cho một thời kỳ mới, một tương lai tươi sáng của Fiat. Để tránh nhầm tưởng với hình ảnh mặt trời lúc hoàng hôn, biểu tượng được sơn 2 gam màu, xanh da trời và vàng tươi của nắng mới.
                        Chắc chắn, cân đối và thống nhất là những gì mà biểu tượng đó truyền tải đến người xem về hình ảnh của một Fiat đang lớn mạnh. Quả thực Fiat đã phát triển nhanh hơn những gì mà người ta kỳ vọng, cánh tay thương mại của hãng vươn đến thị trường Pháp, rồi Anh, và khi đến thị trường Mỹ thì thực sự Fiat đã ghi tên mình trong danh sách của những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.


                        Logo thứ ba được dùng chung cho cả tập đoàn.

                        Năm 1904, như là một hệ quả tất yếu của những thành công, logo của hãng lại được thay đổi, giờ đây Fiat lấy đó làm biểu tượng cho toàn bộ các sản phẩm của mình chứ không gắn với một dòng sản phẩm nhất định.


                        ShowTopicJS (3087, 1, 1, 0, '', 2, 'tdTopic_3087_1000197065', 1, 1000197065); Vẫn theo đuổi phong cách thiết kế tự do và giữ nguyên kiểu dáng cụm từ FIAT, hình khối của biểu tượng là hình oval, một kiểu thiết kế rất thời thượng vào thời điểm đó. Nhưng những điểm khác biệt cơ bản nhất của logo thứ 3 này so với logo năm 1901 là sự biến mất tên đầy đủ của Fiat trên logo, một hành động chứng tỏ tên tuổi Fiat thực sự đã trở nên rất nổi tiếng và những người lãnh đạo nhận ra rằng cái tên Fabbrica Italiana di Automobili Torino bỗng trở thành thừa thãi. Tiếp đến, hình ảnh mặt trời lúc bình minh ở logo thứ 2 không còn đủ sức để soi sáng cho Fiat nữa, giờ đây vai trò đã thay đổi, Fiat đã lớn mạnh, đã đủ để che lấp được mặt trời. Logo năm 1904 là dấu ấn cho thời kỳ khởi đầu đầy mãn nguyện của Fiat, nó còn được sử dụng cho đến năm 1926 khi những chiếc xe Fiat 501 và 502 xuất xưởng.
                        Song song với logo thứ 3, Fiat còn sở hữu một loạt những logo khác, phần lớn các biểu tượng này được gắn trên những dòng sản phẩm và vào một thời kỳ nhất định. Năm 1921, logo thứ 4 trong bộ sưu tập của Fiat được giới thiệu trên lưới tản nhiệt những chiếc xe SuperFiat 12 xi-lanh và Fiat 519 6 xi-lanh. Cụm từ FIAT được viết với phong cách không đổi và có những khác biệt so với logo thứ 3 khi hình khối của logo là hình tròn và chữ Fiat được sơn hai màu đỏ đen, 2 gam màu đặc trưng cho các loại xe đua thời kỳ đó.
                        Logo thứ 5 xuất hiện năm 1925 trên dòng xe thực dụng Fiat 509, mẫu xe được sản xuất với số lượng lớn và rất được ưa chuộng tại Italy chỉ trong vòng một năm sau khi xuất xưởng. Giữ nguyên kiểu dáng của logo thứ 4, logo thứ 5 của Fiat được thay đổi cho phù hợp với mẫu xe mà nó đại diện, chữ FIAT được sơn màu trắng, màu của sự tiện ích và thực dụng.
                        Năm 1929, dòng xe thực dụng mới 514 được sản xuất để thay thế cho Fiat 509, Fiat thay đổi màu nền của chiếc logo thứ 5 và cho ra đời logo thứ 6.
                        1931 là năm chiếc logo thứ 7 được giới thiệu, không khác so với những logo trước đó, màu nền màu xanh được thay bằng màu đỏ tươi. Logo thứ 7 gắn trên mẫu xe 515 và Fiat chỉ bán được 3.405 chiếc loại này.
                        Năm 1931 khai sinh ra chiếc logo thứ 8 gắn trên chiếc xe Fiat 524, kết hợp với kiểu kiến trúc đương đại, có hình chữ nhật thay vì hình tròn như các biểu tượng trước nó. Sự thay đổi này chủ yếu là do sự thay đổi kiểu dáng của lưới tản nhiệt trên những chiếc xe của thập niên 1930.
                        Tại triển lãm ôtô năm 1932, Fiat giới thiệu dòng xe 508 với biểu tượng được thiết kế riêng và đó là chiếc logo thứ 9. 508 nhanh chóng trở thành mẫu xe nổi tiếng nhất của Fiat vào lúc đó khi họ bán được 41.000 chiếc chỉ trong tháng 7 năm 1934.
                        Logo thứ 10 được Fiat giới thiệu năm 1938, trước khi nước Ý bước vào chiến tranh thế giới thứ 2. Vẫn kiểu thiết kế những năm 1930, tuy có những thay đổi về kiểu dáng bên ngoài. Fiat 850, 124, 127 là những mẫu xe cuối cùng được mang chiếc logo này.
                        Chiến tranh kết thúc, Fiat sử dụng lại một số mẫu logo của những năm 1920 trên các sản phẩm của mình. Một trong số đó là chiếc logo thứ 11, xuất hiện vào năm 1959. Trên thực tế logo này chỉ được gắn trên những chiếc xe thể thao Fiat Fiat Dino, 124 và 131 Abarth Rally.
                        Đến năm 1968, Fiat bắt tay vào thành lập một công ty cổ phần đa ngành, trong đó Fiat Car là một thành viên. Để đánh dấu mốc phát triển mới, logo thứ 12 của Fiat được trình làng, nó gồm 4 khối vuông, mang 4 chữ FIAT viết theo phông “univers” xiên 18 độ so với chiều thẳng đứng. Logo này được Fiat sử dụng cho đến những năm 1982, trước khi được thay đổi một cách hết sức bất ngờ.
                        Năm 1982, Giám đốc thiết kế, Mario Maioli, lái xe qua nhà máy Mirafiori sau khi điện vừa cắt. Ông nhìn thấy logo rất lớn của Fiat trên nóc nhà máy với 5 vạch kẻ in trên nền trời, rất nhanh, Mario Maioli phác thảo mẫu biểu tượng mới cho hãng, với năm vạch thẳng liền nhau xiên 18 độ, chiếc logo thứ 13 ra đời. Nó được sử dụng đồng thời với logo thứ 12 trên các sản phẩm của Fiat và Fiat Car cho đến năm 1999.

                        Logo hiện nay của Fiat.

                        Năm 1999, chiếc logo thứ 14 trong lịch sử 100 năm của Fiat ra đời. Nó như là sự kết tinh từ những vinh quang, cay đắng, từ ước muốn tìm lại chính mình, từ những kỳ vọng vào tương lai tươi sáng. Đánh dấu 100 năm trong chu kỳ phát triển của một thương hiệu, logo này tượng trưng cho khởi đầu của Fiat khi bước vào một thế kỷ mới, thế kỷ của hy vọng.
                        Trọng Nghiệp
                        #12
                          Thanh Vân 08.01.2010 00:56:26 (permalink)





                          Hãng Packard sử dụng biểu tượng này vào những năm 1952. Nhà sản xuất hạng sang của Mỹ tồn tại từ 1899 đến 1960.



                          Packard những năm 1940.



                          Peugeot của Pháp.




                          Cadillac 1934.





                          Pontiac, hãng xe của Mỹ.




                          Hudson.
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.01.2010 00:58:18 bởi Thanh Vân >
                          #13
                            Thanh Vân 08.01.2010 00:57:06 (permalink)
                            Lịch sử logo của các hãng xe hơi

                            Ngoài những thứ quá nổi tiếng như "Spirit of Ecstasy" của Rolls-Royce, lịch sử hơn 100 năm ngành công nghiệp ôtô còn lưu giữ các tác phẩm lạ lẫm như hình máy bay, mũi tên hay một chú bé đang trượt.
                            Những biểu tượng trên được gắn trên bộ sưu tập xe cổ đang được trưng bày tại triển lãm Meadow Brook, gần trường đại học Oakland, Michigan, Mỹ. Phần lớn trong số đó là những hãng bị khai tử do không thể sống sót trong ngành công nghiệp vốn đầy rẫy cạnh tranh.
                            "Di sản" mà các hãng này để lại là bộ sưu tập những ý tưởng hết sức độc đáo về xe hơi thời kỳ sơ khai. Các nhà thiết kế cố gắng tạo vẻ mạnh mẽ bằng biểu tượng lấy từ sự chuyển động như một cú nhảy, đôi cánh thiên thần, chú chim tung cánh, thậm chí cả ngành không liên quan như máy bay hay tàu thủy.
                            Meadow Brook Concours d'Elegance năm nay quy tụ 250 mẫu xe gồm đủ các loại từ xe cổ đến siêu xe. Triển lãm khai mạc ngày 2/8.





                            Biểu tượng nổi tiếng "Spirit of Ecstasy" (trên). Nhưng nhiều người không hề biết Rolls-Royce còn có biểu tượng khác thể hiện một người đàn ông trong tư thế chuẩn bị bay. Người Mỹ thích gọi "Spirit of Ecstasy" là Flying Lady.





                            Bentley, đối thủ của Rolls-Royce, cũng thể hiện ước mơ bay bằng biểu tường chữ B cách điệu. Nó được gọi là "B flying".





                            Biểu tượng của hãng Pierce Arrow, nhà sản xuất của Mỹ chỉ tồn tại từ 1901 đến 1938.





                            Dùng mũi tên đang bay hay chuẩn bị rời cung là một trong những trào lưu phổ biến. Đây cũng của Pierce Arrow






                            Hình tượng đầy sức sống của Hispano-Suiza, Tây Ban Nha, trước khi chuyển vào tay người Pháp. Đây là hãng chuyên sản xuất xe hạng sang đầu thế kỷ 20.







                            Sự phát triển của Lincoln, hãng xe hạng sang Mỹ. Giờ đây nhà sản xuất thuộc Ford sử dụng biểu tượng hình chữ thập.





                            Một ý tưởng lạ nhưng vẫn thể hiện sự chuyển động. Packard gắn biểu tượng này trên các mẫu xe của mình vào đầu những năm 1920.




                            Cú vươn xa đầy sức quyến rũ gắn trên những chiếc xe Cadillac. Đây là biểu tượng phổ biến của hãng xe hạng sang Mỹ những năm 1930.
                            Cadillac từng sử dụng hình tượng này những năm 1920.

                            #14
                              Thanh Vân 08.01.2010 01:01:57 (permalink)


                              .
                              #15
                                Thay đổi trang: 12 > | Trang 1 của 2 trang, bài viết từ 1 đến 15 trên tổng số 19 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9