Khoa hoc Tu nhien_Khoa hoc thuc nghiem.

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Khoa hoc Tu nhien_Khoa hoc thuc nghiem. - 31.08.2003 16:39:22
Các Bạn thân, không phải HY thich đem chuyện nầy ở đây, nhưng tìm chưa ra muc KHTN nên cho ghé vào vậy. Hôn nữa cái nhìn của một người tìm tỏi nghiên cứu hay có câu hòi tại sao, tại sao rất cần cho chúng ta. Xin mời các bạn đọc lại bài viết từ VNexpress.net. Cám ơn

Hành trình đi tìm màu xanh vĩnh cửu



Một bức tường từ thế kỷ thứ 9 của người Maya tại Bonampak, Mexico, vẫn còn rõ màu xanh.

Tại sao nhà của người Mayan cổ đại trông đẹp đẽ và bền màu tới tận bây giờ? Vấn đề là ở màu ve. Thông thường, ve phai rất nhanh dưới nắng mặt trời và rêu mốc. Nhưng màu xanh lam của người Maya lại khác, nó giữ nguyên vẻ đẹp rực rỡ dù bị thiên nhiên tàn phá trong nhiều thế kỷ.

Cho đến gần đây, bí quyết tạo ra màu ve này vẫn chưa được sáng tỏ. Người ta chỉ biết rằng, trong các phế tích cổ của người Maya, màu lam tuyệt đẹp vẫn còn giữ nguyên cho đến ngày nay. Muốn làm được những chất màu bền vững như thế, con người hiện đại chỉ còn phương án dùng kim loại nặng, nhưng lại lo ngại rằng chúng làm hại đến môi trường.

Đi tìm lời giải cho bí ẩn này, một nữ sinh viên mới tốt nghiệp, Đại học Texas tên là Polette, sau nhiều chuyến viếng thăm con thoi tới bán đảo Yucatan, đã tạo ra màu ve tương tự bằng cách trộn một loại đất sét dạng bột, màu trắng với một chất màu lấy từ cây chàm. Tuy nhiên, hỗn hợp này nhanh chóng bạc phếch trước mưa gió.

“Người Maya đã chế được chất màu kỳ diệu này từ 2.000 năm trước. Nhưng nó khiến cho các nhà khoa học ngày nay, với bốn phòng thí nghiệm hiện đại cùng các trang thiết bị đặc biệt, phải mất 50 năm để tìm lại công thức làm ra" , Polette thốt lên.

Sau 4 năm nghiên cứu với các máy tính hiện đại, Polette đã mở khoá được bí mật về màu xanh không phai và không bị phá huỷ của người Maya: Đốt nóng hỗn hợp bột trên tới 125 độ trong ít nhất 5 ngày. Dưới kính hiển vi, cô phát hiện thấy những phần sét khi chưa nung nóng sẽ có nước thấm đẫm trong các mạch dẫn. Nhưng khi bị đốt lên, một số phân tử nước bốc hơi và các phần tử màu len lỏi, hấp thụ vào các mạch dẫn đó. Nhờ thế, Polette đã tạo ra màu xanh lá cây, xanh da trời, tím và màu tía theo cách tương tự. Các sản phẩm của cô đang được giới thiệu với những nhà sản xuất ve và sơn trên thế giới.

B.H. (theo Popular Science)
< Edited by: casanova -- 9/1/2003 11:34:33 PM >

Asin
  • Số bài : 1534
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.06.2003
RE: Khoa hoc Tu nhien_Khoa hoc thuc nghiem. - 03.09.2003 13:02:24
Cảm ơn bạn HongYen đã đóng góp cho diễn đan` bài này quả thật là một bài hay , không chừng cũng chính từ bài này mà các thành viên khác năng động hơn , thật ra thì nói về khoa học thực nghiệm thì có thể nói vài ngày , vài tháng vài năm..ngày nay khoa học thực nghiệm vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu.Tuy chưa có một mục riêng cho bộ môn khoa học nhưng Casa cũng đã đề nghị với ban điều hành về việc set một mục riêng rồi , nếu HY có khả năng thì liên hệ với ban điều hành làm Mod...Thân ái