ngày mai
-
Số bài
:
192
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 26.12.2008
|
RE: Truyền thuyết về Táo Quân
-
08.02.2010 11:00:09
Lửa Bếp NGUYỄN VĂN TRUNG Ngày nay ở các đô thị, việc dùng bếp điện khá phổ biến. Ai cũng nhận bếp điện tiện, nhanh, sạch giản dị và đảm bảo. Hơn nữa, nấu cơm bằng nồi điện "National" chẳng cần học làm bếp, thổi cơm cũng chắc có cơm chín không sống không cháy, không khê. Sự biến đổi kỹ thuật nấu ăn kèm theo một biến đổi ngữ nghĩa của từ bếp: Bị thu hẹp vào một đồ dùng, mất đi cái nghĩa chỉ thị một nơi. Nấu bằng bếp điện không còn cần một nơi riêng gọi là nhà bếp, vì có thể để bếp điện ngay phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc. Cũng không còn lo lắng làm sao có lửa và nhất là làm sao giữ lửa, vì mọi sự đều dễ dàng quá, chỉ việc bấm, bật một cái (nút là có điện vào bất cứ lúc nào muốn có. Nhưng sự giản dị, dễ dàng, tiện lợi làm mất đi những cảm giác, tình tự liên hệ với lửa bếp những thời mà nhà nào cũng phái có một cái bếp và lửa bếp còn mang tầm mức quan (trọng của một vấn đề sống còn. Nếu dùng bếp điện không được thấy lửa củi, rơm cháy đỏ hoặc than hồng là thế nào, không cảm thấy (hơi lửa nóng tỏa ra, xông vào mặt, (không nghe được tiếng than nổ lách tách hay tiếng củi cháy xèo xèo. Nhưng nhất là không còn có được những tình cảm, rung động ngồi chung quanh bếp lửa... Nấu bếp vào Mùa Hè, đặc biệt buổi trưa nóng nực hay là những ngày có đám thật là cực khổ vất vả, nhưng nếu phải "rúc vào bếp" làm những việc cực nhọc, nóng bức không có gì là thú vị, để phục vụ (tạo bữa ăn ngon, nóng cho những người thân yêu: Chồng con, phân thuộc...) thì những cực nhọc trên lại tạo ra những vui sướng thật xứng đáng với những cực nhọc đã phải chịu... Tuy nhiên có những lúc khác ngồi quanh bếp lửa thật là dễ chịu ấm cúng. Trời tối, rét, gia đình hay hàng xóm tụm năm tụm ba ngồi quanh bếp vừa nướng khoai, rang ngô (bắp) vừa thân mật trò chuyện, xôm nhộn như ngô rang nổ... không phải là những giây phút thú vị hạnh phúc sao? Nhờ có lửa. Lửa sưởi ấm, lửa soi sáng, lửa làm chín thơm ngon... Đó là chức năng chính của lửa: Làm tan giá lạnh buốt xua đuổi đêm tối hãi hùng, ma quái ngăn chặn hoặc phủ nhận ươn thối (cá thịt), héo úa (rau cỏ), xóa bỏ mùi hôi tanh, nhằm đem lại sự sống và duy trì sự sống của con người. Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa biết gì nhiều về nguồn gốc lửa bếp: Làm sao có lửa và giữ lửa (1). Nhưng một điều có thể khẳng định được là việc tìm ra lửa bếp đó là một chinh phục lớn lao của con người, một tiêu chuẩn cơ bản xác định thế nào là văn minh và tình nhân loại, vì chỉ con người mới biết dùng lửa. Vào thời kỳ sơ khai rất khó làm ra lửa (bằng cách đập, chà, cọ xát mạnh gỗ đá ) càng khó hơn giữ lửa được lâu, nên lửa là một cái gì thật quý, hiếm, tạo ra một mói bận tâm lớn lao giữ lửa. Nhiều dân tộc xưa như dân La Mã thời thượng cổ, các sắc dân miền Iran đã đặt ra những hình luật phạt nặng những kẻ làm mất lửa: Ở thôn quê Việt Nam thấy có hai cách giữ lửa: Dùng bùi nhùi dài bằng rơm để cháy âm ỉ, hoặc nhấm trấu, đổ mớ trấu bên cạnh bếp, trên đè bằng một hòn đất để cháy âm ỉ, suốt ngày hoặc suốt đêm, lúc cần chỉ việc thổi lên là lửa cháy. Chính vì có đống nhấm trấu, mà bếp luôn luôn ấm, nóng, biểu hiện nhà đó, nơi đó có người ở, sinh sống. Trái lại khi không thấy khói bếp bốc lên và tro bếp nguội tanh, lạnh ngắt, phải hiểu nhà đó vắng người, bỏ hoang và không còn sự sống ở đó nữa. Nếu về mặt khảo cổ khoa học, không biết được gì nhiều nguồn gốc của lửa bếp, trái lại có thể tìm thấy khá nhiều những thần thoại, cổ tích, phong tục xưa cũ về nguồn gốc và công dụng của lửa bếp mà nói chung dân tộc nào cũng có. Theo Farager, trong nhiều trường hợp câu chuyện kể (thần thoại, cổ tích) lửa thường được một con chim hay con vật đánh cắp mang về cho con người. Hoặc chỉ đàn bà ở nhà mới biết làm ra lửa trong khi đàn ông đi săn bắn ở xa lại không biết, khi trở về thấy tro hỏi thăm, nhưng người đàn bà vẫn giấu không nói cho biết. Kinh nghiệm cọ xát làm ra lửa cũng gắn liền với kinh nghiệm tình ái do đó lửa là biểu hiện của khái niệm sinh sản. Ở La Mã thời thượng cổ giường cưới được kê sát cạnh bếp. Sản phụ mới đẻ, ở cữ nằm trên giường dưới có lửa (hơ nóng bằng than hỏa lò như ở thôn quê Việt Nam). Lửa bếp không những sinh ra sự sống, còn gìn giữ sự sống. Vai trò này được thần linh hóa. Ở ấn Độ, đó là thần Agui luôn luôn ở cạnh gia đình không bao giờ vắng mặt vì là "chủ nhà" để canh giữ gia đình. Ở Việt Nam đó là ông Táo hay Thần Bếp. Sự tích ông Táo liên hệ với ba hòn đất nung để kê nồi niêu mà nấu bếp gọi là ông đầu rau... Có ba cách nấu nướng: Ở chỗ nào không có đồ dùng (nồi chảo bằng đất, nung, đồng) phải dùng những ống tre, vỏ cây để sát vào lửa, hoặc có đồ nấu, nhưng treo lên mà nấu như các sắc tộc vùng Bắc Âu, cách thứ ba là đặt, để đồ nấu trên một dụng cụ ba chân bằng ba cục đất nặn, hay ba hòn đá, hay ba que sắt của một cái kiềng gắn liền vào nhau bằng một vòng tròn. Đó là một dụng cụ khá phổ biến suốt từ vùng Địa Trung Hải, Âu Châu sang Phi Châu đến Viễn Đông chỉ cần ba chân, không thể là hai vì không đủ vững chắc, không cần đến bốn vì thừa SỰ TÍCH ÔNG ĐẦU RAU Cấu trúc và ý nghĩa: Có nhiều chuyện kể khác nhau về sự tích này, không cót truyện giống nhau. Không cần xác định chuyện nào là gốc) chính chuyện nào là cải biến, phụ vì càng có nhiễu chuyện kể khác nhau càng làm nổi bật cốt truyện chung cho tất cả, do đó về phương diện nghiên cứu, càng dễ xác định cái gì là cốt yếu không thay đổi, cái gì là tùy thuộc, thay đổi trong các chuyện kế khác nhau. Để tiện việc trình bày, chúng tôi gọi những chuyện kể là các thoại của sự tích. Qua các thoại, chúng tôi rút ra những yếu tố không thay đối tạo thành cấu trúc của tất cả các thoại và sau cùng tìm hiểu xem người xưa đã vận dụng kinh nghiệm tiếp xúc với vật chất (ở đây là với lửa) thế nào để bày tỏ những ý nghĩ của mình về những giá trị tinh thần, đạo đức. Thoại 1 Hai vợ chồng nghèo làm nghề thuê mướn. Tuy nhà nghèo nhưng rất thương yêu nhau. Buổi tối thường ngồi bên bếp lửa kể chuyện ca hát cho nhau nghe... Xảy đến một năm mất mùa gây ra tình trạng đói kém khắp nơi. Hai vợ chồng đi tìm việc làm, nhưng không ai nhận thuê nữa. Túng bấn quá, phải đi mò cua bắt ốc, đào củ hái rau về ăn đỡ đói. Không thể chịu đựng được nữa, một hôm chồng bảo vợ: Tôi phải đi nơi xa kiếm ăn, may ra mới thoát khỏi được tình cảnh này. Mình ở nhà chờ tôi trong ba năm, nếu hết ba năm không thấy tôi về, ấy là tôi đã bỏ xác nơi quê người, mình cứ đi lấy chồng khác. Người vợ khóc lóc thảm thiết nhhưng đành lòng để chồng ra đi. Sau đó, người vợ kiếm được một chỗ làm mướn ở nhà một người tuy không giàu có nhưng vì thương cảnh ngộ nàng nên cố ý giúp đỡ nàng qua khỏi cái khốn khổ. Thời hạn ba năm trôi qua mau chóng. Người vợ vẫn mong ngóng chồng về. Giữa lúc ấy, người vợ của chủ nhà chết. Sẵn có cảm tình với nàng, người chủ ngỏ ý muốn nối duyên cùng nàng. Nàng trả lời: - Chồng tôi hẹn trong ba năm trở về. Bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng ba năm nữa cho trọn đạo trước đã. Ba năm nữa cũng lại trôi qua, người chồng vẫn biệt tích. Người chủ thúc giục nhưng nàng còn xin nán chờ thêm một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua và lần này nàng mới tin chồng chết thật. Nàng làm một bữa rượu cúng chồng, đãi họ hàng rồi đến ở cùng người chồng mới. Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ trở về, làm cho đôi vợ chồng mới cưới không biết ăn nói làm sao. Nhưng người chồng cũ tìm tới trấn an họ: "Tôi vắng nhà lâu quá hạn, nàng đã xử sự rất đúng. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi đây mãi mãi. Mặc dù người chồng mới xin trả lại vợ, và người vợ cũ năn nỉ người chồng cũ ở lại, người chồng cũ vì không nỡ phá hạnh phúc của họ, vẫn nhất quyết ra đi. Nhưng thực ra người chồng cũ trong lòng đau xót, không còn muốn sống, và đã treo cổ tự tử ở cây đa đầu làng. Cái chết của người chồng cũ làm cho nàng bàng hoàng ân hận, tự cảm thấy chính mình là thủ phạm, và tự trách mình không đủ kiên nhẫn chờ thêm ít lâu nữa. Thế là ngày hôm sau, khi dân làng đưa đám người chồng cũ chưa xong, thì mgười vợ mất tích và người ta đã tìm thấy xác người vợ tự vẫn dưới ao bên cạnh nhà. Người chồng mới, sau khi làm ma cho vợ, trở thành người mất trí vì xúc động ân hận trước hai cái chết như thể do mình gây ra: "Tại sao lại đi cướp vợ của người khác". Một hôm, ông ta quyết định đem hết gia sản chia cho họ hàng, đem cúng nhà chùa rồi uống thuốc độc tự tử. Ở bên kia thế giới, cả ba người đều được đưa tới tòa án của Diêm Vương để định công tội. Theo các lời khai, người chồng cũ sở dĩ chọn cái chết vì vẫn thương yêu vợ không thể sống không có nàng, nhưng lại không nỡ phá vỡ hạnh phúc của người khác, người chồng mới lại nói tuy rất thương mến người vợ mới, nhưng so với người vợ cũ đã chết thì mối tình bên mười bên một, còn người đàn bà thì nói vẫn một lòng thương yêu người chồng cũ mặc dù nặng tình nghĩa với người chồng mới. Diêm Vương nghe rất cảm động và nhận thấy những người như thế này thật hiếm có nên cần làm thế nào cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi suy nghĩ, Diêm Vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau, và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, Diêm Vương còn phong cho họ chức Táo Quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình trên trần thế Thoại 2 Hai vợ chồng Trọng Cao và Thị Nhi lấy nhau đã lâu không có con, buồn phiền thường cãi cọ nhau. Một hôm giận quá, Trọng Cao đánh vợ, Thị Nhi bỏ nhà ra đi gặp Phạm Lang rồi kết duyên với người đó. Trọng Cao hết giận, hối hận cũng bỏ nhà ra đi tìm vợ. Tìm mãi không thấy, hết cả tiền ăn đường, phải ăn xin lần hồi. Tình cờ một hôm vào một nhà ăn xin, bà chủ mang cơm ra cho, nhận ra chính là chồng mình. Đôi bên tỏ hết nỗi niềm cùng nhau, nhưng chợt Thị Nhi nghĩ nếu bất thần Phạm Lang trở về bắt gặp thì thật khó ăn nói. Nàng liền bảo Trọng Cao ra tạm ẩn ở đằng sau đụn rơm, để nàng thu xếp sao cho mọi việc được êm thấm. Khi tối Phạm Lang trở về, nhớ đến ngày mai chưa có tro bón ruộng, châm lửa đốt đống rơm để lấy tro... Trọng Cao vì đi nhiều mỏi mệt ngủ say nên bị đốt chết. Thị Nhi cũng đã ngủ, khi thấy đống rơm cháy, chạy ra thì đã muộn, xúc động, thương tiếc quá, nàng nhảy vào đống rơm chết theo người chồng cũ Phạm Lang thấy vợ chết, thương xót cũng nhảy vào đống rơm chết nốt. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa nên mới phong cho làm Táo quan, mỗi người giữ một việc. Phạm Lang là thổ công trông nom việc trong bếp. Trọng Cao là thổ địa trông coi việc trong nhà. Thị Nhi là . . . Thoại 3 Hai vợ chồng nghèo, chồng đi buôn, vợ làm ruộng nên chồng thường xa nhà thỉnh thoảng mới về, đôi khi đi suốt năm mới về. Rồi một chuyến đi biền biệt không tin tức, không tiền bạc gởi về Người vợ chờ cả 10 năm vần biệt tích. Sau đó người vợ lấy một người chồng khác làm nghề săn bắn; người này nuôi một đầy tớ tên là Lốc. Một hôm chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bất lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm mọi thứ để làm một bữa chén. Trong khi người đàn bà đi vắng, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy thế, rất đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo. Người chồng mới thương tiếc vợ, cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo. Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đày tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người Phân Tích Cấu Trúc Sự Tích Nói chung, sự tích thường có cấu trúc gồm một số yếu tố chính không thay đổi: Hoàn cảnh mở đầu, một chuyện chẳng lành, không may hay tai họa xảy ra, phải ra đi, phân ly, thử thách, trở về. Sự tích không kết thúc sau một đợt thử thách mà thường trải qua hai ba đợt thử thách. Trở về lại gặp khó khăn, một điều không may mới, trầm trọng hơn thử thách khác, cố gắng vượt qua... Cuối cùng, bao giờ cũng có sự can thiệp của nhân vật thứ ba (ân nhân, thần linh) mới làm cho việc sum họp trọn vẹn... Những yếu tố cấu tạo sự tích có thể xếp thành những cặp phạm trù đối lập nhị hạng: Tai họa - diệt tai họa; ước hẹn - lỗi hẹn; ra đi - trở về; phân ly - sum họp; thử thách - đáp ứng; thiếu sót - đền bù đầy đủ (ân nhân thần linh). Những yếu tố cấu tạo kể trên không thay đổi, nhưng cách thể hiện chúng như tình cảnh cụ thể của các nhân vật: Chức vụ, nghề nghiệp, do, cách thức ra đi, ai ra đi là những yếu tố tùy thuộc, có thể thay đổi. Yếu tố cấu tạo chính hay chức năng cơ bản, nói theo Propp, có tính chất bắt buộc trong mọi loại chuyện cồ tích là một biến cố chẳng lành, một tai họa xảy ra. Trong Thoại 1, có nhân vật phụ là người vợ người chủ, không tham gia gì vào sự tích, chỉ xuất hiện như một cái cớ để người chồng dễ tái giá một cách hợp đạo lý. Trong Thoại 3, nhân vật đày tớ có tham gia vào sự tích nhưng chẳng qua chi để phụ họa thêm, đề cao lòng chung thủy chung tình là chủ đề của sự tích (chung thủy giữa vợ chồng, chung thủy giữa chủ và tớ). Trong khuôn khổ chủ đề chung thủy, chung tình, sự tích đặc biệt qua Thoại 1 còn đề cao sự tự hiến, hi sinh hạnh phúc riêng vì hạnh phúc của người khác. Bài học đạo đức rút ra là: Hi sinh không phải mất hết, mà chính là mất để được hết, vì bao giờ những kẻ hi sinh cũng được đền bù, thưởng công xứng đáng... Những ý tưởng trên, ai nghe, ai đọc sự tích đều dễ dàng nhận ra, cũng như nghe một người nói, có thể hiểu và nhớ được ý nghĩa lời nói qua những câu nói. Cái gì làm cho ta hiểu, nhớ và thuật lại được câu chuyện đã nghe kể, đó là một trật tự lý luận thuộc ngữ pháp. Cũng vậy, sự tích bao hàm một trật tự luân lý tạo thành một cấu trúc gồm những yếu tố không thay đổi và những yếu tố phụ thuộc thay đổi. Điều cốt yếu là phải có một sự kiện chẳng lành, không may xảy ra, còn sự kiện không may, chẳng lành đó là gì, mang hình thức nào, diễn ra như thế nào không quan trọng, được tự do sáng tác, thay đổi tùy tiện. Đó là lý do giải thích tại sao sự tích thường có nhiều loại khác nhau. Phân tích cấu trúc là trình bày trật tự luân lý bao hàm trong các thoại khác nhau của sự tích. Nhưng phân tích cấu trúc chưa cho thấy mối liên hệ giữa sự tích về tình nghĩa vợ chồng và lửa bếp. Thực ra không phải chỉ tình nghĩa vợ chồng mà cả tình yêu nói chung trong kinh nghiệm sống của nhiều dân tộc đều liên hệ với kinh nghiệm về lửa như những từ ngừ, hình ảnh, ẩn dụ kiểu nói: mối tình nồng nhiệt nhiệt tình, nóng lòng chờ đợi, lòng bốc cháy tình yêu, nguội tình... thường được sử dụng để diễn tả những biểu lộ của tình yêu. Trong Thoại không khí lửa bếp soi sáng sưởi ấm gắn liền với không khí vợ chồng thân mật ấm cúng. Sau khi được đoàn tụ, cả ba người được trao nhiệm vụ coi lửa bếp, để lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ... Trong Thoại 2, lửa thiêu đốt rơm làm tro bón ruộng, nướng chín động vật và sau cùng thiêu đốt cả những người yêu nhau mà đâm vào lửa chết. . . Lửa thiêu đốt củi, rơm, trấu... để soi sáng, sưởi ấm, làm chín... phục vụ con người. Sau khi thiêu đốt phục vụ cũng bị tiêu diệt, tan biến đi. Thời gian tồn tại của lửa cháy đôi khi rất vắn vỏi, như ánh chớp của sét, chỉ lóe lên soi sáng trong khoảnh khắc rồi tan biến ngay trong đêm tối... Hình ảnh tự tan biến đi sau khi đã phục vụ là hình ảnh cao đẹp nhất của lửa cháy vì cho mà không giữ lại gì hay được đáp lại gì cả. Hoàn toàn vô vị lợi, vì người khác. Người xưa đã mượn hình ảnh cao đẹp trên của lửa cháy để bày tỏ thái độ hi sinh quên mình của những người sẵn lòng chết vì yêu thương người khác. Chú thích: (l) Năm 1928 các nhà cổ sinh vật học tìm thấy ở vùng gần Bắc Kinh * những sọ người cùng với một số đồ dùng thô kệch và tro có thể do nấu nướng mà ra trong các hang động. Trên cơ sở đó mà nêu giả thuyết con người bắt đầu biết dùng lửa để làm chín đồ ăn vào thời kỳ con người Bắc Kinh * (Xem André Le roi - Gouhan. L' Homme ét la matìere, trang 65) *(xem phụ chú của sóng trăng dưới bài này) NGUYỄN VĂN TRUNG http://e-cadao.com/Cotich/Luabep.html * Phụ chú của sóng trăng: . Ngày nay, theo các khảo cứu mới nhất, giới khảo cổ tin rằng Văn Hóa Hoà Bình có nguồn gốc sớm nhất và là nơi sử dụng lửa trước nhất, có trước văn hóa tại Bắc Kinh cả chục ngàn năm. Theo Tiến Sĩ SOLHEIM II, Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii, National Geographic,Vol. 139, No. 3, Tháng 3 năm 1971 qua bài khảo luận về “New Light on a Forgotten Past”, đã viết: " Khi khai quật sàn của hầm mộ, CHESTER GORMAN đã tìm thấy những phần còn lại của cây cỏ hóa than bao gồm hai hạt đậu Hòa-Lan, củ năng (water chestnut), hột ớt, nhũng đoạn dây bầu bí và dưa chuột tất cả những vật này kết hợp với những dụng cụ bằng đá đặc trưng của người dân có nền văn hóa HÒA –BÌNH. Các mảnh xương của thú vật được cắt ra từng miếng nhỏ không thấy dấu vết cháy chứng tỏ rằng thịt đã được nấu chín tại đây chứ không phải nướng trên ngọn lửa, thịt được sào trong những đồ vật bằng tre xanh vẫn thấy dùng ở Đông Nam Á ngày nay. Một loạt khảo nghiệm bằng đồng vị phóng xạ Carbon 14 cho thấy các vật liệu tìm ra ở đây có niên hiệu từ khoảng 6000 năm cho tới 9700 năm trước tây lịch. Vẫn còn những cổ vật xưa hơn nằm trong những lớp đất đào sâu hơn chưa xác định được thời gian. Vào khoảng 6600 năm trước tây lịch, các cổ vật này đã được đưa vào địa điểm này. Những cổ vật này bao gồm đồ gốm hoàn chỉnh, sắc xảo và được đánh dấu bằng những sợi dệt trong tiến trình chế tạo, cùng những dụng cụ bằng đá hình chữ nhật được đánh bóng và những lưỡi dao nhỏ. Các dụng cụ và cây cỏ được thuần hóa thuộc nền văn hóa Hòa-Bình được tiếp tục khám phá ra gần đây." (http://e-cadao.com/Vanminhco/anhsangmoi.htm) 2. Theo sự khảo cứu mới nhất của nhóm Roperld tại Đại Học Virginia Tech, thì sự di dân của con người Homo Sapiens đi từ Đông Nam Á vào Trung Nguyên Hoa Lục, dựa theo các nghiên cứu về chủng tộc, DNA, các thay đổi khí hậu và địa chấn động toàn cầu, diễn ra khoảng 10,000 năm TTL, trước khi có người ở Bắc Kinh. Xin xem tài liệu về sự di dân trên thế giới tại đây: http://www.roperld.com/HomoSapienEvents.htm Theo bản đồ này: http://www.roperld.com/graphics/WorldMapMigrations1.jpg thì đường đi màu cam nhạt chỉ sự di dân từ Đông Nam Á từ 10,000 năm TTL đến lưu vực sông Dương Tử và Hoàng Hà. Như thế, sự có mặt của giống Lạc Việt và sự sử dụng lửa tại vùng Hòa Bình có thể khẳng định là có trước lịch sử của Bắc Kinh rất lâu. 3. Theo Việt Sử Thông Luận của Lý Đông A, với những nghiên cứu đúc kết ngay từ các tập Hán thư trong thời gian ông ở Trung quốc, thì: "1. Thế nào gọi là Việt? Việt không phải là tên chúng ta đặt ra sau này, lúc trước Việt còn gọi là Viêm. " Theo sử Tàu thì vua đầu tiên của họ gọi là Hoàng Đế, theo sử ta thì vua đầu tiên của ta gọi là Viêm Đế. Hai ông vua ấy là tiêu biểu 2 hành trong Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Số học của Tàu bắt đầu từ số 1 biểu hiệu của Thái Cực, lúc đó là đời Bàn Cổ (hỗn độn), sau mới sinh ra Tam Tài là Thiên - Địa - Nhân, Trời Đất chia ra 5 phương thuộc 5 hành là Đông (Mộc), Tây (Kim), Nam (Hỏa), Bắc (Thủy), Trung (Thổ). 5 phương ấy là do 5 giống người làm đại biểu cho 5 hành và 5 sắc, nên những người đại biểu đã dùng 5 sắc mà đặt tên: * - Bắc Phương (Thủy) sắc đen gọi là Hắc Đế. * - Tây Phương (Kim) sắc trắng gọi là Bạch Đế. * - Đông Phương (Mộc) sắc xanh gọi là Thanh Đế. * - Nam Phương (Hỏa) sắc đỏ gọi là Viêm Đế. * - Trung Phương (Thổ) sắc vàng gọi là Hoàng Đế." Mà Viêm, hay Việt, hay Hỏa, chính biểu hiệu của Lửa, của ánh nắng ấm phương Nam tỏa lên từ vùng gần Xích Đạo. Do đó, mà từ đã lâu, tổ tiên chúng ta đã xác quyết: Lý Thường Kiệt, Nam Quốc Sơn Hà: Nguyên bản tiếng Hán: 南國山河 南 國 山 河 南 帝 居 截 然 定 分 在 天 書 如 何 逆 虜 來 侵 犯 汝 等 行 看 取 敗 虛 Bản phiên âm Hán-Việt: Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Bản dịch thơ: Sông núi nước Nam Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời. Hay như Nguyễn Trãi đã viết: Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; ( Nguyễn Trãi - Bình Ngô Đại Cáo - http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2n4nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&cochu=) Thì người Lạc Việt phương Nam, với văn hóa lúa nước nguồn gốc Hòa Bình, có thể tự tin rằng chúng ta đã sử dụng lửa, thờ Thần Bếp, từ cả vạn năm trước Bắc Kinh, và người Việt có phong tục tập quán rất khác người Hoa Hán, không bắt nguồn từ Hoa Hán. Hãy theo người trai trẻ Lý Đông A năm trên dưới hai mươi tuổi, mà tự tin vào giòng máu Việt lâu trên vạn năm nhưng luôn mạnh mẽ: Bởi vậy chủ trương của chúng ta là ngoảnh lại cái quá khứ một vạn năm của lịch sử để đặt định một tương lai xa rộng vô cùng cho dân tộc. Chúng ta phải dựa vào vết đi của lịch sử mà đặt định một đường lối cho tương lai, nhưng không xa lìa lịch sử của nhân loại và dân tộc, trái thế chẳng những là vong bản mà sẽ còn bị tiêu diệt trực tiếp hay gián tiếp. Muốn thành công phải có một chủ trương triệt để từ hình thức đến nội dung theo xu hướng của dân tộc mà điều kiện văn hóa là điều kiện tất yếu. Chúng ta chỉ có thể sống lâu dài bằng cái quá khứ lâu dài của lịch sử của giống nòi, chúng ta không nên mưu mô, tranh cướp của ai, nhưng chúng ta tránh đừng để ai tranh cướp hay tiêu diệt ta, muốn của người, dựa vào người khác giúp chỉ là tự mình hóa ra người, nô lệ cho người, rồi đi đến chỗ chết hẳn. Chúng ta là nòi Việt, chúng ta phải mưu cứu vãn lấy ta, nòi giống ta chẳng những chỉ ở trên dải đất chữ S theo bờ bể Đông Hải mà còn ở nhiều nơi. Chúng ta bị yếu vì giống nòi ta đã bị rời rạc, nếu chúng ta lại tái kiến được thời đoàn viên xưa kia, chúng ta mạnh mẽ, vô cùng mạnh mẽ để sinh tồn, để giữ gìn nòi giống, chứ không phải để xâm lăng kẻ khác. X. Y. Thái Dịch Lý Đông A 1943 (4822 tuổi Việt).
<bài viết được chỉnh sửa lúc 08.02.2010 11:04:02 bởi ngày mai >
|