Truyện Cổ Tích Việt Nam
Leo* 05.02.2010 22:59:04 (permalink)
Vì sao người ta đốt pháo

Ngày xưa, trong số các hung thần gây tai hại cho người Việt, có một thần tên là Na-Á. Vị thần này dữ tợn, lại có thêm một bà vợ dữ dằn không kém chồng. Hai ông bà Na-Á thường ở lẩn quẩn trong bóng tối, chẳng sợ điều gì, ngoại trừ sợ ánh sáng và sự ồn ào. Cuối năm và đầu Xuân, khi các vị thần tốt phò trợ dân gian phải về trời chầu Ngọc Hoàng, 2 ông bà hung thần Na-Á hay tác oai tác quái.

Ngày Tết, để trừ tai hoạ do 2 ông bà Na-Á gây ra, người ta đã bày ra chuyện đốt pháo ầm ỹ, ồn ào và chói sáng. Dân chúng cũng thắp nhiều đèn đuốc trong nhà và ngoài ngõ, để đuổi 2 hung thần này. Người ta tin rằng tiếng pháo nổ và mùi thuốc pháo có thể xua đuổi được 2 vợ chồng hung dữ đó, để họ khỏi đến gieo chuyện chẳng lành ngày đầu năm.
#1
    Leo* 05.02.2010 23:01:38 (permalink)
    Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công

    Xưa kia Quạ và Công là đôi bạn chí thân. Cũng vì màu lông của chúng giống nhau: con nào con nấy đều xám xịt như vừa rúc ở bùn lên. Lúc ấy chúng làm gì đã có bộ cánh như bây giờ. Cả hai con đều tự biết mình xấu nên không dám chơi với ai cả. Riêng Công dưới mắt Quạ thì lại càng xấu tệ: cái đầu bé tí chẳng cân xứng với con người. Thêm vào đó, một cái cổ dài và ngẳng nghiu, thật khó coi hết sức. Một hôm Quạ bảo Công:

    - Đằng kia có người thợ vẽ có thuốc đủ các màu, chúng ta hãy ăn trộm về mà tô chuốt cho nhau, sửa lại bộ cánh cho đẹp.

    Công gật gù nhận lời. Hôm ấy, người thợ đang vẽ dở cho người ta một bộ tứ bình, thuốc vẽ còn bỏ lăn lóc bốn bên người. Thừa dịp người thợ ngủ ngày, hai con vật lần lượt mò vào lấy trộm bút lông và thuốc vẽ đưa ra một gò con ở giữa hồ gần đấy. Lần thứ ba chúng nó toan vào lấy một mẻ nữa nhưng người thợ vẽ đã ngủ dậy. Chúng đành trở ra kiểm lại thì thấy chỉ được có một thỏi mực tàu, một gói thuốc xanh và một gói kim nhũ. Quạ bảo:

    - Thôi được, ta cứ bắt đầu vẽ cho nhau đi!

    Nói đoạn, Quạ bắt Công nằm xuống cho mình tô điểm. Quạ vốn khéo tay, thoạt tiên nó dùng màu xanh tô vào đầu vào cổ và mình Công. Tô đến đâu, rắc kim nhũ đến đấy. Đến cái đuôi, Quạ bắt Công phải cố xòe ra như cánh quạt cho mình vẽ được kỹ lưỡng. Ở mỗi lông đuôi Quạ vẽ những vòng tròn và tô bằng mực tàu và kim nhũ rất đẹp. Tô xong đắc ý, Quạ bắt Công phơi cái đuôi cho thật khô. Công vốn vụng về nên khi bắt tay vào tô điểm cho Quạ thì nó lúng túng. Hơn nữa lúc đó màu xanh và kim nhũ đã cạn. Giữa lúc Công chưa biết trang sức cho Quạ như thế nào thì bỗng có Quạ khoang ở đâu bay đến. Quạ khoang vốn có họ với nhà Quạ. Hồi ấy màu lông của nó trắng toát như vôi. Chưa đỗ xuống, nó đã giục tíu tít:

    - Anh Quạ! Anh làm gì đó? Mau đi về phương Đông!

    - Để làm gì?

    - Có tin cho biết rằng phía đó mới có một trận đánh nhau to, thây chết như rạ. Thật là một dịp may hiếm có.

    Quạ nghe nói đến thịt người thì sự thèm muốn làm cho nó không tự chủ được nữa. Quạ bảo Quạ khoang:

    - Thế à? Nhưng để nó tô điểm cho tao cái đã. Chịu khó chờ tý nhé!

    - Không được. Phải đến trước ban đêm... Ngày mai mới đến thì người ta chôn hết còn gì nữa.

    Quạ nóng nảy, giục Công:

    - Thế thì phải làm gấp lên mới được!

    Quạ khoang thấy Công đẹp nên cũng muốn có một bộ cánh tươm tất. Nó xen vào:

    - Anh Quạ! Anh làm ơn cho tôi một tí với. Tôi cũng cần ăn mặc tử tế một chút.

    Quạ vui lòng chia sẻ phần thuốc vẽ của mình cho người em họ. Công nhân lúc Quạ vội nên chả cần ngắm nghía gì lôi thôi, trút một nửa số mực tàu lên đầu Quạ. Mực chảy đến đâu, người Quạ đen đến đó. Công còn hữu ý bôi cả vào mỏ vào chân làm cho toàn bộ người Quạ đen nhánh như cột nhà cháy.

    Đến lượt tô cho Quạ khoang, Công cũng đổ số mực còn lại lên người nó. Khi nước mực rót xuống đầu, Quạ khoang hơi ngại vội rụt cổ lại, thành thử cổ của nó có một cái ngấn không bị mực thấm đến. Nhìn thấy Công tô điểm cho Quạ khoang, Quạ mới biết là mình dại, không dưng lại để cho một kẻ vụng về trang điểm. Nhưng việc đã lỡ còn biết làm gì được nữa. Tức mình quá hai anh em nhà Quạ chỉ còn biết mắng cho Công một trận rồi bỏ đi.

    Từ đó Quạ không chơi với Công nữa. Cũng vì thế mà ngày nay dòng dõi loài Công có bộ cánh rất sặc sỡ. Đi đâu chúng nó cũng ưỡn ẹo và luôn miệng khoe khoang: "Cuông tốt! Cuông tốt!" Trái lại, dòng dõi loài Quạ thì bộ cánh đen thui như mực, trong đó có Quạ khoang đặc biệt có một cái ngấn trắng ở xung quanh cổ. Vì phải bộ cánh xấu quá nên Quạ rất thẹn thò, đi đâu cũng than thở: "Quạ xấu hổ! Quạ xấu hổ!"



    Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi
    #2
      Leo* 05.02.2010 23:05:25 (permalink)




      Sự tích cây Huyết dụ

      Ngày xưa có một bác đồ tể chuyên mua lợn về giết thịt để mang bán ở chơ. Nhà bác ta ở bên cạnh một ngôi chùa làng. Hàng ngày, vào lúc mờ sáng là lúc sư cụ bên chùa theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường dậy tụng kinh. Và cũng theo lệ thường, sư cụ thức chú tiểu dậy gõ một hồi chuông mai. Bấy giờ cũng là lúc bác đồ tể sửa soạn giết lợn cho nên bác ta quen lấy tiếng chuông chùa làm chứng thức dậy làm việc hàng ngày. Cứ như thế ngày nào cũng như ngày nào không bao giờ sai lạc.

      Một đêm nọ, sư cụ nằm mộng thấy một người đàn bà dắt năm đứa con nhỏ đến trước mặt mình rồi vái lấy vái để, miệng nói: "Xin cứu mạng! Xin cứu mạng" rối rít. Sư cụ hỏi người đàn bà:

      - "A di đà Phật! Cứu mạng là cứu thế nào! Bần tăng phải làm gì đây?".

      Người mẹ điệu bộ hãi hùng ấy trả lời:

      - "Ngày mai xin hoà thượng hãy cho đánh chuông chậm lại. Như vậy mẹ con chúng tôi rất đội ơn". Nhà sư tỉnh dậy không hiểu thế nào cả. Nhưng tờ mờ sáng hôm đó, vâng theo lời báo mộng, sự cụ chỉ lâm râm đọc kinh cầu nguyện mà không thức chú tiểu dậy thỉnh chuông.

      Lại nói chuyện cũng hôm ấy bác đồ tể ngủ một giấc li bì. Mãi đến lúc mặt trời lên chừng một con sào, tiếng chuông chùa mới bắt đầu vang rền làm cho bác giật mình choàng dậy. Thấy trời đã quá trưa, bác không dám giết lợn như thường lệ vì nếu làm thịt thì khi đưa ra đến chợ, chợ đã vãn người rồi. Tức mình vì lỡ một phiên chợ, bác lật đật sang chùa trách sư cụ. Sư cụ cho biết câu chuyện nằm mộng đêm qua để phân trần với ông hàng xóm không phải lỗi tại mình.

      Nhưng lúc bước chân về chuồng lợn nhà mình thì bác đồ tể ngạc nhiên thấy con lợn cái mua ngày hôm qua toan giết thịt sáng đó đã đẻ được năm con lợn con. Vừa mừng vừa sợ, bác ta kể lại cho mọi người biết sự lạ lùng:

      - Ðúng là linh hồn người đàn bà ẩn trong con lợn cái đã tìm cách cứu bầy con của mình khỏi chết".

      Tự nhiên bác đồ tể đâm ra suy nghĩ. Bác thấy bàn tay mình đã từng vấy máu biết bao nhiêu sinh mạng. Trong một lúc hối hận đến cực điểm, bác ta cầm con dao bầu chạy sang chùa bộc bạch nỗi lòng với sư cụ. Bác ta quả quyết cắm con dao của mình trước sân chùa, thề trước Phật đài từ nay xin giải nghệ.

      Không rõ bác đồ tể rồi sau đó thế nào, nhưng con dao của bác tự nhiên hóa thành một loại cây có lá đỏ như máu và nhọn như lưỡi dao bầu, người ta vẫn gọi là cây huyết dụ.
      #3
        Leo* 05.02.2010 23:06:25 (permalink)
        Vì sao người sống không còn thăm người chết được nữa

        (Truyện cổ dân tộc Bru)




        Ngày xưa có hai anh em mồ côi đều chết vợ. Người em phát rẫy cạnh bên mộ vợ và thường bị lợn rừng đến phá.

        Một hôm, anh ta đặt bẫy, đánh trúng lợn. Chú lợn bị thương vùng khỏi bẫy chạy hút về phía mộ vợ anh. Người em cầm giáo đuổi theo. Con lợn bị đuổi chui tọt vào một cái hang bên cạnh mộ vợ anh. Theo dấu chân mồi, anh đuổi theo lợn.

        Chạy theo một đoạn vào trong hang sâu, dấu chân lợn mất đi và hang bỗng rộng ra. Đi thêm một đoạn nữa, anh lại bị ngáng trước một cửa hang chẹt. Từ cửa hang nhìn vào, anh nhận ra nhiều người quen cũ (nay họ đã chết rồi). Anh thầm đoán vợ mình cũng ở trong đám người đó.

        Anh định vượt qua cửa hang thì có người chặn lại hỏi:

        - Anh đi đâu?

        Anh trả lời liền:

        - Tôi muốn đến thăm vợ.

        Người kia tỏ ý bằng lòng và dặn thêm:

        - Đây là xứ Mường Lộôc(1), anh vào đây nên tìm cách xin vợ về, không nên ăn cơm, uống nước. Đã ăn cơm, uống nước xứ Mường Lộôc thì không còn lên mặt đất được nữa.

        Nói xong, người kia mở cửa cho anh vào.

        Suốt hai ngày, hai đêm, anh đi hết đường cao, lối thấp, qua những suối vàng, sông xanh để tìm vợ. Lúc cổ khát cháy, khi bụng đói cồn cào, lại qua nhiều nơi làm chay, làm hội, cỗ bày rượu thịt linh đình, có người rước đón, tiếp mời, anh vẫn một mực từ chối.

        Đến sáng ngày thứ ba, anh nhận ra vợ đang giã gạo dưới một sàn nhà cao. Vợ anh cũng đã nhận ra anh, vội buông chày chạy ra niềm nở hỏi han:

        - Sao anh đi thăm em lại không đưa con cùng đi? Con ta có khỏe không? Nó lớn bằng nào rồi?

        Anh rưng rưng nước mắt bảo vợ:

        - Con ta đã khóc khản cả cổ, ngày đêm trông ngóng mẹ về.

        Chị đưa mắt lên sàn nhà bảo anh:

        - Anh xin cho em về thì em về.

        Cha của chị bây giờ là vua xứ Mường Lộôc có quyền to lắm, ít người dám bén chân đến thang sàn nhà ông. Anh vì thương vợ, thương con nên đánh liều leo lên sàn cao gặp vua.

        Ông vua đang ngồi bếp, thấy người lạ có nét mặt thật thà, dễ thương nên quay sang hỏi chuyện. Anh được dịp liền kể hết nỗi niềm tình cảm vợ chồng của mình cho vua nghe. Ông vua ra chiều xúc động, gật gật đầu, bảo:

        - Vợ chồng mày chung thủy như vậy là rất tốt, ta không nỡ gây cảnh phân li. Thôi được, ta cho vợ mày về Mường Lùm(2).

        Anh mừng quá xuống đón ngay vợ về. Đi được một buổi đường thì vợ chồng gặp một cây to chắn ngang đường. Người vợ vừa leo lên toan vượt qua thì trượt chân ngã, chết. Cùng lúc, tất cả đồ đạc, vật dụng chị ta mang theo đều biến thành vỏ cây.

        Anh chồng khóc lóc, bỏ xác vợ vào gùi, quyết vượt qua thân cây to để trở về mặt đất. Leo đến một ngày, hai ngày vẫn chưa vượt qua được thân cây, xác vợ anh ngày một thối rữa ra. Không quản gì thối tha, nặng nhọc, anh gùi xác vợ bên mình gắng qua nơi hiểm trở.

        Đến ngày thứ tư, khi vượt qua được thân cây to thì chợt vợ anh sống lại. Vợ chồng lại mừng rỡ, dắt tay nhau cùng đi về hướng quê nhà.

        Đi thêm một ngày nữa, vợ chồng lại gặp một con sông rộng. Đang bơi giữa dòng, người vọ bỗng chới với rồi chìm nghỉm. Anh chồng lại ngụp lặn tìm xác vợ.

        Mãi đến chiều ngày hôm sau, anh mới vớt được xác vợ lên. Anh lại đặt xác vợ vào gùi, mang đi. Xác chết phình nước nên chỉ đến chiều hôm sau là bắt đầu thối rữa. Mặc, anh vẫn gùi vợ đi. Được thêm một ngày nữa, người vợ sống trở lại, đúng lúc vợ chồng ra đến cửa hang. Họ nắm tay nhau chạy về nhà. Vợ chồng con cái lại sum họp như xưa.

        Người chồng đi làm rẫy, người vợ lo nuôi con, sửa sang lại nhà, nương. Ngày ngày, tiếng chày giã gạo của chị lại âm vang rừng núi.

        Người anh cả côi cút trong cảnh gà trống nuôi con, bỗng nghe tiếng chày giã gạo suốt sáng đến tối từ phía nhà em dội sang thì lạ lắm. Anh cho con sang xem ai đang giã gạo.

        Biết vợ em trở về, người anh dắt con sang chơi nhà em, hỏi chuyện làm sao em dâu chết lâu rồi nay sống lại được.

        Người em kể lại sự tình cho anh nghe và bảo:

        - Anh ơi, nếu anh muốn tìm chị về thì em sẽ đi giúp…

        Người anh xua tay:

        - Để anh đi tìm lấy. Ai lại để em chồng đi tìm chị dâu.

        Anh cả ra đi đúng như lời em dặn, như đường em đã đi. Anh cũng gặp được vợ, cũng xin vua Mường Lộôc cho vợ được về với mình.

        Trên đường về, vợ anh cũng vượt qua cây gỗ và ngã chết, anh làm theo lời em, bỏ xác vợ vào gùi mang đi. Mùi thối của xác chết làm anh nhức óc. Có lần anh toan ném cái xác ấy đi, nhưng nhớ lời em dặn, anh bịt mũi, chịu khó mang đi tiếp. Vượt qua được thân cây to, vợ anh sống lại.

        Vì sợ phải mang xác chết lần nữa, anh cả tách rừng rẽ sang một lối khác. Cuối cùng anh vẫn phải vượt qua bến sông như lời em đã báo trước.

        Người anh cố dìu chắc để vợ khỏi chết đuối, nhưng khi ra giữa dòng, bỗng dưng giông tố nổi lên, người vợ bị tuột khỏi tay anh chìm nghỉm. Anh cố công lặn tìm suốt một ngày, một đêm thâu. Khi vớt được thì xác của vợ đã rữa ra, mùi hôi thối xông lên nồng nặc. Anh cả không chịu được nữa, đành buông xác vợ xuống sông.

        Anh cả tiu nghỉu lên bờ tìm đường về, liền nghe tiếng gọi rất quen từ bên kia dội sang. Anh nhận ra bóng dáng vợ mình đã sống lại, đang đứng ở bờ bên kia gọi nhắn sang:

        - Anh ơi, vợ chồng lấy điều chung thủy làm đầu. Anh đã không giữ được điều đó, từ nay trở đi anh đừng quay lại nữa.

        Nói rồi chị ta biến mất.

        Lúc quay về xứ Mường Lộôc, chị ta thuật lại mọi chuyện cho vua nghe. Ông vua nổi giận, gọi hết những người coi cửa xứ ông đến, nghiêm khắc bảo:

        - Từ nay ta cấm tiệt việc người sống trên Mường Lùm về thăm người sống dưới xứ Mường Lộôc ta.

        Từ đó đến nay, người sống bị cấm cửa, không còn được đi thăm người chết như trước nữa.



        (1): Âm phủ
        (2): Trần gian
        #4
          Leo* 05.02.2010 23:12:02 (permalink)
          Nữ thần mặt trời và mặt trăng

          Vua trên trời là Ngọc Hoàng có hai con gái đẹp. Ngọc Hoàng yêu quý hai nàng lắm nên cho các nàng hàng ngày luân phiên nhau đi xem xét mọi việc của hạ giới để báo lại cho nhà Trời. Cô gái đầu tên là Mặt Trời được ngồi kiệu hoa có bốn người khiêng. Bốn người này chia làm hai tốp: một tốp già và một tốp trẻ. Tốp các cụ già khiêng kiệu luôn luôn lo làm tròn phận sự, chăm chỉ vào công việc nên cô Mặt Trời thường đi một vòng rất nhanh. Còn tốp trẻ bản tính la cà nên những lần được phân công khiêng kiệu thường về muộn. Vì thế, mỗi lần Mặt Trời đi với tốp trẻ thì ngày dài, và đi với tốp già thì ngày lại ngắn.

          Mặt Trăng là cô em tính tình nóng nảy còn hơn cả cô chị. Sức nóng của cô đã làm hại cho người và muôn vật khá nhiều. Ấy thế mà cô vẫn cứ chỏng lỏn, đi đâu cũng sà vào khiến cho nhân dân vô cùng kinh hãi. Trần gian khổ sở vì cô Mặt Trăng, họ đã kêu ca rất nhiều, tiếng thấu lên Thượng giới khiến cho bà mẹ đã định lấy tro mà bôi lên mặt cô để giảm bớt sức nóng đi. Nhưng Ngọc Hoàng chiều con, nên không để cho vợ làm việc ấy.

          Bấy giờ ở dưới trần có một chàng trai tên là Quải. Quải là con mồ côi nhưng lại có một thân thể cực kỳ to lớn và sức khỏe tuyệt vời. Trước những hành động tai ác của cô Mặt Trăng, Quải quyết tâm trị cho một mẻ. Anh ta đón đường cô Trăng trên một đỉnh núi cao và trữ sẵn một đống cát thật lớn. Hôm ấy, cô Mặt Trăng vẫn quen thói cũ vừa đi vừa sà xuống để nhìn muôn vật, Quải chờ cho cô ta đến gần rồi bất thình lình bốc cát ném túi bụi vào mắt, vào mặt mũi cô. Cô Trăng đang rong chơi, bị tấn công đột ngột, nhắm mắt lại nhưng đất đã dính đầy mặt và chui cả vào trong mắt. Cô ta hốt hoảng vội vụt bay lên cao, lảng ra xa chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô không dám sà xuống gần mặt đất nữa. Mặt mũi cô bị cát dính chặt nên không còn sáng được như xưa. Sau này tính tình của cô trở nên dịu dàng, hiền lành hơn, ở dưới trần ai cũng thích. Người ta nói mỗi lần cô ngoảnh mặt xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô quay lưng tức là ba mươi, mùng một, còn cô trở sang trái, sang phải tức là thời kỳ trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Còn những khi trăng quầng, ấy là lúc cát bụi trát mặt bị gió thổi bay tung ra.
          #5
            Leo* 05.02.2010 23:18:52 (permalink)
            Người tiều phu hóa nai

            Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiếu thảo. Anh có một bà mẹ già hay đau ốm. Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi.

            Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: "Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được". Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người.

            Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già. Một hôm, ông lão lại hiện ra, ngỏ lời khen lòng hiếu thảo của anh, rồi truyền cho anh các phép đạo thần tiên. Anh học thuộc lòng, không nói cho ai hay biết. Sau khi mẹ già qua đời, anh liền bỏ đi lên núi biền biệt, không trở về nhà nữa.

            Sau đó khá lâu, một hôm, có một người con của ông tiều phu vào núi lấy củi. Anh bỗng gặp một con nai nói được tiếng người. Nai bảo: "Cha đây. Cha đã hoá thành nai rồi, không thể trở lại lốt người được nữa. Cha cho con cái gạc (sừng) đây, con hãy buộc dây mà kéo về. Đến chỗ nào mà gạc vướng, không đi được nữa, thì con hãy lấy chỗ đất ấy mà khai khẩn làm ăn, về sau sẽ khá".

            Nói xong, con nai húc đầu vào thân cây cho rụng gạc ra. Rồi nai biến mất vào rừng sâu. Người con trai vâng lời, làm theo nai dặn. Quả nhiên, về sau được sung túc. Người đời khi biết chuyện, đã gọi người tiều phu hoá nai là Lộc Giác Chân Nhân, cho rằng ông đã tu luyện được thành tiên
            #6
              Leo* 05.02.2010 23:21:16 (permalink)
              Cái cân thủy ngân

              Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả. Như vậy một cái cân vừa nặng vừa nhẹ được, và bao giờ phần lợi cũng về mình.

              Không bao lâu nhà ấy trở nên giàu có, vì buôn bán lọc lừa. Nhà này sinh ra được hai đứa con mặt mũi khôi ngô, học hành thông thạo. Thiên hạ ai nấy đều khen là nhà có đại hồng phúc. Một hôm hai vợ chồng ngồi bàn với nhau: "Nhà ta bây giờ đã giàu có nhiều, lại được hai đứa con khôn ngoan học giỏi. Bây giờ ta đem phá bỏ cái cân điên đảo kia đi, để dành đức lại cho con về sau".

              Bàn xong hai vợ chồng thuận tình làm lễ sám hối, trên thì cúng Phật, dưới cáo cùng tổ tiên, rồi đem cái cân ra chẻ. Khi chẻ ra, thì thấy trong cái cân có đọng một cục máu đỏ.

              Từ đó hai vợ chồng bảo nhau ăn ở tu nhân tích đức, tránh điều dữ, làm điều lành. Nhưng cách đó hai tháng, bỗng một hôm một đứa con lăn ra chết, rồi không bao lâu, đứa con còn lại cũng lăn ra chết nốt. Hai vợ chồng kêu gào khóc lóc thảm thiết, nghĩ rằng mình đã có bụng cải ác vi thiện mà Trời Phật không chứng quả. Rồi hai vợ chồng rầu rĩ khổ sở, cứ ngồi than dài thở vắn, không buồn động đến việc gì nữa.

              Một đêm, hai vợ chồng cùng nằm mơ có ông Bụt đến bảo rằng: "Vợ chồng hãy nên lo toan làm ăn tu tỉnh lại, chớ vội ngồi vậy mà trách Trời không có mắt. Trước Trời thấy chúng mày buôn bán lọc lừa, Trời đã sai hai con quỷ xuống đầu thai phá tan cho hết những của phi nghĩa chúng mày chắt bóp nhặt nhạnh bao nhiêu năm nay. May mà chúng mày sớm biết hối hận, cải tà quy chánh, tránh dữ làm lành, Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Chúng mày cứ ăn ở ngay lành rồi Trời lại đền cho hai đứa con khác để ngày sau mà nhờ".

              Hai vợ chồng biết thế, không thương khóc con nữa, lại làm ăn như cũ, và lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm, cố gắng làm bao nhiêu điều từ thiện, phúc đức. Quả nhiên sau lại sinh được hai đứa con trai khác. Hai đứa con hiền lành tử tế, văn hay chữ tốt, rồi sau lớn lên, làm cho cha mẹ được vẻ vang sung sướng trong cảnh già.
              #7
                Leo* 05.02.2010 23:23:36 (permalink)
                Vụ án “Rắn giả Lươn”

                Bùi Cầm Hồ là người làng Đỗ Liêu, xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tỉnh được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Tham chi chính sự dưới triều vua Lê Nhân Tông. Đó là một con người thông minh, trung thực và thẳng thắn. Việc thanh tra phá án của ông nổi tiếng là sáng suốt, có tình có lý được dân mến mộ và ủng hộ, sử sách ngợi ca. Với Bùi Cầm Hồ không một thế lực uy danh nào có thể làm sai lệch công việc, cản ngăn quyết định của ông.

                Một trong những vụ án mà ông xét xử là vụ “chinh phụ giết chồng”. Chuyện kể rằng, hồi đó ở ngoại ô kinh thành Thăng Long có một đôi vợ chồng nhà lái buôn nọ sống rất hoà thuận, êm đềm. Một ngày kia trước lúc chồng đi xa, người vợ liền đi mua lươn về để nấu cháo cho chồng ăn – món ăn mà người chồng rất thích. Nào ngờ vừa ăn xong lái buôn lăn ra chết không hề trăn trối được một lời. Lập tức chị ta bị chức sắc địa phương trối gô lại và dẫn lên Huyện đường xét xử. Chị đã bị ghép vào tội “Mưu sát chồng vì ngoại tình”. Người đàn bà đó dập đầu kêu oan nhưng sau đòn tra khảo cực hình không chịu đựng nổi nên đành phải nhận tội. Thế là án quyết xử hành hình bằng hình thức voi giày, chỉ chờ ngày thực hiện.

                Vụ án kinh động đó đã lan về Kinh Thành và đến tay Bùi Cầm Hồ. Ông suy nghĩ rất nhiều, phải chăng người đàn bà ấy đã vô tình mua nhầm loại rắn độc mình lươn lẫn trong đống lươn mà sinh ra tai hoạ. Bởi ông đã nhiều năm làm nghề khai khẩn đất hoang, và xuất thân từ vùng nông thôn nên hiểu rất rõ về loài rắn và lươn. Ông ngầm cho người ra cái chợ mà vợ lái buôn nọ đã tới và mua một mớ lươn về, chọn ra mấy con rắn độc mình lươn đem cho chó ăn, quả nhiên chó lăn đùng ra chết.

                Thế là người đàn bà góa bụa thương tâm ấy thoát khỏi án voi giày nghiệt ngã. Đâu đâu người ta cũng trầm trồ khen tài đức của quan ngự sử Bùi Cầm Hồ.

                #8
                  Leo* 14.05.2010 01:19:48 (permalink)
                  Tìm mẹ
                   
                  Ngày xưa, ở một làng nhỏ, có một người mẹ. Người mẹ nuôi hai đứa con. Đứa nhớn là thằng Nhà lên năm. Đứa nhỏ là con Gạo lên ba.
                  Khi đẻ đứa con nhớn, người bố nói:
                  - Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng mà cái nhà cũng không có mà ở. Thôi, đặt tên cho nó là Nhà để sau này nó có cái nhà trú mưa trú nắng. Người mẹ nói:
                  - Thế thì đặt tên cho nó là thằng Nhà.
                  Vừa nói vừa ứa nước mắt.
                  Khi đẻ đứa con gái, người bố nói:
                  - Mình làm ăn suốt ngày suốt tháng, mà gạo chẳng có mà ăn. Thôi, đặt tên cho nó là Gạo để sau này nó còn có hột gạo ăn.
                  Người mẹ nói:
                  - Thế thì đặt tên cho nó là con Gạo.
                  Vừa nói vừa ứa nước mắt.

                  o O o

                  Hai vợ chồng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng. Làm ngày không đủ phải làm cả đêm. Người bố ngày thì đi làm ruộng, đêm thì đi săn. Nhưng lúa gặt được bao nhiêu phải nộp cho Chúa làng bấy nhiêu. Hươu nai bắn được con nào phải nộp cho Chúa làng con ấy. Người mẹ thì đi mò cua bắt ốc. Cua ốc kiếm được cũng phải nộp cho Chúa làng.
                  Mỗi khi Chúa làng nói thì mọi người trong làng phải cúi đầu không được nói. Chúa làng đòi gì là mọi người phải răm rắp tuân theo.
                  Người bố nói:
                  - Thế này thì thằng Nhà chẳng bao giờ có nhà, con Gạo chẳng bao giờ có gạo.
                  Người mẹ nhìn hai đứa con, ứa nước mắt. Người bố nói:
                  - Mình không có, còn chịu được. Nhưng chúng nó không có nhà, không có gạo thì chịu sao nổi. Phải cố cho con nó có gạo mà ăn, có nhà mà trú mưa trú nắng.
                  Hai vợ chồng càng ra sức làm ăn quanh năm suốt tháng, ngày làm không đủ phải làm cả đêm. Chúa làng bắt nộp hết lúa, nộp hết hươu nai, nộp hết cua ốc.
                  Một hôm thằng Nhà khóc tím người vì rét, con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người bố đến lạy Chúa làng:
                  - Xin Chúa làng rủ lòng thương cho con mang về một nắm lúa.
                  Chúa làng trợn mắt, chỉ tay lên cây, lại chỉ tay xuống đất, nói:
                  - Từ ngọn lá trên cây đến hòn sỏi dưới đất, cái gì cũng là của tao. Tao cho gì được nấy, ai xui mày đến trước mặt tao nói càn nói bậy?
                  Chúa làng quát:
                  - Cút đi!
                  Và Chúa làng cưỡi ngựa trắng đi chơi, tiếng nhạc rung lên như tiếng vàng tiếng ngọc. Chúa làng chợt nghĩ:
                  - Nó đã dám hỏi thì rồi nó cũng dám ăn cắp.
                  Chúa làng quay ngựa lại, dọc đường gặp người bố đang lủi thủi về. Chúa làng đâm người bố, hất xác xuống khe sâu. Chúa làng cho là không ai biết việc này. Nhưng dưới khe sâu, người bố kêu thê thảm:
                  Chúa làng giết tôi rồi! Và lá rừng rì rào: Chúa làng giết người! Núi thì thầm: Chúa làng giết người! Khe sâu róc rách: Chúa làng giết người!
                  Chúa làng nghĩ:
                  - Thế nào vợ con nó cũng biết.
                  Chúa làng phi ngựa đi tìm giết ba mẹ con.

                  o O o

                  Trên núi, dưới một cây cổ thụ, người mẹ ôm hai con. Thằng Nhà khóc tím người vì rét. Con Gạo khóc lịm đi vì đói. Người mẹ bỗng thấy ruột mình như có ai đâm. Người mẹ nói:
                  - Các con đừng khóc nữa. Ruột mẹ đau quá. Các con nín đi, bố cũng sắp về.
                  Thằng Nhà, con Gạo thiu thiu ngủ. Thỉnh thoảng chúng nó giật mình cựa quậy vì rận cắn. Con rận trong manh áo rách của người mẹ cắn như đốt vào da. Để khỏi động đến giấc ngủ của hai đứa con, người mẹ khẽ bảo rận:
                  - Rận ơi? Đốt tao chứ đừng đốt con tao.
                  Đàn rận nói:
                  - Chúa làng sai chúng tao đến hút máu vợ chồng con cái mày. Nay hết máu rồi, chúng tao cũng đi đây.
                  Nói xong, đàn rận kéo nhau đi. Còn một con rận con quay lại thấy mặt người mẹ võ vàng, nó dùng dằng không nỡ đi. Sau nó nói:
                  - Tình cảnh chị thật đáng thương. Tôi đi mà không nỡ. Tôi báo cho chị cái tin này. Chúa làng đã giết chồng chị rồi. Chúa làng đang phi ngựa đi tìm giết nốt ba mẹ con chị đấy. Trốn đi. Nhạc ngựa Chúa làng đã gần rồi.

                  o O o

                  Những ngôi sao trên trời rỏ nước mắt xung quanh ba mẹ con. Dưới chân núi, nhạc ngựa của Chúa làng vang vang, vó ngựa nện trên đá lộp cộp.
                  Người mẹ đánh thức thằng Nhà và con Gạo. Người mẹ cõng Nhà trên lưng, ẵm Gạo trong tay, nhằm núi cao mà trèo. Thằng Nhà hỏi:
                  - Mẹ ơi, đêm khuya mẹ cõng con đi đâu, con rét lắm. Bố đâu?
                  Con Gạo hỏi:
                  - Mẹ ơi, đêm khuya mẹ ôm con đi đâu, con đói lắm. Bố đâu?
                  Người mẹ nói:
                  - Lên núi thật cao kẻo Chúa làng đến bắt. Các con đừng nói to, Chúa làng nghe rõ.
                  Người mẹ lại lo: lên núi cao, Chúa làng không bắt được nhưng lấy gì nuôi thằng Nhà, con Gạo?
                  Con rận con còn ở lại trong manh áo rách người mẹ, nói:
                  - Chạy vài bước nữa thì đến hang ông lão Đá. Ông lão Đá có một giỏ gạo đầy. Xin ông lão Đá một nửa.
                  Người mẹ qua hang ông lão Đá. Người mẹ không dám hỏi. Ông lão Đá nói:
                  - Cầm lấy nửa giỏ gạo mà nuôi con.
                  Nói xong, ông lão Đá đưa cả giỏ gạo cho người mẹ.
                  Người mẹ chưa kịp đỡ thì nhạc ngựa Chúa làng lại vang lên rất gấp. Ông lão Đá chạy theo người mẹ, đưa giỏ gạo và giục đi mau.
                  Người mẹ cõng thằng Nhà trên lưng, ẵm con Gạo trong tay, cái giỏ gạo bên mình, trèo hết núi này đến núi khác. Tay chân người mẹ đã nát toạc vì gai và đá nhọn. Giời đã sáng. Người mẹ đứng trên cao nhìn xuống ruộng, bờ ruộng chỉ bé như cái ngón tay. Tiếng nhạc ngựa không nghe thấy nữa. Người mẹ nói với thằng Nhà:
                  - Đây cao lắm rồi. Chúa làng không lên được.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Người nhà Chúa làng có đứa lên được.
                  - Sao con biết?
                  - Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây, kiếm gỗ đẽo bắp cày. Người nhà Chúa làng đến cướp bắp cày.
                  Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
                  - Ta phải lên cao nữa.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
                  Thằng Nhà chạy lên trước. Người mẹ lại trèo, cõng con Gạo trên lưng, cái giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao, nhìn xuống ruộng, bờ ruộng bé như sợi chỉ. Người mẹ nói với thằng Nhà:
                  - Con có biết núi này không?
                  Thằng Nhà nói:
                  - Con biết.
                  - Sao con biết.
                  - Hôm nọ con theo ông lão Đá lên đây bứt mây.
                  - Người nhà Chúa làng có lên được đây không?
                  - Người nhà Chúa làng lên được, cướp mây của ông lão Đá.
                  Người mẹ nghe nói, hốt hoảng:
                  - Ta phải lên cao nữa.
                  Con Gạo nói:
                  - Mẹ để con xuống, con nhớn rồi.
                  Thằng Nhà dắt con Gạo chạy lên trước. Người mẹ lại trèo, cái giỏ bên mình. Lên một đỉnh núi cao lắm, nhìn xuống, không thấy gì, chỉ toàn là mây trắng. Gió thổi mạnh đến nỗi thằng Nhà và con Gạo phải ôm lấy chân người mẹ. Người mẹ phải ôm chặt lấy một mỏm đá. Người mẹ hỏi thằng Nhà:
                  - Con có biết núi này không?
                  Thằng Nhà nói:
                  - Con không biết.
                  Người mẹ nghĩ:
                  - Thế thì Chúa làng không lên được, người nhà Chúa làng không lên được. Chúa làng không giết được mẹ con ta.
                  Hai đứa bé đã thiu thiu ngủ. Người mẹ để mỗi con nằm trên một đùi, mỗi tay ôm một đứa.

                  o O o

                  Người mẹ nghĩ:
                  - Chúa làng không lên được, nhưng ta ở đây thì ăn hết gạo của hai con. Phải xuống núi kiếm thêm gạo cho chúng nó.
                  Người mẹ hát cho thằng Nhà và con Gạo ngủ say, rồi đứng dậy. Người mẹ lại nghĩ: Phải treo giỏ gạo lên cao để con nó ăn dần, treo thấp thì con nó ăn một lúc hết ngay, nó không chờ được mẹ về, nó khóc hết hơi. Người mẹ trèo lên một cây gạo rất cao, cành lá trơ trụi, và treo cái giỏ gạo lên ngọn cây. Người mẹ trèo xuống nhìn hai đứa con đang ngủ say, hát cho chúng nó ngủ say hơn nữa. Người mẹ bẻ một sào trúc dài dựa vào gốc cây để thằng Nhà con Gạo chọc giỏ lấy gạo ăn. Cuối cùng, người mẹ cởi manh áo rách đắp cho hai con.
                  Con rận con không đi với người mẹ. Nó ở lại trong manh áo rách người mẹ đã cởi đắp cho hai con. Người mẹ bước đi một bước lại quay nhìn hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con bò ra khỏi manh áo rách, bò lên một cành cây ngang vai người mẹ. Người mẹ vẫn quay nhìn hai con, ứa nước mắt đi không đành. Con rận con đã bò lên ngang tai người mẹ, nói nhỏ:
                  - Chị đi đi, đi tìm gạo cho thằng Nhà, con Gạo.
                  Người mẹ ứa nước mắt. Con rận con lại nói:
                  - Chị đi nhanh lên. Dọc đường có gặp Chúa làng thì nhằm rừng mây mà chạy vào. Rừng mây chị chạy được, Chúa làng cưỡi ngựa không chạy lên được.
                  Người mẹ hỏi:
                  - Liệu Chúa làng có lên đây không?
                  - Chúa làng gặp chị, đuổi theo chị, thì không lên đây nữa.
                  - Chúa làng cứ lên thì làm sao?
                  - Thì đã có tôi.
                  Người mẹ gạt nước mắt xuống núi. Một lúc nghe văng vẳng tiếng nhạc ngựa của Chúa làng. Người mẹ chạy xuống đến lưng chừng núi thì nhạc ngựa của Chúa làng cũng vang lên ở lưng chừng núi. Người mẹ thấy ngựa Chúa làng trước mặt, kêu lên một tiếng và chạy rẽ vào rừng mây. Chúa làng nghe tiếng người mẹ kêu, phi ngựa đuổi theo vào rừng mây. Dây mây chằng chịt, ngựa Chúa làng vướng mây không chạy được, Chúa làng nhảy xuống ngựa, đuổi theo người mẹ. Mây rẽ ra cho người mẹ chạy. Gai mây đâm vào tay, vào chân, vào mặt Chúa làng. Chân nó, tay nó, mặt nó chảy máu. Chúa làng phải chạy trở ra, đứng ngoài rừng mây nhìn vào, gầm thét. Người mẹ ra sức chạy cho xa, cho thật xa tiếng gầm thét của Chúa làng. Người mẹ lạc mất đường về. Chúa làng gầm thét khản cả cổ, mà vẫn không thấy người mẹ ra. Chúa làng lên ngựa. Gai mây đâm vào chân, máu chảy ra đã khô. Gai mây đâm vào tay, máu chảy ra đã khô. Gai mây đâm vào mặt, máu chảy ra đã khô. Máu khô làm thành những đường vằn vện trên chân, trên tay, trên mặt Chúa làng. Mặt Chúa làng càng thêm hung ác.

                  o O o

                  Trên núi, thằng Nhà và con Gạo đã thức dậy. Hai đứa quờ tay không thấy mẹ, rụi mắt nhìn chung quanh cũng không thấy mẹ đâu. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
                  - Chúng ta hú to lên thì mẹ về.
                  Chúng nó hú to. Tiếng vang cũng hú, con rận con nghe tiếng hú, nó bắt chước tiếng người mẹ hú, hú lên. Thằng Nhà nói:
                  - Mẹ nghe tiếng chúng ta hú rồi. Mẹ sắp về đấy.
                  Thằng Nhà dắt con Gạo ra gốc cây gạo, thấy giỏ gạo treo trên ngọn cây. Thằng Nhà thấy cái sào trúc, nói:
                  - Mẹ treo cao để chúng ta ăn dè đây.
                  Nó lấy cái sào chọc vào giỏ gạo, mấy hạt gạo rơi xuống. Hai anh em cúi xuống nhặt ăn. Ăn xong, hai đứa trẻ nhìn xuống dưới núi, chúng nó chóng mặt, lại ôm nhau, lấy manh áo rách của người mẹ đắp, rồi lại ngủ thiếp đi. Con rận con vẫn hú đều đều, ru ngủ hai đứa trẻ.

                  o O o

                  Chúa làng mặt mày vằn vện, cưỡi ngựa ra khỏi rừng mây, đang định về thì nghe tiếng hú trên núi. Chúa làng phi ngựa lên. Rận con nghe tiếng nhạc ngựa, vội vã bò xuống núi đón Chúa làng. Chúa làng phi ngựa lên tới chỗ có tiếng hú, chỉ thấy một con rận con, quát:
                  - Có ba mẹ con chạy qua đây không?
                  Chúa làng hỏi ba lần. Ba lần, con rận con trả lời không biết. Chúa làng tức giận đùng đùng, bắt con rận con bỏ vào mồm cắn, nuốt chửng, con rận con nói:
                  - Chúa làng giết người, ăn rận, không được làm người nữa. Chúa làng sẽ biến thành con hổ.
                  Con rận con nói xong thì Chúa làng biến thành con hổ, mặt mày vằn vện rất hung ác. Con hổ chạy vào hang trong rừng. Dọc đường nó gặp một người con gái đi kiếm củi. Con hổ gầm lên một tiếng, nhảy tới vồ người con gái, bắt về hang. Người con gái khóc lóc. Con hổ định ăn người con gái, nhưng nó thấy người con gái mắt sáng như sao, tay dẻo như mây, nó nói:
                  - Tao tha chết cho mày, nhưng tao lấy mày làm vợ.
                  Người con gái khóc lóc, giãy giụa. Về đến hang, con hổ giam người con gái vào một ngăn bên. Nó chất đá chung quanh. Nó chất những tảng đá to nhất, nặng nhất chung quanh người con gái.
                  Từ khi Chúa làng biến thành hổ, dân làng làm ăn đã dễ chịu hơn trước. Nhưng con hổ lại bắt dân làng mỗi ngày phải nộp cho nó một buồng gan, gan trâu hay gan lợn. Nếu không nộp thì nó sẽ bắt người. Dân làng rất căm con hổ, nhưng khiếp oai nó, nên ngày ngày phải giết trâu, giết lợn, cắt lấy buồng gan đem ra bờ suối. Ngày ngày hổ ra đấy lấy gan ăn.
                  Dân làng vẫn tìm cách trừ con hổ đi, nhưng chưa có dịp.
                  Thằng Nhà, con Gạo ăn hết giỏ gạo thì vừa tròn một tháng. Người mẹ vẫn chưa về. Con Gạo khóc. Thằng Nhà nói:
                  - Chúng ta phải đi tìm mẹ chứ khóc mẹ cũng chẳng về.
                  Thằng Nhà cõng con Gạo xuống núi. Buổi chiều, hai anh em tới một bờ suối. Con Gạo vừa khóc vừa nói:
                  - Sao mãi mẹ chẳng về.
                  Gạo kêu đói, Gạo khóc đòi ăn. Thằng Nhà cũng đói lắm, nhưng nó không khóc, nó nói:
                  - Mẹ thế nào cũng về.
                  Thằng Nhà trông trước trông sau, thấy bên bờ suối có một buồng gan lợn. Nó định nhảy ra lấy thì con hổ vừa tới. Thằng Nhà giấu con Gạo vào một bụi kín. Hai đứa trẻ nhìn ra. Con hổ ăn gan xong, vươn mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì mùi hôi tanh của con hổ. Ngày hôm sau, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo núp trong bụi kín, thấy một ông cụ già đem một buồng gan đến đặt bên bờ suối, cũng vẫn chỗ hôm qua. Ông cụ lấm lét nhìn xung quanh rồi đi. Xâm xẩm tối, con hổ tới ăn gan xong, nó vươn mình vằn một cái rồi biến vào rừng. Hai anh em phải bịt mũi vì mùi hôi tanh của con hổ. Ngày hôm sau nữa, gần về chiều, thằng Nhà và con Gạo núp trong bụi kín, thấy một bà lão đem một buồng gan đến đặt ở bờ suối, cũng vẫn chỗ hôm qua. Bà lão lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Đợi bà lão đi khỏi, Nhà nhảy ra. Gạo giữ lại, nói:
                  - Đừng ra, hổ cắn chết.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Hổ chưa tới. Anh ra lấy gan về cho em ăn đỡ đói.
                  Nói xong, thằng Nhà chạy rất nhanh ra bờ suối, lấy buồng gan trở về. Con Gạo nhảy ra khỏi bụi, tíu tít nói:
                  - Nhanh lên, nhanh lên, hổ sắp tới đây.
                  Thằng Nhà một tay cầm buồng gan, một tay dắt Gạo, nói:
                  - Vào sâu trong rừng kẻo hổ vào bắt được.
                  Hai đứa vào sâu trong rừng. Thằng Nhà nhớ hồi đi với ông lão Đá. Ông lão Đá dạy nó cách đập đá lấy lửa. Nó đập đá, lửa tóe ra. Hai đứa chất củi khô làm bếp nướng gan, nướng chín đến đâu ăn đến đấy.
                  Con hổ đến bờ suối như mọi khi. Không thấy buồng gan , nó gầm lên một tiếng.
                  Con Gạo ôm chầm lấy anh, nói:
                  - Chạy đi không hổ bắt.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Không sợ. Nó không vào đây được.
                  Con hổ sục sạo chung quanh một hồi lâu. Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Ngày hôm sau cũng thế. Ngày hôm sau nữa cũng thế. Con hổ sục sạo chung quanh một hồi lâu. Nó đi đến đâu thì đá băng cây đổ đến đấy, nhưng nó vẫn không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Nó gầm lên, tiếng gầm lay rừng chuyển núi. Cuối cùng nó lồng lộn ra về. Thằng Nhà, con Gạo lại nướng gan, chín đến đâu ăn đến đấy. Con Gạo nói:
                  - Để dành cho mẹ một miếng gan kẻo mẹ đói.

                  o O o

                  Con hổ về hang, gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp, chạy sang ngăn bên, ôm mặt khóc. Ngày hôm sau, con hổ ra bờ suối rất sớm. Nó nấp sau một bụi lau. Buổi chiều, nó thấy một ông lão mang buồng gan đặt bên bờ suối, lấm lét nhìn chung quanh rồi đi. Ông lão vừa đi thì có một thằng bé chạy tới xách buồng gan chạy vụt vào rừng sâu. Con hổ gầm lên:
                  - Thằng bé hỗn láo, muốn sống thì để buồng gan đấy.
                  Nó nhe nanh, vểnh râu, nhảy những bước nhanh như gió, đuổi theo thằng Nhà. Nó đứng xa, thấy một đống lửa to, hai đứa trẻ ngồi nướng gan, mùi thơm phưng phức. Con hổ thèm rỏ một bãi nước bọt tanh tưởi. Nó nhảy xồ vào, nhưng đá băng cây đổ, nó không vào được chỗ thằng Nhà và con Gạo. Nó gầm lên những tiếng lay rừng chuyển núi. Nó điên cuồng, lồng lộn ra về.
                  Về đến hang, con hổ gầm thét dữ tợn. Vợ hổ sợ khiếp nằm trong ngăn bên, ôm mặt khóc. Con hổ quát:
                  - Có hai đứa trẻ cùng giống người với mày, dám cả gan lấy gan của tao ăn. Mày vào rừng sâu, chỗ nào có lửa là chỗ chúng nó nấp, dỗ đem chúng nó về đây.
                  Vợ hổ nói:
                  - Hổ còn không đem về được, tôi đem thế nào được?
                  Con hổ há rộng mồm, nhe nanh nhọn hoắt, mắt đỏ ngầu như miếng tiết. Nó lại gầm:
                  - Không đem được hai đứa trẻ về đây, thì tao bắt hết dân làng ăn gan. Vợ hổ nghe nó dọa bắt hết dân làng ăn gan, lo sợ quá đành phải đi. Nhưng vừa đi, vợ hổ vừa khóc. Vợ hổ đến chỗ hai anh em Nhà và Gạo. Hai đứa đang ngủ, ánh lửa ửng hồng trên trán thằng Nhà trên trán con Gạo. Vợ hổ nhìn hai đứa trẻ càng thương, nước mắt chảy ròng ròng. Nước mắt chảy trên trán của Nhà, trên má của Gạo. Thằng Nhà và con Gạo choàng tỉnh dậy. Chúng nó rụi mắt, thấy trước mặt là một người con gái xinh đẹp, nhưng mặt buồn buồn như mặt người mẹ. Thằng Nhà ngồi dậy, hỏi:
                  - Chị là ai?
                  Con Gạo cũng ngồi dậy, chạy đến nắm tay vợ hổ, hỏi:
                  - Chị ở đâu đến đây?
                  Vợ hổ không trả lời được, đứng khóc. Con Gạo chạy đến ôm chân vợ hổ. Thằng Nhà cũng chạy đến cầm tay vợ hổ. Thằng Nhà hỏi:
                  - Chị là ai mà lại khóc?
                  Con Gạo cũng hỏi:
                  - Chị ở đâu đến đây mà cứ khóc mãi thế?
                  Vợ hổ nghẹn ngào nói:
                  - Thôi, hai em đừng hỏi nữa. Hai em cứ đi theo chị đây, chị sẽ nói cho hai em hiểu.
                  Thằng Nhà hỏi:
                  - Đi với chị à? Đi đâu?
                  Con Gạo cũng hỏi:
                  - Đi với chị à? Chị đưa em đến với mẹ em nhé.
                  Mặt vợ hổ cũng buồn như mặt người mẹ. Tiếng nói của vợ hổ cũng êm dịu như tiếng nói của người mẹ. Con Gạo bằng lòng đi với vợ hổ. Thằng Nhà cũng bằng lòng.
                  Hai anh em giục vợ hổ đi, vợ hổ lại không đi, đứng nguyên một chỗ, nước mắt chảy ròng ròng. Vợ hổ nghĩ:
                  - Không lẽ đem hai em về cho hổ ăn gan.
                  Con Gạo nóng lòng tìm mẹ, giục vợ hổ đi. Thằng Nhà cũng giục. Vợ hổ vẫn chưa chịu đi. Chợt vợ hổ nghĩ ra một cách, bảo hai em chui vào váy, rồi tiến về hang.
                  Hổ thấy vợ về, hỏi:
                  - Có tìm thấy chúng nó không?
                  Vợ hổ nói:
                  - Chỉ thấy núi băng cây đổ, đống lửa vẫn cháy, hai đứa trẻ đi rồi.
                  Hổ gầm lên một tiếng lay rừng chuyển núi. Vợ hổ sợ khiếp. Con Gạo bám chặt lấy thằng Nhà. Hổ nhìn váy vợ thấy lùng thùng hỏi:
                  - Sao to thế kia?
                  Vợ hổ nói:
                  - Sắp đẻ, làm buồng cho tôi đẻ.
                  Hổ chỉ vào ngăn riêng của vợ hổ, bảo:
                  - Cứ vào đó mà đẻ đi.
                  Vợ hổ nói:
                  - Phải tha thêm đá vào.
                  Hổ bèn đi tha đá chất đầy chung quanh ngăn của vợ hổ. Vợ hổ vào ngăn, cài cửa đá lại. Trong ngăn đá dầy, con Gạo khóc sụt sùi. Thằng Nhà hỏi vợ hổ:
                  - Sao chị lại lừa chúng tôi về đây cho hổ ăn thịt chúng tôi?
                  Vợ hổ lại khóc, cúi xuống chụm đầu vào hai đứa trẻ, kể lại vì sao vợ hổ bắt buộc phải đưa Nhà và Gạo về đây. Cuối cùng, vợ hổ nói:
                  - Chị không đưa hai em về đây thì hổ ăn thịt hết dân làng. Chị đem hai em về đây, hai em trốn trong này với chị để tìm mưu giết hổ.
                  Mặt vợ hổ buồn như mặt người mẹ. Tiếng nói của vợ hổ êm dịu như tiếng nói người mẹ. Nhà và Gạo bằng lòng trốn trong ngăn đá với vợ hổ.
                  Hổ đi rừng về, nhìn vào phía ngăn đá, gầm lên, hỏi:
                  - Đẻ chưa?
                  Vợ hổ chưa kịp trả lời, nó đã phồng mũi lên. Nó ngửi thấy hơi trẻ con, nó gầm:
                  - Đẻ người à? Mấy đứa? Đem ra đây.
                  Vợ hổ trả lời:
                  - Hai đứa, không đem ra được. Nó nhỏ, ra gió nó chết.
                  - Không đem ra thì mở cửa tao vào.
                  - Vào không được, nó nhỏ, nó thấy bố hổ, nó sợ nó chết.
                  - Nó nhỏ, gan nó to chừng nào?
                  - Nó nhỏ, gan nó bằng đốt tay.
                  Hổ liếm mép bỏ đi, nghe xa xa có tiếng đá băng, cây đổ. Vợ hổ kể lại chuyện bị hổ bắt ép làm vợ như thế nào cho hai đứa trẻ nghe. Thằng Nhà cũng kể tình cảnh nhà mình cho vợ hổ nghe. Con Gạo ôm chặt lấy thằng Nhà, thằng Nhà ôm chặt lấy vợ hổ, vợ hổ ôm chặt lấy hai em. Từ đôi mắt vợ hổ sáng như sao, hai dòng nước mắt chảy ra trong như nước suối, rơi xuống bàn tay nhỏ của con Gạo và thằng Nhà. Con Gạo hỏi:
                  - Mẹ em đâu?
                  Vợ hổ nói:
                  - Các em thế nào cũng tìm thấy mẹ. Chị thế nào cũng thấy nhà.
                  Vợ hổ lẻn ra, vào rừng trảy muỗm về cùng hai em ăn. Ăn xong hai đứa trẻ ngủ. Vợ hổ ngồi nhìn hai em, thấy chúng nó hiền lành, thương chúng nó bơ vơ, vợ hổ lại khóc. Vợ hổ cất tiếng êm ái ru cho hai em ngủ say.

                  o O o

                  Hôm sau hổ lại hỏi:
                  - Đã nhớn chưa? Đem một đứa ra đây tao ăn gan.
                  Vợ hổ nói:
                  - Còn bé lắm. Chưa nhớn được là bao. Ăn bây giờ chẳng bõ.
                  Ngày hôm sau, hổ lại hỏi. Vợ hổ lại trả lời như thế. Hổ gầm lên, làm cho cả hang đá rung lên như sấm động. Hổ nói:
                  - Mày không được nói quanh. Tao hẹn một ngày nữa. Ngày mai, mày không đưa một đứa ra thì tao sẽ phá cửa vào lôi cả ba đứa chúng mày ra ăn một lúc.
                  Nói xong hổ ra đi, nghe xa xa đá băng cây đổ ầm ầm. Ba người trong hang ôm nhau khóc. Con Gạo nói:
                  - Mẹ ở đâu, mẹ về đón con, hổ nó sắp ăn gan con rồi.
                  Lúc này người mẹ thấy nhói đau trong ruột. Người mẹ đã đi lùng hết rừng núi, đầu sông ngọn nguồn để tìm con, nhưng không gặp. Ngày đêm người mẹ chỉ khóc, mắt người mẹ đã mờ đi.
                  Thằng Nhà lấy tay gạt nước mắt, nói với vợ hổ:
                  - Chị ra cắt lấy một miếng gan ở bờ suối về, ngày mai hổ hỏi thì đưa ra cho nó, bảo rằng gan người bé hơn gan trâu.
                  Vợ hổ ra bờ suối cắt lấy một miếng gan trâu đem về. Thằng Nhà nói:
                  - Chị lấy ba gai mây nhét kín vào trong miếng gan, hổ ăn gan, gai mây sẽ đâm thủng ruột hổ.
                  Ngày hôm sau, hổ gầm:
                  - Đem một đứa ra đây để tao ăn gan.
                  Vợ hổ nói:
                  - Tôi giết một đứa rồi. Đây đã sẵn buồng gan của nó để bố hổ ăn.
                  Hổ cười, mặt hổ cười lại càng xấu xí, dữ tợn. Hổ khen vợ hổ tốt. Vợ hổ đưa miếng gan cho hổ. Hổ hỏi:
                  - Sao gan không tươi?
                  Vợ hổ nói:
                  - Gan người không tươi bằng gan trâu, gan lợn, nhưng bổ hơn gan trâu, gan lợn.
                  Hổ lại hỏi:
                  - Sao gan người có cái gì vương vướng khó ăn?
                  Vợ hổ nói:
                  - Gan người không mềm bằng gan trâu, gan lợn, nhưng gan người bổ hơn gan trâu, gan lợn.
                  Hổ ăn xong thì lưỡi hổ tóe máu, toạc ra làm đôi, ruột hổ đau như kim đâm. Vợ hổ cài cửa đá lại thật cẩn thận. Hổ gầm, hổ quát, hổ kêu. Hổ gọi vợ hổ ra đấm lưng cho hổ. Vợ hổ không ra, hổ nói:
                  - Mày phản tao, tao biết rồi.
                  Nó gầm lên một tiếng, đá trong hang lở ầm ầm. Nó húc vào ngăn bên, đá vỡ toác ra. Nó trông thấy vợ đang ôm hai đứa trẻ. Nó lách vào, nhưng đá đã kẹp lấy đầu con hổ, đầu con hổ vỡ toác ra. Thằng Nhà, con Gạo và vợ hổ phải đưa tay lên bịt mũi vì mùi tanh hôi của con hổ.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Hổ chết rồi. Phải đem chôn hổ ngoài hang.
                  Ba người đào một cái hố sâu, vứt xác hổ xuống, lấp đất lên.

                  o O o

                  Con Gạo đem manh áo rách của người mẹ ra phơi. Nhớ mẹ, Gạo khóc, nước mắt của Gạo rơi xuống đất. Thằng Nhà vừa nhớ mẹ vừa thương em, cũng khóc, nước mắt của Nhà rơi xuống đất. Người con gái vừa nhớ nhà vừa thương hai đứa trẻ bơ vơ, cũng khóc, nước mắt của người con gái rơi xuống đất. Thằng Nhà vào trong ngăn lấy ra một hột muỗm đem vùi xuống đất. Nó nói:
                  - Muỗm ơi, mày mọc lên cho chúng tao khuây khỏa chút nào.
                  Sáng hôm sau, ba người chạy ra, thấy muỗm đã mọc mầm. Gạo không khóc nữa. Người con gái cũng vui lên. Buổi trưa, ba người chạy ra, thấy muỗm đã cao bằng đầu người con gái. Ba người vỗ tay cười. Buổi chiều, ba người chạy ra, thấy muỗm đã cao vút tới mây, cành lá rườm rà như một cái tán lớn mở ra rợp cả một vùng. Ba người đứng dưới gốc muỗm nhảy nhót. Sáng hôm sau, muỗm chi chít những quả là quả.
                  Người con gái trảy ba quả muỗm vừa ngọt vừa thơm. Ba người ăn vào mát lòng mát dạ. Chim rừng nghe tin hổ chết, trước hang hổ lại có cây muỗm to bóng râm rất mát, quả vừa thơm vừa ngọt. Chúng nó ríu rít ca, rủ nhau bay đến cây muỗm.
                  Đầu tiên là chim chào mào. Thằng Nhà ngồi dưới gốc muỗm với con Gạo và người con gái, thấy chào mào nghiêng mào ăn muỗm, bèn hỏi:
                  - Chào mào có biết mẹ tôi ở đâu không?
                  Chào mào hỏi:
                  - Người thế nào?
                  - Giống tôi như đúc.
                  - Thế thì không biết.
                  - Chào mào không biết thì không cho chào mào ăn.
                  Thằng Nhà xua con chào mào. Chào mào vừa bay đi thì một con sáo đến. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và người con gái, thấy sáo đang lấy mỏ ngắt rỉa một quả muỗm, bèn hỏi:
                  - Sáo có biết mẹ tôi ở đâu không?
                  - Người thế nào?
                  - Giống tôi như đúc.
                  - Thế thì không biết.
                  - Sáo không biết thì không cho sáo ăn.
                  Thằng Nhà xua con sáo. Sáo vừa bay đi thì một con đại bàng đến. Đại bàng mào đỏ mỏ vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, hai cánh xòe ra rợp cả hang hổ. Thằng Nhà ngồi dưới gốc cây muỗm với con Gạo và người con gái, thấy đại bàng ăn quả, bèn hỏi:
                  - Đại bàng có biết mẹ tôi ở đâu không?
                  Đại bàng nhìn thằng Nhà, nhìn con Gạo một lúc lâu lại nhìn người con gái.
                  Đại bàng nói:
                  - Đại bàng có biết một bà giống hai em như đúc, bà có một trai tên là Nhà, một gái tên là Gạo, bà vẫn nhắc hai con, nhưng không biết đường về.
                  - Thế thì đúng là mẹ chúng tôi rồi. Mẹ tôi ở đâu, đại bàng?
                  - Phải đi qua ba rừng, bốn sông, bảy núi, rồi đến một bến sông, nước trong như gương, bến có một cây đa um tùm mát rượi. Mẹ các em thường hay đến đấy tắm rửa.
                  - Đại bàng dẫn chúng tôi đi tìm mẹ nhé.
                  - Để đại bàng ăn no thì đại bàng dẫn các em đi tìm mẹ.
                  - Thế thì đại bàng ăn đi, ăn nhanh lên rồi đưa chúng tôi đi tìm mẹ.
                  Đại bàng ăn xong, nói:
                  - Hai em trèo lên mình đại bàng, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, đại bàng sẽ dẫn hai em đi tìm mẹ.

                  o O o

                  Thằng Nhà đỡ con Gạo lên mình đại bàng, rồi bước lên ngồi đằng sau đứa em. Hai anh em quay lại thấy người con gái đứng trước cửa hang, mặt buồn buồn như mặt người mẹ . Người con gái nói:
                  - Hai em đi tìm mẹ, chị thì bao giờ tìm thấy nhà?
                  Người con gái sa nước mắt, nước mắt trong như nước suối.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Đại bàng ơi, đại bàng có giúp cho chị tôi tìm được nhà không?
                  Đại bàng nói:
                  - Ra bờ suối, đi vào con đường đá, đến tìm ông lão Đá ông lão Đá sẽ chỉ đường cho chị về nhà.
                  Người con gái nói:
                  - Làm sao mà tìm đến được nhà ông lão Đá?
                  - Đại bàng sẽ thả lá muỗm ở dọc đường, chỗ nào có lá muỗm thì đi, chị sẽ tìm được nhà ông lão Đá.
                  Người con gái nói với hai đứa bé:
                  - Hai em tìm được mẹ rồi thì về chỗ ông lão Đá cho chị được gặp, kẻo chị nhớ hai em.
                  Thằng Nhà nói:
                  - Dù xa, dù khó chúng em cũng tìm gặp chị.
                  Người con gái đứng trước cửa hang, nhìn hai đứa trẻ gật gật đầu. Con Gạo giữ chặt manh áo rách của mẹ. Thằng Nhà một tay giữ Gạo, một tay nắm lông cổ đại bàng. Đại bàng cất tiếng hót như tiếng sáo, xòe hai cánh biếc như mây xanh, bay bổng lên giời. Hai anh em quay lại thấy người con gái vẫn đứng trước cửa hang gật gật đầu. Đại bàng thỉnh thoảng lại nhả xuống một lá muỗm.

                  o O o

                  Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, hỏi:
                  - Đây rồi phải không, đại bàng?
                  Đại bàng nói:
                  - Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới trong chứ không đục.
                  Thỉnh thoảng con Gạo nói:
                  - Đại bàng ơi, đại bàng thả lá muỗm xuống kẻo chị tôi lạc lối.
                  Đại bàng bay qua rừng, bay qua núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Đại bàng bay qua một con sông, có bến um tùm.
                  Thằng Nhà giật lông cổ đại bàng, nói:
                  - Đây rồi phải không đại bàng?
                  Đại bàng nói:
                  - Chưa phải. Bến sông mẹ em hay tới là bến cây đa, không phải bến cây si.
                  Con Gạo chực khóc. Nó nói:
                  - Có gặp mẹ thật không?
                  Đại bàng nói:
                  - Gạo đừng sốt ruột. Phải bay qua đủ ba rừng, bốn sông, bảy núi mới tìm thấy mẹ.
                  Đại bàng bay hết ba rừng, bốn sông, bảy núi, mình đại bàng êm như bông, ấm như nắng, tiếng đại bàng kêu như tiếng sáo. Tới một bến sông, có một cây đa cổ thụ um tùm, đại bàng từ từ đỗ xuống. Lúc ấy vào giữa trưa. Đại bàng nói:
                  - Mẹ hai em ở đây.
                  Thằng Nhà và con Gạo nhảy xuống đất vỗ tay cười. Thằng Nhà ôm lấy cổ đại bàng nói:
                  - Đại bàng tốt lắm. Bây giờ đại bàng chỉ cho tôi đến chỗ mẹ tôi.
                  Đại bàng nói:
                  - Các em trèo lên cây đa, tới cái cành chĩa ngang mặt nước. Các em nhìn xuống sông. Lát nữa, bà con đi kiếm củi qua đây, thường hay xuống rửa mặt. Các em thấy trên mặt nước, ai giống mặt hai em, thì đấy chính là mẹ các em.
                  Nói xong, con đại bàng mào đỏ, mỏ vàng, lông cổ óng ánh năm mầu, mình êm như bông, ấm như nắng, xòe cánh to rộng, vỗ cánh bay cao, tiếng kêu êm ái như tiếng sáo.
                  Thằng Nhà đỡ con Gạo trèo lên cây đa. Hai anh em bám trên cái cành cao mọc chĩa ra ngang mặt nước. Chúng nó soi mặt trên dòng sông trong vắt, mặt hai đứa nổi trên mặt nước, giống nhau như đúc.
                  Những người đàn bà đi kiếm củi về, buổi trưa oi bức, ai nấy đều đặt gánh củi dưới gốc đa, rồi xuống bến rửa mặt lau mình. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông. Mặt chúng nó hiện lên rất rõ, nhưng hai đứa không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Đám người rửa mặt lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo lại nhìn xuống mặt sông nhưng không thấy mặt ai giống như mặt chúng nó. Con Gạo khóc, thằng Nhà nói:
                  - Em Gạo đừng khóc, đại bàng không nói dối đâu.
                  Đám người rửa mặt lau mình xong, lại cất gánh đi. Đám người khác đến. Thằng Nhà và con Gạo nhìn xuống mặt sông, mặt chúng nó hiện lên rất rõ, giống nhau như đúc. Bỗng chúng nó thấy hiện trên mặt nước trong, mặt một người đàn bà giống mặt chúng nó như đúc. Người đàn bà đang rửa mặt, cũng thấy hiện trên mặt nước trong mặt hai đứa trẻ giống mặt mình như đúc. Nước mắt của người đàn bà rỏ xuống dòng sông. Nước mắt của thằng Nhà, nước mắt của con Gạo cũng rỏ xuống dòng sông. Dòng nước trôi, nước sông trong vắt, ba khuôn mặt giống nhau như đúc, chụm vào nhau rồi lại tỏa ra, tỏa ra rồi lại chụm vào nhau.
                  Con Gạo giơ manh áo rách vẫy . Nó nói:
                  - Mẹ ơi!
                  Thằng Nhà cũng nói:
                  - Mẹ ơi!
                  Người đàn bà giơ tay ra đón hai đứa trẻ. Mặt người mẹ không buồn nữa, mắt người mẹ không mờ nữa. Tiếng nói êm như ru cất lên:
                  - Lại đây con.
                  Thằng Nhà và con Gạo ôm chặt lấy người mẹ, người mẹ ôm chặt lấy hai con. Người mẹ nói:
                  - Mẹ đi kiếm ăn, mong cho Nhà có nhà, Gạo có gạo, không ngờ lạc đường, để đến nỗi hai con khổ sở.
                  Vừa nói vừa vuốt tóc rối bù của con giai, lau nước mắt cho con gái. Tiếng người mẹ êm hơn tiếng sáo của đại bàng, êm hơn tiếng người con gái trong hang hổ. Tay người mẹ êm hơn bông, ấm hơn nắng. Thằng Nhà bắt đầu kể cho mẹ nghe những chuyện chúng nó gặp ở dọc đường. Người mẹ nói:
                  - Chúa làng chết rồi, hổ cũng không còn. Mẹ con ta gặp nhau, thế nào Nhà cũng có nhà, Gạo cũng có gạo.
                  Người mẹ cất tiếng hát ru cho hai con ngủ, và nói:
                  - Các con ngủ đi cho đỡ mệt. Tội tình các con vất vả. Chốc nữa mẹ sẽ mua quà cho các con ăn.
                  Trong tay người mẹ, hai anh em đánh một giấc ngủ ngon. Người mẹ nhìn con, khi thì mỉm cười, khi lại ứa nước mắt. Người mẹ hát:
                  - Trở về làng từ nay có nhà, có gạo, có mẹ có con. Con ơi con ngủ cho ngoan...
                  #9
                    Leo* 14.05.2010 01:31:37 (permalink)
                    Vụ kiện châu chấu
                     
                    Ngày ấy có một con châu chấu mải mê kiếm ăn lạc mất đường về. Tối đến, trời rét lại mưa rơi rả rích, làm cho chấu ta run rẩy. Nó muốn tìm một chỗ ngủ, nhưng bóng đen dày đặc chẳng biết đường nào mà lần. - "Ta cứ bò liều may gặp chỗ nào khỏi ướt thì nằm tạm một đêm". Nghĩ vậy, chấu ta cứ lồm cồm bò mãi trên một cành cây mới bám được. Cuối cùng, không ngờ nó lại lọt được vào nhà chim ri. Ðến đây, châu chấu thấy ấm áp dễ chịu. Nhưng một tiếng hỏi cất lên:
                    - Ðêm hôm khuya khoắt, ai vào nhà tôi đó? Khéo kẻo đạp lên mấy đứa con tôi!
                    Thấy chim ri mẹ đứng lên hỏi thế, chấu rên rỉ đáp không ra hơi:
                    - Tôi là chấu đây!... Ðêm lạnh quá... Làm ơn cho ngủ nhờ một đêm, sáng dậy đi ngay.
                    - Nhà rách nát lại chật chội, mấy mẹ con nằm không đủ. Thôi chú đi tìm nơi khác đi!
                    Nhưng chấu vẫn kêu nài:
                    - Cho ghé lưng nằm một tí phía ngoài này cũng được, kẻo tôi lạnh cóng không thể bước đi đâu được nữa.
                    Nghe nói, chim ri mẹ thương hại, bèn đáp:
                    - Thôi được, cho chú mày nằm ghé bên kia, nhưng phải co cẳng kẻo đạp vào mấy đứa con ta.
                    Thế là chấu xếp hai càng vào bụng, đặt lưng ngay bên cạnh mấy con bé của chim ri. Chỉ một chốc sau, chấu cũng như chim ri ai nấy đều ngon giấc.
                    Ðang ngủ say sưa, bỗng nhiên một tiếng nai kêu "tác" bên cạnh nhà. Tiếng kêu quá to làm cho châu chấu giật mình tỉnh dậy. Chấu vươn vai rồi quên mất lời chim ri dặn, duỗi thẳng đôi cẳng dài thượt của nó. Nhà chim ri vốn đặt lơ lửng trên một cành na, nhà quá rách nát vì gió đánh tả tơi lâu ngày chưa kịp chữa. Châu chấu duỗi mạnh đôi càng làm cho cả một chỗ nằm kêu răng rắc:
                    - Ôi chao! Ðổ mất, đổ mất.
                    Chim ri mẹ kêu tướng lên. Quả nhiên cái duỗi chân của chấu đã làm hại nó. Mấy con chim con bị đạp dồn về một phía, cái nhà nghiêng hẳn, chỉ một chốc rời khỏi cành na, một con chim non còn ngủ say cũng lăn theo và rơi tõm xuống sông. Mẹ con chim bay loạn xạ đi tìm thì nó đã bị nước cuốn đi mất.
                    Tức giận vì châu chấu tự dưng vô cớ đến gây tai họa cho nhà mình, sáng hôm sau mẹ con chim ri bèn đi kiện với Bụt. Nghe nguyên cáo trình bày đầu đuôi, Bụt liền theo đến tận nơi xem xét rồi gọi châu chấu đến hỏi:
                    - Tại sao nhà ngươi đêm hôm đến làm hại nhà người ta?
                    Châu chấu cúi đầu nhận rằng quả nó có gây tang tóc cho nhà chim ri, nhưng nó cũng cho Bụt biết rằng nó vốn không có ác ý:
                    - Tôi không phải là kẻ vô ơn bạc nghĩa đâu. Vì con nai tự dưng ở đâu đến kêu thét vào tai làm cho tôi giật nảy mình. Chính vì thế mà tôi duỗi chân theo thói quen nên mới ra nông nỗi.
                    Thấy châu chấu tình thực nên Bụt cũng thương hại, bèn cho gọi nai đến, kể cho nai biết đầu đuôi sự việc xảy ra, rồi bảo:
                    - Nhà đổ, con chết, rõ ràng là tại tiếng kêu thét của nhà ngươi. Tại sao nhà ngươi đêm hôm khuya khoắt đến đây kêu rống lên làm gì để gây nên tai vạ?
                    Nai vội vàng trả lời:
                    - Oan tôi quá! Lúc ấy tôi cũng đang lim dim đôi mắt. Tự nhiên một quả na xanh rơi xuống trúng vào mặt làm cho tôi toáng đảm kêu lên. Vậy là tại quả na chứ không phải tại tôi.
                    Nghe nai bày tỏ có lý, Bụt lại quay sang hỏi cây na:
                    - Vì sao ngươi lại để cho quả xanh rơi trúng vào mặt con nai, làm cho nó hét tướng lên, gây tai vạ cho nhà người ta. Ngươi đã biết tội chưa?
                    Na đợi Bụt buộc tội xong, lập tức trả lời:
                    - Bẩm ngài. Tôi đâu có muốn quả xanh của tôi rơi. Vì con sâu nó làm hại tôi, nó cắn cuống quả xanh, cho nên quả mới rụng đấy ạ!
                    Ðến lượt sâu được Bụt sai gọi đến kể cho nghe sự tình rồi kết tội:
                    - Nhà ngươi đã thấy rõ chưa? Nếu nhà ngươi không cắn quả na xanh thì làm gì có tai vạ xảy đến cho nhà chim ri. Vậy ngươi không tránh được tội lỗi.
                    Nhưng Bụt không ngờ sâu cũng không nhận tội. Sâu đáp:
                    - Bẩm ngài, tôi vốn sống yên ở trong đám lá khô dưới kia. ở đó tôi có nhiều thức ăn ngon lành. Nhưng mấy hôm nay có con gà ở đâu đến sục sạo tìm giết cả họ nhà tôi rất là kinh khủng. May mắn làm sao, tôi ba chân bốn cẳng bò được lên đây. Chẳng có gì nhét vào bụng nên tôi phải gặm chút vỏ quả na xanh cho đỡ đói. Nếu có rơi trúng vào nai hay là con gì khác thì điều đó không phải tại tôi mà là tại con gà kia.
                    Lại đến lượt gà được gọi đến đối chất. Gà vốn không phải quê tại khu vực này. Nó có một đàn con. Mẹ con thường dẫn nhau đi kiếm ăn. Nhưng thức ăn ngày một hiếm. Ngày hôm kia, mẹ gà nhờ được vịt, chỗ quen biết chở qua sông hứa sẽ xin ấp trứng vịt để đền ơn. Vì thế mấy hôm nay gà được no bụng. Nhưng khi nghe Bụt buộc tội vì đã gây tai vạ cho chim ri, gà đớ người không biết tìm câu gì để chống chế vì khu vực này không phải là quê quán của mình. Hỏi đến ba lần, gà không trả lời được, nên bị Bụt sai giam lại.
                    Bầy con của gà có bốn con mái, một con trống. Khi nghe vịt cho biết là mẹ mình bị giam ở bên kia sông thì chúng nó hết sức hốt hoảng. Chúng khẩn khoản nhờ vịt chở qua thăm mẹ. Bốn con gà mái nhớ thương mẹ quá, tranh đi trước. Chúng nó chỉ biết kiếm sâu tìm dế nuôi mẹ mà không biết kêu van với Bụt để mẹ được tha nên cuối cùng lại về không. Hôm sau đến lượt con trống con đi thăm mẹ nó. Khi nghe mẹ nó kể đầu đuôi sự tình vì sao bị Bụt bắt giam, gà trống con bèn đi tìm Bụt rồi phân trần:
                    - Bẩm ngài, ngài bắt giam mẹ con thật quả oan ức.
                    Bụt chau mày hỏi:
                    - Lại còn oan nỗi gì. Nếu mẹ mày cứ kiếm ăn ở bên kia sông đừng qua bên này, thì làm gì có chuyện con sâu bò lên cắn quả na xanh, làm gì có chuyện quả na xanh ấy đứt cuống rơi vào mặt con nai để con nai kêu thét lên, rồi làm gì có chuyện con châu chấu giật mình duỗi chân đạp đổ nhà chim ri và làm cho con nó chết. Chính thủ phạm là mẹ mày, mày còn kêu oan nỗi gì.
                    Gà trống con lễ phép thưa:
                    - Bẩm ngài, chính vì thế mà con phải kêu oan cho mẹ con, vì rõ ràng trong lục súc sáu loài, loài nào loài ấy khi sinh con đẻ cái đều được trời cho có sữa nuôi con. Riêng loài gà chúng con thì tuyệt nhiên không có lấy một giọt sữa. Vì thế gà phải chạy vạy tần tảo nuôi con. Mẹ con phải vất vả đi các nơi kiếm thức ăn là vậy. Bên kia người khôn của khó nên phải lần mò sang bên này. Tình cảnh khó khăn buộc phải thế, đâu có phải là tội tại mẹ con!
                    Bụt thấy gà trống con cãi cho mẹ có lý có lẽ, đành phải thả cho mẹ nó về.
                    Thấy gà trống bé người mà khôn ngoan, ai nấy đều khen ngợi. Từ đó mỗi lần có kiện tụng việc gì, người ta thường mang gà trống theo, hy vọng nhờ sự có mặt của nó mới thắng kiện. Còn gà thì phải ấp trứng vịt để trả ơn, dòng dõi của nó sau này vẫn thế.
                    #10
                      Leo* 14.05.2010 01:38:15 (permalink)
                      Người chết đẻ con
                       
                      Ngày xưa, có người đàn bà nhà quê sắp đến ngày sinh đẻ thì nhuốm phải bệnh nặng. Biết mình không thể sống nổi để cho con ra đời, lúc hấp hối, thiếu phụ ứa nước mắt nhìn chồng, tay sờ soạng lên bụng chửa, nghẹn ngào sẽ nói: "Còn con... con của chúng ta..." rồi tắt thở. Người chồng đau đớn vật vã, khóc lóc thảm thiết, thương tiếc vợ chết tức tưởi với đứa con còn trong bụng mẹ.
                      Sau khi chôn cất thiếu phụ được mấy hôm, bà lão bán quán thong manh ở gốc cây đa cánh đồng làng thấy có một người đàn bà dáng quen quen đến mua mấy đồng tiền mật. Người đàn bà mua mật đi rồi, đứa cháu gái bà lão bán hàng mới run sợ nói cho bà hay là nó trông người khách vừa rồi giống hệt thiếu phụ mới chết hôm nào.
                      Qua ngày hôm sau, cũng vào lúc xế chiều, thiếu phụ trở lại, cũng lại hỏi mua mật. Bà hàng tò mò hỏi, thiếu phụ trả lời mua cho con dại vì mình không có sữa. Thiếu phụ đi rồi, đứa cháu gái theo lời bà nom theo thì thấy đi về phía ngôi mả mới chôn trên gò cánh đồng.
                      Bà lão bán hàng bèn tin cho người chồng hay. Hôm sau, người chồng đến chờ sẵn ở quán. Vào lúc chiều tối, thấy vợ từ ngoài đồng đến, anh ta đâm xổ ra chận hỏi, nhưng thiếu phụ không nói năng gì, cúi gầm mặt lại chạy trốn. Người chồng đuổi theo thì không thấy bóng vợ đâu nữa.
                      Anh ta khóc lóc, đau đớn điên cuồng chạy ra ôm lấy mả vợ mà kêu gào rên rỉ, rồi ngừng lặng như muốn ngất đi. Bỗng nhiên anh nghe mang máng như có tiếng trẻ con từ dưới mả vẳng lên. Anh áp tai vào mả nghe tiếng oe oe càng rõ.
                      Người chồng liền chạy về nhà lấy thuổng, cuốc ra đào mả vợ. Cạy nắp hòm ra thì thấy một đứa con trai đang yếu ớt cựa quậy nằm trên bụng mẹ, bên mép hài nhi còn dính vết mật. Thi thể người vợ cứng lạnh, bụng chửa đã xẹp xuống, xác vẫn nguyên vẹn. Người chồng trông nét mặt vợ thanh thản như mỉm cười, khác hẳn vẻ nhăn nhó đau thương hôm chết. Anh bế đứa con trai về nhà, được lối xóm đóng lại quan tài và đắp lại mả vợ.
                      Thằng bé lớn lên như các đứa trẻ khác, còn mẹ nó thì không ai thấy lại đâu nữa. Người chồng nhiều phen trở lại mả cùng đi quanh ngôi quán bà lão ở cánh đồng để rình gặp cũng không thấy vợ hiện ra nữa.
                      #11
                        Leo* 14.05.2010 01:41:43 (permalink)
                        Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộc, dủ dỉ, đa đa và chuột
                         
                        Xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng nó sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép... trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.
                        Không ngờ một ngày kia chúng nó rủ nhau đánh bạc. Trước còn đánh một đồng, hai đồng nhưng sau ăn thua lớn. Trong cuộc bạc hôm ấy, Cò vơ tất cả. Cuối cùng cả mấy con kia phải vay nợ của Cò để gỡ gạc, nhưng chúng chỉ "gỡ vào" mà thôi. Hơn nữa, Cò âm mưu với Chuột viết vào văn tự nhiều hơn số tiền bọn họ đã vay. Vì không biết chữ, không ngờ bị Chuột làm gian nên hầu hết tài sản của Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa đều thuộc về tay Cò cả.
                        Thua cay hơn hết là Đa đa. Cờ bạc đến lúc "khát nước" nó bèn đánh những tiếng rất táo bạo. Vì thế, đến lúc phủi áo đứng dậy, Đa đa đã gán hết từ ruộng đồng cho đến nhà ở của mình cho Cò. Ngay buổi sáng hôm sau, Đa đa trần như nhộng, phải bán xới đi kiếm ăn ở miền núi cao. Dủ dỉ không thua quá nhiều như Đa đa. Nhưng Chuột đã chơi cho nó một vố khá đau. Trong văn tự, Chuột đã viết là Dủ dỉ sẽ gán tất cả phần đồng điền của nó nếu quá hạn không trả được nợ.
                        Vì thế đến hạn, Dủ dỉ mất hết cả ruộng đồng, chỉ còn lại cái nhà ở. Từ đó nó phải ngày ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn rất cực khổ.
                        Còn Vạc chỉ thua có ba mươi quan. Nhưng khi nhờ Chuột làm giấy hộ, Chuột đã viết con số ba thành con số chín. Cho nên cuối cùng Vạc cũng mất gần hết phần ruộng đồng của mình cho Cò. Nhưng Vạc vốn không sợ Cò. Không dám kiếm ăn công khai thì Vạc ta lại kiếm ăn lẩn lút trên đồng đất của Cò. Đêm đến, chờ khi Cò về nhà nghỉ ngơi, Vạc mới mò ra đồng ăn trộm con tôm cái tép. Nhờ thế cũng đủ sống qua ngày.
                        Riêng Cộc cũng thua cháy túi như Đa đa. Cuối cùng vốn liếng còn lại chỉ mười quan định để dành đong gạo, nhưng máu mê cờ bạc xui nó đánh luôn một tiếng vào cửa lẻ. Khi mở bát ra thì bốn đồng tiền trắng xóa làm cho Cộc sững sờ, rồi ngất đi. Cho đến khi những con khác gào vào tai: "Thua rồi, ớ Cộc!" thì nó mới tỉnh dậy, và vì xấu hổ quá nên đâm đầu chạy miết, không ngoái cổ lại.
                        Còn Cò nhờ cuộc bạc hôm ấy lại nhờ khóe gian của Chuột, nên làm chủ đồng ruộng mênh mông. Hàng ngày nó bay hết đồng này sang đồng khác ăn uống thỏa thích. Từ đó, dòng dõi của Cò thong dong đi lại kiếm ăn ban ngày. Người ta bảo "ruộng cò bay thẳng cánh" là thế. Trên đầu nó có mấy cái lông "seo" người ta vẫn gọi là "cò văn tự", để chỉ những khế tự giấy tờ của nó mang theo luôn luôn bên người.
                        Dòng dõi Vạc thì chờ lúc tắt mặt trời mới rúc ra khỏi bụi tre và kêu luôn mồm: "Thua một vác! Thua một vác!". Trời chưa sáng, chúng nó đã lò mò về tổ, chỉ sợ dòng dõi nhà Cò bắt gặp.
                        Dòng dõi của Dủ dỉ thường kêu những tiếng ai oán: "Đông Tây tứ chi bán hết! Mần như ri cực cực! Mần như ri cực cực!".
                        Dòng dõi nhà Đa đa thì không dám trở về quê hương đồng ruộng nữa. Tuy thế, chúng nó vẫn kêu lên những lời tỏ ý tiếc nhớ đời sống sung sướng ở đồng ruộng của cha ông chúng ngày trước: "Tiếc rổ tép đa đa! Tiếc rổ tép đa đa!".
                        Dòng dõi Cộc thì thỉnh thoảng lại gào lên mấy tiếng: "Thua rồi, ớ Cộc!" rồi đâm đầu xuống nước, lặn một mạch thật xa mới trồi đầu lên tìm chỗ vắng mà đậu.
                        Còn chuột, người ta bảo trong việc làm gian lận nói trên, nó chả được lợi lộc gì cả. Dòng dõi của nó ngày nay sống trốn tránh lẩn lút chỉ sợ con cháu Vạc và Dủ dỉ báo thù. Miệng vẫn kêu mấy tiếng: "Chín chục! Chín chục!".
                        Tục ngữ có câu:
                        Con vạc bán ruộng cho cò,
                        Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm.
                        Hay là:
                        Vạc sao vạc chẳng biết lo,
                        Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm.
                         
                        Trích "Sự tích đất nước Việt" - Nguyễn Đổng Chi
                        #12
                          Leo* 14.05.2010 01:45:44 (permalink)
                           
                          Gà mượn mào vịt
                          (Truyện cổ dân tộc Cao Lan)
                           Ngày xưa, vịt đực có bộ cánh biếc xanh và chiếc mào đỏ rực. Còn gà trống thì không có mào. Lần ấy mùa xuân về, bản làng mở hội vui lắm. Ai ai cũng nô nức sửa soạn áo quần đi chơi hội. Gà bèn sang nói với vịt: - Hội xuân tới rồi. Anh đã có áo lại có mào. Tôi chẳng có gì. Anh làm ơn cho tôi mượn cái mũ của anh tôi đi hội. Sau một lúc lâu suy nghĩ, Vịt cho Gà mượn cái mũ mào đỏ của mình để Gà đi chơi hội. Được mũ đỏ, Gà tung tăng chơi hội khắp chốn gần xa. Thấm thoắt đã hết mùa xuân, hội hè cũng hết. Gà vẫn chưa trả mào cho Vịt. Một hôm Vịt sang đòi mũ. Gà đội mãi đã quen không muốn trả. Điều qua tiếng lại, cuối cùng xô xát với nhau. Gà cậy có thân hình nhanh nhẹn, nhảy tung lên đá Vịt ngã lăn ra đất, rồi dẫm chân vào đầu và cổ Vịt rất đau. Vịt vì nặng nề chậm chạp nên bị thua đau và bị mất cả mào. Từ đó, mỏ Vịt bị dẫm bẹp và cổ Vịt bị đau, nên tiếng kêu khàn khàn không rõ. Người ta bảo “khàn khàn như tiếng vịt đực” là vì vậy.
                          #13
                            Leo* 14.05.2010 01:49:00 (permalink)
                            Mưu ông cụ Si Ruộc
                            (Truyện cổ dân tộc Bru)
                            Ông cụ Si Ruộc có một chỗ đơm cá ở ngọn thác, đầu vực khe. Cả nhà ông chỉ nhờ vào số cá thu được đó để sinh sống qua ngày.
                            Dạo ấy, ông cụ bị mất cá luôn. Mỗi sáng đi lấy cá ông phải chữa lại đập chắn nước và đặt lại hom lờ. Giận quá, một hôm ông ông cùng đứa cháu nội lẻn ra bờ khe rình bắt cho được kẻ gian.
                            Con bìm bịp kêu trở canh hai ba lần, hai ông cháu đã đến ngồi thu mình sau tảng đá lớn cạnh chỗ đặt đó cá.
                            Đợi mãi, cái lưng đã mỏi, muốn nằm, thì cả hai ông cháu nghe có tiếng bước chân lội ào ào dưới khe. Nhìn kĩ về phía có tiềng động, hai ông cháu rùng mình khi thấy một con Chóc Cà Tực to hơn con trâu đực, tay vượn, đầu người đang dừng bước và lẻn đến ngồi tùm hum trên chỗ đơm cá.
                            Hai ông cháu sợ quá, nép sát mình vào thành đá. Con Chóc Cà Tực có bốn mắt. Khi nó cúi xuống bắt cá thì hai con mắt phía sau gáy nhìn thấy hai ông cháu. Vẫn ngồi hau háu, nó nói:
                            - À! Hai ông cháu mày ngồi làm gì đấy? Ăn hết cá, tao phải ăn nốt cả hai ông cháu mày mới đầy được bụng tao.
                            Con Chóc Cà Tực khoắng cánh tay lông lá, dài đêu vào hom lờ và vớt ra từng nắm cá to cho vào miệng. Vướng tay, nó xé toạc cả cái lờ để dễ nhặt cá.
                            Vừa sợ, ông cụ vừa xót ruột. Ngẫm nghĩ một lúc ông bèn lấy một hòn đá to gõ vào phiến đá trước mặt. Con Chóc Cà Tực ngẩng mặt lên, nhe những chiếc răng to như những lưỡi rìu, gầm ghè:
                            - Chúng mày làm gì đấy?
                            Ông già cố nén sợ, dõng dạc trả lời:
                            - Tôi đang nêm cán dao.
                            Ông già lại lấy hòn đá to ghè mạnh vào phiến đá trước mặt lần nữa. Con Chóc Cà Tực đang cúi xuống quờ tay khoắng cá, giật mình tỏ vẻ khó chịu, hỏi:
                            - Chúng mày làm gì, hở?
                            Ông già bình tĩnh nhô đầu lên phía sau phiến đá, trả lời:
                            - Tôi vẫn đang đóng lại cán rựa đây.
                            Nó lại cúi xuống. Ông già lại gõ thêm một nhát thật mạnh nữa. Bực quá, nó xoay hẳn người lại chồm hai cánh tay vươn lên đập nước, định lao về phía hai ông cháu. Nó hỏi gặng:
                            - Cái rựa của mày to bằng mấy mà đóng cán mãi thế?
                            Ông già lại nhô đầu lên, trả lời tỉnh khô:
                            - Cây rựa của tôi có chiếc cán to bằng cánh tay hổ, cái lưỡi to bằng cổ con nai.
                            Chóc Cà Tực nghe nói cây rựa to quá vậy, ngơ ngác hỏi:
                            - Mày làm gì sắm cây rựa to quá thế?
                            Ông già trả lời:
                            - Cây rựa to vẫn chưa hạ nổi cây gai đấy.
                            Nó hỏi vặn:
                            - Cây gai to bằng mấy?
                            Ông già trợn mắt, nói:
                            - Cây gai này to, những ba người ôm gốc, tay vẫn chưa nối bàn tay.
                            Con Chóc Cà Tực chưa từng thấy cây gai nào to như thế, nên rất ngạc nhiên hỏi:
                            - Mày chặt cây gai để làm gì?
                            Ông già trả lời gọn lỏn:
                            - Để bóc vỏ cây gai ấy làm dây ná.
                            Nghe vậy, Chóc đoán ông già có cây ná to lắm. Cái ná chắc hẳn là cả một thân cây lim to nhất rừng. Nó giương tròn cả bốn mắt hỏi:
                            - Cây ná của mày to thế để làm gì?
                            Ông già leo lên phiến đá, vừa nhồi thuốc vào nồi điếu, vừa trả lời:
                            - Cây ná to để bắn ngã con lợn rừng.
                            Nó càng thắc mắc:
                            - Bắn con lợn thì cần gì cây ná to thế?
                            Ông già quẹt lửa châm thuốc, đủng đỉnh nói:
                            - Ồ, con lợn này to lắm. Đứng trên đầu lợn sẽ thấy một vùng sông không bờ dưới xuôi. Đứng phía chót đuôi lợn sẽ nhìn rõ hết những đỉnh núi cao của Giàng. Từ đầu lợn đến đuôi lợn ai khỏe chân lắm cũng đi mất một ngày.
                            Chóc Cà Tực hồ nghi, hỏi:
                            - Mày bắn con lợn đó thì nồi đâu luộc nó?
                            Gõ ống điều vào sống chân, ông già trả lời:
                            - Nồi tao đã đổ đầy nước và bắc sẵn rồi. Cái nồi to lắm, luộc một lúc hai con lợn như thế còn rộng chỗ.
                            - Chiếc nồi ấy mày để ởn đâu?
                            Ông già thong thả trả lời:
                            - Tao để ngay đây thôi. Hiện giờ, tao nuôi ở thành nồi bên trai hơn nghìn con ếch, con nhái. Thành nồi bên phải tao xếp mười bụi lau làm rau chém.
                            Con Chóc nghe vậy thì sửng sốt. Nó nhìn lướt quanh thấy đúng bờ khe bên trái có hơn mười bụi lao lách, bờ bên phải có tiếng ếch nhái kêu ì ộp rinh ran. Nó lại hỏi:
                            - Mày lấy gì múc canh trong nồi đó?
                            Ông già cười, ngẩng mặt lên, chỉ tay lên khoảng trời lộ ra giữa hai bờ khe trên đầu, nói:
                            - Cái thìa tao gác trên tán cây kia. Đợi khi nào nấu xong, tao sẽ lấy xuống múc cháo, múc canh đấy.
                            Nó thu mình lại hỏi thêm:
                            - Giờ mày đang nấu gì đấy?
                            Ông già bảo đứa cháu mang lên một ôm lá khô rồi vừa nhóm lửa, ông vừa chậm rãi trả lời:
                            - Các con vật tao bẫy suốt đêm giờ đang nằm gọn dưới đáy nồi cả. Tao nhen lửa để nấu chúng. Khi nào chín tao lấy thìa múc dần ra để hai ông cháu ăn.
                            Chóc Cà Tực sinh nghi, lo mình sa bẫy ông già, bèn hỏi gặng:
                            - Mày múc lũ ếch nhái ra ăn à?
                            Ông già khoát tay, xì mũi:
                            - Đâu thèm ăn loại ấy. Khi nước sôi, tao sẽ khoắng thìa múc ra cái đầu voi. Lúc nước cạn, bốc khói, tao múc tiếp cái đầu tê giác. Sau cùng thì tao múc nốt đầu mày đấy Chóc Cà Tực à!
                            Chóc Cà Tực nhìn quanh một lượt nữa, thấy vực khe phía dưới chân rộng thênh thang. Chỗ nó đang ngồi đúng là một bên thành nồi, cạnh các bụi lao. Trước mặt nó ếch nhái đang kêu. Nhìn xuống đáy vực, nó thấy bóng mình in lòa nhòa dưới đó. Nó rùng mình, thất kinh: đúng là nó sa bẫy, nằm trong nồi ông già rồi. Nỗi hốt hoảng làm nó co rúm người lại. Không hỏi gì nữa, nó quay ngoắt lưng về phía ông già, đu mình tung vội lên sườn lèn đá bên cạnh, mong nhảy ra khỏi nồi. Vì hốt hoảng, Chóc Cà Tực trượt chân, đập đầu vào lèn đá rơi xuống vực chết tươi.
                            Thấy thế, hai ông cháu vui mừng reo vang núi và chạy về báo cho dân bản biết tin.
                            #14
                              Chuyển nhanh đến:

                              Thống kê hiện tại

                              Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                              Kiểu:
                              2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9