CUỘC ĐỜI CỦA MỘT “THẦY TU LÀM BIẾNG”
tueuyen 08.02.2010 11:55:16 (permalink)
0
CUỘC ĐỜI CỦA MỘT “THẦY TU LÀM BIẾNG”
The Life of a "Lazy Monk"
By Arnie Kotler



Vào thời kỳ Vương triều Han, khoảng bắt đầu Công nguyên, nhiều tu sĩ Phật giáo của Ấn Độ và Trung Á đã du hành sang Trung Hoa để truyền bá Giáo Pháp. Nhiều người trong họ đã đi bằng đường thủy và đặt chân đầu tiên trên đất Việt Nam, và ở đấy họ đã khởi đầu một trung tâm thiền học Phật giáo nổi tiếng tại thủ phủ Luy Lâu, nơi những nhà sư du hóa có thể ngơi nghĩ, dạy thiền, và học tiếng Hoa trước khi vào Trung Hoa. Một luận thuyết đầu tiên bằng tiếng Hoa (Lý Hoặc Luận) đã được viết ở Việt Nam vào thế kỷ thứ nhất bởi một người Hoa biệt xứ là Mâu Tử.

Thiền tông của Việt Nam được giới thiệu ở Việt Nam vào thế kỷ thứ ba bởi Thiền sư Tăng Hội, người gốc Khương Cư, Trung Á, người đã dạy thiền và chuyển dịch nhiều kinh điển sang tiếng Hoa trước khi du hóa sang Trung Hoa vào năm 255. Theo Cao Sinh Chuẩn (Kao Seng Chuan), ngôi chùa đầu tiên ở vương quốc Ngô (trong tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô) được xây dựng cho Tăng Hội, và giới đàn đầu tiên được Ngài tổ chức ở đấy. Bài viết kết luận, “Sau khi Tăng Hội đến, Phật Pháp bắt đầu rộ nở ở phía Nam sông Dương Tử.”
Hai trăm năm sau, trước khi Tổ Đạt Ma đến Trung Hoa, một vị tăng Ấn Độ tên Đạt Ma Đề Bà (Dharmadeva) đã đến Việt Nam để dạy thiền Phật giáo. Bắt đầu thế kỷ thứ sáu, sáu trường phái quan trọng của Phật giáo đã được hình thành ở Việt Nam. Ngày nay, tịnh độ và thiền tông là những tông phái quan trọng ở Việt Nam; thêm nữa, do bởi tiếp xúc với Lào và Cam-pu-chia, nên cũng có Phật giáo Theravada hay Phật giáo Nguyên thủy.

Nhất Hạnh Thiền sư sinh ở miền trung Việt Nam vào giữa những năm 1920 trong thời kỳ của chủ nghĩa thực dân Pháp. Ngài xuất gia ở ngôi chùa xinh đẹp Từ Hiếu ở Huế vào tuổi 16. Lúc là một tu sĩ trẻ, Ngài đã viết nhiều quyển sách, kể cả một tập thơ, Tiếng Sáo Mùa Thu (1949); Sự Thực Hành Trong Gia Đình (1952); Thực Tập Đạo Phật Như Thế Nào (1952); và Luận Lý Học Phật Giáo (1952). Ngài cũng đã viết nhiều bào báo, chủ nhiệm hai tạp chí, đặt ra thuật ngữ ‘Đạo Phật Dấn Thân’ (engaged Buddhism), và hổ trợ việc thành lập trung tâm tu học quan trọng nhất của Phật giáo miền Nam, Phật Học Đường Ấn Quang, tất cả những việc trên đều trước khi Ngài bước đến tuổi ba mươi.

Năm 1960, Thích Nhất Hạnh đến U.S. để học về tôn giáo tỉ giảo tại Đại Học Princeton, và sau đó Ngài được bổ nhiệm diễn giảng về Phật học tại Columbia. Vào năm 1963, Ngài trở về Việt Nam để tham gia cùng với Phật giáo VN trong những nổ lực bất bạo động nhầm chấm dứt chiến tranh. Năm ấy, tất cả các truyền thống Đại thừa và Nguyên thủy ở Việt Nam đã tập họp cùng nhau thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (1964).
Trong năm 1964-65, Thích Nhất Hạnh thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, hướng dẫn tăng, ni, sinh viên trẻ tuổi đi về thôn quê dựng trường học và trạm xá, và sau đó tái xây dựng làng mạc bị bom đạn tàn phá. Nhà in Lá Bối, một nhà xuất bản Phật giáo có uy tín; Đại học Phật giáo Vạn Hạnh; và dòng tu Tiếp Hiện, hướng dẫn mười bốn điều thực tập tỉnh thức (giới) về Phật giáo dấn thân. Ngài tiếp tục công việc viết lách phong phú của Ngài và làm chủ bút cho tạp chính thức của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất.

Năm 1967, Nhất Hạnh Thiền sư được mời sang U.S. để hướng dẫn một hội nghị chuyên đề về Phật giáo Việt Nam tại Đại học Cornell và cũng truyền đạt đến người Hoa Kỳ về những khổ đau của nông dân Việt Nam do chiến tranh. Khi Ngài kêu gọi một cuộc ngưng bắn đơn phương cùng sự rút lui của quân đội U.S., Ngài bị chính quyền Nam Việt Nam lên án và không thể trở về quê hương. (Chính quyền Sài Gòn cho Ngài là cộng sản, trong khi Hà Nội gọi Ngài là C.I.A.)



Năm 1967, Mục sư Luther King, đề nghị Ngài lãnh giải Nobel Hòa bình, nói rằng, “Cá nhân tôi không biết bất cứ người nào xứng đáng cho [giải thưởng này] hơn vị tu sĩ đức hạnh đến từ Việt Nam này. Ý tưởng của Ngài về hòa bình, nếu áp dụng, sẽ xây dựng một công trình bất hủ để thúc đẩy sự thống nhất, đến tình huynh đệ thế giới, đến nhân loại.” Thích Nhất Hạnh được cho cư trú tại Pháp quốc, và trong thời kỳ Hòa đàm Ba Lê, Ngài đã phục vụ như thủ tọa của Phái đoàn Phật giáo Hòa bình.
Năm 1982, Nhất Hạnh Thiền sư và cộng sự viên lâu năm là sư cô Chơn Không, thành lập Làng Mai, một tu viện ở Tây Nam Pháp quốc. Khi được yêu cầu để diễn tả chính mình, Sư ông Nhất Hạnh thường nói rằng, “Tôi là một thầy tu làm biếng.”

Hai trăm cộng đồng và những nhóm nhỏ khắp thế giới tu tập theo phương pháp tỉnh thức được Thiền sư Nhất Hạnh chỉ dạy. Vào tháng Mười một, 1997, Nhất Hạnh Thiền sư thành lập tu viện Rừng Phong tại Vermont, và những đệ tử của Ngài đang tìm đất để bắt đầu cho những tu viện và trung tâm tu học ở Hoa Kỳ. Những quyển sách của Ngài đã bán được hơn 1,5 triệu bản và những buổi hướng dẫn và thuyết giảng của Ngài đã lôi cuốn hàng nghìn người tham dự. Nhiều người cảm thấy, sự trình bày của Ngài chuyển tải cốt lõi thiết yếu của Phật Pháp, ngôn ngữ của Ngài giản dị, và trực tiếp, truyền đạt những lời dạy của Đức Phật trong một cung cách mà bất cứ ai cũng có thể thấu hiểu.

Anrie Kotler, là một giáo thọ và sáng lập Parallax Press. To receive a complete catalog of books and tapes by Thich Nhat Hanh, a list of groups practicing in his tradition, and a schedule of mindfulness retreats led by him and his students, you can write to Parallax Press/Community of Mindful Living, P.O. Box 7355, Berkeley, CA 94707. Website: www.parallax.org

The Life of A "Lazy Monk", Arnie Kotler, Shambhala Sun, March 1998
Tuệ Uyển chuyển ngữ
06-02-2010
http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=1975

--
ĐỀ NGHỊ THÍCH NHẤT HẠNH CHO GIẢI THƯỞNG NOBEL HÒA BÌNH
Do Martin Luther King, Jr., ngày 25 tháng Giêng năm 1967



Martin Luther King, Jr. hợp báo với thiền sư Thích Nhất Hạnh [hình chụp năm 1966]

Vì hôm nay là sinh nhật của Mục sư Martin Luther King, Jr., những tài liệu lịch sử sau đây có thể rất hấp dẫn. Đây là một lá thư mà ông viết năm 1967 để cử một tu sĩ Việt Nam, Thích Nhất Hạnh, cho giải Nobel Hòa bình. Lúc ấy, Thiền sư Nhất Hạnh được biết nhiều ở phương Tây một cách chắc chắn với quyển sách mà Ngài viết, Việt Nam: Hoa Sen Trong Biển Lửa. Ngài cũng phát triển quan hệ chặc chẽ với những nhà hòa bình nổi tiếng như Mục sư Daniel Berigan, Fr. Thomas Merton và Hội Ái Hữu Hòa Giải.

Thiền sư Nhất Hạnh tiếp tục viết sach và hướng dẫn những khóa tu tập, có đông đảo những đệ tử Việt Nam và Tây phương. Trung tâm tu học của Ngài ở miền Tây Nam Pháp quốc, trong khi Cộng đồng Sống Đời Tỉnh Thức (CML), một tăng thân tu tập theo phương pháp của Ngài, đặt ở Berkeley. CML tổ chức những khóa tu tập và phát hành lá thư mỗi ba tháng, The Mindfulness Bell (tiếng chuông tỉnh thức). Tôi đã làm việc với họ trên một năm để truyền bá lởi yêu cầu thả những tu sĩ và những tù nhân lương tâm khác ở Việt Nam.

- Steve Denney
sdenney@uclink.berkeley.edu
or sdenny@igc.apc.org
(Community of Mindful Living email address: parapress@aol.com)
--
Ngày 25 tháng Giêng năm 1967

The Nobel Institute
Drammesnsveien 19
Oslo, NORWAY

Thưa quý ông:

Như một khôi nguyên Nobel Hòa bình năm 1964, tôi rất vui mừng đề nghị đến quý vị phương danh Thích Nhất Hạnh cho giải này năm 1967.

Tôi không biết bất cứ ai xứng đáng cho giải Nobel Hòa bình hơn vị tu sĩ đạo hạnh đến từ Việt Nam này.

Đây sẽ là một năm thuận lợi cho quý vị trao tặng giải thưởng này đến Thượng tọa Nhất Hạnh. Đây là một người đề xướng cuộc cải cách cho hòa bình và bất bạo động, bị cách ly một cách nhẫn tâm với dân tộc của Ngài trong khi họ bị đè nặng bởi một cuộc chiến tranh xấu xa đang lan rộng đe dọa đến sự ổn cố và an ninh của toàn thế giới.

Bởi vì không có danh dự nào được tôn trọng hơn giải Nobel Hòa bình, ban tặng giải thưởng đến Nhất Hạnh là một sự ban tặng to lớn nhất đến hòa bình. Nó sẽ nhắc nhở tất cả các quốc gia rằng những con người của ý chí thánh thiện sẽ sẳn sàng đứng lên để đưa những nhân tố của chiến tranh ra khỏi địa ngục của thù hận và tàn phá. Nó sẽ tái nhắc nhở con người đến những giáo huấn của ân huệ và tình thương tìm thấy trong hòa bình. Nó sẽ hổ trợ để phục hổi những hy vọng cho một trật tự mới về công lý và hòa hiệp.

Tôi biết Thích Nhất Hạnh, và được đặc ân gọi Ngài là người bạn của tôi. Hãy để tôi chia sẻ với quý vị một vài điều tôi biết về Ngài. Quý vị sẽ tìm thấy trong con người đơn độc này một trình độ tuyệt vời của những năng lực và lợi ích quan trọng.

Ngài là một con người thánh thiện, vì sự khiêm tốn và nhiệt thành. Ngài là một học giả với một năng lực thông tuệ bao la. Tác giả của mưởi quyển sách, Ngài cũng là một nhà thơ của lòng từ bi nhân bản trong sáng tuyệt vời. Chuyên môn của Ngài là Triết học Tôn giáo, mà Ngài là giáo sư tại Vạn Hạnh, một trường Đại học Phật giáo mà Ngài đã góp phần để hình thành nên. Ngài chỉ đạo Ngành Nghiên Cứu Xã hội tại trường Đại học này. Người đáng tôn kính này cũng là chủ bút tờ Thiện Mỹ, một tuần báo có ảnh hưởng của Phật giáo. Và Ngài là Giám đốc của trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, một học viện Việt Nam rèn luyện cho những thanh niên nam nữ để khôi phục hòa bình cho xứ sở của họ.

Thích Nhất Hạnh ngày hôm nay thực sự là không gia cư và không tổ quốc. Nếu Ngài trở lại Việt Nam, điều mà Ngài mong ước thiết tha, cuộc sống của Ngài sẽ lâm vào cảnh vô cùng nguy hiểm. Ngài là nạn nhân của một cuộc lưu vong bạo ngược một cách đặc biệt bởi vì Ngài đề xuất một ủng hộ tích cực vì hòa bình cho dân tộc Ngài. Quả là một bài bình luận thảm thương về điều này trên hiện tình ở Việt Nam và người ta sẽ nhớ mãi.

Lịch sử của Việt Nam đầy rẫy những chương hồi về sự khai thác của những năng lực ngoại bang và những người thối nát giàu có, thậm chí đến bây giờ người Việt Nam cũng đang bị cai trị một cách khắc nghiệt, suy dinh dưỡng, nhà cửa nghèo nàn và gánh nặng bởi tất cả những sự gian khổ cùng khủng khiếp của chiến tranh hiện đại.

Thích Nhất Hạnh cung hiến một phương sách thoát khỏi cơn ác mộng này, một giải pháp có thể chấp nhận đến những lĩnh tụ sáng suốt. Ngài du hành khắp thế giới, khuyến cáo những chính khách, những lĩnh tụ tôn giáo, những học giả và nhà văn, tranh thủ sự ủng hộ của họ. Ý tưởng của Ngài cho hòa bình, nếu áp dụng, sẽ xây dựng nên một công trình bất hủ cho hòa hiệp, cho tình huynh đệ khắp thế giới, cho nhân loại.

Tôi trân trọng đề nghị với quý vị hãy dành cho Ngài giải thưởng cao quý Nobel Hòa bình năm 1967. Thích Nhất Hạnh sẽ hướng đến danh dự này với sự chiếu cố và khiêm cung.

Chân thành cảm ơn,

Martin Luther King, Jr.


--
http://www.hartford-hwp.com/archives/45a/025.html
Tuệ Uyển chuyển ngữ
06-02-2010


#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9